(Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi(Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi(Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi(Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi(Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi(Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi(Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi(Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi(Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi(Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi(Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi(Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi(Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi(Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi(Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
CHƯƠNG 1
NSNN VA NSNN CAP HUYEN (QUAN) 1 Tổng quan về NSNN
Sự ra đời của Nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền để cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của NSNN NSNN luôn gắn liền với Nhà nước, nó được dùng để chỉ các khoản thu nhập và các khoản chỉ tiêu của nhà nước được thể chế hóa bằng pháp luật Quốc hội thực hiện quyền lập pháp về NSNN, còn chính quyền hành pháp giao cho Chính phủ thực hiện Do vậy, bất kỳ Nhà nước nào cũng đều phải tạo lập và sử dụng 'NSNN Thế nhưng, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm NSNN Cụ thể như:
~ Theo Luật Ngân sách nhà nước đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16/12/2002 có hiệu lực thi hành từ năm 2004, cho rằng: “Ngán sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chỉ của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm đề bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước ” [1, tr3]
- Theo GS.TS Tao Hữu Phùng và GS.TS Nguyễn Công Nghiệp, thi
“NSNN là dự toán (kế hoạch) thu — chỉ bằng tiền của Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định ( phổ biến là một năm) ” [11, tr.59]
- Một khái niệm khác: NSWN phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguôn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định [6, tr.65]
Từ các khái niệm vừa nêu, có thể rút ra một số điểm đặc trưng của
Thứ nhất: NSNN là bản dự toán thu - chi tài chính của Nhà nước trọng, một khoản thời gian nhất định, thường là một năm.
Thứ hai: NSNN là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, là kế hoạch tài chính cơ bản của Nhà nước
Thứ ba: NSNN là những quan inh tế phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau 1.1.1.2 Bản chất của NSINN
Các nội dung bên trong của NSNN có mối quan hệ chặt chẽ nhau, phần lớn nguồn thu NSNN mang tính chất bắt buộc, thu hoàn toàn thông qua hình thức thuế và phí, lệ phí, còn các khoản chỉ phần lớn mang tính chất cấp phát không hoàn lại, trừ trường hợp góp vốn tham gia các tổ chức kinh tế Và chính nội dung này đóng vai trò quyết định sự tồn tại của NSNN Hoạt động của NSNN là hoạt động phân phối các nguồn tải chính, nguồn này được chia thành hai phần là phần nộp vào NSNN và phần để lại cho xã hội, phần nộp vào NSNN tiếp tục được phân phối cho tiêu dùng, đầu tư và phần để lại cho xã hội cũng vậy Vì vậy hoạt động của NSNN là quá trình giải quyết các quyền lợi kinh tế giữa nhà nước và các chủ thể trong xã hội, gắn liền với việc hình thành và sử dụng quỹ NSNN Do đó, làm xuất hiện hàng loạt các quan hệ giữa một bên là Nhà nước và một bên là các chủ thể xã hội, được thể hiện qua các khoản thu và các khoản chỉ của NSNN Như vậy hệ thống các quan hệ tài chính gắn với việc tạo lập và sử dụng các quỹ NSNN tạo nên bản chất kinh tế của NSNN, thể hiện ở các mối quan hệ chủ yếu: quan hệ kinh tế giữa
NSNN với khu vực DN; quan hệ kinh tế giữa NSNN với các đơn vị hành chính, sự nghiệp, phát sinh trong quá trình phân phối lại các khoản thu nhập; quan hệ kinh tế giữa NSNN với các tầng lớp dân cư; quan hệ kinh tế giữa
NSNN với thị trường tài chính Quản lý NSNN chính lả quá trình tác động vào các mối quan hệ trên đề đạt được mục tiêu nhất định Để có cách nhìn nhận đầy đủ hơn về bản chất của NSNN một cách toàn diện cả về phương diện khoa học và thực tiễn Đồng thời với tư cách là công cụ kinh tế của Nhà nước; chúng ta cần phải xem xét NSNN trên các góc độ cu thé sau:
Thứ nhất, nhìn từ góc độ KT-XH, NSNN phản ảnh tổng thể các quan hệ KT-XH thông qua quan hệ động viên các nguồn lực tài chính và phân phối các nguồn lực tài chính đó cho các mục tiêu KT-XH
Thứ hai, trên góc độ nội dung vật chất, NSNN là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất, được sử dụng đề thực hiện các chức năng của Nhà nước
Thứ ba, nhìn trên góc độ quản lý, NSNN là kế hoạch tài chính cơ bản của Nhà nước hay là bảng cân đối thu chỉ chủ yếu của Nhà nước
Thứ tư, từ góc độ pháp lý - NSNN là đạo luật tài chính cơ bản trong năm tài chính
Từ cách tiếp cận đó, có thể rút ra về bản chất sâu xa của NSNN: NSNN là hệ thống (tổng thê) các quan hệ kinh tế, sắn liễn với quá trình phân phối các nguôn lực tài chính của xã hội đề hình thành quỹ tiền tệ tập trung nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ KT-XH của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định
Nghiên cứu, nắm vững bản chất của NSNN đề thấy rõ các mói quan hệ, sự tác động qua lại của các quan hệ để có những giải pháp quản lý NSNN hiệu quả Quản lý NSNN ảnh hưởng đến nhiều đối tượng, nhiều cấp chính quyền cần phải thận trọng, cơ chế chính sách trong quản lý NSNN cần phải có sự nghiên cứu nghiêm túc, khoa học, dân chủ, được xem xét trong các mối quan hệ thì khi áp dụng mới mang lại hiệu quả cao
NSNN được hình thành chủ yếu từ các khoản thu bắt buộc của Nhà nước thu và chỉ NS theo những kế hoạch đã được xây dựng trước Do vậy, giữa thu và chỉ có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ mang tính cân đối Từ bản chất trên, cho nên NSNN chủ yếu thực hiện hai chức năng cơ bản đó là chức năng phân phối và chức năng giám đốc © Chức năng phân phối: Phân phối của NSNN không chỉ dừng ở khâu phân phối thu nhập mà bao gồm cả phân phối các yếu tố đầu vào, cụ thể là phân bổ các nguồn lực tài chính cho đối tượng sử dụng Đối với chức năng phân phối, đói tượng phân phối: mục đích phân phối và phạm vi phân phói và đặc trưng của phân phối NSNN:
- Đối tượng phân phối của NSNN là các nguồn lực tài chính do thu nhập quốc dân mới sáng tạo thuộc các thành phần kinh tế cùng với các khoản vay, mượn của Chính phủ, gắn với việc hình thành, sử dụng các quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước trong quá trình thực hiện chức năng phân phối
- Về mục đích phân phối NSNN, suy cho cùng là hướng vào việc giải quyết một cách thỏa đáng mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng xã hội, thực hiện tái sản xuất mở rộng, xác lập cơ cấu KT-XH hợp lý, làm nền tang cho quá trình phát triển phủ hợp với các quy luật khách quan
Từ 02 chức năng trên, giữa chức năng phân phối và chức năng giám
Vai trò của NSNN
- Huy động nguồn tài chính để bảo đảm nhu cầu chỉ tiêu của nhà nước: Để thực hiện được nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội trong từng giai đoạn, Nhà nước phải có nguồn tài chính để chỉ tiêu cho các mục đích đã được xác định, Vì vậy, NSNN có vai trỏ huy động các nguồn tài chính trong xã hội để đảm chỉ tiêu của Nhà nước.
Khi huy động các nguồn tài chính nhằm đảm bảo cho nhu cầu chỉ tiêu của Nhà nước, các quốc gia thường tránh khuynh hướng tăng thu bằng bắt cứ giá nào Một chính sách huy động các nguồn lực tài chính tối ưu là: một mặt đảm bảo chỉ tiêu cho hoạt ông của Nhà nước, mặc khác mức huy động phải phủ hợp với khả năng đóng góp của các chủ thể trong xã hội, kích thích hoạt động kinh doanh của các chủ thể phát triển Vì vậy, mức động viên phải hợp lý, không nên quá cao cũng không nên quá thấp, cả hai trường hợp đều có ảnh hưởng không tốt đến lợi ích kinh tế của Nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội Nếu mức huy động quá cao sẽ không kích thích được các DN sản xuất kinh doanh quan tâm đến việc áp dụng các biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế Hoặc mức huy động cao từ các hộ gia đình sẽ làm giảm thu nhập của dân cư, dân đến tiêu dùng và tích lũy giảm gây ảnh hưởng xấu không chỉ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh mà cả đối với đời sống dân cư và xã hội
Nếu mức huy động quá thấp làm thu NS giảm, không đảm bảo nhu cầu chỉ tiêu, ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu đã định
- NSNN có vai trò để điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội qua các hoạt động cụ thể sau:
+ Kích thích sự tăng trưởng nên kinh tế, chuyển dịch cơ cầu kinh tế: Để duy trì sự ôn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Nhà nước cần sử dụng nhiều công cụ, trong đó có các công cụ của NSNN, chủ yếu thông qua chính sách thu thuế và chỉ đầu tư NSNN Chính sách thuế có tác dụng khuyến khích thu hút vốn đầu tư, tạo điều kiện các nhà đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần chuyền dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh Mặt khác, thông qua các khoản chỉ của NSNN thực hiện chuyển dịch cơ cấu KT-XH, thực hiện CNH-HDH, thực hiện các chính sách công bằng xã hội, tạo động lực mới cho sự phát triển
+ Diéu tiết thị trường, giá cả và chống lạm phái
Hai yếu tố cơ bản của thị trường là cung cầu và giá cả thường xuyên tác động lẫn nhau, chi phối hoạt động của thị trường Sự mắt cân đối giữa cung và cầu sẽ tác động đến giá cả, làm cho giá cả tăng hoặc giảm đột biến và gây biến động trên thị trường Để đảm bảo lợi ích người sản xuất và người tiêu dùng, Nhà nước sử dụng NSNN để can thiệp vào thị trường thông qua các khoản chỉ của NSNN dưới hình thức tài trợ vốn, trợ giá và sử dụng các quỹ dự trữ tài chính về hàng hóa và dự trữ tài chính Sự điều tiết linh hoạt và hiệu quả của Nhà nước đối với hoạt động của thị trường thông qua các loại quỹ dự trữ phụ thuộc vào mức độ hình thành các quỹ này trong nền kinh tế quốc dân
Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường là một nền kinh tế động, do đó tác động của các quy luật nên có thể dẫn đến những biến động phức tạp trong đời sống xã hội
Trong quá trình điều chỉnh thị trường, NSNN còn tác động đến sự hoạt động của thị trường tiền tệ, thị trường vốn và trên cơ sở đó thực hiện giảm phát, kiểm soát lạm phát Điều này được thể hiện khi Nhà nước áp dụng, các biện pháp tích cực như: giải quyết cân đối NSNN, khai thác các nguồn vốn vay trong và ngoài nước dưới hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ, thu hút viện trợ nước ngoài, tham gia thị trường vốn với tư cách là người mua và người bán chứng khoán
+ Điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư, bù đắp những khiếm khuyết của thị trường, góp phần thực hiện công bằng xã hội:
Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường sẽ diễn ra sự phân hóa thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, do đó Nhà nước phải có một chính sách phân phối lại thu nhập hợp lý nhằm giảm bớt khoảng cách chênh lệch về thu nhập trong dân cư NSNN là một công cụ tài chính hữu hiệu được
Nhà nước sử dụng đề điều tiết thu nhập của dân cư NSNN ảnh hưởng đến phân phối thu nhập trên phạm vi toàn xã hội ở hai mặt thu và chỉ bằng việc áp dụng thuế trực thu, thuế gián thu, chỉ phúc lợi công cộng, chỉ trợ cấp đối với bộ phận dân cư nằm trong diện thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước
1.1.2 Hệ thống NSNN và phân cấp quản lý NSNN
Hệ thống NSINN ở Việt Nam
Hệ théng NSNN là tổng thể NS của các cấp chính quyền Nhà nước gắn với việc thực hiện nhiệm vụ mỗi cấp NS
Theo Luật NS số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002, thì hệ thống NSNN Việt Nam gồm hai cấp gồm: NS Trung ương và NS địa phương
NS địa phương bao gồm NS của đơn vị hành chính các cấp có HĐND và
UBND theo quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003, theo quy định hiện hành bao gồm:
- NS tinh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là NS tỉnh), bao gồm NS cáp tỉnh và NS của các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
- NS các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là NS huyện), bao gồm NS cắp huyện và NS các xã, phường, thị trá
~ NS các xã, phường, thị trấn (gọi chung là NS cấp xã)
Quan hệ giữa các cấp NS được thực hiện theo nguyên tắc sau - NS Trung ương và NS mỗi cấp chính quyền địa phương được phân định nguồn thu và nhiệm vụ chỉ cụ thể
- Thực hiện việc bổ sung từ NS cấp trên cho NS cấp dưới dé dam bao sự công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương Số bổ sung này là khoản thu của NS cắp dưới
- Trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước cắp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý Nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chỉ thuộc chức năng của mình thì phải chuyển kinh phí từ NS cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó
~ Ngoài việc bổ sung nguồn thu và ủy quyền thực hiện nhiệm vụ chỉ đã nêu trên không được dùng NS cấp này để chỉ cho nhiệm vụ của NS cấp khác
Sơ đồ 1.1 HỆ THÔNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
Phân cắp quản lý NSNN
Phân cấp quản lý NS là giải quyết tất cả các mối quan hệ giữa chính quyền Nhà nước trung ương và các cấp chính quyền Nhà nước địa phương có liên quan đến hoạt động của NS Nhà nước
- Sự cần thiết phải phân cắp quản lý NSNN:
Phân cấp quản lý KT-XH giữa Trung ương và các cấp chính quyền địa phương thì phải có sự chuyển giao nguồn tài chính giữa cấp trên và cấp dưới nhằm đảm bảo điều kiện vật chất để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính và phân cấp quản lý NSNN để khai thác, phát huy thế mạnh riêng về điều kiện tự nhiên và các nguồn lực của mỗi cấp chính quyền Nhà nước Phân cấp quản lý
NSNN là xác định phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của các cấp NS trong việc quản lý NSNN, phân chia các nguồn thu và nhiệm vụ chỉ của NSNN cho từng cấp đề thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cấp đó
- Nội dung phân cắp quản ly NSNN Trong quá trình quản lý, sử dụng NSNN giữa các cấp chính quyền thường nẩy sinh các mối quan hệ quyền lực, quan hệ vật chất Giải quyết các mối quan hệ đó được coi là nội dung của phân cấp quản lý NSNN Cụ thể Phân cấp quan ly NSNN bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
+ Giải quyết các mối quan hệ quyên lực giữa các cấp chính quyên trong việc ban hành các chính sách, chế độ thu chỉ, chế độ quản lý NSNN.
+ Giải quyết các môi quan hệ vật chất trong quá trình phân giao nhiệm vụ chỉ, nguôn thu và cân đối NSNN
+ Giải quyết mối quan hệ trong quá trình thực hiện chu trình NS
Như vậy, giải quyết tốt mối quan hệ trong việc quản lý và sử dụng
'NSNN, đó chính là nội dung trong phân cấp quản lý NSNN
~ Nguyên tắc phân cấp quản lý NSNNỀ Nhằm giải quyết các mối quan hệ nói trên, trong phân cấp quản lý
'NSNN cần phải thực hiện một số nguyên tắc nhất định
+ Phân cấp quản lý NS phải được tiến hành đông bộ với phân cấp quản lý kinh tế và tổ chức bộ máy hành chính
+ Đảm bảo thực hiện vai trò chủ đạo của NS trung ương và ví trí độc ing NSNN thong nhất
+ Đảm bảo nguyên tắc công bằng trong phân cấp quán lý NS lập của NŠ địa phương trong hệ
Phân cấp quản lý NSNN là một khâu tất yếu khách quan bắt nguồn từ sự phân cấp quản lý kinh tế và hệ thống tổ chức hành chính Nhà nước Vì vay, phân cấp quản lý NSNN cần phải được thực hiện trên cơ sở những nguyên tắc nhất định Bỏ qua các nguyên tắc đó sẽ làm cho việc phân cấp quản lý NS không đạt được hiệu quả mong muốn
1.1.3 NSNN cấp huyện (quận) trong hệ thong NSNN
Khái niệm NSNN cấp huyện (quận) Theo Bộ Tài chính, thì: NS huyện (quận) là quỹ tiền tệ tập trung của
huyện (quận) được hình thành bằng các nguồn thu và đảm bảo các khoản chỉ trong phạm vi huyện (quận) [2, tr 26]
1.1.3.2 Đặc điểm của NSINN cấp huyện (quận)
NS huyện (quận) thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của NSNN trên phạm vi địa bàn huyện (quận), đó là mối quan hệ giữa NS với các tổ chức, cá nhân trong quá trình phân bổ, sử dụng các nguồn lực kinh tế của huyện Chính quyền cấp huyện là chính quyền trung gian nối tỉnh (thành phó) với xã, phường, thị trấn NS huyện (quận) là công cụ quan trọng của chính quyền cấp huyện trong việc én định và phát triển KT-XH trên địa bàn huyện
(quận) Do đó chính quyền cấp huyện không chỉ đơn thuần thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh (thành phố) mà còn có những định hướng riêng phủ hợp với tình hình thực tế của huyện (quận), không trái với quy định của pháp luật Do cấp huyện cần có NS riêng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, nó là công cụ quan trọng của chính quyền cấp huyện trong việc ôn định và phát triển KT-XH trên địa bàn NS huyện (quận) phải cân đối theo nguyên tắc tổng số thu phải bằng hoặc lớn hơn tổng chỉ; NS huyện (quận) không có bội chỉ
NS Vì vậy, trong công tác lập dự toán hàng năm nếu thu không đủ bù chỉ thường xuyên thì NS tỉnh (thành phổ) bổ sung cân đối Khi xem xét NS huyện (quận) không thể tách rời khỏi NSNN cấp trên cũng không được coi NS huyện (quận) là một yếu tố thụ động trong hệ thống NS mà phải NS huyện
(quận) phải gắt với hệ thống NS.
Vai trò của INS huyện (quận) NS huyện (quận) có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động phát
triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng, an ninh của huyện Tuy nhiên, vai trò của NS luôn gắn liền với vai trò của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định NS huyện (quận) là công cụ quan trọng của chính quyền cấp huyện trong việc ồn định và phát triển KT-XH trên địa bàn NS huyện là toàn bộ các khoản thu, chỉ được đưa vào dự toán trong một năm do HĐND huyện quyết định và giao cho UBND huyện tổ chức chấp hành nhằm thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng, quyền hạn của chính quyền cấp huyện Có thể xem xét vai trò của NS huyện trên một số lĩnh vực sau đây:
- Dinh hướng phát triển sản xuất, chuyền dịch cơ cấu kinh tế, thúc đây tăng trưởng kinh tế ồn định và bền vững: Vốn NS là nguồn tài chính có tính chất chủ đạo trong quá trình vận động của xã hội Thông qua thu NS chủ yếu là thu thuế, phí, lệ phí vốn được tập trung vào NS nhằm đáp ứng nhu cầu chỉ phát triển KT-XH thông qua các khoản chỉ thường xuyên và chỉ đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế; phát triển những ngành, lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh; ưu tiên các ngành mũi nhọn có khả năng cạnh tranh trên thị trường; đẩy mạnh sản xuất có thế mạnh của huyện
- NS huyện với vai trò kiểm tra NS gắn chặt với quyền lực Nhà nước, nhất là quyền lực của hệ thống hành chính Nhà nước Nó là một loại kiểm tra đơn phương theo hệ thống thứ bậc cơ quan quyền lực và cơ quan hành chính
Nhà nước các cấp về nghĩa vụ phải thực hiện đối với NS cũng như dụng vốn, tiền, tài sản Nhà nước Kiểm tra NS có vai trò quan trọng góp phần xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh
- Thông qua NS, kiểm tra quá trình phát triển kinh tế quốc dân, cũng như các ngành, các đơn vị sản xuất kinh doanh nhằm thúc đầy, phát hiện, khai thác tiềm năng kinh tế, kiểm tra bảo vệ tài sản quốc gia, tài sản Nhà nước, chống thất thoát lăng phí, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về NSNN, kỷ luật tài chính, bảo đảm trật tự kỷ cương trong hoạt động tài chính.
Nguồn thu và nhiệm vụ chỉ của NS huyện (quận) Theo quy định của Luật Ngân sách nhả nước năm 2002 và Nghị định số
dẫn thi hành Luật NSNN “HĐND cấp tỉnh quyết định phân cấp nguồn thu cho NS các cấp chính quyền địa phương” Theo đó, HĐND tỉnh Quảng Ngãi Ban hành Nghị quyết số 19/2010/NQ-HĐND ngày 13/12/2010 và UBND tỉnh Quảng Ngãi Ban hành Quyết định số 32/2010/QĐ-UBND ngày 14/12/2010 về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chỉ, tỷ lệ % phân chia các khoản thu giữa NS các cấp chính quyền địa phương năm 2011 và các năm tiếp theo của thời kỳ ôn định NS mới
Thu NS huyện là quá trình tạo lập, hình thành NS huyện, đóng vai trò quan trọng, quyết định đến việc chỉ NS huyện Để đảm bảo nguồn thu cho
NS, cần phải có chính sách thu hợp lý hiệu quả, tập hợp các biện pháp, chủ trương nhằm huy động nguồn thu vào cho NS Theo quy định trên, nguồn thu
NS huyện bao gồm các loại chính sau:
Thứ nhắt, các khoản thu phân chia giữa NS tỉnh, huyện và xã, phường, thị trấn Theo quy định, các khoản thu này bao gồm: Thuế tiêu thụ đặc biệt: là khoản thuế gián thu, chỉ thu đối với một số sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước có chính sách định hướng tiêu dùng, thường áp dụng thuế suất cao nhằm điều tiết thu nhập của những cá nhân tiêu dùng các hàng hoá địch vụ đặc biệt (trừ mặt hàng bia và xổ số kiến thiết) thu từ các DNNN; các DNNN đã cổ phần hoá; các DN có vốn đầu tư nước ngoài Thuế tài nguyên (kể cả tài nguyên rừng) Thu thuế đối với người có thu nhập cao
Thứ hai, các khoản thu NS huyện hưởng 100% là thuế môn bài từ các doanh ngi các khoản thu phí, lệ phí từ hoạt động do các cơ quan cấp huyện quản lý, thu hợp tác xã và các hộ sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh, sự nghiệp, tiền cho thuê mặt đất, mặt nước, thu từ bán thanh lý tài sản do cấp huyện quản lý, thu phạt, thu khác NS huyện Thuế môn bài: là một khoản thu hàng năm từ các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phan kinh tế Tắt cả tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả các chỉ nhánh, cửa hàng, nhà máy, phân xưởng trực thuộc đơn vị chính) đều thuộc đối tượng nộp thuế môn bài Thuế GTGT, thuế TNDN, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa dịch vụ trong nước thu từ kinh tế cá thể, hộ gia đình
Các khoản thu thuế, phí, lệ phí từ các doanh nghiệp thành lập theo Luật DN,
Luật HTX xã trên địa bàn các huyện (trừ thành phó) Thuế nhà đất (hiện nay là thuế sử dụng đất phi nông nghiệp): là thuế thu hàng năm đối với nhà ở và đất ở, đất xây dựng công trình Thuế chuyển quyền sử dụng đất: là khoản thu phát sinh khi chuyển quyền sử dụng đất từ người này sang người khác Thu tiền sử dụng đất khi cấp đất ở cho hộ dân cư trên địa bàn huyện: là số tiền mà người sử dụng đắt (hộ gia đình, cá nhân ) phải nộp để sử dụng thửa đất đó, có nhiều trường hợp được miễn tiền sử dụng đất Thu khác thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh (trừ các DNNN đã cô phần hoá) Lệ phí trước bạ: là một loại lệ phí mà người có tải sản phải nộp khi đăng ký quyền sở hữu (trừ trước bạ nhà, đất) Tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, tiền thu về thanh lý tài sản của các cơ quan, đơn vị cấp huyện quản lý
Thu đóng góp tự nguyện, đóng góp NS theo quy định để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do cấp huyện quản lý Các khoản thu khác của NS huyện theo quy định của pháp luật: thu từ bán tài sản thanh lý tài sản, tài sản tịch thu của nhà nước, thu phạt, thu hồi các khoản chỉ năm trước, các khoản thu khác còn lại
Thứ ba, thu bỗ sung từ NS tỉnh: bé sung cân đối để chỉ thường xuyên và bổ sung có mục tiêu để chỉ cho những mục tiêu cụ thẻ
Thứ tư, thu kết dư NS huyện: là chênh lệch giữa tông số thu NS địa phương lớn hơn tổng số chỉ NS địa phương; chỉ NS bao gồm cả những khoản thanh toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán, các khoản chỉ chuyển nguồn sang năm sau đề thực hiện những nhiệm vụ chỉ được cấp có thẩm quyền quyết định tiếp tục được thực hiện trong năm sau (bao gồm cả số dư tạm ứng kinh phí hết thời gian chỉnh lý quyết toán chưa đủ chứng từ thanh toán, được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển năm sau thanh toán) Căn cứ nghị quyết phê chuẩn quyết toán của HĐND cấp huyện để xử lý kết dư NS huyện, cơ quan tài chính có văn bản gửi KBNN đồng cấp để làm thủ tục hạch toán vào thu NS năm sau theo chế độ quy định
Thứ năm, thu chuyển nguồn NS huyện: Là khoản thu từ các khoản chỉ chuyển nguồn: là việc chuyển nguồn kinh phí năm trước sang năm sau để thực hiện các khoản chỉ đã được bố trí trong dự toán năm trước hoặc dự toán bổ sung nhưng đến hết thời gian chỉnh lý chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa xong được cơ quan có thâm quyền cho tiếp tục thực hiện chỉ vào NS năm sau và được hạch toán thu chuyền nguồn NS năm trước sang năm sau
- Chỉ NS huyện là quá trình sử dụng NS Nó ngược lại hoàn toàn với quá trình thu nhưng lại chịu sự điều phối của quá trình thu Chỉ NS huyện là việc Nhà nước cấp huyện phân phối và sử dụng quỹ NS nhằm đảm bảo điều kiện vật chất để duy trì sự hoạt động và thực hiện các chức năng của Nhà nước, đáp ứng nhu cầu đời sống kinh tế, xã hội theo các nguyên tắc nhất định
Nhu vay, phạm vi chi NS huyện rất rộng, bao trùm mọi lĩnh vực đời sống, liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi đối tượng, nhằm duy trì sự hoạt động của bộ máy nhà nước chính quyền cấp huyện, tăng trưởng kinh tế, từng bước mở mang các sự nghiệp văn hóa, xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng
Về khoản chỉ NS huyện bao gồm các khoản chỉ chủ yếu sau:
Một là, chỉ đầu tư phát triển: chỉ đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KT-XH không có khả năng thu hồi vốn do UBND tỉnh phân cấp cho huyện quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Các khoản chỉ đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật
Hai là, chỉ thường xuyên trong các lĩnh vực chủ yếu sau: chỉ sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề; sự nghiệp y tế; sự nghiệp văn hoá thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao; phát thanh, phát lại truyền hình; sự nghiệp môi trường, các sự nghiệp khác do huyện quản lý; chỉ đảm bảo xã hội; chỉ phục vụ công tác an ninh, quốc phòng và chỉ quản lý Nhà nước của các cơ quan hành chính, chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội thuộc huyện, cụ thể một số nhiệm vụ chỉ như sau: Chỉ cho công tác quốc phòng: Tổ chức hội nghị, tập huấn nghiệp vụ và triển khai các nhiệm vụ công tác quốc phòng trên địa bàn huyện; Các nhiệm vụ khác của công tác quốc phòng theo qui định của pháp luật Chỉ cho công tác an ninh và trật tự, an toàn xã hội địa phương: chức hội nghị, tập huấn nghiệp vụ và triển khai các nhiệm vụ an ninh trật tự trên địa bàn huyện; Các nhiệm vụ khác về công tác an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo qui định của Chính phủ Chỉ phục vụ quản lý Nhà nước của các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam, cơ quan Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam do huyện quản lý Chỉ hỗ trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp cấp huyện theo quy định của pháp luật Chỉ hoạt động của các đơn vị sự nghiệp thuộc huyện quản lý Chỉ hỗ trợ hoạt động thanh tra nhân dân, Ban đại diện người cao tuổi theo qui định của pháp luật Các khoản chỉ khác theo quy định của pháp luật
NOI DUNG QUAN LY NSNN CAP HUYỆN (QUAN)
1.2.1 Công tác lập dự toán NSNN huyện (quận)
Lập dự toán là khâu đầu tiên của chu trình quản lý NSNN, quyết định nhiệm vụ và quy mô thu, chỉ NS trong một năm của NS huyện cũng như của một đơn vị dự toán huyện Lập dự toán quyết định chất lượng quản lý, vì quản lý NS trước hết là quản lý theo dự toán được duyệt Dự toán NS là bản dự trù các khoản thu, chỉ NS theo các chỉ tiêu xác định, được HĐND huyện phê chuẩn, UBND huyện quyết định là căn cứ để thực hiện thu, chỉ NSNN huyện
~ Yêu cầu lập dự toán:
+ Dự toán NS có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc triển khai thực hiện thu, chỉ NSNN hàng năm Để đảm bảo cho các mục tiêu phát triển KT-
XH và các chính sách, chế độ của Nhà nước được thực hiện và đạt hiệu qua cao, đòi hỏi dự toán NS huyện được xây dựng hàng năm phải khoa học, chính xác, sát với thực tế và đúng chính sách chế độ của Nhà nước Thông qua việc lập dự toán NS để tính khả năng và nhu cầu về kinh tế, tài chính của huyện trong từng năm, từng giai đoạn từ đó phát huy được những thế mạnh và hạn chế đến mức thấp nhất những khó khăn, trở ngại
+ Lập dự toán NS phải đảm bảo: Dự toán NS phải tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chỉ và theo cơ cấu giữa chỉ thường xuyên, chỉ đầu tư phát triển Đúng yêu cầu, nội dung, biểu mẫu và thời hạn theo quy định tại Thông tư
59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính và Thông tư hướng dẫn về yêu cầu nội dung và thời hạn lập dự toán NSNN hàng năm của Bộ Tài chính và phải kèm theo báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính toán
+ Dự toán NS huyện phải bảo đảm cân đối theo nguyên tắc: thu bằng chỉ, nếu thu thấp hơn chỉ thì NS tỉnh sẽ bổ sung cân đối.
~ Quy trình lập dự toán NSNN cấp huyện:
+ Bước 1: Vào tháng 6 hàng năm, Thủ tướng Chính phủ quyết định lập kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm sau, trên cơ sở đó Bộ Tài chính hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập và thông báo số kiểm tra đối với các ngành, địa phương đề lập dự toán từ cơ sở
- Đối với năm đầu của thời kỳ ồn định NS, cơ quan tài chính chủ trì phối hợp với cơ quan thuế tô chức làm việc với UBND các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị dự toán NS huyện về dự toán NS; cơ quan tài chính có quyền yêu cài bố trí lại những khoản thu, chỉ trong dự toán chưa đúng chế độ, tiêu chuẩn, chưa hợp lý, chưa tiết kiệm, chưa phù hợp với khả năng NS và định hướng phát triển KT-XH của huyện
- Đối với các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định, cơ quan tài chính chi làm việc khi UBND các xã, thị trấn có đề nghị; trong quá trình làm việc nếu có ý kiến khác nhau giữa cơ quan tài chính với các cơ quan cùng cấp và chính quyền cấp dưới, cơ quan tài chính phải báo cáo UBND huyện quyết định
Co quan tài chính chủ trì phối hợp với cơ quan thuế và các cơ quan liên quan cùng cấp trong việc tổng hợp, lập dự toán NS theo lĩnh vực ở cấp mình Đề xuất các phương án cân đối NS và các biện pháp nhằm thực hiện chính sách tăng thu, tiết kiệm chỉ NS
+ Bước 3: Quyết định, phân bổ, giao dự toán NSNN huyện: Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chỉ NS của UBND tỉnh; UBND huyện trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán thu, chỉ NS địa phương và phương án phân bổ dự toán NS cấp mình chậm nhát là 10 ngày kể từ ngày HĐND tỉnh trực tiếp quyết định dự toán và phân bổ NS
Căn cứ Nghị quyết của HĐND huyện, UBND huyện quyết định giao nhiệm vụ thu, chỉ NS chỉ từng cơ quan, đơn vị trực thuộc huyện và giao nhiệm vụ thu, chỉ và mức bổ sung NS cho từng xã, thị trấn trước ngày 31 tháng 12 hàng năm Chậm nhất 5 ngày sau khi HĐND quyết định dự toán
NS hoặc dự toán NS điều chỉnh, UBND huyện có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh và Sở Tài chính
Phòng TC — KH huyện kiểm tra Nghị quyết về dự toán NS của HĐND cấp xã, trong trường hợp cần thiết báo cáo UBND huyện yêu cầu HĐND cấp xã điều chỉnh lại dự toán NS cấp xã
1.2.2 Công tác chấp hành dự toán NSNN huyện (quận) - Chấp hành NS là một trong các khâu của chu trình NS Chấp hành NS là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế - tài chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chỉ trong dự toán NS hàng năm của huyện thành hiện thực
~ Mục tiêu của chấp hành dự toán là trên cơ sở không ngừng bồi dưỡng phát triển nguồn thu, tìm mọi biện pháp động viên khai thác, đảm bảo đạt và vượt kế hoạch do tỉnh, nghị quyết HĐND huyện giao, đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu của chính quyền cấp huyện đã được hoạch định trong dự toán chỉ và đảm bảo chỉ đầy đủ, kịp thời phục vụ cho hoạt động của bộ máy Nhà nước và thực hiện các chương trình KT-XH đã được hoạch định trong năm kế hoạch sao cho tiết kiệm và đạt hiệu quả
- Nội dung của công tác chấp hành NS:
Sau khi dự toán thu, chỉ NS được HĐND huyện quyết định và năm NS bắt đầu thì việc thực hiện NS được triển khai Nội dung của quá trình này là tổ chức thu NSNN và bố trí cắp phát kinh phí của NSNN cho các nhu cầu đã được quyết định Nhiệm vụ chấp hành NS thuộc về tất cả các pháp nhân và thể nhân, mà người điều hành là UBND huyện, Phòng TC-KH là cơ quan tham mưu có vị trí quan trọng giúp UBND huyện cụ thể hóa các nội dung trên
NSNN HUYEN
Cơ chế quản lý tài chính
Co chế quản lý nói chung là tổng thé phương pháp, hình thức tác động lên một hệ thống, liên kết phối hợp hành động giữa các thành viên trong hệ thống nhằm đạt mục tiêu của quản lý trong một giai đoạn nhất định Cơ chế quản lý tài chính bao gồm những nội dung chủ yếu như: Hệ thống các văn bản về chính sách pháp quy tài chính, các hình thức, phương pháp tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ, phân phối các nguồn tài chính
Tác động của cơ chế tài chính đến công tac quan ly NS được thẻ hiện:
Cơ chế quản lý tài chính tạo hành lang pháp lý, giúp cho quá trình hình thành, tạo lập, sử dụng các nguồn lực tài chính phục vụ tất cả các lĩnh vực NS phải đảm bảo, là công cụ điều phối các nguồn lực, đảm bảo hài hoà, cân đối và công bằng hợp lý trong công tác quản lý tài chính nói chung và quản lý NS nói riêng, giúp thực hiện nguyên tắc thu đúng và đầy đủ, chỉ tiêu tiết kiệm, hạn ché tinh trang sir dung NS lang phí, thất thoát, góp phần nâng cao hiệu quả quản ly NS, cơ chế quản lý tài chính giúp việc tổ chức bộ máy, đào tao nâng cao nghiệp vụ cho bộ máy đó hoàn thành tốt nhiệm vụ
1.3.2 Phân cấp quản lý NS trong hệ thong NSNN
Phân cấp quản lý NSNN là xác định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền Nhà nước các cấp trong việc quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ thu, chỉ của NS Phan cấp quản lý NSNN là cách tốt nhất để gắn các hoạt động của NSNN với các hoạt động KT-XH ở từng địa phương một cách cu tl tằm tạo nguồn thu và nâng cao tính tự chủ của từng địa phương với mục tiêu tập trung đẩy đủ, kịp thời, đúng chính sách, đúng chế độ các nguồn tài chính quốc gia và phân phối, sử dụng công bằng, hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả cao phục vụ các mục tiêu được hoạch định phù hợp từng địa phương
Phân cấp là phân định nhiệm vụ thu, chỉ giữa các cấp NS góp phần khuyến khích chính quyền cấp huyện và xã thường xuyên quan tâm đến việc chăm lo bồi dưỡng, khai thác triệt để các nguồn thu đề đáp ứng một cách tốt nhất nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương, đồng thời đóng góp ngày càng nhiều cho NSNN hoặc phấn đấu giảm dần sự hỗ trợ của NS cấp trên, góp phần giảm bội chi NSNN, đẩy lùi lạm phát và các hiện tượng tiêu cực khác
Mỗi cấp chính quyền đều có nhiệm vụ cần đảm bảo bằng nguồn tài chính nhất định mà các nhiệm vụ đó mỗi cấp trực tiếp đề xuất và bố trí chỉ tiêu sẽ có hiệu quả hơn là sự áp đặt từ trên xuống nhằm khuyến khích chính quyền cấp huyện phát huy tính độc lập, tự chủ, sáng tạo của địa phương mình trong phát triển KT-XH trên địa bàn
Phân cấp quản lý NS đúng đắn và hợp lý không chỉ tăng được tính chủ động, tự chủ của địa phương, đảm bảo tải chính cho việc duy trì, phát triển hoạt động của các cấp chính quyền địa phương mà còn tạo điều kiện phát huy. được các lợi thế nhiều mặt của từng vùng, từng địa phương trong cả nước, cho phép quản lý và kế hoạch tốt hơn, điều chỉnh mối quan hệ giữa các cấp chính quyền cũng như mối quan hệ giữa các cấp NS được tốt hơn
1.3.3 Nhận thức của địa phương về tầm quan trọng và trách nhiệm trong công tác quản lý NSNN huyện (quận) Để tham gia chỉ đạo điều hành và quản lý NS, lãnh đạo địa phương phải nắm vững các yêu cầu và nguyên tắc quản lý NSNN và hiểu rõ nguồn gốc của NS huyện và tại sao NS huyện phải được quản lý đầy đủ, toàn diện ở tắt cả các khâu: tra NS dự toán NS, chấp hành, quyết toán NS và kiểm tra, thanh
Lãnh đạo địa phương phải nắm vững vai trò đặc điểm của NS địa phương mình Đặc biệt là ảnh hưởng của các nhân tố như các chính sách vĩ mô về tai chinh tié tệ, ảnh hưởng của kinh tế thị trường các nhân tố và anh hưởng đến nguồn thu NS, đối tượng thu NS nhà nước, yêu cầu của Nhà nước về đảm bảo chỉ NS, các đối tượng được thụ hưởng từ NS Điều đó đòi hỏi lãnh đạo cắp huyện phải tự tìm ra những giải pháp phủ hợp, sử dụng những công cụ, chính sách tài chính tác động một cách linh hoạt, sắc bén để quản lý
'NSNN trên địa bàn huyện đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, sử dụng NS đúng mục đích, đầu tư có hiệu quả đáp ứng nhu cầu thực tế của nhân dân địa phương.
Tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý cắp huyện
Có thể nói rằng quản lý là sản phẩm của con người, do con người tạo ra nhằm hướng hoạt động đến mục tiêu định sẵn, cũng chính con người là nhân tố trung tâm của quản lý, vì vậy con người quyết định sự thành công cũng như quyết định công tác quản lý Trình độ của bộ máy quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến việc đề ra biện pháp quản lý Như vậy, không ai khác chính là con người được giao nhiệm quản lý, được trang bị kiến thức quản lý tiên tiến sẽ là nhân tố quan trọng, quyết định chất lượng của công tác quản lý NS
Tổ chức quản lý NS huyện, chính quyền các cấp đều tổ chức bộ máy tham mưu giúp việc phù hợp với thâm quyền, chức năng và nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền quy định Mỗi cơ quan, đơn vị lại có mô hình tổ chức bộ máy và cán bộ riêng để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình
Tuy vậy hiệu quả hoạt động và chất lượng cán bộ của từng cơ quan đơn vị có tác động rất lớn tới chất lượng quản lý cả trong lĩnh vực KT-XH và NS Tổ chức bộ máy không khoa học và chất lượng nguồn nhân lực thấp sẽ kéo theo sự trì trệ trong phát triển KT-XH đồng thời lãng phí vốn, tiền và tài sản Nhà nước
Bên cạnh đó các chế độ, chính sách quản lý tài chính đều do con người trực tiếp triển khai thực hiện, nếu đội ngũ cán bộ có năng lực trình độ thấp không nhận thức đúng đắn và đầy đủ dễ dẫn đến sai phạm trong quá trình thực thi công vụ và hiệu quả quản lý NSNN thấp, thất thoát, lăng phí và dẫn đến sai phạm.
Hệ thống thông tin, phương tiện quản lý NSNN huyện (quận) Để thực hiện chức năng quản lý NSNN theo nhiệm vụ được giao, các
co quan quản lý NS ở huyện cần phải có những thông tin cơ bản cần thiết và sự kết nối tích hợp các thông tin theo yêu cầu quản lý Theo yêu cầu của hội nhập và phát triển, các phương thức thu nhập thông tin thủ công thực sự không còn phù hợp cả về chất lượng và thời gian Trong xu thế phát triển khoa học công nghệ của thời đại mới, việc sử dụng các thảnh tựu của công nghệ thông tin đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực Vì vậy, việc thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin và nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ trong quản lý NS là nhiệm vụ của địa phương và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý NS
Qua những nhân tố đã nêu trên, ta thấy công tác quản lý NS huyện chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, với mức độ khác nhau Điều cơ bản là thấy được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố có thê lựa chọn giải pháp thích hợp nhằm đạt mục tiêu quản lý NS huyện được hoàn thiện hơn.
KINH NGHIEM VE QUAN LY NSNN HUYEN (QUAN)
1.4.1 Kinh nghiệm quản lý NSNN tại huyện Núi Thành, tỉnh Quang Nam Ở đây chỉ đề cập đến huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam có điều kiện
KT-XH tương tự như huyện Bình Sơn Nhìn chung công tác quản lý NSNN gần giống nhau là đều dựa vào Luật NSNN như thực hiện quá trình NSNN:
Lập, chấp hành và quyết toán NS đều đảm bảo tính tích cực trong quản lý
'NSNN ở địa phương Bên cạnh đó, do đặc thù riêng của điều kiện KT-XH của mỗi địa phương cũng có khác nhau, nên cũng có phần khác nhau trong vi khai thác nguồn thu để đảm nhu cầu chỉ của địa phương Núi Thành luôn đổi mới trong công tác quản lý, điều hành thu — chỉ NSNN gắn liền với nhu cầu thực tế về phát triển KT-XH của địa phương bằng những chính sách đột phá để khai thác nguồn thu cho NS như: Quy hoạch nuôi trồng thủy sản tập trung; tăng cường công tác dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp, triển khai thực hiện các mô hình sản xuất lúa cấy tép đơn; mô hình sản xuất lạc giống mới LĐH01 cho năng suất cao; đầu tư Đô Thị Bắc Núi Thành
Bên cạnh đó, công tác quản lý NSNN huyện Núi Thành được tổ chức thực hiện khá tốt, đáp ứng được các hoạt động phát triển KT- XH trên địa bàn huyện Nhiều năm liền, kể từ sau khi được HĐND huyện quyết định giao dự toán hàng năm, UBND huyện đã triển khai đồng bộ các giải pháp, biện pháp để phần đấu hoàn thành nhiệm vụ thu; năm 2013 trở về trước nguồn thu từ tiền sử dụng đất là một trong những nguồn thu đạt kết quả cao và luôn ồn định qua nhiều năm; tuy nhiên từ năm 2013 đến nay, do thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn, nhiều dự án được phê duyệt triển khai nhưng không có đối tượng mua đất, vì vậy năm 2014 UBND huyện không xây dựng dự toán thu tiền sử dụng đất, mà thực hiện phương thức chỉ đạo điều hành khi nào triển khai thực hiện bán được đất, nộp vào NS mới phân bổ điều hành Do đó, khi được giao dự toán UBND huyện và các cơ quan tham mưu phải suy nghỉ bằng cách nào để quản lý tốt nhất các nguồn thu, là nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo chỉ, đó là trăn trở của lãnh đạo địa phương Qua nghiên cứu, thảo luận giữa UBND huyện, Chỉ Cục thuế huyện Núi Thành có sự lãnh đạo điều hành của Huyện uỷ; UBND huyện quyết định thành lập Ban chỉ đạo chống thất thu
NS nhà nước theo quy định, do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban và Chỉ cục Thuế huyện là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Ban chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc chấp hành pháp luật về thuế và các khoản thu trên địa bàn huyện; tập trung rà soát, đánh giá các khoản thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu từ đất, các khoản thu khác NS theo quy định của pháp luật; đề xuất với UBND huyện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, kiểm tra, đôn đốc thu nộp kịp thời các khoản thu; thực hiện các giải pháp để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chống nợ đọng thuế; chỉ đạo các ngành chức năng tự kiểm tra việc thực hiện các biện pháp chống thất thu NSNN trong ngành Đây là cách làm mang, lại nhiều hiệu quả, thu NS hằng năm đạt và vượt dự toán được giao; tỷ lệ nợ đóng thuế giảm quả các năm; mặt khác đã nâng cao được ý thức tự giác, trách voi NS nhà nước nhiệm của đối tượng nộp thu:
Cùng với đó, việc phân cấp, điều tiết nguồn thu cho NS xã đã làm cho cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể quán triệt coi công tác thuế thực sự là trách nhiệm và quyền lợi thiết thực của xã, không còn tình trạng chính quyền đứng ngoài cuộc, thậm chí có nơi phóng tay xin NS cấp trên miễn giảm thuế tuỳ tiện, hoặc hạ mức thuế để ban ơn cho dân Đến nay, mọi nguồn thu đã được cân đối vào NS xã, miễn giảm sai, bỏ sót nguồn thu là tự cắt vào ngân quỹ của xã mình, từ đó chính quyền xã có trách nhiệm cao hơn, tăng cường quản lý thu đúng, thu đủ Tắt cả các xã đều thực hiện niêm yết công khai tại trụ sở UBND, phát trên đài truyền thanh xã về số hộ kinh doanh, mức thuế để dân biết tham gia giám sát bảo đảm đóng góp công bằng, động viên kịp thời những hộ nộp thuế sòng phẳng, nhắc nhở các hộ chấp hành chưa tốt Coi đó là tiêu chuẩn thi đua ghi nhận khen hưởng danh hiệu đơn vị, thôn xóm, đoàn thể và gia đình văn hoá Nhờ thực hiện tốt công tác công khai, dân chủ mà dân đã phát hiện không ít các hộ kinh doanh buôn bán, vận tải, chủ thầu xây dựng, các hộ chuyên quyền sử dụng nhà đất dây dưa trốn thuế đề xã có biện pháp truy thu được số thuế đáng kể Thể hiện sức mạnh của dân khi được phát động vào cuộc đấu tranh đảm bảo thực hiện công bằng xã hội Cơ quan Thuế và chính quyền các xã phối hợp với các cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ việc nộp thuế của các đối tượng sản xuất kinh doanh Cụ thẻ là: Phối hợp với cơ quan công an và giao thông đăng ký phương tiện, thu thuế trước bạ để nắm chắc được các hộ kinh doanh vận tải đưa vào diện ing thu đáng kề Phối hợp với cơ quan địa chính nắm chắc các hộ chuyển quyền sử dụng đất để thu thuế sát đúng và kịp thời Phối hợp với cơ quan Tài chính cân đối các khoản thu thuế, phí Thực hiện quy chế thu thuế bằng giấy nộp tiền vào KBNN để ngăn chặn kẽ hở cán bộ thuế quan hệ trực tiếp thu tiền mặt của các hộ nộp thuế Từ việc làm cụ thể trên, nếu như trước đây công tác thu đạt dự toán với tỷ lệ rất thấp, thì kể từ năm 2011 đến nay công tác thu hàng năm của huyện đều đạt và vượt dự toán được giao từ đầu năm Trong điều hành chỉ NS, cấp uỷ, chính quyền các cấp ở Núi Thành đã chỉ đạo sát sao, chặt chẽ và các cơ năm quan chuyên môn tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát ngay từ đã nên việc chỉ tiêu được bám sát dự toán, bảo đảm cân đối tích cực Chỉ đầu tư phát triển KT-XH được bảo đảm ti kiệm, phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của huyện và cơ sở Ngoài ra ến độ thực hiện dự án, chỉ thường xuyên tiết
Núi Thành còn đáp ứng kinh phí phục vụ các khoản chỉ đột xuất tạo điều kiện cho các cấp, ngành hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao Công tác quản lý tài chính NS xã luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm KBNN huyện đã tích cực kết hợp với các ngành thuộc khói Tài chính quản lý chặt chẽ thu, chỉ, thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ quản lý, điều hành NS và quỹ quốc gia trên địa bàn huyện Đồng thời phòng TC- KH huyện đã triển khai chương trình tin học kế toán NS xã, nhằm đưa ứng dụng công nghệ vào việc hạch toán kế toán quản lý thu, chỉ đáp ứng nhu cầu quản lý NS xã trong giai đoạn hiện nay Để chủ động quản lý về điều hành NS những tháng cuối năm, huyện Núi Thành tập trung khắc phục những yếu kém, để ra các biện pháp thực hiện, phấn đấu hoàn thành vượt dự toán thu, bảo đảm nhiệm vụ chỉ Tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, phần đấu thực hiện đạt, vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2014 Các cấp chính quyền, ngành thuế và một số ngành chức năng làm rõ nguyên nhân thất thu đối với từng chỉ tiêu thu ở từng lĩnh vực, từng địa bàn Tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, tạo vốn từ quỹ đất để xây dựng cơ sở hạ tầng Núi Thành thực hiện nghiêm các quy dinh dé nang cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Tiếp tục củng có công tác quản lý tài chính, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý điều hành của bộ máy chính quyền địa phương
1.4.2 Kinh nghiệm quản lý NSNN huyện (quận)
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về NSNN và những yêu cầu cơ bản về quản lý NSNN huyện có thể rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo, vận dụng vào việc quản lý NSNN ở một số huyện (quận ) như sau:
Một là, kiểm tra quyết toán thu, chỉ rất chú trọng đến hiệu quả của công tác quản lý thu, chỉ NSNN Quá trình lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán 'NSNN đều được thực hiện chặt chẽ từ khâu đầu đến khâu cuối cùng
Hai là, công tác kiểm tra, thanh tra và kiểm toán quản lý NSNN luôn coi trọng hàng đầu trong định hướng phát triển KT-XH
Ba là, phải coi trọng cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý NS gồm: Cải cách chủ thể, cơ chế quản lý thu, chỉ cho phù hợp với tiến trình phát triển chung; cải tiến các quy trình, thủ tục hành chính và tỉnh giản bộ máy quản lý thu, khai thác có hiệu quả nguồn thu NS, huy động các nguồn lực trong dân và các tô chức trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển; hướng quản lý chỉ NS theo kết quả đầu ra
Bồn là, cần coi trọng vai trò công tác phân tích, dự báo kinh tế phục vụ cho việc hoạch định chính sách kinh tế và các chính sách liên quan đến thu, chi NS nhằm phát triển KT-XH một cách toàn diện và vững chắc
Năm là, thống nhất chỉ đạo và mạnh dạn phân cấp quản lý kinh tế; phân cấp quản lý thu, chỉ NS cho các cấp chính quyền địa phương trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong chương này, luận văn tập trung làm sáng tỏ các vấn đề như hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về NSNN, quản lý NSNN nói chung và quản lý
'NSNN cấp huyện Cụ thể làm rõ khái niệm và bản chất NSNN, làm rõ chức năng và vai trò của NSNN trong nền kinh tế thị trường Để quản lý NSNN cấp huyện, tác giả tiếp tục nghiên cứu hệ thống NSNN ở Việt Nam và cách thức phân cấp quản lý NSNN, tiếp đến, nghiên cứu lý luận cơ bản trong công tác quản lý NSNN và những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý NSNN Bên cạnh những lý l n nghiên cứu về công tác quản lý NSNN cấp huyện Học viên cũng nghiên cứu thêm kinh nghiệm quản lý NSNN của huyện Núi Thành
~Tinh Quảng Nam với tình hình KT-XH khá tương đồng với huyện Bình Sơn; từ đó củng có thêm hệ thống lý luận và rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác
'Với những nội dung cơ bản trên, Chương 1 đã làm rõ được công tác quản lý NSNN là việc thực hiện đồng bộ và hệ thống tắt cả các hoạt động của các khâu: Lập dự toán, chấp hành, quyết toán NS, kiểm tra và quá trình điều hành NS đạt được mục tiêu đề ra, nghĩa là đạt hiệu quả trong công tác quản lý NSNN Thêm nữa, để quản lý NSNN tác giả cũng tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng chính đến công tác quản lý NSNN của một địa phương làm cơ sở để đưa ra giải pháp hỗ trợ trong Chương 3
'THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSNN HUYỆN BÌNH SƠN TRONG THỜI GIAN QUA.
2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIÊN KT-XH CỦA HUYỆN
BÌNH SƠN GIAI ĐOẠN 2010 - 2014
Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển KT - XH của huyện Bình Sơn trong thời gian qua
- Bình Sơn là huyện đồng bằng ven biển, có KKT Dung Quất, với có cảng biển nước sâu Dung Quất và NMLD Dung Quắt đầu tiên của cả nước Vị trí của huyện đã hội tụ nhiều điều kiện và cơ hội để giao lưu, tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật; thu hút lầu tư phát triển ngành KT-XH; ngành TM - DV phát triển đa dạng nhất là ngành ngân hàng, bảo hiểm; thúc đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH là điều kiện để hình thành một trọng điểm phát triển ở phía Bắc của tỉnh trong tương lai
Kinh tế của huyện đang từng bước phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật Văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống của người dân được cải thiện; quốc phòng, an ninh được giữ vững Thực trạng kinh tế huyện trong thời gian qua cho thấy rất thuận lợi cho công tác quản lý NSNN huyện trong thời gian đến
Huyện Bình Sơn có nguồn thu cân đối thấp, chủ yếu dựa vào nguồn bổ sung cân đối từ NS cấp trên Với các hoạt động đang vướng mắc cụ thê:
~ Kinh tế nông nghiệp, nông thôn chưa có sự chuyên dịch rõ nét trong cơ cấu nội bộ ngành; còn lúng túng trong việc thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp
- Sản xuất công nghiệp - tiêu thủ công nghiệp nhìn chung có phát triển nhưng quy mô còn nhỏ và chưa ồn định, chưa tạo được bước đột phá.
- Kết cầu hạ tầng KT-XH tuy có nhiều mặt tiến bộ, nhưng vẫn còn chậm, thiếu đồng bộ, vốn đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương
- Hoạt động TM - DV đang có xu hướng phát triển nhưng chưa đủ mạnh, sức mua còn hạn chế
- Đầu tư xây dựng cơ bản: Một số chủ đầu tư chưa nắm vững trong thủ tục đầu tư XDCB dẫn đến công tác lập hồ sơ, thủ tục quyết toán dự án, công trình hoàn thành còn chậm, hơn nữa công tác thẩm tra, thâm định báo cáo quyết toán của ngành chuyên môn chưa kịp thời, chưa đảm bảo tiến độ giải ngân hàng năm; cuối năm chỉ chuyển nguồn của vốn đầu tư XDCB là chủ yếu
- Cơ sở vật chất trường, lớp học có nhiều tiến bộ nhưng, vẫn chưa đáp ứng cho công tác dạy và học theo phương pháp đổi mới Hệ thống giáo dục mầm non phân tán, cơ sở vật chất xuống cấp, thiếu thiết bị dạy và học Cần tăng chỉ đầu tư cơ sở vật chất cho khối học mầm non và tiểu học phục vụ công tác dạy và học
~ Quản lý nguồn tải nguyên còn buông lỏng, tình trạng khai trái phép tài nguyên trên địa bàn còn diễn ra, mà chưa có biện pháp xử lý triệt đẻ
Như vậy, kinh tế phát triển nhưng thiếu bền vững; các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất hang hoá Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH; đời sống của một bộ phận nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn An ninh trật tự an toàn xã hội có mặt còn tiềm ẩn, gây mắt ổn định Kết quả như trên, một phan 1a do công tác quản lý NSNN của huyện Bình Sơn chưa thực sự hiệu quả Do đó, các co quan, ban, ngành cấp huyện cũng như việc quản lý NSNN huyện cần quan tâm để phục vụ việc phát triển KT-XH của huyện góp phần tăng thu NS đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu của huyện ngày càng cao.
TRONG THOI GIAN QUA (GIAI DOAN 2010-2014)
Công tác lập dự toán NSNN huyện Để đánh giá thực trạng công tác lập dự toán thu và dự toán chỉ, trước tiên
chúng ta phải đi tìm hiểu kế hoạch lập dự toán, cơ sở lập dự toán và quy trình lập và giao dự toán trong những năm qua của huyện Bình Sơn
- Kế hoạch thời gian: Lập dự toán phải thực hiện xây dựng và quyết định dự toán NSNN huyện diễn ra hàng năm; thời gian thường vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7 và kết thúc vào trước ngày 31 tháng 12 năm trước
- Cơ sở để lập dự toán huyện Bình Sơn: Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch
UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN, và Hướng dẫn của Sở Tài chính tỉnh xây dựng dự toán NS và thông báo số kiểm tra về dự toán NS đối với UBND các huyện, thành phố
UBND huyện Bình Sơn sẽ chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc, các phòng, ban và UBND các xã, thị trấn lập dự toán thu, chỉ NS Phòng TC-KH huyện là cơ quan tham mưu cho UBND huyện trong công tác lập và phân bổ dự toán trên địa bàn huyện
- Quy trình lập và giao dự toán NS trong những năm qua tại huyện Bình Sơn:
Nhận dự toán thu NSNN do Chỉ cục thuế lập: Phòng TC-KH huyện chủ trì phối hợp với Chỉ cục thuế huyện xem xét dự toán NS của các cơ quan, đơn vị thuộc NS huyện, UBND các xã, thị trấn; đồng thời tổng hợp, tham mưu cho
UBND huyện báo cáo UBND tỉnh Quảng Ngãi và các sở ngành chức năng thuộc tỉnh
Sơ đồ 2.1 Quy trình lập và giao dự toán NS huyện
HDND HUYEN CÁC SỞ, NGÀNH
Quy trình lập dự toán
Quy trình giao dự toán Dự toán NSNN huyện được HĐND huyện quyết định: Sau khi được
UBND tỉnh Quảng Ngãi giao dự toán thu, chỉ NS và kế hoạch vốn đầu tư phát triển; Phòng TC-KH huyện tham mưu UBND huyện trình HĐND huyện Bình
Sơn xem xét thông qua Nghị quyết quyết định dự toán NSNN huyện; theo đó
UBND huyện ban hành quyết định giao dự toán thu NS trên địa bản, phân bổ chỉ NS địa phương
2.2.1.1 Lap dy toán thu NSNN huyện
Việc dự toán thu chính xác sẽ ảnh hưởng rất lớn trong việc lập dự toán chỉ và triển khai nhiệm vụ chỉ để đảm bảo chủ động thu, chỉ NS
Dự toán thu của huyện được lập căn cứ theo những quy định: về phân cấp nguồn thu; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu đã được quy định và số bổ sung cân đối từ NS cấp trên; thực trạng thu NS các năm trước; nhiệm vụ phát triển KT-XH đo cơ quan thẩm quyền thông báo
Bảng 2.1: Tình hình lập dự toán thu NSANN trên địa bàn huyện từ năm 2010 — 2014
1 Dự toán thu NSNN do tỉnh giao (triệu đông) 80.720 | 103.050 | 140.400 | 121.700 | 118.430
2 Dự toán thu NSNN do huyện giao (triệu đông) §1.860 | 105.250 | 142.450 | 122.700 | 120.595
4 Tỷ lệ phần đầu vượt so với tỉnh giao (%) lái |213 |146 |082 |183
Qua Bảng 2.1 cho thấy dự toán thu NSNN do HĐND huyện giao hằng
V huyện từ năm 2010 ~ 2014 ~ Phòng TC- KH huyện Bình Sơn năm đều đưa ra chỉ tiêu phấn cao hơn so với UBND tỉnh Quảng Ngãi giao, với mức tỷ lệ phấn đấu từ 0,82% đến 2,13% và thể hiện giá trị chênh lệch tăng từ 1.000 đến 2.200 triệu đồng
Các chỉ tiêu trong dự toán thu NSNN, số liệu xem chỉ tiết Phụ lục số 1
~ Tổng dự toán thu NSNN huyện Bình Sơn qua các năm có tỷ lệ tăng bình quân là 21%; tỷ lệ tăng thu từ 13% năm 2010 đến 46% năm 2013 từ (tương ứng với giá trị chênh lệch 34.755 triệu đồng: 87.178 triệu đồng), năm
2014 giảm 7% (giá trị chênh lệch 28.698 triệu đồng); số tăng thu chu yếu là thu bổ sung từ NS trên Biến động của dự toán thu không có cùng xu hướng, tăng dần từ năm 2010 đến năm 2012 và giảm dần từ năm 2013 đến năm 2014, điều này thể hiện tốc độ phát triển thể kinh tế của huyện Bình Sơn có phần chững lại, do tình hình kinh tế trong nước và thế giới diễn biến phức tạp, lạm phát tăng cao phần nào cũng đã tác động đến hoạt động sản xuắt, kinh doanh cũng như đời sống của nhân dân, làm giảm nguồn thu NSNN trên địa huyện
~ Xét theo từng chỉ tiêu, nguồn thu chiếm tỷ trọng cao trong tông thu NS gồm: Thuế GTGT, thuế TNDN, tiền sử dụng đất Tuy nhiên, nguồn thu này thiếu ồn định phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả kinh doanh của các DN và thị trường bất động sản, chẳng hạn như thuế GTGT tăng từ năm 2010 đến năm 2012 và giảm liên tục giảm trong 02 năm (năm 2013 giảm 17.329 triệu đồng so với năm 2012 và năm 2014 giảm 15.410 triệu đồng so với năm hi, thu
2013) Các chỉ tiêu tăng thu chủ yếu từ thuế thuế môn bài, phí và khác NS huyện tổng thu NS, thi nhưng nguồn thu này chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ so với én định, nhất là khoản thu khác Do vậy cần phải có giải pháp quản lý, nuôi dưỡng và khai thác nguồn thu từ khu vực này nhằm đảm bảo thu đúng, đầy đủ để tăng thu NSNN
Qua việc phân tích trên cho thấy cơ bản huyện Bình Sơn lập dự toán thu đúng theo quy định của Luật NSNN, Nghị định 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn có liên quan; chủ động lập, phấn đấu tăng thu NS hang năm đề đầu tư phát triển Tuy nhiên công tác dự báo nguồn thu hàng năm vẫn còn những hạn chế, đó là chưa có cơ sở và chưa tính toán hết khả năng thu NS thực tế trên địa bàn huyện, vấn đề này thé hiện rõ ở phần Chấp hành dự toán thu tại huyện Bình Sơn có những chỉ tiêu đạt rất cao, nhưng có những chỉ tiêu đạt thấp Chẳng hạn như năm 2013: thuế tài nguyên đạt
26.973% so với dự toán giao và thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ đạt 74% so với dự toán được giao Mặt khác công tác lập dự toán thu NSNN huyện còn đề cao bệnh thành thành tích, muốn lập dự toán thu thấp để hàng năm thu đạt và vượt chỉ tiêu được giao, nên chưa khai thác triệt để các nguồn thu, còn trông chờ vào nguồn thu bổ sung tư NS cấp trên Do vậy, cần phải xem xét các căn cứ khi tiến hành lập dự toán thu NSNN, cũng như trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ của các cơ quan chuyên môn trong việc tham mưu phân tích các chỉ tiêu, phương pháp tính toán để lập dự toán thu NSNN hàng năm
2.2.1.3 Lap dy toán chỉ NSNN huyện
tháng 12 hàng năm của năm NS Vào thời điểm này các cơ quan Phòng TC-
KH, Chỉ Cục thuế và KBNN huyện Bình Sơn đang tập trung phấn đấu hoàn thành kế hoạch, đồng thời hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị ói chiếu số liệu để tiến hành khóa số kế toán khi hết thời gian chỉnh lý quyết toán NS Vì vậy, công tác phân bổ dự toán không tránh khỏi các sai sót có thể xảy ra
2.2.2 Công tác chấp hành dự toán NSNN huyện Chấp hành dự toán NSNN là giai đoạn thực hiện các chỉ tiêu thu, chỉ tài chính trong dự toán NSNN đã được HĐND huyện Bình Sơn quyết định; thời gian bắt đầy từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm
2.2.2.1 Chấp hành dự toán thu tại huyện Bình Sơn
Căn cứ thực hiện: Căn cứ Nghị quyết HĐND huyện giao, Phòng TC- KH tham mưu cho UBND huyện ban hành Quyết định giao dự toán thu NS trên địa bàn; theo đó Chỉ Cục thuế, Phòng TC-KH, các cơ quan đơn vị liên quan huyện Bình Sơn và UBND các xã, thị trần thuộc huyện tô chức thu, nộp
NS hang nim; Định kỳ báo cáo: định kỳ hàng tháng, quý báo cáo tiến độ thực hiện dự toán thu cho UBND huyện
Công tác tổ chức thực hiện chấp hành NSNN của các đơn vị liên quan:
- Phong TC-KH huyện tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện các biện pháp, giải pháp để chỉ đạo tăng cường trách nhiệm đối với các cơ quan thu, doanh nghiệp và các đối tượng nộp thuế để đảm bảo hoàn thành và vượt dự toán thu NS hang nam Tai huyện Binh Sơn các cấp chính quyền địa phương va Chi Cục thuế ngay từ đầu năm đều tổ chức Lễ ra quân tuyên truyền các ế; tổ chức tập huấn, đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã và các đối tượng nộp thuế trên địa bàn; tổ chức ủy nhiệm thu đối với các khoản thu tại xã, thị trắn, phân công các Đội thuế đứng cánh khắp trên địa bàn
25 xã ¡ trân; ngoài ra UBND huyện con thành lập Đoàn thanh tra liên ngành, các tổ đôn đốc thu NS, Đội quản lý nợ hạn chế thất thu NS Tuy nhiên, tình hình nợ đọng thuế, nhất là đối với các DN hàng năm gia tăng; công tác thu hút đầu tư còn hạn ché, có rất ít các DN trong và ngoài tỉnh đầu tư trên địa bàn huyện, cụm công nghiệp Bình Nguyên được đầu tư từ năm
2006 nhưng đến nay vẫn chưa lấp đầy diện tích, đều này cho thấy chính quyền địa phương chưa tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi, chưa xử lý triệt để tình trạng nợ đọng thuế, cũng như công tác cải cách thủ tục hành còn rườm rà, chậm đổi mới làm quan ngại cho các nhà đầu; bên cạnh đó còn có một số DN đầu tư trên địa bàn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, kinh doanh kém hiệu quả phải dừng hoạt động hoặc giải thể phần nảo cũng đã ảnh hưởng đến nguồn thu NS của huyện
- Chi cục Thuế huyện căn cứ Quyết định giao dự toán thu của UBND huyện Bình Sơn hàng năm, lập kế hoạch, bộ thu giao cán bộ thu để thực hiện thu, nộp KBNN trong từng tháng, từng quý; giải quyết kịp thời các hồ sơ đăng ký thuế, thường xuyên nhắc nhở các cá nhân, tổ chức kê khai thuế; tăng, cường đôn đốc và phối hợp với các cơ quan, ban, ngành thực hiện các biện pháp thu nợ thuế như: thông báo nợ thuế, tạm dừng bán hóa đơn, cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng đề nộp
- UBND các xã, thị trấn căn cứ Nghị quyết HĐND cùng cấp giao dự toán thu dé tổ chức thực hiện thu tại xã, thị trấn Chủ tịch UBND xã, thị trấn có Quyết định giao nhiệm vụ thu NS hàng năm Các bộ phận chuyên môn căn cứ Quyết định tổ chức thực hiện đạt và vượt dự toán thu hàng năm
- Tại các đơn vị thu các khoản thu quản lý chỉ qua NSNN: ghi thu, ghi chỉ vào NS Đây là các khoản thu phí, lệ phí và các khoản thu của NS, đơn vị được phép để lại chi Trong thời gian chỉnh lý quyết toán don vi tap hop theo
MLNS làm đề nghị gửi cơ quan tài chính ghỉ thu, ghi chi vao NS
- Đối với KBNN, đây là nhiệm vụ trọng tâm, tất cả các khoản thu phải được nộp vào NSNN, tài khoản tiền gửi hợp pháp khác tại KBNN và phải được kiểm soát nguồn thu, hướng dẫn đơn vị, địa phương hạch toán thu đúng MLNS nhằm phản ảnh trung thực nguồn thu tại địa phương, đơn vị đó Cuối mỗi tháng, KBNN cung cấp số liệu báo cáo thu gửi Chỉ Cục thuế và Phòng
TC-KH huyện đối chiếu số liệu, tổng hợp báo cáo Thường trực Huyện ủy, Thường trực HĐND và UBND huyện để biết và có hướng chỉ đạo cho các tháng tiếp theo nhằm hoàn thành nhiệm vụ thu trong năm đạt và vượt dự toán giao cả năm
Thực hiện chấp hành dự toán thu NSNN từ năm 2010 ~ 2014
Tổng thu NSNN huyện qua các năm đều vượt so với dự toán được giao (chi tiét xem Phụ lục số 03) So với dự toán, năm 2010 vượt 256.016 triệu đồng (tăng 135%), năm 2011 vượt 242.600 triệu đồng (tăng 87%), năm 2012 vượt 310.675 triệu đồng (tăng 99%), năm 2013 vượt 322.926 triệu đồng (tăng 73%) và năm 2014 vượt 354.767 triệu đồng (tăng 86%)
Xét về tỷ trọng cơ cấu các nguồn thu NS từ năm 2010 đến 2014 được tổng hợp qua Bảng 2.2 Đối với nguồn thu cân đối NS tăng qua các chỉ tiêu cụ thể:
Nguồn thu cân đối NS huyện chủ yếu là thuế trong lĩnh vực Công thương, nghiệp như: Thuế GTGT, thuế TNDN, thuế môn bài, thu khác NS huyện; việc đánh giá công tác quản lý thu NSNN chủ yếu thông qua việc phân tích các sắc thuế; các đối tượng nộp thuế chủ yếu là các DN vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể Trong số bộ Thuế do Chỉ cục thuế quản lý, tính đến ngày 31/12/2014 có tổng số 6.647 đơn vị trong đó: DN tư nhân 264; HTX 34 và hộ kinh doanh cá thé: 6.349 đơn vị è tỷ trọng ở Bảng 2.2 chỉ tiêu này biến động lên xuống qua các năm nhưng xét về mặt giá trị thì các chỉ tiêu này tăng lên cụ thể như sau:
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn thu NS huyện Bình Sơn ( 2010-2014)
CHÍ TIỂU Năm Năm Năm Năm Năm
2 Thu bô sung tư NS cấp trên | 67,30% | 59,92% | 69,26% | 68,19% | 70,18%
2.1 Thu bồ sung cân đỗi 24,56% | 43,52% | 37,03% | 32,22% | 44,99%
2.2 Thu bồ sung có mục tiêu _ | 42,74% | 16,40% | 32,22% | 35,91% | 25,19%
4 Thu đề lại đơn vị quản lý qua NSNN 0,29% | 0,18% 0,24% | 0,68%
- Tăng thu khoản thu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước (gồm DNNN TW - địa phương; DN có vốn đầu tư nước ngoài, từ khu vực ngoài quốc doanh) có mức tăng khá và cũng là nguồn thu chủ yếu của NS huyện Bình Sơn Cụ thể, số thu thuế từ khu vực này là 81.033 triệu đồng năm 2010 thì đến năm 2014 là 268.838 triệu đồng, tăng gấp 3,3 lần; trong đó có một số chỉ tiêu có nguồn thu vượt rất cao so với dự toán được giao như: Thuế TNCN từ năm 2011 đến năm 2014 tăng đột biến, tăng đến 4.438%; năm 2014 thuế TN tăng 25.973% các nguồn thu này chủ yếu từ hoạt động của NMLD Dung Quát, Công ty Doosanvina và một số DN khác trên địa bàn KKT Dung Quát Bên cạnh đó, còn có những nguồn thu có lúc thiếu ôn định, điển hình như: năm 2011 thuế TNDN đạt 79% và thu tiền sử dụng đất đạt 82%, tương ứng với số hụt thu là 5.353 triệu đồng; năm 2012 thuế GTGT đạt 85% , tương ứng với số hụt thu là 15.999 triệu đồng Để phát triển kinh tế trên địa bàn huyện, thì lãnh đạo huyện Bình Sơn cần chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích sản xuất theo hướng gia tăng giá trị, tạo môi trường kinh doanh cho các DN vừa và nhỏ, sản xuất kinh doanh mở rộng quy mô sản xuất góp phần phát triển kinh tế và tăng thu NSNN trong lĩnh vực này
KBNN
Chủ đầu tư Nhà thầu
Khi kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, KBNN căn cứ vào văn bản của cấp có thm quyền cho phép chuẩn bị đầu tư, dự toán chỉ phí chuẩn bị đầu tư và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, kèm theo quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán của cấp có thẩm quyền, dự toán chỉ tiết cho từng hạng mục công trình (giai đoạn thực hiện dự án), quyết định phê duyệt của cấp có thấm quyền về phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc quyết định chi định thầu, hợp đồng kinh tế, biên bản nghiệm thu và các tài liệu hồ sơ khác kèm theo, KBNN đối chiếu với kế hoạch vốn của dự án hàng năm do cấp có thấm quyền giao, thông báo vốn đầu tư XDCB do cơ quan tài chính và các quy định quản lý đầu tư hiện hành để kiểm soát thanh toán Hiện nay, theo quy định hiện hành thì Chủ đầu tư sau khi ký hợp đồng có thể ứng vốn cho nhà thầu, KBNN thực hiện tạm ứng vốn trước, kiểm soát chỉ thanh toán vốn đầu tư khi Chủ đầu tư đề nghị thanh toán tạm ứng Quy định này gây khó khăn trong quản lý vốn chỉ đầu tư xây dựng cơ bản
Công tác tổ chức chấp hành dự toán chỉ NSNN của các đơn vị
Công tác chấp hành dự toán chỉ NSNN tại huyện Bình Sơn qua các năm nhìn chung đều đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật về NSNN
Thực tế chấp hành dự toán chỉ NSNN huyện Bình Sơn năm 2010 ~ 2014 xem chỉ tiết Phụ lục số 04 cho thấy số chỉ tăng so với dự toán HĐND giao đầu năm nguyên nhân này là do, như đã phân tích ở phần chấp hành thu, số thu bổ sung có mục tiêu từ NS cấp trên chưa đưa vào dự toán đầu năm, nguồn thu này chiếm tỷ lệ từ 16% đến 42% tổng thu, khi tỉnh bổ sung nhiệm vụ chỉ đồng thời bổ sung kinh phí trợ cấp có mục tiêu cho huyện, khi đó huyện bổ sung dự toán và phân bổ kinh phí NS cấp trên bổ sung để chỉ, dẫn đến chỉ tăng so với dự toán giao đầu năm
Chỉ NS huyện, chủ yếu là chỉ thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn từ 81,72% đến 89,82% trong tổng chỉ Cơ cấu chỉ NS huyện Bình Sơn qua các năm tỷ trọng khoản chi cu thé xem Bang 2.3
Bảng 2.3: Cơ cấu chỉ NS huyện Bình Sơn giai đoạn 2010-2014
SỐ Nam | Nam | Nam | Năm | Năm
CHÍ TIÊU 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014
1 Chỉ đầu tư phat trién(%) | 13,69 | 168 | 10,18 | 1828 | 16,68 2 Chi thường xuyên (%) 8631 | 83,2 | 8982 | 81,72 | 8332
Qua bảng số liệu ở Phụ lục 04 và Bang 2.3 cho thấy, Chỉ cân đối NS huyện gồm có chỉ đầu tư phát triển và chỉ thường xuyên Cụ thể
- Chỉ thường xuyên tăng chủ yếu là chỉ cho sự nghiệp giáo dục chiếm tỷ trọng lớn nhất cụ thể chỉ lương cho giáo viên Ngoài ra chỉ quản lý hành chính và chỉ đảm bảo an sinh, xã hội trợ cấp khó khăn cho các đối tượng bảo trợ xã hội tăng lên do nhu cầu về cải cách tiền lương tăng Chỉ phục vụ công tác an ninh, quốc phòng và chỉ các sự nghiệp khác như: sự nghiệp văn hóa — thông tin, thể dục thể thao, sự nghiệp giao thông, môi trường, truyền thanh cũng tăng dần qua các năm đảm bảo phục vụ nhu cầu phát triển xã hội trên địa bàn huyện Đánh giá cụ thể chỉ thường xuyên tại huyện như sau:
Nam 2010, ting 153.276 triệu đồng (tăng 81%), chủ yếu tăng chỉ kinh phí sự nghiệp giáo dục — đào tạo và day nghề, chỉ sự nghiệp kinh tế, quản lý hành chính Đảng, đoàn thể do tỉnh giao dự toán NS huyện cân đối, những năm trước do NS cấp tỉnh cân đối, cấp phát kinh phí ủy quyền cho cấp huyện chỉ; năm 2011 tăng 73.194 triệu đồng (tăng 26%) so do bổ sung nhiệm vụ chỉ cho sự nghiệp y tế, chỉ trợ giá các mặt hàng chính sách
132.832 triệu đồng (tăng 43%) tăng chỉ do thực hiện chế độ cải cách tiền năm 2012 tăng lương; chỉ trợ cước, trợ giá các mặt hàng thiết yếu, chỉ sự nghiệp giáo dục — đào tạo và mí số nhiệm vụ chỉ thường xuyên tăng lên; năm 2013 tăng chỉ
110.916 triệu đồng (tăng 25%) là trong năm 2010 giảm chỉ thường xuyên: do
Công tác quyết toán NSNN huyện
Quyết toán NSNN là giai đoạn tổng kết, đánh giá việc thực hiện NS và chính sách tài chính NS cũng như xem xét trách nhiệm pháp lý của các cơ quan, đơn vị thuộc huyện khi sử dụng NSNN để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật trong một năm NS đã được
HĐND huyện quyết định; thời gian quyết toán NSNN huyện không quá 6 tháng kể từ khi năm NS kết thúc
2.2.3.1 Quyết toán thu NSNN huyện của một năm NS để éu hanh thu, chi NS Quyết toán NS là việc phân tích kết quả thực hi cung cấp thông tin tài chính; đánh giá công tác quản lý trong năm đồng thời rút kinh nghiệm cho những năm đến Sau khi thực hiện nhiệm vụ thu, chỉ NSNN trong năm, Bộ Tài chính, UBND tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn khóa số và quyết toán NSNN để làm cơ sở cho các đơn vị thống nhất thực hiện khóa số và lập báo cáo quyết toán NS hàng năm
Quy trình thực hiện quyết toán thu NŠ huyện Bình Sơn
UBND các xã, thị trấn lập báo cáo quyết toán ngân xã và các cơ quan, đơn vị dự toán cấp huyện lập báo cáo quyết toán NS của mình gửi Phòng TC
— KH huyện tổng hợp báo cáo quyết toán NSNN huyện; Phòng TC - KH huyện là cơ quan tham mưu cho UBND huyện tổng hợp và lập báo cáo quyết toán NSNN huyện trình HĐND huyện phê chuẩn vào kỳ họp thường kỳ giữa năm và gửi Sở Tài chính tổng hợp quyết toán NSNN tỉnh, báo cáo Bộ Tài chính tổng hợp trình Chính Phủ báo cáo Quốc hội đúng quy định Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn
Vào thời điểm cuối năm, các cơ quan thu và UBND các xa, thi tran tiền hành rà soát, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của chứng từ, rà soát kiểm tra các khoản thu trong năm, kiểm tra đối chiếu chứng từ thu tiền từ nhân dân và giấy nộp tiền vào NS; nộp tiền vào tài khoản tiền gửi hợp pháp khác mở tại
Kho bạc qua xác nhận của KBNN ; với các đối tượng, sau đó lập và kiểm tra hệ thống các các bảng biểu, số liệu m kê quỳ tiền mặt, đối chiếu tạm ứng, trong báo cáo để trình thủ trưởng đơn vị ký đối chiếu KH huyện đề tổng hợp báo cáo UBND huyện liệu, gửi Phòng TC-
Phòng TC- KH huyện tổng hợp báo cáo quyết toán do các xã, thị trấn thuộc cấp mình quản lý Trong khi tổng hợp, lập báo cáo quyết toán NS huyện, Phòng TC-KH huyện kiểm tra tính đầy đủ, chính xác, khớp đúng giữa số liệu Kiểm tra việc tuân thủ hạch toán kế toán và MLNS, xem xét đơn vị hành toán kịp thời, đúng tính chất từng nội dung nguồn thu Kiểm tra tính tuân quy định pháp luật về các nội dung các nguồn thu, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa các cấp NS Đồng thời căn cứ số liệu tổng hợp tại KBNN để lập báo cáo quyết toán thu NS huyện hàng năm Để đánh giá tình hình thực hiện thu qua các năm, sau khi tổng hợp lập báo cáo quyết toán, cơ quan tổng hợp phân tích các chỉ tiêu thu trong năm so với dự toán và so với số thực hiện cùng kỳ năm trước Qua đó phân tích những chỉ tiêu thu đạt và không đạt, nguyên nhân đề phần đấu cho những năm tiếp theo.
Từ Phụ lục số 05 cụ thê về số liệu quyết toán thu NSNN: huyện Bình
Son năm 2010 — 2014 cho thấy: Phần thu Công tác thực hiện quyết toán thu
NSNN huyện được hưởng năm 2011 so với năm 2010 vượt 73.762 triệu đồng (tăng 17%), năm 2012 so với năm 2011 vượt 100.075 triệu đồng
(tăng 20%), năm 2013 so với năm 2012 vượt 144.730 triệu đồng (tăng 23%), năm 2014 so với năm 2013 vượt 55.223 triệu đồng (tăng 0,419)
Trong giai đoạn 2010-2014, năm 2013 là có số thu tăng cao nhất so với các năm khác, năm 2014 do tình hình sản xuất kinh doanh của các DN vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là các DN trong KKT Dung Quat Các khoản thu về nhà, đất và lệ phí trước bạ về chuyển quyền sử dụng đất giảm dần kể từ đó cho thấy thu về nhà, đất không mang tính bền vững Các khoản thu từ thuế cơ bản năm sau cao hơn năm trước, trong đó năm 2012 giảm so với năm
2011, mà trong đó chủ yếu là thuế GTGT (giảm 37.977 triệu đồng) cho thấy kinh tế của huyện Bình Sơn có bước phục hồi và phát triển; chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi về môi trường kinh doanh cho các DN, các hộ kinh doanh cá thể hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đảm bảo nguồn thu tại địa phương một cách chủ động Tuy nhiên, nguồn thu phát triển khụng đồng đều chỉ tập trung tang thu tai thi tran Chau ệ và một số xó như:
Bình Đông, Bình Thuận, Bình Trị, và một số xã có nguồn thu đạt rất thấp như: Bình Châu, Bình Tân, Bình An
2.2.3.2 Quyết toán chỉ NSNN huyện
Quy trình thực hiện quyết toán chỉ NS huyện Bình Sơn của các đơn vị
- Đối với các đơn vị quan hệ NS: là đơn vị trực tiếp chỉ tiêu và thực hiện công tác tài chính kế toán, vì vậy đây là quá trình tự kiểm tra, kiểm soát của bộ phận kế toán và người chuẩn chỉ đối với các khoản chỉ tiêu, số sách, biểu mẫu và hạch toán kế toán trong một năm Cuối năm, tiến hành rà soát, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của chứng từ, hoàn các khoản tạm ứng của
NSNN, thanh toán dứt điểm các khoản tồn đọng và thực hiện khóa số quyết toán, đối chiếu với KBNN, rà soát kiểm tra các khoản chỉ mua sắm, sửa chữa còn đở dang chưa thanh toán để xin cấp có thâm quyền chuyển nguồn sang năm sau, kiểm kê quỹ tiền mặt, đối chiếu tạm ứng với các đối tượng, sau đó lập và kiểm tra hệ thống các các bảng biểu, số liệu trong báo cáo để trình thủ trưởng đơn vị ký, gửi đơn vị dự toán cấp trên và cơ quan tai chính cùng c¿
Theo quy định, báo cáo quyết toán gồm có báo cáo bằng số liệu gồm các báo cáo tổng hợp, chỉ tiết về tình hình thực hiện dự toán NS và thuyết minh báo cáo quyết toán nhằm phân tích những nguyên nhân tăng, giảm theo dự toán, hoặc những nội dung theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp, đánh giá
- Đối với cơ quan Tài chính: Phòng TC- KH huyện trong khi tổng hợp số liệu quyết toán có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, chính xác, khớp ding giữa số liệu và các thông báo xét duyệt quyết toán của đơn vị dự toán cấp I cho các đơn vị cấp dưới, số tiền và chương, loại, khoản, mục theo MLNS trên quyết toán phải phù hợp với số tiền thực rút tại KBNN trong năm, kiểm tra một số nội dung khác có liên quan như, trích 40% thu sự nghiệp, thu học phí và 35% thu viện phí để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương, việc trích quỹ bình ổn thu nhập, trích quỹ phát triển sự nghiệp, chỉ tăng thu nhập của các đơn vị được giao quyền tự chủ tài chính, kiểm tra về trình tự, thủ tục các khoản chỉ sửa chữa, mua sắm Đối với các đơn vị tự chủ tài chính thì tập trung kiểm tra kỹ ở phần kinh phí không giao tự chủ nhằm ngăn ngừa tình trạng đơn vị sử dụng kinh phí này để chỉ cho các nội dung tự chủ, hoặc tăng thu nhập
- Đối với HDND và UBND các cấp: Trên cơ sở báo cáo quyết toán do cơ quan tài chính trình UBND xem xét ký và gửi cơ quan Tài chính cắp trên và HĐND cùng cấp Ban KT-XH HĐND huyện làm việc với cơ quan tài chính để thâm định quyết toán chỉ NS huyện, trong đó tập trung trọng tâm là các khoản chỉ vượt dự toán theo Nghị quyết HĐND huyện giao đầu năm, việc sử dụng nguồn tăng thu, nguồn dự phòng chỉ, phần kinh phí chuyển nguồn sang năm sau đồng thời kiểm tra việc thực hiện kết luận của thanh tra, kiểm. toán, trên cơ sở đó lập báo cáo thẩm định trình Thường trực HĐND huyện để báo cáo tại kỳ họp HĐND để thông qua
Công tác thực hiện quyết toán chỉ NSNN huyện giai đoạn 2010 -2014
Từ Phụ lục số 6 Số liệu quyết toán chỉ NS NN huyện Bình Sơn năm
2010 — 2014 cho thấy chỉ NS huyện tăng qua các năm, năm 2011 tăng so với năm 2010 là 35.061 triệu đồng (tăng 8%), năm 2012 tăng so năm 2011 là 97.911 triệu đồng (tăng 22%), năm 2013 tăng so với năm 2012 là 139.503 triệu đồng (tăng 26%) và năm 2014 tăng so với năm 2013 là 42.805 triệu đồng (tăng 6%) Chỉ thường xuyên tăng chủ yếu là tăng chỉ sự nghiệp giáo dục, với số lượng cán bộ, viên chức, người lao động chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc huyện quản lý, vì vậy chỉ thường xuyên thì sự nghiệp giáo dục chiếm tỷ trọng lớn nhất, ngoài ra chỉ quản lý hành chính và chỉ đảm bảo an sinh, xã hội trợ cấp khó khăn cho các đối tượng bảo trợ xã hội tăng lên do nhu cầu về cải cách tiền lương tăng
Công tác thanh tra, kiểm tra NSNN tại huyện Bình Sơn
Công tác thanh tra, kiểm tra thu, chỉ NS huyện từ năm 2010 -2014:
Bảng 2.4 Tổng hợp công tác kiểm tra thuế từ năm 2010 -2014
Năm | Năm | Năm | Năm | Năm 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014
1 | Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế
~_ | Số hồ sơ được kiểm tra He 3.246 | 3.217 | 2.973 | 2.491] 832
Hỗ sơ yêu cầu bd sung | Hỗ
2| Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế
~_ | Số doanh nghiệp kiểm tra | DN 40} 40] 43| 44] 42 Số thuế phát hiện truy thu sau kiêm tra và số thu | Triệu phạt vi phạm trong lĩnh | đồng 2.130 | 1.880] 2.370) 1.914) | 554
Số đơn vi được kiểm tra
12} 15] 22] 23| 45 Triệu
- |Số tiền xử phạtviphạm | ai, 19 17 26 21) 12.6
Nguôn: Báo cáo tổng kết công tác thu NSNN ctia Chi cục Thuế huyện Bình Sơn từ năm
- Công tác kiểm tra thuế: Hàng năm, Chỉ Cục thuế huyện Bình Sơn xây dựng kế hoạch và tổ chức cho từng Đội Kiểm tra chủ ứ phõn cụng kiểm tra, phân tích hồ sơ khai thuế của người nộp thuế tại cơ quan thuế, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế để phát hiện tình trạng các đối tượng nộp thuế dấu hiệu trốn thuế, kê khai sai, bất hợp lý như: trốn doanh thu đối vớ bán lẻ, sai thuế suất, không kê khai doanh thu bán lẻ, chuyển sai số dư đầu kỳ trên báo cáo quyết toán, hạch toán không đúng chuẩn mực, không mở số sách kế toán, khấu trừ thuế GTGT chưa đúng quy định để có biện pháp chấn chỉnh và xử lý theo quy định của pháp luật Công tác kiểm tra thuế tại huyện huyện sơn từ 2010 -2014 chỉ tiết được tông hợp Bảng 2.4
- Công tác thấm tra quyết toán: Định kỳ bắt đầu từ cuối quy I hang năm, Phòng TC -KH huyện Bình Sơn tiến hành thẩm định báo cáo quyết toán đối với các đơn vị sử dụng NS cấp huyện và các xã, thị trấn trong huyện; kiểm tra tính đầy đủ, chính xác, khớp đúng giữa số liệu quyết toán do địa phương lập và số quyết toán đã qua KBNN huyện; xét duyệt quyết toán của các cơ quan, đơn vị dự toán theo đúng thâm quyền quy định tại Thông tư số
01/2007/TT-BTC ngày 02/01/2007 hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được NSNN hỗ trợ và NS các cấp Hiện nay do hạn chế vẻ thời gian và nhân lực (Phòng TC-KH huyện Bình Sơn chỉ có 11 biên chế và 06 hợp đồng lao động được UBND huyện giao), công tác xét duyệt, thâm định quyết toán một đơn vị bình quân là một ngày, nên khi xét duyệt, thâm định số liệu quyết toán chủ yếu là chọn mẫu để kiểm tra, đánh giá, tùy theo đặc thù từng cơ quan, đơn vị mà tổ công tác xét duyệt quyết toán phù hợp
Nội dung thẩm tra quyết toán bao gồm:
- Kiểm tra chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ thu, chỉ so với chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thảm quyền quy định Qua một số biên bản thẩm tra, xét duyệt quyết toán của các cơ quan, đơn vị thì hầu hết các đơn vị tuân thủ theo quy định, nhưng vẫn còn một số tổn tại như: thu tiền từ nhân dân nộp vào NSNN hoặc tài khoản tiền gửi qua KBNN chưa đầy đủ, chưa kịp thời dẫn đến số liệu thu, nộp phản ảnh vào quyết toán thu NSNN huyện còn thấp so với thực tế thu; về chứng từ chỉ chưa đầy đủ, thiếu hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính, thiếu chữ ký của một số thành phần trên chứng từ kế toán ( phiếu thu, phiếu chỉ) sau khi kiểm tra, cơ quan có thâm quyền đã cho phép các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn hoàn chỉnh, bỗ sung chứng, từ để đưa vào lưu trữ
- Kiểm tra biểu mẫu quyết toán, số kế toán theo quy định của Chế độ kế toán Đối với nội dung này do phần lớn các đơn vị đã dùng phần mềm kế toán để thực hiện, nên số sách và biểu mẫu quyết toán cơ bản đảm bảo Tuy nhiên do năng lực công tác của một số kế toán mới còn yếu, nên có một số cơ quan, đơn vị, địa phương thiếu báo cáo thuyết minh quyết toán làm cho việc đánh giá nguyên nhân và một số yêu cầu cần phải theo dõi riêng để tổng hợp phục vụ cho công tác quản lý gặp nhiều khó khăn
- Kiểm tra nguồn kinh phí cơ quan, đơn vị sử dụng và quyết toán trên cơ sở dự toán chỉ từ NS và nguồn thu thực tế đơn vị được để lại sử dụng, số liệu chỉ không được vượt quá nguồn của hai nội dung trên, vì KBNN kiểm soát điều kiện chỉ rất chặt chẽ, nhất là khâu dự toán
- Đối với công tác thẩm tra số liệu quyết toán các công trình đầu tư xây dựng cơ bản: trên cơ sở hồ sơ trình phê duyệt của chủ đầu tư, Phòng TC-KH huyện Bình Sơn tiến hành thâm tra hồ sơ pháp lý (chấp hành trình tự và thủ tục đầu tư xây dựng, trình tự và thủ tục chọn thầu, tính pháp lý của hợp đồng, cho kinh tế); thâm tra nguồn vốn của dự án (đối chiếu với số vốn đã vay để xác định số vốn đầu tư thực tế, so với cơ cấu các nguồn với quyết định đầu tư); thâm tra chỉ phí đầu tư (đối chiếu giá trị đề nghị quyết toán với điều kiện hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hồ sơ hoàn công với giá trúng thầu và các tài liệu liên quan ; thẩm tra các khoản chỉ phí khác (tư vấn và các khoản chỉ phí do chủ đầu tư trực tiếp thực hiện so dự toán, tiêu chuẩn, định mức); thâm tra chỉ phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản; thâm tra giá trị tài sản hình thành qua đầu tư; thẩm tra tình hình vật tư, công nợ, thiết bị tồn đọng; xem xét việc chấp hành kết quả thanh tra, kiểm toán trên cơ sở đó nhận xét, đánh giá, kiến nghị đối với việc quản lý chỉ đầu tư XDCB và chỉ phí quản lý dự án của chủ đầu tư Trong những năm qua công tác lập báo cáo đề nghị phê duyệt quyết toán của các chủ đầu tư còn chập và còn nhiều sai sót; giá trị quyết toán giảm nhiều ở năm 2011 Cụ thể số liệu tại Bảng 2.5 cho thấy thẩm tra dự án hoàn thành của huyện còn rất chậm
Bảng 2.5: Kết quả thẩm tra báo cáo quyết toán công trình, dự án hoàn thành giai đoạn 2010-2014 Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm | Năm | Năm Năm Năm
CHÍ TIỂU 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014
Những kết quả đạt được trong công tác quản lý NSNN tại huyện Bình Sơn
Thông qua phân cấp quản lý NS đã thúc đẩy phân cấp các quy trình quản lý về thu NS tạo sự chủ động và làm rõ trách nhiệm từng cấp trong quản lý chỉ NS trong phạm vi đã phân cấp Trong những năm qua kinh tế huyện Bình Sơn có sự tăng trưởng, chuyền dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp lý tích cực, chú trọng đến phát triển công nghiệp xây dựng, thương mại, dịch vụ giảm dần tỷ trọng phát triển nông nghiệp Số thu NS có sự tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước từ 0,41% đến 23% đáp ứng được một phần nhu cầu chỉ tại huyện để phát triển KT-XH theo Nghị quyết Đại hội đảng Đảng bộ lần
thứ XXV và Nghị quyết HĐND huyện
Dự toán NS địa phương đã được HĐND huyện quyết định, phân bổ dự toán bảo đảm theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thấm quyền; phù hợp với định hướng phân bổ NS của HĐND và UBND huyện Tiến độ phân bổ và giao dự toán thực hiện phù hợp quy định về thời gian, UBND huyện Bình Sơn đã thực hiện quyết định giao dự toán trước ngày 31/12 hàng năm và công khai dự toán NS đúng quy định của Luật NSNN
Việc chấp hành dự toán thu được kiện toàn một bước và luôn được các cấp uỷ, chính quyền địa phương quan tâm đúng mức, lực lượng thu đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức thu, thực hiện thu dứt điểm các khoản thu tồn đọng, tăng cường kiểm tra, rà soát, điều chỉnh kịp thời mức thu cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh Cơ quan quản lý thu đã phối hợp với các ngành; các xã, thị trấn triển khai đồng bộ các biện pháp tô chức thu, nghiệp vụ quản lý thu, có kế hoạch triển khai thu ngay các khoản thu mới phát sinh; thực hiện ky hợp đồng uỷ nhiệm thu với các xã, thị trấn trực tiếp tổ chức, quản lý thu, nắm rõ được nguồn thu, đối tượng thu, do vậy đã chủ động, tiến hành rà soát, đưa vào quản lý các hộ mới ra kinh doanh, hàng tháng tập trung thu các số thuế mới phát sinh trong bộ thuế nhằm hạn chế thấp nhất thất thu cho NS Công tác quản lý nguồn thu được củng cố và tăng cường, thực hiện công khai thủ tục kê khai nộp thuế, công khai mức thuế khoán ấn định, quản lý chặt chẽ chế độ hoá đơn chứng từ tạo cho các đối tượng nộp thuế dần có thói quen tự giác kê khai nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế, nhằm tăng cường sự giám sát lẫn nhau giữa các bộ phận quản lý thu, giữa người nộp thuế và cán bộ thu thuế, đảm bảo đúng chính sách chế độ NN quy định
Công tác quản lý và sử dụng hoá đơn, chứng từ được triển khai thực hiện theo quy định của nhà nước, trong quá trình thực hiện cơ quan thuế thường xuyên kiểm tra, uốn nắn những sai sót của các hộ sử dụng hoá đơn chứng từ; nên việc quản lý thu thuế đối với các hộ sử dụng hoá đơn đạt kết quả thu tăng so với trước
Tăng cường công tác kiểm tra tình hình thực hiện đăng ký kinh doanh trên địa bàn và đã xử phạt những hộ kinh doanh không đăng ký, kinh doanh không đúng mặt hàng, ngành hàng, hoặc trốn lậu thuế Ngay từ đầu năm
UBND huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường lực lượng phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn chống buôn lậu và gian lận thương mại trong việc buôn bán hàng trốn lậu thuế, buôn thuốc lá, khai thác, vận chuyển, mua bán các mặt hàng lâm sản và động vật hoang dã trái phép dé công bằng, minh bạch, tạo sự bình đẳng cho xã hội đồng thời tăng thu NS
Công tác lập, phân bổ và giao dự toán chỉ đảm bảo tính công khai, mình bạch, cơ bản đảm bảo thời gian theo quy định, từng bước nâng cao chất lượng, phù hợp với quan điểm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Việc điều hành NS thông qua việc rút dự toán tại KBNN giúp cho việc quản lý NS hiệu quả hơn, các đơn vị sử dụng NS chủ động trong kế hoạch chỉ tiêu của mình Đã từng bước thực hiện việc giao quyền tự chủ về biên chế và tài chính đối với các đơn vị hành chính NN và các đơn vị sự nghiệp công lập, vì vậy đã khuyến khích sử dụng kinh phí NSNN có hiệu quả, giảm áp lực chỉ từ NSNN, mở rộng phát triển được một số dịch vụ công, tăng thu nhập cho đội ngũ cán bộ, công chức
Công tác quản lý chỉ NS trong thời gian vừa qua tại huyện Bình Sơn đã có những thành tựu nhất định, từng bước nâng dần ý thức thực hiện Luật
NSNN và các quy định về quản lý tài chính trong việc sử dụng kinh phí NSNN, đảm bảo công khai, dân chủ và minh bạch, tạo điều kiện cho việc quản lý NS có hiệu quả Vì vậy, mặc dù nguồi lực còn rất hạn chế nhưng huyện Bình Sơn tăng cường công tác quản lý, tiết kiệm và phân bổ cơ cầu chỉ tương đối có hiệu quả nên đã từng bước đảm bảo phục vụ nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động địa phương, phục vụ cho phát triển KT-XH của huyện
Công tác xét duyệt, thẩm định NSNN được cơ quan tài chính tập trung nhân lực để thẩm định, xét duyệt chứng từ chỉ cụ thể đúng định mức, chế độ chỉ tiêu để hướng dẫn các đơn đơn vị đối với những khoản chỉ chưa hợp lệ, những khoản chỉ tiêu bất hợp pháp, vượt định mức, chế độ chỉ tiêu thì Phòng
Tài chính - KH huyện tham mưu cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi nộp NSNN theo quy định
2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý NSNN tại Huyện
Bình Sơn 2.3.2.1 Công tác lập dự toán
Trong công tác lập dự toán NSNN tại huyện Bình Sơn ngoài kết quả đạt được cũng còn nhiều hạn chế cụ thể như sau:
- Cô một số đơn vị dự toán thuộc huyện lập và nộp dự toán đến cơ quan tổng hợp còn chậm, dẫn đến tổng hợp dự toán NŠ huyện thiếu chính xác Vì theo quy định dự toán NS huyện phải được xây dựng từ dự toán của các đơn vị trực thuộc gửi lên (quy trình lập dự toán là từ dưới lên) Vì vậy, công tác lập dự toán NSNN của huyện chưa thật sự xuất phát từ dưới lên mà chủ yếu là dựa vào số quyết toán năm trước và nhiệm vụ phát triển KT-XH năm kế hoạch và số kiểm tra của cấp trên giao để xây dựng dự toán cho năm kế hoạch
- Đơn vị dự toán cấp dưới và các địa phương thường xây dựng dự toán thu thấp (dấu nguôn thu), dự toán chỉ cao đề được NS cấp trên bồ sung cân đối Điều này làm cho dự toán NS được giao chưa sát với đặc điểm tình hình
KTXH của từng địa phương Mộ số xã, thị trần xây dựng nguồn thu không sát với thực tế nên có nơi vượt thu nhiều thì tăng thu, bổ sung nhiệm vụ chỉ vào cuối năm, sử dụng NS không hiệu quả gây thất thoát, lăng phí trong chỉ tiêu, có xã thu không đạt thì rơi vào tình trạng lúng túng bị động trong chỉ tiêu Công tác lập dự toán thu NS hầu hết dựa vào số kiểm tra Tỉnh giao, trên cơ sở đó huyện giao dự toán thu cho các xã, thị trấn vả cơ quan thu tăng so với số kiểm tra từ 5% trở lên theo quy định của Luật NSNN
- Tiêu chí phân bổ NS chưa khoa học, thiếu tính tự chủ và linh hoạt Cụ thể hiện nay định mức phân bé chi quản lý hành chính theo biên chế huyện đồng bằng là 53 triệu đồng/biên chế/năm, sự nghiệp giáo dục phân bổ theo tiêu chí dân số trong độ tuổi đến trường từ I đến 15 tuổi, huyện đồng bằng là 2,3 triệu đồng/người/ năm Việc phân bổ này không phụ thuộc vào đặc điểm của từng đơn vị cụ thể Thực tế có một số cơ quan như : Phòng Nội vụ, Phòng
Tài nguyên và Môi trường, Phòng TC- KH, Phòng Kinh và tế Hạ tầng với khối lượng công việc khá lớn, nên phải chỉ tiêu nhiều hơn so với các phòng ban khác trong khi đó lại có cùng một định mức chỉ tiêu nên cần phải điều chuyển từ nguồn khác để bổ sung Việc phân bổ dự toán cho các đơn vị mang tính định mức theo quy định nên chưa phát huy tính tự giác, năng động, sáng tao trong mỗi cán bộ, công chức và từng tập thể đơn vị, vi họ mang tính y lai, thụ động “làm nhiều cũng như không làm”, định mức như nhau.
- Công tác lập dự toán và điều hành NS trong năm chưa hướng mạnh vào việc tác động chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng để xây dựng nguôn thu NS huyện đảm bảo cân đói chỉ Việc xây dựng dự toán hang năm của các cơ quan, đơn vị còn mang tính đối phó, chỉ chú trọng đến kiểm soát đầu vào mà chưa chú trọng đến kiểm soát chất lượng đầu ra cũng như hiệu quả thực hiện nhiệm vụ và các mục tiêu đã đặt ra
- Thuyết mình dự toán và cơ sở tính toán còn sơ sài, chất lượng thấp
NSNN
Về lập dị toán NS huyện
- Chất lượng của công tác lập dự toán còn thấp, chưa bám sát quy hoạch phát triển KT-XH của huyện Lập dự toán chủ yếu căn cứ vào số kiểm tra của cấp trên giao Bên cạnh đó chất lượng công tác quy hoạch phát triển KT-XH của huyện trong những năm qua còn nhiều hạn chế
- Cán bộ địa phương nhận thức chưa đúng về tầm quan trọng, trách nhiệm quản lý NS địa phương Tuy có sự phân cấp quản lý, nhưng có một số lãnh đạo của một số xã, thị trấn và một số cán bộ quản lý cấp huyện chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc quản lý NS; có một số địa phương xây dựng dự toán thu còn khá thấp, có xã xây dựng dự toán thu do Nghị quyết HĐND xã giao thấp hơn huyện giao, một số địa phương xây dựng dự toán thu thấp để khi thực hiện đạt và vượt dự toán thu để bố trí tăng chỉ hàng năm
- Trình độ của đội ngũ cán bộ phân tích và lập dự toán chưa chuyên sâu, chưa có bộ phận chuyên trách cho lĩnh vực lập dự toán.
- Thời gian từ khi các đơn vị sử dụng NS lập dự toán để gửi cho các cơ quan chức năng thẩm định quá ngắn, cấp trên chưa đủ thời gian để đánh giá, phân tích dự toán của các cơ quan, đơn vị và các xã, thị trần
- Số liệu dự toán chủ yếu mang tính ước tính Cụ thể từ thực trước để lập dự toán cho năm kế hoạch, tình hình KT-XH của địa phương không ôn định khó lường, giá cả tăng; khi xây dựng dự toán các đơn vị chưa dự lường hết những biến động có thể xảy ra nên công tác lập dự toán NS huyện còn nhiều hạn chế chủ yếu dựa vào số kiểm tra từ cấp trên giao chưa phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ từ thực tế của huyện
- Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dự báo và lập dự toán chưa được quan tâm thích đáng Điều này thể hiện qua cơ sở dữ liệu rất hạn chế, chưa ứng dụng rộng rãi và đồng bộ công nghệ thông tin trong việc quản lý và điều hành NSNN
2.3.3.2 Chấp hành NS - Công tác chấp hành dự toán thu và phan bé chi NS huyện theo dự toán đầu năm được huyện triển khai thực hiện nghiêm túc,
- Trong năm còn bổ sung dự toán chỉ từ nguồn dự phòng chỉ và chỉ khác NS huyện còn nhiều, từ đó tạo tính ÿ lại cho một số cơ quan, đơn vị trong công tác lập dự toán chưa bao quát hết nhiệm vụ thu, chỉ trong năm kế hoạch
- Công tác quản lý nguồn thu chưa triệt đẻ, chưa có biện pháp xử lý mạnh đối với các đối tượng trốn lậu thuế
- Việc để nợ đọng thuế kéo dài vẫn nổi cộm, các cơ quan chức năng thực hiện chưa triệt để, các chế tài đưa ra như: cưỡng chế thu hồi tài sản, bán đấu giá tài sản thu, nộp NSNN rất khó thực hiện
- Đội ngũ cán bộ thuế còn yếu cả về năng lực, một số còn thiếu tỉnh thần trách nhiệm Cụ thể như chưa nắm chắc địa bàn, tình hình biến động của các hộ sản xuất kinh doanh.
- Trình độ, năng lực ý thức trách nhiệm công việc của hầu hết cán bộ hợp đồng uỷ nhiệm thu ở các xã, thị trấn còn nhiều hạn chế và việc quản lý lãnh đạo thiếu sâu sát với thực tế
- Việc tham mưu cho cơ quan thuế điều chỉnh mức thuế khoán đối với các hộ kinh doanh cá thể cho phù hợp với tình hình thực tế sản xuất kinh doanh chưa kịp thời, gây thất thu về thuế
- Công tác tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật vẻ thuế chưa sâu rộng và thường xuyên, cán bộ làm công tác tuyên truyền và khả ning hướng dẫn, truyền đạt còn hạn chế, chưa giải thích cụ thể làm cho các đối tượng nộp thuế chưa thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ của việc nộp thuế
- Công tác báo cáo định kỳ theo tháng, quý của các đội thuế còn chậm, nội dung báo cáo chưa phản ánh hét tình hình quản lý nguồn thu trên địa bàn, tham mưu không đầy đủ, chưa kịp thời cho các cấp uỷ, chính quyền đề đề ra các giải pháp tăng thu và chống thất thu
- Công tác kiểm tra các đối tượng nộp thuế chưa thường xuyên, liên tục nhằm giúp đỡ, phát hiện sai sót, uốn nắn kịp thời, do vậy tình trạng nợ đọng thuế vần còn xảy ra
- Các quy trình thu còn rườm rà, chưa tỉnh gọn, chưa tạo cho đối tượng nộp thuế thực sự tự giác trong việc tự kê khai, tự nộp
- Ý thức chấp hành các luật thuế, chính sách thuế của một số hộ kinh doanh, đối tượng nộp thuế chưa cao, tình trạng chây ỳ nộp thuế vẫn còn diễn ra
- Những bắt cập trong phân cấp quản ly NS còn nhiều tồn tại, cơ chế phân cấp này đã làm cho NS huyện ở thế bị động Những khoản thu phải chuyển giao cho cấp trên còn nhiều, các khoản thu điều tiết còn nhỏ Điều này, dẫn đến các khoản bố sung từ NS cấp trên nhiều, làm cho việc thực hiện chỉ chậm trễ không kịp thời
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN BÌNH SON
3.1 MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG KÉ HOẠCH PHÁT TRIẾN KT-XH
CUA HUYEN BINH SON DEN NAM 2020
Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH giai đoạn 2010-2015, huyện Bình Sơn đã đề ra mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ phát triển KT-XH của huyện đến năm 2020 như sau:
Giữ vững và nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện của các cấp ủy Đảng, sự lãnh đạo điều hành linh hoạt của các cấp chính quyển trong huyện; phát huy sức mạnh của toàn dân; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, đồng bộ với phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tỉnh thần của nhân dân, phấn đấu đến năm 2020 Bình Sơn là huyện có kinh tế khá nhất tinh
Quảng Ngãi 3.1.2 Các chỉ lêu chủ yếu Về lĩnh vực kinh tế: Phấn đấu tổng giá trị sản xuất đến năm 2020 đạt
17.450 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010) Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2015-2020 từ 11-12%/năm Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 khoảng 50 triệu đồng Trong đ
- Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế chủ yếu: Ngành nông - lâm - ngư nghiệp tăng bình quân: 4,5-5 %/năm; Ngành CN-XD bình quân: 11- 12%/năm và Ngành TM-DV tăng bình quân: 13-14%/năm
- Cơ cầu ngành kinh tế năm 2020: Nông, lâm, ngư nghiệp: 15 - 15,5%;
CN-XD: 34,5 - 35% và TM-DV: 50%
- Phan đấu thực hiện vượt 5% chỉ tiêu thu NS tỉnh giao hằng năm ông vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm: 7.000 tỷ đồng
- Đầu tư phỏt triển thị trần Chõu ệ cơ bản đạt đụ thị loại IV
~ Tỷ lệ độ che phủ rừng: 35%.
- Đến năm 2020 có 09/24 xã đạt chuẩn nông thôn mới; số xã đạt từ 10 tiêu chí trở lên 11 xã
Về lĩnh vực xã hội: Đến năm 2020 có 35 - 40% xã, thị trấn đạt chuẩn văn hóa; 85 - 90% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; 80-85% thôn, tổ dân phó va 85-90% hộ gia đình đạt danh hiệu văn hó: ; 30% trường mầm non, 85% trường tiêu học, 85% trường trung học cơ sở, 100% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia (trong đó, có 5% trường mầm non,
10% trường tiểu học, 50% trường THPT đạt chuẩn mức độ 2); Tỷ lệ lao động qua đảo tạo năm 2020 đạt khoảng 46%; Giải quyết việc làm cho 6.000 lao động; Tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm khoảng 0,7%; Tỷ lệ ¡ suy dinh dưỡng đến năm 2020 là 7,5 %; Tỷ lệ hộ nghèo trẻ em dưới Š tuổi đến năm 2020 còn 5% (theo quy định hiện hành); Giữ vững và nâng cao chất lượng số xã, thị trần đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã
3.1.3 Các nhiệm vụ chủ yếu Để thực hiện tốt mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, huyện Bình Sơn xác định một số nhiệm vụ chủ yếu như sau:
- Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp toàn diện; triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững Chú trọng phát triển thủy sản, đảm bảo sự kết hợp giữa khai thác, nuôi trồng, chế biến và bảo vệ môi trường Đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; khuyến khích, tạo điều kiện cho kinh tế tập thể phát triển; củng cố tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng sức cạnh tranh trên thị trường Đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại vừa và nhỏ Đây mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
- Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh của huyện để phục vụ nông nghiệp, nông thôn Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các DN đầu tư lĩnh vực nông nghiệp Triển khai quy hoạch một số cụm công nghiệp ở các xã phía tây của huyện Thực hiện tốt cơ chế, chính sách thu hút, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phấn đấu nâng tỷ lệ lấp đầy diện tích đất cho thuê ở các cụm công nghiệp đạt 100% Củng cố, phát triển hợp tác xã phi nông nghiệp trên địa bản huyện
- Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôn và đô thị Xây dựng và định hướng danh mục các dự án ưu tiên thu hút đầu tư mạng lưới giao thông va ha tang kỹ thuật phục vụ sản xuất và xây dựng nông thôn mới Chú trọng đầu tư các dự án dé phát triển KT-XH các xã phía tây của huyện; đầu tư xây dựng các dự án: nao vét thông luồng và tiêu thoát lũ sông,
Trả Bồng, Kè chống sat lở Bắc sông Trà Bồng đoạn thị trấn Châu Ô - Binh Trung và Khu dân cư Bắc sông Trà Bồng; mở rộng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng tại Cụm Công nghiệp Bình Nguyên Tăng cường vận động, xúc tiến đầu tư; thực tốt các chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước Tiếp tục kêu gọi đầu tư hình thức xã hội hóa vào dự án Trung tâm Thể dục - Thẻ thao huyện Tiếp tục đầu tư phát triển thị trấn Châu Ô đến năm 2020 cơ bản đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV; gắn kết phỏt triển thị trần Chõu ệ với chuỗi đụ thị Dốc Sỏi
- Tập trung phát triển TM-DV, du lịch thúc đây KT-XH phát triển Tiếp tục tận dung các lợi thế, tiềm năng của huyện để đẩy mạnh các loại hình thương mại - dịch vụ tại các địa điểm có lợi thế như: đập Vực Bà, xã Bình Minh, vùng ven sông Trà Bồng Khuyến khích đầu tư phát triển trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, nhà hàng Phát triển mạng lưới xăng dâu trên địa bàn huyện theo quy hoạch Đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực đầu tư cho phát triển du lịch và các dịch vụ du lịch; quy hoạch và đầu tư xây dựng các vùng có khả năng phát triển du lịch trên địa bàn huyện; phối hợp và tạo điều kiện nâng cao chất lượng các dịch vụ vận tải, bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và khuyến khích phát triển các loại dịch vụ mới theo hướng xã hội hoá
- Quản lý tốt các nguồn thu, có biện pháp nuôi dưỡng, tạo nguồn thu mới và chống thất thu NS; xử lý nghiêm các trường hợp nợ đọng thuế Khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn thu tiền sử dụng đất cho đầu tư phát triển
Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả chỉ NS bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương Tăng cường huy động vốn cho đầu tư phát triển và xây dựng các công trình quan trọng của huyện; thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo và tăng chỉ sự nghiệp phát triển kinh tế Khuyến khích phát triển đa dạng các thị trường tín dụng
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và các cấp học, có đạo đức tốt, đảm bảo về số lượng và chất lượng Tiếp tục kiên cố hoá trường lớp, trang thiết bị phục vụ dạy và học theo hướng hiện đại Tăng cường đầu tư, tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị Đào tạo ngành nghề phù hợp với yêu cầu thực tiễn tại địa phương, kết hợp giữa đảo tạo và sử dụng lao động
~ Bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, giá trị văn hóa truyền thống Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư, xây dựng các thiết chế văn hóa, thông tin, thể thao, truyền thanh phục vụ phát triển KT-XH, góp phần nâng ng vật chất, tỉnh thần của nhân dân Xuất bản sách Dư địa chí Bình cao đời Sơn; quy hoạch khu công viên lịch sử văn hóa gắn với nghĩa trang liệt sỹ huyện - Nhà ghỉ ơn Mẹ Việt Nam anh hùng - mộ cụ Trần Kỳ Phong
việc thanh tra,
Nhóm giải pháp bỗ trợ công tác quản lý NSNN
3.2.2.1 Đẩy mạnh việc phân cấp quản lý NS huyện - Để đáp ứng những yêu về phát triển KT-XH trong thời kỳ đổi mới và hội nhập như hiện nay của nước ta, đòi hỏi phải tăng cường day mạnh phân cấp quản lý Nhà nước, phân cấp quản lý NSNN các cấp
- Phân cấp chính là điều kiện để kinh tế cả nước nói chung, kinh tế huyện Bình Sơn nói riêng, phát huy tính năng động, chủ động khai thác các nguồn lực tiềm năng và xử lý các vấn đề phát sinh kịp thời có hiệu quả Phân cấp là điều kiện tất yếu để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực KT - XH, quốc phòng, an ninh của chính quyền cấp huyện Khi quyền và nhiệm vụ đã được trao vào tay thì các đơn vị trong huyện phải chủ động nghiên cứu, đề ra các biện pháp có hiệu công việc được giao và thấy trách nhiệm của mình trước dân hơn Ngoài ra, phân cấp còn phát huy hiệu quả sử dụng NS cũng như nguồn lực tại chỗ cả về vật chất và tinh thần, trí tuệ được tốt hơn, nhằm tạo điều kiện để tăng thu NS trên địa bàn, phát huy thế mạnh sẵn có của địa phương
~ Phân cấp quan ly NS dam bao tinh thống nhất trong toàn huyện, phát huy tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của địa phương và các đơn vị trong việc điều hành NS Bảo đảm quyền quyết định NS địa phương của các cấp, tạo điều kiện cho chính quyền địa phương chủ động xử lý các công việc ở địa phương, quyền quyết định của UBND trên cơ sở tham mưu của phòng TC-KH huyện về phân bổ NS cho các đơn vị trực thuộc, quyền chủ động của các đơn vị sử dụng NS trong phạm vi dự toán được duyệt phù hợp với chế độ, chính sách theo quy định hiện hành
~ Phân định rõ ràng nguồn thu và nhiệm vu chi cho NS cap xã đảm bảo thực tiễn và có hiệu quả Nguồn thu được phân cấp vừa phải theo luật định, vừa phù hợp với khả năng thực tiễn, điều kiện quản lý của chính quyền cấp xã nhằm đáp ứng nhu cầu chỉ tại chỗ, khuyến khích khai thác nguồn thu phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng địa phương Phân cấp chỉ đầu tư XDCB các công trình kết cấu ha tang KT-XH cho cấp xã theo luật định và phải căn cứ vào trình đi năng lực quản lý của từng địa phương; phân cấp chỉ thường xuyên phải đảm bảo theo luật định và phải phù hợp với với đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư của từng vùng và trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảm bảo tỉnh hiệu quả; nhằm phát huy tối đa hiệu quả quản lý, điều hành NSNN, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ phát triền KT-XH ở địa phương
3.2.2.2 Nâng cao năng lực chuyên môn của cắn bộ quan ly NS
Trong công tác quản lý NSNN thì nhân tố có ý nghĩa quyết định và đặc biệt quan trọng là cán bộ quan lý Cán bộ phải có phẩm chất đạo đức tốt, tỉnh th yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, thực hiện đúng đường lối chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, học tập và làm theo tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, không, tham những, có ý thức tổ chức ky luật cao, không cơ hội và phải được nhân dân tính nhiệm Có trình độ chuyên môn, hiểu biết lý luật chính trị và các đường lối của Đảng, Nhà nước, có sức khỏe đề làm việc, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ ngày cảng cao
“Tổ chức thực hiện tốt công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, nhất là đối với cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ liên quan công tác thực hiện nhiệm vụ thu, chỉ NSNN theo chuẩn mực về năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức, lối sóng đề bố trí, phân công vào những vị trí công tác thích hợp; thực hiện tốt công tác điều động luân chuyển, thuyên chuyển cán bộ, công chức, viên chức theo Quyết định 1000/QĐ-UBND ngày 22/6/2009 của UBND tinh về Quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức tại các Sở, Ban, ngành, UBND huyện, thành phố thuộc UBND tỉnh Quảng Ngãi
“Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý NSNN theo hướng chuyên môn hóa kỹ năng quản lý, thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ, khai thác và sử dụng thành thạo các ứng dụng tin học phục vụ nhiệm vụ chuyên môn; đồng thời nâng cao nhận thức đối với cán bộ, công chức trong công tác cải cách hành chính, xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay trong việc nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý
Căn cứ vào thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay, trong thời gian đến phải tiếp tục tổ chức thực hiện đào tạo, đảo tạo lại đối với nguồn nhân lực trong ngành Tài chính, Thuế, KBNN theo Đề án phát triển nguồn nhân lực huyện Bình Sơn giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 và của các ngành liên quan, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển KT - XH và quản lý thu, chỉ NS ở địa phương; cần coi trọng việc học ngoại ngữ và tin học nhằm đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ trong qua trình đổi mới thể cÌ lý NSNN
Lãnh đạo chính quyền các cấp trong huyện cần nhận thức đầy đủ, toàn diện về chính sách huy động, chính sách thuế pháp chỉ đạo điều hành NS một cách có hiệu quả NSNN phải được quản lý đầy và cơ chế quản ¡ mới các biện pháp, phương đủ toàn diện và trọn vẹn từ khâu lập dự toán, chấp hành, quyết toán và kiểm tra, thanh tra số liệu báo cáo quyết toán NS hàng năm Tắt cả các khoản thu, chỉ của các đơn vị, địa phương đều phải tổng hợp và lập báo cáo quyết toán NSNN
Trong điều hành các hoạt động kinh tế, các cấp lãnh đạo địa phương từ huyện đến cơ sở phải hạn chế tối đa và đi đến xóa bỏ những mệnh lệnh hành chính, cần coi trọng các quy luật kinh tế cơ bản, quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh Tuy nhiên thị trường của ta không phải là thị trường, tự phát và tự điều tiết hoàn toàn, mà phải phục vụ sát mục tiêu KT-XH của đất nước trong từng thời kỳ Các chính sách tài chính cần bám sát thị trường thúc đây cạnh tranh lành mạnh, hạn chế những tiêu cực xã hội do kinh tế thị trường, đem lại như sự phân hóa giàu nghèo, tệ nạn xã hội, xu hướng sùng bái đồng tiền, tha hóa đạo đức
Phân bồ NS hàng năm lãnh đạo huyện phải quan tâm đến một bộ phận lớn dân cư còn nghèo, Nhà nước phải sử dụng chính sách điều tiết thu nhập, chính sách bảo hiểm, bảo trợ xã hội để giảm bớt khoảng cách thu nhập trong các tầng lớp dân cư Đây là việc làm để đảm bảo cho sự công bằng xã hội chứ không phải chủ nghĩa bỡnh quõn trong phõn phối hoặc cào bằng thu nẽ ịnh chế
Lãnh đạo huyện phải nắm chắc luật pháp và các ¡ chính, phải có tầm nhìn xa, dự đoán được tương lai phát triển của đối tượng quản lý, từ đó hoạch định được ra những chiến lược, chính sách trong quản lý, xác định rõ các mục tiêu quản lý trong từng thời kỳ, biết tính toán cân đối các yếu tố vật chất, lựa chọn các giải pháp hợp lý và bước đi phù hợp cùng với việc tổ chức bộ máy gọn nhẹ đồng bộ đẻ thực hiện tốt các chiến lược và chính sách đó Đồng thời thông qua việc tổ chức hạch toán và kiểm tra, từ đó có sự điều chỉnh thích ứng sao cho cơ chế quản lý được phù hợp, giải quyết vấn đề đặt ra hiệu quả nhất
Xuất phát từ tình hình thực tế cho thấy, hầu hết thủ trưởng các đơn vị thụ hưởng NS tại huyện ít quan tâm đến công tác quản lý tài chính, mà chỉ quan tâm đến nhiệm vụ chuyên môn, nhưng quyền chuẩn chỉ là do thủ trưởng đơn vị song việc xử lý chứng từ, hạch toán các khoản chỉ lại do kế toán tham mưu, chính vì vậy các khoản chỉ đè nặng lên cán bộ kế toán Như vậy việc tổ chức các lớp bồi dưỡng về kiến thức quản lý tài chính cho các chủ tài khoản đơn vị sit dung NS hắn là điều rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay
Có chế độ thưởng, phạt rõ ràng riêng đối với các cá nhân, tô chức làm tốt công tác quản lý NSNN Kiện toàn lại tổ chức bộ máy quản lý NS từ huyện đến xã Có cơ chế tuyển chọn phù hợp ưu tiên những cán bộ trẻ được đào tạo chính quy và có kinh nghiệm, cộng điểm ưu tiên cho các sinh viên có lực học giỏi, đề thi công chức vào ngành tài chính, môn chuyên ngành phải do Sở Tài chính biên soạn
3.2.2.3 Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý NSINN huyện
~ UBND huyện Bình Sơn sớm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc xây dụng kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin, triển khai có hiệu quả hệ thống thông tin quản lý NS Hệ thống thông tin quản lý NS và kho bạc (TABMIS) chính là cấu phần quan trọng nhất trong bón cấu phần của dự án “Cải cách quản lý tài chính công”, là một phân hệ cốt lõi của cả hệ thống thông tin quản lý tài chính tích hợp giữa cơ quan tài chính và KBNN TABMIS sẽ bao gồm các hệ thống quản lý và phân bé NS, quản lý thu, chỉ NS, quản lý ngân quỹ, quản lý tài sản, báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán của các cấp TABMIS đã được triển khai ở KBNN và TC-KH huyện
KIEN NGHỊ
- Nghiên cứu sửa đổi Luật NSNN phù hợp với giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế Theo quy định hiện nay về thời biểu tài chính đối với công tác quyết định, phân bổ, giao dự toán NSNN thì việc thực hiện các công tác này đối với cấp địa phương nói chung, cấp huyên, cấp xã nói riêng chỉ mang tính hình thức, không thực chất.
- Du báo thu NSNN là hoạt động quan trọng không thể tách rời trong công tác xây dựng chính sách, cũng như tổ chức quản lý thu NS Do vậy, công tác dự báo phải được đổi mới, hiện đại hóa để có thể dự báo nhanh, chính xác, hiệu quả đảm bảo cho công tác điều hành vĩ mô của Nhà nước
- Cho phép HĐND cấp tỉnh, thành phó trực thuộc trung ương ban hành một số loại định mức, tiêu chuẩn phù hợp với NS và điều kiện KT-XH của từng địa phương trong tỉnh; cần giao cho HĐND các cấp, trước hết là cấp tỉnh yêu cầu kiểm toán quyết toán NS địa phương trước khi trình HĐND phê duyệt quyết toán
- Phân cấp mạnh vào giao quyền chủ động hơn nữa cho chính quyền dia phương trong việc quyết định về NSNN nói chung, chính quyền cấp huyện và xã nói riêng; đồng thời hoàn thiện thẻ chế, pháp luật về NSNN đề đảm bảo tập trung quản lý tập trung, thống nhất của trung ương
~ Rà soát và hoàn thiện hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chỉ tiêu NS đối với những nội dung đã lạc hậu, không còn phù hợp với thực tế
~ Hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN, bảo đảm mọi khoản thu nộp trực tiếp vào quỹ NSNN thông qua hệ thống KBNN hoặc Ngân hàng Nhà nước, triển khai thực hiện nộp trực tuyến qua hệ thống Ngân hàng
- Hoàn thiện hệ thống chế độ, chính sách thu NSNN; định mức, tiêu chuẩn chỉ NSNN Ra soát các chế độ, định mức, tiêu chuẩn chỉ tiêu đã lạc hậu so với tình hình thực tế hiện nay để xóa bỏ các định mức, tiêu chuẩn chỉ lạc hậu và ban hành các tiêu chuẩn, định mức chỉ đáp ứng yêu cầu thực tế như: chỉ hỗ trợ đảo tạo, đào tạo lại cán bộ, công chức, viên chức; chế độ thanh toán công tác phí, hội nghị, tiếp khách, chế độ trang bị điện thoại và một số mức chỉ khác phù hợp thực tiễn Áp dụng định mức khung chỉ theo công việc thay cho áp dụng định mức chỉ theo biên chế như hiện nay,
Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn về trang thiết bị và phương tiện làm việc phù hợp với từng loại chức danh của cán bộ, công chức, viên chức để áp dụng thống nhất trong các cơ quan Nhà nước Trên cơ sở hệ thống định mức, tiêu chuẩn chế độ trên, cho phép cơ quan, đơn vị được quyền điều chỉnh phù hợp với yêu cầu công việc và khả năng NS của đơn vị Những yêu cầu cần đạt được trong việc hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn định mức, phải đảm bảo căn cứ khoa học, phải phù hợp với thực tế và khả năng NSNN, phải tạo quyền chủ động cho các đơn vị trong quá trình thực Đổi mới công tác kiểm toán đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự quả sử dụng kinh phí từ NSNN, xoá bỏ tình trạng nhiều đầu mối thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với các cơ nghiệp nhằm nâng cao trách nhiệm và hi quan hành chính, đơn vị sự nghiệp
3.3.2 Kiến nghị tỉnh Quảng Ngãi
Sớm điều chỉnh, sửa đổi bố sung Quyết định số 32/2010/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2010 về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chỉ, tỷ lệ %, phân chia các khoản thu giữa NS các cấp chính quyền địa phương năm 2011 và các năm tiếp theo của thời kỳ ồn định NS mới; vì đến thời điểm hiện nay, có nhiều nội dung đã lạc hậu, không còn phù hợp với thực tế, nhằm để phân định nguồn thu phải đảm bảo cho các huyện, thành phố có sự độc lập và linh hoạt nhất định trong nguồn lực tài chính, tăng nguồn thu tự chủ cho địa phương
Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác lập dự toán, khắc phục việc phân bổ kinh phí hành chính theo đầu người, không tính đến đặc thù của đơn vị, đảm bảo phát huy quyền chủ động của các huyện (thành phố) đảm bảo tính khoa học và thực tiễn của dự toán NS để có số trợ cấp cân đói hợp lý Đẩy mạnh hơn nữa việc phân cấp thu, chỉ NS cho các huyện (thành phố) nhất là các khoản chỉ đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bản Theo điều 34 Luật NSNN có ghi nhiệm vụ chỉ xây dựng cơ bản đối với NS cấp huyện “phải có chỉ đầu tư xây dựng các trường phô thông quốc lập các cáp, các công trình phúc lợi công cộng, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông nội thị đang thuộc nhiệm vụ chỉ của NS tỉnh” Vì vậy, trong thời gian tới cần bổ sung nhiệm vụ chỉ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị như công trình điện chiếu sáng công cộng, cấp thoát nước cho NS huyện ( thành phố)
Các ngành, các cấp đặc biệt là các ngành bảo vệ Pháp luật tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý các sai phạm để tăng cường tính kỷ luật, kỷ cương về tai chinh, NS
Tang cường hướng dẫn, định kỳ kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn vẻ chính đối với cán sách, chế làm công tác quản lý tài chính ở các huyện, thành phó và các xã, phường, thị trắn Đầu tư cơ sở vật chất về công nghệ, thông tin để đưa ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý NS được đúng tầm, tạo ra sự đồng bộ, thống nhất nhanh trong số liệu thu, chỉ giữa các ngành Tài chính - Kho bạc - Thuế đáp ứng được yêu cầu của cấp có thâm quyền cũng như phục vụ cân đối NS trên địa bàn huyện
Hiện nay, Tỉnh ta áp dụng hệ thống mạng trên hầu hết các huyện, thành phố nhưng hệ thống văn bản pháp luật của Tỉnh chưa cập nhật đầy đủ và chưa kịp thời vào trang web tỉnh Quảng Ngãi, văn bản còn đi dường bưu điện nên việc triển khai thực hiện chế độ chính sách mới đối với cấp huyện, cấp xã còn chậm nhất là đối với những khoản chỉ cho con người
Từ việc phân tích thực trạng công tác quản lý NSNN huyện Bình Sơn ở Chương 2 và trên cơ sở quán triệt những định hướng trong đổi mới công tác quản lý tài chính NS của Chính phủ, Bộ Tài chính, UBND tỉnh, Sở Tài chính
Quảng Ngãi các nói chung và của huyện Bình Sơn nói riêng, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý NS nhà nước huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi tại huyện Bình Sơn thời gian đến