Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ngôn ngữGiáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ngôn ngữGiáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ngôn ngữGiáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ngôn ngữGiáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ngôn ngữGiáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ngôn ngữGiáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ngôn ngữGiáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ngôn ngữGiáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ngôn ngữ
Biện pháp phục hồi và rèn luyện cấu âm cơ bản
Lựa chọn vật dụng, đồ chơi, sử dụng các vật dụng, các loại hình và tần suất củng cố khen ngợi cũng như sửa sai, những câu trả lời nào của trẻ sẽ được chấp nhận, v.v
Phương pháp này thường được dùng khi mục tiêu can thiệp cần có sự lặp lại nhiều lần từ trẻ, như trong can thiệp âm lời nói
VD: tập cho trẻ nói âm k, r, l, v.v…
Hai kỹ thuật phổ biến theo phương pháp Clinician directed:
• GV đưa ra hướng dẫn để trẻ thực hiện theo VD: “Con lặp lại tên đồ vật sau khi cô làm mẫu” hoặc “Con nói /k/, /g/, gà,…”
• GV có thể dùng hình ảnh và/hoặc làm mẫu để trẻ thực hiện theo VD: Gv chỉ vào hình ảnh và nói: “Con gấu”
• GV chờ đợi một khoảng thời gian cho trẻ suy nghĩ và trả lời
• Nếu trẻ trả lời đúng, GV có thể củng cố bằng lời khen và làm mẫu lại cho trẻ VD: “Con nói giỏi lắm/Đúng rồi Con gấu”
• Có thể kết hợp với khen thưởng hiện vật VD: tặng cho trẻ 1 sticker thu thập đủ số stickers sẽ được chọn 1 đồ chơi trong thùng vào cuối buổi học
• Nếu trẻ trả lời chưa đúng, GV phản hồi ngay lập tức và tránh phản hồi tiêu cực như: “Không đúng/Con sai rồi.” Thay vào đó GV có thể phản hồi tích cực và làm mẫu lại cho trẻ
VD: trẻ nói “con chó” thay vì “con gấu”, GV có thể nói: “Con nói gần đúng rồi Để cô nói lại thử xem lần sau con có nhớ không nha”
Hai kỹ thuật phổ biến theo phương pháp Clinician directed:
- Học vẹt qua trò chơi:
• Phương pháp này tương tự như drill, chỉ khác là GV kết hợp với những trò chơi để tăng tính tương tác và làm cho trẻ có hứng thú hơn VD: chơi câu cá, chơi đá banh, chơi đồ nhà bếp, v.v, tùy theo sở thích và độ tuổi của trẻ.
• Cách thực hiện: VD trong trò chơi nhảy ô, GV đặt mỗi ô là 1 chữ Mỗi lần trẻ nhảy vào ô nào, GV cùng trẻ tới thu thập các bức hình và trẻ sẽ nói tên các chữ cái trước khi đến lượt nhảy tiếp theo.
Biện pháp phát âm mẫu vị
• Mô tả âm vị Tiếng Việt là chỉ ra âm vị đó khi phát âm nghe như thế nào, nhìn thấy gì và nhận biết bằng xúc giác ra sao
• Tức là giúp trẻ hình dung và nhận biết âm vị đó biểu hiện như thế nào
giác quan có thể giúp nhận biết âm vị là thính giác, thị giác, xúc giác Ví dụ: phát âm m
Biện pháp luyện phát âm theo thành phần âm
Cho trẻ luyện tập lần lượt và từ từ theo bài học
Biện pháp phát triển vốn từ và khả năng ngữ pháp
• Cho trẻ giao tiếp với mọi người xung quanh để có vốn từ thêm phong phú hơn.
• Cho trẻ lắng nghe thêm các câu chuyện.
• Luyện tập thường xuyên cho trẻ.
Biện pháp, kĩ thuật dạy học hòa nhập trẻ khuyết tật ngôn ngữ
Tìm hiểu kĩ năng đặc thù trong dạy các môn học ở lớp hoà nhập trẻ KTNN - Căn cứ vào khả năng sử dụng vốn từ
(đọc, nói, viết) trong giao tiếp của trẻ và nội dung kiến thức cần cung cấp cho cả lớp và riêng trẻ Từ đó, xây dựng mục tiêu chung và riêng cho bài dạy- Chuẩn bị đồ dùng dạy học cần thiết chung cho cả lớp và riêng cho trẻ KTNN Ưu tiên những đồ dùng mà nhìn vào hay sử dụng nó, sẽ tạo ra những hứng thú học tập hay hứng thú nói năng giao tiếp cho trẻ KTNN
Có chi tiết rèn luyện và phát triển khả năng ngôn ngữ cụ thể Đảm bảo HS KTNN được tham gia đủ các phần
- Trẻ KTNN có trí tuệ và các giác quan bình thường, nên các em có điều kiện tham gia đầy đủ mọi hoạt động trên lớp Tuy nhiên, GV vẫn phải tuỳ thuộc vào sức khoẻ và khả năng tiếp nhận kiến thức mà tổ chức, điều chỉnh chương trình cho phù hợp, để các em có nhiều cơ hội tham gia các hoạt động cùng cả lớp
- Bộ môn Tiếng Việt ở Tiểu học bao gồm các phân môn : học vần, tập đọc, tập viết, chính tả, học thuộc lòng, từ ngữ, ngữ pháp, tập làm văn, luyện từ và câu ở lớp 2, 3 và kể chuyện Để học được các môn học này, HS phải sử dụng ngôn ngữ nói và viết Vì vậy, chúng ta phải chú ý đến đặc điểm của từng phân môn cụ thể, cùng với đặc thù của KTNN
• Xác định các từ cần rèn luyện hay phục hồi khả năng phát âm
• Lập quy trình phục hồi hay chuẩn bị phần rèn luyện trong và ngoài giờ học
• Mỗi bài có thể phục hồi 2, 3 từ Không nhất thiết phải phục hồi chuẩn ngay
• Căn cứ vào từng bài học cụ thể mà sáng tạo các trò chơi rèn luyện cấu âm hay phát triển vốn từ, khắc phục khiếm khuyết ngữ pháp cho trẻ trong và ngoài giờ học
- Khi giảng dạy, các GV phải chú ý rèn luyện và phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ Phải dự kiến những tiếng, từ, cụm từ trong bài mà trẻ có thể phát âm sai hoặc không thể phát âm Sau đó là tiến hành lập quy trình sửa, phục hồi:
Kĩ thuật từng phân môn
Phân môn Học vần (lớp 1)
• Trẻ KTNN thường phát âm sai những nguyên âm đôi GV cần dạy trẻ phát âm chuẩn, rõ từng nguyên âm đơn, sau đó hướng dẫn cách phát âm trượt
Cuối cùng, lồng những nguyên âm đôi đó vào bài dạy cho phù hợp
• Hầu hết trẻ gặp khó khăn khi phát âm phụ âm Do vậy, GV phải nắm chắc cách phát âm chuẩn các phụ âm
• Đa số trẻ KTNN, có trí tuệ bình thường, vận động tốt nên các em học viết như HS bình thường
• Các HS có chứng mù đọc, mù viết cần chú ý Đa số các em này đều có vấn đề về trí tuệ Do vậy, phải kết hợp vận dụng chuyên môn về chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật về học để hướng dẫn các em đọc đúng các âm, từ, câu và luyện nhớ lâu kiến thức
• Khi chuẩn bị cho bài dạy học tập đọc, trước tiên GV nên dự kiến các từ, tiếng mà HS có thể đọc sai trong bài, từ đó chuẩn bị các phương pháp sửa phù hợp
• Khi dạy có thể tổ chức cho HS đọc đồng thanh nhỏ hay luân phiên đọc nhỏ trong nhóm để tạo cơ hội cho HS KTNN chủ động tiếp nhận và rèn luyện mà không ngại, mặc cảm trong giờ học
• Cá nhân đọc luân phiên câu, đoạn văn trong bài cũng là một phương pháp tốt cho HS có KTNN trong rèn luyện kĩ năng đọc, giúp HS
KTNN rèn tính chủ động và trách nhiệm và khắc phục khiếm khuyết ngôn ngữ
Tóm lại: GV cần tạo điều kiện cho trẻ KTNN vừa tiếp cận kiến thức mới vừa rèn luyện sửa tật ngôn ngữ và khiếm khuyết trong giao tiếp
Phân môn Từ ngữ, ngữ pháp
• HS KTNN thường chỉ nói được câu ngắn hoặc câu thiếu thành phần
GV thông qua các giờ học này để rèn khả năng đọc, nói và hiểu nghĩa từ, ngữ pháp (câu) cho các em Đồng thời cung cấp vốn từ và câu cho các em
• Trong chương trình, phân môn Luyện từ và câu có ở lớp 2 và Từ ngữ, ngữ pháp từ ở lớp 3 đến lớp 5
GV càng có điều kiện rèn cho HS KTNN đọc, hiểu đúng nghĩa từ và hoàn thiện câu, giúp các em có điều kiện phát triển, mở rộng vốn từ và rèn luyện cách nói chuẩn các từ và câu trong giao tiếp tập thể
Phân môn Tập làm văn
• Là phân môn rèn các khả năng để diễn đạt hoàn thiện các văn bản giao tiếp Bắt đầu từ kiểu bài điền từ, quan sát tranh trả lời câu hỏi đến dùng từ đặt câu, viết đoạn văn, bài văn hoàn thiện Ở phân môn này GV có điều kiện để sửa khiếm khuyết ngôn ngữ về nhiều mặt cho trẻ
+ Trong điền từ, HS có điều kiện rèn khả năng hiểu nghĩa từ, dùng từ đúng lúc, đúng chỗ hay trong từng hoàn cảnh cụ thể
+ Trong viết câu, viết đoạn, viết bài (nói và viết), từng bước HS KTNN được rèn kĩ năng tổng hợp về tạo lập văn bản nói và viết ở mức độ nhất định của tiểu học
• HS KTNN thường gặp khó khăn trong diễn đạt bằng ngôn ngữ nói nên GV phải chú ý đến ngôn ngữ viết và cố gắng hoàn thiện cho các em trong ngôn ngữ viết để các em có điều kiện thể hiện đúng tâm tư, nguyện vọng, tình cảm qua ngôn ngữ viết của mình.
Hình thành và phát triển ngôn ngữ qua môn TNXH
Vốn từ về sự vật
GV có điều kiện cho HS KTNN thực hành, vận dụng vốn từ để diễn đạt những hiểu biết mọi sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh
GV có điều kiện dạy trẻ những kĩ năng sinh hoạt tự phục vụ và phục vụ
Các em vừa được rèn luyện kĩ năng giao tiếp vừa được mở rộng hiểu biết về những mối quan hệ xã hội và thế giới tự nhiên
Hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua môn Toán và các môn khác
• Khi chuẩn bị bài, GV chú ý chọn lọc các từ HS có thể khó phát âm để dự kiến khả năng nói sai của HS, từ đó chọn phương pháp sửa phù hợp và chủ động
• Trong môn Toán, nên hình thành và phát triển cách đọc to, rõ các con số, các câu văn trong bài toán có lời văn