Vai trò của tư bản thương nghiệp: Tư bản thương nghiệp sau khi xuất hiện đã phát huy vai trò và lợi ích to lớn cho xã hội, vì: Do có thương nhân làm nhiệm vụ mua bán hàng hoá nên lượng
Trang 1Họ và tên: Trần Thị Hồng Nhung Mã Sinh viên:2173402010944Khóa/Lớp: (tín chỉ) MPT0401C5910.23+24_LT (Niên chế):CQ59/10.23
STT: 33 ID phòng thi:580 058 0006
Ngày thi: 12/04/2022 Ca thi: 7h15p
BÀI THI MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÁC LÊ-NIN
Hình thức thi: Tiểu luậnMã đề thi: Đề 03 Thời gian làm bài: 3 ngày
Đề bàiĐề số 03: Phân tích vai trò của tư bản
thương nghiệp;sự phân chia giá trịthặng dư giữa nhà tư bản công nghiệpvà tư bản thương nghiệp Liên hệ thựctiễn ở Việt Nam hiện nay.
Trang 2BÀI LÀM
A Mở đầu
Hiện nay, Việt Nam đang phấn đấu trở thành một nước công nghiệp hóa-hiệnđại hóa, đời sống của nhân dân ngày càng được đáp ứng đầy đủ, nâng cao hơn Vì thế nên, nhu cầu tiêu dùng cũng như yêu cầu chất lượng, giá cả của người dân về thị trường hàng hóa cũng ngày càng khắt khe và chọn lọc hơn,không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà xuất khẩu cũng ngày càng được coi trọng Để đáp ứng nhu cầu của cả trong và ngoài nước thì vai trò của thương nghiệp và tư bản thương nghiệp ngày càng phải được phát huy một cách tối đa
Tư bản thương nghiệp là loại tư bản ra đời sớm nhất trong lịch sử bởi vì tiềnđề cho sự ra đời của nó là lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ, phát triểntới một mức độ nhất định Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay, tư bảnthương nghiệp đang ngày càng trở nên quan trọng trong công cuộc phát triểnvà hội nhập với nền kinh tế thế giới Do đó, đề tài của bài tiểu luận nàychính là: “Phân tích vai trò của tư bản thương nghiệp;sự phân chia giá trịthặng dư giữa nhà tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp và Liên hệthực tiễn ở Việt Nam hiện nay.’’
B Nội dung
Tư bản thương nghiệp là một bộ phận tư bản công nghiệp tách ra chuyên đảm nhận khâu lưu thông hàng hóa Hoạt động của tư bản thương nghiệp chỉ là những hoạt động phục vụ cho quá trình thực hiện giá trị hàng
hóa của tư bản công nghiệp Công thức vận động của nó là: T - H - T'.
Nguồn gốc: Tư bản thương nghiệp xuất hiện rất sớm trong lịch sử Trong
quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tư bản công nghiệp, thường xuyên có
Trang 3một bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hóa, chờ để được chuyển thành tư bản tiền tệ Do sự phát triển của phân công lao động xã hội, đến một trình độ nhất định, giai đoạn này được tách riêng ra trở thành chức năng chuyên môn của một loại hình tư bản kinh doanh riêng biệt, đó là tư bản thương nghiệp
Tư bản công nghiệp là hình thức cơ bản của quan hệ tư bản chủ nghĩa
thống trị trong xã hội tư bản Đặc điểm quan trọng của tư bản công nghiệp làsự vận động thường xuyên liên tục của nó thông qua 3 giai đoạn với 3 hình thái quan trọng trong tuần hoàn: tư bản tiền tệ, tư bản hàng hoá, tư bản sản xuất Ba hình thái này vận động kế tiếp nhau theo một tỉ lệ nhất định Chức năng của tư bản công nghiệp là sản xuất ra của cải hàng hoá và sản xuất ra giá trị thặng dư nên có vai trò quan trọng trong lĩnh vực sản xuất vật chất của xã hội
Đặc điểm:Tư bản thương nghiệp có đặc điểm vừa phụ thuộc vào tư bản
công nghiệp vừa có tính độc lập tương đối Sự phụ thuộc thể hiện ở chỗ tư bản thương nghiệp chỉ là bộ phận của tư bản công nghiệp tách rời ra, tính độc lập tương đối là chức năng chuyển hóa cuối cùng của hàng hóa thành tiền, trở thành chức năng riêng biệt tách khỏi tư bản công nghiệp, nằm trong tay người khác
Vai trò của tư bản thương nghiệp: Tư bản thương nghiệp sau khi xuất
hiện đã phát huy vai trò và lợi ích to lớn cho xã hội, vì: Do có thương nhân làm nhiệm vụ mua bán hàng hoá nên lượng vốn và chi phí lưu thông dùng để lưu thông nhỏ hơn so với khi người sản xuất trực tiếp đảm nhận chức năng này
Trang 4Nhờ có thương nhân chuyên mua bán hàng hoá mà người sản xuất tậptrung được thời gian cho sản xuất, giảm dự trữ sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng giá trị thặng dư.
Do các thương nhân chuyên kinh doanh mua bán hàng hoá nên rút ngắn thời gian lưu thông, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn từ đó làm tăng tỷ suất giá trị thặng dư hàng năm và lượng giá trị thặng dư
Sản xuất càng phát triển, quy mô sản xuất càng mở rộng, nhiều nhà máy, chức năng quản lý kinh tế càng phức tạp Vì vậy, mỗi nhà tư bản chỉ được hoạt động ở một khâu nhất định Điều này đòi hỏi một số người chuyên môn hóa sản xuất và một số người chuyên môn hóa hàng tiêu dùng Tư bản thương nghiệp làm nhiệm vụ lưu thông hàng hóa, đồng thời phục vụ cho nhiều nhà tư bản công nghiệp nên số lượng và chi phí của tư bản lưu thông sẽ giảm đi rất nhiều, do đó tư bản công nghiệp của mỗi nhà đầu tư cũng như của toàn xã hội vào sản xuất sẽ tăng
Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng càng gay gắt, do đó cần có những nhà tư bản biết tính toán, am hiểu nhu cầu, thị hiếu của thị trường… chỉ có nhà tư bản thương nghiệp mới thoả mãn được Chính vì vậy mà các nhà tư bản công nghiệp có thời gian tập trung sản xuất, đầu tư để tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian lưu thông, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản trong quá trình sản xuất Tư bản thương nghiệp tuy không trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư nhưng nó giúp tăng năng suất lao động và lợi nhuận, do đó làm tăng tỷ suất lợi nhuận chung của xã hội và góp phần tích lũy cho tư bản công nghiệp.Tư bản thương nghiệp chỉ hoạt động trong lĩnh vực lưu thông, tách biệt vớichức năng sản xuất của tư bản công nghiệp Theo học thuyết giá trị củaC.Mác, lưu thông không tạo ra giá trị, cũng không tạo ra giá trị thặng dư và
Trang 5lợi nhuận Nhưng trên thực tế, các nhà tư bản thương nghiệp tham gia vàolĩnh vực lưu thông hàng hoá đều vì mục tiêu lợi nhuận thương nghiệp.Nếuxét về khía cạnh lưu thông thuần túy thì việc tạo ra giá trị thặng dư và phânchia giá trị thặng dư là hai vấn đề khác nhau Lĩnh vực lưu thông cũng nhưhoạt động thương nghiệp đúng là không tạo ra được giá trị thặng dư, nhưngdo vị trí, tầm quan trọng của lưu thông đối với sự phát triển của sản xuất vàtái sản xuất nên tư bản thương nghiệp vẫn được tham gia vào việc phân chiagiá trị thặng dư cùng với tư bản công nghiệp và phần giá trị thặng dư mà tưbản thương nghiệp được chia chính là lợi nhuận thương nghiệp.
Vậy, bản chất của lợi nhuận thương nghiệp là gì? Nguồn gốc của nó là từ đâu?
Lợi nhuận thương nghiệp là số chênh lệch giữa giá mua và giá bán hàng
hóa Như vậy, lợi nhuận thương nghiệp là một phần của giá trị thặng dư được sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất và do nhà tư bản công nghiệp nhượng lại cho nhà tư bản thương nghiệp, để nhà tư bản thương nghiệp tiêu thụ hàng cho mình
Cách thức thực hiện: Nhà tư bản công nghiệp bán hàng hóa cho nhà tư
bản thương nghiệp với giá cả cao hơn chi phí sản xuất để đến lượt nhà tư bản thương nghiệp bán hàng hóa đúng với giá trị hàng hóa.Do có các thươngnhân chịu trách nhiệm mua và bán hàng hoá, nên lượng ngân quỹ và chi phí lưu thông nhỏ hơn so với khi người sản xuất trực tiếp đảm nhận chức năng này Bên cạnh đó khi có thương nhân làm nhiệm vụ mua bán hàng hóa, người sản xuất có thể tập trung thời gian vào sản xuất, giảm dự trữ sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng giá trị thặng dư
Cách thức chi trả giá trị thặng dư giữa tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp:
Trang 6Tư bản công nghiệp bán hàng hóa cho Tư bản thương nghiệp với giá cảthấp hơn giá trị.
Tư bản thương nghiệp bán hàng hóa ra thị trường với giá cả bằng giá trị
Việc phân phối giá trị thặng dư giữa nhà tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp diễn ra theo quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân thông qua cạnh tranh và thông qua chênh lệch giữa giá cả sản xuất cuối cùng (giá bán lẻ thương nghiệp) và giá cả sản xuất công nghiệp (giá bán buôn công nghiệp)
Tại sao các nhà tư bản công nghiệp lại để tư bản thương nghiệp chiếm một phần giá trị thặng dư? Lời giải thích như sau:
Tư bản thương nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu thông, lưu thông làmột khâu của quá trình tái sản xuất,hơn nữa, các nhà tư bản thương nghiệp không thể tiếp tục làm công việc này mà không có lợi nhuận Vì vậy, xuất phát từ lợi ích kinh tế của tư bản thương nghiệp, tư bản công nghiệp chia cho nó một phần lợi nhuận
Tư bản thương nghiệp giúp mở rộng quy mô tái sản xuất,mở rộng thị trường, tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển
Vì tư bản thương nghiệp có nhiệm vụ lưu thông nên tư bản công nghiệpcó thể luân chuyển tự do và chỉ tập trung vào việc thúc đẩy sản xuất Kết quảlà, vốn của nó luân chuyển nhanh hơn, lao động của nó có năng suất cao hơnvà lợi nhuận của nó tăng lên
Liên hệ, vận dụng vào thực tiễn ở Việt Nam
35 năm sau khi thực hiện công cuộc đổi mới (1986-2021) chuyển đổi từ nềnkinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển và trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình với nền kinh tế thị trường sôi
Trang 7động và hội nhập mạnh mẽ Nhìn vào thực tế, vai trò của tư bản thương nghiệp trong và ngoài nước vô cùng quan trọng Tư bản thương nghiệp sau khi xuất hiện đã phát huy vai trò và lợi ích to lớn cho xã hội, vì: Trước năm 1986, trong thời kỳ kinh tế tập trung, người dân hầu như không có sức sản xuất, nhưng từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, người dân có sức sản xuất hàng hóa, nhu cầu mở, thị trường ngày càng lớn,họ không có đủ thời gian và vốn để sản xuất và vận chuyển hàng hóa đến các thị trường khác, nắm bắt được tâm lý này, các nhà tư bản thươngnghiệp chuyên mua bán hàng hóa giúp cho người dân chăm lo sản xuất từ đógiúp tăng hiệu quả kinh tế và giá trị thặng dư.
Thành tựu Hoạt động thương mại ở VN từ trước tới nay luôn tăng trưởng rất tích cực và đã gặt hái được một số thành tựu nhất định.Việt Nam nhập siêu nhẹ trong giai đoạn 1990-2011, nhưng sau đó chuyển sang xuất siêu trong giai đoạn 2012-2019 Tổng thương mại, xuất khẩu và nhập khẩu đã tăng nhanh chóng, ở mức 18% hàng năm trong giai đoạn 1991-2019 Năm 2019, tổng kim ngạch thương mại đạt giá trị kỷ lục 51 tỷ USD Việt Nam đã nhảy từ vị trí thứ 39 năm 2009 lên vị trí thứ 23 năm 2019 trong số 50 quốc gia kinh doanh hàng hóa hàng đầu thế giới Sự cải thiện này chủ yếu từ sự tham gia tích cực của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt là sản phẩm sản xuất chế tạo
Tính cả năm 2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt668,55 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước, tương ứng tăng 123,23 tỷUSD Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 336,31 tỷ USD, tăng 19%,tương ứng tăng 53,68 tỷ USD và nhập khẩu đạt 332,23 tỷ USD, tăng 26,5%,tương ứng tăng 69,54 tỷ USD.Trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam
Trang 8với châu Á đạt 433,39 tỷ USD, tăng 22,8% so với năm 2020, tiếp tục chiếmtỷ trọng cao nhất (64,8%) trong tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước.Trịgiá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt là: châuMỹ: 139,21 tỷ USD, tăng 24,3%; châu Âu: 73,4 tỷ USD, tăng 15%; châuĐại Dương: 14,21 tỷ USD, tăng 45,2% và châu Phi: 8,32 tỷ USD, tăng23,8% so với năm 2020
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 11 tháng năm 2021, nhóm hàng nhiên liệuvà khoáng sản đạt 3,57 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm trước vàchiếm 1,2% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu (tăng 0,1 điểm phần trăm sovới cùng kỳ năm trước) Nhóm hàng nông sản, lâm sản đạt 21,4 tỷ USD,tăng 15,4% và chiếm 7,1% (giảm 0,2 điểm phần trăm) Nhóm hàng thủy sảnđạt 7,95 tỷ USD, tăng 3,5% và chiếm 2,7% (giảm 0,3 điểm phần trăm).Xuấtkhẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục giữ vai trò chủ lực, vớikim ngạch xuất khẩu đạt 266,75 tỷ USD, tăng 18% và chiếm tỉ trọng 89%trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.Về thị trường xuất khẩu, trong11 tháng qua, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Namvới kim ngạch đạt 84,8 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước Mộttín hiệu đáng mừng là cơ cấu các ngành xuất khẩu chủ lực có thay đổi đángkể, từ những ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày dép, thủy sản,hay hàng hóa là tài nguyên khoáng sản như than đá, dầu thô…nhưng đếnnay đã nhường chỗ cho sự vươn lên của các nhóm hàng công nghệ cao nhưđiện thoại, máy vi tính, máy móc
Tổng trị giá nhập khẩu trong năm 2021 là 332,23 tỷ USD, tăng 26,5%, tươngứng tăng 69,54 tỷ USD so với năm trước Trong đó: máy móc thiết bị, máyvi tính sản phẩm điện tử, điện thoại và linh kiện tăng 25,3 tỷ USD; đứng thứhai là nhập khẩu nhóm hàng sắt thép, phế liệu, sản phẩm sắt thép, kim loạithường khác và sản phẩm tăng 8,12 tỷ USD; đứng thứ ba là nhóm hàng nông
Trang 9sản tăng 5,57 tỷ USD.Một số nhóm hàng nhập khẩu chính: Nguyên phụ liệungành dệt, may, da, giày; Ô tô nguyên chiếc các loại; Máy vi tính,điện thoại,sản phẩm điện tử và linh kiện; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác.
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong quý I năm 2022 vẫn ghi nhậnmức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước, ước tính đạt 176,35 tỷ USD,tăng 14,37% so với cùng kỳ năm trước.Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hànghóa đạt 88,58 tỷ USD, tăng 12,9%; nhập khẩu hàng hóa đạt 87,77 tỷ USD,tăng 15,9% Cán cân thương mại hàng hóa quý I năm 2022 ước tính xuấtsiêu 809 triệu USD
Cụ thể, về xuất khẩu hàng hóa,tính chung quý I năm 2022, kim ngạch hànghóa xuất khẩu ước tính đạt 88,6 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ.trongđó, đáng chú ý, khu vực doanh nghiệp trong nước tăng cao (tăng 22%) hơnso với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 10%) “Điều này cho thấy sựnỗ lực của các doanh nghiệp trong nước trong việc khôi phục sản xuất kinhdoanh, nối lại chuỗi cung ứng trong điều kiện dịch bệnh vẫn còn phức tạp”,Bộ Công Thương nhận định.Đặc biệt, trong quý I năm 2022 có 16 mặt hàngđạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, tăng 5 mặt hàng so với quý I nămngoái, chiếm 83,4% tổng kim ngạch xuất khẩu.Hoa Kỳ là thị trường xuấtkhẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 25,57 tỷ USD, chiếm 28,87%tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 15% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến làTrung Quốc, EU, ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản đều có kim ngạch tăng sovới năm trước
Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 3 năm 2022 ước tính đạt32,67 tỷ USD, tăng 28,7% so với tháng trước
Trang 10Tính chung quý I năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt87,77 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước.Trong đó, chiếm 88,7%tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam trong quý I năm nay lànhóm hàng cần nhập khẩu (nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước)với kim ngạch đạt 77,88 tỷ USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm2021.Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam vớikim ngạch đạt 23,8 tỷ USD, tăng 47,3% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theolà Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ
Thuận lợi: Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế giúp các công ty tiếp nhậncác thành tựu khoa học công nghệ và phương pháp quản lý tiên tiến từ cácnước phát triển Đây là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước học hỏi cácphương pháp quản lý mới và sử dụng công nghệ mới trong sản xuất và kinhdoanh xuất nhập khẩu của mình Việc cải tiến, hoàn thiện dây chuyền sảnxuất theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ giúp các công ty giảm giáthành, tạo ra những sản phẩm mới có chất lượng, mẫu mã, bao bì đadạng là điều kiện thuận lợi tạo điều kiện cho các công ty trong nước cạnhtranh với các công ty nước ngoài
Với việc gia nhập WTO và thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc của tổchức này, các sản phẩm của Việt Nam sẽ được công bằng giống như sảnphẩm của các nước thành viên khác, và các công ty Việt Nam sẽ có vị thếvới các công ty của các nước thành viên ngày càng tăng
Sức trẻ, năng động, chấp nhận mạo hiểm, cạnh tranh và đội ngũ nhânviên bán hàng nhạy bén với thị trường nhanh chóng thu hẹp khoảng cách,củng cố vị thế của các công ty Việt Nam ngang tầm với các công ty nước