Bản chất hiện tượng tâm lýngười theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng được đánh giá là phù hợpvới thực tế khách quan, xây dựng dựa trên các nguyên lí, quy luật, khắc phục đượch
Trang 1BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓMMÔN: TÂM LÝ ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ BÀI SỐ 01:
Phân tích bản chất của hiện tượng tâm lý ngườitheo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biệnchứng Đánh giá của nhóm anh/chị Từ đây,nhóm anh/chị rút ra kết luận gì cho bản thân
trong cuộc sống.NHÓM 02 - LỚP N06.TL2
HÀ NỘI, 2022
Trang 22 Khái niệm hiện tượng tâm lý 4
3 Bản chất hiện tượng tâm lý người 4
II BẢN CHẤT HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ NGƯỜI THEO QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG 4
1 Những quan điểm khác nhau về bản chất hiện tượng tâm lý người 4
2 Quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng về hiện tượng tâm lý người .52.2 Tâm lý con người mang tính chủ thể 6
2.3 Tâm lý con người mang bản chất xã hội – lịch sử 9
III ĐÁNH GIÁ, NÂNG CAO 12
IV LIÊN HỆ BẢN THÂN 12
KẾT LUẬN 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 3MỞ ĐẦU
Như C.Mác đã từng nhận định: “Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ
xã hội” (xem lại, sửa thành: Theo C Mác đã khẳng định: “Bản chất con người
không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiệnthực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”.), muốn con
người có tâm lý bình thường thì phải đặt họ vào các mối quan hệ xã hội để họ thamgia vào đó Vậy nên, chúng ta không thể sống mà tách rời khỏi thế giới loài người,muốn tồn tại và phát triển con người phải hoạt động và giao tiếp Gắn với mỗi hoạtđộng đều luôn có sự hiện diện của tâm lý và như vậy hiện tượng tâm lý diễn rathường xuyên, điều hành mọi hành động, hoạt động của con người Có khá nhiềuquan điểm xoay quanh vấn đề bản chất hiện tượng tâm lý người, thế nhưng các quanđiểm đó đều chứa đựng những sai lầm trong nhận thức Bản chất hiện tượng tâm lýngười theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng được đánh giá là phù hợpvới thực tế khách quan, xây dựng dựa trên các nguyên lí, quy luật, khắc phục đượchạn chế của những quan điểm khác Việc phân tích, đánh giá bản chất của hiện tượngtâm lý người theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng có ý nghĩa đặc biệtquan trọng không chỉ trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý học nói riêng, mà còn có ýnghĩa hết sức thiết thực đối với việc vận dụng nó vào cuộc sống Nghiên cứu vấn đềnày sẽ góp phần quan trọng trong việc làm rõ các hiện tượng tinh thần xảy ra ở trongthế giới tâm lý của con người, từ đó đưa ra được những giải pháp đối với một số hiệntượng tâm lý mà con người muốn hạn chế hoặc khắc phục nó
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và để làm rõ, (bỏ từ làm rõ) phân tíchsâu sắc hơn bản chất của hiện tượng tâm lý người, nhóm chúng em xin lựa chọn đề
01: “Phân tích bản chất của hiện tượng tâm lý người theo quan điểm của chủ
nghĩa duy vât biện chứng Đánh giá của nhóm anh/chị? Từ đây, nhóm anh/chị rútra kết luận gì cho bản thân trong cuộc sống?” để trình bày và từ đó đưa ra được
một số đánh giá đối với vấn đề trên, đồng thời rút ra được một số kết luận, bài học
cho bản thân để vận dụng vào cuộc sống (Bị lặp, sửa thành Mong đề tài của chúng
em sẽ nhận được sự ủng hộ từ thầy cô và các bạn! Chúng em xin chân thành cảmơn!)
Trang 4NỘI DUNGI MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1 Khái niệm bản chất
Bản chất là phạm trù chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tấtnhiên, tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động, phát triển của sựvật.1
2 Khái niệm hiện tượng tâm lý
Hiện tượng tâm lý là hiện tượng có cơ sở tự nhiên là hoạt động thần kinh vàhoạt động nội tiết được nảy sinh được nảy sinh (lặp từ được nảy sinh) bằng hoạtđộng sống của từng người và gắn bó mật thiết với các quan hệ xã hội2
3 Bản chất hiện tượng tâm lý người
Nghiên cứu về bản chất hiện tượng tâm lý người tức là ta đi nghiên cứu nhữngmặt, những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định, quy định sự vận động và pháttrển của hiện tượng tâm lý người Nó được thể hiện ở ba khía cạnh: sự phản ánh hiệnthực khách quan vào não, mang tính chủ thể, phản ánh bản chất xã hội và mang tínhlịch sử phát triển xã hội con người.
II BẢN CHẤT HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ NGƯỜI THEO QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
1 Những quan điểm khác nhau về bản chất hiện tượng tâm lý người
Đã có rất nhiều trường phái và quan điểm xoay quanh chủ đề về bản chất hiệntượng tâm lý người Tiêu biểu như:
Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm cho rằng: Tâm lý con người do thượngđế sáng tạo ra và nhập vào thể xác con người Tâm lý không phụ thuộc vào kháchquan cũng như điều kiện thực tại của cuộc sống
Quan điểm duy vật tầm thường cho rằng: Tâm lý, tâm hồn được cấu tạo từvật chất, do vật chất trực tiếp sinh ra như gan tiết ra mật Họ đồng nhất cái vật lý, cái1 Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình triết học Mác-Lênin (dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), NXB.Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021
2 Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình tâm lý học đại cương, Đặng Thanh Nga chủ biên, 47-2013/CXB/59-454/CAND; tr.17
Trang 5sinh lý với cái tâm lý Phủ nhận vai trò của chủ thể, tính tích cực, năng động của tâmlý, ý thức, phủ nhận bản chất xã hội của tâm lý.
Quan điểm duy vật biện chứng cho rằng: Bản chất hiện tượng tâm lý người
là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua hoạt động của mỗingười Tâm lý người mang bản chất xã hội và tính lịch sử
2 Quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng về hiện tượng tâm lý người
2.1 Tâm lý con người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não
Nội dung:
Tâm lý của con người không phải do thượng đế hay do trời sinh ra, cũng khôngphải do não tiết ra như gan tiết ra mật mà tâm lý con người là sự phản ánh hiện thựckhách quan vào não Phản ánh là thuộc tính chung của mọi sự vật, hiện tượng đangvận động Nó là quá trình tác động qua lại giữa hệ thống này với hệ thống khác, kếtquả để lại dấu vết tác động của cả hệ thống tác động và hệ thống chịu sự tác động Córất nhiều loại phản ánh như phản ánh cơ học, phản ánh sinh học…Trong đó phản ánhtâm lý là một loại phản ánh đặc biệt, nó không phải là sự phản chiếu thụ động đối vớisự vật hiện tượng mà phản ánh tâm lý vô cùng phong phú, đa dạng, phức tạp và mangtính tính cực
Tâm lý là chức năng của não, không có não thì không có tâm lý Não là cơ sởvật chất, là nơi nảy sinh, tồn tại của tâm lý Tất cả các quán trình tâm lý từ đơn giảnđến phức tạp đều xuất hiện trên cơ sở hoạt động của não
Ví dụ: Khi ta nhìn thấy một ngôi nhà sau đó nhắm mắt lại ta sẽ hình dung được
khung cảnh, màu sắc, hình thức ngôi nhà - đây là những dấu vết còn sót lại sau khi cósự tác động của thị giác tới ngôi nhà (có thể gọi là trí nhớ) Hay khi ta được thưởngthức những món ăn ngon, đi tới một khung cảnh đẹp ta sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúcvà tràn đầy năng lượng Đây là sự tác động của vị giác đến những món ăn ngon cũngnhư thị giác tới một khung cảnh đẹp được não tiếp nhận và phản ánh lại tạo ra tâm lýlà những cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc
Tại sao tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não
Trang 6Để có sự xuất hiện của tâm lý con người cần có những điều kiện nhất định, đólà bộ não con người hoạt động trong tình trạng bình thường khỏe mạnh, và thế giớikhách quan Như vậy có thể thấy rằng hiện tượng tâm lý con người là sự thống nhấtgiữa bộ não và thế giới khách quan
Ý nghĩa
Như đã nói, không có não thì sẽ không có tâm lý Não của con người chiathành hai phần đó là bán cầu não phải và bán cầu não trái Cả hai bán cầu não này đềuquan trọng như nhau Để cân bằng và duy trì tính ổn định hoạt động của não, bêncạnh những hoạt động công việc thường ngày, con người cũng cần phải có các hoạtđộng như âm nhạc, thẩm mỹ để điều chỉnh bản thân, mang đến những xúc cảm tíchcực, giữ cho mình một bộ não khỏe mạnh
2.2 Tâm lý con người mang tính chủ thể
Nội dung:
Tâm lí là sự phản ánh hiện thực khách quan Sự phản ánh này không đơn giản,thụ động, khô cứng như phản ánh của chiếc máy chụp ảnh hay chiếc gương Hình ảnhtâm lí về hiện thực khách quan được cải biến trong thế giới nội tâm, được khúc xạqua lăng kính chủ quan của người phản ánh (chủ thể) Nói cách khác, tâm lí là hìnhảnh chủ quan về hiện thực khách quan Hình ảnh tâm lí không những phụ thuộc vàobản thân hiện thực khách quan mà còn phụ thuộc vào đặc điểm của người phản ánh.Hình ảnh tâm lý do con người tạo ra, do con người trong quá trình phản ánh đã đưacái riêng của mình vào trong đó làm cho hình ảnh tâm lý mang đậm màu sắc cá nhân.Đó chính là tính chủ thể của phản ánh tâm lí Tính chủ thể của tâm lý được thể hiệnthông qua những biểu hiện sau:
Thứ nhất, cùng nhận sự tác động của thế giới, về cùng một hiện thực khách
quan nhưng ở những chủ thể khác nhau cho ta những hình ảnh tâm lý với những mứcđộ sắc thái khác nhau
Ví dụ: Đại dịch COVID-19 đã gây ra những tổn thất to lớn cho toàn nhân loại
suốt những năm qua, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người, gây tổn thất nặng nề về
Trang 7kinh tế, xã hội…, cùng những nỗi đau vô hình không đong đếm nổi Trong cơn khủnghoảng hiện tại, chúng ta có thể thấy những hình ảnh tâm lý với những sắc thái khácnhau Đầu tiên, những người không có trách nhiệm xã hội, những người với thái độ"Tôi chẳng quan tâm" hay "Bị thì bị thôi, tôi sẽ chẳng để thứ đó ngăn cản việc mìnhvui chơi tiệc tùng" Điều này chứng tỏ họ chẳng nghĩ đến hậu quả như chẳng may lâycho những người họ yêu thương, bạn bè, đồng nghiệp, hay nghĩ đến gánh nặng mà họmang đến cho hệ thống y tế Thứ hai, chúng ta có những người lo sợ, nghĩ rằng đây làtận thế Chúng ta có thể thấy cảnh mọi người hoảng loạn đi mua hàng hóa, tích trữ đồở khắp nơi Cuối cùng là những người giữ thái độ bình tĩnh, nghiêm chỉnh chấp hànhcác biện pháp phòng chống dịch bệnh của Bộ y tế, suy nghĩ tích cực để thích nghiứng với hoàn cảnh dịch bệnh Nguyên nhân của sự khác nhau đó là do mỗi người cónhững đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ Mỗi người cóhoàn cảnh sống khác nhau, điều kiện giáo dục cũng không như nhau và đặc biệt làmỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích cực giao lưu là khác nhau Vìvậy tâm lý người này khác với tâm lý người kia
Thứ hai, cùng một hiện thực khách quan tác động đến một chủ thể duy nhất
nhưng vào những thời điểm khác nhau, ở những hoàn cảnh khác nhau, với trạng tháicơ thể khác nhau, có thể cho ta thấy mức độ biểu hiện và các sắc thái tâm lý khácnhau ở chủ thể ấy
Ví dụ: Vào mùa hè, bạn đi học về gặp trời mưa Bình thường bạn thấy rất sungsướng vì được tắm mưa Nhưng hôm nay, bạn bị ốm và bạn cảm thấy rất khó chịu vìcơn mưa đó
Thứ ba, chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận, cảm nghiệm
và thể hiện nó rõ nhất và thông qua các mức độ, sắc thái tâm lý khác nhau mà mỗichủ thể tỏ thái độ và hành vi khác nhau đối với hiện thực
Ví dụ: Bạn đi học về, con chó nhà bạn chạy ra quấn quýt lấy bạn Bình thường,
bạn cảm thấy dễ chịu về sự quấn quýt đó và sẽ ngồi vuốt ve nó Nhưng hôm nay bị
Trang 8điểm kém, bạn thấy chán và bạn cảm thấy bực mình về sự quấn quýt đó Bạn đã đẩycon chó ra thật mạnh
Tại sao tâm lý con người mang tính chủ thể
Sở dĩ tâm lý con người mang tính chủ thể là bởi vì con người vừa là thực thể tựnhiên, vừa là thực thể xã hội Về mặt tự nhiên, giữa các cá nhân khác nhau có sự khácnhau về bộ óc, các giác quan Về mặt xã hội, giữa các cá nhân có sự khác nhau vềhoàn cảnh sống, giáo dục, giai cấp, nghề nghiệp, vốn kiến thức, thời đại lịch sử, chếđộ chính trị… Sự khác nhau về tự nhiên cùng với sự khác nhau về xã hội làm cho sựphản ánh tâm lý của con người khác nhau là khác nhau Khi chúng ta phản ánh hiệnthực khách quan thì những tri thức, kinh nghiệm, nhu cầu, hứng thú, tình cảm, lậptrường, quan điểm, cá phẩm chất đạo đức đều tham gia trong quá trình phản ánh Cho
nên có thể nói cá nhân phản ánh hiện thực khách thông qua “Lăng kính chủ quan của
mình”
Ý nghĩa
Bởi vì tâm lí người mang tính chủ thể, cho nên mỗi con người đều có cái riêng của mình, vì vậy trong quan hệ ứng xử cũng như trong giáo dục, cần phải biết tôn trọng cái riêng của người khác Ngoài ra, bản thân cũng phải tự trau dồi kiến thức để góp phần hoàn thiện bản thân mình hơn
Trong ứng xử cần phải chú ý đến nguyên tắc quan sát đối tượng, đặt mình vào hoàn cảnh của đối tượng, hiểu và không áp đặt đối tượng suy nghĩ và hành động như mình Tuy nhiên cũng cần phải khẳng định rằng, chúng ta tôn trọng những điều riêng tư trong tâm lí mỗi con người cụ thể, nhưng điều đó không có nghĩa là mỗi người có quyền làm tất cả những gì mình thích, mình cho là đúng, là phù hợp với mình… mà bất cứ cá nhân nào sống trong cộng đồng, xã hội phải tôn trọng những quy định chuẩn mực chung của xã hội, không thể sống tách mình với xã hội, với cộng đồng Hay nói cách khác, xã hội tôn trọng những cái riêng trong tâm lí mỗi con người nhưng con người vẫn phải sống tuân theo những chuẩn mực của xã hội, có như thế cảxã hội nói chung và những con người cụ thể nói riêng mới có thể tồn tại và phát triển
Trang 9được Trong giáo dục cần chú ý đến tính cá biệt của các học sinh, nhìn nhận đánh giá con người trong quan điểm vận động, phát triển không ngừng.
2.3 Tâm lý con người mang bản chất xã hội – lịch sử:
2.3.1 Tâm lý con người mang bản chất xã hội:
Ví dụ: Ngày nay, mạng xã hội ngày càng phát triển khiến cho bản chất tâm lý
con người ngày càng thay đổi theo Sống trong thời đại 4.0 con người ngày càng thumình ít giao tiếp trực tiếp với mọi người xung quanh mà chủ yếu qua các trang mạngxã hội
Tâm lý mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội tiếp thu vốn kinh nghiệmxã hội, nền văn hóa xã hội, thông qua hoạt động và giao tiếp Như Ăng-ghen đã từngnói: “Sự phong phú về mặt con người hoàn toàn phụ thuộc vào mối quan hệ của
người đó với thế giới xung quanh” (Chỗ này có phải thứ 3 không?)
Trang 10Có thể nói, các mối quan hệ xã hội quyết định đến bản chất hiện tượng tâm lýngười Thực tế, nếu con người thoát ly khỏi các mối quan hệ xã hội, quan hệ giữa conngười với con người, thì tâm lý người đó sẽ mất đi bản tính người.
Ví dụ : Ông Hồ Văn Thanh và con trai Hồ Văn Lang đã bỏ nhà lên rừng ở ẩn
một thời gian dài, cách ly hoàn toàn với xã hội loại người Sau 40 năm khi được tìmthấy hai cha con đã mất đi hoàn toàn bản tính của con người, không thể thích nghi lạivới cuộc sống
Hay, Oxana Malaya, một cô gái Ukraine sinh vào những năm 1990, được nuôi
dưỡng bởi những con chó hoang sau khi bị cha mẹ nghiện rượu bỏ rơi Khi các nhânviên xã hội phát hiện ra Malaya, cô bé không biết nói và di chuyển bằng bốn chân.Sau nhiều năm điều trị, Malaya đã học nói được tiếng Nga
Tại sao tâm lý người mang bản chất xã hội:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm về con người, rằng con người là mộtthực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội Tuy nhiên, chủ nghĩa duy vậtbiện chứng cũng khẳng định, bên cạnh yếu tố tự nhiên, yếu tố xã hội mới là yếu tốquyết định đến sự hình thành bản chất của con người, mà trong đó nó phân biệt con
người với mọi loài vật khác “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng
cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người làtổng hòa những quan hệ xã hội.”3
Vì vậy, nguồn gốc của tâm lý là thế giới khách quan, nội dung của tâm lý chínhlà các mối quan hệ xã hội… Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vàongười thông qua hoạt động và giao tiếp, trong đó hoạt động xã hội là chủ yếu
2.3.2 Tâm lý con người mang bản chất lịch sử:
Nội dung:
Tâm lý mỗi con người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triểncủa lịch sử cá nhân và lịch sử dân tộc, cộng đồng Nghĩa là nó luôn vận động và biếnđổi Thế giới xung quanh luôn vận động và biến đổi không ngừng Mặt khác, tâm lýcon người lại là sự phản ánh thế giới khách quan, chính vì vậy mà nó cũng không
3 Luận cương về Phoi – ơ – bắc; Sdd, t.3, tr.11