Để có thể giảm thiểu tình trạng này, không chỉ bản thân những bạn sinh viên tự giúp mình mà những người xung quanh như bạn bè, người thân cũng góp phần không hề nhỏ trong việc giúp đỡ cá
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA THƯƠNG MẠI
TIỂU LUẬN MODULE 3: SỬ DỤNG VĂN BẢNNGHỆ THUẬT GIAO TIẾPCÁCH GIAO TIẾP CHỮA LÀNH TÂM HỒN
Sinh viên thực hiện : Lê Thanh DuyGiảng viên hướng dẫn : Huỳnh Chí Nhân
TP HỒ CHÍ MINH, tháng 6, năm 2022
Trang 2
A PHẦN MỞ ĐẦU 3
B NỘI DUNG 4
I KHÁI QUÁT VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP 4
II TÌNH TRẠNG GẶP CĂNG THẲNG Ở SINH VIÊN TẠI VIỆT NAM 7
III CÁCH GIAO TIẾP CHỮA LÀNH TÂM HỒN 9
D TRỌNG SỐ THAM GIA TIỂU LUẬN 15
E TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
F PHỤ LỤC 18
Trang 3A PHẦN MỞ ĐẦU
Ngày nay, stress (căng thẳng) dường như đã trở thành một điều gì đó rất quen thuộc đối vớicon người chúng ta Căng thẳng xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, đặc biệt ở độ tuổi của các bạn sinh viên, độ tuổi mà ta vừa mới bước những bước đầu tiên vào xã hội, chỉ đủ lớn để không bị xem là trẻ con nhưng vẫn chưa đủ sự trưởng thành và từng trải để được gọi là người lớn Dù vậy, phần lớn sinh viên trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều đã và đang phải chịu những căng thẳng, áp lực đến từ việc học, kinh phí sinh hoạt, việc làm thêm,…và những áp lực ấy càng bị đẩy lên cao bởi những lời nói có phần tiêu cực đến từ những người ngoài như bạn bè, thầy cô, thậm chí là đến từ gia đình của các bạn Đôi khi, chính bản thân các bạn sinh viên cũng đang không ngừng tạo áp lực cho bản thân vì nhiều lýdo khác nhau như: cảm thấy bản thân không giỏi bằng người khác, muốn làm gia đình, thầy cô tự hào
Để có thể giảm thiểu tình trạng này, không chỉ bản thân những bạn sinh viên tự giúp mình mà những người xung quanh như bạn bè, người thân cũng góp phần không hề nhỏ trong việc giúp đỡ các bạn sinh viên có thể giảm áp lực, căng thẳng và trở nên tích cực hơn Để làm được nhiều đó, chúng ta có rất nhiều cách, nhưng theo ý kiến chúng em một trong những phương pháp hữu hiệu nhất đó chính là “Giao tiếp” – một hoạt động hằng ngày mà chúng ta vẫn thường làm Chúng ta thường nói rằng lời nói “Lưỡi sắc hơn gươm”, ở đây muốn nói trọng lượng, sức nặng, cũng như tổn thương mà lời nói có thể gây ra Nhưng ngược lại một lời nói đủ sự quan tâm, đôi khi cũng có thể “chữa lành” tâm hồn của người khác Nếu những người xung quanh biết cách giao tiếp một cách hiệu quả, thì đây sẽ là cáchgóp phần giảm đi sự căng thẳng cho các bạn sinh viên
Chính vì vậy, chúng em đã chọn đề tài bài tiểu luận là “Kỹ năng giao tiếp – Cách giao tiếp chữa lành tâm hồn” với mong muốn sẽ tìm ra những phương pháp giao tiếp thật hay để có thể giúp đỡ bản thân chúng em, các bạn đồng trang lứa, các anh chị sinh viên ở trường Đại học Văn Lang nói riêng và sinh viên Việt Nam nói chung vượt qua những căng thẳng của việc “dần trở thành người lớn”
Trang 4B NỘI DUNG
I KHÁI QUÁT VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP1 Khái niệm
1.1 Giao tiếp là gìGiao tiếp là một trong những hoạt động thường ngày giữa con người với với nhau Chúng tagiao tiếp bằng cách sử dụng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ cơ thể để truyền đạt ý kiến, suy nghĩ của mình đến với đối phương Có thể nói giao tiếp chính là công cụ để tạo nên những mối quan hệ trong xã hội cũng như gìn giữ chúng Giao tiếp thường phải đến từ hai phía, có người nói thì phải có người nghe và hồi đáp, quan trọng hơn hết là phải giao tiếp sao cho rõ ràng, liền mạch và có tính thuyết phục Tùy vào kỹ năng giao tiếp của mỗi người mà quá trình giao tiếp có được diễn ra một cách thuận lợi (cả hai đều hiểu ý của đối phương) hay gặp trở ngại (một trong hai không hiểu ý của đối phương)
1.2 Kỹ năng giao tiếp là gì Kỹ năng giao tiếp được xem là một trong những kỹ năng mềm cần thiết của mỗi người Kỹ năng giao tiếp của từng người được thể hiện qua khả năng họ truyền đạt thông tin, thái độ, cách hành xử, cũng như khả năng lắng nghe của họ Một trong những điều quan trọng trong kỹ năng giao tiếp đó là sự trao đi, nhận lại và phản hồi đến từ hai phía, một là chủ thể giao tiếp (người nói), hai là đối tượng giao tiếp (người nghe) Có thể nói kỹ năng giao tiếp của mỗi người được hình thành và trau dồi dựa trên những trải nghiệm giao tiếp hàng ngày từ quá khứ cho đến hiện tại, hoặc dựa trên những chuẩn mực nhất định của xã hội trong giao tiếp, từ những kinh nghiệm tự mình đúc kết đó sẽ giúp họ có khả năng giao tiếp hiệu quả hơn, thuyết phục hơn
Jim Rohn đã từng có câu nói “Nếu bạn chỉ giao tiếp, bạn có thể tồn tại Những nếu bạn
giao tiếp khéo léo, bạn có thể tạo ra điều kỳ diệu”.
1.3 Quá trình giao tiếpQuá trình giao tiếp bao gồm các bước-Bước 1: Người gửi (người nói) phải hiểu thông điệp, ý tưởng mà mình muốn truyền tải Tự trả lời các câu hỏi: “Bạn đang nói về vấn đề gì?”, “Bạn muốn truyền tải thông điệp/ý tưởng gì?”
Trang 5-Bước 2: Người gửi (người nói) mã hóa ý tưởng, thông điệp mà mình muốn truyền tải thôngqua lời nói, chữ viết, ngôn ngữ cơ thể một cách rõ ràng, dễ hiểu, phải loại bỏ những thông tin sai lệch để người nhận (người gửi) có thể tiếp nhận và giải mã thông điệp của mình.-Bước 3: Truyền đạt thông điệp qua kênh truyền tải, kênh thường được sử dụng nhiều nhất là trao đổi trực tiếp gồm: mặt đối mặt, thông qua điện thoại, nói chuyện qua video (messenger, zoom, MS Teams,…),…Kênh thứ hai cũng được sử dụng phổ biến là trao đổi gián tiếp gồm thư viết tay, thư điện tử, tin nhắn, bản ghi nhớ hay các báo cáo.
-Bước 4: Người nhận (người nghe) tiếp nhận và giải mã thông điệp mà đối phương muốn truyền đạt đến mình Bản thân người nghe cần phải có các kỹ năng như biết lắng nghe, biết phân tích lời nói, biết đọc kỹ thông điệp,…để tránh những nhầm lẫn có thể xảy ra trong quá trình giao tiếp
-Bước 5: Người nhận (người nghe) hiểu rõ thông điệp sau đó, phản hồi trở lại với người gửi Lúc này, vị trí của cả hai sẽ đổi cho nhau và bắt đầu lại quá trình giao tiếp
Sơ đồ quá trình giao tiếp
2 Phương tiện trong giao tiếp 2.1 Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người Khi giao tiếp bằng phương tiện ngôn ngữ chúng ta cần phải chú ý đến 2 yếu tố đó là nội dung ngôn ngữ (muốn nói đến ý nghĩa của lời nói) và tính chất của ngôn ngữ (muốn nói đến nhịp điệu, âm điệu, ngữ điệu, ).Thông qua cách sử dụng ngôn ngữ ta không chỉ biết được ý nghĩa và tình cảm trong câu nói mà còn có thể biết được trình độ học vấn, trình độ văn hóa và nhân cách của người nói Nên
Mã hóathông điệp
Kênh truyềntải
Giải mãthông điệp
QUÁ TRÌNH GIAO TIẾP
Người gửi(người nói) (người nghe)Người nhận
Phản hồi
Trang 6nhớ khi giao tiếp phải sử dụng câu từ sao cho rõ ràng, dễ hiểu, sử dụng giọng điệu sao cho phù hợp dễ chịu với người nghe, cần nhấn mạnh ở những ý, những từ quan trọng để người nghe có thể chú ý và hiểu rõ.
2.2 Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữGiao tiếp bằng phương tiện phi ngôn ngữ cũng quan trọng không kém Ngôn ngữ có thể giúp ta hiểu được phần nào ý nghĩa của thông điệp mà đối phương muốn truyền tải, phần còn lại chính là nhờ phương tiện phi ngôn ngữ, thông qua cách ta diễn đạt bằng cơ thể, cách ta giao tiếp qua vẻ mặt (ánh mắt, nụ cười), hay cử chỉ (hành động, điệu bộ, tư thế) và không gian giao tiếp Chúng ta thường hay phớt lờ những lợi ích mà phương tiện phi ngôn ngữ mang lại, nhưng nếu đặt vào trường hợp cụ thể nó có thể giúp ta nhìn ra được thái độ, mức độ quan tâm của đối phương Ta có thể biết được rằng người nghe có đang chú ý lắng nghe ta nói hay đang phớt lờ, có đang cảm thấy hứng với thông điệp mà ta đang truyền tải hay cảm thấy chán nản, không muốn nghe Thế nên, phải luôn chú ý đến những thái độ của đối phương cũng như điều khiển nét mặt, cử chỉ của bản thân để có thể giao tiếp một cách có hiệu quả hơn
3 Các chức năng của giao tiếp
3.1 Chức năng xã hộiChức năng thuần xã hội là các chức năng giao tiếp trợ giúp cho những hoạt động, nhu cầu của xã hội hay một tập thể, bao gồm 4 chức năng nhỏ hơn sau:
- Đầu tiên, là chức năng thông tin, tổ chức: giúp cho con người giao tiếp và thông báo tới nhau những thông tin cần thiết cho hoạt động của tập thể, tổ chức được thực hiện một các hiệu quả
- Hai là chức năng điều khiển: đây được xem là chức năng quan trọng trong quản trị và kinhdoanh Do những người đứng đầu của một doanh nghiệp cần điều khiển, định hướng các hoạt động của công ty theo một trình tự nhất định để đảm bảo mọi nhân viên đều thực hiện mục đích chung của doanh nghiệp
- Thứ ba là chức năng phối hợp hành động: thông qua giao tiếp mỗi thành viên trong nhóm sẽ cùng nhau phối hợp để hoạt động sao cho hiệu quả, thống nhất và đồng bộ với nhau - Cuối cùng là chức năng động viên, việc giao tiếp không chỉ mang mục đích là truyền đạt thông tin, mà còn mang chức năng tạo ra những kích thích, động viên lẫn nhau sẽ giúp đẩy các cá nhân hoạt động hiệu quả hơn Ví dụ như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp khen ngợi khi chúng ta làm tốt sẽ khích lệ, động viên tinh thần giúp ta làm việc tốt hơn nữa
Trang 73.2 Chức năng tâm lý Chức năng tâm lý là những chức năng phục vụ cho nhu cầu của từng thành viên trong xã hội, bao gồm:
- Chức năng tạo mối quan hệ, có thể nói con người mang tính xã hội rất cao, cho nên việc tạo lập mối quan hệ đã trở thành nhu cầu cần thiết của mỗi người và giao tiếp là “công cụ” giúp ta thực hiện điều đó, đặc biệt đối với những cá nhân không thích cô đơn hay ở một mình, chức năng này rất quan trọng với họ
- Thứ hai là chức năng cân bằng cảm xúc, mỗi người chúng ta đều có cảm xúc riêng của mình và cũng mong muốn bộc lộ những cảm xúc đó ra nhằm tìm cho mình sự đồng cảm, cảm thông, hay đơn giản là để giải tỏa những cảm xúc của bản thân
- Thứ ba là chức năng phát triển nhân cách, thông qua việc giao tiếp hàng ngày tính cách của mỗi người cũng sẽ được hình thành và phát triển Bằng cách giao tiếp với những mối quan hệ xung quanh ta cũng học được cách tự đánh giá hành vi, thái độ của chính bản thân, từ đó tự hoàn thiện nhân cách của chính mình
II TÌNH TRẠNG GẶP CĂNG THẲNG Ở SINH VIÊN TẠI VIỆT NAM1 Stress (căng thẳng) là gì?
Stress là một trạng thái thần kinh căng thẳng, bao gồm nhiều yếu tố như vật lý, hóa học và phản ứng của một cá thể đang cố gắng thích nghi với một sự thay đổi hay áp lực từ bên ngoài hoặc bên trong Khi gặp tác nhân gây stress sẽ làm cho cơ thể tiết ra hormone giúp cung cấp năng lượng mạnh mẽ cho các cơ, nhịp thở nhanh hơn, nhịp tim tăng lên.Hiện tại, việc gặp căng thẳng trong cuộc sống được xem như là một phần không thể thiếu của mỗi người Có nhiều người không biết rằng, stress sẽ có ích nếu như chỉ ở mức độ nhẹ, nó sẽ giúp kích thích sự tập trung của chúng ta để hoàn thành công việc một cách hiệu quả Thế nhưng, cái gì nhiều quá cũng sẽ ảnh hưởng không tốt, nếu stress ở mức độ cao và trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm lý, gây mệt mỏi về mặt thể chất, ảnh hưởng đến công việc, đời sống và các mối quan hệ của bản thân, thậm chí nếu năng hơn có thể dẫn đến bệnh trầm cảm
2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gặp căng thẳng ở sinh viên tại Việt Nam
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc sinh viên gặp căng thẳng nhưng chủ yếu đều bắt nguồn từ những nguyên nhân sau: học tập, các mối quan hệ trong cuộc sống và vấn đề tài chính Ngoài ra, căng thẳng cũng có thể bắt nguồn từ chính bản thân các sinh viên, có thể
Trang 8do tính cách có phần nhút nhát, hay tự ti về bản thân đã đến việc thiếu kinh nghiệm sống, thiếu các kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm,
2.1 Nguyên nhân đến từ áp lực việc học Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc gặp căng thẳng ở sinh viên tại Việt Nam Có thể thấy, trên thực tế ở một số trường Đại học hiện nay có kiến thức khá nặng,lượng bài tập, đồ án thì nhiều và dồn của nhiều môn một lúc làm giảm đi khoảng thời gian được sinh hoạt thư giãn, giải trí, tạo lập mối quan hệ, cũng như trau dồi những kỹ năng khác Dần dần, các sinh viên gần như chỉ tự học một mình là nhiều, dẫn đến việc gặp căng thẳng là điều chắc chắn xảy ra
2.2 Nguyên nhân đến từ các mối quan hệ xung quanhNhư đã nói ở trên, do dành thời gian cho việc học khác nhiều nên không ít các bạn sinh viênkhông có thời gian để nghỉ ngơi thư giãn, huống chi là tạo lập quan hệ mới và giao tiếp với mọi người xung quanh Khi lên Đại học, sinh viên thường dễ mất liên lạc với bạn cũ, lại chưa kịp thân thiết với bạn mới, hay trong khi làm việc nhóm gặp những ý kiến trái chiều gây tranh chấp với nhau, dễ dẫn đến lo lắng, căng thẳng Nói đến gia đình, không ít các sinh viên ở những tỉnh phải rời xa gia đình khác đến thành phố lớn có điều kiện học tập tốt hơn để học Ở các gia đình, đôi khi xảy ra hiện trạng đo khoảng cách thế hệ, khác tư tưởng mà dẫn đến tranh cãi, nay còn cách luôn cả về khoảng cách Việc xảy ra mâu thuẫn trong các môi quan hệ, khiến cho các sinh viên cảm thấy rằng không còn người thân ở bên để tâm sự, chia sẻ Đay thật sự là một việc không dễ dàng cho độ tuổi của các sinh viên hiện tại 2.3 Nguyên nhân đến từ vấn đề tài chính
Các bạn sinh viên từ những nơi khác đến thành phố để học, thường xảy ra tình trạng là tiền mà gia đình chu cấp chỉ đủ lo cho việc học hành và chỗ ở, thậm chí còn phải tự chi trả cho những khoản phí đó Sinh viên thường thiếu tiền để chi trả cho việc sinh hoạt riêng của bản thân như các hoạt động ăn uống, giải trí Khiến cho một vài sinh viên muốn đi làm thêm sớm để kiếm tiền sinh hoạt cho mình, nếu như không biết sắp xếp thời gian một cách hợp lý sẽ dẫn đến ảnh hưởng việc học tập, hơn nữa là sức khỏe Ngoài ra ở độ tuổi này, không phải sinh viên nào cũng có cho mình một phương pháp chi tiêu hợp lý, vài bạn còn chi tiêu vào những hoạt động, vấn đề không cần thiết từ đó dẫn đến việc tạo ra áp lực cho bản thân vì vấn đề tài chính
2.4 Nguyên nhân đến từ môi trường mới
Trang 9Do vào Đại học là bước vào một môi trường mới, sinh viên gần như phải làm quen lại các bạn khác từ đầu, các lớp học ở trường Đại học thường không cố định nên mỗi học kỳ sinh viên đều vào lớp mới, chưa kịp quen bạn nhóm cũ đã phải làm quen bạn ở nhóm mới, việc chưa hiểu rõ về nhau rất dễ dẫn đến việc tranh chấp với nhau trong khi làm việc nhóm Lượng kiến thức ở Đại học cũng mang tính chuyên môn và khó hơn so với những kiến thức ở trường Trung học, tiếp xúc với những kiến thức chuyên sâu hơn như thế rất dễ gây ra căngthẳng, đặc biệt đối với các bạn sinh viên năm nhất Bên cạnh đó, một số bạn sinh viên tùy chọn ngành mình học từ khi thi tốt nghiệp nhưng vẫn chưa thật sự biết được ngành học đó ra sao, có những khó khăn thế nào, nên đến khi bắt đầu học được một thời gian, các bạn mớinhận ra bản thân không phù hợp với ngành này, nhưng lại không biết bản thân hợp với những ngành nào để có thể đổi ngành kịp thời, dẫn tới tâm lý lo lắng về tương lai của bản thân.
III CÁCH GIAO TIẾP CHỮA LÀNH TÂM HỒN
Đứng trước những căng thẳng đó, không chỉ bản thân sinh viên mà cả những mối quan hệ xung quanh như bạn bè, gia đình, nhà trường, cũng nên giúp đỡ các sinh viên trong việc giảm thiểu căng thẳng và trở nên tích cực hơn Vì thế, hãy cùng nhau tìm hiểu những phương pháp giao tiếp giúp “chữa lành tâm hồn” cho các bạn sinh viên
1 Đối với gia đình 1.1 Biết chia sẻ và lắng nghe con nhiều hơn
Ai cũng biết rằng các thành viên trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ là những người yêu thương con của mình nhất Nhưng một trong những hạn chế mà các gia đình ở Việt Nam đến bây giờ vẫn luôn hiện hữu đó là mặc dù rất yêu thương nhau nhưng lại rất ít khi chia sẻ và lắng nghe nhau Đặc biệt là cha me, là những người đã trưởng thành và đã từng đi qua những giai đoạn khó khăn đó nên việc chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân cho con mình – những “đứa trẻ đang tập làm người lớn” là điều vô cùng quan trọng Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng phải biết lắng nghe, quan tâm đến cảm nhận của con trẻ, tuy người lớn cũng đã từng trải qua khoảng thời gian đó nhưng ở thời điểm của cha mẹ có thể sẽ khác rất nhiều so với những áp lực của con cái đang gặp ở hiện tại Đừng so sánh, đừng quy chụpvà đừng áp đặt, hãy tập cách lắng nghe những cảm nhận của bản thân con Và cuối cùng, hãy biết lựa chọn lời để nói với con, đặc biệt là những giai đoạn con đang chìm mình trong áp lực, những lời nói thiếu suy nghĩ dù chỉ ít thôi, tưởng chừng như là vô hại, cũng sẽ khiến cho đứa con nghĩ rằng mình không còn được quan tâm nữa Lấy ví dụ là một vụ việc xảy ra
gần đây, theo như báo Tuổi Trẻ Online (01/04/2022) chia sẻ: Ngày 1-4, trao đổi với Tuổi Trẻ
Trang 10Online, lãnh đạo UBND phường Phú La (quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết trên địa bàn vừaxảy ra vụ việc một nam sinh rơi từ tầng cao chung cư Văn Phú Victoria xuống đất tử vong Theo đó, khoảng 3h30 cùng ngày, Công an phường Phú La nhận được thông tin, tại sảnh tòa chung cư Văn Phú Victoria có một thi thể nam sinh, nghi ngã từ tầng cao xuống.” Cùng thời điểm này, trên mạng xã hội vô số bài viết chia sẻ về vụ việc của nam học sinh này, trong đó có cả video được cho quay tại nhà của nam sinh trước thời điểm mà em mất Được biết khoảng thời gian đó, em đang trong quá trình chuẩn bị ôn thi để bước chân vào cấp 3, một trong những giai đoạn áp lực nhất của thời học sinh, bản thân em ấy cũng gặp áp lực, căng thẳng Trong đoạn video đó, trước khi em quyết định đi đến bước đường cùng, đã phải nghe ba mình nói những lời trách mắng do không chịu làm bài sớm để rồi thức đến sáng Những lời nói đó, rõ ràng là mang tính quan tâm của người cha dành cho con trai, nhưng do những áp lực trong đầu lại khiến những lời nói cuối cùng đó thành “cú đẩy” dành cho nam sinh Tự hỏi, nếu những lời nói lúc đó nhẹ nhàng hơn một tí thì chắc đã không có vụ việc đau lòng này xảy ra Những lời nói ở trên đây không mang tính phê phán, nhưng chỉ mong các bậc phụ huynh hãy dành ít thời gian của mình để nói chuyện, để chia sẻ và lắng nghe con mình nhiều hơn.
1.2 Biết quan tâm và có nhiều cử chỉ quan tâm con hơnNhư đã nói ở trên, các gia đình ở Việt Nam thường có hạn chế đó là ít thể hiện sự quan tâm của mình ra bên ngoài Thế nên, hãy tập cách thể hiện tình yêu thương đó ra nhiều hơn, thông qua những cử chỉ dù chỉ nhỏ nhất Hãy chịu khó chú ý đến những thái độ, hành động, cử chỉ của con xem có gì bất thường không, hay hỏi xem cảm xúc của con mình hiện tại đang như thế nào Hãy cho chúng thầy rằng, cha mẹ vẫn luôn yêu thương mình, vẫn luôn là nơi để mình tựa vào mỗi khi cảm thấy không ổn Biết rằng việc thể hiện tình cảm ra bên ngoài đối với một số bậc cha mẹ là một việc không dễ, Nhưng hãy nhớ rằng không ai tốt hoàn toàn cả, nhưng ai cũng nên học cách để trở nên tốt hơn, vậy tại sao những bậc phụ huynh không tập cách để trở thành những người cha mẹ tốt hơn Vì suy cho cùng thì gia đình chính là nơi mà những đứa trẻ tìm về khi chúng mệt mỏi nhất
2 Đối với bạn bè 2.1 Biết chia sẻ và lắng nghe với bạn mình hơn
Biết rằng mỗi người ai cũng có những vấn đề của riêng mình Nhưng một khi bạn đã chọn mình đứng trên cương vị là một người lắng nghe và cùng chia sẻ câu chuyện của bạn mình thì hãy tôn trọng họ Hãy để cho họ được nói hết câu chuyện của mình và đừng cắt đứt lời họ một cách bất lịch sự Nếu muốn thể hiện suy nghĩ, thái độ hay góp ý dành cho bạn mình