Một số điều luật của BLHS 2015 được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu luật thi hành.. Nhận định: sai Giải thích: Đối tượng điều chỉnh của Luật
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CỤM 1: LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Bùi Nguyễn Hà Phương 2253401020200
Trang 216 Một số điều luật của BLHS 2015 được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu luật thi hành 6
Bài tập 6
Bài tập 1: 6
1 Quan hệ nào là quan hệ pháp luật hình sự? Tại sao? 6
2 Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là gì? 7
3 A có thể nhờ người khác tham gia quan hệ pháp luật hình sự thay mình được không? Tại sao? 7 4 Quyền và nghĩa vụ pháp lý của A trong quan hệ pháp luật hình sự? 7
Trang 3Bài tập 4: 7 Bài tập 6: 8
1 Hành vi phạm tội của Sổn T có được coi là thực hiện trên lãnh thổ
Việt Nam hay không? Tại sao? 8
2 BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi phạm tội của
Sổn T không? Tại sao? Chỉ rõ căn cứ pháp lý? 8
3 Giả sử, trong vụ án trên, cơ quan chức năng bắt được người đàn
ông Việt Nam (Có quốc tịch Việt Nam) thì BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với người này không? Tại sao? 9 Bài tập 8: 9
1 Điều luật nào quy định “hình phạt nặng hơn”? Tại sao? 9 2 Điều luật nào được áp dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra trước
ngày BLHS 2015 có hiệu lực nhưng sau thời gian đó mới đem ra xét xử? Tại sao? 10
Bài tập 19: 10
Trang 4Trắc Nghiệm Tự luận
2 Đối tượng điều chỉnh của luật Hình sự là những quan hệ xã hội được luật Hình sự bảo vệ
Nhận định: sai Giải thích: Đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội khi các chủ thể này thực hiện tội phạm Như vậy không phải tất cả quan các quan hệ xã hội phát sinh khi có một tội phạm thực hiện đều là đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự mà chỉ những quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm mới là đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự Khi có một tội phạm thực hiện ngoài phát sinh quan hệ pháp luật hình sự, còn có thể phát sinh quan hệ pháp luật dân sự, lúc này quan hệ dân sự không phải là đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự
5 Quan hệ pháp luật hình sự chỉ là quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và người phạm tội khi có một tội phạm được thực hiện
Nhận định: sai Giải thích: Quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ giữa nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội khi có một tội phạm được thực hiện chứ không phải chỉ là quan hệ xã hội giữa nhà nước và người phạm tội khi có một tội phạm thực hiện
Trang 511 BLHS Việt Nam chỉ có hiệu lực áp dụng đối với các hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam
Nhận định sai Giải thích: Theo Điều 5 và Điều 6 BLHS 2015 thì chỉ cần là người có quốc tịch Việt Nam và thực hiện hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam thì BLHS có hiệu lực áp dụng
12 Một tội phạm chỉ được coi là thực hiện ở Việt Nam nếu tội phạm đó bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam
Nhận định sai Giải thích: Căn cứ vào khoản 1 Điều 5 BLHS 2015 Một tội phạm được xem là thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam có thể trong các trường hợp: hành vi phạm tội bắt đầu ở Việt Nam và kết thúc ở Việt Nam, hành vi phạm tội được thực hiện tại nước ngoài nhưng hậu quả của tội phạm lại xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam và hành vi phạm tội được thực hiện tại Việt Nam nhưng hậu quả của hành vi phạm tội lại xảy ra ở nước ngoài
14 Nguyên tắc chi phối hiệu lực của BLHS đối với những hành vi phạm
tội ở ngoài nước CHXHCN Việt Nam (Điều 6 BLHS) chỉ là nguyên tắc quốc tịch chủ động
Nhận định sai Giải thích: Căn cứ theo khoản 2 điều 6 BLHS 2015 ngoài nguyên tắc quốc tịch chủ động còn có nguyên tắc quốc tịch thụ động
Trang 616 Một số điều luật của BLHS 2015 được áp dụng đối với hành vi phạm tội
đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu luật thi hành
Nhận định đúng
2017) Trong một số trường hợp đặc biệt khi quy định của BLHS 2015 có lợi hơn cho người phạm tội thì một số điều luật của BLHS này sẽ được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành vì những lý do nhân đạo khi đạo luật mới nhân đạo hơn đạo luật cũ (hiệu lực hồi tố)
Bài tập
Bài tập 1:
1 Quan hệ nào là quan hệ pháp luật hình sự? Tại sao?
Quan hệ pháp luật hình sự dựa theo tình huống trên là quan hệ phát sinh giữa một bên là tội phạm và một bên là Nhà nước, cụ thể là giữa A và Tòa án.Vì quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và người phạm tội khi tội phạm xảy ra
- A phải bồi thường cho B toàn bộ số tiền chi phí điều trị tại bệnh viện: đâylà quan hệ bồi thường thiệt hại trong quan hệ pháp luật dân sự
- A bị trường dạy nghề buộc thôi học vì có vi phạm nghiêm trọng quy chế của nhà trường: quan hệ kỷ luật
Trang 72 Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này
là gì?
Việc bị thương tích với tỷ lệ thương tật là 30% đã làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự, dựa trên tình tiết vụ án này là sự kiện A đánh B Vì khi có một hành vi phạm tội thì sẽ phát sinh sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự, mà hành vi phạm tội ở đây chính là việc A đánh B
3 A có thể nhờ người khác tham gia quan hệ pháp luật hình sự thay mình được không? Tại sao?
A không thể nhờ người khác tham gia quan hệ pháp luật hình sự thay mình Bởi vì, trong quan hệ pháp luật hình sự thì trách nhiệm hình sự là trách nhiệm giữa người phạm tội với Nhà nước Trong mối quan hệ này, với phương pháp quyền uy, nhà nước buộc người phạm tội phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi khi phạm tội
4 Quyền và nghĩa vụ pháp lý của A trong quan hệ pháp luật hình sự?
Quyền của A trong quan hệ pháp luật hình sự là được xét xử công bằng, bình đẳng và công khai, minh bạch Được kháng cáo nếu cáo trạng, xét xử không đúng so với thực tế về hành vi của mình Có quyền được biện hộ hoặc nhờ đại diện pháp luật biện hộ để bảo vệ lợi ích hợp pháp cho mình
Nghĩa vụ pháp lý của A trong trong quan hệ pháp luật hình sự là phải chịu trách nhiệm hình sự bởi hành vi phạm tội của mình với nhà nước
Bài tập 4: Xác định loại quy định của quy phạm pháp luật hình sự :
Trang 8+Điều 168 BLHS: Đây là quy định mô tả vì vừa nêu tên tội phạm vừa mô tả các dấu hiệu đặc trưng của tội phạm đó
+Điều 260 BLHS: Đây là quy định viện dẫn vì vừa nêu ra tội phạm và muốn xác định dấu hiệu pháp lý của tội phạm thì phải xem xét thêm các quy định khác của pháp luật (quy định về an toàn giao thông đường bộ)
Bài tập 6: 1 Hành vi phạm tội của Sổn T có được coi là thực hiện trên lãnh thổ
Việt Nam hay không? Tại sao?
Hành vi phạm tội của Sổn T được coi là thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 về hiệu lực của BLHS đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì hành vi phạm tội của anh Sổn T được bắt đầu từ khi anh nhận điện thoại của người đàn ông không quen biết tự giới thiệu là người Việt Nam (xảy ra ở Việt Nam) và hành vi Sổn T giao ma túy cho người đàn ông bị bắt tại tỉnh Sơn La, thuộc lãnh thổ Việt Nam
2 BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi phạm tội của
Sổn T không? Tại sao? Chỉ rõ căn cứ pháp lý?
BLHS có hiệu lực áp dụng đối với hành vi phạm tội của Sổn T Vì dù anh Sổn T có đi qua nước Lào để nhận ma túy từ anh K, nhưng anh Sổn T là người mang quốc tịch Việt Nam và hành vi mua bán trái phép chất ma túy của anh cũng được bắt đầu và kết thúc tại lãnh thổ Việt Nam, căn cứ theo khoản 1 Điều 5 và khoản 1 Điều 6 BLHS 2015
Trang 93 Giả sử, trong vụ án trên, cơ quan chức năng bắt được người đàn ông
Việt Nam (Có quốc tịch Việt Nam) thì BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với người này không? Tại sao?
BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với người Việt Nam, vì dựa theo khoản 1 Điều 5 và khoản 1 Điều 6 BLHS 2015 thì người này có quốc tịch là Việt Nam và hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam
Bài tập 8: Dựa vào quy định tại Điều 133 BLHS năm 1999 và Điều 168
BLHS 2015 về tội “cướp tài sản”
1 Điều luật nào quy định “hình phạt nặng hơn”? Tại sao?
Cả hai Điều 133 BLHS năm 1999 và Điều 168 BLHS 2015 đều nói về tội “cướp tài sản” tuy nhiên Điều 133 BLHS 1999 lại quy định “hình phạt nặng hơn” vì heo quy định tại khoản 4 Điều 133 BLHS năm t1999 thì tội "Cướp tài sản" có khung hình phạt cao nhất là tử hình, quy định “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình” Tuy nhiên, đến BLHS năm 2015 hình phạt tử hình đối với tội phạm này đã được bỏ, khung hình phạt cao nhất cũng là chung thân nếu gây hậu quả chết người, khoản 4 điều 168 quy định “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân.”
Trang 102 Điều luật nào được áp dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra trước ngày BLHS 2015 có hiệu lực nhưng sau thời gian đó mới đem ra xét
xử? Tại sao?
Điều 168 BLHS 2015 sẽ được áp dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra trước ngày BLHS 2015 có hiệu lực nhưng sau thời gian đó mới đem ra xét xử Khi xét xử hành vi phạm tội này là thời điểm BLHS 2015 có hiệu lực, nhưng căn cứ khoản 1 Điều 7 BLHS 2015 thì hành vi phạm tội này xảy ra trước khi BLHS 2015 có hiệu lực nên sẽ áp dụng BLHS 1999 trong quá trình xét xử Tuy nhiên, khung hình phạt trong BLHS 2015 lại nhẹ hơn khung hình phạt trong BLHS 1999, nên căn cứ khoản 3 Điều 7 BLHS 2015 thì sẽ áp dụng hình phạt theo BLHS 2015 để có lợi hơn đối với người phạm tội
Cơ sở pháp lý: Khoản 7 điều 3 BLHS 2015 Bài tập 19: A đã bắt đầu thực hiện hành vi X từ năm 2014 đến tháng
8/2018 Tháng 9/2018, hành vi của A bị phát hiện.Anh chị hãy xác định: BLHS nào được áp dụng đối với hành vi của A trong những trường hợp sau đây? Tại sao?
1 Đối với hành vi X, BLHS năm 1999 quy định là tội phạm nhưng BLHS
năm 2015 đã bỏ tội danh này
Mặc dù hành vi phạm tội của anh A được thực hiện trước ngày BLHS 2015 có hiệu lực Tuy nhiên trong BLHS 2015 thì hành vi của anh A đã được xóa bỏ tội danh đồng nghĩa với việc BLHS 2015 có lợi và nhân đạo hơn bộ luật cũ Căn cứ theo Khoản 3 Điều 7 BLHS 2015 áp dụng hiệu lực hồi tố thì BLHS 2015 được áp dụng trong trường hợp này
Trang 112 Đối với hành vi X, BLHS năm 1999 quy định là tội phạm với hình phạt
nhẹ hơn quy định của BLHS năm 2015
Thời điểm thực hiện tội phạm là từ năm 2014 đến tháng 8/2018 tức là vào thời điểm BLHS 2015 đang có hiệu lực theo khoản 3 Điều 7 BLHS 2015 Như vậy, thời điểm thực hiện tội phạm là tháng 8/2018 nên áp dụng BLHS 2015 vẫn được áp dụng đối với hành vi của A trong trường hợp trên