1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Công nghệ môi trường: Nghiên cứu nâng cao tốc độ phân hủy chất thải rắn sinh hoạt trong điều kiện mô phỏng bãi chôn lấp

191 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu nâng cao tốc độ phân hủy chất thải rắn sinh hoạt trong điều kiện mô phỏng bãi chôn lấp
Tác giả Nguyễn Thành Phương
Người hướng dẫn GS.TS Nguyễn Văn Phước, PGS.TS Nguyễn Phước Dân
Trường học Trường Đại học Bách Khoa
Chuyên ngành Kỹ thuật
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 191
Dung lượng 42,55 MB

Nội dung

TÓM TATNghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêunâng cao tốc độ phân hủychất thải rắn sinhhoạtCTRSH trong điều kiện mô phỏng bãi chôn lap bằng công nghệ tuần hoàn nướcri rác kết hợp với b6

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYÊN THÀNH PHƯƠNG

MO PHONG BAI CHON LAP

LUẬN ÁN TIEN SĨ KY THUAT

TP Hồ Chi Minh năm 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGƯỜI HƯỚNG DẦN KHOA HỌC:I.GS.TS NGUYEN VĂN PHƯỚC2.PGS.TS NGUYÊN PHƯỚC DẦN

Tp H6 Chi Minh năm 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOANTôi tên là Nguyễn Thành Phương, tác giả của luận án “Nghiên cứu nâng cao tốc độphân hủy chất thải rắn sinh hoạt trong điều kiện mô phỏng bãi chôn lấp” Tôi xin camđoan luận án trên đây là công trình của bản thân tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứutrình bay trong luận án là trung thực va chưa từng được ai công bồ trong bất kì luận ánnào trước đây.

Tác giả luận án

Nguyễn Thành Phương

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Hoàn thành chương trình nghiên cứu và luận án này, tôi đã nhận được nhiều sự giupđỡ của các cá nhân và tô chức Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn hai thầy hướngdẫn là GS.TS Nguyễn Văn Phước và PGS.TS Nguyễn Phước Dân vẻ sự hướng dẫn tậntâm Cảm ơn các thay về kiến thức đã được truyền dat từ cung cấp phương pháp luậndé tài, cách tư duy sâu sắc cũng như cách giải quyết các nội dung khoa học Cảm ơnthời gian được học tập và làm việc cùng các thay

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp cơ sở TrườngDai học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh đã có nhiều ý kiến đóng góp quý giá dé tôi có théhoàn chỉnh luận an.

Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan: Đại học quốc gia TP.HCM, Trường Đại họcBách Khoa TP Hồ Chí Minh, Viện Môi trường và Tài nguyên, Khoa Môi trườngTrường Đại học Bách Khoa đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành dé tài luận án tiễnSĩ này.

Tôi cũng trân trọng gửi lời cảm ơn đến Phòng Thí nghiệm Công nghệ Môi trường —Viện Môi trường và Tài nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai nghiên cứu,thu thập số liệu, tải liệu, thông tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu

Cuôi cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sac đên các đông nghiệp, các cộng sự, cùng giađình tôi đã động viên và giúp tôi hoàn thành đề tài này

Xin chân thành cảm ơn.

Tác giả

Nguyễn Thành Phương

Trang 5

TÓM TAT

Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêunâng cao tốc độ phân hủychất thải rắn sinhhoạt(CTRSH) trong điều kiện mô phỏng bãi chôn lap bằng công nghệ tuần hoàn nướcri rác kết hợp với b6 sung chế phẩm sinh học và dé xuất nâng cấp, cải tiến công nghệcho các bãi chôn lấp CTRSH hiện hữu trong điều kiện Việt Nam Nghiên cứu đượcthực hiện trên 3 mô hình gồm: mô hình đối chung, mo hình tuần hoàn nước rỉ rac vàmô hình ket hợp tuân hoàn nước rỉ rac và bô sung chê phầm sinh học.

e_ Mô hình đối chứng (MHI) mô phỏng điều kiện thực tế của bãi chôn lấp với độnén tương tự và không tuần hoan nước rỉ rác Kết quả nghiên cứu cho thấy sau32 tuần vận hành hiệu quả xử lý COD trong nước ri rác là 80,88%, nồng độCOD đầu ra tương ứng là 8.647 mg/L.Lượng khí methane sinh ra trong một đơnvị chất thải khô bi phân hủy khoảng 0,025 m°CH,/kgVS phân hủy, và hàmlượng methane trung bình trong biogas là 60%.

e Mô hình tuần hoàn nước rỉ rác với tốc độ tuần hoàn 7,64 mL/m”.h(MH2.1)chothay hiệu quả xử ly COD sau 32 tuần vận hành là 99,53%, nông độ COD dau ralà 210 mg/L Lượng khí methane sinh ra trong một đơn vi chất thải khô bị phânhủy là 0.664 m°CH„/kgVS phân hủy.Hàm lượng metan trung bình trong biogaslà 73,1%.

e Mô hình tuần hoàn nước rỉ rác với tốc độ tuần hoàn 7,64mL/m”.hkết hợp bésung chế phẩm sinh học (MH3.1) cho thấy hiệu qua xử lý COD sau 32 tuân vậnhành là 99,74%, nồng độ COD đầu ra là 130 mg/L.Luong khí metan sinh ratrong một đơn vị chất thải khô bị phân hủy là 0,691 m°CH,/kgVS phân hủy.Hàm lượng metan trung bình trong biogas là 75,2%.

Như vậy, tuân hoàn nước rỉ rác giúp tốc độ phân hủy chất thải rắn (lượng khí sinh họcsinh ra) tăng lên 26,7 lần và tuân hoàn nước ri kết hợp bố sung chế phẩm sinh học tăng27,8 lần Do đó, việc tuần hoàn nước rỉ rác kết hợp bé sung ché pham sinh hoc lamnâng cao tốc độ phân hủy cơ chất trong bãi chôn lấp

Trang 6

Kết quả nghiên cứu còn cho thay mức độ phân hủy sinh học chất thải ran sinh hoạttrong các mô hình khác nhau, biểu hiện thông qua độ giảm khối lượng TS, VS, TOC,nitơ hữu cơ, tỷ lệ C/N và độ sụt giảm thể tích chất thải.Trong đó, mô hình kết hợp tuầnhoàn nước rỉ rác và bồ sung chế phẩm vi sinh (MH3.1) có độ giảm khối lượng TS, VS,TOC và độ sụt giảm thể tích chất thải cao nhất, lần lượt có giá trị là 57,13%; 74,74%;68,55% và 29,59.

Từ khóa: Chất thải ran sinh hoạt, bãi chôn lap, phân hủy

Trang 7

Study on enhancing the rate of domestic solid waste decomposition in simulated

landfill aims to improved the rate of domestic solid waste decomposition by leachate

recirculation technology combined with adding effective microorganisms and

suggested upgrading the technology for current domestic landfill in Vietnam.

Research was carried out on three experimental models including the control model,

the modeling of leachate recirculation and the modeling consisting of combining

leachate recirculation and effective microorganisms.

e The control model (MH1) is imitative of the actual conditions of landfill with

the same compression ratio and without leachate recirculation Research results

showed that after 32 weeks of operation, the COD removal efficiency was

80.88% according to a8.647 mgCOD/L in the effluent The amount of methaneproduced per unit of decomposed dry waste was about 0.025 m°CH,/kgVS andthe average methane content in biogas was 60%.

e The modeling with 7.64mL/m.hof recirculation flow (MH2.1)showed that theCOD removal efficiency after 32 weeks operation was 99.53%, COD

concentration of the effluent was 210 mg/L The amount of methane producedper unit of decomposed dry waste was 0.664 m°CH,/kgVS Average methanecontent in biogas was 73.1%.

e The modeling consisting of combining 7.64mL/m”.hof recirculation flowandeffective microorganisms (MH3.1)showed that the COD removal efficiency

after 32 weeks operation was 99.74%, COD concentration of the effluent was

130 mg/L.The amount of methane produced per unit of decomposed dry wastewas 0.691 m°CH,/kgVS Average methane content in biogas was 75.2%

As a result, the amount of methane produced per unit of decomposed dry waste

increased by 26.7 times in the modeling of leachate recirculation and 27.8 times in the

modeling consisting of combining leachate recirculation and effective microorganisms.

Therefore, the combination of leachate recirculation and effective microorganism

helps to improve the rate of substrate decomposition in landfills.

Trang 8

The results also showed the rate of domestic solid waste decomposition in different

models, expression through TS, VS, TOC, nitrogen, C/N ratio and the decline volume

of waste In particular, MH3.1 has highest efficiency of TS, VS, TOC and the decline

volume of waste The treatment efficiency of TS, VS, TOCand decline volume ofwaste in the modeling consisting of combining 7.64mL/m”.hof recirculation flow andeffective microorganisms (MH3.1) are 57.13%; 74.14%; 68.55% and 29.5%,

respectively.

Key words:domestic solid wastes, landfill, decomposition

Trang 9

MỤC LỤC

LOI CAM ĐOAN c c c1 1 11 111211110111 1101111 112111111111 1110 1111111111101 0g iLOL CAM ƠN - - Sàn 1 11 1 1211111121111 111111 011111011101 11 1111111111011 11 11110111110 iiTOM TAT iiecccccccccccsccscscsscscscssescscsscscscsscscscsscscsvsscstsssscscsssscsssesscstsesscavsssscsssessssvsecseanseeess iiiABSTRACT vicceccccccscsssscscsscsesscsesscsesscsesscsesacsesacsesassssacssassesatssassesanssassesstssatsesetsssnseeees V

MUC LUC 22 viiDANH MỤC CAC TU VIET TAT uueeeccecccccccscscsscsssescscscscscsesesscavevscssscavevsvssscavavsvsvseeas xiDANH MỤC BẢNG - - <5 t1 1 1 12111121511 1111 111111110111 11 0111110111111 11g xiiDANH MỤC HINH - 2E S221 E5 1 3 15152111515 1111515 1115151151111 1.11 1111 cx xivMO ĐẦU - Sàn T1 12111111211 111121111 01110111 111101 1111111111121 111111 1101110 |1 TINH CAP THIET CUA DE TÀI 22-©¿£©E+2£+EEEE£EEEEEEEEEEE22EEE2E22221222222eee |2 MỤC TIỂU LUẬN AN -¿-222£©2E+222EEE521221151121151122111122111112111121111 011.1.11 re 33 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU -2 ¿©©+££EEE++E+EEEEEEEEEEEEEEEE11212711127111127712.1221 34 TINH MỚI CUA DE TÀII ¿- 2£ ©++£+EE+EE+EEEEEEEE1E111721111271111171111121111127113.1-11 45 PHAM VI NGHIÊN CUU -¿- 2£ ©©E++£+EE+EE+EEEEEESEEEEEEEE15112113112711211721222712 46 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIEN -¿-©222¿©2E+22+EEEE2SEEEEEEEEELkrrrrreeree 4CHUONG I TONG QUAN CHAT THAI RAN SINH HOẠTT 5s -5+s+sss2 61.1 CHAT THAI RAN SINH HOẠTT -2-22£©E++£+2EVEE9EEE1521221521221317221221211X r1 61.1.1 Hiện trạng phat sinh CTRSH cece cccccccccesesseessssssceeeeeeceeeeseseeesssneeeeeees 61.1.2 Nguồn gốc, thành phan và tính chat CTR.SH - 26 <+E£E£E+E+EsEeei 81.1.3 Tác động đến môi trường của CTR.SH - + xxx +vexeveeeeeree 131.2 HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CTRSH BẰNG PHƯƠNG PHAP CHON LAP15

1.2.1 Sơ lược các công nghệ xử lý CTRSH c5 552222 SSSSSSSS55555s%2 151.2.2 Hiện trạng công nghệ xử lý chất thai ran bang phương pháp chôn lấp 171.2.3 Những hạn chế trong công nghệ, những tôn tại của công tác xử lý CTRSHvà định hướng nghiên cứu xử lý CTRSH << << 1111 eeeeeeseesesssss 23CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYET CUA PHƯƠNG PHÁP CHON LAP 252.1 CAC QUA TRÌNH BIEN DOI TRONG BÀI CHON LẤP 2 52 +5 252.1.1 Cơ chế của quá trình phân hủy CTRSH trong bãi chôn lấp - 25

Trang 10

2.1.2 Động học của quá trình phân hủy ki khí chất thải ran hữu cơ 292.1.3 Khí sinh ra từ bãi chôn lẤp - k+k+k*E#E#E#ESESESEEEEEkEkSkckckckekekrkrrrree 352.1.4 VI sinh vật phân hủy CTIR E221 2222211110111 11 11111 1111118883335 11 xx4 362.2 CÁC PHƯƠNG PHAP NÂNG CAO TOC ĐỘ PHAN HUY CTR TRONG BÃICHON LAP visccsessssesssssssssssssessssssesssssscssssscsssssecssssscsssssesssssscssssscsssssscsssssessssssssssssesssssesssseesssssesssees 372.2.1 Phương pháp CO hỌC - cc 111 101011111119953331 11111111 11111 n1 002555511 ke 38

2.2.2 Phương pháp tác động nhiét dO (<< << 5555111 +sssssssssssssssa 392.2.3 Phương pháp điều chỉnh pH khối ủ - - + + *+*+E+E+k+E+E+Eexeeseeeee 402.2.4 Phương pháp bồ sung dinh dưỡng - + + + EExEx + +k£Eekexeeeeeree 402.2.5 Phương pháp tuần hoàn nước ri rác - - - + s+x+EsEExEkvkckckekekekeeeereeree 402.2.6 Phương pháp bồ sung chế phẩm sinh học - - 5 + +c+Es££zezezxsxsed 46CHƯƠNG 3 MÔ HINH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 513.1 MO HINH NGHIÊN CUU oiveecsccsesssesssssssssssssesssssscssssscsssssesssssesssssscsssssesssssessssseessssesesssees 513.1.1 Cau tạo của mô hình woes csessescsscsescsscsescssesescssesssssscstssssestssssessseseeen 513.1.3 Vận hành mô hinh.we ee eecccccccsessseccccceeesssecccssseesseseccsseeessesccssseeeesesseess 53

3.1.4 Cac chỉ tiêu theo dõi hoạt động cua mô hình - - -++<<<<<<<<<sss2 563.2 NGUYEN VAT LIEU ¿- 2 ©V+2£©EE+E£+EEEEESEEEE1E2115112111127111112711111211X.eELx.e 583.2.1 Chất thải rắn sinh hoat ccccccccccccssscsecsssecescesescscesesescescscsesescseescacsescacseeeeeans 583.2.2 Chế phẩm vi sỉnh c6 k1 91919 5 11111 1 1 1111111111113 1xx rkekekd 613.3 PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CUU VÀ XÂY DUNG MO HINH DONG HOC 633.4.1 Phương pháp nghiÊn CUu ec cecccccssssssccccececceceeeesseeessssseeeeeeeeseeeeseeeeeeeaas 63

3.4.2 Phương pháp xây dựng mô hình động học - ++++<<<<<<<<<sss2 64CHƯƠNG 4 KET QUA VÀ THẢO LUẬN - 6xx SE EEeEeEeEsrsrseeerered 684.1 KET QUÁ NGHIÊN CUU TREN MO HINH DOI CHỨNG 684.1.1 Biến đối pH của nƯỚC Pic ceccececscseesssesesesesesececscscsssssvsvecsvscsessecssscesacasavavavens 684.1.2 Biến đôi BODs và COD của nước rỈ rắc . ¿- 5: scectscsrcksrerxrrerered 694.1.3 Biến đối nồng độ chat thải ran lơ Wing «+ << +x+E+Eeeeeeeeeee 704.1.4 Biến đôi VFA và độ kiểm - ¿E522 E2 SE 1E 1 1111121151111 te 714.1.5 Sản lượng khí sinh hỌC c1 1100001121112 11 111111 1111111825551 ke 744.1.6 Sự loại bỏ thành phần dinh dưỡng - - 5 + SE £E£EeEexeeeeeeee 754.1.7 Biến đối về kim loại ¡1001118 a a 76

Trang 11

4.2 KET QUA NGHIÊN CỨU TREN MÔ HÌNH TUẦN HOÀN NƯỚC RI RÁC 764.2.1 Biến đối plH - - «<< E1 1111515111111 101 1111111111111 774.2.2 Bién di BODs Va COD 0 784.2.3 Biến đối nồng độ chat rắn lo lửng oe ceccecccesseeseececsesescssecscscececssevevevens 814.2.4 Biến đôi VFA và độ kiểm voeceececcecccccccccescssesescsscscscsscsescsecsesssesscscssesesssessenees 824.2.5 Sản lượng khí sinh hỌC c5 5 2323222226232 11 1111111111118 88823355 111 x2 854.2.6 Sự loại bỏ thành phan dinh dưỡng 26k E+E#E+E+EeEeEeEeEererereeeeed 884.2.7 Biến đồi về kim loại ¡1001118 a a 894.3 KET QUA NGHIEN CUU TREN MO HINH TUAN HOAN VA BO SUNG CHEPHẨM SINH HOC ccceessssssssssssssssssssssssssssssecsssssesssssscsssssscsssssesssssscsssssesssesesssssecsssssessssneessssseesssees 914.3.1 Biến đối PH occ cccccccecscscscsscssscscscscsesescesscscscscassvsvsvevsvsesesececssecasacasavavaans 9]4.3.2 Biến đối nồng độ COD voccccccsssssscscsesesesesscscscsssvsssvsvsvscsessecssscssacasavavevens 924.3.3 Biến đối nông độ chất rắn lơ lửng c6 kk+k#E#EeEeEeEeEererkrereeeeed 944.3.4 Biến đôi VFA và độ kiểm ¿- - S22 E2 SE 1E 1211111211511 11511 te 954.3.5 Sản lượng khí sinh hỌC - c1 2 10301111311293131 1111111111 1111111002355 ke 974.3.6 Su bién thiên thành phan dinh duGng ccccccessssseseesssesesesesecscececssesevevens 994.3.7 Biến đôi nồng độ kim loại nặng - S21 1111 se 1004.4 ĐÁNH GIÁ MUC ĐỘ PHAN HUY CHAT HỮU CƠ CUA CTR TRONG CACMÔ HINH we escscscssssscsssscssssscsssssecssssscsssssscssssscsssssesssssecsssusesssssesssssscsssssessssssesssssesssssesssenessssesesen 1024.4.1 Sự thay đôi khối lượng chất rắn - - se gkrkreeree 1024.4.2 Sự thay đôi hàm lượng carbon hữu cơ tổng số (TOC) - -cccscscs: 1054.4.3 Sự thay đôi hàm lượng nito hữu CƠ 5-5 + cv ekekreeree 1074.4.4 Sự thay đổi tỷ lệ C/N TT H11 11111111 greg 1084.4.5 Độ sụt giảm thể tích chất thải - - - 6s +E+ESESEEEEEEEkckckekekekekeeeeeree 1094.5 ĐỘNG HỌC CUA QUÁ TRINH PHAN HUY KI KHÍ -2- 252 1114.5.1 Tính toán động hoc theo nồng độ cơ chat (Mô hình động học bậc 1) 1114.5.2 Tính toán động hoc theo tốc độ sinh khí metan (Mô hình động hoc bậc 1)1124.5.3 Tính toán động học theo mô hình Monod -+++<<<<<<<<sss+2 1144.5.4 Tính toán động hoc theo Michaelis — Menten từ dữ liệu thực nghiệm băngphương pháp tích phan 101010311 11113111111119993331 11111111 ng ng vờ 118

Trang 12

4.6 BE XUẤT NANG CAP, CẢI TIEN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CTRSH HIỆN HỮUTRONG CAC BCL visscssssssssssssessssssessssssscsssssecsssscsssssesssssscssssscsssssesssssessssssesssssesssseessssnesssseeesen 125KET LUẬN VA KIÊN NGHI ou .ecccccccscsccscssscscecscecsesecscscsvsessscasevsesesscaverstseseeasavenses 128CAC CONG TRINH DA CONG BO LIEN QUAN DEN LUẬN ÁN 131TAI LIEU THAM KHẢO 5c - 5621 1 23 15E1E3E15151111111111 1111111111111 132PHU LỤC 2-2-5 SE 2EEE2E9EEEEEE5E3913215151115 1115115111511 1511151111111 11 1 T111 1x 142

Trang 13

: Chất thải rắn: Chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải rắn công nghiệp: Chất thải nguy hại

: Ti lệ Carbon/Nito

: Cacbon hữu cơ hoà tan

: VỊ sinh vật hoạt hóa

: Không phát hiện

: Mô hình

: Nhựa Polyethylene

: Phòng thí nghiệm: Tải lượng chất hữu cơ: Thanh phan hữu cơ trong chất thải ran đô thị: Tốc độ phát sinh khí metan riêng

: Thời gian lưu chất răn: Chất răn lơ lửng: Tổng độ kiềm: Tổng Nitơ Kjeldahl: Tài nguyên và Môi trường: Thành phố Hồ Chí Minh: Tổng carbon hữu cơ: Tổng chất rắn: Tong axit bay hơi: Axit béo bay hơi: Chất răn bay hơi: VỊ sinh vật

Trang 14

DANH MỤC BANGBảng 1.1 CTR đô thị phát sinh các năm 2007 — 2010 và ước tính lượng CTR đô thịphat sinh đến năm 2025 (tan) k1 111111151111 11111111 greg 6Bang 1.2 Chat thải ran phát sinh tại các khu VỰC - + + << xxx eveeeeeeeeeree 7Bang 1.3 Tổng hop và dự báo lượng CTR phat sinh ở Việt Nam theo nguén phát sinh0220 a 8Bang 1.4 Tỉ lệ % thành phan CTRSH tại đầu vào các bãi chôn lấp ở một số địa0m05 an a 10Bang 1.5 Thành phan hóa học của CTRSH - 5-5 + + SE ‡EeEeEeeeeeeeree 11Bang 1.6 Phan trăm các nguyên tố thành phan trong CTR hữu COw eee 11Bang 1.7 Tính chat CTR đô thị - - E333 #E#ESESEEx SE gerree 11Bang 1.8.Thanh phan chất thải rắn tại các bãi chôn lấp .- 5-5-5 cscscscse 12Bang 1.9.Các phương pháp xử lý CTRSHH 111111111 se, 15Bang 1.10.Các phương pháp xử lý chất thải rắn - << s52 +v+EeEeeeeeeseee 17Bảng 1.11.Hiện trạng một số BCL chất thai rắn trên lãnh thô Việt Nam 18

Bang 2.1 Tổ hợp các vi sinh vật phân hủy CTR << xxx +keEeEeeeeeeecee 36Bảng 2.2.Thông số thiết kế về tải trọng thủy lực đối với các phương pháp tuần hoàn009 v0y:190.9i1:100000 0000007001088 e 43

Bang 3.1 Các chỉ tiêu theo dõi hoạt động của mô hình - 555555 5++++++++<<<+ 56Bang 3.2 Thành phan CTRSH ban đầu - - - 6E E+E+ESE+ESEEEEEEEEcEeEekekekereerreree 59Bang 3.3 Tinh chất CTRSH thử nghiệm - - - EE*ESESESEEEEEEkckckekekekreeerreree 59Bang 3.4 Kết quả thành phan chất thải rắn thử nghiệm - 2 266 £E+EeEsescse 60Bang 3.5 Một số chủng vi sinh vật trong chế phẩm ACE32 -2-6-ss+s+ese+esese 62

Bang 4.1 Ty lệ BOD;/COD trong mô hình đối chứng 5-5-2 6s+s+seesescse 70Bang 4.2.Ty lệ VFA/d6 kiềm trong mô hình đối chứng - 2-2 +s+£s£s+x+xS+z 73Bang 4.3 Thống kê sản lượng khí sinh học thu được trong mô hình đối chứng 74Bang 4.4 Biến thiên nồng độ kim loại nặng trong nước rỉ theo thời gian 7671 Hổ SN 0900790900 an 81

Trang 15

Bang 4.6 Thống kê sản lượng khí sinh học thu được trong mô hình 87Bang 4.7 Biến thiên nông độ kim loại nặng theo thời gian 5-5-5 2 s5s+s5+2 90Bang 4.8 Tỉ lệ BOD;/COD trong hai mô hình bố sung chế phẩm -. 93Bang 4.9.Ti lệ VFA/d6 kiềm trong cả 2 mô hình - - + << + +x+E+E+E£Eexeeeescee 95Bang 4.10 Thống kê sản lượng khí sinh hoc thu được trong mô hình có bố sung chếphẩm và hiệu quả phân hủy CTRR - se kkk*E#E#E#E#ESESEEEEEEEEkck kg gererree 98Bang 4.11 Tong hop kết quả về sự phân hủy chat hữu co của thi nghiệm 105Bang 4.12 Thong kê kết qua tính toán thông số động học cho 3 mô hình 117Bang 4.13 Hang số động hoc Michaelis-Menten trong nghiên cứu của Cheng et al 123Bang 4.14 Bang thông kê các thông số động học - - + << xxx +x+x+Eeeeeeeseee 124

Trang 16

DANH MỤC HINHHình 1.1 Lượng phát sinh CTR đô thị của một số TP, tinh qua các năm 2005-2010 7

Hình 2.1.Phân giải ky khí các chất thải sinh học 2-5-5 2 2 s+E+E+EsEerezxesee 26Hình 2.2 Các giai đoạn của quá trình hình thành khí bãi chôn lấp - 36Hình 2.3.Tốc độ sinh khí metan +2 +s se E+ESESESEEEESESESEEEEEEEESEEESEEEEeErErkreseree 45Hình 2.4 Vai trò vi sinh vật của AquaClean trong quá trình phân hủy sinh học chất ôMhi>M MTU 8017 49

Hình 3.1 Mô hình thí nghiệm dang đứng 111111 EExsssesesssss 52

Hình 4.1 Sự biến thiên giá trị pH nước ri theo thời gian trong mô hình đối chimg 68Hình 4.2 Sự bién thiên BOD; va COD của nước rỉ theo thời gian : 69Hình 4.3 Sự biến thiên giá trị SS theo thời gian trong mô hình đối chứng 7]Hình 4.4 Sự biến thiên VFA (a) và độ kiềm (b) trong nước rỉ theo thời gian trong môhình đối chứng ¿SE SE SESkEE9EEE 1 1115151111155 1111151111111 1511111111 1111k 72Hình 4.5 Tỉ lệ VFA/D6 kiềm theo thời gian trong mô hình đối chứng 73Hình 4.6 Sự biến thiên thé tích biogas theo thời gian trong mô hình đối chứng 74Hình 4.7 Sự biến thiên nồng độ amoni của nước rỉ theo thời gian trong mô hình đốin0 ae 75Hình 4.8 Sự biến thiên giá trị pH theo thời gian - + + sex +kekeeeeeeeesree 77Hình 4.9.Biéu đồ so sánh sự khác biệt pH ở giai đoạn ôn dinh(n= 23) - 78Hình 4.10 Sự biến thiên giá tri BOD; (a) và COD (b) theo thời gian đối với 3 mô hìnhcó tỉ lệ tuần hoàn khác nhau c.cccccccccccccssesescscesesccesesescescscssescscseescscseescsessescacseescseseesees 79Hình 4.11 Biểu đồ so sánh sự khác biệt BOD; và COD ở giai đoạn ồn định (n = 13)¬— +1 80Hình 4.12 Sự bién thiên nồng độ SS theo thời gian woes esesesesesescecscesssesseevens 82Hình 4.13 Sự biến thiên nồng độ VFA (a) và độ kiềm (b) theo thời gian 83Hình 4.14 Biểu đồ so sánh sự khác biệt độ kiềm ở giai đoạn 6n định (n = 18) 84Hình 4.15 Tỉ lệ VFA/D6 kiềm theo thời gian đối với các mô hình -: 85

Trang 17

Hình 4.22 Sự biến thiên nồng độ VFA trong 2 mô hình theo thời gian - 96

Hình 4.23 Sự biến thiên độ kiềm trong 2 mô hình theo thời gian - +: 96

Hình 4.24 Sự biến thiên thé tích biogas theo thời gian trong hai mô hình 97

Hình 4.25 Biểu đỗ so sánh sự khác biệt tốc độ sinh khí trong 3 mô hình (n = 18) 98

Hình 4.26 Sự biến thiên nông độ NH," trong cả 2 mô hình 2-5-5 2 s+ss 522 99Hình 4.27 Sự biến thiên nông độ TN trong cả 2 mô hình 2-2-ss+<scse: 100Hình 4.28 Sự biến thiên nồng độ kim loại nặng trong (a) MH3.1; (b) MH3.2 101

Hình 4.29 Biến thiên TS theo thời gian trong các mô hình - 2-2 - + se: 105Hình 4.30 Biến thiên VS theo thời gian trong các mô hình - 2s +s+s+sscs¿ 104Hình 4.31 Mức giảm VS (tinh theo % VS/TS) theo thời gian trong các mô hình 104

Hình 4.32 Biến thiên TOC và hiệu suất khử TOC trong các mô hình 106

Hình 4.33.mô hìnhHình 4.34.Hình 4.35.Hình 4.36.Hình 4.37.Hình 4.38.Hình 4.39.Hình 4.40. Đồ thị xác định tay và Kg cho MH2 - 6-6 6s £EeEeEsEsrsrererees 116Biên thiên hàm lượng nito hữu cơ va hiệu suât khử nito hữu cơ trong các¬ 107Biến thiên ty lệ C/N trong các mô hình - 2 2s+s+s+Ee£e+E+x+Esree 109Sự sụt giảm thé tích chất thải theo thời gian phân hủy ki khí 110

Đồ thị xác định phương trình động học bac | theo nông độ cơ chất 112Đồ thị xác định phương trình động hoc b ac 1 theo tốc độ sinh khí metan

Đồ thị xác định phương trình động hoc theo mô hình Monod cho MH1.114Đồ thị xác định pmax và Kg cho MHI

Đồ thị xác định phương trình động học theo mô hình Monod cho MH _ 2.1

Trang 18

Hình 4.42 Đồ thị xác định phương trình động học theo mô hình Monod cho MH © 3.1¬ 116Hình 4.43 D6 thị xác định pmax và Kạ cho MH3.1 5-5 55556262 +E+Eeeeeeeseee 117Hình 4.44.D6 thị xác định R„„„¿ cho MHI 2-5-5252 S2 SE£E+E£EE£ESEEErEerrkrrees 118Hình 4.45 Đồ thị xác định V„ và Kym Cho MHI - - 255-552 s2E+Ec£Ecesrrerreee 119Hình 4.46 D6 thị xác định giá trị B cho IMIHI 2-5 + + +E+E+E+EsEerrkexersrees 119Hình 4.47.D6 thị xác định R„„¿ cho M2 Ì 5-52 2 52 SE2E+E2£E£E+EEErEsrrerreee 120Hình 4.48 Đồ thị xác định V„ và K„ cho M2 Ì - 25-552 Sscc+cc£scesrrerree 120Hình 4.49 D6 thị xác định giá trị B cho IMIH2 l 5-2-5 + 2 +E+k+x+E+EeErkexersreei 121Hình 4.50 Đồ thị xác định R„„„¿ cho M3 1 ¿2-5 2 522S+££E£E+Ez£EcEsrrerree 121Hình 4.51 Đồ thị xác định Vy và Ky cho M3 l 25-552 5<cc+cccscesrrerree 122Hình 4.52 D6 thị xác định giá trị cho IMIH3 .- - - 2 + + +x+x+k+E+Eeeeesesese 122Hình 4.53 Sơ d6 cau tạo bãi chôn lấp có tuần hoàn nước rỉ -s- s+sssse+sscse 126Hình 4.54 Bãi chôn lấp sinh học - ¿- kkkk*EEE#E#ESESESEx SE gvgrrerree 127

Trang 19

MỞ ĐẦU

1 TINH CAP THIET CUA DE TÀIHiện nay quan lý chất thải ran sinh hoạt (CTRSH)dang là một van dé môi trường quantrọng ở Việt Nam, nhất là ở các đô thị lớn Sự tăng nhanh tốc độ đô thị hóa và mật độdân cư ở các thành phố đã làm tăng nhanh chóng lượng CTRSH phát sinh, gây ranhững áp lực lớn đối với hệ thống quản ly chất thải ran đô thị Trong khi đótại cácvùngnông thôn, CTRSH chưa được quan tâm quản lý và xử lý phù hợp CTRSH nôngthôn là một trong số các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường nông thôn nghiêm trọng.Tại Việt Nam, công nghệ xử lý CTRSH sử dụng pho biến chủ yếu là chôn lap, gần đâycó kết hợpvới compost (>90)[1] Day là công nghệ cho phép xử lý được tat ca chất thảirắn, kỹ thuật vận hành đơn giản, phương pháp xử lý rẻ tiền và có khả năng thu hồi khísinh học Tuy nhiên, chôn lap CTRSH đòi hỏi một diện tích đất khá lớn, trong khi quỹđất ở những thành phố lớn ngày cảng trở nên khan hiém va đắt đỏ Thời gian dé CTRphân hủy hoàn toàn rất lâu gây nên tình trạngthiếu đất chôn lấp Ngoài ra, do thời gianphân hủy chậm, các bãi chôn lấp là nguồn phát tan ô nhiễm vào không khí, nước mặt,nước ngầm và tác động đến chất lượng đất trong khu vực chôn lấp

Hiện nay, nhiều công nghệ xử lý CTRSH đã được đề xuất áp dụng, tuy nhiên, các côngnghệ mới dù đáp ứng điều kiện môi trường nhưngđòi hỏi nguồn lực tài chính và kỹthuật cao nên khó có khả năng áp dụng rộng rãi trong điều kiện Việt Nam Mặt khácnhiều bãi chôn lap CTR đô thị đã được xây dựng và hoạt động theocác công nghệcũvới nhiều hạn chế về hiệu quả xử lý va an toàn môi trường Chính vi vậy, việc nângcấp công nghệ các bãi chôn lấp hiện hành vẫn là một yêu cầu quan trọng để nâng caohiệu quả xử lý.

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường[2], trung bình một đô thị có một bãichôn lap CTR và hiện có tới 85-90% bãi chôn lap không hợp vệ sinh Nguy cơ gây 6nhiễm môi trường cao, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân Các bãi chôn lấp hoạt độngtheo quy trình đơn giản, không chú trọng đến tốc độ phân hủy CTR và khả năng thu

Trang 20

hồi khí sinh học Kết quả là thời gian phân hủy CTR kéo dài, lượng khí sinh học phátsinh mùi, nước rỉ rác không được thu gom, phát tán và gây ảnh hưởng đáng kế đến môitrường xung quanh khu vực lần cận.

Trong sô các giải pháp, trong điêu kiện ở Việt Nam vôn các bãi chôn lâp đang vận

hành và ngay cả các bãi sắp xây mới cân có những cải tiên vê công nghệ cơ bản nâng

cao tôc độ phân hủy CT trong bãi chôn lầp băng giải pháp tuân hoàn nước rác và bôsung chế phẩm sinh học được xem là có tính khả thi cao

Nghiên cứu của Francois et al (2007)[3], Chan et al (2002) [4] đã chứng minh rangtuân hoàn nước ri rac giúp tăng tốc độ phân hủy CTR, tạo điều kiện cho bai chôn lấpnhanh vào trạng thái hoạt động 6n định, rút ngắn giai đoạn acid hóa và metan hóa.Nghiên cứu của San et al (2001) [5] cũng xác định tuần hoàn nước rỉ rác có khả nănggia tăng lượng metan tích lũy 1,7 — 2 lần so với trường hợp không tuần hoàn

Nghiên cứu của BETCO[6] cho thay việc b6 sung các chế phẩm sinh học giúp tăngcường khả năng làm sạch chất thải, giải quyết hiệu qua ô nhiễm môi trường Vớiphương pháp này vi khuẩn, cũng như các enzyme chuyên hóa có lợi được sử dụng đểđây nhanh quá trình tự nhiên, phân hủy các hợp chất phức tạp trong chất thải thành cáchợp chat đơn giản hay tạo ra các sản phẩm phân hủy có lợi cho con người như khí sinhhọc.

AquaClean và các sản phẩm cốt lõi Microbe-Lift là một tập hợp các vi khuẩn hiểu khí,ki khí, tuỳ nghi, hóa tổng hop và quang hợp có khả năng xử lý hiệu qua BOD, COD,chất ran lơ lửng, chất thải ran tổng số, phenolic, hydrogen sulfide va các thành phan 6nhiễm khác.

Giả thuyết khoa học của nghiên cứu là sử dụng chính sản phẩm phân giải tự nhiên củabãi chôn lấp (nước ri rác) và bố sung thêm chế phẩm sinh học Tập hợp các loại vikhuẩn sẽ giúp tăng cường khả năng phân hủy sinh học chất thải răn sinh hoạt trong bãichôn lấp theo hướng có lợi cho môi trường và tăng cường tạo khí sinh học Thông quanhững tác động nay sẽ tăng cường và kéo dai tuổi thọ của các bãi chôn lấp theo côngnghệ cũ.

Trang 21

Từ các nhận định trên, nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động xử lý trong các bãi chônlap và giảm thiểu ô nhiễm môi trườngcho các bãi chôn lap hiện hành ở Tp.HCM, dé tài“Nghiên cứu nâng cao tốc độ phân hủy chất thải rắn sinh hoạttrong điều kiện môphỏng bãi chôn lấp” đượcnghiên cứu sinh chọn và thực hiện Dinh hướng của luận ánlà xác định các điều kiện phù hợp nâng cao tốc độ phân hủy CTRSH, xử lý hiệu quảthành phan 6 nhiễm hữu co va thu hồi tối ưu lượng khí sinh học phục vụ cho nhu cầucung cấp năng lượng.

2 MỤC TIỂU LUẬN ÁNMục tiêu của luận anla:

- Nang cao tốc độ phân hủy CTRSHtrong điều kiện mô phỏng bãi chôn lấp bằngcông nghệ tuần hoàn nước rỉ rác kết hợp với bổ sung chế phẩm sinh học

- Dé xuất giải pháp công nghệ tuân hoàn nước rỉ rác và bố sung chế phẩm sinh họcnhămnâng cao hiệu quả phân hủy CTRSHtai các bãi chôn lấp hiện hữuvới các quymô khác nhau trong điều kiện Việt Nam

3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨUĐề đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, các nội dung nghiên cứu sau đã đượcthực hiện:

- _ Xác định thành phan và tính chất CTRSH tại TP.HCMtheođịnh hướng thu hồi nănglượng sinh khối

- Thực hiện thí nghiệm nâng cao tốc độ phân hủy chất thải rắn trong điều kiện môphỏng bãi chôn lắp CTRSH với 3 kiéu mô hình:

Mô hình 1: Mô hình đối chứng - mô hình chôn lap CTR, không tuần hoànnước rỉ rác và không bồ sung chế phẩm sinh học

Mô hình 2: Mô hình chôn lap CTR có tuần hoàn nước rỉ rác nhăm đảm baocung cấp độ âm cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của vi khuẩn.Mô hình 3: Mô hình chôn lấp CTR, kết hợp tuần hoàn nước rỉ rác và bốsung chế phẩm sinh học

Trang 22

Các thông số cần khảo sát trong các mô hình: hiệu quả phân hủy sinh học thànhphân hữu co, tỉ lệ tuần hoan và hàm lượng chế phâm phù hop.

- _ Xác định các thông số động học của quá trình phân hủy sinh học ki khí;- Dé xuất giải pháp công nghệ áp dụng kết quả nghiên cứu nhằmnâng cao tốc độ

phân hủy chat thải ran trong điều kiện các bãi chôn lap.4.TÍNH MỚI CUA DE TÀI

Sử dụng bãi chôn lấp để xử lý CTRSH là giải pháp được áp dụng rộng rãi ở Việt Namhiện nay, trong đó công nghệ chủ yếu là chôn lấp hợp vệ sinh Công nghệ tuần hoànnước rỉ rác va bố sung chế phẩm sinh học nhằm nâng cao hiệu qua phân hủyCTRkhông phải là van đề khoa học mới trên thế giới Tuy nhiên, việc nghiên cứu vàứng dụng các công nghệ này ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ.Bên cạnh đó, luận áncòn bước dau nghiên cứu vé thông số động học của quá trình phân hủy chat thai rantrong điều kiện ky khí với các mô hình động học khác nhau như động học bậc 1,Monod và Michaelis-Menten Gia tri hang số động học k được xác định là 0,052-0,053ngày '.Kết quả của nghiên cứu sẽ gépphan hoàn thiện thêm lý thuyết về xử lý sinh họcCTRSH và áp dụng cho những điều kiện kỹ thuật tương tự như Việt Nam

5 PHAM VI NGHIÊN CỨULuận án được thực hiện với phạm vi nghiên cứu là bãi chôn lấp chất thải răn sinh hoạthợp vệ sinh trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THUC TIENÝ nghia khoa hoc

e Xác định công nghệ để nâng cao hiệu quả phân hủy chat thải ran trong điều kiệnbãi chôn lấp ở Việt Nam;

e Đề xuất được quy trìnháp dụng nhằm nâng cao, cải tiến công nghệ phân hủy chấtthải răn hiện hữu phù hợp với điều kiện Việt Nam;

e Xác định thông số động học đánh giá kha năng phân hủy CTRSH trong điều kiệnmô phỏng bãi chôn lấp

Trang 23

Y nghia thuc tiéne Két quả nghiên cứu là co sở cho việc cải tiến, nâng cấp kỹ thuật dé nâng cao hiệu

quả xử lý CTRSH cho các bãi chôn lấp chất thải răn hiện hữu ở Việt Nam do cácbãi này được thiết kế theo công nghệ cũ và vẫn tiếp tục vận hành Vì vậy, nâng caohiệu qua phân hủy sinh học có tác dụng khắc phục hạn chế vé hiệu quả phân hủyCTRSH của bãi chôn lap, từ đó kéo dài tuổi thọ của bãi chôn lấp

e Nghiên cứu có khả năng triển khai tại các bãi chôn lap CTRSHở các tinh và thànhphố trong cả nước

e Tang cường hiệu quả xử lý, giảm thiểu tác động môi trường, thu hồi khí sinh họccủa các bãi chôn lâp hiện hữu ở Việt Nam.

Trang 24

CHUONG I TONG QUAN CHAT THAI RAN SINH HOAT

1.1 CHAT THAI RAN SINH HOATLd Hiện trang phat sinh CTRSH

Tổng lượng CTR phát sinh ở các đô thị Việt Nam tăng trung bình 10-16 % mỗi năm,trong đó khối lượng CTRSH chiếm khoảng 60 - 70% tổng lượng CTR đô thị (một sốđô thị tý lệ này lên đến 90%)[2] Lượng CTRSH phat sinh ở TP Hồ Chí Minh khoảng6.585 tan/ngay, Ha Nội khoảng 6.500 tan/ngay[1] Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đôthị từ 72% năm 2004 tăng lên khoảng 80 - 82% năm 2008 và đạt khoảng 83 - 85% chonăm 2010 Mặc dù ty lệ thu gom có tăng nhưng van còn khoảng 15 - 17% CTR đô thịchưa được thu gom xử lý mà được thải thăng ra môi trường, vào bãi đất, hỗ đất, ao hỗ,hoặc đốt lộ thiên gây ô nhiễm môi trường[2]

Bang 1.1 CTR đô thị phát sinh các nam 2007 — 2010 va ước tính lượng CTR do thị

phat sinh đên năm 2025 (tân) [1]

Nội dung 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2015 | 2020 | 2025

Dân số đô thị (triệu

23,80 | 27,70 | 25,50 | 26,22 | 35,00 | 44,00 | 52,00người)

% Dân số đô thị so với

28,20 | 28,99 | 29,74 | 30,20 | 38,00 | 45,00 | 50,00ca nước

Chi số phát sinh CTR

0,75 0,85 0,95 1,00 1,20 1,40 1,60đô thị (kg/nguoi/ngay)

Tổng lượng CTR đô thị

17.682 | 20.849 | 24.225 | 26.224 | 42.000 | 61.600 | 83.200phat sinh (tan/ngay)

Lượng CTRSH đồ thi tăng mạnh ở các đô thị lớn như Ha Nội, Tp Hồ Chí Minh, Tp.Da Nang, nơi có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa tăng nhanh Còn một số đô thị nhỏnhư Thái Bình, Nam Định, Vĩnh Long, Tién Giang, Sóc Trang, v.v tang không nhiéudo tốc độ đô thị hóa không cao (hình 1.1) Tỷ lệ CTR gia tăng cao tập trung ở các đô

Trang 25

thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khucông nghiệp như các đô thị tinh Phú Thọ (19,9%), Phu Ly (17,3%), Hưng Yên

(12,3%), Rạch Gia (12,7%), Cao Lãnh (12,5%) v.v Các đô thị khu vực Tây Nguyêncó tỷ lệ CTR gia tăng đồng đều hàng năm với tỷ lệ ít hơn (khoảng 5%)

Lượng phát sinh CTR đô thị của một số tinh, thành phố qua các năm 2005-2010 (nghìn tắn/năm)

Nghin tắn/năm

mNăm 2005 &Nam 2006 #Năm 2007

806040 5

{x 20 lan) (x 5 lan) 3 phía Bắc miễn Trung

Hình 1.1 Lượng phát sinh CTR đô thị của một số TP, tỉnh qua các năm 2005-2010[7]Muc độ đồ thi hóa cao, sự dịch chuyển dân cư ra thành thị, mức sống được cải thiện,tiêu dùng đa dạng, các thành phố lớn có kinh tế phát triển như Hà Nội, Tp Hồ ChíMinh, Hải Phòng, Đà Nẵng, v.v nên lượng CTR đô thị tăng và thành phần phức tạp.Ước tính chỉ số phát sinh CTR đô thị trung bình ở Việt Nam trong những năm 2015,2020, 2025 vào khoảng 1,2; 1,4 và 1,6 kg/nguoi/ngay [1].

Bảng 1.2 Chất thải rắn phát sinh tại các khu vực[7]

Khu vực Lượng phát sinh

(tan/ngay)

Trung du va mién nui phia Bac Vung 1 1.629Đồng bang sông Hồng va vùng kinh tế trọng điểm Bac Bộ| Vùng 2 8.283Duyên hải Trung bộ và vùng kinh tế trong điểm phía Nam| Vùng 3 4.815Tây Nguyên Vùng 4 1.417

Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Vùng 5 15.563Đồng bang sông Cửu Long Vùng 6 3.372

Trang 26

Theo Dự báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến năm 2015, khối lượng CTRSHphát sinh từ các đô thị loại 4 trở lên tại 6 vùng kinh tế, ước tính khoảng 37.000tan/ngay, năm 2020 là 59.000 tan/ngay và 2025 là 88.000 tan/ngay, tăng gap 1,7 — 4,0lần so với hiện tại Các loại chất thải là túi nilon sử dụng một lần, các loại bao bì, déđiện tử và các chất nguy hại ngày cảng gia tăng, khối lượng chất thải rắn thương mạidịch vụ cũng tang 1,7 lần — 2,3 lần [7].

Bảng 1.3 Tổng hợp và dự báo lượng CTR phát sinh ở Việt Nam theo nguồn phat

Tính riêng tại TPHCM trong năm 2014, tổng khối lượng chất thải rắn đô thị phát sinhước tính khoảng 7.500 tan/ngay — 8.000 tan/ngay Trong đó, khối lượng thu gom vàvận chuyên lên bãi chôn lap khoảng 6.585 tan/ngay [6] Phần còn lại là phế liệu đượcmua bán để tái chế.Một phần nhỏ khác, chủ yếu là các chất thải hữu cơ được xả thảixuống đông ruộng ở vùng ngoại thành Ước tính tỷ lệ gia tăng khối lượng hàng nămkhoảng 7% — 8%.

1.1.2 Nguôn gốc, thành phan và tính chất CTRSHa) Nguồn gốc phat sinh

CTRSH phat sinh từ các nguồn chính sau:- CTRSH từ các hộ gia đình: phát sinh từ các hộ gia đình dân cu, các biệt thự va căn hộ

chung cư Thành phan chất thải bao gồm: thực phẩm thừa, giấy, carton, plastic, g6,thủy tinh, lon, hộp, can nhựa, các kim loại, tro, đồ điện tử gia dụng bị hỏng, rác vườn,xăm lốp xe Ngoài ra CTRSH từ các hộ dân cư còn có thé chứa một lượng khônglớn các chat độc hại như pin, ac qui, chat tây rửa v.v

Trang 27

- Chat thải rắn sinh hoạt đường phố: phát sinh từ hoạt động của người dân, các khuvui chơi giải trí và làm đẹp cảnh quan Nguồn gốc của loại chất thải này từ người điđường và cả những hộ dân sống dọc 2 bên đường xả thải vào môi trường Mỗi đôthị tùy theo qui mô, cấp độ khác nhau mà có tới hàng chục, hàng trăm km đườngphố; mặt khác hiện nay hầu hết các đô thị của Việt Nam đang trong thời kỳ xâydựng, nên lượng chất thải đường phố rất lớn, đặc biệt ở những khu vực có nhiềucông trình đang xây dựng Trong chất thải đường phó thì ty lệ chất thải xây dựngchiếm tới 70-80%, chất thải sinh hoạt chỉ chiếm trên 15%, còn lại là các loại khácnhư cành cây, lá cây, bao nilon, xác động vật chết v.v

- CTRSH từ các khu vực chợ: phát sinh từ loại hình chợ truyền thống: chợ cóc, chợđêm, chợ đầu mối, chợ thực phẩm V.V họp ở bất cứ nơi nào tiện lợi cho người bánva người mua.

- CTRSH phat sinh từ các trung tâm thương mại, khách sạn, trung tam dich vụ: Cacloại chat thải từ các khu này thường chủ yếu là: giấy, carton, plastic, gỗ, thực phẩm,thủy tinh, kim loại, đồ điện tử, đồ điện gia dụng bị hỏng, v.v ngoài ra còn có thécó một số loại chứa thành phan chất độc hai

- CTRSH từ các cơ quan, công sở hay các xí nghiệp: Phat sinh từ các cơ quan xi nghiệp,trường học, văn phòng làm việc Thành phan chất thải loại nay tương tự như các trungtâm thương mại.

Nhìn chung, CTRSH có nguồn gốc da dạng do đó thành phan phức tap, phần lớn gồmcác chất dé phân hủy sinh học như thực phẩm thừa, rác vườn, lá cây, rác thực phẩm.Các thành phan như nhựa, thủy tinh, giấy, carton, kim loại được thu gom, phân loại đểtái chế, tái sử dụng

b) Thành phần và tính chất của CTRSHThành phan CTRSH phụ thuộc vào mức sống ở một số đô thị Mức sống, thu nhậpkhác nhau giữa các đô thị đóng vai trò quyết định trong thành phần CTRSH[1]

Thành phần CTRSHchủ yếu là CTR có chứa lượng chất vô cơ và hữu cơ từ các nguồnthải như hộ gia đình, trường học, nhà hàng khách sạn, chợ v.v Thành phânCTRSHdién hình tại đô thị lớn được trình bảy trong bang 1.4

Trang 28

Bảng 1.4 Tỉ lệ % thành phan CTRSH tại đầu vào các bãi chôn lap

ở một sô địa phương[2|

Loại chất ; Da Tién CanTT Hué - TPHCM | Đà Lạt

thải Năng Giang Thơ

1 |CTRhữucơ| 77,1 68,47 64,50 80,00 77,53 79,65

2 Giấy 1,92 5,07 8,17 5,00 3,89 2,793 Vai 2,89 1,55 3,88 KPH KPH 1,864 Gỗ 0,59 2.79 4.59 KPH KPH KPH5 Nhựa 12,47 11,36 12,42 3,00

6,37 9,576 | Da và cao su 0.28 0.23 0.44 KPH

7 Kim loại 0,40 1,45 0,36 1,00 0,23 0,70

8 Thuy tinh 0,39 0,14 0,40 1,00 0,21 1,52

9 Sanh sứ 0,79 0,79 0,24 KPH 2,14 3,10

10 | Đất và cat 1,70 6,75 1,39 KPH KPH KPH11 Xi than KPH 0,00 0,44 KPH KPH KPH

12 Nguy hai KPH 0,02 0,12 KPH 0,06 0,03

13 Bun 1,46 1,35 2,92 KPH KPH KPH

Cac loai14 KPH 0,03 0,14 10,00 9,57 0,76

khác

Tổng 100 100 100 100 100 100Trong thành phần CTRSH đưa đến các bãi chôn lấp, thành phần có thể sử dụng làmnguyênliệu sản xuất phân hữu co rất cao từ 65—80%; thành phan nhựa: 3 — 12%; thànhphankim loại đến 0.4 — 1,5%; CTNH bi thải lẫn vào chất thải sinh hoạt nhỏ hơn 0.2%

Trang 29

Tính chất hóa học củaCTRđóng vai tròrấtquantrongtrong việc xem xét các khảnăng xử lýhay thuhôi và tái chế.

Bang 1.5 Thành phan hóa học của CTRSH[2]: Chat ran dé bay CLoai chat thai Độ am(%) Tro(%)

hơi(%) (%)Thực phẩm 70.0 21.4 3,6 5,0Giay 10,2 75,9 8.4 5,4Nhựa 0,2 95,8 2,0 2,0

CTR sân vườn 60,0 42,3 7,3 0,4

Thuy tinh 2,0 KPH KPH 96 - 99Chất thải khu dân cư 21,0 52,0 7,0 20,0

Bang 1.6 Phan trăm các nguyên tố thành phan trong CTR hữu co[2]„ Phần trăm theo trọng lượng (khô)Chất thải hữu cơ

C H O N S TroDau, mỡ 73,0 11,5 14,8 0,4 0,1 0,2CTR thuc pham (chung) 48,0 6,4 37,8 2,6 0,4 5,0Chất thải trái cây 48,5 6,2 39,5 1,4 0,2 4,2Chat thai tir thit 59,6 9.4 24,7 1,2 0,2 4,9

Bang 1.7 Tính chat CTR đô thi[8]STT Chi tiéu Thanh phan (%)

1 Độ âm 402 TOC 25 - 403 Tổng N 0,56 — 0,714 Tổng P 0,52 — 0,825 C/N 21-31Thanh phan chủ yếu trong chất thai ran tại các bãi chôn lap là chất thải thực phẩm vớitỷ lệ khá cao (83 — 89%) Các thành phan chất thải ran có khả năng tái chế như plastic,giấy, kim loại giảm đáng ké do hoạt động phân loại va thu gom phế liệu trong thànhphố; phần còn lại ít có khả năng tái chế, chủ yếu là các chất vô cơ (bùn, đất, đá) Kết

Trang 30

quả khảo sát thành phan CTR tại các bãi chôn lap TPHCM đang hoạt động được trìnhbày ở bảng 1.8.

Bang 1.8.Thành phan chất thải ran tại các bãi chôn lap [9] (%)STT Thành phần Phước Hiệp Đa Phước

1 Thực phâm 83,00 — 86,80 83,10 — 88,902 Vỏ sò, 6c, cua 0,00 — 0,20 1,10 — 1,203 Tre, rom, ra 0,30 — 1,30 1,30 — 1,804 Giây 3,60 — 4,00 2,00 — 4,005 Carton 0,50 — 1,50 0,50 — 0,806 Ni long 2,20 — 3,00 1,40 — 2,20

7 Nhựa 0,00 — 0,10 0,10— 0,208 Vai 0,20 — 1,80 0,90 — 1,809 Da 0,00 — 0,02 KPH

10 Gỗ 0,20 — 0.40 0,20 — 0.4011 Cao su mềm 0,10— 0,40 0,10— 0,3012 Cao su cứng KPH KPH

13 Thủy tỉnh 0,40 — 0,50 0,40 — 0,50

14 Lon đồ hộp KPH 0,20 — 0,3015 Kim loai mau 0,10 — 0,20 0,10 — 0,20

16 Sanh str 0,10 — 0,30 0,10 — 0,2017 Xa ban 1,20 — 4,50 1,00 — 4,5018 Tro 0,00 — 1,20 KPH19 Mốp xốp (Styrofoam) 0,00 — 0,30 0,20 — 0,3020 Bông bang, tã giây 0,90 — 1,10 0,50 — 0,90” Chất thải nguy hại (giẻ lau dính 0 10 -0.20 0.10 0.20

dau, bóng đèn huỳnh quang)22 Độ âm 52,50 — 53.70 52,60 — 53,7023 VS (% theo khối lượng khô) 81,70 — 82,40 81,70 — 82.40Ghi chú: “KPH” thành phần không phát hiện trong mẫu

Trang 31

So sánh số liệu thành phan chất thải ran tại các nguồn thải và tại các bãi chon lấp, kếtquả cho thấy các thành phần có khả năng tái chế với giá trị cao như nilon, nhựa, giấy,kim loại, cao su, thủy tính tại các bãi chôn lấp đã giảm đáng kể (nilon chỉ còn 1,4 —2,8%, nhựa chỉ còn 0,1 —0,2%) Nguyên nhân là do hoạt động thu gom phế liệu đãđược thực hiện khá kỹ trước khi CTR được chuyền đến bãi chôn lắp.

1.1.3 Tác động đến môi trường của CTRSHViệc quản lý CTR không hợp lý, xử lý CTR không hợp kỹ thuật vệ sinh là nhữngnguyên nhân hàng đầu dẫn đến ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe cộngđồng và tác động đến nên kinh tế - xã hội

1.1.3.1 Tác hại của CTRSH đổi với môi trườnga Ô nhiễm môi trường không khí do CTRSHCTRSH có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu, dưới tác động của nhiệt độ, độ âm vàcác vi sinh vật, CTR hữu co bị phân hủy và sản sinh ra các chất khí (CH¿, CO; va mộtsố khí gây mùi khác như HS, mercaptan, amin, Cl;, phenol ) Trong đó, CH, vaCO; chủ yếu phát sinh từ các bãi chôn lấp tập trung (chiếm 3 — 19%), đặc biệt tại cácBCL lộ thiên và các khu chôn lap.Qua trình phân hủy các chất sẽ phát sinh mùi hôi,ruồi, nhặng, gây ô nhiễm môi trường không khí và dịch bệnh

Ngoài ra, việc đốt CTR sẽ làm phát sinh khói, tro bụi va các mùi khó chịu CTR có thébao gồm các hợp chất chứa clo, flo, lưu huỳnh và nito, khi đốt lên làm phát thai mộtlượng không nhỏ các chất khí độc hại (CO, oxit nito, dioxin và furan ) Mac du, 6nhiễm tro bụi thường là ly do khiếu nại của cộng đồng vi dé nhận biết băng matthường, nhưng tác nhân gây ô nhiễm nguy hiểm hơn nhiều chính là các hợp chất (nhưkim loại nặng, dioxin và furan) bám trên bề mặt hạt bụi phat tán vào không khí

b Ô nhiễm môi trường nước do CTRSHCTRSH không được thu gom, thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao Chúng bị phân hủytrong nước và gây ô nhiễm môi trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thông,giảm diện tích tiếp xúc của nước với không khí dẫn tới giảm DO trong nước.Chất thải

Trang 32

răn hữu cơ phân hủy trong nước gây mùi hôi thôi, gây phú dưỡng nguôn nước và hậuquả cuối cùng là làm cho thủy sinh vật trong nguồn nước mặt bị suy thoái.

Thông thường các bãi chôn lấp chat thai đúng kỹ thuật có hệ thông đường ống, kênhrach thu gom nước thải và các bé chứa nước ri rác dé xử lý trước khi thải ra môitrường Tuy nhiên, phan lớn các bãi chôn lấp hiện nay đều không được xây dựng đúngkỹ thuật vệ sinh và đang trong tình trạng quá tải, nước rò rỉ từ bãi chôn lấp được thảitrực tiếp ra ao, hồ gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng Sự xuất hiện của cácbãi chôn lap lộ thiên tự phát cũng là một nguồn gây ô nhiễm nguồn nước đáng kẻ.Tại các bãi chôn lấp chất thải răn, nước rỉ rác có chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao.Đây là nguồn nước rỉ từ CTR có chứa nhiều chất độc hại, kể cả kim loại nặng nếukhông được thu gom xử lý sẽ thâm nhập vào nguồn nước dưới đất gây ô nhiễm môitrường nước nghiêm trọng Van dé 6 nhiễm amoni ở tang nông (nước dưới đất) cũng làhậu quả của nước rỉ rác và của việc xả bừa bãi CTR lộ thiên không có biện pháp xử lý

nghiêm ngặt.

c Ô nhiễm môi trường đất do CTRSHChat thải rắn được thải hay chôn lấp trong đất có thé được tích lũy dưới đất trong thờigian dải, chúng phân hủy tạo thành các chất ô nhiễm đất gây ra nguy cơ tiềm tàng đốivới môi trường đất và nước dưới đất Tại các bãi chôn lap CTR không hợp vệ sinh,không có hệ thống xử lý nước rỉ rác đạt tiêu chuẩn, hóa chất va vi sinh vật từ CTR dễdang thâm nhập gây 6 nhiễm đất

1.1.3.2 Tác hại của chất thải ran đối với sức khỏe con người

Việc quản lý và xử lý CTR không hợp lý không những gây ô nhiễm môi trường mà

còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người, đặc biệt đối với người dân sống gần khuvực làng nghề, khu công nghiệp, bãi chôn lấp chat thai Nguoi dân sống gan bãi chônlap không hợp vệ sinh có tỷ lệ mac các bệnh da liễu, viêm phế quan, đau xương khớpcao hơn hắn những nơi khác

Hiện tại chưa có số liệu đánh giá đầy đủ về sự ảnh hưởng của các bãi chôn lấp tới sứckhỏe của những người làm nghề nhặt rác Những người này thường xuyên phải chịu

Trang 33

ảnh hưởng ở mức cao do bụi, mầm bệnh, các chất độc hại, côn trùng đốt/chích, cácloại hơi khí độc hại Vì vậy, các chứng bệnh thường gặp ở đối tượng này là các bệnhvề cúm, ly, giun, lao, dạ dảy, tiêu chảy, cũng như nguy cơ lây nhiễm một số bệnhtruyên nhiém.

Hai thành phần của CTR được liệt vào loại cực kỳ nguy hiểm là kim loại nặng và chấthữu cơ khó phân hủy Các chất này có khả năng tích lũy sinh học trong nông sản, thựcphẩm cũng như trong mô tế bào động vật, nguồn nước va ton tại bền vững trong môitrường từ đó có thể thâm nhập và gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm đối với con ngườinhư vô sinh, quái thai, dị tật ở trẻ sơ sinh; tác động lên hệ miễn dịch gây ra các bệnhtim mạch, tê liệt hệ thần kinh, giảm khả năng trao đối chất trong máu, ung thư và cóthé di chứng di tật sang thé hệ thứ 3

1.2 HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CTRSH BANG PHƯƠNG PHÁP

CHON LAP

1.2.1 So lược các công nghệ xử ly CTRSH

Trên thế giới xử lý CTRSH có thé được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhaunhư chôn lấp hợp vệ sinh, sản xuất phân hữu cơ bằng lên men ky khí, sản xuất phânhữu cơ bằng lên men hiếu khí, đốt Việc lựa chọn phương pháp xử lý ở từng địaphương phụ thuộc vào đánh giá ưu, nhược điểm của từng công nghệ, diện tích mặtbang, kỹ thuật vận hành, tính kinh tế và các yếu tố về môi trường

Nhìn chung, có thể khái quát các công nghệ xử lý CTRSH đang được sử dụng phốbiến hiện nay thành 03 nhóm: cơ học, nhiệt và sinh học

Bảng 1.9.Các phương pháp xử lý CTRSH[10]STT Chi tiết phương pháp1 Cơ học Giam kích Phân loại | Phân loại | Phân loại theo | Nén ép

thước cơ học | theo kích | theo khối | điện/từ trường

thước | lượng riêng

2 Nhiệt Đốt Khí hóa Nhiệt phân3 Sinh học và U hiểu khí Len men ky khíhóa học

Trang 34

1.2.1.1 Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinhChôn lap hợp vệ sinh là công nghệ xử lý chất thải ran sinh hoạt được sử dụng phổ biếnhiện nay ở các nước đang phát triển Đây là phương pháp chôn lấp an toàn với các lớpchống thấm thành và đáy, hệ thống thu gom nước rác, khí rác, lớp đất phủ trung gianvà phủ bề mặt, kèm theo việc phun các chế phẩm sinh học làm tăng quá trình phân hủyCTR và giảm mùi Cơ chế của quá trình chôn lấp, các yếu tô ảnh hưởng cũng như cácgiải pháp nhằm nâng cao tốc độ phân hủy chat thải ran trong bãi chôn lấp sẽ được décập cụ thé trong chương 2 của luận án này.

1.2.1.2 Công nghệ sản xuất phân hữu cơ kị khíPhân hủy ky khí là quá trình phân hủy chất hữu cơ trong môi trường không có oxy ởđiều kiện nhiệt độ từ 30 - 65°C Sản phâm của quá trình phân hủy ki khí là khí sinh học(CO, và CH,) Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân hủy ki khí chất thai rannhư: điều kiện ki khí, pH, nhiệt độ, độ âm, thành phần dinh dưỡng, sự đảo trộn, thờigian lưu trong bề ủ, đặc tính của nguồn nguyên liệu, vi sinh vật và các độc tÔ

1.2.1.3 Công nghệ sản xuất phân hữu cơ hiểu khíQuá trình ủ hiếu khí là quá trình phân hủy sinh học hiếu khí và 6n định các chất hữucơ nhờ hoạt động của vi sinh Sản phẩm của quá trình phân hủy sinh học gồm CO,nước, nhiệt độ, chat min ôn định không mang mam bệnh va được sử dụng làm phânbón cho cây trồng Vận tốc phân hủy chất hữu cơ trong quá trình ủ phân chịu ảnhhưởng bởi nhiều yếu tố: nhiệt độ, pH, vi sinh vật, oxi, chất hữu cơ, độ âm, tỷ lệ C/N vàcau trúc chất thải

1.2.1.4 Công nghệ đốtĐốt là quá trình oxi hoá chất thải rắn bằng oxy không khí dưới tác dụng của nhiệt vàquá trình oxy hóa hóa học Bang cách đốt chat thải, ta có thé giảm thé tích của CTRđến 80 — 90% Nhiệt độ buông đốt phải cao hơn 800°C Sản phẩm cuối cùng của quátrình đốt là: 1) các khí có nhiệt độ cao bao gồm khí nitơ, cacbonic, hơi nước va 2) tro.Năng lượng có thé được thu hồi nhờ quá trình trao đổi nhiệt với khí sinh ra ở nhiệt độcao Các yếu tô ảnh hưởng đến quá trình đốt bao gồm nhiệt độ đốt, thành phan chấtthai,

Trang 35

Như vậy, môi công nghệ xử lý chat thải ran có những ưu và nhược điểm riêng, việc lựachọn công nghệ xử lý còn phụ thuộc vào nhiều yếu tô khác như chi phí đầu tư và vậnhành, điêu kiện tự nhiên, kinh tê-xã hội, nguôn nhân lực

1.2.2 Hiện trạng công nghệ xử lý chất thải ran bằng phương pháp chôn lấp1.2.2.1 Hiện trạng xử lYCTRSH trên thé giới

Các phương pháp xử lý CTRSHthông dụng đang được áp dụng ở các nước phát triểntrình bày trong bang 1.10.

Bang 1.10.Các phương pháp xử lý chất thải ran[8]

Phương pháp xứ lý (%)Tên nước - -

Compost Dot Chon lap Khac

Nhìn chung, chôn lấp van là phương pháp thông dụng nhất đã và dang áp dụng ở cácnước phát triển cũng như đang phát triển Ở Hy Lạp và Ireland thì 100% lượngCTRSH được xử lý băng phương pháp chôn lấp Ở Anh lượng CTR hàng năm khoảng18 triệu tan trong đó chỉ 6% được xử lý bang thiêu đốt, 92% được xử lý bang chôn lấp.O Đức thì 2% lượng CTR được sản xuất phân compost, 28% được xử lý băng thiêuđốt và 69% đem chôn lấp [8]

Trang 36

1.2.2.2 Hiện trạng công nghệ xử lý CTRSH tại Việt Nam bằng chôn lấpHiện nay ở Việt Nam, xử lý CTRSH chủ yếu vẫn là chôn lấp Trên địa bàn các thànhphó lớn của Việt Nam như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thì tỷ lệ CTRSH dem chôn lapchiếm tới 80 — 90%; cụ thé trên địa ban TP Hà Nội, ty lệ chôn lấp là 73-81%, sản xuấtphân compost <7% va tái chế 12 — 20% [1] Tại TP Hồ Chí Minh, ngoài 2 bãi chôn lấpĐông Thạnh và Gò Cát đã đóng cửa và ngừng tiếp nhận CTR từ năm 2008, hiện có 2khu liên hiệp xử ly CTR đang hoạt động là khu xử ly CTR Tây Bắc (Củ Chi) và khuxử lý CTR Đa Phước (Bình Chánh) Tại các cơ sở nảy, công nghệ xử lý CTR cho đếnnay chủ yêu van là chôn lap hợp vệ sinh.

Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011, thống kê trên toàn quốc có 98 bãi chônlap chất thải tập trung dang vận hành nhưng chỉ có 16 bãi chôn lấp được coi là hợp vệsinh Ở phan lớn các bãi chôn lap, việc chôn lấp rác được thực hiện hết sức sơ sai.Ganđây, các khu liên hợp xử lý CTR liên tỉnh đã được Bộ Xây dựng thiết kế quy hoạch.Tuy nhiên, tính khả thi của các khu liên hợp nảy đối với việc xử lý CTRSH là điều cầnxem xét.

Theo kết quả tong hop, chôn lap CTR trong giai đoạn hiện nay van là giải pháp cần thiếtvà hiệu quả Giải pháp kết hợp bao gồm chôn lấp va sản xuất phân compost, thu hồi khíphát điện đã được quy hoạch đầu tư cho giai đoạn kế tiếp

Bảng 1.11.Hiện trạng một số BCL chat thải rắn trên lãnh thé Việt Nam[1]STT Tên đồ thị Hiện trạng các bãi chon lấp

Bãi chôn lap Đông Thạnh đã đóng cửa từ tháng 6/2000.Bãi chôn lấp Gò Cát được xây dựng với sự tài trợ của Chínhphủ Hà Lan, có diện tích ô chôn lấp 17,7 ha Hoạt động từỘ 1/2000, kha năng tiếp nhận 2.000 tan CTR/ngay Đến nay đã

1 TP Ho Chí tiếp nhận 4.694.579 tan (dat 119% công suất) Nước ri rac

Minh được chuyền về công trình xử lý Đông Thanh dé xử ly.

BCL CTRSH ở Khu liên hợp xử lý CTR Đa Phước do công tyTNHH xử lý chất thải Việt Nam thực hiện có tong dién tich128ha Trong khu liên hop còn có các nhà máy sản xuất

Trang 37

STTTén do thiHién trang cac bai chon lap

compost, xu ly bin ham cau BCL Phước Hiệp — Củ Chi, diện tích 44,93ha Bat đầu hoạtđộng từ 2003 Công suất 3.000 tan CTR/ngày Khối lượng đãtiếp nhận 3.332.036 tan

TP Đà Nẵng

CTR từ TP Đà Nẵng được chôn lấp tại bãi chôn lấp KhánhSơn (diện tích 17ha) CTR sau khi đỗ đống được nén chat, phủđất Tuy nhiên, một số hồ chôn lấp trước đây không lót lớp vảichống thấm và không có hệ thống thu gom va xử lý nước rirác đạt tiêu chuan.

TP Quy Nhơn

BCL Bà Hỏa phải đóng cửa theo đúng quy định hiện hành.Ngân hàng Thế giới đầu tư xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinhLong Mỹ với diện tích là 30ha.

Năm 2011 lượng CTRSH chôn lấp 3.600 tan/thang; sản xuấtphân 1200 tan CTR/thang

TP Nha Trang Bãi chôn lap hở, không hợp vệ sinh tai Déo RU RiTP Da Lat Bãi chôn lap chất thải không hop vệ sinh

TP Biên Hòa

CTRSH và chất thải công nghiệp cùng được vận chuyển vàchôn lấp tại bãi chôn lấp Trảng Dài với diện tích 100ha Bãichôn lấp này vẫn chưa đạt tiêu chuẩn chôn lấp hợp vệ sinh,tương lai sẽ được cải tạo.

TP Vũng Tàu

CTR hiện tại chỉ được xử lý một phần (khoảng 100m”/ngày)tại nhà máy xử lý phế thải Bà Rịa Phần còn lại (khoảng 3⁄4lượng CTR đô thị) được đồ tại bãi chôn lap Phước Cơ

Tiền Giang

01 bãi chôn lấp hợp vệ sinh là Tân Lập, còn lại các bãi khác làBCL tự phát, không hợp vệ sinh như: Long Hưng, Bình Phú,Kiếng Phước v.v

TP Cần Thơ Chưa có bãi chôn lấp hợp vệ sinh Bãi chôn lap Đông Thạnh

Trang 38

STTTén do thiHién trang cac bai chon lap

thuộc Quận Cái Răng hiện đã đóng cửa vi quá tai va namtrong phạm vi xây dựng cầu Cần Thơ

Bãi chôn lấp Tân Long đang được xây dựng CTR được xếpthành đống ở bãi chôn lấp, sau đó dùng xe ủi cho CTR nén lạivà phun chế phẩm, vôi bột

10.TP.Tam Ky

CTRSH của thành phố được chôn lấp tại bãi chôn lap TamĐàn (diện tích 4,2 ha) CTR sau khi đỗ thành đống được nénchặt, phủ đất, không có hệ thống thu gom và xử lý nước rác vàkhí thải.

13.TP.Tuy Hòa

Hiện tại CTRSH được chôn lap không hợp vệ sinh Thành phốxây dựng bãi chôn lap hợp vệ sinh S = 50ha tại xã Hòa Kiếm —TP Tuy Hòa

Nha máy xử lý CTR Nam Thành với 6 phân xưởng, 2 kho, chichiếm chưa day 19% diện tích đất nhà may, công suất xử lýtối đa 250 tan CTR/ngay, sử dụng công nghệ Seraphin

Trang 39

STT Tên đồ thị Hiện trạng các bãi chôn lấp

Năm 2005 thị xã đâu tư xây dựng bãi chôn lấp Thành Trungdiện tích 6,5 ha, công suất 45 tân CTR/ngày

15 |KonT ` à TA TẾ ne° _— Năm 2007 thị xã tiệp tục đâu tư xây dựng bãi chôn lap Dak

Man diện tích 6,0 ha, công suất 3,2 tấn CTR/ngay.Đồ tại bãi lộ thiên, phun chế phẩm EM, rắc vôi bột sau đó16 | TP.Pleiku „

chôn lâp.

Hiện CTRSH của thành phố được đỗ vào 2 bãi chôn lấp kế | tiếp nhau Bãi thứ nhất — Quán Rudi, diện tích 10 ha, nay đã17 | TP Phan Thiet

quá tải Bãi thứ 2 cách Quán Rudi 1,5 km với diện tích 20 hađang hoạt động.

18.Binh Duong

CTRSH, công nghiệp được đồ chung vào một vị trí, khônghợp vệ sinh Hiện nay khu liên hợp xử lý CTRSH và côngnghiệp đang được đầu tư xây dựng tại Thuận An và Dĩ An vớidiện tích 68.910m”

Dự án khu liên hiệp xử lý CTR Nam Bình Dương (giai đoạn1) công suất 420 tan/ngay, công nghệ chế biến phân compostdo Phần Lan tai trợ

19.TP Cà Mau

Dự án nhà máy xử lý CTR Cà Mau được xây dựng theo hệthống thiết bị công nghệ VIBIO Composters; là quy trình côngnghệ áp dụng có khả năng xử lý từ 50-400 tấn CTR hữu cơsinh hoạt một ngày.

20.

Thị xãĐồng Xoài

Nhà máy xử ly CTR Đồng Xoài (thị xã Đồng Xoài) sử dungcông nghệ xử lý CTR mang thương hiệu Betid của Công ty cổphân đầu tư phát triển công nghệ môi trường Bình Phước Ưuđiểm nội bật của Công nghệ này là khai thác triệt để các thiếtbị đơn giản truyền thống có thể chế tạo trong nước để phânloại và xử lý CTR với những nguyên lý đơn giản đã từng tồntại từ lâu đời trong dân gian như sàng, tuyến, xé, ủ phân dé

Trang 40

STT | Tên do thị Hiện trang các bãi chôn lap

tách triệt để các thành phân khác nhau có trong CTRSH nhamtạo ra những sản phẩm có ích cho xã hội

Thị xã CTRSH được chôn lấp tại bãi chôn lap của thị xã xây dựng từ

7h Gia Nghia năm 2004, điện tích 1,5 ha.

CTRSH được đưa về xử lý tại bãi chôn lấp chân núi Ba Den.Thị xã Năm 2006 tỉnh đã xúc tiến đầu tư xây dựng bãi chôn lấp hợp

“ Tây Ninh vệ sinh có diện tích 20 ha để xử lý CTRSH và CTRCN không

nguy hại.

Nhà máy xử lý CTR Tp.Rạch Giá công suất 300 tan/ngay,hoạt động hoàn toàn tự động, trữ lượng lên tới trên 3.000 tấncó thể đảm bảo trữ CTR trong khoảng 15 ngày Sau khi qua23 | TP Rach Giá | quá trình xử ly, dự kiến sẽ cho ra các chế phẩm như: phân bón

vi sinh, hạt nhựa, ván ép, vật liệu xây dựng v.v Chỉ mộtlượng rất nhỏ CTR tro không thé xử lý mới mang đi chôn lấphoặc ép làm gạch lốc

Dự án Nhà máy xử lý CTR Hòa Phú quy mô 80.000m’, công24 | TP Vĩnh Long | suất từ 200-300 tan CTR/ngay, sử dụng công nghệ Tessem

đang được xây dựng

Ngày đăng: 09/09/2024, 06:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN