TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN THỊ THU TRANG ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ
Cơ sở lý luận về hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị thành phố
1.1.1 Khái niệm, vai trò và đặc tính của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị a) Khái niệm của hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật gồm công trình giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang và công trình khác.[2]
Hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật là nền tảng của sinh hoạt đô thị nhằm cung cấp các nhu cầu thiết yếu cho đời sống đô thị bao gồm: Đường giao thông, cấp nước sạch, cấp điện, tiêu thoát nước bẩn, nước mặt, thông tin liên lạc, môi trường… Hạ tầng kỹ thuật là nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của một nước, một vùng, một khu vực, một đô thị, một huyện, một phường, một trục đường, một cụm dân cư.[26]
Kỹ thuật hạ tầng đô thị là tập hợp các công tác thiết kế, thi công các công trình, thiết bị kỹ thuật của đô thị - các hệ thống giao thông đô thị, cung cấp nước sinh hoạt, thoát nước mặt, thoát nước bẩn, cung cấp điện, đường dây thông tin, cung cấp hơi đốt, xử lý phân, rác,.v.v Những hệ thống thiết bị kỹ thuật này nhằm đảm bảo tiện nghi trong sinh hoạt và sản xuất của cộng đồng dân cư đô thị
Hệ thống đường giao thông (đường bộ): Giao thông đường bộ bao gồm đường, cầu, hầm đường bộ, phà đường bộ Trong số đó, các tuyến đường bao gồm [26] Đường huyện: Đường nối trung tâm hành chính huyện với trung tâm hành chính xã, khu vực bầu cử, cụm xã hoặc trung tâm huyện liền kề Đường trục xã: Là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, xóm, bản và các đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận Đường thôn, xóm, ngõ xóm: Là con đường nối giữa làng, thôn, làng với ruộng, nước Đường nội đồng: Đường nối khu dân cư với cánh đồng và nối liền các cánh đồng với nhau
Ngoài ra, các công trình giao thông đô thị chủ yếu gồm: Mạng lưới đường, cầu, hầm, quảng trường, bến bãi, sông ngòi, kênh rạch; các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật giao thông (cảng hàng không, nhà ga, bến xe, cảng thủy)
Các công trình cấp nước đô thị chủ yếu gồm: Các công trình thu nước mặt, nước ngầm; các công trình xử lý nước; hệ thống phân phối nước (đường ống, tăng áp, điều hòa) Các công trình thoát nước đô thị chủ yếu gồm: Các sông, hồ điều hòa, đê,đập; các cống, rãnh, kênh, mương, máng thoát nước; các trạm bơm cố định hoặc lưu động; các trạm xử lý nước thải; cửa xả vào sông hồ…
Các công trình cấp điện và chiếu sáng công cộng đô thị chủ yếu gồm: Các nhà máy phát điện; các trạm biến áp, tủ phân phối điện; hệ thống đường dây dẫn điện; cột và đèn chiếu sáng
Các công trình quản lý và xử lý các chất thải rắn chủ yếu gồm: Trạm trung chuyển chất thải rắn; khu xử lý chất thải rắn
Các công trình thông tin liên lạc đô thị chủ yếu gồm: Các tổng đài điện thoại; mạng lưới cáp điện thoại công cộng; các hộp đầu cáp, đầu dây
Ngoài ra, ở các đô thị có thể còn có các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác như hệ thống cung cấp nhiệt, hệ thống cung cấp khí đốt, đường ống vận chuyển rác, hệ thống đường dây cáp truyền hình, truyền thanh, cáp internet b) Vai trò của hạ tầng kỹ thuật đô thị
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự tồn tại, phát triển của đô thị Mặt khác thông qua chất lượng phục vụ của hạ tầng kỹ thuật đô thị đánh giá được mức độ hiện đại của đô thị Trong thực tế vai trò của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị đóng góp rất lớn vào các lĩnh vực sau:
- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật với tăng trưởng kinh tế;
- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật với giảm nghèo;
- Kết cấu hạ tầng với môi trường;
- Kết cấu hạ tầng với an ninh quốc phòng c) Đặc điểm của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị [2,23]
- Tính đồng bộ và tổng hợp
Hạ tầng kỹ thuật đô thị là tập hợp của nhiều chuyên ngành kỹ thuật và giữa chúng có những mắt xích quan hệ với nhau, hỗ trợ nhau và có những yêu cầu đối với nhau trong các quan hệ đó
Hạ tầng kỹ thuật đô thị bao hàm nhiều chuyên ngành kỹ thuật khác nhau nhưng cùng một mục đích là đáp ứng cho nhu cầu thiết yếu của cuộc sống và phát triển sản xuất Mỗi chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đáp ứng những nhu cầu riêng của của đô thị và chúng tạo đà cho nhau phát triển Trong một đô thị không thể thiếu đường đi, thiếu nước, thiếu điện, thiếu hệ thống thoát nước, thiếu thông tin liên lạc và vệ sinh môi trường Thiếu hụt một trong các yếu tố trên cũng rất khó khăn cho sự phát triển đô thị Ví dụ ta không thể khai thác nước nếu thiếu điện, có nước mà không có hệ thống cung cấp thì cũng không đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của đô thị
Ngay từng chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị cũng đòi hỏi tính đồng bộ cao từ tổng thể đến chi tiết, từ công trình đầu mối đến các tuyến, từ các tuyến chính đến các tuyến nhánh, từ tuyến nhánh đến hộ tiêu dùng Khi toàn bộ hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đã được xây dựng nếu công tác tổ chức quản lý kém thì cũng không phát huy được tác dụng của toàn hệ thống
- Tính kinh tế Đầu tư xây dựng hạ tầng là đầu tư cho phát triển Song đòi hỏi phải đi trước một bước Vốn cho hạ tầng kỹ thuật đòi hỏi rất cao, thường chiếm từ 24 đến 45 % tổng ngân sách Hiệu quả đầu tư không thu hút vốn ngay được mà đòi hỏi phải có thời gian, thường khoảng từ 15 đến 20 năm trở lên Trong đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn đòi hỏi đầu tư có thời điểm, có vị trí sẽ tiết kiệm được tiền của do không phải đầu tư cải tạo sửa chữa sau này Đầu tư tốt hạ tầng kỹ thuật sẽ làm tăng giá trị đất đai tạo hấp dẫn thuận lợi cho môi trường đầu tư phát triển các nhà máy xí nghiệp công nghiệp tạo được nhiều việc làm và kinh tế phát triển
Hạ tầng kỹ thuật đô thị hầu hết là các công trình phúc lợi xã hội, do đó mà nó có tính xã hội cao trong mọi vùng, mọi khu vực
Cơ sở thực tiễn về quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị
1.2.1 Hệ thống văn bản pháp luật có liên quan
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014; Luật số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng
- Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008
- Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014; Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020
- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020
- Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019
- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009
- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017
(2) Hệ thống Nghị định, Chỉ thị , Nghị quyết, Quyết định
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa;
- Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 05/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa, giai đoạn 2021-2025”;
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chiến lược quốc gia quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050
- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Nghị định số 117/2021/NĐ-CP ngày 22/12/2021 của Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chỉnh phủ về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Nghị định số 72/2012/NĐ-CP ngày 24/9/2012 của Chính phủ về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật;
- Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị;
- Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị;
- Thông tư 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;
- Quyết định số 84/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam đến năm 2030;
- Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030
3) Văn bản của địa phương ( tỉnh Hòa Bình)
- Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 14/11/2022 của Tỉnh ủy Hòa Bình về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;
- Quyết định số 2436/QĐ-UBND ngày 22/10/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đồ án điều chỉnh Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Hòa Bình đến năm
- Quyết định số 212/QĐ-UBND ngày 08/02/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh hòa Bình, phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Hòa Bình đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050;
- Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 25/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về thực hiện Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;
- Kế hoạch 06/KH-UBND ngày 06/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình sửa đổi, bổ sung Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 25/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về thực hiện Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;
- Quyết định số 3248/QĐ-UBND ngày 24/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025;
- Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 30/12/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 10/01/2014 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc ban hành quy định về quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố không vì mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh;
- Quyết định số 3112/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hòa Bình đến năm 2035;
- Quyết định số 5098/QĐ-UBND ngày 15/12/2020 của UBND thành phố Hòa Bình phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025;
- Quyết định số 2823/QĐ-UBND ngày 20/9/2016 của UBND thành phố Hòa Bình việc phê duyệt Đề án phát triển du lịch thành phố Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn 2030
1.2.2 Kinh nghiệm trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị của các địa phương [nguồn internet]
1) Kinh nghiệm của thành phố Cà Mau [nguồn internet]
Sau khi tái lập tỉnh năm 1997, năm 1999 thị xã Cà Mau được công nhận là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Nếu như 20 năm trước, thị xã Cà Mau vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém nhất định về kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế, xã hội… thì đến nay thành phố Cà Mau đã đổi mới mạnh mẽ Hệ thống kết cấu hạ tầng được chú trọng đầu tư phát triển, nhiều tuyến đường trên địa bàn nội đô được mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại cũng như phát triển kinh tế của nhân dân trên địa bàn Thành phố được công nhận đô thị loại II trực thuộc tỉnh vào năm 2010, phấn đấu sớm đạt tiêu chí đô thị loại I Theo đó có 3 nhiệm vụ và giải pháp chính:
- Một là, chủ động phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh rà soát, điều chỉnh hoàn thiện các quy hoạch phù hợp với định hướng phát triển thành phố; điều chỉnh quy hoạch chung phát triển thành phố Quy hoạch chi tiết một số khu chức năng, các phường nội thị, cụm tuyến dân cư Phát triển một số khu đô thị mới và phát triển đô thị theo mô hình đô thị sinh thái, đô thị xanh, văn minh, hiện đại Gắn công tác quản lý kiến trúc quy hoạch và xây dựng với bảo vệ môi trường; vừa phát triển đô thị, vừa chú trọng xây dựng nông thôn mới Mở rộng không gian đô thị về hướng Tây, Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc và thực hiện quy hoạch thiết kế đô thị, chuẩn bị các điều kiện để nâng cấp thành phố Cà Mau đạt tiêu chí đô thị loại I
- Hai là, tập trung đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ và từng bước hiện đại Cải tạo, chỉnh trang đô thị theo quy hoạch, xác định các công trình xây dựng tạo điểm nhấn về kiến trúc đô thị; từng bước hoàn thành di dời nhà ở ven sông và xây dựng bờ kè một số tuyến sông chính trong nội ô Phát triển một số khu đô thị mới, các trung tâm dịch vụ, thương mại cao cấp, đào tạo, ứng dụng công nghệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng Thành phố chủ động cùng tỉnh và Trung ương sớm đầu tư các công trình, dự án quan trọng trên địa bàn
- Ba là, thực hiện tốt chức năng quản lý trật tự đô thị, vệ sinh môi trường Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh phát triển kinh tế theo cơ cấu “Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp”, tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo các lĩnh vực kinh tế chủ yếu phát triển nhanh và bền vững Phấn đấu sớm hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới Phát triển đồng bộ văn hóa - xã hội gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, xây dựng môi trường văn hóa, văn minh đô thị, phấn đấu đến năm 2025 có 84% Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị và xây dựng con người thành phố Cà Mau “Văn minh, lịch sự, mến khách”
2) Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh [nguồn internet]
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè từng là kênh đẹp bậc nhất của Sài Gòn xưa:
“Coi ngoài rạch Bà Nghè, dòng trắng hây hây tờ quyến trải/ Ngó lên giồng Ông Tố, cây xanh nghịt nghịt lá chàm rai…” (theo Phú cổ Gia Định do Vương Hồng Sển sưu tầm) để miêu tả vẻ đẹp thoáng đãng, trong xanh của dòng kênh này Những năm 50 của thế kỷ trước, Nhiêu Lộc - Thị Nghè là một dòng kênh thoáng đãng, trong xanh, nơi người dân thường hay bơi lội, câu cá, bắt cua, bắt ốc Nhiều người dân còn dùng nước kênh để, tắm giặt, nấu ăn Trong những năm này, dòng kênh cũng rộng thênh thang, ghe tàu chở hàng hóa, cây trái nườm nượp qua lại
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đặc điểm cơ bản của thành phố Hoà Bình
Thành phố Hòa Bình là trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh Hòa Bình Thực hiện Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14 ngày 17/12/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Kỳ Sơn vào thành phố Hòa Bình, sau khi nhập, thành phố Hòa Bình có những thay đổi, sáp nhập về địa giới hành chính; tổng diện tích tự nhiên 348,65 km 2 Phía Đông giáp các huyện Kim Bôi và Lương Sơn, phía Đông Bắc giáp huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, phía Tây giáp huyện Đà Bắc, phía Tây Bắc giáp huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp huyện Cao Phong, phía Bắc giáp huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội [6]
Thành phố Hòa Bình được xác định là đô thị cửa ngõ phía Tây của vùng Thủ đô Hà Nội, trung tâm cung cấp dịch vụ đô thị và hạ tầng cơ sở du lịch khu vực phía Tây Nam, là hạt nhân thúc đẩy phát triển vùng giao thoa giữa vùng Thủ đô Hà Nội và vùng Tây Nam Dự án đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình, đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La), kết nối mạng giao thông đối ngoại của tỉnh Sơn La với tỉnh Hòa Bình và Thủ đô Hà Nội (qua cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình), tạo nên tuyến trục cao tốc kết nối vùng Tây Bắc với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, kết nối khu du lịch quốc gia Mộc Châu và khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình Đây là cơ hội để thành phố Hòa Bình phát triển mạnh, toàn diện, trên cơ sở có sự phân công, hợp tác, chia sẻ chức năng, tăng cường các mối liên kết về hạ tầng giao thông, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của mình
Thành phố Hoà Bình có địa hình núi chiếm ưu thế (chiếm 75% diện tích tự nhiên), phân bố bao quanh và ôm trọn khu vực trung tâm Phần chuyển tiếp là kiểu địa hình đồi, có độ cao trung bình 100 - 150 m Tiếp đến là phần trung tâm thành phố, có địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển đô thị
Thành phố Hòa Bình có địa hình tương đối phức tạp với đồng bằng và đồi núi Sông Đà chảy giữa chia thành phố thành hai khu vực bên bờ sông
- Địa hình khu bờ phải:
+ Vùng thung lũng sông: nằm sát sông có địa hình bằng phẳng, thấp, cao độ nền từ 20 – 23 m Khu vực phía Đông bờ phải có cao độ nền trung bình từ 17 – 18 m
+ Vùng núi: nằm phía Đông bờ phải, có địa hình là các dãy đồi kế tiếp nhau; cao độ thấp nhất từ 30 – 60 m, lớn nhất là 500 m Địa hình có hướng dốc từ Đông sang Tây và Nam lên Bắc với độ dốc khoảng 0,4% - 10%
+ Khu vực Trung Minh có địa hình là 1 thung lũng thấp hẹp, bên phải là dãy núi cao độ từ 50 m – 150 m, bên trái là đường QL6 có cao độ >= 23 m Ở giữa có cao độ từ 18- 24 m
- Địa hình khu bờ trái:
+ Vùng thung lũng sông: nằm sát sông có địa hình bằng phẳng, thấp, cao độ nền từ 22 – 27 m Khu vực ao, ruộng, hồ có cao độ từ 18 – 22 m
+ Vùng núi: nằm phía Tây bờ trái có địa hình là các dãy đồi kế tiếp nhau; cao độ thấp nhất là 30 m, lớn nhất là 320 m Địa hình có hướng dốc từ Tây sang Đông với độ dốc khoảng 0,8% - 10%
+ Khu vực Yên Mông có địa hình phần lớn là đồi núi, hướng dốc từ Tây sang Đông Khu vực phía Tây có cao độ nền từ 18-20 m, đường Quốc lộ 70B chạy qua có cao độ 21,5 m
Khu vực phía Bắc TP Hoà Bình nằm ở vùng núi thấp của tỉnh Hoà Bình có độ cao từ 300 – 600 m so với mực nước biển Từ đỉnh dốc Kẽm, địa hình nghiêng về phía Sông Đà, tuyến QL6 chia khu vực này thành hai vùng cao dần về phía Bắc (Núi Ba Vì) và phía Nam (xã Độc Lập giáp huyện Kim Bôi) Như vậy diện tích đất nông nghiệp chủ yếu nằm dọc Quốc lộ 6 và ven sông Đà, còn lại chủ yếu là đồi núi thấp nhưng độ dốc sườn cao từ 30-40 0 Địa hình khu vực này được chia làm 2 vùng:
- Vùng ngoài: địa hình thấp, độ cao trung bình từ 200 – 300 m, vùng này không có núi cao, hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, nghĩa là thấp dần theo hướng hạ lưu sông Đà Ngoài địa hình núi, đồi thấp có chân vàn, vàn trũng và bãi nằm xen kẽ nhau
- Vùng trong: có độ cao tuyệt đối trên 300 m Toàn bộ địa hình vùng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Tuy địa hình vùng trong có độ cao tuyệt đối cao hơn vùng ngoài, song địa hình có cấu trúc thoai thoải, độ đốc từ 1 - 15 0 , hình thành nhiều đồi bát úp nối tiếp
Thành phố Hòa Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau, mùa hè từ tháng 3 đến tháng 10 Mưa tập trung chủ yếu ở các tháng 7, 8, 9, lượng mưa trung bình năm đạt 1.846 mm Nhiệt độ trung bình là 25 o C
Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng cho thấy trên địa bàn thành phố có các loại đất theo nguồn gốc phát sinh như sau:
- Đất Feralit, đất đỏ vàng trên núi:
- Đất phù sa của hệ thống sông suối:
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ:
- Nguồn nước mặt: Chủ yếu là nước sông Đà, đoạn sông Đà chảy qua thành phố Hoà Bình dài 43 km, có hồ Hoà Bình; Nhiệm vụ của hồ chứa ngoài mục đích cung cấp nước cho nhà máy thủy điện còn có vai trò quan trọng là điều tiết nước chống lũ cho đồng bằng sông Hồng vào mùa mưa, và cung cấp nước cho sản xuất vào mùa khô Nhìn chung, chất lượng nguồn nước còn khá tốt, do có sự điều tiết của hồ Hòa Bình nên lưu lượng nước ở đây thường ổn định và cao hơn các nơi khác
- Nguồn nước ngầm: Hai bên bờ sông Đà, mực nước ngầm khá sâu khoảng
40 - 50 m, có một số nơi nước ngầm xuất hiện ở độ sâu 5 - 6 m, chất lượng nước tốt, không bị ô nhiễm Lưu lượng nước ngầm đạt 150 - 200 m 3 /giờ
Diện tích đất lâm nghiệp (theo thống kê đất đai năm 2023) của thành phố Hòa Bình là 22.185,43 ha, chiếm 63,63% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: diện tích đất rừng sản xuất 15.923,92 ha; diện tích đất rừng phòng hộ 4.013,86 ha; diện tích rừng đặc dụng 2.247,65 ha
Phương pháp xây dựng đề án
Để thực hiện đề tài, tôi đã tìm hiểu, thu thập các nguồn tài liệu khác nhau từ các công trình, dự án đã triển khai trên địa bàn thành phố và từ các báo cáo hàng năm của UBND tỉnh, thành phố
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Đề án chủ yếu phân tích dựa trên nguồn số liệu thứ cấp , gồm:
- Thu thập số liệu, dữ liệu từ các báo cáo tổng kết của Ủy ban nhân dân tỉnh,
Sở Giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình; Nhiệm vụ quy hoạch chung thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2045; Quyết định số 439/QĐ-UBND ngày 16/04/2013 Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Đề án phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Hòa Bình;
- Quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2014 – 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
- Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2035
- Quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/10.000 khu vực dọc hai bên tuyến đường Hòa Lạc - thành phố Hòa Bình - Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2030
- Niên giám thống kê Thành phố Hòa Bình
- Nguồn thông tin thứ cấp từ sách, báo internet, niên giám thống kê, các báo cáo nội bộ ngành, các luận văn có nội dung liên quan đến đề án
- Thu thập các số liệu đã được công bố liên quan đến vấn đề nghiên cứu tại UBND Thành phố, phòng quản lý đô thị TP; các xã, phường trên địa bàn thành phố;
Sử dụng các báo cáo thống kê định kỳ và điều tra chuyên môn
2.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
2.2.2.1 Phương pháp xử lý thông tin
- Các thông tin thu thập được sẽ được sắp xếp, phân loại, và tập hợp thành bảng và biểu đồ
- Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm excel
2.2.2.2 Phương pháp phân tích thông tin, số liệu
Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là một phương pháp trong thống kê dùng để tóm tắt và đưa ra các thông tin quan trọng về dữ liệu Nó giúp chúng ta hiểu được các đặc điểm cơ bản của tập dữ liệu mà chúng ta đang làm việc Thống kê mô tả thường bao gồm việc tính toán các thông số như giá trị trung bình, trung vị, phương sai, độ lệch chuẩn và các đặc điểm khác của dữ liệu Phương pháp thông kê, mô tả là phương pháp tập hợp, mô tả những thông tin đã thu thập được về hiện tượng nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc tổng hợp, phân tích các hiện tượng cần nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của thống kê là các hiện tượng số lớn và những hiện tượng này rất phức tạp, bao gồm nhiều đơn vị, phần tử khác nhau, mặt khác lại có sự biến động không ngừng theo không gian và thời gian, vì vậy một yêu cầu đặt ra là cần có những phương pháp điều tra thống kê cho phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh, nhằm thu được thông tin một cách chính xác và kịp thời nhất Số liệu thống kê về hệ thống đường giao thông, điện chiếu sáng công cộng, thoát nước, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt qua các năm… nhằm cung cấp tài liệu cho việc phân tích, so sánh trong các nội dung liên quan đến việc hoàn thiện HTĐT thành phố Hòa Bình
Phương pháp thống kê so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng lâu đời và phổ biến nhất
So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa, có nội dung và tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu
Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp tính toán kĩ thuật được sử dụng trong các đề án
Phương pháp so sánh cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung cũng như tách ra được những nét riêng của các vấn đề được so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra các giải pháp quản lí tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể
Vì vậy, để tiến hành so sánh bắt buộc phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh, mục tiêu so sánh
- Số gốc để so sánh: tùy thuộc vào mục đích cụ thể của vấn đề phân tích mà ta xác định số gốc để so sánh
- So sánh số liệu đầu tư năm trước giúp ta lắm được tốc độ đầu tư nhằm hoàn thiện HTKT thành phố
- So sánh các thông số kinh tế kĩ thuật của các Dự án đầu tư khác nhau giúp ta lựa chọn được phương án tối ưu
2.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu sử dụng trong đề án
- Chỉ tiêu phản ánh hiện trạng hệ thống HTKTĐT của thành phố
+ Tỷ lệ đường giao thông có đủ hệ thống chiếu sáng + Tỷ lệ đường có đủ hệ thống thoát nước
+ Tỷ lệ xã/phương có hệ thống thu gom rác thải đủ tiêu chuẩn + Tỷ lệ đường giao thông được thảm nhựa
- Chỉ tiêu phản ánh thực trạng hoàn thiện hệ thống HTKTĐT của thành phố
+ Công tác quy hoạch các công trình HTKTĐT + Công tác đầu tư xây dựng các công trình HTKTĐT + Công tác bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình HTKTĐT + Công tác khai thác, sử dụng các công trình HTKTĐT
+ Công tác kiểm tra, đánh giá quản lý các công trình HTKTĐT.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÒA BÌNH
Thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị thành phố Hoà Bình
3.1.1 Hiện trạng hệ thống đường giao thông
Trên địa phận thành phố Hoà Bình tuyến đường Quốc lộ 6 do Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức quản lý xây dựng, bảo trì UBND tỉnh giao Sở Giao thông vận tải quản lý các hệ thống đường bộ địa phương theo quy định của pháp luật; trực tiếp tổ chức quản lý các hệ thống đường tỉnh; Thành phố đang quản lý 97 km đường giao thông đô thị tỷ lệ đường giao thông được thảm nhựa đạt 100% song chưa được duy tu bảo dưỡng thường xuyên, xuất hiện tình trạng hư hỏng mặt đường gây mất an toàn giao thông, mỹ quan đô thị; Vỉa hè của các tuyến đường chưa được đầu tư, quan tâm đúng mức Gạch vỉa hè các trục đường chính vẫn sử dụng gạch block tự chèn Do có nhiều ô tô đỗ đậu trên vỉa hè nên xuất hiện tình trạng lún cục bộ Một số điểm thì rễ cây mọc chồi lên gây phá hủy vỉa hè; Một số hộ gia đình thiếu ý thức khi thi công xây dựng các công trình như nhà ở dân cư còn sử dụng vỉa hè, lòng đường làm nơi tập kết vật liệu, đặc biệt có trường hợp còn trộn vật liệu dưới lòng đường gây hư hỏng mặt đường
Bảng 3.1 Tổng hợp hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn
STT Tên đường phố Chiều rộng mặt đường (m)
1 Đường giao thông đối ngoại 41,000
STT Tên đường phố Chiều rộng mặt đường (m)
7 Đường trục chính nội đồng 33.95
“Nguồn: Phòng Quản lý đô thị thành phố Hòa Bình cung cấp” [27] a) Giao thông đối ngoại
- Quốc lộ 6 (QL.6): Là trục giao thông huyết mạch nối thủ đô Hà Nội và 4 tỉnh khu vực Tây Bắc Chiều dài tuyến qua địa bàn thành phố Hòa Bình dài 30 km, đạt tiêu chuẩn đường cấp III
- Quốc lộ 70B (QL.70): Tuyến được nâng cấp từ ĐT.434 cũ Chiều dài tuyến qua địa bàn thành phố Hòa Bình dài 10,04 km, đạt tiêu chuẩn cấp V
+ ĐT.433: Là trục độc đạo nối từ trung tâm thành phố Hòa Bình (bắt đầu từ phường Tân Hòa) đi huyện Đà Bắc Chiều dài tuyến qua địa bàn thành phố Hòa Bình dài khoảng 6,2 km, đạt tiêu chuẩn cấp III và cấp IV
+ ĐT.435: Tuyến xuất phát từ ngã ba giao với QL.6 (thuộc phường Thái Bình) đi sang phía Tây và kết thúc tại huyện Cao Phong Chiều dài tuyến qua địa bàn thành phố Hòa Bình dài khoảng 3,5 km, đạt tiêu chuẩn cấp VI
+ ĐT.445 (Pheo - Chẹ): Tuyến xuất phát từ ngã ba giao với QL.6 (Công an phường Kỳ Sơn) đi sang phía Bắc và kết thúc tại xã Thịnh Minh giáp Hà Nội Chiều dài tuyến qua địa bàn thành phố Hòa Bình dài khoảng 16,5 km, đạt tiêu chuẩn cấp VI
+ ĐT.446 (Bãi Nai - Vai Réo): Tuyến xuất phát từ ngã ba giao với QL.6 (Chợ Bãi Nai xã Mông Hoá) đi sang phía Bắc và kết thúc tại xã Quang Tiến giáp
Hà Nội Chiều dài tuyến qua địa bàn thành phố Hòa Bình dài khoảng 13,2 km, đạt tiêu chuẩn cấp VI
+ ĐT.448 (Kỳ Sơn - Đú Sáng): Tuyến xuất phát từ ngã ba giao với QL.6 (UBND Phường Kỳ Sơn) đi sang phía Đông Nam và kết thúc tại xã Độc Lập giáp với xã Đú Sáng- Kim Bôi Chiều dài tuyến qua địa bàn thành phố Hòa Bình dài khoảng 21,940 km, đạt tiêu chuẩn cấp VI
- Giao thông nội thị: Mạng lưới giao thông Thành phố Hoà Bình bao gồm 2 khu vực nằm hai bên bờ sông Đà Giao thông hai bờ được nối với nhau bằng cầu Hòa Bình 1, cầu Hòa Bình 2, cầu Hòa Bình 3 và tuyến đường hầm qua đập
- Khu vực Bờ Phải: Đường phố chính được xây dựng trên cơ sở đoạn QL.6 chạy qua Thành phố được mở rộng, với bề rộng mặt cắt 20 - 22,5 m Các tuyến phố và ngõ phố vuông góc và song song với trục chính quốc lộ 6 tạo nên mạng lưới ô cờ Mặt đường chủ yếu cấp phối và tráng nhựa với bề rộng mắt cắt 10 - 12 m Khu Dân Chủ cách Thành phố 2 km về phía Đông Nam, đây là khu dân cư và một số trường chuyên nghiệp Tuyến trục chính của khu được nối với QL6 bằng đường nhựa với 2 làn xe (đang triển khai mở rộng thành 4 làn xe) Một số tuyến đường nội bộ nối với các cụm dân cư, mặt đường hẹp chủ yếu là cấp phối
- Khu vực Bờ Trái: Hệ thống đường chính khu vực tương đối hoàn chỉnh, cơ cấu mạng đường theo dạng ô cờ kết hợp tự do theo địa hình Các tuyến đường chính mặt đường chủ yếu là bê tông nhựa và bê tông xi măng, chất lượng còn tốt, bề rộng mặt cắt trung bình 7- 10,5 m Các tuyến đường nội bộ mặt đường bê tông xi măng và cấp phối rộng 3,5-5 m; đường làng xã mặt đường chủ yếu là cấp phối đất
- Khu vực Kỳ Sơn: Khu vực Kỳ Sơn có tuyến đường nội thị quan trọng nhất là tuyến đường huyện số 14 kết nối các xã Quang Tiến (đường vào nhà máy nước Vinaconex), Hợp Thành, và Thịnh Minh Còn lại là các tuyến đường bê tông xi măng và cấp phối có bề rộng trung bình từ 3,5 m-7 m tại các khu vực dân cư và các xã lân cận b) Giao thông đường thủy
Sông Đà là tuyến đường thủy có tiềm năng lớn quan trọng, hiện do Cục Đường sông Việt Nam quản lý, chiều dài chảy qua địa phận thành phố là 32 km, thủy điện Hòa Bình chia sông Đà làm 2 khu vực có đặc tính khác nhau:
- Khu vực thượng lưu: Chiều dài 6 km, chiều rộng lớn khoảng 830 m, mực nước sâu trung bình khoảng 100 m, nước không chảy siết, rất thuận lợi cho giao thông vận tải đường thủy lên Tây Bắc
- Khu vực hạ lưu: Chiều dài 26 km, chiều rộng lòng sông khoảng 350-500 m, mực nước thấp nhất 2,2 m; cao nhất 12 m, nước chảy không xiết và không có ghềnh thác, thuận lợi cho việc khai thác vận tải thủy nội địa
Nhìn chung công tác giao thông trên địa bàn thành phố đã được các cấp, ngành quan tâm đầu tư song việc đầu tư còn chưa đồng bộ, trên một số tuyến đường mặt đường đã bị xuống cấp, vỉa hè xuất hiện tình trạng lún cục bộ, vật liệu xây dựng còn để dưới lòng đường
3.1.2 Hiện trạng hệ thống thoát nước
Thực trạng quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị thành phố Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình
3.2.1 Thực trạng công tác quy hoạch
3.2.1.1 Quy hoạch đường giao thông [ 13,14]
Thành phố Hòa Bình đang triển khai công tác quy hoạch hạ tầng kỹ thuật theo Quyết định số 3112/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hòa Bình đến năm 2035 và Quyết định số 1543/QĐ-UBND ngày 27/6/2021 của UBND tỉnh Hòa Bình Quyết định
Dự án: “Kết nối giao thông và thủy lợi tỉnh Hòa Bình với hệ thống hạ tầng giao thông quốc gia” sử dụng vốn vay ODA của Hàn Quốc Mục tiêu đầu tư của dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1385/QĐ-TTg ngày 05/8/2021 cụ thể: Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ, tăng tính kết nối giữa thành phố Hòa Bình với hạ tầng giao thông quốc gia Giảm rủi do ngập lụt tại khu vực đô thị trung tâm thành phố Hòa Bình; thông qua các mục tiêu trên tạo cảnh quan đô thị trên trục đường chính vào thành phố khang trang, hiện đại Góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
- Hợp phần 1: Tăng cường khả năng kết nối thành phố Hòa Bình với hạ tầng giao thông quốc gia thông qua nâng cấp tuyến QL6 từ đoạn (Km64+500) đến qua nút giao đường Chi Lăng (Km73+500) có chiều dài khoảng 9,0Km
- Hợp phần 2: Tăng cường khả năng chống lũ kết hợp phát triển hạ tầng đô thị thành phố Hòa Bình, gồm 4 hạng mục: Kè suối Chăm, kết hợp xây dựng đường giao thông đỉnh kè; Nâng cấp, cải tạo kè Đà Giang đoạn từ hạ lưu cầu Trắng đến đầu kè Đà Giang; Làm mới 300m kè khu vực nút giao cầu Trắng; Xây dựng đường Trần Hưng Đạo kéo dài nối với QL6
Tổng mức đầu tư; giá trị các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư: 2.600.000.000.000 đồng, tương đương 112.554.000 USD; trong đó:
Bảng 3.4 Tổng nguồn vốn dự án: “Kết nối giao thông và thủy lợi tỉnh Hòa Bình với hệ thống hạ tầng giao thông quốc gia”
- Phân theo hợp phần đầu tư
- Phân theo cơ cấu vốn đầu tư
“Nguồn: Phòng Quản lý đô thị -UBND thành phố Hòa Bình” [12]
Ngoài ra, thành phố đang tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các công trình: Nâng cấp, cải tạo đường Hoàng Văn Thụ, đường trung tâm phường Thống Nhất, phường Dân Chủ, đường Âu Cơ, đường Lý Thái Tổ, đường Phùng Hưng kéo dài, cụm trường Tân Hòa, khu tái định cư Đồng Trùng, phường Thống Nhất
Phối hợp với các đơn vị đẩy nhanh tiến độ tái định cư, GPMB các dự án: Đường nối từ đường Trần Hưng Đạo đến phường Dân Chủ kết nối Quốc lộ 6, đường liên kết vùng Hà Nội - Hòa Bình và cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đường Quang Tiến - Thịnh Minh, đường nối từ đường QH8 với đường An Dương Vương, khu đô thị mới Trung Minh, khu đô thị Thống Nhất, khu dân cư đường Trương Hán Siêu, khu dân cư số 3 phường Thịnh Lang, các khu và cụm công nghiệp
Phối hợp với Chủ đầu tư chuẩn bị tốt các điều kiện để khởi công các dự án: Đường Hòa Lạc - Hòa Bình giai đoạn 2; đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu; Kết nối giao thông và thủy lợi tỉnh Hòa Bình với hệ thống hạ tầng giao thông quốc gia;
Dự án phát triển đô thị xanh thích ứng với biến đổi khí hậu thành phố Hòa Bình
3.2.1.2 Quy hoạch về thoát nước
* Thoát nước mưa: Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế với mục đích thoát nước mặt cho toàn khu vực đồ án và đảm bảo vệ sinh môi trường Hướng thoát chính theo hướng từ Nam về Bắc, từ Đông sang Tây, thoát ra 2 hồ điều hòa có diện tích S=7,5 ha và S=2,12 ha được bố trí ở phía Bắc và phía Tây của dự án tuân thủ theo quy hoạch chung của thành phố Hòa Bình, tại các vị trí hồ điều hòa có bố trí trạm bơm để tiêu thoát nước;
- Hệ thống cống thoát nước mưa được xây dựng là hệ thống ống cống BTCT gồm các loại: D800, D1500, D2500, B600-B3000, cống xây có tấm đan kích thước 400x600, 600x800, 800x800, 800x1000, 1000x1000, 1000x1200 đặt song song đường giao thông, các chỗ giao của các tuyến thoát nước đều có hố ga;
- Toàn bộ hệ thống cống thoát nước được bố trí dưới vỉa hè và lòng đường giao thông Độ dốc dọc cống đảm bảo thoát nước tự chảy
* Quy hoạch hệ thống thoát nước thải: [9]
Thoát nước thải tính bằng 80% nước sinh hoạt Hệ thống thoát nước thải thiết kế độc lập với hệ thống thoát nước mưa Nước thải của khu dân cư, các công trình công cộng sau khi được xử lý sơ bộ từ bể tự hoại sẽ được thu gom vào hệ thống thoát nước thải của khu vực;
- Hệ thống nước thải được thiết kế phù hợp với định hướng phát triển của quy hoạch chung của thành phố Nước thải được thu gom và dẫn về trạm bơm để bơm về khu xử lý nước thải chung của thành phố;
- Thu gom nước thải chính bằng hệ thống ống uPVC D200-D500;
- Trên mạng lưới thoát nước thải bố trí các hố ga thu thăm, khoảng cách trung bình 20÷30 m/ga để thuận tiện cho việc thu gom và quản lý vận hành mạng lưới thoát nước thải
Hệ thống cống chung sẽ được xây dựng bao phủ phần lớn các phường Phương Lâm, Đồng Tiến, một phần phường Quỳnh Lâm ở bên bờ phải sông Đà và một phần ở các phường Tân Hòa, Thịnh Lang, Tân Thịnh ở bên bờ trái sông Đà Tổng diện tích lưu vực cho 2 bờ được đề xuất trong giai đoạn này là 384 ha, tương ứng với tổng số dân tính toán trong khu vực triển khai dự án Khu vực phục vụ trong Giai đoạn này sẽ được chia thành các tiểu lưu vực như :
Lưu vực hồ Quỳnh Lâm : Bao phủ một số khu vực trong phường Phương
Lâm phục vụ các khu vực Đường An Dương Vương, Trần Hưng Đạo, Chi Lăng và đê sông Đà với diện tích 90 ha
Lưu vực hồ 19/5 : Bao phủ một số khu vực trong phường Đồng Tiến và xã
Sủ Ngòi phục vụ khu vực được xác định bởi phía Bắc là đê sông Đà, phía Nam là đường Trần Hưng Đạo, phía Đông là đê Quỳnh Lâm và phía Tây là đường Chi Lăng với tổng diện tích là 73 ha
Lưu vực hồ Đồng Tiến : Bao phủ một số khu vực trong xã Sủ Ngòi phục vụ thoát nước cho khu vực ngoại thành phía Bắc đường Trần Hưng Đạo với diện tích 43 ha
Lưu vực hồ Rộc Khớp : Bao phủ một số khu vực trong phường Tân Hòa và
Đánh giá chung công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị TP Hoà Bình
3.3.1 Những kết quả đạt được
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị thành phố Hòa Bình được đầu tư, quản lý và xây dựng theo quy hoạch tương đối đồng bộ, hoàn chỉnh, từng bước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân trên địa bàn thành phố, cụ thể:
- Giao thông: Có hệ thống giao thông đối ngoại, đối nội được quy hoạch hợp lý giữa các tuyến đường, tạo sự liên kết chặt chẽ với hệ thống giao thông của tỉnh chất lượng các tuyến đường tương đối tốt Hầu như tất cả các đoạn đường chính và ngõ hẻm đã được đặt tên và được gắn biển
- Thoát nước: Mạng lưới thoát nước trên địa bàn thành phố đã được quan tâm đầu tư nâng cấp đồng bộ, hệ thống cống được đấu nối tới hệ thống thoát nước chung của tỉnh góp phần giảm thiểu tình trạng ngập lụt khi có mưa lớn
- Về quản lý chất thải rắn: Việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn được thực hiện theo đúng quy định chung của tỉnh Hòa Bình
- Điện chiếu sáng công cộng: Được quan tâm đầu tư thay thế nhằm đảm bảo ánh sáng khi tham gia giao thông và đảm bảo mỹ quan đô thị
Mặc dù là một thành phố nhưng những thành tựu nhất định trong công tác nâng cấp và hoàn thiện công tác quản lý HTKTĐT trên địa bàn thành phố, còn một số mặt hạn chế, cụ thể:
- Trên địa bàn thành phố Hòa Bình đã có quy hoạch chung được phê duyệt, tuy nhiên thành phố chưa có quy hoạch phân khu được phê duyệt, các dự án khu đô thị, dân cư mới triển khai xây dựng trên quy hoạch chi tiết xây dựng của dự án, do vậy công tác hoàn thiện dự án đầu tư xây dựng hệ thống đô thị gặp nhiều khó khăn do thiếu quy hoạch phân khu để khớp nối hạ tầng kỹ thuật các quy hoạch chi tiết cũng như các khu vực chưa có quy hoạch chi tiết
- Cơ chế chính sách huy động cộng đồng dân cư tham gia hoàn thiện hạ tầng trên địa bàn thành phố chưa thu hút được người dân tham gia, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng hiến đất, thực hiện dự án
- Về hệ thống giao thông:
+ Hệ thống hạ tầng giao thông chưa được duy tu bảo dưỡng thường xuyên, xuất hiện tình trạng hư hỏng mặt đường gây mất an toàn giao thông, mỹ quan đô thị;
+ Vỉa hè của các tuyến đường chưa được đầu tư, quan tâm đúng mức Gạch vỉa hè các trục đường chính vẫn sử dụng gạch block tự chèn Do có nhiều ô tô đỗ đậu trên vỉa hè nên xuất hiện tình trạng lún cục bộ Một số điểm thì rễ cây mọc chồi lên gây phá hủy vỉa hè;
+ Một số hộ gia đình thiếu ý thức khi thi công xây dựng các công trình như nhà ở dân cư còn sử dụng vỉa hè, lòng đường làm nơi tập kết vật liệu, đặc biệt có trường hợp còn trộn vật liệu dưới lòng đường gây hư hỏng mặt đường
- Về hệ thống thoát nước mưa:
+ Hệ thống thoát nước đầu tư thiếu đồng bộ, nhiều rãnh thoát nước có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng;
+ Hướng thoát nước của nhiều tuyến rãnh chưa phù hợp với thời điểm hiện trạng (trước đây khu vực thoát nước là ao, hiện nay là khu dân cư mới);
+ Nhiều hộ dân sử dụng các tấm để che đậy cửa thu nước hố ga tại trước cửa nhà gây tình trạng thu nước không kịp thời mỗi khi mưa lớn
- Về hệ thống thoát nước thải:
+ Một số vị trí đã được đầu tư hệ thống mạng cấp 3, đấu nối hộ gia đình nhưng các hộ gia đình vẫn chưa tổ chức đấu nối;
+ Dự án hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Hòa Bình đã được triển khai đầu tư từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa đưa vào hoạt động do vướng mắc các thủ tục pháp lý và nguồn vốn bố trí vẫn chưa đảm bảo; Một số tuyến đường vẫn chưa thực hiện công tác hoàn trả mặt đường sau khi thi công dự án
+ Hầu hết các hộ gia đình vẫn sử dụng bể phốt, nước thải từ cá c hoạt động tắm giặt đấu nối vào hệ thống thoát nước chung thành phố làm ảnh hưởng đến môi trường
- Về hệ chất thải rắn:
+ Điểm tập kết rác đặt ở vị trí các trục đường chính, gần các khu dân cư hiện hữu gây mất mỹ quan đô thị, mất an toàn giao thông, ảnh hưởng tới môi trường xung quanh;
+ Hệ thống xe thu gom đẩy tay, xe ép rác, vận chuyển rác đã cũ;
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÒA BÌNH
Định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện
Thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ II, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra là: Đẩy mạnh công tác quy hoạch, thu hút đầu tư, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để phát triển KT-XH; xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, văn minh, hiện đại a.Yêu cầu chung:
- Hoàn thiện chiến lược phát triển hạ tầng khung, xác định các vấn đề chia sẻ hạ tầng kỹ thuật liên hệ vùng, yêu cầu về ứng phó biến đổi khí hậu, kết nối với hệ thống hạ tầng quốc gia, giữa khu vực đô thị hiện hữu và đô thị mới, đảm bảo phù hợp với quy hoạch tỉnh Hòa Bình và không chồng chéo với các dự án đã được phê duyệt và đã triển khai thực hiện
- Đề xuất các giải pháp ứng dụng công nghệ thông minh trong quản lý và phát triển hạ tầng đô thị b Cao độ nền và thoát nước mưa:
- Đánh giá, xác định được các loại đất theo điều kiện tự nhiên thuận lợi, ít thuận lợi, không thuận lợi, cấm hoặc hạn chế xây dựng
- Đề xuất định hướng cải tạo cao độ nền và thoát nước mặt toàn đô thị, trong đó xem xét đến tác động của biến đổi khí hậu; lồng ghép nội dung quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt với bảo vệ hệ thống sông trong khu vực
- Phân lưu vực thoát nước, xác định vị trí, quy mô các công trình tiêu thoát nước và hệ thống thoát nước mưa phù hợp với đặc điểm khu vực đô thị mới và đô thị hiện hữu
- Xác định cao độ nền xây dựng cho các khu vực theo lưu vực thoát nước, đảm bảo kiểm soát ngập úng và tiêu thoát lũ; thống nhất, đồng bộ với quy hoạch thủy lợi chống ngập úng c Giao thông:
- Xác định hệ thống khung hạ tầng giao thông đồng bộ, đảm bảo tính kết nối giữa thành phố Hòa Bình với mạng lưới giao thông vận tải vùng Trung du và hàng hóa phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, quá trình đô thị hoá và hội nhập với quốc tế;
- Xác định hệ thống khung hạ tầng giao thông đồng bộ, đảm bảo tính kết nối giữa thành phố Hòa Bình với mạng lưới giao thông vận tải vùng Trung du và miền núi phía Bắc, vùng Thủ đô và quốc gia
- Đề xuất các giải pháp quy hoạch mạng lưới giao thông bao gồm đường bộ, đường sắt, kết nối hợp lý trong thành phố và với hành lang đô thị dọc sông Đà Xác định vị trí và quy mô các công trình đầu mối giao thông đường sắt, đường bộ, bến thủy trên sông
- Đề xuất và phân loại tuyến đường giao thông đô thị, quy mô và phân cấp các trục đường chính và hệ thống hành lang an toàn, tuynel kỹ thuật gắn kết với giao thông quốc gia và vùng
- Đề xuất hệ thống giao thông đường sắt đô thị và hệ thống bến, bãi đỗ xe công cộng phục vụ nhu cầu người dân sinh sống và làm việc tại thành phố Hòa Bình cũng như các địa phương khác, kết nối với các đầu mối giao thông
- Đề xuất mạng lưới và các công trình hỗ trợ phát triển giao thông công cộng, ứng dụng hệ thống quản lý giao thông thông minh d Cấp điện, chiếu sáng:
- Xác định tiêu chuẩn, nhu cầu sử dụng điện; lựa chọn cân đối nguồn điện; để xuất sử dụng các nguồn cung cấp năng lượng xanh
- Đề xuất giải pháp thiết kế mạng lưới cấp điện, dự kiến các công trình đầu mối cho từng giai đoạn quy hoạch
- Tính toán nhu cầu và đề xuất giải pháp cho chiếu sáng thông minh, đảm bảo yêu cầu sử dụng, mỹ quan đô thị và kinh tế e Thoát nước thải và
- Xác định chỉ tiêu nhu cầu thoát nước thải, các giải pháp thu gom và xử lý nước thải, quy hoạch hệ thống thoát nước thải tách biệt với hệ thống thoát nước mưa f Quản lý chất thải rắn:
- Xác định chỉ tiêu nhu cầu thu gom chất thải rắn, quy hoạch hệ thống các công trình xử lý theo hướng hiện đại và bố trí các bãi chôn lấp chất thải rắn ở địa điểm thích hợp
4.1.2 Mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị TP Hoà Bình
Tăng cường huy động mọi nguồn lực để đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; trong đó tập trung nguồn vốn cho các công trình trọng điểm, cấp thiết, vốn đối ứng, xây dựng cơ bản; không để xảy ra tình trạng phân bổ vốn dàn trải; không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị TP Hoà Bình
4.2.1 Hoàn thiện Nâng cao chất lượng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị thành phố
- Thực hiện tốt công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị Khẩn trương phê duyệt các đồ án quy hoạch quan trọng của thành phố (như quy hoạch đô thị tỷ lệ 1/10.000 thành phố Hòa Bình, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, ) làm cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư Xây dựng quy hoạch chi tiết đảm bảo hài hòa, phù hợp kiến trúc, cảnh quan khu vực;
- Khi quy hoạch cần lưu ý đến việc tách hợp thửa đất liền kề, nên theo hình thức “dồn điền đổi thửa” để các ô thửa đất trong các thông sau khi quy hoạch được vuông vắn, mạng lưới đường giao thông rõ ràng tạo thuận lợi cho sự liên thông giữa khu vực Đồng thời, cố gắng tạo các khu đất liền kề sử dụng để đấu giá quyền sử dụng đất nhằm tạo nguồn vốn đầu tư
- Vị trí đấu nối kỹ thuật phải tuân thủ các quy hoạch xây dựng đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Trường hợp công trình chưa được xác định trong quy hoạch xây dựng thì phải có thỏa thuận bằng văn bản của cấp có thẩm quyền
- Bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng công trình Và đáp ứng yêu cầu đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị đã có
- Ứng dụng được công nghệ tiên tiến trong quy hoạch, công tác dự báo nhu cầu sử dụng đất, phát triển kinh tế - xã hội, gắn với bảo vệ môi trường Nghiên cứu và xây dựng các chính sách, quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng của thành phố thông minh
4.2.2 Hoàn thiện công tác Quản lý đường giao thông theo đúng thiết kế
- Nghiêm cấm các hành vi lấn chiếm, tập kết vật liệu, đào bới vỉa hè, lòng đường vì bất kỳ lý do nào; kiên quyết giải tỏa các công trình vi phạm nằm trên mặt cắt thiết kế của đường Mặc dù đây là công việc hết sức khó khăn, nhưng để đảm bảo an toàn giao thông, các đơn vị chức năng cần phối hợp chặt chẽ với Phòng Quản lý đô thị thành phố Hòa Bình, quá trình thực hiện
- Phối hợp chặt chẽ với ngành điện, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc để có thiết kế và thực hiện thi công hợp lý, tránh chồng chéo, đào lên lấp xuống nhiều lần gây lãng phí không cần thiết
- Xác định chỉ giới đường nhằm tránh tình trạng chống lấn chiếm trái phép vỉa hè, lòng đường, làm tổn thất và hư hại những công trình hạ tầng kỹ thuật đã được lắp đặt và xây dựng của người dân xung quanh do cố tình hoặc vô tình gây nên làm ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng chung đô thị
- Cắm mốc lộ giới cụ thể theo từng khu vực phát triển, khoanh vùng xây dựng và có biển báo cho từng bộ phận khu vực xây dựng hạ tầng Thực hiện tốt việc quản lý mốc lộ giới, chỉ giới xây dựng
- Các dự án khi triển khai trong đô thị nhất là đối với các Chủ đầu tư, các đơn vị thi công cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương Sau khi đo đạc xác định mốc giới, đối chiếu rà soát số liệu theo từng vị trí, lập biên bản cụ thể với từng hộ gia đình có sự tham gia của cán bộ địa phương, yêu cầu đại diện chính quyền địa phương và gia đình ký xác nhận ngay tại hiện trường Cọc mốc sau khi cắm, được bàn giao lại cho đại diện chính quyền sở tại quản lý, đồng thời cùng lưu trữ tại Chủ đầu tư, đơn vị thi công
4.2.3 Hoàn thiện công tác quản lý hệ thống thoát nước tại thành phố Hoà Bình
- Khi cải tạo, mở rộng, xây dựng mới các công trình hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống thoát nước đô thị trên địa bàn thành phố thì chủ đầu tư phải có phương án bảo đảm thoát nước bình thường và có nghĩa vụ cải tạo, phục hồi và xây dựng mới đồng bộ các hạng mục công trình thoát nước có liên quan theo quy hoạch
- UBND thành phố (phòng Quản lý đô thị) phối hợp với UBND các phường, xã tham gia giám sát quá trình xây dựng các hạng mục công trình thoát nước của các dự án đầu tư xây dựng, các công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan
- Chính quyền địa phương và cơ quan chức năng cần đề cao tinh thần trách nhiệm, khẩn trương rà soát, kiểm tra, xử lý vấn đề một cách quyết liệt những hành vi, vi phạm xả thẳng nguồn nước thải ra môi trường không qua xử lý
4.2.4 Hoàn thiện việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014 đã nêu rõ, muốn tái chế, tái sử dụng chất thải rắn thông thường thành sản phẩm hữu ích phục vụ nhu cầu của con người thì trước hết chất thải phải được phân loại tại nguồn Chất thải rắn thông thường được phân thành hai nhóm chính: Chất thải có thể dùng để tái chế, tái sử dụng và chất thải phải tiêu hủy hoặc chôn lấp (22)
- Trong quản lý chất thải rắn, vấn đề phân loại rác tại nguồn (tại nơi phát sinh rác) là một vấn đề quan trọng, phải do chính đối tượng làm phát sinh ra rác thải thực hiện mới đạt hiệu quả cao và tiết kiệm được chi phí Rác sinh hoạt được phân loại thành 03 loại: Rác hữu cơ dễ phân hủy, rác tái chế và rác vô cơ không tái chế được Lượng rác tái chế được thu gom bán lấy tiền tạo quỹ khuyến học cho xóm, tổ (lượng rác này các hộ để riêng và chuyển đến nhà văn hóa tổ/xóm hoặc định kỳ thứ
Tổ chức thực hiện đề án
4.3.1 UBND thành phố Hòa Bình
Thực hiện việc lãnh đạo, chỉ đạo chung về công tác quản lý HTKTĐT của thành phố Hòa Bình Quyết định phê duyệt đề án và phân bổ kinh phí hàng năm cho các địa phương và đơn vị liên quan hoạt động
4.3.2 Phòng Quản lý đô thị
- Chủ trì phối hợp với các phòng, đơn vị liên quan hoàn thiện công tác quy hoạch HTKTĐT thành phố Hòa Bình, đặc biệt là việc ứng dụng được công nghệ tiên tiến trong quy hoạch
- Chủ trì tham mưu lập quy hoạch chung thành phố Hòa Bình;
- Tổng hợp các số liệu liên quan đến công tác HTKTĐT
- Mỗi nhân viên trong phòng sẽ chuyên trách một bộ phận kỹ thuật hạ tầng khác nhau để đảm bảo đúng chuyên môn cho mỗi loại hình công trình kỹ thuật
- Giám sát bảo đảm an toàn không làm ảnh hưởng đến các công trình xây dựng lân cận; kết hợp với yêu cầu bảo đảm an ninh, quốc phòng khi cần thiết
- Đối với công trình ngầm: Giám sát xây dựng công trình ngầm, đảm bảo bên thi công phải cung cấp đầy đủ các số liệu, tài liệu, thông số kỹ thuật về các công trình ngầm, các điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn, khả năng tồn tại các loại khí độc hại của khu vực xây dựng để làm cơ sở xác định phạm vi, độ sâu công trình, lựa chọn công nghệ thi công thích hợp nhằm bảo đảm an toàn cho người, công trình và công trình lân cận
Hình 4.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Phòng Quản lý đô thị thành phố Hoà Bình
- Phối hợp với phòng Văn hóa thông tin thực hiện việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về HTKTĐT trên địa bàn thành phố Hòa Bình
Lãnh đạo Phòng quản lý HTKT (01 Trưởng phòng và
Chuyên viên thông qua phản ánh kiến nghị của người dân để kịp thời nắm bắt, xử lý ngay các trường hợp vi phạm
4.3.3 Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thành phố
Cơ cấu của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thành phố gồm 25 người phối hợp với nhau dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc với những nhiệm vụ như sau:
+ Quản lý trong quá trình đầu tư xây dựng, vận hành khai thác, chuyển giao hệ thống hạ tầng kỹ thuật
+ Điều hành, giám sát xây dựng theo quy hoạch các công trình, tổ chức các dịch vụ sửa chữa, đầu mối tập hợp ý kiến của nhân dân
+ Kết nối xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thành phố Hòa Bình
- Quản lý hệ thống giao thông: Do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thành phố thực hiện với nhiệm vụ số lượng cán bộ 04 người, thực hiện các nhiệm vụ như sau: Xác định, giám sát và kiểm tra các quy định có liên quan tới hệ thống giao thông; Quản lý hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ hoàn công và báo cáo kỹ thuật; Thực hiện kiểm tra quá trình thi công, bảo hộ lao động và kỹ thuật an toàn; Nghiệm thu công trình; Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ các tuyến đường giao thông
- Quản lý hệ thống san nền và thoát nước mưa: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thành phố trực tiếp điều hành với nhiệm vụ số lượng cán bộ 4 người thực hiện các nhiệm vụ:
+ Khảo sát, điều tra vị trí, lập bản đồ quy hoạch san nền, thoát nước mưa, xác định diện tích, độ dốc các khu vực, xác định lượng mưa trên diện tích đô thị và lượng nước mưa chảy vào các tuyến cống
+ Quản lý thi công thực hiện các cốt cao độ trên cơ sở quy hoạch được duyệt + Duy tu, bảo dưỡng các công trình thoát nước mưa
+ Thống kê và cập nhật thường xuyên những vị trí ngập úng trong quá trình sử dụng khu đô thị
- Quản lý hệ thống thoát nước bẩn: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thành phố phối hợp với Chủ đầu tư và các Sở ban ngành liên quan khi cần thiết để đưa ra những giải pháp công nghệ mới, hiện đại vào khu đô thị ngoài nhiệm vụ chính sau số lượng cán bộ 4 người thực hiện các nhiệm vụ:
+ Quản lý, kiểm tra thường xuyên hệ thống nước thải ra hệ thống thoát nước chung để có biện pháp sử lý cần thiết
+ Báo cáo và đề xuất các giải pháp xử lý để khắc phục ngay tình trạng ô nhiễm môi trường nếu có
- Quản lý hệ thống cấp nước: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thành phố trực tiếp điều hành với các nhiệm vụ số lượng cán bộ 3 người thực hiện các nhiệm vụ:
+ Khảo sát, điều tra tình trạng kỹ thuật về cung cấp nước
+ Kiểm tra điều tiết các khu vực cấp nước
+ Quản lý, khai thác các nguồn lợi từ nước;
Hình 4.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức ban quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thành phố
Phòng thanh tra, giám sát (2 người): Tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất Báo cáo thường xuyên về công tác bảo trì và tình hình hoạt động của các công trình hạ tầng kỹ thuật cho giám đốc ban quản lý Giám sát quá trình xây dựng và vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo đúng quy hoạch và tiến độ, đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp với quy hoạch chi tiết được duyệt,
Phòng quản trị khu vực đô thị (2 người): Huy động và thành lập quỹ duy tu bảo dưỡng công trình hạ tầng kỹ thuật từ các đơn vị doanh nghiệp và cộng đồng dân cư sống trong khu đô thị
Phòng lưu trữ tài liệu, thông tin (2 người): Phòng này có nhiệm vụ lưu trữ và kiểm tra tất cả các tài liệu liên quan đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật thành phố Hòa Bình kể từ khi lập dự án cho tới khi đưa vào sử dụng và bảo trì
Quản trị khu vực đô thị
Phòng quản lý hệ thống HTKT
Phòng lưu trữ tài liệu thông tin
Phòng Thanh tra, giám sát
Phòng tổ chức thủ tục hành chính
Phòng tài chính kế toán