1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cập nhật quy định mới của pháp luật về cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

6 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tham luận/ Bài viết "Cập nhật quy định mới của pháp luật về cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh"

Trang 1

NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA PHÁP LUẬT VỀ CƠ QUAN CHUYÊN MÔN

THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH

Th.s Hà Thành Đê – Khoa Nhà nuước và pháp luật

Ngày 04/4/2014 Chính phủ đã ban hành Nghị định 24/2014/NĐ-CP quyđịnh tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương Theo đó Nghị định đã quy đinh việc tổ chức các cơquan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh phải theo hướng phải bảo đảm thực hiệnđầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của UBND cấp tỉnh và sự thốngnhất, thông suốt, quản lý ngành, lĩnh vực công tác từ Trung ương đến cơ sở; tinhgọn, hợp lý, hiệu lực, hiệu quả, tổ chức sở quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; khôngnhất thiết ở Trung ương có bộ, cơ quan ngang bộ thì cấp tỉnh có tổ chức tương ứng

Đồng thời, phải đảm bảo phù hợp với điều kiện tự nhiên, dân số, tình hìnhphát triển kinh tế-xã hội của từng địa phương và yêu cầu cải cách hành chính Nhànước; không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn với các tổ chức thuộcbộ, cơ quan ngang bộ đặt tại địa phương

Nghị định 24 đã quy định: Sở là cơ quan thuộc UBND cấp tỉnh; thực hiệnchức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực ởđịa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền củaUBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh Sở có nhiệm vụ trình UBND cấp tỉnhdự thảo quyết định, chỉ thị; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụcải cách hành chính Nhà nước về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nướcđược giao Sở có nhiệm vụ trình Chủ tịch Ủy UBND cấp tỉnh dự thảo quyết định,chỉ thị cá biệt thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND cấp tỉnh

Bên cạnh đó, Sở còn giúp UBND cấp tỉnh quản lý Nhà nước đối với cácdoanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và các tổ chức phichính phủ thuộc các lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn theo quy định của

Trang 2

pháp luật; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý đối vớicơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và chức danh chuyên môn thuộcUBND xã; quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, phòng

chuyên môn nghiệp vụ, chi cục và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở, phù hợp với

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của sở theo hướng dẫn chung của bộ quản lýngành, lĩnh vực và theo quy định của UBND cấp tỉnh

Sau gần 07 năm tổ chức thực hiện Nghị định 24/2014/NĐ-CP, các cơ quanchuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh đã được quy định rõ về cơ cấu tổ chức, chứcnăng, nhiệm vụ quyền hạn, qua đó góp phần rất lớn vào việc tham mưu cho UBNDcấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước theo thẩm quyền Tuy nhiên, Nghị định 24cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập Để khắc phục những hạn chế, bất cập trênngày 14/9/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 107/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổsung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủquy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương Theo đó, Nghị định này đã tập trung quy định một số nội dung sau:

- Về tiêu chí thành lập phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc sở: Có chứcnăng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chứcnăng, nhiệm vụ của sở; khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí tối thiểu 07 biênchế công chức đối với phòng thuộc sở của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ ChíMinh; tối thiểu 06 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại I;tối thiểu 05 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại II và loạiIII

- Tiêu chí thành lập văn phòng thuộc sở được áp dụng theo quy định về tiêuchí thành lập phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc sở Trường hợp không thành lậpvăn phòng thuộc sở thì giao một phòng chuyên môn thực hiện chức năng, nhiệmvụ của văn phòng

Trang 3

- Tiêu chí thành lập chi cục và các tổ chức tương đương thuộc sở (sau đâygọi chung là chi cục): Có đối tượng quản lý về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc chứcnăng, nhiệm vụ của sở theo quy định của pháp luật chuyên ngành; được phân cấp,ủy quyền để quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước về chuyênngành, lĩnh vực; khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí tối thiểu 12 biên chếcông chức.

- Tiêu chí thành lập phòng và tương đương thuộc chi cục thuộc sở: Có chứcnăng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chứcnăng, nhiệm vụ của chi cục hoặc tham mưu về công tác quản trị nội bộ của chi cục;khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí tối thiểu 05 biên chế công chức

- Về người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu sở: Người đứng đầu sởthuộc UBND cấp tỉnh (giám đốc sở) là ủy viên UBND cấp tỉnh do HĐND cấp tỉnhbầu, là người đứng đầu sở do Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm, chịu trách nhiệmtrước UBND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của sở và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của ủy viên UBNDcấp tỉnh theo Quy chế làm việc và phân công của UBND cấp tỉnh Cấp phó củangười đứng đầu sở thuộc UBND cấp tỉnh (phó giám đốc sở) do Chủ tịch UBNDcấp tỉnh bổ nhiệm theo đề nghị của giám đốc sở, giúp giám đốc sở thực hiện mộthoặc một số nhiệm vụ cụ thể do giám đốc sở phân công và chịu trách nhiệm trướcgiám đốc sở và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công Khi giámđốc sở vắng mặt, một phó giám đốc sở được giám đốc sở uỷ nhiệm thay giám đốcsở điều hành các hoạt động của sở Phó giám đốc sở không kiêm nhiệm ngườiđứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc sở, trừ trường hợp pháp luật có quyđịnh khác

Số lượng phó giám đốc sở: bình quân mỗi sở có 03 phó giám đốc Căn cứ sốlượng sở được thành lập và tổng số lượng phó giám đốc, UBND cấp tỉnh quyếtđịnh cụ thể số lượng phó giám đốc của từng sở cho phù hợp Riêng thành phố Hà

Trang 4

Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài tổng số lượng phó giám đốc theo quy địnhtính bình quân chung thì mỗi thành phố được tăng thêm không quá 10 phó giámđốc.

- Số lượng phó trưởng phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc sở: phòng thuộcsở của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có dưới 10 biên chế côngchức, phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại I có dưới 09 biên chế công chức và phòngthuộc sở của cấp tỉnh loại II và loại III có dưới 08 biên chế công chức được bố trí01 phó trưởng phòng; phòng thuộc sở của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ ChíMinh có từ 10 đến 14 biên chế công chức, phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại I có từ09 đến 14 biên chế công chức và phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại II và loại III cótừ 08 đến 14 biên chế công chức được bố trí không quá 02 phó trưởng phòng;phòng thuộc sở có từ 15 biên chế công chức trở lên được bố trí không quá 03 phótrưởng phòng

- Số lượng phó chánh thanh tra sở: thanh tra sở có dưới 08 biên chế côngchức được bố trí 01 phó chánh thanh tra; thanh tra sở có từ 08 biên chế công chứctrở lên được bố trí không quá 02 phó chánh thanh tra

- Số lượng phó chánh văn phòng sở được thực hiện như quy định đối vớiphó trưởng phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc sở

- Số lượng phó chi cục trưởng thuộc sở: chi cục có từ 01 đến 03 phòng vàtương đương được bố trí 01 phó chi cục trưởng; chi cục không có phòng hoặc có từ04 phòng và tương đương trở lên được bố trí không quá 02 phó chi cục trưởng

- Số lượng phó trưởng phòng thuộc chi cục thuộc sở: phòng có dưới 07 biênchế công chức được bố trí 01 phó trưởng phòng; phòng có từ 07 biên chế côngchức trở lên được bố trí không quá 02 phó trưởng phòng

- Các địa phương đã thực hiện thí điểm hợp nhất, sáp nhập các cơ quanchuyên môn theo Kết luận số 34-KL/TW ngày 07 tháng 8 năm 2018 của Bộ Chínhtrị về thực hiện một số mô hình thí điểm theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25

Trang 5

tháng 10 năm 2017, tổng kết việc thực hiện thí điểm theo yêu cầu của cơ quan cóthẩm quyền.

- Việc sắp xếp các tổ chức thuộc sở theo tiêu chí quy định tại Nghị định nàyhoàn thành trước ngày 31/3/2021

Trong quá trình thực hiện sắp xếp lại tổ chức, số lượng cấp phó của ngườiđứng đầu các tổ chức, đơn vị do sáp nhập, hợp nhất có thể cao hơn quy định tạiNghị định này, nhưng khi có cấp phó nghỉ hưu hoặc điều chuyển công tác thìkhông được bổ sung và phải có giải pháp điều chỉnh, sắp xếp lại số cấp phó vượtquy định để bảo đảm trong thời hạn 3 năm kể từ ngày sáp nhập, hợp nhất số lượngcấp phó của người đúng đầu các tổ chức, đơn vị phải thực hiện theo đúng quy định

Đồng thời, tại Nghị định này cũng sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ củamột số sở được tổ chức thống nhất, sở đặc thù được tổ chức ở một số địa phươngvà nguyên tắc trong trường hợp không tổ chức riêng Sở Ngoại vụ, Ban Dân tộc thìchức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vựcngoại vụ, dân tộc do Văn phòng UBND tỉnh thực hiện

Như vậy, cơ bản các cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh được giữnguyên theo quy định tại Nghị định số 24/2014/NĐ-CP, trừ trường hợp các cơquan này đã thực hiện thí điểm hợp nhất, sáp nhập theo Kết luận số 34-KL/TWngày 07/8/2018 của Bộ Chính trị thì phải thực hiện kết luận của cơ quan có thẩmquyền

Tài liệu tham khảo

1 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015.2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chứcchính quyền địa phương 2019

3 Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Trang 6

4 Nghị định số 107/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quanchuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Ngày đăng: 05/09/2024, 07:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w