1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tây Tiến.docx

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

“Tây Tiến là những hoài niệm đầy nhớ thương và tự hào của Quang Dũng về những người đồng đội của mình trong đoàn binh Tây Tiến-một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phố

Trang 1

TÂY TIẾNCó những chiều thu ấm áp, tôi dạo bước dọc con phố thân quen, nhìn ngắm dòng người qua lại, thả hồn theo dòng thời gian trôi Trên con phố rêu phong với sự tấp nập của cuộc sống hiện đại cứ bon chen, cứ xô đẩy, tôi lặng nhìn chúng và chợt hồi tưởng về một thời quá khứ xa xôi rồi nhói lòng bởi những tàn tich xưa cũ Những năm tháng đồng bào ta đói nghèo, những trưa chiều nhá nhem bởi làn khói, những đôi chân trầy xước đang run rẩy và cả những thây xác nằm rạp dưới máu loang… Chúng ta bây giờ hạnh phúc quá, nếu như không muốn nói là đủ đầy Tôi chỉ nhận ra những điều này khi lướt chậm thật chậm trên những vần thơ trong “Tây Tiến” của Quang Dũng, những trang thơ phóng thoáng, hồn hậu và tha thiết của nềnthi ca cách mạng đương thời đã ghi dấu hành trình khám phá và thích nghi của bao người lính trẻ đầy hào hùng nhưng không kém phần lãng mạng Và… của thi phẩm làmột trích đoạn vô cùng đặc sắc bởi nó đã…

Quang Dũng (1921-1988) tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, quê ở làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, Hà Tây Nhà thơ Quang Dũng là một sự xuất hiện đầy độc đáo trên diễn đàn văn học Việt Nam Thi sỹ “đứng riêng mình một ốc đảo”, tự mình tỏa cho đời những bông hoa tinh khôi Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài, thông thạo cầm, kì, thi, họa nên ta thường thấy bóng dáng các yếu tố nhạc họa đan xen trong thơ ca Thơ Quang Dũng kết tinh lấp lánh vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ, một phong cách thơ hồn nhiên, hồn hậu, đậm chất sử thi và khuynh hướng lãng mạn, giọng điệu ngang tàng, đậm chất lính và chân thật như cá tinh của ông Là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, “Tây Tiến” của Quang Dũng được xem là một trong những bông hoa tươi thắm nhất của chùm hoa thơ viếtvề anh bộ đội cụ Hồ Bài thơ được in trong tập “Mây đầu ô” đã thể hiện tài hoa và phong cách thơ Quang Dũng, đưa ông vào vị trí hàng đầu của các nhà thơ thời kì kháng chiến chống Pháp “Tây Tiến là những hoài niệm đầy nhớ thương và tự hào của Quang Dũng về những người đồng đội của mình trong đoàn binh Tây Tiến-một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt-Lào cũng như miền tây bắc bộ Việt Nam Những chiến sĩ Tây Tiến, phần đông là thanh niên Hà Nội , trong đó có học sinh , sinh viên như Quang Dũng, chiến đấu trong hoàn cảnh gian khổ , thiếu thốn về vật chất và đặc biệt là họ phải đương đầu với căn bệnh sốt rét hoành hành nơi núi rừng hiểm trở, sương lấp, mưa xa, Tuy vậy, bằng trái tim ấm nóng luôn hướng trọn về tổ quốc, đồng bào , bằng ý

Trang 2

chí , nghị lực , niềm lạc quan phi thường, họ đã vượt lên tất cả Với Quang Dũng mà nói, Tây Tiến không chỉ là một quãng thời gian ngắn ngủi đơn thuần mà nó đã trở thành những năm tháng không thể quên , là đoạn đường đời quý báu đã cất giữ mộtkhoảng trời riêng trong lòng của nhà thơ “ xứ Đoài mây trắng ” Đến cuối năm 1948, đại đội trưởng Quang Dũng được chuyển sang đơn vị khác Một ngày ngồi tại Phù Lưu Chanh, với nỗi lòng nhớ Tây Tiến da diết, ông viết nên bài thơ “Nhớ Tây Tiến”, sau đổi tên thành “Tây Tiến” Tuy không còn chữ “nhớ” ở nhan đề nhưng những nỗi nhớ thương vẫn bao trùm xuyên suốt bài thơ: nhớ về những người đồng đội, nhớ vềnhững ngày tháng chiến đấu gian nan nhưng hào hùng, nhớ đơn vị cũ, nhớ những con đường hành quân mà ông cùng đồng đội đã từng đi qua…Đặc biệt,

14 câu đầu: là dòng cảm xúc bồi hồi nhung nhớ của Quang Dũng về thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội cùng những cuộc hành quân gian khổ của người lính Tây Tiến.Xúc cảm chân thành, mãnh liệt ấy đã “chưng cất” lên những vần thơ thật đẹp.đoạn 2: Quang Dũng cũng gửi gắm mọi tâm tư, tinh cảm và nỗi nhớ da diết của mình vào Tây Tiến, nổi bật hơn là những kỉ niệm đẹp cùng với những hình ảnh đêm hội liên hoan và buổi chiều sương được gửi gắm tinh tế qua đoạn thơ thứ 2:”Doanh trại…đong đưa”

đoạn 3: nếu như ở hai đoạn đầu của bài thơ, người đọc được tiếp cận hình ảnh người lính một cách gián tiếp thì ở đoạn thơ thứ ba, hình ảnh người lính Tây Tiến được khắc họa rõ nét cùng với những khó khăn, gian khổ và còn có cả chút thơ mộng xen lẫn đau thương

Mở đầu bài thơ là một tiếng gọi làm nao lòng người Nỗi nhớ như nén chặt bỗng trào dâng, bật lên thành tiếng gọi tha thiết, tiếng gọi như vọng ra từ những vách đá của núi rừng Tây Bắc, từ nỗi nhớ ngàn trùng:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”Hình tượng con sông Mã mở đầu cho dòng hoài niệm về Tây Tiến như một sự khẳngđịnh âm hưởng hào hùng, bi tráng của những tháng năm không thể mờ phai trong tâm trí không chỉ của mỗi một người lính trong binh đoàn Tây Tiến năm xưa mà còn

Trang 3

là của cả dân tộc, cả đất nước Và con sông ấy cũng chính là dòng sông cảm xúc của nhà thơ khi viết về Tây Tiến – một thời quá khứ oanh liệt, hào hùng, đầy niềm kiêu hãnh và tự hào “Sông Mã” trong câu thơ của thi nhân không chỉ đơn thuần là một dòng sông – nơi đã từng là địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến – mà nó đã trở thành một chứng nhân lịch sử, là người bạn đồng hành khăng khít cùng những người lính Tây Tiến với bao niềm vui, nỗi buồn Gắn một địa danh với nơi bắt đầu của dòng cảm xúc, Quang Dũng khiến cho người đọc hình dung ra cảnh tượng của một dòng sông Tây Bắc hùng vĩ, chảy xiết, cao xa dữ dằn như một minh chứng cho những cố gắng, những gian lao,vất vả của con người hành quân, của cả dân tộc Việt Nam Và chừng nào còn có dòng sông Mã, còn có núi rừng miền Tây thì chắc chắn rằng người ta còn nhắc về binh đoàn Tây Tiến.

Hai chữ “xa rồi” nghe xót xa, nghẹn ngào làm sao! Khi ông nói “xa rồi” có nghĩa là lúc những hình ảnh của một quá khứ đang ập tới, nhấc bổng ông khỏi mảnh đất thực tại để lửng lơ, chơi vơi trong nỗi nhớ Nhà thơ như để tiếng gọi yêu thương “Tây Tiến ơi!” vọng về trong thời gian khổ ải nhưng nghĩa tinh, đầy sự gắn bó và cũngkhông ít những hi sinh mất mát, vọng về một miền đất xa xôi, vọng tới những người đồng đội của mình dù đã nằm lại ở nơi biên cương hay đang chiến đấu ở chiến trường Và bốn chữ “Sông Mã xa rồi” như một lời nhắn gửi đến chủ thể trữ tinh “TâyTiến ơi!” Sông Mã đã rời xa Tây Tiến, còn Tây Tiến bây giờ đã rời xa Quang Dũng.Tiếng “ơi” cùng với dấu chấm cảm như một nhịp nghẹn ngào thổn thức, xen lẫn sự tiếc thương, nhớ nhung của người lính chiến đấu nay đã tạm chia tay đồng đội của mình Nhịp thơ đến đây dường như chậm lại, để tâm trí cùng con tim người lính ấy bắt đầu mở khóa tất cả những kỉ niệm về quãng thời gian hào hùng, để đôi tay có thể sẵn sàng xúc động mà bộc lộ dòng xúc cảm tiếp theo:

“Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”Thông thường, khi nhớ về một điều gì, người ta thường nhớ đến những kỉ niệm để lại dấu ấn sâu sắc, khó quên Điều đầu tiên Quang Dũng nhớ đến là núi rừng Bởi núi rừng chính là nơi xưa kia ông cùng đồng đội đã cùng sống, cùng chiến đấu, kề vai sát cánh bên nhau Ở đó in đậm bao nỗi khổ, bao niềm vui của người chiến sĩ Kỉ niệm sống dậy, tràn ngập trong tâm hồn nhà thơ một nỗi niềm nhớ tiếc, nhớ những tháng ngày hành quân, nhớ quá khứ đã xa Quang Dũng đã rất khéo léo khi vận dụng điệp từ “nhớ” cùng thủ pháp gieo vần đuôi “ơi – chơi vơi” khiến câu thơ

Trang 4

bộc lộ trọn vẹn sắc thái cảm xúc, tạo ra sức vang và sức gợi cho nỗi nhớ như dòng chảy cuồn cuộn từ câu thơ này đến dòng thơ khác Con tim nhà thơ đã rẽ hướng về nơi núi rừng đại ngàn xanh thẳm Ấy là một nỗi nhớ “chơi vơi” khó có thể khẳng địnhnhưng Quang Dũng đã chắc chắn bằng hai từ “nhớ” liên tiếp nhằm nhấn mạnh, khẳng định rõ ràng sự hiện hữu của nỗi nhớ ấy vẫn luôn thường trực trong tim ngườichiến sĩ anh dũng Núi non hùng vũ không chỉ là thiên nhiên mà còn là người bạn, người tri âm tri kỉ gắn bó với đoàn quân trên mọi bước chân theo đuổi lí tưởng cao đẹp Nỗi nhớ của Quang Dũng là nhớ “chơi vơi” – một nỗi nhớ không có hình, không có lượng, hình như nhẹ tênh mà nặng vô cùng Nỗi nhớ ấy không đo được, không cân được, chỉ biết nó lửng lơ mà đầy ắp, mênh mông, nó chập chờn giữa hai bờ hư thực trong không gian bao la, trong thời gian xa xăm Tựa như làn mây trắng, thoáng qua rõ hình nhưng chạm vào lại hóa hư không, ấy là một sắc thái cảm xúc vô cùng đặc biệt, một cách dùng từ “vừa mang tinh kế thừa, nhưng lại vừa sáng tạo độc đáo”.

Từ bức tranh toàn cảnh của nỗi nhớ “chơi vơi”, kỉ niệm như ống kính quay phim làm hiện lên những chặng đường đã qua của đoàn binh Tây Tiến với những địa danh gợi biết bao cảm giác về sự hoang vu, hiểm trở:

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏiMường Lát hoa về trong đêm hơi”Nhớ về Tây Tiến, nhà thơ không thể quên được những khó khăn, gian khổ suốtchặng đường hành quân Bước chân của người chiến sĩ đã đặt lên biết bao dải đất gian nan để rồi còn lại không chỉ là nỗi khó khăn gian khổ mà còn là nỗi nhớ thương không thể lấp đầy Từng địa danh “Sường Khao”, “Mường Lát” cứ lần lượt hiện lên gắn liền với chặng đường mòn mỏi khiến ta như đang hòa vào cùng khí thế hào hùng của người lính trẻ hăng hái ra đi bảo vệ xây dựng non sông gấm vóc Đỉnh Sài Khao quanh năm mây mù che phủ với làn sương mù lạnh lẽo bủa vây người lính mang đến cái giá rét buốt xương, mang đến sự mênh mang vô định trước ánh mắt vẫn còn mang ước mơ đèn sách của người thanh niên trí thức Hà thành Có lẽ sẽ có khoảng khắc, họ chợt lặng lại nghĩ về tương lai, về cuộc đời Đứng trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên, những người lính Tây Tiến vẫn tiến lên không từ bỏ Dù gian khổ, dù sương giăng ngập lối, dù có phải đánh đổi cả thanh xuân thì họ cũng sẵn lòng hiến dâng tuổi trẻ này cho Tổ Quốc Nỗi nhớ của Quang Dũng không chỉ nhớ về sự hào hùng, kiên trung mà còn khắc sâu kỉ niệm từ những khắc nghiệt, vất vả Hình ảnh

Trang 5

“sương” kết hợp với động từ “lấp” đã diễn tả chân thực sự hiểm nguy, khó lường của vùng rừng núi và những gian truân mà họ đã trải qua Không phải “sương giăng”,và cũng không phải là “sương phủ” mà là “sương lấp”, một thể cao hơn của sự che phủ mà ở đó con người bị bao vây, bị quấn quanh bởi làn sương tưởng chừng mỏng manh nhưng lại vô cùng vô tận Sự tài hoa của Quang Dũng thể hiện thật tròn đầy trong hai từ “sương lấp” ấy Và dẫu sao những người lính Tây Tiến cũng đều là những người bằng sương bằng thịt, làn da họ biết buốt trước gió lạnh gào thét, đôi vai họ biết đau dưới nòng súng nặng nề, đôi chân họ cũng biết “mỏi” trong ngàn lớp sương phủ giăng trôi Ta đi giữa niềm thương nỗi nhớ của người thi sĩ “xứ Đoài mây trắng” rồi nhìn về những ngày thực tại khi chiến tranh đã qua đi, làn sương lấp ngày nào không còn cản bước chân người chiến sĩ yêu nước mà nó đã trở thành điểm tô cho cuộc đời vất vả của thân phận chìm nổi.

Tuy nhiên, nếu “sương lấp” nặng nề, lạnh lùng bao nhiêu thì hoa về lại nhẹ nhõm, tươi tắn ấm áp bấy nhiêu Nhãn tự trong toàn bộ câu thơ chính là từ “hoa” – một hình ảnh chứa đựng nhiều sắc thái, nhiều liên tưởng thú vị đặc sắc Ta có thể hiểu “hoa” là những cánh ban, cánh mơ trắng trong vô ngần, là biểu tượng của sự thuần khiết nơi núi rừng sâu thẳm, là hương thơm trong mát ngọt lành của mọi thứ hoa cỏ thiên nhiên Đó cũng có thể là ánh đuốc bập bùng cháy khi đêm trường canh thâu hành quân gian khổ Trong màn đêm u tịch, ta có thể mường tượng ánh sáng đỏ vàng lấp lánh ấy đang gắng mình dẫn đường chỉ lối, đang sưởi ấm cho đôi bàn tay đã buốt đi vì mưa gió nơi rừng già Nhung còn một ý nghĩa hay hơn cả, ta có thể hình dung “hoa về” là đôi chân thoăn thoắt nhẹ nhàng của những cô gái Mường Lát lướt nhẹ trên từng trảng cỏ đẫm hơi sương, là bước chân chí tinh dẫn đường cho người lính chinh phục thiên nhiên khắc nghiệt Và dù hiểu theo cách nào, ý thơ của Quang Dũng vẫn luôn đẹp và giàu liên tưởng như thế!

Cái hay ở đoạn thơ này là cùng lúc xuất hiện hai hình ảnh, hai trạng thái tinh cảm đối lập nhưng thống nhất, hài hòa với nhau: vừa gợi sự mịt mùng, lạnh lẽo của miền đất lạ cùng sự khó khăn, vất vả của người lính Tây Tiến, đồng thời gợi lên vẻ đẹp độc đáo, bí ẩn của Tây Bắc Thêm một chữ “mỏi” khiến cãi mĩ lệ, lãng mạng biếnmất, câu thơ nặng trĩu khung cảnh hiện thực trần trụi Đoàn quân không gợi một chút nào cái oai hùng sân khấu mà mệt mỏi vì đường xa, vì những gian khổ Vẻ đẹp ở đây la vẻ đẹp hiện thực chứ không phải sự hào nhoáng thoáng qua Ngày nối ngày,đêm nối đêm, “đoàn quân mỏi” như bị lấp đi giữa cái biển sương mù của núi rừng

Trang 6

miền Tây Nhưng khi xuất hiện “hoa về trong đêm hơi” thì cái mỏi mệt, cái gian truândường như đã bị tiêu tan bởi hình ảnh đẹp lung linh như trong cõi mộng ấy Đây là một hình ảnh đầy sáng tạo, một hình ảnh thơ mạng đậm tâm hồn thi nhân Người lính như thả mộng vào “đêm hơi” của giữa núi rừng, tận hưởng hương thơm của thiên nhiên đại ngàn Tưởng chừng như thiên nhiên đang ban thưởng cho người línhhương hoa để có sức mạnh vượt đèo, leo dốc, cố gắng chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng Sự hiện tại hóa quá khứ dưới sự tác động của một kí ức sâu, mạnh mẽ đã vẽ nên một bức tranh đầy ấn tượng về thiên nhiên khắc nghiệt nhưng cũng tràn đầy thơ mộng Thiên nhiên ấy vùi lấp người chiến sĩ, đôi khi muốn vùi lấp những sinh mạng nhỏ bé trong khoảng khắc của thung lũng sương mù “Đoàn quân mỏi” nhưng tinh thần không “mỏi” bởi ý chí quyết tâm ra đi vì Tổ Quốc đã làm cho những trí thứcHà thành yêu nước trở nên bất khuất, kiên cường hơn bao giờ hết.

Tiếp tục cảm hứng lãng mạng, khung cảnh núi rừng miền Tây với thác lúc mưa nguồn cùng con đường hành quân cheo leo trên dốc núi, trong sương mờ bên vực thẳm cứ lần lượt hiện ra như một thước phim quay chậm, mở rat hoe bướcchân hành quân của người lính:

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳmHeo hút cồn mây súng ngửi trờiNgàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”Có lẽ đây là bốn câu thơ gây ấn tượng mạnh nhất đối với độc giả Bút pháp lãng mạng xây đắp hình ảnh núi non lên nhạc, lên họa đúng như lời cổ nhân nói:”Thi trung hữu họa”,”thi trung hữu nhạc” Đất nước ta với đặc điểm địa hình ¾ là đồi núi,nhưng qua những lời thơ đậm chất tạo hình của Quang Dũng, tưởng chừng như bao dãy núi, ngọn đồi đều đã đổ bộ, tập trung hết lên vùng Tây Bắc này, phủ đặc những con đường của binh đoàn Tây Tiến Thiên nhiên cứ cố tinh giăng ra biết bao thử thách, bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng bẻ gãy ý chỉ của con người Người lính Tây Tiến cứ thầm lặng dấn thân, cứ dần vượt qua lộ trình hiểm trở của lộ trình oai linh nơi rừng thiêng nước độc Quang Dũng đã dựng lên được một không gian ba chiều khiếnhình ảnh thơ được chạm nổi lên thành bức phù điêu hùng vĩ trên mặt phẳng trang thơ

Trang 7

Trận địa ở đay cơ hồ không nghe tiếng súng nổ, không bóng quân thù mà chỉ có núi dốc, mưa rừng…Nhịp ngắt 4/3, mật độ dày đặc của những thanh trắc kết hợp với phép điệp từ “dốc” cùng với việc sử dụng nhiều tinh từ là từ láy:”khúc

khuỷu”,”thăm thẳm”,”heo hút”,… hòa hợp với tất cả nhịp điệu, âm thanh, tất cả nhưđể nhấn mạnh sự hiểm trở, dữ dội của núi rừng Tây Bắc Thiên nhiên Tây Bắc qua ngòi bút lãng mạng của Quang Dũng được cảm nhận với vẻ đẹp vừa đa dạng, vừa độc đáo Dốc rồi lại dốc, khúc khuỷu, gập ghềnh đường lên, rồi lại thăm thẳm, hun hút đường xuống Thiên nhiên chênh vênh, dựng đứng chính là lời thách thức bước chân chinh phục của người lính Tây Tiến Trải qua những cam go, gập ghềnh, trúc trắc, hồn thơ Quang Dũng một lần nữa xoa nhẹ cõi lòng ta bởi một dòng thơ đầy phóng khoáng, lạc quan, trẻ trung:

“Heo Hút cồn mây súng ngửi trời”Phép đảo ngữ đưa tinh từ “heo hút” lên đầu câu khiến cho không gian mà dòng thơ ấy tạo nên ngập đầy vẻ “heo hút” vắng lặng của những áng mây phía xa chân trời Tên tuồi của Quang Dũng – nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng” gắn liền với những áng mây bồng bềnh nơi trời xanh vô tận, có lẽ cũng chính vì thế mà trong những tác phẩm của ông, hình ảnh “mây” luôn ít nhiều xuất hiện một cách có chủ đích Nhà thơ không chọn lựa “đám mây”,”áng mây”,”hồ mây” mà thứ thu hút ông chính là những “cồn mây” ngồn ngộn nơi xa chân trời Từ rất lâu, hình ảnh mây trời là nguồn cảm hứng dào dạt cho những tâm hồn đa sầu đa cảm Áng mây lặng lẽ trôi mang theo trong mình những tinh cảm, nỗi nhớ dào dạt, nặng trĩu, màu mây trắng tinh tượng trưng cho vẻ thuần khiết, khôi nguyên của tinh cảm thiêng liêng nơi trái tim con người Nắm bắt được điều này, Quang Dũng đã nhờ “mây” gửi đến những người bạn chiến đấu của mình qua hình ảnh “súng ngửi trời” vừa lãng mạng, vừa tinh nghịch hào hoa Phép nhân hóa “súng ngửi trời” là một thành công đặc biệt trong ngòi bút của người nghệ sĩ “mây đầu ô” ấy Một chữ “ngửi” cùng hình ảnh súng – trời đã mở ra một không gian bao la rộng lớn hòa quyện cùng lí tưởng, sức mạnh của những chiến binh kiên cường bất khuất Người ta vẫn thường hay khẳng định:”Thơ tức là phần tinh lọc nhất của ngôn từ”, ấy vậy mà những từ ngữ quá đỗi gần gũi, quá đỗi quen thuộc trong văn nói hằng ngày nay lại trở nên lấp lánh, đẹp đẽ đến vậy trong thi phẩm Tây Tiến Ta biết đến một “đầu súng trăng treo”, một “ánh sao đầu súng” như một hình ảnh mang tinh biểu tượng Súng là hiện thân cho sự khốc liệt của chiến tranh mà người lính ngày đêm đối mặt Trời biểu tượng cho khát vọng hòa

Trang 8

bình Đó là tương lai mà người lính hướng tới, mong mỏi ngày đêm tác giả kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, giữa bút pháp hiện thực và lãng mạng để tạo nênmột hình ảnh thơ đẹp, giàu ý nghĩa “Súng ngửi trời” là một biểu tượng cao đẹp cho tinh thần lạc quan, yêu đời, trẻ trung có phần tinh nghịch Đó là tư thế chiến thắng của con người tươi trẻ, lạc quan, yêu đời Tuy nhiên cần phải thấy thơ Quang Dũng có một điểm rất nổi bật, đó là những hình ảnh tương phản xuất hiện nâng đơc cho nhau Cho nên những “khúc khuỷu”,”thăm thẳm”,”heo hút” đã trở thành vô nghĩa trong sự thử thách của thiên nhiên đối với con người Vì trong những thử thách ấy làmột cảm xúc đầy kiêu hãnh của người lính, họ bất chấp mọi khó khăn để vươn tới một tầng cao lồng lộng giữa đỉnh trời.

Thiên nhiên có lúc vụt hiện ra từ những câu thơ mang giá trị tượng hình, có những nét thật táo bạo, câu thơ như bẻ gảy làm đôi:”Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”, hai vế của câu thơ tạo nên một cặp tiểu đối hoàn chỉnh, dấu phẩy giữa domgf chia câu thơ thành hai nữa cần xứng tạo ấn tượng về một địa hình gấp gãy giữa không gian Thế núi như vút lê, dựng đứng rồi lại đột ngột đổ xuống bất ngờ

Nhà thơ đặt một chữ “cao” vào giữa sự đối lập của “ngàn thước lên’ và “ngàn thướcxuống” Chính cấu trúc ngữ nghĩa ấy tạo nên đỉnh cao nghìn thước giữa câu thơ.Chẳng những thế, với hai chữ “lên’ và “xuống” còn gợi ra hình ảnh trập trùng của đoàn binh Tây Tiến đang cố gắng vượt dốc cao, vực thẳm, làm nổi bật tư thế và bản lĩnh của người chiến binh Tây Tiến trên bước đường hành quân gian nan nhưng yêu đời

Ném vào trong khung cảnh ấy là một bức tranh thủy mặc hiện đại làm xao động lòng người:”Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” Giữa những âm điệu gồ ghề của những thanh trắc, câu thơ thả xuống toàn thanh bằng tạo một dấu lặng đột ngột củakhúc quân hành, mở ra nét nhạc bâng khuâng ngơ ngác hồn người Sau những tiếng ầm ào, những heo hút vắng lặng, hình ảnh ngôi nhà lá đơn sơ xa xôi trong buổi chiềumưa phớt đã khiến cho trái tim con người được lặng lại để nhớ về Những chiến binhTây Tiến dù có gan dạ, anh dũng đến thế nhưng trong thâm tâm, họ vẫn luôn nhớ về gia đình, về quê hương, về mái ấm an yên của mình Tuy rằng những cơn mưa rừng bất chợt mang đến cho người lính Tây Tiến sự giá rét, nhưng khi đưa ánh mắt sang ngang, xa xa, lẫn trong màn mưa núi, sương rừng, người lính thấy bản làng mờ ảo, thấp thoáng trong thung lũng Nhà thơ đã rất sáng tạo khi nói đến mưa rừng bằng cụm từ “mưa xa khơi” Hình ảnh thơ với cấu trúc ngôn từ lạ, táo bạo:”xa khơi” Nó

Trang 9

vốn là tả không gian biển, nay được Quang Dũng sử dụng để tả không gian núi rừng giữa miền Tây Hình ảnh khiến cho câu thơ đẹp như một bức tranh lụa mềm mại, rất nên thơ Âm điệu nhẹ nhàng, thư thái giúp người đọc hình dung những ngôi nhà đang bồng bềnh giữa biển khơi Thiên nhiên hùng tráng được miêu tả bằng hình, bằng âm, bằng nhịp điệu và đặc biệt là bằng cảm hứng lãng mạng để sự hiểm trở củathiên nhiên khơi gợi nên cảm hứng chinh phục trong con người.

Không thi vị hóa hiện thực, ngòi bút Quang Dũng dám nhìn thẳng vào những tổn thất tất yếu của con người trong cuộc chiến tranh tàn khốc Cái chết vẫn luôn làmột mối đe dọa, một sự thật đáng ngại rất bi thảm Nhưng qua ngòi bút của QuangDũng, ta lại thấy được ý chí dấn thân của người lính Tây Tiến Có thể nói ngay cái chết cũng rất hào hùng, người lính Tây Tiến dù có chết cũng không rời xa vũ khí, rờixa đồng đội:

“Anh bạn dãi dầu không bước nữaGục lên súng mũ bỏ quên đời”Hai tiếng “anh bạn” được đặt ở đầu câu thơ như một tiếng khóc thầm cho sự mất mát về người và tinh thần của người lính, một tiếng gọi của sự gắn bó Đi kèm sau đó là từ láy “dãi dầu”, dãi dầu với bom đạn, dãi dầu với nắng mưa khiến cho người chiến sĩ không còn sức lực để bước tiếp Sự dãi dầu thân xác nhiều khi chạm đến giới hạn cuối cùng, khiến cho bước chân các anh cứ chậm dần, chậm dần để rồi dừng lại hẳn và đổ gục Cụm từ “không bước nữa” như một lời khẳng định chấm dứtmột hoạt động, không thể tiếp tục được nữa, nó là một dẫn chứng rõ nét cho sự hy sinh của người lính Ngay sau đó là hành động “gục lên súng mũ” rất dứt khoát “Gục” là một động từ miêu tả động thái rất nhanh, mệt mỏi không còn sức chịu đựng, gian khổ tưởng chừng như đã vượt lên giới hạn chịu đựng của con người Điều đó cũng có nghĩa là các anh đã cố gắng gượng dậy nhưng không còn đủ sức nữarồi

Điểm nhấn của đoạn thơ chính là ở câu thơ ấy:”Gục lên súng mũ bỏ quên đời”– nó thể hiện một sự hy sinh vô cùng hào hùng, tả một giấc ngủ ngàn thu: các anh ngã xuống, gục xuống khi súng còn trên tay, mũ còn trên đầu, các anh đã hy sinh trong tư thế hành quân Điều ấy phù hợp với chất bi tráng của cuộc đời người lính Tây Tiến:chết mà vẫn ngang tang, vẫn giữ khí phách Những người lính Tây Tiến đã “gục”, nhưng không phải “gục xuống” mà là “gục lên” – “gục lên súng mũ” – vì Tổ

Trang 10

Quốc mà chiến đấu quên mình, hy sinh tuổi xuân, tuổi đẹp nhất của đời người để làm nên mùa xuân cho Tổ Quốc, để thế hệ mai sau có thể “cầm bút” thay cho “cầm súng” Có lẽ ở đoạn này, không ít bạn đọc hiểu hình ảnh đó là sự dừng chân nghỉ ngơi của người chiến sĩ Người lính mệt mỏi “gục lên súng mũ” – vẫn trong tư thế chủ động – quên hết thảy sự đời Nếu như vậy, ta có thể thays Quang Dũng đã cảm thông sâu sắc với đồng đội của mình khi quá mệt mỏi phải ngủ gục trên đường hành quân như để tạm quên đi bao nỗi nhọc nhằn, vất vả của hiện tại Cách hiểu đó tuy không sai, nhưng nó sẽ làm mất đi vẻ hào hùng, khí phách đẫm chất bi tráng của những người lính trẻ Với ba chữ cuối dòng thơ:”bỏ quên đời” thể hiện tinh thần, thái độ của người lính đứng trước cái chết:một sự bất cần, xem cái chết là hiển nhiên, nhẹ tựa lông hồng Các anh đã lên đường, đến núi rừng miền Tây để chiến đấu dẫu biết “cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi” Vì độc lập, tự do mà đã có biết bao chiến sĩ anh dũng đã ngã xuống trên chiến trường, trong tư thế lẫm liệt đến như vậy.Ngòi bút Quang Dũng không từ chối cái “bi” nhưng cũng biết làmntrang trọng hóa cáibi bằng cái “tráng”.

Cảnh tượng chiến trường đâu chỉ có đèo cao, cồn mây, dốc thẳm, đâu chỉ có mưa ngàn, muỗi rừng, vắt núi mà còn có biết bao thử thách của rừng rừng thiên nước độc Nếu ở mấy câu thơ đầu tác giả mở rộngt hiên nhiên miền Tây Bắc mênh mông qua không gian hùng vĩ, thơ mộng của những cơn mưa rừng với độ cao chạm đến mấy trời của đính núi phía Tây, thì đến với hai câu thơ sau, thiên nhiên được khám phá theo chiều của thời gian:

“Chiều chiều lên cao thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu ngươi”

Thiên nhiên Tây Bắc như rung mình trong bản giao hưởng của đại ngàn với tiếng thác gầm và tiếng chân cọp dữ Biện pháp tu từ nhân hóa “thác gầm thét” và “cọp trêu ngươi” làm bật lên những u tịch vắng vẻ, những bí hiểm của rừng già luôn rình rập, luôn chờ đón con người đến khám phá và chinh phục Từ láy “chiều

chiều”,”đêm đêm” gợi dòng thời gian như lặp lại, tuần tự chảy trôi ngày qua ngày Đôi chân trải qua những gập ghềnh, sỏi đá của biết bao con đường từ Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông cho tới Mường Hịch đều để lại dấu ấn sâu nặng trong trái tim của nhà thơ Và nếu như Mường Lát thơ mộng, lãng mạng bao nhiêu thì Mường Hịchlại càng dữ dằn, đầy sát khí bấy nhiêu Tên địa danh Mường Hịch đọc lên có cảm giác

Trang 11

nặng nề như tiếng chân cọp rậm rịch đi trong đêm Rừng núi mang một không khí rờn rợn, nguyên vẹn hoang sơ quá! Ở nơi xa xôi, con người lần đầu tiên đặt chân đến, khi mà thiên nhiên vẫn đang làm chủ thì khó khăn chắc chắn còn tăng lên gấp bội phần Những nguy hiểm vẫn rập rình đâu đó là sự quyết liệt mà binh đoàn Tây Tiến đã một thời anh dũng vượt qua.

Từ “trêu” là cách nói hài hước, dí dỏm, đẩy nỗi sợ của người lính lùi xa Nhà thơ không viết “cọp dọa người” mà lại là từ “trêu” để thể hiện cái trớ trêu của hoàn cảnh và cũng là những trêu ngươi đầy thách thức, đầy hiểm nguy của chốn rừng xanh Dù cho có bao nhiêu khó khăn, thử thách đi chăng nữa thì đoàn quân vẫn tiến bước, người nối người băng lên phía trước Uy lực thiên nhiên như bị giảm xuống vàgiá trị con người được nâng lên một tầm vóc mới Quang Dũng có lẽ đã nói lên cái ghê gớm của núi rừng cốt là để làm bật lên vẻ đẹp hào hùng của con người

Vượt lên gian khổ, hi sinh, hành trang người lính đầy ắp kỉ niệm tinh quân dân:

“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khóiMai Châu mùa em thơm nếp xôi”Hai câu thơ cuối đoạn gợi nên cảm giác tươi mát, ngọt ngào về cuộc sống thanh bình thoáng bắt gặp trên đường hành quân Đằng sau vẻ hoang dại, bí ẩn của đại ngàn hiện lên hình ảnh con người với vẻ đẹp thật thơ mộng, lãng mạng Chiến binh Tây Tiến hào hùng mà cũng rất đỗi hào hoa, rất nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên và đằm thắm tinh người Chữ “nhớ” đứng ở đầu câu thơ như kết tụ lại bao tinh cảm nhớ thương, bao bồi hồi, xao xuyến vấn vương Câu thơ giống như tiếng gọi thoảng thốt ngân lên từ trong tiềm thức “Nhớ ôi” là một câu cảm thán gợi nỗi bang khuâng khi hồi tưởng lại những kỉ niệm ấm áp: lúc đoàn quân dừng lại sau sau một đoạn đường hành quân vất vả, lều trại được dựng lên ở một bản làng, một bếp lửa ánh đỏ hồng, một nồi xôi hương bay ngào ngạt, khói bêos, khói cơm bay lên hòa quyện vào khói lam chiều Khung cảnh ấy mới đầm ấm làm sao! Và nỗi nhớ ấy khôngkìm nén được nước để rồi phải thốt lên thành lời Nhớ “cơm lên khói”, nhớ “thơm nếp xôi” là nhớ hương vị núi rừng Tây Bắc, nhớ tinh nghĩa, nhớ tấm lòng cao cả của đồng bào người dân Tây Bắc Bữa cơm với khói tỏa lan mùi nếp xôi gợi cái không khí gia đình ấm áp, xua tan đi cảm giác trống vắng trong tâm hồn người chiến sĩ Lúc đó

Ngày đăng: 05/09/2024, 11:57

w