MỤC LỤC CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÉP GỈ I. VẤN ĐỀ GỈ SẮT THÉP TRONG XÂY DỰNG: 1. Đặt vấn đề : 2. Hiện tượng và phân loại và bản chất của gỉ thép: 3. Ảnh hưởng của gỉ thép đến tới chất lượng công trình xây dựng: II. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ GỈ THÉP: III. KẾT LUẬN: CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP THI CÔNG TẨY GỈ VÀ QUÉT SIKA BẢO VỆ SẮT THÉP I. BIỆN PHÁP TẨY GỈ SẮT THÉP BẰNG DUNG DỊCH B-05: 1. GIỚI THIỆU SẢN PHẨM : 2. DỤNG CỤ, THIẾT BỊ THI CÔNG: 3. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG: II. BIỆN PHÁP QUÉT SIKA BẢO VỆ SẮT THÉP BẰNG SIKAMONOTOP 610: 1. GIỚI THIỆU SẢN PHẨM : 2. DỤNG CỤ, THIẾT BỊ THI CÔNG: 3. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG: CHƯƠNG 3: AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG, PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ I- CÁC QUY CHUẨN AN TOÀN ÁP DỤNG: II- BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG: III. BIỆN PHÁP CHI TIẾT ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG 1. An toàn lao động trong công tác thi công điện và sử dụng điện: 3. An toàn lao động trong công tác sử dụng dụng cụ và máy: 4. Chống sét cho thiết bị thi công. 5. Phòng chông cháy nổ: 6. An toàn lao động trong công tác lắp dựng - tháo dỡ giàn giáo khi làm việc trên cao: IV- BIỆN PHÁPVỆ SINH MÔI TRƯỜNG VÀ CHỐNG ỒN. KẾT LUẬN
Trang 1THUYẾT MINH BIỆN PHÁP THI CÔNG
- Căn cứ vào năng lực thi công hiện có của Nhà thầu
Trang 2
2 Hiện tượng và phân loại và bản chất của gỉ thép: 4
3 Ảnh hưởng của gỉ thép đến tới chất lượng công trình xây dựng: 4
2 DỤNG CỤ, THIẾT BỊ THI CÔNG: 8
3 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG: 9
II BIỆN PHÁP QUÉT SIKA BẢO VỆ SẮT THÉP BẰNG SIKAMONOTOP 610: 10
1 GIỚI THIỆU SẢN PHẨM : 10
2 DỤNG CỤ, THIẾT BỊ THI CÔNG: 12
3 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG: 12
CHƯƠNG 3: AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG, PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ 15
I- CÁC QUY CHUẨN AN TOÀN ÁP DỤNG: 15
II- BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG: 15
III BIỆN PHÁP CHI TIẾT ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG 16
1 An toàn lao động trong công tác thi công điện và sử dụng điện: 16
3 An toàn lao động trong công tác sử dụng dụng cụ và máy: 17
4 Chống sét cho thiết bị thi công 17
5 Phòng chông cháy nổ: 17
6 An toàn lao động trong công tác lắp dựng - tháo dỡ giàn giáo khi làm việc trên cao: 18 IV- BIỆN PHÁPVỆ SINH MÔI TRƯỜNG VÀ CHỐNG ỒN 18
KẾT LUẬN 19
Trang 3CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÉP GỈ
I VẤN ĐỀ GỈ SẮT THÉP TRONG XÂY DỰNG: 1 Đặt vấn đề :
- Gỉ thép là hiện tượng phổ biến và thường gặp trong xây dựng Tại vị trí nào có thép thì hầu như đều xuất hiện gỉ đi kèm nếu không có các biện pháp bảo vệ thích hợp Hiện tượng gỉ thép thường gặp nhất đối với các loại thép trần, chỉ sau một thời gian ngắn tiếp xúc với môi trường bên ngoài đã có xuất hiện các vệt gỉ mầu vàng nhạt đến nâu làm giảm các tính năng cơ lý của thép, dẫn tới giảm chất lượng thép, nghiêm trọng hơn có thể gây ra các sự cố công trình
- Để tăng cường khả năng làm việc lâu dài của thép, trước khi sử dụng phải áp dụng các biện pháp làm sạch bề mặt Tuy nhiên trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, phần lớn thép nhanh chóng bị gỉ khi tiếp xúc với môi trường xung quanh Các giải pháp làm sạch gỉ thông thường tốn nhiều chi phí, thời gian đồng thời không đảm bảo khả năng bảo vệ thép lâu dài, có khả năng tiềm ẩn dẫn tới xuất hiện các sự cố do ăn mòn thép trong xây dựng
Trang 4- Do vậy việc nghiên cứu các các biện pháp kỹ thuật xử lý gỉ, bảo quản thép trong điều kiện Việt Nam là cần thiết và cấp bách góp phần hạn chế tối đa sự cố công trình, đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình đạt tuổi thọ theo thiết kế
2 Hiện tượng và phân loại và bản chất của gỉ thép:
- Gỉ là sản phẩm quá trình ăn mòn thép do tác dụng của các yếu tố tự nhiên như nước, oxy không khí với sắt Gỉ thép có thể phân thành nhiều loại theo nhiều phương pháp khác nhau tuỳ thuộc vào thành phần, tính chất của gỉ nhưng phương pháp phổ biến nhất là phân loại theo hình dạng của gỉ thép
- Độ gỉ của thép theo TCVN 8790:2011 được phân thành 4 cấp như sau: + Cấp A: Bề mặt thép đã chớm gỉ nhưng rất ít, tạo nên màu vàng nhạt trên mặt thép + Cấp B: Bề mặt thép đã bắt đầu bị gỉ đốm và xuất hiện gỉ móng, tạo nên màu vàng sẫm có vết đốm trên bề mặt thép
+ Cấp C: Bề mặt thép đã có vảy gỉ, có thể bong được, tạo nên vài vết lõm nhỏ có thể nhìn được bằng mắt thường
+ Cấp D: Bề mặt thép đã có nhiều vảy gỉ, xuất hiện nhiều vết lõm nhỏ có thể thấy được dễ dàng bằng mắt thường
3 Ảnh hưởng của gỉ thép đến tới chất lượng công trình xây dựng:
- Gỉ thép chưa xử lý có ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình xây dựng Đây cũng là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến sớm phá hủy kết cấu thép và bê tông cốt thép đặc biệt đối với các công trình xây dựng vùng biến
- Gỉ thép chưa xử lý còn làm suy giảm lực bám dính giữa thép với lớp phủ bảo vệ và gây ra ăn mòn điểm Điều đó dẫn tới mất khả năng bảo vệ của các lớp phủ bên ngoài
- Một số kết quả nghiên cứu cho thấy gỉ cốt thép nếu chưa được làm sạch hoàn toàn có ảnh hưởng lớn đến chất lượng bê tông cốt thép, chủ yếu ở hai yếu tố là giảm lực liên kết giữa thép với bê tông và tăng mức độ ăn mòn của thép trong bê tông theo thời gian
- Do vậy, dù với bất cứ dạng gỉ nào cũng có thể nhận thấy nếu không được xử lý triệt để hoàn toàn thì gỉ thép là nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm khả năng làm việc của kết cấu bê tông cốt thép, dẫn tới nguy cơ tiềm ẩn xẩy ra các sự cố công trình
Trang 5II CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ GỈ THÉP:
- Do gỉ thép có ảnh hưởng lớn đến chất lượng bê tông cốt thép nên các tiêu chuẩn về thi công, nghiệm thu thép trong xây dựng cũng đã đều có các quy định bắt buộc phải làm sạch gỉ thép trước khi đổ bê tông Bên cạnh đó các nhà khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề này, dưới đây là một số biện pháp làm sạch và xử lý gỉ thép được áp dụng trong xây dựng
Làm sạch gỉ bằng dòng điện dựa trên các phản ứng điện phân
Sử dụng các hóa chất có tham gia phản ứng hóa học với gỉ thép
Ưu điểm
- Làm sạch gỉ tốt; - Dụng cụ và thiết bị sử dụng đơn giản;
- Lao động phổ thông, không cần kỹ thuật cao
- Làm sạch gỉ tốt; - Có khả năng làm sạch gỉ ở các vị trí phức tạp
- Có khả năng làm sạch gỉ ở các vị trí phức tạp; - Dễ áp dụng cả trong xưởng lẫn ngoài công trường;
Tạo màng bảo vệ lâu dài
Nhược điểm
- Thép nhanh bị tái gỉ trở lại;
- Gây ô nhiễm môi trường; - Gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động
- Chỉ làm sạch được các kết cấu có kích thước nhỏ; - Khó áp dụng ngoài công trường;
- Thiết bị và máy móc phức tạp
- Chất lượng làm sạch gỉ phụ thuộc nhiều vào hóa chất sử dụng
- Trong thực tế, để đạt hiệu quả tối ưu thì tùy thuộc từng công đoạn, loại kết cấu mà người ta phối hợp các phương pháp làm sạch gỉ khác nhau nhằm đạt kết quả cao nhất
- Một số kết quả ứng dụng bước đầu cho thấy xử lý gỉ thép bằng chất biến đổi gỉ có hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao cần được phổ biến áp dụng rộng rãi nhằm nâng cao chất lượng, hạn chế sự cố công trình xây dựng
Trang 7CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP THI CÔNG TẨY GỈ VÀ QUÉT SIKA BẢO
VỆ SẮT THÉP
I BIỆN PHÁP TẨY GỈ SẮT THÉP BẰNG DUNG DỊCH B-05: 1 GIỚI THIỆU SẢN PHẨM :
1.1 Mô tả sản phẩm: B-05 là chất tẩy gỉ và bảo quản thép kim loại dạng dung dịch, được dùng để tẩy gỉ bề
mặt kim loại, đồng thời còn có tác dụng ức chế gỉ trở lại và bảo vệ bề mặt kim loại
1.2 Ứng dụng: B-05 ứng dụngtrong các công việc sau:
- Làm sạch bề mặt thép, kim loại và các sản phẩm từ thép nói chung; - Làm sạch dụng cụ thép kim loại như khuôn đúc mẫu bê tông, ván khuôn thép; - Tẩy gỉ bề mặt kim loại bị gỉ vàng, tẩy gỉ cốt thép xây dựng;
- Sản phẩm còn có tác dụng ức chế gỉ trở lại hay dùng để bảo quản thép mới
1.3 Tính năng kỹ thuật:
Sử dụng B-05 có rất nhiều tính năng như:
- Khả năng tẩy gỉ thép đến loại C theo phân loại trong TCVN 8790:2011; - Không gây ăn mòn và làm giảm tiết diện kim loại, cốt thép;
- Không ảnh hưởng tới lực bám dính giữa cốt thép và bê tông, giữa cốt thép và lớp sơn phủ;
- Không cần xử lý sau khi làm sạch;
Trang 8- Dễ dàng thi công
1.4 Đặc điểm và thời gian bảo quản:
- Trạng thái: Dạng lỏng; - Màu sắc: không màu; - Quy cách: Sản phẩm đựng trong can dung tích 5lít, 10lít, 20lít hoặc trong các phuy
200 lít; - Bảo quản: nơi khô ráo, thoáng mát; - Hạn sử dụng: 24 tháng
1.5 Thông số kỹ thuật sản phẩm: B-05 có đặc điểm thông số kỹ thuật như:
1 Đặc điểm sản phẩm - Dung dịch lỏng, không
màu Ngoại quan 2 Tỷ trọng g/ml 1,25 ± 0,05 ASTM D1475-20
4 Hàm lượng chất khô % 38 - 48 TCVN 8826:2011 5 Hàm lượng clorua (Cl ̄ ) % 1,0 TCVN 8826:2011
lần thì có thể tiếp tục tẩy gỉ hay làm sạch thêm từ 1-2 lần nữa, mỗi lần cách nhau 30 phút
20-(Ghi chú: Phân loại mức độ gỉ của thép theo cấp độ A, B, C được qui định trong TCVN 8790:2011)
2 DỤNG CỤ, THIẾT BỊ THI CÔNG:
- Chổi, cọ quét sơn, chậu, xô nhựa; - Bình xịt hóa chất (bằng nhựa); - Búa, bàn chải vệ sinh;
- Máy phun nước áp lực xịt rửa vệ sinh; - Găng tay, khẩu trang, kính và quần áo bảo hộ
Trang 93 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG: 3.1 Công tác chuẩn bị:
- Bề mặt cần làm sạch trước khi thi công, đảm bảo không dính dầu mỡ, nước cũng như các bụi bẩn rời trước khi sử dụng dung dịch B-05;
- Tháo dỡ, dọn dẹp, di dời, các chướng ngại vật (như: ván khuôn, dụng cụ thi công xây dựng khác, ) tạo mặt bằng thi công thông thoáng không gây cảng trở trong quá trình thi công;
- Thi công khi thời tiết thuận lợi tốt: nắng ráo, không mưa gió, không nước động bề mặt
3.2 Quy trình thi công:
Trường hợp thép xây dựng lưu trữ chưa sử dụng:
- Dùng vòi phun hoặc bình xịt dung dịch tẩy gỉ B-05 lên bề mặt thép cần xử lý gỉ sét
- Đối với những vật thể thép có kích thước nhỏ gọn thì ta có thể nhúng chúng vào trong dung dịch ngâm từ 15-30 phút tùy theo mức độ bẩn gỉ của bề mặt thép cần làm sạch
- Vệ sinh bê tông còn dính trên bề mặt sắt thép bằng các dụng cụ thuần túy: Búa, thanh sắt…và bằng biện pháp gõ vào bề mặt bị bám dính
Trang 10- Nếu là sắt thép thi công thừa cần phải để lên nơi cao ráo tránh nhiễm bẩn trở lại Nếu là sắt thép đã đan thành sàn, thành cột, dầm, thì cần tỉ mỉ trong khâu gỏ bê tông bám và lớp vảy gỉ sét
- Sau khi gõ vệ sinh sắt thép thì ta dùng máy vòi phun nước áp lực xịt rửa các bụi bẩn, lớp vảy gỉ sét, bê tông, cho sạch sẽ khu vực cần xử lý và tiến hành phun dung dịch B-05
b) Bước 2:
- Để cho bề mặt thép khô ráo hoàn toàn sau đó cũng tiến hành tương tự như phần tẩy gỉ thép chưa sử dụng, chỉ có điều khác biệt là sắt thép bị gỉ có lẫn cả bê tông, dị vật, Cần gõ mạnh làm rơi những mảng bám trên sắt để bước tiếp theo thi công chất tẩy gỉ B-05 Ta dùng chổi quét hoặc vòi phun, bình xịt dung dịch tẩy gỉ B-05 lên bề mặt sắt thép cần xử lý
- Các loại sắt thép đã qua sử dụng cần phải phun dung dịch tẩy gỉ B-05 vài ba lần, mỗi lần cách nhau 20-30 phút
- Xử lý dứt điểm từng công đoạn và từng nơi, từng vị trí khu vực Tránh hiện tượng làm ẩu gây ảnh hưởng đến chất lượng của hóa chất tẩy rỉ và chất lượng công trình
c) Bước 3:
Sau khi xử lý tẩy gỉ sét bằng dung dịch B-05 để cho lớp màng dung dịch khô sau 20-60 phút nếu thấy bề mặt thép vẫn còn vết gỉ sét thì nên phun bổ sung thêm lớp dung dịch B-05 là cần thiết (nếu cần)
3.3 An toàn trong thi công:
- Khi sử dụng sản phẩm cần sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động: Đeo kính, găng tay, khẩu trang, mặc quần áo bảo hộ để đảm bảo an toàn lao động
- Không đổ bỏ dung dịch B-05 vào nguồn nước - B-05 là dung dịch hóa chất, vì vậy cần hạn chế tối thiểu tiếp xúc trực tiếp với da Nếu sản phẩm rơi vào mắt cần rửa ngay bằng nước sạch và đến cơ sở y tế một cách nhanh nhất
II BIỆN PHÁP QUÉT SIKA BẢO VỆ SẮT THÉP BẰNG SIKAMONOTOP 610: 1 GIỚI THIỆU SẢN PHẨM :
1.1 Mô tả sản phẩm: SikaMonoTop®-610 là vật liệu một thành phần dựa trên nền xi măng và polymer cải
tiến có chứa silicafume, dùng làm tác nhân kết nối và lớp bảo vệ chống ăn mòn cốt thép
Trang 111.2 Ứng dụng: SikaMonoTop®-610 có nhiều ứng dụng hữu ích sau:
- Làm phẳng và trám bê tông: Sika MonoTop 610 dùng để làm phẳng và trám các bề mặt bê tông, đảm bảo chúng cứng cáp và bền bỉ
- Xử lý bê tông hư hại: Sản phẩm giúp sửa chữa mảng bê tông bị hư hại, tróc vỡ do cốt thép bị ăn mòn
- Bảo vệ cốt thép: MonoTop 610 không chỉ sửa chữa mà còn bảo vệ thép khỏi sự ăn mòn, gia tăng tuổi thọ của cốt thép
- Kháng dầu, nước thải, và hóa chất: Sika MonoTop 610 cung cấp khả năng kháng chống lại các yếu tố có hại như dầu, nước thải và hóa chất
1.3 Tính năng kỹ thuật:
Sử dụng SikaMonoTop®-610 có rất nhiều tính năng như:
- Kết dính tuyệt hảo với bê tông và thép - Dễ sử dụng với yêu cầu chỉ cần thêm nước sạch - Thi công nhanh chóng và dễ dàng
- Có khả năng thi công trên bề mặt khô hoặc ẩm - Chống xâm thực, thẩm thấu nước và clorua cao - Chứa chất ức chế ăn mòn
- Cường độ cơ học cao, đảm bảo độ bền lâu dài - Không độc
1.4 Đặc điểm sản phẩm và thời gian bảo quản:
- Trạng thái: Dạng bột; - Màu sắc: có màu xám; - Quy cách: 5kg/bao; - Bảo quản: Lưu trữ đúng cách trong bao bì nguyên vẹn chưa mở ở điều kiện khô ráo
và nhiệt độ từ +5°C đến +35°C Tránh ánh nắng trực tiếp, nhiệt độ và độ ẩm cao;
- Hạn sử dụng: Tối thiểu 6 tháng kể từ ngày sản xuất nếu lưu trữ đúng cách
1.5 Thông số kỹ thuật sản phẩm:
Trang 12B-05 có đặc điểm thông số kỹ thuật như:
1 Đặc điểm sản phẩm - Dạng bột, màu xám Ngoại quan 2 Khối lượng thể tích kg/l ~1,15
3 Cường độ nén, sau 28 ngày N/mm2 ≥ 45 ASTM C349/C109 4 Cường độ kéo khi uốn,
sau 28 ngày
N/mm2
≥ 4 ASTM C348
5 Cường độ bám dính, sau 28 ngày
- Tác nhân kết nối: 1,5 – 2,0 kg/m2 (phụ thuộc vào đặc trưng bề mặt); - Bảo vệ cốt thép: ~2,0 kg/ m2/lớp có chiều dày 1mm (cần phủ 2 lớp); - Thời gian thi công cho phép: ~30 phút ở +27oC/ độ ẩm tương đối 65%
2 DỤNG CỤ, THIẾT BỊ THI CÔNG:
- Chổi, cọ, lăn, chậu, thùng/xô nhựa; - Búa, bàn chải vệ sinh;
- Bình xịt phun; - Máy phun nước áp lực xịt rửa vệ sinh; - Máy khoan có cần trộn
- Găng tay, khẩu trang, kính và quần áo bảo hộ
3 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG: 3.1 Công tác chuẩn bị:
- Bề mặt thi công cần được làm sạch hoàn toàn Đảm bảo không còn bụi bẩn, dầu mỡ, sơn, sáp, hoặc các tạp chất khác;
- Loại bỏ các tạp chất, bụi xi măng, và mãng bám trên bề mặt bằng cách đục bỏ chúng;
- Các bề mặt kim loại sắt và thép cần phải không có vảy, gỉ sét - Bề mặt cần được bão hòa nước nhưng không để nước đọng lại trước khi thi công - Tránh thi công trong điều kiện quá nắng nóng hoặc mưa, gió lớn
3.2 Quy trình thi công:
Trang 13- Sử dụng máy khoan có cần trộn tốc độ chậm (khoảng 500 vòng/phút) để trộn hỗn hợp hoặc trộn tay cho những mẻ sửa chữa nhỏ
- Đổ lượng nước sạch đã định trước vào thùng/xô, chậu đã chuẩn bị từ trước
- Dùng từ từ đổ bột Sika MonoTop 610 vào và tiến hành khuấy trộn cho tới khi hỗn hợp trở nên đồng nhất và không còn vón cục Thời gian trộn tối thiểu là 3 phút
- Không thêm nước quá liều lượng khuyến cáo
b) Bước 2: Thi công
- Trước khi bắt đầu thi công, đảm bảo rằng hỗn hợp đã trộn đều và không còn vón cục
- Việc thi công Sika monotop 610 cho 2 trường hợp sau:
+ Đối với mục đích sử dụng như tác nhân kết nối:
Thi công với mục đích như tác nhân kết nối theo nguyên tắc ‘ướt trên ướt’ (thi công lớp sau khi lớp trước còn ướt)
Sau khi xử lý và vệ sinh cần cẩn thận làm ẩm bề mặt bê tông khoảng 2 giờ trước khi thi công Giữ bề mặt ướt và không để bị khô Bề mặt nên có màu tối mờ, không sáng bóng Các lỗ rỗng và hốc trên bề mặt không được chứa nước Sử dụng chổi sạch, cọ, cây lăn, quét một lớp phủ mỏng lấp đầy tất cả lỗ rỗng và lỗ, hốc
+ Đối với mục đích sử dụng như chất bảo vệ chống ăn mòn cốt thép:
Thi công với mục đích như chất bảo vệ chống ăn mòn cốt thép theo nguyên tác 'ướt trên khô’ (thi công lớp sau khi lớp trước đã khô)
Sử dụng chổi, cọ quét hoặc thiết bị phun phù hợp, để thi công lớp đầu tiên lên toàn bộ bề mặt bên ngoài của các thanh cốt thép với chiều dày khoảng 1mm Sau khi kiểm tra bằng móng tay lớp phủ đầu tiên khô cứng thì có thể thi công tiếp lớp thứ hai với chiều dày cũng khoảng 1mm Nếu sử dụng phương pháp phun, cần tránh phun quá mức lên bề mặt Chờ vật liệu khô hoàn toàn trước khi thi công các công việc tiếp theo