1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tục ngữ Ca Dao Dân Ca Việt Nam - Vũ Ngọc Phan

1.2K 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • LỜI NÓI ĐẦU [2] (13)
  • I - TỤC NGỮ CA DAO DÂN CA (18)
  • VIỆT NAM (18)
    • 1. VÀI NÉT VỀ CÔNG VIỆC SƯU TẬP NGHIÊN CỨU TỤC NGỮ, CA DAO, (19)
    • 2. CÓ THỂ TÌM XEM TỤC NGỮ, CA DAO, DÂN CA CỦA TA XUẤT HIỆN (25)
  • NÀO KHÔNG? (25)
  • NÓ NHƯ THẾ NÀO? (29)
    • 4. THẾ NÀO LÀ TỤC NGỮ, THÀNH (43)
  • NGỮ, CA DAO VÀ DÂN CA? (43)
    • 5. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA (53)
  • TỤC NGỮ, CA DAO (53)
    • 6. VỀ VŨ TRỤ, CON NGƯỜI VÀ XÃ (100)
  • HỘI (100)
    • 7. ÐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI QUA (193)
  • TỤC NGỮ CA DAO (193)

Nội dung

VIỆT NAM

VÀI NÉT VỀ CÔNG VIỆC SƯU TẬP NGHIÊN CỨU TỤC NGỮ, CA DAO,

Sưu tập văn học dân gian không phải một việc mới Cách đây trên 3.000 năm, văn học dân gian đã được sưu tập: 305 bài trong Kinh thi là do các nhạc sư Trung Quốc sưu tập, san định và truyền lại [4] Những thiên sử thi

Iliát và Ôđixê của Hômerơ ở cổ Hy Lạp cũng là những tác phẩm văn học dân gian truyền lại từ ngót 3.000 năm nay. Ở nước ta, những công trình sưu tập văn học dân gian sớm nhất là truyện dân gian Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIII đã có sách ghi những truyền thuyết, như Báo cực truyện (chưa rõ tác giả) và Ngoại sử ký của Đỗ Thiện Đến thế kỷ XIV, Lý Tế Xuyên đã sưu tập biên soạn Việt điện u linh và đến thế kỷ

XV, Vũ Quỳnh và Kiều Phú đã chỉnh lý và bổ sung Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp 9 (đời Trần) Về sau, còn nhiều công trình sưu tập, biên soạn truyện cổ dân gian Về tục ngữ, ca dao, dân ca thì công việc sưu tập, biên soạn chỉ mới bắt đầu từ ngót hai trăm năm trở lại đây Vào nửa cuối thế kỷ XVIII, Trần Danh Án (hiệu Liễu Am) đã sưu tập và biên soạn Quốc phong giải trào, và Nam phong nữ ngạn thi Các soạn giả trên đây đã ghi chép tục ngữ, ca dao, bằng chữ Nôm, rồi dịch ra chữ Hán và chú thích, có ý đem ca dao Việt Nam sánh với thơ “quốc phong” trong Kinh thi của TrungQuốc.

Vào cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp đặt chân lên đất nước ta, trong công cuộc bình định của chúng, chúng rất chú ý sưu tập văn học dân gian, vì chúng biết đây là vũ khí sắc bén của nhân dân chống giai cấp phong kiến, chống kẻ xâm lược và bọn tay sai Công tác sưu tập và biên soạn văn học dân gian của thực dân Pháp đã có bọn quan cai trị và đám cha cố đảm nhiệm Bọn này một mặt cấm nhân dân ca hát những bài có tính chất chống đối “nhà nước bảo hộ” và bọn quan lại; một mặt xuyên tạc văn học dân gian của ta Vào thời đó, trước sự suy đốn của bọn vua quan nhà Nguyễn, nhân dân rất phẫn nộ, nên phong trào yêu nước của nhân dân ta và của nhà nho ta rất mạnh Về mặt chính trị đã dấy lên phong trào Cần Vương và nhiều cuộc khởi nghĩa khác, về mặt văn học, tinh thần dân tộc đã thể hiện ở những sáng tác dân gian (vè yêu nước) và ở những công trình sưu tập, biên soạn những vốn văn học truyền thống Người ta thấy xuất hiện những sách chữ nôm sưu tập tục ngữ, ca dao: Thanh Hóa quan phong sử của Vương Duy Trinh (hiệu Đạm Trai); An Nam phong thổ thoại của Trần Tất Văn (hiệu Thiên Bảo cư sĩ); Quốc phong thi hợp thái của

Nguyễn Đăng Tuyển (hiệu Tiên Phong và Mộng Liên Đình); Việt Nam phong sử của Nguyễn Văn Mại (tự Tiểu Cao); Đại Nam quốc túy của Ngô

Giáp Đậu (hiệu Tam Thanh); Nam quốc phương ngôn tục ngữ bị lục (vô danh); vân vân.

Sang đầu thế kỷ XX, chúng ta mới có những sách sưu tập tục ngữ, ca dao bằng chữ quốc ngữ: Nam ngạn trích cẩm của Phạm Quang Sán (hiệu

Ngạc Đình);Gương phong tục của Đoàn Duy Bình (đăng trong Đông Dương tạp chí); Việt Nam tổ quốc túy ngôn của Nguyễn Hữu Tiến và

Nguyễn Trọng Thuật; Ngạn ngữ phong dao của Nguyễn Can Mộng; Tục ngữ phong dao của Nguyễn Văn Ngọc, vân vân. Đây là lần đầu tiên các nhà trí thức Việt Nam nhận rõ được giá trị văn học của tục ngữ ca dao Nguyễn Can Mộng đã viết: “Văn vần nước ta phôi thai từ ngạn ngữ, rồi đến phong dao thì thành điệu, thành chương, có thể ngâm nga được Văn lục bát hay song thất sau này đều từ ở đấy cả” [5] Nhận định của Nguyễn Can Mộng rất xác đáng Vốn văn học dân gian truyền thống của ta rất quý, nhưng những sách Hán Nôm ghi chép tục ngữ, ca dao có làm người đọc thấy được giá trị của những vốn quý đó không?

Nguyễn Văn Ngọc đã đánh giá những sách Hán Nôm ấy như sau:

“Những sách này làm, hoặc không theo trật tự nào, hoặc đối nhau hai câu một, hoặc chia ra từng mục: trời đất, năm tháng, tiền của, văn học; từng thiên: Sơn Tây, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thừa Thiên; từng chương:

Tống Sơn, Nga Sơn, Hoàng Mỹ, Hởu Lộc, hoặc xếp lại theo từng thời đại triều vua… Những câu chép trong sách thường có chú thích, phê bình Tựu trung một đôi quyển cũng gọi là có cắt nghĩa qua từng câu, hoặc kê cứu lai lịch của cả các câu mà ghép cho câu, câu nào cũng có can thiệp đến lịch sử nước nhà Kể như thế, những sách tục ngữ phong dao không phải là hiếm.

Nhưng đáng tiếc rằng hiện có nhiều quyển chỉ mới là sách viết, bỏ quên trong một thư viện nhà nào, chứ chưa từng đem ra công bố, ấn hành… Còn một hai quyển đã xuất bản, cứ như chúng tôi xem, thì góp nhặt chưa có phần dồi dào, chắc chắn, mà xếp đặt chưa lấy gì làm tinh tế hoàn hảo” [6]

Từ Cách mạng tháng Tám, với Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 của Đảng, những hoạt động văn nghệ dân gian mới thật sự được nhen nhóm, dần dần bùng lên và lan khắp cả nước Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, tuy điều kiện ấn loát thiếu thốn, một số bài về văn học dân gian đã được in trên sách báo, như tập Thơ văn Cách mạng và kháng chiến,bài Ca dao Nam bộ (đăng trên báo Cứu Quốc), Một ít hò vè mới Bình TrịThiên (đăng trong tạp chí Văn nghệ), nhiều ca dao kháng chiến chống Pháp do nhân dân, cán bộ, bộ đội sáng tác, đăng trên báo Cứu Quốc, vân vân; những sáng tác dân gian ấy đã phục vụ, trong một chừng mực nhất định, sản xuất và chiến đấu, được nhân dân ca hát ở nhiều địa phương.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hòa bình được lập lại, các tổ chức văn hóa văn nghệ của ta mới khôi phục lại các bộ môn văn học nghệ thuật của cả hai miền Nam Bắc, trong đó có văn học dân gian Hàng vạn bài dân ca quan họ Bắc Ninh; hát giặm; hát phường vải Nghệ Tĩnh; hát xoan, hát ghẹo Phú Thọ, hò sông Mã, hát múa đèn Đông Anh ở Thanh Hóa; dân ca Liên khu V; dân ca Bình Trị Thiên; dân ca của các dân tộc Thái, Tày, Nùng, Mường, Mèo, Tây Nguyên…

Tại Hội nghị cán bộ văn hóa ngày 30-10-1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Quần chúng là những người sáng tạo, công nông là những người sáng tạo Nhưng quần chúng không phải chỉ sáng tạo ra những của cải vật chất cho xã hội Quần chúng còn là người sáng tác nữa… Những câu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay là những sáng tác của quần chúng Các sáng tác ấy rất hay mà lại ngắn, chứ không trường thiên đại hải, dây cà ra dây muống Các cán bộ văn hóa cần phải giúp những sáng tác của quần chúng.

Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quý Muốn làm như thế thì cố nhiên là phải có chính trị, có kỹ thuật, thì mới mài cho viên ngọc ấy thành tốt, khéo và đẹp” [7]

Như lời Bác Hồ kính yêu đã dạy, những sáng tác của quần chúng nhân dân rất giầu đẹp Riêng thơ ca dân gian thì phong phú vô cùng Mở đầu cho mùa văn học dân gian nở rộ về ca dao dân ca là tập Tục ngữ, dân ca Việt Nam, in lần thứ nhất năm 1956, trong đó có những bài thơ ca dân gian tiêu biểu của ba miền Bắc, Trung, Nam Tiếp đó, hàng loạt công trình sưu tập,nghiên cứu nối tiếp nhau ra đời Không kể những truyện cổ dân gian đủ các loại, của nhiều dân tộc Việt Nam, riêng về tục ngữ, ca dao, dân ca có: Hát ví

Nghệ Tĩnh, hát phường vải, hát giặm Nghệ Tĩnh, Dân ca Nam Bộ, Dân ca quan họ Bắc Ninh, Ca dao trước Cách mạng, Ca dao sưu tầm ở Thanh Hóa, Dân ca miền Nam Trung Bộ, Dân ca Bình Trị Thiên, Trường ca Tây Nguyên, Dân ca Mường, Dân ca Mèo, Vè thất thủ Kinh đô, Vè Nghệ Tĩnh, Ca dao kháng chiến, Vè yêu nước chống đế quốc Pháp xâm lược, Ca dao chống Mỹ, Ca dao ngạn ngữ Hà Nội, Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Văn học dân gian (Lịch sử văn học Việt Nam), Tục ngữ Việt Nam, Tục ngữ ca dao dân ca Hà Tây, ca dao chọn lọc, Ca dao ngoại thành(Hà Nội), Ca dao sưu tầm, Hát ghẹo Vĩnh Phú, Ca dao lao động, Thơ ca nhân dân chống Mỹ, cứu nước, Mái đẩy sông Hiền, Ca dao Thanh Hóa (1945-1975), Cối gạo đêm trăng (Quảng Bình), v.v…

NÀO KHÔNG?

So với thần thoại và truyền thuyết thì ca dao có một hình thức văn nghệ tưởng như mới hơn và cao hơn Nhưng tục ngữ ca dao, theo ý chúng tôi, cũng xuất hiện cùng thời với thần thoại và truyền thuyết Theo nhận định của Lỗ Tấn, khi đẩy được một vật gì nặng, một người hò lên mấy tiếng “Dô ta” nhịp nhàng, thì đó cũng là sáng tác, và nếu tất cả mọi người khác cũng hò “Dô ta” thì đó là một cách “xuất bản” Như vậy, ca hát có rất sớm, nó xuất hiện trong lao động từ thời cổ sơ và hình thức thô sơ của nó đã được sửa đổi qua các thế hệ của loài người.

Văn học phản ánh kinh tế và chính trị của một thời đại Như vậy, văn học nào cũng thế, dù là văn học dân gian, đều có nói lên trong một chừng mực nhất định, những tình cảm, tư tưởng của tác giả trong hoàn cảnh xã hội mà tác giả đã sống.

Vậy đối với cái rừng tục ngữ ca dao của ta, chúng ta làm thế nào biết được những câu và những bài xuất hiện vào một thời cổ nhất.

Nghiên cứu về sử liệu Việt Nam, trong ngôn ngữ, có người đã kể câu:

“Năm cha ba mẹ” và viết: “…Ta có thể ngờ rằng đó là nhắc lại cái tình trạng tạp giao hay cái tình trạng chồng chung vợ chạ Đến như: “Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông” Câu này thì rõ ràng lắm, nó tóm tắt cái quá trình tạp giao từ mẫu hệ, rồi đến phụ hệ Thời kỳ tạp giao chỉ biết có mẹ đẻ ra con mà thôi, hoàn toàn không có cái danh từ cha nữa” [8] Chúng ta thấy rằng nếu cái từ cha chưa có, thì những câu trên đây, chỉ có thể xuất hiện vào một thời sau nào đó.

Nhưng thời sau đó là thời nào? Vì tính chất truyền khẩu của những câu chuyện thời xưa, những câu ca dao nói lên những câu chuyện ấy không cứ phải xuất hiện vào một thời sát với thời có câu chuyện Bởi vậy, chỉ riêng nội dung câu hát không đủ chứng tỏ câu ấy xuất hiện vào một thời cổ nào, mà cần phải xét đến cả lời nữa, vì về văn học, sự tương quan mật thiết giữa nội dung tư tưởng và hình thức câu văn rất là quan trọng Theo ý chúng tôi, những tục ngữ, ca dao mang một nội dung rất cổ, lại dùng những tiếng cổ nhất, mộc mạc nhất, có thể là những câu, những bài cổ nhất.

Từ lâu tiếng Việt Nam ta đã là một thứ tiếng độc lập Sử cũ Trung Quốc có chép: “Về đời vua Thành Vương nhà Chu (1109 trước Công nguyên) có nước Việt Thường ở phía nam Giao Chỉ sai sứ đem chim bạch trĩ sang cống.

Phải phiên dịch ba lần mới thông hiểu được tiếng nhau”.

Theo các nhà ngôn ngữ học, thứ tiếng nói tối cổ của dân tộc ta, do sự tiếp xúc giữa các dân tộc, đã chịu ảnh hưởng của các tiếng Ấn Độ, Mã Lai, Thái, Trung Quốc; còn cụ thể ra, tiếng nói tối cổ ấy như thế nào, nó có giống tiếng Việt Nam ta nói bây giờ không thì vẫn chưa rõ.

Mãi cuối thế kỷ thứ VIII, sau khi Phùng Hưng chết, nhân dân lập đền thờ ông và suy tôn là “Bố Cái đại vương” [9] , người ta mới căn cứ vào hai chữ bố cái mà nói: tiếng Việt Nam ta vào thời Phùng Hưng tuy chưa phát triển mấy, nhưng cũng đã giống như tiếng thông dụng, chỉ có chữ cái bây giờ chỉ vào loài vật nhiều hơn là chỉ vào người.

Ta vẫn còn câu tục ngữ:

Câu này có thể là rất cổ, nói đến thời mẫu hệ: những hành động của con, người mẹ chịu hoàn toàn trách nhiệm Nó không giống câu “Con hư tại mẹ” chỉ để chỉ vào những đứa con nhỏ được mẹ nuông chiều Nhưng còn câu trên này xuất hiện vào thời nào thì chúng ta cũng không ức đoán được, mà chỉ biết nó là một câu cổ về cả nội dung lẫn hình thức.

Lại có câu: “Con mống, sống mang” chỉ vào thời phụ hệ Câu này cũng là một câu cổ, còn nó xuất hiện vào thời nào, chúng ta cũng chưa biết được.

Chữ mốngđấy có nghĩa là nổi lên, làm một việc chống đối gì Còn sống chỉ vào cha (sống, mái tức là đực, cái) Câu trên này có nghĩa là: con làm việc gì thì cha phải chịu trách nhiệm Gia trưởng có quyền hành trong gia đình, nên khi trong gia đình xảy ra việc gì thì bọn thống trị tróc vào đầu gia trưởng.

Vấn đề nhận định những chữ nào là cổ trong lời ca cũng chỉ là một vấn đề chúng ta có thể giải quyết trong một phạm vi rất hẹp Nhưng xét cho cùng, nội dung bài ca vẫn là phần quan trọng Vì chỉ nội dung mới nói lên cho ta biết tư tưởng và tình cảm của người lao động Những bài ca dao: Lạy ông nắng lên…, Lạy trời mưa xuống…, Tay cầm con dao, làm sao cho sắc, v.v…, đều là những bài mà nội dung của nó rất cổ Về hình thức thì những câu hai chữ một, phần nhiều cũng có thể coi là những câu cổ Thí dụ: Cơm no, bò cưỡi; Cơm tẻ, mẹ ruột; Bán vợ, đợ con; Cơm đồ, nhà gác; Nước vác, lợn thui; Ngày lui, tháng tới… và những câu bốn chữ một, như chúng tôi vừa dẫn trên đây.

[8] Bài Thử tìm sử liệu Việt Nam ngữ ngôn, Tập san Nghiên cứu Văn Sử Địa, số 3, trang 40, năm 1954.

[9] Sách Việt sử thông giám cương mục tiền biên giải thích: tục xưa gọi cha là bố, gọi mẹ là cái.

3 "CA DAO LỊCH SỬ", THỰC CHẤT

NÓ NHƯ THẾ NÀO?

NGỮ, CA DAO VÀ DÂN CA?

TỤC NGỮ, CA DAO

HỘI

TỤC NGỮ CA DAO

Nước Việt Nam ta, non sông một dải, từ Lạng Sơn đến Cà Mau núi rừng trùng điệp, đồng ruộng bát ngát, sông biển chan hòa: miền Nam thì nông lâm, hải sản đặc biệt giàu có, miền Bắc thì khoáng sản đặc biệt phong phú.

Giang sơn gấm vóc ấy nằm ở miền nhiệt đới, nên có những lúc thời tiết ấm ấp, nhưng lại có mùa lạnh buốt thấu xương, mưa to bão lớn và lụt lội, hạn hán cũng thường xảy ra. Đất nước ta trù phú như vậy, lại có một nền văn hóa lâu đời và là một bao lơn trên Thái Bình Dương, có tầm mắt nhìn ra toàn cõi Đông Nam Á, nên cũng là một đất nước trong số những đất nước phải trải qua sóng gió ngoại xâm nhiều nhất. Đất nước và con người có quan hệ mật thiết với nhau Trong quá trình đấu tranh thiên nhiên, bạt núi, ngăn sông, khai phá đất hoang, tin ở trí thông minh và sức lực của mình, tổ tiên dân tộc Việt đã đứng lên cùng các dân tộc thiểu số anh em mở mang đất nước Ở miền Bắc nước ta, đường núi quanh co, có nơi cao ngất, nên tổ tiên ta đã cho là ở Hà Giang có lối lên trời, gọi là Cổng Trời. Đường đi quanh quẩn ruột dê,Chim kêu vượn hót dựa kề bên non.

Rừng rồi lại rừng, suối rồi lại suối, vách đá dựng đứng, cỏ cây từ vách đá mọc ngang trên đầu khách bộ hành. Đường lên Mường Lễ bao xa?

Trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh

Dân tộc Việt là dân tộc đa số đứng giữa đoàn kết các dân tộc thiểu số anh em, đoàn kết trong đấu tranh thiên nhiên cũng như trong chiến đấu chống ngoại xâm, như lịch sử Việt Nam đã chứng minh cụ thể.

Trên đường di cư, dân tộc Việt, tổ tiên chúng ta, đã không quản gian nguy, vượt biển, băng rừng, trèo đèo, lội suối vào Nam khai phá đất hoang, làm ruộng, trồng cây ăn trái. Đi bộ thì khiếp Hải Vân Đi thuyền thì khiếp sóng thần, hang Dơi.

Thời xưa đi đường thủy phải qua cửa Thần Phù, ở đó thường có sóng rất to, thuyền tốt, lái giỏi đến đâu người ta cũng không tin, mà tin ở số mệnh, nên đã có câu:

Lênh đênh qua cửa Thần Phù, Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm. Đi đường thủy vào đến miền Nam, tổ tiên chúng ta vào cửa Cần Giờ, rồi ngược sông Đồng Nai vào sông Sài Gòn mà vào đất Nam bộ Chỗ ngã ba sông ấy gọi là Nhà Bè:

Nhà Bè nước chảy phân hai,

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.

Rồi từ Đồng Nai, Gia Định, tổ tiên chúng ta đã di cư dần sang miền Tây, nơi có nhiều đất hoang màu mỡ, nhiều sông hồ lắm cá Những nơi đất rộng này rất hợp với tính tình phóng khoáng của những con người đi mở mang, khai khẩn, nên đã có câu:

Rộng đồng mặc sức chim bay, Biển hồ lai láng, cá bầy đua bơi.

Rõ ràng “dân tộc Việt Nam đã từ lâu xây đắp Tổ quốc mình suốt từ Bắc chí Nam” như Bác Hồ kính yêu đã nói Do trí thông minh và bàn tay lao động cần cù khéo léo, dân tộc Việt Nam, từ thế hệ này qua thế hệ khác, đã làm cho đất nước ngày càng tươi đẹp Do tiếng Việt phong phú, được các dân tộc thiểu số anh em coi là tiếng phổ thông, từ Bắc chí Nam cùng chung một tiếng nói, văn hóa được thống nhất trong nhiều thế hệ, nên tình yêu Tổ quốc đã thể hiện vô cùng đằm thắm.

Nhân dân có sẵn mối tình cao cả như vậy, nên trong tư duy hình tượng của mình, nhân dân đã muốn cùng hóa công xây đắp cho cảnh vật của Tổ quốc được thêm hùng tráng:

Ta về ta dựng mây lên, Trời xe mây lại một bên hòn Lèn.

Cũng do lòng yêu quê hương, bao giờ núi của ta cũng được coi là rất cao, vực của ta rất sâu Núi Tản Viên, vũng Thủy Tiên ở cửa Tuần Vường,nhân dân đều cho là cao sâu bậc nhất:

Nhất cao là núi Tản Viên, Nhất sâu là vũng Thủy Tiên, cửa Vường.

Về đèo, về dốc, để ca ngợi sự hiểm trở, ở Quảng Nam nhân dân cũng có câu: Đèo mô cao bằng đèo cây Cốc Dốc mô cao bằng dốc Mỹ Cang?

Từ Huế vào Quảng Nam, phải qua đèo Hải Vân Ngày xưa, toàn là đi bộ, nên đã có câu: “Đi bộ thì khiếp Hải Vân ”.

Hải Vân xưa nay vẫn được coi là một cảnh thiên nhiên hùng vĩ của nước ta Ở gần biển, nên đèo Hải Vân càng thêm bát ngát:

Hải Vân bát ngát ngàn trùng Hòn Hồng ở đấy là trong Vịnh Hàn.

Xưa nay qua đấy còn truyền, Lối đi lô giản thẳng miền ra khơi.

Vịnh Hàn thuộc Đà Nẵng, còn giản là khe nước giữa hai dãy núi.

Trong thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Hải Vân vẫn được coi là một nơi hiểm yếu, nên ca dao có câu:

Hải Vân cao ngất tầng mây,Giặc đi đến đó, bỏ thây không về. Ở Quảng Nam có Cửa Đại cũng bát ngát và đẹp Nhân dân có kinh nghiệm: hễ buổi chiều thấy mây đen phủ trên bán đảo Sơn Trà và sóng nổi lên dồn vào Cửa Đại thì trời sắp mưa Về hiện tượng thiên nhiên ấy, nhân dân đất Quảng có câu:

Chiều chiều mây phủ Sơn Trà, Sóng xô cửa Đại trời đà chuyển mưa.

Nói đến những nơi hiểm yếu và đẹp thì Lạng Sơn, bầu Chi Lăng cũng là nơi hiểm yếu Chi Lăng gần ga Tuần Muội là một nơi lọt vào giữa hai dãy núi, có chỗ phình ra như bầu rượu, lại có đoạn thắt lại như cổ bầu Chính nơi hiểm yếu này, Trần Hưng Đạo và Lê Lợi đã hai lần tiêu diệt giặc ngoại xâm Lạng Sơn còn có những phong cảnh rất đẹp. Đường lên xứ Lạng bao xa?

Cách một trái núi với ba quãng đồng.

Ai ơi, đứng lại mà trông:

Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ Ở núi thành Lạng có Nhị Thanh, Tam Thanh nổi tiếng và có đá Vọng Phu, gọi là “nàng Tô Thị”, người phụ nữ bế con chờ chồng rồi hóa đá, đã thành truyện dân gian phổ biến ở nước ta: Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa, Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh…

Ai lên xứ Lạng cùng anh?

Ngày đăng: 08/09/2024, 14:36

w