LỜI CẢM ƠNĐề hoàn thành luận văn “Vận dụng lý thuyết quản trị trong quản trịvăn phòng qua khảo sát tại một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vựclưu trữ tại Hà Nội” với tình cảm chân t
MỞ DAULý do chọn đề tàiHoạt động quản trị đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của các cơ quan, tô chức, doanh nghiệp Thực tế đã chứng minh rằng, quản tri là một hoạt động vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật Ở góc độ khoa học, trải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến nay khoa học quản trị đã được xây dựng gồm các lý thuyết và hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh Hệ thống tri thức của khoa học quản trị ngày càng phong phú và là cơ sở dé các nhà quản trị (NQT) vận dụng giúp cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phát triển bền vững.
Trong thực tế, trên thế giới và ở Việt Nam, hệ thống các lý thuyết quản trị (LTQT) đã và đang được áp dung trong nhiều lĩnh vực tại nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong đó có lĩnh vực quản tri văn phòng (QTVP) Tuy nhiên, không phải ở cơ quan, tô chức, doanh nghiệp nào vấn đề này cũng được nhận thức và quan tâm đúng mức Nhiều cơ quan, tô chức, doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm day đủ đến van đề QTVP hoặc chưa vận dụng nhiều các LTQT vào thực tiễn Chính vì vậy, van dé QTVP ở một SỐ CƠ quan, tô chức, doanh nghiệp còn được thực hiện tùy theo năng lực và kinh nghiệm cá nhân của các
NQT, thiếu tính khoa hoc Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hoạt động của bộ máy văn phòng chưa chuyên nghiệp và hiệu quả Hiện trạng này đặt ra một van đề là: Làm thé nào dé các LTOT được vận dung hiệu quả vào hoạt động QTVP trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp?
Trong khoảng thời gian hơn 10 năm trở lại đây, chủ trương xã hội hóa hoạt động lưu trữ đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu trữ, số hóa tài liệu được thành lập với số lượng ngày càng tăng và phạm vi hoạt động ngày càng rộng Theo số liệu thống kê do Hội Doanh nghiệp Lưu trữ (DNLT) Việt Nam cung cấp, hiện nay tai Ha Nội đang có 19 doanh nghiệp đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ là thành viên của Hội Các doanh nghiệp này chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa.
Qua thực tế nghiên cứu, khảo sát bước đầu tại một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu trữ tại Hà Nội tác giả nhận thấy: Vấn đề QTVP tuy đã được quan tâm ở mức độ nhất định, những người có trách nhiệm trong QTVP cũng đã vận dụng một số lý thuyết và phương pháp quản trị, nhưng hiệu quả chưa cao; một số nhà QTVP còn chưa biết đến các LTQT hoặc có biết nhưng chưa quan tâm, vận dụng trong thực tiễn.
Với mục đích tìm hiểu và đề xuất các biện pháp dé vận dụng hiệu quả hơn các LTQT vào thực tế QTVP, tác giả quyết định lựa chọn và thực hiện dé tài luận văn thạc sĩ ngành QTVP “Vận dung lý thuyết quản trị rong quản trị văn phòng (qua khảo sát tại một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu trữ tại Hà Nội)”.
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, vấn đề vận dụng các LTQT trong QTVP đã bước đầu được quan tâm, nhưng vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu Qua quá trình tìm hiểu trong phạm vi hiểu biết còn hạn hẹp, tác giả xin được điểm qua một số công trình đã tiếp cận vấn đề này một cách tổng quát hoặc tiếp cận ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau như sau:
2.1 Nhóm công trình nghiên cứu về lý thuyết quản trị
Hiện nay, “Quản lý” và “Quản tri” là hai thuật ngữ chưa được phan định rõ ràng và dễ gây nhằm lẫn Điểm chung của hai khái niệm này là đều nói về công việc của người lãnh đạo khi vận hành một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Ở nhiều nơi, hai thuật ngữ này được dùng với ý nghĩa tương đồng Trong phạm vi của luận văn tac giả sử dụng hai khái niệm “quản trị” và
“quản lý” với cách hiểu khác nhau Quản trị là toàn bộ quá trình đưa ra các quyết định về chính sách, quy tắc, mục tiêu và là các hoạt động của lãnh đạo cấp cao Quản lý là hoạt động tiếp nhận, thực hành điều phối của nhà lãnh đạo cap cơ sở đê hướng tới mục tiêu của quan tri Tuy nhiên, trong mot sô công trình nghiên cứu, hai thuật ngữ “lý thuyết quản trị” và “lý thuyết quản lý” lại chưa hoàn toan có sự phân định rõ ràng.
Dưới đây, tác giả xin được điểm qua các cuốn sách có đề cập đến lý thuyết quản trị/ lý thuyết quản lý như sau:
- H.Koontz, Cyrol O’donnell, H Weihrich (1994), Những vấn dé cot yếu cua quan tri, ban dịch tiéng Việt, NXB Khoa hoc và Kỹ thuật, Ha Nội.
Cuốn sách được chia thành 6 phần với 25 chương, giới thiệu những nội dung cơ bản về cơ sở của LTQT và khoa học quản tri; về lập kế hoạch, công tác tô chức, xác định biên chế, lãnh đạo, kiểm tra.
- Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cương, Phương Kỳ Sơn (1996), Các học thuyết quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Cuốn sách giới thiệu các tư tưởng, học thuyết tiêu biểu nhất trong quản lý học theo chiều dài lich sử từ cổ đại đến đương đại, từ phương Đông đến phương Tây một cách hệ thong và khúc triết như các tư tưởng và lý luận quản lý thời kỳ Trung Hoa cô đại, các học thuyết quản lý của xã hội công nghiệp từ thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX, các học thuyết quản lý của xã hội thông tin từ những năm 60 đến nay.
- Nguyễn Cảnh Chat (dich và biên soạn) (2002), Tinh hoa quản lý, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội Cuốn sách tập hợp và giới thiệu 25 tác phẩm kinh điển về quản lý và được chia thành 25 chương trương ứng với tư tưởng, học thuyết và các trường phái quản lý lớn trong lịch sử phát triển của quản lý học.
- James H Donnelley và các tác giả (2004), Quản trị học căn bản, bản dịch tiếng Việt, NXB Thống kê, Hà Nội Cuốn sách giới thiệu những nội dung về NQT và quá trình phát triển của quản trị; môi trường quản trị, quan trị trong môi trường toàn cầu; trách nhiệm xã hội và đạo đức của quản tri; ra quyét định; chức năng hoạch định, hoạch định chiến lược; chức năng tô chức, thiết kế tổ chức; chức năng kiểm tra, quản lý con người trong các tổ chức, quản lý nhóm trong công việc; lãnh đạo, thông tin và thương lượng Trong cuốn sách, các LTQT được tác giả trình bày tại Chương 1: NQT và quá trình phát triên của quản tri.
- Nguyễn Hải San (2005), Quản tri học, NXB Thống kê, Hà Nội Cuốn sách bao gồm 5 phần với 16 chương trình bày những nội dung căn bản nhất về lĩnh vực quản trị như: Những vấn đề cơ bản của quản tri, hoạch định và ra quyết định, t6 chức, lãnh đạo, kiểm soát Trong cuốn sách, các LTQT được tác giả trình bày tại Chương 2: Sự phát triển của các tư tưởng quản tri.
- Nhóm tác giả trường Đại học Kinh tế quốc dân (2010), Giáo trình Quan tri học, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội Giáo trình gồm 7 chương với các nội dung: Tổng quan về quan tri các t6 chức, vận dụng quy luật và các nguyên tắc quản trị học, quyết định và thông tin trong quản trị, lập kế hoạch, lãnh đạo và kiểm tra Trong cuốn sách, đề cập đến các LTQT được nhóm tác giả trình bày tại Chương 2: Quá trình phát triển của LTQT.
Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu 1 Đối tượng nghiên cứuViệc vận dụng các LTQT trong QTVP.
5.2 Pham vi nghiên cứu a Phạm vi nội dung
Hiện nay, có nhiều cách phân loại các LTQT Căn cứ vào triết ly và quan điểm, một số nhà khoa học đã tổng kết thành 5 trường phái LTQT gồm:
- LTQT Khoa học và Hành chính - LTQT Tâm lý xã hội
- LTQT Quá trình và Hệ thống
Luận văn sẽ nghiên cứu, khảo sát việc vận dụng tất cả các LTQT trên vào thực tế QTVP.
Ngoài ra, một số quan điểm, tư tưởng quản trị phương Đông, tuy chưa được xác định là những trường phái LTQT, nhưng vì Việt Nam là một nước thuộc phương Đông, nên các tư tưởng, quan điểm trên ít nhiều cũng có tác động và ảnh hưởng tới các NQT doanh nghiệp Vì vay, trong luận văn, tác gia sẽ khảo sát thêm ở mức độ nhât định về vân đề này.
Theo số liệu thống kê do Hội DNLT Việt Nam cung cấp, hiện nay tại
Hà Nội hiện có 19 doanh nghiệp đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ là thành viên của Hội Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn tác giả sẽ tập trung khảo sát việc vận dụng các LTQT trong QTVP tại 10 DNLT tiêu biểu nhất là thành viên của Hội DNLT Việt Nam (Có danh sách cụ thé trong phần giới thiệu ở Chương 2). c Pham vi thoi gian
Các văn bản, số liệu thống kê được khảo sát và thu thập tai một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu trữ tại Hà Nội dé phục vu cho dé tài được giới hạn trong khoảng thời gian 10 năm từ năm 2011 — 2021 Bởi lẽ, sau khi Luật Lưu trữ năm 2011 có hiệu lực là dau mốc triển khai chủ trương xã hội hóa hoạt động lưu trữ và thúc đây các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu trữ thành lập và hoạt động.
6 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
- Tại sao cần vận dụng các LTQT trong lĩnh vực QTVP va nếu vận dụng sẽ mang lại những lợi ích như thế nào?
- Thực trạng vận dụng các LTQT trong QTVP tại một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu trữ tại Hà Nội hiện nay ra sao?
- Giải pháp nào dé thúc day việc vận dụng các LTQT vào QTVP tại một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu trữ tại Hà Nội?
Việc vận dụng các LTQT trong QTVP có vai trò vô cùng quan trọng, giúp các NQT hình thành tư duy hệ thống trước các van dé phát sinh, cung cấp phương pháp khoa học dé giải quyết các van dé trong thực tiễn quan trị.
Trong thời gian qua, các NQT ở một số DNLT đã vận dụng một số lý thuyết và phương pháp quản trị trong thực tế, tuy nhiên hiệu quả còn chưa
17 cao Cá biệt, một số NQT còn chưa biết đến các LTQT hoặc có biết nhưng chưa quan tâm, vận dụng trong thực tiễn Vì vậy, cần có những nghiên cứu dé tìm ra giải pháp cho vấn đề này.
7 Phương pháp nghiên cứu và các nguồn tài liệu tham khảo
7.1 Phương pháp nghiên cứu Đề thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: a Phương pháp luận
Các vấn đề được xem xét, đánh giá trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. b Các phương pháp cụ thể - Phương pháp hệ thống, phân tích: Phương pháp này được sử dụng trong việc hệ thống, trình bày tóm tắt nội dung co bản của các LTQT đồng thời phân tích nhưng khả năng, nguyên tắc áp dụng các lý thuyết đó trong QTVP Trên cơ sở đối chiếu với thực trạng vận dụng các LTQT trong QTVP từ đó rút ra những điểm bat cập, chưa phù hợp dé có giải pháp khắc phục.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế (gồm phương pháp quan sát, mô tả, khảo sát qua bảng hỏi, phỏng vấn ): Đề thực hiện luận văn, tác giả tập trung quan sát, ghi chép lại một số biểu hiện của hoạt động vận dụng LTQT trong QTVP qua khảo sát trực tiếp tại một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu trữ tại Hà Nội Bên cạnh đó, tác giả sử dụng bảng hỏi và phỏng van sâu một số cán bộ phụ trách văn phòng (NQT) để khảo sát việc vận dụng các LTQT trong QTVP đồng đánh giá nhận thức cũng như tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện.
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này được áp dụng sau khi thu thập kết quả trả lời băng hỏi về việc vận dụng các LTQT trong QTVP tại một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu trữ tại Hà Nội nhăm tập hợp, xử lý các sô liệu liên quan.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh, đối chiếu đồng thời nhận xét giữa lý luận và thực trạng vận dụng các LTQT trong QTVP (qua khảo sát tại một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu trữ tại Hà Nội).
7.2 Các nguôn tài liệu tham khảo Đề thực hiện luận văn, tác giả đã tham khảo một sỐ nguồn tài liệu sau:
- Các sách, giáo trình, sách chuyên khảo về LTQT, quan tri học và
- Các báo cáo nghiên cứu khoa học, khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ có liên quan đến vận dụng LTQT.
- Các bài viết liên quan đến QTVP, vận dụng LTQT được đăng trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học chuyên ngành.
Bố cụcNgoài phần mở đầu, phần kết luận và phần phụ lục, phần nội dung chính của luận văn được cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1 Khái quát các lý thuyết quản trị và khả năng vận dụng trong quan tri văn phòng
Thực trạng vận dụng các lý thuyết quản trị trong quản trị văn phòng qua khảo sát tại một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưuMột số giải pháp thúc đây việc vận dụng lý thuyết quản trịtrong quản tri văn phòng tại các doanh nghiệp lưu trữ
KHÁI QUAT CÁC LÝ THUYET QUAN TRI VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG TRONG QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG1.1 Một số khái niệm liên quan 1.1.1 Khái niệm lý thuyết
Tác gia Hoàng Phê có định nghĩa: Lý huyết là công trình xây dựng có hệ thong của trí tuệ, có tính chất giả thuyết (ít nhất ở một số phan) và tổng hop, nham giải thích một loại hiện tượng nào do [16, tr 565]
Có cùng nhận định với tác giả Hoàng Phê, tác giả Lê Văn Đức trong cuốn Việt Nam Tự điển có cách giải thích tương tự là: Lý thuyết là điều đặt ra để hiểu rõ một đường lối phải theo và dé dựa vào đó thực hiện đường lối ấy.
[4, tr 815] Hay nói một cách cặn kẽ hơn, lý thuyết là một hệ thống tư tưởng bao gồm các khái niệm, phạm trù, phán đoán, nhận định và quá trình lập luận hợp logic nhằm làm sáng tỏ những đặc trưng, bản chất và các quy luật biến đổi của đối tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Còn theo Từ điển tiếng Việt số, lý thuyết là toàn thể những khái niệm trừu tượng họp thành hệ thống, dùng làm cơ sở cho việc hiểu biết một khoa học, một kỹ thuật, một nghệ thuật và ứng dụng vào một ngành hoạt dong.’
Tóm lại, lý thuyết là những khái quát lý luận về một lĩnh vực nao đó, thông qua nghiên cứu và khảo nghiệm thực tế.
Lịch sử loài người đã chứng kiến và trải qua năm hình thái kinh té xã hội từ thấp đến cao Những biểu hiện đầu tiên, sơ khai nhất của quản trị bắt nguồn từ sự phân công lao động trong xã hội, từ sự cần thiết phải phối hợp hành động và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cá nhân, các bộ phận trong tô chức dưới sự điêu khién của các NQT nhăm thực hiện có hiệu qua
' https://tuđienso.com/tu-dien/tu-dien-tieng-viet.php?q=l%C3%BD+thuy%E1%BA%BFt
20 mục tiêu chung của tổ chức Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đã có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về quản trị Chăng hạn như:
Koontz va O’Donnell trong cuốn Những van đề cot yếu của quản lý cho rằng: “Có lẽ không có lĩnh vực hoạt động nào của con người quan trọng hơn là công việc quan tri, bởi vì mọi NQT ở moi cấp độ và trong mọi cơ sở đều có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định [T, tr 18]
J.Donnelly, L.Gibson, M.Ivancevich trong cuốn Quản trị học căn bản lại cho rằng: “Quản trị là một quá trình do một hay nhiều người thực hiện, nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác để đạt được những kết quả mà một người hành động riêng rẽ không thé nào đạt được.” [12, tr 12]
Tại Việt Nam, đã có một số tác giả đã định nghĩa khái niệm quản trị trong các công trình nghiên cứu của mình như:
Theo Nguyễn Hải Sản: Quản tri là quá trình làm việc với và thông qua con người dé thực hiện những mục tiêu của tổ chức trong mot môi trưởng luôn biến động [18, tr 8]
PGS.TS Văn Tat Thu cho rằng: Quan trị là sự tac động có chủ dich của chit thé quan tri dén doi tượng quan trị thông qua các hoạt động: Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra nhằm đạt duoc mục tiêu của tổ chức.[23, tr 32]
Trên cở sở tông hợp những định nghĩa của các tác giả đi trước kết hợp với quan điểm riêng, nhóm tác giả “Giáo trình Lý luận về Quản trị văn phòng” do PGS.TS Vũ Thị Phụng chủ biên đưa ra định nghĩa: Quản trị được hiểu là trách nhiệm và biện pháp của những người đứng dau cơ quan, tổ chức trong việc định hướng (tạo ra khuôn khổ) và kiểm soát, điều hành, điều khiển sao cho con người, công việc và mọi hoạt động đi đúng hướng, đạt được mục tiêu với hiệu quả cao [17, tr 61]
Từ những điểm chung của các định nghĩa nêu trên, trong phạm vi luận văn, khái niệm quản trị sẽ được hiểu thống nhất và xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu như sau: Quản trị là quá trình tác động có tô chức, có hướng đích của chủ thé quản trị lên đối tượng và khách thể quản tri nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, cơ hội của tổ chức dé đạt được mục tiêu đã đặt ra một cách bền vững trong điều kiện môi trường luôn biến động.
1.1.3 Khái niệm lý thuyết quản trị
Sự ra đời, phát triển của LTQT gắn liền với sự ra đời và phát triển của nên đại sản xuất công nghiệp nhằm giải quyết những van đề quản trị do yêu cầu sản xuất và xã hội đặt ra LTQT đã góp phan tích cực cho sự phát triển của kinh tế - xã hội và ngày càng được hoàn thiện trong quá trình phát triển.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền: LTQT là những quan điểm, ý tưởng về quản trị, phản ánh thực tiễn trong quản trị xã hội và trình độ nhận thức cua con người qua các thoi dai lịch sw [10, tr 87] Theo tác giả, LTQT là một hệ thống các tư tưởng, quan điểm được nghiên cứu, đúc kết để giải thích, lý giải về các hoạt động quan tri được thực hiện trong thực tế Hay hiểu theo một cach đơn giản, các LTQT là những tri thức được đúc rút ra từ thực tế và yêu cầu của hoạt động quản tri được khái quát thành những ý tưởng, quan điểm, nguyên tắc, phương pháp dé giúp các NQT giải thích và áp dụng trong hoạt động quản trị nhằm mang lại hiệu quả cao Do tiếp cận vấn đề từ nhiều góc độ nên đã hình thành nên nhiều LTQT khác nhau làm phong phú và toàn diện thêm kho tàng các LTQT.
Tóm lại LTQT trong nội dung luận văn được hiểu là hệ thống các tư tưởng, quan điểm, nguyên tắc, phương pháp quản trị được rút ra từ thực tiễn.
Các LTQT trong mỗi giai đoạn lịch sử, ở mỗi vùng địa lý có những nét đặc trưng riêng, phản ánh những quan điểm khác nhau mà tổ chức lựa chọn, những van đề mà tô chức phải đương đầu cũng như cách thức dé giải quyết những van đề đó và nhìn chung đều giải quyết những van dé do thực tế sản xuất kinh doanh, do sự phát triển của nền kinh tế và xã hội đặt ra.
1.1.4 Khát niệm văn phòng Ở mỗi góc độ khác nhau, khái niệm văn phòng được hiểu theo từng nghĩa nhất định.
PGS.TS Văn Tất Thu trong công trình nghiên cứu của mình cho rằng:
TRONG QUAN TRI VAN PHONG QUA KHAO SÁT TẠI MỘT SODOANH NGHIỆP HOẠT DONG TRONG LĨNH VUC LƯU TRU’
TAI HA NOIĐối tượng khảo sátTác giả tiến hành khảo sát Giám đốc, Trưởng phòng Hành chính và nhân viên một số phòng ban, bộ phận tại 10 DNLT thuộc Hội DNLT Việt
Nam Đây là những doanh nghiệp có trụ sở tại Hà Nội, có những thành công nhất trong lĩnh vực lưu trữ Cụ thé:
- Công ty Cô phần Công nghệ Lưu trữ-Số hóa HT;
- Công ty Cổ phần Công nghệ và Truyền thông Năm Sao;
- Công ty Cô phần Đầu tư Thương mại và Phát triển Công nghệ FSI;
- Công ty Cô phan Đầu tư Đức Nghiệp;
- Công ty Cé phần Kỹ thuật Chat lượng cao Tây Hồ;
- Công ty Cô phần Lưu trữ Việt Nam;
- Công ty Cô phần Lưu trữ và Thư viện Đông Duong;
- Công ty Cô phần Tư vẫn và Dịch vụ khoa học tài liệu Thăng Long;
- Công ty Cổ phần Thông tin và Công nghệ Số;
- Trung tâm Khoa học Hành chính và Văn thu-Luu trữ;
2.1.3 Nội dung khảo sát a Đối với Giám đốc và Trưởng phòng Hành chính - Khảo sát nhận thức, sự am hiểu nội dung các LTQT và tầm quan trọng của việc vận dụng các LTQT trong QTVP.
- Khảo sát sự tác động thực tế của việc vận dụng các LTQT đến hoạt động QTVP.
- Đánh giá của Giám đốc và Trưởng phòng Hành chính về thực trạng vận dụng các LTQT trong QTVP. b Đối với nhân viên một số phòng ban, bộ phận Khảo sát đánh giá của nhân viên về việc vận dụng các LTQT trong
2.1.4 Phương pháp khảo sát a Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát - Mục đích: Phương pháp này được tác giả sử dụng nhằm thu thập thông tin, dữ liệu sơ cấp phục vụ mục tiêu nghiên cứu của luận văn và được thực hiện với nhiều đối tượng là Giám đốc, Trưởng phòng Hành chính và nhân viên một số phòng ban, bộ phận tại 10 DNLT theo mẫu phiếu khảo sát in sẵn.
- Nội dung: Đề tài sử dụng 02 mẫu phiếu khảo sát, trong đó mẫu số 01
(xin xem Phụ lục 01) dành cho đối tượng là Giám đốc, Trưởng phòng Hành chính tại 10 DNLT; mẫu số 02 (xin xem Phụ lục 02) dành cho đối tượng là nhân viên một số phòng ban, bộ phận tai 10 DNLT.
- Cách thức tiến hành: Phiéu khảo sát được thiết kế dựa trên cơ sở mục tiêu của luận văn là thu thập ý kiến khách quan của đối tượng phỏng vấn Sau đó, phiếu được phát tới đối tượng khảo sát dé thu về các dữ liệu phục vụ việc nghiên cứu. b Phương pháp phỏng vấn sâu - Mục dich: Khai thác thông tin b6 sung cho phiếu khảo sát đặc biệt là các ví dụ cụ thê, những khó khăn và thuận lợi của việc vận dụng các LTQT trong QTVP tại 10 DNLT.
- Đối tượng: Tác giả tiễn hành phỏng van sâu Giám đốc, Trưởng phòng
Hành chính và nhân viên tại 10 DNLT.
- Cách thức tiễn hành: Xây dựng tập hợp các câu hỏi phỏng vấn cho các đối tượng và tiễn hành phỏng van, lắng nghe, ghi chép kết hợp với xử lý thông tin. c Phương pháp quan sát
- Mục đích: Đây là phương pháp nghiên cứu định tính, được tác giả sử dụng dé tìm hiểu những biểu hiện thực tế của việc vận dụng các LTQT trong
- Nội dung: Quan sát các biểu hiện là kết quả của việc vận dụng các
LTQT trong QTVP tại 10 DNLT tại Hà Nội
- Cách thức tiễn hành: Lên kế hoạch quan sát bao gồm: Đối tượng, thời điểm, nội dung, hình thức, yêu cầu Sau đó, tiến hành quan sát, thu thập và xử lý thông tin. d Phương pháp thống kê - Mục đích: Tập hợp và phân tích các dữ liệu có được từ kết quả khảo sát
- Nội dung: Sử dụng các sơ đồ, bảng biểu để định lượng cho một tập hợp dữ liệu có được từ kết quả khảo sát nhằm phục vụ cho quá trình mô tả và phân tích.
- Cách thức tiễn hành: Sử dụng ứng dụng Google form đề phân tích số liệu khảo sát và vẽ các sơ đồ, bảng biểu
Tổng quan về một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu trữtại Hà Nội được khảo sát
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Vào những năm 2008-2010, dé thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động lưu trữ đang được Đảng và Nhà nước ta thúc đây, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu trữ đã ra đời và phát triển mạnh Thời gian đầu khi mới thành lập, các doanh nghiệp này chủ yếu hoạt động độc lập và đơn lẻ,
44 chuyên cung cấp các dịch vụ chỉnh lý, số hóa tài liệu lưu trữ và vật tư, trang thiết bị bảo quản tài liệu lưu trữ Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp cũng triển khai thêm các dich vụ khác như: Sản xuất giá compack, cung cấp phần mềm quản lý tài liệu lưu trữ và số hóa tài liệu lưu trữ
Bước ngoặt đánh dấu sự phát triển mới của các DNLT tại Việt Nam là ngày 24/01/2022, khi Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 54/QD-BNV cho phép thành lập Hội DNLT Việt Nam trên cơ sở sự quyết tâm và đồng thuận của 22 doanh nghiệp (trong đó các DNLT tại Hà Nội chiếm đại đa số với 20 doanh nghiệp) Day là tô chức xã hdi-nghé nghiệp có vai trò liên kết, tập hợp các DNLT lại trong một tô chức, hoạt động dịch vụ lưu trữ sẽ được thực hiện một cách hiệu quả hơn; đồng thời các doanh nghiệp có điều kiện giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ
Theo số liệu ước tính, thông qua việc thực hiện cung cấp các hoạt động dịch vụ lưu trữ trong thời gian vừa qua, các DNLT đã góp phan giải quyết gần 40% số lượng tài liệu lưu trữ ton đọng ở các cơ quan Dang va Nhà nước, đồng thời thực hiện số hóa hàng trăm triệu trang tài liệu."
Hoạt động của các DNLT đã góp phần giúp các cơ quan, tổ chức quản lý tài liệu lưu trữ một các khoa học, tạo thuận lợi cho quá trình bảo quản, khai thác sử dụng và phát huy giá trị tài liệu; góp phan tích cực đây mạnh việc thực hiện chủ trương cải cách hành chính và chuyền đổi số của Chính phủ.
3 Lê Thị Hà (2022), Từ ý tưởng đến Đại hội thành lập Hội Doanh nghiệp Lưu trữ Việt Nam, Tạp chi Lưu trữ và Thời đại, số 1/2022, trang 2-4.
* Đinh Thế Vinh (2022), Sự cần thiết và ý nghĩa của việc thành lập Hội Doanh nghiệp Lưu trữ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Lưu trữ và Thời đại, số 1/2022, trang 5-6.
OANH NGHIỆP LƯU TI Ạ 2 ce \ _ ĐẠI HỘI ĐẠI BIÊU THÀNH LẬP `”
BAU VÀU BAN CHAP HANH jI DOANH N@XỆP ~-
Hình 2.1 Đại hội đại biểu thành lập Hội DNLT Việt Nam diễn ra ngày 19/3/2022 [Nguon: Báo Công thương]
2.2.2 Quy mô và cơ cấu tổ chức
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu trữ tại Hà Nội thuộc phạm vi khảo sát của luận văn đều là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ do số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng Số lượng lao động của các DNLT này giao động trong khoảng từ 20 nhân viên đến 30 nhân viên mỗi doanh nghiệp 9/10 DNLT ké trên đều là các công ty cổ phần do đó cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp thường bao gồm: Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc/ Giám đốc và các bộ phận, phòng ban chức năng như: Phòng Hành chính — Kế toán, Phòng Lưu trữ - Số hóa, Phòng Kế hoạch kinh doanh
VĂN PHÒNG PHÒNG HÀNH CHÍNH ĐẠI DIỆN MIỀN NAM KẾ TOÁN
Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phan Công nghệ Lưu trit-Sé6 hóa HT
SỐ HÓA KINH DOANH ĐỘI SỐ HOA ĐỘI CHỈNH
Kết quả khảo sát việc vận dụng các lý thuyết quản trị trong quản trị văn phòng qua khảo sát tại một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực lưu trữ tại Hà Nội
Tác giả đã tiến hành phát 70 phiếu khảo sát cho 02 nhóm đối tượng, thu về 70 phiếu cụ thê như sau:
1 Với đối tượng là NQT: Giám đốc + Trưởng phòng Hành chính
Số phiếu Số phiếu Số phiếu Số phiếu Tả phat ra thu vé hop lệ không hợp lệ 6 ` on
2.Với đôi tượng là nhân viên
Số phiếu Số phiếu Số phiếu Số phiếu l
„ x ˆ ˆ ˆ Tông phát ra thu về hợp lệ không hợp lệ
Nhu vậy, 70 phiếu khảo sát được tác giả phát ra tat cả đều hợp lệ Dưới đây là kết quả thu được từ phiếu khảo sát:
2.3.1 Mức độ hiểu biết về các lý thuyết quản trị
Tìm hiểu về mức độ hiểu biết của NQT về các LTQT được tác giả nhận định là nội dung quan trọng bởi lẽ NỌT cần có những kiến thức nhất định về triết lý và quan điểm quản trị của từng lý thuyết mới có cơ sở để áp dụng vào thực tiễn Do đó, tác giả đã thiết kế nhiều câu hỏi khảo sát khác nhau từ đơn giản đến phức tạp theo hướng dẫn dắt và đặt vào những vị trí đầu tiên trong phiếu hỏi. Đối với câu hỏi đầu tiên và đơn giản nhất, khi được hỏi về những LTQT mà NQT đã biết hoặc đã tìm hiểu, kết quả tương đối khả quan khi có tới 80% NQT biết tới LTQT Khoa học và Hành chính và cho rằng đây là LTQT lâu đời, phô biến nhất Có cùng tỉ lệ 60% lần lượt là LTQT Tâm lý xã hội, LTQT Quá trình và Hệ thống Xếp ở vị trí thứ ba và thứ tư về mức độ phố biến là LTQT Văn hóa (40%) và LTQT Định lượng (30%) Như vậy, tuy chưa có NQT nào trả lời đã biết hoặc tìm hiểu trọn vẹn cả năm lý thuyết nhưng các LTQT mà tác giả đưa ra ít nhiều đã được các NQT tại 10 DNLT biết tới và tìm hiểu ở những mức độ nhất định Day chính là cơ sở dé tác giả có những nghiên cứu sâu hơn ở các câu hỏi tiép theo.
LTQT Tam lý xã hội a co
LTQT Khoa học và Hành chính (a eo
Biểu đồ 2.1 Kết quả khảo sát những LTOT đã được NOT biết và tìm hiểu
Trong các câu hỏi từ câu số 2 đến câu số 6 (Phụ lục 01), tác giả đi sâu vào tìm hiểu về mức độ hiểu biết cụ thé của NỌT về triết lý, quan điểm, phương pháp quản trị của từng lý thuyết Kết qua thu được cụ thé như sau:
- Một là, về LTOT Khoa học và Hành chính: Có tới 81,8% NQT bày tỏ sự đồng ý với quan điểm để quản trị hiệu quả cần chuyên môn hóa lao động và phân công công việc theo hệ thống cấp bậc rõ ràng (người quản lý, nhân viên) 63,6% NQT coi việc tiêu chuẩn hóa công việc, phân chia công việc thành nhiều thao tác đơn giản, giảm các thao tác không cần thiết dé tăng năng suất lao động là quan trọng Và có cùng kết quả 54,5% NQT nhấn mạnh việc xây dựng các chuẩn mực cho mọi hoạt động và có bộ máy tổ chức chặt chẽ để tạo ra, phô biết, kiểm soát và xử lý việc tuân thủ các chuẩn mực hoặc can thúc day người lao động bằng lợi ích vật chất và khi đã có lợi ích vật chất mà họ không có gắng thì NQT phải áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm khắc.
Cần thúc day, khuyến khích người lao động bằng lợi ích vật chất và khi đã có lợi ích vật chất mà họ không “4 545 cố gắng thì nhà quản trị phải áp dụng các biện pháp
Phải xây dựng chuẩn mực cho mọi hoạt động và có bộ máy tô chức chặt chẽ đê tạo ra, phô biến, kiểm soát và Po 54.5 xử lý việc tuân thủ các chuân mực
Chuyên môn hóa lao động và phân công công việc theo hệ thống cấp bậc rõ ràng (người quản lý, người nhân Po 81.8 vién)
Tiêu chuân hóa công việc, phân chia công việc thành nhiều thao tác đơn giản, giảm các thao tác không cần Po 63.6 thiết dé tăng năng suất lao động
Biểu đồ 2.2 Kết quả khảo sát mức độ hiểu biết của NOT về
LTQT Khoa học và Hành chính (Don vị tính: %)
- Hai là, về LTOT Tâm lý xã hội, các NQT tham gia khảo sát đều rất tâm đắc và đồng tinh với tỷ lệ cao (81,8%) cho cả hai quan điểm: Tâm lý con người có ảnh hưởng nhiêu đên hiệu quả công việc Vì vậy, NQT cân nghiên
49 cứu kỹ tác phong, hành vi dé hiểu tâm lý của từng nhóm, từng nhân viên dưới quyên, trên cơ sở đó giao việc phù hợp với người lao động; đồng thời NQT cần tìm cách cải thiện các điều kiện làm việc, điều kiện sống của người lao động hay gia tăng sự thỏa mãn tâm lý và tinh thần của họ dé nâng cao hiệu qua quan tri.
Nhà quản trị cần tìm cách cải thiện các điều kiện làm việc, điều kiện sống của người lao động hay gia tăng sự thảo mãn tâm lý và tinh than của họ dé nâng cao hiệu qua quản tri
Tâm lý con người có anh hưởng khá nhiều đến hiệu quả công việc Vì vậy, nhà quản trị cần nghiên cứu kỹ tác phong, hành vi dé hiéu tâm lý của từng nhóm, từng nhân viên dưới quyền, trên cơ sở đó giao việc phù hợp với người lao động
Biểu đ 2.3 Kết quả khảo sát mức độ hiểu biết cia NOT về LTOT
Tâm lý xã hội (Đơn vị tính: %)
- Ba là, về LTQT Định lượng, 81,8% NQT đồng ý với quan điểm: Cần có quy định cụ thé về thời gian, tiến độ hoàn thành công việc hay số lượng sản phâm cần hoàn thành, xác định mức lương, thưởng phù hợp với từng vị trí việc làm Tiếp đó, NQT cần có định hướng và biện pháp cụ thé dé thường xuyên áp dụng tiễn bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động quản trị, thực hiện chuyền đổi số trong QTVP (72,7%) Về quan điểm: Các quyết định quản lý cần được dựa trên những phân tích từ số liệu thong ké chi tiét, cu thé, chinh xác có 54,4% ý kiến đồng ý Cuối cùng là, sử dung các công cụ thống kê, mô hình toán kinh tế để giải quyết các vấn đề đặt ra trong hoạt động quản trị
Thường xuyên áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động quản trị, thực hiện chuyên đôi sô trong quản trị văn phòng
Có quy định cụ thé về thời gian, tiến độ hoàn thành công việc hay sô lượng sản phâm cân hoàn thành, xác định mức lương, thưởng phù hợp với từng vị trí việc làm
Sử dụng các công cụ thống kê, mô hình toán kinh tế dé giải quyét các van đê đặt ra trong hoạt động quan tri 36.4
Các quyết định quản lý cần được dựa trên những phân tích từ số liệu thống kê chỉ tiết, cụ thể, chính xác 54.5
Biểu đ 2.4 Kết quả khảo sát mức độ hiểu biết của NOT về LTOT Định lượng (Đơn vị tính: %)
- Bốn là về LTQT Quá trình và Hệ thống, kết quả thu được như sau: Có 72,7% người tham gia khảo sát đồng ý với quan điểm để tạo ra sức mạnh chung cho tổ chức, NQT cần tạo sự liên kết, cộng hưởng và phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận lại với nhau thay vì để các bộ phận hoạt động đơn lẻ và độc lập; 63,6% đồng ý cho rằng, mọi công việc và hoạt động điều diễn ra theo những quy trình nhất định, vì vậy NQT cần hướng dẫn và yêu cầu các cá nhân, bộ phận mô tả, chuẩn hóa các quy trình công việc dé mọi người biết và thực hiện thống nhất.
51 Để tạo ra sức mạnh chung cho tổ chức, nhà quản trị cần tạo sự liên kết, cộng hưởng và phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận lại với nhau thay vì để các bộ phận hoạt động đơn lẻ và độc lập
Moi công việc và hoạt động đều diễn ra theo những quy trình nhất định, vì vậy nhà quản trị cần hướng dẫn và yêu cầu các cá nhân, bộ phận mô tả, chuẩn hóa các 63.6 quy trình công việc để mọi người biết và thực hiện thông nhất
Biểu đồ 2.5 Kết quả khảo sát mức độ hiểu biết của NOT về LTOT
Quá trình và Hệ thống (Đơn vị tính: %)
- Năm là, về LTQT Văn hóa, 100% NQT bày tỏ sự tâm đắc với quan điểm coi người lao động là nguồn lực quan trọng nhất dé phát triển 72,7% ý kiến cho răng NQT cần cho phép người lao động cùng tham gia đóng góp với NQT trong việc xác định sứ mệnh, giá trị cốt lõi và thiết lập mục tiêu, kế hoạch Tiếp đó, có 63,6% đồng tình với việc xây dựng môi trường làm việc thân thiện, đáp ứng tối đa yêu cầu của người lao động để tạo điều kiện cho người lao động hợp tác với nhau, cùng làm việc và thực hiện mục tiêu chung của tổ chức; có những biện pháp dé tạo động lực làm việc cho cán bộ, nhân viên Cuối cùng, NQT cần quan tâm tới việc xây dựng, xác định và lựa chon giá tri cốt lõi của doanh nghiệp để tất cả mọi người cùng hướng tới (54,5%).
Có những biện pháp đề tạo động lực làm việc cho cán bộ, nhân viên 63.6
Kết qua khảo sát ý kiến đánh giá cia NOT và nhân viên trongviệc áp dụng các biện pháp cụ thể để tạo động lực cho nhân viên
STT Nội dung Nhà quản trị | Nhân viên
Thường xuyên chia sẻ, động viên, 1 90,9% 80% khích lệ nhân viên
Sử dụng uy tín, phong cách, đạo đức
2 | cá nhân dé lôi cuốn và làm gương cho 81,8% 63,3% nhân viên
Quan tâm tới đời sống tỉnh thần của nhân viên thông qua tô chức các hoạt
3 SỐ , 81,8% 86,7% động thăm hoi, liên hoan văn nghệ, thé dục thé thao, tham quan đã ngoại
Có chính sách khuyến khích và ghi nhận đóng góp của nhân viên cho 4 72,7% S0% doanh nghiệp như: Khen thưởng, thăng chức, dao tạo nâng cao trình độ
Trao trách nhiệm và cơ hội cho nhân
5 viên, thường xuyên đề ra các mục tiêu 81,8% 73.3% khả thi và nâng cao hơn trước
Triết lý và quan điểm chính của LTQT Tâm lý xã hội tập trung vào việc tạo động lực phù hợp cho người lao động Qua số liệu đánh giá của NỌT và nhân viên tại bảng 2.5 ta có thể thấy, đa số các DNLT đã quan tâm và thực hiện tốt nội dung này Minh chứng là: Có 90,9% NQT cho biết họ thường xuyên chia sẻ, động viên, khích lệ nhân viên; có cùng tỷ lệ 81,8% lần lượt là các giải pháp quan tâm tới đời sống tinh thần của nhân viên thông qua tô chức các hoạt động thăm hỏi, liên hoan văn nghệ, thé dục thé thao, tham quan dã ngoại; sử dụng uy tín, phong cách, đạo đức cá nhân, để lôi cuốn và làm gương cho nhân viên; trao trách nhiệm và cơ hội cho nhân viên, thường xuyên dé ra các mục tiêu khả thi và nâng cao hơn trước; sau cùng với 72,7% NQT cho biết doanh nghiệp họ đã có những chính sách khuyến khích và ghi nhận đóng góp của nhân viên cho doanh nghiệp như: Khen thưởng, thăng chức, dao tạo nâng cao trình độ So sánh khách quan kết quả khảo sát giữa NQT và nhân viên ta thấy có sự chênh lệnh trong đánh giá, qua phỏng vấn sâu và trao đối, một số nhân viên trong các DNLT chia sẻ: “Do anh hưởng cua dịch bệnh covid-19 nên trong thời gian qua các hoạt động tập thé, du lịch, thé thao it được tổ chức vi vậy ít nhiều ảnh hưởng tới tỉnh thân làm việc của người lao động”.
65 d Vé một số biện pháp khác Bảng 2.7 Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của NOT và nhân viên trong việc áp dụng các biện pháp cụ thể để đảm bảo cơ sở vật chất và ứng dụng khoa học - công nghệ
STT Nội dung Nhà quản trị | Nhân viên
Ban hành quy chế và quy định về
1 , 90,9% 70% việc sử dụng, quản lý cơ sở vật chât
Có định hướng và kế hoạch cụ thể để đảm bảo đầy đủ điều kiện về không gian và phương tiện làm việc 2 , , 81,8% 70% ở mức tôi thiêu hoặc cao hơn cho nhân viên như: máy tính, máy photo, bàn làm việc
Thường xuyên đâu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại, bảo dưỡng định kỳ
3 , 72,7% 66,7% và thanh lý những trang thiệt bị hỏng hóc Áp dụng ngày càng nhiêu các phương pháp kỹ thuật, công nghệ vào quá trình quản lý như: Máy cham van tay, 4 |phần mềm quản ly văn bản và điều 54,5% 63,6% hành công việc, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm tổ chức hội họp và sự kiện trực tuyên
Qua thực tiễn khảo sát tại 10 DNLT, tác giả nhận thấy việc áp dụng phương pháp kỹ thuật, công nghệ trong quản trị doanh nghiệp nói chung và
QTVP nói riêng đã được sử dung phổ biến thời gian qua Cụ thé:
90,9% doanh nghiệp đã ban hành quy chế và quy định về việc sử dụng, quản lý cơ sở vật chất 81,8% NQT đã có định hướng và kế hoạch cụ thé dé đảm bảo đầy đủ điều kiện làm việc về không gian và phương tiện làm việc ở mức tối thiêu hoặc cao hơn cho nhân viên như: Máy tinh, máy photo, ban làm việc Ngoài ra, việc thường xuyên đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại, bảo dưỡng định kỳ và thanh lý những trang thiết bị hỏng hóc cũng được 72,7% NQT thường xuyên thực hiện Sau cùng, 54,5% NQT cho biết dé đơn giản hóa công việc, doanh nghiệp của họ đang áp dụng ngày càng nhiều phương pháp kỹ thuật, công nghệ vào quá trình quản lý.
Trả lời phỏng vấn, Bà Hoàng Thị H, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Lưu trữ-Số hóa HT chia sẻ: “Ban Giám đốc công ty ngoài việc áp dụng tiễn bộ khoa học — công nghệ mới vào hoạt động dịch vụ lưu trữ còn chú trọng ứng dụng công nghệ vào hoạt động hành chính như: Máy chấm vân tay, phan mém quản lý văn bản và điều hành công việc, phan mém quản lý nhân
Sự, phân mém tổ chức hội họp và sự kiện trực tuyến ”
Vận dụng các lý thuyết, phương pháp quan trị vào thực tiễn là hoạt động sáng tao, trong quá trình vận dung đó bên cạnh những thuận lợi, NQT cũng gặp phải những khó khăn nhất định Trên cơ sở phỏng vấn sâu kết hợp với sử dụng thêm câu hỏi mở số 19 (phụ lục 01) cho phép đối tượng khảo sát là NQT tại 10 DNLT được ghi lại những thuận lợi và khó khăn, trong quá trình áp dụng Đồng thời, kết hợp với câu hỏi số 9, số 10 và số 11 (phụ lục 02) cho đối tượng nhân viên Tác giả đã thu được kết quả như sau:
Có tới 35% nhân viên khi được hỏi cho rằng sự hài lòng với công việc và cách quản tri của lãnh đạo doanh nghiệp chỉ dừng lại ở mức bình thường.
Ngoài ra, cũng có 65% nhân viên hài lòng nhưng bày tỏ mong muốn NQT có những thay đổi tiến bộ trong thời gian tới.
Biểu đồ 2.11 Kết quả đánh giá mức độ hài long của nhân viên về công việc đang làm và cách quản trị của lãnh đạo doanh nghiệp
Một số liệu đáng chú ý khác đó là khi được hỏi nếu được thay đổi môi trường làm việc sang một doanh nghiệp khác anh/ chị có sẵn sàng không? Kết quả là có tới 30% nhân viên tham gia khảo sát mong muốn “nhảy việc” hoặc có thể cân nhắc chuyên sang một doanh nghiệp khác tùy thuộc vào định hướng phát triển của bản thân vào thời điểm ra quyết định và xem xét chế độ, môi trường làm việc mới Tuy nhiên, mức độ cam kết gắn bó với doanh nghiệp dừng lại ở con số 70% cũng là một tín hiệu tích cực đối với người sử dụng lao động.
@ Tùy thuộc vảo định hướng phát triển của bản thân vảo thời điểm ra quyết định
@ xem xét chế độ, mỗi trường làm việc của DN khác
Biểu đồ 2.12 Biéu đỗ khảo sát nguyện vọng thay đổi môi trường làm việc sang môt doanh nghiệp khác của nhân viên
Tóm lại, qua những số liệu và phân tích nêu trên ta có thể thấy tại 10
DNLT tại Hà Nội tham gia khảo sát đã có sự vận dụng các LTQT vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp nói chung và hoạt động của văn phòng nói riêng Mức độ vận dung tại môi doanh nghiệp có thê nhiêu — ít, nông — sâu
68 khác nhau; hiệu quả của việc vận dụng cũng rất đa dạng Những điểm được, chưa được và nguyên nhân của thực trạng này sẽ được tác giả phân tích trong phần tiếp theo của luận văn.
Quá trình khảo sát thực tế băng điều tra bảng hỏi kết hợp với quan sát, phỏng vấn sâu tại 10 DNLT thuộc Hội DNLT Việt Nam, tác giả nhận thấy việc vận dụng các LTQT trong QTVP có một số ưu điểm như sau:
Một là, đa số NQT (Giám đốc + Trưởng phòng Hành chính) được khảo sát đều có hiểu biết nhất định về triết lý, quan điểm, phương pháp và vai trò của việc vận dụng các LTQT vào hoạt động quản trị doanh nghiệp nói chung và QTVP nói riêng Ngoài việc đầu tư cho hoạt động quản trị chuyên môn, NOQT tại các doanh nghiệp đã có sự thay đổi trong cách nghĩ, cách quan niệm và có những đầu tư nhiều hơn cho hoạt động quản trị hành chính văn phòng với kỳ vọng tạo ra sự ôn định, thong nhat, khoa hoc dé hoat động chuyên môn không ngừng phát triển, mở rộng.
Hai là, bên cạnh những phương pháp quản trị truyền thống như:
Phương pháp kinh tế, phương pháp hành chính, phương pháp tâm lý tác giả nhận thấy tại một số DNLT thuộc đối tượng khảo sát đang áp dụng ngày càng nhiều các phương pháp, kỹ thuật quản trị hiện đại trong liên lạc và giao dịch, quản lý nhân viên, quản lý công việc, quản lý cơ sở vật chất giúp giảm thời gian cho việc truyền đạt các mệnh lệnh đồng thời tối ưu hiệu quả của các quyết định quản lý nhờ công nghệ thu thập, xử lý thông tin nhanh chóng và chính xác.
Ba là, tại một số DNLT, NQT đã bước đầu cho phép nhân viên văn phòng được tham gia sâu rộng vào quá trình quản trị; được đóng góp ý kiến với NQT trong việc xác định sứ mệnh, giá trị cốt lõi và thiết lập mục tiêu, kế hoạch; đời sống tinh than của nhân viên văn phòng cũng được NQT cht trọng
TAI CAC DOANH NGHIEP LUU TRU’Nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của việc vận dụng các lý thuyết quan trị trong quản tri văn phòngQua thực tế nghiên cứu, khảo sát tại một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu trữ tại Hà Nội tác giả nhận thấy một số nhà QTVP con chưa biết nhiều đến các LTQT hoặc có biết nhưng chưa quan tâm, vận dụng trong thực tiễn Do vậy, trong thời gian tới, Hội DNLT Việt Nam nên và cần tập trung pho biến, nâng cao nhận thức về vai trò, tam quan trọng của việc vận dụng các LTQT trong QTVP trước tiên cho đối tượng là NQT các cấp, sau đó tới nhân viên trong các DNLT, cụ thê như sau:
Một là, đề vận dụng tốt LTQT, trước hết NQT cần có mức độ hiểu biết nhất định về quan điểm chinh/ cơ ban của các LTQT; cần có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, vai trò của việc vận dụng LTQT trong QTVP Muốn vậy, NQT trong DNLT cần chủ động học hỏi, trau dỗi kiến thức, thường xuyên cập nhật các phương pháp quản trị mới và hình thành kỹ năng quản trị qua trao đổi, tiếp thu ý kiến đóng góp, điều chỉnh và bố sung của tập thé.
Hai là, cần cụ thé hóa các lý thuyết, phương pháp quan trị thành nhiều chuyên đề Trên cơ sở đó, Hội DNLT Việt Nam hoặc các NQT của từng doanh nghiệp có thể trực tiếp hoặc mời các chuyên gia viết cam nang, tới phd biến, tập huấn, chia sẻ với toàn bộ lãnh đạo và nhân viên trong doanh nghiệp về quá trình ra đời, ưu — nhược điểm, vai trò, nội dung và khả năng vận dụng LTQT trong QTVP dé từ đó mỗi lãnh đạo, mỗi nhân viên nêu cao ý thức trách
73 nhiệm, tạo sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động trong chỉ đạo điều hành và thực thi công việc.
Ba là, muốn thu hút và tạo chuyên biến thiết thực trong nhận thức của NQT và nhân viên trong các DNLT thì các hoạt động tuyên truyền, tập huấn về vai trò, tầm quan trọng của việc vận dụng LTQT trong QTVP cần được tô chức thường niên; cách thức trình bày phong phú, hấp dẫn với nhiều tình huống quản trị thực tế tránh tình trạng hình thức, khiên cưỡng.
Bon là, đê nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của việc vận dụng LTQT trong QTVP, NỌT các cấp và nhân viên trong DNLT cần tạo lập thói quen, coi việc vận dụng LTQT trong QTVP là nhiệm vụ bắt buộc khi giải quyết công việc; chủ động, sáng tạo và dám nghĩ, dám làm trong từng tính huống quản trị.
3.2 Xác định những vấn đề, nội dung cần vận dụng lý thuyết quản trị trong quản trị văn phòng
Là một phân nhánh của khoa học quản trị, QTVP cũng có bốn chức năng chính đó là: Hoạch định (định hướng, lập kế hoạch, xác định mục tiêu ), tổ chức (tổ chức bộ máy, tổ chức nhân sự và tổ chức công việc), điều hành và kiểm tra, giám sát Để nâng cao hiệu quả vận dụng các LTQT trong QTVP, các NỌT DNLT cần xác định những vấn đề, nội dung có thé vận dụng cụ thé như sau: a Trong thực hiện chức năng hoạch định
Hoạch định là định hướng, dé ra mục tiêu và cách thức dé đạt được mục tiêu đó trong một khoảng thời gian nhất định Dé thực hiện tốt chức năng hoạch định trong QTVP, NỌT DNLT có thể vận dụng LTQT vào một số nội dung sau:
Một là, vận dụng LTQT Khoa học và Hành chính trong việc thiết kế và thiết lập bộ máy văn phòng gọn nhẹ, linh hoạt, hiệu quả và phù hợp với các điêu kiện nhân lực và cơ sở vật chât hiện có; có định hướng rõ ràng trong việc
74 phân chia chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp trên nguyên tắc đều có bộ phận phụ trách, liên kết, hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện mà không có sự chồng chéo.
Hai là, vận dụng LTQT Quá trình và Hệ thong trong việc xác định va tổ chức triển khai việc chuẩn hóa hoạt động quản lý hành chính qua việc ban hành điều lệ, quy chế làm việc, quy định, quy trình ISO về các lĩnh vực hoạt động cụ thể của doanh nghiệp.
Ba là, vận dụng LTQT Định lượng trong việc quan tâm, chỉ dao vấn đề quản lý và kiểm soát hệ thống thông tin; lựa chọn nhân sự có năng lực và hướng dẫn, đào tạo cho nhân viên trong doanh nghiệp các nghiệp vụ, kỹ năng về thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho tham mưu.
Bon là, vận dụng LTQT Văn hóa trong việc chỉ đạo và định hướng những nguyên tắc, yêu cầu cho việc tổ chức các hoạt động hội họp, sự kiện; công tác lễ tân, quan hệ công chúng; định hướng xây dựng và thực hiện văn hóa công sở. b Trong thực hiện chức năng tổ chức Chức năng tổ chức trong QTVP bao gồm ba nội dung: Tô chức bộ máy văn phòng, tô chức nhân sự văn phòng và tổ chức công việc văn phòng Dé thực hiện có hiệu quả chức năng t6 chức trong QTVP, NQT doanh nghiệp có thé vận dụng LTQT vào một số công việc sau:
Về tổ chức bộ máy văn phòng: NQT DNLT cần vận dụng LTQT Khoa học và Hành chính dé tư duy, trả lời các câu hỏi: Bộ máy tham mưu, giúp việc trong doanh nghiệp sẽ gồm bao nhiêu bộ phận (phòng ban), chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận là gì, mối quan hệ giữa các bộ phận đó với nhau theo chiều ngang, chiều doc ra sao Từ đó, dé ra các phương án tối ưu và khoa học cho việc thiết lập các bộ phận này.
Về tổ chức nhân sự văn phỏng: NQT DNLT cần vận dụng LTQT Dinh lượng trong việc ban hành các quy định về tuyển dụng, bố trí, sử dung và đào tạo nhân viên; xây dung bản mô tả công việc chi tiét cho từng vi trí việc làm
75 Đồng thời vận dụng triệt dé LTQT Tâm lý xã hội thông qua việc quan tâm tới đời sông tinh thần của nhân viên; có chính sách khen thưởng, thăng chức dé tạo động lực cho nhân viên hăng say công hiến.
Dao tạo, phố biến phương pháp vận dung các lý thuyết quản trịtrong quản trị văn phòng
Nội dung các LTQT được trình bày ở trên rất đa dạng và phong phú, mỗi LTQT lại có những ưu điểm, hạn chế và tác động đến nhân viên theo một hướng nhất định; hiệu quả tạo động cơ, động lực thúc đây nhân viên cũng có các mức độ khác nhau Hơn thế, nhận thức của NQT các DNLT luôn có giới hạn trong khi thực tế hoạt động QTVP diễn ra rất đa dạng và thay đôi thường xuyên Đề NQT có thời gian tư duy và hoạch định chiến lược thì cần có bộ phận hoặc giao trách nhiệm cho một đơn vi hoặc một cá nhân thường trực làm công tác tham mưu vận dụng LTQT trong QTVP Don vi hoặc cá nhân nay sé trực tiếp nghiên cứu, đề xuất phương pháp và xác định những nội dung cần vận dụng LTQT Đồng thời tổ chức triển khai và tiếp nhận phản hôi từ phía nhân viên để tiếp tục cải tiến, nâng cao hiệu quả vận dụng LTQT trong
Dé van dụng tốt các LTQT trong QTVP, Hội DNLT Việt Nam có thé phối hợp với các cơ sở đào tạo về quản lý, quản trị, tổ chức các khóa dao tạo, bồi dưỡng ngắn hạn hoặc nói chuyện chuyên đề để chia sẻ với các NQT doanh nghiệp về phương pháp, cách thức vận dụng trong thực tế.
Ví dụ: Đứng trước mỗi tình huống quản trị, để vận dụng có hiệu quả LTQT vào QTVP NQT DNLT có thé áp dụng phương pháp ba bước sau:
Bước 1: Nhận diện các tình huéng quản trị thường gặp Trong quá trình hoạt động của các DNLT, các tình huống quản trị tất yếu sẽ nảy sinh, không phải tình huống nào cũng giống nhau mà chúng rất đa dạng về đối tượng, tính chất, phạm vi ảnh hưởng NQT cần chú ý quan sát và xem lại tất cả các tình quản trị đã gặp phải sẽ phát hiện ra rằng luôn tồn tại một số khuôn mẫu nhất định trong các tình huống đòi hỏi NQT phải ra quyết định như: Nhân viên không hoản thành nhiệm vụ đúng hạn; nhân viên đặt ra mục tiêu thiêu thực tê; nhân viên không hòa đông, có biêu hiện thiêu gan kêt,
77 có thái độ tiêu cực với đồng nghiệp; nhân viên không tham gia các dự án mới; nhân viên phạm sai lầm; nhân viên quản lý thời gian kém dẫn tới hiệu suất công việc giảm sút
Bước 2: Xác định các phương pháp vận dụng lý thuyết quản trị tương ứng
Trong quá trình hoạt động của DNLT, có nhiều tình huống diễn ra rất nhanh chóng, khẩn cấp, thời gian để NQT nắm bắt tình hình, thu thập và xử lý thông tin không nhiều, trong khi yêu cầu xử lý tình huống đặt ra cấp thiết, việc xác định các phương pháp vận dụng LTQT tương ứng phụ thuộc nhiều vào kỹ năng cá nhân của NQT Để lựa chọn phương pháp vận dụng LTQT tương ứng với từng loại tình huống, NQT DNLT cần trang bị một số kỹ năng sau như: (1) Kỹ năng nhận thức, nhận dạng vấn đề cần phải giải quyết và xác định được các mục tiêu cần đạt khi giải quyết tình huống: (2) kỹ năng phân tích mâu thuẫn chứa đựng trong tình huống, nguyên nhân dẫn đến tình huống và xác định các nguồn thông tin cần thu thập; (3) kỹ năng đề ra các phương án xử lý tình huống; (4) kỹ năng phân tích các ưu — nhược điểm của từng phương án trên cơ sở so sánh với mục tiêu đề ra để lựa chọn phương pháp vận dụng LTQT tối ưu nhất, kha thi nhất Một phương pháp vận dụng LTQT tối ưu cần đảm bảo giải quyết hài hòa các mối quan hệ lợi ích cơ bản của các chủ thể trong tình huống như: Lợi ích của cá nhân — cộng đồng, tập thé; lợi ích trước mắt — lâu dài; lợi ích vật chat -tinh thần từ đó tao ra sự đồng thuận, giải quyết dứt diém tình huống.
Bước 3: Ap dụng phương pháp vận dụng lý thuyết quản trị toi wu Trên cơ sở phương án vận dụng LTQT tối ưu đã được lựa chọn tại Bước 2, NQT DNLT cần tổ chức thực áp dung bằng việc tiến hành xây dựng kế hoạch hành động phù hợp với các điều kiện khách quan và chủ quan của tình huống đồng thời căn cứ vào mục tiêu đã dé ra dé xác định các tiêu chí nhằm kiểm tra đánh giá kết quả, hiệu quả vận dụng các LTQT trong QTVP.
Vi dụ về tình huỗng quản trị
Tại một doanh nghiệp lưu trữ X, có hai nhân viên trong quá trình giải quyết công việc được giao, do bất đồng về quan điểm nên đã xảy ra mâu thuẫn tới mức cãi vã ở nơi làm việc (thé hiện ra ngoài bằng hành động chứ không chỉ dừng lại ở việc bằng mặt không bằng lòng) Điều đáng lo nhất là việc mâu thuẫn giữa hai nhân viên này có thê ảnh hưởng tới công việc chung và trong một số tình huống còn có thể làm ảnh hưởng tới hình ảnh của doanh nghiệp lưu trữ X Thêm vào đó, nếu NQT doanh nghiệp lưu trữ X không xử lý sớm thì mâu thuẫn có thể lan rộng ra thành chia bè, kết nhóm và hệ thống nhân sự của doanh nghiệp lưu trữ X sẽ bị tê liệt vì điều đó Vậy NỌT doanh nghiệp lưu trữ X cần làm gi trong tình huống này?
Phương pháp vận dụng LTOT dé giải quyết tình huỗng - Bước 1: Nhận diện tình huống
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, việc nảy sinh mâu thuẫn giữa các nhân viên là không tránh khỏi Do đó, NQT doanh nghiệp lưu trữ X cần nhận diện và tìm hiểu về tình huống mâu thuẫn Bởi lẽ, có những mâu thuẫn, NQT doanh nghiệp lưu trữ X không cần vội vàng tham gia vào mà có thé dé cho hai bên tự dàn xếp, tự giải quyết với nhau qua thời gian Tuy nhiên, trong tình huống trên mâu thuẫn giữa hai nhân viên đã làm ảnh hưởng tới công việc và hình anh chung của doanh nghiệp lưu trữ X thì NQT cần tham gia vào dé phân xử.
- Bước 2: Xác định các phương pháp vận dụng LTOT tương ứng
Trong tình huống trên, để NQT giải quyết hài hòa được lòng hai bên là khó bởi sự mâu thuẫn có thê đến từ quan điểm riêng của mỗi người và không ai chịu thừa nhận quan điểm của người kia Do đó, để tạo sự đồng thuận và giải quyết dứt điểm mâu thuẫn, NQT cần lựa chọn và vận dụng nhiều LTQT khác nhau như: LTQT Tâm lý xã hội, LTQT Văn hóa, LTQT Khoa học va
- Bước 3: Ap dụng phương pháp vận dụng LTOT toi ưu Trên cơ sở LTQT Tâm lý xã hội, NQT bước dau nên lắng nghe quan điểm, chia sẻ của mỗi bên vì cả hai đều có lí do và nguyên nhân của mình.
Giải pháp trong tình huống này không nhất thiết là cả hai nhân viên cùng đồng thuận, cùng vui vẻ trở lại với người kia Mà quan trọng hơn, NỌT cần đề nghị mỗi bên nên chấp thuận có một sự khác biệt giữa hai người và sau đó cả hai cùng thống nhất cách để tránh mâu thuẫn tiếp tục xảy ra.
Tiếp đó, vận dụng LTQT Khoa học và Hành chính NỌT có thể sắp xếp lại giờ làm việc khác nhau cho mỗi người hoặc bồ trí làm ở những vị trí khác để hai nhân viên không gặp nhau hàng ngày Từ đó, mâu thuẫn sẽ bớt đi và không phát sinh trong công việc. Điều quan trọng nhất, trên cơ sở LTQT Văn hóa, NQT cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa nơi làm việc rằng mọi bất đồng đều phải được trao đổi, giải quyết trong hòa bình Nếu nhân viên nào liên tục lặp đi, lặp lại vấn đề nảy và luôn là người mở đầu cho mâu thuẫn nơi làm việc hoặc không tìm được cách giải quyết nào để không ảnh hưởng tới công việc chung thì nhân viên đó cần tìm một môi trường làm việc khác phù hợp hơn.
Xây dựng khung tiêu chí đánh giá kết quả, hiệu quả vận dụng các lý thuyết quản trị trong quản trị văn phòngĐỀ có cơ sở đánh giá việc vận dụng các LTQT trong QTVP, NỌT các DNLT cần xây dựng và tổ chức áp dụng khung tiêu chí đánh giá kết quả, hiệu quả vận dụng các LTQT trong QTVP Dé đảm bảo tính khách quan, dân chủ va khả thi, trong quá trình xây dựng, khung tiêu chí này cần được NQT tổ chức lay ý kiến góp ý của toàn bộ hoặc đại diện nhân viên trong doanh nghiép.
Dưới đây tác giả xin đưa ra khung tiêu chí mẫu để đánh giá kết quả, hiệu quả vận dụng các LTQT trong QTVP tại các DNLT cụ thé như sau:
VAN DUNG CAC LY THUYET QUAN TRI TRONG QUAN TRI VAN PHONG TAI CAC DOANH NGHIEP LUU TRUvan minh, thân thiện; tác phong làm việc °Cho phép nhân viên cùng tham gia đóng góp
6.3 |ý kiến với NQT trong việc xác định sứ mệnh, 5 giá trị cốt lõi và thiết lập mục tiêu, kế hoạch
Ban hành quy chế văn hóa doanh nghiệp và pho biến tới các đối tượng liên quan; đồng 6.4 | thời, thường xuyên tô chức theo dõi và kiếm | 5 tra, đánh giá việc thực hiện văn hóa doanh nghiệp Ý kiến đánh giá của cán bộ, nhân viên về
7 |việc vận dụng các LTQT trong QTVP (tại | 0 - 30 doanh nghiệp
7.1 | Vận dụng rất tốt 30 7.2 | Vận dụng tốt 20
7.4 | Vận dụng không tốt 07.5 | Vận dụng rat không tốt 0
TONG SO DIEM: 150điểm: Việc vận dụng chưa tốt, NQT cần quan tâm hơn đến - Từ 80 — 120 điển: Việc vận dụng tương đối tốt, NỌT cần tiếp tục bồTiểu kết chương 3 Với thực trạng còn nhiều vấn đề cần đổi mới và hoàn thiện, trong Chương 3 luận văn đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng các LTQT trong QTVP qua khảo sát tại một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu trữ tại Hà Nội đó là: Nâng cao nhận thức vé vai trò, tam quan trọng của việc vận dụng các LTQT trong QTVP; xác định những nội dung LTQT cần vận dụng trong QTVP; dao tạo, phô biến phương pháp vận dụng các LTQT trong QTVP; xây dựng khung tiêu chí đánh giá hiệu qua van dụng các LTQT trong QTVP.
KET LUẬNVới mục đích tông kết lý luận, nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp dé vận dụng hiệu quả hơn các LTQT vào thực tế QTVP, sau một thời gian triển khai thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ “Vận dụng lý thuyết quản trị trong quản trị văn phòng (qua khảo sát tại một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu trữ tai Hà Nội)” đã đạt được mục tiêu nghiên cứu dé ra ban dau cụ thé như sau:
Một là, luận văn đã trình bày và làm rõ được một số khái niệm như:
Khái niệm lý thuyết, khái niệm quản tri, khái niệm LTQT, khái niệm văn phòng và khái niệm QTVP Tiếp đó, luận văn đã đi sâu tìm hiểu, khái quát hóa quan điểm chính của các LTQT và khả năng vận dụng trong QTVP đồng thời chỉ ra các yêu cầu của việc vận dụng các LTQT vào QTVP như: Vận dụng tổng hợp và toàn diện, sáng tao và linh hoạt các LTQT vào những tình huống cụ thể trên cơ sở bảo đảm tính khả thi; bảo đảm tính khách quan và hiệu quả trong quá trình vận dụng Đây là những nội dung quan trọng, đóng vai trò là cơ sở lý luận cho luận văn và là tiền dé dé tác giả nghiên cứu thực trạng vận dụng LTQT trong QTVP qua khảo sát tại một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu trữ tại Hà Nội tại Chương 2.
Hai là, luận văn đã trình bày và làm rõ mục tiêu, đối tượng, nội dung và phương pháp khảo sát đồng thời khái quát hóa về lịch sử hình thành và phát triển, quy mô và cơ cấu tổ chức của 10 DNLT thuộc đối tượng khảo sát của luận văn Tiếp đó, luận văn đã đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu về thực trạng van dụng các LTQT trong QTVP tại đây như: Nhận thức về vai trò của việc vận dụng các LTQT trong QTVP; mức độ hiểu biết về các LTQT và mức độ vận dụng cụ thể trong QTVP, từ đó đưa ra những đánh giá chung về ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng này Đây là những nội dung quan trọng, đóng vai trò là cơ sở thực tiễn của luận văn và là căn cứ để tác giả đề xuất một số biện pháp trong Chương 3.
Ba là, với thực trạng còn nhiều vấn đề cần đổi mới và hoàn thiện, luận văn đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đây việc vận dụng các LTQT trong QTVP tại các doanh nghiệp lưu trữ đó là: Nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của việc vận dụng các LTQT trong QTVP; xác định những nội dung LTQT cần vận dụng trong QTVP; đào tạo, phổ biến phương pháp van dụng các LTQT trong QTVP; xây dựng khung tiêu chí đánh giá kết quả, hiệu quả vận dụng các LTQT trong QTVP.
Hy vọng, kết quả nghiên cứu của luận văn là đóng góp bước đầu và là cơ sở dé các DNLT tại Hà Nội nghiên cứu, áp dụng thực hiện nhằm nâng cao chất lượng việc vận dụng các LTQT trong thực tiễn hoạt động QTVP.
MOT SO HÌNH ANH NGHIÊN CỨU, KHAO SÁT TẠI DOANH NGHIỆPHình 01 PGS.TS Vũ Thị Phụng và học viên Nguyễn Trọng Tâm phỏng vẫn đồng chỉ Định Thế Vinh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Lưu trữ Việt Nam
Hình 02 Học viên Nguyễn Trọng Tâm phỏng van dong chí Hoàng Thi Hồng,
Phó Giám đốc Công ty cổ phan Công nghệ Lưu trữ - Số hóa HT
Hình 03 Hệ thống các Quy chế, Quy định, Quy trình của Công ty cổ phân
Công nghệ Lưu trữ - Số hóa HT