LỜI NÓI ĐẦU Ngành công nghiệp in ấn ngày nay đang trải qua một sự phát triển đáng kể và có nhiều tiềm năng, đầu tư vào ngành in ấn cũng đang tăng lên với việc chú trọng vào sở hữu những
Trang 1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
KHOA CƠ KHÍ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ
CHUYÊN NGÀNH: CƠ KHÍ CHẾ TẠO
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU, TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÁY
Trang 2ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
KHOA CƠ KHÍ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ
CHUYÊN NGÀNH: CƠ KHÍ CHẾ TẠO
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU, TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÁY
Đà Nẵng,06/2024
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
KHOA CƠ KHÍ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHẬN XÉT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
(Dành cho người phản biện)
1 Thông tin chung:
1 Họ và tên sinh viên: Hồ Công Đức Mã SV: 2050411200120 Võ Hơn Mã SV: 2050411200130 2 Lớp: 20C1
3 Tên đề tài: Nghiên cứu, tính toán, thiết kế máy cắt cuộn nhũ kim 4 Người hướng dẫn: Nguyễn Thái Dương Học hàm/ học vị: Thạc Sĩ
II Nhận xét, đánh giá đồ án tốt nghiệp
1 Về tính cấp thiết, tính mới, mục tiêu của đề tài: (điểm tối đa là 1đ) ……… 2 Về kết quả giải quyết các nội dung nhiệm vụ yêu cầu của đồ án: (điểm tối đa là 4đ)
……… 3 Về hình thức, cấu trúc, bố cục của đồ án tốt nghiệp: (điểm tối đa là 2đ)
………
4 Kết quả đạt được, giá trị khoa học, khả năng ứng dụng của đề tài: (điểm tối đa là 1đ) ……… 5 Các tồn tại, thiếu sót cần bổ sung, chỉnh sửa:
………
III Tinh thần, thái độ làm việc của sinh viên: (điểm tối đa 2đ)
………
IV Đánh giá:
1 Điểm đánh giá: …… /10 (lấy đến 1 số lẻ thập phân)
2 Đề nghị: ☐ Được bảo vệ đồ án ☐ Bổ sung để bảo vệ ☐ Không được bảo vệ
Đà Nẵng, ngày 21 tháng 06 năm 2024
Người phản biện
Trang 4TÓM TẮT Tên đề tài: “Nghiên cứu, tính toán, thiết kế cắt cuộn nhũ kim”
Sinh viên thực hiện: Hồ Công Đức Msv: 2050411200120 Võ Hơn Msv: 2050411200130 Lớp: 20C1
Máy cắt cuộn nhũ kim là thiết bị được sử dụng để cắt cuộn nhũ trước khi ép kim Chức năng chính của máy này là cắt cuộn nhũ giấy thành các khổ phù hợp, giúp tiết kiệm và chủ động trong gia công Đường cắt của máy cắt cuộn nhũ được điều chỉnh chính xác và có thể tuỳ chỉnh các kích thước rộng cắt theo mong muốn, tạo ra các cuộn nhũ sau khi cắt có cạnh mịn và đều
Máy cắt cuộn nhũ kim là một đề tài tốt nghiệp thích hợp cho sinh viên cơ khí, vì nó không chỉ yêu cầu kiến thức về cơ học, điện tử,… mà còn phát triển kỹ năng sáng tạo sinh viên Sinh viên có thể tự thiết kế và chế tạo máy theo ý tưởng của mình hoặc nghiên cứu cải tiến các tính năng và hiệu suất của máy Đề tài máy cắt cuộn nhũ kim là một đề tài hấp dẫn và thú vị cho sinh viên cơ khí vì nhiều lí do Thứ nhất, máy cắt cuộn nhũ kim có giá trị quan trọng trong ngành in ấn Thứ hai, máy cắt cuộn nhũ mang lại lợi ích không chỉ về mặt tiết kiệm và hiệu quả trong quá trình gia công mà còn tạo ra sản phẩm cuối cùng có chất lượng cao và thẩm mỹ Thứ ba, máy cắt cuộn nhũ kim là một thiết bị an toàn và dễ sử dụng, không cần nhiều phụ kiện hay bảo trì Sinh viên cơ khí có thể tự lắp ráp và điều khiển máy một cách đơn giản Thứ tư, máy cắt cuộn nhũ kim cũng là một đề tài mới mẻ và hấp dẫn trong lĩnh vực cơ khí, giúp sinh viên cập nhật những kiến thức và kỹ năng mới nhất Vì những lí do trên, đề tài máy cắt cuộn nhũ kim là một lựa chọn tuyệt vời cho sinh viên cơ khí
Trang 5TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
KHOA CƠ KHÍ
CỘNG HÒA XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thái Dương
Sinh viên thực hiện : Hồ Công Đức Mã SV: 2050411200120
Võ Hơn Mã SV: 2050411200130
1 Tên đề tài:
“Nghiên cứu, tính toán, thiết kế máy cắt cuộn nhũ kim”
2 Các số liệu, tài liệu ban đầu:
- Thiết kế, tính toán máy cắt cuộn nhũ với động cơ 230W - Kích thước trục chính: ∅25, L=690 mm
-Kích thước khung: Dài x Rộng x Cao = 856 * 282 * 430 mm
3 Nội dung chính của đồ án:
- Tổng quan về máy cắt cuộn nhũ kim - Tính toán, thiết kế máy cắt cuộn nhũ
5 Ngày giao đồ án: 1/02/2024 6 Ngày nộp đồ án: 19/06/2024
Đà Nẵng, ngày 22 tháng 06 năm 2024
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
Ngành công nghiệp in ấn ngày nay đang trải qua một sự phát triển đáng kể và có nhiều tiềm năng, đầu tư vào ngành in ấn cũng đang tăng lên với việc chú trọng vào sở hữu những thiết bị in hiện đại, tự động hoá cao, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm Chính vì thế máy cắt cuộn nhũ kim ngày càng được sử dụng và không ngừng phát triển nâng cấp về tính công nghệ để đẩy mạnh tiến độ sản xuất và góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế đất nước ta
Chính vì thế nhóm em có nhiệm vụ: “Nghiên cứu, tính toán, thiết kế máy cắt cuộn nhũ kim” nhằm mục đích tìm hiểu, nghiên cứu về kết cấu, nguyên lý hoạt động của máy để từ đó có thể tính toán, thiết kế, mô phỏng và đưa ra một quy trình chế tạo máy cắt một cách hoàn chỉnh nhất có thể
Sau thời gian 5 tháng, dưới sự hỗ trợ và hướng dẫn nhiệt tình của thầy Nguyễn Thái Dương và các thầy trong khoa Cơ Khí, nhóm em đã hoàn thành xong đồ án đúng với thời gian quy định Vì đây là lần đầu thiết kế, chế tạo máy, mặc dù đã được sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Thái Dương nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót Nên chúng em rất mong được sự giúp đỡ và chỉ bảo của quý thầy, cô để chúng em có thể hoàn thành tốt đồ án
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Cơ Khí, trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Đà Nẵng đã giúp đỡ chúng em rất nhiều trong thời gian thực hiện và hoàn thành đồ án của nhóm
Trang 7CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan đây là quá trình “Nghiên cứu, tính toán, thiết kế máy cắt cuộn nhũ của chúng em”, có sự hỗ trợ của giảng viên hướng dẫn thầy Nguyễn Thái Dương Những nội dung, kết quả trong đều là sự nỗ lực của cả nhóm và hoàn toàn trung thực Chúng em xin chịu hoàn trách nhiệm nếu không có sự trung thực trong quá trình thực hiện đề tài này
Sinh viên thực hiện (Chữ ký, họ và tên sinh viên)
HỒ CÔNG ĐỨC
VÕ HƠN
Trang 8MỤC LỤC
TÓM TẮT NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
LỜI NÓI ĐẦU i
2.3.2 Tính chất của nhũ được đánh giá bởi 9
2.4 Nhu cầu thực tiễn 11
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ MÁY 12
3.1 Nguyên lý làm việc 12
Trang 93.2 Yêu cầu 12
3.3 Cấu tạo, những bộ phận chính 12
3.4 Thông số kỹ thuật ban đầu 12
3.5 Mô hình của máy 13
PHẦN II: THIẾT KẾ MÁY 14
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN ĐỘNG HỌC CỦA MÁY 14
4.1 Tính toán động cơ và phân phối tỉ số truyền 14
4.2 Tính toán thiết kế bộ truyền đai và trục chính 16
4.4.2 Đặc điểm của thanh nhôm định hình 25
4.4.3 Nguyên lý làm việc của thanh định hình 25
4.4.4 Tính chọn độ chính xác của thanh trượt 26
4.4.5 Tính chọn thanh trượt dựa trên tải trọng 27
4.5 Tính toán chi tiết vít M6, M3 28
4.5.1 Tính toán cho vit M6 28
4.5.2 Tính toán cho vit M3 31
4.6 Tính chọn động cơ bước 35
4.6.1 Động cơ bước là gì? 35
4.6.2 Cấu tạo động cơ bước 35
4.6.3 Nguyên lý hoạt động 36
4.6.4 Các phương pháp để điều khiển động cơ bước 36
4.7 Tính chọn động cơ bước cho trục vitme 39
Trang 105.2 Chi tiết giá đỡ trục 47
5.3 Chi tiết gá dao 48
5.4 Chi tiết đầu chống tâm 49
5.5 Chi tiết bạc ụ chống tâm 50
5.6 Chi tiết bạc lót truyền động trục chính 51
CHƯƠNG 7: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ MÁY 69
7.1 Ưu và nhược điểm của máy 69
Trang 11TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1 1 Kỹ thuật in ấn phổ biến hiện nay 4
Hình 1 2 Máy móc hiện đại trong ngành in 6
Hình 2 1 Màu sắc nhũ đa dạng 7
Hình 2 2 Cấu tạo của màng nhũ 9
Hình 2 3 Những sản phẩm từ nhũ kim 10
Hình 2 4 Cây nhũ kim 11
Hình 2 5 Nhũ kim sau khi được cắt thành phân đoạn 11
Hình 3 1 Mô hình máy dự kiến 13
Hình 4 1 Thanh trượt dẫn hướng 26
Hình 4 7 Mũi taro ren M3 33
Hình 4 8 Cấu tạo bên trong động cơ bước 35
Hình 4 9 Nguyên lý sơ đồ mạch 36
Hình 4 10 Sơ đồ điều khiển theo sóng xung 37
Trang 12Hình 4 11 Sơ đồ điều khiển đủ bước 38
Hình 4 12 Sơ đồ điều khiển nữa bước 38
Hình 4 13 Sơ đồ điều khiển vi bước 39
Hình 4 14 Step motor NEMA 17 40
Hình 4 15 Trục vitme T8 bước ren 8mm 42
Hình 4 16 Lưỡi dao rọc giấy Tolsen 30017 43
Hình 4 17 Bản mạch Arduino nano Ardaptor đầu ra : 20V 44
Hình 4 18 Màn LCD 16x2 I2C 44
Hình 4 19 Module hạ áp 2596 đầu ra 9V 45
Hình 4 20 2 Driver TB6600 45
Hình 5 1 Chi tiết nắp bích 47
Hình 5 2 Chi tiết giá đỡ trục 47
Hình 5 3 Chi tiết gá dao 48
Hình 5 4 Chi tiết đầu chống tâm 49
Hình 5 5 Chi tiết bạc ụ chống tâm 50
Hình 5 6 Chi tiết bạc lót truyền động trục chính 51
Hình 5 7 Chi tiết được phân rã 52
Hình 5 8 Mô hình chính sau khi lắp ráp 52
Trang 13DANH MỤC BẢNG
Bảng 3 1 Thông số kỹ thuật máy 12
Bảng 4 1 Thông số ban đầu 14
Bảng 4 2 Kiểu động cơ 15
Bảng 4 3 Thông số động cơ và trục chính 16
Bảng 4 4 Bộ truyền đai 20
Bảng 4 5 Thông số kỹ thuật thanh trượt 25
Bảng 4 6 Bảng giá trị thông số độ nhám bề mặt (trang 59 sách CNCTM2) 27
Bảng 4 7 Thông số tải trọng 28
Bảng 4 8 Tra bảng taro ren cho vít đầu lục giác M6 30
Bảng 4 9 Bảng thông số taro ren cho vít hệ Mét 31
Bảng 4 10 Tra bảng taro ren cho vít đầu lục giác M3 33
Bảng 4 11 Bảng thông số taro ren cho vít hệ Mét 34
Bảng 4 12 Thông số cần đạt khi chọn trục vitme 41
Bảng 4 13 Bản vẽ mạch điện máy 46
Bảng 6 1 Bảng lượng dư gia công nguyên công 1 68
Trang 14DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
HMI
Human Machine Interface (HMI cung cấp giao diện trực quan và dễ sử dụng, giúp người sử dụng kiểm soát và theo giõi hoạt động của hệ thống một cách hiệu quả)
PLC
Programmable Logic Controller (là thiết bị cho phép lập trình thực hiện các thuật toán điều khiển logic)
PET Polyethylene terephthalate (là một loại
polymer nhiệt dẻo có một loạt thuộc tính)
PVC
Polyviny Chloride (là một loại nhựa dẻo được tạo thành từ phản ứng trùng hợp vinylchloride có công thức CH2=CHCL
Trang 15MỞ ĐẦU Mục đích thực hiện đề tài
Sinh viên cơ khí làm về đề tài này sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng về nguyên lý hoạt động của máy cắt cuộn nhũ kim, cách thiết kế và lắp ráp máy cắt cuộn nhũ, cách thiết lập và điều khiển máy cắt cuộn nhũ kim Đây là một đề tài có tính thực tiễn cao và có giá trị ứng dụng rộng rãi trong thời đại công nghệ 4.0
Mục tiêu thực hiện đề tài
- Nghiên cứu các nguyên lý cơ bản và ứng dụng của máy cắt cuộn nhũ kim trong công nghiệp in ấn
- Thiết kế và chế tạo một máy cắt cuộn nhũ kim đơn giản, tiết kiệm chi phí và hiệu quả cao
- Thử nghiệm và đánh giá kết quả cắt cuộn nhũ qua mỗi lần cắt - Đề xuất các giải pháp cải tiến và phát triển máy cắt cuộn nhũ kim trong tương lai
Phạm vi đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo và điều khiển máy cắt cuộn nhũ sử dụng lưỡi dao cắt và quá trình cắt tự động thông qua thiết lập, điều khiển màn hình LCD Nghiên cứu các thông số kỹ thuật, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của máy cắt cuộn nhũ kim trong các lĩnh vực công nghiệp và nghệ thuật
- Đối tượng nghiên cứu: Máy cắt cuộn nhũ kim là thiết bị được sử dụng để cắt cuộn nhũ trước khi ép kim
Chức năng chính của máy này là cắt cuộn nhũ giấy thành các khổ phù hợp, giúp tiết kiệm và chủ động trong gia công Đường cắt của máy cắt cuộn nhũ được điều chỉnh chính xác và có thể tuỳ chỉnh các kích thước rộng cắt theo mong muốn, tạo ra các cuộn nhũ sau khi cắt có cạnh mịn và đều
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tính ngược: Trong thiết kế các chi tiết máy, để giảm bớt thời gian tính toán, thiết kế và chế tạo Nhóm đã nghiên cứu và lựa chọn các sản phẩm đã có bán sẵn trên thị trường sao cho phù hợp với ý định thiết kế, sau đó lấy các thông số của các chi tiết đó để tính toán cho các chi tiết khác
- Phương pháp mô hình hóa:
Trang 16Từ các ý tưởng, tài liệu nghiên cứu ban đầu, thực hiện mô hình hóa các ý tưởng trên phần mềm 2D, 3D Từ đó chọn ra được phương pháp phù hợp nhất, sau đó nghiên cứu, điều chỉnh thêm các chi tiết, bộ phận khác nhằm tối ưu nhất cho máy
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tổng hợp tất cả những ý kiến, ý tưởng mà nhóm thu thập được từ các phương pháp nghiên cứu trên Từ đó phân tích các ý tưởng, ý kiến để chọn ra phương án phù hợp và tối ưu nhất so với mục tiêu ban đầu mà nhóm đề ra, loại bỏ đi các yếu tố dư thừa Phương pháp cuối sau khi lựa chọn và lược bỏ sẽ được triển khai theo kế hoạch
- Phương pháp thực nghiệm: Khi máy đã hoàn thành sơ bộ Thực nghiệm trực tiếp trên máy Nhằm đưa ra những số liệu chuẩn xác nhất Quan sát và chỉnh sửa những điều bất cập nhằm hoàn thiện sản phẩm trước khi nộp đề tài
Trang 17PHẦN I: TỔNG QUAN CHƯƠNG 1: YÊU CẦU XÃ HỘI
1.1 In ấn và lịch sử ngành in 1.1.1 In ấn là gì
In ấn (hay ấn loát) là quá trình tạo ra chữ và tranh ảnh trên các chất liệu nền như giấy, bìa các tông, ni lông, vải bằng một chất liệu khác gọi là mực in In ấn thường được thực hiện với số lượng lớn ở quy mô công nghiệp và là một phần quan trọng trong xuất bản
Sách báo ngày nay thường được in bằng kĩ thuật in ốp-sét (Offset) Các kĩ thuật in phổ biến khác gồm in nổi (dùng chủ yếu trong các cuốn ca-ta-lốc), in lụa, in quay, và in phun và in la de Nhà in thương mại và công nghiệp lớn nhất trên thế giới là Montréal, ở Quebec, Quebecor World.) Đến thế kỉ thứ XII và XIII, các thư viện ở Ả Rập và Trung Quốc đã có tới hàng chục nghìn bản sách
In kĩ thuật số phần lớn sử dụng hiện tượng tĩnh điện để chuyển đặt mực in lên trên chất nền Công nghệ này phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây với các sản phẩm đa dạng từ các máy sao chép (copier) màu hay đen trắng cho tới các máy in mầu hiện đại như Xerox iGen3, Kodak Nexpress, hay loạt máy HP Indigo iGen3 và Nexpress sử dụng trống mực còn Indigo dùng mực lỏng
Máy in Kodak Nexpress Các cột mốc đáng nhớ của nghề in thế giới - 1440: loại máy in kim ra đời
- 1462: nghề ấn loát du nhập vào châu Âu - 1476: máy in lần đầu tiên hiện diện ở Westminster, Anh - 1518: Loại chữ La mã bắt đầu thay thế kiểu chữ Gôtic Sự phát triển của in ấn là một bước đột phá trong phổ biến tri thức: nhà in đã được dựng lên ở Venice năm 1469 và tới năm 1500 thành phố này đã có tới 417 thợ in Năm 1470, Johann Heynlin lập nhà in ở Paris
Năm 1476, nhà in được lập ở Anh quốc bởi William Caxton; năm 1539, một người Ý tên là Juan Pablos đã lắp đặt một nhà in được nhập về ở thành phố Mexico, Mexico Stephen Day xây dựng nhà in đầu tiên của Bắc Mĩ ở vịnh Massachusetts năm 1628 và là người góp phần lập nên nhà xuất bản Cambridge
Và ngày nay sách báo thường được in bằng kĩ thuật in ốp sét - offset Các kĩ thuật in phổ biến khác gồm in nổi (dùng chủ yếu trong các cuốn ca-ta-lốc), in lụa, in quay, in phun và in la de Nhà in thương mại và công nghiệp lớn nhất trên thế giới là Montreál, ở Quebec, Quebecor World
In kĩ thuật số phần lớn sử dụng hiện tượng tĩnh điện để chuyển đặt mực in lên trên chất nền Công nghệ này phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây với các sản phẩm đa dạng từ các máy sao chép (copier) màu hay đen trắng cho tới các máy in màu tiện đại
Trang 18như Xerox iGen3, Kodak Nexpress, hay loạt máy HP Indigo iGen3 và Nexpress sử dụng trống mực còn Indigo dùng mực lỏng
Johannes Gutenberg - ông Tổ nghề in thế giới Vào thế kỷ 8 - 9, nghề ấn loát với sự trợ giúp của những bản khắc chữ bằng gỗ đã phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.Đến thế kỷ 14, nghề in mới bắt đầu xuất hiện ở châu Âu
Đến năm 1436, với sự ra đời của kỹ thuật in bằng chữ kim loại có thể dịch chuyển được đã giúp cho việc in ấn trở nên đơn giản hơn Cha đẻ của phát minh này là Johannes Gutenbergh (ảnh bên) - người được mệnh danh là “ông tổ của nghề in”
Ông đã tìm ra được kỹ xảo in mới Lúc đầu ông tạo chữ in bằng loại gỗ cứng Mỗi chữ in là một bản khắc nhỏ với duy nhất một chữ trên đá Tuy nhiên loại chữ in bằng gỗ không tạo ra nét chữ sắc nét và riêng biệt nên ông chuyển đổi qua kiểu chữ in bằng kim loại có thể di chuyển được Bằng phương pháp này, Gutenberg là người đi tiên phong trong việc in sách Kinh Thánh bằng tiếng La tinh Bộ Thánh Kinh gồm hai tập, mỗi tập dày 300 trang với 42 dòng mỗi trang Đây được xem là bộ sách đầu tiên được in bằng kiểu chữ kim loại có thể dịch chuyển được với những nét chữ rất đẹp và sắc nét
Và cho đến bây giờ, hầu hết những loại máy in hiện đại được sử dụng ngày nay đều bắt nguồn từ phát minh của Gutenberg Nhờ công sáng chế ra loại máy in bằng chữ in kim loại có thể dịch chuyển nên ông đã được mọi người gọi là “ông tổ của nghề in” Để tưởng nhớ ông, người ta đã cho đặt tượng của ông tại hai thành phố lớn của Đức là Dresden và Mainz
Hình 1 1 Kỹ thuật in ấn phổ biến hiện nay
Trang 191.1.2 Lịch sử nghề in Việt Nam
Thám hoa Lương Như Hộc (Lương Nhữ Học) (1420 - 1501), tự Tường Phủ, hiệu Hồng Châu, là danh sĩ, quan nhà Hậu Lê Ông là người hai lần làm sứ giả sang Trung Quốc và đã có công truyền lại nghề khắc bản gỗ in cho dân làng Liễu Tràng, Hồng Lục (nay là Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) và được tôn xưng là “ông tổ nghề khắc ván in” Nhờ hai lần đi sứ sang Trung Quốc, ông đã học được nghề in mộc bản ở đây Khi về nước, ông đã truyền bá nghề này cho nhân dân hai làng Liễu Tràng, Hồng Lục ở quê ông, khiến nghề in nơi đây trở nên phát triển Chính vì lẽ đó, ông đã được coi là ông tổ sáng lập ra nghề in ở Việt Nam
Mặc dù nghề in đã có trước đó, nhưng nó chỉ lưu hành trong phạm vi Phật giáo và quản lý nhà nước
Nhờ có sự truyền dạy của ông, làng Liễu Tràng - Hồng Lục đã trở thành trung tâm khắc ván in chữ và sau là tranh khắc của cả nước Nhiều bộ sách đã được in khắc ở đây, trong đó phải kể đến bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” đồ sộ đã được những người thợ làng Hồng Lục, Liễu Tràng khắc đầy đủ lần đầu tiên vào năm Chính Hòa thứ 18 (1697) Để ghi nhận công lao, dân làng Liễu Tràng đã lập đền thờ, tôn ông làm Thành hoàng và coi là tổ nghề của họ Hiện nay vẫn còn ngôi đình thờ Thám hoa ở làng Liễu Tràng, đã được xếp hạng năm 1992, thường tổ chức lễ hội vào ngày 13-15 tháng 9 (âm lịch) hàng năm
1.2 Vai trò của ngành in
Có thể nói, in ấn chính là một trong những bước ngoặt lịch sử của nhân loại, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội hiện đại Trong học tập, in ấn tạo ra sách vở, lưu trữ kiến thức, tạo ra nguồn tài liệu có tính đồng bộ cho người học, giúp ích cho việc học tập Trong kinh doanh, in ấn chính là một công cụ phục vụ cho quá trình quảng cáo, truyền thông sản phẩm, thông qua việc in ấn tờ rơi, poster, catalogue,…Trong cuộc sống thường ngày, hầu như các vật xung quanh bạn đều có dấu ấn của ngành in ấn, từ những quyển lịch, tờ báo, bì thư đến những chiếc túi giấy, túi nilon, …
1.3 Sự phát triển ngành in
Sự phát triển của công nghệ máy móc trong ngành in đang chứng kiến những tiến bộ đột phá, đặc biệt là trong lĩnh vực in 3D Công nghệ in 3D đã ngày càng phát triển rộng rãi và thâm nhập sâu vào nhiều lĩnh vực công nghiệp vĩ mô như hàng không, vũ trụ, y tế, giáo dục, xây dựng, kiến trúc, nghệ thuật, và thời trang Trong ngành in 3D, xu hướng tích hợp thiết bị, công cụ hỗ trợ và tự động hóa trước cho công đoạn in ngày càng phát triển, đặc biệt trong việc sử dụng thiết bị cắt nhũ ngày càng hiện đại như một công cụ sản xuất mới trên quy mô lớn
Việc phát triển các vật liệu mới hiệu suất cao, được áp dụng trong máy in 3D, là một trong những điểm đột phá quan trọng Công nghệ in 3D đối mặt với việc phát triển vật liệu mới, hiệu suất cao hơn, giúp tăng hiệu quả và đa dạng trong sản phẩm in Nhu cầu về quản lý in 3D theo cụm và việc tự động hóa đối với việc in 3D thiết bị xử lý hậu kỳ cũng đang ngày càng trở nên cần thiết
Trang 20Hình 1 2 Máy móc hiện đại trong ngành in
"Tương phản nhũ kim," hay còn gọi là "ép nhũ," là một trong những kỹ thuật in ấn tiên tiến được sử dụng rộng rãi trong ngành in ấn hiện nay Sự phát triển của kỹ thuật này đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao tính thẩm mỹ và giá trị của các sản phẩm in Việc sử dụng màu nhũ đa dạng và hiệu quả cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn hơn để tạo ra những sản phẩm in ấn độc đáo và thu hút sự chú ý Sự phát triển của công nghệ in cũng đã thúc đẩy sự tiến bộ trong việc tối ưu hóa quy trình sản xuất và tăng cường khả năng sáng tạo trong việc thiết kế sản phẩm Sự hiện đại hóa và tùy chỉnh hóa trong sản xuất đã mở ra cơ hội cho việc ứng dụng kỹ thuật ép nhũ kim một cách sáng tạo và hiệu quả hơn
Trang 21CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH SẢN PHẨM CỦA MÁY CẮT NHŨ
2.1 Nhũ Là Gì
Nhũ là một nguyên vật liệu dùng trong ngành in ấn, mực được tráng đặc biệt màu sắc thể hiện óng ánh qua lớp màu kim loại alufin (nhôm) Mực nhũ này được in ấn qua hai quy trình ép là ép nóng và ép nguội
Công dụng: ÉP nhũ (mạ vàng) lên các bề mặt phẳng như: card visit, giấy, lịch, da, vải… Máy ép nhũ sẽ tạo sự sang trọng, lấp lánh, tăng thêm giá trị cho những sản phẩm trong công nghiệp
Hình 2 1 Màu sắc nhũ đa dạng
2.1.1 Nhũ ép nóng
Một ưu điểm chính của foil ép nóng (ép nhiệt) là sự biến dạng dẻo của vật liệu nền tạo ra hiệu ứng trên vật liệu nền như ba chiều, cảm nhận như sờ thấy được và chỉ có foil (nhũ) màu kim loại mới thể hiện được mà không có một loại màu vô cơ hay hữu cơ thong thường nào thể hiện được…
2.1.2 Nhũ ép nguội
Foil ép nguội không cần đến bản khuôn in hay gọi là khuôn kẽm, công đoạn làm hoàn chỉnh và in có thể được thực hiện một lần đi trên máy với tốc độ sản xuất tối đa, đây chính là ưu điểm về kinh tế mà foil nguội đem lại…
Thương hiệu KURZ nổi tiếng mà hơn 100 năm trên lĩnh vực nghiên cứu & phát triển Foil (Nhũ) của Đức Đã từng công bố ở đại học Bergische cho thấy sự phát triển của lĩnh vực này
Trang 222.2 Ép nhũ nóng và phương pháp công bề mặt hiệu quả
Ép nhũ nóng là một phương pháp gia công bề mặt hiệu quả và thông dụng trong sản xuất nhãn hàng và bao bì, chất lượng hình ảnh thu được của phương pháp gia công này có độ bóng và hiệu ứng kim loại rất cao mà không thể đạt được khi in các bằng các loại mực nhũ
2.2.1 Thế nào là ép nhũ
Ép nhũ là hình thức trí bề mặt sản phẩm in theo cách dán ép lên bề mặt tờ in những hình ảnh, chữ bằng nhũ vàng, bạc hoặc giấy thiết
2.2.2 Nguyên lý ép nhũ nóng
Sử dụng khuôn in cao đã được gia nhiệt (phần tử in nằm trên mặt phẳng cao hơn các phần tử không in) để ép mạnh tờ nhũ vào tở in Nhờ nhiệt độ và áp lực nhũ được ép dán vào giấy ở những chỗ khuôn in lồi lên (phần tử in)
- Các công đoạn thực hiện công nghệ ép nhũ nóng như sau: + Bước 1: Dùng khuôn ép dán lên bàn dập trên
+ Bước 2: Dán phần tay kê lên bàn dập dưới + Bước 3: Lót ống
+ Bước 4: Điều chỉnh bộ phận căng nhũ + Bước 5: Lựa chọn chế độ ép
+ Bước 6: Chỉnh sửa và thực hiện ép thử + Bước 7: Ép nhũ theo số lượng yêu cầu của khách hàng
2.2.3 Nguyên lý tách các lớp khi ép nhũ
Dưới tác dụng của nhiệt độ khi ép lớp đệm chảy ra tách lớp lắc – nhũ – keo khỏi lớp đệm, lớp keo chảy mềm dán dính lớp nhũ màu và lớp lắc vào giấy Nhưng chỉ những vị trí (phần tử in) có nhiệt độ thì lớp nhũ – lắc – keo mới được tách ra khỏi lớp đệm và dính vào giấy Còn lại những vị trí (phần tử không in không có nhiệt độ nên lớp nhũ vẫn giữ lại trên lớp đệm)
2.3 Cấu tạo và tính chất của nhũ 2.3.1 Cấu tạo
Có dạng cuộn dày từ 3-5 lớp - Lớp để: thường là dạng cuộn màng nhựa như PET dày 12-30 um có nhiệm vụ mang các lớp thành phần
Trang 23- Lớp lắc: lớp lắc là dạng keo (lắc) có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ ép kim nên khi ép lớp lắc sẽ cùng lớp nhũ truyền sang tờ in, sau khi ép vào sản phẩm lớp lắc sẽ nằm trên cùng nó tạo độ bóng cho nhũ và bảo vệ lớp nhũ không bị trầy xước - Lớp màu: có độ dày 1,5-5um Lớp màu có nhiệm vụ đem màu sắc cho nhũ, cần phải bền khi chà sát, bền với dung môi
- Với dạng nhũ lụa: là một lớp pigment - Với dạng nhũ bóng: gồm một lớp pigment và lớp lắc - Metal: gồm một lớp lắc và một lớp (màng) nhôm mỏng Lớp màu cũng có trường hợp thực hiện cả vai trò lớp keo khi đó trong thành phần lớp màu được thêm vào keo PVC
Lớp keo: đảm bảo cho sự kết dính chắc chắn nhũ với tờ in vì vậy với nhiệt độ ép keo cần đạt tính chất dính, lớp keo có chiều dày 1,5-5um
Hình 2 2 Cấu tạo của màng nhũ
2.3.2 Tính chất của nhũ được đánh giá bởi
- Màu sắc của nhũ - Độ bóng
- Độ bền của tờ in sau khi ép nhũ với ma sát, nhiệt độ - Tờ in sau khi ép không lem, gọn (độ sắc nét hình ảnh sau khi ép) các dạng bề mặt nhũ khi phản chiếu ánh sáng
Trang 24Hình 2 3 Những sản phẩm từ nhũ kim
Trang 252.4 Nhu cầu thực tiễn
Cuộn nhũ kim khi được sản xuất sẽ được hình thành dưới dạng nguyên cây nhằm để phù hợp với máy móc và năng suất với độ dài cơ bản là 64cm; khi ép kim chúng ta thực hiện trên nhiều sản phẩm với những khuôn kẽm có kích thước khác nhau nên cần phải chia nhỏ cuộn nhũ phù hợp khuôn nhằm tránh hao phí, giá thành của một cuộn nhũ ép kim dao động từ 200.000 đồng đến 1 triệu đồng Từ nhu cầu thực tiễn đó, ta cần có một máy móc công cụ để thực hiện việc chia cuộn nhũ kim nhằm đáp ứng nhu cầu, công việc thực hiện một cách thuận lợi và nhanh chóng
Hình 2 4 Cây nhũ kim
Hình 2 5 Nhũ kim sau khi được cắt thành phân đoạn
Trang 26CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ MÁY
3.1 Nguyên lý làm việc
Máy hoạt động dựa theo nguyên lý, hình dạng của cây nhũ kim: - Sử dụng chuyển động chính là chuyển động xoay tròn của cây nhũ kim - Chuyển động dao dọc trục để điều chỉnh kích thước cần cắt của cây nhũ - Chuyển động ngang của dao để thực hiện cắt
3.4 Thông số kỹ thuật ban đầu
Bảng 3 1 Thông số kỹ thuật máy
Trang 273.5 Mô hình của máy
Hình 3 1 Mô hình máy dự kiến
Trang 28PHẦN II: THIẾT KẾ MÁY CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN ĐỘNG HỌC CỦA MÁY
4.1 Tính toán động cơ và phân phối tỉ số truyền Tính chọn động cơ điện
Năng suất của máy sàng phụ thuộc vào kích thước của máy, vào vận tốc chuyển động của vật liệu, vào hình dạng kích thước của vật liệu, tính chất cơ học của nó và vào dạng vật liệu
Bảng thông số:
Phương án
Lực kéo băng tải
P (N)
Vận tốc băng tải V (m/s)
Đường kính tang D(mm)
Thời gian làm
việc
máy (h)
Bảng 4 1 Thông số ban đầu
Công suất cần thiết cho động cơ điện:
𝑁 = 𝑃 𝑉 1000 =
1800.0,21000 = 0,36 (𝐾𝑊) 𝜂 = 𝜂𝑐𝑎𝑝ô4.𝜂đ𝑎𝑖 = 0,994 0,96 = 0,92
Suy ra:
Trang 29𝑁𝑐𝑡 =𝑁
𝜂 =0,360,92 = 0,4 (𝐾𝑊) Trong đó:
N: công suất trên băng tải [𝑘𝑊] Nct: công suất cần thiết của động cơ điện [𝑘𝑊] P: lực kéo băng tải [N] 𝜂: hiệu suất truyền động chung của hệ thống 𝜂𝑐𝑎𝑝𝑜: hiệu suất của một cặp ổ lăn
𝜂đ𝑎𝑖: hiệu suất bộ truyền đai - Chọn động cơ điện có công suất định mức 𝑁đ𝑐 lớn hơn hay bằng công suất cần thiết 𝑁𝑐𝑡 (𝑁đ𝑐 ≥ 𝑁𝐶𝑇), trong tiêu chẩn chọn động cơ điện có nhiều loại thỏa mãn điều kiện này
Theo bảng 2-2: Các thông số kỹ thuật ta chọn động cơ sau: Kiểu động
cơ
Công suất (kw)
Vận tốc quay (vg/p)
Hiệu suất (%)
𝑇𝑚𝑎𝑥𝑇𝑑𝑛
𝑇𝐾𝑇𝑑𝑛
Bảng 4 2 Kiểu động cơ
Kiểm nghiệm: 𝑁đ𝑐 𝜂đ𝑐 ≥ 𝑁𝐶𝑇 ↔ 0,8.74,5% ≥ 0,4 ↔ 0,596 ≥ 0,4 Như vậy thoả điều kiện
Phân phối tỉ số truyền
Số vòng quay trong một phút của trục băng tải:
𝑛𝑙𝑣 =60000 𝑣
𝜋 𝐷 =
60000.0,2𝜋 250 ≈ 15,27 (
𝑣ò𝑛𝑔𝑝ℎú𝑡) Trong đó:
v: vận tốc băng tải [m/s] D: đường kính tang của băng tải Ta có tỷ số chung của hệ thống: 𝑖𝑐ℎ𝑢𝑛𝑔 =𝑛𝑑𝑐
𝑛𝑙𝑣 = 135015,27= 88,40 Chọn tỉ số truyền ngoài là: 𝑖𝑛𝑔𝑜à𝑖 = 𝑖đ𝑎𝑖 = 3
Trang 30Tiết diện đai A B
Kích thước tiết diện đai a ×h (mm) (bảng 5-11)
Trang 3112,7x8 13x8 Diện tích tiết diện F (mm2) 81 81 Đường kính bánh đai nhỏ (bảng 5-14) D1 (mm)
Sai số về vòng quay: ∆n= 463−450
450 =0,22 (sai số này rất ít so với yêu cầu) Tỉ số truyền: 𝑖 =𝑛𝑑𝑐
𝑛1 = 1350551,2 = 2,44 Chọn sơ bộ khoảng cách trục: A= 𝐷2(mm)
2(120 + 50) +(120−50)2
4.215 ≈ 702,7 (mm) 𝐿B = 2.400 +π
2(400 + 140) +(400−140)2
4.400 ≈ 1690,48 (mm) Lấy L theo tiêu chuẩn: Lấy L theo tiêu chuẩn bảng 5-12[1]/92 686 1600 Kiểm nghiệm số vòng chạy u trong 1 giây: u=v
𝐿
Trang 325,1 7 Xác định khoảng cách trục A theo chiều dài đai đã lấy theo tiêu chuẩn: A(mm)
A =2L − π(𝐷2+ 𝐷1) + √[2𝐿 − 𝜋(𝐷2+ 𝐷1)]2− 8(𝐷2− 𝐷1)2
8 206,5 351,8 Khoảng cách A thỏa mãn điều kiện:
0,55(𝐷1+ 𝐷1) + h ≤ A ≤ 2(𝐷1+ 𝐷1) Trong đó h là chiều cao của tiết diện đai (bảng 5-11[1]/92) Khoảng cách nhỏ nhất, cần thiết để mắc đai:
𝐴𝑚𝑖𝑛 = 𝐴 − 0,015𝐿 (mm) 196,21 327,8 Khoảng cách lớn nhất, cần thiết để tạo lực căng:
𝐴𝑚𝑎𝑥= 𝐴 + 0,03𝐿 (mm) 227 399,8 Tính góc ôm 𝛼1 : 𝛼1 = 180° −𝐷2−𝐷1
𝐴 57° 160° 137° Góc ôm thỏa mãn điều kiện 𝛼1 ≥ 120°
Xác định số đai z cần thiết Chọn ứng suất căng ban đầu 𝜎0 = 1,2𝑁/𝑚𝑚2Theo trị số 𝐷1 tra bảng 5-17[1]/95 tìm được ứng suất có ích cho phép [𝜎𝑝]0N/m𝑚2 1,45 1,51
𝐶𝑡 0,9 0,9
𝐶𝑣 0,6 0,6 𝐶𝑡: hệ số xét đến ảnh hưởng của chế độ tải trọng, tra bảng 5-6[1]/89 𝐶𝛼: hệ số xét đến ảnh hưởng của góc ôm, tra bảng 5-8[1]/90
𝐶𝑣: hệ số xét đến ảnh hưởng của vận tốc, tra bảng 5-19[1]/95 Số đai theo công thức: Z≥ 1000𝑁
𝑣[𝜎𝑝]0𝐶𝑡𝐶𝛼𝐶𝑣𝐹
Trang 334,3 1,3 Lây số đai 4 2 Định các kích thước chủ yếu của bánh đai:
Chiều rộng bánh đai: B= (𝑍 − 1)𝑡 + 2𝑆
112 85,5 Đường kính ngoài:
Bánh dẫn: 𝐷𝑛𝑑𝑐 = 𝐷1+ 2ℎ0
55,6 337 Bánh bị dẫn: 𝐷n1 = 𝐷2+ 2ℎ0
125,6 919 Các kích thước t, S, ℎ0 tra bảng 10-3[1]/257
Tính lực căng ban đầu 𝑆0 và lực tác dụng lên trục R 𝑆0 = 𝜎0𝐹 97 571 R= 3𝑆0𝑍𝑠𝑖𝑛𝛼1
Trang 34b) Tính sơ bộ đường kính trục Momen xoắn trên trục chính T1=9,55.106.0,76
450 = 16128,88 Nmm d≥ √𝟎,𝟐[𝝉]𝑻
𝒙𝟑
Trong đó: T là momen xoắn [Nmm];
d là đường kính trục [mm]; [𝝉]𝒙 là ứng suất xoắn cho phép [Mpa] [𝜏] - ứng suất cho phép, với [𝜏]= 15 30 Mpa Chọn [𝜏]:
Trục vào [] = 15 MPa Trục chính: d1=√ 𝑻
𝟎,𝟐[𝝉]𝒙𝟑
=√16128,88 0,2.15𝟑
=17,51 mm chọn d1= 20 mm c) Xác định trị số và chiều của các lực từ chi tiết quay tác dụng lên trục
Trang 35M= T1 =16128,88 Nmm l1 = 700 mm
Xét mặt phẳng ZOY:
Ta có: ∑MA = 0 => 𝑀1− 𝑅𝑌𝐵 𝐿1= 0(chiều dương theo chiều kim đồng hồ) =>RYB = 23,04 𝑁
∑PY ↓+= 0 =>−RYA−RYB= 0 =>RYA=-23,04 N (đổi chiều RYA) Xét mặt phẳng ZOX:
Trang 36Ta có: ∑MA = 0 => 𝐿1 𝑅𝑋𝐵 = 0(chiều dương theo chiều kim đồng hồ) =>RXB = 0
∑PY ↓+= 0 =>RXA + 𝑅𝑋𝐵 = 0 =>RXA = 0 N
𝑘𝜎𝜀𝜎𝛽𝜎𝑎Bộ truyền làm việc một chiều nên ứng suất tiếp xúc (xoắn) biến đổi theo chu kỳ mạch động:
𝜏𝑎= 𝜏𝑚 =𝜏𝑚𝑎𝑥
𝑀𝑥2𝑊𝑜Vậy 𝑛𝜏 = 𝑘𝜏 𝜏−1
𝜀𝜏𝛽𝜏𝑎+𝜏𝜏𝑚Giới hạn mỏi uốn và xoắn 𝜎−1= 0,45𝜎𝑏 = 0,45.600=270N/𝑚𝑚2(trục bằng thép 45 có 𝜎𝑏 = 600 N/𝑚𝑚2) 𝜏 = 0,25𝜎 =0,25.600=150 N/𝑚𝑚2
Trang 37𝜎𝑎=Mu𝑊W=1855 𝑚𝑚3 (bảng 7-3b [1]/122) 𝑀𝑢 = T = 16128,88 N mm 𝜎𝑎=16128,88
1855 =8,69 N/𝑚𝑚2𝜏𝑎= 𝜏𝑚 = 𝑀𝑥
2𝑊𝑜𝑊𝑜 = 4010 𝑚𝑚3 (bảng 7-3b [1]/122) 𝑀𝑥 = T = 16128,88 N mm
𝜏𝑎=16128,88
2.4010 =2,01 N/𝑚𝑚2Chọn hệ số 𝜎 𝑣à 𝜏 theo vật liệu, đối với thép cacbon trung bình 𝜎 ≈ 0,1 𝑣à 𝜏 ≈0,05
Hệ số tăng bền 𝛽=1 Chọn các hệ số 𝑘𝜎, 𝑘𝜏, 𝜀𝜎, 𝜀𝜏: Theo bảng 7-4 [1]/123 lấy 𝜀𝜎 = 0,82 ; 𝜀𝜏 = 0,7 Theo bảng 7-8 [1]/127, tập trung ứng suất tại rãnh then lấy 𝑘𝜎 = 1,63; 𝑘𝜏 = 1,5 Tỷ số 𝑘𝜎
𝜀𝜎 =1,630,82=1,99; 𝑘𝜏
𝜀𝜏 =1,50,7=2,14 Tra bảng 7-12 [1]/129 áp suất trên bề mặt lắp có độ dôi giữa trục và vòng trong của ổ lăn với kiểu lắp T3 áp suất sinh ra trên bề mặt ghép ≥30 N/𝑚𝑚2 tra bảng 7-10 [1]/128 ta có 𝑘𝜎
𝜀𝜎=2,8 𝑘𝜏
𝜀𝜏 = 1 + 0,6 (
𝑘𝜎𝜀𝜎 − 1) = 1 + 0,6(2,8 − 1) = 2,08 Thay các trị số vừa tìm được vào công thức tính 𝑛𝜎 𝑣à 𝑛𝜏: 𝑛𝜎 = 𝜎−1
𝑘𝜎𝜀𝜎𝛽𝜎𝑎
2,8.8,69= 11,09
𝑛𝜏 = 𝜏−1𝑘𝜏𝜀𝜏𝛽𝜏𝑎+ 𝜏𝜏𝑚
2,08.2,01 + 0,05.2,01 = 35,03
Trang 38n= nσ nτ √𝑛σ2+𝑛τ 2
= 11,09.35,03√11,092+35,032= 10,57 > [𝑛]
Hệ số an toàn cho phép n thường lấy bằng 1,5÷2,5
4.3 Tính chọn, thiết kế ổ bi
Từ sơ đồ : 𝐹𝑟𝐴 = √𝑋𝐴2+ 𝑌𝐴 2 = √23,042 + 0 2 = 23,04 (N)
𝐹𝑟𝐵 = √𝑋𝐵2 + 𝑌𝐵 2 = √−23,04 2+ 0 2 = 23,04 (N) Dự kiến chọn trước góc ß = 16o (kiểu 36000)
hệ số khả năng làm việc tính theo công thức (8- 1) C = Q (n.h)0,3< Cbảng
Ở đây: n = 450 vg/ph h = 20000 giờ, bằng thời gian phục vụ của máy Vì hai lực bằng nhau nên ta tính ngẫu nhiên cho gối đỡ A C=Q(n h)0,3
Ở đây A=0 nên Q=𝑅𝐴 = 23,04𝑁 hoặc Q=2,304 daN C=23,04.(450.20000)0,3
Tra bảng 8-7 [1]/164 cho (450.20000)0,3 ≈ 126 C=23,04.126=2903,04
=> Tra bảng P2.12 ứng với d = 17 mm chọn ổ cỡ trung hẹp có kí hiệu 36103, đường kính ngoài của ổ D = 35 mm chiều rộng B = 10 mm; C = 5,71 (kN); Co = 3,58 (kN)
Trang 394.4 Tính chọn thanh trượt 4.4.1 Chọn vật liệu
Thanh trượt được sử dụng thanh nhôm định hình có kích thước 20x40mm
Bảng 4 5 Thông số kỹ thuật thanh trượt
4.4.2 Đặc điểm của thanh nhôm định hình
Được làm từ nhôm nguyên chất cùng với lớp hoàn thiện anodized giúp bề mặt nhôm luôn sáng bóng, có độ thẩm mỹ cao, đồng thời có thể chịu được áp lực cao, tránh được các hiện tượng như cong vênh hay giãn nứt
Bề mặt được Anot hóa màu trắng bạc giúp sản phẩm có tính thẩm mỹ cao và kèm theo khả năng chống oxi hóa, cùng với khả năng chịu tác động của thời tiết Bên cạnh đó, khả năng chống tĩnh điện cũng cực kỳ tốt, do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng sản phẩm
Là sản phẩm tuyệt vời cho bảo vệ máy, thùng loa âm thanh, băng ghế làm việc, giá treo bảng điều khiển, màn hình, khung 3D CNC, khung in 3D hoặc bất kỳ sản phẩm nào yêu cầu vẻ ngoài sạch sẽ, thẩm mỹ
4.4.3 Nguyên lý làm việc của thanh định hình
Thanh trượt (Linear motion) là linh kiện cnc dùng để dẫn hướng, dựa trên nguyên
lý chuyển động tịnh tiến giữa con trượt và ray trượt, tạo nên hệ thống dẫn hướng theo đường thẳng, vì vậy còn được gọi với cái tên ray trượt tuyến tính Nó hoạt động gần như chính xác và có khả năng chịu tải cực tốt
Trang 40Hình 4 1 Thanh trượt dẫn hướng
Ray trượt sẽ giúp cơ cấu máy chuyển động tịnh tiến một cách chính xác nhất Con trượt và ray trượt phải chịu một tải trọng tương đối lớn nhưng linh kiện này vẫn hoạt động một cách êm ái và chính xác cao
Hiện tại trên thị trường thì thanh trượt vuông là loại có độ cứng và độ ổn định cao nhất Ray trượt vuông có độ chịu tải nặng gấp 1.5 lần so với các thanh trượt khác
4.4.4 Tính chọn độ chính xác của thanh trượt
Độ chính xác của thanh trượt là thông số dùng để đánh giá độ chính xác của thanh trượt khi con lăn chạy hoặc di chuyển trên đường ray dẫn hướng của thanh Độ chính xác thường được yêu cầu được thể hiện ở cấp độ chính xác
Ta tra bảng sau:
Cấp độ nhám
Trị số nhám ( 𝝁𝒎 ) Chiều
dài chuẩn L (mm)
Phương pháp gia
công
Ứng dụng
1 2
- -
320 - 160 160 - 80
8 8
Tiện, thô, cưa dũa, khoan…
Các bề mặt không tiếp xúc,
không quan