1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

TIỂU LUẬN MÔN HỌC

TÊN ĐỀ TÀI:TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

Học phần: Tư tưởng Hồ Chí MinhNhóm thực hiện: Nhóm 12 gồm:Nguyễn Huy Hải – MSV: 22000235Nguyễn Trọng Hiếu – MSV: 22000242

Lê Phú Hồng Sơn – MSV: 22000269Nguyễn Khắc Hiệp – MSV: 22000240

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

LỜI CẢM ƠN 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC 3

1: Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam 3

2: Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin 4

3: Sự tổng kết những kinh nghiệm thực tế của phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa 5

CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC 6

1 Vai trò của đại đoàn kết dân tộc 6

1.1: Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng.61.2 Đại đoàn kết dân tộc là một mục tiêu, nhiệm vụ hang đâu của cách mạng Việt Nam 7

2 Lực lượng của khối đại đoàn kết dân tộc 7

2.1 Chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc 7

2.2 Nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc 8

3 Điều kiện xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc 8

4 Hình thức, nguyên tắc tổ chức của khối đại đoàn kết toàn dân tộc – Mặt trận dân tộc thông nhất 9

4.1 Hình thức tổ chức 9

4.2 Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất 10

5 Phương thức xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc 13

5.1 Làm tốt công tác vận động quần chúng (dân vận) 13

5.2 Thành lập đoàn thể, tổ chức quần chúng phù hợp với từng đối tượng để tập hợp quần chúng 14

5.3 Các đoàn thể, tổ chức quần chúng được tập hợp và đoàn kết trong mặt trận dân tộc thống nhất 14

CHƯƠNG 3: SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 16

1 Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay 16

LỜI KẾT 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một anh hùng vĩ đại, là một nhà văn hóa kiệt xuất củacả dân tộc Việt Nam cũng như của toàn nhân loại Người đã để lại cho chúng ta một disản về mặt tinh thần là vô giá cũng như một hệ thống tư tưởng về nhiều mặt Trongnhững tư tưởng đó của Người, thì tư tưởng về đại đoàn kết là một trong những tư tưởngcơ bản, xuyên suốt và nhất quán, và cũng là chiến lược tập hợp lực lượng đấu tranh vớikẻ thù dân tộc và giai cấp trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người Ngườiluôn nhận rõ đại đoàn kết dân tộc là vẫn đề sống còn của cách mạng Đảng lãnh đạonhân dân làm cách mạng nhưng cách mạng là sự nghiệp chung của toàn nhân dân,không phải việc của một vài người hay của riêng Đảng Đảng lãnh đạo nhân dân đứnglên đấu tranh giải phóng và xây dựng một xã hội mới do mình làm chủ Chỉ khi nào cảdân tộc đồng lòng chung sức, cùng chung lý tưởng, mục tiêu, tập hợp lại với nhau tạothành một sức mạnh dân tộc thì khi ấy đất nước mới có thể giải phóng

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công là mộtsách lược, là kim chỉ lam dẫn lỗi xuyên suốt quá trình cách mạng

Vì vậy, chúng ta phải hiểu rõ hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này cũngnhư hiểu rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của mình trong cuộc sống đối với mọi ngườixung quanh, cho xã hội, đất nước Từ đó, giúp chúng ta có cái nhìn nhân nghĩa, sựđoàn kết trong mỗi con người để tự hoàn thiện mình, sống ý nghĩa hơn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS.Nguyễn Thu Hồng – Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Trong quá trìnhhọc tập và tìm hiểu bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng em đã nhận được sự quantâm giúp đỡ, hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của cô Cô đã giúp chúng em có nhiềuhiểu biết hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh

Thông qua bài tiểu luận này, nhóm chúng em xin trình bày lại những gì mà

mình tìm hiểu được về đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc” Có

lẽ kiến thức là vô hạn những khả năng tiếp thu của mỗi người lại có những giới hạnriêng Vì vậy, trong quá trình viết bài tiểu luận, không thể tránh khỏi những sai sót.Nhóm em rất mong nhận được những góp ý từ cô để giúp bài tiểu luận của nhóm emtrở nên hoàn thiện hơn

Kính chúc thầy cô sức khỏe dồi dào, luôn hạnh phúc, nhiệt huyết với nghề vàthành công trên con đường sự nghiệp giảng dạy

Nhóm em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI

ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc được tạo nên từ nhiều yếu tố vàđược hình thành dựa trên cơ sở kế thừa và phát triển chủ nghĩa yêu nước và truyềnthống đoàn kết của dân tộc, kết hợp với sự vận dụng và phát triển sáng tạo của chủnghĩa Mac-Lenin phù hợp với tình hình cách mạng Việt Nam

1: Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc ViệtNam

Yêu nước là một thứ tình cảm và tư tưởng rất phổ biến, vốn có của tất cả cácdân tộc trên thế giới Song, tư tưởng ấy được hình thành như thế nào, sớm hay muộn,với các hình thức cụ thể ra sao lại tùy thuộc vào mỗi con người, điều kiện lịch sử đặcthù của từng dân tộc Nhưng đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là mộtthứ tình cảm tự nhiên mà nó còn đến từ lịch sử biết bao đau thương mà lại hào của dântộc Việt Nam

Lịch sử Việt Nam trải qua hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, lịch sửđấu tranh lại và bảo vệ nền độc lập từ tay kẻ thù Chính vì vậy mà tinh thần yêu nướccủa dân tộc Việt Nam đã ngấm sâu qua các thời đại, chúng ngâm sâu vào trong tưtưởng, tình cảm của mỗi một người dân Việt Nam Chính cái tinh thần ấy đã làm nênmột sức mạnh kỳ diệu giúp ta đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược dù cho chúng có hùngmạnh đến đâu Và với thời kỳ suốt một nghìn năm Bắc thuộc, dân tộc ta vẫn không bịđồng hóa cũng một phần là do chúng ta có tinh thần dân tộc, kiên quyết đấu tranh để lậtđổ chính quyền, giành được độc lập

Từ ngàn đời nay, tinh thần yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết đã trở thành đứctính, lẽ sống và là tình cảm tự nhiên của mỗi con người Đó là những triết lý nhân sinh,từ xưa đã có rất nhiều câu ca dao nói về tinh thần đoàn kết của dân tộc:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gươngNgười trong một nước phải thương nhau nhiều.”Hay:

Trang 6

“Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại nên hòn núi cao”Những điều đó đã gắn với cấu trúc xã hội truyền thống, gắn với làng xã, gắn vớiđất nước, thế nên dân ta mới có câu “Nước mất, nhà tan” Điều đó càng được thể hiệnqua các thời kỳ lịch sử như Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Lê Lợi, … Haygần hơn là những phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào giải phóng dân tộc ởcác nước thuộc địa như: phong trào Đông Kinh nghĩa thục (1907), khởi nghĩa Yên Thếcuối thế kỷ XIX, … Tuy các phong trào đều thất bại nhưng nó nói lên tinh thần yêunước quật cường, không chịu khuất phục của dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết lại: “Dân tộc ta có một lòng nồng nản yêunước, đó là truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăngthì tinh thần ấy lại kết nối, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, lướtqua mọi khó khăn, nó nhấn chìm lũ bán nước và cướp nước”

2: Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin

Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, nhândân là người tạo ra lịch sử, giai cấp vô sản muốn giữ vai trò lãnh đạo cách mạng thìphải trở thành dân tộc, liên minh công nông là cơ sở Lênin cho rằng quan hệ giaicấp, trước hết là liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân, là vô cùngcần thiết để bảo đảm thắng lợi của cách mạng vô sản Cách mạng vô sản sẽ không thểthực hiện được nếu không có sự đồng thuận và ủng hộ của nhân dân lao động và độitiên phong của họ là giai cấp vô sản

Nhờ những quan điểm, lý luận đó mà Hồ Chí Minh đã có những cơ sở để đánhgiá các mặt tích cực cũng như tiêu cực trong các tư tưởng tập hợp lực lượng của cácnhà cách mạng Việt Nam đi trước và trên thế giới Từ đó hình thành nên tư tưởng HồChí Minh về đại đoàn kết dân tộc

Trang 7

3: Sự tổng kết những kinh nghiệm thực tế của phong trào cách mạng Việt Nam vàphong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa

Người không chỉ lý luận suông, mà xuất phát từ thực tiễn dân tộc và trongnhững năm Người bôn ba ở nước ngoài tìm đường cứu nước, tư tưởng này đã đượchình thành nên

Từ khi Pháp xâm lược nước ta vào năm 1858, ta đã có những phong trào yêunước, chống Pháp diễn ra rất sôi nổi, nhưng cuối cùng đều thất bại Người thấy phongtrào chống Pháp của nhân dân ta tuy mạnh mẽ nhưng thất bại vì không đoàn kết đượcsức mạnh của cả dân tộc Người nhìn thấy những hạn chế về chủ trương tập hợp lựclượng mà các bậc tiền bối yêu nước đã tập hợp được Đó cũng là lý do để Người quyếttâm ra đi tìm đường cứu nước

Người đã đi khắp các nước thuộc địa và chủ nghĩa đế quốc Nhưng chưa thấy cómột cuộc cách mạng nào thành công mà nguyên nhân chủ yếu đến là do thiếu sự lãnhđạo đúng đắn, chưa biết tổ chức đoàn kết các lực lượng

Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 thành công đã đưa Hồ Chí Minh đến bướcngoặt quyết định trong việc chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, giành dânchủ cho nhân dân Người nghiên cứu để hiểu một cách thấu đáo con đường Cách mạngtháng 10 và những bài học kinh nghiệm quý báu mà cuộc cách mạng này đã mang lạicho phong trào cách mạng thế giới Đặc biệt là bài học về sự huy động, tập hợp, đoànkết lực lượng quần chúng công nông binh đông đảo để giành và giữ chính quyền cáchmạng

Trang 8

CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC1 Vai trò của đại đoàn kết dân tộc

1.1: Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công củacách mạng

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề mang tính sống còncủa dân tộc Việt Nam, là tư tưởng xuyên suốt tiến trình của cách mạng Chiến lược tậphợp mọi lực lượng có thể tập hợp được, tranh thủ mọi lực lượng có thể tranh thủ được,nhằm tạo nên một sức mạnh to lớn của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh giải phóngdân tộc và xã hội chủ nghĩa Đây được xem là nhân tố quyết định sự thành bại của cáchmạng

Người cũng có những luận điển mang tính chân lý nhằm nhấn mạnh tầm quantrọng của việc xây dựng đại đoàn kết dân tộc: “Đoàn kết là sức mạng của chúng ta”1,“Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấythắng lợi”2, “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”3, “Đoàn kết là sức mạnh, làthen chốt của thành công”4, “Bây giời còn một điểm rất quan trọng, cũng là điểm mẹ.Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt: Đó là đoàn kết”.5 Người đã kếtluận rằng:

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kếtThành công, thành công, đại thành công”6

Và trong hai câu cuối bài thơ “Lịch sử nước ta”, Người có viết rằng:

“Dân ta xin nhớ chữ đồngĐồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”

Trang 9

Đây chính là con đường để đưa dân ta tiến tới độc lập, tự do.1.2 Đại đoàn kết dân tộc là một mục tiêu, nhiệm vụ hang đâu của cách mạng Việt Nam

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết không chỉ là khẩu hiệu chiến lược tổngthể mà còn là mục tiêu lâu dài của cách mạng Đảng là lực lượng lãnh đạo cách mạng,xác định đại đoàn kết dân tộc là ưu tiêu hàng đầu của cách mạng và phải làm tốt mọimặt Từ những chủ trương, chính sách của Đảng và những hoạt động thực tiễn

Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, củacách mạng là đại đoàn kết dân tộc Trong buổi ra mắt Đảng Lao động Việt Nam vào3/3/1951, Người đã thay mặt Đảng tuyên bố trước đồng bào rằng: “Mục đích của ĐảngLao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: “ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, PHỤNG

Dù cách mạng là sự nghiệp của quần chúng do quần chúng và vì quần chúngnhưng đại đoàn kết là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, không có đoàn kếtthì chính họ sẽ thất bại trong cuộc đấu trang vì lợi ích của chính mình Đảng Cộng sảnphải có trách nhiệm và sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp và hướng dẫn quần chúng Chuyểnnhững nhu cầu, đòi hỏi khách quan hay tự phát của quần chúng thành những đòi hỏi tựgiác, thành hiện thực, có tổ chức trong khối đại đoàn kết Từ đó tạo nên sức mạnh tổnghợp trong khối đại đoàn kết, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh vì độclập tự do của dân tộc và hạnh phúc con người

2 Lực lượng của khối đại đoàn kết dân tộc

2.1 Chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc

Theo Hồ Chí Minh, chủ thể của khối đại đoàn kết toàn dân tộc bao gồm toàn thểnhân dân, tất cả những người Việt Nam yêu nước ở tất cả các giai cấp, các tầng lớptrong xã hội, các ngành, các giới, các lứa tuổi, dân tộc, đồng bào, tôn giáo, đảng phải,… “Nhân dân” trong tư tưởng Hồ Chí Minh được hiểu với nghĩa vừa là con người Việt

7 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.49

Trang 10

Nam cụ thể, vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân, cả hai đều là chủ thểcủa khối đại đoàn kết dân tộc.

2.2 Nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Muốn xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, phải xác định rõ đâu là nền tảng củakhối đoàn kết dân tộc và những lực lượng nào tạo nên nền tảng đó Hồ Chí Minh chỉrõ: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân

dân là công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác Đó là nền gốc của đại đoàn

kết Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây, Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, cònphải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác”8 Lực lượng làm nền tảng theo quan điểmHồ Chí Minh là công nhân, nông dân và trí thức

Trong khối đại đoàn kết dân tộc, phải đặc biệt chú trọng yếu tố “hạt nhân” là sựđoàn kết và thống nhất trong Đảng vì đó là điều kiện cho sự đoàn kết ngoài xã hội Sựđoàn kết của Đảng càng được củng cố thì sự đoàn kết toàn dân tộc càng được tăngcường, Đảng đoàn kết, dân tộc đoàn kết và sự gắn bó máu thịt giữa Đảng và nhân dânđã tạo nên sức mạnh bên trong của cách mạng Việt Nam để vượt qua mọi khó khăn,thử thách, chiến thắng mọi kẻ thù, đi tới thắng lợi cuối cùng của cách mạng

3 Điều kiện xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

Để xây dựng khối đại đoàn kết, quy tụ, đoàn kết được mọi giai cấp, tầng lớp cầnđảm bảo những điều kiện:

Thứ nhất, phải lấy lợi ích chung làm điểm quy tụ, đồng thời tôn trọng các lợi íchkhác biệt chính đáng Chú trọng xử lý các mối quan hệ lợi ích rất đa dạng trong xã hộiViệt Nam Chỉ có xử lý tốt quan hệ lợi ích, tìm ra những điểm tương đồng, lợi íchchung thì mới đoàn kết được lực lượng Mục đích chung của Mặt trận được Hồ ChíMinh xác định cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, nhằm tập hợp tới mứccao nhất lực lượng dân tộc vào khối đại đoàn kết

8 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.224

Trang 11

Thứ hai, phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết dân tộc.Truyền thống này đã được hình thành, cùng cố và phát triển trong suốt quá trình dựngnước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc ta Nó đã trở thành giá trị bền vững, thấmsâu vào tư tưởng, tình cảm của mỗi người dân Việt Nam, được lưu truyền qua nhiềuthế hệ.

Thứ ba, phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người Theo Hồ Chí Minh,trong mỗi cá nhân hay cộng đồng đều tồn tại những ưu, khuyết điểm, Vì lợi ích củacách mạng, cần phải có lòng khoan dung độ lượng, trân trọng phần thiện dù là nhỏ nhấtở mỗi người, có vậy mới có thể tập hợp, quy tụ rộng rãi mọi lực lượng

Cuối cùng đó chính là phải có niềm tin vào nhân dân Với Hồ Chí Minh, yêudân, tin dân, dựa vào dân, sống, phấn đấu vì hạnh phúc của nhân dân là nguyên tắc tốicao trong cuộc sống Nguyên tắc này vừa là sự tiếp nối truyền thống dân tộc “Nước lấydân làm gốc”, “Chở thuyền và lật thuyền cũng là dân”, đồng thời quán triệt sâu sắcnguyên lý “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”

4 Hình thức, nguyên tắc tổ chức của khối đại đoàn kết toàn dân tộc – Mặt trậndân tộc thông nhất

4.1 Hình thức tổ chức

Toàn dân tộc chỉ trở thành lực lượng to lớn, có sức mạnh vô địch trong đấutranh bảo vệ và xây dựng Tổ quốc khi được tập hợp, tổ chức lại thành một khối vữngchắc, được giác ngộ về mục tiêu chiến đấu chung và hoạt động theo một đường lốichính trị đúng đắn Nếu không được như vậy, thì dù quần chúng nhân dân có nhiều tớiđâu thì cũng chỉ là số đông không có bất kỳ một sức mạnh nào cả Thất bại của các tổchức yêu nước và giải phóng dân tộc ở Việt Nam trước khi Đảng ra đời đã chứng mìnhrất rõ điều này

Cũng có thể thấy, quá trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh cũng là quátrình tìm kiếm mô hình và cách thức tổ chức quần chúng nhân dân phù hợp với bốicảnh nước ta, tạo sức mạnh cho nhân dân trong cuộc đấu tranh giải phóng đất nước

Ngày đăng: 16/09/2024, 01:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w