1.9 Cơ chế gãy của phục hình răng tháo lắp toàn hàm trên và đặc điểm ứng suất biến dạng tác động trên nền phục hình Phân tích ứng suất cho thấy mặt ngoài của nền hàm ở vị trí răng cửa gi
TỔNG QUAN
Tổng quan
Người cao tuổi là đối tượng cần chăm sóc đặc biệt của xã hội Chất lượng cuộc sống nâng cao đã giúp tăng tuổi thọ của nhiều nhóm dân số trên thế giới, trong đó có Việt Nam Điển hình, hơn 20 năm gần đây, số lượng dân số Mỹ tuổi từ 55 trở lên tăng từ 33,6 triệu lên gần 37 triệu người, với số lượng mất răng toàn bộ tăng từ 53,8 triệu đến nay là gần 60 triệu hàm [1] Ở Việt Nam, 26,82% người cao tuổi mất toàn bộ răng hàm trên và 24,27% người cao tuổi mất toàn bộ hàm dưới [2] Tuy có sự cải thiện về tình trạng mất răng ở người cao tuổi với tỉ lệ giảm 10% mỗi 10 năm, nhưng số lượng dân số tuổi trên 55 lại tăng 79% [1]; điều đó đồng nghĩa rằng điều trị phục hồi tình trạng mất răng toàn bộ cần phải có những bước tiến đáng kể để khắc phục những vấn đề còn tồn tại và nâng cao chất lượng điều trị cho nhóm dân số đặc biệt này Một trong những vấn đề đó là tình trạng gãy hàm giả, đặc biệt là gãy phục hình răng tháo lắp toàn hàm
Trong số các trường hợp đến sửa chữa phục hình tháo lắp sau giao hàm, có đến 58% là do gãy phục hình răng tháo lắp toàn hàm Trong những trường hợp gãy trên phần lớn là gãy do mỏi Vấn đề gãy hàm giả đã gây không ít phiền hà cho bệnh nhân, và việc sửa chữa hàm giả làm tổn thất chi phí, thời gian của cả bệnh nhân và bác sĩ Ngoài những trường hợp trên còn một trường hợp nữa dẫn đến gãy là do bệnh nhân sử dụng phục hình răng quá thời gian cho phép, có khi mang một hàm giả lỏng lẻo, gây tổn thương cho mô nâng đỡ, làm trầm trọng thêm tình trạng của bệnh nhân Đối với trường hợp này gãy răng là điều tốt vì nó thúc đẩy bệnh nhân thực hiện một phục hình răng mới tương hợp với tình trạng hiện tại của bệnh nhân
1.1 Trạng thái tải trọng phức tạp
Trên thực tế, phần lớn các giá trị độ bền mỏi của vật liệu chỉ được xác định qua các thí nghiệm được thực hiện trên các mẫu thử với tải trọng đơn trục, ví dụ như thí nghiệm chịu kéo, thí nghiệm chịu uốn, thí nghiệm chịu xoắn Các độ bền mỏi này không thể được dùng một cách đơn giản để đánh giá độ bền cấu trúc dưới
10 tác dụng của tải trọng phức tạp Các giá trị độ bền mỏi của mẫu thử thường lớn hơn giới hạn hư hỏng thực tế của cấu trúc Do đó người ta phải xác định một ứng suất tương đương trong cấu trúc để có thể so sánh và sử dụng các giá trị vật liệu đã có
Sự hư hỏng của cấu trúc xảy ra khi ứng suất tương đương đạt đến giới hạn bền mỏi của vật liệu Trong trường hợp tải trọng tĩnh, cấu trúc sẽ bị hư hỏng khi:
Trong trường hợp tải trọng động cấu trúc sẽ bị hư hỏng khi:
K: Giới hạn bền của vật liệu
K: R P 0,2 hoặc R m đối với trường hợp tải trọng tĩnh K: đối với trường hợp tải trọng động, trong đó là biên độ của độ bền được lấy từ đồ thị smith [4]
Hình 1.1: Sơ đồ các vật liệu khác nhau sử dụng trong nha khoa
Một phương pháp thử nghiệm thường được sử dụng trong nha khoa, vật liệu thử uống 3 điểm, khi ngoại lực đặt ở giữa thanh, ứng suất được tính bằng công thức sau
F: Là lực tác dụng L: Là chiều dài của thanh cần thử b: Là chiều rộng d: Là chiều dày
Hình 1.2: Dầm bị kéo nén
Khi vật liệu thử hình tròn thì ứng suất được tính theo công thức sau:
F: Là lực tác dụng D: Là đường kính T: là chiều dài
Hình 1.3: Trụ tròn bị kéo nén
Hình 1.4: Trụ tròn a) với vật liệu giòn và b) vật liệu dẻo
13 6 loại biểu đồ ứng suất và biến dạng với các tính chất vật liệu thường gặp trong nha khoa
Hình 1.5: Sáu loại biểu đồ ứng suất và biến dạng; a) cứng, bền, dễ uống; b) mềm, bền; c) cứng, dòn, bền; d) cứng, dòn, yếu; e) mềm, yếu, dòn; f) mềm đàn hồi
Các chi tiết chịu tải trọng biến đổi, lặp lại lâu dài sẽ bị phá hỏng khi chịu tải tỉnh bởi các ứng suất nhỏ hơn giới hạn bền mỏi của vật liệu Điều này có ý nghĩa to lớn trong các điều kiện chịu tải tuần hoàn (có tính chu kỳ) [6]
Hình 1.6: chu kỳ ứng suất
1.4 Các cơ tham gia vào quá trình nhai [20]
Nhai là quá trình tương tác của một số nhóm cơ, tạo nên quá trình lập đi lập lại với hơn hai mươi cơ bắp chịu trách nhiệm cho sự chuyển động này, được coi là tổng hợp của hai quá trình siết chặt và mài (nghiền) Trong mô phỏng các cơ phức tạp được đơn giản hóa bằng ba cơ chủ yếu
Hình 1.7: Ba cơ chính tham gia vào quá trình nhai
1.5 Các chu kỳ ứng suất
Các chu kỳ ứng suất chính như sau:
- Chu kỳ đối xứng biến đổi dấu - ứng suất lớn nhất và nhỏ nhất, ngược dấu, trị số như nhau (hình 1.6, a)
- Chu kỳ ứng suất bất đối xứng biến đổi dấu - ứng suất lớn nhất và ứng suất nhỏ nhất, ngược dấu, trị số khác nhau (1.6,b)
15 - Chu kỳ xung động – các ứng suất biến đổi từ không (0) đến cực đại, chu kỳ này còn gọi là chu kỳ từ không (0)
- Chu kỳ không đổi dấu - ứng suất lớn nhất và ứng suất nhỏ nhất có dấu như nhau
- Chu kỳ phức tạp – sự kết hợp các dạng khác nhau các chu kỳ vừa kể trên (hình1.6, c)
1.6 Các giai đoạn phát triển vết nứt do mỏi
Dự báo tuổi thọ mỏi của hệ thống hoặc một phần tử tạo nên hệ thống chịu các hiện tượng mỏi do tải trọng tác dụng có chu trình trước tiên phải xác định được một trạng thái giới hạn, việc chọn trạng thái giới hạn trong nhiều trường hợp gặp khó khăn vì nó phụ thuộc nhiều yếu tố, đối với bài toán mỏi, quá trình mỏi chia làm ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: Giai đoạn bắt đầu nứt, vết nứt đó được gọi là vết nứt vĩ mô
Ngược lại với vết nứt vĩ mô ta có vết nứt vi mô là vết nứt quanh các khuyết tật, ban đầu rất khó quan sát được, dưới tác dụng của tải trọng có chu trình vết nứt mở rộng lan truyền và trở thành vết nứt vĩ mô – giai đoạn bắt đầu nứt
Giai đoạn 2: là quá trình tổn thất mỏi do sự lan truyền chậm của một vết nứt vĩ mô Hiện tượng này chỉ xảy ra nếu vật liệu có tính dẻo Giai đoạn này cũng có ảnh hưởng quan trọng đến tuổi thọ mỏi
Giai đoạn 3: là thời gian lan truyền mạnh đột ngột các vết nứt dẫn đến phá hủy mỏi
Kết luận: Nhìn chung trong thực tế một phần tử của hệ thống thường không có các vết nứt vĩ mô trong quá trình sử dụng, nhưng nếu chi tiết hay phần tử chịu tác động có chu kỳ phát sinh ra các vết nứt vĩ mô ban đầu (giai đoạn 1) Để xác định tổn thất mỏi của hệ thống cần xác định thời gian ban đầu xảy ra vết nứt vĩ mô đầu tiên
1.7 Vấn đề gãy của phục hình răng tháo lắp toàn hàm
Phục hình răng tháo lắp toàn hàm là một điều trị phục hồi bằng khí cụ tháo lắp cho bệnh nhân mất răng toàn bộ Phục hình răng tháo lắp toàn hàm có thể được thực hiện theo phương pháp cổ điển là nâng đỡ hàm trên mô xương và niêm mạc, hoặc nâng đỡ trên implant Thuật ngữ Phục hình răng tháo lắp toàn hàm được sử dụng trong nghiên cứu này để chỉ phục hình nâng đỡ trên xương và niêm mạc
Phục hình răng tháo lắp toàn hàm thường gãy do yếu tố cơ học trong miệng hoặc do tai nạn làm rơi phục hình ra ngoài Hàm giả gãy trong miệng có thể do yếu tố sinh cơ học của mô nâng đỡ, do việc thiết kế phục hình sai, quá trình thực hiện phục hình không đúng hoặc do lựa chọn vật liệu phù hợp Bất cứ những yếu tố nào gây nên hiện tượng biến dạng của nền phục hình hay làm thay đổi sự phân bố lực sẽ dẫn đến việc gãy hàm giả [7]
1.8 Sự phân bố ứng suất không đồng đều (Sự ảnh hưởng của vết khắc, Notch)
Những tiết diện ngang bị thay đổi một cách đột ngột Nơi đây được gọi chung là những vết khắc Độ lớn và sự phân bố ứng suất trong các cấu trúc không những phụ thuộc vào ngoại lực tác dụng và những tiết diện ngang của cấu trúc mà còn phụ thuộc chính vào hình dáng của các vết khắc Những vết khắc là nguyên nhân chính gây ra sự phân bố ứng suất không đồng đều trong cấu trúc Người ta gọi đó là sự ảnh hưởng của vết khắc
CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ ĐỘ BỀN MỎI VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHỤC HÌNH RĂNG THÁO LẮP TOÀN HÀM …
Ứng dụng của cơ học phá hủy trong kỹ thuật
Hiện nay, rất nhiều hãng chế tạo trên thế giới như: máy bay, tàu thuyền, xe, cầu cống, cơ khí, y học …, đều dùng lý thuyết cơ học phá hủy để chế định tiêu chuẩn thiết kế kết cấu an toàn và phường pháp đánh giá Ứng dụng của cơ học phá hủy trong kỹ thuật ta thấy có thể chia ra một số mặt sau:
1 Dùng quan điểm cơ bản và chuẩn tắc độ bền phá hủy, để bổ sung cho lý thuyết độ bền truyền thống, chỉ đạo việc thiết kế kết cấu, tức là kết cấu thiết kế chẳng những thỏa mãn các yêu cầu của độ bền truyền thống, mà còn đồng thời thỏa mãn yêu cầu của cơ học phá hủy đặc biệt là tính năng chống phá hủy mỏi
2 Dùng lý thuyết cơ học phá hủy làm căn cứ, đưa ra yêu cầu, đặc biệt là đối với phương pháp và quá trình công nghệ chế tạo và kiểm tra kết cấu, đưa ra các quy trình tương ứng để vừa thỏa mãn yêu cầu ứng dụng vừa đạt hiệu quả kinh tế tương đối cao
3 Dùng cơ học phá hủy tiến hành phân tích sự cố phá hủy kết cấu, đưa ra giải
Pháp đề phòng và biện pháp giải quyết
4 Lấy việc nâng cao tính chống phá hủy của kết cấu làm mục đích, nghiên cứu
Nghiên cứu tạo ra vật liệu mới có tính năng chống phá hủy tốt
5 Xuất phát từ nguyên lý cơ bản của cơ học phá hủy, đề xuất phương pháp mới để ngăn nứt trong thiết kế và kiểm tra kết cấu Cơ học phá hủy đàn hồi chẳng những là cơ sở của toàn bộ hệ thống lý luận cơ học phá hủy, mà còn là nội dung phát triển hoàn thiện nhất trong hệ thống cơ học phá hủy Cơ học phá hủy đàn hồi là nền tảng của toàn bộ lý thuyết cơ học phá hủy Phương pháp phân tích chủ yếu của nó là dùng phương pháp cơ đàn hồi để tiến hành phân tích trường ứng suất tại đầu vết nứt và khu vực phụ cận Nội dung phân tích bao gồm: hình dạng, độ lớn, phương vị của vết nứt (hoặc khuyết tật giống vết nứt) và phân tích tính năng vật liệu có vết nứt.
Những khái niệm cơ bản về lý thuyết mỏi
Theo lý thuyết cơ học phá hủy ta nhận thấy lý thuyết mỏi là một phần của cơ học phá hủy chuyên nghiên cứu về ứng xử của vật liệu và chi tiết dưới tác động của ứng suất thay đổi theo thời gian có kể tới ảnh hưởng của hàng loạt các yếu tố, đồng thời nêu ra phương pháp tính toán và những giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao độ bền mỏi
Các nhà nghiên cứu đã chia lý thuyết mỏi thành hai nhánh nhỏ: mỏi ngắn hạn và mỏi dài hạn
Mỏi ngắn hạn là hiện tượng mỏi xảy ra khi số chu trình ứng suất nhỏ hơn hoặc bằng 10 5 Ngược lại mỏi dài hạn là hiện tượng mỏi xảy ra khi số chu trình ứng suất lớn hơn 10 5 a Hiện tượng mỏi (hay sự mỏi): Đó là quá trình tích lũy dần dần sự phá hủy trong
Bản thân vật liệu dưới tác động của ứng suất thay đổi theo thời gian Ứng suất thay đổi này làm xuất hiện các vết nứt mỏi, sau đó các vết nứt mỏi ấy phát triển và dẫn tới sự phá hủy vật liệu Sự phá hủy như vậy được gọi là sự phá hủy mỏi b Độ bền mỏi: Đó là tính chất của vật liệu chống lại quá trình phá hỏng vì mỏi c Độ bền lâu: Độ bền lâu (tuổi thọ) của vật liệu chi tiết là khoảng thời gian làm
36 Việc của chúng dưới tác động với một chế độ tải trọng và các yếu tố ảnh hưởng khác mà không bị phá hủy Độ bền lâu thường tính bằng giờ hoặc bằng số chu trình ứng suất Trong một số lĩnh vực chuyên ngành (ví dụ lĩnh vực đầu máy, toa xe, ôtô, máy kéo), độ bền lâu được tính bằng kilômét làm việc d Giới hạn mỏi: Giới hạn mỏi của vật liệu là một trong số những đặc trưng cơ học
Cũng như những đặc trưng cơ học khác, muốn xác định giới hạn mỏi của một loại vật liệu nào đấy, ở một điều kiện nào đấy phải tiến hành thí nghiệm theo một quy định chuẩn nhất định
Giới hạn mỏi của vật liệu ở một điều kiện nào đó là giá trị lớn nhất của ứng suất thay đổi theo thời gian ứng với một số chu trình ứng suất cơ sở mà mẫu chuẩn không bị phá hủy
Mỗi một loại vật liệu quy định số chu trình ứng suất cơ sở riêng Gọi N 0 10 7 đối với vật liệu kim loại nói chung và N 0 = 10 8 đối với các hợp kim nhẹ có độ bền cao
Tùy theo đặc trưng của chu trình ứng suất, giới hạn mỏi có thể được xác định ở chu trình ứng suất đối xứng, chu trình ứng suất mạch động hoặc ở chu trình ứng suất phi đối xứng e Đường cong mỏi: Đường cong mỏi là đường cong biểu diễn mối liên hệ giữa Các ứng suất thay đổi với số chu trình ứng suất tương ứng Ứng suất thay đổi có thể là ứng suất lớn nhất hoặc là biên độ ứng suất Đường cong mỏi cổ điển S = f(N) còn gọi là đường cong Veller (Wohler’s Curve)
2.4 Những chỉ tiêu phá hủy mỏi Để đánh giá quá trình phá hủy mỏi, các nhà nghiên cứu về phá hủy mỏi đưa ra những chỉ tiêu sau đây: a Chỉ tiêu về ứng suất và biến dạng [21]
Nếu gọi S là ứng suất, N số chu trình ứng suất tương ứng thì chỉ tiêu về ứng suất và biến dạng lần lượt là:
Hay F n = (dạng thức được sử dụng tại Anh và Mỹ) Trong đó: F n – độ bền mỏi ứng với n chu trình
S - ứng suất ứng với chu trình K n – số mũ đường cong mỏi Wohler
Và chỉ tiêu biến dạng: e p = C e Trong đó: e p – độ dãn dài tới hạn tại lúc phá hủy
N p – số chu trình ứng suất tại lúc phá hủy K bd – số mũ (~ 0,01 ÷ 10)
C e – hằng số b Chỉ tiêu về năng lượng
CE.Feltner và J.D.Marlow đưa ra chỉ tiêu này với nội dung sau: sự phá hủy mỏi bắt đầu xảy ra tại thời điểm khi mà tổng số năng lượng tản mác (quá trình này chỉ xảy ra một chiều) đạt tới giá trị đúng bằng công biến dạng riêng khi chất tải tĩnh
Các tác giả trên đã tính được giá trị số tới hạn của năng lượng tản mác trong vật liệu sau N chu trình ứng suất là:
= 2N∫ Số chu trình ứng suất (hay tuổi thọ) khi phá hủy N p được xác định từ phương trình: lg (
)lgN p trong đó: K 0 = lg * + n – hằng số tăng bền do biến dạng chu trình K – hằng số của vật liệu
Phát triển thuyết cân bằng năng lượng khi phá hủy, nhà nghiên cứu I.Ivanova đã khởi xướng thuyết cấu trúc – năng lượng và đưa ra chỉ tiêu phá hủy [18]]]:
38 Và √ Trong đó: N c – tuổi thọ ứng với ứng suất S c
C p – nhiệt dung riêng của kim loại ở nhiệt độ 20 0 C
T b – nhiệt độ sôi tuyệt đối; E – mô đun đàn hồi (Young’s Modulus); G – Mô đun trượt (Shear Modulus); L T = ẩm nhiệt sôi; – trọng lượng riêng; A – đương lượng cơ của nhiệt; m hằng số, giá trị trung hình: m – 8,5 kg/mm 2 c Chỉ tiêu về vết nứt mỏi Động học của quá trình phá hủy mỏi bao giờ cũng gồm có các giá trị đoạn xuất hiện, hình thành, phát sinh và phát triển vết nứt Vết nứt mỏi lan truyền với tốc độ nhất định và khi đạt được tốc độ truyền âm trong vật liệu thì sự phá hủy hoàn toàn thì xảy ra tức thời Gọi V là tốc độ lan truyền vết nứt, người ta đã xây dựng được quan hệ:
= f (S,F,C) Trong đó: S – trạng thái ứng suất
F – đặc trưng hình học của chi tiết C – điều kiện vật liệu và điều kiện làm việc vủa chi tiết
2.5 Bản chất sự phá hủy mỏi
Các công trình nghiên cứu về phá hủy mỏi đã cho thấy sự phá hủy mỏi là kết quả của các biến dạng dẻo và đàn hồi luân phiên nhau, lặp lại nhiều lần, phân bố không đều trên toàn bộ thể tích chi tiết do tính không đồng nhất vật liệu, những hư hỏng đầu tiên xuất hiện trong các vị khối định hướng không thuận lợi với tác động của tải trọng, chịu trước các ứng suất dư và bị yếu bởi các khuyết tật cục bộ Tích tụ dần dần tổng cộng lần lượt, những hư hỏng cục bộ bắt đầu sự phá hủy tổng quát đối với chi tiết [22]
Sự tỏa nhiệt phát sinh trong các vi khối bị biến dạng đóng vai trò to lớn trong các quá trình hư hỏng mỏi Do nhiệt độ tăng nên độ bền mỏi vật liệu trong các vi
39 khối giảm xuống, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành những sự trượt dẻo mới, mà đến lượt mình, lại tạo khả năng nâng cao nhiệt độ
Quá trình xuất hiện vết nứt mỏi gồm vài giai đoạn (hình 2.1) Các vết nứt phát sinh ở những giai đoạn đặt tải đầu tiên các ranh giới các khối tinh thể như là kết quả sự trượt dẻo của vài mặt phẳng tinh thể, song song với các tác động các ứng suất tiếp tuyến cực đại, nghĩa là hướng nghiêng một góc 45 0 với các ứng suất kéo (các ứng suất tám mặt) Tùy theo định hướng các mầm tinh thể, những sự trượt có thể diễn ra trong một mặt phẳng, đồng thời ở hai mặt phẳng (hình 2.1 III a, b) hoặc ở ba mặt phẳng (hình 2.1 III c) [22]
Hình 2.1: Sự định hướng các mầm tinh thể so với các lực tác động
I, II – thuận lợi; III – không thuận lợi
2.6 Độ bền vật liệu của kết cấu và các chỉ tiêu đánh giá
Đường cong S-N
Là đường cong biểu diễn các liên hệ thực nghiệm giữa biên độ và ứng suất (chỉ xét phạm vi biến động) và số chu trình ứng suất gây ra phá hủy
2.7.1 Đặc điểm thành phần xương của hệ thống nhai [24]
Có hai thành phần chính về xương tạo nên hệ thống nhai: sọ và xương hàm dưới
Sọ là phần cố định, gồm sọ não và sọ mặt Sọ mặt với 13 xương (trừ xương hàm dưới) tạo nên khối xương hàm trên liên quan nhiều đến chức năng nhai Các trụ xương hình thành những dầm
Xương hàm dưới là phần di động của hệ thống, mang và vận động cung răng dưới
Các cơ hàm
Ngoài tác dụng chính là đóng hàm, hai lớp của cơ cắn có khả năng tác động với mức độ khác nhau đối với việc mở miệng Tuy thuộc vào việc lớp nào tác động, hoàn toàn hay một phần lần lượt liên quan đến độ há, làm cho vận động há miệng là một động tác trơn tru
- Hai cơ chân bướm trong
Chức năng chính của cơ chân bướm trong là nâng và định vị hàm dưới trong vị trí sang bên Cơ hoạt động mạnh trong tác động đưa hàm thẳng ra trước nhưng kém hơn trong động tác há ra trước Trong động tác đưa hàm ra trước bên, cơ này hoạt động trội hơn cơ thái dương
- Hai cơ thái dương, đặc biệt phần trước của các cơ Về mặt chức năng, cơ thái dương có tác dụng như hai cơ, phần trước như một cơ nâng, phần sau tác động như một cơ lui sau khi một bên co Thông thường, phần trước của cơ co sớm hơn một chút so với các phần còn lại Nếu cả hai cơ tác động toàn bộ và từ các sợi cơ phía trước đến phía sau, hướng của lực kéo tổng hợp sẽ nâng hàm dưới một cách đều đặn.
Liên hệ giữa mặt nhai các răng trong tư thế lồng múi
Phân loại các liên hệ giữa thành phần chịu và thành phần hướng dẫn ở lồng múi tối đa, có thể mô tả bốn dạng sau đây:
- Liên hệ múi chịu – gờ bên: Gờ múi của múi chịu đặt vào khoang mặt bên của hai gờ bên răng đối diện
- Liên hệ múi chịu – trũng giữa: Múi chịu đặt vào trũng giữa răng đối diện, tạo thành ba điểm: Ở múi: trên gờ tam giác của múi, và trên các gờ múi gần xa
43 Ở trũng: trên ba sườn nghiêng tạo nên trũng Đối với răng cối lớn trên: hai sườn nghiêng nội phần của hai múi ngoài và nội phần của múi xa ngoài
- Liên hệ múi chịu – trũng tam giác: Múi chịu đặt và trũng tam giác, tạo thành hai hoặc ba điểm
- Liên hệ rìa cắn răng trước dưới – mặt trong răng trước trên: Rìa cắn răng cửa dưới (nhóm “múi chịu 2”) liên hệ với các chi tiết ở mặt trong răng trước trên:
Cingulum, gờ bên, các gờ men từ vùng cổ răng (thuộc các mặt hướng dẫn nhóm 2)
Hình 2.4: Sơ đồ minh họa sự liên hệ giữa thành phần chịu và thành phần hướng dẫn ở lồng múi tối đa a Liên hê rìa cắn răng trước dưới mặt trong răng trước trên b Liên hệ múi chịu gờ bên c Liên hệ múi chịu trũng giữa d Liên hệ múi chịu trũng tam giác
Đặc điểm tiếp xúc của nhóm múi chịu
- Các múi xa ngoài răng cối lớn dưới ăn khớp vào trũng giữa răng cùng tên hàm trên, tạo thành ba điểm tiếp xúc
- Các múi gần ngoài răng cối lớn dưới và múi ngoài răng cối nhỏ dưới ăn khớp với gờ bên gần của răng cùng tên và răng phía gần của răng cùng tên đó của hàm trên, tạo thành hai điểm tiếp xúc
2.10.2 Nhóm múi chịu 2 (các răng trước dưới)
- Răng nanh: gờ múi xa liên hệ với gờ bên gần của răng nanh trên, gờ múi gần liên hệ với gờ bên xa răng cửa bên hàm trên (hai điểm tiếp xúc)
- Răng cửa bên: liên hệ với gờ bên xa răng cửa giữa trên và với gờ bên gần răng cửa bên trên (hai điểm tiếp xúc)
- Răng cửa giữa: liên hệ với bên gần và giữa mặt trong răng cửa giữa trên (hai điểm tiếp xúc)
2.10.3 Nhóm múi chịu 3 (răng cối lớn và cối nhỏ trên)
- Các múi gần trong răng cối lớn trên ăn khớp với trũng giữa răng cùng tên hàm dưới, tạo thành ba điểm tiếp xúc
- Các múi trong răng cối nhỏ trên ăn khớp với trũng tam giác xa của răng cùng tên hàm dưới, tạo thành hai đến ba điểm tiếp xúc
- Các múi xa trong răng cối lớn trên (trừ răng cối lớn 3) ăn khớp với vùng gờ bên xa của răng cùng tên và gờ bên gần của răng ở phía xa của răng cùng tên đó của hàm dưới, tạo thành hai điểm tiếp xúc
Hình 2.5: Sơ đồ minh họa đặc điểm tiếp xúc của các nhóm múi chịu: a Nhóm múi chịu 1 b Nhóm múi chịu 2 c Nhóm múi chịu 3
Hoạt động chức năng
2.11.1 Nhai Động tác nhai thể hiện kiểu nhai hỗn hợp Ở các động vật ăn thịt chủ yếu là các động tác cắn và nghiến dọc; các động vật nhai lại, hầu hết là các động tác nghiến ngang; các động tác nghiến ngang; các động vật gặm nhấm, hàm dưới có động tác đưa tới lui Trên người, các động tác trên đều có thể được thực hiện và có sự phối hợp động tác, hình dạng của các răng cho phép hàm dưới vận động tiếp xúc theo nhiều hướng
Các tác giả phân tích sự nhai thành các giai đoạn khác nhau:
- Cắt/cắn - Nhai/Nghiền - Nuốt
- Cắt/cắn - Làm dập - Nhai/Nghiền Chúng ta sẽ phân tích sự nhai theo hai giai đoạn chính: Cắt/cắn và Nhai/Nghiền
Là chức năng cắt/cắn thức ăn thành từng miếng phù hợp về kích thước để chuẩn bị cho quá trình nhai nghiền Thông thường, khi cắt thức ăn, hàm dưới ở vị trí ra trước hoặc trước bên để các răng trước ở tư thế đối đầu Vị trí trước bên thường sử dụng khi thức ăn khá dai hoặc cứng Miếng thức ăn bị cắn đứt khi các răng chạm nhau hoặc khi hàm dưới đóng thêm nữa theo hướng lui sau
Do hình dáng và cấu trúc của hàm dưới, khoảng cách giữa các rìa cắn lớn hơn vùng răng sau ở cùng một độ há Sự khác biệt này phù hợp với đòi hỏi chức năng của việc cắt và nhai
Sau khi được cắt, miếng thức ăn nằm trên lưỡi và được đưa về sau để bắt đầu những cú nhai đầu tiên để làm dập thức ăn Thường diễn ra ở cả hai bên hàm Sau đó, thức ăn tiếp tục được nghiền nhỏ và trộn với miếng để có độ đặc thích hợp
Trên người trưởng thành có bộ răng bình thường, lực cắn giữa các răng thay đổi từ 50 đến 150 kg ở vùng răng cối lớn, lực này giảm dần ở vùng răng trước đạt khoảng 1/3 Những giới hạn về lực cắn giữa các răng phụ thuộc vào lực cơ và tính nhạy cảm của màng nha chu đối với sự đau Diện tích màng nha chu của các răng sau lớn hơn các răng cửa, vì vậy các răng cửa có ngưỡng đau thấp hơn
Hoạt động nhai ở mỗi người được lặp đi lặp lại có tính chu kỳ, mỗi chu kỳ gồm 3 giai đoạn: há, ngậm và ăn khớp
Trước đây, người ta cho rằng các tiếp xúc cắn khớp thường ít diễn ra trong quá trình nhai Gần đây với phương tiện nghiên cứu tốt hơn, người ta nhận thấy trừ một vài cú nhai đầu tiên, các tiếp xúc răng diễn ra khá đều đặn ở khớp cắn trung tâm cũng như ra trước và sang bên
Hình 2.6: Các tiếp xúc và các sườn hướng dẫn trong vận động sang bên ở bên làm việc; Hình ảnh lâm sàng cho thấy một số tiếp xúc bên làm việc
Trong quá trình nhai, có sự dịch chuyển nhẹ của các răng trong ổ răng Sự dịch chuyển này có tác dụng làm giảm nhẹ chấn động có hại đối với răng Dưới tác dụng của các lực theo chiều đứng hoặc chiều ngang, các răng dịch chuyển theo hai giai đoạn: giai đoạn đầu dịch chuyển nhanh khi lực tác dụng nhỏ và dịch chuyển chậm hơn khi lực tác dụng tăng lên, cuối cùng, ở một mức đủ để gây đau, sự dịch chuyển các răng không tiếp xúc diễn ra Người ta đã ghi nhận được lực mà tại đó kết thúc giai đoạn đầu dịch chuyển là từ 50 – 100g đối với lực theo chiều ngang từ 300 – 600g đối với lực theo chiều thẳng đứng
2.11.3.3 Thói quen nhai Động tác nhai diễn ra có thể ở một bên hoặc cả hai bên hàm Nhai hai bên tuần tự, xen kẽ nhiều hướng là tốt nhất cho sự làm dịu đối với toàn bộ cơ cấu nâng đỡ răng, cho sự ổn định cắn khớp và làm sạch răng Tuy vậy, nghiên cứu trên người hiện đại có bộ răng đầy đủ cho thấy có 10% nhai đồng thời hai bên, 12% nhai ở một bên (phải hoặc trái), đa số còn lại nhai tuần tự hai bên.
Hoạt động cận chức năng
Gồm 2 loại - Hoạt động cận chức năng có tiếp xúc răng - Hoạt động cận chức năng có tiếp xúc răng hoặc tiếp xúc gián tiếp
2.12.1.1 Hoạt động cận chức năng có tiếp xúc răng
- Cắn chặt răng (nghiến răng trung tâm) - Nghiến răng ra trước hay sang bên (nghiến răng lệch tâm) - Gõ nhẹ các răng với nhau
- Những tư thế hàm bị bắt buộc chịu lực mà trong đó các răng bị gài khớp
2.12.1.2 Hoạt động cận chức năng có tiếp xúc răng hoặc tiếp xúc gián tiếp
- Giữ hàm ở một vị trí cố định, hoặc đung đưa không tiếp xúc răng, nhưng không phải tư thế nghỉ
- Ngậm/cắn ống điếu, cắn móng tay, cắn bút - Mút ngón tay, mút môi, má … đặc biệt ở trẻ em Cận chức năng là một hiện tượng của hệ thần kinh trung ương và do đó khớp cắn là một mối quan tâm thứ phát Đặc điểm nổi bật của thói quen cận chức năng là sự tác động quá mức, kiểu, tần số và tính chất của thói quen cũng như khả năng thích ứng của mỗi người sẽ quyết định hậu quả cuối cùng là có dẫn đến phá hủy ở răng và nha chu.
Trường ăn khớp
Hình 2.7: Mài chỉnh sườn múi có liên quan trong sự trượt về khớp cắn trung tâm cũ
Các tiếp xúc ở vị trí tiếp xúc lùi sau thường tham gia hướng dẫn trượt trung tâm.
Phân loại nhóm múi chịu
Các múi chịu được phân ra làm ba nhóm, hai nhóm ở hàm dưới và một nhóm ở hàm trên
Nhóm 1: Gồm các múi ngoài răng cối nhỏ và răng cối lớn hàm dưới Các múi này ăn khớp vào vùng gờ bên hoặc trũng tam giác của răng đối diện, trừ các múi xa ngoài răng cối lớn hàm dưới ăn khớp với trũng giữa của răng đối diện Các điểm
49 chịu cắn khớp của nhóm này đóng vai trò quyết định đảm bảo cho sự ổn định cắn khớp ở tư thế lồng múi tối đa Ngoài phần chức năng các múi này trượt trên sườn hướng dẫn của múi hướng dẫn trong các vận động sang bên Đây là nhóm múi chịu quan trọng nhất
Hình 2.8: Múi chịu nhóm 1:Gồm các múi ngoài răng cối nhỏ răng cối lớn hàm dưới Nhóm 2: Gồm bờ cắn của các răng cửa và răng nanh dưới, giữ vai trò chính trong chức năng hướng dẫn ra trước và trước bên
Hình 2.9: Múi chịu nhóm 2: Gồm bờ cắn của các răng cửa và răng nanh dưới Nhóm 3: Gồm các múi trong của răng cối nhỏ và răng cối lớn hàm trên Các múi gần trong của các răng cối lớn trên ăn khớp vào trũng giữa của răng đối diện, các múi khác vào vùng gờ bên hoặc trũng tam giác răng đối diện
Hình 2.10: Múi chịu nhóm 3: Gồm các múi trong của răng cối nhỏ và răng cối lớn hàm trên
Riêng sự tiếp khớp của các múi trong răng cối nhỏ trên với các răng dưới ở khớp cắn loại I Angle có thể có ba cách:
- Các múi trong răng cối nhỏ trên không tiếp xúc với bản nhai răng đối diện
- Các múi trong răng cối nhỏ trên tiếp xúc với trũng tam giác xa của răng cối nhỏ dưới, đây là trường hợp thường gặp nhất
- Múi trong răng cối nhỏ 2 trên tiếp xúc với vùng gờ bên của răng cối nhỏ 2 và răng cối lớn 1 dưới
Như vậy, ở vùng răng cối nhỏ, sự ổn định cắn khớp được quyết định bởi các múi chịu của răng dưới (nhóm 1)
Các múi chịu nhóm 3 đóng vai trò chính hướng dẫn vận động lui sau của hàm dưới (thường diễn ra trong động tác nuốt) và cũng góp phần ổn định cắn khớp ở tư thế lồng múi tối đa
Trong trường hợp lý tưởng, sự tiếp xúc của các múi chịu với các răng đối diện là những tiếp xúc điểm, diễn ra đồng thời và cùng cường độ trên toàn bộ cung răng
Hình 2.11: Ba cách tiếp khớp của các múi trong răng cối nhỏ trên với các răng dưới ở khớp cắn loại I Angle a Các múi trong răng cối nhỏ trên không tiếp xúc với răng dưới b Các múi trong răng cối nhỏ trên tiếp xúc với trũng tam giác xa của răng cối nhỏ dưới c Các múi trong răng cối nhỏ trên tiếp xúc với vùng gờ bên của các răng dưới
Hình 2.12: Các điểm chịu, chặn cắn khớp lý tưởng ở lồng múi tối đa
2.15 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng gãy của phục hình răng tháo lắp toàn hàm
2.15.1 Sự khít sát của nền phục hình
Phục hình kém khít sát là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng gãy của phục hình răng tháo lắp toàn hàm, hàm trên 40% [25]
Phục hình không khít sát sẽ bị bẻ cong trong miệng ở khu vực đường giữa và lân cận đường giữa trong quá trình thực hiện chức năng Hàm giả dịch chuyển trong quá trình nhai sẽ tạo ra lực nhỏ lặp đị lặp lại có tính chu kỳ, dẫn đến hiện tượng phục hình gãy do mỏi [25]
2.15.2 Khớp cắn của phục hình răng tháo lắp toàn hàm
Khớp cắn không thăng bằng là nguyên nhân thứ hai gây gãy phục hình răng tháo lắp toàn hàm, hàm trên chiếm 17% các trường hợp Trong số đó, 14% phục hình bị gãy do chịu lực quá mạnh và không thăng bằng do có hàm đối diện là răng tự nhiên [25], [26], đặc biệt khi hàm dưới có các răng trồi, răng nghiêng
2.15.3 Bề dày của nền phục hình
Nghiên cứu hình dạng khẩu cái của Sharry [27] cho thấy nền phục hình khít sát tốt, mỏng khoảng 1,5 mm không ảnh hường đáng kể đến việc phát âm Tuy nhiên, nếu tăng độ dày lên khoảng 2,5 mm sẽ làm phát âm kém rõ và ảnh hưởng đến sự thoải mái của bệnh nhân Ngược lại, nền phục hình có độ dày ít hơn 2 mm có khuynh hướng dễ gãy hơn (Farmer, [28]) Như vậy có thể thấy độ dày 2 mm là thích hợp nhất
Ngoài yếu tố bề dày, sự khiếm khuyết trong nền phục hình cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây gãy hàm giả [11] Các khiếm khuyết đó có thể là bọt, xốp, các vật thể lạ vùi vào nền phục hình, vết trầy xước sâu Các yếu tố này chiếm tỉ lệ 16% các hàm giả bị gãy [25] Smith [8] kết luận rằng những góc chuyển tiếp nhọn của bờ hàm, bọt xốp, vật thể vùi hay vết trầy sâu trên nền hàm giả sẽ làm tăng thêm lực tác động và gây ra hiện tượng gãy Tuy nhiên, sự gãy của phục hình răng
53 tháo lắp toàn hàm là kết quả của sự khởi nguồn và lan truyền vết nứt gãy, và đòi hỏi sự hiện diện của điểm lực tác động mạnh ban đầu [7], [25]
2.15.4 Vị trí của các răng sau
Vùng khẩu cái trước của phục hình răng tháo lắp toàn hàm, hàm trên chịu ứng suất căng, bật kể vị trí lên răng sau so với đỉnh sống hàm và mức độ tải lực Độ lớn của ứng suất càng tăng lên khi lực tải tăng Khi răng sau sắp ra ngoài sườn má của sống hàm thì có chuyển động xoay của nền phục hình quanh đỉnh sống hàm, gây ra hiện tượng gia tăng ứng suất căng trên vùng khẩu cái trước, tăng nguy cơ gãy cho hàm giả toàn phần [14], [15] Để giảm tỉ lệ gãy của phục hình răng tháo lắp toàn hàm, cần chú ý chi tiết để có thể đạt được độ giữ dính và ổn định tối đa cho phục hình, khớp cắn thăng bằng và lực đồng đều Ngoài ra, có thể sử dụng các polymer chịu lực cao hơn (high-impact resin), và chú ý kỹ thuật thực hiện tốt để giảm thiểu các khiếm khuyết bề mặt vật liệu cũng như thể vùi trong nền hàm giả Bên cạnh đó, cần chú ý nền phục hình phải đủ độ dày và khít sát
Có thể đặt thêm các dây, lưới hay bản kim loại để gia cố cho nên hàm giả, giúp gia tăng khả năng kháng lực Gia cố nền nhựa với các sợi thủy tinh ở thể lưới cũng là một cách giúp gia tăng khả năng kháng lực Gia cố nền nhựa với các sợi thủy tinh ở thể lưới cũng là một cách giúp gia tăng đặc tính cơ học cho nhựa PMMA – loại vật liệu sử dụng làm nền phục hình răng tháo lắp toàn hàm
2.16 Biên độ của vận đông há miệng
Những chức năng khác nhau của hàm dưới chỉ biểu hiện qua vận động Mất răng không làm mất những chức năng chủ yếu nhưng làm rối loạn trầm trọng những cơ quan mà răng đã từng hoạt động với chúng Sự mất hướng dẫn khớp cắn này bằng một phục hình hàm đòi hỏi có một sự thích nghi cơ thần kinh Do mất các cảm thu quan nha chu, các cảm thụ quan tại các gân cơ và bao khớp sẽ thay thế các cơ quan biến mất Tuổi càng cao các hoạt động cơ càng giảm Kết quả là tạo nhiều sức căng tại các khớp thái dương hàm, các khớp này bị căng mạnh và thường xuyên Từ vị trí
Quỹ đạo hàm dưới
Mặc dù có một số rối loạn, bệnh nhân mất răng toàn bộ có mang hàm có động học hàm dưới “bình thương” Tuy nhiên, ở người mất răng không mang hàm, mô của khớp bị phá hủy, dần dần gây nên sự thoái hóa mọi thành phần khớp và sự không phối hợp các các bề mặt trượt [29] Khi ấy, động học hàm dưới có thể bị thay đổi rất nhiều và có thể kèm theo đau và hạn chế cử động [29] Vì vậy, hàm dưới vận động dễ dàng là một biểu thị rất tốt về tình trạng lành mạnh của khớp thái dương hàm và các cơ điều khiển Đường vẽ thẳng trong mặt phẳng dọc giữa biểu hiện chức năng bình thường Đường vẽ hình lưỡi lê hay lệch sang bên biểu hiện sự bất đối xứng hay sự thiếu đồng bộ trong vận động ra trước của lồi cầu hay hơn thế nữa là sự giãn khớp dễ gây bị bán trật khớp đĩa khớp [29]
Hình 2.13: Khám sự há miệng [29]
A: đường há thẳng B: đường há hình lưỡi lê C: đường ngậm hình lưỡi lê D: vận động thất thường
Khám trong miệng
Xương hàm trên và hàm dưới có những thay đổi do những biến đổi sinh học Sau khi mất răng, xương ổ tiêu, được biểu hiện bằng sự giảm chiều cao và thể tích của mấu xương ổ Sau khi nhổ răng có một giai đoạn ổn định lâu dài Sự ổn định này chỉ có được sau 7 năm ở hàm dưới và 4 năm ở hàm trên Sự tiêu xương hàm dưới nhiều hơn hàm trên 4 lần và xương ở hàm dưới mất nhiều thời gian hơn để ổn định
Tỉ lệ tiêu xương ở ổ răng tuy thuộc nhiều vào yêu tố như tình trạng viêm
Sự tiêu xương hướng tâm có khuynh hướng làm giảm đường kính cung hàm Đường kính cung hàm tạo nên vùng nâng đỡ chính Kích thước của 1 cung hàm quá nhỏ so với cung hàm còn lại là yếu tố bất lợi cho sự vững ổn của phục hình trong khi nhai
2.19 Giải phẫu định khu của hàm trên
Khám kích thước và hình thể cung hàm, độ chắc, chiều cao và hình thể sống hàm, vòm khẩu, lòi củ, rãnh chân bướm-hàm, ranh giới màn hầu-khẩu cái, hành lang
Sự tiêu xương hướng tâm có khuynh hướng làm giảm đường kính cung hàm Đường kính cung hàm tạo nên vùng nâng đỡ chính Kích thước của 1 cung hàm quá nhỏ so với cung hàm còn lại là yếu tố bất lợi cho sự vững ổn của phục hình trong khi nhai
Cung hàm có thể vuông, tam giác, bầu dục Hình thể cung hàm phản ảnh cung răng giả tương lai Sẽ thiếu sự nâng đỡ ở vùng răng nanh nếu cung hình tam giác
2.20 Độ chắc của sống hàm
Sống hàm rắn chắc, khi được tạo bởi xơ-niêm với độ dày trung bình bám chắc vào xương, rất tốt cho sự nâng đỡ Mang những phục hình kém khít sát có thể làm cho xơ-niêm phát triển và biến dạng, tạo nên “sống hàm phập phều” ít thuận lợi cho
56 sự nâng đỡ Đôi khi, cần phẫu thuật tiền phục hình đế sữa chữa nhằm giúp cải thiện sự vững ổn và nâng đỡ cho phục hình
Chiều cao sống hàm ảnh hưởng đến sự vững ổn và lưu giữ của phục hình tương lai Sống hàm phẳng dĩ nhiên bất lợi Ngược lại, những sống hàm rất cao có thể cho sự vững ổn tốt và đảm bảo sự lưu giữ hữu hiệu nhưng gây nhiều khó khăn khi lên răng
2.22 Giải phẫu định hình khu hàm dưới 2.22.1 Kích thước cung hàm
So với cung răng thật, cung hàm dưới mất răng thay đổi theo hướng rộng ra Có khuynh hướng bất hài hòa giữa tiêu xương ly tâm ở hàm dưới và hướng tâm ở hàm trên, khuynh hướng này làm độ nghiêng của trục liên sống hàm tăng thêm trong vùng răng sau
Hình thể cung hàm dưới ít bị thay đổi như cung hàm trên
2.22.3 Độ chắc của sống hàm
Giống như hàm trên sự nâng đỡ sẽ tốt nhất nếu sống hàm rắn chắc và được tạo bởi xơ-niêm dầy trung bình bám chắc vào xương Khi phục hình kém khít khao, có thể gây ra “sống hàm phập phều” ít thuận lợi cho sự nâng đỡ Phẫu thuật tiền phục hình sửa chữa đôi khi có thể cải thiện nền tựa của phục hình
2.22.4 Chiều cao và hình thể sống hàm
Sống hàm rất thường bị tiêu và có hình thể thay đổi: ít khi nào to lớn, thậm chí sống hàm có thể bị tiêu hết và lõm (sống hàm âm) Niêm mạc khít sát với dạng ngoài xương, co lại và tiêu thành sợi xơ mỏng bám vào đỉnh sống hàm [29] Sống hàm thường thấp, nên mất máng hành lang và rãnh xương ổ-lưỡi Niêm mạc má và
57 tuyến dưới lưới khi ấy bao phủ sống hàm phẳng này, không tốt cho sự vững ổn của phục hình Trong vài trường hợp tiêu xương quá nhiều, lỗ cằm và thần kinh cằm chui ra từ lỗ cằm nằm trên bề mặt nâng đỡ, gây đau khi nhai
2.22.5 Hàng lang Độ sâu hành lang tùy vào chiều cao sống hàm Sống hàm tiêu nhiều thường làm mất đi hành lang
Do thể tích và sự di động, nói chung lưỡi góp phần làm phục hình mất vững ổn Ở bệnh nhân mất răng toàn bộ đã lâu, không mang hàm, lưỡi tràn ra, có thể nên to vì góp phần tích cực cho sự nhai: do đó khó giữ lưỡi trong khung phục hình Vị trí theo thói quen của lưỡi, tràn ra hay co lại, có ảnh hưởng trên sự lưu giữ của phục hình hàm dưới: vị trí co lại làm mất công dụng của “vành khít dưới lưỡi”
Là yếu tố quan trọng cho sự lưu giữ và dễ chịu khi mang phục hình Đôi khi một số người tiết nhiều nước miếng lúc bắt đầu mang phục hình, đó là do các tuyến niêm mạc khẩu cái bị kích thích bởi sự hiện diện của phục hình, tiết ra chất nhầy tích tụ bên dưới bản nền khẩu cái và ảnh hưởng đến sự lưu giữ Hiện tượng này thường tạm thời và sẽ tự nhiên cải thiện về sau Thiếu nước miếng thì bất lợi hơn
Dư hậu của phục hình không thuận lợi vì khó chịu, kém lưu giữ, niêm mạc đau, vệ sinh khó, hiện tượng nhiễm trùng
Tất cả những cấu trúc giải phẫu trên đều có ảnh hưởng đến sự hiệu quả của phục hình Hiệu quả của phục hình phụ thuộc vào ba yêu cầu cơ học căn bản liên quan trực tiếp đến chất lượng của dấu, đó là:
- Sự nâng đỡ, có liên quan trực tiếp đến diện tích bề mặt tiếp xúc với phục hình (sự nâng đỡ định lượng) và những yếu tố giải phẫu thuận lợi bao gồm những triền dọc giữ vững (sự nâng đỡ định tính)
Lưỡi
Do thể tích và sự di động, nói chung lưỡi góp phần làm phục hình mất vững ổn Ở bệnh nhân mất răng toàn bộ đã lâu, không mang hàm, lưỡi tràn ra, có thể nên to vì góp phần tích cực cho sự nhai: do đó khó giữ lưỡi trong khung phục hình Vị trí theo thói quen của lưỡi, tràn ra hay co lại, có ảnh hưởng trên sự lưu giữ của phục hình hàm dưới: vị trí co lại làm mất công dụng của “vành khít dưới lưỡi”.
Nước miếng
Là yếu tố quan trọng cho sự lưu giữ và dễ chịu khi mang phục hình Đôi khi một số người tiết nhiều nước miếng lúc bắt đầu mang phục hình, đó là do các tuyến niêm mạc khẩu cái bị kích thích bởi sự hiện diện của phục hình, tiết ra chất nhầy tích tụ bên dưới bản nền khẩu cái và ảnh hưởng đến sự lưu giữ Hiện tượng này thường tạm thời và sẽ tự nhiên cải thiện về sau Thiếu nước miếng thì bất lợi hơn
Dư hậu của phục hình không thuận lợi vì khó chịu, kém lưu giữ, niêm mạc đau, vệ sinh khó, hiện tượng nhiễm trùng
Tất cả những cấu trúc giải phẫu trên đều có ảnh hưởng đến sự hiệu quả của phục hình Hiệu quả của phục hình phụ thuộc vào ba yêu cầu cơ học căn bản liên quan trực tiếp đến chất lượng của dấu, đó là:
- Sự nâng đỡ, có liên quan trực tiếp đến diện tích bề mặt tiếp xúc với phục hình (sự nâng đỡ định lượng) và những yếu tố giải phẫu thuận lợi bao gồm những triền dọc giữ vững (sự nâng đỡ định tính)
58 - Sự lưu giữ phụ thuộc vào chất lượng của vành khít và vành khít dưới lưỡi ghi được khi lấy dấu lần hai, sự lưu giữ cũng tuy thuộc vào sự khít sát Sự khít sát ấn định độ mỏng của lớp nước miếng
- Sự vững ổn tùy vào thể tích của nền phục hình có phù hợp vơi sự di động của các cơ quan cận phục hình, liên quan với việc lên răng và những bề mặt láng giữ vững thích hợp.
Dấu sơ khởi
Để giảm ứng suất tác dụng lên hàm lấy dấu sơ khơi một cách chính xác là bước quan trọng
Dù là sơ khởi, dấu phải bao gồm mọi ranh giới của phục hình tương lai và tuyệt đối không nên cho là có thể cải thiện dấu vào lúc lấy dấu lần hai Nếu biết một lỗi sẽ không đảm bảo thành công như ý muốn, thà lấy dấu sơ khởi lại còn hơn là “kéo dài” lỗi lầm ban đầu này cho đến hết quy trình
Mục đích của lấy dấu này là để làm khay lấy dấu cá nhân (lấy dấu sơ khởi chủ yếu là lấy dấu niêm mạc tĩnh) Dùng để lấy dấu lần hai là niêm mạc động để đạt được hiệu quả tốt cần chú ý đến:
- Vật liệu lấy dấu - Chọn khay lấy dấu bán sẵn - Kỹ thuật lấy dấu
Lấy dấu lần hai
Mục tiêu của lấy dấu lần hai là tìm được sự mở rộng tối đa của bản nền phục hình (sự nâng đỡ định lượng), mà sự vững ổn của bản nền này không bị ảnh hưởng bởi vận động vừa phải của các cơ quan cận phục hình Nếu dấu sơ khởi chủ yếu là niêm mạc tĩnh thì dấu lần hai là dấu niêm mạc động
Sao lại những vùng tựa chính và phụ không bị biến dạng, không bị đè nén
Ghi được vận động của niêm mạc tự do
59 Vì vậy phần lớn các kỹ thuật khuyên dùng hai vật liệu có độ quánh và độ đàn hồi khác nhau và ghi dấu hai loại niêm mạc vào hai giai đoạn khác nhau: giai đoạn xác định các bờ và giai đoạn xác định mặt niêm mạc.
Ghi tương quan hàm trên và hàm dưới
Ghi tương quan hàm trên-hàm dưới là giai đoạn rất quan trọng, quyết định cho sự chính xác của tương quan khớp cắn Tương quan này gồm hai thành phần, một phần chiều dọc: kích thước dọc khớp cắn, một thành phần theo chiều ngang: tương quan tâm Sự vững ổn của phục hình cũng như sự bảo tồn “vốn” xương niêm mạc tùy thuộc trực tiếp vào chất lượng của việc ghi này Mặt khác, việc ghi này cũng đảm bảo cho bênh nhân thoải mái khi phát âm, nuốt và nhai
Ghi tương quan hàm trên-hàm dưới gồm nhiều giai đoạn, đó là:
Điều chỉnh nền và vành cắn hàm trên
Điều chỉnh nền và vành cắn hàm dưới
Vô giá khớp các mẫu hàm
Nền và vành cắn là mẫu thử trung gian hình dung được phục hình sau cùng Gồm một nền và một vành Nền phải rắn chắc, có bề dầy như phục hình tương lai và tái lập lại bề mặt tựa càng giống càng tốt Vành cắn phải phục hồi lai hình thể, thể tích, vị trí của khối xương ổ răng Màu sắc của vành cắn càng giống màu răng càng tốt
Nhờ mẫu thử hàm trên và hàm dưới này, có thể ghi tương quan hai hàm.
Thử răng
Khi thử lâm sàng hàm sáp, kiểm tra về mặt thẩm mỹ và chức năng của việc lên răng trên giá khớp và trong miệng cũng có thể làm cho vành khít phía sau hàm trên có hiệu quả hơn bằng cách cạo trên mẫu hàm hàm trên Sau cùng, rất cần sự hiện diện của một người thứ ba bên cạnh bệnh nhân Ý kiến của người này về thẩm mỹ của phục hình rất quan trọng
Thử chức năng cắn
Thử chức năng của sự lên răng bằng cách kiểm tra sự vững ổn của hàm sáp, kiểm tra khớp cắn, phát âm và nuốt
2.29.1 Sự vững ổn của hàm sáp
Hàm sáp trên và dưới được thử riêng từng hàm và liền theo nhau Hàm phải vững ổn ở trạng thái tĩnh và động Ở giai đoạn này, chưa thể đánh giá đúng là hàm dính tốt hay không do có những khiếm khuyết ở vành khít và do nền sáp chưa khít sát vào mô tựa xương-niêm mạc
Xác định mọi điển tiếp xúc mặt nhai trong miệng có tương ứng với những tiếp xúc mặt nhai của hai hàm trên giá khớp Có thể chứng minh sự vững ổn của hai hàm sáp trên bền mặt tựa bằng cách để lưỡi giữa hai cung hàm Nếu khớp cắn trong miệng khác với khớp cắn trên giá khớp, cần ghi lại tương quan hai hàm.
Gắn và thăng bằng hóa phục hình
Khi labô giao trở lại, phục hình đã trùng hợp và thăng bằng được kiểm tra trên giá khớp rồi trong miệng để đảm bảo là công việc đã hoàn tất đúng theo những mục tiêu nhất định Cần hướng dẫn bệnh nhân về sự thích nghi, thời gian mang, việc gìn giữ phục hình và việc giữ vệ sinh niêm mạc bên dưới Sự kiểm soát và những lời khuyên sẽ giúp bệnh nhân mang phục hình tốt và hạn chế những hậu quả liên quan với việc mang phục hình toàn hàm.
Các yếu tố khi lên răng
Lên răng là giai đoạn quan trọng khi thực hiện hàm toàn bộ vì là yếu tố quyết định sự vững ổn của hàm giả Sự vững ổn này tùy thuộc vào 2 yếu tố:
Trong khi nhai, hệ thống phục hình chỉ cân bằng khi hợp lực của các lực nhai được truyền vào bề mặt chịu nằm bên trong diện tích nâng đỡ của nền hàm Đạt được điều này khi tôn trọng các quy tắc lên răng
Trong những vận động trống (vận động khi miệng không thức ăn, khi miệng trống) chức năng và cận chức năng, hệ thống phục hình chỉ cân bằng khi có ít nhất 3 điểm không thẳng hàng bảo đảm sự vững ổn của nền hàm Đạt được điều này khi tôn trọng các quy luật về cắn khớp
Trước khi lên răng, kỹ thuật viên cần khảo sát sự sắp xếp trong không gian giữa các khoảng lên răng với nhau Ngoài ra còn phải xác định vị trí của mặt phẳng nhai và độ sâu của các đường cong bù trừ Có được các dữ liệu này qua việc khảo sát mẫu hàm trên giá khớp Công việc lên răng gồm các giai đoạn:
Phân tích các mẫu hàm
Phân tích mẫu hàm
Trục liên sống hàm tùy thuộc vào sự sắp xếp trong không gian giữa các khoảng lên răng với nhau Được xác định theo mặt phẳng trán và mặt phẳng đứng dọc
Sự khác nhau về tiêu xương giữa hàm trên và hàm dưới khiến cho cung hàm trên thường nhỏ hơn cung hàm dưới Quan sát các mẫu hàm trên giá khớp từ mặt sau, hình chiếu của sống hàm trên và dưới ghi lại trên mỗi mẫu hàm được thấy rõ từ mặt này Trục liên sống hàm được xác định bằng đường thẳng nối hai điểm hình chiếu lại với nhau
2.32.1.2 Trong mặt phẳng đứng dọc
Trục liên hàm được tượng trưng bằng đường thẳng nối liền đỉnh của sống hàm trên và dưới Trục này tuy thuộc hai yếu tố:
Độ tiêu xương của các sống hàm
Tương quan giải phẩu học giữa các xương hàm Phân biệt:
- Khớp cắn bình thường - Lùi hàm dưới
Trong phần trình bày tiếp theo chỉ khảo sát trường hợp khớp cắn bình thường
Mặt phẳng nhai giúp việc lên răng ở labô Được xác định trong mặt phẳng trán và đứng dọc
Mặt phẳng nhai thường ở giữa hai sống hàm Tuy vậy, vị trí này có thể được thay đổi chút ít nhằm giảm bớt lực đòn bẩy gây mất ổn định cho phục hình như vậy sẽ có lợi cho sống hàm bị tiêu xương nhiều Muốn phục hình vững, mặt nhai của các răng phải được hướng thẳng góc với trục liên sống hàm Hợp lực của các lực nhai như vậy sẽ nằm trong diện tích nâng đỡ của nền hàm Tôn trọng sự định hướng này sẽ tự động tạo ra đường cong Wilson
Hình 2.14: Trục liên sống hàm và đường cong Wilson
2.32.2.2 Trong mặt phẳng đứng dọc
Khi không thấy rõ gối hậu nha, mặt phẳng nhai nằm ở khoảng giữa hai sống hàm
Ngược lại, khi thấy rõ gối hậu nha, mặt phẳng nhai đi qua các đỉnh múi răng nanh và 2/3 chiều cao của gối hậu nha
Mặt phẳng nhai không thẳng mà có dạng một đường cong lõm hướng lên trên nhằm tránh nguy cơ phục hình bị dịch chuyển về phía trước trong khi nhai Đương
63 cong bù trừ này được gọi là đường cong Spee, đi theo hình dạng tiêu xương của sống hàm nhìn từ phía bên Khi đường cong phải và trái không đồng nhất, kỹ thuật viên sẽ chọn một đường trung bình để có được sự đối xứng khi lên răng giữa hai bên Răng cối thứ nhất thường nằm ở điểm trũng nhất của đường cong, vị trí giúp cho sự vững ổn của hàm giả Không được lên răng trên một mặt nghiêng vì đó là nguyên nhân làm phục hình bấp bênh, từ đó gây ra những tổn thương ở nơi xa lực tác động
Hình 2.15: Lên răng trên mặt nghiêng gây đau ở xa
Lên răng
Việc lên răng thay đổi tùy theo vùng răng trước hay răng sau
Tất cả các thông tin cần thiết cho việc lên răng cửa đều được ghi lại ở vành cắn hàm trên:
- Phần nâng đỡ môi trên - Vị trí điểm giữa hai răng cửa - Đường cười
- Chiều dài của răng cửa giữa trên - Vị trí đỉnh răng nanh
- Hướng mặt phẳng cắn từ răng 13 đến 23
64 Nhờ vào những yếu tố giúp cho nền hàm trên vững ổn (hiệu quả của vành khít phía sau và độ dài của tay đòn giữ vững nền hàm), có thể chỉ dựa vào các nhận xét thẩm mỹ xác định vị trí và hướng của các răng trước
R = Lực chống lại của vành khít phía sau 0 = Tâm xoay của phục hình
F = Lực làm phục hình mất vững ổn
Hình 2.16: Độ dài của tay đòn giữ vững cho phép lên các răng trước bên ngoài diện tích nền hàm trên
Chọn các răng cửa dưới dựa vào bảng chỉ dẫn tương ứng trong sơ đồ các hình dạng răng Do giá trị cơ học của nền hàm dưới yếu hơn, phải lên các răng cửa dưới bên trong diện tích nền hàm
Hình 2.17: Tay đòn giữ vững ngắn buộc phải lên các răng trước bên trong diện tích của nền hàm dưới
Thăng bằng phục hình
Những tiếp xúc muốn có là tiếp xúc loại múi chịu trũng và múi chịu gờ bên Các điểm tiếp xúc phải chạm đồng thời với nhau và có hình chấm Theo cách cổ điển, dùng giấy cắn đỏ để đánh dấu những điểm chạm khớp cắn ở tương quan tâm Sau khi đăt giấy cắn giữa các răng giả, đóng mở càng trên của giá khớp nhiều lần Thực hiện chuyển động này nhẹ nhàng giúp gi dấu và phân tích những điểm chạm được
Hình 2.18: Những điểm chịu của khớp cắn
66 a các múi hàm trên và vùng chịu hàm dưới (ưu tiên để đạt theo nguyên tắc sắp răng tiếp xúc múi trong) b các múi ngoài hàm dưới và vùng chịu hàm trên
Khi có điểm chạm sớm, cần mài một trong hai răng có liên quan nhằm phục hồi lại các điểm chạm trên toàn bộ hai cung hàm Có thể xảy ra ba trường hợp:
- Hoặc là chạm mạnh ngay trên một trũng hay một gờ bên
- Hoặc là điểm chạm nằm trên một triền múi và gây chuyển động theo chiều dọc
- Hoặc là điểm chạm nằm trên một triền múi và gây sự dịch chuyển về phía bên.
Tiếp xúc mặt nhai
Mặt nhai của các răng sau được đặc trưng bởi các gờ, múi, trũng, rãnh và khe
Khi chưa mòn, chúng là những chi tiết cong hơn là thẳng hoặc phẳng Do đó, khi mặt nhai các răng trên và dưới gặp nhau, chúng tạo nên sự tiếp xúc ở rất nhiều điểm hoặc những vùng tiếp xúc nhỏ Đặc điểm của những tiếp xúc nhai là một bộ răng chưa mòn là tiếp xúc điểm – điểm, điểm – diện, bờ - bờ, bờ - diện, nhưng không có tiếp xúc diện Điều đó là cho sự nhai được thực hiện dễ dàng vì tạo ra lực cắt lớn và có những đường thoát cho thức ăn trên bản nhai
Ngay trên bộ răng có sự mòn bình thường (mòn răng sinh lý) cũng không đưa đến các tiếp xúc diện - diện, do độ mòn khác nhau giữa men và ngà mà nguyên nhân là độ cứng khác nhau của chúng, vì vậy, chỉ có những tiếp xúc điểm hoặc bờ
Tuy nhiên ở những người nghiến răng, hoặc mòn răng bất thường vì những lý do khác, có khuynh hướng đưa đến những diện mòn và các tiếp xúc diện – diện không sinh lý [30].
Múi chịu và múi hướng dẫn
Trong sự sắp xếp bình thường của bộ răng, các múi ngoài của răng sau dưới và các múi trong của răng sau trên ăn khớp trong phạm vi bản nhai với các răng của hàm đối diện Vì các múi ngoài răng sau dưới và múi trong răng sau trên chịu trách nhiệm nâng đỡ kích thước dọc trong tư thế lồng múi, chúng được gọi là múi chịu
67 Các múi ngoài của cung răng trên và các múi trong của cung răng dưới có khuynh hướng tiếp xúc nhai chỉ khi hàm dưới đang vận động trượt theo chiều ngang Vì những múi này tiếp xúc trong quá trình trượt của hàm dưới và tạo sự hướng dẫn cho những vận động ấy, các múi ngoài cung răng trên và múi trong cung răng dưới được gọi là múi hướng dẫn
Hình 2.19: Múi chịu và múi hướng dẫn
* Đặc điểm của các nhóm múi chịu và hướng dẫn Mỗi nhóm trong hai nhóm múi chịu (chịu và hướng dẫn) có những đặc điểm chung, liên kết chúng lại để hình thành hai “họ múi”
Đặc điểm chung của các múi chịu:
- Các múi chịu ăn khớp với bản nhai răng đối diện và nâng đỡ kích thước dọc trong tư thế lồng múi
- Các múi chịu nói chung tròn hơn các múi hướng dẫn
Đặc điểm chung của các múi hướng dẫn:
- Các múi hướng dẫn tiếp xúc ở ngoài bản nhai của răng đối diện
- Các múi hướng dẫn nói chung nhọn hơn so với các múi chịu
Hình 2.20: Múi chịu và múi hướng dẫn a Sự tiếp khớp giữa múi và rãnh của hai răng đối diện b Sự khớp hai răng trong tư thế lồng múi tối đa c Sự trượt trong vận động sang bên
Đường trũng giữa
Là đường tưởng tượng nối tất cả các rãnh chính theo chiều gần xa của các răng sau Trên một cung răng lý tưởng, là một đường tưởng tượng liên tục
Hình 2.21: Đường trũng giưa a Đường nhai ngoài của cung răng dưới liên hệ với đường trũng giữa của cung răng trên b Đường nhai trong của cung răng trên liên hệ với đường trũng giữa của cung răng
Đặc điểm phục hình răng
Về bề dày nền phục hình răng tháo lắp toàn hàm trên, một nền hàm dày khoảng 1,5 mm không ảnh hưởng đáng kể đến việc phát âm Tuy nhiên, nếu tăng độ dày nền hàm (lên khoảng 2,5 mm) sẽ làm phát âm kém rõ và ảnh hưởng đến sự thoái mái của bệnh nhân (Sharry [27]) Ngược lại, nền hàm có độ dày ít hơn 2 mm có khuynh hướng dễ gãy hơn (Farmer [17]) Như vậy có thể thấy nền hàm có độ dày 2 mm là thích hợp nhất
Về vị trí sắp răng, việc sắp răng sau ra ngoài sống hàm sẽ làm gia tăng ứng suất căng Gia tăng chuyển động lệch tâm của phục hình, từ đó tăng khả năng gãy của phục hình răng tháo lắp toàn hàm [31], [12] Do đó, trong nghiên cứu này, các răng đều được sắp trên đỉnh sống hàm Quy tắc sắp răng này giúp lực nhai truyền trực tiếp, vuông góc với mô nâng đỡ
MÔ PHỎNG ĐỘ BỀN MỎI CỦA HÀM GIẢ
Xác định vùng chịu lực tác động chính
Răng số 4,5,6 là răng chịu lực chính trong quá trình ăn nhai
Vị trí Kích thước Ghi chú [30]
Răng số 4 (răng cối nhỏ 1) chiều rộng 9,7 Trang 347 Răng số 5 (răng cối nhỏ 2) chiều rộng 9,5 Trang 348
78 Răng số 6 (răng cối lớn 1) chiều rộng 12,7 Trang 350 vùng chịu lực tác động chính
Quy trình thực hiện
3.3.1 Các bước thực hiện chia lưới
- Import vào phần mềm LS-preport 3.1
Hình 3.6: Import file IGES vào phần mềm LS-preport 3.1
Hình 3.7: Mô hình hàm giả trong phần mềm LS-preport 3.1
81 Click chọn vào biểu tượng Element and mesh chọn auto mesher trong phần Sel.geom chọn Area Trong khung auto mesher chọn Elem size Trong nghiên cứu chọn chia lưới 0.5 chọn mesh
Hình 3.8: Các bước thực hiện khi chia lưới
Chờ máy chạy xong chon accept và chọn done ta được như sau
Hình 3.9: Mô hình sau khi chia lưới
82 Lưu lại dưới dạng file.k ta có 27399 node Tiếp theo ta HyperMesh v13 import file k hồi này vào, chọn kiểu file LsDyna
Hình 3.10: Import vào phần mềm HyperMesh v13
Export, chọn kiểu file Nastran, chon thư mục muốn lưu, đặt tên và lưu lại file BDF
3.3.2 Các bước thực hiện quy trình mô phỏng
Hình 3.11: Khai báo vật liệu Acylic
3.3.2.2 Phân tích thông số ràng buộc
Lực nhai của người mang phục hình răng tháo lắp toàn hàm chỉ bằng khoảng 20% lực nhai của người còn răng [9], [33], với lực nhai trung bình chỉ khoảng 13 -
16 lbs (tương đương 57,8 - 71,1N) [9], [8] ở bên không làm việc và thấp hơn 11 lbs (tương đương 51 N) ở bên không làm việc [33]
Theo Prombonas và Vlissidis [15], lực nhai theo chiều thẳng đứng ở cắn khớp trung tâm của bệnh nhân mất răng toàn hàm là từ 30 – 110 N Con số này phù hợp với các thông số về lực nhai trung bình của bệnh nhân mang phục hình tháo lắp toàn hàm theo Smith [8], Gibbs [9] và Javid [33]
Dựa vào thông số trên, nghiên cứu của chúng tôi sử dụng mức tải lực nhai trung bình 57,8 – 71,1 N [9], [8] ở bên làm việc và và thấp hơn 11 lbs (tương đương 51 N) ở bên không làm việc [33] Áp suất trên bề mặt răng là 0.5 Mpa [31]
Nhiệt độ trung tâm bình thường nằm trong giới hạn từ 36 - 37,5 0 C nhưng hay gặp nhất là 36,5 - 37,1 0 C Nhiệt độ trong miệng thấp hơn nhiệt độ bình thường khoảng 0,4 – 0,6 0 C, khoảng 36,1 – 36,5 0 C
85 Chiều dày phục hình răng tháo lắp toàn hàm 2 mm
Phản lực chọn bằng giá trị lực bên nhai đặt lên
Nền hàm cố định với mô nâng đỡ
Trường hợp 1: khai báo ràng buộc với giá trị nhỏ nhất
Phản lực 57,8N Áp suất trên bề mặt răng 0.5 Mpa Nhiệt độ trong miệng 36,1 0 C
Hình 3.12: Mô hình sau khi ràng buộc trường hợp 1
Kết quả trường hợp 1: tuổi thọ của hàm 2583500 chu kỳ
Hình 3.13: Kết quả trường hợp 1
Chu kỳ nhai của người lấy trung bình 300.000 lần trên năm [31]
Kết quả mô phỏng ra được tối thiểu số chu kỳ gãy do mỏi 2583500/300.000 = 8,611 năm
Trường hợp 2: khai báo ràng buộc với giá trị lớn nhất
Phản lực 71,1N Áp suất trên bề mặt răng 0.5 Mpa Nhiệt độ trong miệng 36,5 0 C
Hình 3.14: Mô hình sau khi ràng buộc trường hợp 2
Kết quả trường hợp 2: tuổi thọ của hàm 2156000 chu kỳ
Hình 3.15: Kết quả trường hợp 2
Kết quả mô phỏng ra được tối thiểu số chu kỳ gãy do mỏi 2156000/300.000 = 7,186 năm
Trường hợp 3: khai báo ràng buộc với giá trị trung bình
Phản lực 64,45 N Áp suất trên bề mặt răng 0.5 Mpa Nhiệt độ trong miệng 36,3 0 C
Hình 3.16: Mô hình sau khi ràng buộc trường hợp 3 Kết quả trường hợp 3: tuổi thọ của hàm 2360100 chu kỳ
Hình 3.17: Kết quả trường hợp 3
Kết quả mô phỏng ra được tối thiểu số chu kỳ gãy do mỏi 2360100/300.000 = 7,867 năm
Qua nghiên cứu độ bền mỏi trên phục hình răng tháo lắp toàn hàm trong 3 trường hợp chúng tôi rút ra được một số kết luận như sau:
Kết quả Số chu kỳ Năm tương ứng
Kết quả trường hợp 1 (Min) 2583500 8,611 Kết quả trường hợp 2 (Max) 2156000 7,186 Kết quả trường hợp 3 (Mid) 2360100 7,867
1 Mối tương quan giữa giá trị ràng buộc tác động đến tuổi thọ của phục hình răng tháo lắp toàn hàm
Giá trị lực, nhiệt độ, áp lực trên bề mặt răng của phục hình răng tháo lắp toàn hàm, đều tương quan thuận với giá trị tác động lên phục hình
2 So sánh với kết quả lâm sàng
So sánh tuổi thọ với kết quả lâm sàng chỉ định trong khoảng (5- 7) năm nhận thấy tuổi thọ của hàm nằm ngoài khoảng chỉ định của nhà sản xuất nguyên nhân
Sự chuyển đổi các file giữa các phần mềm gây ra sai số
Khai báo tính chất của vật liệu chưa chính xác
Khai báo và lựa chọn các ràng buộc chưa chính xác
Chưa đưa yếu tố mô mềm và tiêu xương theo thời gian
Chưa định hướng độ khít sát
Lực ăn nhai cũng bị thay đổi theo thời gian
Kết luận rằng qua việc phân tích và ứng dụng phần mềm vào tính toán có thể xác định một cách tương đối chính xác tuổi thọ so với tuổi thọ chỉ định của phục hình răng tháo lắp toàn hàm
ĐÁNH GIÁ VÀ Ý NGHĨA
Điểm mới và hạn chế của nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi đã đưa ra được kết luận về tuổi thọ của hàm thông qua việc mô phỏng mà không phải thực hiện quá trình thực nghiệm, giúp tiết kiệm thời gian và tài chính
Do hạn chế về thời gian cũng như điều kiện nghiên cứu, chúng tôi chưa xác định số chu kỳ và vị trí chính xác gãy trên phục hình răng tháo lắp toàn hàm
4.2 Hướng phát triển của đề tài Đề tài này là một trong số ít các nghiên cứu độ bền mỏi của hàm giả dựa trên mô hình số Nghiên cứu này khi được kết hợp với Tekscan hiện nay để xác định lực tác động trên răng sẽ góp phần nâng cao tuổi thọ của hàm cho người sử dụng
Thay thế việc dùng CMM để đo tạo mô hình số của hàm giả bằng việc sử dụng chụp hình 3D để tạo mô hình số, như vậy mô hình sẽ được liên tục và độ chính xác cao hơn
4.3 Đề xuất Để cải thiện tốt hơn kết quả của bài toán mô phỏng mở rộng ra sau này Đề xuất các hướng giải quyết:
1 Xây dựng bài toán mô phỏng trong đó E (Young's modulus) là một hàm theo thời gian E = E(t), để đưa vào yếu tố cơ tính của vật liệu làm hàm giả bỉ ảnh hưởng trong môi trường răng miệng dựa trên độ pH trong miệng (5 – 8) để tăng tính hiệu quả của bài toán
2 Giả định về vi chuyển dịch khả dĩ cho răng giả so với hàm nhựa (giả định lớp lưu giữa răng giả và răng nhựa) cho phép chuyển vi khả dĩ (1-2)mm
3 Dựa vào đặc thù của lâm sàng, xác định vùng cố định dưới nền hàm, giới hạm vùng niêm mạc di động so với vùng niêm mạc cố định của nướu và chuyển động giữa đáy hành lang và các cơ vận động hàm ăn nhai.
Đề xuất
Để cải thiện tốt hơn kết quả của bài toán mô phỏng mở rộng ra sau này Đề xuất các hướng giải quyết:
1 Xây dựng bài toán mô phỏng trong đó E (Young's modulus) là một hàm theo thời gian E = E(t), để đưa vào yếu tố cơ tính của vật liệu làm hàm giả bỉ ảnh hưởng trong môi trường răng miệng dựa trên độ pH trong miệng (5 – 8) để tăng tính hiệu quả của bài toán
2 Giả định về vi chuyển dịch khả dĩ cho răng giả so với hàm nhựa (giả định lớp lưu giữa răng giả và răng nhựa) cho phép chuyển vi khả dĩ (1-2)mm
3 Dựa vào đặc thù của lâm sàng, xác định vùng cố định dưới nền hàm, giới hạm vùng niêm mạc di động so với vùng niêm mạc cố định của nướu và chuyển động giữa đáy hành lang và các cơ vận động hàm ăn nhai