1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chủ trương của đảng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao những năm 1968 1973 của cuộc kháng chiến chống để quốc mỹ

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chủ trương của Đảng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao những năm 1968-1973 của cuộc kháng chiến chống để quốc Mỹ và suy nghĩ của bản thân về việc giải quyết mối quan hệ này ở Việt Nam trong bối cảnh quan hệ quốc tế phức tạp hiện nay?
Tác giả Nguyễn Nguyên Anh
Người hướng dẫn Trần Phương Thúy
Trường học Học Viện Tài Chính
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Thể loại Bài Tiểu Luận Cuối Kì
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNHBÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌHọc phần : Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam Đề tài : Chủ trương của Đảng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa đấu tranhquân sự với đấu

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌHọc phần : Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam

Đề tài : Chủ trương của Đảng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa đấu tranhquân sự với đấu tranh ngoại giao những năm 1968-1973 của cuộc kháng chiếnchống để quốc Mỹ và suy nghĩ của bản thân về việc giải quyết mối quan hệ nàyở Việt Nam trong bối cảnh quan hệ quốc tế phức tạp hiện nay? (ĐỀ CHẴN)

Giảng viên: Trần Phương ThúySinh viên thực hiện : Nguyễn Nguyên Anh

Mã sinh viên: 21CL73402010002Ngày sinh: 28/08/2003

Lớp: 06.01CL

Trang 2

Hà Nội, ngày 19 tháng 04 năm 2022

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 4

I Khái niệm 4

1 Đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao 4

2 Mối quan hệ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao 4

II.Chủ trương của Đảng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao những năm 1968-1973 5

Trang 3

MỞ ĐẦU

“Dùng ngòi bút thay giáp binh”

Trong truyền thống và bản sắc ngoại giao Việt Nam, chiến lược “dùng ngòibút thay giáp binh”- dùng ngoại giao tâm công, lấy lẽ phải, chính nghĩa để thuyết

phục lòng người là một triết lý vô cùng quan trọng, mang giá trị quyết định Cùngvới tinh thần yêu nước nồng nàn cùng sự đoàn kết, chính nghĩa luôn là sức mạnhcủa dân tộc Việt Nam Ông cha ta đã hết sức coi trọng việc giương cao ngọn cờchính nghĩa trong đấu tranh ngoại giao nhằm thu hút sự ủng hộ của nhân dân,chống những luận điệu sai trái xuyên tạc của kẻ thù, để thế giới hiểu rõ hơn vềcông cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam

Và cho đến khi chúng ta trải qua giai từ một nước thuộc địa nửa phong kiến“thù trong, giặc ngoài”, Việt Nam chính thức trở thành một quốc gia độc lập, thốngnhất, Đảng và nhà nước ta cũng đã thực hiện các quyết sách ngoại giao mưu lượcvà khôn khéo, sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự và ngoại giao đã góp phần quantrọng bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, tạo thời gian hòa bình quý giá để đấtnước sẵn sàng lực lượng cho trường kỳ kháng chiến Những sách lược ngoại giaonhư “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, “phân hóa kẻ thù”, “tâm công”,… đã trở thànhnhững bài học kinh nghiệm cho nền ngoại giao cách mạng Việt Nam

Năm 1968, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trungương Đảng đề ra, quân, dân ta đã nỗ lực vượt bậc, khắc phục toàn bộ khó khăn mởcuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên khắp chiến trường miền Nam, giáng đòn nặngnề vào ý chí xâm lược của bọn đế quốc Mỹ, làm thay đổi căn bản hoàn toàn cụcdiện chiến trường Trong thời điểm bước ngoặt quyết định đó, mặt trận ngoại giaođã phối hợp chặt chẽ cùng với đó là tạo thế cho tiến công quân sự, đồng thời, pháthuy kết quả giành được trên chiến trường nhằm đấu tranh đạt tới những thắng lợi

có ý nghĩa chiến lược to lớn hơn Từ đó ta thấy được tầm quan trọng của “Chủ

trương của Đảng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa đấu tranh quân sự vớiđấu tranh ngoại giao những năm 1968-1973 của cuộc kháng chiến chống đểquốc Mỹ” “suy nghĩ của bản thân về việc giải quyết mối quan hệ này ở Việt

Nam trong bối cảnh quan hệ quốc tế phức tạp hiện nay”.

Trang 4

NỘI DUNGI.Khái niệm

1 Đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao

Đấu tranh quân sự sử dụng lực lượng của ta là toàn dân Ta tổ chức lực

lượng theo cấu trúc toàn dân đánh giặc, bao gồm cả lực lượng vũ trang ba thứ quângắn liền với lực lượng kháng chiến của từng huyện, tỉnh, thành phố; bên cạnh đó làkết hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực Đó là đấu tranh quân sự có tính khoa học, tínhthống nhất chặt chẽ, làm cho toàn dân ta triệu người như một, tạo nên sức mạnhtổng hợp lớn nhất để đánh địch, thắng địch

Với Chủ tịch Hồ Chí Minh : Ngoại giao là cuộc đấu tranh bằng biện pháphòa bình để bảo vệ lợi ích dân tộc, đó là một lĩnh vực hoạt động rất quan trọng củasự nghiệp cách mạng Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người luônđánh giá cao vai trò của ngoại giao, dùng binh giỏi nhất là đánh bằng mưu

2 Mối quan hệ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao Ngoại giao là một trong ba mặt trận đấu tranh cơ bản, các hoạt động ngoạigiao, chính trị, quân sự luôn bổ trợ mạnh mẽ cho nhau; thắng lợi về quân sự là điềukiện kiên quyết quan trọng quyết định thắng lợi về ngoại giao, vì người ta chỉ nhậnđược những gì trên bàn đàm phán tương đương với những gì đạt được trên chiến

trường Nói về tác động của quân sự tới đàm phán ngoại giao, Người chỉ rõ:“Những thắng lợi của ta làm cho nhân dân ta và nhân dân thế giới phấn khởi, làmcho địa vị ngoại giao của ta ở Giơ-ne-vơ vững chắc, những thắng lợi của ta buộcđịch phải nói chuyện với ta”1 Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Người nói:“Bây giờ nội trong nước ta cứ đánh cho thắng, thì ngoại giao dễ làm ăn” 2

Sự liên kết chặt chẽ giữa các lĩnh vực quân sự và ngoại giao dẫn đến yêu cầuphải phối hợp nhịp nhàng trong một cuộc đấu tranh Chủ tịch Hồ Chí Minh luôncho rằng, ngoại giao duy chỉ phát huy vai trò và công dụng trên cơ sở thực lực dântộc, trên nền tảng sức mạnh tổng hợp của đất nước từ mọi phương diện: kinh tế,

chính trị, quân sự Người viết“Nếu tự mình không có thực lực làm cơ sở thìkhông thể nói gì đến ngoại giao”3 Người còn ví dụ: “Thực lực là cái chiêng màngoại giao là cái tiếng Chiêng có to tiếng mới lớn”4 Có nghĩa là, thắng lợi ngoạigiao lớn hay nhỏ, hoạt động ngoại giao thuận lợi hay khó khăn tùy thuộc vào đấu1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t 8, tr 548 - 549

2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t 3, tr 488

3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t 8, tr 548 - 54

4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t 4, tr 147

Trang 5

tranh dân tộc, đất nước Thực tế đã chứng minh quan điểm đó của Chủ tịch Hồ ChíMinh là đúng đắn Rõ ràng, nếu không có những chiến thắng to lớn của quân vàdân ta trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp thì không thể có Hội nghị vàHiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương,năm 1954 Nếu không có thắng lợi của quân và dân hai miền Nam - Bắc, nhất làthắng lợi của trận “Điện Biên Phủ trên không” vào cuối năm 1972, thì không cóthắng lợi của Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam,

năm 1973 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết: “Ngoại giao ở Hội nghị Giơnevơthắng lợi là vì Điện Biên Phủ đánh thắng lớn Bây giờ cũng thế, đánh thắng lợi thìngoại giao thắng nhiều Không cứ gì ở ta mà ở nước nào cũng vậy Cố nhiên ngoạigiao là rất quan trọng, nhưng cái vốn chính là mình phải đánh thắng và mình phảicó sức mạnh thì ngoại giao sẽ thắng”5 Mặt khác, thắng lợi trên mặt trận ngoạigiao sẽ tạo tiền đề để tăng cường thực lực của cách mạng, tạo “thế” cho đất nướctrong quan hệ chính trị quốc tế

II.Chủ trương của Đảng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa đấutranh quân sự với đấu tranh ngoại giao những năm 1968-1973

1 Chủ trương Những thất bại và khó khăn của địch với những thắng lợi to lớn của ta vừagiành được đã mở ra cho cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam những triển vọngto lớn Tháng 12/1967, Bộ Chính trị đã ra một nghị quyết lịch sử, chuyển từ cuộcchiến tranh cách mạng miền Nam sang thời kỳ mới, thời kỳ tiến lên giành thắng lợiquyết định bằng phương pháp tổng công kích-tổng khởi nghĩa vào tất cả các đô thị,dinh lũy của Mỹ-ngụy toàn miền Nam Nghị quyết này của Bộ Chính trị đã đượcHội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) họp tháng 1-1968thông qua

Thực hiện quyết tâm chiến lược của Đảng, đêm 30 rạng ngày 31/1/1968,đúng vào dịp giao thừa Tết Mậu Thân, thừa lúc địch sơ hở và hoàn toàn bất ngờ,cuộc tổng tiến công và nổi dậy đợt một đã được phát động trên toàn miền Nam từvĩ tuyến 17 cho đến mũi Cà Mau Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thânnăm 1968 với những đòn “sấm sét” tiến công liên tiếp đã làm thay đổi tình hìnhtheo hướng có lợi cho ta và làm giảm uy thế, sức mạnh quân sự và lung lay ý chíxâm lược của Mỹ, Tổng thống Giôn-xơn phải tuyên bố đơn phương ngừng đánhphá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra Hành động của Mỹ không chỉ thừa nhận sự phásản của chiến tranh phá hoại bằng không quân ở miền Bắc và chiến lược “chiếntranh cục bộ” ở miền Nam mà đó còn là bước khởi đầu của quá trình xuống thangchiến tranh của Mỹ, đánh dấu xu thế không thể đảo ngược là thế và lực của dân tộc5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t 15, tr 60-61

Trang 6

Việt Nam ngày càng mạnh, Mỹ nguỵ ngày càng suy yếu và đi xuống Thắng lợiquân sự đã mở cánh cửa cho đàm phán ngoại giao.

Ngày 13/5/1968, Hội nghị Pa-ri giữa 2 bên giữa Việt Nam dân chủ cộng hòavà Mỹ khai mạc Song, do lập trường cương quyết của Chính phủ Việt Nam, buộcMỹ phải cùng ngồi nói chuyện chính thức với Mặt trận giải phóng dân tộc miềnNam và từ tháng 6/1969 là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền NamViệt Nam (CPLTCHMNVN) Tranh thủ từ những thuận lợi mới do Mỹ chấm dứtchiến tranh phá hoại miền Bắc, từ tháng 11/1968, Đảng từ đó đã lãnh đạo nhân dânmiền Bắc thực hiện những kế hoạch ngắn hạn nhằm khắc phục hậu quả chiếntranh, tiếp tục cuộc xây dựng miền Bắc và tăng cường lực lượng cho miền Nam

Ngày 18/1/1969, phiên họp đầu tiên của Hội nghị Pari về Việt Nam đã khaimạc tại phòng họp của trung tâm Hội nghị quốc tế ở Pari nước Pháp Bốn đoàn đạibiểu của VNDCCH, MTDTGPMN, Mỹ và chính quyền Sài Gòn Để đối phó lại ragiải pháp toàn bộ mười điểm về vấn đề miền Nam Việt Nam, ngày 14/5/1969,Tổng thống Ních-xơn đã đưa ra kế hoạch tám điểm với nội dung chính là việc rútquân Mỹ với việc rút quân miền Bắc và giữ chính quyền Sài Gòn, đồng thời tăngcường chi viện cho chính quyền Sài Gòn đẩy mạnh chiến lược “Việt Nam hoáchiến tranh”, buộc nhân dân Việt Nam phải thương lượng dưới sức ép của bom đạnMỹ

Trước âm mưu, thủ đoạn và sức mạnh của Mỹ, trên cơ sở giải pháp mườiđiểm, ngày 6/6/1969, CPLTCHMNVN ra đời - chính phủ hợp pháp của nhân dânmiền Nam Việt Nam Vừa ra đời, Chính phủ đã được 23 nước công nhận, trong đócó 21 nước đặt quan hệ ngoại giao Từ đây, hoạt động ngoại giao Việt Nam có đặcthù riêng, cùng song song tồn tại với hai hình thức ngoại giao - bên cạnh hoạt độngngoại giao của Bộ Ngoại giao nước VNDCCH còn có hoạt động Ngoại giao củaCPLTCHMNVN Tuy hình thức, phương châm hoạt động có khác nhau, nhưng cảhai đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, thể hiện quan điểm, nguyên tắc nhất quán“tuy một mà hai và tuy hai mà một”, đều cùng nhằm thực hiện một mục tiêu, mộtchiến lược chung là buộc Mỹ chấm dứt mọi hoạt động xâm lược, rút hết quân vềnước, công nhận độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.Ngày 25/8/1969, trả lời thư của Tổng thống Mỹ Ních-xơn, Chủ tịch Hồ Chí Minh

nêu rõ: “Muốn vậy, Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược và rút quân ra khỏimiền Nam Việt Nam, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Namvà của dân tộc Việt Nam, không có sự can thiệp của nước ngoài Đó là cách đúngđắn để giải quyết vấn đề Việt Nam phù hợp với quyền dân tộc của nhân dân ViệtNam, với lợi ích của nước Mỹ và nguyện vọng hoà bình của nhân dân thế giới Đólà con đường để Mỹ rút khỏi cuộc chiến tranh trong danh dự”

Trang 7

Vì vậy, cùng với mười điểm, tám điểm ngày 14-9-1970, bảy điểm ngày 1971 và hai điểm nói rõ thêm trong giải pháp bảy điểm, Việt Nam đòi Mỹ phải rútnhanh toàn bộ quân đội Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, thành lập ở miền NamViệt Nam một chính phủ hòa hợp dân tộc ba thành phần để tổ chức tuyển cử Đồngthời, để đối phó với âm mưu, thủ đoạn của Mỹ trong chiến lược “Việt Nam hoá

1-7-chiến tranh”, ta kiên trì và đẩy mạnh kháng 1-7-chiến, thực hiện tổng tiến công liên tục,

đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ cả về chính trị, quânsự và ngoại giao.

Thực hiện chủ trương của Đảng, lời chúc Tết năm 1969 của Chủ tịch Hồ Chí

Minh: “Vì độc lập, vì tự do, đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” và Di chúc

thiêng liêng của Người, quân dân miền Nam cùng với miền Bắc ra sức đẩy mạnhkháng chiến chống Mỹ Sau gần ba tháng chiến đấu anh dũng, quân ta đã loại khỏivòng chiến đấu khoảng 25 vạn quân, phá và thu một khối lượng lớn phương tiệnchiến tranh, giải phóng những vùng đất đai rộng lớn hơn 1 triệu dân Thắng lợi trênchiến trường cùng với đó là thiện chí của ta trên bàn đàm phán đã tranh thủ đượcsự đồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới Phong trào phản đối Mỹ leothang, buộc Mỹ chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ trên thế giớinhất là phong trào phản chiến ngày càng lan rộng trên toàn nước Mỹ

Trước làn sóng biểu tình mạnh mẽ ở Mỹ, nhân dân yêu chuộng hoà bình thếgiới cộng với sự thất bại nặng nề trên chiến trường và những đòn tấn công ngoạigiao trên bàn đàm phán, từ tháng 7-1970, Tổng thống Ních-xơn ra lệnh rút quân

dần ra khỏi miền Nam Việt Nam Điều này khẳng định sự thành công trong

thực hiện nghệ thuật kết hợp đánh - đàm của Đảng ta Đấu tranh ngoại giao

không chỉ khuyếch trương thắng lợi trên chiến trường, củng cố niềm tin cho nhândân và bạn bè quốc tế, làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ mà còn hỗ trợ, chechắn cho chiến trường trong những thời điểm khó khăn (1969-1971) Cuối năm1971, ta giành thắng lợi quan trọng trên mặt trận quân sự, buộc Mỹ phải từ bỏ yêusách đòi ta phải rút quân khỏi miền Nam, đánh dấu sự thành công trong nguyên tắc

nhất quán trong đàm phán với Mỹ tại Hội nghị Pa-ri của ta là: “quân Mỹ rút ra,quân ta ở lại” - điểm mấu chốt, quan trọng nhất trong đàm phán đã được khai

thông nên thời gian này, ta dùng sách lược tạm thời không đòi loại bỏ chính quyềnThiệu Cùng với những thoả thuận đạt được trên bàn đàm phán, thắng lợi của tatrong Xuân - Hè 1972 đã tạo bước ngoặt có tính chất quyết định về so sánh lựclượng trên chiến trường và quá trình đàm phán tại Hội nghị Pari, buộc Mỹ xuốngthang chiến tranh

Mỹ từng bước “xuống thang” chiến tranh, song ý đồ thực dân mới của chúngkhông hề thay đổi Tổng thống Níchxơn cho rằng với tiềm lực kinh tế, quân sự tolớn của mình Mỹ đàm phán chỉ để thực hiện mục tiêu duy trì và củng cố chính

Trang 8

quyền Thiệu làm công cụ thực hiện âm mưu thực dân mới của Mỹ và chuẩn bị chocuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới Thực hiện mưu đồ đó, Mỹ sử dụng chiêu bài

“đàm phán không điều kiện” và các thủ đoạn ngoại giao như “ngừng bắn”,“ngừng bắn tại chỗ”, “ngừng bắn toàn Đông Dương”, “hai bên cùng xuống thangchiến tranh”, “hai bên cùng rút quân”… Mỹ thực hiện chính sách đàm phán trên

thế mạnh, vừa đàm phán vừa đe doạ Âm mưu cùng thủ đoạn của Mỹ không đánhlừa được ta mà còn bị ta vạch trần trên bàn đàm phán và trước dư luận quốc tế Taluôn vững vàng, tích cực chủ động trong đàm phán nên đã đối phó thắng lợi vớinhững thủ đoạn ngoại giao tinh vi, xảo quyệt của Mỹ

Các bên bước vào một cuộc đua nước rút trên bàn đàm phán nhằm biến kếtquả quân sự trên chiến trường thành kết quả chính trị - ngoại giao được ghi nhậnbằng một hiệp định Ngoại giao lúc này không chỉ là cuộc đàm phán thông thườngmà còn là một “cuộc chiến không tiếng súng” của các nhà ngoại giao các bên vàcó ảnh hưởng rất lớn tới kết quả cuối cùng của chiến cục năm 1972 cũng như đếntoàn bộ cuộc chiến tranh Việt Nam Phía Việt Nam coi Hội nghị Pa-ri không chỉ làcác cuộc đàm phán ngoại giao thông thường mà còn là một mặt trận Mặt trận ấykhông chỉ có ý nghĩa tuyên truyền cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc củangười Việt Nam mà còn đem lại sự xác nhận những kết quả của các cuộc đấu tranhvũ trang và chính trị trên chiến trường miền Nam Việt Nam Vì vậy, tháng 7/1972,Bộ Chính trị đã đưa ra quyết sách: Chuyển từ chiến lược chiến tranh sang chiếnlược hòa bình

Ngày 8/10/1972, phái đoàn Việt Nam đưa cho phía Mỹ dự thảo “Hiệp địnhvề chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”, kết quả này thể hiện sự phốihợp và hỗ trợ nhịp nhàng và chặt chẽ giữa hai đoàn của ta trong suốt quá trình đàmphán Việt Nam luôn hậu thuẫn và ủng hộ các sáng kiến đó, đồng thời tập trung vàocuộc đấu tranh thương lượng với Mỹ khi cuộc đàm phán đi vào giai đoạn thực

chất Quan hệ hỗ trợ nhau giữa quân sự với ngoại giao một lần nữa thể hiện

đậm nét nghệ thuật “vừa đánh, vừa đàm” của ta ở chính giai đoạn chót củađàm phán, đi những nước cờ quyết định!

Giữa lúc đàm phán bế tắc, ngày 18/12/1972, Tổng thống Mỹ Ních-xơn chomáy bay chiến lược B52 ném bom Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh lân cận, mở đầuchiến dịch mang mật danh “Cuộc hành quân Lineblacker II” Đồng thời, Oa-sinh-tơn gửi công hàm cho Việt Nam đề nghị họp lại Việt Nam không trả lời! Và nhận

ra thủ đoạn của Mỹ đúng như tiên đoán của Bác Hồ:“Sớm muộn rồi đế quốc Mỹcũng sẽ đưa B.52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua”.

Thực hiện lời dạy của Bác, quân và dân Thủ đô chủ động bước vào cuộcchiến chống “Siêu pháo đài bay B52” của Mỹ bằng tất cả lòng căm thù, sự dũng

Trang 9

cảm, ý chí cùng trí tuệ của Việt Nam đã làm nên kỳ tích 12 ngày đêm “Điện BiênPhủ” trên bầu trời Hà Nội Chiến công này làm sụp đổ hoàn toàn thần tượng bấtkhả chiến bại của “không lực Hoa Kỳ”, làm hoảng loạn tinh thần của những ngườicầm quyền nước Mỹ và từ đó bị dư luận quốc tế lên án

Cuộc đấu tranh ngoại giao trên bàn Hội nghị Paris đã kéo dài gần 4 năm 9tháng với 202 phiên họp công khai, 45 cuộc gặp riêng cấp cao, 500 cuộc họp báo,1.000 cuộc phỏng vấn đã kết thúc vào ngày 27-1-1973 với việc ký kết “Hiệp địnhvề chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”

Trong gần 5 năm triển khai cục diện đánh - đàm, ngoại giao trở thành mộtmặt trận có vai trò chiến lược phối hợp chặt chẽ đối với đấu tranh quân sự và chínhtrị, huy sức mạnh tổng hợp của các mặt trận và kết hợp chặt chẽ giữa các hình thứcđấu tranh, từng bước tạo ra thế, thời, lực, đánh bại tên đế quốc đầu sỏ Mỹ với tiềmlực kinh tế - quốc phòng hùng mạnh nhất lúc bấy giờ, buộc chúng phải “tâm phục,khẩu phục” ngồi vào bàn đàm phán, ký vào Hiệp định Pari Hiệp định Pa-ri biểuhiện đỉnh cao của nghệ thuật kết hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa đánh - đàm trongcuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam - thắng lợi dã quyếtđịnh tạo ra bước ngoặt lịch sử để dân tộc Việt Nam hoàn thành sự nghiệp giảiphóng miền Nam thống nhất Tổ quốc vào ngày 30/4/1975, gom non sông về mộtmối, cả nước đi lên xây dựng CNXH

Thắng lợi của quân dân cả nước đã buộc đế quốc Mỹ phải trở lại bàn đàmphán, ký kết Hiệp định Paris (27/1/1973), công nhận độc lập chủ quyền, thống nhấtcủa nước Việt Nam, chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc,

2 Ý nghĩa- Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam đã kếtthúc thắng lợi 21 năm chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược (tính từ năm 1954),30 năm chiến tranh cách mạng (tính từ năm 1945), 117 năm chống đế quốc (tính từnăm 1858), quét sạch quân xâm lược, đưa lại độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổcho đất nước

- Đã kết thúc thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cảnước, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc ta, kỷ nguyên cả nước hòa bình, thốngnhất, cùng chung một nhiệm vụ chiến lược, đi lên chủ nghĩa xã hội

- Đã tăng thêm sức mạnh vật chất tinh thần, thế và lực cho cách mạng và dân tộcViệt Nam, nâng cao uy tín của Đảng và dân tộc ta trên trường quốc tế

- Để lại niềm tự hào sâu sắc và những kinh nghiệm quý cho sự nghiệp dựng nướcvà giữ nước lâu dài về sau

Trang 10

III.Chủ trương trong việc giải quyết mối quan hệ này ở Việt Nam trong bối cảnh quan hệ quốc tế phức tạp hiện nay

"Đem đại nghĩa để thắng hung tàn; Lấy chí nhân mà thay cường bạo!"; "Dập tắt muôn đời lửa chiến tranh; Mở nền muôn thủa thái bình!" ("Bình Ngô đại

Và Việt Nam cùng với quá trình tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện,đồng bộ, trong 35 năm qua, Việt Nam luôn kiên trì thực hiện nhất quán đường lốiđối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa,đa phương hóa quan hệ đối ngoại; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng Đó là sự kết hợp, kếthừa và phát huy những triết lý truyền thống ngoại giao của ông cha ta về độc lập,tự chủ, hòa hiếu, chính nghĩa, vì lợi ích quốc gia - dân tộc… dưới ánh sáng mangtầm thời đại của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Đại hội XIII (tháng 1-2021) của Đảng đã quyết sách những vấn đề quantrọng cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới, đẩy mạnh toàn diện, đồngbộ công cuộc đổi mới để phát triển đất nước phồn vinh và hạnh phúc Đại hội nhấnmạnh tầm quan trọng của bản sắc Việt Nam, phát huy nhân tố con người và khátvọng phát triển đất nước Đại hội đã đặt ra yêu cầu đối với nền ngoại giao ViệtNam phải trở thành nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với sứ mệnh lịch sử là đitiên phong trong việc mở ra vận hội phát triển mới cho đất nước

Để thực hiện thành công những định hướng được Đại hội XIII của Đảng xácđịnh, ngoại giao Việt Nam phải kế thừa truyền thống ngoại giao của ông cha vàphát huy cao độ những bản sắc cốt lõi của ngoại giao Việt Nam, luôn phục vụ lợiích quốc gia - dân tộc, trên cơ sở phù hợp với các giá trị phổ quát của nhân loại vàhài hòa với lợi ích chính đáng của các đối tác

Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung củaNhà nước đối với các hoạt động đối ngoại và hội nhập Xây dựng nền ngoại giaotoàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối

Ngày đăng: 06/09/2024, 16:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w