- Trên cơ sở kết quả thí nghiệm nén ngang tại hiện trường phân tích: + Khả năng chịu tải của cọc + So sánh với kết quả thí nghiệm tại hiện trường đưa ra phân tích đánh giá khả năng chịu
Trang 2Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS PHẠM VĂN HÙNG ,
PGS TS BÙI TRƯỜNG SƠN
Cán bộ chấm xét 1:
Cán bộ chấm xét 2:
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM ngày tháng 12 năm 2015 Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ bao gồm: 1
2
3
4
5
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Bộ môn quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ MÔN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
Trang 3NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
- Trên cơ sở kết quả thí nghiệm nén ngang tại hiện trường phân tích:
+ Khả năng chịu tải của cọc
+ So sánh với kết quả thí nghiệm tại hiện trường đưa ra phân tích đánh giá khả năng chịu tải của cọc theo kết quả thí nghiệm này
III NỘI DUNG:
- Mở dầu
- Chương 1: Các phương pháp đánh giá khả năng chịu tải của cọc
- Chương 2: Cơ sở tính khả năng chịu tải của cọc từ kết quả thí nghiệm PMT
- Chương 3: Đánh giá khả năng chịu tải của cọc từ kết quả thí nghiệm PMT
- Kết luận và kiến nghị
VI CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS PHẠM VĂN HÙNG, PGS.TS BÙI TRƯỜNG SƠN
Tp.HCM, Ngày 04 tháng 12 năm 2015
CÁN BỘ HD1 CÁN BỘ HD2 CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
TS PHẠM VĂN HÙNG PGS.TS BÙI TRƯỜNG SƠN PGS.TS LÊ BÁ VINH
TRƯỞNG KHOA XÂY DỰNG
PGS.TS NGUYỄN MINH TÂM
Trang 4
Lời đầu tiên là tôi xin cảm ơn gia đình đã luôn luôn ở bên tôi, chia sẻ nhưng khó khăn, động viên tinh thần và ủng hộ vật chất để tôi có thể tiếp tục con đường học tập và phát triển
Lời tiếp theo tôi xin cám ơn các anh, các chị, các bạn đã nhiệt tình giúp đỡ chia
sẽ những khó khăn và hỗ trợ tôi trong khoảng thời gian làm tiểu luận cũng như đồ án
Và đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô Bộ môn Địa Cơ Nền móng – Khoa Kỹ thuật Xây dựng - Trường Đại học Bách Khoa vì sự thân thiện, nhiệt tình, quan tâm giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua
Và cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS Phạm Văn Hùng
và thầy PGS.TS Bùi Trường Sơn, hai người thầy đã gợi ý, giúp tôi có những định hướng thực hiện đề tài khoa học và ý nghĩa nhất Với sự nhiệt tình, tận tụy, hai thầy đã truyền dạy và củng cố cho tôi rất nhiều kiến thức không chỉ trong phạm vi luận văn này mà cả trong phương pháp nghiên cứu, cách sống và làm việc
Kính chúc Quý Thầy Cô thật nhiều sức khỏe
Trân trọng kính chào./
Học viên
Tạ Quang Hiệp
Trang 5PMT”
Thí nghiệm nén ngang trong hố khoan cho phép xác định các đặc trưng cơ lý của đất nền ở điều kiện thế nằm tự nhiên Đặc biệt, thí nghiệm này cho phép thực hiện ở các độ sâu lớn Sử dụng kết quả thí nghiệm này cho phép đánh giá khả năng chịu tải của cọc khá phù hợp với kết quả thí nghiệm kiểm tra sức chịu tải ở ngoài hiện trường
A BS T R AC T
“Evaluating pile capacity based on testing results of PMT”
Pressuremeter test allows determining the mechanical characteristics of soil
in natural condition Especially, this text can be carried out to evaluate deformation and strength of soils in great depth Using testing allows evaluating pile capacity, which is resonable in comparison with the results of PDA test in-situ
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là đề tài nghiên cứu thực sự của tác giả, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Phạm Văn Hùng và PGS.TS Bùi Trường Sơn
Tất cả số liệu, kết quả tính toán, phân tích trong luận văn là hoàn toàn trung thực Tôi cam đoan chịu trách nhiệm về sản phẩm nghiên cứu của mình
Tp.HCM, ngày 04 tháng 12 năm 2015
Học Viên
Tạ Quang Hiệp
Trang 7MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1
2 Phương pháp nghiên cứu 1
3 Phạm vi nghiên cứu 2
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA CỌC 3
1.1 SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC THEO VẬT LIỆU 3
1.2 SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC THEO ĐẤT NỀN 6
1.2.1 Sức chịu tải của cọc theo chỉ tiêu cơ học của đất nền 6
1.2.1.1 Phương pháp đánh giá sức kháng mũi cọc Qp 6
1.2.1.2 Phương pháp đánh giá sức kháng bên của cọc Qs 12
1.2.2 Sức chịu tải cọc theo chỉ tiêu trạng thái của đất nền - phương pháp thống kê18 1.2.2.1 Sức chịu tải tiêu chuẩn của cọc chống 18
1.2.2.2 Sức chịu tải tiêu chuẩn của cọc ma sát ( cọc treo) 20
1.2.2.3 Sức chịu tải tiêu chuẩn của cọc nhồi 23
1.2.3 Sức chịu tải của cọc theo chỉ tiêu cường độ của đất nền 25
1.2.3.1 Sức chịu tải cực hạn của cọc trong đất dính 26
1.2.3.2 Sức chịu tải cực hạn của cọc trong đất rời 27
1.2.4 Sức chịu tải của cọc theo hiện trường 28
1.2.4.1 Sức chịu tải cực hạn của cọc trong đất rời 28
1.2.4.2 Sức chịu tải theo kết quả thí nghiệm xuyên 32
1.2.4.3 Sức chịu tải theo kết quả thí nghiệm PDA 34
1.2.4.4 Sức chịu tải theo thí nghiệm nén tĩnh dọc trục 46
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ TÍNH TOÁN SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC TỪ KẾT QUẢ CỦA THÍ NGHIỆM NÉN NGANG PMT 49
2.1 THÍ NGHIỆM NÉN NGANG (PMT) 49
Trang 82.1.1 Thiết bị thí nghiệm nén ngang (PMT) 49
2.1.1.1 Hộp điều khiển 50
2.1.1.2 Đầu dò (buồng nén) 50
2.1.1.3 Ống nối từ bộ phận điều khiển tới đầu dò 51
2.1.2 Trình tự thí nghiệm 52
2.2 TÍNH TOÁN KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM NÉN NGANG 52
2.2.1 Vẽ biểu đồ 52
2.2.2 Tính toán các đặc trưng cơ lý 53
2.2.2.1 Xác định áp lực giới hạn thí nghiệm 54
2.2.2.2 Xác định áp lực giới hạn thực tế 54
2.3 TÍNH TOÁN SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC TỪ THÍ NGHIỆM PMT 55
2.3.1 Phương pháp đánh giá sức kháng mũi 57
2.3.1.1 Phương pháp Menard 1963 58
2.3.1.2 Phương pháp Baguelin 1978 59
2.3.1.3 Phương pháp Bustamante và Gianeselli 1981 59
2.3.1.4 Phương pháp Bustamante và Gianeselli 1982 59
2.3.1.5 Phương pháp LCPC - SETRA 1985 60
2.3.2 Phương pháp đánh giá sức kháng hông f L 60
2.3.2.1 Phương pháp Menard 1963 61
2.3.2.2 Phương pháp Beguelin 1978 61
2.3.2.3 Phương pháp Bustamante và Gianeselli 1981 61
2.3.2.4 Phương pháp Bustamante và Gianeselli 1982 62
2.3.2.5 Phương pháp LCPC - SETRA 1985 62
2.3.3 Tính toán khả năng chịu tải của cọc từ kết quả thí nghiệm nén ngang theo phương pháp LCPC - SETRA (1985) 63
2.3.3.1 Công thức tính áp lực tới hạn mũi 63
2.3.3.2 Tính toán áp lực tới hạn tương đương 63
2.3.3.3 Xác định hệ số k trong thí nghiệm nén ngang PMT 65
2.3.3.4 Tính toán sức kháng mũi 66
2.3.3.5 Xác định sức kháng hông đơn vị , f L 66
Trang 92.3.3.6 Xác định sức kháng hông tới hạn 68
2.3.3.7 Xác định sức chịu tải cực hạn 68
2.3.3.8 Xác định tải an toàn và tải lâu dài 69
2.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 71
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ SỨC CHỊU TẢI CỌC TỪ KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM NÉN NGANG PMT 72
3.1 TÍNH TOÁN KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA CỌC CÔNG TRÌNH NHÀ MÁY ĐIỆN CÀ MAU 72
3.1.1 Khái quát về công trình 72
3.1.2 Tính toán sức chịu tải của cọc từ thí nghiệm nén ngang PMT 76
3.1.2.1 Các bước tính toán sức chịu tải cọc đơn từ thí nghiệm PMT 76
3.1.2.2 Thông số tính toán của cọc 77
3.1.2.3 Số liệu tính toán của thí nghiệm nén ngang PMT 78
3.1.2.4 Tính toán sức chịu tải của cọc 79
3.1.3 Tính toán sức chịu tải của cọc từ thí nghiệm CPTu 81
3.1.3.1 Số liệu thí nghiệm CPTu khu vực cọc thi công 81
3.1.3.2 Sức kháng bên 82
3.1.3.3 Sức kháng mũi 82
3.1.3.4 Sức chịu tải cực hạn 83
3.1.4 So sánh kết quả tính toán khả năng chịu tải của cọc từ thí nghiệm PMT với kết quả thí nghiệm PDA 83
3.2 TÍNH TOÁN KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA CỌC CÔNG TRÌNH CẦU CÁ TRÊ QUẬN 2 - TP.HCM 85
3.2.1 Điều kiện địa chất khu vực xây dựng công trình 85
3.2.2 Tính toán khả năng chịu tải của cọc theo thí nghiệm PMT 88
3.2.2.1 Số liệu tính toán của thí nghiệm PMT 88
3.2.2.2 Tính toán sức chịu tải của cọc 93
3.2.3 Tính toán khả năng chịu tải của cọc theo thí nghiệm CPTu 95
3.2.3.1 Số liệu tính toán của thí nghiệm CPTu 95
3.2.3.2 Sức kháng bên 95
Trang 103.2.3.3 Sức kháng mũi 96
3.2.3.4 Sức chịu tải cực hạn 96
3.2.4 So sánh kết quả tính toán khả năng chịu tải của cọc từ thí nghiệm PMT với kết quả tính toán theo thí nghiệm PDA 96
3.3 KẾT LUẬN CHƯƠNG 98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
Trang 11MỤC LỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Hệ số v phụ thuộc liên kết 4
Hình 1.2 Mặt trượt giả thuyết của Terzaghi 7
Hình 1.3 Biểu đồ quan hệ giá trị φo - Kpγ và φo - Nγ 8
Hình 1.4 Sơ đồ chọn chiều dài cọc ngàm vào đất Lb 9
Hình 1.5 Biểu đồ xác định các hệ số sức chịu tải đất nền dưới mũi cọc 10
Hình 1.6 Biểu đồ xác định hệ số λ 16
Hình 1.7 Biểu đồ xác định giá trị lực ma sát đơn vị fs theo Coyle – Castillo 17
Hình 1.8 Quan hệ α - cu 27
Hình 1.9 Biểu đồ quan hệ giữa hệ số Nq và φo 28
Hình 1.10 Mô hình cọc của Smith và mô hình cọc CAPWAP 35
Hình 1.11 Mô hình sức kháng của đất theo Smith 36
Hình 1.12 Sức kháng tĩnh thân cọc 39
Hình 1.13 Sức kháng tĩnh mũi cọc 40
Hình 1.14 Mô hình sức kháng đất thành bên và mũi Smith mở rộng 43
Hình 1.15 Phân tích tín hiệu sóng phù hợp 45
Hình 1.16 Hệ thống đối trọng và cọc treo 46
Hình 1.17 Hệ thống đối trọng là dàn chất tải 47
Hình 2.1 Sơ đồ và các thiết bị thí nghiệm nén ngang 49
Hình 2.2 Đầu dò thiết bị nén ngang 50
Hình 2.3 Các đặc trưng cơ lý của một thí nghiệm nén ngang 53
Hình 2.4 Các thông số tính toán của thí nghiệm nén ngang 55
Hình 2.5 Mô hình tính toán sức chịu tải cực hạn của cọc 56
Hình 2.6 Vùng ảnh hưởng dưới mũi cọc đến giá trị qL 58
Hình 2.7 Biểu đồ xác định hệ số k từ quan hệ k - He/R 58
Hình 2.8 Biểu đồ xác định hệ số k từ quan hệ k - (pL-p0) 60
Hình 2.9 Đường cong quan hệ fL - pL theo đề nghị của Menard 61
Hình 2.10 Đường cong quan hệ fL - pL theo đề nghị của LPC 1985 62
Hình 2.11 Thông số xác định áp lực tới hạn tương đương dưới mũi cọc 64
Trang 12Hình 2.12 Cách tính diện tích và chu vi một số loại cọc 64
Hình 2.13 Biểu đồ xác định ma sát hông fL của cọc theo pL 68
Hình 3.1 Hình ảnh Nhà Máy Điện Cà Mau 72
Hình 3.2 Vị trí xây dựng Nhà Máy Điện Cà Mau 73
Hình 3.3 Mặt cắt địa chất tại hố khoan BH1 và BH2 73
Hình 3.4 Tổng hợp kết quả thí nghiệm hố khoan P3 78
Hình 3.5 Tổng hợp tính toán áp lực tới hạn và áp lực tới hạn thuần 80
Hình 3.6 Kết quả thí nghiệm xuyên tĩnh CPTu tại vị trí CPT1 81
Hình 3.7 Dữ liệu thử cọc bằng phương pháp PDA 83
Hình 3.8 Mặt cắt địa chất công trình khu vục cầu Cá Trê Lớn, hố khoan CTL-W-2 và CTL-W-3 86
Hình 3.9 Mặt cắt địa chất công trình khu vục cầu Cá Trê Lớn, hố khoan CTL-E-2 và CTL-E-3 87
Hình 3.10 Hình ảnh Cầu Cá Trê Lớn thuộc Dự án Đại Lộ Đông Tây 87
Hình 3.11 Tương quan áp lực giới hạn (pL) theo độ sâu của sét mềm bão hòa nước khu vực TPHCM và lân cận 88
Hình 3.12 Tương quan áp lực giới hạn ròng p*L và độ sâu của sét mềm bão hòa nước khu vực TPHCM và lân cận 89
Hình 3.13 Tương quan pL theo độ sâu của đất rời khu vực TPHCM và lân cận 89
Hình 3.14 Tương quan p*L theo độ sâu của đất rời khu vực TPHCM và lân cận 90
Hình 3.15 Tương quan pL theo độ sâu của sét dẻo cứng đến cứng khu vực TPHCM và lân cận 90
Hình 3.16 Tương quan p*L theo độ sâu của đất sét dẻo cứng đến cứng khu vực TPHCM và lân cận 91
Hình 3.17 Tương quan pL theo độ sâu của sét pha khu vực TPHCM và lân cận 91
Hình 3.18 Tương quan p*L theo độ sâu của đất sét pha khu vực TPHCM và lân cận 92
Hình 3.19 Kết quả thí nghiệm CPTu khu vục cầu Cá Trê Lớn tại hố khoan CPTu4 95
Hình 3.20 Kết quả thí nghiệm PDA cọc A1E cầu Cá Trê lớn 97
Trang 13MỤC LỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Hệ số độ mảnh φ 4
Bảng 1.2 Hệ số φ theo Jacobson 5
Bảng 1.3 Các giá trị Ir 11
Bảng 1.4 Các giá trị N*c 11
Bảng 1.5 Các giá trị N*q 12
Bảng 1.6 Giá trị Ks theo B.J Das 12
Bảng 1.7 Giá trị Ks theo trường Cầu đường Paris (ENPC) 13
Bảng 1.8 Giá trị α theo Viện dầu hỏa Hoa Kỳ (API) 13
Bảng 1.9 Giá trị α theo Tomlinson 13
Bảng 1.10 Giá trị α theo Peck, 1974 14
Bảng 1.11 Giá trị tỷ số φa/φ và K/K0 18
Bảng 1.12 Hệ số giảm cường độ Ks trong nền đá 19
Bảng 1.13 Hệ số mR và mf 21
Bảng 1.14 Sức chịu tải đơn vị diện tích của đất ở mũi cọc qp 21
Bảng 1.15 Lực ma sát bên của cọc fs 22
Bảng 1.16 Hệ số điều kiện làm việc m 23
Bảng 1.17 Hệ số điều kiện làm việc đất ở mũi cọc mR 23
Bảng 1.18 Hệ số điều kiện làm việc đất mặt bên của cọc mf 23
Bảng 1.19 Các hệ số α, β, Aok, Bok 24
Bảng 1.20 Giá trị sức chịu mũi qp 25
Bảng 1.21 Ma sát và lực dính giữa đất và cọc 26
Bảng 1.22 Hệ số áp lực ngang Kstgφa 27
Bảng 1.23 Giá trị hệ số M 31
Bảng 1.24 Giá trị Kc ,α và [fs] 33
Bảng 1.25 Các thông số đầu vào trong mô hình CAPWAP 44
Bảng 2.1 Giá trị Vc theo các kiểu đầu dò 51
Bảng 2.2 Giá trị k cho cọc theo tóm tắt LCPC - SETRA, 1985 65
Bảng 2.3 Chọn loại đường cong để xác định giá trị fL 66
Trang 14Bảng 3.1 Thông số tính toán của cọc 77
Bảng 3.2 Giá trị tính toán sức kháng hông 80
Bảng 3.3 So sánh sức chịu tải cực hạn của cọc theo PMT và PDA 84
Bảng 3.4 Đặc trưng cơ lý nén ngang của đất khu vực cầu Cá Trê 92
Bảng 3.5 Thông số cọc 93
Bảng 3.6 Giá trị tính toán sức kháng hông cọc 30x30cm khu vực cầu Cá Trê 94
Bảng 3.7 So sánh kết quả tính toán khả năng chịu tải của cọc theo thời gian và kết quả thí nghiệm PDA ở thời điểm 23 ngày kể từ ngày đóng cọc 97
Trang 15MỞ ĐẦU
1 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trong thực tế ở nước ta hiện nay, khả năng chịu tải của cọc thường được đánh giá thông qua giá trị đặc trưng cơ lý của đất từ kết quả thí nghiệm trong phòng Theo một số kết quả thực tế, khả năng chịu tải chịu tải của cọc được kiểm tra lại sau khi thi công thường có giá trị lớn hơn đáng kể so với kết quả tính toán trước đó dựa theo hồ sơ thiết kế Một số tổ chức đề nghị đánh giá và thi công cọc với tải trọng nhỏ hơn đáng kể so với giá trị cực hạn [11] Ngoài ra, đặc trưng cơ lý của đất từ thí nghiệm hiện thường cho đến kết quả đáng tin cậy do được xác định ở điều kiện thế nằm tự nhiên và được xác định trực tiếp nên việc sử dụng đặc trưng cơ lý từ thí nghiệm hiện trường cho kết quả đáng tin cậy
Đề tài " Đánh giá sức chịu tải của cọc từ kết quả thí nghiệm nén ngang
PMT " thực hiện nhằm mục tiêu phân tích và đánh giá khả năng chịu tải của cọc và
so sánh với kết quả thí nghiệm hiện trường, góp phần bổ sung và hoàn thiện phương pháp đánh giá khả năng chịu tải của cọc, là loại móng phổ biến ở khu vực có nhiều đất yếu như ở khu vực Tp.HCM và các tỉnh phía nam
2 Phương pháp nghiên cứu
- Tổng hợp phương pháp đánh giá khả năng chịu tải từ kết quả thí nghiệm nén ngang PMT
- Tính toán cho công trình thực tế trên cơ sở kết quả thí nghiệm nén ngang ở khu vực Cà Mau và Tp.HCM
- Phân tích so sánh với kết quả thí nghiệm hiện trường để kiểm tra
- Việc tính toán áp dụng theo điều kiện thực tế và so sánh với kết quả thí nghiệm kiểm tra được thực hiện nhằm mục đích đánh giá mực độ chính xác và tin cậy của phương pháp Đánh giá khả năng chịu tải của cọc sử dụng kết quả thí nghiệm nén trong hố khoan
Trang 163 Phạm vi nghiên cứu
Số liệu thu thập sử dụng cho việc tính toán được lấy ở khu vực Tp Hồ Chí Minh và Cà Mau Do hạn chế về số liệu nên việc tính toán chỉ giới hạn trong điều kiện địa chất công trình đã nêu
Trang 17CHƯƠNG 1 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHẢ
NĂNG CHỊU TẢI CỦA CỌC
1.1 SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC THEO VẬT LIỆU
Sức chịu tải ở đây được hiểu là sức chịu tải dọc trục của cọc Cọc làm việc như một thanh chịu nén đúng tâm, lệch tâm hoặc chịu kéo (khi cọc bị nhổ) và sức chịu tải của cọc theo vật liệu có thể được tính theo công thức:
vl p vl
Trong đó : Q vl : Sức chịu tải của cọc theo vật liệu
A p : Diện tích tiết diện ngang của cọc
R vl : Cường độ chịu nén tính toán của vật liệu làm cọc
φ : Hệ số ảnh hưởng bởi độ mảnh của cọc
Cọc làm việc trong nền đất chịu tác động của áp lực nén của đất xung quanh, nên thông thường ta không xét đến ảnh hưởng của uốn dọc, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt như cọc quá mảnh hoặc do tác động của sự rung động gây ra sự triệt tiêu áp lực xung quanh hay cọc đi qua lớp đất bùn nhão Ảnh hưởng của độ mảnh phải được xét đến trong sức chịu tải của cọc theo vật liệu
Với cọc bê tông cốt thép, sức chịu tải cực hạn của cọc theo vật liệu xác định theo công thức thanh chịu nén có xét đến uốn dọc Sự uốn dọc được xét như tính cột trong tính toán bê tông
R n : Sức chịu nén cho phép của bê tông
A n : Diện tích bê tông
φ : Hệ số xét đến ảnh hưởng của uốn dọc phụ thuộc độ mảnh và
theo thực nghiệm lấy như sau:
Trang 18Trong đó: r - Bán kính của cọc tròn hoặc cạnh cọc vuông
d - Bề rộng của tiết diện chữ nhật
l 0 - Chiều dài tính toán của cọc
0
Với : l – chiều dài thực của đoạn cọc khi bắt đầu đóng cọc vào đất tính từ đầu cọc đến điểm ngàm trong đất hoặc l được chọn là chiều dày lớp đất yếu có cọc đi ngang qua v - hệ số phụ thuộc liên kết của hai đầu cọc lấy theo hình 1.1
Hình 1.1 Hệ số v phụ thuộc liên kết
Nếu xét đến sự hiện diện của đất bùn nhão xung quanh cọc, M Jacobson đề nghị ảnh hưởng uốn dọc theo bảng sau:
Trang 19Bảng 1.2 Hệ số φ theo Jacobson
Với L – Chiều dài cọc; r – Bán kính hoặc cạnh cọc
Ngoài ra, sức chịu tải của cọc theo vật liệu còn tính theo kinh nghiệm xây dựng ở một số quốc gia được giới thiệu trong Quy phạm Xây dựng Việt Nam 21-86 như sau:
vl gh
Trong đó: k = 0,7– Hệ số đồng nhất
m = 1 – Hệ số điều kiện làm việc
R gh – sức chịu tải giới hạn của vật liệu làm cọc
Với cọc bê tông cốt thép:
Sức chịu tải theo vật liệu của cọc nhồi
Do cọc nhồi được thi công đổ bê tông tại chỗ vào các hố khoan, hố đào sẵn sau khi đã đặt lượng cốt thép cần thiết vào hố khoan Việc kiểm soát điều kiện chất lượng bê tông khó khăn nên sức chịu tải của cọc nhồi không thể tính như cọc chế tạo sẵn mà có khuynh hướng giảm như công thức:
vl u b an a
Với: R u - Cường độ tính toán của bê tông cọc nhồi
Khi đổ bê tông dưới nước hoặc dưới bùn R u = R/4,5 < 6MPa
Khi đổ bê tông trong hố khoan khô R u = R/4 < 7MPa
A b - Diện tích tiết diện ngang của bê tông trong cọc
A a - Diện tích tiết diện ngang của cốt thép trong cọc
Trang 20R an- Cường độ tính toán cho phép của cốt thép
Φ < 28mm thì R an = Rc/1,5 220MPa
1.2 SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC THEO ĐẤT NỀN
Sức chịu tải cực hạn của cọc Q u gồm tổng sức chống cắt cực hạn mặt bên giữa
đất và vật liệu cọc Qs cùng với sức gánh đỡ cực hạn của đất ở mũi cọc Q p
u s s p p
Trong đó: A s - Diện tích xung quanh cọc tiếp xúc với đất
A p - Diện tích tiết diện ngang mũi cọc
f s - Ma sát hông đơn vị
q p - Sức kháng mũi đơn vị
Sức chịu tải cho phép của cọc:
p s
a
Q Q Q
FS FS
a
Q Q FS
- Theo chỉ tiêu cơ học của đất nền: theo cường độ sức chống cắt và ứng suất
do trọng lượng bản thân còn gọi là phương pháp tĩnh
- Theo chỉ tiêu trạng thái còn gọi là phương pháp thống kê
- Theo chỉ tiêu cường độ của đất nền
- Theo các thí nghiệm cọc tại hiện trường
1.2.1 Sức chịu tải của cọc theo chỉ tiêu cơ học của đất nền
1.2.1.1 Phương pháp đánh giá sức kháng mũi cọc Qp
a) Phương pháp Terzaghi
Trang 21Phương pháp cổ điển đánh giá sức chịu mũi do Terzaghi và Peck đề nghị sử dụng là các công thức bán thực nghiệm, được phát triển trên cơ sở các công thức sức chịu tải của móng nông với sơ đồ trượt của đất dưới mũi cọc tương tự như sơ đồ trượt của đất dưới móng nông
Hình 1.2 Mặt trượt giả thuyết của Terzaghi
2 3 / 4 /2 2
Trang 22Với K pγ : Hệ số áp lực bị động của đất lên mặt nghiêng của nên trượt Hệ số
K pγ , N γ chỉ có thể xác định giá trị gần đúng bằng cách tra biểu đồ hình 1.3
Hình 1.3 Biểu đồ quan hệ giá trị φ o - K pγ và φ o - N γ
Đối với sức chịu tải đơn vị diện tích của phần đất nằm dưới đáy các móng sâu
và móng cọc, công thức có xét đến hình dạng và chiều sâu chôn móng được viết dưới dạng:
1200
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
Quan hệ φ - Kp
φ - Nγ
Trang 23Phương pháp Meyerhof xác định các hệ số N' c , N' q cho sức chịu tải ở mũi cọc
trong đất nền, đặc biệt là cát, gia tăng theo chiều sâu cọc chôn trong lớp cát chịu tải
D : Cạnh cọc ở độ sâu mũi cọc
Hình 1.4 Sơ đồ chọn chiều dài cọc ngàm vào đất L b
Trong cách tính sức chịu tải đất nền dưới mũi cọc theo Meyerhof, các thông số
chống cắt c và φ tương ứng với trạng thái ứng suất hữu hiệu và q p xác định theo
công thức (1.16) với hệ số N' c , N' q được xác định theo biểu đồ hình 1.5
Các bước tính toán sức chịu tải đất nền dưới mũi cọc the Meyerhof
Bước 1: Từ φ suy ra (Lb/D)cr bởi biểu đồ hình 1.5
L D các giá trị N' c và N' q được xác định như sau:
Trang 24'3
Trang 25Theo Vesic N q f I rr
Trong đó:
1
r rr
r
I I
Δ - Biến dạng thể tích trung bình trong vùng biến dạng dẻo bên dưới mũi cọc
Như vậy, những điều kiện không có sự thay đổi thể tích, ta có: Δ = 0 và I r = I rr
Vesic giải và thiết lập bảng giá trị N* c , N* σ phụ thuộc vào I rr và góc ma sát φ
Giá trị I r có thể ước lượng từ kết quả thí nghiệm nén ba trục hoặc nén cố kết tương ứng với những giá trị ứng suất nén khác nhau hoặc tham khảo các giá trị tổng kết thực nghiệm
Trang 26Cọc khoan nhồi K s K o 1 sin '
Cọc đóng, có thể tích đất bị chiếm chỗ nhỏ K s K o (giới hạn dưới)
Trang 27Bảng 1.7 Giá trị K s theo trường Cầu đường Paris (ENPC)
Hệ số hiệu chỉnh α được xác định theo các bảng 1.8, 1.9 và 1.10
Bảng 1.8 Giá trị α theo Viện dầu hỏa Hoa Kỳ (API)
Lực chống cắt không thoát nước cu (kPa) Hệ số α
Trang 28Bảng 1.10 Giá trị α theo Peck, 1974
Lực chống cắt không thoát nước cu (kPa) Hệ số α
v
u
C s
Phương pháp này được Burland đưa ra năm 1973 dựa trên các giả thuyết sau:
- Lực dính của đất giảm đến 0 trong quá trình đóng cọc do đất bị phá vỡ kết cấu
- Ứng suất hữu hiệu của đất tác động lên mặt đứng của cọc sau khi áp lực nước lỗ rỗng thặng dư phân tán hết ít nhất phải bằng ứng suất này ở trạng thái tĩnh, áp lực nước lỗ rỗng thặng dư xuất hiện do thể tích cọc lấn chiếm và
Trang 29đất xung quanh bị nén, nhưng hệ số thấm của đất bé nên cần phải có thời gian để nước thoát đi
- Ứng suất chống cắt của đất xung quanh cọc trong quá trình chịu tải chỉ liên quan đến vùng đất mỏng xung quanh cọc, vùng này tùy thuộc dạng cọc và tính thoát nước của đất giữa hai thời điểm đóng và chất tải lên cọc
Trang 30Hình 1.6 Biểu đồ xác định hệ số λ
d) Phương pháp Coyle - Castillo
Năm 1981, Coyle - Castillo đưa ra một cách xác định sức chịu tải của cọc trong nền cát sau hàng loạt phân tích các kết quả thí nghiệm nén tĩnh và đóng cọc thử tại hiện trường
s s s
f s là lực ma sát đơn vị giữa đất và cọc được tác giả thiết lập quan hệ thực
nghiệm với góc ma sát φ và tỷ số z/B, với chiều sâu z tính đến giữa lớp cát và B là
bề rộng của cọc Lưu ý rằng, phương pháp của Coyle - Castillo không xét đến loại vật liệu làm cọc, ảnh hưởng việc hạ cọc và điều kiện ứng suất ban đầu
Trang 31σ' v - Ứng suất hữu hiệu thẳng đứng t
và K/K 0 được Kulhawy giới thiệu theo bảng 1.11
theo Coyle – Castillo
t cát với mặt bên của
(1.34)
(1.35)
ng tại điểm tính f s
ng 1.11
Trang 32Bảng 1.11 Giá trị tỷ số φ a /φ và K/K 0
Cát/cọc bê tông không láng 1,0
Cát/cọc bê tông trơn láng 0,8 ÷ 1,0
1.2.2.1 Sức chịu tải tiêu chuẩn của cọc chống
Sức chịu tải trọng nén Rc,u tính bằng kN, của cọc tiết diện đặc, cọc ống đóng hoặc ép nhồi, và cọc khoan (đào) nhồi khi chúng tựa trên nền đá kể cả cọc đóng tựa trên nền ít bị nén được xác định theo công thức:
Trang 33Ab - Diện tích tựa cọc trên nền, lấy bằng diện tích mặt cắt ngang
đối với cọc đặc, cọc ống có bịt mũi; lấy bằng diện tích tiết diện ngang thành cọc đối với cọc ống khi không độn bê tông vào lòng cọc và lấy bằng diện tích tiết diện ngang toàn cọc khi độn
bê tông lòng đến chiều cao không bé hơn 3 lần đường kính cọc
q p - Cường độ sức kháng của đất nền dưới mũi cọc chống được
tính như sau:
q p = 20Mpa = 2000 T/m2 : Đất nền cọc tựa là đá, đất hạt lớn và sét cứng Đối với cọc đóng hoặc ép nhồi, khoan nhồi và cọc ống nhồi bê tông tựa lên nền đá không phong hoá, hoặc nền ít bị nén (không có các lớp đất yếu xen kẹp) và
ngàm vào đó ít hơn 0,5 m, q p xác định theo công thức:
g
R K q
Với R c n, : Cường độ chịu nén trung bình của đá ở trạng thái no nước xác
định ngoài hiện trường
γ g = 1,4 : Hệ số tin cậy của đất
K s - Hệ số giảm cường độ trong nền đá
Bảng 1.12 Hệ số giảm cường độ K s trong nền đá
Mức độ nứt Chỉ số chất lượng đá, RQD
% Hệ số giảm cường độ KsNứt rất ít
1) Giá trị RQD càng lớn thì Ks càng lớn
Trang 342) Các giá trị Ks ứng với giá trị RQD trung gian thì xác định bằng nội suy
3) Khi thiếu các giá trị RQD thì Ks lấy giá trị nhỏ nhất trong các khoảng biến đổi đã cho
Đối với cọc đóng hoặc ép nhồi, khoan nhồi và cọc ống nhồi bê tông tựa lên nền đá không phong hoá, hoặc nền ít bị nén (không có các lớp đất yếu xen kẹp) và
ngàm vào đó lớn hơn 0,5 m, q p xác định theo công thức:
Trong đó : l d - Chiều sâu ngàm cọc vào đá
d r - Đường kính ngoài của phần cọc ngàm vào đá
Giá trị q p công thức (1.38) không lấy quá 3, Đối với cọc ống tựa đều lên mặt nền đá không phong hoá, phủ trên nền đá là lớp đất không bị xói có chiều dày tối thiểu bằng ba lần đường kính cọc, giá trị công thức (1.38) lấy bằng 1
1.2.2.2 Sức chịu tải tiêu chuẩn của cọc ma sát ( cọc treo)
m R : Hệ số điều kiện làm việc của đất ở mũi cọc
m f : Hệ số điều kiện làm việc của đất ở mặt bên của cọc
q p : Sức chịu tải đơn vị diện tích của đất ở mũi cọc
fs : Lực ma sát đơn vị giữa đất và mặt xung quanh cọc
u : Chu vi tiết diện ngang của thân cọc
Các đại lượng trên được xác định theo các bảng tra 1.13, 1.14 và 1.15
Trang 35Bảng 1.13 Hệ số m R và m f
Phương pháp hạ cọc Hệ số điều kiện làm việc của cọc
Dưới mũi cọc mR ở mặt bên cọc mf
1
0,9 0,8 0,7
Trang 36vừa mịn bụi
của đất sét có độ sệt IL là 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 1,0
10
2,3 3,0 3,5 3,8 4,0 4,2 4,4 4,6 5,1 5,6 6,1 6,6 7,0
1,5 2,1 2,5 2,7 2,9 3,1 3,3 3,4 3,8 4,1 4,4 4,7 5,0
1,2 1,7 2,0 2,2 2,4 2,5 2,6 2,7 2,8 3,0 3,2 3,4 3,6
0,5 1,2 1,4 1,6 1,7 1,8 1,9 1,9 2,0 2,0 2,0 2,1 2,2
0,4 0,7 0,8 0,9 1,0 1,0 1,0 1,0 1,1 1,2 1,2 1,2 1,3
0,4 0,5 0,7 0,8 0,8 0,8 0,8 0,8 0,8 0,8 0,8 0,9 0,9
0,3 0,4 0,6 0,7 0,7 0,7 0,7 0,7 0,7 0,7 0,7 0,8 0,8
0,2 0,4 0,5 0,5 0,6 0,6 0,6 0,6 0,6 0,6 0,6 0,7 0,7
- Các giá trị f s của cát chặt tăng thêm 30%
- Khi xác định f s nên chia các lớp đất mỏng hơn 2m
b) Sức chịu tải của cọc chịu nhổ
Trang 371.2.2.3 Sức chịu tải tiêu chuẩn của cọc nhồi
Trong phương pháp này, sức chịu tải dọc trục của cọc nhồi có thể được xác định theo công thức:
Các hệ số m, m R , m f - hệ số điều kiện làm việc, theo bảng 1.16, 1.17 và 1.18
Bảng 1.16 Hệ số điều kiện làm việc m
Đất sét có độ bão hòa Sr > 0,85 0,8
Bảng 1.17 Hệ số điều kiện làm việc đất ở mũi cọc m R
Phương pháp thi công cọc mR
thép có bịt mũi rồi đổ bê tông đồng thời rút
ống thép
0,8 0,8 0,8 0,7 Cọc nhồi có tác động rung khi đổ bê tông 0,9 0,9 0,9 0,9 Cọc nhồi khi đổ bê tông:
Trang 38q p (T/m 2 ) - Cường độ chịu tải của đất dưới mũi cọc nhồi và cọc ống, được tính
12,6 24,8
17,3 32,8
24,4 45,5
34,6
64
48,6 87,6
0,79 0,76 0,70 0,65 0,64 0,58 0,55 0,53 0,51 0,49
0,80 0,77 0,70 0,67 0,63 0,61 0,58 0,57 0,55 0,54
0,82 0,79 0,74 0,70 0,67 0,65 0,62 0,61 0,60 0,59
0,84 0,81 0,76 0,73 0,70 0,68 0,66 0,65 0,64 0,63
0,85 0,82 0,78 0,75 0,73 0,71 0,69 0,68 0,67 0,67
0,85 0,83 0,80 0,77 0,75 0,73 0,72 0,72 0,71 0,70
0,86 0,84 0,82 0,79 0,70 0,76 0,75 0,75 0,74 0,74
0,87 0,85 0,84 0,81 0,80 0,79 0,78 0,78 0,77 0,77
0,31 0,24
0,29 0,23
0,27 0,22
0,26 0,21
0,25 0,20
0,24 0,19
0,23 0,18
0,23 0,17
- Cọc trong đất sét
Trang 39q p được lấy theo bảng 1.20
Bảng 1.20 Giá trị sức chịu mũi q p
1.2.3 Sức chịu tải của cọc theo chỉ tiêu cường độ của đất nền
Theo TCXD 10304:2014, sức chịu tải cực hạn của cọc theo đất nền được tính với công thức:
a
Q Q Q
Trang 40σ' vp - Ứng suất hữu hiệu trong đất theo phương thẳng đứng tại độ sâu
mũi cọc do trọng lượng bản thân đất
N c , N q , N γ - Các hệ số sức chịu tải, phụ thuộc góc ma sát trong của
đất, hình dạng mũi cọc và phương pháp thi công cọc
γ - Trọng lượng riêng của đất ở độ sâu mũi cọc
FS s - Hệ số an toàn cho thành phần ma sát bên, lấy bằng 1,5÷2,0
FS p - Hệ số an toàn cho sức chống dưới mũi cọc, lấy bằng 2,0÷3,0
Bảng 1.21 Ma sát và lực dính giữa đất và cọc
Cọc đóng bê tông cốt thép = c = φ
1.2.3.1 Sức chịu tải cực hạn của cọc trong đất dính
Do góc ma sát của đất bằng không nên sức chịu tải sẽ có dạng:
u s u p c u
Trong đó: A s - Diện tích xung quanh cọc tiếp xúc với đất
A p - Diện tích tiết diện ngang mũi cọc
c u - Sức chống cắt không thoát nước của đất nền
N c - Hệ số sức chịu tải lấy bằng 9 cho cọc đóng trong sét cố
kết thường và bằng 6 cho cọc nhồi
α - Hệ số điều chỉnh lực bám dính giữa đất và cọc từ lực
dính của thí nghiệm không cố kết không thoát nước + Với cọc nhồi: α = 0,3 ÷ 0,45 cho sét dẻo cứng