ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẶNG HỒNG NGỌC QUỲNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CAM KẾT TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ BÁN LẺ VÀ NHÀ PHÂN PHỐI: MỘT NGHIÊN CỨU TR
TỔNG QUAN
Lý do hình thành đề tài
Từ lịch sử phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam, người xưa đã đúc kết thành câu tục ngữ: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” và câu tục ngữ này đến nay nghiệm lại vẫn còn nguyên giá trị Phân bón là yếu tố đứng thứ hai trong vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng cây trồng Từ lâu đời nông dân nước ta có thói quen dùng phân hữu cơ để bón cho cây trồng như cây phân xanh, bộ đậu, điền thanh, cố khí, bèo dâu và phân chuồng Khi nền công nghiệp phân bón hóa học xuất hiện làm thay đổi bộ mặt sản xuất nông nghiệp, năng xuất và sản lượng cây trồng tăng Từ năm 1960, nông dân nước ta mới thực sự chuyển hướng kết hợp dùng phân bón hóa học chứa “N-P-K” với phân hữu cơ để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng Lịch sử sử dụng phân bón hóa học nước ta có thể chia làm 3 giai đoạn:
Trước năm 1972, chủ yếu dùng đạm để bón, còn lân và kali rất ít sử dụng; Từ năm 1972 – 1992, sau đạm và lân, phân hữu cơ cũng được dùng phổ biến để bón trên nhiều vùng đất; Từ năm 1992 đến nay, phân đạm, lân, kali và phân hữu cơ được sử dụng rộng rãi hầu hết ở Việt Nam
Hiện nay, trong cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam, nông nghiệp là một trong những ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế với 70% dân số sống bằng nghề nông Theo báo cáo ngành phân bón của Đoàn Minh Tin - Công ty cổ phần chứng khoán FPT, nhu cầu phân bón cho nông nghiệp rất lớn; Trong giai đoạn 2009
- 2013, lượng sản xuất phân bón đã tăng trên 1 triệu tấn, với mức tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 8,6% so với năm 2009
Vấn đề ngành phân bón Việt Nam đang phải đối mặt là tình trạng quản lý phân bón nhập lậu không rõ nguồn gốc trôi nổi trên thị trường Hiện hệ thống cung ứng phân bón của nước ta vẫn còn chồng chéo Vấn đề hàng giả, hàng nhái vẫn còn chưa được giải quyết triệt để Bên cạnh đó, hoạt động ngăn chặn gian lận thương mại và nhập khẩu phân bón kém chất lượng vào Việt Nam đã được tăng cường với những hàng rào pháp lý mới nhưng chưa thực sự hiệu quả Mặc khác, theo công ty chứng khoán BIDV (BSC), ngành phân bón đang ở trạng thái bão hòa, các doanh
2 nghiệp trong nước phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu Dự báo trong những năm tới, tình hình kinh doanh của ngành còn gặp nhiều khó khăn Đối với tỉnh Lâm Đồng có 316,168 ha là đất nông nghiệp, chiếm 32,3% diện tích đất tự nhiên, trong đó có 72% là đất thổ nhưỡng bazan, khí hậu ôn hòa quanh năm Dựa trên những đặc điểm này, nền nông nghiệp của tỉnh vốn đã có lịch sử phát triển lâu đời và luôn là nguồn thu lớn nhất của địa phương Theo báo cáo tổng kết ngành nông nghịệp của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, tổng diện tích gieo trồng năm 2016 chiếm 346,4 nghìn ha Theo Quyết định 2897/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 v/v phê duyệt quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020; trong đó về quan điểm phát triển thì nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Coi phát triển sản xuất nông nghiệp là then chốt, xây dựng nông thôn mới là căn bản, nông dân giữ vai trò chủ thể trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Từ những đặc thù, quan điểm phát triển kinh tế của tỉnh cho thấy triển vọng để ngành phân bón của tỉnh tiếp tục có lợi thế để phát triển
Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 14 đơn vị sản xuất phân bón đang hoạt động, mạnh nhất là công ty cổ phần Bình Điền Lâm Đồng; ngoài ra có rất nhiều nhà phân phối của các thương hiệu lớn nhỏ trên cả nước và hàng nhập khẩu từ nước ngoài đến khai thác tại thị trường Lâm Đồng Hiện nay, có khoảng trên 1000 đại lý, cửa hàng bán lẻ phân bón trên địa bàn tỉnh (“Báo cáo sơ bộ tình hình phân bón Lâm Đồng”, n.d) Cùng với tình hình chung của cả nước, nguồn cung phân bón không thiếu so với cầu nên các đại lý có lợi thế để lựa chọn cho mình những nhà phân phối phù hợp Tuy nhiên, với sự đa dạng và phức tạp của nguồn cung phân bón, là một tỉnh miền núi, nhiều vùng trong tỉnh thông tin liên lạc còn khó khăn, việc có đầy đủ thông tin để lựa chọn cho mình những thương hiệu có uy tín, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng là một vấn đề không đơn giản; dẫn đến tâm lý dễ thay đổi nhà phân phối chính, mối quan hệ giữa các nhà phân phối và nhà bán lẻ còn lỏng lẻo
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, với sự phức tạp của thị trường phân bón như hiện nay, trong thời gian qua, các cơ quan chức năng đã liên tiếp triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn phân bón giả, phân bón kém chất lượng trên thị trường Tuy nhiên, tình hình sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp, khó lường tại nhiều địa phương trong tỉnh Từ đầu năm 2016 đến nay, các cơ quan chức năng đã phát hiện 50 vụ sản xuất phân bón giả, phân kém chất lượng đưa ra thị trường tiêu thụ, thu giữ hàng nghìn tấn phân không đủ điều kiện lưu hành để xử lý, tiêu hủy (“Lâm Đồng: Phát hiện thu giữ 300 tấn phân bón giả”, 2016) Đa phần, số phân bón giả, phân bón kém chất lượng được tiêu thụ ở các xã vùng sâu, vùng xa, nơi hiểu biết của người nông dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế (“Nạn sản xuất phân bón giả, 2016”) Theo ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương thì hệ thống phân phối phân bón được tổ chức qua rất nhiều nấc trung gian mới đến tay người nông dân, mối quan hệ giữa các chủ thể trong hệ thống không có tính chất ràng buộc lâu dài hầu hết theo hình thức mua đứt bán đoạn (“Để bình ổn thị trường phân bón trong nước”, n.d) Như vậy, do có sự thiếu thông tin, không có sự cam kết mối quan hệ với những nhà phân phối có uy tín mà nhiều nhà bán lẻ đã vô tình tiếp tay cho những đơn vị kinh doanh không chân chính hoạt động, không chỉ ảnh hưởng đến các nhà sản xuất, nhà kinh doanh chân chính mà còn gây thiệt hại nặng nề cho nông dân
Mặt khác, với xu thế toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới, Việt Nam ngày càng gia nhập sâu rộng vào các tổ chức kinh tế thế giới như: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 1995, Diễn đàn hợp tác kinh tế Á - Âu (ASEM) vào năm 1996, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào năm 1998, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2006; và đang trong quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) Để nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo được chỗ đứng vững chắc trong thị trường nội địa cũng như thị trường thế giới; các doanh nghiệp Việt Nam trong vài năm gần đây đã quan tâm hơn đến vấn đề tạo được lợi thế cạnh tranh bền vững trong đó việc xây dựng sự cam kết mối quan hệ giữa các đối tác trong kinh doanh là hết sức cần thiết, nhằm
4 tránh viễn cảnh các doanh nghiệp kinh doanh trong nước có thể thua ngay trên sân nhà
Trước tình hình đó, làm sao để xây dựng được sự cam kết trong mối quan hệ kinh doanh dài hạn bền vững giữa những nhà bán lẻ với những nhà phân phối phân bón chất lượng, có uy tín là vấn đề cần thiết nhằm đảm bảo lợi ích chung cho ngành phân bón và người nông dân Từ đó, các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh phân bón kém chất lượng, vì lợi nhuận ngắn hạn sẽ không có cơ hội để hoành hành, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh trên thị trường, đưa nền nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng phát triển ngày càng bền vững
Liên quan đến vấn đề mối quan hệ cam kết giữa các đối tác trong Chuỗi cung ứng, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu Cam kết liên quan đến tính liên tục hoặc định hướng lâu dài với cả hai bên hợp tác để duy trì mối quan hệ (Moore, 1998) Cam kết các mối quan hệ liên tục giữa các thành viên chuỗi cung ứng giúp nâng cao hiệu dụng và hiệu quả (Jonhston và cộng sự, 2004; Sahin và Robinson, 2001; Shin và cộng sự, 2000) Sự tin tưởng là một trong những trích dẫn phổ biến nhất của các mối quan hệ chuỗi cung ứng (Anderson và Narus, 1990)
Sự tin tưởng ảnh hưởng đến mối quan hệ cam kết (Morgan và Hunt, 1994) Ghosh và Fedorowicz (2008) kết luận rằng một mối quan hệ chia sẻ thông tin giữa các nhà bán lẻ và các nhà cung cấp để giúp xây dựng lòng tin theo thời gian Theo Zineldin và Jonsson (2000), đặc điểm sự thích ứng sẽ ảnh hưởng mức độ sự tin tưởng và sự cam kết trong mối quan hệ nhà cung cấp nhà phân phối Một nhân tố cũng có nhiều nghiên cứu là sự hợp tác, các đối tác cần hiểu hợp tác như thế nào để phát triển và duy trì mối quan hệ thỏa mãn dài hạn (Zineldin và cộng sự, 1997; Childers và Ruekert, 1982) Ngoài ra, Zineldin và Jonsson (2000) cho rằng khi các đối tác chia sẻ giá trị, họ rất có thể cam kết hơn trong mối quan hệ Như vậy, các tác giả trên thế giới đã nghiên cứu có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự cam kết trong mối quan hệ giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng, mỗi tác giả nghiên cứu một số yếu tố khác nhau Việc kết hợp một số yếu tố phù hợp với bối cảnh môi trường của Việt Nam để nghiên cứu, nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự cam kết trong mối quan hệ của các đối tác kinh doanh là một vấn đề cần thiết
Nhằm giải quyết vấn đề cam kết trong mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và nhà phân phối trong ngành phân bón của tỉnh Lâm Đồng; Trên cơ sở của các nghiên cứu trước đây, có sự chọn lọc các yếu tố cho phù hợp với tình hình Việt Nam, em xin chọn đề tài : “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự cam kết trong mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và nhà phân phối: Một nghiên cứu trong ngành phân bón tỉnh Lâm Đồng”.
Mục tiêu đề tài
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự cam kết trong mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và nhà phân phối
- Đo lường mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự cam kết trong mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và nhà phân phối
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sự cam kết mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và nhà phân phối trong ngành phân bón.
Ý nghĩa đề tài
- Về lý thuyết: xác định được các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự cam kết trong mối quan hệ, mức độ tác động của mỗi yếu tố đến sự cam kết trong mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và nhà phân phối
- Về thực tiễn: Đối với nhà phân phối: Xác định được những yếu tố và những giải pháp nhằm giữ được sự cam kết trong mối quan hệ với nhà bán lẻ Đối với nhà bán lẻ: Nhận thức được sự cần thiết phải cam kết trong mối quan hệ, giải pháp để xây dựng sự cam kết trong mối quan hệ với nhà phân phối nhằm tăng khả năng cạnh tranh, phát triển ngày càng bền vững.
Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự cam kết trong mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và nhà phân phối trong ngành phân bón tỉnh Lâm Đồng
- Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát là những nhà quản lý của nhà bán lẻ phân bón trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, cụ thể là: giám đốc, phó giám đốc, cửa hàng trưởng
- Thời gian thực hiện: ngày 27/02/2017 đến ngày 17/7/2017
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu bao gồm hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ (định tính) và nghiên cứu chính thức (gồm nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức) Đề tài sử dụng phương pháp định lượng, thực hiện mô hình cấu trúc tuyến tính SEM bằng cách sử dụng phần mềm SPSS 22 và phần mềm AMOS 22.
Bố cục luận văn: gồm 05 chương
Chương 1 về tổng quan Chương này giới thiệu lý do hình thành đề tài, mục tiêu, ý nghĩa, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Chương 2 về cơ sở lý thuyết Chương này trình bày về trường phái lý thuyết liên quan, các khái niệm, các nghiên cứu trước có liên quan, tổng quan về ngành phân bón Việt Nam và Lâm Đồng Từ đó, tìm ra các cơ hội nghiên cứu, xây dựng được mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu
Chương 3 về Phương pháp nghiên cứu Chương này trình bày về các phương pháp nghiên cứu đã thực hiện trong đề tài cụ thể: về xây dựng thang đo sơ bộ, thiết kế mẫu, nghiên cứu định tính sơ bộ, nghiên cứu định lượng sơ bộ, phương pháp đánh giá thang đo sơ bộ bằng Cronbach”s Alpha và EFA
Chương 4 về Kết quả nghiên cứu Chương này trình bày kết quả nghiên cứu định lượng chính thức, kiểm định mô hình thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích nhân tố khẳng định CFA; trình bày kết quả kiểm định mô hình cấu trúc và các giả thuyết nghiên cứu, thảo luận kết quả nghiên cứu
Chương 5 về kết luận và kiến nghị Chương này trình bày tóm tắt các kết quả nghiên cứu chính đạt được, đóng góp về mặt lý thuyết và thực tiễn, những hạn chế của đề tài nghiên cứu và kiến nghị những hướng nghiên cứu tiếp theo
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trường phái lý thuyết
Việc xác định nền lý thuyết của đề tài nghiên cứu là cơ sở để phát triển hướng nghiên cứu và phân tích kết quả Trong quản lý mối quan hệ giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng, các trường phái lý thuyết được phát triển dựa trên nhiều lĩnh vực khác nhau như xã hội, kinh tế, tâm lý … Một số trường phái lý thuyết được nghiên cứu là lý thuyết trao đổi xã hội, lý thuyết chi phí giao dịch kinh tế, lý thuyết đánh giá nhận thức, lý thuyết trò chơi… nội dung tóm tắt các trường phái lý thuyết được thể hiện trong bảng 2.1
Bảng 2.1 Tóm tắt các trường phái lý thuyết sử dụng trong quản lý Chuỗi cung ứng
Những vấn đề cần giải quyết
Lý thuyết trao đổi xã hội (SET)
Mối quan hệ xã hội giữa các đối tác được hình thành và duy trì dựa trên các tiêu chuẩn trao đổi bởi vì các đối tác cung cấp lợi ích lẫn nhau theo thời gian.
SET ngầm cho rằng không có cơ hội chủ nghĩa
SET không giải thích về quản trị giao dịch, không giải thích đầy đủ mối quan hệ ngắn hạn
Chi phí giao dịch kinh tế (TCE)
TCE hướng đến giảm chi phí kết hợp thực hiện hiệu quả giao dịch thông qua việc chọn cấu trúc quản trị, thị trường sao cho kinh tế nhất
TCE không giải thích quan hệ Quản trị
Các thuộc tính của TCE chưa được đo lường đầy đủ, vẫn còn một số yếu tố như rủi ro, niềm tin, môi trường của thị trường chưa được xem xét
TCE có thể khuyến khích chủ nghĩa cơ hội Lý thuyết Deci, 1971; Deci Một bên với một mức độ cao của Các yếu tố tác động từ
8 đánh giá nhận thức và Ryan, 1985;
Brown và cộng sự, 1995, Zhao và cộng sự, 2008 cam kết mối quan hệ chuẩn mực sẵn sàng giữ mối quan hệ lâu dài lẫn nhau và chủ động đáp ứng nhu cầu của mình mà không cần bị bắt buộc bởi người mua nhằm đạt được quyền tự chủ và có thẩm quyền trong quản lý mối quan hệ trong dài hạn
Nhấn mạnh đến động lực bên trong bên ngoài (như mang tính cưỡng chế) sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ
Lý thuyết trò chơi (GT)
GT là một dạng chiến lược ra quyết định, trong đó quan tâm đến hành vi xung đột và hợp tác giữa hai người ra quyết định hợp lý với những tình huống khác nhau (Win-win, win-lose, lose- win, lose-lose) Ít ứng dụng trong nghiên cứu mối quan hệ kinh doanh
Trong mối quan hệ giữa các đối tác kinh doanh, các bên luôn mong muốn có quan hệ ổn định, tương đối chắc chắn nhằm giảm thiểu rủi ro, tạo ra giá trị lợi ích trong dài hạn
Lý thuyết trao đổi xã hội là một trong những lý thuyết được sử dụng để phát triển thành phần của quản trị quan hệ trong khuôn khổ nghiên cứu về các vấn đề cam kết Nguồn gốc của SET được truy nguồn từ ít nhất là những năm 1920 (Malinowski, 1922; Mauss, 1925) Nhiều nghiên cứu đã sử dụng SET để kiểm tra sự phát triển của quan hệ chuỗi cung ứng (Kwon và Suh, 2005, Wei và cộng sự, 2012)
SET lập luận rằng các cá nhân hoặc các nhóm cố gắng tương tác với người khác để mong đợi phần thưởng (Yang và cộng sự, 2008) SET giả định thái độ và hành vi có thể được đánh giá bằng phần thưởng của sự tương tác trừ đi chi phí của sự tương tác đó (Luna-Reyes và cộng sự, 2005; Kale và Singh, 2009) Nói cách khác, thường xuyên trao đổi cụ thể được tưởng thưởng, càng có nhiều khả năng một người tham gia trao đổi là để thực hiện lại SET cơ bản tạo ra một loạt các nguyên
9 tắc cơ bản về tăng cường tâm lý và kinh tế vạch ra hệ thống trao đổi xã hội trong một phân tích về hành vi tham gia
SET cho rằng mối quan hệ xã hội giữa các đối tác chuỗi cung ứng được hình thành và duy trì bởi vì các đối tác cung cấp lợi ích lẫn nhau theo thời gian Một tiền đề lớn của SET là tương tác trao đổi tích cực theo thời gian tạo ra các tiêu chuẩn trao đổi quan hệ chi phối quan hệ trao đổi, đó là, mối quan hệ giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng là một phương tiện hiệu quả của quản trị trao đổi (Lambe, Wittmann và Spekman, 2001) SET ngầm cho rằng không có cơ hội chủ nghĩa trong các mối quan hệ (Lambe và cộng sự, 2001)
Sự trao đổi lẫn nhau được hiểu là một sự không liên quan đến thương lượng (Molm, 2000, 2003) Thay vào đó, hành động của một bên phụ thuộc vào các hành động của bên kia hành vi Do đó, sự phụ thuộc lẫn nhau làm giảm rủi ro và khuyến khích hợp tác (Molm, 1994)
Một trong những nguyên lý cơ bản của SET là các mối quan hệ tiến triển theo thời gian thành sự tin tưởng, trung thành và cam kết chung Để làm như vậy, các bên phải tuân thủ một số "quy tắc" trao đổi
Yang và cộng sự (2008) đã đưa ra SET để xác định các tiền đề của sự ổn định quan hệ trong liên minh chuỗi cung ứng Họ cho rằng Cam kết quan hệ mang lại sự tôn trọng lẫn nhau cho người mua và nhà cung cấp và quan tâm đến mục tiêu chung của cạnh tranh từ sự cạnh tranh Đề tài này hướng đến nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự cam kết trong mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và nhà phân phối dựa trên trường phái lý thuyết về trao đổi xã hội, trong đó xác định các yếu tố ảnh hưởng như sự tin tưởng, chia sẻ thông tin, sự thích ứng, sự hợp tác, giá trị chia sẻ.
Định nghĩa các khái niệm
- Theo Morgan và Hunt (1994): Sự tin tưởng được định nghĩa là một bên tin vào tính tin cậy và toàn vẹn của một đối tác trao đổi
- Moorman và cộng sự (1993) đã xác định sự tin tưởng như một sự sẵn sàng dựa vào một đối tác trao đổi
- Theo Dwyer và LaGace (1986); Larzelere và Huston (1980); So và Sculli
(2002) cho rằng sự tin tưởng dựa trên một phần tin tưởng kết quả từ niềm tin của công ty mà đối tác tin cậy thì đáng tin cậy và có tính toàn vẹn cao, liên quan đến những phẩm chất như nhất quán, đủ sức, trung thực, công bằng, trách nhiệm, hữu ích, và nhân từ
- Sự tin tưởng thường xuyên được định nghĩa như sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro (Qohnson-George và Swap, 1982; Kee và Knox, 1970; Mayer và cộng sự, 1995)
- Sự tin tưởng được định nghĩa là niềm tin của công ty mà một công ty khác sẽ thực hiện hành động sẽ dẫn đến những hành động tích cực cho công ty, cũng như không có những hành động bất ngờ cho kết quả kết quả tiêu cực cho công ty (Anderson và Narus, 1990)
Bảng 2 2 So sánh các định nghĩa
Tác giả Giống nhau Khác nhau
Morgan và Hunt (1994): Có thái độ tích cực, tin tưởng vào đối tác
Tin vào tính tin cậy và toàn vẹn của một đối tác trao đổi
Sự sẵn sàng dựa vào một đối tác trao đổi
So và Sculli, 2002 Đối tác đáng tin cậy và có tính toàn vẹn cao, liên quan đến những phẩm chất như nhất quán, đủ sức, trung thực, công bằng, trách nhiệm, hữu ích, và nhân từ
Qohnson-George và Swap 1982; Kee và Knox 1970;
Sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro
Anderson và Narus, 1990 Công ty khác sẽ thực hiện hành động dẫn đến những hành động tích cực cho công ty, cũng như không có những hành động bất ngờ cho kết quả kết quả tiêu cực cho công ty
11 Định nghĩa trong bài: Kết hợp định nghĩa của Morgan và Hunt (1994); định nghĩa của Dwyer và LaGace (1986); Larzelere và Huston (1980); So và Sculli, (2002) và định nghĩa của Anderson và Narus (1990): Sự tin tưởng được định nghĩa là một bên tin vào tính tin cậy và toàn vẹn của một đối tác trao đổi, sẽ thực hiện hành động dẫn đến những kết quả tích cực cho công ty
- Theo Gunasekaran và Ngai (2004), chia sẻ thông tin xảy ra khi thông tin được sử dụng bởi các thành viên trong nhóm là một hình thức chiến lược để đạt được giá trị cạnh tranh và hơn nữa tạo ra tác động chiến lược của quan hệ đối tác chuỗi cung ứng như một toàn thể về cơ cấu toàn ngành
- Theo Simatupang và Sridharan (2005): Chia sẻ thông tin là sự nắm bắt và phổ biến thông tin liên quan kịp thời cho kế hoạch và kiểm soát hoạt động chuỗi cung ứng
- Li và Lin (2006) cho rằng, chia sẻ thông tin liên quan đến phạm vi thông tin độc quyền và quan trọng được truyền sang cho đối tác trong chuỗi cung ứng
- Những người thực hiện doanh nghiệp đã sử dụng thuật ngữ "chia sẻ" như
"phân chia nguồn lực cho đơn vị kinh doanh khác", và nếu có kế hoạch đúng cách sẽ có nhiều lợi ích chiến lược đến việc hiệu quả công ty chung Các nguồn tài nguyên trên các hoạt động kinh doanh có thể là thị trường địa lý, dòng sản phẩm, nhóm khách hàng (Ansoff, 1990; Porter, 1983, 1985; Steiner 1979)
Bảng 2 3 So sánh các định nghĩa Chia sẻ thông tin
Tác giả Giống nhau Khác nhau
Các bên được sử dụng thông tin chung
Chia sẻ thông tin xảy ra khi phục vụ cho chiến lược của bên chia sẻ Simatupang & Sridharan
Phục vụ cho hoạt động của cả chuỗi cung ứng
Li và Lin (2006) Thông tin quan trọng và độc quyền
Trong bài, sử dụng định nghĩa của Simatupang & Sridharan (2005): Chia sẻ thông tin là sự nắm bắt và phổ biến thông tin liên quan kịp thời cho kế hoạch và kiểm soát hoạt động của các đối tác
Theo Zineldin và Jonsson (2000), cả nhà cung cấp và nhà phân phối có thể sửa đổi sản phẩm, quy trình sản xuất hoặc dịch vụ và phương pháp quản lý để phù hợp với các bên Nhiều sự thích ứng mà mỗi đối tác làm những hoạt động bình thường sẽ đặt ra hợp đồng bình thường giữa nhà cung cấp và nhà phân phối Sự thích ứng không chính thức sẽ được đồng ý để đương đầu với vấn đề nảy sinh hoặc yêu cầu sự giống nhau Nhà cung cấp sẽ đồng ý giảm phân phối từ mức độ đồng ý hợp đồng để rút ngắn thời gian đương đầu với doanh số giảm từ công ty công ty phân phối, hoặc công ty phân phối sẽ thay đổi thiết kế sản phẩm riêng để đương đầu với sản xuất khó khăn ở nhà cung cấp Sự thích ứng cũng bao gồm sự đầu tư nguồn lực vô hình và hữu hình bởi cả hai đối tác
Theo Ford và cộng sự (1998), sự thích ứng là cách trong công ty chỉ ra cái mà có thể được tin tưởng cho phản ứng cho 1 yêu cầu của đối tác tương tự
Bảng 2 4 So sánh các định nghĩa Sự thích ứng
Tác giả Giống nhau Khác nhau
Những hành động theo yêu cầu của đối tác
Có thể sửa đổi sản phẩm, quy trình sản xuất hoặc dịch vụ và phương pháp quản lý
Ford et al (1998) Những phản ứng có thể tin tưởng được
Trong bài sử dụng định nghĩa của Zineldin và Jonsson (2000): Các đối tác có thể sửa đổi sản phẩm, quy trình sản xuất hoặc dịch vụ và phương pháp quản lý để phù hợp với các bên
Theo Anderson và Narus (1990), hợp tác là tình huống mà các bên làm việc với nhau để đạt được mục tiêu lẫn nhau
Theo Zineldin và Jonsson (2000), hợp tác hoạt động đại diện phương tiện chính cho mỗi công ty duy trì, cải tiến, kết quả Bởi vì hành vi cạnh tranh có thể cùng tồn tại tạm thời với hành động hợp tác, hợp tác không đơn giản là vắng mặt cạnh tranh (Frazier, 1983)
Bản chất của các mối quan hệ hợp tác có thể tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ra quyết định lẫn nhau hướng tới việc đạt được các mục tiêu chung thông qua các đối tác của họ (Smith và cộng sự, 2007; Zacharia và cộng sự, 2009;
Bảng 2 5 So sánh các định nghĩa Sự hợp tác
Tác giả Giống nhau Khác nhau
Anderson và Narus (1990) Cùng làm việc với nhau Nhằm đạt mục tiêu chung Zineldin và Jonsson
Nhằm duy trì, cải tiến kết quả
Zacharia và cộng sự, 2009; Ramanathan và Gunasekaran, 2012
Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan
Cỡ mẫu Quốc gia Kết quả Chưa làm được
Abdullah và Musa (2014) Định lượng
232 Malaysia Sự tin tưởng và chia sẻ thông tin ảnh hưởng tích cực đến cam kết mối quan hệ Trong đó, ảnh hưởng của sự tin tưởng là quan trọng hơn so với chia sẻ thông tin trong cam kết mối quan hệ
Giới hạn lãnh thổ nghiên cứu
Mô hình này chỉ giải thích 58,5 phần trăm sự khác biệt mối quan hệ cam kết giữa các đối tác kinh doanh
151 Mỹ Nghiên cứu khẳng định ảnh hưởng tích cực của sự tin tưởng vào cam kết
Sự tin tưởng và cam kết chưa được phân loại: Ví dụ, sự tin tưởng có thể được phân biệt thành hợp đồng, thẩm quyền, và thiện chí (Miyamoto và Rexha, 2004) Cam kết
16 cũng có thể được chia thành tình cảm và sự thích đáng (Geyskens, Steenkamp và Kumar, 1998)
Chen và cộng sự (2010) Định lượng
Có một mối quan hệ tích cực giữa mức độ sự tin tưởng và mức độ cam kết Chia sẻ thông tin ảnh hưởng đến cam kết trong các đối tác chuỗi cung ứng
Cỡ mẫu nhỏ (121), sự khác biệt giữa hai cỡ mẫu: Canada (30), Đài Loan (91) Một hạn chế thứ hai của nghiên cứu này là sự đồng nhất tương đối của các mẫu tương ứng Vì đa số các mẫu Canada đã từ ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt và phần lớn các mẫu Đài Loan là từ các ngành công nghiệp công nghệ, giá trị bên ngoài của nghiên cứu này là hạn chế
Zineldin và Jonsson (2000) Định lượng
Sự thích ứng, sự hợp tác có ảnh hưởng tích cực với sự cam kết
Giá trị chia sẻ tuy không đưa vào mô hình nghiên cứu nhưng có tương quan tích cực với sự cam kết
Giới hạn trong ngành công nghiệp gỗ, chỉ thực hiện tại Thụy Điển
Giá trị chia sẻ không đưa vào mô hình nghiên cứu chính thức
204 Mỹ Sự tin tưởng, giá trị chia sẻ có ảnh hưởng tích cực sự cam kết trong mối quan hệ
Tính khái quát chưa cao, chỉ nghiên cứu trong ngành công nghiệp ô tô và hầu hết được trả lời từ đối tác là nhà bán lẻ (129),
Kwon và Suh (2005) Định lượng
171 Mỹ Có mối quan hệ tích cực giữa sự tin tưởng và sự cam kết
Tuy nhiên, mức độ của mối quan hệ giữa mức độ tin tưởng và mức độ cam kết chỉ 0.18 (r2) Friman và cộng sự (2002) Định tính
Sự tin tưởng là một tiền đề quan trọng cho các cam kết
Chia sẻ giá trị có ảnh hưởng đến duy trì mối quan hệ
Không thể được suy ra một cách chắc chắn rằng những yếu tố này cần thiết Nó là khó để suy ra một cách chắc chắn rằng các yếu tố quyết định là tin tưởng và cam kết
Frim Frim an v à c ộn g s ự Mo rg an v à Hu n t Z in eld in v à Jo n ss o n Ken t v à Me n tzer Kwo n v à Su h L eo n id o u v à cộ n g s ự C h en v à c ộn g s ự Ab d u llah v à M u sa W u v à c ộn g s ự
Ngay cả khi các đối tác của chúng tôi cho chúng tôi một lời giải thích không chắc, chúng tôi tin tưởng rằng họ đang nói sự thật
Bất cứ khi nào đối tác của chúng tôi đưa ra lời khuyên về hoạt động kinh doanh của chúng tôi, chúng ta biết rằng họ đang chia sẻ sự đánh giá tốt nhất của họ
Mặc dù hoàn cảnh thay đổi, chúng tôi tin rằng các đối tác sẽ sẵn sàng và thiện chí cho chúng tôi sự hỗ trợ và ủng hộ
Khi chúng tôi chia sẻ những vấn đề của chúng tôi với các đối tác, chúng tôi biết rằng họ sẽ đáp lại với sự thấu hiểu
Chúng tôi chắc chắc chắn rằng Nhà phân phối của chúng tôi muốn chúng tôi được hưởng lợi từ các mối quan hệ
Các đối tác thương mại của chúng tôi chia sẻ thông tin độc quyền với chúng tôi
Các đối tác thương mại của chúng tôi chia sẻ kiến thức về quá trình kinh doanh cốt lõi với chúng tôi
Các đối tác thương mại của chúng tôi thông báo cho chúng tôi trước những nhu cầu thay đổi
Các đối tác thương mại của chúng tôi thông báo đầy đủ về các vấn đề ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chúng tôi
Nhà phân phối chính thường xuyên thông báo với chúng tôi về những phát triển mới
Chúng tôi và các đối tác thương mại của chúng tôi trao đổi thông tin giúp lập kế hoạch kinh doanh
Chúng tôi và các đối tác thương mại của chúng tôi thông tin với nhau về sự kiện hoặc thay đổi có thể ảnh hưởng đến bên khác
Nhà phân phối này sẵn sàng thay đổi quy trình hàng tồn kho cho chúng tôi
Nhà phân phối này sẵn sàng sửa đổi sản phẩm cho phù hợp với chúng O
19 tôi Nhà phân phối này sẵn sàng điều chỉnh quy trình sản xuất cho chúng tôi
Nhà phân phối này sẵn sàng sửa đổi sản phẩm cho phù hợp với chúng tôi
Nhà phân phối này sẵn sàng điều chỉnh quy trình phân phối cho chúng tôi
Nhà phân phối này sẵn sàng đầu tư công cụ hoặc thiết bị để thích ứng với các quá trình của chúng tôi tốt hơn
Nhà phân phối sẽ hỗ trợ và chăm sóc chúng tôi tốt hơn khi chúng tôi góp phần cải tiến hiệu quả nhà phân phối trong tương lai
Nhà phân phối sẽ hỗ trợ hoạt động tiếp thị cho chúng tôi O Các đối tác trong chuỗi cung ứng đã thiết lập một kế hoạch truyền thông cho hoạt động
Các đối tác trong chuỗi cung ứng hợp tác phát triển thị trường mới và phản hồi của khách hàng
Các đối tác trong chuỗi cung ứng hợp tác trong việc thiết kế quá trình hay sản phẩm của họ
Các đối tác trong chuỗi cung ứng hợp tác trong việc thực hiện các hoạt động của họ
Các đối tác trong chuỗi cung ứng có sự tương tác thường xuyên khi xảy ra các vấn đề
Giá trị chia sẻ Để thành công với mối quan hệ này, cần thiết để hiểu và kết hợp về đạo đức, phong tục, quy chuẩn của họ
Nếu nhân viên phát hiện tham gia hành vi phi đạo đức cho lợi ích cá nhân (hơn lợi ích công ty), anh ta/cô ta nên bị khiển trách kịp thời
Nhân viên ở nhà phân phối có giá trị tương tự chúng tôi O Để thành công trong mối quan hệ này, thường cần thiết có mục tiêu chung
O Để thành công trong mối quan hệ này, thường cần thiết có chính sách chung
Sự cam kết trong mối quan hệ
Mối quan hệ của chúng tôi với các nhà phân phối chính là quan trọng hơn lợi nhuận ngắn hạn
Chúng tôi sẽ không bỏ các nhà phân phối quan trọng bởi vì chúng tôi thích được liên kết với họ
Ghi chú: O có tác động
Các nghiên cứu về các yếu tố tác động lên sự cam kết trong mối quan hệ đã được nhiều tác giả thực hiện trước đây Các yếu tố tác động lên sự cam kết trong mối quan hệ có tác giả nghiên cứu tương đồng với nhau, có tác giả nghiên cứu những yếu tố mới Tác giả Wu, Chiag và cộng sự (2004); Leonidou và cộng sự (2008) nghiên cứu yếu tố sự tin tưởng Tác giả Chen và cộng sự (2010); Abdullah và Musa (2014), nghiên cứu yếu tố sự tin tưởng, chia sẻ thông tin Tác giả Mogan và Hunt (1994), tác giả Zineldin và Jonsson nghiên cứu các yếu tố sự tin tưởng, giá trị chia sẻ, sự thích ứng, sự hợp tác Trong số các yếu tố được nghiên cứu thì Sự tin tưởng được ủng hộ nhiều nhất
Các trường hợp nghiên cứu có thể được tiến hành chung hoặc nghiên cứu trong một số ngành như ô tô, dầu khí và khí đốt, gỗ…
Việc thu thập dữ liệu đối với đối các đề tài cũng là một hạn chế, các đề tài nêu trong luận văn này cũng tương tự là chỉ thu thập được dữ liệu tại một địa điểm, nơi tác giả đang làm việc, nghiên cứu nên chưa mang tính khái quát; số lượng dữ liệu một số bài còn nhỏ.
Tổng quan về ngành phân bón
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam với 70% dân số sống bằng nghề nông Vì vậy nhu cầu phân bón cho nông nghiệp rất lớn Theo số liệu thống kê của Niên giám thống kê (2013) diện tích tự nhiên cả nước là 33,1 triệu ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 26,4 triệu
Chúng tôi muốn vẫn là thành viên của mạng đối tác của chúng tôi vì chúng tôi thực sự thích mối quan hệ của chúng tôi với họ
Chúng tôi mong đợi mối quan hệ của chúng tôi với các đối tác của chúng tôi tiếp tục trong thời gian dài
Nếu đối tác của chúng tôi yêu cầu, chúng tôi sẽ sẵn sàng tiếp tục đầu tư vào mối quan hệ
Chúng tôi sẵn sàng nỗ lực và đầu tư hơn để xây dựng việc kinh doanh liên quan đến các đối tác của chúng tôi
21 ha, đất phi nông nghiệp là 3,8 triệu ha, đất chưa sử dụng là 2,9 triệu ha Hằng năm, nông dân Việt Nam chi khoảng 110 nghìn tỷ đồng (≈5 tỷ USD) cho việc sử dụng phân bón Việt Nam có khoảng 15 doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn, thị phần của các công ty này chiếm khoảng 95% tổng sản lượng phân bón sản xuất năm 2014 Trong đó, 9 công ty lớn thuộc tập đoàn hóa chất Việt Nam (Vinachem), 2 công ty thuộc Tập đoàn dầu khí (PVN) Đến nay đã có gần 150 cơ sở sản xuất phân bón trong nước của nhiều thành phần kinh tế với nhiều chủng loại: ure, lân, lân nung chảy, phân vi sinh, phân sinh hóa, phân phun lá, phân NPK với hơn 1420 chủng loại và còn có các loại tên riêng khác chưa đưa vào danh mục như: Crowmore, Nutraphos, Bioted, Harted…Biên LNG bình quân của khâu này là 20,0%
Thị trường đang vận hành theo cơ chế thị trường, nhà nước chỉ can thiệp thông qua một số quy định về thuế đầu vào, đầu ra, có ba hệ thống phân phối chủ yếu là thông qua hệ thống đại lý, thông qua các công ty vùng miền và mua đứt bán đoạn Thị trường đang vận hành chủ yếu thông qua hệ thống đại lý, cửa hàng rộng khắp cả nước Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón thường quan hệ với các đại lý bằng hình thức mua đứt bán đoạn, không có những chiến lược thể hiện có sự cam kết lâu dài (Công ty cổ phần chứng khoán FPT, 2015)
Ngành phân bón Việt Nam đang ở trạng thái dư thừa nguồn cung do nhu cầu sử dụng phân bón sụt giảm và nguồn cung tăng lên đáng kể Tính từ năm 2010 đến nay, nhu cầu phân bón liên tục tăng với tốc độ hàng năm là 3.9% Trong niên vụ 2015, nhu cầu phân bón có sự suy giảm nhẹ do ảnh hưởng của hạn hán và giá cả hàng hóa không thuận lợi, khiến cho vụ canh tác không thể thực hiện theo kế hoạch
Tổng cầu cả nước hiện ước tính 10 đến 11 triệu tấn/năm Trong năm 2016, sản lượng sản xuất phân bón trong nước tăng mạnh do việc đi vào hoạt động của các nhà máy mới Hiện nguồn cung trong nước hiện đã vượt nhu cầu, ước tính nguồn cung phân bón vào khoảng 12 triệu tấn/năm Do đó, cạnh tranh trong nước của ngành phân bón vẫn sẽ rất khốc liệt (Công ty cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam, 2016)
2.4.2 Ngành phân bón Lâm Đồng
Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 - 1.000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km 2 ; địa hình tương đối phức tạp chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật
Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 250C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm Lượng mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 – 87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890 – 2.500 giờ, thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng có nguồn gốc ôn đới Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất phong phú, mạng lưới suối khá dày đặc
Do nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, tác động đến cơ cấu cây trồng tại các địa phương: Các huyện: Đạ Huoai, Đạ Tẻ, Cát Tiên có độ cao thấp hơn và nhiệt độ cũng nóng hơn rõ rệt, đối tượng cây trồng chủ yếu là: Lúa, ngô, đậu, rau mùa nóng…Các huyện còn lại gồm: Lạc Dương, Đà Lạt, Đơn Dương, Đamrong, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Bảo Lộc có nhiệt độ tương đối ôn hòa và mát mẻ; đối tượng cây trồng chủ yếu là Hoa, Rau, Cà phê, Chè…Rau nhiều nhất thuộc các huyện: Đà Lạt, Đơn Dương và Đức Trọng Chè chủ yếu tại Bảo Lộc và Đà Lạt Cà phê chủ yếu tại Di Linh Tổng diện tích gieo trồng khoảng 315.827,6 ha; trong đó Cây hằng năm là 110.095,8 ha, cây dài ngày là 205.731,8 ha
Trên địa bàn tỉnh có khoảng 14 đơn vị sản xuất phân bón đang hoạt động;
Lớn nhất là công ty Cổ phần Bình Điền Lâm Đồng, với công suất hoạt động 100.000 tấn/năm Đồng thời, hiện có trên 1.000 đơn vị kinh doanh phân bón, trong đó có khoảng 30 đại lý có quy mô lớn; trung bình mỗi huyện, thành phố trong tỉnh
23 có từ 100 cơ sở, đại lý kinh doanh phân bón, trong đó, đa phần là các cửa hàng, đại lý kinh doanh vừa và nhỏ Địa phương có nhiều cửa hàng là huyện Đức Trọng 180; Đơn Dương 122; Di Linh 219; Bảo Lộc 188; Lâm Hà 99; địa phương có ít cửa hàng là Đạ Huoai 8; Cát Tiên 12; Lạc Dương 12 Phân bón vô cơ chiếm số lượng lớn về sản phẩm trên thị trường khoảng trên 50 loại, trong đó phân NPK trên 40 loại công thức và thành phần khác nhau Riêng sản phẩm NPK 16.16.8+13S có 15 đơn vị sản xuất và nhập khẩu đây là sản phẩm được nông dân sử dụng nhiều nhất, tiếp đến là
20-20-15; 15-5-20, những sản phẩm khác có số lượng tiêu thụ lớn là phân đơn: Ure, SA, Supe lân, DAP…Phân bón hữu cơ có trên 30 loại sản phẩm thương mại khác nhau, trong đó hữu cơ sinh học, hữu cơ Vi sinh, hữu cơ khoáng chiếm số lượng lớn
Phân bón nhập khẩu : Phân bón NPK có trên 15 sản phẩm khác nhau của công ty Yara Đan Mạch, Behn Meyer của Đức, các sản phẩm NPK khác của Philipin, Malaysia, Thái Lan…Con số này cho thấy, thị trường phân bón trên địa bàn toàn tỉnh tương đối phong phú, đa dạng về chủng loại, nhãn hiệu nhưng cũng rất phức tạp, khó lường (“Báo cáo sơ bộ tình hình phân bón Lâm Đồng”, 2014)
Theo Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng, lượng phân bón tiêu thụ trên địa bàn tỉnh lên khoảng 1.270.160 tấn mỗi năm Và nhu cầu sử dụng của người dân ngày càng cao nên việc phân bón giả, kém chất lượng cũng theo đó xuất hiện ngày càng nhiều (“Lâm Đồng: Lật tẩy chiêu trò làm phân bón “dỏm“ – Nhận diện phân bón thật – giả”, 2016)
Cùng với tình hình chung của cả nước, với hạ tầng giao thông ngày càng phát triển, giao thương kết nối thuận lợi nên nguồn cung phân bón trong tỉnh luôn dồi dào Tuy nhiên, với đặc thù là một xã vùng cao, địa bàn rộng, thông tin liên lạc một số vùng còn thiếu; các đại lý chưa có đầy đủ thông tin về các nhà phân phối phân bón uy tín, chất lượng Việc mua bán giữa nhiều đại lý kinh doanh phân bón và nhà phân phối được hình thành từ những thông tin còn hạn chế
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, với sự phức tạp của thị trường phân bón như hiện nay, trong thời gian qua, các cơ quan chức năng đã liên tiếp triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn phân bón giả, phân bón kém chất lượng trên thị trường Tuy nhiên, tình hình sản xuất, kinh doanh phân bón giả,
Cơ hội nghiên cứu
Từ tóm tắt các bài nghiên cứu trước đây cho thấy vẫn còn có một số hạn chế và qua tìm hiểu một số vấn đề về ngành phân bón; từ đó tạo cơ hội cho các nghiên cứu tiếp theo như:
Các bài nghiên cứu trước đây mỗi tác giả thường chỉ tập trung một số yếu tố, chưa có cái nhìn tổng quát Việc nghiên cứu kết hợp các yếu tố đã thực hiện trước đây cùng tác động lên sự cam kết mối liên hệ là một cơ hội nghiên cứu
Theo các tài liệu tham khảo được về các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ cam kết trong chuỗi cung ứng chủ yếu được nghiên cứu trong ngành ô tô, gỗ, khí đốt Vì vậy, xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ cam kết trong ngành khác (phân bón) là một cơ hội nghiên cứu.
Mô hình đề xuất và giả thuyết nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu đề xuất được dựa trên những bài nghiên cứu trước đây, có sự cải tiến trong việc kết hợp các yếu tố ảnh hưởng lên sự cam kết trong mối quan hệ cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam Trong đó, mô hình chủ yếu dựa trên 02 bài báo chính: Bài báo nghiên cứu của Abdullah và Musa (2014), nghiên cứu các yếu tố Sự tin tưởng và Chia sẻ thông tin tác động lên sự cam kết trong mối quan hệ; Bài báo của Zinedin và Jonsson (2000), nghiên cứu các yếu tố giá trị chia sẻ, sự thích ứng, sự hợp tác tác động lên sự cam kết trong mối quan hệ từ Các yếu tố này đều dựa trên trường phái lý thuyết trao đổi xã hội làm nền tảng, thể hiện nguyên lý cơ
27 bản là mối quan hệ tiến triển theo thời gian thành sự trung thành, cam kết chung (dựa trên các tiêu chuẩn trao đổi bởi vì các đối tác cung cấp lợi ích lẫn nhau theo thời gian) Mô hình chỉ tập trung nghiên cứu sự tác động của các biến độc lập (05 yếu tố) đến Sự cam kết trong mối quan hệ, không đi vào nghiên cứu mối quan hệ giữa các biến độc lập
Hình 2 1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
2.5.2 Giả thuyết nghiên cứu 2.5.2.1 Sự tin tưởng và sự cam kết trong mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và nhà phân phối
Sự tin tưởng là một trong những trích dẫn phổ biến nhất của các mối quan hệ chuỗi cung ứng (Anderson và Narus, 1990) Sự tin tưởng ảnh hưởng đến sự cam kết trong mối quan hệ (Morgan và Hunt, 1994) Không có sự tin tưởng công ty không
Sự hợp tác Sự thích ứng Chia sẻ thông tin
Sự cam kết trong mối quan hệ
28 thể quản lý mối quan hệ hợp tác vững chắc và dài hạn (Fawcett, Jones và Fawcett, 2012)
Sự tin tưởng và cam kết mức độ cao là những yếu tố rất quan trọng trong hiệu quả quan hệ chuỗi cung ứng, đặc biệt là trong những tình huống bất trắc môi trường (Chen, Wang và Yên, 2013) Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự tin tưởng và cam kết có quan hệ dương (Saleh, 2014; Ali và Mavondo, 2014) Sự tin tưởng phục vụ như là điều khiển của sự cam kết (Saleh 2014) Sự tin tưởng và cam kết có một mối quan hệ tích cực (Chen, 2013)
Như vậy, các nghiên cứu trước đây đều thể hiện Sự tin tưởng có tác động tích cực đến sự cam kết trong mối quan hệ giữa các đối tác
Dựa vào các nghiên cứu trước và vấn đề thực tiễn đặt ra cần giải quyết trong mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và nhà phân phối Giả thuyết được đề xuất trong đề tài này là:
H1 Sự tin tưởng tác động dương tới sự cam kết trong mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và nhà phân phối
2.5.2.2 Chia sẻ thông tin và sự cam kết trong mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và nhà phân phối
Chia sẻ thông tin đã được chỉ ra như là yếu tố quan trọng nhất đối với quản lý chuỗi cung ứng thành công (Bowersox, 2000; Handfield và cộng sự, 2000;
Quá trình hội nhập giữa người mua và nhà cung cấp tạo điều kiện chia sẻ thông tin (Barrat, 2004) Chia sẻ thông tin là rất quan trọng cho hiệu quả, hiệu dụng và lợi thế cạnh tranh của một chuỗi cung ứng (Stock và Lambert, 2001) Chia sẻ thông tin về nhu cầu khách hàng giữa các nhà bán lẻ và các đối tác thương mại chính đảm bảo hoạt động thông suốt dẫn đến làm giảm những biến cố về sai sót dịch vụ khách hàng xảy ra (Mentzer, 1999) và cải thiện mối quan hệ người mua và nhà cung cấp (Hsu và cộng sự, 2008)
Cải thiện việc chia sẻ thông tin và sự tin tưởng (Abdullah và Musa 2014) sẽ hỗ trợ công ty để duy trì cạnh tranh
Thông tin có thể được xác định rộng rãi như là chính thức, cũng như không chính thức; chia sẻ thông tin có ý nghĩa và kịp thời giữa các doanh nghiệp (Anderson và Narus, 1990) Mohr và Spekman (1996) đã xác định thông tin liên lạc như "chìa khóa sống còn" của sự hợp tác Ba khía cạnh thông tin của hợp tác sống động được xác định là nỗ lực chung trong thiết lập mục tiêu và kế hoạch thị trường, chất lượng của các thông tin liên lạc và mức độ của sự chia sẻ thông tin trong quan hệ đối tác Mohr và Nevin (1990) cho thấy rằng các thành viên kênh đạt được phối hợp bằng cách chia sẻ thông tin thường xuyên qua hai chiều Thông tin cũng thúc đẩy sự tự tin trong sự liên tục của mối quan hệ và làm giảm xung đột rối loạn chức năng (Anderson và Narus, 1990; Anderson and Weitz, 1989) Vì vậy, nghiên cứu này cho thấy rằng các thành viên kênh hoặc thành viên chuỗi cung ứng đủ động lực để cam kết một mối quan hệ đặc trưng bởi sự cởi mở chia sẻ thông tin
Nghiên cứu của Wu và cộng sự (2004); Abdullah và cộng sự (2014) cho thấy rằng chia sẻ thông tin ảnh hưởng tích cực đến sự cam kết trong mối quan hệ
Dựa vào các nghiên cứu trước và vấn đề thực tiễn đặt trong mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và nhà phân phối; Giả thuyết đề xuất :
H2 Chia sẻ thông tin có tác động dương đến sự cam kết trong mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và nhà phân phối
2.5.2.3 Sự thích ứng và cam kết trong mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và nhà phân phối
Williamson (1985) tranh luận rằng công ty đầu tư tính riêng biệt không như giữ trước hành vi cơ hội bởi vì hành vi đe dọa và tiếp tục mối quan hệ Sự thích ứng sẵn sàng cũng cung cấp bằng chứng rằng nhà cung cấp có thể tin tưởng, nó chăm sóc cho mối quan hệ và nó sẵn sàng hợp tác và hi sinh (Ganesan, 1994; Lindskold, 1978; Strub và Priest, 1976) Theo Zineldin và Jonsson (2000), đặc điểm sự thích ứng sẽ ảnh hưởng mức độ sự tin tưởng và sự cam kết trong mối quan hệ giữa nhà cung cấp và nhà phân phối, nhận định sự sẵn sàng thích ứng chứng tỏ sự cam kết của công ty
Dựa vào các nghiên cứu trước và vấn đề thực tiễn đặt ra trong mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và nhà phân phối; giả thuyết nghiên cứu đề xuất:
H3 Sự thích ứng có tác động dương đến sự cam kết trong mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và nhà phân phối
2.5.2.4 Sự hợp tác và sự cam kết trong mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và nhà phân phối
Nghiên cứu liên tổ chức trước đây đã nhận ra sự hợp tác như 1 thành phần cần thiết trong mối quan hệ kênh (Brown, 1981; Frazier và Rody, 1991) Nhà cung cấp và nhà phân phối cần hiểu hợp tác như thế nào để phát triển và duy trì mối quan hệ thỏa mãn dài hạn (Zineldin và cộng sự, 1997; Childers và Ruekert, 1982)
Theo Zineldin và Jonsson (2000), hợp tác có thể xem như mở rộng khi xảy ra trong duy trì mối quan hệ và quy trình cam kết Hợp tác là một phần của dự định phát triển mối quan hệ tin tưởng và vì thế hợp tác Robbins (1990) tranh luận rằng hầu hết tạo ra và phát triển mối quan hệ là đặc tính bởi mức độ cao của sự cạnh tranh hay sự hợp tác
Dựa vào các nghiên cứu trước và vấn đề thực tiễn đặt ra trong mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và nhà phân phối; giả thuyết nghiên cứu đề xuất:
H4 Sự hợp tác có tác động dương đến sự cam kết trong mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và nhà phân phối
2.5.2.5 Giá trị chia sẻ và sự cam kết trong mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và nhà phân phối
Theo Anderson và cộng sự (1994), Meyer và Allan (1984), Chatman (1991), Kelman (1961) giả thuyết rằng thái độ con người và kết quả hành vi có giá trị chung từ cá nhân hoặc nhóm Giá trị chia sẻ ảnh hưởng đến sự cam kết trong mối quan hệ và sự tin tưởng Dwyer và cộng sự (1987) cho rằng giá trị chia sẻ góp phần phát triển sự cam kết và tin tưởng
Zineldin và Jonsson (2000) cho rằng khi các đối tác chia sẻ giá trị, họ rất có thể cam kết hơn trong mối quan hệ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được thể hiện trong hình 3.1 gồm các bước sau:
- Xác định vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý thuyết: như đã trình bày tại chương 1 và chương 2 Nội dung của 2 chương đầu là cơ sở cho việc triển khai các bước tiếp theo
- Xây dựng mô hình nghiên cứu và sơ bộ thang đo: được hình thành từ các nghiên cứu trước có liên quan, ở bước này thang đo chưa được hiệu chỉnh
- Tiến hành nghiên cứu sơ bộ và hiệu chỉnh thang đo: được tiến hành bằng nghiên cứu định tính sơ bộ và nghiên cứu định lượng sơ bộ
+ Nghiên cứu định tính sơ bộ (phỏng vấn sâu): từ các nhân tố chính trong mô hình đề xuất, tiến hành phỏng vấn sâu dựa trên các thang đo sơ bộ có từ trước Mục đích của nghiên cứu định tính sơ bộ nhằm điều chỉnh và bổ sung thang đo sao cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh của công ty/cửa hàng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Đối tượng khảo sát bao gồm 10 chuyên gia là nhà quản lý của các công ty/cửa hàng bán lẻ phân bón
+ Nghiên cứu định lượng sơ bộ: Sau khi thang đo được điều chỉnh từ kết quả nghiên cứu định tính sơ bộ, tiến hành khảo sát định lượng sơ bộ với cỡ mẫu 97 bảng câu hỏi chi tiết Trong quá trình thu thập dữ liệu những thắc mắc góp ý của đáp viên tiếp tục được ghi nhận và hiệu chỉnh lại
- Phân tích EFA và Cronbatch’s alpha: để điều chỉnh đánh giá thang đo sơ bộ từ các dữ liệu thu thập được
- Thang đo hoàn chỉnh: Sau khi tiến hành phân tích EFA và Cronbatch’s alpha, tiến hành hiệu chỉnh để có bảng câu hỏi hoàn chỉnh, chuẩn bị cho bước nghiên cứu chính thức
- Nghiên cứu định lượng chính thức: Bảng câu hỏi hoàn chỉnh sẽ được gửi đến các đáp viên thông qua thư, khảo sát trực tiếp…
- EFA và Cronbatch’s alpha: Trước tiên dữ liệu sẽ được xác định độ tin cậy bằng EFA và Cronbatch’s alpha để loại bỏ các biến rác Sau đó tiến hành phân tích EFA để xác định giá trị hội tụ và độ giá trị phân biệt Tiếp theo phân tích Cronbatch’s alpha được thực hiện lần nữa để đảm bảo độ tin cậy Ở bước này, các biến quan sát không đạt yêu cầu sẽ bị loại bỏ
- CFA: Phân tích CFA được dùng để kiểm định độ tin cậy tổng hợp, phương sai trích, tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị riêng biệt của thang đo
- Phân tích cấu trúc tuyến tính SEM: dùng để kiểm định mô hình và các giả thuyết bằng phần mềm AMOS
- Tổng hợp báo cáo: Dựa trên kết quả kiểm định các giả thuyết, nghiên cứu đưa ra các hàm ý quản trị trong bối cảnh, tình hình kinh tế ở Lâm Đồng, Việt Nam
Xây dựng thang đo sơ bộ
3.2.1 Quy trình xây dựng thang đo
Quy trình xây dựng thang đo gồm các bước:
- Xác định nội dung của các khái niệm nghiên cứu dựa trên lý thuyết đã có
Cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác động sự cam kết mối quan hệ và tổng kết các nghiên cứu trước; tổng quan ngành phân bón
Thang đo sơ bộ và đề xuất mô hình nghiên cứu Định tính sơ bộ - thực hiện mô hình cấu trúc tuyến tính SEM bằng cách sử dụng phần mềm SPSS và phần mềm AMOShỏng vấn sâu 10 chuyên gia
Hiệu chỉnh thang đo Định lượng sơ bộ
Hoàn chỉnh thang đo Định lượng chính thức
Loại biến có hệ số tải < 0,5 Kiểm tra nhân tố và phương sai trích>50%
Loại các biến có hệ số tương quan biến tổng 0,6 Đánh giá độ thích hợp của mô hình
Loại các biến có trọng số CFA