Do đó, để có được cái nhìn cụ thể nhất, tôi đã quyết định chọn đề tài “Phân tích và xây dựng mô hình khuyến khích người sử dụng chia sẻ dữ liệu dựa trên lý thuyết trò chơi” và áp dụng và
Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài chính là xác định được những yếu tố thực sự ảnh hưởng đến việc khuyến khích người sử dụng chia sẻ dữ liệu trong mạng di động để từ đó:
Xây dựng mô hình khuyến khích chia sẻ dữ liệu một cách hợp lý và hiệu quả
Xây dựng ứng dụng hỗ trợ người dùng có thể chia sẻ và sử dụng dữ liệu đám đông có nguồn gốc để giúp đỡ những người khác như thông tin lũ lụt, ùn tắc giao thông, y tế…
Cung cấp thông tin một cách kịp thời giúp giảm thiểu rủi ro đối với các công dân trong xã hội như giảm kẹt xe, tránh địa điểm ngập nước, phát hiện bệnh sớm…
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học
Hiểu được động cơ thúc đẩy việc chia sẻ dữ liệu là sự thỏa mãn, điều kiện xã hội, phần thưởng,…
Phát triển những vấn đề nghiên cứu trong tương lai: nghiên cứu thêm về giá phí thành viên, cách thiết lập một hệ thống tín nhiệm để đảm bảo thông tin được cung cấp bởi các thành viên là tin cậy và làm thế nào để xác định mức độ tin cậy của dữ liệu trực tuyến.
Ý nghĩa thực tiễn
Xây dựng phần mềm chia sẻ thông tin ngập lụt trong thành phố Hồ Chí Minh sử dụng các nguồn lực có sẵn
Phát triển thêm các yếu tố khuyến khích liên quan đến thông tin kẹt xe, thông tin y tế, chia sẻ tri thức trong doanh nghiệp…
GIỚI THIỆU
Internet of Things
Ngày nay, Internet đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của con người Nhờ vào Internet, con người có thể mua sắm, đầu tư, giao tiếp, chia sẻ dữ liệu một cách trực tuyến và kịp thời Các ứng dụng Web, ứng dụng mobile, mạng xã hội, điện toán đám mây đã một phần mang lại cho các tổ chức cũng như các nhà nghiên cứu phương thức kinh doanh, cách thức nghiên cứu mới Cùng với đó là sự phát triển của công nghệ di động, những cảm biến đi kèm các thiết bị di động ngày càng được biết đến nhiều hơn Chúng không những hỗ trợ cho người dùng cá nhân mà còn tương tác, hỗ trợ liên kết thiết bị với cộng đồng Có thể kể đến các thiết bị cảm biến hiện tại đã được đưa vào sử dụng như la bàn, cảm biến ánh sáng, đo gia tốc, vân tay… Sự ra đời của Internet cũng như việc đưa vào sử dụng các cảm biến thông minh đã làm hình thành một khái niệm mới đó là Internet of Things
Internet of Things là khái niệm để chỉ các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, kết nối với Internet và tạo nên một mạng lưới các thiết bị thông minh phục vụ cho cuộc số người dùng
Internet of Things là một cơ sở hạ tầng mang tính toàn cầu cho xã hội thông tin, mang đến những dịch vụ tiên tiến bằng cách kết nối các thiết bị với nhau (thiết bị vật lý và thiết bị ảo) dựa trên sự tồn tại và khả năng tương tác của các thông tin đó, cũng như các công nghệ truyền thông Thông qua việc khai thác khả năng nhận diện thu thập dữ liệu, xử lý và truyền thông để cung cấp dịch vụ cho nhiều loại ứng dụng khác nhau, đồng thời đảm bảo tính bảo mật và quyền riêng tư Từ một góc nhìn rộng hơn, IOT có thể được coi là một tầm nhìn của công nghệ và là một khuynh hướng của xã hội
2.1.2 Tác động của Internet of Things
Công nghệ và Internet thực sự đã tác động và có sức ảnh hưởng lớn tới mọi ngóc ngách cuộc sống cũng như hoạt động của con người Những tác động này ngày càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết và trực tiếp thay đổi không chỉ cuộc sống, công việc và giải trí mà còn cả
5 những thứ nhiều năm nay vốn dường như chẳng mấy liên quan tới web hay văn hoá Internet
Các thiết bị IoT với những tính năng ưu việt đã giúp đem lại những lợi ích không hề nhỏ đối với cuộc sống Các thiết bị trong hệ sinh thái IoT sẽ được tích hợp các cảm biến để phát hiện các thay đổi về nhiệt độ, ánh sáng, áp lực, âm thanh, chuyển động và vị trí địa lý Chúng sẽ hỗ trợ người sử dụng, ghi lại mọi thay đổi của thế giới xung quanh Nhờ vậy mà con người có thể kiểm soát được mọi thay đổi của thế giới bên ngoài dễ dàng hơn cũng như đưa ra những giải pháp quản lý tối ưu hơn IoT có ứng dụng rộng vô cùng, có thể kể ra một số thứ như sau:
• Quản lí và lập kế hoạch quản lí đô thị
• Phản hồi trong các tinh huống khẩn cấp
• Quản lí các thiết bị cá nhân
• Đồng hồ đo thông minh
• Tự động hóa ngôi nhà
Có thể nói, Internet of Things đang dần có ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống, ngoài việc đem lại những tiện ích và lợi ích rõ rệt, nó cũng mang theo những rủi ro mới về bảo mật, an ninh, quyền riêng tư
2.1.3 Thách thức và xu hướng phát triển của IoT trong tương lai
Sự phát triển của IoT tạo ra bốn bước chuyển dịch trong vai trò của các nhà khai thác viễn thông Vai trò đầu tiên là thu thập dữ liệu để nâng cao hiệu quả nội bộ như hệ thống báo cáo và roaming Vai trò thứ hai là phân tích thông tin tương tác của khách hàng, để cung cấp những dịch vụ IoT mang tính cá nhân cho các thuê bao của mình Vai trò thứ ba
6 là sử dụng cơ sở dữ liệu phân tích là giá trị, kết nối với các công ty cung cấp dịch vụ ở lĩnh vực khác tạo ra sản phẩm hiệu quả Vai trò thứ tư là cung cấp dịch vụ quản lý dữ liệu cho các kết nối IoT, làm cầu nối giữa các công ty cung cấp ứng dụng IoT với chính các kết nối IoT có SIM và không có SIM để các bên đều mua được dịch vụ mình cần và bán được dịch vụ mình có một cách hiệu quả Để có thể triển khai IoT thành công và bền vững, cần phải cân nhắc đến bốn yếu tố là nền tảng phần mềm, hệ sinh thái giữa các ngành, quá trình chuẩn hóa về công nghệ và giải quyết được những lo lắng của khách hàng liên quan tới đảm bảo tính riêng tư và an toàn
Sự phát triển của thiết bị IoT với những tính năng ưu việt đã giúp đem lại những lợi ích không hề nhỏ đối với cuộc sống Tuy nhiên, trong một số trường hợp liên quan đến dữ liệu di động, thay đổi theo thời gian, việc thiết lập thiết bị cảm biến gặp rất nhiều khó khăn Vì vậy mà chúng ta cần đến sự hỗ trợ của con người cùng với các thiết bị di động đóng vai trò như là những cảm biến có khả năng cung cấp thông tin nhanh chóng và hiệu quả.
Bài toán chia sẻ dữ liệu
Thông qua quá trình chia sẻ dữ liệu, các cá nhân và tổ chức có thể sử dụng thông tin từ người dùng Internet để có được dịch vụ hay ý tưởng cần thiết, nhằm hỗ trợ các dịch vụ cộng đồng hoặc các nghiên cứu khoa học Tuy nhiên, để nhận được sự hợp tác của người dùng internet, đồng thời sẵn lòng chia sẻ thông tin đã và đang là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Luận văn này sẽ xem xét khía cạnh chia sẻ dữ liệu về ngập lụt tại thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chia sẻ dữ liệu trong cộng đồng người dùng internet Đồng thời xác định liệu hành vi chia sẻ dữ liệu của một cá nhân có thể được đại diện, giải thích và đánh giá bằng cách sử dụng khái niệm
“payoff” trong lý thuyết trò chơi không Kết quả về “payoff” trong lý thuyết trò chơi có phải là kết quả cho cá nhân lựa chọn một hành động cụ thể hay không
Lý thuyết trò chơi
Lý thuyết trò chơi là lý thuyết về hành vi liên quan đến các vấn đề ra quyết định khi tương tác Khi quyết định chia sẻ dữ liệu được hình thành như là một quyết định chịu ảnh hưởng bởi kết quả “payoff”, sẽ có những đặc điểm được tìm thấy trong cấu trúc của một chiến lược trò chơi là:
Các cá nhân chia sẻ dữ liệu thường được xác định trong một ngữ cảnh
Chia sẻ dữ liệu liên quan đến hai hoặc nhiều người và cần hai hoặc nhiều người tham gia chia sẻ
Trong lĩnh vực chia sẻ thông tin ngập lụt, mỗi người cần phải lựa chọn giữa hai quyết định: chia sẻ hay không chia sẻ
Sự nhận thức được của mỗi cá nhân khi chia sẻ dữ liệu bao gồm tất cả các mối quan tâm của họ
Tài liệu tập trung vào trò chơi chia sẻ thông tin ngập lụt giữa các người dùng mạng di động Nghiên cứu sẽ cố gắng mô hình hóa lại trò chơi chia sẻ dữ liệu giữa những người dùng mạng di động.
Các phương pháp nghiên cứu
Một số phương pháp nghiên cứu và các phương pháp giải quyết vấn đề sẽ được sử dụng trong nghiên cứu này Một cuộc phỏng vấn sẽ được sử dụng để xác minh các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng và chia sẻ dữ liệu
Sử dụng kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach's Alpha cùng với các phương pháp kiểm định giả thuyết thông kê khác để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định chia sẻ dữ liệu của cộng đồng.
Nội dung luận văn
Chương III Đề cập đến một số giải pháp thu thập dữ liệu người dùng hiện nay và tổng quan tình hình nghiên cứu, những công trình nghiên cứu liên quan, cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu được đưa ra để phân tích trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Chương IV Giới thiệu chi tiết cách thức nghiên cứu được thực hiện trong luận văn Chương V Phân tích dữ liệu và xây dựng lại mô hình
Chương VI Tầm quan trọng của lý thuyết trò chơi trong thực tiễn và quá trình phân tích hành vi chia sẻ dữ liệu
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Tình hình ngập lụt hiện nay
3.1.1 Thông tin về điểm ngập ở thành phố Hồ Chí Minh
Tính đến giữa tháng 9-2015, thành phố Hồ Chí Minh hiện có 66 điểm ngập [3] Số điểm ngập này do Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM thống kê sau cơn mưa được cho là vượt quá lưu lượng dự báo giữa tháng 9-2015
Hình 1 Bản đồ điểm ngập ở thành phố Hồ Chí Minh [3]
Hình 2 Điểm ngập trên đường Ấp Chiến Lược, quận Bình Tân [3]
Hình 3 Điểm ngập trên đường Kinh Dương Vương, quận Bình Tân [3]
Hình 4 Điểm ngập trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh[3]
Hình 5 Điểm ngập trên đường Xa Lộ Hà Nội, quận 9[3]
Hình 6.Điểm ngập trên đường Trần Đại Nghĩa, quận Bình Tân[3]
Các hình ảnh trên cho thấy có rất nhiều tuyến đường ngập sâu và dễ ngập khi trời mưa Ở đây yếu tố địa hình ảnh hưởng nhiều đến nguyên nhân gây ngập do đó chúng ta chỉ có thể hạn chế lưu thông qua các tuyến đường và đồng thời có một số biện pháp giảm thiểu vấn đề ngập như khơi thông dòng chảy, sử dụng siêu máy bơm… mà không hoàn toàn giải quyết được vấn đề này
Trong đó có nhiều tuyến đường ngập sâu và nhiều điểm ngập nhất như:
2 tuyến đường có độ ngập sâu nửa mét: đường Quốc Hương (quận 2) và đường
Kinh Dương Vương (quận Bình Tân)
3 điểm ngập ở các tuyến đường D2 (Bình Thạnh), Kinh Dương Vương và Tân Hòa Đông (đều thuộc quận Bình Tân) có độ ngập sâu thấp nhất là 0,1 mét
4 là số điểm ngập trên đường Kinh Dương Vương - đây là tuyến đường có nhiều điểm ngập nhất với độ ngập sâu từ 0,1 đến 0,5 mét
11điểm ngập tại quận Bình Thạnh - là quận có nhiều điểm ngập nước nhất tại TP.HCM
3.1.2 Trận mưa lịch sử ngày 26/09/2016 [4]
Vào buổi chiều ngày 26 tháng 9 năm 2016, trời bắt đầu mưa lúc 16 giờ 45 và mở rộng khắp Thành phố, chỉ trong thời gian khoảng 01 giờ 30 phút, vũ lượng mưa đạt phổ biến từ 101 mm đến 204,3 mm, cụ thể như sau:
Bảng 1 Lưu lượng mưa vào ngày 26 tháng 9 năm 2016
Trạm đo mưa Thời gian mưa Vũ lượng (mm) Mạc Đỉnh Chi 16h45 - 18h30 204,3
Sau trận mưa trên địa bàn thành phố đã xảy ra ngập tại 59 tuyến đường, chiều sâu ngập từ 0,10 m đến 0,50 m; diện tích ngập từ 100 m2 đến 30.000 m2 Đối với khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, thời gian mưa từ 16 giờ 30 phút đến 17 giờ 50 phút, vũ lượng đạt 170,3 mm (trạm đo Tân Sơn Hòa) đã xuất hiện ngập cục bộ tại bãi đậu số 11, 12, 13, 14, 15 với chiều sâu ngập 30 cm, thời gian nước rút khoảng 01 giờ sau mưa (tình hình đã cải thiện hơn nhiều so với trận mưa ngày 26 tháng 8 năm 2016 do đã cải tạo xong 07 vị trí cống băng ngang đường tuyến mương A41 và đã nạo vét)
Theo Trung tâm Chỉ huy, Cảnh sát PCCC TP.HCM cơn mưa chiều 26/9, đã làm hư hỏng gần 1.300 xe gắn máy và hơn 100 xe ôtô, thiệt hại hàng trăm tỷ đồng
Cơn mưa lớn đã làm giao thông tê liệt đến gần 9h tối Đây là cơn mưa cực đoan, lớn nhất từ năm 1975 tới nay
3.1.3 Thống kê các trận mưa lớn và triều cường gây ngập toàn thành phố
Dựa trên thông tin báo đài về các trận mưa lớn và triều cường trong các khoảng thời gian 9/2016-10/2016 và 9/2017-15/10/2016, dưới đây là bảng thống kê những lần ngập toàn thành phố
Bảng 2 Thống kê thông tin ngập lụt trong tháng 9-10/2016 và 9-15/10/29017
Mưa kết hợp triều cường 2 2 1 0
Dưới đây là biểu đồ thể hiện các trận ngập lớn trong các khoảng thời gian: tháng 09/2016, tháng 10/2016, tháng 09/2017 và 15 ngày đầu tháng 10 năm 2017
Trục tung thể hiện số lần ngập trong các tháng
Cột màu xanh thể hiện các trận ngập do nguyên nhân mưa lớn, cột màu cam thể hiện các trận ngập do nguyên nhân triều cường, và cột màu xám là các trận ngập do cả mưa lớn và triều cường
Hình 7 Biểu đồ thống kê thông tin ngập lụt
Dựa trên biểu đồ này có thể thấy không chỉ mưa mà triều cường cũng gây ngập khá nhiều Ở trên chỉ là những trận ngập tại nhiều điểm trên toàn thành phố, trong đó có những tuyến đường hầu như chỉ cần có mưa sẽ dẫn đến ngập lụt Do vậy giải quyết và phòng ngừa ngập lụt là một trong những vấn đề bức thiết nhất hiện nay và cần thực hiện một cách đồng bộ do phạm vi ngập lụt rộng
3.1.4 Thiệt hại do ngập lụt gây ra
Tình trạng ngập nước gây ra nhiều thiệt hại về mặt kinh tế và con người.[5]
Bảng 3 Thiệt hại do ngập lụt
Thiệt hại Hữu hình Vô hình
Trực tiếp Thiệt hại vật chất:
Nhà cửa, công trình và tài sản Cơ sở hạ tầng, các tiện ích, cơ sở công cộng
Thiệt hại về người Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe Gây thiệt hại đến môi trường
Gián tiếp Sự di tản tạm thời
Sự dọn dẹp vệ sinh, tẩy rửa, diệt trùng Sự giảm sút nguồn thu nhập
Sự giảm sút các sản phẩm công nghiệp Khác
Tác động xấu đến các hoạt động xã hội Tăng khả năng bị tổn thương của các đối tượng sống sót
Cùng với quá trình đô thị hóa, các kênh rạch, ao hồ, đầm lầy nhanh chóng bị san lấp, khu chứa trữ nước bị thu hẹp, hệ thống tiêu thoát nước quá tải Mặt khác, đường nhựa, sân bê tông, nhà cửa được xây lên ngày càng nhiều xóa bỏ những bãi đất và thảm cỏ, làm khả năng thấm hút tự nhiên giảm đáng kể Hệ quả là các điểm ngập úng ngày càng gia tăng, nước tụ lại ở những vùng trũng gây ngập, dòng chảy mặt tăng lên ảnh hưởng đến các khu vực ven sông Tình trạng ngập nước càng trở nên nghiêm trọng hơn khi mưa lớn, triều cường hoặc mưa lớn kết hợp với triều cường
Vì vậy, xây dựng những biện pháp phòng và tránh ngập lụt là nhiệm vụ rất quan trọng đảm bảo sự phát triển về kinh tế và an toàn cho người dân.
Các giải pháp thu thập dữ liệu từ cộng đồng
UDI Maps là ứng dụng cảnh báo ngập nước được công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị (Urban Drainage Company Limited - UDC) đưa ra từ ngày 17/05 nhằm giúp người dân nhận thông tin về các điểm ngập nước, tình hình mưa, triều cường tại thành phố Hồ Chí Minh
Người dân có thể sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) để cài đặt ứng dụng này và truy cập thông tin và cập nhật thông tin hỗ trợ người sử dụng phương tiện lưu thông trên đường
3.2.1.2 Hiệu quả sử dụng UDI Maps
UDI Maps sử dụng bản đồ nền giao thông và các tính năng tìm đường được cung cấp bởi Google cho phép người dùng có thể nhận được thông tin về tình hình ngập lụt đang diễn ra trên địa bàn thành phố, hỗ trợ thông tin tìm kiếm các tuyến đường thay thế, tránh các vị trí ngập khi tham gia giao thông…
Hiện tại, ứng dụng này đã được đưa lên kho ứng dụng Google Play và iOS Người dùng có thể tải về và dễ dàng cài đặt vào điện thoại của mình
Giao diện của ứng dụng UDI Maps là một bản đồ thu nhỏ trong đó có ký hiệu các thông tin về ngập lụt, triều cường, …
Hình 8 Giao diện của ứng dụng UDI Maps Người dùng cũng có thể cập nhật thông tin mới nhất mà họ biết được bằng cách gửi thông tin, hình ảnh các vị trí ngập nước khi họ tham gia giao thông
Người dùng cũng sẽ được cập nhật thông tin mới nhất và những cảnh báo khẩn cấp liên quan tới ngập lụt thông qua tin nhắn khi đăng ký nhận thông tin cảnh báo
Hình 9 Màn hình thông báo khi có ngập nước
3.2.1.3 Ưu điểm và hạn chế Ứng dụng này cung cấp lượng lớn dữ liệu để hỗ trợ công tác quản lý tốt hơn Hơn nữa, cho phép sử dụng ứng dụng qua điện thoại thông minh giúp người dân dễ dàng cập nhật thông tin cũng như đưa ra các giải pháp kịp thời khi tham gia giao thông
Tuy nhiên, ứng dụng chỉ sử dụng thông tin của người dùng mà không tận dụng những thiết bị có sẵn như các camera được gắn trên các tuyến đường của thành phố Đưa ra ứng dụng nhưng không có chính sách tuyên truyền hợp lý dẫn đến nguồn thông tin nhận được rất nghèo nàn Một vấn đề nữa là yếu tố hành vi con người, hệ thống chỉ cho phép chia sẻ và sử dụng thông tin về ngập lụt, không có bất kỳ yếu tố nào liên quan đến phần thưởng hoặc liên kết trong cộng đồng do đó sẽ khiến một số người không hứng thú với việc cung cấp thông tin ngập lụt tại những điểm nóng của thành phố
Hơn nữa, công ty TNHH Thoát nước đô thị TP Hồ Chí Minh cũng có một số giải pháp khác để hỗ trợ người dân và nghiên cứu phương án chống ngập cho thành phố Nhưng những thông tin này lại không được liên kết với ứng dụng UDI Maps
Lắp đặt camera theo dõi tình trạng ngập đường ở thành phố: các hình ảnh ngập lụt được gửi về các chi nhánh của công ty TNHH Thoát nước đô thị đặt rào chắn cảnh giới, vớt rác, khơi thông dòng chảy
Công ty TNHH Thoát nước độ thị TP Hồ Chí Minh cũng lập các trạm quan trắc ngập nước tự động sử dụng chip cảm biến áp suất xử lý thông tin từ ống dẫn áp suất dẫn vào hố ga thoát nước, sau đó thông tin được truyền tải qua mạng 3G để đưa về máy chủ của công ty Dữ liệu truyền tải về là cơ sở để công ty tổ chức ứng cứu khi xuất hiện ngập nặng, qua đó thông tin đến cộng đồng để giảm nhẹ thiệt hại do ngập gây ra Ngoài ra, dữ liệu còn giúp đơn vị lưu trữ để làm cơ sở nghiên cứu các phương án chống ngập cho thành phố
3.2.2 Smart SaiGon 3.2.2.1 Dự án Smart Sài Gòn
Dự án Smart Saigon có tên gọi đầy đủ là "Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý và mạng xã hội trong quản lý giao thông đô thị với điều kiện thời tiết khắc nghiệt" do TS Đoàn Xuân Huy Minh làm chủ nhiệm, Viện Khoa học và Công nghệ Tính toán là cơ quan chủ trì
Nghiên cứu này hướng đến việc xây dựng một hệ thống thông minh, có chức năng tự động tổng hợp, chuẩn hóa, lưu trữ, phân tích, hiển thị và chia sẻ các thông tin được gửi từ người dùng mạng xã hội trên điện thoại di động (smartphone), kết hợp với thông tin giao thông và báo ngập chính thức từ các cơ quan quản lý trong khu vực TP.Hồ Chí Minh Dự án được bắt đầu từ tháng 1/2017 với thời gian thực hiện là 12 tháng Tổng kinh phí thực hiện dự án là gần 580 triệu đồng, được đầu tư hoàn toàn từ nguồn ngân sách nghiên cứu khoa học của Viện KHCN Tính toán
Trong giai đoạn đầu, Smart Saigon đặt mục tiêu giải quyết 2 vấn đề cấp bách của thành phố là ngập lụt và kẹt xe Hai mạng xã hội được lựa chọn để thử nghiệm là Twitter và Facebook với ưu điểm là có lượng người dùng lớn, hoạt động ổn định và hỗ trợ kỹ thuật tốt Trong thời gian thử nghiệm cảnh báo ngập lụt từ đầu tháng 6/2017 đến nay, hệ thống đã tiếp nhận 371 tin báo từ các tình nguyện viên (chủ yếu là các bạn sinh viên), trong đó có 310 tin báo được xác nhận là hợp lệ và chính xác Riêng trong tháng 7, các ngày mưa lớn đều có từ 15-20 tin báo ngập gửi về hệ thống, chủ yếu từ mạng xã hội Facebook
3.2.2.2 Phương thức kiểm tra tính chính xác của một báo cáo ngập lụt
Hệ thống sẽ kết hợp phân tích hình ảnh trích xuất từ camera giao thông, tổng hợp thông tin từ VOV giao thông và nhiều nguồn tin khác về tình trạng ngập đường hoặc kẹt xe tại tọa độ được báo cáo Bên cạnh đó, số lượng tin báo ngập tại một địa điểm càng nhiều thì càng có khả năng chính xác cao
Tổng quan tình hình nghiên cứu
3.3.1.1 Công trình nghiên cứu trong nước
Ths Từ Thị Hải Yến nghiên cứu [6] dựa vào mô hình TAM để làm cơ sở xây dựng mô hình giải thích Bên cạnh đó tác giả cũng đề xuất thêm hai biến vào mô hình nghiên cứu đó là “sự tin tưởng cảm nhận”, “chuẩn chủ quan”
Hình 14 Mô hình nghiên cứu ý định mua sắm trực tuyến đề xuất tại Việt Nam [6]
Hình 14 thể hiện 6 yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng trực tuyến là sự hữu ích cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận, sự tin tưởng cảm nhận và chuẩn chủ quan Trong đó 2 yếu
25 tố chuẩn chủ quan và sự tin tưởng cảm nhận có ảnh hưởng đến sự hữu ích cảm nhận, yếu tố sự dễ sử dụng cảm nhận có ảnh hưởng đến sự hữu ích cảm nhận và sự tin tưởng cảm nhận
Bài báo [7] được đăng trên tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ nghiên cứu dựa trên phương pháp kiểm định Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, và mô hình cấu trúc tuyến tính SEM kết hợp với phương pháp phân tích cấu trúc đa nhóm được sử dụng để làm rõ các mối quan hệ giữa các nhân tố trong đề tài
Hình 15 Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sữa bột [7]
Hình 15 thể hiện 5 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sữa bột của người dùng là công dụng sản phẩm, giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm, nhóm ảnh hưởng, thương hiệu/bao bì Đề tài nghiên cứu [8] dựa trên 1 số cơ sở lý thuyết như:
Mô hình SERVQUAL của Parasuraman và các cộng sự (1985, 1988) đã đưa ra mô hình năm khoảng cách chất lượng dịch vụ Chất lượng dịch vụ bao gồm năm thành phần cơ bản, đó là:
Năng lực phục vụ (assurance)
Phương tiện hữu hình (tangibles)
Mô hình Kano về sự thỏa mãn khách hàng phân chia thuộc tính hàng hóa và dịch vụ ra 3 loại: căn bản, thực hiện và kích thích
Mô hình nghiên cứu sự hài lòng khách hàng trong ngành thông tin di động của M- K.Kim và các cộng sự:
Hình 16 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng [8]
Mô hình 16 bao gồm 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng đó là chất lượng dịch vụ; giá cả dịch vụ; hình ảnh thương hiệu; khuyến mại, quảng cáo; dịch vụ gia tăng; dịch vụ khách hàng
Nghiên cứu [9] mục tiêu cơ bản là xác định các yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử qua mạng, từ đó đưa ra các kiến nghị, đề xuất cho các nhà cung cấp dịch vụ mua hàng điện tử trong việc thiết kế các tính năng, dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng
Thông qua nghiên cứu, xác định được 6 yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử qua mạng, được thể hiện thông qua hình sau:
Hình 17 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử qua mạng
Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu khảo sát Các yếu tố được đề cập đến trong hình [17] đều tác động đến ý định sử dụng
3.3.1.2 Công trình nghiên cứu ngoài nước
Trong thời đại hiện nay, việc chia sẻ kiến thức có ý nghĩa rất quan trọng Bài báo [10] nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ thông tin giữa các nạn nhân lũ lụt
Trong thiên tai, chia sẻ thông tin đóng vai trò quan trọng giúp cứu mạng sống của nhiều người, hỗ trợ các nạn nhân và giảm thiểu tác động của thiên tai Nghiên cứu này chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chia sẻ kiến thức của các nạn nhân trong thiên tai sử dụng lý thuyết nhận thức xã hội (SCT) để dự đoán hành vi chia sẻ kiến thức của nạn nhân Ý định sử dụng
Cảm nhận sự tiện lợi
Cảm nhận tính dễ sử dụng
Cảm nhận sự thích thú Ảnh hưởng xã hội
Cảm nhận sự rủi ro khi sử dụng
Hình 18 Các yếu tố của mô hình lý thuyết nhận thức xã hội (SCT) [10]
Mô hình lý thuyết nhận thức xã hội thể hiện sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa 3 thành phần môi trường, cá nhân và hành vi
Trong ngữ cảnh quản lý thiên tai, chưa có các nghiên cứu kiểm tra hành vi cá nhân trong vấn đề chia sẻ hiểu biết Do đó, SCT là một mô hình thích hợp để kiểm tra những lý do tại sao các cá nhân áp dụng thái độ nhất định trong suốt một sự kiện thiên tai Theo SCT, hai khái niệm có liên quan trong việc kiểm tra hành vi cá nhân, cụ thể là sự tự tin và kỳ vọng kết quả (bao gồm kết quả mong đợi của cá nhân và kỳ vọng kết quả của cộng đồng)
Các tác giả đã đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chia sẻ tri thức đó là sự tự tin, kết quả mong đợi của cá nhân và kỳ vọng kết quả của cộng đồng Kết quả mong đợi của cá nhân được đại diện bởi niềm tin của cá nhân về sự hỗ trợ thông tin qua lại lẫn nhau và kỳ vọng kết quả cộng đồng được đại diện bởi hỗ trợ xã hội và công nhận xã hội
Công nhận xã hội Hỗ trợ xã hội Ý định chia sẻ tri thức Kết quả
Hình 19 Mô hình khái niệm [10]
Các giả thuyết được đưa ra để kiểm định trong nghiên cứu này là:
H1 Ý định chia sẻ thông tin có ảnh hưởng tích cực bởi sự tự tin
H2 Ý định chia sẻ thông tin chịu ảnh hưởng tích cực bởi niềm tin của mỗi cá nhân về sự có đi có lại
H3 Thái độ chia sẻ thông tin chịu ảnh hưởng tích cực bởi sự hỗ trợ xã hội
H4 Ý định chia sẻ tri thức chịu ảnh hưởng tích cực bởi sự công nhận xã hội
Sau khi tiến hành thu thập và phân tích dữ liệu, xác định hành vi chia sẻ kiến thức lũ lụt của nạn nhân chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự công nhận xã hội Ngoài ra, ý định chia sẻ tri thức của nạn nhân lũ lụt cũng bị ảnh hưởng bởi sự tự tin và sự hỗ trợ xã hội
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Hình 26 đưa ra 6 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chia sẻ dữ liệu, do đó cần xây dựng thang đo các yếu tố ảnh hưởng để thu thập thông tin nghiên cứu trước khi đưa các yếu tố vào phân tích trong lý thuyết trò chơi
Dựa trên cơ sở lý thuyết về các tình huống trong lý thuyết trò chơi, em sẽ tiến hành phân tích các chiến lược có thể xảy ra trong các trường hợp khác nhau để kiểm tra điều kiện đạt được cân bằng tương ứng với từng trường hợp
Phương pháp nghiên cứu được tiến hành qua hai bước đó là nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chia sẻ dữ liệu của cộng đồng
Mức độ ảnh hưởng của yếu tố được đưa ra nghiên cứu
Tính toán mức độ chia sẻ dữ liệu của cộng đồng trong các tình huống không giống nhau
Thang đo gồm sáu thành phần: chất lượng thông tin, thời gian chia sẻ dữ liệu, chi phí truy cập, sự tương tác, danh tiếng Sử dụng kết quả khảo sát, đưa các yếu tố ảnh hưởng vào trong mô hình lý thuyết trò chơi để phân tích Đối tượng nghiên cứu: người dân tại thành phố Hồ Chí Minh
Nghiên cứu được tiến hành qua 3 bước với sự hỗ trợ của phần mêm thống kê SPSS
- Thu thập số liệu sơ cấp
Thông tin cần kiểm chức là mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định chia sẻ dữ liệu Để thực hiện phân tích này, em cần thực hiện qua những bước sau:
Hình 26 Quy trình nghiên cứu
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng
Kiểm định sự phù hợp của lý thuyết trò chơi
Phân tích dữ liệu Kết luận
Phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu
Quá trình phân tích SPSS áp dụng cho luận văn áp dụng rất nhiều công thức Trong đó có công thức xác định cỡ mẫu tối thiểu để nghiên cứu đạt được độ tin cậy Lấy mẫu điều tra trên một sô đơn vị mẫu có khả năng đại diện được cho tổng thể chung, nhằm để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí Số lượng cỡ mẫu phải đủ lớn để phân tích dữ liệu
Ngoài ra, theo Tabachinick & Fidell (2007) để phân tích hồi qui đạt được kết quả tốt, thì kích cỡ mẫu phải thoả mãn công thức n = 50 + 8p, trong đó : n là kích cỡ mẫu tối thiểu cần thiết và p là số lượng biến độc lập trong mô hình (Nguyễn Đình Thọ ,2011) Trong nghiên cứu, bảng câu hỏi gồm 3 phát biểu về yếu tố chất lượng thông tin, 2 phát biểu về yếu tố phần thưởng, 2 phát biểu về yếu tố thời gian chia sẻ dữ liệu, 2 phát biểu về yếu tố chi phí truy cập dữ liệu, 2 phát biểu về tương tác với cộng đồng, 2 phát biểu liên quan đến yếu tố danh tiếng Để phân tích hồi quy tốt nghiên cứu cần sử dụng ít nhất là 154 mẫu
Trong nghiên cứu liên quan đến kiểm định sự khác nhau giữa các tình huống chia sẻ dữ liệu thì ta sẽ có 12 phát biểu liên quan đến 4 tình huống
Thông thường, phương pháp lấy mẫu gồm hai loại phương pháp, gồm phương pháp chọn mẫu theo xác xuất (Nguyễn Đình Thọ ,2011) và phương pháp chọn mẫu phi xác suất Do giới hạn thời gian,phương pháp chọn mẫu thuận tiện của phương pháp phi xác xuất được áp dụng trong nghiên cứu này
Trong nghiên cứu chính thức phát hành bảng câu hỏi trực tuyến dựa trên nền tảng của google Kết quả thu về 214 bảng và được 180 bảng phù hợp tiến hành phân tích
Kích thước của mẫu áp dụng trong nghiên cứu được dựa theo yêu cầu của phân tích hồi quy đa biến là cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức là nP + 8*m (m: số biến độc lập)
Mẫu nghiên cứu chính được lựa chọn là những người sử dụng mạng internet ở thành phố Hồ Chí Minh Các khía cạnh của thang đo các biến ảnh hưởng đến quyết định chia sẻ dữ liệu và biến ý định chia sẻ được tiếp cận từ các nghiên cứu có trước và mức độ ảnh hưởng
43 được đánh giá thông qua thang đo Likert 5 với 1 là hoàn toàn không đồng ý và tăng dần đến 5 là hoàn toàn đồng ý.
Mô hình nghiên cứu
Đối tượng: công dân thành phố Hồ Chí Minh với quy mô mẫu là 210
Có 4 tình huống luân phiên của chia sẻ thông tin ngập lụt:
S1: Tất cả mọi người đều chia sẻ khi có thông tin ngập lụt S2: Chỉ có một công dân chia sẻ thông tin mà không ai trong số các bạn cùng làm
S3: Bạn sử dụng thông tin trong khi tất cả mọi người chia sẻ thông tin
S4: Tất cả mọi người đều không chia sẻ thông tin
Các giả thiết được đưa ra:
H1: Chất lượng thông tin có ảnh hưởng đến quyết định chia sẻ dữ liệu của cư dân mạng
H2: Phần thưởng bên ngoài có ảnh hưởng đến quyết định chia sẻ dữ liệu của cư dân mạng
H3: Chi phí truy cập có ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định chia sẻ dữ liệu của cư dân mạng
H4: Yếu tố thời gian chia sẻ dữ liệu có ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định chia sẻ dữ liệu của cư dân mạng
H5: Yếu tố sự tương tác với cộng đồng có ảnh hưởng đến quyết định chia sẻ dữ liệu của cư dân mạng
H6: Yếu tố danh tiếng có ảnh hưởng đến quyết định chia sẻ dữ liệu của cư dân mạng.
Kết quả nghiên cứu định tính
Thông qua các bước nghiên cứu định tính, thang đo các khái niệm nghiên cứu được đưa ra trong bối cảnh tại TP.HCM và đối tượng nghiên cứu là cộng đồng sử dụng mạng internet
Về sơ bộ, các ý kiến đồng ý rằng các yếu tố về chất lượng thông tin, phần thưởng bên ngoài, chi phí truy cập, thời gian chia sẻ dữ liệu, sự tương tác, danh tiếng ảnh hưởng đến quyết định chia sẻ dữ liệu ngập lụt
Như vậy kết quả nghiên cứu định tính không làm thay đổi mô hình đã đề xuất trong chương 2.
Phương pháp nghiên cứu và phân tích
Nghiên cứu thực hiện thu thập dữ liệu khảo sát thông qua bảng câu hỏi được chia làm 3 phần:
Phần 1 thu thập một số đặc điểm nhân khẩu học của người trả lời Để kiểm tra mối liên hệ giữa các đặc điểm cá nhân với ý định chia sẻ thông tin
Phần 2 Đo sự phụ thuộc giữa các biến Các yếu tố ảnh hưởng đến chia sẻ dữ liệu Các bài kiểm tra thống kê được thực hiện bằng cách sử dụng phần mềm thống kê SPSS
Các bước được thực hiện để kiểm định thống kê là:
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Kiểm tra độ tin cậy Cronbach Alpha
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH
Mô tả mẫu khảo sát
Số lượng bảng câu hỏi đưa vào nghiên cứu chính thức với kích thước n0 Đã có 214 bảng câu hỏi được thu về, sau khi sàng lọc và kiểm tra tính hợp lệ, kết quả kích thước mẫu cuối cùng là 180 bảng, chiếm 84% mẫu thu thập
Bảng 3 Thông tin mẫu khảo sát
Yếu tố Tần số Tỷ lệ
Khác (kỹ sư, công nhân,…) 22 12.2%
Tần suất sử dụng Internet
Một vài lần trong ngày 37 20.6%
Các thuộc tính của người tiêu dùng được khảo sát nhằm thống kê, phân loại và đánh giá thông qua bảng câu hỏi Sự khác biệt về độ tuổi, nghề nghiệp là đặc điểm định tính ảnh hưởng đến quyết định chia sẻ dữ liệu Bảng mô tả đặc điểm của người thực hiện khảo sát được trình bày trong phụ lục Với mô tả mẫu nghiên cứu cho thấy tỉ lệ độ tuổi nhóm (dưới 25 và từ 25 đến 40) chiếm 98.9% trong 3 nhóm tuổi nghiên cứu Thực tế cho thấy các nhóm tuổi dưới 40 là những người có khả năng tiếp nhận các tiến bộ trong khoa học kỹ thuật nhanh chóng và là những người thường xuyên sử dụng internet.
Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Các thang đo sẽ được tiến hành kiểm định bằng công cụ Cronbach’s Alpha Công cụ này sẽ giúp chúng ta loại đi những biến quan sát không đạt yêu cầu hay các thang đo chưa đạt yêu cầu trong quá trình nghiên cứu
Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn để thang đo đạt yêu cầu khi Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6
Bảng 4 Kết quả kiếm định thang đo
Nhân tố Hệ số Cronbach’s Alpha
Thời gian chia sẻ dữ liệu 0.911
Chi phí truy cập dữ liệu 0.929
Sự tương tác với cộng đồng 0.911
Danh tiếng 0.915 Ý định chia sẻ 0.924
Hệ số Cronbach’s Alpha của các biến được đề cập trong bảng trên đều lớn hơn 0.6 là đạt yêu cầu Các biến quan sát của từng nhân tố đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 Do đó, tất cả các biến quan sát đều được sử dụng cho các bước phân tích tiếp theo.
Phân tích nhân tố các biến độc lập
Phân tích EFA thực hiện 3 kiểm định sau:
Kiểm định tính thích hợp EFA (KMO) KMO = 0,803, thỏa mãn điều kiện 0,5<
KMO Bq -Cc => Be+Bs+Br – Ct > 0 (1)
Be+Bs+Br – Ct – Cc > 0 (2)
Khi người chơi 2 đã quyết định luôn chia sẻ thì quyết định của người chơi 1 được đánh giá bằng cách so sánh payoff trong trường hợp lựa chọn chia sẻ hay không chia sẻ Người chơi 1 sẽ chọn chia sẻ khi cân bằng (3) được thỏa mãn và chọn “Không chia sẻ” nếu như cân bằng 4 thỏa mãn:
Bq+Be+Bs+Br – Ct -Cc > Bq -Cc
Be+Bs+Br – Ct > 0 (3) Bq+Be+Bs+Br – Ct -Cc < Bq -Cc
Theo kết quả đã phân tích, cân bằng đầu tiên của trò chơi, cân bằng 1 theo [Chia sẻ, Chia sẻ] được chứa khi điều kiện (1) và (2) thỏa mãn
[Không chia sẻ, Chia sẻ] không thể cân bằng khi mà điều kiện (2) và (4) mâu thuẫn và không thể được thỏa mãn
6.6.2.2 Cân bằng trong trường hợp 2
Trong trường hợp 2, chiến lược của người chơi 2 là một người theo dõi Các đường dẫn cân bằng có thể xảy ra sẽ là [Chia sẻ, Chia sẻ] hoặc [Không chia sẻ, Không chia sẻ]
Tương tự với các phân tích trong trường hợp 1, những điều kiện sau phải được thỏa mãn để người chơi 2 trở thành người theo dõi:
Bq+Be+Bs+Br – Ct -Cc > Bq -Cc => Be+Bs+Br – Ct > 0 (5) Be+Bs+Br – Ct – Cc< 0 (6)
Kết hợp điều kiện (5) và (6) ta suy ra:
0 < Be+Bs+Br – Ct < Cc (7)
Xem xét hành vi hợp lý của người chơi 1 và điều kiện (7), [Chia sẻ, chia sẻ] sẽ là đường cân bằng nếu (8) thỏa mãn và [Không chia sẻ, Không chia sẻ] sẽ là đường cân bằng nếu (9) thỏa mãn:
Bq+Be+Bs+Br – Ct -Cc > 0 => Be+Bs+Br – Ct -Cc > -Bq (8) Bq+Be+Bs+Br – Ct -Cc > 0 => Be+Bs+Br – Ct -Cc < -Bq (9)
Hơn nữa Bq sẽ lớn hơn 0 do đây là cân bằng [Chia sẻ, Chia sẻ]:
Bq>>0 (10) Do vậy, điều kiện cho cân bằng [Chia sẻ, chia sẻ] là (7), (8), (10) thỏa mãn
0 < Be+Bs+Br – Ct < Cc (7) Be+Bs+Br – Ct -Cc > -Bq (8) Bq>>0 (10) Đối với cân bằng [Không chia sẻ, Không chia sẻ], điều kiện (7) và (9) phải thỏa mãn:
0 < Be+Bs+Br – Ct - Cc < -Bq (11)
6.6.2.3 Cân bằng trong trường hợp 3
Trong trường hợp 2, chiến lược của người chơi 2 là không chia sẻ Các đường dẫn cân bằng có thể xảy ra sẽ là [Chia sẻ, Không chia sẻ] hoặc [Không chia sẻ, Không chia sẻ]
Tương tự với các phân tích trong trường hợp 1, những điều kiện sau phải được thỏa mãn để người chơi 2 không bao giờ chia sẻ:
Bq+Be+Bs+Br – Ct -Cc < Bq -Cc => Be+Bs+Br – Ct < 0 (12)
Be+Bs+Br – Ct – Cc < 0 (13)
Xem xét người chơi 1 với các điều kiện ở trên, [Chia sẻ, Không chia sẻ] là đường cân bằng khi điều kiện (14) thỏa mãn:
Be+Bs+Br – Ct – Cc > 0 (14) Không có cân bằng ở trường hợp này do điều kiện (13) và (14) mâu thuẫn
[Không chia sẻ, không chia sẻ] khi điều kiện 17 thỏa mãn
Be+Bs+Br – Ct – Cc < 0 (15)
6.6.2.4 Cân bằng trong trường hợp 4
Trong trường hợp 4, chiến lược của người chơi 2 là trái ngược với người chơi 1 [Chia sẻ, Không chia sẻ] và [Không chia sẻ, Chia sẻ] sẽ là các kết quả cân bằng có thể xảy ra
Trong trường hợp này, các điều kiện sau phải thỏa mãn:
Bq+Be+Bs+Br – Ct -Cc < Bq -Cc => Be+Bs+Br – Ct < 0 (16) Be+Bs+Br – Ct -Cc > 0 (17)
Không có cân bằng trong trường hợp này do 2 điều kiện (16) và (17) trái ngược nhau
6.6.3 Phân tích dựa trên các mô hình cân bằng B e +B s +B r – C t – C c : điều kiện mạnh mẽ cho quyết định chia sẻ dữ liệu
Theo các điều kiện cân bằng, một chỉ dẫn quan trọng cho phân tích là sự kết hợp của 5 biến Be+Bs+Br – Ct – Cc, Be, Bs, Br là các biến lợi íchvà Ct, Cc là những chi phí chia sẻ
Be+Bs+Br – Ct – Cc là yếu tố đánh giá cơ bản để quyết định chia sẻ Do đó nếu Be+Bs+Br
– Ct – Cc > 0 (VALU + SOCIAL > 0) thì cân bằng [Chia sẻ, Chia sẻ] sẽ đạt được mà không cần điều kiện nào khác
Ngược lại, nếu như điều kiện này không thỏa mãn, [Chia sẻ, Chia sẻ] vẫn có thể đạt được bằng cách áp đặt các yêu cầu khác như trong trạng thái cân bằng số 2 là Bq (INFO) phải đủ lớn
Có nghĩa là lợi ích của việc tiếp nhận những thông tin của người khác sẽ giúp khuyến khích người dùng chia sẻ dữ liệu.
Kết luận
Chương này đề cập đến nguồn gốc của lý thuyết trò chơi, khả năng áp dụng vào nhiều tình huống liên quan đến các nghiên cứu khác nhau Phần tiếp theo đề cập đến lý thuyết hành vi hợp lý, là lý thuyết liên quan đến việc lựa chọn chiến lược trong trò chơi Có nhiều loại trò chơi khác nhau, nổi tiếng nhất là tình thế tiến thoái lưỡng nan của người tù Đại diện của các trò chơi là quan trọng trong việc phát triển mô hình trong nghiên cứu này