1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giáo trình điều dưỡng cơ bản 2 ngành điều dưỡng trình độ cao đẳng văn bằng 2 trường cao đẳng y tế thanh hoá

256 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Điều dưỡng cơ bản 2
Tác giả Mai Văn Bảy, Trần Thị Thanh Huyền, Chu Thị Hoàng Anh, Đỗ Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Hà, Trần Mai Huyền, Lê Thị Huyền Trang
Trường học Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa
Chuyên ngành Điều dưỡng
Thể loại Giáo trình
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 256
Dung lượng 2,38 MB

Cấu trúc

  • BÀI 1: TRUYỀN MÁU (7)
  • BÀI 2: KỸ THUẬT SỬ DỤNG BƠM TIÊM ĐIỆN (20)
  • BÀI 3: KỸ THUẬT SỬ DỤNG MÁY TRUYỀN DỊCH (29)
  • BÀI 4: SỬ DỤNG VÀ THEO DÕI MÁY MONITOR (38)
  • BÀI 5: KỸ THUẬT GHI ĐIỆN TIM (44)
  • BÀI 6: THEO DÕI NGƯỜI BỆNH THỞ MÁY (51)
  • BÀI 7: THÔNG TIỂU - RỬA BÀNG QUANG – DẪN LƯU NƯỚC TIỂU (58)
  • BÀI 8: KỸ THUẬT THỤT THÁO (77)
  • BÀI 9: CHƯỜM NÓNG, CHƯỜM LẠNH (88)
  • BÀI 10: TƯ THẾ NGHỈ NGƠI TRỊ LIỆU THÔNG THƯỜNG (96)
  • BÀI 11: DỰ PHÕNG VÀ CHĂM SÓC LOÉT ÉP (106)
  • BÀI 12: PHỤ GIÚP BÁC SỸ CHỌC DÒ (0)
  • BÀI 13: PHỤ GIệP BÁC SĨ ĐẶT CATHETER TĨNH MẠCH (134)
  • BÀI 14: PHỤ GIÚP BÁC SỸ ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN – (0)
  • BÀI 15: THAY BĂNG, RỬA VẾT THƯƠNG, CẮT CHỈ (161)
  • BÀI 16: CHUẨN BỊ GIƯỜNG CHO NGƯỜI BỆNH – (188)
  • BÀI 17: NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH (199)
  • BÀI 18: THEO DÕI LƢỢNG DỊCH VÀO RA (0)
  • BÀI 19: CHĂM SÓC GIẢM ĐAU (0)
  • BÀI 20: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH HẤP HỐI - TỬ VONG (0)
  • BÀI 21: QUY TRÌNH ĐIỀU DƢỠNG (0)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)

Nội dung

+ Trình bày được các phương pháp kiểm soát đau khi chăm sóc người bệnh; các nội dung chăm sóc người bệnh trong giai đoạn hấp hối – tử vong, theo dõi bệnh + Nhận biết được các dấu hiệu củ

TRUYỀN MÁU

Tùy theo bệnh cảnh lâm sàng và mức độ mất máu, bác sĩ sẽ xử trí truyền máu hay các chế phẩm của máu Tuy nhiên, khi thực hiện truyền máu và các chế phẩm máu, cần phải thực hiện đúng quy trình và tuân thủ theo chỉ định Nếu có sai sót trong quy trình truyền máu, dù là sai sót nhỏ nhất cũng khiến cho bệnh nhân gặp nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí tử vong

- Trình bày được trường hợp áp dụng, không áp dụng truyền máu

- Trình bày được các tai biến và xử trí khi truyền máu

- Trình bày được nguyên tắc của quy trình truyền máu

- Tiến hành đúng trình tự các bước quy trình kỹ thuật truyền máu trên mô hình

- Thể hiện được thái độ ân cần trong giao tiếp với người bệnh, cẩn thận, nhẹ nhàng khi thực hiện kỹ thuật

1 Sinh lý hệ nhóm máu ABO và Rh

Máu của mỗi người có sự khác nhau về đặc tính kháng nguyên và kháng thể, nên kháng thể trong huyết tương của người này có thể phản ứng với kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu của người khác, gây ra tai biến khi truyền máu.

Trên bề mặt hồng cầu người ta tìm ra được rất nhiều loại kháng nguyên nhưng hầu hết những kháng nguyên này là những kháng nguyên yếu Tuy nhiên có hai nhóm kháng nguyên đặc biệt quan trọng có thể gây ra các phản ứng trong truyền máu đó là hệ thống kháng nguyên ABO và Rh

1.1 Hệ thống nhóm máu ABO

Các kháng nguyên A và B là thành phần trên bề mặt hồng cầu Một cá thể có thể không có, có một, hoặc có cả hai loại kháng nguyên này Trong cơ thể, có kháng thể tương ứng gắn vào kháng nguyên trên hồng cầu, dẫn đến sự ngưng kết hồng cầu.

Vì vậy người ta gọi các kháng nguyên của nhóm máu là ngưng kết nguyên Dựa trên cơ sở có hay không có kháng nguyên A và B trên bề măt hồng cầu người ta phân chia máu thành 4 nhóm:

- Nhóm O (không có mặt kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu)

- Nhóm AB (có cả kháng nguyên A và B)

Dựa vào khả năng ngưng kết của hồng cầu nhóm A, người ta chia nhóm A làm hai phân nhóm A1 và A2 Phân nhóm A1 chiếm khoảng 80% mang tính kháng nguyên mạnh Phân nhóm A2 có tính kháng nguyên yếu và chiếm khoảng 20% Vì vậy nhỏm AB cũng chia thành hai phân nhóm A1B và A2B Việc phát hiên các phân nhóm của nhóm A có ý nghĩa lớn trong thực tế vì phân nhóm A2 mang tính kháng nguyên yếu nên khi xác định nhóm máu người ta có thể nhầm nhóm A2 với nhóm O và nhóm A2B với nhóm B

Tên nhóm máu Kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu (ngưng kết nguyên)

Kháng nguyên trong huyết tương (ngưng kết tố)

O Không có Anti – A và Anti –B

Khi một người không có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu thì trong huyết tương của người đó sẽ có kháng thể anti-A Cũng như vậy khi không có kháng nguyên B trong hồng cầu thì sẽ có kháng thể annti-B trong huyết tương Như vậy nhóm máu O vì không có cả hai kháng nguyên nên có cả hai kháng thể anti-A và anti-B, nhóm A có kháng thể anti-B, nhóm B có kháng thể anti-A, nhóm AB không có cả hai kháng thể

1.2 Hệ thống nhóm máu Rh

Bên cạnh hệ ABO, hệ Rh cũng đóng vai trò quan trọng trong truyền máu Điểm khác biệt cơ bản giữa hai hệ này nằm ở đặc điểm kháng thể Kháng thể của hệ ABO là kháng thể tự nhiên, tồn tại sẵn trong huyết tương Ngược lại, kháng thể của hệ Rh là kháng thể miễn dịch, chỉ được sản sinh khi cơ thể người mang nhóm máu Rh (-) tiếp nhận nhiều lần máu Rh (+).

Tên nhóm máu Kháng nguyên Kháng thể

Rh (+) 99,99% ở Việt Nam Rh Không có

Rh (-) 99,99% ở Việt Nam tỷ lệ rất thấp

1.3 Máu và một số chế phẩm của máu

- Những chế phẩm từ máu dòng hồng cầu: hồng cầu lắng, khối hồng cầu có dung dịch bảo quản, khối hồng cầu rửa, khối hồng cầu lọc bạch cầu, khối hồng cầu đông lạnh

- Những chế phẩm từ máu dòng tiểu cầu: khối tiểu cầu điều chế từ đơn vị máu toàn phần, khối tiểu cầu gạn tách từ người hiến máu, khối tiểu cầu lọc bạch cầu

- Những chế phẩm từ máu dòng huyết tương: huyết tương và huyết tương tươi đông lạnh, tủa lạnh

- Những chế phẩm từ máu khối bạch cầu hạt trung tính

2 Mục đích của truyền máu

- Bù lại lượng máu đã mất, nâng huyết áp

- Cầm máu (fibrinogen, prothrombin, tiểu cầu, yếu tố VIII …)

- Chống nhiễm khuẩn nhiễm độc (cung cấp hemoglobin và kháng thể)

- Cung cấp oxy cho tế bào và kháng thể cho người bệnh

- Chảy máu nội tạng nặng

- Sốc do chảy máu trong, sốc chấn thương, mất máu nặng do đứt động mạch

- Thiếu máu nặng (Giun móc….)

- Nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng

- Các bệnh về máu: suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu…

4 Trường hợp không áp dụng

- Các bệnh van tim (hẹp, hở - van 2 lá, hở động mạch chủ…)

- Xơ cứng động mạch não, tăng huyết áp

- Chấn thương sọ não, viêm não, não úng thủy

5 Nguyên tắc của quy trình truyền máu

- Truyền máu cùng nhóm, trong trường hợp không có máu cùng nhóm có thể truyền khác nhóm, nhưng không quá 500ml, theo sơ đồ sau:

- Kiểm tra, theo dõi các chỉ số mạch, nhiệt độ, huyết áp, trạng thái tinh thần của người bệnh trước và trong quá trình truyền máu, đặc biệt lưu ý theo dõi trong 15 phút đầu truyền máu để phát hiện và xử trí kịp thời tai biên liên quan đến truyền máu

- Thực hiện kiểm tra, đối chiếu các nội dung sau:

+ Đối chiếu thông tin của người bệnh, đơn vị máu và phiếu truyền máu;

+ Kiểm tra hạn sử dụng và hình thức bên ngoài túi máu

- Định nhóm máu hệ ABO, phản ứng chéo đầu giường của người bệnh, của túi máu ngay tại giường bệnh

- Đảm bảo tốc độ chảy của máu đúng y lệnh

- Túi máu đem ra khỏi nơi bảo quản nên được truyền càng sớm càng tốt

- Phải theo dõi chặt chẽ quá trình truyền để tránh các tai biến có thể xảy ra

* Định nhóm máu tại giường bằng thẻ có sẵn huyết thanh mẫu

Bước 1: Ghi thông tin lên thẻ (không chạm tay vào 6 vòng tròn có chứa huyết thanh khô)

Bước 2: Dùng ống nhỏ giọt, nhỏ 6 giọt nước muối sinh lý 0,9% vào 6 vòng tròn Chú ý: Nhỏ trực tiếp vào phần huyết thanh khô (Không chạm đầu pipette vào thuốc thử)

Bước 3: - Lấy 3 giọt máu của bệnh nhân, nhỏ vào 3 vòng tròn bên phía người nhận ( bên trái )

- Lấy 3 giọt máu từ túi máu, nhỏ vào 3 vòng tròn phần dành cho túi máu (bên phải) (Chú ý: không nhỏ trực tiếp vào phần huyết thanh khô)

Bước 4: Dùng que khuấy, trộn đều nước muối, giọt máu và hóa chất đông khô Trộn theo vòng tròn

(Chú ý: Mỗi vòng tròn dùng 1 que Đảm bảo huyết thanh đông khô tan hết trong quá trình trộn)

Bước 5: Lắc nhẹ tấm thẻ Sau đó quan sát ngưng kết, đọc và ghi kết quả lên trên tấm thẻ

(Chú ý: Phải lưu trữ tấm thẻ tối thiểu cho đến khi kết thúc quá trình truyền túi máu)

- Khi truyền máu toàn phần, khối hồng cầu, khối bạch cầu: sử dụng huyết thanh mẫu định nhóm máu ABO của mẫu máu người bệnh và của mẫu máu lấy từ đơn vị máu sắp truyền

- Khi truyền tiểu cầu, huyết tương:

+ Sử dụng huyết thanh mẫu định nhóm máu ABO mẫu máu của người bệnh;

+ Trộn 02 giọt chế phẩm máu với 01 giọt máu người bệnh và kiểm tra ngưng kết (phản ứng chéo tại giường)

6 Các tai biến có thể xảy ra khi truyền máu

1 Truyền nhầm nhóm máu: khi truyền 1 đến 2ml đã thấy người bệnh khó thở, đau tức ngực như bị ai ép lại, đau cột sống dữ dội, hốt hoảng, lo sợ

- Lấy dấu hiệu sinh tồn cho người bệnh

- Thực hiện các y lệnh một cách nhanh chóng và chính xác

2 Sốt và rét run - Khóa túi máu lại

- Lấy dấu hiệu sinh tồn cho người bệnh

- Báo bác sĩ, thực hiện các y lệnh một cách nhanh chóng và chính xác

3 Dị ứng: nổi mẩn ngứa toàn thân, có khi phù mặt

- Lấy dấu hiệu sinh tồn cho người bệnh

- Báo bác sĩ, thực hiện các y lệnh một cách nhanh chóng và chính xác

4 Hạ thân nhiệt: Thường gặp ở trẻ nhỏ, người già yếu, người bệnh nặng khi truyền máu dự trữ chưa làm ấm đầy đủ

- Ủ ấm, giảm tốc độ truyền, báo cáo bác sĩ và thực hiện y lệnh

5 Nhiễm khuẩn huyết: do túi máu bị nhiễm khuẩn

Dấu hiệu: Người bệnh sốt cao, khó thở, hốc hác

- Lấy dấu hiệu sinh tồn cho người bệnh

- Báo bác sĩ, thực hiện các y lệnh một cách nhanh chóng và chính xác

- Mời ngân hàng máu đến lập biên bản và gửi túi máu đi xét nghiệm

6 Tan máu miễn dịch: Trong máu người bệnh có kháng thể chống lại hồng cầu như một tan máu Thường xảy ra từ 4 đến 11 ngày sau truyền máu

- Lấy dấu hiệu sinh tồn cho người bệnh

- Báo bác sĩ, thực hiện các y lệnh một cách nhanh chóng và chính xác, truyền hồng cầu rửa

7 Truyền máu của người cho nhiễm virus, ký sinh trùng sốt rét, viêm gan siêu vi

- Theo dõi tình trạng người bệnh

8 Hội chứng xuất huyết sau truyền máu: xảy ra sau 20 đến 30 ngày vì trong túi máu có tiểu cầu của người

- Xử trí theo y lệnh bác sĩ như điều trị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu cho không phù hợp tiểu cầu của người nhận

HÀNH Ý NGHĨA TIÊU CHUẨN ĐẠT

1 Chuẩn bị người điều dƣỡng

1.1 Điều dưỡng mặc trang phục y tế

Trang phục đầy đủ, gọn gàng

1.2 Rửa tay thường quy Tránh lây nhiễm chéo Rửa tay đúng kỹ thuật

- Dây truyền máu, kim luồn, túi máu, dung dịch

Natriclorid 0,9%, bông cồn 70 0 , bơm tiêm

- Tiến hành kỹ thuật được thuận lợi và an toàn

- Kiểm tra dụng cụ đầy đủ, chuẩn bị sẵn sàng trong việc thực hiện kỹ thuật

- Trụ cắm 2 pank, phiếu truyền máu, kéo, băng dính, găng tay

- Dụng cụ định nhóm máu và phản ứng chéo: thẻ định nhóm máu ABO, lam kính

- Hộp thuốc cấp cứu, huyết áp, ống nghe, đồng hồ bấm giây

- Hộp đựng vật sắc nhọn, túi đựng đồ bẩn

3.1 Nhận định tình trạng người bệnh

Biết được tình trạng hiện tại của người bệnh để có hướng theo dõi, can thiệp phù hợp, cụ thể cho từng người bệnh

- Nhận định người bệnh: họ tên, tuổi, tình trạng bệnh lý

- Kiểm tra chỉ số sinh tồn

- Nhận định vị trí đặt kim truyền: không có các tổn thương trên da

Thông báo, giải thích cho người bệnh/ người nhà về kỹ thuật

Hướng dẫn người bệnh/ người nhà viết giấy cam

Người bệnh hiểu được lý do truyền máu, các bước thực hiện và hợp tác với nhân viên y tế

Báo và giải thích rõ mục đích của kỹ thuật, những yêu cầu hỗ trợ từ người bệnh, những can thiệp trên người đoan truyền máu bệnh trước khi truyền máu

3.3 Cho người bệnh đi tiêu, tiểu trước khi truyền

Giúp người bệnh tiện nghi trong suốt thời gian truyền

Nếu tình trạng người bệnh không đi được có thể cho tiểu tiện tại giường (nếu cần)

4.1 Thực hiện 5 đúng Đảm bảo an toàn, tránh nhầm lẫn

- Đúng thời gian 4.2 Điều dưỡng mang găng

Bảo vệ cho nhân viên y tế tránh sự lây nhiễm từ người bệnh

Cỡ găng phù hợp để thao tác được gọn gàng

4.3 Định nhóm máu và làm phản ứng chéo đầu giường Đảm bảo an toàn, tránh nhầm lẫn

Thực hiện đúng kỹ thuật

4.4 Cắm bộ dây truyền vào chai dịch

Thiết lập đường truyền Khóa dây truyền trước khi treo lên cọc truyền

4.5 Treo chai dịch lên cọc truyền và đuổi khí

- Đảm bảo áp lực dịch truyền cao hơn áp lực máu người bệnh

- Khí là một trong những nguyên nhân gây thuyên tắc tĩnh mạch

- Khoảng cách từ chai dịch so với người bệnh từ 80-120cm

- Đảm bảo không còn khí trong dây truyền

Bộc lộ vùng truyền, xác định vị trí truyền, thắt dây garo

Giúp tĩnh mạch nổi rõ

- Vùng truyền không bị tổn thương, tĩnh mạch to, tránh các vị trí nếp gấp, khuỷu

- Garo cách vị trí truyền 5-10cm lên phía trên

4.7 Sát khuẩn vị trí truyền Tránh nhiễm khuẩn nơi tiêm

- Sát khuẩn rộng từ trong ra ngoài với đường kính 5cm

- Để cồn khô tự nhiên

4.8 Đặt kim luồn Truyền vào tĩnh mạch

Thực hiện đúng kỹ thuật

4.9 Lắp dây truyền máu vào - Nối hệ thống dây Tránh để máu chảy ra chuôi kim, mở khóa cho dịch chảy truyền vào kim tiêm

4.10 Cố định kim Giữ cố định kim trên da

Cố định kim chắc chắn trên da người bệnh 4.11 Lắc đều túi máu

Trộn lẫn các thành phần trong túi máu Động tác nhẹ nhàng tránh làm vỡ các tế bào máu

4.12 Thay dịch truyền bằng túi máu Thực hiện truyền máu

Bật nắp túi máu, rút dây truyền ra khỏi chai dịch thay sang túi máu

4.13 Điều chỉnh tốc độ theo y lệnh

Thực hiện tốc độ truyền theo y lệnh Điều chỉnh tốc độ chảy của máu chính xác

Theo dõi, dặn dò người bệnh những điều cần thiết

Phát hiện sớm và phòng ngừa tai biến

- Theo dõi người bệnh trong suốt thời gian truyền

- Dặn dò người bệnh không tự điều chỉnh dịch, phát hiện các tai biến sớm

Thu dọn dụng cụ - Ghi hồ sơ

Theo dõi diễn biến của người bệnh trong quá trình điều trị

- Thu dọn, sắp xếp dụng cụ đúng nơi quy định

- Ghi hồ sơ: tình trạng người bệnh trước, trong và sau quá trình truyền máu

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Thực hiện tốt

1 Chuẩn bị người điều dưỡng

- Điều dưỡng có trang phục y tế đầy đủ, gọn gàng

- Dây truyền máu, kim luồn, túi máu, dung dịch Natriclorid 0,9%, bông cồn 70 0 , bơm tiêm

- Trụ cắm 2 pank, phiếu truyền máu, kéo, băng dính, găng tay

- Dụng cụ định nhóm máu và phản ứng chéo: thẻ định nhóm máu ABO, lam kính

- Hộp thuốc cấp cứu, huyết áp, ống nghe, đồng hồ bấm giây

- Hộp đựng vật sắc nhọn, túi đựng đồ bẩn

- Nhận định tình trạng người bệnh

- Thông báo, giải thích cho người bệnh/ người nhà về kỹ thuật

- Hướng dẫn người bệnh/ người nhà viết giấy cam đoan truyền máu

- Cho người bệnh đi tiêu, tiểu trước khi truyền

4.3 Định nhóm máu và làm phản ứng chéo đầu giường

4.4 Cắm bộ dây truyền vào chai dịch

4.5 Treo chai dịch lên cọc truyền và đuổi khí

4.6 Bộc lộ vùng truyền, xác định vị trí truyền, thắt dây garo

4.7 Sát khuẩn vị trí truyền

4.9 Lắp dây truyền máu vào chuôi kim, mở khóa cho dịch chảy

4.12 Thay dịch truyền bằng túi máu

4.13 Điều chỉnh tốc độ theo y lệnh

4.14 Theo dõi, dặn dò người bệnh những điều cần thiết

5 Thu dọn dụng cụ - Ghi hồ sơ

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Trọng số

1 Chuẩn bị người điều dưỡng

- Điều dưỡng có trang phục y tế đầy đủ, gọn gàng

- Dây truyền máu, kim luồn, túi máu, dung dịch Natriclorid 0,9%, bông cồn 70 0 , bơm tiêm

- Trụ cắm 2 pank, phiếu truyền máu, kéo, băng dính, găng tay

- Dụng cụ định nhóm máu và phản ứng chéo: thẻ định nhóm máu ABO, lam kính

- Hộp thuốc cấp cứu, huyết áp, ống nghe, đồng hồ bấm giây

- Hộp đựng vật sắc nhọn, túi đựng đồ bẩn

- Nhận định tình trạng người bệnh

- Thông báo, giải thích cho người bệnh/ người nhà về kỹ thuật

- Hướng dẫn người bệnh/ người nhà viết giấy cam đoan truyền máu

- Cho người bệnh đi tiêu, tiểu trước khi truyền

4.3 Định nhóm máu và làm phản ứng chéo đầu giường x2

4.4 Cắm bộ dây truyền vào chai dịch

4.5 Treo chai dịch lên cọc truyền và đuổi khí

4.6 Bộc lộ vùng truyền, xác định vị trí truyền, thắt dây garo

4.7 Sát khuẩn vị trí truyền

4.9 Lắp dây truyền máu vào chuôi kim, mở khóa cho dịch chảy

4.12 Thay dịch truyền bằng túi máu x2

4.13 Điều chỉnh tốc độ theo y lệnh

4.14 Theo dõi, dặn dò người bệnh những điều cần thiết

5 Thu dọn dụng cụ - Ghi hồ sơ

- Trường hợp áp dụng, không áp dụng truyền máu

- Các tai biến và xử trí khi truyền máu

- Nguyên tắc của quy trình truyền máu

- Trình tự các bước quy trình kỹ thuật truyền máu

LƢỢNG GIÁ o Câu hỏi truyền thống: Anh/ chị hãy:

Câu 1: Trình bày trường hợp áp dụng, không áp dụng truyền máu

Câu 2: Trình bày các tai biến và xử trí khi truyền máu

Câu 3: Trình bày nguyên tắc của quy trình truyền máu o Câu hỏi trắc nghiệm:

* Anh/ chị hãy chọn A cho câu trả lời đúng, B cho câu trả lời sai cho các câu sau:

Câu 1: Hệ nhóm máu ABO được phân chia thành 4 nhóm máu

Câu 2: Khi truyền máu khác nhóm, số lượng máu truyền không quá 500ml

Câu 3: Theo sơ đồ truyền máu, nhóm máu AB có thể truyền được cho nhóm máu

Câu 4: Truyền máu được áp dụng cho người bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng

Câu 5: Truyền máu được áp dụng cho người bệnh xơ cứng động mạch, cao huyết áp

* Anh ( chị ) hãychọn đáp án đúng nhất điền vào chỗ trống:

Câu 6: Mục đích của truyền máu là cung cấp cho tế bào và kháng thể cho người bệnh

Câu 7: Khi định nhóm máu tại giường cần nhỏ vào các vòng tròn chứa huyết thanh khô

Câu 8: Khi truyền cần định nhóm máu ABO của cả người cho và người nhận

A Máu toàn phần, khối hồng cầu, khối bạch cầu

B Khối hồng cầu, huyết tương

Câu 9: Khi truyền cần sử dụng huyết thanh mẫu định nhóm máu ABO mẫu máu của người bệnh và làm phản ứng chéo đầu giường

A Máu toàn phần, khối hồng cầu, khối bạch cầu

B Khối hồng cầu, huyết tương

* Anh/ chị hãy chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu sau:

Câu 10: Không nên truyền máu cho người bệnh trong trường hợp:

D Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm

Câu 11: Nhóm máu có thể truyền được cho người bệnh có nhóm máu A là:

Câu 12: Loại dung dịch sử dụng để lập đường truyền trước khi truyền máu

Câu 13: Thời điểm điều dưỡng làm phản ứng chéo cho người bệnh khi truyền máu:

A Trước hoặc sau khi truyền máu

B Trước khi truyền máu, tại phòng xét nghiệm

C Trước khi truyền máu, tại phòng xét nghiệm và trước khi cắm túi máu truyền cho người bệnh

D Trước khi cắm túi máu truyền cho người bệnh

Câu 14: Tai biến nguy hiểm nhất khi truyền máu:

Câu 15: Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn vị trí truyền:

A Chăm sóc vị trí truyền không đảm bảo vô khuẩn

C Do kim xuyên ra ngoài lòng mạch

D Do truyền dịch quá chậm

* Anh/ chị hãy chọn đáp án đúng cho tình huống dưới đây

KỸ THUẬT SỬ DỤNG BƠM TIÊM ĐIỆN

Bơm tiêm điện là một loại thiết bị được sử dụng để tiêm liên tục thuốc với tốc độ rất chậm trong thời gian dài, để duy trì nộng độ thuốc ổn định trong máu người bệnh

- Trình bày được nguyên tắc khi sử dụng bơm tiêm điện

- Tiến hành đúng trình tự các bước quy trình kỹ thuật sử dụng bơm tiêm điện

- Thể hiện được thái độ ân cần, nhẹ nhàng và cẩn thận khi thực hiện kỹ thuật

- Duy trì nồng độ thuốc ổn định trong cơ thể người bệnh

- Truyền dịch hay dùng thuốc với liều thấp, đòi hỏi độ an toàn cao và ổn định

- Pha thuốc cần phải tính toán theo đúng liều lượng chỉ định

- Cần có nhãn dán trực tiếp lên bơm tiêm ghi rõ: tên thuốc, liều dùng, tốc độ, giờ bắt đầu, giờ kết thúc

- Phải điều chỉnh các thông số và chạy thử ổn định sau đó mới lắp vào người bệnh

- Trong quá trình bơm tiêm hoạt động cần kiểm tra thường xuyên sự hoạt động liên tục của bơm tiêm, tránh tình trạng gập hay tắc nghẽn đường truyền và khớp nối

- Đảm bảo nguồn điện liên tục, luôn có pin ở chế độ chờ sẵn sàng sử dụng

- Điều dưỡng cần theo dõi sát tình trạng đáp ứng thuốc và không đáp ứng hoặc đáp ứng quá mức trong quá trình dùng bơm tiêm điện để thông báo bác sĩ chỉ định điều chỉnh liều lượng, tốc độ kịp thời

3 Bảo quản bơm tiêm điện

- Vệ sinh máy sau khi dùng cho người bệnh: bằng khăn mềm thấm nước hoặc dung dịch sát khuẩn vắt khô trước khi lau

- Để máy trong phòng thoáng mát, khô ráo

- Không để bất kỳ đồ vật gì lên trên máy

- Khi hỏng hoặc sử dụng có vấn đề phải báo sửa chữa ngay

4 Đặc điểm hình dáng bên ngoài một số máy bơm tiêm điện

Hình 1 Bơm tiêm điện TE-331 Hình 2 Bơm tiêm điện TE-SS700

- Vỏ máy: có tác dụng bảo vệ máy tránh nước và các vật khác va chạm vào thiết bị của máy

- Mặt bàn phím: có các nút là nơi thực hiện các thao tác chức năng hoặc điều khiển máy hoạt động

- Kẹp giữ thân bơm tiêm: giữ bơm tiêm khi gắn vào máy

- Bộ phận kẹp đuôi bơm tiêm: có tác dụng giữ đuôi bơm tiêm, đẩy pittong để đưa dịch vào tĩnh mạch

- Đèn báo vận hành: khi cắm điện hoặc dùng pin máy hiển thị đèn để người sử dụng biết về hoạt động của máy

- Đèn báo động: khi hoạt động đèn có màu xanh, nếu có sự cố bất thường đèn nhấp nháy và có màu đỏ

- Phím On / Off: để bật, tắt máy

- Phím Purge: tiêm truyền nhanh, đuổi khí nhanh

- Phím Start: để máy bắt đầu hoạt động

- Phím Stop: để tắt chuông báo đông hoặc để máy dừng hoạt động

- Đĩa quay tốc độ: để điều chỉnh tốc độ dịch tiêm truyền cho người bệnh

- Vị trí gắn của bộ phận gắn máy vào giá đỡ

Hình 3:Cấu tạo máy bơm tiêm điện TE-331

Hình 4 Cấu tạo máy bơm tiêm điện TE-SS700

5 Một số tình huống và cách xử lý khi sử dụng máy bơm tiêm điện

STT Các bước Tiến hành Đang tiêm thuốc muốn thay bơm tiêm khác vận hành theo quy trình sau

2 Lấy bơm tiêm ra khỏi máy - Nâng bộ phận kẹp thân bơm tiêm

- Tháo bộ phận kẹp đuôi bơm tiêm

- Lấy bơm tiêm ra khỏi máy

3 Lắp bơm tiêm mới vào - Đặt bơm mới vào máy

- Hạ chốt kẹp thân, gắn chốt kẹp đuôi bơm tiêm

4 Cho máy hoạt động - Ấn Start

Khi đang tiêm muốn thay đổi tốc độ dịch chảy

2 Thay đổi tốc độ - Quay đĩa quay cài đặt tốc độ theo y lệnh

3 Tiếp tục tiêm - Ấn Start

Xử lí một số tình huống của máy bơm tiêm điện

1 Hết thuốc - Tắt chuông báo động

- Ấn Start cho máy hoạt động

2 Dịch không chảy - Tắt chuông báo động

- Kiểm tra hệ thống dây nối, kim tiêm

- Xử lý nguyên nhân dịch không chảy

- Ấn Start cho máy hoạt động

3 Bộ phận kẹp đuôi bơm tiêm bị rời ra khỏi pittong - Tắt chuông báo động

- Điều chỉnh lại bộ phận kẹp đuôi bơm tiêm

- Ấn Start cho máy hoạt động

4 Pin yếu - Tắt chuông báo động

- Nối nguồn điện cho máy

- Ấn Start cho máy hoạt động

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Ý NGHĨA TIÊU CHUẨN ĐẠT

1.1 Điều dưỡng mặc trang phục y tế

Trang phục đầy đủ, gọn gàng

1.2 Rửa tay thường quy Giảm lây nhiễm chéo

Rửa tay đúng kỹ thuật

- Bơm tiêm, dây nối, kim luồn, kim lấy thuốc

- Thuốc theo y lệnh, bông cồn 70 0 Tiến hành kỹ thuật

- Bơm tiêm phù hợp với số lượng thuốc

- Kiểm tra dụng cụ đầy

- Trụ cắm 2 pank, kéo, băng dính, máy bơm tiêm điện

- Hộp thuốc cấp cứu, huyết áp, ống nghe, dây garo

- Xô, túi đựng rác thải được thuận lợi và an toàn đủ, chuẩn bị sẵn sàng trong việc thực hiện kỹ thuật

3.1 Nhận định tình trạng người bệnh

Biết được tình trạng hiện tại của người bệnh để có hướng theo dõi, can thiệp phù hợp, cụ thể cho từng người bệnh

- Nhận định người bệnh: họ tên, tuổi, tình trạng bệnh lý

- Kiểm tra chỉ số sinh tồn

- Nhận định vị trí đặt kim truyền: không có các tổn thương trên da

Thông báo, giải thích cho người bệnh/ người nhà về kỹ thuật

Người bệnh hiểu được lý do sử dụng máy, các bước thực hiện và hợp tác với nhân viên y tế

Báo và giải thích rõ mục đích của kỹ thuật, những yêu cầu hỗ trợ, những can thiệp trên người bệnh trước khi thực hiện kỹ thuật

3.3 Hướng dẫn người bệnh đi tiêu, tiểu trước khi truyền

Giúp người bệnh tiện nghi trong suốt thời gian truyền

Nếu tình trạng người bệnh không đi được có thể cho tiểu tiện tại giường (nếu cần)

4.1 Thực hiện 5 đúng Đảm bảo an toàn, tránh nhầm lẫn

- Đúng thời gian 4.2 Gắn bơm tiêm điện lên cọc truyền, cung cấp nguồn điện cho máy

Cấp nguồn điện cho máy

Sử dụng đúng loại dây và nguồn điện 220V

4.3 Pha thuốc theo y lệnh Chuẩn bị thuốc tiêm cho người bệnh Đối với những loại thuốc cần pha dung môi thì phải lấy dung môi vào bơm tiêm trước, lấy thuốc sau

4.4 Lắp dây nối vào bơm tiêm, đuổi khí

- Dẫn thuốc từ bơm tiêm vào người bệnh

- Khí là một trong những nguyên nhân gây thuyên Đuổi khí vào khay hạt đậu Đảm bảo không còn khí trong dây truyền tắc tĩnh mạch

4.5 Lắp bơm tiêm vào máy Cố định bơm tiêm vào máy

Lắp bơm tiêm vào đúng vị trí, mặt số quay lên trên

4.6 Khởi động máy Cài đặt tốc độ tiêm theo y lệnh

-Thực hiện tốc độ truyền theo y lệnh

- Ấn giữ phím ON/OFF 3s

- Quay đĩa quay tốc độ theo chiều kim đồng hồ

(để cài nhanh tốc độ, ấn giữ phím STOP đồng thời quay đĩa quay)

Bảo vệ cho nhân viên y tế tránh sự lây nhiễm từ người bệnh

Cỡ găng phù hợp để thao tác được gọn gàng

Bộc lộ vùng truyền, xác định vị trí truyền, thắt dây garo

Giúp tĩnh mạch nổi rõ

- Vùng truyền không bị tổn thương, tĩnh mạch to, tránh các vị trí nếp gấp, khuỷu

- Garo cách vị trí truyền 5-10cm lên phía trên

4.9 Sát khuẩn vị trí truyền Tránh nhiễm khuẩn nơi tiêm

- Sát khuẩn rộng từ trong ra ngoài đường kính khoảng 5cm

- Để cồn khô tự nhiên 4.10 Đặt kim luồn Truyền vào tĩnh mạch

Thực hiện đúng kỹ thuật

Lắp dây truyền vào chuôi kim, ấn Start cho máy hoạt động

- Nối hệ thống dây truyền vào kim tiêm

Tránh để máu chảy ra ngoài

4.12 Cố định kim Giữ cố định kim trên da

Cố định kim chắc chắn trên da người bệnh

Theo dõi, dặn dò người bệnh những điều cần thiết

Phát hiện sớm và phòng ngừa tai biến

- Theo dõi người bệnh trong suốt thời gian máy hoạt động

- Dặn dò người bệnh không tự điều chỉnh máy, báo nhân viên y tế khi máy báo chuông

Thu dọn dụng cụ - Ghi hồ sơ

Theo dõi diễn biến của người bệnh trong quá trình

- Thu dọn, sắp xếp dụng cụ đúng nơi quy định

- Ghi hồ sơ: tình trạng

6.2 Bảng kiểm đánh giá điều trị người bệnh, sự đáp ứng của thuốc

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Điều dưỡng mặc trang phục y tế

- Bơm tiêm, dây nối, kim luồn, kim lấy thuốc

- Thuốc theo y lệnh, bông cồn 70 0

- Trụ cắm 2 pank, kéo, băng dính, máy bơm tiêm điện

- Hộp thuốc cấp cứu, huyết áp, ống nghe, dây garo

- Xô, túi đựng rác thải

- Nhận định tình trạng người bệnh

- Thông báo, giải thích cho người bệnh/ người nhà về kỹ thuật

- Hướng dẫn người bệnh đi tiêu, tiểu trước khi truyền

4.2 Gắn bơm tiêm điện lên cọc truyền, cung cấp nguồn điện cho máy

4.4 Lắp dây nối vào bơm tiêm, đuổi khí

4.5 Lắp bơm tiêm vào máy

4.6 Khởi động máy, cài đặt tốc độ tiêm theo y lệnh

4.7 Điều dưỡng mang găng sạch

4.8 Bộc lộ vùng truyền, xác định vị trí truyền, thắt dây garo

4.9 Sát khuẩn vị trí truyền

4.11 Lắp dây truyền vào chuôi kim, ấn Start cho máy hoạt động

4.13 Theo dõi, dặn dò người bệnh những điều cần thiết

5 Thu dọn dụng cụ - Ghi hồ sơ

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Trọng số

- Điều dưỡng mặc trang phục y tế

- Bơm tiêm, dây nối, kim luồn, kim lấy thuốc

- Thuốc theo y lệnh, bông cồn 70 0

- Trụ cắm 2 pank, kéo, băng dính, máy bơm tiêm điện

- Hộp thuốc cấp cứu, huyết áp, ống nghe, dây garo

- Xô, túi đựng rác thải

- Nhận định tình trạng người bệnh

- Thông báo, giải thích cho người bệnh/ người nhà về kỹ thuật

- Hướng dẫn người bệnh đi tiêu, tiểu trước khi truyền

4.2 Gắn bơm tiêm điện lên cọc truyền, cung cấp nguồn điện cho máy

4.4 Lắp dây nối vào bơm tiêm, đuổi khí

4.5 Lắp bơm tiêm vào máy x2

4.6 Khởi động máy, cài đặt tốc độ tiêm theo y lệnh x2

4.7 Điều dưỡng mang găng sạch

4.8 Bộc lộ vùng truyền, xác định vị trí truyền, thắt dây garo

4.9 Sát khuẩn vị trí truyền

4.11 Lắp dây truyền vào chuôi kim, ấn Start cho máy hoạt động

4.13 Theo dõi, dặn dò người bệnh những điều cần thiết

5 Thu dọn dụng cụ - Ghi hồ sơ

- Nguyên tắc khi sử dụng bơm tiêm điện

- Cách bảo quản bơm tiêm điện

- Xử lý một số lỗi khi vận hành bơm tiêm điện

- Trình tự các bước quy trình kỹ thuật sử dụng bơm tiêm điện

LƢỢNG GIÁ o Câu hỏi truyền thống: Anh/ chị hãy:

Câu 1 Trình bày nguyên tắc khi sử dụng máy bơm tiêm điện

Câu 2 Nêu các lỗi thường gặp và cách xử lý khi sử dụng máy bơm tiêm điện o Câu hỏi trắc nghiệm

* Anh/chị hãy chọn phương án “A cho câu trả lời đúng, B cho câu trả lời sai” để trả lời cho các câu hỏi sau:

Câu 1: Máy bơm tiêm điện được sử dụng để tiêm liên tục thuốc với tốc độ rất chậm trong thời gian dài

Câu 2: Máy bơm tiêm điện được sử dụng kèm với tất cả các loại bơm tiêm

Câu 3: Khi sử dụng bơm tiêm điện để cài nhanh tốc độ ấn giữ phím STOP đồng thời quay đĩa quay

* Anh/chị hãy chọn đáp án đúng nhất để trả lời cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 4: Sử dụng bơm tiêm điện để tiêm thuốc cho người bệnh trong trường hợp:

A Tất cả người bệnh có chỉ định tiêm thuốc

B Người bệnh phải tiêm một loại thuốc nhiều lần trong ngày

C Người bệnh trong tình trạng nặng

D Người bệnh cần duy trì nồng độ thuốc ổn định trong cơ thể

E Người bệnh sau phẫu thuật

Câu 5: Trên máy bơm tiêm điện TE-331, phím STOP có chức năng gì?

E Tạm dừng, tắt chuông, cài nhanh tốc độ

* Anh/chị hãy chọn từ, cụm từ đúng để điền vào chỗ trống cho các câu hỏi sau:

Câu 6: Tiêm truyền tĩnh mạch bằng bơm tiêm điện là đưa lượng thuốc đều,

* Anh/chị hãy chọn đáp án đúng cho các tình huống dưới đây?

Câu 7: Bệnh nhân Nguyễn Văn B bị suy tim Bác sỹ chỉ định thuốc Dopamin tiêm truyền chậm bằng bơm tiêm điện Là điều dưỡng thực hiện:

1 Khi cần đuổi khí trong dây tiêm bạn sẽ sử dụng phím chức năng nào?

2 Sau khi bơm tiêm điện hoạt động được một thời gian, máy báo chuông kèm theo đèn chuyển sang màu đỏ, bạn phải:

A Tắt máy và khởi động lại

B Ấn Stop tắt chuông, kiểm tra máy báo lỗi gì và xử lý lỗi

D Quan sát kiểm tra toàn bộ đường truyền để xem có bị xoắn vặn, bị gập hay có khí vào không.

KỸ THUẬT SỬ DỤNG MÁY TRUYỀN DỊCH

Máy truyền dịch là một thiết bị được sử dụng để tiêm truyền liên tục với tốc độ được kiểm soát (rất tốt khi truyền tốc độ rất chậm) các thuốc, chất dinh dưỡng, máu và một số hóa chất nhằm điều trị, nuôi dưỡng người bệnh, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh, sơ sinh non tháng tại các đơn vị điều trị tích cực hay chăm sóc đặc biệt trong bệnh viện

- Trình bày được nguyên tắc khi sử dụng máy truyền dịch

- Tiến hành đúng trình tự các bước kỹ thuật sử dụng máy truyền dịch

- Thể hiện được thái độ ân cần, cẩn thận khi thực hiện kỹ thuật

1 Nguyên tắc sử dụng máy truyền dịch

- Cần phải đảm bảo nguồn liên tục và nên luôn có pin ở chế độ chờ sẵn sàng sử dụng

- Phải điều chỉnh các thông số và chạy thử ổn định sau đó mới lắp vào người bệnh

- Pha thuốc theo đúng liều lượng chỉ định

- Cần có nhãn dán trực tiếp: tên thuốc, liều, tốc độ, giờ bắt đầu, giờ kết thúc

- Cần kiểm tra thường xuyên sự hoạt động liên tục của máy

- Dành riêng một đường truyền ưu tiên

- Theo dõi tốc độ dịch truyền và vị trí truyền để phát hiện những biến chứng

2 Bảo quản máy truyền dịch

- Vệ sinh máy sau khi dùng cho người bệnh: bằng khăn mềm thấm nước hoặc dung dịch sát khuẩn vắt khô trước khi lau

- Để máy trong phòng thoáng mát, khô ráo

- Không để bất kỳ đồ vật gì lên trên máy

- Khi hỏng hoặc sử dụng có vấn đề phải báo sửa chữa ngay

3 Đặc điểm hình dáng bên ngoài của một số máy truyền dịch

Hình 1: Máy truyền dịch TERUMO

+ Bộ phận cảm biến khí: có tác dụng phát hiện khí trong dây truyền dịch

+ Đầu dò áp suất: có tác dụng kiểm tra áp suất trong ống dây truyền dịch

+ Ngón tay nhu động: có tác dụng đẩy dịch chảy trong dây truyền dịch

+ Chốt lẩy: có tác dụng chốt giữ dây truyền dịch, không cho dịch chảy khi cửa mở

Hình 2: Cấu tạo cửa bơm của máy

+ Power: bật hoặc tắt máy

+ Purge: tiêm truyền nhanh, đuổi khí nhanh

+ Stop: Dừng lại/ tắt báo động

+ Select: Cài đặt tốc độ

+ Tổng số dịch truyền cho người bệnh

+ Tốc độ dịch truyền (ml/h)

+ Số lượng dịch đã truyền cho người bệnh

- Vị trí gắn Sensor, sensor đếm giọt

- Chốt gắn lên giá đỡ

- Ổ nối với đèn báo động

* Các cảnh báo của máy

- AIR: Có khí trong dây truyền

- OCCLUSION: lỗi tắc nghẽn (dịch không chảy)

- FLOW ERR: lỗi tốc độ (do dây bị nhàu nát không đáp ứng kịp tốc độ chảy đã cài đặt hoặc cài đặt tốc độ không phù hợp với kích cỡ của dây truyền dịch)

- COMPLETION: hoàn thành quá trình truyền dịch

Hình 3 Cấu tạo bên ngoài máy truyền dịch TE-SS700

4 Các tình huống thường gặp khi sử dụng máy truyền dịch

STT Các bước Tiến hành Đang truyền dịch muốn thay chai dịch khác vận hành theo quy trình sau

2 Thay chai dịch mới - Rút dây truyền ra khỏi chai dịch cũ

- Cắm dây truyền vào chai dịch mới

3 Tiếp tục truyền - Ấn Start

Khi đang tiêm truyền muốn thay đổi tốc độ dịch chảy

2 Cài tốc độ mới - Ấn Select, ấn phím mũi tên (hoặc đĩa quay tốc độ)

3 Tiếp tục truyền - Ấn Start

Xử lí một số tình huống của máy truyền dịch

- Bổ sung dịch hoặc tắt máy

- Kiểm tra hệ thống dây nối, kim tiêm

- Ấn Start cho máy hoạt động

(Có khí trong dây truyền)

- Đuổi hết khí trong dây truyền

- Ấn Start cho máy hoạt động

(Lỗi tốc độ) - Tắt chuông báo động

- Điều chỉnh lại tốc độ dịch phù hợp với dây truyền hoặc thay dây mới (nếu dây bị nhàu nát)

- Ấn Start cho máy hoạt động

(Cửa sổ) - Tắt chuông báo động

- Lắp lại cửa sổ cho chắc chắn

- Ấn Start cho máy hoạt động

- Ấn phím nguồn để tắt máy

HÀNH Ý NGHĨA TIÊU CHUẨN ĐẠT

1.1 Điều dưỡng mặc trang phục y tế Giảm lây nhiễm chéo

Trang phục đầy đủ, gọn gàng

1.2 Rửa tay thường quy Rửa tay đúng kỹ thuật

- Bộ dây truyền dịch, dịch truyền (thuốc) theo y lệnh, kim luồn, bông cồn 70 0

- Trụ cắm pank, kéo, băng dính, khay hạt đậu, máy truyền dịch

- Hộp thuốc cấp cứu, huyết áp, ống nghe, dây garo

- Xô, túi đựng rác thải

- Tiến hành kỹ thuật được thuận lợi và an toàn

- Kiểm tra dụng cụ đầy đủ, chuẩn bị sẵn sàng trong việc thực hiện kỹ thuật

3.1 Nhận định tình trạng người bệnh

Biết được tình trạng hiện tại của người bệnh để có hướng theo dõi, can thiệp phù hợp, cụ thể cho từng người bệnh

- Nhận định người bệnh: họ tên, tuổi, tình trạng bệnh lý

- Kiểm tra chỉ số sinh tồn

- Nhận định vị trí đặt kim truyền: không có các tổn thương trên da

Thông báo, giải thích cho người bệnh/ người nhà về kỹ thuật

Người bệnh hiểu được lý do sử dụng máy, các bước thực hiện và hợp tác với nhân viên y tế

Báo và giải thích rõ mục đích của kỹ thuật, những yêu cầu hỗ trợ, can thiệp trên người bệnh trước khi thực hiện kỹ thuật

3.3 Cho người bệnh đi tiêu, tiểu trước khi truyền

Giúp người bệnh tiện nghi trong suốt thời gian truyền

Nếu tình trạng người bệnh không đi được có thể cho tiểu tiện tại giường (nếu cần)

4.1 Thực hiện 5 đúng Đảm bảo an toàn, tránh nhầm lẫn

4.2 Gắn máy lên cọc truyền, cung cấp nguồn điện cho máy

Cấp nguồn điện cho máy

Sử dụng đúng loại dây và nguồn điện 220V

4.3 Cắm bộ dây truyền vào chai dịch

Thiết lập đường truyền Khóa dây truyền trước khi treo lên cọc truyền 4.4 Gắn dây truyền dịch vào máy Cố định dây truyền vào máy

Dây truyền nằm đúng vị trí theo khe máy, không gập, nhàu nát 4.5 Gắn Sensor vào bầu đếm giọt Để đo tốc độ truyền dịch

Mức thấp nhất của Sensor ngang với mức cao nhất của dịch 4.6 Ấn phím nguồn để khởi động máy Cài đặt tốc độ, thể tích dịch truyền

- Máy bắt đầu hoạt động

- Thực hiện tốc độ truyền theo y lệnh

Bảo vệ cho nhân viên y tế tránh sự lây nhiễm từ NB

Cỡ găng phù hợp để thao tác được gọn gàng

4.8 Bộc lộ vùng truyền, xác định vị trí truyền, thắt dây garo

Giúp tĩnh mạch nổi rõ

- Vùng truyền không bị tổn thương, tĩnh mạch to, tránh các vị trí nếp gấp, khuỷu

- Garo cách vị trí truyền 10-15cm lên phía trên

Sát khuẩn vị trí truyền Tránh nhiễm khuẩn nơi tiêm

- Sát khuẩn rộng từ trong ra ngoài bằng bông cồn 70 0

- Để cồn khô tự nhiên 4.10 Đặt kim luồn Truyền vào tĩnh mạch

Thực hiện đúng kỹ thuật

4.11 Lắp dây truyền vào chuôi kim, ấn Start cho máy hoạt động

- Nối hệ thống dây truyền vào kim tiêm

Tránh để máu chảy ra ngoài

Cố định kim Giữ cố định kim trên da

Cố định kim chắc chắn trên da người bệnh

4.13 Theo dõi, dặn dò người bệnh những điều cần thiết

Phát hiện sớm và phòng ngừa tai biến

- Theo dõi người bệnh trong suốt thời gian máy hoạt động

- Dặn dò người bệnh không tự điều chỉnh máy, báo nhân viên y tế khi máy báo chuông

5 Thu dọn dụng cụ - Ghi hồ sơ

Theo dõi diễn biến của người bệnh trong quá trình điều trị

- Thu dọn, sắp xếp dụng cụ đúng nơi quy định

- Ghi hồ sơ: tình trạng người bệnh, sự đáp ứng của thuốc

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Điều dưỡng mặc trang phục y tế

- Bộ dây truyền dịch, dịch truyền (thuốc) theo y lệnh, kim luồn, bông cồn 70 0

- Trụ cắm pank, kéo, băng dính, khay hạt đậu, máy truyền dịch

- Hộp thuốc cấp cứu, huyết áp, ống nghe, dây garo

- Xô, túi đựng rác thải

Nhận định tình trạng người bệnh

Thông báo, giải thích cho người bệnh/ người nhà về kỹ thuật

Cho người bệnh đi tiêu, tiểu trước khi truyền

4.2 Gắn máy lên cọc truyền, cung cấp nguồn điện cho máy

4.3 Bật nắp chai dịch, cắm kim qua nút cao su, điều chỉnh khóa dây truyền lên gần bầu đếm giọt, khóa lại

4.4 Gắn dây truyền dịch vào máy

4.5 Gắn Sensor vào bầu đếm giọt

4.6 Ấn phím nguồn để khởi động máy Cài đặt tốc độ, thể tích dịch truyền

4.8 Bộc lộ vùng truyền, xác định vị trí truyền, thắt dây garo

4.9 Sát khuẩn vị trí truyền

4.11 Lắp dây truyền vào chuôi kim, ấn Start cho máy hoạt động

4.13 Theo dõi, dặn dò người bệnh những điều cần thiết

5 Thu dọn dụng cụ - Ghi hồ sơ

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Trọng số

- Điều dưỡng mặc trang phục y tế

- Bộ dây truyền dịch, dịch truyền (thuốc) theo y lệnh, kim luồn, bông cồn 70 0

- Trụ cắm pank, kéo, băng dính, khay hạt đậu, máy truyền dịch

- Hộp thuốc cấp cứu, huyết áp, ống nghe, dây garo

- Xô, túi đựng rác thải

- Nhận định tình trạng người bệnh

- Thông báo, giải thích cho người bệnh/ người nhà về kỹ thuật

- Cho người bệnh đi tiêu, tiểu trước khi truyền

4.2 Gắn máy lên cọc truyền, cung cấp nguồn điện cho máy

4.3 Bật nắp chai dịch, cắm kim qua nút cao su, điều chỉnh khóa dây truyền lên gần bầu đếm giọt, khóa lại

4.4 Gắn dây truyền dịch vào máy x2

4.5 Gắn Sensor vào bầu đếm giọt

4.6 Ấn phím nguồn để khởi động máy Cài đặt tốc độ, thể tích dịch truyền x2

4.7 Điều dưỡng mang găng sạch

4.8 Bộc lộ vùng truyền, xác định vị trí truyền, thắt dây garo

4.9 Sát khuẩn vị trí truyền

4.11 Lắp dây truyền vào chuôi kim, ấn Start cho máy hoạt động x2

4.13 Theo dõi, dặn dò người bệnh những điều cần thiết

5 Thu dọn dụng cụ - Ghi hồ sơ

- Nguyên tắc sử dụng máy truyền dịch

- Bảo quản máy truyền dịch

- Các tình huống thường gặp khi sử dụng máy truyền dịch

- Quy trình kỹ thuật sử dụng máy truyền dịch

LƢỢNG GIÁ o Câu hỏi truyền thống: Anh/ chị hãy:

Câu 1 Trình bày nguyên tắc khi sử dụng máy truyền dịch?

Câu 2 Nêu các lỗi thường gặp khi sử dụng máy truyền dịch? o Câu hỏi trắc nghiệm

* Anh/chị hãy chọn phương án “A cho câu trả lời đúng, B cho câu trả lời sai” để trả lời cho các câu hỏi sau:

Câu 1: Khi sử dụng máy truyền dịch, đèn AIR nháy sáng kèm chuông báo nguyên nhân là do chưa gắn Sensor vào bầu đếm giọt

Câu 2: Khi sử dụng máy truyền dịch, đèn Door nháy sáng kèm chuông báo nguyên nhân là do cửa của máy chưa đóng lại

* Anh/chị hãy chọn đáp án đúng nhất để trả lời cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 3: Khi sử dụng máy truyền dịch đèn EMPTY nháy sáng kèm chuông báo động nguyên nhân là:

A Có khí trong dây truyền

D Bị tắc nghẽn trong dây truyền

E Lỗi cài đặt tốc độ

Câu 4: Khi sử dụng máy truyền dịch đèn occlusion nháy sáng kèm chuông báo động nguyên nhân là:

A Có khí trong dây truyền

D Bị tắc nghẽn trong dây truyền

E Lỗi cài đặt tốc độ

* Anh/chị hãy chọn từ, cụm từ đúng để điền vào chỗ trống cho các câu hỏi sau:

Câu 5: Khi sử dụng máy truyền dịch đèn……… nháy sáng kèm chuông báo động nguyên nhân là do đã hoàn thành số lượng dịch đã cài đặt

Khi sử dụng máy truyền dịch, nếu đèn Completion nháy sáng kèm chuông báo động, nguyên nhân là do tốc độ truyền dịch không phù hợp với kích cỡ của dây truyền dịch.

* Anh/chị hãy chọn đáp án đúng cho các tình huống dưới đây?

Câu 7: Bệnh nhân Trịnh Thị Ngân 40 tuổi được đặt catheter tĩnh mạch dưới đòn có chỉ đinh sử dụng máy truyền dịch để giữ thông đường truyền Điều dưỡng Mai thực hiện y lệnh sử dụng máy truyền dịch, khi ấn Start thì có chuông báo, quan sát thấy đèn Door nháy sáng Điều dưỡng Mai nên xử trí tình huống trên như thế nào?

A Tắt chuông, báo cáo bác sĩ

B Tắt chuông, tháo đường truyền

C Tắt chuông, đóng lại chốt cửa và ấn Start

D Tắt chuông, ấn Select tăng tốc độ truyền

SỬ DỤNG VÀ THEO DÕI MÁY MONITOR

Monitor là thiết bị đo và theo dõi các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân, được sử dụng rộng rãi trong hồi sức cấp cứu và phòng bệnh Thiết bị này giúp nhân viên y tế liên tục theo dõi tình trạng bệnh nhân và cảnh báo khi chỉ số bất thường.

- Trình bày được trường hợp áp dụng sử dụng máy Monitor

- Tiến hành đúng trình tự các bước kỹ thuật sử dụng monitor trên người lành đóng vai

- Thể hiện được thái độ ân cần, nhẹ nhàng và cẩn thận khi thực hiện kỹ thuật

* Các chỉ số theo dõi trên Monitor bao gồm:

- NIBP: Đo huyết áp không xâm lấn

- SpO2: Nồng độ bão hòa oxy trong máu

- Nhiệt độ (t 0 ): Nhiệt độ cơ thể người bệnh

- EtCO2: Áp lực (mmHg) hoặc nồng độ (%) khí cacbonic vào cuối kỳ thở ra

- Nhịp thở: Số lần thở/phút

- Nhịp tim: Số nhịp tim/phút

2 Các trường hợp áp dụng

- Bệnh nhân nặng, bệnh nhân nguy kịch

- Bệnh nhân trong phòng mổ

- Bệnh nhân cai thở máy

- Thai phụ khi chuyển dạ

+ Lau chùi máy mỗi ngày bằng khăn mềm thấm nước hoặc dung dịch nước xà bông vắt khô Không dùng cồn

+ Để máy trong phòng thoáng mát, khô ráo

+ Tránh vận hành máy nơi dễ cháy

+ Không để bất kỳ đồ vật gì lên trên máy

+ Khi hỏng hoặc sử dụng có vấn đề phải báo sửa chữa ngay

Lưu ý: Cắm điện thường xuyên khi không sử dụng để máy luôn sẵn sàng hoạt động khi cần

- Bảo quản dây cáp ECG

+ Không được để cáp bị xoắn, rối

+ Lau sạch cáp sau khi sử dụng cho người bệnh hoặc bị bẩn do dịch tiết, máu…

- Đối với dây sensor SpO2, dây đo nhiệt độ:

+ Lau sạch sau khi sử dụng cho người bệnh hoặc bị bẩn

+ Không được để dây bị xoắn, rối

- Bảo quản hệ thống đo huyết áp

+ Lau sạch sau khi sử dụng cho người bệnh hoặc khi bị bẩn Bao đo huyết áp giặt khi bẩn hoặc có mùi hôi

+ Không được để hệ thống dây bị xoắn hay rối…

Hình 1 Monitor thông thường Hình 2.Monitor sản khoa

Hình 3.Dây cáp ECG Hình 4 Băng đo huyết áp Hình 5.Dây đo SpO 2

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Ý NGHĨA TIÊU CHUẨN ĐẠT

1.1 Điều dưỡng mặc trang phục y tế Giảm lây nhiễm chéo

Trang phục đầy đủ, gọn gàng

1.2 Rửa tay thường quy Rửa tay đúng kỹ thuật

Máy Monitor, hệ thống dây nối theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, điện tim, SpO2, băng quấn huyết áp, miếng dán điện cực

Tiến hành kỹ thuật được thuận lợi và an toàn

Kiểm tra dụng cụ đầy đủ, chuẩn bị sẵn sàng trong việc thực hiện kỹ thuật

Biết được tình trạng hiện tại của người bệnh để có hướng theo dõi, can thiệp phù hợp, cụ thể cho từng người bệnh

- Nhận định người bệnh: họ tên, tuổi, tình trạng bệnh lý

- Nhận định vị trí đặt điện cực: không có các tổn thương trên da

Thông báo, giải thích cho người bệnh/ người nhà về kỹ thuật

Người bệnh hiểu được lý do sử dụng máy, các bước thực hiện và hợp tác với nhân viên y tế

Báo và giải thích rõ mục đích của kỹ thuật, những yêu cầu hỗ trợ, can thiệp trên người bệnh trước khi thực hiện kỹ thuật

4.1 Nối dây nguồn vào máy, khởi động máy

Cấp nguồn điện cho máy

Sử dụng đúng loại dây và nguồn điện 220V

4.2 Cài đặt thông tin của người bệnh

Theo dõi cho từng người bệnh, tránh nhầm lẫn

Cài đặt họ tên, tuổi, số giường, số phòng

- Chọn dây đo SpO2, nối dây vào máy Monitor

- Gắn Sensor theo dõi ở đầu chi người bệnh

Theo dõi độ oxy bão hòa mao mạch

Dây dẫn của sensor SpO2 nằm ở phía trên của mu bàn tay hoặc bàn chân

4.4 Theo dõi huyết áp động mạch

- Chọn dây đo huyết áp, nối dây vào máy Monitor

- Bấm đo huyết áp chờ kết quả

- Cài đặt thời gian đo huyết áp ngắt quãng (nếu có chỉ định)

Theo dõi huyết áp động mạch

Mép dưới của bao đo huyết áp cách nếp gấp khuỷu tay 3 – 5cm

4.5 Theo dõi điện tim, nhịp tim, nhịp thở (ECG, HR, RR)

- Vệ sinh vùng ngực bụng

- Gắn miếng dán điện cực

- Chọn dây theo dõi điện tim và nối vào máy

- Gắn đầu kẹp điện cực vào điện cực đã dán

- Làm sạch vị trí gắn điện cực

- Theo dõi điện tim, nhịp tim, nhịp thở

- Vị trí gắn điện cực tùy theo từng loại máy (5 cực hoặc 3 cực)

- Màu sắc dây điện cực gắn theo hướng dẫn của từng máy 4.6 Theo dõi nhiệt độ (TEMP)

- Chọn dây đo nhiệt độ và nối vào máy

- Gắn Sensor theo dõi nhiệt độ lên da người bệnh

Theo dõi thân nhiệt người bệnh Đầu dò tiếp xúc với da người bệnh

5 Thu dọn dụng cụ - Ghi hồ sơ

Theo dõi diễn biến của người bệnh trong quá trình điều trị

- Thu dọn, sắp xếp dụng cụ đúng nơi quy định

- Ghi hồ sơ: tình trạng người bệnh

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Điều dưỡng mặc trang phục y tế

Máy Monitor, hệ thống dây nối theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, điện tim, SpO2, băng quấn huyết áp, miếng dán điện cực

- Thông báo, giải thích cho người bệnh/ người nhà về kỹ thuật

4.1 Nối dây nguồn vào máy, khởi động máy

4.2 Cài đặt thông tin của người bệnh

- Chọn dây đo SpO2, nối dây vào máy

- Gắn Sensor theo dõi ở đầu chi người bệnh

4.4 Theo dõi huyết áp động mạch (NIBP)

- Chọn dây đo huyết áp, nối dây vào máy

- Bấm đo huyết áp chờ kết quả

- Cài đặt thời gian đo huyết áp ngắt quãng (nếu có chỉ định)

4.5 Theo dõi điện tim, nhịp tim, nhịp thở (ECG,

- Vệ sinh vùng ngực bụng

- Gắn miếng dán điện cực

- Chọn dây theo dõi điện tim và nối vào máy

- Gắn đầu kẹp điện cực vào điện cực đã dán

4.6 Theo dõi nhiệt độ (TEMP)

- Chọn dây đo nhiệt độ và nối vào máy

- Gắn Sensor theo dõi nhiệt độ lên da người bệnh

5 Thu dọn dụng cụ - Ghi hồ sơ

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Trọng số

- Điều dưỡng mặc trang phục y tế

- Các trường hợp áp dụng

- Quy trình kỹ thuật vận hành Monitor

LƢỢNG GIÁ o Câu hỏi truyền thống: Anh/ chị hãy:

Câu 1 Trình bày các trường hợp áp dụng của máy monitor ?

Máy Monitor, hệ thống dây nối theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, điện tim, SpO2, băng quấn huyết áp, miếng dán điện cực

- Thông báo, giải thích cho người bệnh/ người nhà về kỹ thuật

4.1 Nối dây nguồn vào máy, khởi động máy

4.2 Cài đặt thông tin của người bệnh

- Chọn dây đo SpO2, nối dây vào máy

- Gắn Sensor theo dõi ở đầu chi người bệnh

4.4 Theo dõi huyết áp động mạch (NIBP)

- Chọn dây đo huyết áp, nối dây vào máy

- Bấm đo huyết áp chờ kết quả

- Cài đặt thời gian đo huyết áp ngắt quãng (nếu có chỉ định) x2

4.5 Theo dõi điện tim, nhịp tim, nhịp thở (ECG,

- Vệ sinh vùng ngực bụng

- Gắn miếng dán điện cực

- Chọn dây theo dõi điện tim và nối vào máy

- Gắn đầu kẹp điện cực vào điện cực đã dán x2

4.6 Theo dõi nhiệt độ (TEMP)

- Chọn dây đo nhiệt độ và nối vào máy

- Gắn Sensor theo dõi nhiệt độ lên da người bệnh

5 Thu dọn dụng cụ - Ghi hồ sơ

Câu 2 Trình bày cách bảo quản máy monitor ? o Câu hỏi trắc nghiệm

* Anh/chị hãy chọn phương án “A cho câu trả lời đúng, B cho câu trả lời sai” để trả lời cho các câu hỏi sau:

Câu 1: SpO2 là nồng độ bão hòa oxy trong máu

Câu 2: Trường hợp áp dụng của máy monitor là bệnh nhân trong phòng mổ

* Anh/chị hãy chọn đáp án đúng nhất để trả lời cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 3: Khi sử dụng máy monitor, NIBP là chỉ số :

A Đo huyết áp không xâm lấn

C Nồng độ bão hòa oxy trong máu

Câu 4: Khi sử dụng máy monitor, SpO2 là chỉ số :

A Đo huyết áp không xâm lấn

C Nồng độ bão hòa oxy trong máu

* Anh/chị hãy chọn từ, cụm từ đúng để điền vào chỗ trống cho các câu hỏi sau:

Câu 5: Monitor là thiết bị dùng để đo và theo dõi ……… của người bệnh

B Các chỉ số sinh tồn

Câu 6 Khi sử dụng máy monitor, ECG là chỉ số đo:

C Huyết áp có xâm lấn

D Độ bão hòa oxy trong máu

Người bệnh Nguyễn Văn M; 62 tuổi, điều trị tại khoa hồi sức bệnh viện với chẩn đoán tai biến mạch máu não do tăng huyết áp Người bệnh không tỉnh táo, giãy giụa, cử động không tự chủ Bác sĩ chỉ định theo dõi người bệnh bằng máy monitor

1 Là điều dưỡng chăm sóc người bệnh, bạn sẽ làm gì khi chuẩn bị để thực hiện theo dõi người bệnh bằng máy Monitor hiệu quả?

A Thông báo, giải thích để gia đình người bệnh biết về thủ thuật

B Đề nghị gia hỗ trợ giữ người bệnh nằm yên

C Cố định NB để người bệnh nằm yên

D Thảo luận với Bác sỹ về sử dụng thuốc an thần cho người bệnh.

KỸ THUẬT GHI ĐIỆN TIM

Giới thiệu Điện tâm đồ là một phương pháp để theo dõi hoạt động điện của tim rất phổ biến hiện nay, hầu như các cơ sở khám chữa bệnh đều sử dụng điện tâm đồ như một phương tiện chẩn đoán chính cho các bệnh lý tim mạch Đây là một loại xét nghiệm cận lâm sàng không xâm lấn, đơn giản trong thực hiện, mang lại giá trị chẩn đoán cao mà không gây ra các biến chứng cho bệnh nhân

- Trình bày được các chuyển đạo để đo điện tim

- Tiến hành đúng trình tự các bước kỹ thuật ghi điện tim trên người lành đóng vai

- Thể hiện được thái độ ân cần, nhẹ nhàng và cẩn thận khi thực hiện kỹ thuật

1 Đại cương Điện tâm đồ (ECG) là đồ thị ghi lại các biến thiên của dòng điện do tim phát ra trong hoạt động co bóp Máy điện tim có tác dụng ghi lại hoạt động của tim, người theo dõi có thể đọc được đồ thị hoạt động của tim trên màn hình hoặc ghi ra giấy Ghi điện tim là một phương pháp chẩn đoán đơn giản, không xâm lấn, rẻ tiền giúp phát hiện các rối loạn nhịp, rối loạn dẫn truyền và bệnh mạch vành, ngoài ra còn phát hiện những dấu hiệu khác liên quan đến những rối loạn chuyển hóa (tăng kali máu) hay tăng nhạy cảm với đột tử do tim (hội chứng QT kéo dài)

2 Các chuyển đạo để đo điện tim

Cách mắc điện cực để ghi điện tâm đồ gọi là các chuyển đạo hay các đạo trình; các chuyển đạo ghi điện tim gồm:

- Chuyển đạo ngoại vi hay chuyển đạo mẫu Đây là những chuyển đạo hai cực, ghi hiệu số điện thế giữa hai điểm

+ Chuyển đạo D1: một điện cực ở cổ tay phải, một ở cổ tay trái

+ Chuyển đạo D2: một điện cực ở tay phải, một ở cổ chân trái

+ Chuyển đạo D3: một điện cực ở cổ tay trái, một ở cổ chân trái

- Chuyển đạo một cực ở các chi

Theo cách mắc của golbugu: bỏ đi một nhánh nối giữa một chi với cực trung tâm Như thế biên độ sóng điện tâm đồ sẽ lớn hơn, các chuyển đạo này có ký hiệu là aVR, aVL, aVF

- Các chuyển đạo trước tim Đây cũng là những chuyển đạo đơn cực Điện cực thăm dò đặt trên các điểm ở ngực, còn một điện cực nối với cực trung tâm

Loại chuyển đạo trước tim có ký hiệu là V Dưới đây là 6 chuyển đạo trước tim thường dùng

V1: Cực thăm dò ở khoảng liên sườn 4 bên phải, sát xương ức

V2: Cực thăm dò ở khoảng liên sườn 4 bên trái, sát xương ức

V3: Cực thăm dò ở điểm giữa đường thẳng nối V2 với V4

V4: Cực thăm dò ở giao điểm của đường thẳng đi qua điểm giữa xương đòn trái với đường ngang đi qua mỏm tim (hay nếu không xác định được vị trí mỏm tim thì lấy khoảng liên sườn 5 trái)

V5: Cực thăm dò ở giao điểm của đường nách trái với đường ngang đi qua V4

V6: Cực thăm dò ở giao điểm của đường nách giữa với đường ngang đi qua V4 và V5

Hình 1 Vị trí gắn điện cực Hình 2 Hình ảnh điện tâm đồ

3 Bảo quản máy ghi điện tim

- Sau khi dùng phải tắt máy

- Vệ sinh máy: Lau chùi sạch bằng khăn mềm, lau sạch dây cuộn gọn gàng

- Để máy trong phòng thoáng mát, khô ráo

- Không để bất kỳ đồ vật gì lên trên máy

- Khi hỏng hoặc sử dụng có vấn đề phải báo sửa chữa ngay

Hình 3 Cấu tạo hình dáng bên ngoài máy điện tim

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Ý NGHĨA TIÊU CHUẨN ĐẠT

1.1 Điều dưỡng mặc trang phục y tế Giảm lây nhiễm chéo

Trang phục đầy đủ, gọn gàng

1.2 Rửa tay thường quy Rửa tay đúng kỹ thuật

Máy ghi điện tim, dây tiếp đất, dây dẫn và điện cực, bông cồn 70 0

Tiến hành kỹ thuật được thuận lợi và an toàn

Kiểm tra dụng cụ đầy đủ, chuẩn bị sẵn sàng trong việc thực hiện kỹ thuật

Biết được tình trạng hiện tại của người bệnh để có hướng theo dõi, can thiệp phù hợp, cụ thể cho từng người bệnh

- Nhận định người bệnh: họ tên, tuổi, tình trạng bệnh lý

- Nhận định vị trí đặt điện cực: không có các tổn thương trên da

3.2 Thông báo, giải thích cho người bệnh/ người nhà về kỹ thuật

Người bệnh hiểu được lý do sử dụng máy, các bước thực hiện và hợp tác với nhân viên y tế

Báo và giải thích rõ mục đích của kỹ thuật, những yêu cầu hỗ trợ từ người bệnh, những can thiệp trên người bệnh trước khi thực hiện kỹ thuật

3.3 Dặn dò người bệnh những điều cần thiết

Thuận lợi cho việc thực hiện kỹ thuật

Nhắc nhở người bệnh nằm yên, thư giãn, thở đều, không vận động trong khi ghi điện tim

4.1 Nối dây nguồn vào máy, khởi động máy Cấp nguồn điện cho máy

Sử dụng đúng loại dây và nguồn điện 220V

4.2 Cài đặt thông tin của người bệnh

Theo dõi cho từng người bệnh, tránh nhầm lẫn

Cài đặt họ tên, tuổi, mã bệnh nhân

4.3 Bộc lộ, vệ sinh vị trí đặt điện cực

Làm sạch vùng đặt điện cực

Vùng đặt điện cực được làm sạch

- Gắn các chuyển đạo ngoại biên:

Kẹp RA màu đỏ: cổ tay phải

Kẹp LA màu vàng: cổ tay trái

Kẹp RL màu đen: cổ chân phải

Kẹp LL màu xanh: cổ chân trái

- Gắn điện cực chuyển đạo trước tim:

V1: KLS IV sát bờ phải

- Ghi được điện tim theo y lệnh

Các điện cực được gắn đúng vị trí xương ức

V2: KLS IV sát bờ trái xương ức

V4: KLS V đường giữa xương đòn trái

4.5 Kiểm tra chất lượng hình ảnh từng chuyển đạo

Chắc chắn hình ảnh được rõ nét

Hình ảnh sóng từng chuyển đạo rõ ràng, không bị nhiễu

4.6 Ấn phím ghi điện tim, kiểm tra lại chất lượng bản ghi

Ghi điện tim ra giấy

Hình ảnh bản ghi rõ ràng, không bị nhiễu 4.7 Tắt máy, gỡ bỏ điện cực, lau sạch da và tiện nghi cho người bệnh

Nhấn giữ phím nguồn đến khi tắt màn hình máy

Thu dọn dụng cụ, ghi hồ sơ bệnh án

Bảo quản máy, giúp thủ thuật được tiến hành thuận lợi cho người bệnh sau

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Điều dưỡng mặc trang phục y tế

Máy ghi điện tim, dây tiếp đất, dây dẫn và điện cực, bông cồn 70 0

- Thông báo, giải thích cho người bệnh/ người nhà về kỹ thuật

- Dặn dò người bệnh những điều cần thiết

4.1 Nối dây nguồn vào máy, khởi động máy

4.2 Cài đặt thông tin của người bệnh

4.3 Bộc lộ, vệ sinh vị trí đặt điện cực

- Gắn các chuyển đạo ngoại biên:

Kẹp RA màu đỏ: cổ tay phải

Kẹp LA màu vàng: cổ tay trái

Kẹp RL màu đen: cổ chân phải

Kẹp LL màu xanh: cổ chân trái

- Gắn điện cực chuyển đạo trước tim:

V1: KLS IV sát bờ phải xương ức

V2: KLS IV sát bờ trái xương ức

V3: Điểm giữa đường nối V2 và V4

V4: KLS V đường giữa xương đòn trái

4.5 Kiểm tra chất lượng hình ảnh từng chuyển đạo

4.6 Ấn phím ghi điện tim, kiểm tra lại chất lượng bản ghi

4.7 Tắt máy, gỡ bỏ điện cực, lau sạch da và tiện nghi cho người bệnh

5 Thu dọn dụng cụ, ghi hồ sơ bệnh án

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Trọng số

- Điều dưỡng mặc trang phục y tế

Máy ghi điện tim, dây tiếp đất, dây dẫn và điện cực, bông cồn 70 0

- Thông báo, giải thích cho người bệnh/ người nhà về kỹ thuật

- Dặn dò người bệnh những điều cần thiết

4.1 Nối dây nguồn vào máy, khởi động máy

4.2 Cài đặt thông tin của người bệnh

4.3 Bộc lộ, vệ sinh vị trí đặt điện cực

- Gắn các chuyển đạo ngoại biên:

Kẹp RA màu đỏ: cổ tay phải

Kẹp LA màu vàng: cổ tay trái x2

Kẹp RL màu đen: cổ chân phải

Kẹp LL màu xanh: cổ chân trái

- Gắn điện cực chuyển đạo trước tim:

V1: KLS IV sát bờ phải xương ức

V2: KLS IV sát bờ trái xương ức

V3: Điểm giữa đường nối V2 và V4

V4: KLS V đường giữa xương đòn trái

4.5 Kiểm tra chất lượng hình ảnh từng chuyển đạo

4.6 Ấn phím ghi điện tim, kiểm tra lại chất lượng bản ghi x2

4.7 Tắt máy, gỡ bỏ điện cực, lau sạch da và tiện nghi cho người bệnh

5 Thu dọn dụng cụ, ghi hồ sơ bệnh án

- Các chuyển đạo để đo điện tim

- Kết quả điện tâm đồ bình thường ở chuyển đạo mẫu

- Bảo quản máy ghi điện tim

- Quy trình kỹ thuật sử dụng máy ghi điện tim

LƢỢNG GIÁ o Câu hỏi truyền thống: Anh/ chị hãy:

Câu 1 Trình bày các chuyển đạo để đo điện tim?

Câu 2 Trình bày cách bảo quản máy đo điện tim? o Câu hỏi trắc nghiệm

* Anh/chị hãy chọn phương án “A cho câu trả lời đúng, B cho câu trả lời sai” để trả lời cho các câu hỏi sau:

Câu 1: Vị trí đặt V1: cực thăm dò ở khoảng liên sườn 4 bên phải, sát xương ức

Câu 2: Vị trí đặt V3: cực thăm dò ở khoảng liên sườn 4 bên trái, sát xương ức

Câu 3: Vị trí đặt V5: Cực thăm dò ở giao điểm của đường nách trái với đường ngang đi qua V4

* Chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống cho các câu sau:

Câu 4: Điện tim là một phương pháp …… đơn giản, không xâm lấn giúp phát hiện các rối loạn nhịp tim

C Chẩn đoán và điều trị

Câu 5: Máy điện tim có tác dụng ghi lại …… của tim

* Anh/chị hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau:

Câu 6: Chuyển đạo D1 là những chuyển đạo hai cực, ghi hiệu số điện thế giữa hai điểm

A Một điện cực ở cổ tay phải, một ở cổ tay trái

B Một điện cực ở tay phải, một ở cổ chân trái

C Một điện cực ở cổ tay trái, một ở cổ chân trái

D Một điện cực ở cổ tay phải, một ở cổ chân phải

Câu 7: Chuyển đạo D3 là những chuyển đạo hai cực, ghi hiệu số điện thế giữa hai điểm

A Một điện cực ở cổ tay phải, một ở cổ tay trái

B Một điện cực ở tay phải, một ở cổ chân trái

C Một điện cực ở cổ tay trái, một ở cổ chân trái

D Một điện cực ở cổ tay phải, một ở cổ chân phải

Bà H 65 tuổi, tinh thần minh mẫn, bà bị khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, thỉnh thoảng có cơn đau nhói phía sau xương ức Bà đến khám tại bệnh viện Bác sĩ chỉ định ghi điện tim cho người bệnh

1 Cho biết nội dung nào không cần thiết trong chuẩn bị người bệnh H trước khi ghi điện tim? (chọn một đáp án đúng nhất)

A Thông báo, giải thích để người bệnh yên tâm, hợp tác

B Đề nghị và hỗ trợ người bệnh tháo đồ trang sức trên người (nếu có)

C Sử dụng thuốc an thần để người bệnh yên tâm

D Hướng dẫn người bệnh nằm thoải mái, thở đều, thư giãn

THEO DÕI NGƯỜI BỆNH THỞ MÁY

Máy thở là một thiết bị cơ khí tự động được thiết kế để cung cấp tất cả hoặc một phần công việc mà cơ thể phải tạo ra để đưa khí (chứa ôxy) vào và ra khỏi phổi Việc đưa khí vào và ra khỏi phổi được gọi là sự thở hoặc nói một cách chuẩn mực hơn là sự thông khí Thông khí nhân tạo có thể thay thế một phần hoặc thay hoàn toàn nhịp tự thở của bệnh nhân

- Trình bày được nội dung chăm sóc theo dõi hoạt động máy thở

- Trình bày được nội dung theo dõi người bệnh thở máy

- Trình bày được biến chứng và xử trí biến chứng trên người bệnh thở máy

- Người bệnh thở máy là những người bệnh cần được hỗ trợ hô hấp hoàn toàn hoặc một phần Có 2 phương pháp thông khí nhân tạo:

+ Thở máy xâm nhập: Thông khí nhân tạo qua ống nội khí quản hoặc canyl mở khí quản

+ Thở máy không xâm nhập: thông khí nhân tạo qua mặt nạ mũi hoặc mặt nạ mũi và miệng

Hình 1: Thở máy không xâm nhập Hình 2: Thở máy xâm nhập

- Theo dõi bệnh nhân thở máy nhằm mục đích đánh giá hiệu quả điều trị suy hô hấp của thở máy, đồng thời phòng ngừa cũng như phát hiện kịp thời các biến chứng do thở máy hoặc liên quan đến thở máy gây ra

- Theo dõi bệnh nhân thở máy cần được theo dõi toàn diện, kết hợp giữa theo dõi các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng, cũng như theo dõi sát các thông số trên máy thở, trên monitor theo dõi

2 Chỉ định, chống chỉ định

Trong nhiều trường hợp rối loạn hô hấp, có thể đáp ứng bằng cách cho bệnh nhân thở oxy để tăng nồng độ oxy trong khí thở vào, nhưng trong một số trường hợp biện pháp oxy không thể đáp ứng được, phải thực hiện thông khí nhân tạo như: + Rối loạn nhịp thở trầm trọng thở quá nhanh hoặc quá chậm

+ Lực cản và độ đàn hồi của phổi quá lớn

+ Độ giãn nở của phổi quá thấp hoặc bệnh nhân ngừng thở

Hai nhóm bệnh có chỉ định thở máy:

2.1.1 Giảm thông khí phế nang

- Tổn thương thần kinh trung ương như tai biến mạch máu não, đột quỵ não, viêm não…

- Liệt thần kinh ngoại biên, gây liệt hô hấp: rắn độc cắn, bệnh nhân nhược cơ, hội chứng Guillain Barce…

- Bệnh phổi và phế quản mạn tính: khi PaO2< 60mmHg (bình thường 95mmHg), PaCO2> 45 mmHg (bình thường 40mmHg)

- Các bệnh tăng trương lực cơ có cơn co giật toàn thân kéo dài: uốn ván toàn thân, sốt rét ác tính thể não, cơn động kinh liên tục, ngộ độc hóa chất…

- Các bệnh phổi có tổn thương phổi rộng lớn

- Phù phổi cấp có tổn thương phổi

- Người bệnh hôn mê sâu có ứ đọng đờm dãi, suy hô hấp

- Người bệnh phẫu thuật tim, phổi mất máu nhiều

- Chết lâm sàng, người bệnh trong giai đoạn cuối

- Tăng thông khí do chuyển hóa hoặc do tổn thương não không phải là suy hô hấp cấp

- Suy hô hấp cấp có tràn dịch màng phổi, cần phải được dẫn lưu trước khi thông khí nhân tạo

3 Chăm sóc theo dõi hoạt động máy thở

3.1 Các nguồn cung cấp cho máy thở

- Nguồn điện: luôn luôn được cắm vào hệ thống điện lưới Khi có điện, đèn báo

AC sẽ sáng lên Có tác dụng vừa chạy máy thở, vừa nạp điện cho ắc quy của máy để phòng khi mất điện lưới máy sẽ tự động chuyển sang chạy điện ác quy (thời gian chạy điện ác quy kéo dài tùy theo từng loại máy thở)

- Nguồn oxy: được nối với hệ thống cung cấp oxy, khi bật máy sẽ không có báo động áp lực oxy (O2 Pressure)

- Nguồn khí nén: được nối với hệ thống cung cấp khí nén, khi bật máy sẽ không có báo động áp lực khí nén (compressor)

3.2 Hệ thống ống dẫn khí

- Các ống dẫn khí vào bệnh nhân và từ bệnh nhân ra luôn phải để thấp hơn nội khí quản (mở khí quản) để tránh nước đọng ở thành ống vào nội khí quản (mở khí quản) gây sặc phổi

- Thay đoạn ống dẫn khí (dây máy thở, dây chữ T) khi nhiều đờm hoặc máu của bệnh nhân trong ống dẫn khí

- Trên đường ống dẫn khí vào và ra luôn phải có bẫy nước (nước đọng ở thành ống sẽ chảy vào bẫy nước này, vì vậy bẫy nước được để ở vị trí thấp nhất) Chú ý phải đổ nước đọng ở trong cốc bẫy nước, nếu để đầy sẽ gây ra cản trở đường thở và có nguy cơ nước chảy vào phổi bệnh nhân nếu nâng đường ống thở lên cao hơn nội khí quản hoặc canyl mở khí quản

3.3 Hệ thống làm ẩm đường dẫn khí

- Hệ thống này nằm ở đường thở vào, trước khi khí được đưa vào bệnh nhân

- Bình làm ẩm sử dụng nước cất, phải đảm bảo cho mực nước trong bình luôn luôn ở trong giới hạn cho phép

- Bình đốt của hệ thống làm ẩm: 30 – 350C Có tác dụng làm tăng độ ẩm khí thở vào, vì vậy tránh được hiện tượng khô đờm gây tắc

- Nhiệt độ đốt càng cao thì tốc độ bay hơi của nước trong bình làm ẩm càng nhanh, do vậy phải thường xuyên đổ thêm nước vào bình làm ẩm Với nhiệt độ 350C hết khoảng 2000ml/ngày

- Một số máy thở có thêm hệ thống dây đốt nằm trong đường ống thở vào và bình đốt của hệ thống làm ẩm Do vậy dây dùng cho máy thở loại này cũng phải có tác dụng chịu nhiệt

4 Theo dõi người bệnh thở máy

- Tình trạng chung: người bệnh nằm yên, màu sắc da, niêm mạc

Di động lồng ngực cho biết tình trạng thở của bệnh nhân có theo nhịp thở của máy hay không Nếu di động lồng ngực không đều hai bên hoặc chỉ di động một bên ngực, cần kiểm tra lại vị trí của ống nội khí quản.

- Tình trạng co kéo hõm ức và cơ hoành, người bệnh chống máy, tắc đường thở, thông khí không hiệu quả

- Sự thích ứng của người bệnh với máy thở: theo dõi bệnh nhân thở theo máy hay chống máy để báo bác sĩ điều chỉnh chế độ thở các thông số thích hợp, hay thêm các thuốc điều trị khác như giảm đau, an thần

- Theo dõi SpO2: Đây là thông số mà điều dưỡng cần lưu tâm, duy trì ở mức 95 - 100%, nếu dưới 90% là do thông số không hiệu quả, cần tìm nguyên nhân và báo ngay cho bác sĩ điều trị

- Theo dõi hoạt động của hệ thống dẫn lưu ngực kín (nếu có), các dấu hiệu tràn khí dưới da

- Theo dõi sát thông số huyết động, nhịp tim, nhiệt độ, nếu có monitoring thì thuận lợi để theo dõi hơn

- Theo dõi áp lực đường thở:

+ Áp lực đường thở tăng: Có thể tắc nghẽn đường thở do đờm, máu, ống nội khí quản bị gập, người bệnh cắn làm bẹp ống, ống nội khí quản quá sâu, co thắt khí phế quản

+ Giảm áp lực đường thở: hệ thống dây máy thở bị hở do thủng rách, tụt ra khỏi vị trí nối với máy, bóng chèn bơm chưa đủ, tụt ống nội khí quản, gắn bẫy nước không kín

THÔNG TIỂU - RỬA BÀNG QUANG – DẪN LƯU NƯỚC TIỂU

Đặt ống thông tiểu là thủ thuật đưa một ống thông qua niệu đạo để dẫn nước tiểu ra ngoài Phương pháp này được thực hiện với mục đích chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến bàng quang và hệ tiết niệu.

- Trình bày được trường hợp áp dụng và không áp dụng của kỹ thuật thông tiểu, dẫn lưu nước tiểu và rửa bàng quang

- Nêu những điểm cần lưu ý khi thông tiểu, dẫn lưu nước tiểu và rửa bàng quang

- Tiến hành đúng trình tự các bước quy trình thông tiểu, dẫn lưu nước tiểu, rửa bàng quang trên mô hình

- Thể hiện được thái độ nhẹ nhàng, cẩn thận khi thực hiện kỹ thuật

- Người bệnh bí tiểu: khi đã áp dụng các biện pháp kích thích tiểu tiện không hiệu quả

- Phân biệt bí tiểu hay vô niệu

- Lấy nước tiểu xét nghiệm

- Chuyển dạ đẻ (khi sản phụ không tự đi tiểu được)

- Bơm thuốc và điều trị các bệnh lý bàng quang, hệ tiết niệu hoặc để chụp bàng quang ngược dòng…

2 Trường hợp không áp dụng

- Chấn thương dập, rách niệu đạo

- Viêm, nhiễm khuẩn niệu đạo

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Ý NGHĨA TIÊU CHUẨN ĐẠT

1.1 Điều dưỡng mặc trang phục y tế Giảm lây nhiễm chéo

Trang phục đầy đủ, gọn gàng

1.2 Rửa tay thường quy Rửa tay đúng kỹ thuật

- Ống thông tiểu, pank không mấu, săng lỗ, gạc miếng, găng tay vô khuẩn, dầu nhờn, betadin, khay hạt đậu

- Trụ cắm pank, găng tay sạch

Tiến hành kỹ thuật được thuận lợi và an toàn

Kiểm tra dụng cụ đầy đủ, chuẩn bị sẵn sàng trong việc thực hiện kỹ thuật

- Tấm đắp, tấm nilon, bô đựng nước tiểu, túi đựng rác thải, giá đựng ống nghiệm

3.1 Đối chiếu thông tin người bệnh với hồ sơ bệnh án Tránh nhầm lẫn Đối chiếu họ và tên, tuổi, số giường, số phòng

Thông báo, giải thích cho người bệnh/ người nhà về kỹ thuật

Người bệnh hiểu được lý do của kỹ thuật, các bước thực hiện và hợp tác với nhân viên y tế

Báo và giải thích rõ mục đích của kỹ thuật, những yêu cầu hỗ trợ, can thiệp trên người bệnh trước khi thực hiện kỹ thuật

3.3 Nhận định tình trạng người bệnh

Biết được tình trạng hiện tại của người bệnh để có hướng theo dõi, can thiệp phù hợp, cụ thể cho từng người bệnh

- Nhận định tình trạng lỗ niệu đạo, bàng quang

- Nhận định tình trạng bệnh lý: cấp cứu, phẫu thuật, chấn thương, rối loạn tiểu tiện

- Xác định thời điểm người bệnh đi tiểu tiện lần cuối

- Nhận định tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu

- Nhận định tâm lý, sự hiểu biết của người bệnh về đặt ống thông niệu đạo

- Nhận định các trở ngại có thể xảy ra trong quá trình thực hiện

4.1 Điều dưỡng mang găng sạch Bảo vệ cho nhân viên y tế tránh sự lây nhiễm từ người bệnh

Cỡ găng phù hợp để thao tác được gọn gàng

4.2 Để người bệnh nằm tư thế thích hợp, lót nilon dưới mông

Dễ dàng đặt sonde vào niệu đạo

Người bệnh nằm tư thế chân co, đùi dạng 4.3 Phủ tấm đắp, bộc lộ bộ Đảm bảo tế nhị Phủ kín vùng dưới phận sinh dục cho người bệnh người bệnh

4.4 Sát khuẩn lỗ tiểu Loại bỏ vi khuẩn ở lỗ niệu đạo, tránh đưa vi khuẩn vào trong bàng quang

Sát khuẩn từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài

4.5 Thay găng sạch bằng găng vô khuẩn Đảm bảo vô khuẩn Mang găng đúng kỹ thuật

Đặt khay hạt đậu giữa hai đùi người bệnh, trên một tấm săng có lỗ Chú ý bảo vệ sự riêng tư của người bệnh Lỗ khuyết của khay hướng về phía người bệnh.

4.7 Bôi trơn đầu ống thông, gập đuôi ống Đưa ống thông dễ dàng

Bôi trơn đầu ống 3- 4cm đối với nữ, 8- 10cm đối với nam 4.8 Đưa ống thông qua niệu đạo vào bàng quang Đưa ống thông vào bàng quang

Thao tác nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương niêm mạc niệu đạo

4.9 Lấy nước tiểu làm xét nghiệm (nếu cần) Lấy nước tiểu xét nghiệm theo chỉ định

Lấy nước tiểu giữa bãi

4.10 Rút ống thông khi hết nước tiểu Rút ống thông Thao tác nhẹ nhàng

4.11 Vệ sinh lỗ tiểu cho người bệnh, tiện nghi và cho người bệnh nằm nghỉ thoải mái

Vệ sinh lại lỗ tiểu Dùng gạc vệ sinh lại lỗ tiểu cho người bệnh

5 Ghi hồ sơ bệnh án

- Theo dõi diễn biến của người bệnh trong quá trình điều trị

- Kích cỡ ống thông đã dùng

- Số lượng, màu sắc, tính chất nước tiểu

- Tình trạng người bệnh trước, sau khi thông tiểu

Thu dọn dụng cụ, sắp xếp đúng nơi quy định

Dụng cụ sắp xếp gọn gàng

Phân loại và sắp xếp dụng cụ theo quy định

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Điều dưỡng mặc trang phục y tế

- Ống thông tiểu, pank không mấu, săng lỗ, gạc miếng, găng tay vô khuẩn, dầu nhờn, betadin, khay hạt đậu

- Trụ cắm pank, găng tay sạch

- Tấm đắp, tấm nilon, bô đựng nước tiểu, túi đựng rác thải, giá đựng ống nghiệm (nếu cần)

- Đối chiếu thông tin người bệnh với hồ sơ bệnh án

- Thông báo, giải thích cho người bệnh/ người nhà về kỹ thuật

- Nhận định tình trạng người bệnh

4.1 Điều dưỡng mang găng tay sạch

4.2 Để người bệnh nằm tư thế thích hợp, lót nilon dưới mông

4.3 Phủ tấm đắp, bộc lộ bộ phận sinh dục

4.5 Thay găng sạch bằng găng vô khuẩn

4.6 Trải săng có lỗ và đặt khay hạt đậu ở giữa 2 đùi người bệnh

4.7 Bôi trơn đầu ống thông, gập đuôi ống

4.8 Đưa ống thông qua niệu đạo vào bàng quang

4.9 Lấy nước tiểu làm xét nghiệm (nếu cần)

4.10 Rút ống thông khi hết nước tiểu

4.11 Vệ sinh lỗ tiểu cho người bệnh, tiện nghi và cho người bệnh nằm nghỉ thoải mái

5 Thu dọn dụng cụ - Ghi hồ sơ bệnh án

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Trọng số

- Điều dưỡng mặc trang phục y tế

- Ống thông tiểu, pank không mấu, săng lỗ, gạc miếng, găng tay vô khuẩn, dầu nhờn, betadin, khay hạt đậu

- Trụ cắm pank, găng tay sạch

- Tấm đắp, tấm nilon, bô đựng nước tiểu, túi đựng rác thải, giá đựng ống nghiệm (nếu cần)

- Đối chiếu thông tin người bệnh với hồ sơ bệnh án

- Thông báo, giải thích cho người bệnh/ người nhà về kỹ thuật

- Nhận định tình trạng người bệnh

4.1 Điều dưỡng mang găng tay sạch

4.2 Để người bệnh nằm tư thế thích hợp, lót nilon dưới mông

4.3 Phủ tấm đắp, bộc lộ bộ phận sinh dục

4.5 Thay găng sạch bằng găng vô khuẩn

4.6 Trải săng có lỗ và đặt khay hạt đậu ở giữa 2 đùi người bệnh

4.7 Bôi trơn đầu ống thông, gập đuôi ống

4.8 Đưa ống thông qua niệu đạo vào bàng quang x2

4.9 Lấy nước tiểu làm xét nghiệm (nếu cần)

4.10 Rút ống thông khi hết nước tiểu

4.11 Vệ sinh lỗ tiểu cho người bệnh, tiện nghi và cho người bệnh nằm nghỉ thoải mái

5 Thu dọn dụng cụ - Ghi hồ sơ bệnh án

II Dẫn lưu nước tiểu

- Người bệnh đi tiểu không tự chủ: hôn mê, tai biến mạch máu não, liệt cơ vòng

- Người bệnh trước phẫu thuật

- Theo dõi nước tiểu liên tục

- Theo dõi suy thận cấp thể vô niệu: diễn biến bệnh và tác dụng phụ của thuốc, đánh giá chức năng lọc, bài tiết của thận trong những giờ nhất định

2 Trường hợp không áp dụng

- Chấn thương dập, rách niệu đạo

- Viêm, nhiễm khuẩn niệu đạo

3 Một số lưu ý khi thông tiểu – Dẫn lưu nước tiểu

- Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn

- Đặc điểm văn hóa khi để lộ bộ phận sinh dục: người bệnh thường rất ngại khi để lộ bộ phận sinh dục trước mặt người khác Do đó, khi thực hiện kỹ năng cần phải đảm bảo kín đáo nhất là người trẻ, cùng độ tuổi Nếu có điều kiện nên phân công điều dưỡng cùng giới với người bệnh

- Các tổn thương khi đặt ống thông niệu đạo không đúng kỹ thuật:

- Khi đặt thông tiểu phải đặt nhẹ nhàng, tránh tổn thương niệu đạo, bàng quang, màng trinh

- Trong trường hợp bí tiểu không dẫn lưu hết nước tiểu, tránh chảy máu bàng quang

+ Không bơm rửa bàng quang với áp lực mạnh

+ Trong khi rửa nếu thấy bệnh nhân bị mệt hoặc nước rửa chảy ra có máu thì phải ngừng ngay

+ Nên áp dụng phương pháp rửa kín để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn từ môi trường bên ngoài

4 Quy trình kỹ thuật dẫn lưu nước tiểu

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Ý NGHĨA TIÊU CHUẨN ĐẠT

1.1 Điều dưỡng mặc trang phục y tế Giảm lây nhiễm chéo

Trang phục đầy đủ, gọn gàng

1.2 Rửa tay thường quy Rửa tay đúng kỹ thuật

- Ống foley 2 nhánh, săng lỗ, gạc miếng, pank không mấu, dầu nhờn, beadin, găng tay vô khuẩn, bơm tiêm, dung dịch Natriclorid 0.9%, túi đựng nước tiểu

- Trụ cắm pank, găng tay sạch, khay hạt đậu

- Vải đắp, tấm nilon, túi đựng rác thải

Tiến hành kỹ thuật được thuận lợi và an toàn

Kiểm tra dụng cụ đầy đủ, chuẩn bị sẵn sàng trong việc thực hiện kỹ thuật

3.1 Đối chiếu thông tin người bệnh với hồ sơ bệnh án Tránh nhầm lẫn Đối chiếu họ và tên, tuổi, số giường, số phòng

Thông báo, giải thích cho người bệnh/ người nhà về kỹ thuật

Người bệnh hiểu được lý do của kỹ thuật, các bước thực hiện và hợp tác với nhân viên y tế

Báo và giải thích rõ mục đích của kỹ thuật, những yêu cầu hỗ trợ, can thiệp trên người bệnh trước khi thực hiện kỹ thuật

3.3 Nhận định tình trạng người bệnh

Biết được tình trạng hiện tại của người bệnh để có hướng theo dõi, can thiệp phù hợp, cụ thể cho từng người bệnh

- Nhận định tình trạng lỗ niệu đạo, bàng quang

- Nhận định tình trạng bệnh lý: cấp cứu, phẫu thuật, chấn thương, rối loạn tiểu tiện

- Xác định thời điểm người bệnh đi tiểu tiện lần cuối

- Nhận định tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu

- Nhận định tâm lý, sự hiểu biết của người bệnh về đặt ống thông niệu đạo

- Nhận định các trở ngại có thể xảy ra trong quá trình thực hiện

4.1 Điều dưỡng mang găng sạch Bảo vệ cho nhân viên y tế tránh sự lây nhiễm từ người bệnh

Cỡ găng phù hợp để thao tác được gọn gàng

4.2 Đặt người bệnh nằm tư thế thích hợp, lót nilon dưới mông

Dễ dàng đặt sonde vào niệu đạo

Người bệnh nằm tư thế chân co, đùi dạng

4.3 Phủ tấm đắp, bộc lộ bộ phận sinh dục Đảm bảo tế nhị cho người bệnh

Phủ kín vùng dưới người bệnh

4.4 Sát khuẩn lỗ tiểu Loại bỏ vi khuẩn ở lỗ niệu đạo, tránh đưa vi khuẩn vào trong bàng quang

Sát khuẩn nhẹ nhàng tránh tổn thương niêm mạc

4.5 Thay găng sạch bằng găng vô khuẩn Đảm bảo vô khuẩn

Mang găng đúng kỹ thuật

4.6 Trải săng có lỗ và đặt khay hạt đậu ở giữa 2 đùi người bệnh Đảm bảo tế nhị cho người bệnh Điểm khuyết của khay hạt đậu quay về phía trên người bệnh 4.7 Bôi trơn đầu ống thông, gập Đưa ống thông Bôi trơn đầu ống 3- đuôi ống dễ dàng 4cm đối với nữ, 8-

10cm đối với nam 4.8 Đưa ống thông qua niệu đạo vào bàng quang Đưa ống thông vào bàng quang

Chiều dài ống thông khi đưa vào bàng quang: nữ 5-6cm, nam 18-22cm

4.9 Tháo săng có lỗ, lắp túi đựng nước tiểu vào ống thông

Chứa nước tiểu từ bàng quang ra ngoài

4.10 Bơm bóng chèn Để giữ ống thông lại trong bàng quang

Số lượng nước bơm tùy thuộc vào cỡ ống thông

4.11 Treo túi đựng nước tiểu ở song giường Cố định túi đựng nước tiểu

Túi tiểu thấp hơn bàng quang người bệnh

4.12 Vệ sinh lỗ tiểu cho người bệnh, tiện nghi và cho người bệnh nằm nghỉ thoải mái

Vệ sinh lại lỗ tiểu

Dùng gạc vệ sinh lại lỗ tiểu cho người bệnh

Ghi hồ sơ bệnh án Theo dõi diễn biến của người bệnh trong quá trình điều trị

- Kích cỡ ống thông đã dùng

- Số lượng, màu sắc, tính chất nước tiểu

- Thể tích lưu bóng chèn

- Tình trạng người bệnh trước, sau khi đặt thông dẫn lưu

Thu dọn dụng cụ, sắp xếp đúng nơi quy định Dụng cụ sắp xếp gọn gàng

Phân loại và sắp xếp dụng cụ theo quy định

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Điều dưỡng mặc trang phục y tế

- Ống foley 2 nhánh, săng lỗ, gạc miếng, pank không mấu, dầu nhờn, beadin, găng tay vô khuẩn, bơm tiêm, dung dịch Natriclorid 0.9%, túi đựng nước tiểu

- Trụ cắm pank, găng tay sạch, khay hạt đậu

- Vải đắp, tấm nilon, túi đựng rác thải

- Đối chiếu thông tin người bệnh với hồ sơ bệnh án

- Thông báo, giải thích cho người bệnh/ người nhà về kỹ thuật

- Nhận định tình trạng người bệnh

4.1 Điều dưỡng mang găng sạch

4.2 Đặt người bệnh nằm tư thế thích hợp, lót nilon dưới mông

4.3 Phủ tấm đắp, bộc lộ bộ phận sinh dục

4.5 Thay găng sạch bằng găng vô khuẩn

4.6 Trải săng có lỗ và đặt khay hạt đậu ở giữa 2 đùi người bệnh

4.7 Bôi trơn đầu ống thông, gập đuôi ống

4.8 Đưa ống thông qua niệu đạo vào bàng quang

4.9 Tháo săng có lỗ, lắp túi đựng nước tiểu vào ống thông

4.11 Treo túi đựng nước tiểu ở song giường

4.12 Vệ sinh lỗ tiểu cho người bệnh, tiện nghi và cho người bệnh nằm nghỉ thoải mái

5 Thu dọn dụng cụ - Ghi hồ sơ bệnh án

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Trọng số

- Điều dưỡng mặc trang phục y tế

- Ống foley 2 nhánh, săng lỗ, gạc miếng, pank không mấu, dầu nhờn, beadin, găng tay vô khuẩn, bơm tiêm, dung dịch Natriclorid

- Trụ cắm pank, găng tay sạch, khay hạt đậu

- Vải đắp, tấm nilon, túi đựng rác thải

- Đối chiếu thông tin người bệnh với hồ sơ bệnh án

- Thông báo, giải thích cho người bệnh/ người nhà về kỹ thuật

- Nhận định tình trạng người bệnh

4.1 Điều dưỡng mang găng sạch

4.2 Đặt người bệnh nằm tư thế thích hợp, lót nilon dưới mông

4.3 Phủ tấm đắp, bộc lộ bộ phận sinh dục

4.5 Thay găng sạch bằng găng vô khuẩn

4.6 Trải săng có lỗ và đặt khay hạt đậu ở giữa 2 đùi người bệnh

4.7 Bôi trơn đầu ống thông, gập đuôi ống

4.8 Đưa ống thông qua niệu đạo vào bàng quang

4.9 Tháo săng có lỗ, lắp túi đựng nước tiểu vào ống thông x2

4.11 Treo túi đựng nước tiểu ở song giường

4.12 Vệ sinh lỗ tiểu cho người bệnh, tiện nghi và cho người bệnh nằm nghỉ thoải mái

5 Thu dọn dụng cụ - Ghi hồ sơ bệnh án

III Kỹ thuật rửa bàng quang

- Đặt ống thông tiểu lâu ngày

- Bàng quang bị nhiễm khuẩn, chảy máu

- Sau mổ cắt u xơ tiền liệt tuyến

- Khi có chỉ định bơm thuốc điều trị tại bàng quang

2 Trường hợp không áp dụng

- Chấn thương dập, rách niệu đạo

- Viêm, nhiễm khuẩn niệu đạo

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Ý NGHĨA TIÊU CHUẨN ĐẠT

1 Chuẩn bị người điều dưỡng

1.1 Điều dưỡng mặc trang phục y tế Giảm lây nhiễm chéo

Trang phục đầy đủ, gọn gàng

1.2 Rửa tay thường quy Rửa tay đúng kỹ thuật

2.1 - Ống foley 3 nhánh, săng lỗ, gạc miếng, pank không mấu, dầu nhờn, beadin, găng tay vô khuẩn, bơm tiêm, dung dịch

Natriclorid 0.9%, túi đựng nước tiểu

- Dung dịch rửa, túi đựng dung dịch rửa có dây dẫn hoặc bơm tiêm 50ml

- Trụ cắm pank, găng tay sạch, khay hạt đậu

- Vải đắp, tấm nilon, túi đựng rác thải

Tiến hành kỹ thuật được thuận lợi và an toàn

Kiểm tra dụng cụ đầy đủ, chuẩn bị sẵn sàng trong việc thực hiện kỹ thuật

3.1 Đối chiếu thông tin người bệnh với hồ sơ bệnh án Tránh nhầm lẫn Đối chiếu họ và tên, tuổi, số giường, số phòng

Thông báo, giải thích cho người bệnh/ người nhà về kỹ thuật

Người bệnh hiểu được lý do của kỹ thuật, các bước thực hiện và hợp tác với nhân viên y tế

Báo và giải thích rõ mục đích của kỹ thuật, những yêu cầu hỗ trợ, can thiệp trên người bệnh trước khi thực hiện kỹ thuật

3.3 Nhận định tình trạng người bệnh

Biết được tình trạng hiện tại của người bệnh để có hướng theo dõi, can thiệp phù hợp, cụ thể cho từng người bệnh

- Nhận định tình trạng lỗ niệu đạo, bàng quang

- Nhận định tình trạng bệnh lý: cấp cứu, phẫu thuật, chấn thương, rối loạn tiểu tiện

- Nhận định tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu

- Nhận định tâm lý, sự hiểu biết của người bệnh về đặt ống thông niệu đạo

- Nhận định các trở ngại có thể xảy ra trong quá trình thực hiện

4.1 Đổ dung dịch rửa ra cốc hoặc treo túi đựng dung dịch rửa lên giá

Chuẩn bị dung dịch rửa

Túi đựng dung dịch rửa cách mặt giường 60-80cm

4.2 Điều dưỡng mang găng tay sạch

Bảo vệ cho nhân viên y tế tránh sự lây nhiễm từ người bệnh

Cỡ găng phù hợp để thao tác được gọn gàng

4.3 Đặt người bệnh nằm tư thế thích hợp, lót nilon dưới mông

Dễ dàng đặt sonde vào niệu đạo

Người bệnh nằm tư thế chân co, đùi dạng

4.4 Phủ tấm đắp, bộc lộ bộ phận sinh dục Đảm bảo tế nhị cho người bệnh

Phủ kín vùng dưới người bệnh

4.5 Sát khuẩn lỗ tiểu Loại bỏ vi khuẩn ở lỗ niệu đạo, tránh đưa vi khuẩn vào trong bàng quang

Sát khuẩn nhẹ nhàng tránh tổn thương niêm mạc

4.6 Thay găng sạch bằng găng vô khuẩn Đảm bảo vô khuẩn

Mang găng đúng kỹ thuật

4.7 Trải săng có lỗ và đặt khay hạt đậu ở giữa 2 đùi người bệnh Đảm bảo tế nhị cho người bệnh Điểm khuyết của khay hạt đậu quay về phía trên người bệnh

4.8 Bôi trơn đầu ống thông, gập đuôi ống Đưa ống thông dễ dàng

Bôi trơn đầu ống 3- 4cm đối với nữ, 8- 10cm đối với nam 4.9 Đưa ống thông qua niệu đạo vào bàng quang Đưa ống thông vào bàng quang

Chiều dài ống thông khi đưa vào bàng quang: nữ 5-6cm, nam 18-22cm

4.10 Tháo săng có lỗ, lắp túi đựng nước tiểu vào ống thông

Chứa nước tiểu từ bàng quang ra ngoài

4.11 Bơm bóng chèn Để giữ ống thông lại trong bàng quang

Số lượng nước bơm tùy thuộc vào cỡ ống thông

4.12 Cho hết nước tiểu trong bàng quang chảy ra ngoài túi đựng nước tiểu

Làm trống bàng quang trước khi rửa

Bàng quang hết nước tiểu

4.13 Treo túi đựng nước tiểu ở song giường

Cố định túi đựng nước tiểu

Túi tiểu thấp hơn bàng quang người bệnh 4.14 Tiến hành rửa bàng quang:

- Rửa bằng hệ thống kín:

+ Đóng nhánh chính của ống thông

+ Mở khóa cho dung dịch rửa chảy vào bàng quang số lượng khoảng 150-400ml, khóa lại Đưa nước vào bàng quang

Số lượng dung dịch rửa mỗi lần đưa vào bàng quang khoảng

+ Sau 30 phút, mở nhánh chính cho nước rửa từ bàng quang chảy ra túi tiểu

+ Đóng nhánh chính của ống thông

+ Dùng bơm 50ml hút dung dịch rửa bơm vào bàng quang số lượng 150-400ml

+ Sau 30 phút, mở nhánh chính cho nước rửa từ bàng quang chảy ra túi tiểu

150-400ml tùy vào đối tượng bệnh nhân là người lớn hay trẻ em

4.15 Quan sát đánh giá dịch rửa, lặp lại thao tác trên

Tiếp tục rửa nếu có chỉ định

Rửa đến khi hết số lượng dung dịch rửa đã chuẩn bị theo y lệnh

4.16 Rút ống thông (nếu có chỉ định), lau khô bộ phận sinh dục, tiện nghi cho người bệnh

Giúp người bệnh thoải mái

Dùng gạc lau khô bộ phận sinh dục cho người bệnh

Ghi hồ sơ bệnh án

Theo dõi diễn biến của người bệnh trong quá trình điều trị

- Kích cỡ ống thông đã dùng

- Số lượng, màu sắc, tính chất nước tiểu

- Dung dịch rửa theo chỉ định

- Tình trạng người bệnh trước, sau khi thực hiện kỹ thuật

Dụng cụ sắp xếp gọn gàng

Phân loại và sắp xếp dụng cụ theo quy định

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1 Chuẩn bị người điều dưỡng

- Điều dưỡng mặc trang phục y tế

- Ống foley 3 nhánh, săng lỗ, gạc miếng, pank không mấu, dầu nhờn, beadin, găng tay vô khuẩn, bơm tiêm, dung dịch Natriclorid 0.9%, túi đựng nước tiểu

- Dung dịch rửa, túi đựng dung dịch rửa có dây dẫn hoặc bơm tiêm 50ml

- Trụ cắm pank, găng tay sạch, khay hạt đậu

- Vải đắp, tấm nilon, túi đựng rác thải

- Đối chiếu thông tin người bệnh với hồ sơ bệnh án

- Thông báo, giải thích cho người bệnh/ người nhà về kỹ thuật

- Nhận định tình trạng người bệnh

4.1 Đổ dung dịch rửa ra cốc hoặc treo túi đựng dung dịch rửa lên giá

4.2 Điều dưỡng mang găng tay sạch

4.3 Đặt người bệnh nằm tư thế thích hợp, lót nilon dưới mông

4.4 Phủ tấm đắp, bộc lộ bộ phận sinh dục

4.6 Thay găng sạch bằng găng vô khuẩn

4.7 Trải săng có lỗ và đặt khay hạt đậu ở giữa 2 đùi người bệnh

4.8 Bôi trơn đầu ống thông, gập đuôi ống

4.9 Đưa ống thông qua niệu đạo vào bàng quang

4.10 Tháo săng có lỗ, lắp túi đựng nước tiểu vào ống thông

4.12 Cho hết nước tiểu trong bàng quang chảy ra ngoài túi đựng nước tiểu

4.13 Treo túi đựng nước tiểu ở song giường

4.14 Tiến hành rửa bàng quang:

- Rửa bằng hệ thống kín:

+ Đóng nhánh chính của ống thông

+ Mở khóa cho dung dịch rửa chảy vào bàng quang số lượng khoảng 150-400ml, khóa lại

+ Sau 30 phút, mở nhánh chính cho nước rửa từ bàng quang chảy ra túi tiểu

+ Đóng nhánh chính của ống thông

+ Dùng bơm 50ml hút dung dịch rửa bơm vào bàng quang số lượng 150-400ml

+ Sau 30 phút, mở nhánh chính cho nước rửa từ bàng quang chảy ra túi tiểu

4.15 Quan sát đánh giá dịch rửa, lặp lại thao tác trên

4.16 Rút ống thông (nếu có chỉ định), lau khô bộ phận sinh dục, tiện nghi cho người bệnh

5 Thu dọn dụng cụ - Ghi hồ sơ bệnh án

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Trọng số

1 Chuẩn bị người điều dưỡng

- Điều dưỡng mặc trang phục y tế

- Ống foley 3 nhánh, săng lỗ, gạc miếng, pank không mấu, dầu nhờn, beadin, găng tay vô khuẩn, bơm tiêm, dung dịch Natriclorid 0.9%, túi đựng nước tiểu

- Dung dịch rửa, túi đựng dung dịch rửa có dây dẫn hoặc bơm tiêm 50ml

- Trụ cắm pank, găng tay sạch, khay hạt đậu

- Vải đắp, tấm nilon, túi đựng rác thải

- Đối chiếu thông tin người bệnh với hồ sơ bệnh án

- Thông báo, giải thích cho người bệnh/ người nhà về kỹ thuật

- Nhận định tình trạng người bệnh

4.1 Đổ dung dịch rửa ra cốc hoặc treo túi đựng dung dịch rửa lên giá

4.2 Điều dưỡng mang găng tay sạch

4.3 Đặt người bệnh nằm tư thế thích hợp, lót nilon dưới mông

4.4 Phủ tấm đắp, bộc lộ bộ phận sinh dục

4.6 Thay găng sạch bằng găng vô khuẩn

4.7 Trải săng có lỗ và đặt khay hạt đậu ở giữa 2 đùi người bệnh

4.8 Bôi trơn đầu ống thông, gập đuôi ống

4.9 Đưa ống thông qua niệu đạo vào bàng quang x2

4.10 Tháo săng có lỗ, lắp túi đựng nước tiểu vào ống thông

4.12 Cho hết nước tiểu trong bàng quang chảy ra ngoài túi đựng nước tiểu

4.13 Treo túi đựng nước tiểu ở song giường

4.14 Tiến hành rửa bàng quang

- Rửa bằng hệ thống kín:

+ Đóng nhánh chính của ống thông

+ Mở khóa cho dung dịch rửa chảy vào bàng quang số lượng khoảng 150-400ml, khóa lại

+ Sau 30 phút, mở nhánh chính cho nước rửa từ bàng quang chảy ra túi tiểu

+ Đóng nhánh chính của ống thông

+ Dùng bơm 50ml hút dung dịch rửa bơm vào bàng quang số lượng 150-400ml

+ Sau 30 phút, mở nhánh chính cho nước rửa từ bàng quang chảy ra túi tiểu x2

4.15 Quan sát đánh giá dịch rửa, lặp lại thao tác trên

4.16 Rút ống thông (nếu có chỉ định), lau khô bộ phận sinh dục, tiện nghi cho người bệnh

5 Thu dọn dụng cụ - Ghi hồ sơ bệnh án

4 Một số nguy cơ, tai biến và cách phòng ngừa khi thông tiểu - rửa bàng quang - dẫn lưu nước tiểu

TT Nguy cơ – Tai biến Phòng ngừa

1 Tổn thương niệu đạo Lựa chọn cỡ ống thông phù hợp Ống thông phải thoa chất trơn

Hướng dẫn người bệnh hít thở sâu

Thao tác nhẹ nhàng, không cố đẩy ống vào khi bị vướng

Không đặt ống thông nhiều lần trong ngày

Xả bóng chèn trước khi rút ống thông tiểu

2 Nhiễm khuẩn niệu đạo Đảm bảo kỹ thuật vô trùng

Sử dụng chất trơn tan được trong nước

3 Nhiễm khuẩn ngược dòng Đảm bảo kỹ thuật, dụng cụ vô trùng

Xả nước tiểu khi đầy đến mức 2/3 túi chứa hoặc sau mỗi 8 giờ

Treo túi nước tiểu thấp hơn bàng quang của bệnh nhân 60cm, không để tui chứa nước tiểu chạm đất

Khi di chuyển người bệnh phải khóa hệ thống dẫn lưu

Vệ sinh bộ phận sinh dục hằng ngày

Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng mỗi ngày Xét nghiệm nước tiểu định kỳ hoặc khi nghi ngờ

4 Teo bàng quang Cột ống mỗi 3 giờ mở một lần cho nước tiểu chảy ra (theo chỉ định)

5 Vỡ niệu đạo do bóng chèn nằm sai vị trí

Chỉ bơm bóng chèn khi chắc chắn ống đã vào hẳn trong bàng quang

6 Xuất huyết bàng quang Tránh bơm rửa với áp lực mạnh

7 Nhiễm khuẩn Áp dụng kỹ thuật vô khuẩn

Sử dụng phương pháp rửa kín

- Trường hợp áp dụng, không áp dụng thông tiểu, rửa bàng quang, dẫn lưu nước tiểu

- Các nguy cơ, tai biến và cách phòng ngừa

- Quy trình kỹ thuật thông tiểu, rửa bàng quang, dẫn lưu nước tiểu

LƢỢNG GIÁ o Câu hỏi truyền thống: Anh/ chị hãy:

Câu 1: Trình bày các trường hợp áp dụng và không áp dụng của kỹ thuật thông tiểu?

Câu 2: Trình bày các trường hợp áp dụng và không áp dụng của kỹ thuật dẫn lưu nước tiểu và rửa bàng quang?

Câu 3: Nêu những điểm cần lưu ý khi thông tiểu, dẫn lưu nước tiểu, rửa bàng quang cho người bệnh?

Câu 4: Trình bày các nguy cơ, tai biến và cách phòng ngừa khi thông tiểu, dẫn lưu nước tiểu, rửa bàng quang o Câu hỏi trắc nghiệm

* Anh (chị( hãy chọn đáp án “Đúng- phương án A” hoặc “sai-phương án B” cho các câu hỏi sau:

Câu 1: Khi thực hiện kỹ thuật thông tiểu cho người bệnh phải đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối

Câu 2: Thông tiểu được áp dụng cho trường hợp người bệnh chấn thương rập rách niệu đạo

Câu 3: Dẫn lưu nước tiểu được áp dụng ở những người bệnh tiểu tiện không tự chủ

Câu 4: Dẫn lưu nước tiểu được áp dụng để theo dõi đánh giá chức năng lọc, bài tiết của thận trong những giờ nhất định

Câu 5: Khi tiến hành thông tiểu tốt nhất nên dùng ống thông foley 3 nhánh

* Anh/chị hãy điền từ (cụm từ) thích hợp để hoàn chỉnh các câu hỏi sau:

Câu 6: Dẫn lưu nước tiểu liên tục là quá trình dẫn nước tiểu từ bàng quang vào túi đựng nước tiểu vô khuẩn, đây là một quá trình đòi hỏi phải tôn trọng nguyên tắc

Câu 7: Khi rửa bàng quang, dùng bơm tiêm bơm vào bàng quang từ dung dịch rửa, kẹp ống khoảng 30 phút rồi mở kẹp để nước chảy ra

Câu 8: Khi lấy nước tiểu nuôi cấy vi khuẩn phải lấy nước tiểu và cho vào ống nghiệm vô khuẩn

Câu 9: Thông tiểu là 1 thủ thuật đưa ống thông qua niệu đạo vào bàng quang để dẫn nước tiểu ra ngoài nhằm mục đích làm giảm bớt sự khó chịu và căng quá mức do ứ đọng nước tiểu

* Anh/chị hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau:

Câu 10: Áp dụng thông tiểu một lần cho những trường hợp sau, trừ:

B Phân biệt bí tiểu hay vô niệu

C Theo dõi đánh giá chức năng lọc của thận

E Lấy nước tiểu làm xét nghiệm

Câu 11: Số lượng dịch rửa bàng quang trong 1 lần đưa vào bằng hệ thống dẫn lưu kín là:

Câu 12: Để tránh tai biến nhiễm khuẩn ngược dòng khi thực hiện kỹ thuật thông tiểu phải đảm bảo:

B Xả nước tiểu mỗi 8 giờ

C Treo túi tiểu thấp hơn bàng quang

D Vệ sinh bộ phận sinh dục hằng ngày

Câu 13: Ống thông dùng để rửa bàng quang hệ thống kín là:

Câu 14: Kỹ thuật rửa bàng quang được áp dụng cho những trường hợp sau, Trừ:

A Đặt ống thông tiểu liên tục

B Bàng quang bị nhiễm khuẩn, chảy máu

C Sau mổ cắt u sơ tiền liệt tuyến

E Khi có chỉ định bơm thuốc điều trị tại bàng quang

Câu 15: Mục đích của kỹ thuật thông tiểu là:

A Đưa nước tiểu ra ngoài

B Lấy nước tiểu làm xét nghiệm

C Làm giảm sự khó chịu do ứ đọng nước tiểu trong bàng quang

* Anh/chị hãy chọn đáp án đúng cho các câu hỏi tình huống dưới đây:

Câu 16: Trong buổi học lâm sàng tại khoa ngoại cô giáo hướng dẫn kỹ thuật đặt sonde dẫn lưu nước tiểu trên bệnh nhân, cô mời bạn H tiến hành kỹ thuật dưới sự hướng dẫn của cô mọi việc H đều làm rất tốt nhưng khi đặt xong H không biết nên để túi nước tiểu như thế nào cho đúng Bạn hãy giúp H

A Treo túi ở song giường thấp hơn bàng quang

B Để túi giữa 2 đùi người bệnh

C Treo túi cao hơn bàng quang người bệnh

D Cố định túi vào chân người bệnh

KỸ THUẬT THỤT THÁO

Tháo thụt là kỹ thuật đưa nước vào đại tràng qua đường hậu môn nhằm làm mềm, lỏng các cục phân cứng và làm thành ruột nở rộng, kích thích co lại để đẩy phân ra ngoài

- Trình bày được mục đích, áp dụng, không áp dụng thụt tháo

- Tiến hành đúng trình tự các bước quy trình kỹ thuật thụt tháo

- Thể hiện được thái độ tế nhị, nhẹ nhàng và cẩn thận khi thực hiện kỹ thuật

- Làm mềm phân, hỗ trợ nhu động ruột

- Kích thích thành ruột nở rộng, tăng co bóp giúp tống phân ra ngoài

- Làm sạch trực tràng, đại tràng khi bị ứ phân cấp tính

- Chuẩn bị các xét nghiệm chẩn đoán hay chuẩn bị trước phẫu thuật

2 Trường hợp áp dụng và không áp dụng

- Bệnh nhân táo bón lâu ngày

- Trước khi phẫu thuật ổ bụng, đặc biệt là phẫu thuật đại tràng

- Trước khi chụp X-quang đại tràng có bơm thuốc cản quang

- Trước khi nội soi ổ bụng, trực tràng, đại tràng

2.2 Trường hợp không áp dụng

- Tổn thương hậu môn, trực tràng

3 Một số lưu ý khi thụt tháo

- Dung dịch thụt tháo: nước muối sinh lý, nước sạch, dung dịch ưu trương, dung dịch xà phòng loãng, dầu, thuốc làm tăng nhu động ruột

- Thử nước trước khi thụt để tránh bỏng cho người bệnh (nhiệt độ thích hợp từ

- Độ sâu của canyl hoặc ống thông đưa từ lỗ hậu môn vào trực tràng tuỳ thuộc vào độ tuổi người bệnh

- Thể tích thụt: tuỳ thuộc độ tuổi

- Tạm dừng thụt khi người bệnh đau bụng, khó chịu, mót rặn, muốn đi đại tiện Khi các dấu hiệu trên hết thì tiếp tục thụt với áp lực thấp

4 Quy trình thực hành kỹ thuật thụt tháo

4.1 Quy trình thụt tháo bằng nước

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Ý NGHĨA TIÊU CHUẨN ĐẠT

1.1 Điều dưỡng mặc trang phục y tế Giảm lây nhiễm chéo

Trang phục đầy đủ, gọn gàng

1.2 Rửa tay thường quy Rửa tay đúng kỹ thuật

2.1 - Canyl thụt tháo, dầu nhờn, gạc củ ấu, gạc miếng, găng tay

- Trụ cắm pank, nước muối sinh lí, nhiệt kế bách phân

- Tấm nilon, bốc thụt, nước thụt, giấy vệ sinh, vải đắp

- Bô, túi đựng rác thải

Tiến hành kỹ thuật được thuận lợi và an toàn

Kiểm tra dụng cụ đầy đủ, chuẩn bị sẵn sàng trong việc thực hiện kỹ thuật

Biết được tình trạng hiện tại của người bệnh để có hướng theo dõi, can thiệp phù hợp, cụ thể cho từng người bệnh

- Họ tên, tuổi, số phòng

- Tình trạng cân bằng dịch vào ra, tình trạng hậu môn

- Sự than phiền của người bệnh, sự đau đớn, khó chịu khi đại tiện

- Các yếu tố gây cản trở, bất lợi khi thực hiện kỹ thuật

Trạng thái tâm lý, chế độ ăn uống, hoạt động thể chất, thời gian đại tiện lần cuối, thói quen đại tiện, chế độ dùng thuốc, tư thế ngồi đại tiện và tình trạng bụng là những yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến quá trình đi tiêu Những yếu tố này có thể gây táo bón hoặc tiêu chảy, do đó cần chú ý để điều chỉnh phù hợp giúp cải thiện tình trạng đại tiện bình thường.

Thông báo, giải thích cho người bệnh/ người nhà về kỹ thuật

Người bệnh hiểu được lý do của kỹ thuật, các bước thực hiện và hợp tác với nhân viên y tế

Báo và giải thích rõ mục đích của kỹ thuật, những yêu cầu hỗ trợ, can thiệp trên người bệnh trước khi thực hiện kỹ thuật

3.3 Dặn dò người bệnh những điều cần thiết

Người bệnh hiểu và hợp tác

- Cảm giác khó chịu khi đưa nước vào đại tràng

- Nhịn 10 -15 phút sau đó đi đại tiện

4.1 Kiểm tra nhiệt độ của nước, đổ nước vào bốc thụt, treo bốc lên giá Đảm bảo nhiệt độ của nước

- Khoảng cách từ bốc so với mặt giường 60- 80cm

4.2 Gắn canyl và đuổi khí Tránh đưa khí vào đại tràng

Không còn khí trong dây dẫn

4.3 Điều dưỡng mang găng Bảo vệ cho nhân viên y tế tránh sự lây nhiễm từ người bệnh

Cỡ găng phù hợp để thao tác được gọn gàng

4.4 Phủ tấm đắp, giúp người bệnh bộc lộ, nằm tư thế thích hợp Đảm bảo tế nhị cho người bệnh

Thuận tiện khi thực hiện kỹ thuật

Nằm nghiêng trái, chân dưới duỗi thẳng, chân trên co

45 Trải tấm nilon dưới mông người bệnh

Nước thụt không rơi vãi làm bẩn quần áo, ga giường

Tấm nilon trải tương ứng phần mông người bệnh

4.6 Bôi trơn đầu canyl Đưa canyl vào dễ dàng

4.7 Đưa canyl qua hậu môn vào trực tràng Đưa nước vào trực tràng Đưa chếch theo hướng rốn 2/3 canyl

4.8 Mở khoá cho nước chảy vào trực tràng Đưa nước vào trực tràng Mở khóa từ từ

4.9 Kiểm tra nước có vào trực tràng hay không

Kiểm tra nước có vào trực tràng không

Hỏi cảm giác người bệnh hoặc quan sát nước trong bốc thụt

4.10 Khi đưa hết nước vào trực tràng, khóa van và rút canyl

Rút canyl cho người bệnh Động tác nhẹ nhàng

4.11 Giúp người bệnh tiện nghi, dặn người bệnh cố gắng giữ nước 10-15 phút Để làm mềm phân

Cho người bệnh nằm ngửa, khép chặt hai chân (Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ giữ chặt 2 mông trẻ)

4.12 Hỗ trợ người bệnh đi đại tiện

Hỗ trợ người bệnh Đại tiện vào bô hoặc nhà vệ sinh

Dụng cụ sắp xếp gọn gàng

- Xử lý dụng cụ theo đúng quy trình khử khuẩn, tiệt khuẩn

- Sắp xếp dụng cụ đúng nơi quy định

Ghi hồ sơ bệnh án

Theo dõi diễn biến của người bệnh trong quá trình điều trị

- Dung dịch thụt tháo, số lượng, nhiệt độ

- Kết quả thụt tháo và sự quan sát phân

- Phản ứng của người bệnh

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Thực hiện tốt Thực hiện chƣa tốt

- Điều dưỡng mặc trang phục y tế

- Canyl thụt tháo, dầu nhờn, gạc củ ấu, gạc miếng, găng tay

- Trụ cắm pank, nước muối sinh lí, nhiệt kế bách phân

- Tấm nilon, bốc thụt, nước thụt, giấy vệ sinh, vải đắp

- Bô, túi đựng rác thải

- Thông báo, giải thích cho người bệnh/ người nhà về kỹ thuật

- Dặn dò người bệnh những điều cần thiết

4.1 Kiểm tra nhiệt độ của nước, đổ nước vào bốc thụt, treo bốc lên giá

4.2 Gắn canyl và đuổi khí

4.4 Phủ tấm đắp, giúp người bệnh bộc lộ, nằm tư thế thích hợp

45 Trải tấm nilon dưới mông người bệnh

4.7 Đưa canyl qua hậu môn vào trực tràng

4.8 Mở khoá cho nước chảy vào trực tràng

4.9 Kiểm tra nước có vào trực tràng hay không

4.10 Khi đưa hết nước vào trực tràng, khóa van và rút canyl

4.11 Giúp người bệnh tiện nghi, dặn NB cố gắng giữ nước 10-15 phút

4.12 Hỗ trợ người bệnh đi đại tiện (nếu cần)

5 Thu dọn dụng cụ - Ghi hồ sơ bệnh án

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Trọng số

- Điều dưỡng mặc trang phục y tế

- Canyl thụt tháo, dầu nhờn, gạc củ ấu, gạc miếng, găng tay

- Trụ cắm pank, nước muối sinh lí, nhiệt kế bách phân

- Tấm nilon, bốc thụt, nước thụt, giấy vệ sinh, vải đắp

- Bô, túi đựng rác thải

- Thông báo, giải thích cho người bệnh/ người nhà về kỹ thuật

- Dặn dò người bệnh những điều cần thiết

4.1 Kiểm tra nhiệt độ của nước, đổ nước vào bốc thụt, treo bốc lên giá

4.2 Gắn canyl và đuổi khí x2

4.4 Phủ tấm đắp, giúp người bệnh bộc lộ, nằm tư thế thích hợp

45 Trải tấm nilon dưới mông người bệnh

4.7 Đưa canyl qua hậu môn vào trực tràng x2

4.8 Mở khoá cho nước chảy vào trực tràng

4.9 Kiểm tra nước có vào trực tràng hay không

4.10 Khi đưa hết nước vào trực tràng, khóa van và rút canyl

4.11 Giúp người bệnh tiện nghi, dặn NB cố gắng giữ nước 10-15 phút

4.12 Hỗ trợ người bệnh đi đại tiện (nếu cần)

5 Thu dọn dụng cụ - Ghi hồ sơ bệnh án

4.2 Quy trình thụt tháo bằng thuốc, dung dịch đóng gói sẵn

HÀNH Ý NGHĨA TIÊU CHUẨN ĐẠT

1.1 Điều dưỡng mặc trang phục y tế Giảm lây nhiễm chéo

Trang phục đầy đủ, gọn gàng

1.2 Rửa tay thường quy Rửa tay đúng kỹ thuật

2.1 - Thuốc thụt, găng tay, nước ấm (37 - 40 0 )

- Tấm nilon, vải đắp, giấy vệ sinh

- Bô, túi đựng rác thải

Tiến hành kỹ thuật được thuận lợi và an toàn

Kiểm tra dụng cụ đầy đủ, chuẩn bị sẵn sàng trong việc thực hiện kỹ thuật

Biết được tình trạng hiện tại của người bệnh để có hướng theo dõi, can thiệp phù hợp, cụ thể cho từng người bệnh

- Họ tên, tuổi, số phòng

- Tình trạng cân bằng dịch vào ra, tình trạng hậu môn

- Sự than phiền của người bệnh, sự đau đớn, khó chịu khi đại tiện

- Các yếu tố gây cản trở, bất lợi khi thực hiện kỹ thuật

Tình trạng tâm lý, chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể chất, thời gian đại tiện lần cuối, thói quen đại tiện, chế độ dùng thuốc, tư thế ngồi đại tiện và tình trạng bụng đều có ảnh hưởng đến quá trình đại tiện Những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến nhu động ruột, tiết chất nhờn và thời gian vận chuyển phân, do đó làm thay đổi tần suất, tính chất và độ khó của việc đại tiện Ví dụ, căng thẳng hoặc lo lắng có thể làm chậm nhu động ruột, trong khi ăn nhiều chất xơ và uống đủ nước có thể làm mềm phân và dễ đại tiện hơn.

Thông báo, giải thích cho người bệnh/ người nhà về kỹ thuật

Người bệnh hiểu được lý do của kỹ thuật, các bước thực hiện và hợp tác với nhân viên y tế

Báo và giải thích rõ mục đích của kỹ thuật, những yêu cầu hỗ trợ, can thiệp trên người bệnh trước khi thực hiện kỹ thuật

3.3 Dặn dò người bệnh những điều cần thiết

Người bệnh hiểu và hợp tác

Nhịn 10 -15 phút sau đó đi đại tiện

Thực hiện đúng kỹ thuật và thời gian quy định

4.2 Kiểm tra thuốc thụt Hiểu cách sử dụng thuốc

Kiểm tra chất lượng sản phẩm, đọc hướng dẫn trước khi sử dụng

4.3 Ngâm thuốc thụt vào nước ấm Làm ấm dung dịch thụt

40 0 C 4.4 Điều dưỡng mang găng Bảo vệ cho nhân viên y tế tránh sự lây nhiễm từ người bệnh

Cỡ găng phù hợp để thao tác được gọn gàng

4.5 Phủ tấm đắp, giúp người bệnh bộc lộ, nằm tư thế thích hợp Đảm bảo tế nhị cho người bệnh

Thuận tiện khi thực hiện kỹ thuật

Nằm nghiêng trái, chân dưới duỗi thẳng, chân trên co (người bệnh liệt đặt nằm ngửa)

4.6 Trải tấm nilon dưới mông người bệnh

Nước thụt không rơi vãi làm bẩn quần áo, ga giường

Tấm nilon trải tương ứng phần mông người bệnh

4.7 Đưa đầu ống thụt vào hậu môn người bệnh, bóp ống thụt đến khi dung dịch thụt vào hết trong hậu môn

Làm mềm phân và tăng co bóp đại tràng

- Đưa nhẹ nhàng tránh làm tổn thương niêm mạc hậu môn

- Thuốc vào hết trong hậu môn

4.8 Giúp người bệnh tiện nghi, dặn NB cố gắng giữ 10-15 phút Để làm mềm phân

Cho người bệnh nằm ngửa, khép chặt hai chân (Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ giữ chặt 2 mông trẻ)

4.9 Hỗ trợ người bệnh đi đại tiện (nếu cần)

Hỗ trợ người bệnh Đại tiện vào bô hoặc nhà vệ sinh

5 Thu dọn dụng cụ Dụng cụ sắp xếp gọn gàng Sắp xếp dụng cụ đúng nơi quy định

Ghi hồ sơ bệnh án

Theo dõi diễn biến của người bệnh trong quá trình điều trị

- Tên thuốc thụt, số lượng

- Kết quả thụt tháo và sự quan sát phân

- Phản ứng của người bệnh

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Điều dưỡng mặc trang phục y tế

- Thuốc thụt, găng tay, nước ấm (37 - 40 0 )

- Tấm nilon, vải đắp, giấy vệ sinh

- Bô, túi đựng rác thải

- Thông báo, giải thích cho người bệnh/ người nhà về kỹ thuật

- Dặn dò người bệnh những điều cần thiết

4.3 Ngâm thuốc thụt vào nước ấm

4.5 Phủ tấm đắp, giúp người bệnh bộc lộ, nằm tư thế thích hợp

4.6 Trải tấm nilon dưới mông người bệnh

4.7 Đưa đầu ống thụt vào hậu môn người bệnh, bóp ống thụt đến khi dung dịch thụt vào hết trong hậu môn

4.8 Giúp người bệnh tiện nghi, dặn người bệnh cố gắng giữ 10-15 phút

4.9 Hỗ trợ người bệnh đi đại tiện (nếu cần)

5 Thu dọn dụng cụ - Ghi hồ sơ bệnh án

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Trọng số Thang điểm

- Điều dưỡng mặc trang phục y tế

- Thuốc thụt, găng tay, nước ấm (37 - 40 0 )

- Tấm nilon, vải đắp, giấy vệ sinh

- Bô, túi đựng rác thải

- Thông báo, giải thích cho người bệnh/ người nhà về kỹ thuật

- Dặn dò người bệnh những điều cần thiết

4.3 Ngâm thuốc thụt vào nước ấm

4.5 Phủ tấm đắp, giúp người bệnh bộc lộ, nằm tư thế thích hợp

4.6 Trải tấm nilon dưới mông người bệnh

4.7 Đưa đầu ống thụt vào hậu môn người bệnh, bóp ống thụt đến khi dung dịch thụt vào hết trong hậu môn x2

4.8 Giúp người bệnh tiện nghi, dặn người bệnh cố gắng giữ 10-15 phút

4.9 Hỗ trợ người bệnh đi đại tiện (nếu cần)

5 Thu dọn dụng cụ - Ghi hồ sơ bệnh án

- Trường hợp áp dụng và không áp dụng

- Một số lưu ý khi thụt tháo

- Quy trình thực hành kỹ thuật thụt tháo

LƢỢNG GIÁ o Câu hỏi truyền thống: Anh/ chị hãy:

Câu 1 Trình bày được mục đích, áp dụng, không áp dụng thụt tháo?

Câu 2 Trình bày được một số lưu ý khi thụt tháo cho người bệnh?

Câu 3 Trình bày được cách nhận định người bệnh trước khi tiến hành thụt tháo? o Câu hỏi trắc nghiệm:

* Anh (chị) hãy chọn đáp án “A cho câu đúng, đáp án B cho câu sai” cho các câu hỏi sau:

Câu 1: Nhiệt độ nước thích hợp để thụt tháo cho người bệnh từ 50 0 C – 60 0 C

Câu 2: Khi thụt tháo cần để tốc độ nước chảy nhanh để làm tăng kích thích khung đại tràng

* Anh (chị) hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau

Câu 3: Kỹ thuật thụt tháo được áp dụng trong trường hợp:

D Tổn thương hậu môn, trực tràng

Câu 4: Độ sâu vòi thụt đưa vào trực tràng với người lớn khoảng:

Câu 5: Lượng nước thụt tháo bằng nước thụt dùng cho người lớn là:

* Anh/chị hãy điền từ (cụm từ) thích hợp để hoàn chỉnh các câu sau

Câu 6: Khi thụt tháo cần đưa vòi thụt nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật tránh gây trực tràng, hậu môn người bệnh

Câu 7: Khi thụt tháo để tránh bỏng cho người bệnh nước thụt cần đảm bảo nhiệt độ từ

* Anh/Chị hãy chọn phương án đúng để trả lời các câu hỏi tình huống dưới đây:

Câu 8: Bệnh nhân Nguyễn Văn An, 70 tuổi bị táo bón đã 7 ngày nay Bác sĩ có chỉ định thụt tháo Điều dưỡng Lan thực hiện y lệnh thụt tháo cho bệnh nhân Điều dưỡng Lan treo bốc thụt cao cách mặt giường 60- 80 cm và tiến hành đưa canuyl vào hậu môn đúng kỹ thuật Song khi mở khóa cho nước chảy vào được 300 ml nước, bệnh nhân kêu đau bụng, khó chịu Điều dưỡng Lan cần xử trí?

A Khóa vòi thụt, chờ bệnh nhân bớt khó chịu tiếp tục cho nước chảy tiếp

B Động viên bệnh nhân cố nhịn, tiếp tục thụt

C Treo lại bốc thụt, bốc thụt cách mặt giường 120 cm

D Ngừng thụt, báo bác sỹ

Câu 9: Người bệnh Nguyễn Văn B 68 tuổi vào viện được chẩn đoán là sỏi túi mật Hiện tại người bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt, da niêm mạch hơi vàng Dấu hiệu sinh tồn: mạch 85 lần/phút, huyết áp 130/85 mmHg, nhiệt độ 37,3 0 C, nhịp thở 20 lần/phút Thể trạng gầy, bụng hơi chướng Người bệnh được bác sỹ chỉ định thụt tháo đại tràng cho người bệnh trước khi mổ Nếu là điều dưỡng chuẩn bị người bệnh trước mổ, bạn sẽ chọn cách thụt nào? Hãy giải thích sự lựa chọn của bạn

B Thụt bằng dung dịch thụt đóng gói sẵn

C Một trong 2 cách đều được

D Không áp dụng cả 2 cách trên

CHƯỜM NÓNG, CHƯỜM LẠNH

Kỹ thuật chườm có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác chăm sóc người bệnh, điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn và một số trường hợp chấn thương Chườm là thủ thuật khá đơn giản và thường được chỉ định, song đòi hỏi người điều dưỡng phải hiểu rõ cơ chế, tác dụng, hiệu quả của sức nóng, sức lạnh trên cơ thể và đồng thời phải quan sát, theo dõi sát người bệnh tránh nóng quá, lạnh quá gây bỏng da người bệnh

- Trình bày được tác dụng, trường hợp áp dụng, không áp dụng phương pháp chườm nóng

- Trình bày được tác dụng, trường hợp áp dụng, không áp dụng phương pháp chườm lạnh

1.1 Tác dụng của chườm nóng

- Giảm đau do làm dãn cơ, dây chằng, giảm kích thích

- Làm cho cơ thể ấm lên khi nhiệt độ giảm

- Gây xung huyết cục bộ, tăng tuần hoàn tại chỗ, giúp cho quá trình liền vết thương nhanh

1.2 Các trường hợp áp dụng

- Người bị hạ nhiệt độ

- Trẻ sơ sinh non yếu, đẻ thiếu tháng

- Đau khớp, đau lưng, đau do cứng cơ

- Cơn đau quặn thận, viêm dạ dày cấp

- Viêm mũi, thanh - khí quản

- Bí tiểu tiện do co thắt cổ bàng quang

1.3 Các trường hợp không áp dụng

- Nhiễm khuẩn đã gây mủ

- Các trường hợp xuất huyết

- Đau bụng không rõ nguyên nhân

- 24h đầu sau chấn thương vì dễ gây chảy máu trở lại do giãn mạch

1.4 Các phương pháp chườm nóng

- Là phương pháp làm nóng da người bệnh nhưng da không bị ướt

- Nhiệt độ chườm: + Nhiệt độ trung bình 41 0 - 43 0 C

- Nếu muốn chườm tiếp thì cho người bệnh nghỉ 2 - 3 giờ (trừ trường hợp hạ nhiệt độ) 1.4.2 Chườm nóng ướt

- Là phương pháp làm nóng da vùng chườm của người bệnh bằng đắp nước ấm, xông hơi, ngâm nước nóng hoặc các loại dung dịch có tính chất nóng như rượu quế, rượu hồi, nước gừng, tỏi, parafin nóng v.v

- Nhiệt độ chườm: + Nhiệt độ trung bình 40 0 C

- Thời gian chườm: tuỳ thuộc vào vị trí, tính chất và mức độ của vết thương

1.5 Quy trình kỹ thuật chườm nóng khô

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Ý NGHĨA TIÊU CHUẨN ĐẠT

1.1 Điều dưỡng mặc trang phục y tế Giảm lây nhiễm chéo

Trang phục đầy đủ, gọn gàng

1.2 Rửa tay thường quy Rửa tay đúng kỹ thuật

Túi chườm, nước nóng, nhiệt kế bách phân, khăn bông, chất nhờn

Tiến hành kỹ thuật được thuận lợi và an toàn

Kiểm tra dụng cụ đầy đủ, chuẩn bị sẵn sàng trong việc thực hiện kỹ thuật

Biết được tình trạng hiện tại của người bệnh để có hướng theo dõi, can thiệp phù hợp, cụ thể cho từng người bệnh

- Họ tên, tuổi, số phòng

- Nhận định mức độ đau của người bệnh

- Nhận định vị trí chườm

Thông báo, giải thích cho người bệnh/ người nhà về kỹ thuật

Người bệnh hiểu được lý do của kỹ thuật, các bước thực hiện và hợp tác với nhân viên y tế

Báo và giải thích rõ mục đích của kỹ thuật, những yêu cầu hỗ trợ từ NB, những can thiệp trên NB trước khi thực hiện kỹ thuật

4.1 Đặt người bệnh tư thế thuận tiện Bộc lộ vùng chườm

Dễ dàng thực hiện kỹ thuật

Tư thế người bệnh an toàn và tiện nghi 4.2 Kiểm tra nhiệt độ của nước An toàn khi sử dụng

- 60 0 C 4.3 Đổ nước vào túi chườm Chuẩn bị chườm cho NB

Thể tích nước khoảng 2/3 túi

4.4 Đuổi khí, đậy nắp túi chườm Giữ nhiệt độ của nước ấm Đậy kín nắp tránh gây đổ nước ra ngoài

4.5 Dùng khăn bọc túi chườm Tránh tổn thương da vùng chườm

Khăn bọc kín túi chườm

4.6 Đặt nhẹ túi lên vị trí chườm Tác dụng chườm hiệu quả, tránh làm đổ nước nóng từ túi chườm ra ngoài Để miệng túi để lên trên

4.7 Theo dõi vùng da dưới nơi chườm và thân nhiệt trong thời gian chườm

Phát hiện sớm vùng da bị kích ứng để xử trí

Nếu da bị rộp đỏ có thể thoa Vaselin

4.8 Chườm 20-40 phút, cho người bệnh nghỉ

Tránh làm tổn thương da

Thay đổi vị trí hoặc lót thêm khăn khi chườm tiếp tục

Giúp người bệnh tiện nghi

Tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh

Người bệnh có cảm giác thoải mái

5 Ghi hồ sơ bệnh án Theo dõi và quản lý người bệnh

Ghi lại những công việc đã làm

- Phân loại và sắp xếp dụng cụ theo quy định

- Mở nắp dốc ngược túi và phơi chỗ mát

- Thoa bột talc mặt ngoài túi

- Giữ mặt trong túi không bị dính

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Thực hiện tốt

- Điều dưỡng mặc trang phục y tế

Túi chườm, nước nóng, nhiệt kế bách phân, khăn bông, chất nhờn

- Thông báo, giải thích cho người bệnh/ người nhà về kỹ thuật

4.1 Đặt người bệnh tư thế thuận tiện Bộc lộ vùng chườm

4.2 Kiểm tra nhiệt độ của nước

4.3 Đổ nước vào túi chườm

4.4 Đuổi khí, đậy nắp túi chườm

4.5 Dùng khăn bọc túi chườm

4.6 Đặt nhẹ túi lên vị trí chườm

4.7 Theo dõi vùng da dưới nơi chườm và thân nhiệt trong thời gian chườm

4.8 Chườm 20-40 phút, cho người bệnh nghỉ

4.9 Giúp người bệnh tiện nghi

5 Thu dọn dụng cụ , ghi hồ sơ bệnh án

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Trọng số

- Điều dưỡng mặc trang phục y tế

Túi chườm, nước nóng, nhiệt kế bách phân, khăn bông, chất nhờn

- Thông báo, giải thích cho người bệnh/ người nhà về kỹ thuật

4.1 Đặt người bệnh tư thế thuận tiện Bộc lộ vùng chườm

4.2 Kiểm tra nhiệt độ của nước

4.3 Đổ nước vào túi chườm

4.4 Đuổi khí, đậy nắp túi chườm x2

4.5 Dùng khăn bọc túi chườm

4.6 Đặt nhẹ túi lên vị trí chườm x2

4.7 Theo dõi vùng da dưới nơi chườm và thân nhiệt trong thời gian chườm

4.8 Chườm 20-40 phút, cho người bệnh nghỉ

4.9 Giúp người bệnh tiện nghi

5 Thu dọn dụng cụ , ghi hồ sơ bệnh án

- Hạ nhiệt độ cơ thể

- Co mạch, giảm xuất huyết

2.2 Các trường hợp áp dụng

- Sốt cao do nhiễm khuẩn

- Xuất huyết đường tiêu hóa

- Sau phẫu thuật cắt tuyến giáp cho bệnh cường tuyến giáp

- Giảm đau trong chấn thương

2.3 Các trường hợp không áp dụng

- Tuần hoàn cục bộ giảm hoặc bệnh nhân táo bón

- Thân nhiệt thấp, người già yếu

- Xuất huyết đường hô hấp

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Ý NGHĨA TIÊU CHUẨN ĐẠT

1.1 Điều dưỡng mặc trang phục y tế Giảm lây nhiễm chéo

Trang phục đầy đủ, gọn gàng

1.2 Rửa tay thường quy Rửa tay đúng kỹ thuật

Túi chườm cao su, đá lạnh, khăn mặt bông, bột talc

Tiến hành kỹ thuật được thuận lợi và an toàn

Kiểm tra dụng cụ đầy đủ, chuẩn bị sẵn sàng trong việc thực hiện kỹ thuật

Biết được tình trạng hiện tại của người bệnh để có hướng theo dõi, can thiệp phù hợp, cụ thể cho từng người bệnh

- Họ tên, tuổi, số phòng

- Nhận định mức độ đau của người bệnh

- Nhận định vị trí chườm

3.2 Thông báo, giải thích cho người bệnh/ người nhà về kỹ thuật

Người bệnh hiểu được lý do của kỹ

Kỹ thuật này được áp dụng với mục đích kiểm tra các bất thường liên quan đến hệ thống tiêu hóa Để thực hiện, bệnh nhân cần hỗ trợ, chuẩn bị và hợp tác với nhân viên y tế Trước khi thực hiện kỹ thuật, cần tiến hành thăm hỏi bệnh trạng, khám thực thể, giải thích rõ ràng về thủ thuật để người bệnh hiểu và đồng ý, đồng thời chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và thiết bị y tế cần thiết.

4.1 Đặt người bệnh tư thế thuận tiện Bộc lộ vùng chườm

Dễ dàng thực hiện kỹ thuật

Tư thế người bệnh an toàn và tiện nghi 4.2 Bỏ đá vào túi chườm Chuẩn bị chườm cho người bệnh

Thể tích đá khoảng 2/3 túi

4.3 Dùng khăn bọc túi chườm Tránh tổn thương da vùng chườm

Khăn bọc kín túi chườm

4.4 Bộc lộ và đặt túi lên vùng cần chườm

Tác dụng chườm hiệu quả Để miệng túi lên trên

4.5 Theo dõi da nơi chườm và thân nhiệt trong thời gian chườm Phát hiện sớm vùng da bị kích ứng để xử trí

Nếu da bị tái, đau buốt có thể thoa phấn talc và massage nhẹ

4.6 Thời gian chườm từ 120 – 180 phút, cho người bệnh nghỉ

4.7 Lau khô da, giúp người bệnh tiện nghi

Tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh

Người bệnh có cảm giác thoải mái

5 Ghi hồ sơ bệnh án Theo dõi diễn biến và quản lý người bệnh

Ghi hồ sơ đầy đủ, chính xác

Thu dọn dụng cụ Phân loại và sắp xếp dụng cụ theo quy định Đúng quy định

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Điều dưỡng mặc trang phục y tế

Túi chườm cao su, đá lạnh, khăn mặt bông, bột talc

- Thông báo, giải thích cho người bệnh/ người nhà về kỹ thuật

4.1 Đặt người bệnh tư thế thuận tiện Bộc lộ vùng chườm

4.2 Bỏ đá vào túi chườm

4.3 Dùng khăn bọc túi chườm

4.4 Bộc lộ và đặt túi lên vùng cần chườm

4.5 Theo dõi da nơi chườm và thân nhiệt trong thời gian chườm

4.6 Thời gian chườm từ 120 – 180 phút, cho người bệnh nghỉ

4.7 Lau khô da, giúp người bệnh tiện nghi

5 Thu dọn dụng cụ, ghi hồ sơ bệnh án

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Trọng số

- Điều dưỡng mặc trang phục y tế

Túi chườm cao su, đá lạnh, khăn mặt bông, bột talc

- Thông báo, giải thích cho người bệnh/ người nhà về kỹ thuật

4.1 Đặt người bệnh tư thế thuận tiện Bộc lộ vùng chườm

4.2 Bỏ đá vào túi chườm x2

4.3 Dùng khăn bọc túi chườm

4.4 Bộc lộ và đặt túi lên vùng cần chườm x2

4.5 Theo dõi da nơi chườm và thân nhiệt trong thời gian chườm

4.6 Thời gian chườm từ 120 – 180 phút, cho người bệnh nghỉ

4.7 Lau khô da, giúp người bệnh tiện nghi

5 Thu dọn dụng cụ, ghi hồ sơ bệnh án

- Tác dụng, trường hợp áp dụng, không áp dụng chườm nóng, chườm lạnh

- Các phương pháp chườm nóng, chườm lạnh

- Quy trình kỹ thuật chườm nóng, chườm lạnh

LƢỢNG GIÁ o Câu hỏi truyền thống: Anh/ chị hãy:

Câu 1 Trình bày tác dụng, trường hợp áp dụng, không áp dụng phương pháp chườm nóng

Câu 2 Trình bày tác dụng, trường hợp áp dụng, không áp dụng phương pháp chườm, chườm lạnh o Câu hỏi trắc nghiệm:

* Anh (chị) hãy chọn đáp án “A cho câu đúng, đáp án B cho câu sai” cho các câu hỏi sau:

Câu 1: Chườm lạnh làm co mạch giúp vết thương nhanh liền

Câu 2: Chườm nóng làm dãn cơ, dây chằng, giảm kích thích vì thế có tác dụng giảm đau

Câu 3: Nên sử dụng phương pháp chườm nóng với những vết thương có ổ nhiễm khuẩn để mép vết thương nhanh liền

* Anh (chị) hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau

Câu 4: Nhiệt độ nước trung bình thích hợp khi chườm nóng ướt là:

Câu 5: Thời gian mỗi lần chườm nóng là :

Câu 6: Các trường hợp áp dụng chườm lạnh, trừ:

A Sốt cao do nhiễm khuẩn

C Bí tiểu tiện do co thắt cổ bàng quang

D Xuất huyết đường tiêu hóa

Anh/chị hãy điền từ (cụm từ) thích hợp để hoàn chỉnh các câu sau

Câu 7: Khoảng cách giữa 2 lần chườm cần cách nhau

Anh/Chị hãy chọn phương án đúng để trả lời các câu hỏi tình huống dưới đây:

Trong trường hợp sinh viên Lê Bá Nam bị bong gân khớp cổ chân, anh/chị nên thực hiện các bước xử lý sau để giảm đau hiệu quả:- Đặt Nam nằm nghỉ ngơi, nâng cao chân để giảm sưng.- Chườm lạnh vào vị trí bị đau trong vòng 20-30 phút, mỗi lần cách nhau khoảng 2 giờ.- Băng ép nhẹ quanh khớp cổ chân để cố định và giảm sưng.- Không nên tự ý xoa bóp hoặc nắn bóp vì có thể làm tổn thương thêm.- Nếu đau nhiều, có thể uống thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.- Nếu sưng đau kéo dài hoặc nặng hơn, cần đưa Nam đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

A Chườm nóng vùng chấn thương và tiếp tục theo dõi

B Chườm đá vùng chấn thương và tiếp tục theo dõi

C Để nguyên không xử lý và cho Nam nghỉ ngơi

D Theo dõi 30 phút sau đó chườm nóng vùng chấn thương.

TƯ THẾ NGHỈ NGƠI TRỊ LIỆU THÔNG THƯỜNG

Người bệnh già yếu, suy kiệt, mệt mỏi, vận động hạn chế và nhất là những người bệnh có các vấn đề về thần kinh, cơ xương khớp luôn đòi hỏi sự hỗ trợ trong tư thế để được thoải mái mà vẫn giữ được tư thế cơ năng khi nằm hay ngồi Để đạt được điều này người điều dưỡng thường dùng các dụng cụ hỗ trợ, nhưng trước khi thực hiện, điều dưỡng cần nhận định rõ tình trạng người bệnh để lựa chọn dụng cụ thích hợp theo yêu cầu điều trị và kích cỡ tương ứng với từng người bệnh

- Liệt kê được các tư thế nghỉ ngơi trị liệu thông thường

- Tiến hành đúng trình tự các bước quy trình tư thế nghỉ ngơi trị liệu thông thường

- Thể hiện được thái độ nhẹ nhàng, ân cần và cẩn thận khi thực hiện kỹ thuật

1 Tư thế nằm ngửa thẳng

- Người bệnh sau ngất, chóng mặt, sốc

1.2 Trường hợp không áp dụng

- Người bệnh hôn mê, nôn

1.3.1 Chuẩn bị người điều dưỡng

- Điều dưỡng có đủ áo, mũ, khẩu trang

- Gối: gối cứng, gối mềm, gối hình trụ,

- Vòng đệm chống loét: vòng cao su bơm hơi, vòng bông,

- Giải thích và hướng dẫn cho người bệnh biết trước thủ thuật sắp làm

- Chuẩn bị vị trí giường: giường để bằng ( nên để chiều cao giường thấp)

- Tư thế bệnh nhân: Đầu cổ, cột sống theo đường thẳng, tay đặt song song với thân và chân để thẳng song song với nhau

- Chèn gối vào vùng đầu và vai

- Đặt gối tròn nhỏ vào phần hõm của vùng thắt lưng và khoeo chân

- Đặt hộp gỗ ở bàn chân

- Đặt vải cuộn tròn hai đầu từ thắt lưng đến trên gối

- Chèn gối dưới cánh tay

- Cầm cuộn băng trong lòng bàn tay ( nếu cần)

1.3.5 Thu dọn dụng cụ và ghi hồ sơ

2 Tư thế nằm ngửa đầu thấp

- Sau xuất huyết, đề phòng ngất, sốc

- Sau chọc dò tủy sống

- Kéo duỗi trong trường hợp gãy xương đùi

2.2 Trường hợp không áp dụng

- Người bệnh hen phế quản

- Người bệnh bị hôn mê

- Đặt người bệnh nằm thẳng, đầu không kê gối, kê cao chân giường phía chân người bệnh theo chỉ định Có thể kê gối dưới vai và kê cao 2 cẳng chân trên gối cao

3 Tư thế nằm ngửa đầu hơi cao ( 20 0 -30 0 )

- Bệnh đường hô hấp, bệnh tim

- Thời kỳ dưỡng bệnh, người già

3.2 Trường hợp không áp dụng

- Người bệnh có rối loạn về nuốt

- Người bệnh sau gây mê

+ Cho người bệnh nằm ngửa, kê gối dưới đầu bệnh nhân

+ Nếu người bệnh nằm lâu cần lót đệm cao su chống loét mông

4 Tư thế Fowler (nửa nằm, nửa ngồi)

- Người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng

- Người bệnh khó thở, hen phế quản

4.2 Trường hợp không áp dụng

- Với người bệnh hôn mê

- Người bệnh sau gây mê

- Chuẩn bị vị trí giường:

+ Tư thế Semi Fowler: đầu giường cao 30 0 so với mặt giường + Tư thế Fowler: đầu giường cao 45 0 - 60 0 so với mặt giường + Tư thế high Fowler: đầu giường cao 60 0 - 90 0 so với mặt giường

- Chèn gối từ vai lên đầu người bệnh ( nếu cần)

- Dùng hai gối đỡ hai tay

- Chèn gối tròn ở khoeo chân

- Đặt hộp gỗ ở bàn chân

- Người bệnh bị loét ép vùng mông, vùng cùng cụt

5.2 Trường hợp không áp dụng

- Người bệnh có thai, tổn thương vùng lồng ngực

- Giường để bằng (nên để chiều cao giường thấp)

- Đầu và mặt nghiêng một bên

- Hai tay để trên gối hoặc dọc theo thân

- Hai chân song song với người

- Chèn gối nâng đỡ vai ngực và đầu người bệnh

- Cánh tay đặt hai bên gối

- Kê gối từ cẳng chân đến gót chân

- Cho người bệnh nằm một bên giường

- Tay gần người bệnh đặt sát vào thân người bệnh

- Chân xa chéo lên chân gần

- Đặt gối ngang tầm bụng người bệnh

- Điều dưỡng một tay nắm vai, một tay ở mông, lật người bệnh nghiêng và đặt người bệnh nằm sấp

6 Tư thế nằm nghiêng phải hoặc nghiêng trái

- Người bệnh sau phẫu thuật thận, dẫn lưu ổ bụng

- Giường để bằng, chiều cao giường nên để thấp

- Đầu cổ, lưng theo đường thẳng

- Cánh tay ôm gối ngang bụng hay đặt trên vùng chậu

- Chèn gối từ vai lên đầu

- Người bệnh ôm gối trước ngực bụng

- Người bệnh ôm gối cả hai chân

- Cho bệnh nhân nằm một bên giường

- Tay gần dang xa thân, tay xa đặt trên bụng

- Chân xa chéo lên chân gần

- Điều dưỡng đặt một tay ở vai, một tay ở mông, lật người bệnh về phía mình

7 Một số tư thế nghỉ ngơi trị liệu lồng ngực

7.1 Tư thế nằm sấp nghiêng 1/4

- Bệnh nhân viêm thuỳ phải trên, phân thuỳ sau của phổi

- Đặt bệnh nhân nằm sấp, hai tay đỡ vai và vùng mông, nhẹ nhàng nâng bệnh nhân nghiêng trái

- Người phụ tá đặt gối ở vùng ngực bụng, một gối mỏng ở vùng má tỳ xuống giường của bệnh nhân

- Nếu tổn thương thuỳ trái trên, phân thuỳ sau thì ngược lại: đặt người bệnh nằm sấp, tay phải đặt lên gối, thân người bệnh xoay nghiêng 1/4

7.2 Tư thế nằm ngửa kê gối hỗ trợ dưới mông

- Bệnh nhân viêm thuỳ phải và trái dưới, các phân thuỳ đáy trước phổi

- Điều dưỡng một tay đỡ thắt lưng, một tay đỡ đùi, nhẹ nhàng nâng bệnh nhân, người phụ tá luồn gối dưới mông nâng đến độ cao theo chỉ định

7.3 Tư thế nằm sấp thẳng người kê gối dưới bụng và bàn chân

- Tiến hành kỹ thuật: Bệnh nhân nằm sấp, đầu nghiêng về một bên Luồn gối dưới bụng và bàn chân bệnh nhân

7.4 Tư thế nằm nghiêng kê gối dưới mông

- Trường hợp áp dụng: Bệnh nhân viêm thuỳ phải hoặc trái dưới phân thuỳ bên phải

- Tiến hành kỹ thuật: Bệnh nhân nằm nghiêng, người phụ tá luồn tay xuống thắt lưng và mông nâng mông bệnh nhân, điều dưỡng luồn gối dưới mông bệnh nhân

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Ý NGHĨA TIÊU CHUẨN ĐẠT

1 Chuẩn bị người điều dưỡng

1.1 Điều dưỡng mặc trang phục y tế

Bảo hộ Trang phục đầy đủ, gọn gàng 1.2 Rửa tay thường quy Giảm sự lây nhiễm Thực hiện đúng kỹ thuật

2.1 Các loại gối kích cỡ phù hợp, vải cuộn tròn hai đầu, băng cuộn, vòng đệm chống loét

Giúp tăng sự thoải mái, phòng các biến chứng

Dụng cụ đầy đủ, chuẩn bị sẵn sàng cho việc thực hiện kỹ thuật

Thông báo, giải thích cho người bệnh về mục đích ý nghĩa và lợi ích của tư thế

Người bệnh giảm lo lắng, hợp tác khi tiến hành

Người bệnh hiểu mục đích, yên tâm hợp tác

- Đặt đầu, cổ, cột sống theo đường thẳng

- Tay song song với thân người, chân để thẳng song song với nhau

- Chèn lót vùng đầu, vai, thắt lưng, kheo chân, bàn chân

Giúp người bệnh thoải mái

- Tiến hành đúng kỹ thuật

- Người bệnh thấy dễ chịu hơn

4.2 Tư thế fowler: Có 3 tư thế:

+ Tư thể bán fowler: quay đầu giường cao 30 0

+ Tư thể fowler: quay đầu giường cao từ 45 0 - 60 0

+ Tư thể fowler cao: quay

Giúp người bệnh thoải mái

- Tiến hành đúng kỹ thuật

- Người bệnh thấy dễ chịu hơn đầu giường cao từ 60 0 – 90 0

- Chèn gối tròn ở kheo chân, đặt hộp gỗ ở bàn chân

- Đầu và mặt nghiêng sang một bên, cổ và lưng thẳng, hai tay để lên gối hoặc dọc với thân người, hai chân song song với người

- Chèn và kê gối ở các vị trí từ cẳng chân đến ngón chân

- Cách lật: cho người bệnh nằm 1 bên giường, hai tay người bệnh đặt dưới lưng, điều dưỡng 1 tay luồn qua vai,

1tay qua tới mông lật nghiêng và đặt người bệnh nằm sấp

Giúp người bệnh thoải mái

- Tiến hành đúng kỹ thuật

-Người bệnh thấy dễ chịu hơn

- Đầu, cổ, lưng theo 1 đường thẳng gối hơi co, cánh tay ôm gối ngang bụng hay vùng chậu không nằm đè lên tay, tay dưới thường đặt ngang vùng gối

- Cho người bệnh nằm 1 bên giường, tay gần dang ra xa, tay xa đặt lên bụng, chân xa kéo lên chân gần điều dưỡng

1 tay đỡ vai 1 tay đỡ mông kéo về phía mình

Giúp người bệnh thoải mái

- Tiến hành đúng kỹ thuật

-Người bệnh thấy dễ chịu hơn

- Đầu, cổ, lưng theo 1 đường thẳng chân kê cao hơn đầu 15 0

– 20 0 , để tay dọc thân người

Giúp người bệnh thoải mái

- Người bệnh thấy dễ chịu

5 Thu dọn dụng cụ và ghi hồ sơ bệnh án Giảm sự lây nhiễm Thu dọn dụng cụ theo quy định

TT Các bước tiến hành

1 Chuẩn bị người điều dưỡng

- Điều dưỡng có trang phục y tế đầy đủ, gọn gàng

Các loại gối kích cỡ phù hợp, vải cuộn tròn hai đầu, băng cuộn, vòng đệm chống loét (nếu cần)

Thông báo, giải thích cho người bệnh về mục đích ý nghĩa và lợi ích của tư thế

- Đặt đầu, cổ, cột sống theo đường thẳng

- Tay song song với thân người, chân để thẳng song song với nhau

- Chèn lót vùng đầu, vai, thắt lưng, kheo chân, bàn chân

4.2 Tư thế fowler: Có 3 tư thế:

+ Tư thể bán fowler: quay đầu giường cao 30 0

+ Tư thể fowler: quay đầu giường cao từ 45 0 - 60 0

+ Tư thể fowler cao: quay đầu giường cao từ 60 0 –

- Chèn gối tròn ở kheo chân, đặt hộp gỗ ở bàn chân

- Đầu và mặt nghiêng sang một bên, cổ và lưng thẳng, hai tay để lên gối hoặc dọc với thân người, hai chân song song với người

- Chèn và kê gối ở các vị trí từ cẳng chân đến ngón chân

Khi chuyển tư thế lật nghiêng sang sấp cho người bệnh, điều dưỡng hướng dẫn người bệnh nằm nghiêng về một bên giường, hai tay người bệnh đặt dưới phần lưng Sau đó, điều dưỡng vòng một tay qua vai và một tay qua đến phần mông của người bệnh để lật nghiêng người bệnh về bên kia, rồi hướng dẫn người bệnh nằm sấp.

- Đầu, cổ, lưng theo 1 đường thẳng gối hơi co, cánh tay ôm gối ngang bụng hay vùng chậu không nằm đè lên tay, tay dưới thường đặt ngang vùng gối

- Cho người bệnh nằm 1 bên giường, tay gần dang ra xa, tay xa đặt lên bụng, chân xa kéo lên chân gần điều dưỡng 1 tay đỡ vai 1 tay đỡ mông kéo về phía mình

- Đầu, cổ, lưng theo 1 đường thẳng chân kê cao hơn đầu 15 0 – 20 0 , để tay dọc thân người

5 Thu dọn dụng cụ và ghi hồ sơ bệnh án

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Trọng số

1 Chuẩn bị người điều dưỡng

- Điều dưỡng có trang phục y tế đầy đủ, gọn gàng

Các loại gối kích cỡ phù hợp, vải cuộn tròn hai đầu, băng cuộn, vòng đệm chống loét (nếu cần)

Thông báo, giải thích cho người bệnh về mục đích ý nghĩa và lợi ích của tư thế

- Đặt đầu, cổ, cột sống theo đường thẳng

- Tay song song với thân người, chân để thẳng song song với nhau

- Chèn lót vùng đầu, vai, thắt lưng, kheo chân, bàn chân

4.2 Tư thế fowler: Có 3 tư thế:

+ Tư thể bán fowler: quay đầu giường cao 30 0

+ Tư thể fowler: quay đầu giường cao từ 45 0 -

+ Tư thể fowler cao: quay đầu giường cao từ

- Chèn gối tròn ở kheo chân, đặt hộp gỗ ở bàn chân x2

- Đầu và mặt nghiêng sang một bên, cổ và lưng thẳng, hai tay để lên gối hoặc dọc với thân người, hai chân song song với người

- Chèn và kê gối ở các vị trí từ cẳng chân đến ngón chân

- Cách lật: cho người bệnh nằm 1 bên giường, hai tay người bệnh đặt dưới lưng, điều dưỡng 1 tay luồn qua vai, 1tay qua tới mông lật nghiêng và đặt người bệnh nằm sấp x2

- Đầu, cổ, lưng theo 1 đường thẳng gối hơi co, cánh tay ôm gối ngang bụng hay vùng chậu không nằm đè lên tay, tay dưới thường đặt ngang vùng gối

- Cho người bệnh nằm 1 bên giường, tay gần dang ra xa, tay xa đặt lên bụng, chân xa kéo lên chân gần điều dưỡng 1 tay đỡ vai 1 tay đỡ mông kéo về phía mình

- Đầu, cổ, lưng theo 1 đường thẳng chân kê cao hơn đầu 15 0 – 20 0 , để tay dọc thân người

5 Thu dọn dụng cụ và ghi hồ sơ bệnh án

- Liệt kê các tư thế nghỉ ngơi trị liệu thông thường

- Trường hợp áp dụng, không áp dụng của các tư thế nghỉ ngơi

LƢỢNG GIÁ o Câu hỏi truyền thống: Anh/ chị hãy:

Câu 1 Liệt kê 6 tư thế nghỉ ngơi trị liệu thông thường?

Câu 2 Trình bày những trường hợp áp dụng, không áp dụng cuả tư thế Fowler? Câu 3 Trình bày một số tư thế nghỉ ngơi trị liệu lồng ngực? o Câu hỏi trắc nghiệm

* Anh/chị hãy chọn phương án A cho câu trả lời đúng, B cho câu trả lời sai để trả lời cho các câu hỏi sau:

Câu 1: Tư thế nằm ngửa đầu thấp được áp dụng cho người bệnh bị xuất huyết nặng

Câu 2: Tư thế Fowler được áp dụng cho người bệnh hen phế quản

* Anh (chị) hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau:

Câu 3: Đối với người bệnh bị choáng, ngất, cần để người bệnh ở tư thế:

B Nằm ngửa, đầu hơi cao

Câu 4: Tư thế nửa nằm, nửa ngồi (Fowler) áp dụng cho người bệnh:

B Sau chọc dịch não tủy

* Anh/ chị hãy chọn từ còn thiếu cho các câu hỏi sau:

Câu 5: Tư thế……là tư thế đầu giường cao hơn so với mặt giường góc 40 0 C - 50 0 C

Câu 6: Tư thế……… áp dụng cho bệnh nhân sau phẫu thuật thận, dẫn lưu ổ bụng

Anh/chị hãy chọn phương án đúng để xử lý cho câu hỏi tình huống dưới đây:

Câu 7: Bệnh nhân Trịnh Văn H 37 tuổi bị hen phế quản đang điều trị ngoại trú tại nhà 1 tháng qua Trong phiên trực của điều dưỡng Lan, bệnh nhân lại được nhập viện trong tình trạng vật vã kích thích, ho, khó thở, nhịp thở nhanh, bệnh nhân muốn ngồi lên để thở Theo anh/chị điều dưỡng Lan xử lý ban đầu tình huống trên như thế nào?

A Tiêm thuốc giãn phế quản cho người bệnh và báo bác sĩ

B Cho bệnh nhân nằm tư thế Fowler, cho thở oxy và báo bác sĩ

C Cho bệnh nhân nằm tư thế nằm ngửa đầu thấp và báo bác sĩ

D Hút đờm dãi và cho bệnh nhân thở oxy

DỰ PHÕNG VÀ CHĂM SÓC LOÉT ÉP

Loét ép là một loại loét có tính chất hoại tử do kém dinh dưỡng ở một vùng của cơ thể gây nên Loét ép thường xuất hiện ở những bệnh nhân nặng phải nằm lâu, đặc biệt là lâu không trở mình, sức nặng của cơ thể đè lên vùng da, cơ trong đó có huyết quản làm tuần hoàn khó lưu thông, máu động mạch không đến được, gây thiếu dinh dưỡng, máu tĩnh mạch ứ lại gây sung huyết Thêm vào đó ở những bệnh nhân này mồ hôi ra nhiều, đại tiểu tiện không tự chủ, vải trải giường không phẳng, giường cứng không có đệm cũng tạo điều kiện thuận lợi gây nên loét ép

- Trình bày được các vị trí dễ bị loét theo các tư thế

- Tiến hành đúng trình tự các bước quy trình dự phòng và chăm sóc loét ép

- Thể hiện được thái độ ân cần, nhẹ nhàng, cẩn thận khi thực hiện kỹ thuật

Loét ép là một loại tổn thương hoại tử da và tổ chức giữa vùng xương với vật có nền cứng, là hậu quả của quá trình bị tỳ đè kéo dài gây thiếu máu nuôi tổ chức và chết tế bào

2 Các yếu tố nguy cơ gây loét ép

Khi được phân bố không đều, áp lực có thể trở lên lớn hơn áp lực bình thường ở mao mạch (32 mmHg) Áp lực càng lớn và thời gian càng lâu thì tình trạng loét ép sẽ càng tiến triển Bất kỳ vật cứng như giường, ghế đều tạo áp lực lên da Khi người bệnh nằm hay ngồi, trọng lực tăng lên trên các vùng xương nhô ra

Bình thường, một người dịch chuyển trọng lượng cơ thể một cách vô ý thức để ngăn ngừa sự tắc nghẽn của mao mạch do áp lực bị tăng Mọi người đều bị tê hay cảm giác bị châm chích ở một vùng mà lưu lượng máu đến bị ngăn cản do tỳ đè Tuy nhiên, những người mà không có cảm giác, sự đè nén bị tăng hay không thể tự xoay trở (người bệnh bị liệt nửa người, hôn mê…) có nguy cơ cao dẫn đến loét ép

Khi người bệnh bị lơ mơ, hôn mê hay sử dụng các loại thuốc làm thay đổi quá trình nhận thức bình thường, họ không thể tự xoay trở Do vậy, cần phải được phòng ngừa loét Những thay đổi về tình trạng tri giác cũng có thể góp phần làm bài tiết không tự chủ và thiếu khả năng tự chăm sóc, điều này càng làm tăng nguy cơ hình thành loét

Sự ẩm ướt có thể làm cho da dễ bị tồn thương Da sẽ trở nên mềm khi được tắm rửa liên tục, làm tăng tính nhạy cảm của da với sự tổn thương và nhiễm trùng

Da tiếp xúc liên tục với sự ẩm ướt sẽ dễ bị tổn thương Sự bài tiết không tự chủ có thể làm người bệnh nằm trên nước tiểu hay phân Sự toát mồ hôi hay thiếu sự khô ráo sau khi vệ sinh, đặc biệt trong các nếp gấp da, có thể tăng sự ẩm ướt và làm tăng sự phát triển của vi nấm

2.4 Sự cọ sát, trầy xước

Sự cọ sát, trầy xước xảy ra khi hai bề mặt cọ vào nhau Khi da cọ sát vào một bề mặt cứng, có thể gây một vết trầy xước nhỏ, làm tăng khả năng hình thành loét

Sự bôi trơn da và sự chăm sóc đầy đủ khi nâng đỡ, di chuyển và giữ vệ sinh da cho người bệnh có thể giới hạn tác nhân gây cọ xát

2.5 Dinh dưỡng và chuyển hóa

Tình trạng dinh dưỡng bị suy giảm làm tăng nguy cơ tiến triển loét Ở những người bệnh mà tình trạng dinh dưỡng bị suy yếu và các mao mạch trở lên dễ vỡ, khi chúng vỡ thì lượng máu đến da có thể bị suy giảm Những người bệnh bị suy dinh dưỡng, protein huyết tương bị giảm và chức năng miễn dịch cũng bị giảm Việc mất mô và khối lượng dưới da có thể tác động đến lớp bảo vệ giữa da và xương, làm tăng nguy cơ hình thành vết loét

Tình trạng thiếu oxy cục bộ có thể do bệnh động mạch hoặc bất thường tĩnh mạch, đái tháo đường, ung thư, nhiễm trùng, thiếu máu và sốt cao gây ra, dẫn đến nguy cơ hình thành loét ép.

Với người già trên 70 tuổi, da kém đàn hồi, sức đề kháng của da kém nên có nguy cơ bị loét cao

2.8 Các yếu tố khác : giảm huyết áp tâm trương, hút thuốc lá, béo phì, bệnh thấp khớp, bệnh Alzheimer hay Parkinson…

3 Các mức độ của loét ép

Loét ép được chia làm 4 giai đoạn:

- Giai đoạn I: Vết loét hiện diện dưới dạng tử ban ( đỏ) trên vùng da, nhô xương hay vùng bị đè Hầu hết độ 1 của loét ép có thể mất đi nếu không có sự tỳ đè Có thể khó nhận định độ 1 đối với những người da sẫm màu

Giai đoạn II của vết loét đặc trưng bởi tổn thương xuất hiện trên bề mặt da, biểu hiện như vết trầy nông, hố nông hoặc phồng rộp Tùy vào mức độ nghiêm trọng, tổn thương có thể mất phần biểu bì, bì hoặc cả phần bì và mỡ Đặc biệt, các vết phồng rộp da thường gây đau đớn.

- Giai đoạn III: vết hoại tử xuất hiện dưới dạng toàn bộ bề dày của da hoại tử có liên quan đến sự tổn thương hay mất mô dưới da, có thể mở rộng xuống phần dưới nhưng không sâu đến phần gân Trên lâm sàng, nó như một hố sâu có hiện diện mô hoại tử Loét độ 3 có thể cần nhiều tháng mới lành được

- Giai đoạn IV: vết loét mất toàn bộ bề dày của da và có sự phá hủy rộng hơn, mô hoại tử hay tổn thương phần cơ, xương hay các cấu trúc nâng đỡ (gân hay bao khớp); nó có thể có sự ăn mòn hay các đường rò Phải mất hàng tháng, hàng năm vết loét mới có thể lành

Hình 1 Các giai đoạn của loét ép

4 Các vị trí dễ bị loét ép

4.1 Trường hợp người bệnh nằm ngửa

Nếu người bệnh nằm ngửa kéo dài mà không có người chăm sóc chống loét chu đáo thì các vị trí sau đây dễ bị loét ép:

- Vùng chẩm - Xương cùng, cụt

- Vùng xương bả vai - Ụ ngồi

- Hai gai chậu sau trên

4.2 Trường hợp người bệnh nằm sấp

- Vùng đầu - Vùng gai chậu trước trên

- Khuỷu tay - Vùng đầu gối

- Vùng cằm - Những ngón chân

4.3 Trường hợp người bệnh nằm nghiêng

- Xương bả vai - Mắt cá chân

4.4 Trường hợp người bệnh suy hô hấp phải ngồi kéo dài

4.5 Ở các người bệnh béo phì

- Nếp gấp trên da bụng

4.6 Loét ép liên quan đến dụng cụ sử dụng

Tổn thương loét tùy thuộc vào hình dạng và kích thước của dụng cụ

5.1 Các biện pháp dự phòng loét ép

+ Vải trải giường thẳng, phẳng

+ Sử dụng đệm nước, đệm hơi, đệm áp lức…

+ Chêm độn vùng tỳ đè bằng vòng gòn, vòng hơi cao su…

+ Xoay trở người bệnh 2 giờ/lần

- Vệ sinh da sạch sẽ:

+ Thay quần áo, vải trải giường cho người bệnh mỗi khi ẩm ướt

+ Vệ sinh da hàng ngày, giữ cho da người bệnh luôn sạch sẽ

+ Vết thương: thay băng mỗi khi băng thấm ướt dịch, dung túi dẫn lưu dịch vết thương kín trong trường hợp vết thương có nhiều dịch tiết

PHỤ GIệP BÁC SĨ ĐẶT CATHETER TĨNH MẠCH

Giới thiệu Đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm là một thủ thuật cơ bản trong hồi sức cấp cứu, bằng cách đưa 1 ống thông nhỏ, mềm, dẻo qua da vào tĩnh mạch cảnh trong hoặc tĩnh mạch dưới đòn người bệnh Đây là một kỹ thuật được thực hiện phổ biến với khoảng 8 % người bệnh nhập viện cần có ống thông này trong suốt thời gian nằm viện, cho phép các thầy thuốc theo dõi tình trạng huyết áp, khả năng làm việc của tim, dịch đưa vào người bệnh đủ chưa, truyền thuốc, hoá chất, nuôi dưỡng tĩnh mạch, lấy mẫu máu

- Trình bày được các tai biến có thể xảy ra và cách xử trí các tai biến khi đặt Catheter tĩnh mạch

- Trình bày được cách chăm sóc người bệnh sau đặt khi đặt Catheter tĩnh mạch

- Chuẩn bị được dụng cụ phụ giúp bác sĩ đặt Catheter tĩnh mạch

- Tiến hành đúng trình tự các bước kỹ thuật phụ giúp bác sĩ đặt Catheter tĩnh mạch - Thể hiện được thái độ ân cần và cẩn thận khi thực hiện kỹ thuật

1 Đại cương Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm là phương pháp đưa một ống bằng chất dẻo tổng hợp (polyethylen, polyvinylchlorethylen) vào trong lòng tĩnh mạch trung tâm Phương pháp này được sử dụng để truyền dịch, máu khối lượng lớn, truyền các dung dịch ưu trương, nuôi dưỡng Ngoài ra đặt catheter tĩnh mạch trung tâm còn giúp đo CVP (áp lực tĩnh mạch trung tâm) nên thường được sử dụng ở khoa cấp cứu, hồi sức tích cực, thận nhân tạo

2 Các trường hợp áp dụng và không áp dụng

- Cần đưa nhanh một khối lượng dịch, máu để hồi phục khối lượng tuần hoàn trong các trường hợp sốc như:

+ Sốc mất máu, mất nước, mất muối cấp tính

+ Sốc nhiễm khuẩn, sốc do ngộ độc cấp tính

- Nuôi dưỡng NB ngoài đường tiêu hóa kéo dài

- Truyền dung dịch ưu trương, nhược trương

- Cần truyền dịch số lượng lớn, kéo dài

- Khi không đặt được đường truyền ngoại biên

- Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm, định lượng được lượng dịch đưa vào cơ thể

- Thông tim, đo áp lực buồng tim

- Đặt điện cực vào buồng tim để kích thích tim đập khi cần thiết (tạo nhịp tim)

- Lọc máu, lọc huyết tương

2.2 Trường hợp không áp dụng

- Số lượng tiểu cầu thấp < 60000/mm 3 hoặc mắc các bệnh về rối loạn đông máu

- Huyết khối tĩnh mạch trung tâm

- Tràn khí màng phổi toàn thể

- Giãn phế nang quá mức

3 Các vị trí đặt Catheter tĩnh mạch

- Tĩnh mạch dưới đòn: Có 3 vị trí

+ Vị trí 1: giao điểm giữa 1/3 trong và 2/3 ngoài của xương đòn, chọc sát ngang bờ dưới xương đòn, đây là vị trí thuận tiện nhất

+ Vị trí 2: giao điểm giữa 2/3 trong và 1/3 ngoài của xương đòn, chọc cách bờ dưới xương đòn 1 – 1,5cm

+ Vị trí 3: giao điểm giữa 1/3 trong và 2/3 ngoài của xương đòn Chọc ngay sát bờ trên xương đòn

Hình 1 Các vị trí đặt catheter tĩnh mạch trung tâm

+ Dấu hiệu: Nơi đặt catheter đỏ, rỉ dịch, có mủ, có mùi hôi…

+ Nguyên nhân: Không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn hoặc lưu catheter quá lâu + Đề phòng: Đảm bảo đặt và chăm sóc vô trùng tuyệt đối, rút bỏ catheter nếu không còn sử dụng

+ Xử trí: Báo bác sỹ và thực hiện theo chỉ định

+ Dấu hiệu: Nhìn thấy máu chảy ra từ vị trí ống thông

+ Nguyên nhân: hay gặp khi rút trocat hoặc rút catheter

Xử trí vết thương đâm ngực: Ấn chặt điểm đâm bằng gạc vô khuẩn trong 5 phút hoặc đến khi cầm máu Theo dõi chặt chẽ trong giờ đầu, bao gồm mạch, nhiệt độ, nhịp thở và huyết áp 30 phút/lần Phát hiện kịp thời các biến chứng chảy máu vào trung thất và màng phổi để xử trí phù hợp.

- Chọc vào đỉnh phổi gây tràng khí màng phổi, tràng khí trung thất và tràng khí dưới da (Gặp trong trường hợp đặt catheter tĩnh mạch dưới đòn)

+ Nguyên nhân: Catheter xuyên mạch máu vào màng phổi

+ Dấu hiệu: NB suy hô hấp đột ngột, rút catheter không ra máu X-quang có tràn dịch cùng bên

+ Đề phòng: Chụp X-Quang sau khi đặt catheter

+ Xử trí: Báo cáo bác sỹ, rút bỏ catheter => dẫn lưu dịch hoặc khí, xử trí NB suy hô hấp

+ Nguyên nhân: Cục máu đông, do khí

+ Đề phòng: Đảm bảo đuổi hết khí khi tiêm, truyền dịch qua catheter

+ Xử trí: Báo bác sỹ, rút bỏ catheter

- Chọc vào động mạch dưới đòn (Gặp trong trường hợp đặt catheter tĩnh mạch dưới đòn)

+ Nguyên nhân: Chọc nhầm vào động mạch do động mạch này đi gần tĩnh mạch dưới đòn ở phía ngoài

+ Dấu hiệu: Nếu chọc vào động mạch dưới đòn máu sẽ phụt ra mạnh, màu đỏ tươi + Xử trí: : Dùng gạc vô khuẩn ấn chặt điểm chọc khoảng 5 phút hoặc đến khi hết chảy máu Theo dõi trong 1 giờ đầu: mạch, nhiệt độ, nhịp thở, huyết áp 30 phút/ lần, theo dõi các dấu hiệu chảy máu và các biến chứng

+ Nguyên nhân: thường do rút catheter mà không rút trocat trước

+ Xử trí: Báo bác sỹ và thực hiện y lệnh

- Lượng dịch vào quá lớn gây phù phổi cấp

+ Nguyên nhân: Truyền dịch với số lượng nhiều, tốc độ nhanh

+ Dấu hiệu: NB khó thở dữ dội, ho khạc bọt hồng, tím tái,

+ Xử trí: Cho NB ở tư thế phù hợp thích hợp, báo cáo ngay bác sỹ và thực hiện y lệnh

+ Nguyên nhân: do NB giãy giụa, đứt catheter ra hoặc tuột đầu ambu dây truyền nối với catheter

+ Xử trí: Kiểm tra catheter, cố định chắc NB

+ Nguyên nhân: máu đông trong lòng ống polyten

+ Dấu hiệu: không thấy dịch chảy, rút không ra máu hoặc máy bơm tiêm báo tắc nghẽn

+ Đề phòng: Đảm bảo dịch được truyền liên tục

5 Chăm sóc và theo dõi Catheter

- Theo dõi chân catheter có thấm dịch, máu hoặc opside bị bong thì thay ngay

- Theo dõi đánh giá chảy máu chỗ chọc, nhiễm trùng tại chân catheter

- Theo dõi vị trí cố định: mức độ lỏng, tuột của catheter, gập gãy catheter

- Tuột catheter do cố định lỏng, NB có nhiều mồ hôi NB dãy dụa nhiều

+ Theo dõi thường xuyên vị trí cố định, băng thấm dịch, mồ hôi

+ Cố định lại catheter đúng vị trí, rút catheter nếu nghi tuột hẳn ra ngoài

- Nhiễm trùng chân catheter, nhiễm khuẩn huyết: do thay băng không đảm bảo vô khuẩn, để lưu catheter quá lâu: thực hiện quy trình thay băng đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn cho NB

- Tắc catheter: Dùng bơm tiêm hút máu ra, tuyệt đối không bơm cục máu đông vào trong

- Báo bác sỹ biết khi có viêm chân catheter, phụ bác sỹ rút catheter

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Ý NGHĨA TIÊU CHUẨN ĐẠT

1 Chuẩn bị người Điều dưỡng

1.1 Điều dưỡng có trang phục y tế đầy đủ, gọn gàng

Trang phục sạch sẽ, gọn gàng

1.2 Rửa tay thường quy Tránh lây nhiễm chéo Đúng kỹ thuật

2.1 Dụng cụ vô khuẩn: Kim chọc

Troca, ống Polyten, săng có lỗ, kìm kẹp săng, bơm tiêm

5ml, bơm tiêm 10ml(20ml), bộ dây truyền dịch, van 3 chạc, 2 đôi găng tay, pank không mấu, kẹp phẫu tích, kìm mang kim, kim khâu da, chỉ khâu, gạc

- Giúp phối hợp tốt với bác sỹ để thực hiện kỹ thuật

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ

- Đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn đối với nhóm dụng cụ vô khuẩn

- Sắp xếp dụng cụ gọn gàng, thuận tiện

2.2 Dụng cụ khác : Trụ cắm 2 pank, bông cồn iod, bông cồn

700, thuốc gây tê, gạc bẻ thuốc, kéo, băng dính, dịch truyền, hộp thuốc chống shock

Huyết áp, ống nghe, đồng hồ bấm giây, xô đựng rác thải, hộp đựng vật sắc nhọn

Nhận định NB, hướng dẫn NB và gia đình những điều cần thiết

- An toàn khi thực hiện kỹ thuật -Thuận lợi cho kỹ thuật

- Nhận định tri giác, da niêm mạc, dấu hiệu mất nước…

- Thử phản ứng thuốc gây tê

- NB và gia đình hiểu được mục đích của thủ thuật và yên tâm hợp tác

- Người nhà viết giấy cam kết làm thủ thuật trước khi thực hiện thủ thuật

3.2 Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn Theo dõi NB, hạn chế tai biến

Thực hiện đo đúng kỹ thuật, nếu có dấu hiệu bất thường, báo cáo bác sỹ

3.3 Đặt NB ở tư thế thích hợp Thuận lợi cho kỹ thuật

NB nằm ngửa, đầu ngửa tối đa, kê cao vai bên chọc

4 Kỹ thuật tiến hành ( Phụ giúp BS đặt catheter tĩnh mạch dưới đòn)

4.1 Kiểm tra dịch truyền, cắm dây truyền vào chai dịch, lắp van ba chạc và đuổi khí Đảm bảo an toàn cho

- Dịch truyền đảm bảo chất lượng

- Đuổi hết khí trong dây truyền

4.2 Bộc lộ và xác định vị trí chọc

Tránh chọc nhầm vị trí

- Xác định đúng vị trí chọc: + Vị trí 1: giao điểm giữa 1/3 trong và 2/3 ngoài của xương đòn, chọc sát ngang bờ dưới xương đòn, đây là vị trí thuận tiện nhất

+ Vị trí 2: giao điểm giữa 2/3 trong và 1/3 ngoài của xương đòn, chọc cách bờ dưới xương đòn 1 – 1,5cm + Vị trí 3: giao điểm giữa 1/3 trong và 2/3 ngoài của xương đòn Chọc ngay sát bờ trên xương đòn

4.3 Sát khuẩn tay điều dưỡng, mang găng vô khuẩn Phòng ngừa nhiễm khuẩn

Thực hiện đúng quy trình mang găng tay vô khuẩn

4.4 Sát khuẩn vị trí chọc Sát khuẩn bằng cồn iod 1% và cồn 70 0 theo hình xoáy ốc (đường kính 20cm) 4.5 Giúp Bác sỹ sát khuẩn tay, mang găng tay vô khuẩn Đổ 3 – 5ml dung dịch sát khuẩn vào lòng bàn tay bác sỹ và thực hiện đúng quy trình phụ giúp bác sỹ mang găng vô khuẩn

4.6 Giúp Bác sỹ trải săng và gây tê cho NB

- Dụng cụ không chạm vào các vật dụng xung quanh

- Điều dưỡng bẻ thuốc, cầm ống thuốc, phụ giúp bác sỹ lấy thuốc

4.7 Đưa kim chọc Troca, bơm tiêm và ống Polyten cho

Bác sỹ Đưa ống polyten vào tĩnh mạch

Dụng cụ không chạm vào các vật dụng xung quanh

4.8 Theo dõi sát tình trạng NB trong quá trình làm thủ

Phát hiện sớm tai biến -Theo dõi sắc mặt, trạng thái tinh thần của NB thuật - Báo bác sỹ khi có dấu hiệu bất thường

4.9 Đưa dây truyền dịch cho bác sỹ, mở khóa cho dịch chảy

Tạo đường truyền tĩnh mạch

Quan sát bầu đếm giọt thấy dịch chảy

Catheter đã vào tĩnh mạch hay chưa

Tránh tắc ống hoặc đưa nhầm vào động mạch

Hạ chai dịch thấp hơn so với NB, thấy máu màu đỏ thẫm trào ra dây truyền

Phụ Bác sỹ cố định ống

Polyten vào thành ngực, sát khuẩn và băng lại

- Sát khuẩn lại bằng cồn iod 1% và cồn 70 0

- Gạc che kín vết thương, mép gạc cách mép vết thương ít nhất 3 – 5 cm và được cố định chắc chắn trên thành ngực NB

5 Thu dọn dụng cụ và ghi hồ sơ

5.1 Thu dọn dụng cụ Phòng tránh nhiễm khuẩn

Phân loại theo đúng quy định về phòng chống nhiễm khuẩn

5.2 Ghi hồ sơ bệnh án

• Đảm bảo tính pháp lý

• Ghi vào phiếu chăm sóc:

• - Tình trạng NB trước và sau khi đặt Catheter

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Thực hiện tốt

1 Chuẩn bị người Điều dưỡng Điều dưỡng có trang phục y tế đầy đủ, gọn gàng

2.1 Dụng cụ vô khuẩn: Kim chọc

Troca, ống Polyten, săng có lỗ, kìm kẹp săng, bơm tiêm 5ml, bơm tiêm

10ml(20ml), bộ dây truyền dịch, van

3 chạc, 2 đôi găng tay, pank không mấu, kẹp phẫu tích, kìm mang kim, kim khâu da, chỉ khâu, gạc

Dụng cụ khác : Trụ cắm 2 pank, bông cồn iod, bông cồn 700, thuốc gây tê, gạc bẻ thuốc, kéo, băng dính, dịch truyền, hộp thuốc chống shock

Huyết áp, ống nghe, đồng hồ bấm giây, xô đựng rác thải, hộp đựng vật sắc nhọn

- Nhận định NB, hướng dẫn NB và gia đình những điều cần thiết

- Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn

- Đặt NB ở tư thế thích hợp

4.1 Kiểm tra dịch truyền, cắm dây truyền vào chai dịch, lắp van ba chạc và đuổi khí

4.2 Bộc lộ và xác định vị trí chọc

4.3 Sát khuẩn tay điều dưỡng, mang găng vô khuẩn

4.4 Sát khuẩn vị trí chọc.

4.5 Giúp Bác sỹ sát khuẩn tay, mang găng tay vô khuẩn

4.6 Giúp Bác sỹ trải săng và gây tê cho

4.7 Đưa kim chọc Troca, bơm tiêm và ống Polyten cho Bác sỹ

4.8 Theo dõi sát tình trạng NB trong quá trình làm thủ thuật

4.9 Đưa dây truyền dịch cho bác sỹ, mở khóa cho dịch chảy

4.10 Kiểm tra chắc chắn Catheter đã vào tĩnh mạch hay chưa

4.11 Phụ Bác sỹ cố định ống Polyten vào thành ngực, sát khuẩn và băng lại

5 Thu dọn dụng cụ và ghi hồ sơ bệnh án

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Trọng số Thang điểm

1 Chuẩn bị người Điều dưỡng

- Điều dưỡng có trang phục y tế đầy đủ, gọn gàng

Dụng cụ vô khuẩn: Kim chọc Troca, ống

Polyten, săng có lỗ, kìm kẹp săng, bơm tiêm 5ml, bơm tiêm 10ml(20ml), bộ dây truyền dịch, van 3 chạc, 2 đôi găng tay, pank không mấu, kẹp phẫu tích, kìm mang kim, kim khâu da, chỉ khâu, gạc

Dụng cụ khác : Trụ cắm 2 pank, bông cồn iod, bông cồn 700, thuốc gây tê, gạc bẻ thuốc, kéo, băng dính, dịch truyền, hộp thuốc chống shock

Huyết áp, ống nghe, đồng hồ bấm giây, xô đựng rác thải, hộp đựng vật sắc nhọn

Nhận định NB, hướng dẫn NB và gia đình những điều cần thiết, kiểm tra dấu hiệu sinh tồn và đặt NB ở tư thế thích hợp

4.1 Kiểm tra dịch truyền, cắm dây truyền vào chai dịch, lắp van ba chạc và đuổi khí

4.2 Bộc lộ và xác định vị trí chọc

4.3 Sát khuẩn tay điều dưỡng, mang găng vô khuẩn

4.4 Sát khuẩn vị trí chọc

4.5 Giúp Bác sỹ sát khuẩn tay, mang găng tay vô khuẩn

4.6 Giúp bác sỹ trải săng và gây tê cho NB

4.7 Đưa kim chọc troca, bơm tiêm và ống polyten cho bác sỹ

4.8 Theo dõi sát tình trạng NB trong quá trình làm thủ thuật.

4.9 Đưa dây truyền dịch cho bác sỹ, mở khóa cho dịch chảy

4.10 Kiểm tra chắc chắn Catheter đã vào tĩnh mạch hay chưa ×2

4.11 Phụ Bác sỹ cố định ống Polyten vào thành ngực, sát khuẩn và băng lại

5 Thu dọn dụng cụ và ghi hồ sơ bệnh án

- Các tai biến và cách xử trí các tai biến khi đặt catheter tĩnh mạch

- Dụng cụ đặt catheter tĩnh mạch

- Cách chăm sóc người bệnh sau đặt khi đặt catheter tĩnh mạch

LƢỢNG GIÁ o Câu hỏi truyền thống: Anh/ chị hãy:

Câu 1 Trình bày các tai biến có thể xảy ra và cách xử trí các tai biến khi đặt Catheter tĩnh mạch

Câu 2 Trình bày cách chăm sóc NB sau đặt khi đặt Catheter tĩnh mạch o Câu trỏi trắc nghiệm

* Anh (chị) hãy chọn đáp án “Đúng- phương án A” hoặc “sai-phương án B” cho các câu hỏi sau:

Câu 1: Một trong những áp dụng đặt catheter tĩnh mạch dưới đòn là để luồn dây điện cực vào buồng tim qua ống polyten để kích thích tim đập khi cần thiết

Câu 2: Thời gian lưu catheter tĩnh mạch khoảng 5-7 ngày

Câu 3: Đặt catheter tĩnh mạch dưới đòn được áp dụng khi NB bị rối loạn

Câu 4: Không áp dụng đặt catheter tĩnh mạch dưới đòn khi NB xét nghiệm số lượng tiểu cầu < 60000/mm 3

Câu 5: Xử trí tai biến tắc Catheter có thể dùng bơm tiêm hút một ít dịch truyền rồi bơm vào cho thông

Câu 6: Vị trí đặt catheter tĩnh mạch dưới đòn hay được sử dụng là điểm giữa bờ dưới xương đòn

Anh/chị hãy điền từ (cụm từ) thích hợp để hoàn chỉnh các câu hỏi sau:

Câu 7: Đặt catheter tĩnh mạch dưới đòn áp dụng cho NB cần đưa Một khối lượng dịch, máu để hồi phục khối lượng tuần hoàn trong trường hợp sốc

Câu 8: Để tránh tai biến tuột ống Catheter ra ngoài do NB giãy giụa cần phải Và cố định dây polyten vào thành ngực chắc chắn

A Tiêm thuốc mê cho NB

C Đưa ống polyten thật sâu

Câu 9: Tai biến chọc vào động mạch dưới đòn do Ở phía ngoài, nếu chọc vào động mạch dưới đòn máu sẽ phụt ra mạnh, màu đỏ tươi

A Động mạch này đi gần tĩnh mạch dưới đòn

B Động mạch này nằm chắn tĩnh mạch

C NB không nằm yên khi chọc

Câu 10: Đặt Catheter tĩnh mạch trung tâm là thủ thuật đưa ống Vào tĩnh mạch trung tâm

Anh/chị hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau:

Câu 11: Các trường hợp áp dụng đặt Catherter tĩnh mạch dưới đòn, Trừ:

A Cần đưa nhanh một khối lượng máu, dịch

C Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm

D Huyết khối tĩnh mạch trung tâm

E Lọc máu lọc huyết tương

Câu 12: Không đặt catheter tĩnh mạch trong trường hợp nào dưới đây:

A Sốc mất máu, mất nước

B Sốc nhiễm khuẩn, sốc do ngộ độc

C Lọc máu , lọc huyết tương

D Giãn phế nang quá mức

E Thông tim, đo áp lực buồng tim

Câu 13: Tai biến khi đặt catheter tĩnh mạch là, trừ:

Câu 14: Không áp dụng đặt catheter tĩnh mạch trong trường hợp nào dưới đây?

C Giảm khối lượng tuần hoàn

Câu 15: Tai biến hay gặp nhất trong đặt catheter tĩnh mạch dưới đòn là:

A Chọc vào động mạch dưới đòn

B Chọc vào động mạch cảnh

C Chọc vào động mạch phổi

D Chọc vào động mạch chủ

Anh/ chị hãy chọn đáp án đúng cho các câu hỏi tình huống dưới đây:

Câu 16: NB vũ văn bình sau tai nạn giao thông được chuyển vào khoa ngoại cấp cứu, được đặt catheter vào tĩnh mạch dưới đòn để truyền máu và dịch khi theo dõi

NB sau đặt catheter, điều dưỡng nga thấy dịch không chảy theo anh/chị điều dưỡng nga phải xử trí tình huống này như thế nào? a Dùng 10ml dung dịch nacl 0,9% bơm mạnh vào ống thông

B Báo bác sỹ, thực hiện y lệnh

C Dùng dây thông inox có đầu xoắn đưa vào ống thông vừa xoay vừa kéo cục máu đông ra

D Dùng dây thông đẩy cục máu đông vào trong

BÀI 14: PHỤ GIệP BÁC SỸ ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN –

Giới thiệu Đặt nội khí quản là thủ thuật đưa một ống thông vào khí quản của bệnh nhân để đảm bảo thông khí và hút đờm dãi ứ đọng trong đường hô hấp Đặt ống nội khí quản là phương pháp không thể thiếu được sử dụng trong gây mê, phẫu thuật Đây còn là thủ thuật rất quan trọng mang tính sống còn trong lĩnh vực hồi sức và cấp cứu Thủ thuật đặt nội khí quản cho tới nay vẫn là một trong những phương pháp giúp khai thông, bảo vệ đường thở hay thông khí nhân tạo xâm nhập tốt và hiệu quả nhất

- Chuẩn bị được dụng cụ phụ giúp bác sĩ đặt ống nội khí quản – mở khí quản

- Tiến hành đúng trình tự các bước kỹ thuật phụ giúp bác sĩ đặt ống nội khí quản – mở khí quản

- Thể hiện được thái độ ân cần và cẩn thận khi thực hiện kỹ thuật

THAY BĂNG, RỬA VẾT THƯƠNG, CẮT CHỈ

Theo dõi và chăm sóc vết thương đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục, trong đó, quy trình thay băng và rửa vết thương cần được thực hiện đúng thời điểm, đúng cách và an toàn.

- Trình bày được cách phân loại vết thương

- Trình bày được nguyên tắc thay băng - rửa vết thương, cắt chỉ

- Liệt kê được những vật liệu thường sử dụng thay băng, rửa vết thương, cắt chỉ

- Tiến hành đúng trình tự các bước quy trình kỹ thuật thay băng rửa vết thương

- Thể hiện được thái độ nhẹ nhàng, ân cần và cẩn thận khi thực hiện kỹ thuật

Chăm sóc vết thương là kỹ thuật cơ bản trong chăm sóc NB Chăm sóc vết thương tốt giúp NB phục hồi sức khỏe nhanh chóng, kiểm soát nhiễm khuẩn, giảm thời gian nằm viện, giảm chi phí điều trị, tăng cường niềm tin của NB với nhân viên y tế

Chăm sóc vết thương bao gồm chăm sóc các loại vết thương từ đơn giản đến phức tạp: vết thương sạch, vết thương nhiễm khuẩn, hoại tử, loét ép (loét tỳ), vết thương có chỉ khâu, vết thương có ống dẫn lưu, vết thương ghép da … Khi chăm sóc vết thương, điều dưỡng cần phải có kỹ năng sử dụng các loại băng vết thương phù hợp, để che chở và bảo vệ vết thương giúp cho sự lành vết thương diễn ra một cách tốt nhất Điều dưỡng cần phối hợp với các đồng nghiệp, các chuyên gia giúp NB phục hồi chức năng các cơ quan bị ảnh hưởng sau phẫu thuật, sau chấn thương; phối hợp với gia đình NB, hỗ trợ họ có kiến thức và kỹ năng chăm sóc NB sau khi ra viện, giúp NB phục hồi và ổn định sức khỏe

Nhóm kỹ năng chăm sóc vết thương bao gồm:

- Chăm sóc vết thương sạch

- Chăm sóc vết thương nhiễm khuẩn

- Cắt chỉ các loại vết khâu

- Chăm sóc vết thương dẫn lưu

2 Phân loại vết thương (Theo “Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ” ban hành ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế)

Trên thực tế có thể gặp rất nhiều các loại vết thương, tuy nhiên ở lâm sàng thường phân loại theo mức độ ô nhiễm, cách phân loại như sau:

- Vết thương sạch: là vết thương ngoại khoa không bị nhiễm khuẩn Vết thương không nằm trong vùng của hô hấp, bài tiết, sinh dục, tiết niệu

Các vết thương sạch tuy không có biểu hiện nhiễm trùng nhưng do nằm ở những vùng nhạy cảm như đường hô hấp, bài tiết, sinh dục, tiết niệu hoặc là vết thương hở, có ống dẫn lưu nên vẫn có nguy cơ bị nhiễm trùng Những vết thương loại này cần được theo dõi và chăm sóc cẩn thận để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn.

- Vết thương nhiễm: vết thương nhiễm trùng, vết thương do tai nạn, vết thương trên vùng có nhiễm khuẩn trước mổ Ví dụ: viêm phúc mạc, chấn thương ruột,

- Vết thương bẩn: vết thương có mủ, hoại tử và có nguồn gốc bẩn từ trước

3 Nguyên tắc cơ bản khi thực hiện kỹ năng chăm sóc vết thương

3.1 Nhận định tình trạng vết thương

- Mép vết thương phẳng gọn hay vết thương bờ nham nhở

- Vết thương mới tiến triển hay vết thương cũ, vết thương có kèm tổn thương khác không

- Xác định vị trí vết thương trên cơ thể

- Tình trạng toàn thân, bệnh lý khác kèm theo: tiểu đường, lao, ung thư…

3.2 Nguyên tắc chăm sóc vết thương

- Loại bỏ dị vật, mô giập

- Mở rộng vết thương, dẫn lưu tốt

- Giúp vết thương mau lành

Vết thương luôn tiết dịch nên cần giữ ẩm, nhưng tránh làm ướt vết thương Thay băng là điều dưỡng cần làm khi băng bị thấm ướt.

- Khi có vết thương, NB rất đau, điều dưỡng chú ý tránh làm đau NB khi thay băng, nên thực hiện thuốc giảm đau trước khi thay băng nếu nhận định vết thương có thể làm NB đau

- Áp dụng kỹ thuật vô khuẩn tuyệt đối khi thay băng vết thương Mỗi NB sử dụng một bộ dụng cụ vô khuẩn

- Rửa vết thương đúng nguyên tắc: Rửa vết thương theo đường thẳng từ đỉnh đến đáy và thao tác từ trong ra ngoài, từ vết cắt theo đường thẳng chạy song song với vết thương

- Trên NB có nhiều vết thương cần rửa vết thương theo thứ tự: vô trùng, sạch, nhiễm khuẩn

- Trước khi áp băng gạc vào vết thương phải theo các bước sau:

+ Kiểm soát lại thứ tự việc chăm sóc vết thương

+ Xem lại vòng đeo tay xác minh tên của NB

+ Giải thích thủ tục cho NB

- Một số vết thương đặc biệt (có ghép da) khi thay băng phải có chỉ định của bác sỹ

4 Một số loại dung dịch và tác dụng của dung dịch thường dùng rửa vết thương

1 Betadin 1/1000 Có tính khử khuẩn cao, không gây kích ứng mô và sự lành vết thương Dùng sát khuẩn da, niêm mạc, rửa vết thương và các xoang của cơ thể

2 Oxy già (H2O2) - Làm co mạch máu tại chỗ, chỉ định rửa các vết thương sâu, có mủ, nhiễm trùng, nhiều đất cát

- - Không dùng để rửa vết thương đang lên mô hạt

3 NaCl 0.9% - Dùng rửa những vết thương thông thường , lành tính

4 Nước dakin Chỉ định rửa vết thương có mô hoại tử

Chỉ định rửa vết thương có nhiều chất nhờn

5 Đặc điểm và chỉ định của các loại băng vết thương

TT Loại băng Đặc điểm Chỉ định

-Tính thấm hút cao, thường dùng đặt vào trong vết thương

- Cần có băng phủ ngoài

Vết thương sâu, khuyết mô, nhiễm khuẩn có dẫn lưu, dò

2 Gạc - Tính thấm hút tốt, sợi cotton thông thoáng bề mặt

- Có thể tẩm nước muối sinh lý để lầm ẩm vết thương lớn

- Sử dụng rộng rãi cho những vết thương

- Nhét dẫn lưu vết thương sâu

3 Băng mỏng - Có màu da, làm từ hydroactive, có keo dính mặt sau

- Lớp đệm thấm dịch tiết vừa phải, giữ vết thương luôn ẩm

- Bít bề mặt không cho oxy tiếp xúc vết thương

- Những vết thương cạn, mô hạt đỏ

4 Hydrogel - Miểng mỏng trong suốt bằng polymer

- Thấm hút dịch dẫn lưu và cung cấp độ ẩm cho vết thương, làm mát da

- Vết thương cạn, mô hạt đỏ, vết thương mất da , vết bỏng nhỏ

- Loét ép (loét tỳ) độ I,II

- Mềm nhẹ, khả năng thấm hút tùy độ dày

- Tạo độ ẩm cho bề mặt vết thương

- Vết thương cạn, mô hạt đỏ

- Phủ vết thương đã nhét merch

6 Băng dính trong suốt - Film polyurethane có băng dính phía sau, có nhiều lỗ thoát hơi

- Duy trì độ ẩm vết thương , không có tính thấm hút

- Vết thương cạn, mô hạt đỏ, ít dịch

- Bảo vệ vùng dễ tỳ đè, có thể dùng thay băng keo

6 Kỹ năng sơ cứu vết thương

- Tình trạng NB: toàn trạng, tri giác, dấu hiệu sinh tồn

- Tình trạng vết thương: vị trí, kích thước, độ sâu, bề mặt vết thương, tình trạng tiết dịch, màu sắc vết thương, vùng da xung quanh vết thương, loại vết thương, tiến triển lành vết thương…

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Ý NGHĨA TIÊU CHUẨN ĐẠT

1.1 Trang phục theo quy định Trang phục sạch sẽ, gọn gàng

1.2 Rửa tay thường quy, mang khẩu trang Tránh lây nhiễm chéo Đúng kỹ thuật

- Hộp vô khuẩn : 1 pank, 2 kẹp phẫu tích, 2 bát kền, bông, gạc vô khuẩn, găng tay vô khuẩn

- Dụng cụ khác : băng dính, kéo hoặc băng cuộn, dung dịch NaCl 0,9%, dung dịch

Betadin, tấm nylon, dụng cụ đựng chất thải y tế: Xô, túi đựng rác thải, chậu đựng dung dịch khử khuẩn

- Giúp phối hợp tốt với bác sỹ để thực hiện kỹ thuật

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ

- Đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn đối với nhóm dụng cụ vô khuẩn

- Sắp xếp dụng cụ gọn gàng, thuận tiện

3.1 Kiểm tra hồ sơ bệnh án, nhận định NB

An toàn khi thực hiện kỹ thuật

- Nhận định toàn trạng, nhận định tình trạng vết thương: vị trí, loại vết thương, nguyên nhân gây ra vết thương,

Hướng dẫn người bện và gia đình những điều cần thiết

Thuận lợi cho kỹ thuật

- NB và gia đình hiểu được mục đích của thủ thuật và yên tâm hợp tác

- NB nằm hoặc ngồi ở tư thế thích hợp, thuận tiện cho quá trình thực hiện

4.1 Bộc lộ vùng có vết thương Thuận lợi cho việc chăm sóc

Thao tác nhẹ nhàng, tránh tổn thương bề mặt vết thương và vùng da xung quanh

4.2 Trải tấm nylon Tránh dung dịch rửa và dịch tiết chảy ra giường

Tấm nylon trải phía dưới vết thương

4.3 Điều dưỡng sát khuẩn tay, đi găng

Thực hiện sát khuẩn tay và mang găng tay đúng quy trình

4.4 Quan sát, đánh giá tình trạng vết thương Đánh giá tình trạng vết Đánh giá vị trí, số lượng, màu sắc tính chất dịch thương tiết, tình trạng da xung quanh vết thương

4.5 Rửa vết thương Loại bỏ vi sinh vật, phòng tránh nhiễm khuẩn vết thương

Rửa theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, từ bên xa đến bên gần rộng ra ngoài 5cm bằng dung dịch NaCl 0,9%

4.6 Thấm khô vết thương - Vết thương khô thoáng

- Tăng hiệu quả của dung dịch sát khuẩn

Thấm khô nhẹ nhàng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, không làm tổn thương thêm vết thương

4.7 Sát khuẩn vết thương - Loại bỏ vi sinh vật, phòng tránh nhiễm khuẩn vết thương

Trong quá trình sát khuẩn vết thương, cần tuân thủ nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, từ bên xa đến bên gần và rộng ra ngoài khoảng 5cm Sử dụng dung dịch Betadin để sát khuẩn Sau đó, dùng gạc che kín vết thương và cố định lại để bảo vệ vết thương khỏi nhiễm trùng.

- Hạn chế vi khuẩn xâm nhập

- Gạc che kín vết thương, mép gạc cách mép vết thương ít nhất từ 3-5cm

- Thao tác nhanh, nhẹ nhàng, tránh phơi bày vết thương quá lâu

4.9 Giúp NB tiện nghi NB an tâm, tin tưởng vào chăm sóc

Trang phục NB gọn gang, sạch sẽ

5 Thu dọn dụng cụ và ghi hồ sơ

5.1 Phân loại dụng cụ và rác thải Ngăn ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện

Quản lý và xử trí chất thải:

+ Bỏ kẹp vào chậu có dung dịch khử khuẩn + Tháo găng tay bỏ vào túi đựng đồ bẩn và bỏ túi đựng đồ bẩn vào thùng rác y tế

5.2 Rửa tay thường quy Phòng tránh nhiễm khuẩn Thực hiện đúng quy trình mang găng vô khuẩn

5.3 Ghi hồ sơ Để theo dõi tiến trình chăm sóc và sự lành của

- Ghi đầy đủ và chính xác các thông tin:

+ Ngày giờ rửa vết vết thương thương

+ Tình trạng của vết thương

+ Phản ứng của NB + Tên người thay băng

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Thực hiện tốt

- Trang phục theo quy định

- Rửa tay thường quy, mang khẩu trang

- Hộp vô khuẩn : 1 pank, 2 kẹp phẫu tích, 2 bát kền, bông, gạc vô khuẩn, găng tay vô khuẩn

- Dụng cụ khác : băng dính, kéo hoặc băng cuộn, dung dịch NaCl 0,9%, dung dịch Betadin, tấm nylon, dụng cụ đựng chất thải y tế: Xô, túi đựng rác thải, chậu đựng dung dịch khử khuẩn

Kiểm tra hồ sơ bệnh án, nhận định NB, hướng dẫn người bện và gia đình những điều cần thiết

4.1 Bộc lộ vùng có vết thương

4.3 Điều dưỡng sát khuẩn tay, đi găng

4.4 Quan sát, đánh giá tình trạng vết thương

4.8 Dùng gạc che kín vết thương, cố định vết thương

5 Thu dọn dụng cụ và ghi hồ sơ

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Trọng số Thang điểm

- Trang phục theo quy định

- Rửa tay thường quy, mang khẩu trang

- Hộp vô khuẩn : 1 pank, 2 kẹp phẫu tích, 2 bát kền, bông, gạc vô khuẩn, găng tay vô khuẩn

- Dụng cụ khác : băng dính, kéo hoặc băng cuộn, dung dịch NaCl 0,9%, dung dịch

Betadin, tấm nylon, dụng cụ đựng chất thải y tế: xô, túi đựng rác thải, chậu đựng dung dịch khử khuẩn

Kiểm tra hồ sơ bệnh án, nhận định NB, hướng dẫn người bện và gia đình những điều cần thiết

4.1 Bộc lộ vùng có vết thương

4.3 Điều dưỡng sát khuẩn tay, đi găng

4.4 Quan sát, đánh giá tình trạng vết thương

4.8 Dùng gạc che kín vết thương, cố định vết thương

5 Thu dọn dụng cụ và ghi hồ sơ

7 Kỹ năng chăm sóc vết thương sạch

- Tình trạng NB: toàn trạng, tri giác, dấu hiệu sinh tồn

- Tiền sử bệnh và các yếu tố ảnh hưởng: tuổi, bệnh mạn tính, thuốc đang điều trị, chế độ ăn uống, nghiện rượu, nghiện thuốc lá …

- Hiểu biết của NB và gia đình về cách sơ cứu và chăm sóc vết thương

- Tình trạng vết thương: vị trí, kích thước, độ sâu, bề mặt vết thương, tình trạng tiết dịch, màu sắc vết thương, vùng da xung quanh vết thương, loại vết thương, tiến triển lành vết thương…

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Ý NGHĨA TIÊU CHUẨN ĐẠT

1.1 - Trang phục theo quy định Trang phục sạch sẽ, gọn gàng

1.2 - Rửa tay thường quy, mang khẩu trang

Rửa tay đúng kỹ thuật

- Hộp vô khuẩn : 1pank, 3 kẹp phẫu tích, 2 bát kền, bông, gạc vô khuẩn, găng tay vô khuẩn

- Dụng cụ khác : Băng dính, kéo, dung dịch NaCl 0,9%, găng tay sạch, tấm nylon, túi nylon, dụng cụ đựng chất thải y tế: xô, túi đựng rác thải, chậu đựng dung dịch khử khuẩn

- Giúp phối hợp tốt với bác sỹ để thực hiện kỹ thuật

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ

- Đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn đối với nhóm dụng cụ vô khuẩn

- Sắp xếp dụng cụ gọn gàng, thuận tiện

3.1 Kiểm tra hồ sơ bệnh án, nhận định NB

- An toàn khi thực hiện kỹ thuật

- Nhận định toàn trạng, nhận định tình trạng vết thương: vị trí, loại vết thương, nguyên nhân gây ra vết thương,

3.2 Hướng dẫn người bện và gia đình những điều cần thiết

Thuận lợi cho kỹ thuật

- NB và gia đình hiểu được mục đích của thủ thuật và yên tâm hợp tác

- NB nằm hoặc ngồi ở tư thế thích hợp, thuận tiện cho quá trình thực hiện

4.1 Trải tấm nylon, đặt túi đựng đồ bẩn

-Tránh dung dịch rửa và dịch tiết chảy ra giường -Hạn chế nhiễm khuẩn

- Tấm nylon trải phía dưới vết thương

-Túi đựng đồ bẩn đặt cạnh vết thương

4.2 Mang găng tay sạch Phòng tránh nhiễm khuẩn Thực hiện đúng quy trình mang găng

4.3 Bộc lộ vùng có vết thương Thuận lợi cho việc chăm sóc Thao tác nhẹ nhàng, tránh tổn thương bề mặt vết thương và vùng da xung quanh

4.4 Tháo băng gạc cũ Phòng tránh nhiễm khuẩn

- Tháo toàn bộ băng dính theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ phía bên xa đến bên gần,

- Không làm đau NB khi gắp băng gạc cũ

- Băng cũ nằm gọn trong túi nylon

4.5 Nhận định tình trạng vết thương, tháo bỏ găng tay Đánh giá tình trạng vết thương Đánh giá vị trí, số lượng, màu sắc tính chất dịch tiết, tình trạng da xung quanh vết thương

4.6 Mở hộp vô khuẩn, sắp xếp dụng cụ, đổ dung dịch rửa vào bát kền

Rửa vết thương - Tay không chạm vào mặt trong của hộp

- Dụng cụ sắp xếp gọn gàng, thuận tiện làm thủ thuật

- Dung dịch rửa, sát khuẩn không đổ ra ngoài và không chạm vào bát kền

4.7 Mang găng tay vô khuẩn Phòng tránh nhiễm khuẩn

Thực hiện đúng quy trình mang găng vô khuẩn

4.8 Rửa vết thương Loại bỏ vi sinh vật, phòng tránh nhiễm khuẩn vết thương

CHUẨN BỊ GIƯỜNG CHO NGƯỜI BỆNH –

Chuẩn bị giường bệnh – thay vải trải giường là một trong những kỹ năng của người điều dưỡng, đáp ứng nhu cầu ngủ, nghỉ ngơi, tư thế trị liệu và phòng tránh nhiễm khuẩn cho người bệnh Người bệnh thường có nhiều thời gian trên giường bệnh bởi giường bệnh là nơi nghỉ ngơi, khám bệnh, điều trị và sinh hoạt của người bệnh Khi người bệnh không có khả nǎng ra khỏi giường thì việc chăm sóc như nuôi dưỡng, tắm hay đại tiểu tiện có thể gây loét ép Do đó việc chuẩn bị giường là hết sức quan trọng Chuẩn bị giường cẩn thận, chu đáo là tạo sự thoải mái cho người bệnh

- Trình bày được các phương tiện cần thiết khi chuẩn bị giường cho người bệnh

- Tiến hành đúng trình tự các bước quy trình kỹ thuật chuẩn bị giường đón người bệnh và thay vải trải giường

- Thể hiện được thái độ cẩn thận, nhẹ nhàng khi thực hiện kỹ thuật

- Giường thông thường làm bằng các chất liệu khác nhau như giường gỗ, giường sắt, giường inox

- Chân giường không có bánh xe; giát giường làm bằng gỗ, kim loại, thường có bậc để nâng cao 1/3 phía đầu giường khi cần

- Kích thước giường bệnh: Chiều dài 1,8 – 2m; chiều rộng 0,8 – 1,0m; chiều cao

- Chân giường có bánh xe bọc cao su để dễ di chuyển, hai bên thành giường có thành chắn di động để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân

- Các tay quay hoặc các nút bấm tự động để điều chỉnh độ cao, điều chỉnh các phần giường, độ nghiêng của giường phù hợp với tình trạng bệnh nhân

- Các thiết bị như gọi cấp cứu, báo động, yêu cầu chăm sóc, điều chỉnh phương tiện nghe nhìn,

2 Phương tiện cần thiết để trải giường

- Đệm giường: có các loại đệm cao su, đệm mút, đệm hơi, đệm nước Đệm giường bệnh nhân phải nhẵn, nhẹ, có vỏ bọc bền, dễ vệ sinh

- Vải trải giường: kích thước dài 3m, rộng 2.0 m, màu trắng, dễ giặt là và tiện lợi khi hấp, sấy tiệt khuẩn

- Tấm nilon, vải trên nilon kích thước 1,5 – 0,8m

- Chăn, vỏ chăn, gối, vỏ gối, màn

3 Quy định chuẩn bị giường bệnh

- Không được dùng vải đã rách

- Không được gài kim vào các mảnh vải

- Không sử dụng vải trải giường vào các mục đích khác

- Kiểm tra kỹ đồ vải trước khi thay, NB có thể để đồ vật, tiền, đồ trang sức trong gối hay dưới vải trải giường

3.2 Đảm bảo kỹ thuật, thẩm mỹ

- Không rũ tung vải trải giường khi thực hành kỹ thuật

- Không để đồ vải chạm vào quần áo người thực hành thủ thuật

- Bỏ đồ vải vào túi đựng, không vứt đồ vải bẩn ra sàn nhà

- Đặt túi đựng đồ bẩn cách xa giường bệnh

- Vải trải phẳng, căng dưới đệm

- Trải vải lót lên trên tấm nylon, không để NB nằm trực tiếp lên tấm nylon

- Trải xong một bên giường rồi mới chuyển sang bên đối diện

4.1 Quy trình kỹ thuật trải giường đón người bệnh

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Ý NGHĨA TIÊU CHUẨN ĐẠT

1.1 Điều dưỡng có trang phục y tế đầy đủ, gọn gàng

Trang phục sạch sẽ, gọn gàng

1.2 Rửa tay thường quy Tránh lây nhiễm chéo Đúng kỹ thuật

- Vải trải giường: kích thước 3m × 2m

- Gối Đảm bảo thực hiện tốt kỹ thuật

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ

- Dụng cụ được sắp xếp gọn gàng

- Vải phủ trên đệm (ga trải giường)

- Nylon, vải phủ trên nylon

Thuận tiện khi tiến hành kỹ thuật

- Gấp vải dọc theo giường, mặt phải vào trong, mặt trái ra ngoài

- Sắp xếp các đồ vải theo thứ tự sử dụng

3.1 Trải ga, gấp góc và giắt vải thừa

- Giúp thuận tiện khi trải vải

- Đặt ga lên 1/4 về phía đầu giường, sau đó trải đều lên mặt đệm

- Gấp góc ga ở phía đầu giường và cuối giường như góc bánh chưng

3.2 Trải tấm nylon và giắt phần thừa Đảm bảo vệ sinh, không để dịch tiết của

NB dính ra ga giường

- Trải tấm nylon vào 1/3 giữa giường

- Giắt phần nylon thừa xuống dưới đệm

3.3 Trải vải phủ trên nylon và giắt vải thừa Đảm bảo vệ sinh, không để dịch tiết của

NB dính ra ga giường

-Trải vải phủ lên trên nylon, vải phủ nằm vào 1/3 giữa giường

- Giắt vải thừa xuống dưới đệm

3.4 Sang bên đối diện, trải và gấp góc phần còn lại của các tấm vải Các tấm vải phủ kín giường Đi vòng về phía cuối giường, sang phía bên kia giường trải và gấp góc ở phía đầu và cuối

3.5 Trải chăn và gấp đàn xếp

Giúp giữ ấm cho NB

- Mép trên của chăn cách đầu giường 20 – 30cm

- Chăn được gấp đàn xếp về phía cuối đuôi giường hoặc bên hông giường

3.6 Đặt gối phía đầu giường bệnh Hỗ trợ các tư thế nghỉ ngơi của NB

Gối dựa vào đầu giường khi chưa có

4 Thu dọn dụng cụ Ngăn ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện

Phân loại đồ vải đúng quy định

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Thực hiện tốt

- Điều dưỡng có trang phục y tế đầy đủ, gọn gàng

- Vải trải giường: kích thước 3m × 2m

- Vải phủ trên đệm (ga trải giường)

- Nylon, vải phủ trên nylon

3.1 Trải ga, gấp góc và giắt vải thừa

3.2 Trải tấm nylon và giắt phần thừa

3.3 Trải vải phủ trên nylon và giắt vải thừa

3.4 Sang bên đối diện, trải và gấp góc phần còn lại của các tấm vải

3.5 Trải chăn và gấp đàn xếp

3.6 Đặt gối phía đầu giường bệnh

4 Thu dọn dụng cụ và ghi hồ sơ bệnh án

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Trọng số

- Điều dưỡng có trang phục y tế đầy đủ, gọn gàng

- Vải trải giường: kích thước 3m × 2m

- Vải phủ trên đệm (ga trải giường)

- Nylon, vải phủ trên nylon

3.1 Trải ga, gấp góc và giắt vải thừa

3.2 Trải tấm nylon và giắt phần thừa

3.3 Trải vải phủ trên nylon và giắt vải thừa

3.4 Sang bên đối diện, trải và gấp góc phần còn lại của các tấm vải

3.5 Trải chăn và gấp đàn xếp

3.6 Đặt gối phía đầu giường bệnh

4 Thu dọn dụng cụ và ghi hồ sơ bệnh án

4.2 Quy trình kỹ thuật thay vải trải giường

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Ý NGHĨA TIÊU CHUẨN ĐẠT

- Điều dưỡng có trang phục y tế đầy đủ, gọn gàng - Trang phục sạch sẽ, gọn gàng

- Rửa tay thường quy - Tránh lây nhiễm chéo

- Rửa tay đúng kỹ thuật

Chuẩn bị dụng cụ - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ

- Dụng cụ được sắp xếp gọn gàng

- Vải trải giường: kích thước

- Vải phủ trên đệm (ga trải giường)

- Nylon, vải phủ trên nylon

- Thuận tiện khi tiến hành kỹ thuật

- Gấp vải dọc theo giường, mặt phải vào trong, mặt trái ra ngoài

- Sắp xếp các đồ vải theo thứ tự sử dụng

Thông báo, giải thích cho BN và người nhà trước khi làm thủ thuật

-Thuận lợi cho kỹ thuật

- NB và gia đình hiểu được mục đích của thủ thuật và yên tâm hợp tác

4 Kỹ thuật tiến hành (Trường hợp NB nằm tại giường)

4.1 Đặt NB nằm nghiêng hoặc ngửa về một bên giường

- Giúp thuận tiện cho quá trình thu gom và trải vải

- Đảm bảo an toàn cho NB

- Trường hợp có người nhà hoặc NVYT hỗ trợ: người phụ đứng về phía NB, giữ NB khỏi ngã

- Trường hợp không có người hỗ trợ: nâng cao thanh chắn giường

4.2 Tháo ga, tấm nylon, vải phủ trên nylon bẩn ở 1/2 giường, cuộn gọn dưới lưng NB

- Tháo vải dọc theo giường, mặt trái ra ngoài, mặt phải vào trong

4.3 Trải ga - Đảm bảo vệ sinh

- Đặt ga sạch lên mặt đệm vị trớ ẳ giường, trải dọc theo đường giữa giường Kéo thẳng và gấp góc bọc ở 2 đầu đệm, nửa bên kia cuộn lại giắt dưới lưng NB

4.4 Trải tấm nylon và vải phủ trên nylon

- Giúp dịch tiết của NB không dính vào ga giường

- Tấm nylon và vải phủ nylon đặt ở 1/3 giữa giường, cuộn một nửa giắt dưới

- Đảm bảo vệ sinh lưng NB

4.5 Giúp NB nằm về phía giường vừa trải xong - Đảm bảo an toàn, tránh rơi ngã bệnh nhân

Nâng thanh chắn giường bên đối diện hoặc người phụ đứng về phía NB, giữ NB khỏi ngã

4.6 ĐD di chuyển sang bên kia giường, tháo vải bẩn

- Cuộn gọn gàng, mặt trái ra ngoài, mặt phải vào trong

- Phân loại đồ vải bẩn đúng theo quy định 4.7 Kéo thẳng nửa vải trải sạch còn lại và giắt phần còn thừa xuống dưới đệm

- Gấp đầu vải bọc lấy đầu đệm và cuối đệm

- Gấp góc ga ở phía đầu giường và cuối giường như góc bánh chưng

4.8 Giúp NB nằm lại giữa giường

(ở tư thế thích hợp), thay quần áo

- NB cảm giác dễ chịu, thoải mái

- NB nằm giữa giường, tư thế phù hợp và an toàn

4.9 Trải chăn đắp cho NB

- Giúp giữ ấm cho NB

Mép trên của chăn cách đầu giường 20 –

30cm, nhét các mép còn lại xuống dưới đệm (không kéo căng chăn để NB dễ dàng trở mình và co duỗi chân)

4 Thu dọn dụng cụ và ghi hồ sơ bệnh án

Ngăn ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện

Phân loại đồ vải đúng quy định

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Thực hiện tốt

- Điều dưỡng có trang phục y tế đầy đủ, gọn gàng

- Vải trải giường: kích thước 3m × 2m

- Vải phủ trên đệm (ga trải giường)

- Nylon, vải phủ trên nylon

Thông báo, giải thích cho BN và người nhà trước khi làm thủ thuật

4 Kỹ thuật tiến hành (Trường hợp NB nằm tại giường)

4.1 Đặt NB nằm nghiêng hoặc ngửa về một bên giường

4.2 Tháo ga, tấm nylon, vải phủ trên nylon bẩn ở 1/2 giường, cuộn gọn dưới lưng NB

4.4 Trải tấm nylon và vải phủ trên nylon

4.5 Giúp NB nằm về phía giường vừa trải xong

4.6 ĐD di chuyển sang bên kia giường, tháo vải bẩn

4.7 Kéo thẳng nửa vải trải sạch còn lại và giắt phần còn thừa xuống dưới đệm

4.8 Giúp NB nằm lại giữa giường (ở tư thế thích hợp), thay quần áo

4.9 Trải chăn đắp cho NB

5 Thu dọn dụng cụ và ghi hồ sơ bệnh án

TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Trọng số

- Điều dưỡng có trang phục y tế đầy đủ, gọn gàng

- Vải trải giường: kích thước 3m × 2m

- Vải phủ trên đệm (ga trải giường)

- Nylon, vải phủ trên nylon

Thông báo, giải thích cho BN và người nhà trước khi làm thủ thuật

4 Kỹ thuật tiến hành (T/h NB nằm tại giường)

4.1 Đặt NB nằm nghiêng hoặc ngửa về một bên giường

4.2 Tháo ga, tấm nylon, vải phủ trên nylon bẩn ở 1/2 giường, cuộn gọn dưới lưng NB ×2

4.4 Trải tấm nylon và vải phủ trên nylon

4.5 Giúp NB nằm về phía giường vừa trải xong

4.6 ĐD di chuyển sang bên kia giường, tháo vải bẩn

4.7 Kéo thẳng nửa vải trải sạch còn lại và giắt phần còn thừa xuống dưới đệm ×2

4.8 Giúp NB nằm lại giữa giường (ở tư thế thích hợp), thay quần áo

4.9 Trải chăn đắp cho NB

5 Thu dọn dụng cụ và ghi hồ sơ bệnh án

- Các phương tiện cần thiết khi chuẩn bị giường

- Quy trình chuẩn bị giường bệnh

- Quy trình thay vải trải giường

LƢỢNG GIÁ o Câu hỏi truyền thống: Anh (chị) hãy:

Câu 1 Liệt kê các phương tiện trải giường?

Câu 2 Trình bày nguyên tắc chung khi trải giường? o Câu hỏi trắc nghiệm

* Anh/ chị hãy chọn A cho câu trả lời đúng, B cho câu trả lời sai trong các câu sau:

Câu 1: Điều dưỡng chỉ cần thay vải trải giường khi thực hiện chăm sóc người bệnh cấp I

Câu 2: Chuẩn bị giường đón tiếp NB bao gồm trải giường nội khoa và trải giường ngoại khoa

Câu 3: Không cần đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn khi thay vải trải giường

* Anh/ chị hãy chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau: Câu 4: Khi trải giường … tấm chăn sẽ được gấp đàn xếp làm 3 làn về phía cuối giường

Câu 5: Giường … được chuẩn bị để tiếp đón NB sau các phẫu thuật, tiểu phẫu

Câu 6: Để dự phòng … ga giường cần phải được trải phẳng, NB được nằm trên đệm hơi hoặc đệm nước và xoay trở tư thế tối thiểu 2h/lần

C Huyết khối tĩnh mạch sâu

*Anh /chị hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau:

Câu 7: Các tấm vải trải giường bao gồm:

A Ga trải giường, đệm, nylon, vải phủ trên nylon

B Ga trải giường, tấm chăn, nylon, vải phủ trên nylon

C Ga trải giường, đệm, gối, chăn, nylon, vải phủ trên nylon

D Ga trải giường, nylon, vải phủ trên nylon

Câu 8: Cách gấp các tấm vải trải giường

A Gấp dọc, mặt trái ra ngoài, trừ tấm chăn

B Gấp dọc theo giường, mặt phải ra ngoài, trừ tấm chăn

C Gấp dọc theo giường, mặt trái ra ngoài, trừ tấm chăn

D Gấp dọc, mặt phải ra ngoài, trừ tấm chăn

Câu 9: Khi trải giường, cần tuân thủ những quy định nào

A Không được dùng vải đã rách

B Không được gài kim vào các mảnh vải

C Kiểm tra kỹ đồ vải trước khi thay, NB có thể để đồ vật, tiền, đồ trang sức trong gối hay dưới vải trải giường

* Anh/ chị hãy chọn đáp án đúng nhất cho các tình huống sau đây:

Câu 18: NB Nguyễn Trọng H 84 tuổi được chẩn đoán Tai biến mạch máu nào ngày thứ 2 của bệnh Điều dưỡng B khi lập kế hoạch chăm sóc đã nhận định NB có nguy cơ loét do tì Khi chuẩn bị giường bệnh, điều dưỡng B phải:

A Thay vải trải giường khi cần thiết

B Cho NB nằm đệm chống loét

C Đảm bảo kéo căng các tấm vải trải, tránh nếp gấp của vải làm lằn da của

D Để NB nằm trên chiếu, đảm bảo vùng da tì đè luôn khô thoáng

NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH

Dinh dưỡng là nhu cầu cơ bản của con người, đóng vai trò quan trọng trong suốt vòng đời cả khi khỏe mạnh lẫn khi bệnh tật Đặc biệt, bệnh tật làm tăng nhu cầu dinh dưỡng, vì dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình hồi phục của cơ thể.

- Trình bày được nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn cho người bệnh

- Trình bày được các trường hợp áp dụng, không áp dụng của các phương pháp hỗ trợ ăn uống cho người bệnh

- Nhận định được nhu cầu của người bệnh về áp dụng các biện pháp hỗ trợ ăn uống

- Tiến hành đúng trình tự các bước kỹ thuật hỗ trợ người bệnh ăn/uống, đảm bảo đúng quy trình, an toàn và phù hợp với tình trạng người bệnh

- Thể hiện được thái độ nhẹ nhàng khi giao tiếp với người bệnh, cẩn thậ, chu đáo khi thực hiện kỹ thuật

I Dinh dưỡng đối với người bệnh

Dinh dưỡng là yếu tố cơ bản để duy trì và nâng cao sức khỏe, dù cơ thể ở tư thế nghỉ ngơi hoàn toàn không hoạt động vẫn tiêu hao một số năng lượng nhất định cung cấp cho các hoạt động bên trong cơ thể để duy trì sự sống Khi cơ thể bị bệnh nhu cầu về dinh dưỡng lại càng trở nên quan trọng, giúp cho cơ thể có đủ khả năng chống lại bệnh tật và phục hồi sức khỏe Ngoại trừ những người mắc một số bệnh gây rối loạn chức năng vận động, hấp thu, bài tiết ở ruột (như tắc ruột cơ học, liệt ruột, viêm tụy cấp, ), việc nuôi dưỡng NB qua đường tiêu hóa thường được chọn lựa, vì phù hợp với chức năng sinh lý đường tiêu hóa, giá thành thấp và ít xảy ra tai biến Nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa sớm có tác dụng duy trì cấu trúc giải phẫu và chức năng của tế bào niêm mạc ruột, kích hoạt cho hệ thống tiêu hoá sớm trở lại bình thường, hạn chế tình trạng phát tán vi khuẩn và nội độc tố từ đường tiêu hóa vào tuần hoàn (bacterial and endotoxin translocation), duy trì chức năng các cơ quan tiêu hóa khác như tụy và gan Có nhiều đường để đưa dinh dưỡng vào cơ thể tùy theo tình trạng bệnh lý như:

- Đưa thức ăn qua đường miệng

- Đưa thức ăn (dạng lỏng) qua ống thông

- Đưa chất dinh dưỡng qua đường truyền tĩnh mạch

Nội dung bài học này đề cấp đến đường đưa thức ăn vào cơ thể qua đường miệng và qua ống thông mũi họng – dạ dày

2 Nhu cầu về năng lượng

Nhu cầu năng lượng gồm có đáp ứng nhu cầu năng lượng cho chuyển hóa cơ bản và cung cấp năng lượng cho những hoạt đông của cơ thể Năng lượng cho

Ngày đăng: 12/09/2024, 21:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN