Năm 1907, tiến sĩ Maria Montessori - người phát minh ra phương pháp Montessori của giáo dục tiếp tục nghiên cứu về PCHT lấy trẻ làm trung tâm của việc dạy học, các chương trình giảng dạy
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
ĐOÀN THỊ HÀ
VẬN DỤNG MÔ HÌNH VARK TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ CÁC CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI TRONG THẾ KỶ XX
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ
HÀ NỘI – 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
ĐOÀN THỊ HÀ
VẬN DỤNG MÔ HÌNH VARK TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ CÁC CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI TRONG THẾ KỶ XX
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ
MÔN LỊCH SỬ Mã số: 8140218.01
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Phùng Tám
HÀ NỘI - 2023
Trang 3MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài
Nghị quyết 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018) về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất của
từng cá nhân “đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu cầu học tập suốt đời của mọi người” Chiến lược giáo dục Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 chỉ rõ “Phát triển toàn diện con người Việt Nam, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, nền tảng cho mục tiêu dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc”
Triết lý giáo dục hiện nay là dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, lấy người học làm trung tâm Tuy nhiên mỗi học sinh lại có đặc điểm tâm sinh lý, khả năng, sở thích, năng lực, nhu cầu, hứng thú khác nhau với những động lực, điều kiện, hoàn cảnh, môi trường học tập khác nhau Do đó để phát huy tiềm năng tối đa của học sinh nhằm đạt hiệu quả học tập cao, giáo viên cần thấu hiểu nhu cầu chính đáng và thế mạnh học tập của mỗi học sinh Đặc biệt người GV cần xác định được các nhu cầu, PCHT của HS phù hợp với đặc trưng dạy học của mỗi môn học, trong đó có môn LS
Phong cách học tập có nội hàm cơ bản là “những điểm riêng chiếm ưu thế và tương đối bền vững của cá nhân quy định cách tiếp nhận, xử lý, lưu giữ và phản hồi thông tin trong môi trường học tập” Việc xác định được cách thức học tập của HS sẽ đặt cơ sở hình thành và phát triển những PCHT phù hợpvới khả năng của mỗi HS và đặc trưng của môn học, điều kiện học tập, có ý nghĩa quan trọng giúp học sinh hứng thú, năng cao hiệu quả học tập
Theo nghiên cứu của Coffield, hiện nay có tới 71 mô hình PCHT khác nhau được xây dựng và công bố, mỗi mô hình PCHT lại dựa trên những tiêu chí khác nhau Tuy nhiên mô hình PCHT VARK của Neil Feming là một trong những mô hình PCHT phổ biến nhất VARK là viết tắt của Visual, Aural, Read
Trang 4và Kinaesthetic- đề cập tới các PCHT khác nhau dựa thị giác, thính giác, đọc/viết và vận động Việc xác định được PCHT của mỗi học sinh, sẽ giúp GV lựa chọn được phương pháp, quy trình dạy học - đánh giá phù hợp và hiệu quả nhất Không những thế qua việc xác định phong cách học tập, xây dựng cách học của mình, học sinh có thể học tốt, hiệu quả không chỉ một môn học mà học tốt, hiệu quả các môn học trên ghế nhà trường phổ thông cũng như tiếp tục học cao hơn, học tập suốt đời Đặc biệt trong dạy học Lịch sử - với nội dung dài và khó như hiện nay thì việc xác định PCHT của học sinh càng trở nên cần thiết
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, đồng thời với sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ và sự bùng nổ thông tin, khối lượng tri thức ngày càng tăng lên, thời lượng học tập thì lại có hạn Tuy thực tiễn DH ở trường PT nói chung, DH LS nói riêng ở Việt Nam mặc dù có nhiều đổi mới nhưng do điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nhưng vẫn đa phần còn nhiều hạn chế, chủ yếu truyền thụ một chiều với cách dạy truyền thống thầy đọc, giảng - trò chép mà ít quan tâm đếnđặc điểm riêng biệt của HS với những PCHT, nhu cầu, hứng thú khác nhau Do đó hiệu quả dạy học chưa cao, HS chưa thực sự hứng thú với môn học, đặc biệt là môn học Lịch sử
Chương trình Lịch sử THPT nói chung và chương trình Lịch sử lớp 11 nói riêng mặc dù đã được đổi mới về cách trình bày nhưng về cơ bản vẫn dài và khó, đặc biệt là nội dung về các cuộc CTTG trong thế kỷ XX - một nội dung quan trọng trong chương trình GDPT hiện hành cũng như chương trình GDPT mới 2018 Đây lại là những sự kiện quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người đồng thời cũng là chủ đề lớn trong Chương trình GDPT mới 2018 Nguồn tư liệu về các cuộc Đại thế chiến này rất phong phú(thông qua nguồn tư liệu đọc, nghe, nhìn, trải nghiệm thực địa…) tuy nhiên thông tin trong SGK lại hạn chế, thuần túy, nặng về cung cấp kiến thức.Do vậy cần tìm ra cách học, cách dạy mới, hiệu quả về các cuộc CTTG trong thế kỷ XX ((CTTG lần
Trang 51(1914 - 1918) và CTTG lần 2(1939 - 1945)) khiến chúng dễ học hơn, dễ hiểu hơn
GV THPT trong bối cảnh ngày nay luôn phải tự học, tìm tòi và đưa ra được giải pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả dạy học của bản thân, đồng thời nâng cao sự hứng thú, tích cực, chủ động cho học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu dạy học cũng như bồi dưỡng phẩm chất, năng lực học, tự học, học tập suốt đời cho học sinh
Xuất phát từ các lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Vận dụng mô hình VARK trong dạy học lịch sử các cuộc Chiến tranh thế giới trong thế kỷ XX ở trường Trung học phổ thông huyện Hoài Đức” làm đề tài nghiên cứu của mình
nhằm góp thêm một cách dạy học mới, hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh
Trên cơ sở đó, việc thu thập tài liệu liên quan được tiến hành trên các địa chỉ chủ yếu như: https://vark-learn.com
* Khái quát tình hình nghiên cứu về PCHT trên thế giới
PCHT hiện là một lý thuyết học tập hiện đại đang được quan tâm, đánh giá cao và vận dụng hiệu quả Khái niệm đầu tiên có liên quan đến PCHT là “cognitive styles” (kiểu nhận thức) được Allport đưa ra từ những năm 30 của thế kỉ XX Thuật ngữ Phong cách học tập (Learning Styles) chỉ mới xuất hiện vào những năm 50 của thế kỷ XX khi Thelen nêu ra một trong những điều kiện để tổ chức họat động Nhóm trong quá trình dạy học là cần phải dựa vào Phong cách học tập (PCHT) của HS
Trang 6Những năm 60s của thế kỷ XX, các nghiên cứu về PCHT mới bắt đầu chính thức được tiến hành Từ đó đến nay, trên thế giới có nhiều người vẫn tiếp tục nghiên cứu về PCHT của người học
Các nghiên cứu về PCHT rất đa dạng, chủ yếu theo mảng tâm lý học, một số nghiên cứu về xã hội học, kinh tế, quản lý và giáo dục học Các tác giả nghiên cứu về PCHT trong các lĩnh vực trên hướng tới việc làm rõ các căn cứ và lý luận của lý thuyết này trong lĩnh vực của mình
Qua các nghiên cứu đó, họ đều khẳng định mỗi người có PCHT khác nhau và là yếu tố quan trọng giúp việc học của họ hiệu quả hơn Các nhà nghiên cứu đưa ra các mô hình và công cụ với nhiều mục đích khác nhau Một số nhằm mục đích đóng góp cho quan điểm lý thuyết về PCHT và không thiết kế công cụ để sử dụng thực tế Ngược lại, một số tác giả khác lại phát triển công cụ để sử dụng rộng rãi cho người học trong nhiều hoàn cảnh khác nhau
Các lý thuyết về PCHT (learning styles theories) thường theo 3 xu hướng nghiên cứu: mang tính lý thuyết (theoretical), mang tính sư phạm (pedagogical) và mang tính thương mại (commercial) (Coffield,2004)
Nghiên cứu mang tính lý thuyết về PCHT
Khái niệm đầu tiên liên quan đến PCHT được đưa ra lần đầu tiên ở Anh, Mỹ, Tây Âu vào những năm 30 của thế kỷ XX Tuy nhiên, thực tế là vào đầu thế kỉ XX, những nghiên cứu ban đầu liên quan đến PCHT đã được đề cập
Năm 1904, Alfred Binet, một nhà tâm lý học Pháp, đã phát triển các bài kiểm tra trí thông minh đầu tiên liên quan đến những khác biệt cá nhân
Năm 1907, tiến sĩ Maria Montessori - người phát minh ra phương pháp Montessori của giáo dục tiếp tục nghiên cứu về PCHT lấy trẻ làm trung tâm của việc dạy học, các chương trình giảng dạy, lộ trình học được thiết kế dựa trên khả năng cụ thể và quá trình phát triển của mỗi trẻ, tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp trẻ phát triển toàn diện
Trang 7Người đầu tiên nêu ra lý thuyết học tập theo phong cách học tập của người học là Carl Jung năm 1927 Ông nhận thấy mỗi người có cách cảm nhận (cảm giác hay trực giác), quyết định (tư duy, cảm xúc hay trí tưởng tượng), cách thức hoạt động hoặc tương tác (hướng ngoại hay hướng nội) khác nhau
Điểm chung của các nghiên cứu trên là:
Thứ nhất là tập trung vào quá trình: các cá nhân tiếp thu, xử lý thông
tin, đánh giá kết quả như thế nào
Thứ hai là nhấn mạnh vào cá tính riêng người học: Các nhà nghiên
cứu về lý thuyết PCHT cho rằng tư tưởng, cảm giác, tình cảm của cá nhân có liên quan đến quá trình học tập của người học
Những năm tiếp theo, các nghiên cứu về PCHT cũng ít xuất hiện Cho đến tận năm 1956, khi Benjamin Bloom phát triển một hệ thống gọi là bảng phân loại tư duy của Bloom thì việc xác định PCHT mới đạt được bước tiến mới Năm 1976, Dun and Dun đã thiết kế được công cụ để đánh giá PCHT của HS
Từ những năm 80s cho đến ngày nay, dựa trên cơ sở những khám phá trước đó nhiều mô hình khác nhau về PCHT đã được công bố và phát triển Các nghiên cứu về PCHT tiếp tục diễn ra, phong phú và đa dạng, tiếp cận theo nhiều khía cạnh khác nhau, chủ yếu quan tâm đến vấn đề nội hàm khái niệm và thực nghiệm của lý thuyết học tập này
Năm 1995, Marlene D Lefer đã xuất bản tài liệu “Phong cách học tập” để giúp cho độc giả hiểu rõ về PCHT Trong đó, ông đã đưa ra bốn
PCHT (học thiên về hình ảnh, học thiên về phân tích, học theo cảm giác thông thường, cách học năng động) và các biện pháp dạy học phù hợp cho từng PCHT kể trên [35]
Tính đến năm 2006, theo thống kê của Ken Dunn and Rita Dunn có khoảng 640 đầu sách về PCHT được xuất bản tại Mỹ, Canada, 4.500 bài báo
Trang 8về PCHT đăng tải trên các ấn phẩm khoa học và hơn 26.000 website đang hoạt động nhằm đo lường và phân loại PCHT [33]
Coffield và cộng sự (2004) đã thống kê có 71 mô hình về PCHT (learning styles models) đáng chú ý trên thế giới và ông đã nghiên cứu đánh giá 13 mô hình trong số đó Một số tác giả đưa ra cấu trúc hoặc đặt tên cho các cấu trúc đã có làm nền tảng để phát triển một mô hình mới Một số mô hình chỉ được một số ít người sử dụng, một số khác được sử dụng trong thời gian ngắn nhưng lại có tiếng vang sau này [33]
Nghiên cứu mang tính sư phạm về PCHT
Về mặt nghiên cứu ứng dụng lý thuyết PCHT vào giáo dục, theo Li-fang Zhang (2012) có khoảng 486 bài báo về việc ứng dụng PCHT và 405 báo cáo có thực nghiệm đã được công bố ở 44 quốc gia Các quốc gia có nhiều công bố ứng dụng PCHT nhất là Mỹ (29,6%), Anh (15,8%), Australia (8%), Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ (6%) Trong đó 16% các bài báo công bố ứng dụng PCHT ở trường phổ thông, 79% tập trung vào giáo dục đại học và sau đại học, 5% ứng dụng ở cả 2 cấp học trên
Các nghiên cứu này tập trung vào 5 hướng ứng dụng chính: - Các yếu tố có ảnh hưởng của các đến việc tiếp cận học tập của HS; - Các vấn đề liên quan đến sự chuyển đổi, đa dạng của các phong cách; - Mối quan hệ giữa phong cách học của HS và phong cách dạy của GV; - Vận dụng các phong cách để nâng cao hiệu quả giáo dục;
- Môi trường e-learning và ứng dụng các phong cách học tập Trong đó ứng dụng PCHT trong e-learning phổ biến nhất, chiếm ½ các công trình công bố (Li-fang Zhang, 2012)
Có nhiều cách để phân loại PCHT, theo thống kê có 71 mô hình PCHT với các tiêu chí khác nhau, tập trung theo 5 nhóm vấn đề: (1) là dựa vào yếu tố gen- môi trường; (2) là phản ánh các đặc điểm bên trong của cấu trúc nhận thức; (3)là tập hợp các kiểu nhân cách tương đối bền vững; (4) là các ưu thế
Trang 9linh hoạt trong học tập, (5) là các chiến lược, cách tiếp cận học tập Tuy nhiên theo báo cáo này, chỉ có 5 mô hình được sử dụng nhiều nhất, xuất hiện trong 50% bài báo công bố ứng dụng 10 mô hình được sử dụng nhiều nhất đã có mặt trong 74% bài báo ứng dụng Trong số các mô hình được vận dụng nhiều nhất phải kể đến là mô hình của Kolb, mô hình của Dunn và Dunn, mô hình nhận thức của Witkin, mô hình của Biggs, mô hình của Entwistle, mô hình của Honey-Mumford và mô hình của Fleming
Mô hình VAK là mô hình học tập do Walter Burke Barbe thiết kế năm 1979 Mô hình VAK là chữ viết tắt của Visual - Auditory và Kinesthetic đã được nghiên cứu, vận dụng khá nhiều trong dạy ngôn ngữ Tiếng Anh, đưa ra các chỉ dẫn về PPDH thích hợp đối với từng PCHT này như: người có PCHT kiểu thính giác thì họ sẽ học tốt nhất khi tham gia hoạt động phỏng vấn, tranh luận, thảo luận … người học kiểu thị giác thì sẽ học hiệu quả hơn với các sơ đồ, hình ảnh, hoạt hình…
Mô hình PCHT VARK đã được đề xuất bởi Fleming(1987) và cùng Mills hoàn thiện năm 1992 và được dựa trên kinh nghiệm của học viên và giáo viên Mô hình này được Neil Fleming xây dựng dựa vào Visual (hình ảnh), Auditory (thính giác), Read/write (đọc/viết) và Kinesthetic (làm, thao tác, thực hành) để tiếp nhận thông tin Đây là một trong những mô hình PCHT phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong các trường học phổ thông trên thế giới Hiểu biết về PCHT VARK của Neil Fleming giúp GV bộ môn nói chung và GV môn Lịch sử nói riêng biết cách tổ chức các hoạt động học tập phù hợp với đặc điểm tiếp nhận thông tin của từng học sinh từ đó giúp học sinh chủ động, tự tin khám phá tri thức, nhờ đó hứng thú hơn, hiệu quả học tập cao hơn
Phong cách học tập qua hình ảnh bao gồm bản đồ, sơ đồ, biểu đồ, đồ thị, lưu đồ và kí hiệu mà mọi người sử dụng để biểu diễn thông tin thay thế cho từ ngữ Phong cách học tập qua thính giác mô tả sở thích đối với thông tin, người học có phong cách học này thường học tốt nhất thông tin qua việc lắng nghe
Trang 10các bài giảng, các cuộc thảo luận, tranh luận theo nhóm, radio, phones, webchat… Những người có phong cách này thích tiếp thu thông tin qua các bài giảng, hướng dẫn bằng lời nói Những người có phong cách học Đọc/viết thích thông tin được hiển thị dưới dạng từ ngữ Nó nhấn mạnh đầu vào và đầu ra dựa trên văn bản, các hướng dẫn đọc và viết, các báo cáo, các bài luận và bài tập Phong cách học tập thực hành đề cập đến sự ưa thích đối với các trải nghiệm và thực hành, bao gồm cả trong môi trường mô phỏng và thực tế Nó thường thông qua các hình thức như mô phỏng, video, phim ảnh và các nghiên cứu điển hình
Ngoài ra, còn có một phương pháp học khác dựa trên hai mô hình VAK và VARK nêu trên đó là phương pháp học VAKT: Visual (Hình ảnh) - Auditory (Âm thanh) - Kinesthetic (Vận động) - Tactile (Sờ/ Chạm)
Nghiên cứu mang tính thương mại về PCHT
Đó là các nghiên cứu hướng đến tính thương mại lớn khi phát triển các công cụ và thống kê các dạng phong cách Các mô hình xác thực đã có tác động và phổ biến rộng rãi, ví dụ: ở Mỹ, công cụ thống kê PCHT của Dunn, Dunn và Price (LSI, Learning Styles Inventory) đang được sử dụng trong một số lớn các trường tiểu học; trong khi đó ở Anh, công cụ thống kê phong cách học tập của Kolb (LSI, Learning Styles Inventory) và Bảng câu hỏi PCHT của Honey và Mumford (LSQ, Learning Styles Questionnaire) lại được biết đến và sử dụng rộng rãi hơn Công cụ đo PCHT được nhiều người sử dụng sẽ đem lại giá trị thương mại lớn cho tác giả khi cá nhân muốn tìm hiểu phong cách của chính mình hay nhà quản lý tìm hiểu về nhân viên
Có nhiều trang web khác nhau nhưng chuyên về Phong cách học tập VARK có trang web https://vark-learn.com Trang web này mang lại các thông tin về VARK, đặc biệt là bộ câu hỏi xác định phong cách học của người học
Trang 11* Khái quát tình hình nghiên cứu về PCHT ở Việt Nam
Các tài liệu nghiên cứu, tham khảo được dịch từ tài liệu lý luận của các tác giả nước ngoài Chủ yếu dịch các sách tham khảo, tạp chí chuyên ngành giáo dục nhằm phân loại đặc điểm riêng của người học
Nguyễn Thạc, Phạm Thành Nghị trong cuốn “Tâm lý học sư phạm đại học” (NXB ĐHSP, 1992) - một trong những nghiên cứu sớm nhất về PCHT chỉ ra rằng các sinh viên trong quá trình học tập khác nhau về đặc điểm cá nhân (như hướng nội hay hướng ngoại) và kiểu nhận thức (như tư duy hội tụ hay tư duy phân kỳ, kiểu phân tích hay kiểu tổng hợp) Do đó cần phải lựa chọn phương án dạy học phù hợp với đặc điểm cá nhân và kiểu nhận thức của người học
Sang đến thế kỉ XXI mới có nhiều hơn các nghiên cứu về PCHT trong các giáo trình, các công trình nghiên cứu khoa học và trong các khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, tiến sĩ thuộc chuyên ngành Tâm lý giáo dục, lý luận và phương pháp dạy học
Nguyễn Quang Uẩn chủ biên cuốn giáo trình "Tâm lý học đại cương"
(NXB ĐHSP, 2003) phân chia PCHT dựa trên tính ưu chủ đạo của giác quan nào đó trong trí nhớ, theo đó ta có trí nhớ bằng mắt, trí nhớ bằng tai, trí nhớ bằng tay
Tác giả Đặng Thành Hưng trong cuốn "Cơ sở tâm lí học giáo dục" [18], cho rằng việc thiết kế bài học trong quá trình dạy học cần phải dựa vào nhiều căn cứ như: nội dung dạy học, môi trường học tập trong đó PCHT của người học là cỗ dựa cốt yếu nhất và đáng tin cậy nhất Do đó người GV cần phải có chiến lược dạy học thích ứng với PCHT của người học để việc học đạt hiệu quả cao
Tác giả Nguyễn Công Khanh với đề tài: Nghiên cứu phong cách học của sinh viên trường ĐHKHXH-NV & trường ĐHKHTN [22] đã đề cập đến
PCHT Trong nghiên cứu này tác giả đã khái quát những nét cơ bản về
Trang 12PCHT, đồng thời sử dụng bộ công cụ nhằm nghiên cứu PCHT của sinh viên dựa vào sự tham khảo các công trình của nước ngoài Từ đó xác định PCHT chủ yếu của sinh viên hai trường nói trên và dựa vào kết quả khảo sát tác giả đưa ra những nhận định và thấy được mối liên hệ giữa PCHT với năng lực làm việc độc lập, tư duy sáng tạo, năng lực tự học và tự nghiên cứu của sinh viên Trên cơ sở đó, tác giả đã kiến nghị một số giải pháp phát triển PCHT tích cực cho sinh viên hai trường mà tác giả nghiên cứu
Tác giả Vũ Trọng Hào với nghiên cứu "Tìm hiểu PCHT của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên" tìm hiểu PCHT của sinh viên trường
Đại học Sư phạm Thái Nguyên theo phương pháp của Peter Honey, tuy nhiên tác giả chưa làm rõ được các vấn đề về lý luận PCHT
Tác giả Lim Lum Pheng nghiên cứu về “Khai thác phong cách học tập của sinh viên trong chiến lược giảng dạy” (tài liệu tham khảo giáo dục đại học số 2/4/2003 của Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội) chỉ ra mối quan hệ giữa PCHT của sinh viên và chiến lược giảng dạy của GV
Đinh Thị Hồng Vân (2003) đã tiến hành nghiên cứu PCHT của sinh viên đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Huế, nhằm đánh giá PCHT chiếm ưu thế giữa các khoa khác nhau và giới tính của sinh viên
Lê Hoàng Hà (2012), với luận án tiến sĩ Quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường trung học phổ thông Việt Nam hiện nay [12], nêu
rõ quan điểm về dạy học phân hóa và quản lý dạy học phân hóa ở trường trung học phổ thông Tác giả đã chỉ ra những bất cập, nguyên nhân của những bất cập và đề xuất các biện pháp có tính khoa học và tính thực tiễn trong quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa ở các trường trung học phổ thông hiện nay
Nghiên cứu vể PCHT của học viên người lớn tại các trung tâm giáo dục
thường xuyên có Luận án Dạy học dựa vào PCHT của học viên người lớn tại
Trang 13trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc luận án tiến sĩ giáo dục học, trường Đại
học Sư phạm Hà Nội của tác giả Hoàng Tiến Dũng [9] Trong luận án này tác giả tập trung nghiên cứu về PCHT của người lớn tại các trung tâm giáo dục thường xuyên Từ đó đề xuất các biện pháp dạy học dựa vào PCHT của học viên người lớn (thiết kế quy trình dạy học; lập kế hoạch dạy học, sử dụng các phương pháp - kĩ thuật dạy học phù hợp và các lời khuyên hướng dẫn tự học dựa vào PCHT của học viên)
Tác giả Nguyễn Thị Thu Anh với Luận án “Tổ chức dạy học phân hóa trong môn Địa lí lớp 10 ở trường THPT” đã khẳng định để tích cực hóa các hoạt động của người học cần tổ chức dạy học phân hóa Tác giả cũng đề ra các nguyên tắc, yêu cầu và xây dựng quy trình thực hiện thành công các tiết học phân hóa
Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hồng Chuyên: “Dạy học ở tiểu học dựa vào phong cách học tập của học sinh” (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 2016) đã tổng quan khá đầy đủ các mô hình lý thuyết nghiên cứu về PCHT, phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cho nhóm HS tiểu học Trong đó, VARK cũng là một trong những mô hình học tập tiêu biểu mà luận án đi sâu nghiên cứu, áp dụng cho lứa tuổi HS tiểu học
Đề tài “Tổ chức dạy học phân hóa chủ đề Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858), chương trình 2018, ở trường THPT Vinschool (Hà Nội) của tác giả Trần Anh Qúy đã làm rõ quan niệm, đặc điểm của dạy học phân hóa dựa theo nhu cầu học tập, mức độ nhận thức, PCHT và định hướng nghề nghiệp cho HS của trường THPT Vinschool - Hà Nội
Về xây dựng công cụ đánh giá PCHT:
Đinh Thị Kim Thoa (2005) và các cộng sự đã nghiên cứu xây dựng bộ công cụ nghiên cứu thực trạng thói quen hoạt động trí óc cho HS trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội Trong đó, tác giả đánh giá hoạt động trí óc của HS thiên về ngôn ngữ và hình ảnh
Trang 14Giáp Bình Nga và Nguyễn Thị Mai (2007) đã xây dựng, hoàn thiện công cụ đánh giá và tham vấn kiểu học cho sinh viên tại Đại học Sư phạm Hà nội Bảng hỏi gồm 28 mục, thang đo 3 mức độ (ít khi/thỉnh thoảng/thường xuyên) và đánh giá các PCHT nhìn, nghe, làm, được thực hiện trên đối tượng sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội và có độ tin cậy ở mức khá tốt
Nguyễn Thị Duyên (2010) trong nghiên cứu về phong cách học của sinh viên trường Đại học Sư phạm nghệ thuật trung ương (Luận văn thạc sĩ tâm lý học, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, 2010) đã sử dụng bộ trắc nghiệm về PCHT của sinh viên đã được PGS.TS Nguyễn Công Khanh xây dựng và bổ sung thêm 8 câu hỏi để phân loại PCHT của sinh viên Tác giả khẳng định, PCHT là một nhân tố quan trọng, góp phần không nhỏ tới chất lượng học của sinh viên GV có hiểu biết về PCHT của sinh viên sẽ giúp họ lựa chọn được các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp, hiệu quả
Nguyễn Thị Đỗ Quyên (2008) trong đề tài thạc sĩ tâm lý học đã tiến hành nghiên cứu về PCHT và ảnh hưởng của nó đến khối lượng ghi nhớ từ vựng tiếng Anh của học sinh lớp 6 tại thành phố Đà Nẵng Tác giả đã tổng quan các nghiên cứu lý luận về PCHT và phân loại PCHT môn tiếng Anh của HS bằng “Bảng hỏi phong cách học tập giác quan chiếm ưu thế dành cho trẻ em học tiếng Anh là ngoại ngữ” (Young EFL learner’s learning styles preference questionaire) của Ya-Ling Joyce Hsu (2007) và ảnh hưởng của PCHT dựa trên các giác quan đến hiệu quả học tập từ vựng của HS
Năm 2007, trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Nguyễn Công Khanh (2007) đã xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm nhằm đánh giá PCHT của sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn và trường Đại học khoa học tự nhiên - ĐHQG Hà Nội Tác giả quan niệm: “PCHT là một cấu trúc phức hợp đa lớp, đa mặt, đa thành tố Đó là tổ hợp của những phẩm chất, nét nhân cách, năng lực/kỹ năng thể hiện được cái riêng, có tính ổn định về các chiến lược học, thái độ, động cơ, hứng thú học, phương pháp giảng dạy được ưa thích
Trang 15của người học, nhằm đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức, tương tác và thỏa mãn các yêu cầu của môi trường học tập” PCHT chỉ ra sự khác nhau giữa các cá nhân về: khả năng nhận thức, về động cơ, hứng thú, về cách ứng xử Do vậy, tác giả chia cấu trúc của PCHT thành 5 thành tố: chiến lược học, các phương pháp dạy và học được ưu thích, năng lực học, động cơ hứng thú học tập, kiên trì quyết tâm học Qua điều tra, tác giả nhận thấy PCHT của sinh viên chịu ảnh hưởng của một loạt các yếu tố: ngành học, giới tính, các chiến lược học, các phương pháp dạy được ưa thích, năng lực học, tự nghiên cứu
Tại Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, việc nghiên cứu về PCHT cũng được quan tâm từ nhiều năm nay: Ngô Thị Tuyên (2003) đã nghiên cứu lý thuyết PCHT và sử dụng trong tập huấn giáo viên trong khuôn khổ dự án “Giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông Việt Nam”, VIE/98/018; Đề tài nghiên cứu cá nhân của Nguyễn Lệ Hằng, Nguyễn Thị Thanh Nga, Phan Thị Hương Giang (2012) về nghiên cứu mô hình PCHT của Kolb, chỉnh sửa bảng hỏi của Honey – Mumford để tiến hành khảo sát PCHT của HS tiểu học, đồng thời thiết kế bài giảng vận dụng PCHT ở môn Văn và giáo dục lối sống lớp 3 tại khối Tiểu học, trường phổ thông cơ sở Thực nghiệm
Về ứng dụng PCHT trong dạy học, theo tác giả Nguyễn Thế Lộc (2010), trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã đề xuất và đang áp dụng phương pháp dạy theo mô hình của David A Kolb dựa trên phong cách học của mỗi sinh viên Các giảng viên tại UEF được yêu cầu áp dụng phương pháp thực hiện buổi giảng phù hợp với phong cách học của từng sinh viên với một kế hoạch bài giảng qua các 3 bước, sao cho các hoạt động học tập sẽ hỗ trợ cho 4 phong cách học: người học “Why”, người học “What”, người học “How” và người học “What if” GV từ vai trò cung cấp thông tin chuyển sang hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ sinh viên Việc giảng viên chấp nhận phong cách học của sinh viên và áp dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp với phong cách học của
Trang 16từng sinh viên, hiệu quả từ việc học của sinh viên UEF đã có những kết quả đáng khích lệ qua các thông tin phản hồi, sinh viên cảm thấy tự tin về khả năng có thể thành công của mình, giúp sinh viên phát triển những ý tưởng tích cực trong suy nghĩ (Nguyễn Thế Lộc, 2010)
Hồ Thị Hồng Vân (2013) - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, đã nghiên cứu một số mô hình phong cách học tập và khả năng ứng dụng vào giáo dục trung học phổ thông Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về các quan điểm, đặc điểm, các thành tố, phân loại, đưa ra một số luận điểm về phong cách học tập, mô tả, phân tích đánh giá và gợi ý ứng dụng trong giáo dục của 3 mô hình phong cách học tập tiêu biểu là mô hình của Kolb, Honey- Mumford và Fleming
Từ các nghiên cứu trên ta có thể rút ra một số nhận xét như sau: Các nghiên cứu trên đều chỉ ra rằng người học có những đặc điểm học
tập cá nhân riêng biệt và đều nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phù hợp giữa phương pháp giảng dạy và đặc điểm học tập của cá nhân đó Các nghiên cứu cũng đã đề xuất được các biện pháp và quy trình dạy học
phân hóa dựa trên lứa tuổi, đặc điểm tâm lý, trí thông minh, định hướng nghề nghiệp
Có nghiên cứu, đánh giá tổng quan về một số mô hình PCHT trên thế giới nhưng chưa chỉ ra được các mô hình ứng dụng nhiều trên thế giới để làm cơ sở ứng dụng vào dạy học ở Việt Nam, đặc biệt là trong dạy học Lịch sử
Các nghiên cứu thực tiễn cũng chỉ ra rằng có những khác biệt về nhân cách, giới tính, ngành học, phong cách nhận thức với kết quả học tập Các nghiên cứu chủ yếu về các PCHT ưu thế ở học sinh Tiểu học, THCS,
sinh viên, rất ít nghiên cứu về PCHT trong trường THPT
Trang 17Từ đó người nghiên cứu nhận thấy cũng còn một số chỗ cần nên bổ khuyết để hoàn thiện thêm nên chúng tôi đã tập trung nghiên cứu và giải quyết các vấn đề sau:
Thứ nhất là cần phân tích và làm rõ các căn cứ, cơ sở của việc dạy học dựa vào PCHT của HS, đặc biệt là theo mô hình VARK của Neil Fleming đối với HS bậc THPT
Thứ hai là Cách thiết kế bảng câu hỏi để khảo sát và phân loại PCHT theo mô hìnhVARK phù hợp với đặc điểm HS THPT, đặc biệt là trong dạy học môn Lịch sử ở các trường THPT
Thứ ba là điều tra, khảo sát về đặc điểm và các PCHT của HS tại các trường THPT ở huyện Hoài Đức - thành phố Hà Nội, xác định rõ phong cách VARK của HS làm cơ sở cho việc tổ chức dạy học theo PCHT, nâng cao hiệu quả dạy học
Thứ tư, thông qua việc nghiên cứu chương trình phổ thông hiện hành (2006) và chương trình phổ thông mới (2018), tác giả đánh giá vị trí, mục tiêu, nội dung của chủ đề “Các cuộc Chiến tranh thế giới trong thế kỷ XX” Đây là nội dung dài, khó nhưng quan trọng được dạy trong cả 2 chương trình cũ và mới Tác giả đề xuất các biện pháp, hình thức tổ chức dạy học nội dung trên một cách hiệu quả, nâng cao hứng thú cũng như cải thiện kết quả học tập cho đối tượng HS THPT Từ đó khẳng định tính khả thi của việc dạy học dựa theo PCHT VARK vào các nội dung khác trong chương trình
Như vậy, so với thế giới, những năm gần đây Việt Nam mới bắt đầu nghiên cứu nhiều hơn về PCHT của người học nhằm góp phần tìm kiếm giải pháp đổi mới dạy học theo hướng phát triển năng lực, bồi dưỡng phẩm chất HS Những nghiên cứu trên thế giới có ý nghĩa lớn về trang bị cơ sở lý luận cho luận văn; những nghiên cứu ở Việt Nam có ý nghĩa lớn trong gợi ý phương pháp nghiên cứu, đề xuất biện pháp phù hợp với thực tiễn giáo dục Việt Nam của luận văn
Trang 183 Đối tượng và khách thể nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là lý luận về phong cách học tập nói chung, PCHT VARK nói riêng trong học tập nói chung, học tập Lịch sử ở trường phổ thông nói riêng
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung vào các nhiệm vụ chính dưới đây:
- Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận về các phong cách học tập, mô hình PCHT VAK/VARK của Fleming (1987) qua đó chỉ rõ mỗi học sinh đều có nhu cầu và phong cách học tập đa dạng, sáng tạo khác nhau
- Khảo sát thực tiễn việc dạy học dựa vào PCHT của GV và xây dựng bộ câu hỏi điều tra về PCHT của HS lớp 11 THPT huyện Hoài Đức - Thành phố Hà Nội
- Nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa THPT, nội dung phần, chương, bài đặc biệt là nội dung về các cuộc Chiến tranh thế giới trong thế kỷ XX - Đề xuất các biện pháp để dạy - học dựa vào phong cách học tập tích cực của học sinh nhằm phát triển năng lực cho học sinh THPT
Trang 19- Tiến hành thực nghiệm sư phạm, đánh giá kết quả của những biện pháp sư phạm đề ra, từ đó rút ra kết luận khoa học liên quan đến đề tài
6 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận qua các tài liệu nước ngoài, tài liệu dịch, tài liệu Giáo dục học, Sử học, phương pháp dạy học Lịch sử và các vấn đề có liên quan đến đề tài
- Điều tra, khảo sát thực tiễn việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực dựa trên PCHT của học sinh thông qua phiếu điều tra, bảng kiểm, dự giờ, thăm lớp, sản phẩm học tập… để thấy được thực tế tổ chức dạy học ở các trường THPT hiện nay
- Nghiên cứu các công văn, nghị quyết, tham gia các buổi tập huấn SGK THPT, chương trình chuẩn
- Thực nghiệm sư phạm: Xây dựng kế hoạch bài dạy, đề xuất những biện pháp hiệu quả, tiến hành thực nghiệm sư phạm và kiểm nghiệm hiệu quả của những biện pháp đề tài đề xuất trong thực tiễn
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa khoa học:
- Làm phong phú lí luận về phương pháp dạy học - Đề tài nghiên cứu, phân tích một cách cụ thể, rõ ràng và đầy đủ về khái niệm, phân loại, đặc điểm, nguyên tắc áp dụng dạy học theo đa phong cách học tập của học sinh trong dạy học lịch sử cho nói chung và trong DHLS nói riêng Đồng thời trình bày ý nghĩa, vai trò của việc dạy học dựa trên phong cách học tập của học sinh nhằm phát triển sự chủ động, tích cực, sáng tạo của HS Đề tài cũng đưa ra những cách thức tổ chức dạy học dựa trên phong cách học tập của học sinh THPT trong dạy học Lịch sử nhằm đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng dạy học bộ môn
Trang 20* Ý nghĩa thực tiễn:
Góp phần nâng cao nhận thức cho giáo viên và học sinh, sinh viên sư phạm về vai trò và ý nghĩa của việc dạy học dựa trên phong cách học tập của học sinh THPT nói chung và DHLS nói riêng, đồng thời là tài liệu tham khảo cho giáo viên trong giảng dạy lịch sử, nâng cao năng lực sư phạm cho các đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy bộ môn
8 Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thì luận văn bao gồm 2 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề phong cách học tập môn Lịch sử của học sinh ở trường phổ thông
Chương 2 Một số biện pháp vận dụng mô hình VARK trong dạy học về các cuộc chiến tranh thế giới thế kỉ XX Thực nghiệm sư phạm
Trang 21CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ PHONG CÁCH HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ CỦA HỌC SINH
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Phong cách học tập: Quan niệm, đặc điểm và một số mô hình tiêu biểu
Phong cách (Styles)
Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê, 1992), “Phong cách là những lối, những cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự tạo nên cái riêng biệt của một người hay một lớp người nào đó”
Tác giả Nguyễn Ngọc Khuê lại cho rằng “Phong cách của một người chính là sự thể hiện trong đời sống, quan hệ giao tiếp ứng xử và trong công việc, những nét độc đáo riêng biệt được mọi người hay một nhóm người đánh giá và thừa nhận Phong cách thường gắn liền với đặc trưng của một người hay một nhóm người thể hiện rõ nét trong hành vi và quan hệ hàng ngày Nó gắn liền với bản chất của con người, với bản lĩnh của người đó” (Nguyễn Ngọc Khuê, 1992)
Với tác giả Đặng Xuân Kỳ thì “Phong cách còn được hiểu theo nghĩa rộng tức là lề lối, cung cách, cách thức, phong thái, phong độ và phẩm chất đã trở thành nề nếp, ổn định của một người hoặc của một lớp người, được thể hiện trong tất cả các mặt hoạt động như lao động, học tập, sinh hoạt, ứng xử, diễn đạt tạo nên những giá trị, những nét riêng biệt của chủ thể đó Với cách hiểu này chúng ta có thể nói đến phong cách của bất cứ một người nào, từ một người bình thường đến một lãnh tụ, một vĩ nhân, cũng như phong cách quân nhân ” [23, tr158]
Theo A Limov, A Cubanova và Rakhmatulina thì “Phong cách là toàn bộ hệ thống những phương pháp, thủ thuật tiếp nhận, phản ứng hành động tương đối bền vững, ổn định của cá nhân Chúng quy định sự khác biệt cá nhân,
Trang 22giúp cá nhân thích nghi với môi trường sống (đặc biệt là môi trường xã hội), thay đổi để tồn tại và phát triển”
Như vậy phong cách bao gồm 3 đặc điểm cơ bản sau: Một, là hệ thống những phương pháp, thủ thuật tiếp nhận, phản ánh hành động tương đối bền vững, ổn định của cá nhân
Hai, là hệ thống những phương pháp, thủ thuật quy định những đặc điểm khác biệt giữa các cá nhân
Ba, là hệ thống những phương tiện có hiệu quả giúp cá nhân thích nghi với những thay đổi của môi trường (nhất là môi trường xã hội) Đặc điểm này nói lên sự linh hoạt, cơ động, mềm dẻo của các phương pháp, thủ thuật ứng xử của cá nhân Trong giao tiếp sư phạm đặc điểm này được biểu hiện cụ thể sự khéo léo đối xử sư phạm cua các thầy cô giáo trong từng hoàn cảnh cụ thể đối với từng HS, với một loại công việc nhất định
Phong cách học tập (LearningStyles)
Có hàng trăm mô hình PCHT khác nhau trên thế giới, mỗi tác giả của mỗi mô hình khi xây dựng lý thuyết của mình lại lấy một định nghĩa riêng về PCHT Chính vì vậy để đưa ra một định nghĩa thống nhất cho PCHT là điều không dễ dàng
Rita Dunn (1960) định nghĩa “PCHT như là cách thức mỗi người bắt đầu chú ý, xử lý, thu nhận và tái hiện nội dung kiến thức mới”
Keefe (1979) quan niệm rằng “PCHT là những đặc trưng về mặt nhận thức, tính hiệu quả và các hành vi tâm lý học có liên quan, mang tính ổn định, chỉ dẫn cho người học cách tiếp nhận thông tin, tương tác với thông tin và phản ứng lại trong môi trường học tập”
Reid (1995) cho rằng “PCHT là những cách thức ưu thế có tính chất tự nhiên, thói quen của cá nhân khi tiếp nhận, xử lý và lưu giữ thông tin, kĩ năng mới”
Cassidy (2004) lại cho rằng “PCHT là các đặc điểm tâm lý của con người
Trang 23tương đối bền vững, nhưng ở vài khía cạnh nào đó PCHT có thể thay đổi để đáp ứng kinh nghiệm và đòi hỏi của các tình huống khác nhau”
Theo Nguyễn Thế Lộc [25, tr25], “PCHT có thể xem là các phương pháp học tập riêng biệt mà mỗi cá nhân chọn lựa để tiếp nhận thông tin” Mỗi phong cách học của cá nhân có mối liên quan đến nhu cầu học của người đó Biết được phong cách học của người học, người dạy có thể hiểu được mặt mạnh, mặt yếu của mỗi người học, chọn lựa phương án dạy học phù hợp để giúp người học phát huy các mặt mạnh cũng như cải thiện các mặt yếu kém
Qua nghiên cứu các quan điểm về PCHT, có thể nhận thấy định nghĩa PCHT có các nội dung cốt lõi như sau:
là những đặc điểm riêng của mỗi cá nhân bao gồm các đặc điểm về nhận thức, xúc cảm, sinh lý chỉ ra các cách thức ưu thế của cá nhân khi tiếp nhận, xử lý và lưu giữ thông tin trong môi trường học tập
PCHT tương đối bền vững
Mô hình phong cách học tập (Learning Stylesmodel)
Có nhiều mô hình PCHT (Learning Stylesmodel) ví dụ: mô hình PCHT của Kolb, mô hình PCHT của Witkin, mô hình PCHT của Dunn và Dunn
Mỗi mô hình PCHT, các tác giả lại xây dựng nên một hệ thống quan điểm riêng về PCHT dựa trên một nền tảng lý thuyết khác nhau, cách tiếp cận khác nhau Ví dụ: mô hình PCHT của Kolb lại dựa trên lý thuyết học tập trải nghiệm dựa trên quan điểm PCHT là các ưu thế linh hoạt trong học tập; mô hình PCHT của Witkin dựa trên quan điểm PCHT có liên quan đến cấu trúc nhận thức; mô hình PCHT của Dunn và Dunn dựa trên quan điểm PCHT phụ thuộc vào các yếu tố gen và di truyền, các giác quan… Tuy nhiên, các tài liệu trong và ngoài nước chỉ gọi tên mà không đưa ra định nghĩa cụ thể cho thuật ngữ này
Qua nghiên cứu các tài liệu, đề tài đưa ra giải thích thuật ngữ mô hình PCHT như sau: Mô hình PCHT là hệ thống các quan điểm về lý thuyết PCHT
Trang 24của một tác giả nhất định, trong đó bao gồm các luận điểm về lý thuyết PCHT theo cách tiếp cận của tác giả đó, cách phân chia các loại PCHT và bộ công cụ điều tra PCHT do tác giả đó xây dựng Mỗi một mô hình PCHT là những quan điểm của mỗi tác giả nghiên cứu về vấn đề này Mô hình PCHT của tác giả có thể hoàn toàn khác nhau về quan điểm lý thuyết, cách phân loại PCHT nhưng trong một số trường hợp có sự kế thừa, phát triển của một mô hình đã có Ví dụ: Mô hình PCHT của Kolb (1982) đã được Honey–Mumford tiếp tục nghiên cứu và phát triển để áp dụng cho đối tượng các nhà quản lý
Hệ thống các mô hình phong cách học tập của học sinh và đặc điểm
Theo nghiên cứu của Coffield (2004) có 71 mô hình PCHT đã được xây dựng và công bố được phân loại theo 5 nhóm:
Trang 25STT Phân loại Đặc điểm Các tác giả
tiêu biểu
Mô hình tiêu biểu
nhất 1 Nhóm PCHT
dựa vào giác quan - liên quan đến yếu tố gen - môi trường
- Bao gồm 4 thể thức VARK (nhìn, nghe, đọc - viết, vận động/sờ)
- Đặc điểm chung của các lí thuyết này đều cho rằng PCHT là bền vững, rất khó thay đổi trong suốt cuộc đời Do các yếu tố sinh học đã tác động đến đặc điểm nhân cách, giác quan chiếm ưu thế cũng như chức năng nổi trội của bán cầu não phải và bán cầu não trái
Dunn và Dunn,
Gregors, Fleming, Bartlell, Betts, Gordon, Marks, Paivio, Richardson, Sheehan, Torrance
Mô hình VARK (Visual, Auditory, Read/Write, Kinesthetic) của Neil Fleming
2 Nhóm PCHT
phản ánh các đặc điểm bên trong của cấu trúc nhận thức
Các tác giả nghiên cứu theo nhóm này xem PCHT như là các đặc điểm cấu trúc của hệ thống nhận thức hay là những tác động giữa năng lực nhận thức và quá trình nhận thức Một số tác giả còn gọi PCHT trong nhóm này bằng một khái niệm khác là phong cách nhận thức (cognitive styles) vì cách phân loại phong cách ở đây đều dựa vào thói quen chung của tư duy có tính chất ổn định, thường chia thành những cực đối lập
Howard Gardner, Messick, Witkin, Kagan, Ridding, Broverman, Cooper
Witkin có đề cập đến 2 phong cách nhận thức: phụ thuộc (field
dependence) và độc lập (field
independence)
Trang 263 Nhóm PCHT
phản ánh các kiểu nhân cách bền vững
Mỗi kiểu nhân cách có đặc trưng riêng và đây cũng là những đặc điểm ổn định của từng cá nhân Nhân cách là động cơ, có sự chuyển đổi giữa các động cơ khác nhau và điều này ảnh hưởng đến kết quả học tập Hầu hết ứng dụng thực tiễn của nhóm lí thuyết này dành cho quản lí doanh nghiệp, đào tạo chuyên môn cho nhân viên, làm theo nhóm cũng như tạo môi trường học tập tích cực
Miller, Myers - MacCaulley Isabel Myer và Katherine Briggs Sĩ Carl Gustav Jung, Apter
Isabel Myer và
Katherine Briggs với bản trắc nghiệm đánh giá nhân cách nổi tiếng có tên là MBTI (Myers - Briggs Type Indicator) 4 Nhóm PCHT
là các ưu thế linh hoạt trong học tập
- Phân chia các loại PCHT ở nhóm này dựa trên nền tảng sinh học - chức năng não bộ - PCHT không cố định ở một đặc điểm nào đó mà có thể thay đổi do yếu tố xã hội, văn hóa và kinh nghiệm Nhóm này có đặc điểm khác biệt lớn so với 3 nhóm kể trên
Allison và Hayes
Hermann Honeyvà Mumford Kolb Feldervà Silverman Hermanussen, Wierstra, de
Jong và Thijssen Kaufm nn Kirton McCarthy
Kolb với nghiên cứu về PCHT, gồm có 4 PCHT như sau: Phong cách phân kì; phong cách đồng hoá; phong cách hội tụ; phong cách
Entwistle, Sternberg, Vermunt,
Entwistle (1979) với nghiên cứu
Trang 27lược, cách tiếp cận học tập
được giao thay vì hướng vào đặc điểm của cá nhân HS là nhận thức hay nhân cách Do đó, họ đưa ra khái niệm mới “chiến lược học tập” và “định hướng học tập”
Biggs, Hill, Pintrich
về “chiến lược” là cách HS chọn để giải quyết các nhiệm vụ học tập cụ thể theo yêu cầu được đề ra
Bảng 1.1 Hệ thống các mô hình phong cách học tập trên thế giới
(Coffied, 2004)
Dựa trên phân loại các mô hình PCHT của Curry (1991), tham khảo nghiên cứu của Entwistle (2002) và những quan điểm phân tích tổng quan về PCHT (Claxton và Ralston 1978, De Bello 1990, Ridding và Cheema 1991, Bokoros, Goldstein và Sweeney 1992, Chevrier và cộng sự 2000, Sternberg và Grigorenko 2001) Coffied đã sắp xếp các PCHT theo 5 nhóm vấn đề Tuy nhiên, cũng như những bảng phân loại lý thuyết khác, bảng hệ thống này chưa hoàn thiện và một số mô hình rất khó để sắp xếp vì sự phân biệt giữa sự ưa thích dựa trên các mặt thể chất hoặc phong cách và những điều dễ thay đổi là không rõ ràng
Phân loại này dựa trên sự ra đời những công bố về các mô hình và công cụ đo PCHT chứng minh rằng PCHT được hình thành Vấn đề này có liên quan đến rất nhiều quan điểm khác nhau, nhưng tâm lý học nhận thức vẫn chiếm ưu thế Hơn nữa, ảnh hưởng của các quan điểm của Jean Piaget, Carl Jung và John Dewey đều có dấu ấn ở các nghiên cứu của các nhóm tác giả PCHT khác nhau, mặc dù họ đều muốn khẳng định điều khác biệt trong quan điểm nghiên cứu của mình
Trang 28Hai nhóm bên trái của bảng phân loại là các tác giả khẳng định rằng ảnh hưởng của yếu tố gen lên sự quy định, tính di truyền và về sự tương tác của tính cách và nhận thức Trong khi đó, một số mô hình như mô hình Dunn, Dunn lại đánh giá tác động của các yếu tố bên ngoài đặc biệt là môi trường gần gũi, những sự ưu thế được chỉ ra trong mô hình này được hình thành từ quan điểm cho rằng phong cách có thể được tác động hơn là thay đổi Nhóm giữa bảng phân loại là mô hình PCHT dựa trên quan điểm về sự tác động qua lại giữa bản thân và sự trải nghiệm Hai nhóm bên phải bảng hệ thống là các mô hình PCHT dành sự quan tâm đến các yếu tố cá nhân như động lực và các yếu tố môi trường như học tập hợp tác và cá nhân; và ảnh hưởng của thiết kế chương trình, văn hóa lớp học, cách dạy, nhiệm vụ đánh giá về việc HS lựa chọn và tránh những chiến lược học tập cụ thể như thế nào
Đặc điểm của dạy học dựa trên PCHT của học sinh:
Thứ nhất là mang tính chủ động: Giáo viên chủ động tìm hiểu PCHT của
học sinh thông qua việc nghiên cứu đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi, hứng thú, nhu cầu, khả năng học tập của mỗi học sinh từ đó xây dựng lộ trình, học liệu, phương tiện, chuẩn bị kế hoạch bài giảng theo hướng phát huy các năng lực sẵn có của học sinh, tăng cường mức độ tuy duy bậc cao nhằm đạt mục tiêu, nâng cao hiệu quả dạy học Đồng thời học sinh cũng được trao quyền chủ động, chủ động hiểu mình, khám phá các thế mạnh bản thân và phát huy các thế mạnh đó để đạt được hiệu quả, sự tiến bộ tự thân
Thứ hai là tính đa dạng trong thống nhất: Lớp học là một cộng đồng đa
mầu sắc với các mảnh ghép đa dạng về trí tuệ, khả năng nhận thức và cả sở hữu phương tiện, công cụ học tập khác nhau Chính vì vậy khi tiến hành DH cần có sự kết hợp đa dạng hóa các phương pháp, phương tiện dạy học nhằm đáp ứng tối đa các PCHT, tối ưu hóa kết quả đầu ra cho học sinh Tuy nhiên, các hoạt động dạy học lại luôn đặt trong sự liên kết chặt chẽ, bảo đảm tính hệ thống để đạt được mục tiêu học tập đề ra
Trang 29Thứ ba là tính tích cực của học sinh: Khi học sinh xác định rõ ưu thế bản
thân, thế mạnh của mình sẽ luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận và thực hiện các nhiệm vụ học tập phù hợp, từ đó có các sản phẩm học tập theo định hướng của GV để đạt mục tiêu bài học
Thứ tư là tính mới, tính mở: Khi dạy học dựa trên PCHT của HS sẽ phát
huy tinh thần “lấy người học làm trung tâm”, hướng đến hình thành năng lực học tập suốt đời của mỗi cá thể người học Theo đó, người GV sẽ đóng vai trò chủ đạo, định hướng đưa các nhiệm vụ phù hợp với khả năng của mỗi HS
1.1.2 Vai trò, ý nghĩa của nghiên cứu vấn đề phong cách học tập trong đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS hiện nay
Trong cuốn "Cơ sở tâm lí học giáo dục", tác giả Đặng Thành Hưng cho rằng: việc thiết kế bài học trong quá trình dạy học cần phải dựa vào nhiều căn cứ nhưng quan trọng nhất là người học, trong đó chỗ dựa cốt yếu nhất và đáng tin cậy nhất là PCHT của người đó Do đó, tác giả nhận định rằng người GV để việc dạy học đạt hiệu quả cao thì cần phải có chiến lược dạy học phù hợp với PCHT của người học
Dạy học dựa trên PCHT của HS là một trong những biểu hiện sinh động của lý thuyết dạy học phân hóa, có ý nghĩa lớn trong phân hóa, phát triển hoạt động nhận thức, tâm lý của HS Cụ thể thể hiện qua những điểm chính dưới
đây:
Dạy học dựa trên PCHT của HS sẽ phát huy tối đa tiềm năng học tập của người học: Theo lí thuyết của Vư-got-xki, dạy học tức là can thiệp vào kinh nghiệm thường trực ở người học thuộc “vùng phát triển gần” Mỗi cá nhân do
tố chất di truyền, học tập và trải nghiệm đều sẽ có kinh nghiệm nền tảng khác nhau, nó quy định tương đối khả năng của mỗi cá nhân Nhưng khả năng đó có sự hỗ trợ thì mới làm được, nghĩ được, quyết định được và giải quyết được vấn đề Còn nếu không có sự hỗ trợ thì dù có biết là có vấn đề những chưa đủ năng lực giải quyết Khi học, giao tiếp, làm việc … khả năng đó vốn từ kinh nghiệm
Trang 30nền tảng được huy động ra, thể hiện rõ và được định hướng vào nhiệm vụ một cách tập trung, coi như đó là kinh nghiệm thường trực lúc đó
Chính vì vậy, dạy học dựa vào PCHT, HS sẽ được dẫn dắt tìm hiểu, khám phá kiến thức theo con đường thuận lợi, phù hợp nhất với đặc điểm của cá nhân Từ đó, người học sẽ đượpc phát huy tối đa năng lực nhận thức của trong quá trình học tập
+ Biết được biện pháp, cách thức học tập phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất trong học tập và sẽ đạt được điểm số tốt hơn trong các kỳ kiểm tra - đánh giá: Khi người học hiểu được về ý nghĩa của PCHT, nhận thức được PCHT đặc
trưng của mình sẽ biết lựa chọn các chiến lược học tập khoa học, hiệu quả phù hợp với từng môn, nội dung học tập để có thể chiếm lĩnh được tri thức khoa học một cách nhanh chóng, ghi nhớ thông tin hiệu quả và đạt được thành tích học tập cao nhất
+ Giảm bớt sự căng thẳng của người học: HS được thực hiện công việc
học tập dựa vào PCHT, các em sẽ thấy thật sự thoải mái trong môi trường học tập, mà không cảm thấy bị gò bó, áp lực, khó chịu… Các yếu tố đó có tác dụng tốt về mặt tâm lí, khiến người học cảm thấy hứng thú hơn, cảm thấy mình như một nhà “khoa học” thực thụ, tích cực, chủ động hơn trong việc tìm tòi, nghiên cứu và lĩnh hội tri thức mới
+ Giúp người học có thêm cácbiện pháp, chiến lược học tập đạt hiệu quả: Chúng ta biết rằng mỗi người học khác nhau có PCHT khác nhau; với mỗi
PCHT có sự thích ứng với một số kĩ thuật dạy học nhất định Tuy nhiên cũng có những người lại có tính đa dạng về phong cách (dạng phối hợp) cho nên trong quá trình học tập cùng các bạn trong lớp sẽ giúp các em học hỏi thêm các biện pháp học tập khác nhằm nâng cao hiệu quả học tập của bản thân
+ Giúp người học thêm tự tin và lòng tự trọng:
Chúng ta ai cũng biết rõ rằng thành tích học tập ở trường không phải là điều kiện cần và đủ để trẻ thành công trên đường đời Trong cuộc sống ta gặp
Trang 31không ít những người tài trí với những tấm bằng xuất sắc nhưng họ vẫn thất bại trong cuộc sống Có lẽ cái họ thiếu là niềm tin vào bản thân để theo đuổi ước mơ và vượt qua mọi khó khăn trở ngại Những phẩm chất này chỉ có thể có được từ lòng tự trọng thật sự và ý thức về giá trị của mình Lòng tự trọng là cách mà một người nghĩ và tin rằng mình có năng lực và xứng đáng nhận được sự quý trọng, công nhận và thương yêu của những người xung quanh Nó khiến trẻ có cảm giác hài lòng, phấn khởi, tự hào về bản thân mình, và đó là tiền đề thúc đẩy chúng đạt được kết quả tốt hơn Trẻ có lòng tự trọng thường là những người đứng ra giải quyết vấn đề, chứ không phải là người tạo ra vấn đề
Để khơi dậy và nuôi dưỡng lòng tự trọng ở trẻ thì tất cả năm nhu cầu cảm xúc của chúng như được yêu thương, được chấp nhận, cảm thấy mình quan trọng, được công nhận và có sự độc lập đều phải được thỏa mãn Chính vì vậy, dạy học dựa vào PCHT cho phép tạo cơ hội để khơi gợi và phát triển điều đó cho HS
+ Phát huy tối ta khả năng nhận thức và kỹ năng: Nhận thức là quá trình
phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người Đó là một quá trình phức tạp của hoạt động trí tuệ tích cực, sáng tạo Mỗi cá nhân trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) thực hiện các kĩ năng một cách thuần thục một hay một chuỗi hành động nhằm tạo ra kết quả mà mình mong muốn Vì vậy, hiểu về PCHT của HS tức là chúng ta sẽ hiểu về cách mà người học tư duy, lĩnh hội, ghi nhớ và giải quyết vấn đề để Từ đó có những tác động tích cực giúp người học phát huy tối đa khả năng nhận thức của mình đồng thời người học sẽ lĩnh hội được đầy đủ, sâu sắc kiến thức của bài học làm nền tảng cho phát triển các kĩ năng cần thiết
+ Khai thác tối đa sức mạnh bộ não của mỗi cá nhân: Chúng ta biết
rằng vỏ não được cấu tạo bởi hai bán cầu não riêng biệt là não trái và não phải Não trái xử lí thông tin với các chức năng liên quan đến nhận thức như: ngôn ngữ viết và nói, phân tích, lập luận, sự kiện, toán học Não phải, mặt khác
Trang 32tham gia vào công việc liên quan đến sáng tạo, tưởng tượng, mơ mộng, màu sắc, âm điệu, di chuyển, cảm xúc và triết họ Do vậy, trong quá trình dạy học cần phải tận dụng cả hai bán cầu não trái và phải Vì khi HS sử dụng bán cầu não phải (tưởng tượng, sáng tạo, cảm xúc, di chuyển v.v ) vào việc học, hai bán cầu não sẽ tạo ra các tác động tương hỗ cho nhau giúp tận dụng sức mạnh nhiều hơn, làm cho việc học cũng trở nên thú vị và hào hứng hơn Để làm được điều đó thì việc nhận biết và đáp ứng PCHT của người học là một giải pháp tối ưu
+ Nhận thức sâu sắc về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, từ đó phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt hạn chế: Khi người dạy nhận thức sâu sắc
ý nghĩa của việc hiểu PCHT của HS, sẽ có biện pháp giúp người học nhận biết điểm mạnh cũng như điểm yếu của bản thân thông qua việc thực hiện trả lời bộ câu hỏi trắc nghiệm từ đó xác định các chiến lược học tập phù hợp để phát huy những điểm mạnh và khắc phục những mặt hạn chế để có thành tích cao nhất
trong học tập
+ Hình thành động cơ tích cực cho việc học tập: Động cơ học tập là tức
là học để làm gì chính là sức thúc đẩy hoạt động học tập Đây là những nhân tố kích thích tính tích cực học tập ở HS nhằm đạt kết quả nhận thức và hình thành phát triển nhân cách HS có động cơ học tập cảm thấy hứng thú, mong muốn học tập Động cơ học tập được hình thành dần dần trong quá trình học tập, có mối liên hệ mật thiết với hứng thú của HS vì thế vai trò của hứng thú rất quan trọng Nếu hiểu biết, đáp ứng về PCHT của người học thì sẽ góp phần kích thích hứng thú học tập, nhờ đó hình thành động cơ học tập
Tóm lại, mỗi người có PCHT đặc trưng, nét riêng biệt cụ thể với nhiều ưu điểm cũng nhưbất lợi Hiểu biết về PCHTcó vai trò quan trọng trong quá trình dạy của GV và học của HS Một mặt có tác dụng tích cực đến các chiến lược dạy của người thầy, mặt khác giúp người học hứng thú, học tập một cách hiệu quả hơn
Trang 331.2 Lý thuyết VARK của Neil Fleming về phong cách học tập của học sinh
1.2.1 Sự ra đời, mục tiêu và bản chất
Mô hình PCHT VARK của Neil Fleming (đại học Lincoln, New Zealand) là một trong những mô hình phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất trong giáo dục hiện nay Neil D Fleming (1939-2022) là một giáo viên, tiến sĩ Giáo dục học đến từ New Zealand Ông đã giảng dạy trong các trường trung học, trung tâm đào tạo, phát triển giáo viên và các trường đại học Trước khi làm việc trong công tác phát triển giảng viên tại Đại học Lincoln, ông đã có 9 năm là thanh tra cấp cao của hơn 100 trường trung học ở các đảo phía nam của New Zealand Là thanh tra trường học, thông qua tham dự và quan sát hơn 9000 tiết học trong lớp học, ông nhận thấy ngay cả các giáo viên xuất sắc cũng không đạt được mục tiêu, thu hút, hấp dẫn người học nếu không hiểu rõ PCHT của
HS
Năm 1987, Fleming đã phát triển một công cụ được thiết kế nhằm điều tra, xác định các phong cách học tập của học sinh giúp cho HS và những người khác có thể học được nhiều hơn từ những ưu thế của bản thân
Lý do sử dụng mô hình VARK trong dạy học:
Thứ nhất, mô hình PCHT VARK là mô hình đơn giản và dễ hiểu nhất
nên dễ vận dụng Đây cũng là mô hình được sử dụng phổ biến, rộng rãi trong các trường học trên thế giới Trong đó các môn học dạy học dựa vào PCHT của HS thì ngoại ngữ (Tiếng Anh) là môn học đi tiên phong, có tần suất vận dụng PCHT nhiều nhất
Thứ hai, mô hình VARK nhấn mạnh đến quá trình tiếp nhận và xử lí
thông tin dựa vào yếu tố giác quan - phù hợp với đặc điểm nhận thức và nhân cách của HS Mô hình này có cơ sở sinh lý thần kinh mang tính bền vững, nó liên quan chặt chẽ đến chức năng tâm lý chuyên biệt tương ứng với mỗi thùy (vùng) trên vỏ não Đại não được chia thành 4 vùng chính tổng quát (thùy trán, thùy đỉnh, thùy thái dương và thùy chẩm) dựa theo chức năng, cấu trúc và cách
Trang 34sắp sếp của các tế bào thần kinh Trong đó, thùy chẩm phụ trách thị giác, thùy thái dương phụ trách thính giác và khứu giác, thùy đỉnh đảm nhiệm khả năng vận động - xúc giác [24, tr35] Mỗi thùy đó sẽ có thùy phát triển nổi trội hơn làm cho người học chiếm ưu thế mạnh ở chức năng đó Trong khi các hệ thần kinh của HS THPT căn bản được hoàn thiện và chất lượng của nó sẽ được giữ lại suốt cuộc đời con người, đặc điểm nhận thức thiên về giác quan nên lựa chọn mô hình VARK là hợp lý
Thứ ba, việc sử dụng, vận dụng và điều chỉnh bộ công cụ khảo sát PCHT
sẵn có của mô hình VARK phù hợp với đặc điểm đối tượng HS THPT sẽ khám phá được PCHT của HS từ đó hướng dẫn HS được cách học hiệu quả nhất
Thứ tư, con đường hình thành kiến thức thường theo trật tự từ trực quan
cụ thể mới đến tư duy trừu tượng; từ hình thành biểu tượng mới đến khái quát hóa thành khái niệm Do vậy, quá trình học tập bao giờ cũng bắt đầu từ các hoạt động có sự tham gia tối đa của các giác quan để giúp người học tri giác về đối tượng và sự vật
Thứ năm, về mặt thực tế ở Việt Nam, những năm gần đây đã có nhiều tổ
chức, trung tâm nghiên cứu thiết kế phần mềm khám phá, tìm hiểu PCHT của HS theo mô hình VARK được đông đảo người dùng đón nhận và có nhiều phản hồi tích cực Bộ công cụ VARK dễ sử dụng, tự chấm điểm, không chịu tác động bởi các yếu tố bên ngoài đồng thời mất ít thời gian tiến hành và phù hợp với đặc điểm nhận thức của HS THPT
1.2.2 Phân loại PCHT của học sinh theo mô hình VARK
Trong mô hình PCHT của Fleming, người học được phân loại dựa trên ưu thế về học kiểu nhìn (tranh ảnh, phim, sơ đồ ), học kiểu nghe (âm nhạc, thảo luận, thuyết trình ), đọc và viết (tạo danh sách, đọc sách giáo khoa, ghi chép ) và học kiểu vận động (chuyển động, thí nghiệm, hoạt động thực hành )
Trang 351 Người học kiểu
nhìn (Visual Learners) – lấy hình ảnh làm tâm
Người học kiểu nhìn học tốt nhất qua việc quan sát Họ sẽ thấy thích thú với những thông tin được trình bày dưới dạng hình ảnh hơn là dạng chữ viết Họ tiếp thu nhanh, nhớ lâu nhờ ấn tượng về mầu sắc và hình họa Biểu diễn sơ đồ hoá như biểu đồ, sơ đồ, minh họa, tờ rơi, và đoạn phim đều là những công cụ hữu ích đối với người học kiểu nhìn Họ có thói quen đánh dấu bằng bút dạ quang, mảng mầu hay ký hiệu hình họa đặc biệt mà họ tự sáng tạo ra Thông thường đây sẽ là những người trầm tính, chú tâm quan sát cả thông tin từ bài và người dạy, khi phát
Bạn có phải nhìn thông tin để ghi nhớ thông tin đó không?
Bạn có cần sự chú ý đến ngôn ngữ cơ thểkhông? Nghệ thuật, sắc đẹp và thẩm mĩ có quan trọng với bạn không?
Việc hình dung thông tin trong trí óc có giúp bạn ghi nhớ điều đó tốt hơn không?
Trang 36hiện vấn đề họ sẽ vô cùng hứng khởi, chủ động nắm bắt nhanh 2 Người học kiểu
nghe (Aural/auditory Learners) – lấy âm thanh làm gốc
Người học kiểu nghe học tốt nhất bằng việc nghe thông tin, họ lắng nghe thông tin để hiểu, ghi nhớ Họ nắm bắt thông tin tốt từ bài thuyết trình, file âm thanh và có khả năng ghi nhớ rất tốt các thông tin mà họ nghe được Họ sẽ nghe đi nghe lại bài hoặc tự “niệm chú”, nói to, đọc đi đọc lại bài để ghi nhớ Họ thường có khiếu kể chuyện, có khả năng tự điều chỉnh giọng nói theo tiết tấu câu chuyện, đầu hơi cúi và tai có xu hướng nghiêng về phía phát ra âm thanh
Bạn có thích nghe thuyết giảng trong giờ học hơn là đọc thông tin từ sách không?
Việc đọc to có giúp bạn ghi nhớ thông tin tốt hơnkhông?
Bạn có thích nghe đoạn ghi âm bài giảng trên lớp hơn là đọc lại vở ghi chépkhông?
Bạn có sáng tác bài hát để giúp cho việc ghi nhớ thông tinkhông?
3 Người học kiểu Người học kiểu đọc Bạn có thấy là đọc sách
Trang 37đọc và ghi chép (Reading and Writing Learners)
và ghi chép thích tiếp nhận thông tin được trình bày dưới dạng chữ viết Các tài liệu học tập trình bày dưới dạng văn bản rất được những người học này ưa thích
là cách hiệu quả để học thông tin mớikhông? Bạn có ghi chép nhiều trong giờ học trên lớp và khi đọc sáchkhông? Bạn có thích liệt kê danh sách, đọc định nghĩa, và xây dựng bài trình bày bằng
powerpointkhông? Bạn có thích khi GV sử dụng máy chiếu vật thể và tờ phát taykhông? 4 Người học kiểu
vận động (Kinaesthetic Learners) – Vận động để ghi nhớ
Người học kiểu vận động học tốt nhất bằng việc chạm vào và thực hành Trải nghiệm thực hành là điều thu hút nhất với người học kiểu vận động Đây là dạng chuyển động tự thân, họ tự học bằng cách đi lại lòng vòng, sử dụng body language, thậm chí vừa tập thể dục kết hợp với nghe
Bạn có thích thực hiện nhiệm vụ có sự tham gia trực tiếp của thao tác bằng tay trên các đồ vật và tài liệu học tậpkhông?
Có khó khăn cho bạn khi phải ngồi yên một chỗ trong khoảng thời gian dài không?
Bạn có giỏi trong việc áp dụng các hoạt động như là vẽ, nấu ăn, sửa chữa máy móc, thể thao,
Trang 38để học Họ thường có xu hướng không thể ngồi yên một chỗ hay tập trung trong một thời gian ngắn Đa phần họ thuộc tuýp người năng động, yêu thể thao, ưu tiên thực hành hơn lý thuyết
làm đồ mộckhông? Bạn có phải thực hành làm một việc gì đó để học được điều đó không?
Bảng 1.2 Bảng phân loại các kiểu người học trong mô hình PCHT VARK
của Neil Fleming
Giải thích bảng 1.2:
Mỗi học sinh có PCHT khác nhau và không chỉ có 1 PCHT Thực tiễn cho thấy một học sinh có thể có 1 - 4 PCHT trên PCHT phù hợp là khi HS có thể lĩnh hội được kiến thức tốt nhất thông qua cách thức tương ứng
Thông thường sẽ có người có thể áp dụng các cách học khác nhau, có người chỉ cần áp dụng 1 trong 4 cách là đủ, số ít hơn là dùng cả 3,4 cách Kết hợp cả 4 cách V, A, R, K hình thành cách học riêng biệt sẽ phù hợp với từng đối tượng khác nhau
1.2.3 Bộ câu hỏi khảo sát phong cách học tập của học sinh
Trong 20 năm làm việc trong lĩnh vực giáo dục, tiếp xúc với cả HS THPT và sinh viên đại học, các giáo viên phổ thông, giảng viên đại học Neil Fleming nhận thấy cả HS và GVđều cần suy nghĩ và hiểu về cách học của HS Điều này vô cùng hữu ích để tự hiểu biết về quá trình, sở thích, ưu thế học tập của chính bản thân từ đó cải thiện việc học
Trên cơ sở, các cuộc trò chuyện giữa người dạy và người học về việc học Neil Fleming thiết kế đã thiết kế hệ thống câu hỏi VARK Về mặt kỹ thuật, nó
Trang 39là một bảng câu hỏi cung cấp phản hồi về các phương thức giao tiếp ưa thích của một người Từ đó xác đinh được “sở thích về phương thức để học tập”
Một số người học đã biết rất nhiều về cách họ học và không cần bất kỳ hành trang hoặc bảng câu hỏi nào trợ giúp Đối với những người khác, làm đi làm lại bảng câu hỏi VARK theo thời gian là một bài tập đáng giá, mặc dù - có thể vì - điểm số có thể khác nhau Do đó bảng câu hỏi VARK rất hữu ích đối với mọi người
Những ý tưởng và nguồn cung cấp thông tin chính cho VARK là những kinh nghiệm và quan sát trước đây của Neil Fleming ở bậc phổ thông và thời gian làm việc với các sinh viên và giáo viên tại Đại học Lincoln
Các chế độ học tập ưa thích dựa trên quan điểm: • sở thích ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân, bao gồm cả việc học • các sở thích học không cố định, nhưng chúng ổn định trong trung hạn • cả học sinh và giáo viên có thể xác định một cách đáng tin cậy và cung cấp các ví dụ về việc sử dụng các PCHT của họ trong học tập
• sở thích liên quan đến các chiến lược học tập Có những chiến lược học tập phù hợp với một số PCHT này hơn những PCHT khác
• thông tin học tập phù hợp với sở thích học tập của học sinh có nhiều khả năng được tiếp nhận và phát triển
• việc sử dụng các chiến lược học tập phù hợp với sở thích học tập cũng có khả năng dẫn đến các nhiệm vụ học tập bền bỉ, cách tiếp cận sâu hơn để học tập, nhận thức tích cực và hiệu quả hơn
• sở thích học tập của một người là điều kiện quan trọng để cải thiện việc học của người đó
Có thể đưa ra một danh sách tương tự về phong cách dạy học của giáo viên và ảnh hưởng của họ đối với việc học của học sinh
Từ mô hình PCHT VAK, Neil Fleming đã bổ sung một phương thức học tập tiếp theo cho người học đó là Đọc / ghi (R/W) Trong một thời gian ngắn,
Trang 40ông đã xây dựng được 13 câu hỏi - gọi là bảng câu hỏi VARK VARK là từ viết tắt của Visual, Aural, Read / write và Kinesthetic
Sử dụng Bảng câu hỏi VARK
Người dùng hoàn thành bảng câu hỏi trực tuyến hoặc trên giấy Họ có thể có nhiều hơn một câu trả lời cho mỗi câu hỏi, vì vậy họ nhận được hồ sơ gồm bốn điểm - một cho mỗi phương thức Điều đó bắt đầu một quá trình suy nghĩ về cách họ thích học hơn VARK là chất xúc tác cho siêu nhận thức, không phải là chẩn đoán hay thước đo Từ các câu trả lời trực tiếp, qua nói chuyện hoặc trao đổi qua email Neil Fleming đã bổ sung dần thêm các câu hỏi trong bảng hỏi Tuy vậy, Bảng câu hỏi vẫn được cố ý giữ ngắn gọn (13 câu hỏi - và bây giờ là 16 câu hỏi trong phiên bản mới) để tránh sự mệt mỏi cho cuộc khảo sát của học sinh Nó cũng cố gắng khuyến khích người trả lời phản ánh và trả lời từ trong kinh nghiệm của họ, thay vì từ các tình huống giả định
Số lượng người tham gia thực hiện trả lời bảng câu hỏi tăng nhanh vào trước và đầu năm học, khi học sinh trở lại trường và giảm chậm trong các kỳ nghỉ (đông, hè) Điều thú vị là số phụ nữ sử dụng VARK và cung cấp dữ liệu về bản thân nhiều gấp đôi nam giới Ngoài ra, tất nhiên, tỷ lệ học sinh so với giáo viên cao - khoảng 6: 1, chỉ có dưới 8% đang hoàn thành bảng câu hỏi lần thứ hai (hoặc thứ ba hoặc nhiều hơn nữa)
Sử dụng VARK để làm gì?
Qua nguồn thông tin gửi tới email hàng ngày từ những người yêu cầu cho phép sử dụng tài liệu VARK bản quyền cho thấy Bảng câu hỏi VARK đã được sử dụng rất nhiều (Nó được sử dụng miễn phí trong các trường học và đại học).Kết quả chỉ rõ rằng HS không chỉ có một cách học mà sử dụng đa phương thức trong học tập, với tỉ lệ: 11, 10, 9, 7 (Cách dạy học trực quan có vẻ được ưa thích)
Từ cách tự tìm hiểu này hs có thể đề xuất với GV cách dạy Trước đây, việc giảng dạy thường phản ánh phong cách giảng dạy ưa thích của giáo viên