1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận bộ môn chủ nghĩa xã hội khoa học đề tài vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

27 19 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn Đề Dân Tộc Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội
Tác giả Lương Huỳnh Minh Thư, Hà Phan Ngọc Trân, Lê Kiều Phương, Nguyễn Hoàng Kim Ngân, Nguyễn Nhật Duy, Mai Thiệu Ái, Vũ Thị Anh Thư, Bùi Nguyễn Thuỳ Linh, Lê Nguyễn Trà My
Trường học Trường Đại Học Luật TP. HC
Chuyên ngành Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Thể loại tiểu luận
Thành phố TP. HC
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 3,37 MB

Nội dung

Nguồn gốc hình thành, khái niệm và đặc trưng cơ bản của dân tộc Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, dân tộc là quá trình phát triểnlâu dài của xã hội loài người, trải qua các hình

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HC

TIỂU LUẬN BỘ MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Đề tài:VẤN ĐỀ DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN

CHỦ NGHĨA XÃ HỘILớp: CLCQTL48(B)

NHÓM F

Trang 2

MỤC LỤC

1 Nguồn gốc hình thành, khái niệm và đặc trưng cơ bản của dân tộc 1

1.1 Nguồn gốc hình thành dân tộc 1

1.2 Khái niệm và đặc trưng dân tộc 5

2 Chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc 10

2.1 Hai xu hướng khách quan của sự phát triển quan hệ dân tộc 10

2.2 Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin 12

3 Dân tộc và Quan hệ dân tộc ở Việt Nam 15

3.1 Nguồn gốc hình thành dân tộc ở Việt Nam 15

3.2 Đặc điểm của dân tộc Việt Nam 16

3.3 Những nguyên nhân cơ bản tạo nên các đặc trưng dân tộc ViệtNam và tính đoàn kết của dân tộc Việt Nam 19

3.4 Quan điểm và chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vấnđề dân tộc .20

4 Liên hệ tính tất yếu, vai trò của vấn đề xây dựng và củng cố khối đạiđoàn kết dân tộc ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay 23

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 3

VẤN ĐỀ DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ

HỘI1 Nguồn gốc hình thành, khái niệm và đặc trưng cơ bản của dân tộc

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, dân tộc là quá trình phát triểnlâu dài của xã hội loài người, trải qua các hình thức cộng đồng từ thấp đến cao,bao gồm: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc Sự biến đổi của phương thức sản xuấtchính là nguyên nhân quyết định sự biến đổi của cộng đồng dân tộc.1

1.1 Nguồn gốc hình thành dân tộc

Khái quát về nguồn gốc hình thành dân tộc thì:Ở phương Tây, dân tộc xuất hiện khi phương thức sản xuất tư bản chủnghĩa được xác lập và thay thế vai trò của phương thức sản xuất phong kiến

Ở phương Đông, do tác động của hoàn cảnh mang tính đặc thù, đặc biệtdo sự thúc đẩy của quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, dân tộc đã hìnhthành trước khi chủ nghĩa tư bản được xác lập Loại hình dân tộc tiền tư bản đãxuất hiện trên cơ sở một nền văn hóa, một tâm lý dân tộc đã phát triển đến độtương đối chín muồi, nhưng lại dựa trên cơ sở một cộng đồng kinh tế nay đãđạt đến một mức độ nhất định nhưng nhìn chung còn kém phát triển và ở trạngthái phân tán.2

Về cơ bản nguồn gốc hình thành dân tộc ở cả phương Đông và phươngTây có sự tương đồng:

Một là, thời điểm ra đời:Sự hình thành chế độ phong kiến cũng như nhà nước phong kiến, chính làquá trình phong kiến hóa, đó là cả một quá trình, diễn ra trong thời gian dài vàcó hai con đường gồm hình thành từ nền tảng là nhà nước chiếm hữu nô lệ vàcó những nước từ chế độ công xã nguyên thủy đang tan rã, bỏ qua chế độchiếm hữu nô lệ tiến thẳng lên chế độ phong kiến và thiết lập nhà nước phongkiến Sự suy vong của hai nhà nước phong kiến phương Đông và phương Tâycũng đều cùng xuất phát từ mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân với quý tộcphong kiến

Hai là, cơ sở kinh tế, xã hội, chính trị, tư tưởng:

1Giáo trình Chủ nghĩa Xã hội khoa học, tr.196.2Giáo trình Chủ nghĩa Xã hội khoa học, tr.196

Trang 4

Về cơ sở kinh tế: đều có nền kinh tế nông nghiệp, bên cạnh là kinh tế thủ

công nghiệp và buôn bán nhỏ, kinh tế mang tính chất tự cung, tự cấp Quan hệsản xuất chủ yếu dựa trên chế độ sở hữu của địa chủ phong kiến đối với tư liệusản xuất (chủ yếu là ruộng đất) và sản phẩm lao động Xã hội hình thành haigiai cấp cơ bản: nông dân (ở phương Tây gọi là nông nô) và địa chủ phong kiến(ở phương Tây thường gọi là lãnh chúa, hoặc chúa đất) Bóc lột địa tô làphương thức bóc lột đặc trưng và phổ biến; đặc điểm tiêu biểu của nhà nướcphong kiến là phân chia đẳng cấp

Về chính trị, tư tưởng: chế độ phong kiến phân quyền được hình thành và

đi từ phân quyền đến tập quyền Cả hai nhà nước phong kiến phương Đông vàphương Tây đều lấy tôn giáo làm cơ sở lí luận cho sự thống trị của mình(Trung Quốc là Khổng giáo hay Nho giáo, Ấn Độ là Hồi giáo, châu Âu làThiên Chúa giáo)

Ba là, hình thức nhà nước:Hình thức chính thể phổ biến của nhà nước phong kiến là quân chủ, trảiqua hai giai đoạn – phân quyền cát cứ và trung ương tập quyền Từ góc độ hìnhthức cấu trúc nhà nước thì hầu hết các nhà nước phong kiến đều là những nhànước đơn nhất Về chế độ chính trị, các nhà nước phong kiến, kể cả phươngĐông và phương Tây đều sử dụng các phương pháp cai trị độc đoán, chuyênquyền để thực thi quyền lực của giai cấp địa chủ phong kiến, bắt nông dân vànhững người lao động khác phải phục tùng tuyệt đối quyền lực đó

Bốn là, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước:So với bộ máy nhà nước chủ nô, bộ máy nhà nước phong kiến phát triểnhơn về cách thức tổ chức, phương thức hoạt động, phân định chức năng, nhiệmvụ giữa các cơ quan nhà nước Bộ máy nhà nước đứng đầu là vua, giúp vua làquan Vua, quan là những giai cấp thống trị nhân dân

Năm là, bản chất và chức năng của nhà nước:

Xét về mặt bản chất: nhà nước phong kiến là công cụ chuyên chính của

giai cấp địa chủ phong kiến đối với nông dân và những người lao động khácnhằm duy trì, củng cố địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị xã hội

Về chức năng nhà nước: đều thực hiện 2 chức năng chính là chức năng

đối nội (bảo vệ, củng cố và phát triển chế độ sở hữu của giai cấp địa chủ phongkiến đối với tư liệu sản xuất, duy trì chế độ bóc lột, đàn áp nông dân và cáctầng lớp khác) và chức năng đối ngoại (phòng thủ chống xâm lược từ bên ngoài,

Trang 5

gây chiến tranh xâm lược các nước khác, hoạt động đối ngoại hữu hảo ở từngthời điểm với các quốc gia khác,…)

Tuy nhiên, khi phân tích chi tiết nguồn gốc hình thành dân tộc ở cảphương Tây và phương Đông theo tiến trình của sự phát triển thì sẽ thấy đượcsự khác biệt rõ ràng:

Một là, thời điểm ra đời.Phương Đông: Nhà nước phong kiến xuất hiện sớm hơn, do nhu cầu trị

thủy, làm thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, đoàn kết chống ngoại xâm; vàhình thành sớm nhất ở Trung Quốc, từ thế kỷ III trước công nguyên Tuy nhiên,quá trình phát triển lại rất chậm (Trung Quốc thế kỷ VII – XVI), các nướcĐông Nam Á (thế kỷ X – XIV) Quá trình suy vong dài, bởi có sự xâm nhậpcủa chủ nghĩa thực dân nên mâu thuẫn dân tộc, giai cấp đã làm chế độ phongkiến suy yếu, khủng hoảng Nhân dân phải tiến hành cuộc cách mạng dân tộcdân chủ nhân dân chống thực dân, lật đổ phong kiến Chế độ phong kiến ra đờitrên cơ sở chế độ nô lệ phát triển không đầy đủ, quan hệ nô lệ mang tính chấtgia trưởng

Phương Tây: Chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn (thế kỷ V – X), nó

được hình thành sớm nhất đã là thế kỷ V sau công nguyên (ở Tây Âu) Pháttriển rất nhanh (Thế kỷ XI – XIV) và thời gian suy vong ngắn (Thế kỷ XV –XVI) Nhà nước phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ chiếm hữu nô lệ đã từngphát triển đến đỉnh cao, quan hệ nô lệ mang tính chất điển hình Sự hình thànhquan hệ phong kiến trong lòng đế quốc La Mã là yếu tố cơ bản, quyết định,công cuộc chinh phục các bộ lạc của người Giéc Manh, là yếu tố thúc đẩy quátrình phong kiến hóa

Hai là, yếu tố kinh tế.Phương Đông: Kinh tế bó hẹp ở công xã nông thôn Kinh tế địa chủ với

quan hệ địa chủ – tá điền chiếm ưu thế, ruộng đất thuộc sở hữu của nhà nước,một phần ruộng đất được phân cho quý tộc, quan lại, một phần được cấp chonông dân theo định kỳ để nhà nước thu thuế, như chế độ quân điền ở TrungQuốc, chế độ ban điền ở Nhật Bản, (sở hữu tư nhân phát triển chậm)

Phương Tây: Chế độ tư hữu ruộng đất đã phát triển triệt để từ thời cổ đại.

Đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến ở đây là kinh tế lãnh địa, giai cấp lãnhchúa và nông nô, hệ thống đẳng cấp dựa trên quan hệ lãnh chúa – chư hầu, tình

Trang 6

trạng phân quyền cát cứ kéo dài Vào thời kì phát triển, thủ công, thươngnghiệp phát triển, dẫn tới sự xuất hiện thành thị trung đại.

Ba là, mối quan hệ, mâu thuẫn giai cấp tồn tại trong xã hội.Phương Đông: Giai cấp thống trị là địa chủ, quý tộc Giai cấp bị trị là

nông dân, tá điền So với phương Tây thì mâu thuẫn giai cấp ở phương Đôngcó phần dễ chịu, ít khắt khe hơn

Phương Tây: Giai cấp thống trị là lãnh chúa, quý tộc, tăng lữ Giai cấp bị

trị là nông nô Mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong chế độ phong kiếnnặng nề và gay gắt hơn

Bốn là, sự khác biệt chính trị - tư tưởng lớn giữa phương Tây và phương

Đông do yếu tố lịch sử, văn hoá

Phương Đông: Chế độ quân chủ phương Đông xuất hiện sớm hơn ở

phương Tây Sự chuyển biến từ chế độ phân quyền sang tập quyền ở phươngĐông (thời Tần Thủy Hoàng) và A-sô-ka diễn ra sớm

Phương Tây: Sự tập quyền diễn ra chậm trễ (thế kỉ XIV) và nhà vua được

sự giúp đỡ của thị dân mới dẹp được sự cát cứ của các lãnh chúa Sự can thiệpcủa tầng lớp tăng lữ phương Tây vào hệ thống chính trị là rõ ràng và chặt chẽhơn phương Đông

Năm là, sự khác biệt hình thức nhà nước:Phương Đông: Hình thức kết cấu của nhà nước phổ biến là trung ương tập

quyền, phát triển thành hình thức chính thể quân chủ chuyên chế, mang tínhchuyên chế cực đoan Trong chính thể này, nhà vua có uy quyền tuyệt đối, làđấng chí cao vô thượng và được thần thánh hóa là “thiên tử”, “thiênhoàng”…Dạng chính thể này tồn tại trong suốt thời kỳ phong kiến

Phương Tây: Một đặc trưng, phổ biến và bao trùm của nhà nước là trạng

thái phân quyền cát cứ Hình thức chính thể quân chủ chuyên chế chỉ xuất hiệnở thời kì cuối – thời kỳ suy vong của chế độ phong kiến và chỉ ở một số nướcnhư Pháp, Anh, Tây Ban Nha,… Còn ở một số nước như Italia, Đức,… trạngthái phân quyền cát cứ tồn tại suốt cả chế độ phong kiến Tính chuyên chế ởchính thể quân chủ chuyên chế không cao như ở phương Đông Ngoài ra, còncó hình thức chính quyền tự trị thành phố là chính quyền cục bộ, tồn tại trongnhững khoảng thời gian không lâu Bên cạnh đó, còn có sự ra đời và tồn tại củacác cơ quan đại diện đẳng cấp

Sáu là, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước.

Trang 7

Phương Đông: Bộ máy nhà nước phong kiến phương Đông thể hiện tính

trung ương tập quyền cao độ, Vua hay Hoàng đế là người nắm hết mọi quyềnlực, quan lại các cấp đều là tôi tớ của vua, dân chúng trong nước đều là thầndân của vua Hệ thống quan lại được tổ chức 2 cấp, trung ương và địa phươngvới đẳng cấp phân minh, biên chế chặt chẽ Điển hình cho nhà nước phong kiếnphương Đông là nhà nước phong kiến Trung Quốc

Phương Tây: Điển hình là Tây Âu, trong giai đoạn phân quyền cát cứ, bộ

máy nhà nước ở trung ương vẫn tồn tại nhưng kém hiệu lực Bộ máy nhà nướcở các lãnh địa rất mạnh, gồm nhiều cơ quan quản lý nhưng chủ yếu là cơ quancưỡng chế Trên thực tế, các lãnh địa như những quốc gia nhỏ, các lãnh chúatrở thành vua trên lãnh địa của mình, có đầy đủ quyền: lập pháp, hành pháp, tưpháp, có bộ máy chính quyền, tòa án, quân đội, luật lệ riêng Ở chính quyền tựtrị thành phố, thành thị sau khi đã được tự trị, một mặt có đầy đủ quyền hànhnhư một lãnh chúa, mặt khác, cộng hòa thành thị có địa vị và tính chất như mộtthần thuộc của lãnh chúa; do đó nó là cộng hòa phong kiến Sang giai đoạn nhànước trung ương tập quyền, thì nạn phân quyền cát cứ được khắc phục, quyềnlực nhà nước đã tập trung vào cơ quan nhà nước ở trung ương, đứng đầu là vua(có quyền quyết định mọi công việc đối nội, đối ngoại, bổ nhiệm hoặc cáchchức, ban bố hoặc hủy bỏ các đạo luật, trừng phạt, ân xá…)

Bảy là, bản chất và chức năng của nhà nước.Phương Đông: Nhà nước phong kiến phương Đông vẫn có một chức năng

đặc biệt, quan trọng là tổ chức công cuộc trị thủy và thủy lợi Cuộc sống củanông dân, tá điền so với nông nô ở phương Tây có phần dễ chịu và ít khắt khehơn

Phương Tây: Tính chất giai cấp của nhà nước thể hiện rõ nét hơn ở

phương Tây, mâu thuẫn giai cấp sâu sắc hơn (lãnh chúa – nông nô)

1.2 Khái niệm và đặc trưng dân tộc*Khái niệm dân tộc

Trong tiếng Việt, ngữ nghĩa dân tộc xác định là một cộng đồng dân tộc

(nation), bao gồm nhiều thành phần tộc người Tên gọi tộc người theo thuậtngữ quốc tế sử dụng là ethnie (cũng có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp) Sovới ethnographie, tên gọi ethnie xuất hiện muộn (cuối thế kỷ XIX,) do nhà Dântộc học người Pháp Vacher de Lapouge đưa ra trong cuốn sách Les seslections

sociales (xuất bản tại Pa ri năm 1896), lúc đầu ethnie dùng để chỉ các nhóm tộc

Trang 8

người (unité ethnique), sang thế kỷ XX thuật ngữ ethnie được công nhận rộng

rãi trong ngành Dân tộc học khắp các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.3Khái niệm về dân tộc được hiểu theo hai nghĩa:

Theo nghĩa rộng, dân tộc - quốc gia (nation) là khái niệm dùng để chỉ

một cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, có lãnh thổ riêng,nền kinh tế thống nhất, có ngôn ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất củamình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa vàtruyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nướcvà giữ nước.4Như vậy khái niệm này được hiểu theo nghĩa là một quốc gia, tứcbao gồm toàn bộ nhân dân của đất nước ấy Ví dụ như dân tộc Việt Nam, dântộc Thái Lan, v.v…

Theo nghĩa hẹp, dân tộc - tộc người (ethnies), GS.TS Phan Hữu Dật5

xác định: thuật ngữ dân tộc trong Dân tộc học cần được hiểu, đó là tộc người,

tiếng Hy Lạp là ethnos, ethnie Và đưa ra khái niệm: tộc người dùng để chỉ mộtcộng đồng tộc người được hình thành trong lịch sử, có mối liên hệ chặt chẽ vàbền vững, có chung ý thức tự giác tộc người, ngôn ngữ và văn hoá.

GS Đặng Nghiêm Vạn phân biệt nation (dân tộc) và ethnie (tộc người),

ngoài sự đồng nhất hai thuật ngữethnos, ethniechỉ định khái niệm chung tộc

người, GS Đặng Nghiêm Vạn đưa ra luận điểm dân tộc (nation) theo nghĩa

được Liên hợp Quốc công nhận6: thuật ngữ nation có nghĩa là một cộng đồng

nhân dân (people) ổn định được phát triển trong lịch sử, với một lãnh thổ, mộtsinh hoạt kinh tế, một đặc trưng văn hóa, một tiếng nói chung, chỉ đạo bởi mộtnhà nước.

Mở rộng thuật ngữ dân tộc (nation), GS Phan Huy Lê7dẫn giải: riêng từ

"dân tộc" theo hiểu biết của tôi cho đến nay thì người Việt Nam đầu tiên sửdụng là nhà yêu nước Phan Bội Châu trong bài "Lưu Cầu huyết lệ tân thư"

3TS Trần Hoàng Tiến, Bàn thêm về khái niệm, thuật ngữ dân tộc và tộc ngườiở Việt Nam

4Giáo trình Chủ nghĩa Xã hội khoa học, tr 196.5GS.TS.Phan Hữu Dật,(1973), Cơ sở dân tộc học, Nxb Đại học và Trung họcchuyên nghiệp, H

6GS Đặng Nghiêm Vạn,(2003), Cộng đồng Quốc gia dân tộc Việt Nam, NxbĐại học Quốc gia TPHCM, Tp.HCM

7 GS Phan Huy Lê: Vấn đề hình thành dân tộc và chủ nghĩa dân tộc ởViệt Nam (tọa đàm: Vấn đề dân tộc và chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam cuối thếkỷ 19 đầu thế kỷ 20)

Trang 9

khoảng trước năm 1905 Từ "dân tộc" do các trí thức cấp tiến Nhật Bản sángtạo trên cơ sở chữ Hán để dịch từ "Nation" trong tiếng Anh Nhưng ở Việt Nam,trong quá trình sử dụng, từ "dân tộc" mang nhiều nghĩa khác nhau.

Thứ nhất, là một đơn vị tộc người nói chung, không phân biệt cấp độ loạihình cộng đồng như trường hợp nói: dân tộc Việt, dân tộc Tày, dân tộc Thái,Việt Nam có 54 dân tộc

Thứ hai, là cộng đồng quốc gia bao gồm nhiều cộng đồng cư dân, tộcngười sống trên một lãnh thổ do một nhà nước quản lí, như trường hợp nói dântộc Việt Nam, dân tộc Lào, dân tộc Cămpuchia

Thứ ba, là một cộng đồng mang tiêu chí của "Nation" như phương Tây.

PGS.TS Bùi Xuân Đính nêu rõ: Tộc người (ethnos, ethnie) là hình thái

đặc thù của một tập đoàn người, một tập đoàn xã hội, xuất hiện trong quá trìnhphát triển của tự nhiên và xã hội, được phân biệt bởi ba đặc trưng cơ bản,mang tính ổn định và tương đối bền vững qua hàng nghìn năm lịch sử là: ngônngữ, văn hóa, ý thức tự giác về cộng đồng.

Về dân tộc (nation), PGS.TS Bùi Xuân Đính đưa ra hai nghĩa:

Một hình thái phát triển cao của tộc người, thường xuất hiện vào giaiđoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản (dân tộc Pháp, Đức…).

Một cộng đồng chính trị của nhiều tộc người có nguồn gốc lịch sử khácnhau, có trình độ phát triển kinh tế- xã hội khác nhau cùng chung sống trongmột quốc gia, được quản lý bởi một nhà nước chung, tạo lập nên một nền vănhóa chung.8

*Đặc trưng của dân tộc

Theo nghĩa hiểu dân tộc - quốc gia thì dân tộc có các đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, có lãnh thổ chung ổn định không bị chia cắt.

Lãnh thổ là một phần bề mặt của Trái Đất có giới hạn gồm cả vùng đất,vùng trời, vùng nước và lòng đất Về địa lý, chính trị và hành chính, lãnh thổ làmột phần đất nằm dưới sự quản lý của cơ quan chính quyền của một quốc gia.Ngoài ra, lãnh thổ cũng được dùng theo nghĩa "không gian hoạt động của mộtcộng đồng người"

8PGS.TS.Bùi Xuân Đính,(2012), Các tộc người ở Việt Nam (giáo trình dùngcho sinh viên ngành Việt Nam học, văn hóa, du lịch tại các trường đại học, caođẳng), Nxb Thời đại, H

Trang 10

Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất thuộc chủ quyền hoàn toàn, đầyđủ và tuyệt đối của một quốc gia Về mặt địa lý và pháp lí lãnh thổ quốc giagồm có bốn bộ phận cấu thành: vùng đất, vùng nước, vùng trời và lòng đất.

Phạm vi không gian lãnh thổ của một quốc gia được xác định và giới hạnbởi hệ thống đường biên giới của quốc gia đó với các quốc gia láng giềng, hoặccác khu vực lãnh thổ có quy chế quốc tế Biên giới quốc gia được xác định làhàng rào pháp lý xác định giới hạn vùng đất, vùng nước, vùng biển, vùng trờivà lòng đất thuộc chủ quyền quốc gia; là nơi phân chia chủ quyền lãnh thổ củamột quốc gia với một quốc gia khác, hoặc khu vực có quy chế pháp lý quốc tế

Thứ hai, có chung phương thức sinh hoạt kinh tế.

Đây là đặc trưng quan trọng nhất của dân tộc và là cơ sở liên kết các bộphận, các thành viên của dân tộc, tạo nên nền tảng vững chắc của dân tộc

Thứ ba, có sự quản lý của một nhà nước.Thứ tư, có ngôn ngữ chung của quốc gia.

Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp trong xã hội và trong cộng đồng Ngôn ngữquốc gia là một dạng của sự tồn tại của một ngôn ngữ trong kỷ nguyên tồn tạicủa một quốc gia, một sự thống nhất hệ thống phức tạp, bao gồm ngôn ngữ vănhọc, phương ngữ, biệt ngữ và bản địa

Ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bởi nóbảo đảm sự đa dạng về văn hóa và giúp các nền văn hóa có thể giao thoa, traođổi với nhau Ngôn ngữ cũng giúp tăng cường hợp tác, xây dựng xã hội tri thứctoàn diện, bảo tồn các di sản văn hóa và tạo điều kiện tiếp cận với một nền giáodục có chất lượng cho mọi người Tiếng mẹ đẻ cùng với sự đa dạng của ngônngữ có ý nghĩa quan trọng để xác định bản sắc của các cá nhân như là nguồnsáng tạo và phương tiện để biểu hiện văn hóa, bảo đảm sự phát triển lành mạnhcủa xã hội Ví dụ: tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Ý, v.v…

Thứ năm, có nét tâm lý biểu hiện qua nền văn hoá dân tộc và tạo nên bản

sắc riêng của nền văn hoá dân tộc Tạo nên bản sắc riêng của nền văn hóa dântộc Đối với các quốc gia có nhiều tộc người thì tính thống nhất trong đa dạngvăn hóa là đặc trưng của nền văn hoá dân tộc Ví dụ: văn hóa vật thể có Quầnthể di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, ; văn hóa phi vật thể có Nhã nhạc cungđình Huế, dân ca quan họ Bắc Ninh,

Các đặc trưng cơ bản củadân tộc - tộc người:

Trang 11

Thứ nhất, cộng đồng về ngôn ngữ (bao gồm ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết;

hoặc chỉ riêng ngôn ngữ nói) Đây là tiêu chí cơ bản để phân biệt tộc người nàyvới tộc người khác và là vấn đề luôn được các dân tộc coi trọng và giữ gìn Tuynhiên, trong quá trình phát triển vì nhiều nguyên nhân khác nhau, có những tộcngười không còn ngôn ngữ mẹ đẻ mà sử dụng ngôn ngữ khác làm công cụ giaotiếp

Thứ hai, cộng đồng về văn hóa Văn hóa bao gồm văn hóa vật thể và phi

vật thể ở mỗi tộc người, phản ánh truyền thống, lối sống, phong tục, tập quán,tín ngưỡng, tôn giáo của tộc người đó Lịch sử phát triển của các tộc ngườithường gắn liền với truyền thống văn hóa của họ Ngày nay, cùng với xu thếgiao lưu văn hóa vẫn song song tồn tại xu thế bảo tồn và phát huy bản sắc vănhóa của mỗi tộc người Ví dụ: văn hoá phi vật thể có món canh bột lá yao củangười Ê-đê, trò chơi ném pao của người H'mông, v.v…

Thứ ba, ý thức tự giác tộc người Ý thức tự giác tộc người là tinh thần đề

cao những đặc điểm, những giá trị cốt lõi của dân tộc mình nhằm giữ gìn, vậndụng và phát triển những đặc điểm, những giá trị đó để bảo đảm toàn vẹn lãnhthổ, nền độc lập, tự chủ, và sự phát triển trường tồn của dân tộc Tự ý thức tộcngười cũng là một tiêu chí cao nhất, đặc trưng nhất để so sánh và đánh giá sựgiống nhau và khác biệt giữa tộc người này với tộc người khác Đó cũng là tiêuchí quan trọng nhất để xác định một cộng đồng xã hội có đầy đủ tư cách và vịthế của một tộc người hay chưa

Sự hình thành và phát triển ý thức tự giác của tộc người liên quan trực tiếpđến các yếu tố của ý thức, tình cảm, tâm lý tộc người Ba tiêu chí này tạo nênsự ổn định trong mỗi tộc người trong quá trình phát triển Đồng thời căn cứ vàoba tiêu chí này để xem xét và phân định các tộc người ở Việt Nam hiện nay.Trong một quốc gia có nhiều tộc người, căn cứ vào số lượng của mỗi cộngđồng, người ta phân thành tộc người đa số và tộc người thiểu số

Dù hiểu dân tộc theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì cần làm rõ là cả hainghĩa hiểu tuy không đồng nhất nhưng lại gắn bó mật thiết, không thể tách rờinhau Quốc gia thì bao hàm cả tộc người, ngược lại tộc người là bộ phận hìnhthành nên quốc gia Các tộc người ra đời diễn ra trong những quốc gia nhấtđịnh Qua đó, cho thấy các nhân tố hình thành tộc người không tách rời cácnhân tố hình thành quốc gia

Trang 12

2 Chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc2.1 Hai xu hướng khách quan của sự phát triển quan hệ dân tộc

Xu hướng thứ nhất, cộng đồng dân cư muốn tách ra để hình thànhcộng đồng dân tộc độc lập.

Xu hướng này thể hiện nổi bật trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bảnđưa đến sự ra đời của các dân tộc Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, xuhướng này biểu hiện thành phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các dântộc bị áp bức

Nguyên nhân cho xu hướng này là do sự chín muồi của ý thức dân tộc, sựthức tỉnh về quyền sống của mình, các cộng đồng dân cư muốn tách ra để thànhlập các quốc gia dân tộc độc lập Thực tế này đã diễn ra ở những quốc gia, khuvực nơi có nhiều cộng đồng dân cư với nguồn gốc tộc người khác nhau trongchủ nghĩa tư bản Xu hướng này biểu hiện thành phong trào đấu tranh chống ápbức dân tộc để hướng tới thành lập các quốc gia dân tộc độc lập và có tác độngnổi bật trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản Trong xu hướng đó, nhiềucộng đồng dân cư đã ý thức được rằng, chỉ trong cộng đồng dân tộc độc lập thìhọ mới có quyền quyết định con đường phát triển của dân tộc mình

Ví dụ như dân tộc Việt Nam chúng ta, cho dù bị bọn thực dân, đế quốchay phát xít đô hộ thì chúng ta vẫn không ngừng đấu tranh để giành lại độc lậpchủ quyền dân tộc vì chúng ta luôn ý thức được rằng tinh thần đoàn kết thốngnhất và toàn vẹn lãnh thổ dân tộc là quan trọng đến mức nào

Xu hướng thứ hai, các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí các dântộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau.

Do sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học công nghệ, của giaolưu kinh tế và văn hoá trong xã hội tư bản làm xuất hiện nhu cầu xoá bỏ hàngrào ngăn cách giữa các dân tộc, tạo nên mối liên hệ quốc gia, quốc tế giữa cácdân tộc làm cho các dân tộc xích lại gần nhau

Các dân tộc ở từng quốc gia, kể cả các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liênhiệp lại với nhau Xu hướng này nổi lên trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản pháttriển thành chủ nghĩa đế quốc bóc lột thuộc địa Sự phát triển của lực lượng sảnxuất, của giao lưu kinh tế, văn hóa trong chủ nghĩa tư bản đã tạo nên mối liênhệ quốc gia và quốc tế mở rộng giữa các dân tộc, xóa bỏ sự biệt lập, khép kín,thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau

Trang 13

Trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc, sự vận động của hai xu hướng trêngặp rất nhiều khó khăn, trở ngại Xu hướng các dân tộc xích lại gần nhau trêncơ sở tự nguyện và bình đẳng bị chủ nghĩa đế quốc phủ nhận, thay vào đó lànhững khối liên hiệp với sự áp đặt, thống trị của chủ nghĩa đế quốc nhằm ápbức, bóc lột các dân tộc.

Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga, một thời đại mới đã xuấthiện - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội Có thể nói đâycũng là một sự quá độ lên một xã hội trong đó các quyền tự do, bình đẳng vàmối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa người được thực hiện Giai cấp công nhânhiện đại với sứ mệnh lịch sử của mình, cùng với nhân dân lao động sẽ sáng tạora xã hội đó

Dân tộc xã hội chủ nghĩa chỉ xuất hiện khi sự cải tạo, xây dựng từng bướccộng đồng dân tộc và các mối quan hệ xã hội, quan hệ dân tộc theo các nguyênlý của chủ nghĩa xã hội khoa học Đồng thời, dân tộc xã hội chủ nghĩa cũng chỉcó thể ra đời từ kết quả toàn diện trên mọi lĩnh vực của công cuộc xây dựngchủ nghĩa xã hội từ kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa – tư tưởng

Ví dụ: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được tạo ra nhằmbiểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, thúcđẩy tăng trưởng kinh tế, ủng hộ hòa bình khu vực và phát triển văn hóa giữacác thành viên, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tạinhững nước thành viên

Vậy, trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, dân tộc có sự vận độngmới theo xu hướng ngày càng tiến bộ văn minh Trong đó, hai xu hướng kháchquan của sự phát triển dân tộc sẽ phát huy tác dụng cùng chiều, hỗ trợ cho nhauvà diễn ra trong từng dân tộc, quốc gia Quan hệ dân tộc là biểu hiện sinh độngcủa hai xu hướng đó trong điều kiện của công cuộc xây dựng xã hội mới - xãhội xã hội chủ nghĩa

Xét trong phạm vi các quốc gia xã hội chủ nghĩa có nhiều dân tộc: Xuhướng thứ nhất biểu hiện sự nỗ lực của từng dân tộc để đi tới sự tự chủ và phồnvinh của bản thân dân tộc mình Xu hướng thứ hai tạo nên sự thúc đẩy mạnhmẽ để các dân tộc trong cộng đồng quốc gia xích lại gần nhau ở mức độ caohơn trong mọi lĩnh vực của đời sống

Ở các quốc gia xã hội chủ nghĩa, hai xu hướng phát huy tác động cùngchiều, bổ sung, hỗ trợ cho nhau và diễn ra trong từng dân tộc, trong cả cộng

Ngày đăng: 11/09/2024, 13:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. TS. Trần Hoàng Tiến, Nghiên cứu lý luận: Bàn thêm về khái niệm, thuật ngữ dân tộc và tộc người ở Việt Nam(http://www.spnttw.edu.vn/articledetail.aspx?articleid=3384&sitepageid=656) Link
1. Giáo trình Chủ nghĩa Xã hội khoa học, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật Khác
2. Giáo trình Chủ nghĩa Xã hội khoa học, tr. 196 Khác
3. GS.TS.Phan Hữu Dật, (1973), Cơ sở dân tộc học, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H Khác
4. GS. Đặng Nghiêm Vạn, (2003), Cộng đồng Quốc gia dân tộc Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia TPHCM, Tp.HCM Khác
5. GS. Phan Huy Lê: Vấn đề hình thành dân tộc và chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam (tọa đàm: Vấn đề dân tộc và chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20) Khác
6. PGS.TS.Bùi Xuân Đính, (2012), Các tộc người ở Việt Nam (giáo trình dùng cho sinh viên ngành Việt Nam học, văn hóa, du lịch tại các trường đại học, cao đẳng), Nxb Thời đại, H Khác
8. J.V.Stalin,(1957), Chủ nghĩa Mác và vấn đề dân tộc, Nxb Sự thật,H Khác
9. Lê Duẩn: Thanh niên với cách mạng xã hội chủ nghĩa, Nxb.Thanh niên, Hà Nội,1980, tr. 50,169 Khác
10. Trần Trọng Dương, Dân tộc và dân tộc Việt Nam: từ Stalin đến Đào Duy Anh, Tạp chí Tia Sáng, Hà Nội, 9/2019 Khác
11. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr.164-165 Khác
12. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.62, tr.48-49 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w