Luật đất đai hiện hành là luật đất đai năm 2013 được hoàn thiện theo hướng quy định cụ thể các quyền, nghĩa vụ của từng đối tượng sử dụng đất cơ quan, tổ chức nhà nước, tổ chức kinh tế,
Trang 1Trường Đại Học Văn Lang
Khoa Luật
Tên Đề Tài: Quá trình phát triển của ngành luật đất đaicó ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thị trường bấtđộng sản tại Việt Nam?
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 1Học phần:Luật Đất Đai Mã lớp: 222_71LAWS40212_01Giảng viên hướng dẫn:Nguyễn Ngọc Biện Thùy Hương
TP.HỒ CHÍ MINH,NĂM 2023
Trang 2Mục Lục
1 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH LUẬT ĐẤT ĐAI 2
2 Ảnh hưởng của Luật Đất Đai đến thị trường Bất Động Sản qua cácgiai đoạn từ năm 1987 cho đến nay 3
a Giai đoạn kể từ khi có Luật Đất Đai năm 1987 3
b Giai đoạn sau khi Luật Đất Đai năm 1993 ra đời 4
c Giai đoạn sau khi có Luật Đất Đai năm 2003 4
d Giai đoạn sau khi có Luật Đất Đai năm 2013 ra đời 4
3 Giai đoạn thị trường Bất Động Sản phát triển từ năm 2013 đến nay54. Quá trình phát triển của ngành bất động sản liên quan mật thiết đến Luật đất đai 7
1.QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH LUẬT ĐẤT ĐAILĩnh vực đất đai là một trong những lĩnh vực pháp luật vô cùng phức tạp và phát sinh nhiều vấn đề ở nước ta từ nhiều năm trở lại đây Quá trình pháp điển hóa các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai được Đảng, Nhà nước ta bắt đầu từ năm 1987 với sự ra đời của một văn bản quy phạm pháp luật được nâng tầm lên thành một ngành luật độc lập điều chỉnh lĩnh vực đất đai đầu tiên ở nước ta – Luật Đất đai năm 1987 Qua hơn 30 năm phát triển toàn diện cả về mặt chính trị - xã hội, kinh tế - giáo dục,… và vấn đề dân sinh ngày càng được cải thiện Tính đến nay, Nhà nước ta đã ban hành 04 văn bản quy phạm luật trong lĩnh vực đất đai, bao gồm: Luật Đất đai năm 1987; Luật Đấtđai năm 1993; Luật Đất đai năm 2003 và hiện hành là Luật Đất đai năm 2013
Trang 3Luật đất đai hiện hành là luật đất đai năm 2013 được hoàn thiện theo hướng quy định cụ thể các quyền, nghĩa vụ của từng đối tượng sử dụng đất (cơ quan, tổ chức nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hộ gia đình,cá nhân,…) phù hợp với các hình thức giao đất, thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất và quy định các điều kiện khi người sử dụng đất thực hiện các quyền của người sử dụng đất Sau khi đưa ra các quyền lợi chung của người sử dụng đất, là sự kế thừa và phát triển của các đạo luật đất đai cũ, pháp luật đất đai năm 2013 đặc biệt quan tâm, cụ thể hóa đồng thời mở rộng các quyền của người sử dụng đất trong vấnđề chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất.
Luật đất đai năm 2013 cũng không giới hạn mục đích thế chấp quyền sử dụng đất chỉ để vay vốn sản xuất kinh doanh như Luật Đất đai năm2003: Theo điểm g Khoản 01 Điều 179 Luật Đất đai năm 2013: “Thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật” Bên cạnh đó, luật đất đai năm 2013 bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; quyền của tổ chức kinh tế nhập góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; quyền tự đầu tư trên đất của hộ gia đình, cá nhân Pháp luật nước ta còn dành ra một điều luật 172 về Quyền lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất v.v… Ngoài ra, về điều kiện thực hiện các quyền của người sử dụng đất cũng được bổ sung để cụ thể hóa và làm rõ ràng hơn việc thực thi quyền của người sử dụng đất trong thực tế
2.Ảnh hưởng của Luật Đất Đai đến thị trường Bất Động Sản qua các giai đoạn từ năm 1987 cho đến nay
a Giai đoạn kể từ khi có Luật Đất Đai năm 1987Luật đất đai năm 1987 ra đời, đánh dấu một cột mốc quan trọng của hệ thống pháp luật về đất đai Luật đất đai đầu tiên của nước ta quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý Đồng thời, Nhà nướcgiao đất cho các nông trường, lâm trường, xí nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân để sử dụng ổn định, lâu dài
Trang 4tùy theo loại đất thông qua việc cấp giấy chứng nhận việc giao đất Tuy nhiên,Luật đất đai năm 1987 vẫn hạn chế việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thông qua quy định: “nghiêm cấm việc mua, bán, lấn chiếm đất đai, phát canhthu tô dưới mọi hình thức” => Kìm hãm sự phát triển mua, bán của thị trường bất động sản
b Giai đoạn sau khi Luật Đất Đai năm 1993 ra đờiNăm 1993, Luật đất đai tiếp tục được sửa đổi và ban hành đã tách quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai theo hướng khẳng định quyền sở hữu đất thuộc về toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, nhưng hộ gia đình vẫn được giao quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài và có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp và thừa kế quyền sử dụng đất, đó là quyền sở hữu quyền sử dụng đất Vấn đề hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ nông dân và thời hạn giao đất cũng được Luật đất đai năm 1993 quy định cụ thể Điều 44 Luật đất đai năm 1993 quy định: “Hạn mức đất nông nghiệp trồng cây hàng năm của mỗi hộ gia đình là không quá 3 ha do Chính phủ quy định cụ thể đối với từng địa phương Chế độ quản lý và sử dụng đối với phần đất mà các hộ gia đình sử dụng vượt quá hạn mức nói trên do Chính phủ quy định Hạn mức đất nông nghiệp trồng cây lâu năm và hạn mức đất trống, đồi núi trọc, đất khai hoang, lấn biển của mỗi hộ gia đình khai thác để sản xuất nông nghiệp, trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản do Chính phủ quy định.” Khung giá các loại đất đối với từng vừng và theo từng mốc thời gian được nhà nước quy định làm cơ sở để thu thuế giao đất, tính thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất và bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất.
c Giai đoạn sau khi có Luật Đất Đai năm 2003
Luật đất đai năm 2003 tiếp tục quy định chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai Việc quyết định những vấn đề có liên quan đến chiếm hữu, sử dụng và định đoạtđối với đất đai thuộc về toàn dân, những lợi ích chủ yếu thu từ đất đai phải đượcsử dụng phục vụ chung cho xã hội Theo pháp luật hiện hành, Nhà nước đại diệncho toàn dân để thực hiện quền sở hữu về đất đai; có quyền quyết định mục đíchsử dụng đất, hạn mức giao đất, thời hạn sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, định giá đất, quy định quyền vànghĩa vụ của người sử dụng đất; có quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất Luật Đất đai năm 2003 quy định thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất đều thuộc về chính quyền các địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã).
d Giai đoạn sau khi có Luật Đất Đai năm 2013 ra đời
Kể từ ngày 1/7/2014, Luật Đất đai năm 2013 chính thức có hiệu lực Luật Đất đai năm 2013 quy định rõ nguyên tắc định giá đất phải theo mục đích sử dụng
Trang 5đất hợp pháp tại thời điểm định giá, theo thời hạn sử dụng đất Bỏ việc công bố bảng giá đất vào ngày 1/1 hàng năm Bổ sung quy định về cơ quan xây dựng, cơquan thẩm định giá đất, vị trí của tư vấn giá đất trong việc xác định giá đất, thẩm định giá đất và việc thuê tư vấn để xác định giá đất cụ thể.
Theo Điều 86 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Luật Đất đai 2013bổ sung quy định về các trường hợp đăng ký lần đầu, đăng ký biến động, đăng ký đất đai trên mạng; Luật cũng quy định những trường hợp có thể cấp giấy chứng nhận ngay cả khi không có giấy tờ về quyền sử dụng đất.
Theo điều 4 Nghị định 44/2014/NĐ-CP, quy định về phương pháp định giá đất quy định rõ nguyên tắc định giá đất phải theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tạithời điểm định giá, theo thời hạn sử dụng đất
Ngoài ra thì theo Điều 4,5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP cũng sửa đổi một số quy định về thu tiền sử dụng đất
Về nguyên tắc định giá đất, Luật Đất đai (sửa đổi) đã quy định rõ việc định giáđất phải tuân theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá; theothời hạn sử dụng đất Luật Đất đai 2013 đã quy định chă Št ch‹ về điều kiê Šn đểđược Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.Luật cũng đưa chế tài mạnh về thu hồi đất mà không bồi thường đối với dự ánđã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng không đưa đất vào sử dụnghoă Šc châ Šm tiến đô Š sử dụng s‹ giúp lựa chọn được những nhà đầu tư có năng lựcđể triển khai dự án.
3 Giai đoạn thị trường Bất Động Sản phát triển từ năm 2013 đến nay
Năm 2014, Luật Nhà ở 2014 và Nghị định 99/2015/NĐ-CP ra đời.Ngày 17/05/2015 chính thức mở rộgn cơ hội cho người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam Giai đoạn này chứng kiến sự bùng nổ của phân khúc BĐS cao cấp và BĐS du lịch nghỉ dưỡng, tạo nên một diện mạo hoàn toàn mới cho các tỉnh thành có biển như Đà Nẵng,Thanh Hoá, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bà Rịa- Vũng Tàu… Trong giai đoạn này, thị trường xuất hiện nhiều loại hình bất động sản mới như: Officetel, condotel, shophouse, bất động sản công nghiệp…
Trang 6Đến năm 2018 xuất hiện các cơn sốt đất lan rộng ở nhiều khu vực trêncả nước Có thể kể đến như: Sốt ảo đất nền, đất nông nghiệp tại Vân Đồn, Phú Quốc
Năm 2019, kinh tế Việt Nam được đánh giá là; một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong khu vực Cơn sốt đất vẫn đang xảy ra ở nhiều địa phương như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng;… nhưng nhanh chóng rơi vào trầm lắng, sụt giảm cả nguồncung và lượng giao dịch Nguyên nhân chính do quỹ đất khu vực trung tâm ngày càng cạn kiệt; chính quyền rà soát và cho dừng CSC dự án vi phạm Cuối năm 2019, dịch bệnh Covid 19 bùng phát Do hội nhập sâu rộng, nên kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề
Năm 2020, do nguồn cung khan hiếm, thị trường BĐS mất cân đối cung-cầu, giao dịch đi ngang Tuy nhiên, nhờ có nhiều chính sách khơi thông thị trường; BĐS đã có sự phục hồi vào đầu năm 2021, đặc biệt là Quý I Hiện tượng sốt đất xảy ra từ Bắc vào Nam với mức tăngbình quân 30-100%, như; Hoà Bình tăng 102%, Thanh Hoá 76%, Ba Vì- Hà Nội 75%, Bắc Giang 37%, Kiên Giang 38%, Đà Nẵng 32%… Đặc biệt, một số địa bàn tăng kỷ lục 150-300% như đất dự án tại Việt Yên; Yên Dũng, Lục Nam (Bắc Giang), tăng gấp | 2-3 lần so với cuối năm 2020
Sở dĩ có sự tăng giá BĐS đột biến như vậy, ngoài việc khan hiếm nguồn cung kéo theo cơ sở hạ tầng gia tăng khiến giá đất tăng mạnh Khi dịch bệnh bùng phát, chuỗi cung ứng bị gián đoạn; Việt Nam được hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển sản xuất do Covid; Việt Nam cũng một nguyên nhân nữa phải kể đến do giá vật liệu xây dựng leo thang.Theo thống kê của Bộ Xây dựng, nửa đầu năm 2021; chỉ số giá xây dựng tăng gần 4% so với cùng kỳ năm 2020; do sự tăng giá của các loại vật liệu xây dựng: giá thép tăng 30-40%, giá nhựa đường tăng9-10%; giá xi măng tăng 3-5%… Đến quý IV, giá VLXD tiếp tục tăng5-20%
Năm 2021 cũng là năm nổi sóng của cổ phiếu bất động sản Trong giai đoạn giãn cách xã hội; môi trường lãi suất thấp, nên các nhà đầu
Trang 7tư tìm kênh đầu tư chứng khoán Số nhà đầu tư mở tài khoản mỗi tháng tăng kỷ lục, vượt ngưỡng 1500 điểm vào tháng 11 Mã cổ phiếuBĐS vô cùng thu hút các nhà đầu tư Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện hàng loạt những luật, bộ luật mới sửa đổi; bổ sung liên quan đến thị trường BĐS, như: Luật Đầu tư, Luật Kinh doanh BĐS, Luật Nhà ở; Luật bảo vệ môi trường, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp… kết hợp với Luật Xây dựng sửa đổi; đảm bảo sự đồng bộ của hệ thống pháp luật liên quan đến việc chấp thuận chủ trương đầu tư; chấp thuậnnhà đầu tư, công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở…
Năm 2022, khi mà dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát; Việt Nam chính thức mở cửa đón nhà đầu tư, s‹ thúc đẩy nền kinh tế phát triển Giai đoạn này, BĐS công nghiệp được coi là điểm sáng Tuy nhiên, những khu công nghiệp hiện hữu đều đã lấp đầy gần hết; phải mất ít nhất 2 năm để mở rộng nguồn cung
Như vậy; Việt Nam s‹ mất khá nhiều thời gian để cạnh tranh với các thị trường lân cận và thế giới Hơn nữa cơ sở hạ tầng kém chất lượng cũng là bài toán Việt Nam phải giải quyết Bất động sản nhà ở tuy giảm nguồn cung, nhưng vẫn có nhiều cơ hội phục hồi BĐS nghỉ dưỡng, văn phòng cho thuê s‹ có nhiều tiềm năng phát triển; nhưng chủ yếu thu hút khách trong nước là chính Chỉ khi nào các nước xungquang khống chế được dịch bệnh; mở rộng đường bay thì mới thu hút được nhiều khách đầu tư nước ngoài
4.Quá trình phát triển của ngành bất động sản liên quan mật thiết đến Luật đất đai.
Để hiểu sâu hơn về thị trường BĐS Việt Nam, chúng ta cùng nhìn lại toàn cảnh chặng đường phát triển của thị trường BĐS trong suốt 20 năm thăng trầm Theo nghiên cứu của các chuyên gia BĐS, thị trườngBĐS Việt Nam chính thức hình thành kể từ năm 1993, sau khi Quốc hội thông qua Luật đất đai đầu tiên và Pháp lệnh Nhà ở, xây dựng khuôn khổ pháp lý ban đầu cho thị trường về quyền sử dụg đất, quyềnsở hữu nhà ở
Tại đây, chúng tôi xin tóm lược các giai đoạn phát triển chủ yếu của thị trường BĐS Việt Nam:
Trang 8Lần thứ nhất là 1993 - 1994: đây là giai đoạn mở của thị trường bất pháp lệnh nhà ở,cho phép việc sử dụng đất.Đây là dấu hiệu chính cho việc cơn sốt bất động sản đầu tiên tại Việt Nam.
Luật Đất Đai năm 1993 ra đời cho phép việc chuyển nhượng quyền sửdụng đất dễ dàng hơn.Nhưng đến năm 1995 nhờ có sự can thiệp của chính phủ mà việc sốt đất dần hạ nhiệt và trở lại trạng thái cân bằng.GIAI ĐOẠN THỊ TRƯỜNG LAO DỐC: 1997-1999: Đây là giai đoạn nghị định số 18 và 87 về thuê đất (1994) nhằm ngăn chặn hiện tượng đầu cơ có hiệu lực Theo đó, Người sử dụng đất phải trả tiền hailần (tiền chuyển quyền sử dụng đất và tiền thuê đất) Chính vì thế đã tạo nên làn sóng nhà đầu tư bản thảo BĐS, cung vượt quá cầu và thị trường BĐS quay đầu lao dốc
Công thêm khủng hoảng tài chính- tiền tệ Châu Á (1997-1998) bắt nguồn từ Thái Lan xảy ra khi Việt Nam vừ mới mở cửa hội nhập đã có tác động mạnh m‹ đến nền kinh tế Việt Nam Một số dự án BĐS của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thất bại, góp phần làm cho thị trường suy thoái
Giai đoạn từ 2001 - 2002 : Chủ trương cho Việt kiều mua nhà và ban hành giá đất mới khiến giá nhà đất tăng mạnh và đạt đỉnh vào Quý 2/2001.Từ năm 2000 giá nhà đất bắt đầu có sự biến động mạnh và đạt đỉnh vào năm 2001.Lúc này giá bất động sản của Việt Nam được xếp vào " giá trị cao nhất thế giới ".Cơn sốt chủ yếu tập trung vào nhà mặttiền và đất dự án,đầu cơ gia tăng mạnh m‹ Giao dịch mua bán nhà đấtsôi động nhưng không có công trình hay nhà ở nào được xây dựng,đã thể hiện rõ là có sự " cung và cầu " ảo.Giai đoạn này thị trường có sự trầm lắng.Thị trường bất động sản suy yếu, giao dịch ngưng trệ,Luật Đất Đai 2003, Nghị định 181 chấm dứt tình trạng phân lô bán nền.Luật Đất đai 2003 và Nghị định 181 với quy định rõ dự án phải xây dựng nhà mới được bán,không được phân lô và bán.Thị trường bất động sản lúc này tê liệt và việc đầu cơ trữ đất lo lắng dần Năm 2005, bảng giá đất mới được điều chỉnh theo hướng sát với giá thực tếlàm cho chi phí đền bù giải tỏa lên cao khiến các dự án tiếp tục gặp khó khăn Lợi nhuận thu từ kinh doanh bất động sản giảm mạnh khiếndòng vốn chuyển sang thị trường chứng khoán
Trang 9GIAI ĐOẠN THỊ TRƯỜNG TRẦM LẮNG: 2003-2006: Tình trạng phân lô bán nền đã chấm dứt khi Luật Đất đai 2003 và Nghị định 181 ra đời Theo đó quy định:” Dự án phải xây dựng nhà xong mới được bán” đã tác động mạnh đến thị trường BĐS Thị trường đất nền gần như tê liệt, hoạt động đầu cơ lắng xuống.
Trong thời kỳ này, giao dịch BĐS ngưng trệ, tỷ lệ giao dịch thành công giảm mạnh, cụ thể: Năm 2003 giảm 28%, năm 2004 giảm 56% và năm 2005 giảm 78% Dòng vốn bắt đầu chảy sang thị trường chứng khoán
Bước sang năm 2005, bảng giá đất mới được điều chỉnh theo hướng sát với giá thực tế, giả đền bù đất tăng cao, vì thế càng làm cho các dựán gặp nhiều khó khăn, không thể triển khai
Giai đoạn từ 2007 - 2008 : giai đoạn này Việt Nam gia nhập WTO ( 2007) kinh tế có xu hướng phát triển.Giá nhà đất tăng cao từ 50-70%, thậm chí lên tới 100% Nhu cầu thị trường có sự chuyển đổi từ nhà mặt tiền, nhà phố sang căn hộ cao cấp và biệt thự.Ở giai đoạn nàythì kinh tế cả nước phát triển dẫn đến nhu cầu sử dụng và mua nhà đấtcũng tăng theo.Nên giai đoạn này là giai đoạn cực thịnh trong thị trường bất động sản Việt Nam
GIAI ĐOẠN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN SUY THOÁI NẶNG NỀ: 2009-2013: Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề, lạm phát và nợ xấu tăng nhanh, lãisuất vay ngân hàng rất cao lên đến 23-24%năm Chsinh phủ buộc phảithắt chặt tín dụng để kiểm soát bong bóng BĐS và kiềm chế lạm phát.Ngay lập tức, thị trường BĐS bị ảnh hưởng nghiêm trọng, giá BĐS giảm xuống nhanh chóng, trung bình 40-50% Cuối năm 2011, thị trường bất động sản đóng băng trên diện rộng Nhiều cá nhân, doanh nghiệp BĐS lao đao Tồn kho BĐS năm 2012 lên đến 100.000 tỷ đồng Nợ xấu của nhiều doanh nghiệp BĐS tăng vọt
Kể từ năm 2012, Nhà nước đã nỗ lực bàn hành nhiều chính sách và các gói kích cầu nền kinh tế nhằm thu hút đầu tư và tháo gỡ khó khăn cho thị trường
Giai đoạn từ 2014 - 2018 thì thị trường bất động sản có dấu hiệu phụchồi từ cuối năm 2013 và phát triển ổn định Năm2014, Luật kinh
Trang 10doanh bất động sản ra đời mở rộng cơ hội cho người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Trong năm 2018, thị trường xảy ra các đợt sốt đất lan rộng tại nhiều khu vực trên cả nước: sốt ảo gía đất nền, đất nông nghiệp tại Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc; giá đất tăng mạnh ở các quận vùng ven TP.HCM rồi lan rộng ra các tỉnh vùng ven như Đồng Nai, Bình Dương, và các tỉnh, thành miền Trung
2019 – Đến nay: Thị trường chững lại và đi ngang* Nguồn cung khan hiếm, số lượng giao dịch giảm* Đại dịch toàn cầu Covid-19 làm suy yếu hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản
Đầu 2019, sốt đất tiếp tục bùng phát ở nhiều địa phương: Đà Nẵng (huyện Hòa Vang), Quảng Nam, TP.HCM (Cần Giờ, quận 9), Hà Nội (Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh) Tuy nhiên các cơn sốt qua rất nhanh, thị trường tại các khu vực này nhanh chóng rơi vào trầm lắng.Năm 2019, ở góc nhìn toàn cảnh, thị trường bất động sản vẫn trong chu kì phục hồi, tăng trưởng nhưng có sự sụt giảm cả về nguồn cung và số lượng giao dịch Nguyên nhân do quỹ đất ở khu vực trung tâm ngày càng cạn kiệt; thủ tục pháp lí bị trì hoãn; chính quyền rà soát, tạm dừng toàn bộ các dự án sai phạm
Bước sang năm 2020, đại dịch toàn cầu Covid-19 tác động mạnh m‹ tới nền kinh tế và thị trường bất động sản Nguồn cung tiếp tục khan hiếm, giao dịch “lặng sóng”, giá đi ngang
Năm 2021 cũng là năm nổi sóng của cổ phiếu bất động sản Trong giai đoạn giãn cách xã hội; môi trường lãi suất thấp, nên các nhà đầu tư tìm kênh đầu tư chứng khoán Số nhà đầu tư mở tài khoản mỗi tháng tăng kỷ lục, vượt ngưỡng 1500 điểm vào tháng 11 Mã cổ phiếuBĐS vô cùng thu hút các nhà đầu tư
Năm 2022, khi mà dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát; Việt Nam chính thức mở cửa đón nhà đầu tư, s‹ thúc đẩy nền kinh tế phát triển