1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật dầu khí: Đánh giá trữ lượng dầu tại chỗ ban đầu tập E70 mỏ X lô 9-2

125 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Sau khi tiến hành khoan các giếng khoan thăm dò, đánh giá có biểu hiện của daukhí của tập E70 mỏ X lô 9-2/09 công tác đánh giá trữ lượng dầu khí tại chỗ khu vựcnày rat cấp thiết.. Kết qu

Trang 1

TRUONG DAI HOC BACH KHOAKHOA KY THUAT DIA CHAT & DAU KHI

NGUYEN BA THANG

ĐÁNH GIA TRU LƯỢNG DAU TAI CHO BAN DAU TẬP E70 MO X

LO 9-2/09 BANG PHƯƠNG PHAP THE TÍCH

CHUYEN NGANH: KY THUAT DAU KHÍMÃ NGANH: 60520604

LUAN VAN THAC SY

TP Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2018

Trang ¡

Trang 2

Cán bộ hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS TRAN VAN XUAN

Ngày tháng năm

Thành phân Hội đồng đánh giá luận văn thạc sỹ gồm:

(Ghi rõ họ tên, học hàm, học vi của Hội đông cham bảo vệ luận văn thạc sỹ)

Xác định của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành

sau khi luận văn đã được sửa chữa (néu có).

CHỦ TỊCH HOI DONG TRUONG KHOA

Trang 3

NHIEM VỤ LUẬN VĂN THAC SYHọ tên học viên: © NGUYEN BA THANG MSHV: 1670269

Ngày, tháng, năm sinh: 23/08/1990 Nơi sinh: Thái Bình

Chuyên ngành: KỸ THUẬT DẦU KHÍ Mã số: 60520604I TEN DE TÀI:

ĐÁNH GIA TRU LUQNG DAU TAI CHO BAN DAU TAP E70 MO X LÔ 2/09 BANG PHUONG PHAP THE TICH

9-II NHIEM VỤ VA NOI DUNG:e Trên cơ sơ nghiên cứu co sở lý thuyết về đánh giá trữ lượng dang được sử

dụng biện luận lựa chọn phương pháp đánh giá trữ lượng phù hợp.

e Áp dụng lý thuyết và các phần mềm phù hợp (Petrel, Crystal Ball, Bestfit) déđánh giá trữ lượng dau tại chỗ ban đầu tập E70 mỏ X lô 9-2/09

e Đối sánh kết quả đánh giá trữ lượng với các phương pháp khác

V CAN BỘ HUONG DAN: CBHD 1: PGS.TS TRAN VAN XUAN

Trang 4

Để có điều kiện hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tác giả xin gửi lời cảm ơn đếncác thầy cô trong khoa kỹ thuật địa chất và dầu khí trường đại học Bách Khoa đã giúpđỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tác gia trong suốt những năm học qua.

Đặc biệt, để có được định hướng về dé tài và hoàn thành, trình bày kết quả trongluận văn nảy, tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.Tran Văn Xuân và TS.Phạm Vũ Chương đã tận tụy hướng dẫn, dìu dắt và giúp tác giả hiểu thêm rất nhiềukiến thức về kỹ thuật dầu khí trong suốt thời gian qua và để thu được kết quả tốt nhất

Trong suốt thời gian hoàn thành luận văn nói riêng và quá trình học tập nóichung, tác giả xin gửi lời biết ơn chân thành đến các anh chị trong công ty cùng với

những người thân trong gia đình, mọi người luôn ủng hộ và bên cạnh động viên, dành

cho tác giả những điều tốt đẹp nhất

Xin cảm ơn các bạn, các anh chị học viên cao học khóa 2016, đã cùng tôi trao

đối, học tập và động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Xin chân thành cảm on!

TP.HCM, ngày tháng năm 2018

Học viên

NGUYÊN BÁ THẮNG

Trang 5

Tôi xin cam đoan bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sựcủa cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và phương pháp khoa họccụ thé trên số liệu thực tế, không sao chép các đồ án khác Nếu sai tôi xin chịu hoàn

toàn trách nhiệm và chịu mọi ky luật của khoa và trường đê ra.

Học viên thực hiện

NGUYEN BA THANG

Trang v

Trang 6

Luận văn được trình bày trong 111 trang bao gồm phan mở dau, 3 chươngchính, 58 hình vẽ minh họa, 32 biểu bảng số liệu, phần kết luận — kiến nghị và danh

mục tài liệu tham khảo Nội dung chính của luận văn được diễn giải như sau:

Trang 7

1.1 Khái quát chung bồn trũng Cứu Long « << < << se se se se seseseseses 71.1.1 Vị trí địa lý - kinh tế - nhân văn -5sscscscscseseseseseee 71.1.2 Lịch sử nghiên cứu địa chat dầu khí của bồn trũng Cứu Long 101.1.3 D cdi m địa tẦng << << << sexEsesesesesesesessee 111.1.4 D cdi m cấu kiẾn faO -<- << << << sssesesesesesesesesesessee 121.2 Khái quát chung và đ c đi m địa chất dầu mỏ X -5-5 17

1.2.1 Khái quát chung ImÓ X o5 5 6 5 55 5 5596996 9959369999655596 17

1.2.2 Lich sử tìm kiếm thăm dO -<< << scsesesesesesesesesessse 19CHUONG 2: CƠ SỞ LY THUYET PHAN CAP TRỮ LƯỢNG VA CACPHƯƠNG PHAP DANH GIA TRU LUONG 2.5-5-5< << << ceeeeeeseesesese 322.1 Phân cấp tài nguyên trữ lượng dầu khí 5-5sseseseses<s<«e 322.1.1 Tài nguyên dầu khí - << << sssssseseseseseeeesesesesese 322.1.2 Trữ lượng dau kkhí < << << sec sssssseseseseeeesesesesessse 332

2.2 Các phương pháp đánh giá trữ ÏlưỢng c c0 G 5555555555655 6666699669666 38

2.2.1 Vì 01008080 38

2.2.2.Phương pháp th tich ccsssssccsssssccssssseccsssssccscssssscssssssscsscsssssecees 38

2.2.3.Phương pháp thong lê œ-œcœcscssssscseseseseseeeeeesesessse 462.2.4 Phương pháp cân bang vật chất -s-s << << c«e«sesesessse 48

2.2.5 Phương pháp đường Cong SUY ØÏ41H c <5 5555555 5SSSeeeeeee 53

2.2.6.Phương pháp xác SuẤtK << << sssssEsEseseseseseeeeeeeesessee 56CHƯƠNG 3: DANH GIA TRU’ LƯỢNG DAU TẠI CHO BAN DAU TẬP E70MO X LO 9-2/09 BẰNG PHƯƠNG PHAP THE TICH scssssssssscssscsssssseenssenecees 593.1 D c đi m cau trúc tang chứa E70 — mỏ X 5-55cscseseseses<«e 593.2 Kết qua và phân tích các tham số của Via E70 mỏ X -.<- 62

Trang 8

3.2.2 D c tính chất lưu của tập E70 5-5ssscscseseeeeeeeeeeesessse 63

3.2.3.Đ c tính da chứa tap EƑ(U co ccc s99 9 9996666666656888666666 67

3.2.4 Nhiệt độ và Ap Xuất -< << << ssEsEsExExExEseseseseeeeeeeeessee 723.2.5 Phân tích và kết quả của thử: VỈa: 5-5s << << csceeeeesesessse 743.3 Đánh gia trữ lượng tại chỗ ban đầu tập E70 mỏ X lô 9-2/09 bằng

phương pháp th tÍCH o5 2 5599999 999999959598 9899996.966896995.96689999688 96

3.3.1 Sơ lược về thuật toán Monte Carlo va phần mềm Crystal Ball 963.3.2 Biện luận phân cấp trữ lượng tập đá chứa E70 1003.3.3 Biện luận thông SỐ VÍa: -5c5csscscscseseseseeeeeeeseesesese 1023.4 Kết qua tính trữ lượng dau khí tại chỗ tập E70 5-<-<<<- 1043.5 Đánh giá độ tin cậy và phân tích độ nhạy của kết quả đánh giá trữ

00 ố.ốỐốỐốốốốố 106

TÀI LIEU THAM KHẢO: 5- << se se s9 xe sssezeesscxee 110

Trang 9

Hình 1 1 Bản đồ vi trí địa lý bồn trũng Cửu Long [1] 8

Hình 1 2 Cột địa tang tổng hop của bồn trũng Cứu Long [ I] 12

Hình 1 3 Ban đồ các bồn trầm tích Đệ tam ở Việt Nam [ I] 12

Hình 1 4: M t cắt địa chất sơ lược qua trung tâm bồn trũng Cứu Long [1]— 13

Hình 1 5: M t cắt ngang bồn trũng Cứu Long qua các lô 15-2, 16-1, 09 14

Hình 1 6: Sơ đồ vị trí m6 X [2] s-5-5-5-ssesessesesssssSsEsesesesesesesesesssssee 18Hình 1 7: Sơ đồ diện tích thu nỗ địa chan 3D trên khu vực mỏ X, Lô 09-2/09F2 21

Hình 1 8: Chất lượng tài liệu địa chan mỏ X từ trung bình đến tốt [2] 21

Hình 1 9: Cột địa tầng tổng hợp m6 X [2] << 5 << se sesesessssssss se 25Hình 1 10: Các khu vực của mỏ X (bản đồ nóc tập E dưới) [2] 26

Hình 1 11: M t cắt địa chan qua các giếng khoan mỏ X [2] 27

Hình 1 12: Bản đồ cau trúc dang sâu nóc tập BI.2, mỏ X [2] 28

Hình 1 13: Ban đồ cau trúc dang sâu nóc tập BI.1, mỏ X [2] 28

Hình 1 14: Ban đồ cau trúc dang sâu nóc tập C, m6 X [2] «- 29

Hình 1 15: Ban đồ cau trúc dang sâu nóc tập D, m6 X [2] -. 29

Hình 1 16: Ban đồ cau trúc dang sâu nóc tập E trên, mỏ X [2] 30

Hình 1 17: Ban đồ cau trúc dang sâu sát nóc tập E dưới, mỏ X [2] 30

Hình 1 18: Bản đồ cau trúc dang sâu nóc tập móng, mỏ X [2] 31

Hình 2.1: Phân loại cấp trữ lượng theo nguyên lý chia đôi khoảng cách [3] 35Hình 2.2: Sơ đồ phân cấp trữ lượng cho vỉa dầu có mũ khí và cho vỉa dầukhông có mũ khí [3] - << < << << 6 < S S 6 6 68999 999994.94 9.99 99.96 088989 608899999999969606606666666 36Hình 2.3: Sơ đồ tính toán th tích đá chứa (BRV) [3] .-° «- 41

Hình 2.4: Sơ đồ trạng thai via [3] -5-sss << cscseseseeeeeeeeeesesesese 49Hình 2 5: Các dạng đường cong suy Gia [3] << << << <5 55s sssesssss 54Hình 2.6: Bi u đồ đường cong suy giảm sản lượng [3] -.-. - 55

Hình 2 7 Đường cong ky vọng cho trữ lượng minh hoa theo phương pháp

XÁC SUIẤT [2] «<< << s92 S9E2EEEE 7.07303309302070 2024 0240140240240 392094 pvke 57

Hình 2.8: Đường cong kỳ vọng cho trữ lượng minh hoa theo phương pháp

XÁC Su [3] 2- << << 70330 307070021 0210140140140200 9 2084 prke 57

Trang iii

Trang 10

Hình 3 2: M t cắt địa chan qua các giếng khoan mỏ X [4] 60

Hình 3 3: Ban đồ cau trúc đắng sâu nóc tập E trên, mỏ X [4] 61

Hình 3 4: Ban đồ cau trúc đắng sâu sát nóc tập E dưới, mỏ X [4] 61

Hình 3 5: Kết quả bỉ u hiện của chất lưu tập E70 giếng X 2X và 3X [4] 65

Hình 3 6: Tương quan rong-tham của tập E70 giếng X-3X [4] 70

Hình 3 7: Độ thấm tương đối của nước-dầu tập E70 giếng X-3X [4] 70

Hình 3 8: Độ thấm tương đối của khí-dầu tập E70 giếng X-3X [4] 71

Hình 3 9: Áp xuất mao dẫn của tập E70 giếng X-3X [4] «- 71

Hình 3 10: Độ nén của đá tap E70 giếng X-3X [4] -5-5-<<<<<<<<e 72Hình 3 11: Áp suất thành hệ và gradien áp suất của X-1X, 2X và 3X [4] 73

Hình 3 12: Nhiệt độ thành hệ và gradien nhiệt độ cua X-1X, 2X và 3X [4].73Hình 3 13: Áp lực đáy lỗ và chuỗi các kết quả X-2X DST#1|4] 76

Hình 3 14: Dự đoán phục hồi áp suất X-2X DST#1 [4] - 79

Hình 3 15: phân tích phục hồi áp suất của PBU#1 X-2X DST#1 [4] 80

Hình 3 16: khớp hóa lich sứ áp suất dựa vào PBU#1 X-2X DST#I1 [4] 80

Hình 3 17: phân tích phục hồi áp suất của PBU#2 X-2X DST#1 [4] 81

Hình 3 18: khớp hóa lịch sử áp suất dựa vào PBU#2 X-2X DST#I [4] 81

Hình 3 19: Minh giải PLT X-2X DST#1 về đới cho dòng [4] 85

Hình 3 20: Dữ liệu PLT X-2X DST # 1 cho thấy dòng chảy từ tầng hầm (cóth ~ sâu hơn ÑIm\) co œ5 9 9.9 9 9.996 08 0000000999600066666688999999994999966 S6Hình 3 21: Áp suất day giếng và chuỗi các kết qua X-3X DST#I1 [4] 88

Hình 3 22: Bi u đồ chan đoán phục hồi áp suất X-3X DST#1 [4] 91

Hình 3 23: Phan tích phục héi áp suất sau khi xứ lý acid PBU#1 X-3XD2007 92

Hình 3 24: Khớp hóa lịch sứ áp suất dựa trên PBU#1 X-3X DST#I [4] 93

Hình 3 25: Phân tích MPLT trong giai đoạn đóng giéng X-3X DST#1 [4] 94

Hình 3 26: X-3X DST#1 Phân tích MPLT ở những đới cho dòng trên 4284

Trang 11

Hình 3 30: Phân cấp trữ lượng của Via E70 5-5s< << << ce«eeeesessse 102Hình 3 31: Đánh giá độ nhạy của các thông số đến kết quả trữ lượng vỉa

Trang v

Trang 12

Bang 1 2: Tóm tắt tài liệu các giếng khoan ở mỏ X [2] 5-5-5- 22

Bang 1 3: Thông số cau trúc theo nóc tập địa chan của m6 X [2] 27

Bang 2.1: Mật độ khung đá của các loại đất đá phố biến [3] 44

Bang 2.2: Mật độ chất lưu của các loại bùn khoan [3] -5-5-<- 44Bang 3 1: Thông số cau trúc theo nóc tập địa chan của m6 X [4] 60

Bang 3 2: Chat lượng dữ liệu via chứa của cấu tạo X [4] «-<- 62Bang 3 3: Tóm tat dữ liệu PVT tập E70 của giếng X-2X và 3X [4] 63

Bang 3 4: Thanh phan via dau tập E70 của giếng KTN-2X và 3X [4] 64

Bang 3 5: Tính chat dau thô của tập E70 giếng X-2X và 3X [4] 65

Bang 3 6: Tính chất nước của X-2X RCI và X-3X DST #2 (tập E70) [4] 66

Bang 3 7: Tính chất nước của X-3X DST#1 (bao gồm tập E70 + Móng) [4]67Bang 3 8: Tính chất đá chứa theo tài liệu mẫu lỗi tập E70 của X-3X [4] 68

Bang 3 9: Kết quả phân tích mẫu lõi của X-3X [4] 5-5-5-5-<5<<- 69Bang 3 10: Chuỗi các kết quả chính X-2X DST#1[ 4] 5-5-5 77

Bang 3 11: Hiệu suất thir vỉa X-2X DST#I [4] 5-5-5< << <s<<<<e 78Bang 3 12: Minh giải tài liệu đầu vào X-2X DST#1 [4] -. 5 79

Bang 3 13: Tóm tắt kết quả minh giải áp suất build up X-2X DST#1 [4] 82

Bang 3 14: Minh giải PLT X-2X DST#1 về sự phân bố dòng chảy theo tầngLI HÁ4 Ô 83Bang 3 15: Minh giai PLT X-2X DST#1 về tổng lưu lượng từng pha, van1/7 410 0Ẻ0Ẽ8Ẽ0575.® Ô 83Bang 3 16: Minh giải PLT X-2X DST#1 về tổng lưu lượng từng pha, van28/64 ÁL100202Ẽ02757 Ô 84Bang 3 17: Minh giai PLT X-2X DST#1 về tổng lưu lượng từng pha, van771001127 84

Bang 3 18: Chuỗi những kết quả chính [4] 5-5-5-5<e<es=<<<<<e 89Bang 3 19: Hiệu suất thir vỉa X-3X DST#1 [4] 5-5- 5< << <s<<<<e 89Bang 3 20: Minh giải tài liệu đầu vào X-3X DST#1 [4] 5 90

Bang 3 21: X-3X DST#1 Tóm tắt sự minh giái phục hồi áp suất [4] 92Bang 3 22: Tóm tat phân cấp trữ lượng cho từng vỉa <-<-<- 102

Trang 13

010000 ,Ô 104Bang 3 25: Trữ lượng dâu, khí, khí hòa tan và khí ngưng tu (condensate) tại011) 1108.1893100N 105Bang 3 26: Trữ lượng dầu, khí, khí đồng hành và khí ngưng tụ (condensate)thu hOi dw Ki@n 0022 105Bang 3 27: Trữ lượng dau, khí, khí đồng hành va condensate thu hồi dự'800118.1851007777 105

Trang vi

Trang 14

TB-DN Tây Bắc — Đông Nam.

mD Mili Darcy.Sw Độ bão hoa nước

K Độ thâm

PHIE Độ rỗng

Swit Độ bão hoa nước dư

Swn Độ bão hòa nước linh động ở đới chuyền tiếpVsh Thể tích sét

TVDss True vertical depth subsea

MD Measured depth

DVLGK Dia vat ly giéng khoan

GR GamarayDST Drill stem testMDT moduler dynamic tester

Trang 15

MỞ ĐẦU1) Tính cấp thiết của đề tài:

Dau khí là ngành công nghiệp chủ đạo của nhiều quốc gia trên thế giới Tại ViệtNam, ngành công nghiệp dâu khí giữ vai trò to lớn trong việc đảm bảo sự phát triển vàan ninh năng lượng đất nước Trong sự nghiệp phát triển của đất nước, ngành dau khíkhông những là nguồn năng lượng và thu nhập ngoại tệ cho quốc gia mà còn là kênhđầu tư nước ngoài lớn nhất Tuy nhiên dau khí có trữ lượng giới han và không thé táitạo Do đó việc không ngừng đây mạnh tìm kiếm thăm dò và phát triển các đối tượng

triên vọng tiêm ân có tam quan trọng lớn.

Trong hoạt động tìm kiếm — thăm dò dau khí, đánh giá trữ lượng dầu khí tại chỗban đầu là một công tác quan trọng Việc đánh giá trữ lượng dầu khí với độ tin cậy,chính xác cao luôn là một công tác day rủi ro đối với người kỹ sư dau khí Nó đòi hỏingười kỹ sư phải có chuyên môn vững chắc và kinh nghiệm thực tiễn phong phú,nhằm xác định trữ lượng một cách phù hợp

Sau khi tiến hành khoan các giếng khoan thăm dò, đánh giá có biểu hiện của daukhí của tập E70 mỏ X lô 9-2/09 công tác đánh giá trữ lượng dầu khí tại chỗ khu vựcnày rat cấp thiết Kết quả của công tác cho phép biết được trữ lượng dau khí chứa củamỏ, từ đó kết hợp với tình hình kinh tế — kỹ thuật hiện tại để quyết định dừng tìm kiếmthăm dò bố sung hay là đưa mỏ vào phát triển

Được sự đồng ý của bộ môn địa chất dầu khí, khoa kỹ thuật địa chất và dầu khítrường đại học Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh học viên đã chọn đề tài: “ĐÁNH GIÁTRU LUONG DAU TẠI CHO BAN DAU TAP E70 MO X LÔ 9-2/09 BẰNG PHƯƠNGPHAP THE TÍCH” đê thực hiện luận văn thạc si

2) Tổng quan tình hình nghiên cứu:Công tác đánh giá trữ lượng dâu khí tại chỗ đã được nhiều cơ quan đơn vị, nhàkhoa học liên quan thăm dò khai thác dầu khí quan tâm nghiên cứu đánh giá, kếtquả nghiên cứu liên quan đến đối tượng nghiên cứu có thể tính đến bao gồm:

- _ Trên thé giới:

1 David A White và Harry M Gehman, “Methods of Estimating Oil and

Gas Resources” (1979) Tác gia đã dé cập van dé đánh giá tiềm năng dau khí chưa

Trang 7

Trang 16

được phát hiện có thé được thực hiện và trình bày dưới dạng đường cong xác suất tíchlũy, mà từ đó cho thấy khả năng xuất hiện của trữ lượng hydrocarbon cùng với rủi rocó thé xảy ra Sẽ hiệu quả hơn khi đường cong xác suất tích lũy đó được xây dựngbăng thuật toán Monte Carlo Bên cạnh đó, việc đánh giá tiềm năng dầu khí chưa đượcphát hiện không tránh khỏi những sai sót, kết quả của các phương pháp tiếp cận phụthuộc vào nhiều yếu tố khác nhau vì thế kết quả không mang tính chắc chắn cao.

2 Mihir K Sinha Ph.D và Larry R Padgett Ph.D, “Oil in Place and

Recoverable Reserve by the Volumetric Method” (1985) Hau như khi nói đến đánhgiá trữ lượng dau khí ban dau thì phan mềm Crystal Ball thường xuyên được sử dung.Thế nhưng trong đề tài này, tác giả đã giới thiệu chương trình Fortran và chương trìnhnày sẽ đánh giá trữ lượng tại chỗ và trữ lượng thu hồi theo phương pháp thể tích chomột vỉa chứa Với hai tùy chọn có săn cho việc tính thể tích: tính toán có thể được thựchiện băng cach sử dụng dữ liệu ban đồ [sopach hoặc xem xét các vỉa chứa có dạng trònvà có độ dày đồng đều Tuy nhiên, những tham số trong công thức tính toán sẽ có saisố nhất định vì thế chương trình Fortran cũng không tránh khỏi sai số trong tính toán

3 P.JSmith và J.W.Buckee —- British Petroleum Exploration plc,

“Calculating In-Place and Recoverable Hydrocarbons: A Comparison of

Alternative Methods” (1985) Tác gia đã dé cập hai phương pháp đánh giá trữ lượngtại chỗ: phương pháp tham số và phương pháp Monte Carlo Làm sao để chọn được

phương pháp đánh giá phù hợp và giảm bớt được mức độ rủi ro của từng phương

pháp Ngoài ra, tác giả còn đề xuất một phương pháp tiếp cận mới, đó là kết hợp ưuđiểm của hai phương pháp trên thành một thuật toán linh hoạt cho việc đánh giá trữ

lượng tại chỗ

4 Santos, R.; Ehrl, E [Mobil Erdgas-Erdoel GmbH, Celle (Germany)],

“Combined Methods Improve Reserve Estimates” (1995) Có hai phương thức tiếpcận trong đánh giá trữ lượng dầu khí: tất định và bất định Phương thức tat định thựchiện với các giá trị trung bình riêng biệt Trong khi đó phương thức bất định sử dụngcác thông số ngẫu nhiên như trong mô phỏng Monte Carlo Việc đối sánh kết quả củahai phương thức trên góp phần đảm bảo độ tin cậy của công tác đánh giá trữ lượng Cụthé, nếu giá trị của hai phương thức phù hợp với nhau thì kết quả có độ tin cậy cao

Trang 17

Ngược lại, nếu hai phương thức cho giá trị khác nhau thì cần phải xem xét lại các giảthuyết ban đầu.

- Trong HHƯỚC:

1 Mai Trung Thịnh, “Tính toán trữ lượng bằng phương pháp th tích mỏTT,b Nam Côn Sơn”, LVTN, Đại học Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh, 2012 Nộidung chính của luận văn là trình bày các lý thuyết và phương pháp nhằm đánh giá trữlượng mỏ TT thuộc bể Nam Côn Sơn Ngoài ra, tác giả còn trình bày chi tiết quy trìnhđánh giá trữ lượng bằng phương pháp thể tích Trên cơ sở tìm hiểu vẻ tài liệu địa chấtcũng như tài liệu địa vật lý mỏ TT, bé Nam Côn Sơn và áp dụng phương pháp thé tíchđể đánh giá trữ lượng mỏ TT ở các vỉa dau - khí tuổi Miocen sử dụng các phan mềm

Petrel, Best fit, Crystal Ball và Excel, trong luận văn nay tác giả đã thực hiện các nội

dung chủ yếu sau: Khái quát lý thuyết đánh giá trữ lượng dau khí; Khái quát lý thuyếtphân cấp trữ lượng; Phân cấp trữ lượng các via chứa tuổi Miocen mỏ TT; Cơ bản xâydựng bản đồ cấu trúc vỉa chứa bằng phần mém Petrel; Đánh giá trữ lượng các via dầukhí tuổi Miocen mỏ TT Tuy nhiên tác giả không tính toán trữ lượng băng phươngpháp Cân băng vật chất để so sánh với phương pháp thể tích, vì là mỏ mới nên tài liệu

vê mỏ cũng có phân thiêu sót, chưa được chi tiệt.

2 Bùi Thiện Thuật, “Đánh giá trữ lượng dầu khí tại chỗ ban đầu tập BI.1khối H1 của mỏ CR bồn trũng Cứu Long”, LVTN, đại học Bách Khoa TpHCM,2012 Ngoài việc sử dụng phương pháp thể tích để đánh giá trữ dầu khí tại chỗ banđầu, tác giả đã sử dụng phần mềm Petrel để xây dựng mô hình cấu trúc từ đó xác địnhđược giá trị thể tích khối chứa sản phẩm (BRV) Tác giả còn sử dụng phan mémBestfit dé lựa chọn phân bố cho các thông số nhằm tăng mức độ chính xác của kết quả

3 Võ Văn Tính (12/2014) “Đánh giá trữ lượng dau khí tại chỗ ban dautầng 23-1 và 23-2 tập trầm tích Miocene hạ mỏ A bồn trũng Cửu Long”, Luậnvăn tốt nghiệp đại học Bách Khoa TpHCM Ngoài việc sử dụng phương pháp thêtích để đánh giá trữ dầu khí tại chỗ ban dau, tác giả đã sử dung phần mềm Petrel déxây dựng mô hình cau trúc từ đó xác định được giá trị thể tích khối chứa sản phẩm(BRV) Tác giả còn sử dung phân mềm Bestfit để lựa chọn phân bố cho các thông sỐ

nhăm tăng mức độ chính xác của kêt quả.

Trang 3

Trang 18

4 Thái Bá Ngọc, Trần Văn Xuân, Đỗ Văn Đạo, Trần Thanh Nam, “Ápdụng phần mềm Bestfit và Crystalball trong công tác đánh giá trữ lượng dâu khímỏ X băng phương pháp th tích”, Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 13, Daihọc Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh Việc đánh giá trữ lượng dau có thé áp dụng cácphương pháp thể tích, cân bằng vật chất và các phương pháp khác phù hợp với môhình địa chất và mức độ tài liệu hiện có, trong đó phương pháp thể tích bắt buộc phảiđược áp dụng còn các phương pháp khác thì tùy thuộc vào điều kiện cụ thể nhưng khiáp dụng cần có lập luận về sự lựa chọn Trên thực tế, các số liệu đối tượng đánh giá trữlượng không phải là một số xác định, mà là một tập hợp các giá trị phân bồ rời rac vớiđộ tin cậy khác nhau Dé đưa các giá tri này vào tính toán cần xác định được quy luậtphân bố của chúng Hiện nay, để giải quyết vẫn đền này thuật toán Monte Carlo đươcứng dụng phố biến Trong phạm vi bài báo tác giả sử dụng thuật toán Monte Carlo vàphan mềm Crystal Ball, Bestfit để đánh giá quy luật phân bố cũng như độ tin cậy củacác tham số phục vụ đánh giá trữ lượng.

5 Hội nghị khoa học kỷ niệm “35 năm ngày thành lập Vietsovpetro và 30

năm khai thác tan dầu đầu tiên” Một số ý tưởng về xây dựng mô hình địa chất chotầng móng nứt nẻ ở các mỏ của Liên doanh Vietsovpetro (TS Trịnh Xuân Cường);Kinh nghiệm thế giới và một số suy nghĩ về van đề định giá khí trong bối cảnh pháttriển thi trường khí cạnh tranh tại Việt Nam (Bà Nguyễn Thị Thành LÊ)

6 Trần Như Huy, 2016 “Tướng trầm tích và đ ¢ đi m phân bo vỉa chứadầu khí Eocen — Oligocen dưới vùng ria đông - đông nam b_ Cứu Long” Daihọc Bách khoa thành phố Hỗ Chí Minh Luận án tiến sỹ Theo đó, tác giả Trần NhưHuy đã xây dựng các bản đỗ tướng đá tram tích Eocen-Oligocen dưới vùng ria đông-đông nam Dua ra mô hình tring đông — đông nam ở giai đoạn đầu thời ki tao rift vàsử dung mô hình này để luận giải cơ chế dé hệ thong dau khí hoạt động day đủ Xácđịnh đặc điểm phân bố theo diện và theo chiều sâu của tầng chứa cát kết lót đáy bảotồn đặc tính thấm — chứa ở khu vực nghiên cứu Việc phân nhóm các đói tượng chứadau khí dựa vào bảo tồn đặc tính tham- chứa đã góp phần chuẩn bị kế hoạch các giải

pháp kỹ thuật, công nghệ kích thước vỉa phù hợp trong việc xây dựng mô hình củavia chứa.

Trang 19

Tóm lại sau khi đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước, trên thếgiới cho thấy mặc dù có nhiều quy trình cụ thể cho việc đánh giá trữ lượng tại chỗ bandau, chưa có phân tích yếu tố không chắc chan và độ nhạy liên quan mật thiết thoãđáng cho đối tượng đặc thù: TẬP E70 MỎ X LÔ 9-2/09 Đây cũng chính là lí do hìnhthành đề tài.

Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu: Đánh giá trữ lượng dầu tại chỗ ban đầu tập E70 mỏ X lô 9-2/09 bằngphương pháp thé tích dựa trên mô hình cấu trúc và các thông số địa chất, địa vậtlý của giếng khoan CS-2X là tiền đề cho hoạch định phát triển mỏ và lựa chọnvị trí giếng khoan thăm dò-phát triển kế tiếp

Noi dung, nhiệm vụ nghiên cứu:

Trên cơ sơ nghiên cứu cơ sở lý thuyết về đánh giá trữ lượng đang được sử dụng

biện luận lựa chọn phương pháp đánh giá trữ lượng phù hợp.

Ap dung lý thuyết và các phần mềm phù hợp (Petrel, Crystal Ball, Bestfit) đểđánh giá trữ lượng dau tại chỗ ban dau tập E70 mỏ X lô 9-2/09

Đối sánh kết quả đánh giá trữ lượng với các phương pháp khác

Phương pháp nghiên cứu:Thu thập tập hợp, phân tích và khái quát hóa các tài liệu nghiên cứu (tài liệu địa

chat, lịch sử kiến tao, địa chan, địa vật lý giếng khoan, phan tích mẫu lõi ).Xác xuất thống kê, các phương pháp giải thuật nội suy và ngoại suy, mô hình

Đối tượng nghiên cứu là các tầng chứa triển vọng: tầng chứa Oligocen sớm (tập

E) thuộc lô 9-2/09 mỏ X.

Cơ sở tài liệu của luận văn

Trang 5

Trang 20

Luận văn thực hiện trên cơ sở: các tài liệu thu thập được tại tổng công ty thămdò khai thác dau khí (PVEP), các công ty điều hành Hoang Long JOC, và các tàiliệu, bài báo đã công bố trong các tạp chí, các hội nghị về dầu khí và luận văn tốtnghiệp, đề tài nghiên cứu của các trường đại học trong vả ngoài nước.

e_ Các dữ liệu dia chat — địa vật lýe Dữ liệu các giếng khoan

e Tài liệu tham khảo

8) Y nghĩa khoa học, thực tiễn của luận văn:Ý nghĩa khoa học: Trang bị kỹ năng, xem xét đánh giá trữ lượng băng nhiềuphương thức tiếp cận cũng như công cụ, phần mềm khác nhau

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả đánh giá trữ lượng dầu khí tập E70 góp phần đánhgiá thâm lượng và trợ giúp cho việc ra quyết định (tìm kiếm thăm dò bổ sung, dừnghay tiếp tục phát triển mỏ) Là tài liệu tham khảo b6 sung cho công ty trong các giaiđoạn nghiên cứu tiếp theo

9) Câu trúc luận văn

Nội dung luận văn: Trình bày các đặc điểm địa chất, lịch sử nghiên cứu tìmkiếm thăm dò dầu khí, đặc điểm cấu trúc, đặc điểm kiến tạo, đặc điểm về địa tầng vàhệ thống dâu khí của bể Cửu Long đặc biệt là đặc điểm địa chất khu vực mỏ X pdụng phương pháp thé tích, các phần mém hỗ trợ (Petrel, Crystal Ball, Bestfit ) déđánh giá trữ lượng dau tại chỗ ban đầu Đề xuất giải pháp đánh giá trữ lượng và phânhạng độ tin cậy của kết quả

Luận văn có câu trúc gồm phan mở dau, kêt luận — kiên nghị, tài liệu tham khảovà 3 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan đặc điểm địa chất khu vực nghiên cứuChương 2: Lý thuyết phân cấp trữ lượng và các phương pháp đánh giá trữ

lượng

Chương 3: Đánh giá trữ lượng tại chỗ ban đầu tập E70 mỏ X lô 9-2/09 bằng

phương pháp thể tích

Trang 21

CHƯƠNG 1 TONG QUAN ĐẶC DIEM DIA CHAT KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.1 Khái quát chung bồn trũng Cứu Long1.1.1 Vị trí địa lý - kinh tế - nhân vănBồn trũng Cửu Long thuộc chủ yếu thêm lục dia Nam Việt Nam và một phânđất liền thuộc khu vực cửa sông Cửu Long Bồn trũng có hình bau dục, vỗng về phíabiển, kéo dài từ bờ biến Phan Thiết đến cửa sông Hậu Về tọa độ địa lý, bồn được giớihạn từ 9° đến 119vĩ Bắc và từ 106°30’ đến 109°0’ kinh Đông Về quy mô, bổn có diệntích khoảng 36.000 km”, trong đó chiều dài của bổn khoảng 400 km theo hướng ĐôngBắc — Tây Nam và chiều rộng của bồn khoảng từ 50 — 75 km theo hướng Tây Bắc —

Đông Nam (Hình 1.1).

Về mặt ranh giới, phía Tây Bắc tiếp giáp với đất liền, phía Đông Nam ngăncách với bồn Nam Côn Sơn bởi đới nâng Côn Son, phía Đông Bắc là đới cắt trượt TuyHòa ngăn cách với bồn Phú Khánh, và phía Tây Nam tiếp giáp với đới nâng Khorat —

Natuna.

Theo tài liệu phân lô thì diện tích của bồn Cửu Long chủ yếu bao gém các lô 9,15, 1ó, L7, và một phân các lô 1, 2 Trong bồn có các mỏ lớn đã và đang được đầu tưnghiên cứu và khai thác như: mỏ Bạch Hồ, mỏ Rồng, mỏ Rạng Đông, mỏ Ruby, SưTử Đen, Sư Tử Vàng, CNV, Sư Tử Trăng và một số mỏ khác đang thâm lượngchuẩn bị phát triển như: Emerald, Hải Su Trắng Bồn tring Cửu Long có sự đầu tucủa các xí nghiệp liên doanh (XNLD), các công ty điều hành chung (JOC), các công tyliên doanh phân chia sản phẩm như: XNLD VietsovPetro, Hoan Vũ JOC, Lam Son

JOC, VRJ, Petronas (Malaysia), JVPC, Conoco

Về khí hậu: Nhìn chung bồn Cửu Long có khí hậu đặc trưng là nóng do vi trícủa bồn gan với xích đạo Ở khu vực này có sự phan ra thành hai mùa rõ rệt: Mùa khôkéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 và mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10

Nhiệt độ trung bình của khu vực này vào mùa mưa vào khoảng trên 30 °C vàvào mùa khô là 26-27 °C.

Trang 7

Trang 22

tr bể Đá-g tty 62 Xemirr i

Hình 1.1: Ban đồ vị trí địa lý bổn tring Cửu Long [1]Về lượng mưa thì trung bình vào khoảng 120 — 300 cm/năm Tuy nhiên trong cácmùa mưa lũ thì lượng mưa cao hơn gấp nhiều lần Chế độ gió: Từ tháng 11 đến 4,hướng gió chủ yếu là hướng Đông Bắc và Bắc — Đông Bắc Sau đó vào tháng 12 vàtháng giêng thì hướng gió chủ yếu là Đông Bắc Vận tốc gió vào đầu mùa thì nhỏ vàsau đó tăng dan lên, đạt cực đại vào tháng 2 Tốc độ gió trung bình vào khoảng 1,5m/s, cực đại có thé lên đến 12,5 m/s Từ tháng 5 đến 10 chế độ gió chịu ảnh hưởng bởihệ thong gió mùa Tây Nam, do đó hướng gió chủ yếu là Tây Nam và Tây — Tây Nam.Tốc độ gió trung bình vào khoảng 8,8 m/s, cực đại có thé lên đến 32 m/s

Vẻ chế độ dòng chảy thì khu vực thuộc bồn tring có nhiều dòng chảy khácnhau do ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động khác nhau như: Thủy triều, địa hình day,khối lượng nước, nhiệt độ, chế độ gió Vận tốc dòng chảy trung bình, bién động nhẹ,gió giật trung bình cấp 4— 5, vận tốc dòng xoáy ở mức trung bình

Trang 23

Chế độ sóng trong khu vực bổn cũng được chia ra thành 2 kiểu phụ thuộc vào 2mùa trong năm: Từ tháng 5 đến tháng 10, hướng sóng chủ yếu là hướng Tây Nam,biên độ thấp và 6n định, trung bình vào khoảng 0,5 — 2 m, cực đại có thé đạt được 5 m.Từ tháng 11 đến tháng 4 hướng gió là Đông Bac va Bắc — Đông Bac, sóng có biên độ

từ 2 — 4m, đôi khi lên 6-8 m.

Toàn bộ vùng Nam Bộ gồm 16 tinh và thành phố có diện tích khoảng 84.600km”, đường bờ biển dài khoảng 1000 km, diện tích thêm lục địa khoảng 800.000 km”,tong dân số theo thống kê vào năm 2002 là khoảng hon 25 triệu người, trong đó nguồnnhân lực trẻ khá dồi dào chiếm tới 13 triệu người — khoảng 35% số người lao động củacả nước Thế mạnh kinh tế của vùng là nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, một phần côngnghiệp nặng, du lịch và xuất khẩu Trong đó phải kế đến thế mạnh về cung cấp lươngthực — thực phẩm cho cả nước, hơn nữa còn đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu Về xuấtkhâu, ngành thế mạnh đem về nhiều ngoại tệ cho đất nước không thé không nói đếndau khí.Trong đó Bà Rịa — Vũng Tau là tỉnh có họat động về dau khí diễn ra rất sôinoi

Về mặt giao thông thì tinh Ba Ria — Vũng Tau có đường giao thông thuận lợicho công tác tìm kiếm — thăm dò và khai thác dau khí, cụ thé:

Đường bộ: Có quốc lộ 51 nối liền Tp.Vũng Tàu với Tp.Hồ Chí Minh Hơn nữachất lượng đường giao thông rat tốt, đạt chuẩn quốc gia

Đường thủy: Dài 80 km nối liền cảng Vũng Tàu với cảng Sài Gòn Cảng VũngTàu là một cảng lớn có thể chứa và vận chuyển được khối lượng hàng hóa thiết bị lớn,đáp ứng tốt được công tác cung cấp thực phẩm, vận chuyển thiết bi cho giàn khoan

ngoài khơi.

Đường hàng không: Sân bay Vũng Tàu có thé tiếp nhận các loại máy bay AN —

24, AN - 28 và các loai trực thăng Sân bay đảm nhận công tác đưa đón cán bộ hoạt

động trong lĩnh vực dau khí giữa đất liền và giàn khoan biến Ngoài ra, sân bay cũng

đảm nhận chức năng vận chuyên hàng hóa ra giàn và các dịch vụ khác theo yêu câu.

Trang 9

Trang 24

1.1.2 Lich sử nghiên cứu địa chất dau khí của bồn tring Cửu LongLịch sử nghiên cứu địa chất của bồn trũng Cửu Long gắn liên với lịch sử tìmkiếm — thăm dò và khai thác dầu khí của bồn trũng Lịch sử nghiên cứu bổn tring CửuLong có thé được chia thành bốn giai đọan:

Giai đoạn trước năm 1975

Đây là giai đoạn khảo sát địa vật lý khu vực như từ, trọng lực và địa chân chủyếu dé phân chia lô phục vu cho công tác dau thầu, ký hợp đồng dau khí

Trong giai đoạn này thì có công ty, tổ chức tiến hành đo đạc như: US Navy

Oceanographic Office (1967), Alpine Geophysical Corporation (1967 — 1968) va Ray

Geophysical Mandrel (1969) Các tổ chức trên đã lần lượt tién hành đo dia vat lý vađịa chan trên toàn bộ lãnh thô Nam Việt Nam sau đó tiến hành đo ngoài khơi biểnĐông trong đó có các tuyến đo cắt qua bổn trũng Cửu Long

Năm 1973 — 1974 Việt Nam tổ chức đấu thầu, và trong năm 1974 công tyMobil đã trúng thầu trên 16 09 Cudi năm 1974 đầu năm 1975 thì công ty Mobil tiễnhành khoan giếng tìm kiếm dau tiên trong bồn trũng Cửu Long (BH - 1X)

Giai đoạn 1975 — 1979

Năm 1976 có công ty địa vật lý CGG của Pháp đã tiến hành khảo sát vùng đồngbang Sông Cửu Long và ven biển Vũng Tàu — Côn Sơn Kết quả khảo sát đã cho phépxây dựng các tang phản xạ chính CL20 đến CL80, qua đó khang định sự có mặt củabon Cửu Long với trầm tích Đệ Tam

Năm 1978, công ty Geco của Nauy tiễn hành thu nỗ địa chan 2D trên các lô củabổn trũng Cửu Long và làm chi tiết trên cầu tạo Bạch Hồ Ngoài ra, công ty Deminexđã hợp đồng với Geco thu nỗ địa chan trên lô 15 và cau tạo Cửu Long (nay là cầu taoRạng Đông) Theo như kết quả khoan tìm kiếm của Deminex trên các cấu tạo triểnvọng nhất thì chi phát hiện biểu hiện dau khí chứ không có dòng dau công nghiệp

Giai đoạn 1980 — 1988

Trong giai đoạn này thì công tác tìm kiếm thăm dò mở rộng trong đó phải kếđến sự có mặt của XNLD Vietsovpetro Năm 1980, tàu POISK tién hanh do dia chanvà kết quả là đã phân chia chi tiết các tập dia chan của bổn tring Cửu Long Sau đó

Trang 25

trong các năm từ 1981 đến 1984 thì các tàu nghiên cứu khác đã tiến hành khảo sát diavật lý — địa chan rộng hơn và nghiên cứu phan sâu hon của bồn Cửu Long Trong thờigian nay, Vietsovpetro cũng tiễn hành khoan 4 giếng trên cau tao Bạch Hồ và Rong.

Cuối giai đoạn đánh dấu băng việc Vietsovpetro đã khai thác những tan dầu đầutiên từ hai đối tượng Miocen và Oligocen hạ năm 1986 và đặc biệt quan trọng là vào

1988 họ đã phát hiện dầu trong đá móng nứt nẻ granite

Giai đoạn 1989 đến nayĐây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của công nghiệp dầu khí, đặc biệt là ở bồntrũng Cửu Long với sự ra đời của luật đầu tư nước ngoài và luật dầu khí Qua đó đã cóhàng loạt các công ty nước ngoai dau tư vào Việt Nam theo hình thức phân chia sảnphẩm hay cùng hợp tác đầu tư Đến nay đã có nhiều hợp đồng tìm kiếm thăm dò đượcký kết

Tham gia vào giai đoạn sôi nổi này là các công ty dịch vụ địa vật lý giàu kinhnghiệm trên thế giới như: CGG, Geco — Prakla, Western GeoCo, PGS Hau hết các lôthuộc phạm vi bổn đã được nghiên cứu tỉ mỉ phục vụ cho công tác mô hình hóa thândau Song song đó là việc khảo sát dia chan 3D trên tat cả các vùng triển vọng Đếnnay, số lượng giếng khoan ở bổn trũng Cửu Long lên đến con số 400, trong đóVietsovpetro chiếm trên 70% số giếng Băng kết quả khoan thì đã phát hiện được cácmỏ như: Rạng Đông, Sư Tử Đen, Sư Tử Trăng, Sư Tử Vàng, Diamond, Emerald,

CNV đang khai thác với sản lượng khá cao.

1.1.3 D cdi m địa tangCác thành tạo của bổn trũng Cửu Long bao gồm móng trước Kainozoi và tramtích lớp phủ kèm phun trào tuổi Kainozoi.Cột địa tang tổng hợp bổn trũng Cửu Longthể hiện trên hình 1.2

Trang 7ï

Trang 26

= z ° @ = sao] gf Moit =%S|#|i 6 E Ps 5 zS|§ Sa MO TA THACH HOC ear ba kraebv K |c = nà = g ‘<5 tram tich |= 3

E = & = Ss | wo š 2z °F = = & Pond < 5 oe 5

= — & -2 ©a = Lj

= |= 9S— 2 Cat hat thé, be rồi, xết, xen =

z a v 5kẽ lớp carbonat, than, hóa 2k

| tí thạch: Dacrydiam _

== we

S = Cất thô - mịn, sé 8 =

= > carbonat, than, b h su” =© Stenoctacna 5 = k3a As S

me 31Ä= a

z oP sọ 2S S

“ & 3 A TH sết carlsoxszt và then =

=| = z nda thạch: F Meridional E=| = ? x

= = < = =

x E Ay =sis e TM ip! e

oO £Z Bix “3 | F == S s= San cuội kết xen lớp sét ==

1.1.4.1 Cơ chế thành tạo bồn trũng Cửu Long

Bon Cửu Long có vai trò quan trọng nhat về dau khí đôi với Việt Nam Bon có

ranh giới rõ ràng với các đơn vị kiến tạo xung quanh (Hình 1.3)

_) TRƯNG QUỐC

Hình 1.3 Bản d6 các bồn trầm tích Đệ Tam ở Việt Nam [1]Bồn trũng Cửu Long là bồn trũng kiểu rift nội lục điển hình, căng giãn theo cơchế tạo bổn trũng sau cung do thay đối tốc độ chuyên động thúc trồi xuống Đông Nam

Trang 27

của địa khối Kon Tum trong suốt Oligocene muộn đến cuối Miocene sớm Bồn tringđã trải qua hai pha căng giãn Pha căng giãn thứ nhất vào Eocene (?) — Oligocene sớm,ứng với thời kỳ hình thành bồn trũng Đây là thời kỳ tạo ra các trũng nhỏ hẹp và cụcbộ có hướng Tây Bắc — Đông Nam va Đông — Tây (chủ yếu ở phan phía Tây của bổn)được lap day bởi trầm tích aluvi mà một số giếng khoan trên đất liền và ngoài thêm lụcđịa đã gặp (tập F, El) Chúng có thành phân thạch học khác nhau và khó xác địnhtudi.Pha căng giãn thứ hai vào cuối Oligocene muộn — Miocen sớm (2) có hướng ĐôngBắc — Tây Nam Đây là thời kỳ căng giãn mở rộng tạo một bén tring trầm tích có ranhgiới khép kín như một hỗ lớn, ít chịu ảnh hưởng của bién.Tram tích có nhiều sét ởtrung tâm các triing và thô dân về các đới cao ven bờ.Từ Miocene giữa (2) đến nay làgiai đoạn sụt lún nhiệt bình ôn, chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường biến.

1.1.4.2 Lịch sử phát tri n địa chất của bồn tring Cứu LongNhư đã dé cập ở mục trên thì bồn Cửu Long là bổn căng giãn nội lục điển hìnhBồn được hình thành trên đá móng kết tinh tuổi trước Kainozoi Lịch sử phát triển địachất của bồn bao gồm các thời kỳ (Hình 1.4 va 1.5):

Thời kỳ trước tao rift: Kéo dài từ trước Đệ Tam — Jura muộn đến Eocene.Thời kỳ dong tao rift: Kéo dài từ cuỗi Eocene đến cuối Oligocene — đầu

Miocene.

Hình 1 4: Mặt cắt địa chất sơ lược qua trung tâm bồn trũng Cửu Long [1]

Trang 73

Trang 28

— Do căng giãn khu vực.

— Do phủ chờm lên các khối nâng của móng.— Do lang dong trong các địa hao và các tring.— Do lực nén ép vào cuối Oligocene, gây ra nghịch đảo trầm tích

H th ng dut gay

Bồn tring Cửu Long có hai hệ thống đứt gay chính:Thứ nhất, hệ thống đứt gay theo phương Đông Bắc — Tây Nam, gây ra bởi cáclực căng giãn khu vực theo phương TB — DN khi mang An Độ bắt đầu va mang hútchìm vào mang Au A tại cung Sunda vào Kainozoi sớm

Thứ hai, hệ thống đứt gãy theo phương cận ké với phương Đông Bắc — TâyNam, gây ra bởi một hệ thống đứt gãy trượt bằng lớn khác (đứt gay Sông Hong, đứt

gay Sông Hậu — Ba Tháp).

Trang 29

H th ng nứt néCó hai đới nứt nẻ chính:

Nứt nẻ trong trầm tích Kainozoi bị vò nhàu uốn nếp.Nut nẻ trong móng trước Kainozoi chủ yếu gồm hai loại Granite và GranodioritBên cạnh hai hệ thống nứt nẻ chính được thành tạo cùng với các đứt gãy lớn thìcòn có hệ thông nứt nẻ hình thành sau khi các đứt gãy ngừng hoạt động và hệ thống

nứt nẻ do các biên đôi thứ sinh trong đá.

Mức độ trưởng thành của vật liệu hữu cơ:

Vật liệu hữu cơ trong trầm tích đã qua pha chủ yếu sinh dầu hoặc đang nam ởpha trưởng thành muộn Vì vậy lượng dầu khí được tích lũy ở các bẫy chứa đa phầnđược đưa đến từ đới bién chất muộn của vật liệu hữu cơ Phần lớn vật liệu hữu cơ cótrong tram tích Oligocene thượng đang trong giai đoạn sinh dầu mạnh nhưng chi mớigiải phóng một phần hydrocacbon vào đá chứa Còn vật liệu hữu cơ của trầm tíchMiocene hạ chưa nằm trong điều kiện sinh dau, chí có một phan nhỏ ở đáy Miocene ha

đã đạt tới ngưỡng trưởng thành.

b Tầng chắn — bẫy chứaTập sét Rotalit là một tầng chăn khu vực rất tốt, với hàm lượng sét 90 — 95%,kiến trúc phân tán với cỡ hạt <0.001m Thành phan khoáng vật sét chủ yếu là

Trang 75

Trang 30

Montmorillonite Tập này phố biến rộng khắp trong phạm vi bồn, chiều dày 6n định từ180 — 200m Đây là tang chan tốt cho cả dau và khí.

Ngoài ra còn có một số tầng chăn địa phương khá tốt:e Tang chan I: nằm trong phan sét tạp của điệp Bạch Hồ (Miocene hạ), phủ

trực tiếp lên các via sản pham 22, 23, 24.e Tang chan II: là phần nóc của điệp Trà Tan (Oligocene thượng) Đây là tang

chắn địa phương lớn nhất.e Tang chan III: năm ở nóc điệp Trà Cú (Oligocene ha) đây là tầng acgilit,

hàm lượng sét 70 — 80%, khoáng vật chủ yếu là hydromica.Vật liệu trầm tích lap day phan rỗng của các khe nứt của lớp vỏ phong hóa đámóng đã tạo nên tầng chắn địa phương trên bề mặt móng

Các ki u bayTrong phạm vi bổn trũng Cửu Long, các dạng bay cấu tạo phát triển kế thườngmóng, bẫy màn chắn kiến tạo khá phố biến trong trầm tích Oligocene và Miocenedưới, ngoài ra bẫy hỗn hợp, bay phi kiến tạo cũng phát triển trong trầm tích Oligocenevà Miocene Đặc biệt, dạng bẫy khối móng nứt nẻ được phủ bởi trầm tích hạt mịnđóng vai trò hết sức quan trọng

Trữ lượng và tiềm năng dau khí của bổn tring Cửu Long được dự báo khoảng820 triệu m° quy dau, chủ yếu tập trung ở móng nứt nẻ Trữ lượng dau khí phát hiệntrong móng, cát kết Miocene va Oligocene khoảng hon 500 triệu m° quy dau (chiếm61% tổng tiềm năng dau khí của bồn) Hiện tại, dầu khí dang được khai thác từ 5 mỏ:Bạch Hồ, Rồng, Sư Tử Đen, Rạng Đông, Ruby và đã và đang phát triển mỏ Sư TửVàng và Sư Tử Trang

c Đá chứa

Đá chứa dau khí trong bồn trũng Củu Long bao gồm: đá granite nứt né, hang hốccủa móng kết tinh, phun trào dạng via hoặc dang đai mach va cát kết có cau trúc lỗrỗng giữa hạt, đôi khi có nứt nẻ, có nguồn gốc và tuổi khác nhau

Đá móng kết tinh trước Kainozoi là đối tượng chứa dau khí quan trọng ở bontring Cửu Long Hau hết các đá này đều cứng, giòn và độ rỗng nguyên sinh thường

Trang 31

nhỏ, dầu chủ yếu được tàng trữ trong các lỗ rỗng và nứt nẻ thứ sinh Chúng có thểđược hình thành do hoạt động kiến tạo, quá trình phong hóa hoặc biến đổi truyềnnhiệt Quá trình hình thành tính thấm chứa trong đá móng là do tác động đồng thời củanhiều yếu tố địa chất khác nhau Độ rỗng thay đổi từ 1 — 5% và có thé đạt 13%, độthâm có thé cao tới 1 darcy.

Đặc tính tham chứa nguyên sinh của đá cát kết Miocene hạ thuộc loại tốt dochúng được thành tao trong môi trường biến, biển ven bờ với đặc điểm phân bố rộngvà 6n định, các hạt vụn có độ lựa chọn và mài tròn tốt, bị biến đối thứ sinh chưa cao.Độ rỗng thay doi từ 19 — 25.5% Còn cát bột kết Miocene hạ thường có kích thước hạtnhỏ đến rất nhỏ với tỷ lệ cao của nên sét chứa nhiều khoáng vật Montmorillonite nênđộ thấm ít khi vượt quá 10%

d Sự di cư của dầu khíLớp sét có nguồn gốc đầm hồ thuộc tập Oligocene hạ được cho là tang sinh cuađối tượng nghiên cứu, đạt độ sâu lớn giúp cho vật liệu hữu cơ trưởng thành về nhiệt

Trong suốt thời kỳ Oligocene muộn bề Cửu Long chịu tác động không ngừng củacác hoạt động địa chất kiến tạo Sự tách dãn có sự thay đổi trục cùng với sự hoạt độngcủa các pha nén ép khu vục, sinh ra một loạt các đứt gãy Đông Bắc — Tây Nam, chủyếu là đứt gay thuận

Trong Oligocene muộn, hydrocarbon sau khi tách khỏi đá mẹ, bat đầu quá trìnhdi cư thứ cấp và tích tu lại tai via chứa

Đặc trưng quá trình di cư trên là khoảng dịch chuyền ngắn, và di cư theo phươngthăng đứng là quan trọng nhất bên cạnh sự dịch chuyên ngang

1.2 Khái quát chung và đ c đi m dia chất dầu mỏ X

1.2.1 Khái quát chung mo X

Mỏ X nam ở phía Bac lô 09-2/09, bể Cửu Long thuộc thêm lục địa Việt Nam,nơi có mực nước biển dao động từ 50-70m Mỏ nằm cách Vũng Tàu khoảng [35km vềphía Đông Nam, cách mỏ Rạng Đông khoảng 10km về phía Đông Nam (Hình 1.6)

Trang 17

Trang 32

Các tầng chứa dau khí ở mỏ X đã được chứng minh, gồm có:- Tầng đá móng nứt né trước đệ Tam (BSMT).

- Các tập cát kết Oligocene dưới: E70; E60; E40; E30 và E10Kết quả con s6 trữ lượng dầu khí tại chỗ (HIIP) dự kiến của mỏ X theo các mức1P, 2P và 3P với xác suất 50% đối với dau là: 69,1; 158.3 và 236,1 triệu thùng: đối với

khí là: 119.4; 224.6 và 332,5 tỷ bộ khối

Trang 33

Hệ số thu hồi dau khí cho từng loại tang chứa ở mỏ X được lấy tương tự theo các mỏBạch Hồ, Sư Tử Trang , cụ thé là: 15% (Móng); 16% (E70); 25% (E60-khí) và 8%

(E10; E30& E40).

Trữ lượng thu hồi ước tính theo các mức 1P, 2P và 3P với xác suất 50% đối vớidầu là: 10,5; 22,1 va 32,8 triệu thùng, đối với khí tự do là: 30,1; 56,7 và 82,8 tỷ bộkhối; đối với khí đồng hành là: 12,2; 25,2 và 374 tỷ bộ khối; đối với condensate là:

2,2; 4.2 va 6,1 triệu thùng.

Trữ lượng dầu tại chỗ (OIIP) tiềm năng P50 cho tầng BI của X Trung tâm là 2,5

triệu thùng.

1.2.2 Lịch sử tìm kiếm thăm dòHoạt động tìm kiếm thăm dò trên lô 09-2 được bat đầu từ năm 1974 với việckhảo sát địa chan 2D do Mobil tiễn hành Các khảo sát địa chan 2D và 3D sau nàyđược thông kê như Bảng 1.1

Trong năm 2002 và 2007, HVJOC đã khoan 02 giếng (COD-1X và COD-2X)trên cầu tạo Cá Ông Đôi nhưng không phát hiện dầu khí thương mại

Lô 09-2/09 là phần diện tích hoàn trả năm 2007 từ lô 09.2 của Cty Hoan VũJOC (HVJOC) sau khi kết thúc pha thăm dò Hợp đồng dau khí (HĐDK) được ký giữatập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) và tổng công ty thăm dò khai thác dầu khíViệt Nam (PVEP) vào ngày 06/8/2009 và có hiệu lực từ ngày 21/8/2009 Theo điềukhoản của hop đồng, giai đoạn thăm dò thứ nhất có thời hạn 03 năm với cam kết:khoan 02 giếng thăm dò và thu nỗ mới 500 km? địa chan 3D; giai đoạn thăm dò thứhai có thời hạn 02 năm với cam kết: khoan chắc chắn 01 giếng và dự phòng 02 giếng

Hiện tai, lô HD đã vào pha thăm dò thứ 2 từ ngày 21/8/2012.

Công ty điều hành Héng Long (HLPOC) nay là PVEP POC được ủy quyênđiều hành các hoạt động tìm kiếm thăm dò

Dựa trên kết quả tái minh giải hình tài liệu dia chan 3D do HVJOC thu nỗ năm2001, năm 2010 HLPOC đã khoan giếng thăm dò 09-2/09-X-1X trên cụm cấu taoKình Ngư Trắng-Dương Đông Kết quả đã phát hiện dầu chứa trong tang cát kết E10;E30; E40 thuộc trầm tích Oligocene dưới (tập E trên) Kết quả thử via như bang 1.7

Trang 7/9

Trang 34

Bang 1.1: Tóm tat cdc hoat dong tim kiếm thăm dò trên lô 09-2/09 [2]Công việ | Năm | Nhà điều hành Kết quả thực hiện

- Giéng thang đứng, TD@4618mMD/4588mss trong

2002 HVJOC tap Oligocene E.

- 01 DST trong tập E, F(?) — không cho dong.

thùng/ngày với dau 34° API (áp dung nứt via thủy lực).

- DSTZ2 trong tập E30, E trên, cho dòng 171-240

thùng/ngày với dâu 37.6° API (áp dụng nứt via thủy

nhiên từ 1350-3050 thùng/ngày với dầu 28° API.

- DST#2 trong tập E dưới-E60, cho dòng tự nhiên

250-350 thùng condensate/ngày và 2.2-2.3 triệu bộ khối

khi/ngay.2011 PVEP POC

X-3X

- Khoan tir gian dau giéng X-2X.TD@4403mMD/4162.5mss trong thân dầu móng.- DST#1 thử chung cho móng va phan dưới E70, chodòng tự nhiên từ 1500-2050 thùng/ngày với dau 33°

API.

- DST#2 thử phan giữa E70, cho dòng tự nhiên 2300 thùng/ngày với dầu 35° API.

1400-2012 PVEP POC

1.2.3 Cơ sở dữ liệu: Tài liệu phục vụ nghiên cứu, đánh giá trữ lượng tập E70

bao gồm tài liệu địa chan, tài liệu giếng khoan,

1.2.3.1 Tài liệu địa chanTrên diện tích mỏ X có 02 hình tài liệu địa chấn 3D (Hình 1.8):

Trang 35

- Năm 2001, HVJOC thu no, xử lý 410 km? (không tính 240 km? thuộc diện tích

T 09-2/09-KNT-1X: VSP, DT, Density ki Ú 09-2/09-KNT-2X: no VSP, DT, Density

09-2/09-KNT-3X: VSP, DT, Density H

P Block 09-2/10 Hi

Te 4 - Block3 wre ' = 01/10&02/10

iT T T T T T a Pa SER = La T pe nợ T Fst T pond Ire —— —_ T —_= —_= T —=

Hình 1 7: Sơ đồ diện tích thu nỗ địa chan 3D trên khu vực mỏ X, Lô 09-2/09 [2]Nhìn chung, chất lượng tài liệu địa chân được đánh giá từ trung bình đến tốt

F› sale~2600/3400 mss

- Dominant frequency = 15Hz,é meee - Avg.Vel = 4300m/s

" vụ : Fair-good cont -> Seismic resolution =

Hình 1.8: Chất lượng tài liệu dia chan mỏ X từ trung bình đến tốt [2]

Trang 2ï

Trang 36

1.2.3.2 Tài liệu giếng khoanTrong quá trình thi công khoan, các tài liệu bao gồm: khí dung dịch khoan, mẫumùn khoan, mẫu sườn, mẫu lõi, MWD/LWD, địa vật lý giếng khoan, áp suất RCI, mẫuRCI và mẫu thử via DST đã được thu thập tối đa Hai mẫu lõi khoan với tong chiều dài37m đã được lấy từ trầm tích có tuổi Oligocene dưới (tập E) từ 02 giếng X-2X và X-3X Tài liệu giếng khoan được tóm tắt như Bảng 1.2.

Bang 1 2: Tóm tắt tài liệu các giếng khoan ở mỏ X [2]

Loại tài liệu Mô tả chỉ tiết Chất lượng

1/ 09-2/09- X-1X (thang 8/2010):- Log: GR-CN-ZDL-ORIT-XMAC-DLL-MLL/ RCI/ VSP/CBL

- Composite log.

- Mau min khoan, SWC

- 2 DST’s (trong Oligocene dưới-tập E).2/ 09-2/09- X-2X (tháng 9/2011):- Log: GR-CN-ZDL-ORIT-XMAC-DLL-MLL/ RCI/ CBL

- Composite log Kha - Tét- Mau min khoan, SWC, mẫu lõi (20.9m)

- 2 DST’s (trong tang móng va Oligocene dưới-tập E dưới).

3/ 09-2/09-X-3X (thang 2/2012):- Log: GR-CN-ZDL-ORIT-XMAC-DLL-MLL/ RCI/VSP/CBL/STAR

- Composite log.

- Mau min khoan, SWC, mẫu lõi (16.3m)- 2 DST’s (trong tang móng va Oligocene dưới-tập E dưới).Tai liéu giéng

khoan

1.2.4 Cau trúc địa chất mỏ X1.2.4.1 Các thành tạo địa chấtTừ kết quả minh giải tài liệu địa chan, địa chất giếng khoan và liên kết các giếngkhoan trong khu vực, đặc trưng địa tầng của mỏ X gôm đá móng trước đệ tam và tramtích Kainozoi, được tóm tat như hình 1.9; 1.10

1.2.4.1.1 Đá móng trước đệ Tam (BSMT)

Đá móng granite bắt gặp ở giếng X-2X từ độ sâu 3692mss đến đáy giếng khoan(3875mss) và ở X-3X từ độ sâu 4010mss đến đáy giếng khoan (4162mss) Đá móng là

Trang 37

granite, granodiorite và một số monzodiorite thạch anh với thành phan chủ yếu làthạch anh va feldspar, thứ yếu là mica: biotite and muscovite, một số mẫu ở giếng X-2X có hornblend Phần lớn feldspar bị biến đối nhiều mức độ khác nhau thành zeolite,calcite và các khoáng vật sét Với thành phần như thế, đá móng granite được xếp vàophức hệ Định Quán Đá granite nói chung có màu trăng mờ, xám sáng đến xám xanh,hạt mịn đến trung bình, cứng đến rất cứng Trong đá móng có nhiều hệ thống đứt gãyvà nứt nẻ sinh kèm nên biểu hiện dầu khí từ khá tốt đến rất tốt Độ rỗng phân bồ từ

1.7% đến 2,6%, trung bình là 2,1%.1.2.4.1.2 Trầm tích KainozoiBao gồm các tram tích từ Oligocene dưới đến Đệ Tứ, tương ứng với các tập địachan E; D; C; BI; BII; BIT; A (hình 4.1)

Oligocene dưới — hệ tang Trà Tân/ Trà Cú? (tập E)Trầm tích tầng Oligocene dưới/tập E bắt gặp ở hầu hết các giếng khoan trên mỏX, gồm chủ yếu là cát kết phân lớp dày xen kẹp với sét-bột kết ở phần dưới và phantrên có nhiều lớp đá phun trào andesite Cát kết màu xám sam đến xám nâu, hạt mịnđến rat mịn, thành phan chủ yếu là feldspar và mảnh đá granite Sét kết màu xám samđến nâu đen, cứng đến rất cứng, phân phiến, thành phần sét có nhiều vật liệu

carbonate.

Tập E phủ bat chỉnh hợp trên đá móng granite Bề dày tập E qua 3 giếng khoan Xthay đối từ 500 — 850m Tập E được chia làm 2 tập nhỏ: tập E trên và tập E dưới, phancách nhau bởi lớp tập sét chứa bitum thứ nhất Kết quả phân tích cho thay trầm tích tậpE lắng đọng trong môi trường đồng băng sông, lòng sông đến cửa sông, tam giác châu

Các tập cát kết thuộc tập E dưới có độ rỗng thay đổi từ 10% đến 14% và đượcxác định là tầng chứa chính của mỏ X

Oligocence trên — hệ tang Trà Tân (tập D)Trầm tích tập D chủ yếu là đá phiến sét màu nâu, nâu den, phân phiến xen kẹplớp mỏng cát-bột kết như ở các giếng khoan khác trên bé Cửu Long Không quan sátthay biểu hiện dầu khí ở tập D trong khi khoan Tập D phủ bat chỉnh hợp trên tập E.Bê dày tập D ở khu vực mỏ X thay đổi từ 250 — 700m

Trang 23

Trang 38

Tram tích tập D lăng đọng trong môi trường hồ nước ngọt và được xem như đámẹ sinh dau cũng như tang đá chắn Tập D phân bố rộng rãi trên toàn bộ lô.

Oligocene trên — hệ tầng Trà Tân (tập C)Tram tích thuộc tập C chủ yếu là cát kết màu xám nhạt, xám xanh, gắn kết đếnbở rời, hạt mịn đến rất thô, độ lựa chọn từ kém đến trung bình, thành phân chính làthạch anh với xi măng vôi xen kẹp với sét kết, bột kết màu xám xanh đến xám sam,phân lớp dày, có chứa ít vật chất vôi Trầm tích tập C lắng đọng trong môi trườngđồng bằng tam giác châu, trước tam giác châu và hỗ nước ngọt

Tập C phủ bat hợp trên tập D Bê day tập C tại khu vực mỏ X thay đối từ 180 —

400m.

Miocene dưới — hệ tang Bach Hồ (tập BDTrầm tích thuộc tập BI được chia ra 02 tập nhỏ: BI.1 (Bach Hồ dưới) và BI.2(Bạch Hồ trên) bởi bat chỉnh hợp BI.1

Tập BI.1 gồm chủ yếu là cát kết phân lớp day xen kẹp sét, bột kết Chúng đượclang dong trong môi trường đồng bang châu thổ có ảnh hưởng của nước lo

Tập BI.2 gồm chủ yếu là cát kết xen kẹp với đá phiến sét, sét kết và bột kết Trêncùng của tap BI.2 là tập sét Bạch Hồ, lang đọng trong điều kiện biến nông ven biến,đóng vai trò như tầng chan khu vực

Tập BI phủ bat chỉnh hợp trên tập C Bé dày tập này thay doi từ 460 — 700m

Miocene giữa — Đệ Tứ

Gồm chủ yếu là cát kết phân lớp dày đến dạng khối xen kẹp các lớp sét kết, bột

két có chứa vôi Càng lên trên mức độ gan kết càng kém dén bo rời.

Trang 39

PLIO Bien Dong A xysử A

©

~

oOCc

& | Dong Nai BIII h =

30¬ 8 |> EU hại | Fresh water

© | | lowerTra |E190| @ ih oo Lacustrine/

u Tan/Tra Cu ? [gup; | & =-——-ÊB.2RQ0S000110S1G20500UEEM2EGZSEĐSEL=m “ | Alluvial fan

X-3X) và X nam (hình 1.11).

Nóc tang móng, nóc tang E dưới, nóc tầng E trên có cấu trúc dạng thoi kéo dàitheo hướng TN-ĐB, khép kín vào đứt gãy hướng ĐB-TN với chiều rộng từ 1-1,5km,chiều dai từ 8-10km Hau hết các đứt gãy ở cau tạo X có hướng ĐB-TN, số ít cóhướng D-T và TB-ĐN Hệ thống đứt gãy DB-TN hoạt động từ sau Oligocene sớm vàtái hoạt động cho tới tận cuối Miocene sớm (Hình 1.12)

Trang 25

Trang 40

Mỏ X không có cấu trúc khép kín ở nóc các tập BI.2 và BI.I thuộc Miocene sớm— hệ tang Bạch Hỗ.

Nóc tập C, nóc tập D (Oligocene trên), nóc tập E trên, nóc tập E dưới (Oligocene

dưới), mỏ X có cau trúc dạng vòm khép kín 3 chiều vào đứt gãy Đông Bắc — Tây Nam(Hình 1.12—1.18) Thông số cầu trúc theo từng tập địa chan được mô tả chi tiết như

bang 1.3.

Hình 1.10: Các khu vực của mỏ X (bản đồ nóc tập E dưới) |2]

Ngày đăng: 08/09/2024, 22:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN