1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thuyết minh dự Án nhà máy sản xuất bột cá www.duanviet.com.vn/ 0918755356

63 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhà máy sản xuất bột cá
Thể loại Dự án
Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 3,36 MB

Nội dung

Hotline:0918755356-0936260633 Chuyên thực hiện các dịch vụ - Tư vấn lập dự án vay vốn ngân hàng -Tư vấn lập dự án xin chủ trương - Tư vấn lập dự án đầu tư - Tư vấn lập dự án kêu gọi đầu tư - Tư vấn giấy phép môi trường - Dịch vụ lập báo cáo đầu tư - Lập và đánh giá sơ bộ ĐTM cho dự án -Thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 - Tư vấn các thủ tục môi trường http://lapduandautu.vn/ http://duanviet.com.vn/ Dịch vụ lập dự án kinh doanh: Công ty Cổ Phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt | Trụ sở : 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh. | Website : www.duanviet.com.vn | Hotline: 0918755356

Trang 1

THUYẾT MINH DỰ ÁN

NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT CÁ

Địa điểm:

, tỉnh Bến Tre

Trang 2

DỰ ÁN

NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT CÁ

Địa điểm: tỉnh Bến Tre

CHỦ ĐẦU TƯDOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

Người đại diện theo pháp luật

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 5

I GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ 5

II MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN 5

III SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 6

3.1 Phát triển công nghiệp chế biến TACN 6

3.2 Tự chủ nguồn cung nguyên liệu TACN – Phát triển chăn nuôi bền vững 7

IV CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ 10

V MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN 11

5.1 Mục tiêu chung 11

5.2 Mục tiêu cụ thể 11

CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN 13

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰÁN 13

1.1 Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án 13

1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án 15

II ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 17

III QUY MÔ CỦA DỰ ÁN 18

3.1 Các hạng mục xây dựng của dự án 18

3.2 Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư (ĐVT: 1000 đồng) 20

IV ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 24

4.1 Địa điểm xây dựng 24

Trang 4

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG

TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 26

I PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 26

II PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ 27

2.1 Giới thiệu về bột cá 27

2.2 Quy trình sản xuất bột cá 29

CHƯƠNG IV CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN 33

I PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢXÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG 33

1.1 Chuẩn bị mặt bằng 33

1.2 Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: 33

1.3 Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật 33

II PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 33

2.1 Các phương án xây dựng công trình 33

2.2 Các phương án kiến trúc 34

III PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN 35

3.1 Phương án tổ chức thực hiện 35

3.2 Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý 36

CHƯƠNG V ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 37

I GIỚI THIỆU CHUNG 37

II CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG 37

III NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐIVỚI MÔI TRƯỜNG 38

3.1 Giai đoạn thi công xây dựng công trình 38

3.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng 40

IV PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ,CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 44

V BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG 44

Trang 5

5.1 Giai đoạn xây dựng dự án 44

5.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng 49

VI KẾT LUẬN 52

CHƯƠNG VI TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀHIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN 53

I TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN 53

II HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN 55

2.1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án 55

2.2 Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án: 55

2.3 Các chi phí đầu vào của dự án: 55

2.4 Phương ánvay 56

2.5 Các thông số tài chính của dự án 56

KẾT LUẬN 59

I KẾT LUẬN 59

II ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 59

PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 60

Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án 60

Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm 61

Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm 62

Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm 63

Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án 64

Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn 65

Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu 66

Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) 67

Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) 68

Trang 6

Mục tiêu chung của Đề án phát huy tiềm năng sẵn có, tăng cường hơn nữanăng lực sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi trong nước bảo đảm chất lượng,an toàn thực phẩm và hạ giá thành sản phẩm, giảm tỷ trọng nhập khẩu nguyênliệu thức ăn chăn nuôi.

Trang 7

Mục tiêu cụ thể của Đề án là công nghiệp hóa sản xuất các loại thức ăn bổsung trong nước có lợi thế (chế biến vi sinh vật, enzyme, thảo dược, các loại hợpchất thiên nhiên, khoáng đa lượng, khoáng vi lượng, khoáng tự nhiên ) để cungcấp khoảng 20-25% nhu cầu vào năm 2025 và 30-35% vào năm 2030; Đẩymạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong chế biến các loại phụphẩm nông nghiệp, công nghiệp, chế biến thực phẩm làm thức ăn chăn nuôitheo hướng công nghiệp hóa, nâng cao giá trị sử dụng và hiệu quả kinh tế; Sảnlượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp đạt 24-25 triệu tấn vào năm 2025 và 30-32triệu tấn vào năm 2030, đáp ứng tối thiểu 70% tổng nhu cầu thức ăn chăn nuôitinh;Mở rộng một phần diện tích đất nông nghiệp để sản xuất nguyên liệu thứcăn chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa đáp ứng nhu cầu trong nước và hạnchế việc nhập khẩu.

Nội dung của Đề án là phát triển và đổi mới trình độ công nghệ sản xuấtthức ăn chăn nuôi công nghiệp tại vùng có định hướng phát triển chăn nuôi; Pháttriển công nghiệp sản xuất các loại thức ăn bổ sung và chế biến các nguồn phụphẩm nông nghiệp, công nghiệp làm thức ăn chăn nuôi; Chuyển đổi một phầndiện tích đất nông nghiệp để sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đáp ứngnhu cầu trong nước và hạn chế việc nhập khẩu

Các nhiệm vụ, dự án ưu tiên: Đánh giá trình độ công nghệ và đề xuất giảipháp cải tiến công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp; Phát triển côngnghiệp sản xuất thức ăn bổ sung; Phát triển công nghiệp sản xuất, chế biến, bảoquản nguồn phụ phẩm nông, công nghiệp làm thức ăn chăn nuôi; Phát triển vùngsản xuất nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi

Căn cứ Quyết định trên, ngày tháng 02 năm 2024, UBND tỉnh Bến Trecũng đã ban hành Kế hoạch số: 830/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án Pháttriển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn tỉnhBến Tre

Với các mục tiêu cụ thể gồm: Đẩy mạnh áp dụng công nghệ cao, côngnghệ tiên tiến trong chế biến các loại phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp, chếbiến thực phẩm làm thức ăn chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa, nâng caogiá trị sử dụng và hiệu quả kinh tế Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệpước đạt 1,14 triệu tấn vào năm 2030, đáp ứng tối thiểu 25% tổng nhu cầu thứcăn chăn nuôi của tỉnh Mở rộng một phần diện tích đất nông nghiệp để sản xuấtnguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa đáp ứng nhu cầutrong nước và hạn chế việc nhập khẩu

Trang 8

Kế hoạch đưa ra 4 nội dung, giải pháp: Khuyến khích phát triển và đổimới công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp đối với các nhà máy sảnxuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh; Phát triển công nghiệp sản xuất, chếbiến các nguồn phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp làm thức ăn chăn nuôi;Khuyến khích chuyển đổi diện tích đất trồng trọt không hiệu quả để sản xuấtnguyên liệu thức ăn chăn nuôi đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và thu hút đầu tư cácdự án sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Các nhiệm vụ, dự án ưu tiên: Đánh giá trình độ công nghệ và đề xuất giảipháp cải tiến công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp; Phát triển côngnghiệp sản xuất, chế biến, bảo quản nguồn phụ phẩm nông, công nghiệp làmthức ăn chăn nuôi; Phát triển vùng sản xuất nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi

I.2 Tự chủ nguồn cung nguyên liệu TACN – Phát triển chăn nuôi bền vững

Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng tham gia hội nhập quốc tế sâurộng, tất cả các ngành nghề đều có những lợi thế - cơ hội nhất định, song đikèm với đó là những khó khăn – thách thức cần phải đối mặt Với vị thế là mộttrong những ngành kinh tế chính ở nước ta, ngành chăn nuôi luôn chiếm tỷ trọngtrên 20% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, được dự báo có mức tăng trưởngtừ 4-5%/năm giai đoạn 2021-2025 Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu đó,ngành chăn nuôi phải đối mặt với thách thức lớn, đó là phụ thuộc chủ yếu vàoyếu tố thức ăn chăn nuôi (TACN), bởi nó có tác động chi phối tới giá thành sảnxuất và hiệu quả hoạt động của ngành

Tính từ 10 năm trở lại đây, ngành chăn nuôi Việt Nam đã đạt được sựtăng trưởng rất ấn tượng, bình quân 5-6%/năm Cùng với sự tăng trưởng củangành chăn nuôi, ngành TACN cũng tăng trưởng ngoạn mục, đạt bình quân13-15%/năm Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 10 thế giới và số 1 khu vựcĐông Nam Á về sản lượng TACN công nghiệp (Thanh Tâm, 2021) Việt Namđược đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển thị trường TACN Tuy nhiên,do nguồn cung trong nước hạn chế, nguyên liệu phải nhập khẩu lớn nên cácdoanh nghiệp phụ thuộc nhiềuvào biến động giá cả và nguồn cung của thịtrường thế giới

Thực tế cho thấy, Việt Nam là nước nông nghiệp có nhiều mặt hàng nôngsản xuất khẩu và cạnh tranh trên thế giới, song lại tồn tại nghịch lý là hàng nămvẫn phải chi nhiều tỷ USD để nhập khẩu các loại nguyên liệu TACN Hiện nay,

Trang 9

nước ta chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất TACN.Chỉ tính trong năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 28.287 nghìn tấn nguyênliệu TACN

Trong bối cảnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp đang được chuyển dịch dầntừ trồng trọt sang chăn nuôi, tổng nhu cầu thức ăn tinh của toàn ngành chănnuôi cần khoảng 33 triệu tấn/năm.Tuy nhiên, nguồn cung nội địa chỉ đápứng khoảng 13 triệu tấn (chiếm phần nhỏ, khoảng 35% tổng nhu cầu), phầncòn lại là nguồn nhập khẩu (chiếm khoảng 65%) Do đó, mỗi năm Việt Nam vẫnphải nhập khẩu khoảng từ 20-22 triệu tấn nguyên liệu TACN Theo số liệu củaTổng cục Hải quan, tính chung 11 tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhậpkhẩu TACN và nguyên liệu đạt trên 5 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm2021 Dự báo của Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam cho thấy, nhu cầunguyên liệu TACN của Việt Nam ước đạt khoảng 28-30 triệu tấn/năm trong 5năm tới, trị giá 12-13 tỷ USD với mức tăng trưởng trung bình 11-12%/năm;trong đó quá nửa sản lượng nguyên liệu TACN (14,5-15 triệu tấn) dành chongành gia cầm

Lượng nhập khẩu các loại nguyên liệu TACN về Việt Nam năm 2022:

Trang 10

Nguồn: Tổng hợp theo VNFeedNews (2022)

Vì vậy, việc từng bước chủ động và tăng nguồn cung nguyên liệu TACNtrong nước là định hướng mà ngành chăn nuôi cần triển khai thực hiện

Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Nhàmáy sản xuất bột cá”tại xã An Hòa Tây, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Trenhằm pháthuy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần ổn định nguồnnguyên liệu TACN, phát triển ngành công nghiệp sản xuất TACN bền vữngphục vụ chongànhchăn nuôi của tỉnh Bến Tre nói riêng và cả nước nói chung

Trang 11

 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của QuốcHộinước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 củaQuốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thunhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;

 Nghị định số 31/2021/NĐ-CPngày 26 tháng 03 năm 2021Quy định chitiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổsung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

 Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 03 tháng 04 năm 2023 của Chính phủsửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021về quản lý chiphí đầu tư xây dựng;

 Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanhnghiệp;

 Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xâydựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạchxây dựng;

 Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xâydựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tạiPhụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXDngày 31 tháng 08 năm 2021 củaBộ Xây dựngban hành định mức xây dựng;

 Quyết định 510/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 19 tháng 05 năm 2023về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ

Trang 12

phận kết cấu công trình năm 2022; Quyết định số 1625/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướngChính phủ Phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôiđến năm 2030;

 Kế hoạch số: 830/KH-UBND ngày tháng 02 năm 2024 của UBND tỉnhBến Tre ban hành triển khai thực hiện Đề án Phát triển công nghiệp chế biếnthức ăn chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bến Tre

III MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁNIII.1 Mục tiêu chung

Phát triển dự án “Nhà máy sản xuất bột cá” theohướng chuyên nghiệp,

hiện đại, cung cấp sản phẩm bột cá làm thức ăn chăn nuôi chất lượng, có năngsuất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngànhcôngnghiệp chế biến, đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn, phục vụ nhu cầu trong nước vàxuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địaphương cũng như của cả nước  

 Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái củakhu vực tỉnh Bến Tre

 Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế,đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế củađịa phương, của tỉnh Bến Tre

 Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định chonhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoámôi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án

III.2 Mục tiêu cụ thể

 Phát triển mô hìnhcông nghiệp chế biến chuyên nghiệp, hiện đại,tận dụngnguồn phế phẩm nông nghiệp để sản xuất bột cá làm nguyên liệu sản xuất thứcăn chăn nuôi, góp phần ổn định giá thức ăn chăn nuôi trong nước, giảm thiểu chiphí trong sản xuất nông nghiệp, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, phát triểnchăn nuôi bền vững

 Cung cấp sản phẩm bột cá cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tạikhu vực tỉnh Bến Tre và khu vực lân cận

 Hình thành khucông nghiệp chế biếnchất lượng cao và sử dụng công nghệhiện đại

Trang 13

 Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau:

Trang 14

CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆNDỰ ÁN

I.1 Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án

Vị trí địa lý

Bến Tre là một tỉnh thuộc Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tíchtự nhiên là: 2.360,2 km2, được hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù laoMinh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành (gồm sông Tiền,sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên)

Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre

Điểm cực bắc của Bến Tre nằm trên vĩ độ 9048' bắc, điểm cực nam nằmtrên vĩ độ 10020' bắc, điểm cực đông nằm trên kinh độ 106048' đông, điểm cựctây nằm trên kinh độ 105057' đông

Bến Tre có 09 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm cáchuyện: Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc,Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú và thành phố Bến Tre

Trang 15

Bến Tre tiếp giáp với biển Đông, có bờ biển dài 65 km Phía Bắc giápTiền Giang, phía Tây và Tây Nam giáp Vĩnh Long, phía nam giáp Trà Vinh.Thành phố Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh 85 km.

Khí hậu

Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưnglại nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trongnăm, nhiệt độ trung bình hằng năm từ 26 °C – 27 °C Tỉnh Bến Tre chịu ảnhhưởng của gió mùa đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và gió mùa tâynam từ tháng 5 đến tháng 10, giữa 2 mùa này thời kỳ chuyển tiếp có hướng gióthay đổi vào các tháng 1 và tháng 4 tạo nên 2 mùa rõ rệt

Mùa gió đông bắc là thời kỳ khô hạn, mùa gió tây nam là thời kỳ mưa ẩm.Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1.250 mm – 1.500 mm Trong mùa khô,lượng mưa vào khoảng 2 đến 6% tổng lượng mưa cả năm Khí hậu Bến Trecũng cho thấy thích hợp với nhiều loại cây trồng Tuy nhiên, ngoài thuận lợitrên, Bến Tre cũng gặp những khó khăn do thời tiết nóng ẩm nên thường có nạnsâu bệnh, dịch bệnh, và nấm mốc phát sinh, phát triển quanh năm Trở ngại đángkể trong nông nghiệp là vào mùa khô, lượng nước từ thượng nguồn đổ về giảmnhiều và gió chướng mạnh đưa nước biển sâu vào nội địa, làm ảnh hưởng đếnnăng suất cây trồng đối với các huyện gần phía biển và ven biển

Địa hình

Địa hình tỉnh Bến Tre có độ cao trung bình từ 1 - 2 mét so với mực nướcbiển, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, độ cao chênh lệch khá lớn, tối đa là3,5 mét Trong đó, phần cao nhất thuộc khu vực huyện Chợ Lách và một phầnhuyện Châu Thành, độ cao tuyệt đối có nơi đạt trên 5 mét, nhưng đa số từ 3 đến3,5 mét Phần đất thấp độ cao trung bình khoảng 1,5 mét, tập trung tại các vùngPhước An, Phước Tú ở huyện Châu Thành hoặc Phong Phú, Phú Hòa ở huyệnGiồng Trôm Phần đất trũng, độ cao tối đa không quá 0,5 mét, phân bố ở cáchuyện ven biển như huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú Địa hình bờ biển củatỉnh chủ yếu là các bãi bồi rộng với thành phần chủ yếu là bùn hoặc cát Khitriều rút, các bãi bồi nổi lên và trải rộng ra biển hàng nghìn mét, tạo thuận lợicho nuôi trồng hải sản

Tài nguyên đất

Bến Tre có 4 nhóm đất chính là nhóm đất cát, nhóm đất phù sa, nhóm đấtphèn và nhóm đất mặn Trong đó, nhóm đất mặn chiếm diện tích lớn nhất trong

Trang 16

các loại đất của tỉnh 43,11%, nhóm đất phù sa chiếm 26,9% diện tích toàn tỉnh,nhóm đất phèn, chiếm khoảng 6,74% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, nhóm đấtcát chủ yếu là loại đất giồng chiếm diện tích thấp nhất 6,4% diện tích toàn tỉnh.

Tính đến ngày 31/12/2022, tổng diện tích đất có rừng 4.482 ha; trong đódiện tích rừng tự nhiên là 1.250, diện tích rừng trồng 3.232 ha, tỷ lệ che phủrừng là 1,83% Đất rừng chủ yếu thuộc địa bàn các huyện: Ba Tri, Bình Đại vàThạnh Phú Các loài cây phổ biến bần, mắm, đước Rừng tại Bến Tre góp phầnquan trọng chống xói mòn, xâm nhập mặn và bảo vệ đường bờ biển

Giao thông

Bến Tre nằm ở hạ lưu sông Mekong, giáp với biển Đông, với mạng lướisông ngòi chằng chịt có tổng chiều dài xấp xỉ 6.000 km, trong đó có sông CổChiên dài 82 km, sông Hàm Luông dài 71 km, sông Ba Lai dài 59 km, sông Tiềndài 83 km Hệ thống sông ngòi ở Bến Tre rất thuận lợi về giao thông đườngthủy, nguồn thủy sản phong phú, nước tưới cho cây trồng ít gặp khó khăn, tuynhiên cũng gây trở ngại đáng kể cho giao thông đường bộ, cũng như việc cấpnước vào mùa khô, khi thủy triều biển Đông đưa mặn vào sâu trong kênh rạchvào mùa gió chướng

Đường bộ: Quốc lộ: 57, 57B, 57C, 60; Đường tỉnh: 881,882 (Mỏ Cày Bắc- Chợ Lách),883, 885 (Thành phố Bến Tre - Giồng Trôm - Ba Tri),886; Đườnghuyện: ĐH.01, ĐH.10, ĐH.14, ĐH.17, ĐH.19, ĐH.20, ĐH.22, ĐH.23, ĐH.24,ĐH.25, ĐH.27, ĐH.40, ĐH.173 ĐH.187;Đường đô thị (bao gồm các tuyến nội ôThành phố Bến Tre và đường thị trấn;Đường nông thôn;

Cầu: Cầu Rạch Miễu (QL60), Cầu Hàm Luông (QL60), Cầu Cổ Chiên(QL60)

Bến phà: Một số bến phà đang hoạt động trên địa bàn tỉnh: phà Tân Phú,phà Hưng Phong, phà Tam Hiệp, phà Mỹ An - An Đức, phà tạm Rạch Miễu

I.2 Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án

Kinh tế

Theo Tổng cục thống kê tỉnh Bến Tre, GRDP cả năm 2023 của tỉnh ướctăng 5,16% so với cùng kỳ Khu vực (KV) công nghiệp – xây dựng có mức tăngcao nhất (tăng 9,25%) KV dịch vụ tăng trưởng 5,45% KV nông – lâm nghiệpvà thủy sản tăng trưởng 2,47% Thuế sản phẩm (trừ trợ cấp sản phẩm) tăng4,45%

Trang 17

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2023: KV nông – lâm nghiệp và thủy sảnchiếm tỷ trọng 34,31% KV công nghiệp – xây dựng chiếm 21,32% KV dịch vụchiếm tỷ trọng 41% Thuế sản phẩm (trừ trợ cấp sản phẩm) chiếm tỷ trọng3,37% Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 53,02 triệu đồng/người, tăng8,13% so với cùng kỳ.

Tình hình sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tương đối thuận lợi, tốc độtăng trưởng đạt 2,47% Đánh giá cao vai trò của ngành nông nghiệp đối với nềnkinh tế, nhất là trong một năm nhiều khó khăn, Phó Chủ tịch Thường trựcUBND tỉnh Nguyễn Trúc Sơn nhìn nhận, việc giữ được tăng trưởng ổn định chothấy nông nghiệp tiếp tục giữ vai trò “bệ đỡ” và là “trụ chính” của nền kinh tế.Bến Tre vẫn còn nhiều cơ hội xuất khẩu nông sản trên thị trường thế giới Từ cơcấu thị trường và ngành hàng, tỉnh sẽ có những điều hành linh hoạt, thích ứngvới bối cảnh mới

Bên cạnh đó, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn như hiện nay, xuấtkhẩu của Bến Tre đạt 1.530 triệu USD (phần lớn xuất khẩu các sản phẩm nông,thủy sản) là kết quả rất ấn tượng

Cùng với xuất khẩu, lĩnh vực công nghiệp xây dựng đã tạo bước đột pháquan trọng, đóng góp quan trọng vào nền kinh tế khi lần đầu tiên khu vực II củatỉnh (đạt 9,25%) gấp 3 lần so với cả nước (3,74%), điều này cho thấy kinh tếtỉnh có sự phục hồi và phát triển rất mạnh, nhất là lĩnh vực công nghiệp chếbiến, chế tạo

Khối ngành dịch vụ đang phục hồi tốt với điểm sáng là hoạt động du lịch.Theo báo cáo của ngành Du lịch, năm 2023, có gần 2,2 triệu khách đến thamquan du lịch tại Bến Tre, tổng khách du lịch tăng 71,98% và doanh thu tăng77,34% so cùng kỳ Du lịch phát triển đã kích thích nhu cầu tiêu dùng gia tăng,từ đó lan tỏa mạnh tới sản xuất của nhóm ngành dịch vụ khác như lưu trú, ănuống, các hoạt động nghệ thuật, vui chơi giải trí…

Trang 18

dựng và dịch vụ (khoảng 239.519 người và tăng 0,28% so với năm 2022) Cuốinăm 2023, toàn tỉnh còn 10.628 hộ nghèo, tỷ lệ 2,64% (giảm 0,86% so với đầunăm) Có 10.496 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 2,6% (giảm 1,06% so với đầu năm).

II ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG

Khó khăn lớn nhất của thị trường TACN là năng lực sản xuất nguyênliệu TACN trong nước hạn chế, phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu

Về năng lực sản xuất nguyên liệu TACN trong nước, hiện cả nước có 269cơ sở sản xuất TACN công nghiệp dạng hỗn hợp hoàn chỉnh với tổng công suấtthiết kế đạt 43,2 triệu tấn Trong đó, 90 nhà máy thuộc sở hữu của doanh nghiệpFDI (chiếm 33,5% sốlượng; 51,3% công suất thiết kế) và 179 nhà máy thuộcdoanh nghiệp trong nước (chiếm 66,5% số lượng và 48,7% công suất thiết kế).Sản lượng TACN cả nước đạt 20,8 triệu tấn năm 2022, cơ cấu sản lượng thực tếTACN có xu hướng tăng dần tỷ trọng của các doanh nghiệp FDI (62,5% năm2022) và giảm dần của các doanh nghiệp trong nước (37,5% năm 2022) Tổngnhu cầu thức ăn tinh (ngô, khô dầu đậu tương, cám, bột cá ) của toàn ngànhchăn nuôi của Việt Nam khoảng 33 triệu tấn/năm, chủ yếu dùng cho chănnuôi lợn và gia cầm Để đáp ứng nhu cầu này, nước ta cần số lượng rất lớnnguyên liệu thức ăn tinh, trong khi trong nước chỉ cung cấp được khoảng 35%tổng nhu cầu, tương đương 13 triệu tấn/năm, số còn lại từ nguồn nhậpkhẩu

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan (2023), nhập khẩu nhómhàng thức ăn gia súc và nguyên liệu về Việt Nam vẫn tăng khá, với mức nhậpkhẩu tháng 3/2023 tăng 12,9% so với tháng 2/2023, đạt 415,3 triệu USD Tínhchung trong quý I/2023, nhập khẩu nhóm hàng này đạt gần 1,16 tỷ USD, tăng11,5% so với quý I/2022

Về thị trường nhập khẩu nguyên liệu TACN, nhập khẩu thức ăn gia súc vànguyên liệu nhiều nhất từ thị trường Argentina, chiếm 30,9% trong tổng kimngạch nhập khẩu, đạt 358 triệu USD, tăng mạnh 35,5% so với quý I/2022 Đứngthứ hai là thị trường Ấn Độ chiếm tỷ trọng 16,8%, đạt trên 195 triệu USD, tăng220% so với cùng kỳ năm 2022; riêng tháng 3/2023 nhập khẩu từ thị trườngnày đạt trên 112 triệu USD, tăng 285,4% so với tháng 2/2023 và tăng mạnh326% so với tháng 3/2022 Tiếp đến thị trường Mỹ, nhập khẩu trong quý đạt170,8 triệu USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 14,7% trong

Trang 19

tổng kim ngạch nhập khẩu Riêng 3 thị trường này, kim ngạch nhập khẩu đãlên tới 725 triệu USD Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ thị trườngĐông Nam Á trong quý I/2023 giảm 13,2% so với quý I/2022, đạt 79,19 triệuUSD Năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 10,32 triệu tấn nguyên liệu và TACN,tiêu tốn 5,6 tỷ USD, giảm 1,1% về lượng nhưng tăng 13,6% về trị giá so vớinăm 2021.

III QUY MÔ CỦA DỰ ÁNIII.1 Các hạng mục xây dựng của dự án

Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau:

Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị

Trang 20

III.2 Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư(ĐVT: 1000 đồng)

Ghi chú: Dự toán sơ bộ tổng mức đầu tư được tính toán theo Quyết định 510/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 19 tháng 05 năm2023 về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2022, Thông tưsố 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tưxây dựng và Phụ lục VIII về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng.

Trang 21

IV ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNGIV.1 Địa điểm xây dựng

Dự án“Nhà máy sản xuất bột cá” được thực hiệntại tỉnh Bến Tre.

Vị trí thực hiện dự án

IV.2 Hình thức đầu tư

Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới

V NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀOV.1 Nhu cầu sử dụng đất

Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất

V.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án

Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địaphương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện làtương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời

Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sửdụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương Nên cơ bản thuận lợi choquá trình thực hiện

Vị trí thực hiện dự án

Trang 22

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNGCÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG

NGHỆ

I PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình

II PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆII.1 Giới thiệu về bột cá

Bột cá là một loại thức ăn chăn nuôi quan trọng được dùng phổ biến tronghoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại thủy hải sản Nguyên liệu chínhsản xuất ra bột cá là các loại cá tạp hoặc các loại cá có giá trị kinh tế thấp hoặccác bộ phận không sử dụng đến như: Đầu cá, đuôi, vi, vảy cùng với một số loạiphụ phẩm, phụ gia

Trang 23

Thành phần của bột cá chứa nhiều chất đạm, protein, các loại axit amin,nhiều chất đạm dễ hòa tan Vật nuôi sử dụng bột cá sẽ được cung cấp đầy đủdưỡng chất, tăng trưởng nhanh chóng, khỏe mạnh, ít bệnh.

Chất lượng và thành phần dinh dưỡng trong bột cá được Hiệp hội sảnxuất thức ăn (AAFCO) quy định như sau:

Trang 24

II.2 Quy trình sản xuất bột cá

Quy trình sản xuất bột cá

Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu dùng để sản xuất bột cá cần được xử lý sạch sẽ với nước đểloại bỏ các tạp chất Một vài loại cá thường được dùng để sản xuất bột cá như:Cá cơm, cá mòi, đù, cá tạp và các bộ phận riêng lẻ của cá

Trang 25

Nếu nguyên liệu sử dụng các loại cá được dự trữ sẵn trước đó thì nên rửalại với nước để loại bỏ bớt muối, giảm độ mặn cho nguyên liệu Cá sau khi làmsạch thì cắt nhỏ thành khúc khoảng 3 – 5cm

Hấp cá

Nguyên liệu sau khi được xử lý sạch sẽ, đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa đếncông đoạn tiếp theo để hấp chín Cá sẽ được hấp không khoảng từ 10 – 20 phútở mức nhiệt từ 90 – 95 độ C Các thông số này đều được điều chỉnh trực tiếptrên máy

Khi cá được hấp chín sẽ làm vỡ các kết cấu tế bào cá, các phần thịt,xương, đầu và da cá sẽ tách khỏi nhau giúp cho quá trình tách ép diễn ra thuậnlợi hơn

Tách dầu

Sau khi cá được hấp chín sẽ tiến hành ép để tách dầu, dịch ra khỏi phầnxương và thịt cá Sau khi ép tách xong, độ ẩm tối ưu nhất của phần thịt, xươngcá là khoảng 50 – 55%

Sấy cá

Công đoạn sấy này có tác dụng làm khô cá bằng cách làm nóng máy sấyđể độ ẩm còn lại trong bột cá bốc hơi Bột cá sau khi sấy yêu cầu mức độ ẩmphải đạt được là từ 6% – 10%, 8% là mức ẩm lý tưởng nhất

Làm nguội

Quá trình sấy khô sẽ làm bột cá nóng lên ở một mức nhiệt độ nhất định,do đó, sau khi sấy bột cá cần được làm nguội Công đoạn này có tác dụng giúpcho bột cá không bị cháy khét và chống lại quá trình oxi hóa, bột cá sẽ có độgiòn, công đoạn nghiền mịn bột cá sẽ dễ dàng, nhanh chóng hơn

Nghiền mịn

Trang 26

Bột cá sau khi được làm nguội được đưa đến công đoạn tiếp theo đểnghiền mịn thành bột Kích thước, độ mịn của bột cá có thể điều chỉnh lớn, nhỏcho phù hợp

Xử lý hơi nước ngưng tụ, khử mùi

Trong quá trình sản xuất bột cá, hơi nước ngưng tụ lại, chưa được xử lý sẽđược xử lý ở công đoạn này Nước ngưng tụ được xử lý mùi bằng dung dịch hóahọc và nhiều phương pháp xử lý nước khác Đến khi nước đạt tiêu chuẩn, khôngcòn mùi và các tạp chất gây ô nhiễm thì sẽ được xả ra môi trường

Đóng gói vào bao bì

Khi tất cả các công đoạn đã hoàn tất, bột cá được đóng gói vào bao bìbằng máy đóng gói bột tự động chuyên nghiệp theo định lượng cài đặt sẵn.Trọng lượng bột cá đóng gói trong bao bì sẽ dao động từ 20 – 30kg

Bột cá thành phẩm

Trang 27

CHƯƠNG IV CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN

I PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢXÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG

I.1 Chuẩn bị mặt bằng

Chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện đầy đủ cácthủ tục về đất đai theo quy định hiện hành Ngoài ra, dự án cam kết thực hiệnđúng theo tinh thần chỉ đạo của các cơ quan ban ngành và luật định

I.2 Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư:

Dự án thực hiện tái định cư theo quy định hiện hành

I.3 Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Dự án chỉ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến dự án như đườnggiao thông đối ngoại và hệ thống giao thông nội bộ trong khu vực

II PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNHII.1 Các phương án xây dựng công trình

Các danh mục xây dựng công trình phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quychuẩn và quy định về thiết kế xây dựng Chi tiết được thể hiện trong giai đoạnthiết kế cơ sở xin phép xây dựng

II.2 Các phương án kiến trúc

Căn cứ vào nhiệm vụ các hạng mục xây dựng và yêu cầu thực tế để thiếtkế kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng Chi tiết sẽ được thể hiện trong giaiđoạn lập dự án khả thi và Bản vẽ thiết kế cơ sở của dự án Cụ thể các nội dungnhư:

1 Phương án tổ chức tổng mặt bằng.2 Phương án kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng.3 Thiết kế các hạng mục hạ tầng

Trên cơ sở hiện trạng khu vực dự án, thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuậtcủa dự án với các thông số như sau:

Trang 28

 Hệ thống thoát nước

Tính toán lưu lượng thoát nước mặt của từng khu vực dự án, chọn tuyếnthoát nước mặt của khu vực, xác định điểm đấu nối Thiết kế tuyến thu và thoátnước mặt, chọn vật liệu và các thông số hình học của tuyến

III PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆNIII.1 Phương án tổ chức thực hiện

Dự ánđược chủ đầu tư trực tiếp tổ chức triển khai, tiến hành xây dựng vàkhai thác khi đi vào hoạt động

Dự án chủ yếu sử dụng lao động địa phương Đối với lao động chuyênmôn nghiệp vụ, chủ đầu tư sẽ tuyển dụng thêm và lên kế hoạch đào tạo, bồidưỡng nghiệp vụ cho con em trong vùng để từ đó về phục vụ trong quá trìnhhoạt động sau này

Bảng tổng hợp Phương án nhân sự dự kiến(ĐVT: 1000 đồng)

TChức danhSốMức thuTổngBảoTổng/năm

Trang 29

Tlượngnhập bình

quân/tháng

lươngnăm

hiểm21,5%

3 Công nhân viên văn

III.2 Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý

Thời gian hoạt động dự án: 50 năm kể từ ngày cấp Quyết định chủ trươngđầutư

Tiến độ thực hiện: 5 năm kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầu tư,trong đó:

+ Thời gian chuẩn bị đầu tư: 3 năm (từ quý I/2024 – quý IV/2026).+ Thời gian xây dựng và hoàn thiện dự án đi vào hoạt động: 2 năm (từquý I/2027 – quý IV/2028)

Trang 30

CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

I GIỚI THIỆU CHUNG

Mục đích của công tác đánh giá tác động môi trường của dự án“Nhà máysản xuất bột cá”là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh

hưởng đến khu vực thực hiện dự án và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giảipháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chếnhững tác động rủi ro cho môi trường và cho chính dự án khi đi vào hoạt động,đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường

II CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG.

- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 đã được Quốc hội nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/11/2020;

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòaXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2012, có hiệulực thi hành từ ngày 01/01/2013;

- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 đã được Quốc hội nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 22/11/20013;

- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 đã được Quốchội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2006;

- Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/11/2019;

- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết một sốđiều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy địnhchi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của BTNMT Quyđịnh chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng:

Trang 31

- TCVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống công trình - Tiêuchuẩn thiết kế;

- QCVN 01:2021/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xâydựng;

- TCVN 7957:2008 - Tiêu chuẩn Thiết kế thoát nước - Mạng lưới bênngoài và công trình;

- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượngkhông khí xung quanh;

- QCVN 40:2011/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thảicông nghiệp;

- QCVN 24/2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mứctiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;

- QCVN 26:2016/BYT - Quy chuẩn giá trị cho phép vi khí hậu nơi làmviệc;

- QCVN 27/2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung - Giá trịcho phép tại nơi làm việc;

- QCVN 02:2019/BYT được ban hành kèm Thông tư số 02/2019/TT-BYTquy định về bụi – giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 05 yếu tố bụi tại nơi làmviệc;

- QCVN 03:2019/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Giá trị giới hạntiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc

- Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYTngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động,05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động

Ngày đăng: 12/09/2024, 14:37

w