Tuy nhiên, trong thời gian qua, hoạt động du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng chưa phát triển mạnh để xứng tầm với nhu cầu của du khách, tiềm năng và lợi thế của huyện, vì v
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Luật Du lịch 2017, có quy định: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá
01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”
Trong đề án này, tác giả đề án sử dụng khái niệm về du lịch như sau: Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm nhiều hoạt động mang tính đặc thù, thu hút nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể phức tạp Hoạt động du lịch vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế, vừa mang đặc điểm của ngành văn hóa - xã hội
DLCĐ là kiểu kinh doanh du lịch mà chủ thể là cộng đồng dân cư địa phương cùng phối hợp nhau để tổ chức, điều hành hoạt động du lịch dựa trên việc khai thác các nguồn lực sẵn có về cảnh quan thiên nhiên và các giá trị văn hóa bản địa để tạo ra các sản phẩm du lịch cung cấp cho khách du lịch tại không gian sinh sống của cộng đồng
DLCĐ hình thành dựa trên những nhu cầu của du khách đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới với mong muốn được khám phá, học hỏi những điều mới lạ và được hòa nhập vào cuộc sống, sinh hoạt thường nhật của cộng đồng dân cư địa phương
Du khách là tiền đề mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng, đồng thời có những tác động nhất định đến môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn tại cộng đồng địa phương khi họ đến du lịch
DLCĐ góp phần nâng cao khả năng tổ chức, vận hành và thực hiện các hoạt động kinh doanh du lịch; nắm bắt được tâm lý và thị hiếu của khách du lịch để xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp và chất lượng hơn Từ đó, cộng đồng ngày càng phát huy vai trò làm chủ của mình
DLCĐ mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương về vật chất, tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên, văn hóa bản địa Cộng đồng địa phương sẽ nhận được lợi ích về mặt kinh tế, mở rộng tầm hiểu biết về đặc điểm tính cách của du khách cũng như có cơ hội nắm bắt các thông tin bên ngoài từ du khách
Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch
1.1.1.4 Các sản phẩm du lịch
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã cho rằng: “ Sản phẩm du lịch là sự tổng hợp của 3 nhóm nhân tố cấu thành bao gồm Hệ thống dịch vụ, quản lý điều hành; Tài nguyên du lịch, Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật”
1.1.2 Đặc điểm và nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng
1.1.2.1 Đặc điểm của du lịch cộng đồng
DLCĐ là sự khai thác những giá trị văn hóa và truyền thống của vùng miền, du khách được hòa mình và thiên nhiên, trong lành của miền quê và thưởng thức những đặc sản truyền thống đến từ nền văn hóa ẩm thực, làng nghề hay những hoạt động dân địa phương tại đây.
1.1.2.2 Nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng
- Cộng đồng được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch, thực hiện, quản lý đầu tư hoặc có thể làm chủ để phát triển du lịch
- Phù hợp với khả năng của cộng đồng
- Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng
- Xác lập quyền sở hữu và tham dự của cộng đồng đối với tài nguyên thiên nhiên và văn hóa hướng tới sự phát triển bền vững
1.1.3 Nội dung phát triển du lịch cộng đồng
1.1.3.1 Quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng
- Xây dựng và phát triển mô hình du lịch cộng đồng gắn với sự tham gia trực tiếp của người dân và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, cảnh quan thiên nhiên của các địa phương và tăng cường thu hút khách du lịch đến địa phương, kéo dài thời gian khách lưu trú tại tỉnh; cung cấp sản phẩm du lịch này đến du khách, công ty lữ hành trong và ngoài tỉnh để khai thác, chào bán đến du khách
- Tăng cường sự tương tác trải nghiệm, hiểu biết về văn hóa, phong tục, tập quán, sinh hoạt giữa du khách và người dân địa phương; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương
- Từng bước xây dựng hạ tầng phục vụ du lịch, phát triển du lịch văn hóa, du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới; kết hợp chặt chẽ việc khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch; giữ gìn an ninh trật tự và vệ sinh môi trường
- Thu hút đầu tư phát triển du lịch đối với các thành phần kinh tế và các nhà đầu tư; phát huy vai trò cộng đồng trong phát triển du lịch bền vững
1.1.3.2 Phát triển cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch cộng đồng
Cơ sở pháp lý
Đề án được thực hiện dựa trên chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, các Bộ, Ngành và của tỉnh Hòa Bình như sau:
- Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017;
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
- Nghị quyết 103/NQ-CP, ngày 06/10/2017 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQTW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
- Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030;
- Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ
- Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 1528/QĐ-TTg ngày 01/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030;
- Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 30/12/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Đề án số 08/ĐA-TU ngày 01/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Phát triển dịch vụ, trọng tâm là phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025”;
- Chương trình số 01 - CTr/TU ngày 23/12/2020 của Tỉnh ủy Hòa Bình ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025;
- Quyết định số 2060/QĐ-UBND ngày 11/12/2014 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn
- Thông báo số 1199/TB-UBND, ngày 23/3/2015 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc triển khai thực hiện “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2014 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, trên địa bàn các huyện, thành phố;
Kinh nghiệm thực tiễn
1.3.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng ở một số địa phương cấp huyện của Việt Nam
1.3.1.1 Mô hình du lịch cộng đồng tại Sa Pa, tỉnh Lào Cai
Thị xã Sa Pa sở hữu cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ, khí hậu đặc trưng và văn hóa dân tộc độc đáo là một trong những địa danh du lịch hấp dẫn của Việt Nam Phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên và nhân văn riêng có, trong những năm gần đây du lịch Sa Pa đã và đang có những bước phát triển vượt bậc cả về chất và lượng với tốc độ tăng trưởng đạt 20% Sự phát triển của du lịch cũng khiến Sa Pa trở thành nơi giao thoa giữa các nền văn hóa Người dân Sa Pa có nhiều cơ hội để tiếp cận với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới thông qua các hoạt động tương tác với khách du lịch; tạo cơ hội quảng bá rộng rãi cho văn hóa các dân tộc
Sa Pa, trở thành nhân tố quan trọng thu hút khách du lịch
Tỉnh Lào Cai và thị xã Sa Pa đã có cơ chế, chính sách hợp lý tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng đó là:
- Khuyến khích du lịch Khuyến khích các cơ sở, các tổ chức, cá nhân mà trong đó đặc biệt là người dân bản địa đầu tư vào phát triển loại hình du lịch cộng đồng Khuyến khích phát triển các sản phẩm du lịch mới, đặc thù có thể kết hợp với loại hình du lịch cộng đồng tại điểm du lịch như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm Tỉnh Lào Cai đã có những chủ trương , chính sách cho phát triển du lịch cộng đồng tại các địa phương có tiềm năng như Bắc Hà, Bát Xát, Bảo Yên hay thị xã Sa Pa;
- Kiểm soát chất lượng du lịch Phát triển du lịch nói chung, các loại hình du lịch trong đó có du lịch cộng đồng nối riêng cần quan tâm đến cơ chế kiểm soát chất lượng Nếu không quan tâm đến hoặc thả nổi việc kiểm soát chất lượng dẫn đến hậu quả du lịch phát triển thiếu bền vững Nâng cao nhận thức, kiến thức về quản lý chất lượng, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, hệ thống chất lượng để có thể phát triển loại hình du lịch cộng đồng, và dần đi đến khẳng định thương hiệu của du lịch cộng đồng tại thị xã Sa Pa;
- Tăng cường hợp tác đối tác: Cơ chế liên kết giữa đại diện nhà nước với các khu vực tư nhân, tham gia tư vấn hoạch định chính sách, chia sẻ trách nhiệm trong việc thúc đẩy quảng bá, phát triển thương hiệu, phát triển nguồn nhân lực Huy động nguồn lực từ cộng đồng địa phương cho hoạt động chung của vùng, điểm du lịch, nhất là du lịch cộng đồng;
- Chính sách phát triển du lịch bền vững: Khuyến khích bằng công cụ tài chính và hỗ trợ đối với các mô hình nhà dân phục vụ lưu trú loại hình du lịch cộng đồng Có chính sách ưu đãi với các dự án phát triển du lịch có sử dụng nhiều lao động địa phương, khuyến khích hỗ trợ thực hiện chương trình giám sát môi trường tại các khu, điểm, vùng du lịch và cơ sở dịch vụ du lịch Cơ chế lập quỹ bảo tồn và phát huy các giá trị tự nhiên và nhân văn phục vụ du lịch Khuyến khích du lịch cộng đồng quan tâm, có trách nhiệm với xã hội và môi trường;
- Chính sách đầu tư tập trung: nhận biết rõ lợi thế của điểm du lịch đối với sự phát triển của loại hình du lịch cộng đồng, có các chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước đối với loại hình du lịch này;
- Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng: Tăng cường nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược sản phẩm, khuyến khích sản phẩm mới có tính chiến lược, xây dựng nếp sống văn minh du lịch;
- Chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch: Khuyến khích đào tạo và chuyển giao kỹ năng tại chỗ, thu hút chuyên gia của các vùng trong cả nước phục vụ cho đào tạo du lịch, tăng cường chuẩn hóa kỹ năng, công nhận kỹ năng Sử dụng phí dịch vụ vào việc đào tạo và phát triển nhân lực;
- Chính sách xúc tiến quảng bá tại các thị trường trọng điểm: Tăng cường nghiên cứu thị trường, phân đoạn thị trường mục tiêu, hỗ trợ tài chính đối với thị trường trọng điểm, liên kết, tập trung nguồn nhân lực để xúc tiến quảng bá thị trường trọng điểm, hình thành các kênh quảng bá toàn quốc trên các thị trường trọng điểm, chiến dịch quảng bá tại các thị trường trọng điểm;
- Chính sách phát triển DLCĐ thân thiện với thiên nhiên, gìn giữ bản sắc văn hóa của địa phương và của các dân tộc trên địa bàn thị xã Sa Pa.
1.3.1.2 Du lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
Mộc Châu là huyện miền núi, cao nguyên và biên giới, nằm ở hướng Đông Nam của tỉnh Sơn La, cách Hà Nội 180 km về hướng Tây Bắc Cao nguyên Mộc
Châu với địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng 1.050 m so với mặt nước biển, diện tích rộng, đất đai màu mỡ, khí hậu cao nguyên ôn hòa, mát mẻ quanh năm Hệ sinh thái đa dạng, vùng thảo nguyên cảnh quan đẹp (đồng cỏ, vườn hoa), với nhiều điểm danh thắng, như: Ngũ Động bản Ôn, thác Dải Yếm, đỉnh Pha Luông, khu hồ sinh thái rừng thông bản Áng, đồi chè, vườn đào, vườn mận, trang trại chăn nuôi bò sữa Phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa các dân tộc đa dạng và đặc sắc
Với cảnh quan thiên nhiên phong phú, môi trường trong lành, khí hậu mát mẻ cùng những món ăn dân tộc đặc sắc, Mộc Châu nói riêng và Sơn La nói chung là một trong những điểm du lịch được yêu thích nhất khu vực Tây Bắc Phát huy lợi thế từ các sườn đồi và thung lũng bằng phẳng, đồng bào đã lập nên nhiều trang trại bò sữa, nhà vườn, cánh đồng hoa tam giác mạch, hoa cải, vườn chè, vườn mận… Ngoài ra, nhiều hộ còn xây mới, sửa chữa, tận dụng những ngôi nhà truyền thống để làm nhà nghỉ cộng đồng hoặc mở nhà hàng, làm các món ăn địa phương phục vụ khách tham quan Du khách đến với Mộc Châu được trải nghiệm cùng đồng bào hái quả, trồng rau sạch, quan sát quy trình chế biến các sản phẩm từ sữa bò, hòa mình vào những điệu xòe Thái, những điệu dân ca cổ, ngủ nhà sàn truyền thống, nằm đệm bông gạo, thưởng thức đặc sản núi rừng như: thịt trâu gác bếp, cá suối nướng, bê chao, xôi ngũ sắc, rau rừng… và không thể quên hương nồng của rượu ngô men lá Đặc biệt, các hộ làm DLCĐ được tạo điều kiện tham gia các khóa tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng du lịch Để tăng thêm thu nhập, đồng bào còn duy trì và phát triển nghề dệt truyền thống với nhiều sản phẩm hấp dẫn như: khăn Piêu, áo thổ cẩm, túi xách, rèm cửa, khăn tay…
Mộc Châu đã được quy hoạch trở thành khu vực động lực phát triển du lịch của tỉnh Sơn La và của vùng du lịch Trung du miền núi Bắc Bộ với hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, có thương hiệu và sức cạnh tranh cao gắn với cảnh quan tự nhiên và bản sắc văn hóa các dân tộc Khu Du lịch quốc gia Mộc Châu hình thành 3 trung tâm du lịch trọng điểm gồm: Trung tâm nghỉ dưỡng Mộc Châu, trung tâm du lịch sinh thái Mộc Châu và trung tâm vui chơi giải trí Mộc Châu; hình thành các bản du lịch cộng đồng bao gồm: bản Áng (xã Đông Sang, huyện Mộc Châu), bản Vặt (xã Mường Sang, huyện Mộc Châu), bản Tà Phình (xã Tân Lập, huyện Mộc Châu), bản Mường Khoa (xã Chiềng Khoa, huyện Vân Hồ)…
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Đặc điểm cơ bản của huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
2.1.1.1 Vị trí và mối liên hệ vùng
Tân Lạc là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hòa Bình, cách thành phố Hòa Bình khoảng 30 km, diện tích tự nhiên 532,05 km 2 ; phía Bắc giáp huyện Đà Bắc và huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình; phía Nam giáp huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình và huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa; phía Đông giáp huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình; phía Tây giáp huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình và huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
Huyện Tân Lạc nằm trong ranh giới nghiên cứu Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình (Bao gồm 5 huyện, thành phố: Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu, Đà Bắc và thành phố Hòa Bình) Trong đó, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc được xác định vũng lõi trong quy hoạch khu du lịch Quốc gia hồ Hòa Bình, hiện đang thu hút rất nhiều nhà đầu tư khảo sát, lập dự án đầu tư về du lịch
Huyện Tân Lạc có Quốc lộ 6 và Quốc lộ 12B chạy qua địa bàn, là cửa ngõ của Tây Bắc kết nối với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình; tạo cho Tân Lạc có điều kiện thuận lợi trong giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội và kết nối các tour tuyến du lịch với các địa bàn khác trong tỉnh Hòa Bình cũng như các tỉnh lân cận như Ninh Bình, Thanh Hóa, Sơn La
Huyện Tân Lạc cách thành phố Hòa Bình - trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế của tỉnh Hòa Bình khoảng 30 km và nằm trên một trong những tuyến du lịch quan trọng của vùng trung du miền núi phía Bắc - Quốc lộ 6 Là địa phương nằm trên tuyến du lịch đường thủy sông Đà: hồ thủy điện Hòa Bình - hồ thủy điện Sơn
La - hồ thủy điện Lai Châu Đồng thời có thể kết nối thuận lợi với các điểm du lịch quốc gia huyện Mai Châu, Cao Phong, Đà Bắc và thành phố Hòa Bình
Hình 2.1 Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng 2.1.1.2 Địa hình
Huyện Tân Lạc có địa hình khá phức tạp, có dãy Trường Sơn chạy dọc theo chiều dài của huyện, đất đai bị chia cắt bởi hệ thống suối, đồi núi và thấp dần về hướng Đông Nam; địa hình Tân Lạc được chia thành 5 vùng rõ rệt, cụ thể:
- Vùng cao gồm các xã: Nam Sơn, Bắc Sơn, Quyết Chiến, Lũng Vân, Ngổ Luông;
- Vùng thượng gồm các xã: Ngòi Hoa, Trung Hòa, Phú Vinh, Phú Cường;
- Vùng sâu gồm các xã: Gia Mô, Lỗ Sơn, Do Nhân, Quy Mỹ;
- Vùng dọc quốc lộ 12B gồm các xã: Ngọc Mỹ, Đông Lai, Thanh Hối, Tử
Nê, Mãn Đức, thị trấn Mường Khến, Quy Hậu;
- Vùng Thạch Bi gồm các xã: Phong Phú, Mỹ Hòa, Địch Giáo, Tuân Lộ
- Khí hậu: Huyện Tân Lạc thuộc khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa; có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng
11 đến tháng 4 Nhiệt độ trung bình năm 22,9 0 C; nhiệt độ bình quân năm cao nhất 27,8 0 C; thấp nhất 19,8 0 C Tháng nóng nhất là tháng 7, lạnh nhất là tháng 1
- Thủy văn: Trên địa bàn huyện Tân Lạc không có sông, suối lớn, chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn từ 4 suối nhỏ bắt nguồn từ Tây Bắc đổ về phía Đông Nam của huyện Hệ thống suối có tổng chiều dài hàng trăm km, tạo thành nguồn cung cấp nước, nguồn thủy sản phục vụ đời sống nhân dân và sản xuất Nhưng về mùa mưa, nước trong hệ thống suối đổ dồn tạo thành những dòng lũ lớn có gây thiệt hại về hoa màu và làm tắc nghẽn giao thông đi lại tại một số vùng trong huyện
2.1.1.4 Đất đai, thổ nhưỡng, rừng và hệ sinh thái Mường
- Đất đai, thổ nhưỡng: Do địa hình chia cắt phức tạp, núi non hiểm trở, độ dốc lớn, nên đất đai của huyện không đồng nhất Các loại đất ở địa hình đồi núi (đất đỏ và đất mùn) chiếm gần 85% diện tích tự nhiên; tỷ lệ diện tích đất đồng bằng thuận lợi cho sản xuất, xây dựng quá thấp (khoảng 3,5%) Đất đai của huyện chủ yếu gồm các nhóm đất chính: Đất phù sa, đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính, đất nâu đỏ trên đá phiến sét, đất nâu đỏ trên đá vôi, đất vàng đỏ trên đá mác ma axít, đất vàng nhạt trên đá cát, đất mùn nâu đỏ trên đá vôi Với đặc điểm thổ nhưỡng hiện trạng của huyện, việc xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ du lịch gặp không ít khó khăn, cần hạn chế xây dựng những khu vực độ dốc lớn như ven các đồi núi
- Rừng và hệ sinh thái Mường: Diện tích rừng Tân Lạc chiếm tới gần 60% diện tích đất tự nhiên, bao gồm các loại rừng: Rừng tự nhiên, rừng trồng và rừng mới khoanh nuôi, phục hồi Hệ thực vật rừng khá phong phú, trong các khu rừng tự nhiên có tới 20 loài cây rừng tương đối phổ biến, trong đó có một số loại quý như:
Dẻ, dổi, táu, sến, lim, sến, lát nghiến cùng các loại tre vứa vầu và các loại cây có giá trị như sa nhân, mây Đặc biệt trong khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông là nơi tập trung rất nhiều loài đặc hữu.
2.1.1.5 Cảnh quan sinh thái Mường
Cảnh quan nổi bật của Tân Lạc là hình ảnh cuộc sống người dân mang đậm nét thôn quê miền núi, với các dãy núi, khu rừng, cánh đồng, khe suối xen kẽ nhau tạo nên cảnh quan đẹp phong phú và đa dạng Các xóm làng bình yên, có suối chảy quanh, những ngôi nhà sàn truyền thống nằm tựa lưng vào núi, trước mặt là nương ngô, lúa, vườn rau… người dân hiền hòa, mến khách, tất cả tạo nên nét đẹp cho Tân Lạc
Hình 2.2 Cảnh quan huyện Tân Lạc 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Khái quát đặc điểm kinh tế huyện Tân Lạc
Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Tân Lạc bình quân giai đoạn 2021 - 2023 là 13,1% Tổng giá trị sản xuất năm 2023 của huyệt đạt 5.893,7 tỷ đồng (theo giá hiện hành), cao gấp 8,73 lần so với năm 2015 (675 tỷ đồng) Ngành nông nghiệp của huyện vẫn chiếm tỷ trọng cao với 33,7% cơ cấu kinh tế, đứng sau ngành dịch vụ với 34,4% cơ cấu kinh tế và ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 31,9% Nhận thấy, ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ huyện chưa có sự dao động nhiều, ngành nông nghiệp đang từng bước giảm dần
Thu nhập bình quân đầu người huyện năm 2023 đạt 38,53 triệu đồng/người/năm, vẫn thấp hơn so với thu nhập bình quân đầu người tỉnh Hòa Bình (50,7 triệu đồng/người/năm)
Ngành du lịch chưa thực sự trở thành thế mạnh của huyện, tuy nhiên trong thời gian qua đã có đóng góp nhất định vào tăng trưởng kinh tế huyện, tạo việc làm cho một số lao động tại địa phương Tuy nhiên, so với mức sống chung của tỉnh vẫn còn thấp; do đó cần có giải pháp phát triển du lịch hơn nữa, tăng nguồn thu từ du lịch, giúp mang lại thu nhập cho người dân
2.1.2.2 Hiện trạng dân số, dân cư, dân tộc và lao động
* Hiện trạng dân số, dân cư
Phương pháp nghiên cứu xây dựng Đề án
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
- Thu thập số liệu liên quan đến phát triển du lịch của Tân Lạc từ các cơ quan chuyên môn như: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tân Lạc, Chi cục Thống kê,
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình và một số công ty lữ hành
- Thu thập các thông tin về cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực tiễn của các địa phương thông qua các tài liệu và các công trình nghiên cứu về du lịch cộng đồng, giáo trình giảng dạy, bài báo liên quan, internet
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra khảo sát bằng các phiếu phỏng vấn chuẩn bị sẵn các đối tượng có liên đến hoạt động phát triển du lịch cộng đồng huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình
- Số lượng khách du lịch: 80 người
- Cán bộ quản lý phát triển du lịch cấp xã và huyện: 04 người
- Cán bộ quản lý du lịch cấp xã: 16 người
Tổng cộng 100 phiếu phỏng vấn được thực hiện
2.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thông tin
2.2.2.1 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi thu thập được nhập vào phần mềm Excel để làm sạch và tổng hợp
2.2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
* Phương pháp thống kê mô tả Được sử dụng để mô tả, tổng hợp các chỉ tiêu du lịch cộng đồng qua đó làm rõ về thực trạng phát triển
Sử dụng bảng biểu để đánh giá những đặc điểm cơ bản của số liệu thu thập được thông qua việc tính toán các tham số thống kê như: quy mô, cơ cấu các hoạt động trong lĩnh vực DLCĐ Trong đề án, phương pháp này được sử dụng để đánh giá thực trạng hoạt động phát triển DLCĐ tại Tân Lạc trong giai đoạn 2021 - 2023
Sử dụng các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để tính toán các chỉ tiêu phản ánh kết quả của hoạt động du lịch qua các năm như số khách đến từng khu du lịch, doanh thu của DLCĐ, đầu tư vào các khu du lịch, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ du lịch…
* Phương pháp thống kê so sánh Được dùng để so sánh các chỉ tiêu phát triển du lịch cộng đồng qua các năm.
Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong đề án
2.3.1 Chỉ tiêu biểu hiện quá trình tăng về qui mô (số lượng)
- Số lượng và thực trạng tài nguyên cho phát triển DLCĐ
- Số lượng các bản DLCĐ và các Homestay
- Số lượng lượt khách DLCĐ
- Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch (Giao thông, viễn thông, bến cảng…)
2.3.2 Phát triển DLCĐ về chất lượng
- Thực trạng quy hoạch không gian phát triển DLCĐ
- Chất lượng lao động trong hoạt động DLCĐ
- Các sản phẩm du lịch (Sự đa dạng, chất lượng)
- Mô hình quản lý DLCĐ tại địa phương
- Liên kết trong DLCĐ: Liên kết dọc và liên kết ngang
2.3.3 Kết quả quá trình phát triển DLCĐ tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
+ Lượng khách du lịch đến các bản DLCĐ;
+ Tổng thu từ khách du lịch;
+ Số lượng cơ sở lưu trú;
+ Số tiền thuế đóng góp vào ngân sách địa phương;
+ Sự thay đổi về đời sống vật chất (thay đổi thu nhập của các hộ làm Homestay và các hộ làm dịch vụ)
+ Sự thay đổi về đời sống tinh thần của những hộ dân tham gia làm DLCĐ và người dân trong bản;
+ Sự bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc;
+ Số lượng việc làm trong các hoạt động DLCĐ
- Về môi trường: Sự thay đổi môi trường sinh thái trong quá trình phát triển DLCĐ.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN TÂN LẠC
Giới thiệu chung về du lịch cộng đồng tại huyện Tân Lạc
Du lịch cộng đồng tại Tân Lạc mới phát triển trong vài năm trở lại đây, với 2 xóm đi tiên phong là xóm Mường cổ xóm Ải (xã Phong Phú) và xóm Ngòi (xã Ngòi Hoa), trong thời gian qua huyện đã chú trọng đầu tư hạ tầng, tuyên truyền, quảng bá và bước đầu đã tạo thành điểm du lịch mới thu hút khách du lịch:
- Xóm Ải, xã Phong Phú cách Quốc lộ 6 khoảng 1 km, cách thành phố Hòa Bình gần 40 km Xóm có diện tích gần 1,5 km 2 Xóm nằm trong thung lũng nhỏ với nhiều triền đồi bao quanh, có dòng suối Ải trong vắt chảy quanh Là địa bàn cư trú lâu đời của người Mường, có hơn 50 nhà sàn truyền thống nằm ven các sườn đồi, gò đồi nhỏ trong thung lũng Mường Bi Các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mang đậm bản sắc của người Mường còn được lưu giữ Nơi đây có nhiều ruộng bậc thang trồng lúa nước, nằm gần núi Cột Cờ (Khụ Dọi), Thác Trăng, hồ Trọng và một số địa điểm đẹp: Động Hoa Tiên, vịnh Ngòi Hoa Xóm Ải được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là xóm truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người và là xóm đại diện dân tộc Mường xây dựng 20 xóm truyền thống cả nước Là điểm du lịch cộng đồng mới, đang bắt đầu thu hút khách du lịch;
- Xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa có diện tích là 1.230 ha (trong đó diện tích mặt nước là 307 ha), 91 hộ với 353 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Mường là một xóm du lịch văn hóa cộng đồng dân tộc Mường nằm trong vùng vịnh Ngòi Hoa, một trong những vùng lõi của Khu du lịch hồ Hòa Bình nằm trong trong Quy hoạch Tổng thể phát triển Khu Du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030; nằm trong Đề án phát triển du lịch huyện Tân Lạc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Hiện nay, xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa có trên 12 hộ được đầu tư đón tiếp khách ăn, nghỉ; có các dịch vụ vui chơi, giải trí, tham quan hang động cũng mang đậm phong cách riêng Du khách có thể tổ chức các chương trình Team buiding, Incentive, trekking; các trò chơi dân gian như: câu cá, đua bè mảng, chèo thuyền; tham gia các hoạt động gắn liền với sinh hoạt thường ngày của người dân để trải nghiệm, học kỹ năng sống như: cất vó cá, học nấu ăn ẩm thực xứ Mường, chăn nuôi, làm rượu cần; tham gia trải nghiệm khám phá hang động Karst, đi rừng đào sâm cau; xem biểu diễn văn nghệ của người dân địa phương
Ngoài ra, tại xóm Chiềng, xóm Lự (xã Lũng Vân); xóm Lũy (xã Phong Phú); xóm Chiến, Tớn (xã Nam Sơn), xóm Bưởi (xã Phú Cường), xóm Thung (xã Quyết Chiến), xóm Trăng (xã Do Nhân) cũng là những xóm có tiềm năng phát triển thành điểm du lịch cộng đồng
Trong giai đoạn 2021 - 2023, du lịch huyện Tân Lạc đã có những chuyển biến mạnh mẽ với nhiều kết quả tích cực Tổng lượt khách du lịch đến huyện Tân Lạc tăng mạnh trong năm 2023 đạt 221.578 lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 6.932 lượt (Bảng 3.1)
Bảng 3.1 Kết quả thực hiện hoạt động du lịch huyện Tân Lạc
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Tốc độ
II Tổng thu DL Tỷ đ 40,5 63,3 157,2 197,01
“Nguồn: UBND huyện Tân Lạc”
Năm 2022, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tổng lượng khách quốc tế đến du lịch giảm rõ rệt, đạt 110 lượt khách, giảm 41,5% so với năm 2021, đạt 55,8% kế hoạch năm
Tổng thu từ khách du lịch trên địa bàn huyện Tân Lạc tăng liên tục trong giai đoạn 2021 - 2023 Cụ thể, năm 2021 doanh thu từ khách du lịch đạt 40,5 tỷ đồng; năm 2023 đạt 157,2 tỷ đồng, tốc độ phát triển bình quân đạt 197,01%
Năm 2023, lượt khách du lịch đến huyện Tân Lạc chỉ chiếm khoảng 6% lượng khách đến tỉnh Hòa Bình
Bảng 3.2 Tỷ lệ khách du lịch cộng đồng trong tổng số khách du lịch đến huyện Tân Lạc Đơn vị: Người
Tổng lượt khách toàn huyện 89.697 140.626 221.578 157,2
“Nguồn: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tân Lạc”
Nhìn vào bảng 3.2 ta thấy: Năm 2021, khách DLCĐ chiếm 14,7% trên tổng lượng khách du lịch, thì đến năm 2023, số lượng du khách DLCĐ chiếm 16,1% Bình quân chung giai đoạn 2021 - 2023 chiếm 15,3% tổng số du khách
Tuy nhiên, DLCĐ ở huyện còn có một số khó khăn, thách thức như: Hệ thống đường giao thông kết nối các làng, bản, điểm đến DLCĐ còn nhiều khó khăn và thiếu đồng bộ; hệ thống cung cấp nước sạch, khu xử lý rác thải, nước thải chưa được đầu tư đúng mức; hạ tầng viễn thông liên lạc chất lượng thấp chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch; sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chất lượng chưa cao.
Thực trạng phát triển DLCĐ trên địa bàn huyện Tân Lạc
3.2.1 Quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng
Bám sát những quan điểm, mục tiêu của Nghị quyết số 03-NQ/HU ngày 21/7/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển du lịch huyện Tân Lạc giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Phòng Văn hóa và Thông tin huyện đã tham mưu triển khai kế hoạch điều tra, tổng hợp đánh giá, phân loại và xây dựng số liệu tổng thể về tài nguyên du lịch của huyện làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Tân Lạc Quyết định số 792a/QĐ-UBND ngày 18/7/2016 của Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc về việc phê duyệt Đề án phát triển du lịch huyện Tân Lạc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Bảng 3.3 Quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2023
TT Chỉ tiêu Đơn vị
1.1 Không gia khu vực KV 3 4 5 128,09
1.2 Sản phẩm du lịch Loại 3 3 4 115,47
2 Kế hoạch hoạt động du lịch
“Nguồn: UBND huyện Tân Lạc” 3.2.2 Phát triển cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch cộng đồng
Huyện đang phối hợp với các ngành chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng Xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa trở thành điểm du lịch lòng hồ nổi tiếng, xây dựng đền thác Bờ trên lòng hồ, xây dựng tour du lịch nhiều ngày từ Hòa Bình - Ngòi Hoa - hồ Sông Đà; hỗ trợ các xóm, bản làm du lịch tiếp tục đầu tư, trang bị cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch để phục vụ tốt hơn nhu cầu du khách trong và ngoài nước
Bảng 3.4 Công tác đầu tư cơ sở vật chất trong giai đoạn 2021 - 2023 của huyện Tân Lạc ĐVT: Triệu đồng
1 Đầu tư đường bê tông liên xóm 4.520 4.600 4.715 102,13
2 Đầu tư hỗ trợ sửa chữa đường 557,85 652,12 824,24 121,55
3 Đầu tư đường điện, trạm biến áp 1.369 1.226 1.120 90,45
4 Đầu tư nhà văn hóa 852,15 752,55 820,87 98,15
5 Đầu tư bãi đỗ xe 512,21 411,12 489,44 97,75
6 Đầu tư vật tư, trang phục dụng cụ cho các xóm du lịch cộng đồng 112,19 52,20 80,56 84,74
“Nguồn: UBND huyện Tân Lạc” Để du lịch cộng đồng huyện Tân Lạc tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, huyện Tân Lạc đã xây dựng và ban hành chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch (nhà vệ sinh công cộng, bãi đỗ xe, trang thiết bị tối thiểu phục vụ khách nghỉ); tạo cơ chế để hộ gia đình, bà con dân tộc thiểu số tại các xóm có tiềm năng phát triển du lịch có thể trực tiếp tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng
3.2.3 Phát triển nguồn lực (nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật) cho phát triển du lịch cộng đồng
3.2.3.1 Phát triển nguồn nhân lực
* Về công tác tập huấn
Ngay sau khi phê duyệt Đề án phát triển du lịch huyện Tân Lạc, dự án phát triển DLCC huyện Tân Lạc, UBND huyện Tân Lạc đã xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Nguồn nhân lực làm việc tại các điểm DLCĐ, đa số là những người nông dân quen với công việc thuần nông, chưa có kiến thức, kỹ năng về du lịch Chính vì vậy, việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch thực sự cần thiết và quan trọng để đáp ứng sự hài lòng, tạo ấn tượng tốt đẹp đối với du khách
Nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các hộ dân có kiến thức, kỹ năng để làm du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình đã mở nhiều lớp đào tạo, tập huấn như:
1 lớp ở khu vực bản Ngòi, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc), 1 lớp ở khu vực đảo Dừa, 1 lớp ở xóm Tiện, xã Thung Nai (Cao Phong), 1 lớp về du lịch cộng đồng tại xóm Ké Đà Bắc Gần đây nhất, năm 2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức 1 lớp tập huấn, đào tạo hướng dẫn viên du lịch cho 31 học viên Ngoài ra, Sở phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện: Mai Châu, Cao Phong, Đà Bắc, Tân Lạc mở tại mỗi huyện 1 lớp tập huấn kỹ năng làm du lịch nông thôn (OCOP) năm 2023 cho các hộ làm du lịch trong khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, trong đó huyện Tân Lạc đã cử 21 người tham gia khóa tập huấn trên
Bảng 3.5 Số lượng các lớp tập huấn về công tác du lịch của tỉnh Hòa Bình
STT Nội dung tập huấn
1 Lớp tập huấn về công tác phát triển du lịch 1 3 1 4 1 4
2 Lớp tập huấn về công tác du lịch cộng đồng 1 29 1 25 1 28
3 Lớp tập huấn kỹ năng làm du lịch nông thôn (OCOP) 2 16 1 18 2 30
STT Nội dung tập huấn
4 lớp tập huấn, đào tạo hướng dẫn viên du lịch 2 8 1 8 1 10
5 Lớp tập huấn về bản sắc văn hóa du lịch 1 5 1 6 1 6
6 Lớp nâng cao nhận thức trong cộng đồng về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ tài nguyên môi trường 1 6 1 6 1 7
Tổ chức đi khảo sát, thăm quan, học tập các mô hình làm du lịch hiệu quả trên địa bàn tỉnh và các tỉnh
8 Lớp cho người điều khiển phương tiện và nhân viên phục vụ trên tàu, thuyền vận chuyển khách du lịch 3 14 2 10 2 12
“Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình”
Bên cạnh đó, huyện nâng cao công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Các hộ kinh doanh phải tích cực tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, thuyết minh để nâng cao chất lượng phục vụ, giao tiếp; nâng cao nhận thức trong cộng đồng về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ tài nguyên môi trường để phát triển du lịch
Bảng 3.6 Số lượng các lớp tập huấn về công tác du lịch tại huyện Tân Lạc
STT Nội dung tập huấn
1 Tập huấn công tác hướng dẫn viên du lịch 1 25 1 20 1 28
2 Tập huấn công tác văn nghệ, bản sắc văn hóa văn nghệ 2 36 1 20 2 40
3 Lớp tập huấn kỹ năng giao tiếp 1 27 1 25 1 30
4 Lớp dạy tiếng Anh giao tiếp 2 16 1 12 2 20
5 Lớp bồi dưỡng kỹ năng nghề du lịch homestay 1 23 1 20 1 26
6 Tập huấn công tác an toàn, cứu hộ cho khách du lịch thuê thuyền Kaya, thuyền du lịch 1 16 1 14 1 18
7 Tập huấn về công tác dịch vụ các sản phẩm nông nghiệp 2 42 1 20 2 40
“Nguồn: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tân Lạc”
Ngoài ra, năm 2021 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức đào tạo, tập huấn cho tổ chức, cá nhân, đơn vị hoạt động kinh doanh vận tải thủy nội địa, người lái tàu và nhân viên phục vụ trên tàu những kiến thức, kỹ năng cơ bản về hoạt động du lịch sinh thái sông nước, Luật Du lịch, Luật Giao thông đường thủy nội địa; những kiến thức về sơ, cấp cứu; kỹ năng giao tiếp đối với khách du lịch Qua đó, tại các bến cảng hoạt động vận tải khách du lịch đường thủy trên khu vực tỉnh Hòa Bình và huyện Tân Lạc đi vào nề nếp Tàu đỗ đúng nơi quy định, không xảy ra tình trạng các chủ tàu chèo kéo khách Trên tàu đáp ứng đủ các yêu cầu như: trang bị cho khách du lịch áo phao, thiết bị y tế, tủ thuốc cứu hộ, thùng đựng rác Với những kiến thức được tập huấn, đội ngũ nhân viên, lái tàu trở thành những hướng dẫn viên du lịch có kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu vẻ đẹp mảnh đất, con người Hòa Bình
* Về Công tác đào tạo những hộ kiểu mẫu
Huyện Tân Lạc, Công ty Cổ phần Du lịch Tân Lạc, và dự án AOP (The Australian Foundation for the Peoples of Asia and the Pacific Limited) đã hỗ trợ mỗi xóm du lịch một vài hộ xây dựng mô hình hộ kiểu mẫu làm du lịch cộng đồng
Dự án đào tạo căn hộ kiểu mẫu đã hướng dẫn những hộ gia đình tham gia hoạt động lưu trú, phục vụ DLCĐ từ những khâu phục vụ nhỏ nhất đến bài trí, chuẩn bị để phục vụ một cách chuyên môn hóa, chuyên nghiệp
3.2.3.2 Phát triển nguồn lực tài chính
* Công tác huy động từ nguồn vốn xã hội, đoàn thiện nguyện nước ngoài
Do đặc thù DLCĐ rất thu hút đối tượng khách nước ngoài và những người ưa thích thiên nhiên, nên các đoàn khách đến với DLCĐ huyện Tân Lạc đều là những người rất thân thiện cởi mở, nhiều đoàn du lịch đã quyên góp và ủng hộ cho các địa phương xây dựng cơ sở vật chất, giúp đỡ người dân bản địa trong việc có nguồn nước sạch, nhà vệ sinh khép kín để góp phần cải thiện cuộc sống, cải thiện các điều kiện phục vụ DLCĐ của huyện
Hoạt động thiện nguyện: năm 2021, Tân Lạc CBT có huy động được 10 đoàn thiện nguyện nước ngoài hỗ trợ các hoạt động xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất của các xóm, bản
Năm 2022, Tân Lạc CBT có huy động được 12 đoàn thiện nguyện nước ngoài hỗ trợ các hoạt động
Kết quả thống kê số tiền các đoàn ủng hộ để cải thiện điều kiện cơ sở vật chất của các xóm phục vụ du lịch cộng đồng được thể hiện qua bảng 3.7
Bảng 3.7 Thống kê số lượng ủng hộ để đầu tư cải thiện điều kiện cơ sở vật chất của các xóm phục vụ du lịch cộng đồng huyện Tân Lạc ĐVT: Nghìn đồng
TT Hạng mục Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
1 Hỗ trợ làm đoạn đường nội thôn 50.860 65.000
2 Hỗ trợ tu sửa hệ thống nước 60.000
3 Trồng cây bóng mát và cảnh quan 21.000 25.000
4 Hỗ trợ xây dựng tu sửa lớp học cộng đồng 23.000 10.000
5 Hỗ trợ tu sửa nhà văn hóa 15.000 23.000
“Nguồn: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tân Lạc”
* Công tác hỗ trợ vay vốn
Nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình phát triển DLCĐ theo hướng bền vững, huyện Tân Lạc đã phối hợp với nhiều tổ chức tín dụng trên địa bàn để giúp các hộ vay vốn phát triển sản xuất Đồng thời ngân hàng chính sách xã hội huyện cũng đã có chủ trương hỗ trợ các hộ được vay vốn với mức lãi suất ưu đãi để đầu tư phục vụ phát triển DLCĐ
Tổng hợp các hộ được vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội địa phương để phát triển DLCĐ được thể hiện qua bảng 3.8
Bảng 3.8 Tổng hợp các hộ được vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh
STT Nội dung ĐVT Năm
I Số hộ được vay vốn Số hộ 55 56 60 104,45
1 Xã Vân Sơn Số hộ 21 24 22 102,35
2 Xã Quyết chiến Số hộ 25 20 24 97,98
3 Xã Ngổ Luông Số hộ 9 12 14 124,72
II Số tiền được vay Nghìn đồng 4.455 4.304 4.363 98,96
1 Xã Vân Sơn Nghìn đồng 1.701 1.568 1.589 96,65
2 Xã Quyết chiến Nghìn đồng 2.025 1.811 1.945 98,00
3 Xã Ngổ Luông Nghìn đồng 729 925 829 106,64
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
3.3.1 Các yếu tố khách quan
3.3.1.1 Tài nguyên Du lịch cộng đồng ở địa phương
* Tài nguyên Du lịch tự nhiên
Huyện Tân Lạc được biết đến với những phong cảnh đẹp, bởi hệ thống các hang động, thác nước, núi đá, rừng tự nhiên và những khe suối nhỏ trong lành, những bản làng dân tộc tất cả còn lưu giữ vẻ hoang sơ, hùng vĩ cùng với khung cảnh làng quê thanh bình, yên ả Trong đó, có một số điểm nổi bật (Bảng 3.13):
Bảng 3.13 Thống kê tài nguyên Du lịch tự nhiên của huyện Tân Lạc
Tên tài nguyên du lịch Địa điểm Giới thiệu khái quát
Xóm Bưng, xã Ngòi Hoa
Xếp hạng di tích cấp quốc gia Động được chia làm ba khu, ngoài lòng động với những khối nhũ đá còn có khu vực tiếp du khách, lên cao khoảng 50 m là khu khá bằng phửng, co vòm động khá rộng, có không khí mát lành Trong động có các dàn đàn đá, chiêng mường đá, cây bạc, núi vàng, nhũ đá tài lộc lấp lánh
Xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa
Xếp hạng di tích cấp quốc gia Động nằm trong lòng dãy núi đá vôi núi Bà, có hồ nước rộng, trong xanh, có vô vàn khối nhũ đá, măng đá, cột đá đủ các hình thù kỳ thú Động Hoa Tiên gồm 2 cửa: Cửa phía Đông nam và cửa phía Nam Cửa động cao hơn nền động khoảng 8 - 10 m, muốn vào động du khách phải đi qua cầu thang bằng sắt, bắc ở hai cửa vào
Xóm Tớn, xã Nam Sơn
Xếp hạng di tích cấp quốc gia Động có chiều dài chừng
300 m, cửa động rộng 90 cm, cao 1 m chỉ vừa đủ lọt một người Trong động có hồ nước rộng, sâu 2 - 7 m, quanh năm nước trong vắt, mát lạnh và các cột đá, nhũ đá, măng đá, rèm đá rất đặc sắc; nơi đây lưu giữ nhiều cổ vật liên quan đến lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng và là nơi trú ngụ của nhiều loài dơi, động vật và sinh vật đặc hữu
Xếp hạnh di tích khảo cổ học cấp quốc gia Hang muối là một mái đá cao, thóang đãng và rộng rãi, cửa rộng 27 m; sâu 11 m; cao 13 m; cửa hang quay theo hướng Đông Nam Nơi đây có nhiều di vật như: Công cụ ghè đập; Công cụ chặt thô; Rìu ngắn; Rìu dài; Rìu mài lưỡi; Công cụ hình đĩa; Công cụ hình hạnh nhân; Công cụ nạo nhỏ; Công cụ chày; Bàn nghiền; Công cụ cắt khía; Hòn ghè; Hạch đá…
Xóm Hợp, xã Lũng Vân
Xếp hạng di tích cấp tỉnh Là hang động tự nhiên, ăn sâu vào lòng núi, có chiều dài khoảng 300 m, chỗ rộng nhất khoảng 25 m, vòm trần chỗ cao nhất khoảng 25 m Trong lòng hang có các vòm động lớn, giải nhũ, măng đá, cột đá
Tên tài nguyên du lịch Địa điểm Giới thiệu khái quát
Xếp hạng tích cấp tỉnh Núi Cột Cờ đã đi vào trong áng
Mo Mường, sử thi “Đẻ đất, Đẻ nước” của người Mường Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ từng là kho cất giữ vũ khí bí mật của quân đội ta
Xóm Trăng, xã Do Nhân
Gồm 4 bậc thác, dưới chân thác là một cánh đồng lúa bậc thang và dòng suối trong xanh chảy uốn quanh
Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc
Tân Lạc và Lạc Sơn
Diện tích 19.254 ha, nằm giữa khu vực trung tâm của Vườn quốc gia Cúc Phương - Ninh Bình và Phù Luông - Thanh Hóa
“Nguồn: Tác giả tổng hợp”
Ngoài ra, còn một số điểm tài nguyên khác: Động Mường Chiềng - di tích quốc gia, Mái đá Chiềng Khến (thị trấn Mường Khến); Rừng nguyên sinh Phú Cường (xã Phú Cường); hồ Trọng (xã Phong Phú); Núi đá Phù Luông (Xã Quyết Chiến, Ngổ Luông, Lũng Vân); Vịnh Ngòi Hoa, Hồ Hoa, Hang Bưng - di tích khảo cổ cấp quốc gia (xã Ngòi Hoa); Hồ Vưng (xã Đông Lai); Hang Ma Ươi, hang Đắng
2, hang Bẻo (xã Quy Hậu); hang Ma (xã Địch Giáo); hang Chùa Bụt (xã Gia Mô).
Người Mường ở Tân Lạc không theo đạo Phật, phong tục chỉ thờ cúng tổ tiên, Thành Hoàng, Thánh Tản Viên, thờ Vua Mỡi, Thần bảo hộ sự yên lành, tục thờ cây, thờ đá nên ở đây không có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, chỉ có một số di tích gắn với lịch sử phát triển của người Mường:
Bảng 3.14 Thống kê các di tích lịch sử của huyện Tân Lạc
STT Tên di tích lịch sử Địa điểm Giới thiệu khái quát
Là một trong những tích về ngôi chùa cổ nhất của xứ Mường Hòa Bình Được thiết kế theo dạng tiền Bụt, hậu thánh, gian đầu tiên là thờ Bụt, hai gian sau thờ Bà chúa Mường Kè và Phật Bà Quan Âm Chùa gắn với truyền thuyết về bà Đinh Thị Lập (Bà chúa đất Mường Kè) đã sử dụng phép thuật của mình dân có cuộc sống ấm no, sung túc
Là di tích cấp tỉnh, nơi đây, thờ các vị thần hoàng là: Quốc Mẫu Hoàng Bà, Tản Viên Sơn Thánh và Ải Lý, Ải Lo
Là di tích cấp tỉnh, Hang Bụt có vô vàn các nhũ đá muôn hình vạn trạng Nơi đây thờ Thánh Mẫu, chúa Thượng Ngàn, Thủy Cung công chúa, vua Hổ, Phật Thiên Thủ Thiên Nhẫn, Phật Quan Âm Bồ Tát và thờ Cô, Cậu bằng đá
Xóm Bào, xã Thanh Hối
Cây có tuổi đời trên 200 tuổi (từ thế kỷ XVII, thời vua Lê Kính Tông (1600 - 1619), chu vi của cây phải tới 44 người ôm mới hết Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cây đa là nơi trú ẩn an toàn cho bộ đội, dân quân
“Nguồn: Tác giả tổng hợp”
Tân Lạc là địa phương có nhiều lễ hội truyền thống gắn với đồng bào dân tộc Mường, đều là những hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của người Mường Bi, hiện nay các lễ hội được tổ chức theo đúng quy định, lành mạnh, không lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan hoặc truyền đạo trái phép:
Bảng 3.15 Thống kê các lễ hội của huyện Tân Lạc
STT Tên lễ hội Địa điểm Thời gian Thông tin lễ hội
Tổ chức vào ngày mùng 7
- 8 tháng giêng âm lịch hàng năm
- Tỏ lòng tôn kính với quốc mẫu Hoàng Bà và Tam vị Tản viên Sơn Thánh phù hộ cho nhân dân một năm mới no đủ yên vui
- Có ý nghĩa tổng kết một năm lao động, sản xuất, mở đầu công việc cho một năm mới, là nơi gặp gỡ giao lưu để thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng
Tổ chức vào ngày 16 tháng 2 âm lịch hàng năm
Lễ hội nhằm suy tôn Bụt Mọc (đá), lễ hội diễn ra với nhiều trò chơi hấp dẫn: Ném còn, đánh quay, bắn cung, bắn súng hỏa mai… đây cũng là dịp để trai gái trong mường khoe tài, khoe sắc và tìm hiểu nhau
STT Tên lễ hội Địa điểm Thời gian Thông tin lễ hội
Lễ hội đánh bắt cá suối tháng 3
Tổ chức tháng 3 âm lịch hàng năm
Đánh giá chung về thực trạng du lịch cộng đồng huyện Tân Lạc
3.4.1 Những kết quả đạt được
3.4.1.1 Tình hình phát triển du lịch của huyện Tân Lạc
Hoạt động du lịch của huyện Tân Lạc đã có chuyển biến và phát triển, nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch ngày càng được cải thiện, hệ thống giao thông kết nối các điểm du lịch đã được xây dựng, các cơ sở lưu trú du lịch ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, một số dự án phát triển du lịch đã được triển khai trên địa bàn các xã, thị trấn
Công tác phát triển các sản phẩm du lịch cơ bản đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch được tăng cường thông qua việc tổ chức các sự kiện của huyện và tỉnh, trên các phương tiện thông tin đại chúng
Các tổ chức, cá nhân trong những năm gần đây có sự đầu tư cho phát triển du lịch, đặc biệt là đầu tư cơ sở lưu trú du lịch, dịch vụ phục vụ ăn uống
Trong thời gian qua, huyện đã tập trung xây dựng, nâng cấp đường giao thông vào một số xã vừa để phát triển kinh tế đồng thời phục vụ du lịch bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh, huyện và nhân dân đóng góp
Ngoài những mặt đã đạt được, Tân Lạc có nhiều điểm mạnh để phát triển du lịch: tiềm năng lợi thế phát triển du lịch, nhất là DLCĐ với con người thân thiện, mến khách, văn hóa truyền thông của các dân tộc thiểu số đa dạng, có nhiều di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng Là địa phương được biết đến với nguồn tài nguyên đá quý, đá trắng, đã phong thủy phong phú, đa dạng; có nhiều sản phẩm nông, lâm, thủy sản đặc trưng thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch
3.4.1.2 Tình hình phát triển du lịch cộng đồng của huyện Tân Lạc
Du lịch cộng đồng đang từng bước được hình thành, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ
Hệ thống cơ sở hạ tầng tại các điểm du lịch cộng đồng từng bước được quan tâm đầu tư xây dựng, tạo cảnh quan, thu hút khách du lịch, góp phần thúc đẩy tăng trưởng các chỉ tiêu du lịch, góp phần tạo nên diện mạo mới cho ngành du lịch
Huyện Tân Lạc có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ và các lễ hội, phong tục tập quán độc đáo của người dân địa phương có giá trị to lớn để phát triển du lịch cộng đồng Với những nét bản sắc văn hóa đặc trưng vùng miền, những làng nghề truyền thống lâu năm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước
Ngoài du lịch cộng đồng du khách còn bị cuốn hút bởi khung cảnh hùng vĩ của huyện, với núi non, hồ Hòa Bình, các hang động, nét văn hóa của người bản địa… thích hợp thành lập những tour du lịch với đa dạng các hình thức, thu hút khách du lịch quốc tế
3.4.2 Những hạn chế, tồn tại
- Sản phẩm du lịch cộng đồng trên địa bàn chưa thực sự hấp dẫn, chưa đủ đáp ứng nhu cầu khách Thị trường khách du lịch chưa ổn định
- Hệ thống hạ tầng giao thông kết nối các điểm du lịch cộng đồng còn yếu kèm, chưa đáp ứng được nhu cầu giao thông để phục vụ du lịch
- Hệ thống cơ sở vật chất còn thiếu (cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống và vui chơi giải trí )
- Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch chưa mang tính chuyên nghiệp và thiếu một chiến lược lâu dài
- Đội ngũ nhân lực du lịch vừa thiếu, vừa yếu Tỷ lệ lao động trực tiếp được đào tạo chuyên ngành du lịch còn thấp
- Phát triển DLCĐ trên địa bàn vẫn mang tính tự phát; cộng đồng người dân tộc thiểu số được hưởng lợi trực tiếp từ hoạt động du lịch còn hạn chế
- Công tác quản lý các điểm DLCĐ chưa hiệu quả, việc kiểm tra giám sát chất lượng dịch vụ du lịch chưa được thường xuyên.
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN TÂN LẠC
Định hướng phát triển
Chú trọng khai thác thị trường khách du lịch nội địa là thị trường truyền thống, tập trung các đối tượng khách du lịch tìm hiểu văn hóa, khách du lịch nghỉ dưỡng sinh Mường vùng núi, khách yêu thích DLCĐ, tìm hiểu văn hóa truyền thống dân tộc miền núi cao; khách yêu thích trải nghiệm cuộc sống mới, gắn liền với các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp
Thị trường gửi khách nội địa lớn nhất của Tân Lạc là Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng dựa trên lợi thế về cảnh quan, khí hậu vùng núi và nét đặc sắc của cuộc sống đồng bào vùng cao Với việc khai thác Cảng Hàng không Nội Bài,
Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ sẽ trở thành một thị trường quan trọng trong tương lai của Tân Lạc
Thị trường khách quốc tế bao gồm các thị trường chính: Khách Tây Âu, Đông Bắc Á (Nhật Xóm, Hàn Quốc) gắn với loại hình du lịch cộng đồng và du lịch sinh Mường Sau khi phát triển mạnh loại hình du lịch cộng đồng cần ưu tiên thu hút khách du lịch từ khu vực ASEAN (Campuchia, Lào, Mường Lan, Myanmar, Malaysia, Indonesia) đi qua trung tâm phân phối khách Hà Nội
4.1.2 Định hướng phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng
- Khách nghỉ tại nhà dân, trải nghiệm cuộc sống thôn xóm, tham gia các lễ hội văn hóa dân gian, tìm hiểu về văn hóa truyền thống địa phương thông qua các lời hát, điệu múa, giao lưu văn nghệ, học đánh Chiêng Mường, trình diễn giá trị văn hóa Mo Mường
- Một ngày trải nghiệm cuộc sống của nhà nông qua công việc đồng áng, trồng trọt, chăn nuôi và tham gia các hoạt động gieo trồng, thu hoạch các loại nông sản theo mùa như: vườn trồng quýt (xã Nam Sơn), vườn rau su su (xã Quyết Chiến), khoai lang (xã Phú Cường, vườn trồng bưởi, Bưởi đỏ (Thanh Hối), văn hóa ẩm thực như: Đồ sôi, nấu rượu… (Lũng Vân, Nam Sơn)…
- Trekking tìm hiểu khám phá hệ sinh Mường Ngọc Sơn Ngổ Luông, trải nghiệm hệ thống hang động, một ngày trồng rừng tại một điểm có tài nguyên nổi trội như: xóm Chiến (xã Nam Sơn) và xóm Bưởi (xã Phú Cường)…
- Đi bộ hoặc đi xe đạp quanh xóm bản tham quan thác nước, cảnh quan xóm làng, ruộng lúa, trải nghiệm cuộc sống dân dã, tham gia vào các hoạt động thường nhật của người Mường, như:
+ Tìm hiểu về các loại cây thuốc nam trên rừng;
+ Thưởng thức các món ăn truyền thống dân tộc;
+ Tham gia các lễ hội (vào từng thời gian);
+ Tham quan các di tích trên địa bàn (nếu có);
+ Tham quan, tìm hiểu nghề truyền thống (Dệt vải, làm rượu cần, đan lát…); + Nghe người dân kể những áng mo Sử thi đẻ đất đẻ nước nổi tiếng của dân tộc Mường, tìm hiểu về văn hóa Mường, Chiêng Mường, Mo Mường…
- Xây dựng sản phẩm đồ lưu niệm: Sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch là một trong những yếu tố góp phần tăng sức hấp dẫn cho điểm đến, giữ chân du khách, khuyến khích chi tiêu và quảng bá hình ảnh du lịch hiệu quả Thời gian trước mắt tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm lưu niệm gắp với địa phương: Đồ thổ cẩm, đan lát, sản phẩm nông sản sạc
4.1.3 Định hướng tổ chức các hoạt động du lịch
- Dịch vụ hướng dẫn tham quan của các điểm du lịch, khu bảo tồn Ngọc Sơn Ngổ Luông, hang Nam Sơn, cảnh quan vùng núi cao
- Dịch vụ lưu trú (homestay) ở tại nhà dân tại các xóm dân tộc, đặc biệt tại các xóm có tiềm năng nổi trội như: Xóm Chiến, xóm Tớn (Nam Sơn), xóm Lự, xóm Chiềng (Lũng Vân), xóm Trăng (Do Nhân), xóm Bưởi (Phú Cường), xóm Ngòi - xóm Liếm (Ngòi Hoa), xóm Thăm (Trung Hòa), xóm Ải, xóm Lũy (Phong Phú), xóm Hày Dưới - xóm Mỹ (Bắc Sơn), xóm Thung (Quyết Chiến)
- Dịch vụ ẩm thực (các món ăn đặc sản địa phương mang bản sắc văn hóa dân tộc)
- Dịch vụ mua sắm hàng nông sản, dược liệu, đặc sản của địa phương, các mặt hàng thổ cẩm tại phiên chợ Lũng Vân và tham gia chợ phiên dân tộc trên địa bàn huyện
- Dịch vụ vận chuyển: Cho thuê xe máy, xe đạp cho du khách tham quan
- Dịch vụ trình diễn văn hóa địa phương: Trình diễn các nhạc cụ dân tộc, trang phục, các loại hình văn hóa truyền thống dân tộc Mường
- Xây dựng các tuyến du lịch kết nối với các điểm, gồm:
+ Xóm Ngòi, xóm Liếm (Ngòi Hoa) - Ba Khan (Mai Châu) - xóm Bưởi (Phú Cường);
+ Xóm Ngòi, xóm Liếm (Ngòi Hoa) - xóm Đá Bia (Đà Bắc);
+ Xóm Ải (Phong Phú) - xóm Chiến (Nam Sơn) - Pù Luông (Thanh Hóa); + Xóm Ải (Phong Phú) - xóm Trăng Tà (Do Nhân) - xã Tự Do (Lạc Sơn); + Xóm Bưởi (Phú Cường) - xóm Ngòi (Ngòi Hoa) - cảng Thung Nai (Cao Phong); + Xóm Bưởi (Phú Cường) - điểm du lịch Quốc gia Mai Châu;
+ Xóm Trăng Tà (Do Nhân) - xóm Chiến (Nam Sơn) - Pù Luông (Thanh Hóa)
- Xây dựng các điểm du lịch khác:
+ Điểm du lịch chợ phiên: Chợ phiên Lũng Vân, Chợ đêm Phố Lồ, Phong Phú;
+ Điểm du lịch lễ hội: Lễ hội Khai hạ Mường Bi, lễ hội chùa kè, lễ hội đánh bắt cá suối;
+ Điểm du lịch sinh Mường: Du thuyền lòng hồ Hòa Bình, vịnh Ngòi Hoa, điểm dừng chân đèo cua trắng, thác Trăng Do Nhân, khám phá Động Nam Sơn
4.1.4 Định hướng quảng bá xúc tiến du lịch
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của phát triển du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các quy định của Nhà nước về du lịch nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên du lịch; xây dựng nếp sống văn minh, cùng tham gia phát triển du lịch cộng đồng
- Tạo lập và nâng cao hình ảnh du lịch cộng đồng Tân Lạc thông qua các chương trình xúc tiến, quảng bá có tính chất chuyên nghiệp, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền theo các kênh khác nhau để phản ánh, giới thiệu về du lịch cộng đồng Tân Lạc, xác định du lịch cộng đồng là sản phẩm chủ lực mang tính đặc thù
Mục tiêu phát triển Du lịch cộng đồng
- Phát triển du lịch cộng đồng tại Tân Lạc nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch cộng đồng để thu hút khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú
- Phát triển du lịch cộng đồng tại Tân Lạc tạo điều kiện cho người dân trực tiếp tham gia làm du lịch, góp phần nâng cao đời sống, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, góp phần tích cực trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
- Phát triển du lịch cộng đồng Tân Lạc không chỉ góp phần cải thiện đời sống kinh tế - văn hóa của cư dân xóm địa mà còn là động lực chính để phát triển du lịch bền vững tỉnh Hòa Bình
* Về cơ sở lưu trú
- Đến năm 2030 đạt 30 nhà nghỉ Homestay, tăng 18 cơ sở so với năm 2023; cơ sở lưu trú từ 1 sao trở lên là 30 cơ sở, trong đó, số cơ sở đạt 2 sao trở lên đạt 10 cơ sở (Đánh giá tiêu chuẩn theo chương trình OCOP)
- Đến năm 2035 đạt 45 nhà nghỉ Homestay, tăng 15 cơ sở so với năm 2030; cơ sở lưu trú từ 1 sao trở lên là 45 cơ sở, trong đó, số cơ sở đạt 2 sao trở lên đạt 20 cơ sở (Đánh giá tiêu chuẩn theo chương trình OCOP)
- Đến năm 2030 số khách đến các điểm du lịch cộng đồng đạt 54.000 lượt khách, tăng khoảng 32.400 lượt người so với năm 2023
- Đến năm 2035 số khách đến các điểm du lịch cộng đồng đạt 81.000 lượt khách, tăng khoảng 27.000 lượt người so với năm 2030
- Đến năm 2030 doanh thu du lịch cộng đồng đạt trên 27 tỷ đồng, tăng 16,2 tỷ so với năm 2023
- Đến năm 2035 doanh thu du lịch cộng đồng đạt trên 40,5 tỷ đồng, tăng 13,5 tỷ so với năm 2030
* Số lao động qua đào tạo về du lịch
- Đến năm 2030 đạt khoảng 180 lao động, tăng 108 lao động so với năm
2023, trong đó 60 lao động, 120 lao động gián tiếp
- Đến năm 2035 đạt khoảng 270 lao động, tăng 108 lao động so với năm
2030, trong đó 90 lao động, 180 lao động gián tiếp
* Xây dựng các điểm du lịch cộng đồng tại các xã
- Đến năm 2030 xây dựng điểm du lịch xóm Chiến (Nam Sơn), xóm Lự (Lũng Vân), xóm Trăng (Do Nhân), xóm Bưởi (Phú Cường), xóm Ngòi - xóm Liếm (Ngòi Hoa), xóm Thăm (Trung Hòa), xóm Ải (Phong Phú)
- Đến năm 2035 xây dựng điểm du lịch xóm Tớn (Nam Sơn), xóm Chiềng (Lũng Vân), xóm Hày Dưới - xóm Mỹ (Bắc Sơn), xóm Thung (Quyết Chiến), xóm Lũy (Phong Phú)
- Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương (Tham quan, khám phá động Nam Sơn, động Hoa Tiên, động Thác Bờ; thắng cảnh Thác Trăng; vịnh Ngòi Hoa…)
- Đến năm 2035, du lịch cộng đồng tại Tân Lạc đáp ứng được các yêu cầu quy định về điểm du lịch địa phương, có định hướng phát triển bền vững, tạo dựng được thương hiệu du lịch cộng đồng trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ
- Du lịch cộng đồng ở Tân Lạc phát triển góp phần hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, đường xá, công trình vệ sinh, nước sạch, điện lưới tại các thôn xóm, nâng cao một bước chất lượng cuộc sống của dân cư địa phương
4.2.2.3 Mục tiêu môi trường Đảm bảo nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng tại Tân Lạc phải gắn với giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo vệ sinh môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đặc biệt là cộng đồng dân cư nơi phát triển du lịch phải được hưởng lợi trực tiếp từ hoạt động du lịch
Phấn đấu đến năm 2035 gắn hoạt động du lịch với gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường; 100% các hộ tham gia du lịch cộng đồng sử dụng nước sạch; 80% các điểm đến du lịch cộng đồng có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; 85% nước thải và rác thải tại các khu vực tham quan du lịch cộng đồng được thu gom, xử lý theo quy định Đến năm 2035, 100% các hộ tham gia du lịch cộng đồng sử dụng nước sạch; 100% các điểm đến du lịch cộng đồng có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; 100% nước thải và rác thải tại các khu vực tham quan du lịch cộng đồng được thu gom, xử lý đúng theo quy định.
Giải pháp phát triển Du lịch cộng đồng huyện Tân Lạc
4.3.1 Nhóm giải pháp về quy hoạch và đầu tư
* Căn cứ thực thiện giải pháp
Một trong những yếu tố tạo tiền đề cho phát triển du lịch là cơ sở hạ tầng Vì vậy cần đẩy mạnh hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực then chốt này
* Mục tiêu và biện pháp thực hiện giải pháp
Triển khai điều tra tài nguyên du lịch cộng đồng để xây dựng quy hoạch mạng lưới du lịch cộng đồng trên phạm vi toàn huyện và bổ sung vào quy hoạch du lịch của tỉnh, liên kết với khu vực lân cận
Lồng ghép kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện
Triển khai thực hiện quản lý theo quy hoạch; hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, văn bản hướng dẫn thực hiện các quy phạm pháp luật để tập trung thu hút đầu tư có trọng điểm, có định hướng, tạo sản phẩm đặc trưng cho từng khu vực
Thúc đẩy việc hình thành mô hình liên kết giữa công ty du lịch, công ty thương mại xuất khẩu các sản phẩm nghề với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là mô hình kinh tế hợp tác xã và kinh tế hộ gia đình gắn với phát triển du lịch cộng đồng
Xây dựng và đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào các điểm xây dựng mô hình thí điểm về du lịch cộng đồng, các khu vực có ưu thế phát triển du lịch cộng đồng; tạo môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút nhiều nguồn đầu tư trong và ngoài nước Ưu tiên đầu tư cho các địa bàn trong diện nghèo đói mà cộng đồng dân cư có nguyện vọng làm du lịch; địa bàn vùng sâu, vùng xa có ưu thế phát triển du lịch cộng đồng như xóm nghề, tài nguyên du lịch tự nhiên hấp dẫn, truyền thống văn hóa dân tộc mang tính đặc thù
4.3.2 Nhóm giải pháp về tài chính
* Căn cứ thực hiện giải pháp
Một Thực hiện các cơ chế chính sách được cấp có thẩm quyền quy định để khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng, ưu tiên sử dụng lao động là người địa phương, tiêu thụ sản phẩm trực tiếp từ cộng đồng, cơ chế phân chia lợi nhuận hợp lý từ nguồn thu của du lịch cộng đồng
* Mục tiêu và biện pháp thực hiện giải pháp
Hỗ trợ cộng đồng phát triển các dịch vụ như: Vay vốn ưu đãi, được đầu tư ban đầu về hạ tầng du lịch, được hỗ trợ về đào tạo và xúc tiến quảng bá sản phẩm Đầu tư mở rộng các loại hình dịch vụ giải trí trong cộng đồng, đặc biệt là thủ tục liên quan đến lưu trú tại cộng đồng đối với khách du lịch quốc tế
Tăng cường huy động nguồn lực tài chính địa phương, chú trọng thu hút nguồn vốn từ khu vực tư nhân; tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; thúc đẩy thu hút đầu tư gián tiếp thông qua thị trường vốn
Tạo điều kiện cho cộng đồng được vay vốn ưu đãi với mức cao hơn và thời gian trả nợ dài hơn so với mức quy định hiện nay để họ có đủ điều kiện tham gia làm dịch vụ du lịch Đẩy mạnh xã hội hóa du lịch tại các khu vực có đủ điều kiện phát triển du lịch cộng đồng Tăng cường liên kết để tranh thủ tối đa sự trợ giúp của các tổ chức trong nước và quốc tế, kiều bào nước ngoài đóng góp hỗ trợ dòng tộc xây dựng quê hương… để huy động sức mạnh tổng hợp các nguồn lực tài chính hỗ trợ cho cộng đồng phát triển dịch vụ du lịch
Sử dụng một phần kinh phí của các chương trình phát triển hạ tầng, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới cho phát triển du lịch cộng đồng theo cách thức phù hợp để hỗ trợ trực tiếp cho cộng đồng
4.3.3 Nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng
* Căn cứ thực hiện giải pháp
Căn cứ các điều kiện về tài nguyên, khả năng phát triển các dịch vụ du lịch tại địa phương, hướng đến hình thành các sản phẩm du lịch cộng đồng chủ yếu
* Mục tiêu và biện pháp thực hiện giải pháp
Các sản phẩm du lịch cộng đồng chủ yếu cần được chú trọng phát triển như sau:
- Nghỉ dưỡng, tham quan cảnh quan thiên nhiên, tham gia sinh hoạt của cộng đồng dân cư, thưởng thức phong cách ẩm thực truyền thống, phục vụ khách du lịch tại gia đình (homestay);
- Hình thành các điểm sản xuất nghề truyền thống (đồ thủ công mỹ nghệ, dệt thổ cẩm…) để cung cấp dịch vụ cho khách du lịch trải nghiệm, tham gia sản xuất, mua hàng lưu niệm…;
- Hình thành các điểm mô hình trang trại để khách du lịch tham gia trải nghiệm, thưởng thức sản vật truyền thống;
- Thành lập các đội biểu diễn các loại hình giải trí dân gian, các loại hình văn hóa nghệ thuật địa phương;
- Xây dựng các chương trình tour hấp dẫn khách du lịch
4.3.4 Nhóm giải pháp về xúc tiến, quảng bá
* Căn cứ thực hiện giải pháp
Công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh của địa phương đóng vai trò quan trọng, là cầu nối để đưa du khách đến với du lịch cộng đồng ở huyện Tân Lạc nên ngày càng phải đẩy mạnh để nâng cao hiệu quả
* Mục tiêu và biện pháp thực hiện giải pháp
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch với tính chuyên nghiệp ngày càng được nâng cao trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại
- Đưa kế hoạch xúc tiến, quảng bá du lịch Tân Lạc vào kế hoạch xúc tiến chung của tỉnh và dành nguồn ngân sách tương xứng
Tổ chức thực hiện
- Nhóm dự án quy hoạch và đầu tư hạ tầng kỹ thuật du lịch: 38,09 tỷ đồng
- Nhóm dự án bảo tồn, tôn tạo di tích và tài nguyên du lịch: 36,1 tỷ đồng
- Nhóm dự án phát triển sản phẩm du lịch: 2,9 tỷ đồng
- Nhóm dự án quảng bá, xúc tiến du lịch: 6 tỷ đồng
- Nhóm dự án tăng cường công tác quản lý Nhà nước và phát triển nguồn nhân lực du lịch: 6,3 tỷ đồng
- Tổng kinh phí: 89,39 tỷ đồng
- Nguồn kinh phí (Chi tiết tại Phụ lục 01)
- Ngân sách Nhà nước: 51,95 tỷ đồng
- Xã hội hóa: 37,44 tỷ đồng
- Có trách nhiệm phê duyệt Đề án phát triển DLCĐ huyện Tân Lạc
- Tổ chức Hội nghị công bố và triển khai Đề án phát triển DLCĐ huyện Tân Lạc
Chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin chủ trì phối hợp với các phòng ban của huyện triển khai thực hiện đúng theo các nội dung tại Đề án đã phê duyệt
4.4.2.2 Phòng Văn hóa và Thông tin
Tham mưu cho UBND huyện, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án theo giai đoạn, hàng năm; kiến nghị cấp có thẩm quyền các nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong quá trình thực hiện đề án này
Thường trực giúp UBND huyện theo dõi, tổng hợp, đôn đốc các cấp, các ngành thực hiện chức năng nhiệm vụ đối với Đề án theo sự phân công của UBND huyện
Xây dựng các kế hoạch hàng năm; các chương trình, đề án về các lĩnh vực xúc tiến quảng bá, phát triển nguồn nhân lực du lịch, hợp tác phát triển du lịch, ứng dụng khoa học công nghệ… theo từng giai đoạn phát triển của đề án
4.4.2.3 Phòng Tài chính - Kế hoạch
Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện thực hiện cơ chế, chính sách, huy động nguồn kinh phí, thu hút đầu tư, khai thác các di tích phục vụ phát triển du lịch Cân đối hằng năm bố trí ngân sách cho các chương trình quảng bá du lịch; triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng và nghiệp vụ làm du lịch cho các hộ dân trên địa bàn cho xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ các điểm du lịch cộng đồng trên địa theo Đề án
4.4.2.4 Phòng Kinh tế - Hạ tầng
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện công tác hỗ trợ, hướng dẫn, khuyến khích nhân dân chế biến các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, phục dựng các nghề thủ công truyền thống tạo ra các sản phẩm phục vụ du khách; lồng ghép các nguồn vốn đầu tư của Trung ương, tỉnh và địa phương xây dựng hạ tầng giao thông tạo điều kiện kết nối các tuyến, điểm du lịch với nhau
4.4.2.5 Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn triển khai thực hiện các nhiệm vụ trồng rừng, bảo vệ rừng, bảo tồn cảnh quan rừng; chỉ đạo sản xuất nuôi cá lồng bè theo hướng hàng hóa, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm; xây dựng mô hình sản xuất nông sản đặc sản phục vụ du lịch tại các địa phương
4.4.2.6 Phòng Tài nguyên và Môi trường:
Quản lý, hướng dẫn thẩm định các hạng mục đầu tư thuộc Đề án tại điểm du lịch cộng đồng có sử dụng quỹ đất nông, lâm nghiệp đảm bảo đúng các quy định Thực hiện kịp thời các thủ tục thu hồi đất, giao đất cho doanh nghiệp thuê đất để xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch
Hướng dẫn thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, tôn tạo bảo vệ tài nguyên du lịch, đầu tư du lịch gắn với cải thiện môi trường sinh Mường; tuyên truyền, vận động người dân, du khách bảo vệ môi trường nước, không khí, chất thải, khí thải… trong quá trình thực hiện đề án
4.4.2.7 Phòng Lao động - Thương binh và xã hội
Lồng ghép xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển ngành, thuộc các lĩnh vực đào tạo nghề để phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao phục vụ cho yêu cầu phát triển du lịch; giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn, trong đó chú trọng Điểm du lịch cộng đồng
Phối hợp với các ngành chức năng để giảm các tệ nạn xã hội góp phần làm lành mạnh đời sống xã hội, tăng thêm vẻ mỹ quan tại các điểm du lịch góp phần xây dựng điểm đến an toàn và thân thiện cho du khách
4.4.2.8 Phòng Giáo dục và Đào tạo
Chỉ đạo các đơn vị trường thực hiện tốt công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh; quan tâm giáo dục truyền thống, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, phong cảnh tự nhiên, lối ứng xử trong sáng, lành mạnh với du khách; phát hiện bồi dưỡng những người có năng khiếu tạo nguồn cho hướng dẫn viên du lịch tại huyện
4.4.2.9 Phòng Y tế và Trung tâm Y tế huyện
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm; tuyên truyền phòng chống dịch bệnh Tăng cường cơ sở vật chất, đội ngũ y bác sỹ cá tay nghề khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh thuộc địa bàn có điểm du lịch cộng đồng nhằm phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe của nhân dân và du khách
Tham mưu cho UBND huyện lồng ghép các nguồn vốn của chương trình mục tiêu quốc gia đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể thao cho nhân dân; đồng thời kết hợp xây dựng hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch Ưu tiên dự án cấp nước sạch cho Điểm du lịch cộng đồng đảm bảo các điều kiện phát triển du lịch bền vững
Phối hợp với các phòng ban thuộc huyện hướng dẫn UBND các xã, các đơn vị kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư xây dựng tuyến điểm du lịch an toàn gắn với giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn huyện Tân Lạc
4.4.2.12 Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông