Khi muốn gắn ống kính vào thân, cần căn cho khớp của ngàm và ống kính khớp nhau rồi xoay theo chiều kim đồng hồ cho đến khi nghe thấy tiếng “tách” thì có nghĩa ống kính đã được ghép thàn
MÁY ẢNH CĂN BẢN
PHÂN LOẠI MÁY ẢNH, CÁC BỘ PHẬN CƠ BẢN
Hình ảnh ghi bằng hộp đen thường không được sắc nét hoặc tối (khi vòng tròn càng lớn ảnh càng không nét) Do vậy, cần đặt vào vòng tròn đó một thấu kính hội tụ có thể thay đổi độ lớn nhỏ để ảnh được rõ hơn, như vậy đã hình thành một chiếc máy ảnh đơn giản
Hình 1.1 Máy ảnh đầu thế kỷ XX
Hình 1.2 Ảnh không sắc nét Hình 1.3 Ảnh đặt thấu kính hội tụ
Máy ảnh chụp phim cuộn ra đời từ những thập niên đầu thế kỷ 20, đó là những sáng chế đột phá từ nhà sản xuất Kodak (1988-1914) với loại phim cuộn và những nghiên cứu của hãng Leica từ năm 1913 để sản xuất ra loại máy ảnh chất lượng cao
Chương I: Máy ảnh căn bản 2 chụp phim cuộn 35mm (còn gọi là phim 135) đã giúp nhiếp ảnh tiếp cận được công chúng và máy ảnh được sử dụng dễ dàng hơn
Máy LEICA năm 1913 Máy LEICA năm 1924
Hình 1.4 Máy ảnh đầu tiên chụp phim 35mm
Có thể chia máy ảnh ra làm 3 loại tùy theo cách sử dụng loại phim nào hoặc 2 loại theo cách thức ứng dụng quang học
1.3 Phân loại theo cách sử dụng phim
Loại sử dụng phim 35mm: Là loại máy nhỏ gọn và thông dụng, giá thành vừa phải
Loại sử dụng loại phim cuộn khổ lớn 70mm (phim 120): Là máy loại lớn, chất lượng cao, giá thành khá cao
Loại sử dụng phim cuộn 70mm và miếng rời: Là loại máy chuyên dùng cho những yêu cầu chất lượng hình ảnh đặc biệt cao, thao tác phức tạp, máy lớn và nặng, giá thành thường rất cao
Hình 1.5 Máy ảnh sử dụng phim
1.4 Phân loại theo ứng dụng quang học
- Loại máy khung ngắm thẳng: Khung ngắm trực tiếp, sáng nhưng hệ thống lấy nét phức tạp, hình ảnh qua khung ngắm và hình ảnh nhận được trên phim ít có nhiều
Chương I: Máy ảnh căn bản 3 độ lệch góc nhìn (tùy theo nhà sản xuất) Hiện nay còn rất ít hãng máy ảnh sản xuất máy ảnh chuyên nghiệp loại này ngoại trừ một số máy nghiệp dư tự động lấy nét
Hình 1.6 Máy ảnh khung ngắm thẳng
Máy ảnh phản xạ ống kính đơn (SLR) cho phép người dùng nhìn qua ống kính để căn chỉnh khung hình Hình ảnh nhìn thấy qua kính ngắm khớp hoàn toàn với hình ảnh thu được trên phim hoặc cảm biến kỹ thuật số Ưu điểm của máy ảnh SLR là khả năng thay đổi ống kính dễ dàng, cho phép người chụp ảnh linh hoạt trong việc chụp nhiều loại cảnh và chủ đề khác nhau Ngày nay, máy ảnh SLR là lựa chọn phổ biến đối với nhiều nhiếp ảnh gia, từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp.
Hình 1.7 Máy ảnh khung ngắm qua ống kính
2 Các bộ phận cơ bản
1 - Nút chụp: Đây là nút để nhả cửa chập Quá trình hoạt động của nút gồm 2 giai đoạn là nhấn một nữa nút để lấy nét cho anh còn nhấn hết cả nút sẽ nhả cửa chập
2 - Nút khử mắt đỏ và báo hiệu hẹn giờ: Khi máy ở chế độ khử mắt đỏ và ấn nửa nút chụp thì đèn này sẽ sáng cùng với đèn flash để giúp mắt của người trong ảnh không bị đỏ, còn khi máy ở chế độ hẹn giờ chụp thì trong thời gian hẹn giờ chụp đèn sẽ nhấp nháy báo hiệu
Chương I: Máy ảnh căn bản 4
3 - Ngàm ống kính: Đây là phần nối giữa phần thân máy và ống kính Khi muốn gắn ống kính vào thân, cần căn cho khớp của ngàm và ống kính khớp nhau rồi xoay theo chiều kim đồng hồ cho đến khi nghe thấy tiếng “tách” thì có nghĩa ống kính đã được ghép thành công
4 - Dấu trên ngàm ống kính: Phần này có tác dụng căn với dấu trên ống kính để có thể lắp dễ dàng hơn
5 - Nút tháo ống kính: Ấn nút này rồi xoay ống kính ngược chiều kim đồng hồ nếu muốn tháo ống kính
6 - Gương: Đây là phần phản chiếu hình ảnh từ bên ngoài vào khung ngắm
7 - Micro: Đây là phần thu âm khi chúng ta quay phim
8 - Đèn Flash: Khi bật đèn để chụp trong trường hợp môi trường thiếu sáng thì phần đèn sẽ được kích hoạt
Hình 1.8 Mặt trước máy ảnh
1 - Nắp khung ngắm: Đây là một phần nhựa mềm nhô lê có tác dụng tiếp xúc với mắt để tránh ánh sáng từ bên ngoài lọt vào khung ngắm khi ngắm
2 - Khung ngắm: Khi nhìn vào khung ngắm có thể nhìn tổng thể vật được chụp rõ ràng hơn bên cạnh đó cũng giúp xác đinh phần được lấy nét hoặc không
3 - Màn hình hiển thị: Đây là phần hiển thị các thông tin và có thể lật mở hoặc xoay nhờ các khớp của nó giúp người chụp dễ dàng trong quá trình chụp ảnh
Chương I: Máy ảnh căn bản 5
4 - Menu: Khi bấm vào nút này máy ảnh sẽ đi đến cách phần đơn lẻ trong tùy chỉnh cài đặt riêng
5 - Nút xem ảnh: Có tác dụng xem tất cả các ảnh đã chụp
6 - Đèn thông báo kết nối wifi: Khi đèn sáng có nghĩa thiết bị đang được kết nối wifi còn nếu đèn nháy có nghĩa thiết bị chưa được kết nối hoặc kết nối bị gián đoạn
7 - Đèn thông báo kết nối giữa máy và thẻ nhớ: Khi đèn sáng có nghĩa máy và thẻ nhớ đang được kết nối và trong lúc này không được tháo thẻ nhớ ra vì có thể gây hỏng máy hoặc thẻ nhớ
CÁCH CẦM MÁY, SỬ DỤNG MÁY ẢNH
- Luôn giữ 2 khuỷu tay gần nhau, tốt nhất là tạo một góc nhọn hoặc để song song, cùi trỏ tì nhẹ lên ngực để hạn chế việc rung lắc cho máy
- Tay trái luôn luôn đỡ ống kính từ bên dưới để nâng máy hiệu quả hơn
Chương I: Máy ảnh căn bản 8
- Giữ chặt máy ảnh với trán tạo điểm tựa cho máy
Hình 1.12 Cầm máy đúng cách
1.1 Chụp ảnh tư thế đứng
- Giữ 2 khuỷu tay gần nhau, ép sát người
- Để tay trái của đỡ bên dưới ống kính thay vì cầm ở mặt bên
- Đứng thẳng lưng, đầu nghiêng nhẹ nhìn vào ống ngắm, giữ chặt máy ảnh với trán
- Để 2 chân mở ra, không khép sát lại
Hình 1.13 Chụp ảnh tư thế đứng
1.2 Chụp ảnh tư thế đứng nghiêng người
Sử dụng tay trái như một giá đỡ bằng cách vòng tay trái đặt lên vai phải, sau đó đặt máy ảnh ở nửa trên cùng của cánh tay Việc còn lại là lấy nét và chụp như bình thường Ở cách này sẽ hơi khác là sẽ xoay người đứng hơi nghiêng với chủ thể thì mới chụp được chứ không phải là đứng thẳng đối mặt như cách ban đầu
Lưu ý: Cách này thường sẽ chỉ phù hợp khi sử dụng ống kính một tiêu cự, do tay trái đã đặt cố định trên vai phải chứ không đặt ở dưới ống kính để điều chỉnh tiêu
Chương I: Máy ảnh căn bản 9 cự giống cách cầm máy tư thế đứng
Hình 1.14 Chụp ảnh tư thế đứng nghiêng người
1.3 Chụp ảnh tư thế nằm
Hình 1.15 Chụp ảnh tư thế nằm
Nếu như có đủ không gian để có thể nằm hẳn trên mặt đất hay sàn nhà thì đây là tư thế vững chãi nhất Đôi chân lúc này không còn bất kì ảnh hưởng nào vì tất cả trọng tâm đều đã dồn vào phần trên cơ thể Điều này làm cho cánh tay đặc biệt trở thành điểm tựa vững chắc giúp duy trì sự cân bằng và ổn định khi chụp ảnh
Nên sử dụng lực của cả hai bàn tay để giữ chặt máy ảnh Trong khi chụp, đừng bao giờ cầm máy ảnh bằng một tay bởi vì dù tay chắc chắn đến đâu, khi ấn nút chụp sẽ là lúc bức ảnh sẽ rất dễ bị rung, bị nhòe
Khi chụp ảnh, đối với máy có ống ngắm, nên đưa máy ảnh về càng gần cơ thể
Chương I: Máy ảnh căn bản 10 càng tốt Với thao tác này, giúp người chụp dễ dàng “ngắm” được đối tượng cần chụp, đồng thời sẽ giữ được thân máy luôn chắc chắn, ổn định trong quá trình tác nghiệp Đối với những dòng máy ảnh ngắm qua màn hình LCD, nên duy trì khoảng cách 30cm giữa người thợ và máy Cách cầm máy trong trường hợp này sẽ đảm bảo máy ảnh không quá xa hoặc quá gần cơ thể người thợ và làm chủ được chiếc máy ảnh của mình
Hình 1.13 Tư thế khi chụp ảnh
Trong quá trình chụp ảnh, nên tìm một điểm tựa vững chắc, để đảm bảo rằng máy ảnh luôn trong trạng thái được giữ cố định, chắc chắn Nếu không có chân dựng máy làm điểm tựa có thể chọn bức tường, cái cây, hàng rào,… sẽ mang lại lợi ích không hề nhỏ trong quá trình chụp ảnh Ngoài ra, cũng có thể lựa chọn giữ máy ảnh bằng cách trang bị cho mình một chiếc dây đeo Dây đeo ngoài nhiệm vụ giúp không phải cầm máy ảnh quá nhiều nhất là khi thời gian của buổi chụp kéo dài, có tác dụng giúp cố định máy vào cơ thể người chụp một cách khá chắc chắn
CÁCH BẢO QUẢN MÁY ẢNH, MỘT SỐ MÁY ẢNH TRÊN THỊ TRƯỜNG
1 Cách bảo quản máy ảnh
Vệ sinh máy ảnh chính là một cách để bảo vệ máy, giúp duy trì tuổi thọ máy được lâu dài Chính vì vậy, khi làm sạch máy, cần cẩn thận và tỉ mỉ Một số người sử dụng máy ảnh hay lấy bông tăm để lau chùi Nhưng đây lại là sai lầm lớn, thay vào đó, nên sắm những dụng cụ chuyên dụng để vệ sinh Như vậy, vừa đảm bảo được sạch, vừa không sợ bị hỏng máy Đừng bỏ qua lens trong quá trình bảo quản máy ảnh Ống kính lens là bộ phận
Chương I: Máy ảnh căn bản 11 dễ bám bụi nhất Vì vậy, khi lau chùi, giữ máy quay xuống dưới, thổi sạch bụi một cách nhẹ nhàng Sau đó, dùng dụng cụ để làm sạch ống kính, cũng có thể tham khảo dịch vụ cho thuê lens để có thêm nhiều sự lựa chọn và có được thật nhiều bức ảnh thú vị và độc đáo nhất
Hình 1.16 Chống ẩm cho máy ảnh
1.2 Sử dụng hộp chống ẩm và hạt hút ẩm
Hộp chống ẩm và hạt hút ẩm là phương pháp bảo quản hiệu quả mà ít tốn kém nhất Một chiếc hộp nhựa cứng với nắp đậy kín ở trên, bên trong thường có chứa sẵn các hạt hút ẩm bằng silicon và thường có thêm một ẩm kế để tiện cho việc theo dõi nhiệt độ Chiếc hộp này rất dễ tìm tại các cửa hàng bán máy ảnh hoặc có thể tìm mua ở chợ hoặc siêu thị
Hình 1.17 Hộp chống ẩm cho máy ảnh
1.3 Sử dụng nguồn sáng có tác dụng nhiệt hoặc đèn tia cực tím
Chương I: Máy ảnh căn bản 12
Ngoài hộp và hạt chống ẩm, cần tận dụng những nguồn sáng xung quanh mình Như cho đèn ngủ chiếu trực tiếp vào vị trí đặt ống kính, sẽ giúp làm giảm độ ẩm của máy và ngăn ngừa nấm mốc sinh sôi Ngoài ra, có thể trang bị một chiếc đèn có tia
Đèn UV là một phương pháp dễ dàng và hiệu quả để bảo quản máy ảnh đúng cách Ánh sáng UV có khả năng tiêu diệt nấm mốc, giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại, bảo vệ máy ảnh khỏi những hư hỏng do nấm mốc gây ra.
Hình 1.18 Đèn tia cực tím cho máy ảnh
1.4 Phơi ống kính dưới nắng Ánh nắng mắt trời có tia UV sẽ giúp giảm độ ẩm và sự sinh sôi của nấm, mốc Nên phơi 1-2 lần/tuần, mỗi lần khoảng 20 phút Tuy cách này không tốn bất kì chi phí nào nhưng khi phơi ngoài trời, máy sẽ dễ bị bám bụi bẩn
Tủ chống ẩm là thiết bị tương tự như tủ lạnh nhỏ, hoạt động dựa trên điện Bên trong tủ được chia thành nhiều ngăn, mỗi ngăn đều có đệm êm để thuận tiện đặt thiết bị Tủ chống ẩm cho phép người dùng tùy chỉnh độ ẩm theo ý muốn Nhờ nhiệt kế tích hợp sẵn, người dùng có thể theo dõi độ ẩm trong tủ và điều chỉnh phù hợp để bảo quản thiết bị tốt nhất.
Chương I: Máy ảnh căn bản 13
Hình 1.19 Tủ chống ẩm cho máy ảnh
Trước khi thay ống kính, hãy tắt máy và tháo thẻ nhớ Hãy làm các bước nhẹ nhàng, dứt khoát Tránh mạnh tay để khiến hỏng máy Trên thân lens thường có các dấu chấm trắng hoặc đỏ Ở ống kính và thân máy ảnh đều có dấu chấm này, khi lắp cho hai dấu chấm này vào nhau rồi xoay nhẹ nhàng Đây là bước đơn giản nhất nhưng quan trọng nhất để bảo quản máy ảnh
Hình 1.20 Tháo lắp máy ảnh
Một số lưu ý khi vận chuyển: Không nên để máy ảnh lắp với chân máy vì như vậy sẽ cồng kềnh, dễ va đập, hỏng hóc khi mang vác Khi vận chuyển bằng ôtô hay xe máy, không nên bỏ máy vào cốp xe hay thùng xe, độ nóng của cốp xe sẽ dễ làm hỏng máy
Một số lưu ý khi tháo lắp máy ảnh: Pin vừa sạc xong không nên lắp vào máy
Chương I: Máy ảnh căn bản 14
Pin vừa sạc đầy không nên lắp vào ngay vì sẽ làm hỏng bộ cấp nguồn
Sạc xong pin vẫn còn nóng, nên để nguội rồi lắp vào máy Nếu không, nhiệt độ cao sẽ làm hỏng các bộ phận li ti của máy
2 Một số máy ảnh trên thị trường
Hình 1.21 Máy ảnh Canon Powershot G9 X
Thông số kỹ thuật của chiếc máy có cảm biến một inch có độ phân giải 20,1
MP, zoom quang học 3x (tương đương 28-84mm), màn hình 3 inch Tốc độ chụp của máy là 8,2 fps Đây là chiếc máy ảnh phù hợp cho những ai mới bước vào bộ môn chụp ảnh
Sử dụng cảm biến APS-C với độ phân giải 24.2MP, đủ để xử lý những
Chương I: Máy ảnh căn bản 15 tình huống thiếu sáng tốt và cho ra những bức ảnh chất lượng tốt Đi kèm với máy sẽ là một ống kit với tiêu cự 18-55mm Đây là một tiêu cự đa dụng nên không cần quan tâm quá nhiều về việc chọn mua ống kính
Hình 1.23 Máy ảnh Fujifilm X-E1 Được thiết kế gọn nhẹ định hình ảnh bằng quang học và đèn flash tích hợp sẵn vào thân máy và chỉnh cân bằng trắng bằng tay Tuổi thọ pin của có thể đạt 350-380 bức ảnh mỗi lần sạc pin ở điều kiện chụp bình thường và đảm bảo đủ sáng hơn trong hoàn cảnh thiếu sáng Rất nhiều chức năng và sức mạnh trong thân máy nhỏ gọn cổ điển trang nhã, nhưng vẫn đảm bảo dung lượng pin chụp khoảng 350 tấm ảnh cho mỗi lần sạc ở điều kiện chụp bình thường
Chương I: Máy ảnh căn bản 16
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG I
Câu 1: Anh chị hãy cho biết cách phân loại máy ảnh, các bộ phận cơ bản? Câu 2: Anh chị hãy cho biết cách cầm máy, sử dụng máy ảnh?
Câu 3: Anh chị hãy cho biết cách bảo quản máy ảnh?
KỸ THUẬT CHỤP ẢNH
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1 Máy ảnh kỹ thuật số
Máy ảnh kỹ thuật số là một phương tiện ghi hình hiện đại được dựa trên những nguyên tắc cơ bản của máy ảnh chụp phim truyền thống Điều khác biệt cơ bản nhất là máy kỹ thuật số không dùng phim để ghi nhận và lưu giữ hình ảnh mà dùng phương tiện vi điện tử hoạt động theo cơ chế tổ hợp những tế bào quang điện là các bộ cảm biến để ghi nhận hình ảnh qua ống kính chụp Sau đó xử lý, số hóa các dữ liệu hình ảnh đó và lưu vào thẻ nhớ dưới dạng các file ảnh Độ nhạy sáng của bộ cảm biến cũng được thể hiện như độ nhạy của phim nhựa truyền thống ( 100, 200, 400, 800 ISO), Thông thường máy kỹ thuật số còn có thêm chế độ Auto ISO khá tiện dụng (máy tự cài đặt ISO thích ứng với điều kiện ánh sáng khi chụp)
Các nhà sản xuất tung ra thị trường nhiều loại máy ảnh kỹ thuật số khác nhau để đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng tiêu dùng Những loại máy này có thể được chia thành hai loại chính.
1.1 Loại máy có ống kính gắn cố định vào thân máy
Máy Compact hoặc dòng máy Coolpix, Finepix, nhỏ gọn, ống kính gắn cố định vào thân máy, tương đối dễ sử dụng, chất lượng hình ảnh vừa phải hoặc khá, giá cả dễ chấp nhận
Hình 2.1 Loại máy có ống kính gắn cố định vào thân máy
1.2 Loại máy có ống kính thay đổi được (DSLR)
Máy ảnh DSLR là dòng máy ảnh chuyên nghiệp, tương tự như máy ảnh phim chuyên nghiệp Đặc điểm của máy ảnh DSLR là thân máy lớn, ống kính rời, cho phép tùy biến ống kính linh hoạt Chất lượng hình ảnh của DSLR đa dạng, từ cấp thấp đến cao, đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau Một số mẫu DSLR được trang bị màn hình phụ để thuận tiện khi chụp Tuy nhiên, giá thành của DSLR thường khá cao, đòi hỏi người sử dụng có kiến thức và kỹ năng nhiếp ảnh nhất định.
Chương II: Kỹ thuật chụp ảnh 18 những kiến thức nghề nghiệp nhất định
Hình 2.2 Loại máy có ống kính thay đổi được
1.3 Bộ phận cảm biến (Sensor) Đây là bộ phận rất quan trọng của máy ảnh kỹ thuật số là bộ phận ghi nhận hình ảnh thay cho phim nhựa truyền thống Được chế tạo bởi một tổ hợp gồm rất nhiều các diod cảm quang, đa số các nhà sản xuất dùng công nghệ CCD (Charge-Coupled-Devices), một số khác dùng công nghệ CMOS (Active pixel sensors) Bộ cảm biến có kích thước càng lớn, dung lượng mỗi file ảnh sẽ lớn và cho chất lượng ảnh càng cao
Chương II: Kỹ thuật chụp ảnh 19
Hình 2.3 Bộ phận cảm biến máy ảnh
Là thành phần nhỏ nhất để hiển thị hình ảnh kỹ thuật số Độ nét và dung lượng của hình ảnh tùy thuộc vào số lượng điểm ảnh trên bức ảnh đó Nếu trong một ảnh vuông mỗi chiều inche (2,54cm) chứa 72x72 pixels sẽ có độ phân giải là 72 pixels/ inch Đó cũng là độ phân giải tối thiểu mà mắt thường không phân biệt ra được từng điểm ảnh (nhìn ảnh vẫn rõ nét)
1.5 Độ phân giải của máy ảnh Đó là số lượng điểm ảnh (pixel) tối đa máy ảnh đó có thể chứa trên một file ảnh Kích thước của bộ cảm biến liên quan trực tiếp đến độ phân giải của máy ảnh, điểm ảnh hữu dụng càng lớn khi kích thước bộ cảm biến càng lớn Thường độ phân giải của một máy kỹ thuật số được hiển thị ngay trên thân máy
Chương II: Kỹ thuật chụp ảnh 20
Độ phân giải máy ảnh có ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh Một máy ảnh kỹ thuật số muốn có độ phân giải tương đương phim truyền thống cần phải có độ phân giải trên 18 megapixel Kích thước bộ cảm biến trong trường hợp này sẽ tương đương với kích thước khung phim 35mm (Full Frame) là 24mm x 36mm.
Lưu ý: Khi một máy ảnh kỹ thuật số (24x36mm) thì tiêu cự ống kính khi sử dụng sẽ được tính tùy thuộc vào kích cỡ (đường chéo) của sensor
VD: Máy Canon 30D hay Nikon D200 thì tiêu cự của ống kính phải nhân cho hệ số 1,5 (hệ số này chính là tỷ lệ của đường chéo của phim nhựa 35mm truyền thống với đường chéo của sensor) Với những máy kỹ thuật số có sensor bằng với phim truyền thống (còn gọi là full frame) thì hệ số nhân là một có nghĩa là tiêu cự ống kính được tính như máy chụp phim
1.6 Dung lượng file ảnh Đó là số điểm ảnh (pixel) chứa trong mỗi file ảnh, số lượng điểm ảnh càng nhiều, ảnh càng phóng lớn được hơn Độ phân giải của một máy ảnh kỹ thuật số chính Độ phân giải Hiệu ứng hình ảnh
Chương II: Kỹ thuật chụp ảnh 21 là dung lượng tối đa của một ảnh mà máy đó có thể đạt tới Trong máy kỹ thuật số, người sử dụng có thể chọn nhiều dung lượng khác nhau cho chất lượng (quality, image size) của một file ảnh và được hiển thị bằng các ký tự S, M (Small,
Medium, Large) hoặc kèm theo chỉ số điểm ảnh
1.7 Định dạng file ảnh
Những máy ảnh kỹ thuật số xử lý và lưu trữ hình ảnh tùy theo nhu cầu với các định dạng đuôi của các files dữ liệu theo các đuôi RAW, TIFF hoặc JPEG Đuôi RAW đuôi ảnh đặc trưng cho các máy nhà nghề, đây là một dạng đuôi thô, máy ảnh chỉ lưu lại dữ liệu đầu vào mà hoàn toàn không can thiệp vào các dữ liệu đó Khi xử lý hình ảnh trên phần mềm hỗ trợ để cho ra files ảnh mới nhưng file gốc vẫn được lưu trữ dưới dạng thô tương tự như giữ bản phim gốc vậy Đuôi RAW luôn cho dung lượng cao nhất của máy kỹ thuật số Đuôi TIFF: Đuôi ảnh đã xử lý một phần các dữ liệu, dung lượng ảnh lớn (tương đương đuôi RAW), chất lượng hình ảnh tốt Đuôi JPEG: Đuôi ảnh đã xử lý và nén các dữ liệu, có dung lượng từ nhỏ đến lớn (S,M, L) chất lượng hình ảnh có bị giảm thiểu một phần, tiện lợi để lưu trữ và chuyển giao các file ảnh Đa số những máy compact thường chỉ có định dạng JPEG mà thôi
Khi bộ cảm biến ghi nhận ánh sáng từ vật thể chụp, ánh sáng sẽ được xử lý thành ba màu là đỏ- xanh lá – xanh lơ sau đó được phối hợp lại để có màu của vật thể Do màu sắc chuẩn hay không còn tùy thuộc vào màu của nguồn sáng
Ví dụ: Dưới ánh nắng mặt trời buổi trưa, nguồn sáng được xem là trắng, dưới đèn nê-ông ánh sáng có màu xanh lá cây nhạt Do vậy, máy kỹ thuật số cần phải có bộ phận cân bằng trắng (With balance) để hiệu chỉnh với mục đích cho ra một file ảnh đúng màu Tùy theo những tình trạng của nguồn sáng, người chụp sẽ chọn lựa chế độ cân bằng trắng khác nhau
Các chế độ cân bằng trắng: Đó là cơ chế hiệu chỉnh màu sắc mà hầu hết các máy kỹ thuật số đều phải có, nó cho phép người sử dụng chọn lựa các chế độ cân bằng màu sắc (khống chế độ áp sắc do môi trường chụp) để màu sắc của hình ảnh được trung
Chương II: Kỹ thuật chụp ảnh 22 thực Thông thường, có những chế độ cân bằng trắng như sau:
CÁC CHỨC NĂNG CHỤP ẢNH TRÊN MÁY
1 Những chế độ chụp thông dụng
1.1 Các chế độ tự động cân chỉnh ánh sáng
Hầu hết những máy ảnh chụp phim dòng điện tử và các máy ảnh kỹ thuật số đều có những chế độ tự động cân chỉnh ánh sáng để cho một tấm ảnh đúng sáng Tuy thế những chế độ tự động này chỉ đúng trong những trường hợp nguồn sáng đơn giản như nguồn sáng thuận, nguồn sáng xiên và thường bị sai khi chụp với nguồn sáng ngược hoặc trong trường hợp hậu cảnh quá sáng hoặc quá tối so với chủ để
Tự động tốc độ (hay còn gọi là chế độ tự động ưu tiên khẩu độ): Ký hiệu A
Chương II: Kỹ thuật chụp ảnh 29
(máy Canon, ký hiệu Av) Chọn khẩu độ trước, khi đó tốc độ màn trập sẽ tự động thích ứng theo
Ví dụ: khi muốn vùng ảnh rõ sâu hay nông, chúng ta phải chọn khẩu độ thích hợp trước
Tự động khẩu độ (hay còn gọi là chế độ tự động ưu tiên tốc độ): Ký hiệu S (máy
Canon, ký hiệu Tv) Chọn tốc độ trước, khi đó khẩu độ ống kính sẽ thích ứng theo
Ví dụ: Khi muốn bắt đứng hoặc làm mờ nhoè một chủ thể chuyển động, chúng ta phải chọn tốc độ thích hợp trước
Tự động theo chương trình (progame): Ký hiệu P Đây là chế độ tự động cả khẩu độ và tốc độ với chế độ này tuỳ theo điều kiện ánh sáng, máy ảnh sẽ tự hoạt động theo từng cặp thông số khẩu độ và tốc độ được lập trình sẵn Chế độ này rất tiện lợi khi chụp sinh hoạt, kỷ niệm, phong cảnh trong những điều kiện ánh sáng không quá yếu
Chế độ tự động auto: Ký hiệu AUTO + ký hiệu chiếc máy ảnh (thường màu xanh) Chế độ này giống như chế độ tự động P nhưng có hỗ trợ điều chỉnh khi thay đổi tiêucự ống kính, tự động bổ sung đèn flash khi cần thiết
Ví dụ: Khi chụp với ống kính tê-lê tiêu cự dài, tốc độ màn chập sẽ tự động cao hơn nhằm giúp ảnh không bị nhòe do rung máy
Chế độ chỉnh tay: Ký hiệu M (dành cho người đã có kiến thức và kinh nghiệm nhất định)
Hình 2.17 Chế độ cân chỉnh ánh sáng
1.2 Các chế độ tự động chuyên dụng
Những chế độ tự động này được cài đặt sẵn trong bộ nhớ của máy để có thể thích ứng một cách tối ưu cho những trường hợp chụp đặc biệt, được hiển thị bằng những ký hiệu:
Chương II: Kỹ thuật chụp ảnh 30
Chụp ảnh phong cảnh: Ký hiệu trái núi
Thông thường khi chụp phong cảnh, chúng ta cần độ nét càng sâu càng tốt Với chế độ này, khẩu độ ống kính sẽ tự động điều chỉnh để luôn đóng nhỏ để đáp ứng được yêu cầu trên
Chụp chân dung: Ký hiệu đầu người
Với chế độ này, ống kính luôn mở khẩu độ lớn để tạo vùng ảnh rõ nét nông, làm mờ hậu cảnh hiệu quả Từ đó, khuôn mặt người được làm nổi bật hơn, tạo nên những bức ảnh chân dung ấn tượng và đẹp mắt.
Chụp ảnh thể thao (hoặc chủ đề chuyển động nhanh): Ký hiệu ngườiđangchạy.
Chế độ này máy ảnh chỉ hoạt động với tốc độ màn trập nhanh trên 1/125s cho phép bắt đứng những đối tượng chuyển động nhanh
Chế độ chụp cận cảnh: Ký hiệu bông hoa
Trong nhiếp ảnh cận cảnh dành cho đối tượng như hoa, côn trùng, chế độ macro hỗ trợ chụp ở khoảng cách rất gần, lấy nét nhanh và chống rung hiệu quả, giúp bạn ghi lại những bức ảnh sắc nét và chi tiết mà không bị nhòe.
Chế độ chụp đêm: Ký hiệu mặt trăng
Chế độ chuyên dụng này cho phép chụp cảnh thành phố ban đêm với kết quả khá tốt, khi đó máy ảnh sẽ hoạt động với tốc độ rất chậm, có thể chậm đến nhiều giây đồng hồ và hiệu chỉnh phần đo sảng có khấu trừ giữa vùng sáng (các ngọn đèn) và vùng tối
Hình 2.18 Chế độ tự động chuyên dụng
Chế độ chụp người với cảnh đêm: Ký hiệu đầu người và ngôi sao
Cho phép chụp người ban đêm đồng thời lấy thêm được bối cảnh
Các chế độ khác: Một số máy ảnh có thể cài đặt thêm những chế độ chuyên dụng khác như chụp cảnh tuyết, chụp nến sinh nhật, chụp em bé, v.v
1.3 Các chế độ chụp đèn flash-in (đèn flash dính theo máy)
Chương II: Kỹ thuật chụp ảnh 31
Ký hiệu: Chế độ tự động bật flash khi ánh sáng yếu
Ký hiệu: Chế độ thường trực có đèn flash dù ánh sáng thiếu hay đủ, chế độ này hiệu quả khi chụp kỷ niệm ngoài trời khi ngược sáng giúp mặt người bớt bị tối
Ký hiệu Chế độ chụp ban đêm hoặc điều kiện ánh sáng yếu nhưng vẫn không dùng đèn flash
Ký hiệu chống hiện tượng mắt đỏ khi chụp người
Hình 2.19 Các chế độ trên máy
Chế độ tự cân chỉnh (Manuel - Ký hiệu M): Với chế độ này người chụp phải chủ động chọn các thông số về khẩu độ, tốc độ thích ứng với độ nhạy ISO của phim hoặc ISO đã được cài đặt trên máy kỹ thuật số sao cho dung lượng ánh sáng là vừa đủ (đúng sáng) Để dễ dàng cân chinh chế độ này, chúng ta xem bảng hướng dẫn sau Bảng hướng dẫn này dựa trên độ nhạy ISO là 100.Để hỗ trợ khi chụp bằng chế độ MANUEL các máy ảnh thường có bộ phận đo sáng được hiển thị trong khung ngắm hoặc trên màn hình
Chương II: Kỹ thuật chụp ảnh 32
Hình 2.20 Bảng cân sáng mẫu
Khi vạch đo sáng ở vị trí số 0 là đúng sáng
Khi vạch đo sáng chuyển về phía dấu + là dư sáng (+1, +2, +3 mỗi nấc là một stop)
Khi vạch đo sáng lệch về phía dấu – là thiếu sáng ( -1, -2, -3 mỗi nấc là một stop) một Stop hay một EV (exposure volume) tương ứng với một nấc khẩu độ hoặc tốc độ
VD: Trời nắng tốt thay vì đặt khẩu độ 11 tốc độ 125, chúng ta có thể đặt:
- KĐ: 16 - TĐ: 60, hay KĐ: 8 - TĐ: 250, v.v
2 Những ưu điểm và nhược điểm của máy kỹ thuật số
Máy ảnh kỹ thuật số là một sản phẩm được thừa hưởng rất nhiều những
Chương II: Kỹ thuật chụp ảnh 33 thành quả khoa học thời đại công nghệ thông tín, chiếc máy ảnh kỹ thuật số đang trên đường phát triển, ngày càng hoàn thiện và còn rất nhiều hứa hẹn tích cực, cùng phân tích những tính năng ưu-khuyết của những máy kỹ thuật số thông dụng
Hình 2.22 Tiện ích của máy kỹ thuật số
Không dùng phim nên chủ nhân chiếc máy ảnh kỹ thuật số có thể tha hồ bấm máy mà bằng những phần mềm hỗ trợ hoặc những không phải bận tâm tiền mua phim
Có thể thay đổi độ nhạy ISO cho mỗi lần chụp (trong khi máy phim phải thay thành ảnh đến trắng hoặc monocrome cả cuộn phim)
Có thể xem ngay tức thời tấm ảnh đã vừa mới chụp hoặc chụp trước đó
Có thể xóa bỏ ngay những bức ảnh không ưng ý
Có thể gửi ảnh qua các mạng truyền dữ liệu như E-mail, internet
Có thể chỉnh sửa, xử lý hình ảnh bằng những phần mềm hổ trợ hoặc những phần mềm chuyên dụng
Có thể chuyển đổi một ảnh màu thành ảnh đen trắng hoặc monochrome (đơnsắc)
Không sợ bụi hay vết trầy xước trên bức ảnh
Dễ dàng lưu trữ, phân loại (các filesảnh)
NGUYÊN TẮC CHỤP ẢNH
Chương II: Kỹ thuật chụp ảnh 35
Một số máy ảnh tích hợp sẵn đường lưới căn khung Bật lên bằng cách bấm nút DISPLAY hoặc DISP liên tục đến khi các đường này xuấ thiện Nếu không phải xem thêm ở sách hướng dẫn Đây là nguyên tắc cơ bản và nguyên thủy nhất của nhiếp ảnh, vốn bắt nguồn từ các họa sĩ của những năm 1797 Nguyên tắc này thực ra rất đơn giản, đó là chia cảnh thành 9 vùng bằng nhau với hai đường dọc, hai đường ngang (như hình trên) Sau đó người chụp chỉ việc đặt đối tượng chụp vào bất kỳ điểm giao nhau nào (4 điểm) Việc này nhằm tạo sự hợp lý về bố cục thay vì đặt cân đối trong khuôn hình
Chương II: Kỹ thuật chụp ảnh 36
Cảnh sẽ trở nên đẹp hơn nếu sử dụng kỹ thuật tạo khung cho ảnh Đôi khi một cảnh sẽ trở nên đẹp hơn nếu sử dụng kỹ thuật tạo khung cho ảnh Sử dụng các cành lá phía trên, dưới hoặc hai bên làm khung che bớt những cảnh xung quanh, cảnh ở giữa khung trông sẽ nổi bật hơn và sẽ thu hút được sự chú ý của người xem hơn
Cố gắng thử nhiều góc độ để tìm góc đạt phối cảnh ấn tượng nhất Đặt máy ảnh xuống đất rồi hất lên hoặc giơ thẳng máy lên trời sẽ tạo một cách nhìn thú vị hơn là để máy ngang tầm mắt như thông thường Sử dụng các đường nét để tạo cho ảnh có một độ sâu nhất định Ví dụ khi chụp một tòa nhà từ dưới chân hất lên, bức ảnh sẽ tạo nên một cảm giác tòa nhà này cao hơn bình thường Có thể dùng các đường nét để dẫn hướng người xem tới phần chính của đối tượng chụp Với những cảnh kiểu này, nên sử dụng tiêu cự rộng nhất có thể của máy để ảnh bao quát được nhiều đối tượng
Chương II: Kỹ thuật chụp ảnh 37
Để tạo nền ảnh đơn giản, hãy chọn mẫu có các đối tượng lặp lại và đưa chúng vào khung hình Nếu có ít đối tượng, bạn có thể phóng to để chiếm phần lớn khung hình và loại bỏ các đối tượng gây mất tập trung Ví dụ, trong bức ảnh trên, nhiếp ảnh gia đã phóng to bức tường chắn trước tòa nhà cao tầng với các lỗ gạch để tạo nên mẫu nền rất thú vị.
5 Các chế độ mặc cảnh cơ bản
Các chế độ mặc cảnh trên máy có thể giúp cải thiện chất lượng chụp ảnh nếu
Chương II: Kỹ thuật chụp ảnh 38 biết sử dụng đúng nơi đúng chỗ Dù tự động, nhưng các chế độ này vẫn cần thêm một chút điều chỉnh từ người chụp thì mới phát huy được hết tính năng
6 Chế độ chân dung (Portrait)
Hình 2.28 Chế độ chân dung Ảnh chụp bằng chế độ Portrait Một số người chụp thích để phía hậu cảnh mờ để nhấn mạnh hơn vào đối tượng Thông thường,chế độ nhận diện khuôn mặt sẽ tự động canh nét vào mặt người chụp và chọn độ mở thích hợp (độ mở lớn) để tạo một ảnh chân dung nổi hơn trên nền hậu cảnh
7 Chế độ phong cảnh (Landscape)
Chương II: Kỹ thuật chụp ảnh 39
Hình 2.29 Chế độ phong cảnh
Chụp bằng chế độ Landscape Chế độ phong cảnh khá hữu dụng cho việc chụp cảnh thông thường bởi ở chế độ này, tông màu lục và màu lam sẽ được kích lên để bức ảnh trông rực rỡ hơn Máy ảnh ở chế độ này cũng sẽ lựa chọn độ mở thích hợp sao cho toàn bộ khung cảnh đều được nét
8 Chế độ chụp bãi biển/tuyết (Snow/Beach)
Hình 2.30 Chế độ chụp bãi biển
Chương II: Kỹ thuật chụp ảnh 40
Khi chụp ở chế độ Tuyết/Bãi biển, máy ảnh sẽ tự động giảm độ phơi sáng để tránh tình trạng cháy sáng do độ sáng giữa tuyết hoặc nước biển chênh lệch so với cảnh vật xung quanh Nhờ đó, bức ảnh trông tối hơn một chút nhưng vẫn đảm bảo thể hiện rõ các chi tiết vùng sáng.
9 Chế độ chụp đêm (Nightmode)
Hình 2.31 Chế độ chụp đêm
Chụp bằng chế độ Night Mode Chế độ chụp đêm là dễ bị “bẫy” nhất Thông thường ở chế độ này thường bị rung, mờ Vấn đề chủ yếu do người dùng cầm máy không đủ chắc Nên nếu không có chân máy, cần đặt máy ở một mặt phẳng vững chắc để tránh rung tối đa chứ không nên cầm tay
Chương II: Kỹ thuật chụp ảnh 41
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG II
Câu 1: Anh chị hãy cho biết chế độ chụp ban đêm là gì?
Câu 2: Anh chị hãy cho biết những ưu điểm và nhược điểm của máy ảnh kỹ thuật số?
Câu 3: Vận dụng kiến thức đã học, anh chị hãy chụp vài bức ảnh ở chế độ chụp phong cảnh.
NGÔN NGỮ CHỤP ẢNH
ÁNH SÁNG TRONG CHỤP ẢNH
Ánh sáng tự nhiên có nguồn gốc từ mặt trời, đôi khi có thêm từ mặt trăng và các vì sao Trong đó, ánh sáng mặt trời có những đặc tính riêng biệt cần lưu ý, gồm hướng sáng (về phía buổi trưa hay buổi chiều) và độ tương phản sáng.
- Ánh sáng nhân tạo: Đèn và các nguồn sáng nhân tạo là các nguồn sáng nhỏ để gây sự tương phản cao Thông thường làm chủ đèn cần biết: vị trí đặt nguồn sáng, cường độ sáng, kích thước nguồn sáng, màu ánh sáng
2 Phân loại hướng chiếu sáng (hướng đi của ánh sáng)
Hướng chiếu sáng đóng vai trò quan trọng, khai thác và làm chủ nguồn sáng giúp tạo nên những bức ảnh ưng ý Trong nội dung này, chúng ta tập trung tìm hiểu về nguồn chiếu sáng tự nhiên (ánh sáng trời), tuy nhiên, những thông tin này vẫn đúng khi chiếu sáng đối tượng chụp bằng một nguồn sáng duy nhất.
Hướng xuôi sáng (thuận sáng) là khi nguồn sáng chiếu thắng vào đối tượng, các chi tiết bề mặt của đối tượng và bối cảnh sẽ hiển thị khá đầy đủ nhưng không gian ảnh thiếu chiều sâu, đối tượng chụp bị dẹt, không nổi khối
Khi nguồn sáng chiếu xiên thuận, đối tượng sẽ nổi khối vì có bên sáng, bên tối
Chương III: Ngôn ngữ chụp ảnh 43
Trường hợp này, nếu tính toán theo phần sáng thì phần tối bị mất chi tiết và ngược lại, tốt hơn hết là lấy trung gian giữa hai vùng sáng-tối Ánh sáng xiên sẽ tối nhất khi hướng nguồn sáng xiên 45 độ (sẽ với mặt cắt ngang của đối tượng), khi đó đối tượng sẽ được chiếu sáng 2/3 đối tượng khiến hình khối nổi khá đẹp
Khi nguồn sáng chiếu ngang, đối tượng sẽ nổi khối nhưng một nửa sáng, một nửa tối Hướng chiếu sáng này thường được vận dụng khi có chủ ý của người chụp
Khi hướng sáng xiên ngược, đối tượng đa phần là tối nhưng có viền sáng rất sinh động (từ chuyên môn gọi là ven sáng)
Khi hướng sáng phía đằng sau chiếu ngược lại đối tượng hoặc hậu cảnh sáng hơn nhiều so với chủ đề, gọi vắn tắt là ngược sáng Hướng sáng ngược sẽ làm đối tượng sẽ tối hoặc hiển thị thành bóng đen (silhouette) rất ấn tượng khi hậu cảnh là nền sáng Những máy ảnh có ống kính chất lượng tốt mới có thể khai thác tốt những trường hợp chụp ngược sáng
Chính là nguồn sáng chiếu trực tiếp vào mẫu (hướng 6h) Điểm mạnh của hướng sáng này là ảnh sẽ không có bóng đổ (như hướng xiên), giúp chủ thể hứng trọn ánh sáng tự nhiên, giúp từng chi tiết rõ ràng và nổi bật hơn Tuy nhiên, nhược điểm là sẽ khiến bức ảnh “gắt” hơn, dễ bị cháy sáng vì độ tương phản khá mạnh
Chương III: Ngôn ngữ chụp ảnh 44
2.3 Hướng xiên Ánh sáng xiên cực hữu ích khi muốn một bức ảnh có chiều sâu, tạo ra hiệu ứng đổ bóng, các vùng sáng, vùng tối rõ ràng Đây là hướng ánh sáng được ưa chuộng nhất vì sẽ tạo ra các mảng tương phản tự nhiên, từ đó làm chủ thể nổi bật các đường nét, góc cạnh hơn
2.4 Hướng ngược sáng Đôi khi cũng có thể phá vỡ nguyên tắc với một bức ảnh ngược sáng Cách chụp này giúp bức ảnh có chiều sâu và có cảm xúc hơn Ví dụ, đối với chụp ảnh chân dung, việc chụp ngược sáng giúp ánh sáng giúp đường viền xung quanh mẫu trở nên nổi và
Chương III: Ngôn ngữ chụp ảnh 45 sắc nét hơn
2.5 Hướng chụp từ dưới lên
Để tôn dáng cho những cô nàng có chiều cao khiêm tốn trong ảnh, chụp góc thấp là một kỹ thuật hiệu quả giúp kéo dài đôi chân Tuy nhiên, nếu ống kính đặt quá thấp sẽ dễ làm lộ khuyết điểm như cằm nhọn hay thân trên ngắn, mất cân đối với thân dưới Do đó, khi chụp góc thấp, các cô gái nên cân nhắc đặt ống kính ở mức vừa phải để có được những bức hình thon thả, thanh thoát mà không làm lộ khuyết điểm ngoại hình.
2.6 Hướng chụp từ trên xuống
Góc chụp này thích hợp với ảnh chân dung, để khắc phục khuyết điểm lộ “ cằm nọng” Hãy nâng máy lên từ từ để chọn góc và độ cao cũng nên vừa phải, đưa máy song song với mặt đất và chụp từ đỉnh đầu xuống Góc này phù hợp để chụp những nội dung cần chú ý vào nhiều ( như phụ kiện, đồ ăn,uống ) hoặc chụp tầm cao như khi chụp nền trời lúc đi máy bay
Hình 3.5 Hướng chụp từ trên xuống
Chương III: Ngôn ngữ chụp ảnh 46
BỐ CỤC ẢNH
Bố cục cân đối chia không gian ảnh làm hai phần tương đương nhau theo đường thắng đứng, đường nằm ngang, đường chéo hoặc đường cong Một bố cục cũng được xem là cân đối khi chủ thể được đặt vào giữa ảnh Bố cục cân đối tạo cho ảnh sự nghiêm trang, khẳng định hoặc cố ý tạo sự cân đối Bố cục này dễ làm ảnh trở nên đơn điệu, cứng nhắc, thiếu sinh động Đây là loại bố cục khó dùng, có thời gian bị coi là cấm kỵ Tuy thế, nếu áp dụng đúng tình huống mục đích có thể dễ gây ấn tượng Người ta thường dùng bổ cục cân đối trong các chủ đề về kiến trúc dinh thự, quãng trường, công trình kiến trúc tôn giáo, tượng đài, ảnh thờ tự, ảnh hồ sơ
1 Bố cục 1/3 Đây là một trong những kĩ thuật được sử dụng nhiều nhất, còn được biết đến là quy tắc điểm vàng Bức ảnh sẽ được chia làm 9 ô hình chữ nhật bằng nhau, 3 phần dọc ngang Bốn điểm giao nhau ở chính giữa trong bức ảnh là phần quan trọng nhất
Chương III: Ngôn ngữ chụp ảnh 47
Hình 3.7 Quy tắc 1/3 trong ảnh
Với quy tắc này, cần đặt các yếu tố/ đối tượng trọng tâm dọc theo các đường kẻ hoặc đặt tại 1 trong 4 điểm giao nhau của khung ảnh
Hiện nay, nhiều dòng máy ảnh và điện thoại thông minh có hiển thị chế độ lưới (live view), giúp thấy rõ các đường kẻ dọc ngang và điểm giao nhau để áp dụng bố cục 1/3
Chương III: Ngôn ngữ chụp ảnh 48
Hình 3.8 Quy tắc 1/3 chụp ngoài phố
Bố cục trung tâm rất đơn giản, cần đặt đối tượng vào chính giữa khung hình và bấm chụp Tuy nhiên, để chụp được bức hình đẹp với bố cục này không dễ, ta sẽ không biết di chuyển tầm mắt đến đâu khi chụp, cũng như người xem sẽ bị rối vì không biết nhìn ở đâu tiếp theo
Hình 3.9 Bố cục trung tâm
Chương III: Ngôn ngữ chụp ảnh 49 Ưu điểm của bố cục này là sẽ tập trung sự chú ý của người xem vào chủ thể chính, loại bỏ được sự chú ý vào những yếu tố không cần thiết Để hạn chế việc mắt người nhìn mất tập trung, hãy dùng hiệu ứng chụp bokeh ở nền chủ thể phụ bao quanh đối tượng chính, chắc chắn bức ảnh trông sẽ hút mắt và chuyên nghiệp hơn
Tương tự như bố cục trung tâm, vật thể chụp sẽ nằm chính giữa bức ảnh, nhưng cần thể hiện rõ sự đối xứng hai bên như thể hình ảnh nhìn qua gương
Hình 3.10 Bố cục đối xứng
Bố cục này tạo nên tổng thể bắt mắt, hài hoà và cân đối Cũng có thể chụp hình ảnh đối tượng ngả bóng xuống mặt hồ, nhìn qua kính… bởi sự đối xứng có thể diễn đạt nhiều cách, miễn tạo được sự cân bằng, chứ không nhất thiết hai bên phải giống nhau hoàn toàn
Chương III: Ngôn ngữ chụp ảnh 50
Hình 3.11 Bố cục đối xứng trên đường đi
Bố cục cơ bản cuối cùng mà những mới bắt đầu học về nhiếp ảnh cần nắm rõ là bố cục đường chéo Các bố trí này sẽ tạo cảm giác như vật thể trong ảnh đang chuyển động hoặc tạo chiều sâu với các đối tượng ở góc ảnh
Chương III: Ngôn ngữ chụp ảnh 51
Hình 3.12 Bố cục đường chéo
Chương III: Ngôn ngữ chụp ảnh 52
Có thể thay đổi góc máy hay nghiêng máy ảnh để tạo bố cục đường chéo như mong muốn thay vì đặt những góc máy thẳng, tĩnh như bố cục trung tâm
Trên đây chỉ là 4 bố cục phổ biến mà nhiều nhiếp ảnh gia thường sử dụng Nếu là người mới, hãy luyện tập các cách chụp này để nâng cao chất lượng ảnh Từ đó, bạn có thể dễ dàng khám phá và tìm ra những bố cục chụp ảnh nâng cao hơn.
NHỮNG QUY TẮC, ĐỊNH LUẬT CHỤP ẢNH
Quy tắc về bố cục được đặt ra giúp chúng ta định hình chính xác đối tượng, sắp xếp và bố trí các yếu tố khác nhau cho phù hợp Quy tắc này có thể áp dụng trong mọi tình huống mang đến những bức ảnh đẹp, cân đối và hài hòa, thu hút ánh nhìn của người xem Nếu là người mới bắt đầu tìm hiểu về nhiếp ảnh, nên nắm rõ những quy tắc cơ bản về bố cục để có thể sáng tạo những bức ảnh mang phong cách riêng
Quy tắc 1/3 chia ảnh thành 9 phần bằng nhau bằng 2 đường ngang và 2 đường dọc tưởng tượng Đối tượng nên nằm dọc theo các đường này hoặc tại giao điểm của chúng để tạo sự cân bằng và nổi bật Quy tắc này giúp làm nổi bật chủ thể trong không gian và thời gian, đem lại bức ảnh hoàn hảo.
Hình 3.13 Ảnh ngon đèn hải đăng ở quy tắc 1/3
Chương III: Ngôn ngữ chụp ảnh 53
2 Quy tắc cân bằng các yếu tố trong cảnh
Gần giống với quy tắc 1/3, quy tắc cân bằng mang đến sự hài hòa, cân đối cho bức ảnh Nếu như quy tắc 1/3 đặt đối tượng chính ở 1/3 khung hình, điều này có thể để lại khoảng trống cho bức ảnh thì quy tắc cân bằng sẽ cân đối lại bức ảnh bằng cách đưa một đối tượng khác có tầm quan trọng thấp hơn để lấp đầy không gian
Hình 3.14.Yếu tố cân bằng các yếu tố trong cảnh
Khi nhìn vào một bức ảnh, theo tự nhiên mắt sẽ nhìn theo các đường thẳng Như vậy, khi chụp ảnh, có thể đặt những đường thẳng trong bố cục của mình Những đường dẫn này sẽ hướng mắt người xem đến đối tượng Có nhiều loại đường khác nhau
- thẳng, chéo, cong, ngoằn ngoèo, xuyên tâm, tùy thuộc vào không gian và các loại đường mà sử dụng để nâng cao bố cục ảnh
Chương III: Ngôn ngữ chụp ảnh 54
Hình 3.15 Quy tắc đường dẫn
4 Quy tắc đối xứng Đây cũng là một trong những quy tắc được nhiều người áp dụng để có bức hình hoàn hảo Quy tắc này hướng đến sự hài hòa, giảm thiểu sự tương phản giữa kích thước, hình dạng và màu sắc để làm nổi bật đối tượng trung tâm Chụp ảnh theo quy tắc này, cần đứng chính giữa hay đối diện đối tượng, giữ máy ảnh song song với đối tượng và căn chính xác đối tượng trung tâm theo chiều dọc hoặc chiều ngang Ở quy tắc này, đôi khi sự phản chiếu của đối tượng chụp qua gương hay mặt nước chính là
Chương III: Ngôn ngữ chụp ảnh 55 một ví dụ điển hình của quy tắc đối xứng
Hình 3.16 Quy tắc đối xứng
5 Quy tắc đóng khung chủ thể
Sử dụng khung trong bức hình của là cách tốt nhất để tạo chiều sâu cho cảnh vật nhằm thu hút sự chú ý đến một khu vực hay đối tượng cụ thể trong ảnh Khung của bạn có thể là cây cầu, mái vòm và hàng rào hay cành cây, Đặt đối tượng vào trong khung hình sẽ làm nổi bật đối tượng, ẩn đi những cảnh vật không mong muốn, thu hút ánh nhìn trực tiếp vào chủ thể và tạo ra chiều sâu cho bức hình
Hình 3.17 Nguyên tắc không chủ thể
Chương III: Ngôn ngữ chụp ảnh 56
Tỷ lệ vàng (Golden Ratio) được sử dụng trong các bức hình có bố cục tương đối đơn giản để người xem tập trung vào đối tượng mà không bị chi phối bởi các yếu tố khác trong bức ảnh Tỷ lệ vàng bao gồm một đường xoắn ốc hướng mắt người xem đến đối tượng Tương tự như quy tắc 1/3, ở quy tắc này, đối tượng trung tâm sẽ nằm trong vòng tròn xoắn nhỏ nhất của xoắn ốc và các đối tượng nằm bên ngoài chính là phông nền
Tiền cảnh là những cảnh vật, chủ thể gần nhất, rõ nét nhất đối với người quan sát Chụp ảnh theo quy tắc tiền cảnh là cách tuyệt vời để tạo chiều sâu cho bức ảnh Những bức ảnh chụp thiên nhiên thường là ảnh 2D, nếu sử dụng yếu tố tiền cảnh trong lúc chụp sẽ tạo ra bức ảnh gần giống với ảnh 3D mang đến sự chân thực cho người xem
Kĩ thuật chụp ảnh này phù hợp với những ống kính góc rộng
Chương III: Ngôn ngữ chụp ảnh 57
Hình 3.19 Nguyên tắc tiền cảnh
Mắt của chúng ta luôn bị thu hút bởi những hình khối, đặc biệt là hình tam giác Mỗi cạnh của hình tam giác là một đường dẫn, hướng mắt người xem đến đối tượng Hình khối này khi kết hợp với các đường dẫn và các hình tam giác ẩn trong cảnh vật sẽ tạo nên sự kịch tính cho bức ảnh Nếu như ở quy tắc 1/3, đối tượng được đặt ở 1/3 khung hình thì ở quy tắc này, cần phải tính toán các đường dẫn, đường phân chia, điểm trọng tâm, sao cho làm nổi bật nên đối tượng bạn muốn hướng tới
Hình 3.20 Nguyên tắc tam giác
Chương III: Ngôn ngữ chụp ảnh 58
Trong nhiếp ảnh, quy tắc số lẻ được áp dụng phổ biến nhằm tạo nên bố cục hấp dẫn bằng cách sử dụng ba đối tượng, bao gồm một đối tượng chính và hai đối tượng phụ Việc bố trí các đối tượng thành một đường thẳng hoặc tam giác giúp nhấn mạnh đối tượng chính và tạo điểm nhấn tự nhiên cho bố cục Quy tắc này giúp bức ảnh dễ nhìn hơn so với quy tắc số chẵn, nơi người xem khó xác định đối tượng chính, gây nhàm chán.
Hình 3.21 Nguyên tắc số lẻ
Chương III: Ngôn ngữ chụp ảnh 59
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG III
Câu 1: Anh chị hãy cho biết những nguyên tắc trong chụp ảnh?
Câu 2: Anh chị hãy cho biết các bố cục trong ảnh là gì?
Câu 3: Anh chị hãy cho biết ánh sáng trong chụp ảnh là gì?
CÁC THỂ LOẠI ẢNH
ẢNH PHONG CẢNH, CẬN CẢNH
Nhiếp ảnh phong cảnh: là ghi lại một thiên nhiên mà con người trong ảnh (nếu có) không chiếm một vị trí quá lớn Ảnh phong cảnh bao giờ cũng mang một ý đồ nghệ thuật, một nội dung tư tưởng rõ ràng Thành công của một bức ảnh phong cảnh ngoài nội dung tư tưởng, ảnh phải mang được cái hồn của đất nước, địa danh, hoặc xứ sở nào đó Đó là dấu ấn chủ quan hay là cái riêng của nhà nhiếp ảnh; đồng thời ảnh phải mang giá trị thẩm mỹ cao qua bố cục, đường nét, ánh sáng
Hình 4.1 Hòn thiên - ninh thuận
Có thể dùng nhiều tiêu cự khác nhau của ống kính đế chụp phong cảnh tùy theo không gian ta muốn chọn lọc như không gian cực rộng hay không gian rộng Thông thường, các nhà nhiếp ảnh có khuynh hướng dùng ống kính góc rộng hơn Tuy thế khi muốn “với” đến cảnh ở xa thì ống kính tê-lê là rất cần thiết
Chương IV: Các thể loại ảnh 61
Nên đóng khẩu độ nhỏ (11, 16, 22, 32 ) để ảnh có độ nét sâu thật tốt Nên đặt máy trên chân máy Tripod, dây bấm mềm hoặc remote vì khi đó tốc độ màn trập có thể thấp khiến rung máy và ảnh bị mờ nhòe
Ngoài ra, có thể sử dụng thêm kính lọc phân cực (Polarizing filter) trời, mây, nước sẽ đẹp hơn Nếu chụp đen trắng có thể sử dụng kèm theo các kính lọc vàng, cam, đỏ, xanh
Chương IV: Các thể loại ảnh 62
Chụp ảnh phong cảnh nên lưu ý đường chân trời Nếu mây trời đẹp, nên đặt đường chân trời vào đường mạnh nằm ngang 1/3 bên dưới, nếu muốn lấy phần nước hay đất nhiều hơn nên đặt đường chân trời vào đường mạnh nằm ngang 1/3 phía bên trên
Trong điều kiện cho phép, nên khai thác vùng tựa của bố cục để tạo những tiền cảnh hoặc để “gói” không gian thừa Qua khung ngắm nên chủ động giới hạn không gian định ghi hình, chọn lọc những nét đẹp của bối cảnh và loại trừ những chi tiết rườm thừa, lưu ý cảnh quan để định các lớp không gian từ gần đến xa, đó là tiền cảnh, trung cảnh, hậu cảnh
Hình 4.4 Đồi cát Tuy Phong
Hình 4.5 Chiều La Ngà – Sương sớm Bảo Lộc
Chương IV: Ngôn ngữ chụp ảnh 63
Chế độ chụp cận cảnh hay còn gọi là chụp ảnh macro cho phép chụp vật thể nhỏ ở khoảng cách rất gần Ảnh macro có tỷ lệ từ 1:2 đến 10:1 (lớn hơn đối tượng 10 lần), thậm chí có thể lên tới 20:1.
Hình 4.6 Ảnh sương trên chiếc lá
Chế độ chụp macro luôn gây hứng thú cho người dùng bởi nó mang lại những góc nhìn hoàn toàn mới lạ về các đối tượng thân thuộc như hoa, cỏ, mầm cây, con trùng nhỏ,
Những yếu tố cần quan tâm khi chụp macro Đối tượng chụp
Trong nghệ thuật chụp macro, có rất nhiều chủ đề để lựa chọn, ví dụ như: Thiên nhiên, nữ trang, chất liệu, bộ phận cơ khí, bộ phận điện tử, hay các bộ phận của con người,…
Chương IV: Ngôn ngữ chụp ảnh 64
Để chụp ảnh macro, đối tượng ảnh phải chiếm tối thiểu 75% khung hình, nhằm tập trung sự chú ý của người xem vào một vật tưởng chừng bình thường trong tự nhiên Yếu tố quan trọng nhất khi chọn thiết bị là ống kính macro, có tỷ lệ phóng đại đạt chuẩn là 1:1, tức là kích thước ảnh của đối tượng trên cảm biến bằng kích thước thực của đối tượng.
Chương IV: Ngôn ngữ chụp ảnh 65
Hình 4.8 Lens phù hợp cho chụp cận cảnh
Cụ thể, lens có tiêu cự tầm 50 – 65mm có thể chụp chất liệu vải, len, nữ trang hay các bộ phận nhỏ cơ khí, điện tử Nhưng nếu lens có tiêu cự 85 – 180mm thì đây là lens tuyệt vời để bạn chụp hoa và côn trùng
Khi chụp cận cảnh với macro, bạn nên đầu tư cho mình một chân máy (tripod) để tránh tình trạng bị out nét do run tay Đối với nghệ thuật chụp macro, chỉ cần một hơi thở nhẹ hoặc một chút run máy cũng có thể làm đánh mất tấm hình đẹp
Hình 4.9 Độ sâu trường ảnh (DOF)
Một bức ảnh đẹp luôn phải có tiêu chí là ảnh rõ ràng và sắc nét Tiêu chí dành cho ảnh macro và cũng để phân biệt với loại ảnh khác là ngoài có hai yếu tố trên còn
Chương IV: Ngôn ngữ chụp ảnh 66 có tiêu chí khác đó là độ sâu trường ảnh (DOF) Để tăng DOF bạn cần để khẩu độ càng nhỏ càng tốt và tự lấy nét bằng tay – kỹ thuật dùng để tăng độ sắc nét nơi vùng đối tượng
Hình 4.10 Hình con ruồi được chụp cận cảnh
Hãy cố gắng học cách kiểm soát tốc độ bấm máy của bản thân vì chủ thể chụp không phải lúc nào cũng ở dạng tĩnh Đặc biệt là khi chụp đối tượng côn trùng – chủ thể khó nắm bắt
Nếu chủ thể đang ở trạng thái động, nên bấm máy thật nhanh để bắt được tư thế, góc ảnh đẹp lí tưởng
ẢNH CHÂN DUNG
Nhiếp ảnh chân dung hoặc ảnh chân dung là ảnh chụp của một người hoặc một nhóm người Qua bức ảnh, thể hiện được biểu cảm, cá tính và tâm trạng của đối tượng Giống với tranh vẽ chân dung, trọng tâm của các bức ảnh chân dung thường là khuôn mặt, cũng có thể thêm một phần cơ thể hoặc nền và bối cảnh, nhưng chỉ là phần phụ giúp thể hiện rõ nét đối tượng hơn
Chương IV: Ngôn ngữ chụp ảnh 67
Hình 4.11 Cận cảnh khuôn mặt cô gái
Chụp chân dung là thể loại nhiếp ảnh tập trung vào việc ghi lại biểu cảm, tính cách và cảm xúc của đối tượng thông qua hình ảnh khuôn mặt Giống như các loại nhiếp ảnh khác, ảnh chân dung thường tập trung vào khuôn mặt, mặc dù có thể bao gồm cả cơ thể và bối cảnh xung quanh.
Chân dung truyền thống hay cổ điển sẽ gợi nhớ đến hình ảnh mà khuôn mặt là yếu tố chiếm ưu thế Ảnh chân dung sử dụng để lột tả hình ảnh đặc trưng của một cá nhân Chủ thể thường được bố trí nhìn chính diện vào máy ảnh Như với tên gọi là
“chụp cận cảnh gương mặt”, hai phần ba hoặc toàn bộ gương mặt đều có thể được sử dụng Những bức ảnh Headshot luôn gây được ấn tượng rất mạnh cho người xem Tay
Chương IV: Ngôn ngữ chụp ảnh 68 nghề của một người thợ cũng được thể hiện rất nhiều qua những bức ảnh cận cảnh mà họ chụp Tuy nhiên, để có được một bức ảnh đẹp chụp cận cảnh khuôn mặt lại không phải là điều dễ dàng và rất nhiều người đã phải mất nhiều năm kinh nghiệm mới có thể làm được điều đó
Hình 4.12 Chân dung em bé
Hình 4.13 Công nhân làm việc trong công xưởng Ảnh phối hợp hậu cảnh gợi tới một bức ảnh mà đối tượng được khắc họa trong
Chương IV: Ngôn ngữ chụp ảnh 69 cuộc sống của đối tượng
Hình 4.14.Công nhân làm việc trong xưởng
Lấy ví dụ, một công nhân được chụp ảnh tại công trường, giáo viên trong phòng học, một nhà điêu khắc trong phòng làm việc, Bối cảnh xung quanh dùng để
“kể chuyện” về đối tượng cho người xem và làm rõ nét tính cách của đối tượng
Hình 4.15 Người bán hàng đang trong tiệm Đối tượng và góc độ chụp, bố trí nền đều có thể thay đổi tùy theo nhiếp ảnh
Chương IV: Ngôn ngữ chụp ảnh 70 gia
Hình 4.16 Cô giáo trong phòng học
ẢNH PHÓNG SỰ
Ảnh phóng sự là tập hợp từ 3 ảnh trở lên, mang tính chuyên sâu và thể hiện một chủ đề nhất định Mỗi bức ảnh trong ảnh phóng sự có vai trò làm rõ một khía cạnh khác nhau của chủ đề, nhằm truyền tải đến người xem nhiều thông tin hơn về nội dung đó.
Phóng sự ảnh là một thể loại rõ ràng sinh động của báo chí, nó tạo cho người xem hình dung được sự kiện xảy ra Người làm phóng sự trước hết phải là người chứng kiến hoặc tham gia trực tiếp vào sự kiện đó và thay mặt cho sự kiện đó kể với người xem một cách chọn lọc những điểu mình chứng kiến Phóng sự ảnh không đòi hỏi khái quát vấn đề, nhưng cần trình bày mạch lạc các bước phát triển theo trình tự xảy ra trong thực tế Nói một cách rõ ràng nó là biên bản ghi chép có chọn lọc làm nổi bật nội dung cơ bản Những sự kiện xảy ra có cái chính, cái phụ, người làm phóng sự cần phải chọn cho được cái chính và cái phụ, tức là nắm bắt được cốt lõi của sự kiện để lột tả bộ mặt thật của vấn đề Vì thế người làm phóng sự không chỉ là người ghi chép những gì sự kiện xảy ra, mà trong đó chắt lọc lấy những nét điển hình làm nổi bật vấn đề mà người làm phóng sự quan tâm Một bộ ảnh phóng sự ảnh không thiếu mà không trùng ảnh
Chương IV: Ngôn ngữ chụp ảnh 71
Trong cuộc sống thực tế sinh động hôm nay đòi hỏi người làm phóng sự cần phải có những yêu cầu sau:
Không có sự kiện không thể có phóng sự, nhưng không phải bất cứ sự kiện nào cũng làm được phóng sự Phóng sự ảnh sinh ra từ sự kiện mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, những vấn đề hấp dẫn mà xã hội quan tâm Ảnh phóng sự mang đến cho người xem hiểu một cách tường tận sâu sắc bản chất sự kiện để có nhận thức đúng
Trong “dòng thác” sự kiện, phóng sự ảnh làm nổi bật và sâu sắc hơn những vấn đề mới mà xã hội đang quan tâm, tức là nhà nhiếp ảnh phải phát hiện những vấn đề cốt lõi điển hình của sự kiện Trong phóng sự ảnh có sự đánh giá của phóng viên đối với những gì mà mình nhìn thấy Muốn làm một phóng sự ảnh trước hết: phải xác định đề tài, xác định vấn đề cốt lõi, bản chất sự kiện sẽ xuất hiện ở đâu, vào lúc nào và tại sao
1 Đặc điểm của phóng sự ảnh
Phóng sự ảnh một tác phẩm báo chí độc lập, một loại hình báo chí với các bức ảnh tương đồng về mỹ thuật, số lượng các bức ảnh thường dao động từ 6 đến 10 ảnh
Mật độ ảnh bộ ít hơn ảnh đơn do tác nghiệp khó khăn hơn và yêu cầu cao ở phóng viên ảnh Họ phải trực tiếp tham gia sự kiện, chứng kiến diễn biến để tạo nên hình ảnh trở thành ngôn ngữ truyền tải thông tin, khác với phóng viên viết có thể viết lại sự kiện dù không hiện diện trực tiếp.
Việc sử dụng hình ảnh bộ trong báo in bị hạn chế do chi phí in ấn cao như tốn giấy, mực và thời gian, cũng như việc in ảnh chất lượng cao để đảm bảo tính thẩm mỹ Trên báo điện tử, dù dung lượng ảnh lớn hơn văn bản, số lượng ảnh bộ vẫn ít hơn ảnh đơn do đa số bài báo chỉ cần một đến hai ảnh Ngôn ngữ hình ảnh trực diện, nhanh chóng, giàu cảm xúc nhưng chưa thể thay thế hoàn toàn ngôn ngữ văn tự.
Chương IV: Ngôn ngữ chụp ảnh 72 và truyền tải thông tin Những thông tin trong quá khứ và khả năng gợi trí tưởng tượng là những yếu tố mà ngôn ngữ văn tự thực hiện tốt hơn ngôn ngữ hình ảnh
Tại Việt Nam, hoà cùng sự phát triển của truyền thông thị giác trên toàn cầu, nhu cầu về báo ảnh cũng phát triển hơn Một số báo điện tử đã chú trọng đầu tư không gian cho phóng sự ảnh như Zing, Vnexpress Giadinhmoi, Báo in dù suy giảm phát hành nhưng một số tờ vẫn tổ chức đăng tải phóng sự ảnh như Tuổi trẻ, Hồ sơ Sự kiện trong đó có báo Lao Động vẫn duy trì phóng sự ảnh trong 4 năm qua với chuyên mục
4 nội dung hình ảnh cho phóng sự ảnh Để hoàn thành một tác phẩm ảnh báo chí được cơ quan báo chí chấp nhận duyệt đăng tải, phỏng viên ảnh thường phải trải qua 5 bước cơ bản, bao gồm: Tư duy đề tài, Tiếp cận nhận vật, Tác nghiệp, Biên tập, Phản hồi Quy trình để hoàn thành một phóng sự ảnh giống phóng sự viết, nhưng sẽ khác ở phần tác nghiệp với máy ảnh là công cụ chính với ít nhất bốn nội dung hình ảnh để cung cấp bức tranh thông tin đầy đủ cho độc giả, bao gồm: Toàn cảnh, chân dung, hoạt động, chi tiết
Toàn cảnh: nội dung này đưa độc giả đến với khu vực diễn ra câu chuyện và có cái nhìn tổng quan về mặt hình ảnh Đây cũng là cách thức phổ biến khi mở bài
Trong hình 4.17, toàn cảnh căn phòng rộng 20m2 được ghi lại với sự hiện diện của hơn 50 người, bao gồm cả người thân và các bệnh nhân nhỏ tuổi đang điều trị căn bệnh tan máu bẩm sinh tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, ghi lại vào tháng 5 năm 2015.
Chân dung: Con người luôn là nhân vật trung tâm của hầu hết các sự kiện, là nguyên nhân của hiện tượng và cũng chịu ảnh hưởng của sự việc Báo chí nói chung không thể tách rời con người Những bức ảnh chân dung phản ánh đối tượng chính của
Chương IV: Ngôn ngữ chụp ảnh 73 đề tài
Hoạt động: Sự tương tác lẫn nhau giữa con người hoặc giữa con người với các sự vật xung quanh thường xuyên là nội dung chính Đây chính là điểm nhấn của nhiếp ảnh báo chí: "động từ" Để ghi được động từ, phóng viên ảnh cần chú trọng nắm bắt khoảnh khắc, yếu tố làm nên sức mạnh cho nhiếp ảnh nói chung và ảnh báo chí nói riêng Các bức ảnh là lát cắt của sự kiện, chụp được lát cắt có giá trị luôn là điều nhiếp ảnh gia hướng đến Hơn nữa, đây cũng là giá trị của phóng viên ảnh Sự phát triển công nghệ khiến nhiếp ảnh đã đến được với số đông Chụp ảnh không còn là đặc ân của những người có máy ảnh chuyên nghiệp, gần như ai cũng có thể chụp ảnh, quay phim với chiếc điện thoại thời nay Tuy nhiên, để bắt chính xác khoảnh khắc lại là chuyện khác Đó là sự kết hợp của quá trình chuẩn bị, sự hiểu biết, khả năng tập trung và cuối cùng là may mắn
Chi tiết: Những điểm nhấn luôn mang lại thông tin cần thiết và quan trọng hơn, có thể tạo về cảm xúc Đó phải là những chi tiết tiêu biểu, thậm chí khác thường
Hình 4.18 Những ngón chân bị biến dạng của nữ diễn viên Ballet
3 Xu hướng phát triển của Phóng sự Ảnh
XỬ LÝ ẢNH, TẠO HIỆU ỨNG ĐẶC BIỆT
KỸ THUẬT CHUYỂN ẢNH MÀU SANG ĐEN TRẮNG
Cách 1: Dùng chức năng Black & White
Bước 1: Mở hình ảnh trên Photoshop rồi nhấn tổ hợp phím Ctrl + J để nhân đôi layer ảnh lên
Bước 2: Tiếp tục nhấn vào phần Image ở thanh công cụ trên cùng giao diện và chọn Adjustments Hiển thị danh sách bên cạnh nhấn vào phần Black & White
Chương IV: Ngôn ngữ chụp ảnh 77
Lúc đó sẽ hiển thị giao diện bảng chỉnh màu đã được thiết lập mặc định Nếu có chút kỹ năng xử lý hình ảnh thì có thể chỉnh sửa màu sắc tại giao diện này, nếu không có thể bỏ qua và nhấn ok
Chương IV: Ngôn ngữ chụp ảnh 78
Kết quả hình ảnh đen trắng sẽ được tạo như hình dưới đây
Cách 2: Sử dụng chức năng Desaturate
Tại giao diện chỉnh sửa nhấn vào Image > Adjustments > Desaturate
Chương V: Xử lý ảnh, tạo hiệu ứng đặc biệt 79
CÁC HIỆU ỨNG, BỘ LỌC
Các hiệu ứng cho Layer trong Photoshop
Drop shadow: Tạo ra một cái bóng đắng sau nội dung Layer
Inner shadow: Tạo ra một cái bóng đổ vào trong nội dung Layer
Outer Glow: Tạo ra một ánh sáng tỏa vào bên trong nội dung Layer Có thể không thể xa như Drop shadow
Inner Glow: Tạo ra một ánh sáng tỏa vào bên trong nội dung Layer Một lân nữa, không thể xa như Drop shadow
Chương V: Xử lý ảnh, tạo hiệu ứng đặc biệt 80
Bevel and Emboss: Được sử dụng để tao điểm nhấn và bóng hiệu ứng độc đáo trên một Layer
Satin: Cung cấp cho các Layer hiệu ứng bóng như nước hoặc Plastic
Color Overlay: Đổ màu cho Layer với 1 màu duy nhất
Gradient Ovelay: Đổ màu cho Layer với Gradient
Pattern overlay: Tạo chất liệu cho Layer
Stroke: Tạo ra đường viền cho Layer Có thể sử dụng một màu sắc, Gradient, hoặc chất liệu
Hình 5.6 Các hiệu ứng trong Layer style
Box Blur: Box Blur là một dạng làm nhòe ảnh dựa theo giá trị màu trung bình của các pixel xung quanh, rất hữu ích cho việc tạo ra các hiệu ứng đặc biệt Có thể hiệu chỉnh độ nhòe bằng cách tăng giảm kích thước vùng màu trung bình của các pixel
Gaussian Blur: Nhanh chóng làm nhòe vùng chọn theo mức độ có thể điều chỉnh Giá trị Radius càng cao thì mức độ nhòe càng mạnh Box Blur và Gaussian Blur nhìn qua rất khó phân biệt nhưng tăng mức độ Blur từ từ: Box Blur làm mờ hình ảnh từ
Chương V: Xử lý ảnh, tạo hiệu ứng đặc biệt 81 các biên màu, còn Gaussian Blur thì làm mờ theo kiểu đồng dạng hóa các màu sắc cạnh nhau
Lens Blur: Lens Blur bổ xung độ nhòe vào hình ảnh để tạo ra hiệu ứng cho một vùng có chiều sâu hẹp hơn, vì thế một vài đối tượng trên hình ảnh thì tập trung, còn các vùng khác thì nhòe xung quanh Lệnh này giống như ứng dụng lấy nét của máy ảnh kỹ thuật số hoặc camera của smart phone
Motion Blur: Làm nhòe theo hướng cụ thể từ -360 độ đến +360 độ và cường độ xác định từ 1 – 999 Hiệu ứng của bộ lọc này như chụp ảnh đối tượng đang chuyển động
Radial Blur: Đây là một hiệu ứng rất mạnh Làm nhòe một cách đa dạng và phong phú hơn theo hướng nan hoa, tỏa tia
Shape Blur: Hiệu ứng Shape Blur cho phép làm nhòe theo một hình shape được chỉ định
Shape này chỉ áp lên từng pixel nên dù chọn blur theo hình nào thì sự khác biệt đều không rõ ràng để thấy
Smart Blur: Làm nhòe chính xác hình ảnh Làm nhiệm vụ tinh lọc các mảng màu Nó chuyển hóa hình ảnh về dạng đơn giản của các pixel màu, nói ngắn gọn là đơn sắc hóa các mảng hình ảnh, biến hình chụp sau khi chuyển có dạng như tranh vẽ màu nước
Surface Blur: Hiệu ứng Surface Blur cho phép làm nhòe, tạo bề mặt mịn, trơn nhẵn, gỡ bỏ các hạt chấm chấm mà vẫn bảo toàn chi tiết các cạnh
Displace: Biến dạng hình ảnh bằng một ảnh PSD
Pinch: Amount (độ xoáy): là số dương thì thóp lại từ tâm, là số âm thì phình ra từ tâm
Polar Coordinates: Chuyển vùng chọn từ tọa độ vuông góc sang tọa độ cực và ngược lại
Ripple: Tạo hiệu ứng gợn sóng lăn tăn trên vùng chọn hoặc toàn hình ảnh Shear: Làm biến dạng hình ảnh dọc theo đường cong
Spherize: Biến dạng hình ảnh theo khối cầu, phạm vi tỏa ra từ tâm đến cạnh biên của toàn vùng chọn/ hình ảnh, không giống như lệnh Pinch – chỉ tác động 1 vùng nhỏ tính từ tâm tỏa ra
Twirl: Xoáy hình ảnh mạnh dần về phía tâm Hiệu ứng này giúp tạo ra những background độc đáo
Chương V: Xử lý ảnh, tạo hiệu ứng đặc biệt 82
Wave: Tạo gợn sóng mạnh
- Noise: Là một nhóm các bộ lọc có chức năng chính là điều chỉnh các pixel trên hình ảnh bị hạt, tạo hạt hoặc khử hạt
Add Noise: Bộ lọc Add Noise có chức năng tạo hạt cho hình ảnh, làm hình ảnh trông như tranh cát hoặc giả lập độ mịn, độ nét…
Despeckle: Bộ lọc Despeckle phát hiện phần bị hạt giữa các mảng khác màu giao nhau và làm mờ nó đi để giảm nhiễu hạt, nhưng vẫn giữa lại độ nét trung bình cho các chi tiết của tổng thể Do Despeckle không có bất cứ tùy chọn gì nên nó vô tình “bào nhẵn” luôn cả nền và viền của chi tiết (dù không nhiều)
Dust & Scratches: lọc giảm nhiễu hạt trực quan bằng cách thay đổi các điểm ảnh liền kề nhau bằng các điểm màu chiếm đa số trong mảng đó
Median: Bộ lọc Median gom các điểm ảnh có độ sáng và màu sắc tương đồng nhau thành từng mảng đồng nhất, giúp loại bỏ hoặc làm giảm sự xuất hiện của các điểm ảnh bị nhiễu hoặc những đốm màu không mong muốn
Reduce Noise: Bộ lọc này hỗ trợ giảm nhiễu hạt màu sắc và nhiễu hạt độ sáng, với hệ thống điều chỉnh 2 tầng: Basic và Advanced
Color Halftone: đưa ảnh về dạng pixel dạng tròn
Crystalize: Bộ lọc này phân mảnh hình ảnh thành những pixel có dạng đa giác (ngẫu nhiên) xếp khít (sát cạnh) nhau
Facet: Trên lý thuyết, bộ lọc Facet tạo một lớp như các khối màu đặc Bạn có thể sử dụng bộ lọc này để làm một hình ảnh trông như quét sơn bằng tay hoặc một bức tranh trừu tượng Hãy đưa hình ảnh về độ phân giải thấp và thử dùng bộ lọc này bạn sẽ thấy kết quả
Fragment: Hình ảnh sau khi áp bộ lọc Fragment thì trông hơi mờ đục và tinh mịn, mục đích triệt tiêu độ sắc cạnh của các pixel
Mezzotint: Đưa mỗi pixel về màu cơ bản theo dạng Dot, Line, Stroke
Mosaic: phân mảng hình ảnh thành những hình vuông đơn sắc
Pointillize: Tương tự như cách hoạt động cua các bộ lọc trên, bộ lọc Pointillize phân mảng hình ảnh thành các điểm ngẫu nhiên, bắt dính cũng ngẫu nhiên tạo cảm giác như các điểm màu đang trôi nổi trên trang làm việc
Clouds: Tạo mây bằng cách dùng các giá trị ngẫu nhiên biến đổi giữa màu foreground và background
Chương V: Xử lý ảnh, tạo hiệu ứng đặc biệt 83
Difference Clouds: Vẫn là hiệu ứng Clouds trên nhưng kết hợp với chế độ hòa trộn Difference Cũng không có thêm tùy chọn nào, kết quả cũng ngẫu nhiên, vì là Difference nên màu sắc kết quả có xu hướng sậm màu hơn so với màu foreground và background
Fibers: Lệnh Fibers kết hợp màu foreground và background để giả lập các dạng chất liệu sợi, bố,…được kết thành từng thớ liên tục
Lens Flare: Giả lập hiện tượng khúc xạ ánh sáng, cực sáng thẳng vào camera
> còn gọi là hiện tượng ngược sáng
Lighting Effects: Bộ lọc Lighting Effects cho phép bạn hiệu chỉnh kiểu chiếu sáng, loại nguồn sáng, thuộc tính chiếu sáng và kênh chứa mẫu kết cấu
Sharpen: Làm sắc nét hình ảnh cơ bản, chế độ tự động, áp dụng chung cho cả hình ảnh, không có chọn lọc và cũng không cung cấp bất cứ tùy chọn nào
Sharpen Edges: Tương tự như Sharpen, nhưng tập trung nhiều vào nét viền, đường biên đối tượng trong ảnh, cũng tự động và không có tùy chọn nào khác
Sharpen More: Mỗi lần áp dụng là mỗi lần tăng Sharpen lên 1 bậc
Smart Sharpen: Bộ lọc làm sắc thông minh này có 2 chế độ: Basic (cơ bản) và Advanced (chuyên sâu)
Amount: mức độ làm sắc cạnh Các pixel mang màu sắc trung gian được tạo ra nên nếu Amount càng lớn thì các pixel càng dày đặc, sự khác biệt so với ảnh gốc càng rõ ràng
Radius: Độ xoay hay vát sắc cạnh của pixel Thông số này tốt nhất đừng vượt quá 5px
Remove: Giúp loại bỏ các yếu tố gây nhiễu như: Gaussian Blur, Lens Blur, Motion Blur (chỉ có Motion Blur là áp dụng được độ Angle bên dưới nó)
More Accurate: Độ sắc cạnh được chính xác hơn, đồng nghĩa sẽ bị răng cưa nhiều hơn
Thẻ Sharpen (làm sắc nét): Giống như chế độ Basic
Thẻ Shadow (áp dụng cho vùng tối màu) và Highlight (áp dụng cho phần sáng màu)
Fade Amount: độ “phai” của mảng màu sáng/ tối Các pixel trung gian mang màu sát với tông sáng/ tối chủ đạo hơn, nên dù có tăng thông số này lên thì cũng thay
Chương V: Xử lý ảnh, tạo hiệu ứng đặc biệt 84 đổi không nhiều, nhưng hình ảnh trông sẽ mượt hơn, không quá gắt như Amount của Basic
Tonal Width: Độ trải của màu sáng/ tối chủ đạo
Radius: Độ chênh lệch giữa các mảng pixel
KỸ THUẬT TÁCH, THAY NỀN, GHÉP MÂY CHO MẪU
Bước 1: Đầu tiên cần thêm Stock ảnh vào ứng dụng Photoshop
Nhấn File => Open (hoặc tổ hợp phím Ctrl + O) và tìm đến file ảnh
Chương V: Xử lý ảnh, tạo hiệu ứng đặc biệt 86
Bước 2: Sau đó mở Folder chứa đám mây, và kéo thả vào giao diện Photoshop
Hình 5.8 Kéo thả hình đám mây
Chương V: Xử lý ảnh, tạo hiệu ứng đặc biệt 87
Bước 3: Tiếp đó hãy căn chỉnh vị trí của đám mây cho phù hợp => và nhấn Enter
Bước 4: Click chuột phải vào Layer đám mây => rồi chọn Blending Options… như hình bên dưới
Chương V: Xử lý ảnh, tạo hiệu ứng đặc biệt 88
Bước 5: Tại hộp thoại Layer Style, tăng thông số Underlying Layer ở mức hợp lý => và click OK để loại bỏ vùng đám mây nhám lên hoạt cảnh bức hình
Hình 5.11 Tăng thông số hợp lý
Bước 6: Tiếp theo, click chèn một Layer Mark lên Layer đám mây (1), và chọn công cụ Brush (2) Đặt Set foreground color màu đen (3)
Hình 5.12 Tạo thêm 1 layer mask
Chương V: Xử lý ảnh, tạo hiệu ứng đặc biệt 89
Bước 7: Sau đó chọn nét cọ mềm, và giảm Hardness về bằng 0
Nhấn tổ hợp phím Ctrl + L để mở hộp thoại Levels Tại đây, sử dụng thanh trượt Output Levels để điều chỉnh mức độ sáng tối của đám mây, làm giảm độ gắt để hài hòa với tông màu tổng thể của hình ảnh.
Hình 5.13 Mở hộp thoại level
Chương V: Xử lý ảnh, tạo hiệu ứng đặc biệt 90
Bước 9: Cuối cùng nhấn vào File => và chọn Save As để lưu lại hình ảnh
KỸ THUẬT XỬ LÝ DA, ĐIỀU CHỈNH HÌNH ẢNH
Bước 1: Mở bức ảnh cần chỉnh sửa bằng cách chọn File -> Open hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + O và tìm đến bức ảnh cần chỉnh sửa
Chương V: Xử lý ảnh, tạo hiệu ứng đặc biệt 91
Hình 5.16 Chọn ảnh cần chỉnh sửa
Bước 2: Nhấp chuột phải vào layer Background chọn Duplicate Layer để nhân đôi lớp Background lên (có thể nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl + J)
Bước 3: Sau đó sử dụng công cụ Quick Mask (Q) và dùng cọ Brush (B) để tạo vùng chọn mặt
Bước 4: Sau khi chọn ta sử dụng Brush Tool tô lên vùng da để tạo vùng chọn Bước 5: Chọn trở lại Quick Mask hoặc nhấn phím Q để hiển thị vùng chọn Nhấn tổ hợp phím Shift + F7 hoặc Ctrl + Shift + I để đảo ngược vùng chọn
Chương V: Xử lý ảnh, tạo hiệu ứng đặc biệt 92
Bước 6: Nhấn Ctrl +C để copy vùng da và Ctrl + V để paste
Bước 7: Tiếp theo chọn Filter -> Blur -> Surface Blur
Bước 8: Thiết lập các thông số: Để tạo độ chân thực cho bức ảnh giảm Opacity xuống khoảng 70%
Nếu phát hiện một số vùng trên khuôn mặt chưa được mịn màng, bạn hãy tạo một lớp mới bằng cách nhấp vào biểu tượng "Create New Layer" ở dưới cùng của bảng "Layers" Sau đó, chọn công cụ "Healing Brush Tool" (J).
Bước 9: Nhấn Alt kết hợp click chuột để lấy mẫu và xóa vùng mụn Lưu ý phóng to hình ảnh lên để dễ dàng quan sát và chỉnh sửa hơn
Chương V: Xử lý ảnh, tạo hiệu ứng đặc biệt 93
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG V
Câu 1: Anh chị hãy cho biết cách chuyển ảnh màu sang đen trắng và thực hiện thao tác trên ảnh đã chụp?
Câu 2: Anh chị hãy cho biết có bao nhiêu bộ lọc trong photoshop và thực hiện
1 bộ lọc trên ảnh đã chụp?
Câu 3: Anh chị cho biết cách tách ghép nền và thực hiện ghép một nền khác vào ảnh đã chụp?