(Luận văn thạc sĩ) Phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Quảng Ngãi(Luận văn thạc sĩ) Phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Quảng Ngãi(Luận văn thạc sĩ) Phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Quảng Ngãi(Luận văn thạc sĩ) Phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Quảng Ngãi(Luận văn thạc sĩ) Phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Quảng Ngãi(Luận văn thạc sĩ) Phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Quảng Ngãi(Luận văn thạc sĩ) Phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Quảng Ngãi(Luận văn thạc sĩ) Phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Quảng Ngãi(Luận văn thạc sĩ) Phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Quảng Ngãi(Luận văn thạc sĩ) Phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Quảng Ngãi(Luận văn thạc sĩ) Phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Quảng Ngãi(Luận văn thạc sĩ) Phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Quảng Ngãi(Luận văn thạc sĩ) Phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Quảng Ngãi(Luận văn thạc sĩ) Phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Quảng Ngãi(Luận văn thạc sĩ) Phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Quảng Ngãi(Luận văn thạc sĩ) Phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Quảng Ngãi(Luận văn thạc sĩ) Phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Quảng Ngãi
Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình Việt Nam mở cửa và hội nhập thị trường tài chính, khuôn khổ pháp lý sẽ dần hoàn thiện phù hợp với thông lệ quốc tế, dẫn đến sự gia nhập bình đăng của các ngân hàng nước ngoài và từng bước phân chia lại thị phần giữa các ngân hàng
Trong bối cảnh đó, sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đã tạo sức ép buộc các ngân hàng Việt Nam phát triển và tự khẳng định mình với rất nhiều thách thức lớn Các ngân hàng buộc phải lựa chọn lại cấu trúc và điều chỉnh cách thức hoạt động cho phù hợp, nâng cao khả năng khám phá cơ hội kinh doanh và vị thế cạnh tranh
Hơn nữa, các Ngân hàng thương mại trong nước sẽ phải mở rộng thương hiệu và thị phần ra nước ngoài buộc các ngân hàng phải thực hiện quản trị hoạt động ngân hàng theo thông lệ quốc tế Trong đó, việc phân tích và đánh giá đầy đủ, chính xác kết quả hoạt động của Ngân hàng là rất quan trọng, có ý nghĩa thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và sức cạnh tranh trên thị trường tài chính Nó giúp các nhà quản trị Ngân hàng đánh giá đúng về sức mạnh tài chính của ngân hàng mình, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển trong tương lai; từ đó để họ lựa chọn và đưa ra các quyết định đầu tư có hiệu quả nhất; khắc phục những khó khăn, tận dụng những lợi thế nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình
Từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam — Chỉ nhánh Quảng Ngãi luôn quan tâm đến công tác phân tích hiệu quả hoạt động, tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị do còn những hạn chế
Xuất phát từ thực trạng đó, đồng thời xác định được tầm quan trọng của công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam — Chi nhánh Quảng Ngãi nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung - Đây chính là lý do mà tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam — Chỉ nhánh Quảng Ngãi”
— Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động của Ngân hàng
— Đánh giá thực trạng phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam — Chi nhánh Quảng Ngãi đề thấy được những kết quả đạt được cũng như những tồn tại của hoạt động này và nguyên nhân, từ đó rút ra được vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết
— Đề xuất và một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng phân tích hiệu qua hoạt động tại Ngân hàng, góp phan phục vụ tốt nhất cho công tác quản trị điều hành của Ngân hàng
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động của các NHTM
-_ Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề liên quan đến phân tịch hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng
+ Không gian: Nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
+ Thời gian: Nghiên cứu khảo sát sử dụng số liệu từ năm 2011 đến 2013, định hướng áp dụng đến năm 2020
Luận văn sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, logic, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thông kê, mô hình hoá, phương pháp tiếp cận, hệ thống Ậ ăa luân vă Š Bồ cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cầu gồm 3 chương sau Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam — Chi nhánh Quảng Ngãi.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam — Chi nhánh Quảng Ngãi 6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tìm hiểu một số luận văn thạc sỹ có liên quan đến đề tài nghiên cứu Cụ thé
Luận văn thạc sỹ của tác giả Phạm Hồ Quỳnh Như (2006) với đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Sacombank Quảng Ngãi” Mục tiêu nghiên cứu đề tài: Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng của hoạt động phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Sacombank - Chỉ nhánh
Quảng Ngãi để đưa ra các giải pháp nhằm đánh giá hiệu quả trong hoạt động ngân hàng Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu các giải pháp trong phân tích hiệu quả hoạt động tại Chi nhánh Quảng Ngãi của Ngân hàng TMCP Sacombank
Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thùy Nga (2011) với đề tai “Chat lượng tín dụng Ngân hàng, hiện trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam - Chỉ nhánh Quảng Ngai” Mục đích nghiên cứu của đề tài là đóng góp những ý kiến về lý luận và thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Xuất Nhập khẩu Việt Nam-Chi nhánh Hà nội Đó; tượng nghiên cứu: nghiên cứu chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Eximbank Hà nội Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng về hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Eximbank Hà Nội
Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Mạnh Cường (2011) với đề tài “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam”
DONG CUA NGAN HANG THUONG MAI
TONG QUAN VE HOAT DONG CUA NGAN HANG THUONG MAI
1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại Để đưa ra được một định nghĩa về Ngân hàng thương mại, người ta thường phải dựa vào tính chất mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính và đôi khi còn kết hợp tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động Luật ngân hàng của
Pháp, năm 1941 định nghĩa: ngân hàng được coi là những xí nghiệp hay cơ sở nào hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính Hay như luật ngân hàng của Ấn Độ 1950, được bổ sung 1959 đã nêu: ngân hàng là cơ sở nhận các khoản tiền ký thác dé cho vay hay tai trợ, đầu tư
Mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau, nhưng phân tích, khai thác nội dung của các định nghĩa đó, người ta dễ dàng nhận thấy các ngân hàng thương mại đều có chung một tính chất, đó là: việc nhận tiền ký thác, tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu và các dịch vụ kinh doanh khác của chính ngân hàng Ở Việt Nam, cùng với quá trình đổi mới và hội nhập, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã có nhiều thay đổi quan trọng Đề đáp ứng yêu cầu của thị trường, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XII vừa thông qua Luật các Tổ chức tín dụng 2010 thay thế Luật các Tổ chức tín dụng 1997 Theo đó Ngân hàng được định nghĩa: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tat cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã” và “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tắt cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận” Trong đó định nghĩa hoạt động ngân hàng: “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: Nhận tiền gửi; Cấp tín dụng; Cung ứng dich vụ thanh toán qua tài khoản ” [9, tr.15]
1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Chức năng trung gian tin dung
Thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đóng vai trò là “cầu nối” giữa người dư thừa vốn và người cần vốn
Thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, ngân hàng thương mại hình thành nên quỹ cho vay để cung cấp tín dụng cho nền kinh tế Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay vừa đóng vai trò là người cho vay Với chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đã góp phân tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia, bao gồm người gửi tiền, ngân hàng và người đi vay, đồng thời thúc đây sự phát triển của nền kinh tế Đối với người gửi tiền, họ thu được lợi từ khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của mình dưới hình thức lãi tiền gửi mà ngân hàng trả cho họ Hơn nữa, ngân hàng còn đảm bảo cho họ sự an toàn về khoản tiền gửi và cung cấp các dịch vụ thanh toán tiện lợi Đối với người đi vay, họ sẽ thỏa mãn được nhu cầu vốn đề kinh doanh, chỉ tiêu, thanh toán mà không phải chi phí nhiều về sức lực, thời gian để tìm kiếm nơi cung ứng vốn tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp Đối với ngân hàng thương mại, họ sẽ tìm kiếm được lợi nhuận từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới Lợi nhuận này chính là cơ sở đề tồn tại và phát triển ngân hàng thương mại Đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc day tăng trưởng nền kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục và để mở rộng quy mô sản xuất Với chức năng này, ngân hàng thương mại đã biến vốn nhàn rỗi không hoạt động thành vốn hoạt động, kích thích quá trình luôn chuyền vốn, thúc day sản xuất kinh doanh phát triển
Trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại vì nó phản ánh bản chất của ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, đồng thời là cơ sở để thực hiện các chức năng khác
1.1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán
Ngân hàng thương mại làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ đề thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ Ở đây ngân hàng thương mại đóng vai trò là người “thủ quỹ” cho các doanh nghiệp và cá nhân bởi ngân hàng là người giữ tài khoản của họ
Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên cơ sở thực hiện chức năng trung gian tín dụng Bởi vì thông qua việc nhận tiền gửi, ngân hàng đã mở cho khách hàng tài khoản tiền gửi để theo dõi các khoản thu, chỉ Đó chính là tiền đề để khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng, đặt ngân hàng vào vị trí làm trung gian thanh toán Hơn nữa, việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt giữa các chủ thể kinh tế có nhiều hạn chế như rủi ro trong vận chuyển tiền, chi phí thanh toán lớn, đặc biệt là những khách hang ở xa nhau, điều này đã tạo nên nhu cầu khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng
Việc các ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa rất to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế Với chức năng này, các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán thuận lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp Nhờ đó mà các chủ thé kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay ở xa mà họ có thể sự dụng một phương thức nào đó dé thực hiện các khoản thanh toán Do vậy, các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chỉ phí, thời gian, lại đảm bảo được thanh toán an toàn Như vậy, chức năng này thúc đây lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyền vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế Đồng thời, việc thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng đã giảm được lượng tiền mặt trong lưu thông, dẫn đến tiết kiệm chỉ phí lưu thông tiền mặt như chỉ phí in ấn, đếm nhận, bảo quản tiền Đối với ngân hàng thương mại, chức năng nay góp phần tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng thông qua việc thu phí thanh toán Thêm nữa, nó lại làm tăng nguồn vốn cho vay của ngân hàng thể hiện trên số dư có trong tài khoản tiền gửi của khách hàng Chức năng này cũng chính là cơ sở hình thành chức năng tạo tiền của ngân hàng thương mại
Khi có sự phân hóa trong hệ thống ngân hàng, hình thành nên ngân hàng phát hành và các ngân hàng trung gian thì ngân hàng trung gian không còn thực hiện chức năng phát hành giấy bạc ngân hàng nữa Nhưng với chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán, ngân hàng thương mại có khả năng tạo ra tiền tín dụng (tiền gửi sổ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng thương mại Đây chính là một bộ phận của lượng tiền được sử dụng trong các giao dịch
Từ khoản dự trữ tăng lên ban đầu, thông qua hành vi cho vay bằng chuyền khoản, hệ thống ngân hàng có khả năng tạo nên số tiền gửi (tức tiền tín dụng) gấp nhiều lần số tiền dự trữ tăng thêm ban đầu Mức mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi Hệ số này, đến lượt nó chịu tác động bởi các yếu tố tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán của công chúng
Quá trình tạo tiền chỉ có thể thực hiện được khi có sự tham gia của cả hệ thống ngân hàng thương mại chứ bản thân một ngân hàng thương mại không thể tạo ra được
Một ngân hàng riêng lẻ không thể cho vay nhiều hơn số tiền dự trữ vượt mức của nó, bởi vì ngân hàng này sẽ mắt đi khoản tiền dự trữ đó khi các khoản tiền gửi được tạo ra bởi việc cho vay khoản dự trữ đó được chuyên đến ngân hàng khác do kết quả của hoạt động thanh toán Tuy nhiên, nếu xét trên phương diện toàn hệ thống ngân hàng thì số tiền dự trữ đó không rời khỏi hệ thống mà trở thành khoản dự trữ của một ngân hàng khác dé ngân hàng này tạo ra các khoản cho vay mới và nhờ vậy quá trình tạo tiền lại tiếp tục.
Trong thực tế, khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại còn bị giới hạn bởi tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán của công chúng Giả sử một khách hàng nào đó vay bằng tiền mặt đẻ chỉ tiêu thì quá trình tạo tiền sẽ chấm dứt hoặc khách hàng rút một phần tiền mặt để thanh toán thì khả năng tạo tiền sẽ giảm đi vì chỉ có phần cho vay hoặc thanh toán bằng chuyển khoản mới có khả năng tạo ra tiền gửi mới Cũng tương tự như vậy nếu ngân hàng không cho vay hết số vốn có thể cho vay (nghĩa là có phần dự trữ vượt mức) thì khả năng mở rộng tiền gửi sẽ giảm
1.1.3 Hoạt động của ngân hàng thương mại
NHTM được huy động vốn dưới các hình thức chủ yếu nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn của tổ chức, cá nhân và các TCTD; phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá (GTCG) khác; vay vốn của các TCTD khác trong nước và nước ngoài; vay vốn ngắn hạn của NHNN; các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN
Nhìn chung, có nhiều phương thức để các Ngân hàng có thẻ huy động được vốn, song cần cân nhắc đề có một cơ cầu vin hợp lý đẻ đảm bảo hiệu quả của từng đồng vốn, không nên lãng phí gây tổn thất cho Ngân hàng Ngoài ra, các Ngân hang cũng nên hướng sang các thị trường khác như thị trường chứng khoán (thị trường tập trung và phi tập trung) đề có qui mô lớn hơn cho mình
MẠI
Phương pháp phân tổ
Là phương pháp căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia chỉ tiêu kinh tế tổng hợp thành nhiều chỉ tiêu chỉ tiết Ví dụ, khi phân tích về nợ quá hạn, căn cứ vào tiêu thức thời gian có thể chia nợ quá hạn thành: nợ từ l
đến 90 ngày, từ 91 đến 180 ngày, từ 181 đến 360 ngày và nợ > 360 ngày hay căn cứ
vào tiêu thức không gian, ta có: nợ quá hạn ở thị trường I và nợ quá hạn ở thị trường IL
1.2.2.3 Phương pháp phân tích tỉ lệ
Một tỉ lệ là sự biểu hiện một mối quan hệ giữa một chỉ tiêu này với một chỉ tiêu khác
Bản chất của phương pháp phân tích tỉ lệ là thực hiện so sánh giữa các tỉ lệ để thấy xu hướng phát triển của hiện tượng
Việc thiết lập các chỉ tiêu dưới dạng tỷ lệ là phương pháp phân tích tối ưu nhất trong các phép phân tích mang tính so sánh nên phương pháp tỷ lệ luôn được xem là công cụ tốt trong phân tích Phân tích tỷ lệ giúp cho các nhà phân tích nhìn thấy các mối quan hệ làm bộc lộ các điều kiện và xu thế mà xu thế này thường không thể ghi lại bằng sự kiểm tra các bộ phận cấu thành riêng rẽ của tỷ số Nhò đó, nhà phân tích có thể nhìn thấu suốt bên trong các hoạt động của ngân hàng
Là phương pháp phân tích một tỉ lệ sơ cắp (phản ánh hiện tượng) thành các tỉ lệ thứ cấp (phản ánh các nhân tố ảnh hưởng) Theo chu trình này, người ta xây dựng một chuỗi các tỉ lệ có môi quan hệ nhân quả với nhau
ROE 'Vôn chủ sở hữu (E) > ROA Tông tài sản (TA) ros =—LNrons_ Doanh thu Tileđènbẩytàichính = —10n8 tai san (TA) Vốn chủ sở hữu (E)
Ta thiết lập tỉ lệ:
TA LN rong Doanh thu Tổng tài sản
ROE =ROAx E = Doanh thu x Tông tài sản Von chủ sở hữu
= ROS x Hiệu suât sử dụng tông tài sản x E
1.2.2.5 Phương pháp thay thế liên hoàn
Là phương pháp xác định ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh tế bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị kì trước hay kì kế hoạch sang kì thực tế để xác định trị số của chỉ tiêu kinh tế khi nhân tố đó thay đổi
Sau đó, so sánh chỉ tiêu của trị số vừa tính được với chỉ tiêu khi chưa có biến đổi của nhân tố cần xác định sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tổ đó
Phương pháp này chỉ sử dụng khi các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu có mối quan hệ tích số, thương số hay kết hợp cả tích số và thương số
Chỉ số là chỉ tiêu tương đối biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa 2 mức độ nào đó của một hiện tượng kinh tế Muốn sử dụng phương pháp này, các nhà phân tích phải xây dựng được mô hình chỉ số phản ánh mối quan hệ của các nhân tố đến chỉ tiêu nghiên cứu Trong chỉ số nhân tố, phải giả định chỉ có một nhân tố thay đổi còn cố định các nhân tố khác Nếu phản ánh biến động của nhân tố chất lượng thì chỉ tiêu số lượng cố định ở kì thực tế; nếu phản ánh sự biến đổi của nhân tố số lượng thì chỉ tiêu chất lượng cố định ở kì kế hoạch hay kì trước
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhiều mối quan hệ cân đối hình thành Cân đối là sự cân bằng giữa hai mặt của các yếu tố với quá trình kinh doanh, như một số quan hệ cân đối sau: giữa tài sản và nguồn vốn, giữa nguồn thu và nguồn chỉ, giữa nhu cầu sử dụng vốn và khả năng thanh toán
Theo phương pháp này, để tính mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đó đến chỉ tiêu tổng hợp chỉ cần tính chênh lệch giữa thực tế với kế hoạch của chính nhân tố đó mà không cần quan tâm đến nhân tố khác.
Là phương pháp sử dụng các hàm số để khảo sát (các phương trình hồi quy) và đưa ra kết luận về bản chất mối quan hệ của các dữ liệu và xu hướng phát triển của hiện tượng trong tương lai
Có 2 phương pháp hồi quy - Phuong pháp hồi quy đơn: Dùng đề xét mối quan hệ giữa một biến kết quả và một biến giải thích
- Phương pháp hồi quy bội: dùng dé phân tích mối quan hệ giữa nhiều biến số độc lập ảnh hưởng đến một biến phụ thuộc
1.3 NỘI DUNG VÀ CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
Mục tiêu lợi nhuận luôn là mục tiêu hướng đến cuối cùng của bất kì doanh nghiệp nào NHTM là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, và hiệu quả kinh doanh cũng được đo lường thông qua lợi nhuận mà ngân hàng đó kiếm được Phân tích tình hình doanh thu, chỉ phí có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM Thông qua đó, NHTM đánh giá được hoạt động kinh doanh nào mang lại lợi nhuận nhiều nhất, hoạt động nào chưa hiệu quả, đồng thời kiểm soát chặt chẽ chỉ phí trong kỳ
1.3.1 Phân tích tình hình doanh thu a Cách xác định
Doanh thu Ngân hàng là các khoản thu được từ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng như: cho vay, đầu tư cung cấp dịch vụ và thu từ các hoạt động khác
Các khoản được tính vào doanh thu của NHTM bao gồm:
Thu lãi tiền gửi tại các TCTD (C)
Thu lãi từ cho thuê tài chính (LE)
Thu lãi từ đầu tư chứng khoán (S)
Thu phí dịch vụ (RSE) Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng (REX)
Thu từ các tài sản sinh lời khác (M) (bao gồm doanh thu từ đầu tư góp vốn mua cỗ phần, từ hoạt động kinh doanh khác ) b Phân tích doanh thu của NHTM Để phân tích doanh thu (DT) của NHTM ta dùng các chỉ tiêu sau:
“ Quy mô tăng, giảm doanh thu trong kỳ so với cơ sở gốc
Doanh thu kỳ này — Doanh thu cơ sở gốc
Qua phân tích chỉ tiêu này, các nhà phân tích sẽ thấy rõ được sự biến động về qui mô của doanh thu trong kỳ Doanh thu cơ sở gốc được lựa chọn có thẻ là gốc về không gian hay thời gian, tùy thuộc vào mục đích phân tích; thường là doanh thu các kỳ đã qua (kỳ trước, năm trước) hay kế hoạch, dự toán, doanh thu của đối thủ cạnh tranh hay số bình quân ngành nhằm giúp các nhà quản trị thấy được sự biến động tăng, giảm của của doanh thu kỳ này so với kỳ cơ sở
Y Téc độ tăng, giảm doanh thu trong kỳ so với cơ sở gốc
Tốc độ ting, DT kỳ này — DT cơ sở gốc x 100% giảmDT = Doanh thu cơ sở gốc
Với chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng doanh thu trong kỳ so với cơ sở gốc, các nhà quản trị sẽ thấy được vị trí của Ngân hàng mình kỳ này so với cơ sở gốc (so với kỳ trước, so với kế hoạch, so với các đối thủ cạnh tranh hay so với trung bình ngành ) để từ đó đưa ra các quyết định hợp lý trong từng thời kỳ Khác với chỉ tiêu tuyệt đối, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng giúp các nhà quản trị nắm được tổng thể xu hướng, vị trí hiện tại của doanh nghiệp
Tỷ trọng doanh thu từng khoản mục doanh thu, đặc biệt từ hoạt động tín dụng, dịch vụ, kinh doanh ngoại hối trong tổng doanh thu
Tỷ trọng từng Số dư từng khoản DT khoảnDT = CC — Tổngdoanhihn 0%
Bằng việc tính tỷ trọng từng khoản mục doanh thu trong tổng doanh thu giúp nhà quản trị đánh giá được vai trò của từng nghiệp vụ khác nhau Nhà quản trị sẽ nhận ra khoản mục doanh thu nào chiếm tỷ trọng nhiều, có sự biến động lớn sẽ đi tìm
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
VIET NAM - CHI NHANH QUANG NGAI
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHÀN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Ngoại thương Việt Nam — Chi nhánh Quảng Ngãi
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chí nhánh Quảng Ngãi (gọi tắt là Vietcombank Quảng Ngãi) tiền thân là Văn phòng Đại diện Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Đà Nẵng tại Quảng Ngãi, được thành lập ngày 14/09/1996 Văn phòng Đại diện Vietcombank Đà Nẵng tại Quảng Ngãi được nâng cấp lên thành Chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, là chi nhánh thứ 23 của Vietcombank theo quyết định số 439/TCCB-ĐT ngày 24/11/1998 của Chủ tịch Hội đồng Quản Trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và đi vào hoạt động ngày 24/02/1999
Vào thời điểm thành lập, Vietcombank Quảng Ngãi có tên giao dịch là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam — Chi nhánh Quảng Ngãi Đến tháng 06/2008, với việc chuyển loại hình doanh nghiệp, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Quảng Ngãi chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ngãi (gọi tắt là Vietcombank Quảng Ngãi)
- Tên giao dịch Tiếng Anh 1a: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Viet Nam — Quang Ngai Branch
- Tru sở chính Chi nhánh: Số 345, đường Hùng Vương, TP Quảng Ngãi, Quảng Ngãi.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam — Chỉ nhánh Quảng Ngãi
Mô hình tổ chức hiện nay của Vietcombank Quảng Ngãi là mô hình tổ chức hiện đại, việc phân chia các phòng ban chủ yếu dựa trên các nghiệp vụ mà phòng đảm nhiệm
Có thể khái quát mô hình tổ chức hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chỉ nhánh Quảng Ngãi theo sơ đồ sau:
BỈ P.NgânQuỹ [j P.HànhchinhNS | >[_ P Khách hàng DN
P Kinh doanh DV a P Kiém tra GSTT t->| P Khach hang TN
P Kộ toan ơ P Thanh toỏn quốc tế | | > P Quản lý Nợ na Tổ Tổng hợp >[_ PGD Hùng Vương
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức Vietcombank Quảng Ngãi
Theo mô hình này, tổ chức hoạt động của Vietcombank Quảng Ngãi được điều hành bởi Ban giám đóc, các phòng nghiệp vụ và các phòng ban khác hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc Khi mới thành lập, đội ngũ cán bộ công nhân viên của Chi nhánh gồm 23 người đến nay toàn bộ Chi nhánh đã có 200 người
Trong đó 95% cán bộ công nhân viên của Chi nhánh có trình độ học vấn từ Đại học trở lên, còn lại là Cao đăng, Trung cấp
Hoà cùng vào tốc độ phát triển chung của toàn hệ thống, Vietcombank Quảng Ngãi đã từng bước vươn lên, khẳng định vị trí của mình trong quá trình phát huy các nguồn nội lực nhằm thúc đây kinh tế địa bàn tỉnh Quảng Ngãi phát triển
Vietcombank Quảng Ngãi đã thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, mở rộng mạng lưới hoạt động, ứng dụng công nghệ Ngân hàng hiện đại để nâng cao chất lượng các dịch vụ Ngân hàng và đáp ứng yêu cầu phục vụ của khách hàng Cho tới nay, ngoài trụ sở chính tại 345 Hùng Vương — TP Quảng Ngãi, Vietcombank Quảng Ngãi đã mở rộng thêm 05 phòng giao dịch: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Đức Phổ, Sông Vệ, Hùng Vương Chi nhánh đang có kế hoạch phát triển thêm một số phòng giao dịch nữa nhằm tăng cường các “cánh tay vươn dài” của Chi nhánh tới các địa bàn chiến lược, có nhiều triển vọng để nâng cao hình ảnh, vị thế của Vietcombank Quảng Ngãi cũng như đẩy mạnh công tác huy động vốn nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh Có thể khẳng định, các phòng giao dịch đóng vai trò là các “chân rết” của Chi nhánh Quảng Ngãi và đã gop phan rat tích cực vào công tác huy động vốn của Chỉ nhánh trong quá trình hoạt động Việc phát triển các phòng giao dịch không chỉ là để đem hình ảnh và dịch vụ của Vietcombank Quảng Ngãi đến gần khách hàng hơn mà còn giúp Vietcombank Quảng Ngãi tăng trưởng bền vững và tạo nền tảng chắc chắn cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
2.1.3 Khái quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Ngoại thương Việt Nam — Chi nhánh Quảng Ngãi
Trong những năm qua, hoạt động Ngân hàng diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế trong nước phát triển chưa ồn định và chịu những tác động của các yếu tố bên ngoài Để thực hiện tốt các chương trình hành
36 động của Vietcombank Hội sở chính đề ra, Vietcombank Quảng Ngãi đã triển khai tích cực các mặt hoạt động đóng góp vào các kết quả chung của toàn hệ thống Các hoạt động kinh doanh chủ yếu qua 3 năm 2011, 2012 và 2013 được thể hiện trên các mặt sau:
* Thị phần của Vietcombank Quảng Ngãi trên địa bàn:
STT Tên Chỉ nhánh Huy động | Dưngtn | Tÿlệ | Kop von dung nợ xâu
2.1.3.1 Về công tác huy động vôn
Năm 2013, tiếp tục xác định duy trì và én dinh nguồn vốn là mục tiêu quan trọng của chỉ nhánh, Chi nhánh đã luôn cố gắng đảm bảo nguồn vốn phục vụ kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ các quy định của NHNN và Vietcombank — H6i sở chính Ngay từ đầu năm Chỉ nhánh đã đề ra phương hướng cụ thể phấn đấu đạt chỉ tiêu do Vietcombank — Hội sở chính giao
Tổng số dư huy động vốn đến 31/12/2013 đạt 3.314 tỷ đồng, huy động vốn từ nền kinh tế đạt 3.311 tỷ đồng, tăng 18,21% so với đầu năm và đạt 91,4% kế
37 hoạch Số dư huy động vốn bình quân năm 2013 đạt 3.953 tỷ đồng, vượt kế hoạch 14%
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Vietcombank Quảng Ngãi tính đến 31/12/2013 Đơn vị: tỷ ỨND, triệu USD
Huy động vốn từ 1.798 2.801 3311) 118,21] 155.78 nên KT 1 Theo đôi tượng
(Nguôn: Báo cáo kêt quả HĐKD [Vietcombank Quảng Ngãi năm 2011 - 2013)
Hoạt động huy động vốn tại Vietcombank Quảng Ngãi tăng trưởng qua các năm, năm sau đều cao hơn năm trước Huy động vốn năm 2011 của Chỉ nhánh đạt
1.798 tỷ đồng, năm 2012 đạt 2.801 tỷ đồng và năm 2013 đạt 3.311 tỷ đồng, năm
2013 tăng 18,21% so với năm 2012 và năm 2012 tăng 55,78% so với năm 2011 Đây là mức tăng trưởng khá cao nếu so với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng
Xét cơ cấu theo loại tiền, năm 2013, huy động VND đạt 3.119 tỷ đồng, chiếm 94,2% tổng huy động vốn, tăng 33,55% so với 31/12/2012
Huy động ngoại tệ đạt 9,1 triệu USD, chiếm 5,8% tổng huy động vốn, giảm
Huy động VND đều tăng ở cả TCKT và dan cư đã phản ánh đúng cơ chế lãi suất trong năm: lãi suất huy động VND luôn chênh cao hơn lãi suất huy động ngoại tệ từ 8% - 10%/năm Cộng thêm tỷ giá trong năm được duy trì ồn định và quy định
38 ết hối ngoại tệ của các TCKT có từ 50% vốn Nhà nước trở lên theo Thông tư 13 khiến người gửi đều có xu hướng chuyển đổi sang gửi VND Điều này cho thấy quyết tâm chống đô la hóa của Ngân hàng Nhà nước đã phát huy hiệu quả nhất định
Biểu đồ 2.1: HĐV theo loại tiền năm 2013
Xét cơ cầu theo thành phân kinh tế, Huy động từ TCKT đến 31/12/2013 dat
1.967 tỷ quy đồng, tăng 27,98% so với 31/12/2012 Huy động vốn từ các TCKT chiếm tỷ trọng 59,41% tổng huy động vốn
Huy động vốn từ dân cư đến 31/12/2013 đạt 1.344 tỷ đồng, tăng 6,33% so với 31/12/2012 Tỷ trọng huy động từ dân cư chiếm 40,59% tổng huy động vốn
Tốc độ tăng trưởng huy động vốn năm 2013 từ dân cư đã rút ngắn khoảng cách đáng kề so với huy động vón từ tổ chức kinh tế Năm 2013, huy động vốn từ tổ chức kinh tế tăng 430 tỷ đồng so với năm 2012, huy động vón từ dân cư tăng 80 ty đồng so với năm 2012 Đó chính là dấu hiệu chứng tỏ hoạt động bán lẻ ngày càng được day mạnh và đã đạt được những thành công bước đầu
—®—Tổng huy độngvốn —#—-Tỗchứckinhtế = © Đân cư
Biểu đồ 2.2: HĐV theo thành phần kinh tế năm 2011 -2013
Xét theo cơ cấu thời hạn huy động, Huy động vốn không kỳ han dat 642 ty đồng , tăng 33,75% so với 31/12/2012 Tỷ lệ vốn không kỳ hạn/tổng nguồn vốn đạt
19,38%; tăng so với 31/12/2011 (17,13%), tỷ trọng này đang có xu hướng gia tăng trong tổng nguồn vốn Đây là tỷ trọng khá lý tưởng tạo nguồn vốn giá rẻ cho Vietcombank Quảng Ngãi, nguồn vốn này góp phần đáng kẻ trong việc duy trì lãi suất bình quân đầu vào thấp
Huy động kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 2.554 tỷ đồng, tăng 14,58% so với 31/12/2012 Huy động dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động, tương đương 77,13% tổng huy động vốn, giảm so với 31/12/2012
Bang 2.3: Xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ năm 2011-2013
Chỉ tiêu Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013
1 Doanh số thanh toán XNK 553 911 1,355
- Doanh số thanh toán xuất khẩu 127 223 302 - Doanh số thanh toán nhập khẩu 426 688 1.053
2 Doanh số mua bán ngoại tệ 886 596 454
- Doanh số mua ngoại tệ 443 298 225
- Doanh số bán ngoại tệ 443 298 229
(Nguôn: Báo cáo kêt quả HĐKD [Vietcombank Quảng Ngãi năm 2011 - 2013) 2.1.3.4 Công tác phát hành thẻ, thanh toán thẻ và hệ thông ATM, POS
Bang 2.4: Phát hành và thanh toán thẻ năm 2011- 2013
Chỉ tiêu Năm2011 | Nam 2012 Nam 2013
1 Số lượng thẻ phát hành 17.104 19.676 19.201
- Thẻ ghỉ nợ trong nước 14.495 18.801 17.818
- Thẻ ghỉ nợ quốc tế 376 261 550
2 Mạng lưới don vi chấp nhận 46 45 65 thé 3 Doanh số thanh toán thẻ 1.773.000 1.750.000 1.775.247 quốc tế (USD)
4 Doanh số thanh toán thẻ nội 2.859 6.900 13.881 địa (tr.VND)
5 Doanh số sử dụng thẻ tín 23.446 24.300 29.244 dụng do VCB phát hành
(tr.VND) 6 Ds6 sit dung thé ghi ng 162.160 161.000 182.170 quốc té do VCB PH (tr VND)
(Nguon: Bao cdo két qua HDKD Vietcombank Quang Ngai nam 2011 - 2013) 213.5 Kết quả hoạt động kinh doanh
Ban lãnh đạo Vietcombank Quảng Ngãi cùng toàn thể nhân viên luôn chú trong nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng, quản lý tốt chỉ phí dé đạt mục tiêu lợi nhuận đã đề ra.
Bang 2.5: Kết quả kinh doanh tại Vietcombank Quảng Ngãi (2011- 2013) Đơn vị: tỷ đồng
Chi tiêu Sô tiên | Số tiên car locas so C9 | số | +/-(%) tiền | so 2012
2011 Téng doanh thu 593] 596] 0,50%| 1.272] 113,4%
BANH GIA THUC TRANG PHAN TICH HIEU QUA HOAT DONG TAI NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN NGOAI THUONG VIET NAM —
2.2.1 Những tồn tại và nguyên nhân
Từ thực tế công tác phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh tại Vietcombank Quảng Ngãi trong những năm qua, cho thay bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều hạn chế như sau:
Thứ nhất, về chỉ tiêu phân tích
Ngân hàng mới chỉ sử dụng các chỉ tiêu phân tích tình hình doanh thu, chỉ phí và lợi nhuận đơn thuần, độc lập, chưa đi sâu phân tích xem xét các chỉ tiêu thể hiện sự biến động của doanh thu, chỉ phí trong mối liên hệ với quy mô tài sản, quy mô nguồn vốn dé đánh giá đúng kết quả kinh doanh của Vietcombank Quảng Ngãi trong từng thời kỳ nhất định
Thứ hai, về phương pháp phân tích
Các phép so sánh được sử dụng trong phân tích chủ yếu tập trung phân tích sự thay đổi quy mô, cơ cấu doanh thu, chỉ phí mà chưa phân tích được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu Do đó, chưa thê hiện được sự cân đối hay phù hợp giữa doanh thu và chỉ phí của Ngân hàng để từ đó đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
Phương pháp phân tích còn đơn giản, chưa có sự kết hợp giữa các phương pháp Phương pháp phân tích mới chỉ sử dụng phương pháp phân tích tỷ lệ và so sánh số tuyệt đối, tương đối đơn thuần và thời gian so sánh mới chỉ 2 năm (kỳ này và kỳ trước) mà chưa đi sâu phân tích và so sánh trong nhiều năm để thấy được xu hướng phát triển của ngân hàng Khi tính toán chỉ tiêu ROA, ROE, Ngân hàng mới đơn thuần tính toán và đánh giá sự biến động tỷ lệ này qua các năm nhưng chưa phân tích theo m6 hinh Dupont dé đánh giá được từng mặt hoạt động có liên quan; đồng thời, chưa sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đó đến hai chỉ tiêu ROA, ROE Do vậy, kết quả phân tích còn rất sơ sài, chưa hiệu quả Mỗi phương pháp phân tích có các ưu, nhược điểm khác nhau Nếu biết cách kết hợp giữa các phương pháp, nhà phân tích sẽ tận dụng được ưu điểm kết hợp giữa các phương pháp đề đưa ra được kết quả phân tích toàn diện nhất Do đó, kết quả phân tích mới chỉ dừng lại ở các con số chênh lệch và đưa ra nguyên nhân và định hướng chung chung mà chưa đi sâu phân tích để đưa ra nguyên nhân cụ thể, chưa chỉ ra được các biện pháp tài chính cụ thể cần phải thực hiện trong kỳ tới nên nhà quản trị khó đưa ra được các quyết định kịp thời trên cơ sở kết quả phân tích
Phân tích mới chỉ dừng lại ở việc tính toán và phân tích các chỉ tiêu nội bộ
Vietcombank Quảng Ngãi và so sánh với chỉ tiêu của hệ thống Vietcombank, chưa có sự so sánh với các chỉ số bình quân ngành hay của các NHTM khác Do đó, nhà quản trị chưa có đầy đủ thông tin để xác định vị trí của Vietcombank Quảng Ngãi trên thị trường tài chính cũng như chưa so sánh được hiệu quả hoạt động và quản lý của Vietcombank Quảng Ngãi với các NHTM cùng vị thế khác
Thứ ba, về công tác tổ chức phân tích
Công tác phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nói chung và phân tích hiệu quả hoạt động nói riêng tuy không còn mới mẻ đối với các NHTM, tuy nhiên vẫn là một công việc tương đối khó, đòi hỏi rất cao ở người phân tích về kiến thức tổng hợp và kỹ năng phân tích Trình độ các nhà phân tích hiệu quả hoạt động nói riêng và phân tích tài chính nói chung tại Vietcombank Quảng Ngãi hiện tại vẫn đang được đảm nhiệm bởi các cán bộ thâm niên, nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên chưa
47 đáp ứng được các yêu cầu tổng hợp về phân tích tài chính nói chung và phân tích hiệu quả hoạt động nói riêng; đặc biệt là cán bộ chuyên sâu về quản lý
Việc thu thập, tính toán các chỉ tiêu phân tích chưa được thiết lập tự động hóa hoàn toàn mà phải tổng hợp thủ công, dẫn đến có thé xảy ra sai sót trong tính toán các chỉ tiêu Sai sót bao gồm sai số do lấy thiếu hoặc thừa số ệu, nhằm lẫn trong công thức tính Ngoài hệ thống thông tin trình bày trên báo cáo tài chính, chuyên viên phân tích phải lấy thông tin chỉ tiết từ các phòng ban, bộ phận phụ trách có liên quan để phục vụ cho báo cáo phân tích hiệu quả hoạt động của mình
Do đó có một số thời điểm chuyên viên phân tích thụ động trong công tác phân tích do các phòng ban có liên quan chưa cung cấp số kịp thời và đầy đủ như kế hoạch đã đưa ra dẫn đến làm chậm thời gian cung cấp báo cáo phân tích hiệu quả hoạt động Đầu mối lấy thông tin về tình hình nền kinh tế nói chung, số liệu tài chính của các NHTM nói riêng chưa có nên cũng gây trở ngại cho hoạt động phân tích BCTC tại Vietcombank Quảng Ngãi Điều này có thể dẫn đến các thông tin bên ngoài không chính thống, không đủ độ tin cậy, không đầy đủ, tốn nhiều thời gian của người phân tích, chất lượng phân tích vì thế cũng không được đảm bảo Hơn nữa, thu thập thông tin còn thiếu nhiều thông tin về tình hình thị trường, đặc biệt những thông tin có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Vietcombank Quảng Ngãi, do đó chưa làm rõ được những cơ hội, thách thức của môi trường bên ngoài tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt động của Vietcombank Quảng Ngãi; đưa ra các dự báo và khuyến nghị chung chung, chưa có tính thuyết phục cao
Việc trình bày báo cáo phân tích chưa có chiều sâu, chưa làm rõ được gốc rễ của vấn đề: nội dung phân tích các chỉ tiêu đôi khi không đồng nhất với nhau nên việc đánh giá, nhận xét có thẻ chệch hướng, đưa đến những kết quả trái chiều so với mong muốn; một số thông tin về tình hình kinh tế thế giới và trong nước không ghi chú nguồn trích dẫn, do đó gây khó khăn trong việc xác nhận lại thông tin
Hiện tại, Vietcombank Quảng Ngãi chưa có báo cáo phân tích hiệu quả hoạt động theo tháng, ngoại trừ khi có yêu cầu đột xuất của Ban Giám đốc Sự chậm trễ này giảm đi tính kịp thời của báo cáo phân tích và ảnh hưởng đến việc kiểm soát, đề ra
48 các chiến lược đầu tư của ngân hàng 3.2.1.2 Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân đẻ lý giải cho chất lượng của công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại Vietcombank Quảng Ngãi còn nhiều thiếu sót, nhưng có thể khái quát thành nhóm nguyên nhân chủ quan và nhóm nguyên nhân khách quan cụ thể như sau
* Các nguyên nhân chủ quan
- Cae nhà quản trị Vietcombank Quảng Ngãi chưa quan tâm đúng mức đến công tác phân tích hiệu quả hoạt động và tổ chức phân tich, đánh giá không thường xuyên Hiện tại do quy mô còn nhỏ, Vietcombank Quảng Ngãi chưa có mô hình tổ chức bộ phận phân tích Mặc dù, Vietcombank Quảng Ngãi đã có các văn bản hướng dẫn phân tích báo cáo hiệu quả hoạt động, tuy nhiên còn thiếu sót nhiều, hướng dẫn còn chung chung, chưa cụ thể rõ ràng, dẫn đến thực hiện khó
- Đội ngũ cán bộ phân tích của ngân hàng còn chưa đảm bảo yêu cầu cả về số lượng lẫn chuyên môn Đa số các cán bộ phân tích chỉ được đào tạo theo một chuyên ngành cụ thể nên kiến thức và kinh nghiệm phân tích tài chính, khả năng sử dụng các kỹ thuật, công cụ phân tích còn hạn chế Mặc dù ngân hàng thường xuyên tạo điều kiện để các cán bộ được nâng cao trình độ bằng các khóa đào tạo, bồi dưỡng nhưng lại chưa chú trọng đến công tác bồi dưỡng cán bộ làm công tác phân tích tài chính nói chung và phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh nói riêng Vì thế nên công tác phân tích tài chính tại ngân hàng còn chưa hoàn thiện
Các khóa tổ chức đào tạo về phân tích hiệu quả hoạt động nói riêng, BCTC nói chung có chỉ phí rất cao, chủ yếu là mời chuyên gia phân tích từ bên ngoài vào giảng dạy với số lượng người tham gia không nhiều Tại Vietcombank Quảng Ngãi, chưa có khóa đào tạo chuyên viên tài chính về phân tích báo cáo tài chính Do đó, việc tiếp cận các kiến thức về phân tích hiệu quả hoạt động là tương đối khó khăn
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
NHANH QUANG NGAI
DINH HUONG PHAT TRIEN CUA NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN NGOAI THUONG VIET NAM - CHI NHANH QUANG NGAI
3.1.1 Cơ hội và thách thức đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập
Toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của kinh tế thế giới Để tiếp thu những thành tựu về khoa học kỹ thuật của các nước phát triển và không bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển kinh tế thế giới nói chung, các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, đều phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung đó Hội nhập kinh tế là một hướng đi đúng đắn và quan trọng góp phần tạo dựng vị thế của nước ta trên trường quốc tế Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt Việt Nam trước những cơ hội và thách thức lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực Tài chính — Ngân hàng
Hội nhập quốc tế tạo động lực thúc đây công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là nâng cao năng lực quản lý, cải thiện môi trường pháp lý trong lĩnh vực Ngân hàng, đáp ứng yêu cầu hội nhập và thực hiện cam kết với các tổ chức quốc tế
Hội nhập quốc tế mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế giữa các NHTM trong hoạt động kinh doanh tiền tệ Các NHTM có điều kiện thuận lợi trong việc thiết lập các quan hệ song phương và đa phương với các ngân hàng nước ngoài, từ đó sử dụng tốt hơn nguồn tiền gửi ngoại tệ đang có ở nước ngoài cũng như hỗ trợ một cách có hiệu quả hơn nữa cho các doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập vào các thị trường mới
Cùng với hội nhập kinh tế quốc tế là sự tham gia tích cực hơn của các ngân
55 hàng nước ngoài tại Việt Nam Đây cũng là một trong những nguyên nhân thúc day các NHTM Việt Nam phải chuyên môn hóa sâu hơn các nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng, quản lý tài sản nợ, tài sản có, quản lý rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới
Các NHTM có điều kiện chia sẻ thông tin, trao đổi nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm quản lý, tiếp cận thị trường mới cũng như tranh thủ được công nghệ ngân hàng, trình độ quản lý tiên tiến từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển; có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận các nguồn vốn quốc tế, nhất là nguồn vốn dài hạn, mở ra nhiều biện pháp tăng vốn tự có của NHTM Ngoài ra, thông qua việc hợp tác có thể dành được những ưu đãi trong tín dụng, trong mức phí dịch vụ ngân hàng, trong đào tạo nguồn nhân lực
Hội nhập quốc tế còn là động lực thúc đây công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống NHTM tiến hành nhanh hơn, quyết liệt hơn, từ đó nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, nâng cao năng lực quản trị điều hành tương xứng với chuẩn mực của hệ thông ngân hàng quốc tế
Mở cửa thị trường tài chính làm tăng số lượng các ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và trình độ quan lý, áp lực cạnh tranh cũng tăng dần theo lộ trình nới lỏng các qui định đối với các tổ chức tài chính nước ngoài, nhất là về mở chỉ nhánh và các điểm giao dịch, phạm vi hoạt động, hạn chế về đối tượng khách hàng và tiền gửi được phép huy động khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng, trong khi các tổ chức tài chính Việt Nam còn nhiều yếu kém:
+ Trình độ chuyên môn và trình độ quản lý còn bất cập, hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh thấp, nợ quá hạn cao, khả năng chống đỡ rủi ro còn kém, vốn nhỏ, năng lực tài chính thấp, chất lượng tài sản chưa cao
+ Hoạt động tín dụng được mở rộng nhanh chóng nhưng rủi ro tín dụng chưa được kiểm soát và đánh giá một cách chặt chẽ, chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế và yêu cầu hội nhập
+ Sản phẩm và dịch vụ còn đơn điệu, tính tiện ích chưa cao, chất lượng dịch
$6 vụ thấp Qui trình quản trị trong các TCTD Việt Nam chưa phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, tính minh bạch thấp, chưa hình thành môi trường làm việc và văn hóa kinh doanh lành mạnh do vai trò và trách nhiệm của các vị trí công tác chưa rõ ràng, hệ thống thông tin quản lý và quản lý rủi ro chưa hiệu quả
+ Hạ tầng công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán lạc hậu và có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực quản lý điều hành của NHNN và khả năng chống đỡ rủi ro của các NHTM còn nhiều hạn chế
+ Thẻ chế của hệ thống ngân hàng còn nhiều bát cập, hệ thống pháp luật về ngân hàng thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với yêu cầu cải cách và lộ trình hội nhập
Vì thế, các NHTM Việt Nam sẽ mắt dần lợi thế cạnh tranh về qui mô, khách hàng và hệ thống kênh phân phối, nhất là từ năm 2010, khi những hạn chế nêu trên còn tồn tại và sự phân biệt đối xử bị loại bỏ căn bản, môi trường kinh doanh bình đẳng hình thành Sau thời gian đó, qui mô hoạt động và khả năng tiếp cận thị trường, các nhóm khách hàng, chủng loại dịch vụ do các ngân hàng nước ngoài cung cấp sẽ tăng lên Đáng chú ý, rủi ro đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể tăng lên do các ngân hàng nước ngoài nắm quyền kiểm soát một số tổ chức tài chính trong nước thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, liên kết kinh doanh; một số tổ chức tài chính trong nước sẽ gặp rủi ro và có nguy cơ thua lỗ, phá sản do sức cạnh tranh kém và không có khả năng kiểm soát rủi ro khi tham gia các hoạt động ngân hàng quốc tế
Mở cửa thị trường tài chính trong nước làm tăng rủi ro do những tác động từ bên ngoài, cơ hội tận dụng chênh lệch tỷ giá, lãi suất giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế giảm dần Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng phải đối mặt với các cơn sốc kinh tế, tài chính quốc tế và nguy cơ khủng hoảng Trong trường hợp đó, thị trường vốn chưa phát triển sẽ khiến hệ thống ngân hàng phải chịu mức độ thiệt hại lớn hơn do rủi ro gây nên.
3.1.2 Định hướng hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam — Chỉ nhánh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015
Mục tiêu tổng quát đến năm 2015 của Vietcombank Quảng Ngãi là tập trung vào phát huy vị thế là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam; thực sự trở thành lực lượng chủ đạo và chủ lực trong vai trò là cầu nối phát triển nền kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi Mở rộng hoạt động một cách an toàn, bền vững, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, cung cấp các dịch vụ và sản phẩm tiện ích thuận lợi, thông thoáng đến mọi loại hình doanh nghiệp; nâng cao và duy trì khả năng sinh lời; phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực đề có sức cạnh tranh và thích ứng nhanh chóng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Mục tiêu phần đấu cụ thế đó là:
Một là, tiếp tục bám sát định hướng phát triển của toàn hệ thống
Vietcombank nói chung cũng như định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi trong những năm tiếp theo
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH HIỆU QUÁ HOẠT DONG TAI NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN NGOAI THUONG
3.2.1 Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích
Mục tiêu hoạt động của bất kỳ NHTM nào cũng là lợi nhuận, do đó nội dung phân tích doanh thu, chỉ phí cũng như khả năng sinh lời tại Vietcombank Quảng Ngãi khá chỉ tiết và đầy đủ Tuy nhiên để hoàn thiện hơn nội dung phân tích này, nhà phân tích cần đi sâu phân tích xem xét sự biến động của doanh thu, chỉ phí trong mối liên hệ với quy mô tài sản, nguồn vốn dé đánh giá đúng kết quả kinh doanh của Vietcombank Quảng Ngãi trong từng thời kỳ nhất định Muốn đánh giá nội dung này, Vietcombank Quảng Ngãi có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau:
59 a Các chỉ tiêu phân tích nguồn vốn
~ Tỷ lệ sử dụng nguôn vốn huy động : Để đánh giá tình hình tín dụng của một NH nhằm so sánh khả năng cho vay của NH với khả năng huy động vồn, đồng thời xác định hiệu quả của một đồng vón huy động
Tỷ lệ sử dụng nguồn vốn Tổng dư nợ tín dụng 100
= x huy động Tông nguôn vôn huy động
Tại thời điểm 31/12/2013, chỉ tiêu trên của Vietcombank Quảng Ngãi là:
Tỷ lệ sử dụng vốn hu 9.481
So với cùng thời điểm năm 2012, chỉ số này là
Tỷ lệ sử dụng vốn hu) 7.283 y 8 yo ———xl00 = 260,01% dong 2.801
Như vậy tỷ lệ sử dụng nguồn vốn huy động của Vietcombank Quảng Ngãi năm 2013 cao hơn so với năm 2012, vốn huy động được chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu cho vay Cho thấy năm 2013 nguồn vốn huy động trên địa bàn không cân đối đủ dư nợ phát sinh mà cần phải có sự hỗ trợ nguồn vốn của cả hệ thống và đây là thực trạng trong nhiều năm qua tại Vietcombank Quảng Ngãi, huy động vốn không cân đối đủ dé cho vay vốn mà phải cần sự hỗ trợ từ Hội sở chính
- Tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng nguôn huy động: chỉ tiêu này xác định quy mô nguồn vốn huy động của NH, đồng thời tính toán khả năng thu hút nguồn vốn từ bên ngoài của một đồng vốn chủ sở hữu
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng Nguồn vốn chủ sở hữu 100 fg ”“_————————X số nguôn vôn huy động Tông nguôn vốn huy động
Tại thời điểm 3 1/12/2013, chỉ tiêu này được xác định như sau:
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng số 360 ak = x100= 10,87% nguôn vôn huy động 2801
So với cùng thời điểm năm 2012, chỉ tiêu này là
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với = 280 x100=_ 100%
60 tổng số nguồn vốn huy động — 3411 - Kết quả trên cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tông số nguồn vốn huy động của
Vietcombank Quảng Ngãi năm 2013 được cải thiện chút ít so với năm 2012
~ Tỷ lệ sử dụng vốn trung và dài hạn: chỉ tiêu này cho thấy việc sử dụng nguồn vốn trung hạn và dài hạn của NHTM đã triệt để hay chưa, để từ đó có chính sách thích hợp đối với việc huy động vốn trung và dài hạn Tuy nhiên do nguồn vốn đi vào và đi ra NH mang tính chất luân chuyền kế tiếp nhau, do đó NH có thể sử dụng một phan nguồn vốn ngắn hạn dé cho vay trung và dài hạn Tỷ lệ này ít nhiều phụ thuộc vào mức độ ổn định của nguồn tiền gửi ngắn hạn, thời gian khách hàng gủi tiền và giới hạn cho phép của NHNN cũng như năng lực quản trị của NH
2 TA có £ Cho vay, đầu tư trung và dài hạn
Tỷ lệ sử dụng vôn trung và dài hạn Vôn tự có + nguôn huy động trung và
Tai thoi diém 31/12/2013, chi tiéu nay duge xac dinh nhu sau: x 100
Tỷ lệ sử dụng vốn trung 2.916
So với cùng thời điểm năm 2012, chỉ tiêu này là:
Tỷ lệ sử dụng vốn 3.186
= _ x100= 856% trung va dai han 280+92 Thực tế trên cho thấy việc sử dụng nguồn vốn trung hạn và dài hạn của
Vietcombank Quảng Ngãi được cải thiện so với năm trước, tuy nhiên nguồn vốn trung đài hạn không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay trung và dài hạn
Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn: chỉ tiêu này cho thây được hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn trong hoạt động kinh doanh của NH
Tỷ lệ sử dụng vốn Cho vay ngắn hạn
; = ——_———— X00 ngăn hạn Nguôn huy động ngắn hạn
Tại thời điểm 3 1/12/2013, chỉ tiêu này được xác định như sau:
Tỷ lệ sử dụng 6.565 l , = — xl00=_ 20541% von ngan han 3.196
So với cùng thời điểm năm 2012, chỉ tiêu này là Tỷ lệ sử ue vôn ngắn _ —=— x100= 15124%
Kết quả tính toán cho thấy năm 2013 Vietcombank Quảng Ngãi huy động vốn ngắn hạn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay ngắn hạn b Phân tích chất lượng tài sản
Trong quá trình phân tích về chất lượng tài sản, mặc dù đã có hệ thống đánh giá và phân loại khoản vay chặt chẽ, tuy nhiên Vietcombank Quảng Ngãi lại chưa quan tâm đến tỷ trọng các khoản nợ không có khả năng thu hồi và tỷ lệ thu hồi nợ quá hạn trong kỳ Có thể bổ sung thêm hai chỉ tiêu sau
Ty lé no qua han khéng cé6 Số dư nợ không có khả năng thu hồi 100 khả năng thu hồi ˆ x
Tỷ lệ thu hồi nợ quá hạn “sẻ Nợ quá hạn thu hồi trong kỳ “ 100 trong kỳ Nợ quá hạn bình quân trong kỳ Hai chỉ tiêu trên phản ánh chất lượng tài sản của NH và công tác thu hồi nợ quá hạn của NH
€ Phân tích cơ cầu, qui mô và mối liên hệ giữa thu nhập - chỉ phí
- Tỳ lệ thu nhập từ lãi trên tổng tài sản(NIM): Chỉ tiêu đo lường độ chênh lệch giữa tổng thu nhập từ lãi cho vay và đầu tư sinh lời của NH với tổng chỉ phí trả lãi cho việc huy động nguồn vốn của NH đó trên tổng tài sản của nó Từ đó phản ánh khả năng quản lý tài sản sinh lời và khả năng quản lý chỉ phí của việc huy động vốn
Tỷ lệ thu nhập Tổng thu nhập từ lãi cho _ Tổng chi phí trả từ lãi trêntông _ _ vay và đầu tư sinh lời lãi huy động vôn x tai san (NIM) Tong tai san 100
Tai thời điểm 31/12/2013, chỉ tiêu này được xác định như sau:
So với cùng thời điểm năm 2012 chỉ tiêu này là:
Tính toán từ số liệu thực tiễn cho thấy, tỷ lệ thu nhập từ lãi trên tổng tài sản của
Vietcombank Quảng Ngãi năm 2013 giảm mạnh so với năm 2012 việc giảm này do khoản thu nhập từ việc cấp bù lãi suất trong hoạt động FTP không đưa vào thu nhập lãi mà đưa vào thu nhập bất thường
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu xem xét sự biến động của doanh thu, chỉ phí trong mối liên hệ với quy mô tài sản Đơn vị: Tỷ đồng, lần
Chỉ tiêu Năm 2012 | Năm 2013 kê
Tông tài sản bình quân
Lợi nhuận trước thuế (LNTT) 9] 129 38
Tổng chi phí/Tổng doanh thu (A) 0,847 0,898 0,051 Tổng doanh thu/Tổng TS BQ (B) 0,081 0,133 0,052
(Nguôn: Báo cáo kêt quả HĐKD, Bảng cân đôi kê toán Vietcombank Quảng Ngãi năm 2012 — 2013 va tinh toán của tác giả)
3.2.2 Hoàn thiện phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích thực chất là tổng hợp các thủ pháp, các cách thức, phương tiện một cách khoa học để xử lý các thông tin tài chính nhằm đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị
Trong những năm qua, Vietcombank Quảng Ngãi đã sử dụng phương pháp phân tích cơ cấu (phân tích theo chiều ngang và phân tích theo chiều dọc), phương pháp phân tích tỷ số như phân tích nhóm tỷ số về khả năng sinh lời Tuy nhiên, Ngân hàng mới chỉ tiến hành so sánh, phân tích số liệu trong thời gian 2 năm (kỳ này so với kỳ trước) mà chưa sử dụng số liệu trong nhiều năm để phân tích (phân tích xu hướng) Phân tích xu hướng là kỹ thuật phân tích bằng cách so sánh các tỷ số tài chính của ngân hàng qua nhiều năm đẻ thấy được xu hướng tốt lên hay xấu đi của các
63 tỷ số tài chính Thay vì việc chỉ đưa ra con số về tỷ số thanh toán trong năm hiện hành, ngân hàng cần tính toán, so sánh qua các năm để xem tỷ số này của năm phân tích là cao hay thấp so với các năm trước; việc tăng, giảm là biểu hiện tích cực hay tiêu cực Có như vậy thì việc phân tích mới triệt để, mới có tác dụng cung cấp thông tin cho việc ra quyết định thay vì chỉ nêu ra con số và nhận xét một cách phiến diện Để làm rõ được các chỉ tiêu doanh thu, chỉ phí trong mối quan hệ với quy mô hoạt động của ngân hàng, nội dung phân tích cần đưa vào các chỉ tiêu phân tích như giải pháp hoàn thiện chỉ tiêu đã nêu trên, từ đó đưa ra được các nhận định, đánh giá về sự cân đối và hợp lý của việc tăng giảm doanh thu, chỉ phí trong từng thời kỳ Do đó, nội dung phân tích nên chú trọng phân tích báo cáo kết quả kinh doanh và liên hệ giữa bảng cân đối kế toán với các báo cáo khác, giúp cho ngân hàng có được những nhận xét đúng đắn về tình hình tài chính cũng như hiệu quả của công tác hoạt động kinh doanh để từ đó đưa ra những phương hướng đúng đắn, kịp thời cho hoạt động kinh doanh
Ngoài ra, Ngân hàng nên sử dụng phương pháp phân tích khoa học và logic như phương pháp phân tích Dupont Để đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh ngân hàng đồng thời thiết lập kế hoạch lợi nhuận trong tương lai, các nhà phân tích cần đi sâu xem xét mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời theo phương pháp Dupont Phân tích các tỷ lệ tài chính theo phương pháp Dupont là công cụ hữu ích nhất và hiệu quả nhất để hiểu rõ bản chất của các chỉ số tài chính cũng như mối liên hệ giữa chúng và sự ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Cụ thể là:
ROE 0,243 0,268 0,025
Thu thập dữ liệu kịp thời, đây đủ, chính xác
Thu thập thông tin liên quan từ các nguồn khác Bộ phận Phân tích tiền hành thu thập thêm thông tin về thông tin kinh tế, tài chính tiền tệ thế giới, Việt Nam: thông qua Ban thống kê và dự báo kinh tế, Phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm hoặc qua các trang web chính thống như Ngân hàng Nhà nước, Reuter, WB để tìm hiểu chính xác nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan tác động tới hiệu quả hoạt động
- Số liệu kế hoạch: Kế hoạch được giao từ Hội sở chính
- Các báo cáo của NHTM khác, các báo cáo phân tích của các chuyên gia hay NHTM khác
Bộ phận phân tích liên hệ trực tiếp đầu mối nhận báo cáo từ các phòng ban có liên quan để công tác kiểm tra, đối chiếu số liệu được tập trung và nhanh chóng
Tùy từng mục tiêu phân tích cụ thể mà phải tập hợp những tài liệu phân tích khác nhau Đồng thời các tài liệu phục vụ cho việc phân tích phải đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, trung thực và có hệ thống
3.2.3.3 Xử lý số liệu, tạo các bảng biểu phân tích, tính toán chỉ tiêu phân tích
Trên cơ sở thông tin đã thu thập được, bộ phận phân tích tiến hành lập các bang biểu phân tích, tính toán các chỉ tiêu phân tích theo mẫu đã lập sẵn Sau khi tính toán các chỉ tiêu đã được lựa chọn thì tiến hành lập bảng tổng hợp các chỉ tiêu để tiện cho việc so sánh và phân tích, đặc biệt cần chú trọng đến những chỉ tiêu có sự biến đổi lớn và những chỉ tiêu quan trọng Khi phân tích cần bám sát tình hình thực tế của ngân hàng phân tích được chính xác nhất Công việc này chiếm khá nhiều thời gian của nhà phân tích nếu Vietcombank Quảng Ngãi chưa có công cụ phần mềm thiết lập các báo cáo phân tích
3.2.3.4 Bộ phận phân tích tiến hành công việc phân tích Đây là bước công việc chiếm đa số thời gian của nhà phân tích Trong quá trình phân tích, nếu có một số vấn đề chưa cụ thể hoặc chưa rõ ràng, bộ phận phân tích có thể xác minh lại với đầu mối liên quan để làm rõ Bộ phận phân tích đưa ra các đánh giá, nhận xét về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Từ đó đưa
68 ra một số kiến nghị về phương hướng, giải pháp cụ thé nhằm tham mưu cho Ban lãnh đạo đề xuất các chiến lược kinh doanh phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng
Sau khi phân tích, Bộ phận phân tích gửi bản báo cáo phân tích cho Kế toán trưởng phê duyệt và gửi cho Giám đốc thông qua
Như vậy, công tác phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động phải được chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu đưa ra kế hoạch, chuẩn bị đầy đủ về nhân lực, vật lực, phương tiện Để đạt được những điều đó Vietcombank Quảng Ngãi phải có những định hướng cụ thể, rõ ràng
3.2.4 Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ chuyên sâu về quản lý
Trong bất cứ một đơn vị nào thì tài sản lớn nhất đó chính là con người, con người là nhân tố quan trọng nhất trong toàn bộ guồng máy quyết định tới sự thành bại của một tổ chức, vì vậy các đường hướng phát triển luôn phải đặt yếu tố nhân lực lên hàng đầu Trong công tác tuyển dụng, nếu đơn vị đặt mục tiêu chất lượng nhân lực là nhân tố sống còn thì quá trình đào tạo và làm việc sẽ chuyên nghiệp, vững vàng và qua đó sẽ đáp ứng cao yêu cầu nghiệp vụ
Như vậy, có thể thấy chất lượng phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh phụ thuộc phần lớn vào trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ
% Đối với đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành
Trong hoạt động của bất cứ đơn vị nào thì vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành sẽ hình thành nên văn hóa kinh doanh của đơn vị, chính là hình ảnh phản chiếu nhanh nhất về cung cách làm việc của doanh nghiệp Đối với Ngân hàng điều này lại càng, thể hiện rõ nét, đặc biệt là trong công tác phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, năng lực quản trị điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý có ý nghĩa đặc biệt tạo nên năng lực quản trị điều hành của Chi nhánh Đội ngũ cán bộ quản lý điều hành mạnh không chỉ đảm bảo hoạt động của
Ngân hàng có kỷ cương thống nhất mà còn đánh giá đúng năng lực mỗi người qua
69 đó thực hiện bố trí, sắp xếp lao động hợp lý, từ đó phát huy tính năng động, sáng tạo của cán bộ, đảm bảo mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cao nhất cho Ngân hàng
Chính vì thế, để đảm bảo công tác phân tích hoạt động đạt chất lượng, điều kiện tiên quyết là đội ngũ quản lý điều hành cần quan tâm trau dồi về đạo đức nghề nghiệp, bồi dưỡng nâng tầm trình độ quản trị kinh doanh, hiểu biết về pháp luật và kiến thức phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng để từ đó điều hành bộ máy Ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả; đánh giá đúng năng lực, vị thế của ngân hàng mình đề từ đó đưa ra các quyết định chính xác
# Đối với cán bộ tác nghiệp
Cán bộ tác nghiệp chính là sợi dệt nên bức tranh khung cảnh của Ngân hàng, bức tranh đó có hoàn thiện và bền vững hay không cần phải được thường xuyên rèn luyện về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cũng như chuyên môn sâu Để đạt được điều đó, không chỉ là nỗ lực từ một phía, các cán bộ bên cạnh việc tự trau dồi thì cũng cần được thường xuyên đào tạo tại các tổ chức uy tín được công nhận rộng rãi để nâng cao năng lực phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh Do đó, để hoàn thiện công tác phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, Chi nhánh cần trang bị cho mình thông qua quá trình tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, nuôi dưỡng một đội ngũ cán bộ chuyên môn hoá và có kinh nghiệm về phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh Cụ thể
+ Đưa ra chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và đề bạt cán bộ thích hợp với yêu cầu và trách nhiệm công việc, đồng thời quá trình tuyển dụng nên cùng hợp tác với tổ chức bên ngoài Ngân hàng có chuyên môn, uy tín về nhân sự để giảm thiểu tiêu cực trong quá trình thi tuyển
+ Định kỳ tổ chức và phối hợp với Ngân hàng cấp trên và các Ngân hàng nước ngoài mở các lớp học, tập huấn và đào tạo đẻ cập nhật kiến thức Ngân hàng, đặc biệt là đối với cán bộ thể hiện khả năng, năng lực tốt
KIEN NGHỊ
3.4.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước và các cơ quan quản lý v Tất cả các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, thuộc loại hình nào đều chịu sự quản lý vĩ mô của Nhà nước Bắt cứ sự thay đổi nào về chính sách vĩ mô của Nhà nước đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Do vậy, Nhà nước cần hoàn thiện các chính sách kinh tế vĩ mô nói chung và các văn bản, quy định về chế độ kế toán hiện hành nói riêng theo hướng đồng bộ và thống nhất Việc hoàn thiện này theo hướng linh hoạt, không nên áp đặt và cứng nhắc
Trong những năm qua, với sự ban hành hàng loạt các luật và quy chế trên mọi lĩnh vực đề tạo ra tiền đề pháp lý thiết yếu cho việc thành lập và triển khai các hoạt động của các chủ thể nói chung và của NHTM nói riêng theo cơ chế thị trường
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn không ít các tồn tại gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động của NHTM như tính không đầy đủ, không cụ thẻ, không rõ ràng trong một số quy định và thay đổi nhiều đã tạo ra không ít những khó khăn, mâu thuẫn trong việc áp dụng và thực hiện ở các NHTM Bởi vậy việc cải thiện môi trường pháp lý là hết sức cần thiết v Ngân hàng Nhà nước kết hợp với Bộ Tài chính cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi chế độ kế toán hiện hành theo hướng phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, phù hợp với đặc điểm, trình độ quản lý kinh tế tài chính hiện đại của các
NHTM Việt Nam, đồng thời hòa nhập với chuẩn mực và thông lệ quốc tế v Hiện nay, các NHTM hàng tuần, tháng, quý, đều phải truyền báo cáo tài chính và các chỉ tiêu về NHNN, căn cứ vào đó NHNN có thê xây dựng nguồn dit liệu chung về ngành tài chính ngân hàng mà vẫn đảm bảo tính bảo mật thông tin của các đơn vị kinh doanh x NHNN chuẩn hóa lại hệ thống thông tin của các NHTM, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ và khoa học, chuẩn hóa các chỉ tiêu đánh giá Từ đó
NHNN có thể phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của các NHTM một cách chính xác và kịp thời hơn
NHNN Việt Nam nên sớm xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu phân tích cơ bản cho các NHTM, các chỉ tiêu này phải đảm bảo vừa khoa học và có ý nghĩa kinh tế, giúp các NHTM định hướng được hoạt động kinh doanh của mình Đồng thời, NHNN cần tính toán và thông báo cho các ngân hàng về các chỉ tiêu bình quân ngành theo các chỉ tiêu đã chuẩn hoá, tạo điều kiện cho cho các NHTM thực hiện so sánh, đánh giá hoạt động của mình
* NHNN hỗ trợ trực tiếp các NHTM trong công tác đào tạo về phân tích hiệu quả hoạt động NHNN gián tiếp hỗ trợ các NHTM bằng cách phối hợp với các chuyên gia phân tích nước ngoài mở các lớp đào tạo chuyên sâu về phân tích hiệu quả hoạt động nói riêng và phân tích BCTC nói chung
3.4.2 Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam v⁄ Vietcombank cần tiến hành cơ cấu lại mô hình tổ chức một cách hợp lý và hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, đồng thời giúp cho công tác phân tích hiệu quả hoạt động nói riêng và phân tích BCTC nói chung đạt hiệu quả
Y Vietcombank can hiện đại hóa công nghệ thông tin theo hướng đảm bảo phục vụ nhu cầu khách hàng tốt nhất và mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng, đồng thời hệ thống Công nghệ thông tin phải phục vụ đắc lực cho công tác quản trị của các NHTM
Y Vietcombank cần xây dựng quy trình phân tích báo cáo tài chính chuẩn;
74 xây dựng quy trình, quản lý và giám sát tài chính v⁄ Vietcombank cần có sự kết hợp một mặt đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình, mặt khác trao đổi nguồn thông tin cũng như kinh nghiệm phân tích giữa các ngân hàng khác giúp cho công tác phân tích kết quả hoạt động nói riêng, phân tích BCTC nói chung ngày càng hoàn thiện v Vietcombank cần không ngừng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phân tích hiệu quả hoạt động nói riêng, phân tích báo cáo tài chính nói chung Hỗ trợ tối đa cho các cán bộ này hoàn thành nhiệm vụ v Vietcombank cần luôn cập nhật những thông tin, ủng hộ và triển khai hiệu quả những chính sách kinh tế vi mô và vĩ mô của nhà nước, kịp thời đánh giá những mặt khả thi và không khả thi trong mỗi chính sách.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở định hướng hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động của Vietcombank Quảng Ngãi nói riêng, Chương 3 của luận văn đã đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh Hệ thống giải pháp được đề xuất có ý nghĩa thiết thực nếu được Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan quản lý và
Vietcombank cùng quan tâm, thực hiện các kiến nghị nhằm tạo điều kiện cho các giải pháp được thực thi trong thực tế Hoàn thiện công tác phân tích cần phải trở thành một mục tiêu phần đấu của hệ thống Vietcombank nói chung và của
Vietcombank Quảng Ngãi nói riêng trong thời gian tới - không chỉ bằng ý nghĩ mà phải bằng đổi mới tư duy, bằng trau dồi học tập không ngừng cũng như ứng dụng linh hoạt những nội dung lý thuyết vào thực tiễn hoạt động phân tích.
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Pham Thị Gái (2004), Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê
[2] Lê Thị Phương Hiệp (2003), Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản
[3] Bùi Xuân Phong (2004), Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản
[4] Nguyễn Năng Phúc, Giáo trình phân tích Báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Đại Học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội
[Š] Lờ Văn Tư (2005), Quản trị ngõn hàng thương mại, ẹXB Tài chớnh Hà Nội [6] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011), Định hướng và giải pháp cơ cầu lại hệ thông ngân hàng Viét Nam giai đoạn 2011-2015
[7] Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam — Chi nhánh Quảng Ngãi, Bảng cân đối kế toán 2010, 2011, 2012, Quảng Ngãi
[8] Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam — Chi nhánh Quảng Ngãi , Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2010, 2011, 2012, Quảng Ngãi
[9] Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật các Tổ chức tín dung số 47/2010/QH12”.
PHU LUC 01: BAO CAO KET QUA HOAT DONG KINH DOANH 2012-2013
3- Thu lai gop von , mua co phan 0 0 0
4- Thu tu nghiep vu cho thue tai chính 0 0 0 Š- Thu khac ve hoat dong tin dung 5,320 2,995 3,166
1- Chi tra lai tien gui 144,538 | 155,289} 890,689 2- Chi tra lai tien vay 268,223 | 234,137] 157,755 3- Chi tra lai phat hanh giay to co gia 169 0 0 If - Thu nhap tu lai (Thu nhap lai rong) | 166,613 | 194,431 3,049
1- Thu phi dich vu thanh toan 3,391 3,910 6,325
2- Thu phi dich vu ngan quy 889 931 1,134
3- Lai tu kinh doanh ngoai hoi 7,587 3,676 3,433
4- Thu tu cac dich vu khac 1,168 1,072 1,338
5- Cac khoan thu nhap bat thuong 573 2.911] 209.466
1- Chi khac ve hoat dong huy dong von 0 25,947 4,829
2- Chi hoat dong dich vu 320 320 321
3- Chi ve hoat dong khac 10,792 721 773
5- Chi nop cac khoan phi, le phi 84 96 157
6- Chi phi cho nhan vien 26,407 29,780 32,455
7- Chi cho hoat dong quan ly va cong vu 12,322 14,480 14,275 8- Chi khau hao tai san co dinh 5,200 1,679 3,202
9- Chi khac ve tai san 3,052 5,025 5,915
10- Chi nop phi bao hiem, BHTG 1,078 1,514 1,848
VI - Thu nhap ngoai lai (IV-V) - 69,863 | - 103,803 | 126,312 VII - Thu nhap truoc thue (HI+VI) 9%,750| 90,628| 129,361 VIII - Thue thu nhap doanh nghiep
(Tai CN: Thue TNDN dieu tiet ve HSC)
IX - Thu nhap sau thue (VII-VIH) 96,750 | 90,628| 129,361
NĂM 2011-2013 (1)
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chỉ tiêu Giá trị | ,lÝ | ciate | TỶ | Giáumj | TỶ * | trong * | trọng * | trong
Chỉ trả lãi tiên gửi | 144.538 | 35,00% | 155.289 | 39,87% | 890.689 | 84,95%
Chỉ trả lãi tiên vay _ | 268.223 | 64,96% | 234.137 | 60,12% | 157.755 | 15,05%
Chỉ trả lãi phát hành GTCG 169 | 0,04% 0| 0% 0} 0%
Chỉ khác về hoạt động huy động vôn
Chỉ nộp thuê 1501| 180%| 1590| 138%| 1410| 148% mà lipM khoản 84| 0,1% 96 | 0,08% 157 | 0,16%
Chỉ phí cho nhân viên 26.407 | 31,64% | 29.780 | 25,61% 32.455 | 34,03%
Chi cho hoạt động 12.322 | 14,76% | 14.480 | 12,45% 14.275 | 14,97% quản lý và công vụ chy kau hao 5.200| 623%] 3.679] 3,16%| 3.202] 3.35%
Chỉ nộp phí bao hiểm BHTG 1078| 129% | 1514| 130%| 1848| 1,94% mà bất thường CC 22.715 | 27,21% | 33.151 |28,50% | 30.199 | 31,66%
PHỤ LỤC 02: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA VIETCOMBANK QUẢNG
NĂM 2011-2013 (2)
SO SANH SO SANH
"xu 2011 | 2012 | 2013 |Chênh| 4, | Chénh] 4, lệch ° lệch °
473,56 Chi tra tai tiền gúi |Í#t:53855/289| 890689) 10.751) 107,4%|735.400 % cà b6s.223| 734-!3| 157.755 -34.086| -12,71%| -76.382|-32,62%
Chỉ trả lãi tiên vay 7
Chỉ khác vệ hoạt, 0|25.947| 4829 -21.118] -81,38% động huy động vôn
Chỉ nộp thuế 1501| 1590| 1410 89] 5.92%] -180|-1132% oh Iephi khoản §4| 96| — 157 12| 14,28% 61| 63,54% chi ph chonhân | 76.407| 29.780| 32.455] 3373| 12/77%| 2.675] 8.98%
Chỉ cho hoạt động | 45 399] 14.480] 14.275] 2.158| 17251%| -205| -142% quản lý và công vụ
Chỉ nộp phí bảo ĐÓ Ó hiểm BHTG 1078| 1.514] 1848| 436| 4044%| - 334| 22,06%
Chỉ phí ngoài lãi ‘a 83.471 116.30 3| 25384] 32.832] 39,33%] -20.919| 17 ayo, ° -
Tổng chỉ phí (HI) 7°70! PY? 7,7 28870) 028 hte
PHỤ LỤC 03: TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA VIETCOMBANK QUẢNG
NGÃI NĂM 2011-2013 (1) Đơn vị: triệu đồng
Giám | , TỶ | Giáui | TỶ * | trọng ` | trong Giá trị ` trọng Tỷ
Thu lãi gop von, 0 0 0 0 0 0 mua cô phân
“Thu khác từ hoạt động tín dụng
TH CHVW | 3391| 2492%| 3910| 3128%| 6325| 2,85% in vu 889] 6,53% 931} 7,45% 1.134] 0.51% ngon hối doanh | 7sg7| 55,75%| 3.676 | 29,41% 3.433] 1,55%
Các khoản thu nhập bất thườn;
PHỤ LỤC 03: TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA VIETCOMBANK QUẢNG