Cùng vớinhững nước mắt, đau thương mà chiến tranh đã đem đến, nước ta cũng đã trải qua những dấu mốc quan trọng và hào hùng của lịch sử, những thứ đã khiến hai tiếng “Việt Nam” vang danh
Trang 1-**** -Họ và tên: Nguyễn Trần Ngân Hà Mã sinh viên: 2173404050082Khóa/Lớp: (tín chỉ) 59.41.03_LT1 (Niên chế): 41.03
Ngày thi: 17/4/2022 Ca thi: 9h15
BÀI THI MÔN: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Hình thức thi: Tiểu luậnThời gian thi: 3 ngàyĐỀ BÀI: Chủ trương của Đảng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa đấu tranh
quân sự với đấu tranh ngoại giao những năm 1968-1973 của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và suy nghĩ của bản thân về việc giải quyết mối quan hệ này ở Việt Nam trong bối cảnh quan hệ quốc tế phức tạp hiện nay
Trang 2MỤC LỤCMỞ ĐẦU 1
1 Giải quyết mối quan hệ giữa quân sự và ngoại giao trong tình hình hiện nay 6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đã trải qua biết bao nhiêu cuộc chiến tranh, biết bao nhiêu con người đã ngã xuống để hi sinh vì nền độc lập của dân tộc, của Tổ quốc Cùng vớinhững nước mắt, đau thương mà chiến tranh đã đem đến, nước ta cũng đã trải qua những dấu mốc quan trọng và hào hùng của lịch sử, những thứ đã khiến hai tiếng “Việt Nam” vang danh trên toàn thế giới, từ sự kiện Cách mạng Tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, cho tới năm 1973, khi hiệp định Pari được kí kết, chiến tranh đã hoàn toàn chấm dứt ở nước ta Tuy hơn 50 năm đã trôi qua nhưng những bài học về vấn đề quân sự và ngoại giao của sự kiện năm đó vẫn còn là những bài học rất có giá trị cho tới hiện nay Để đi đến sự thành công đó, nước ta đã phải trải qua nhiều khó khăn trong vấn đề đối đầu về quân sự, về ngoại giao sao cho vừa mềm dẻo, linh hoạt nhưng vẫn cứng rắn và trong đó còn có sự cố gắng của nhân dân Đặc biệt, trong khoảng thời gian từ năm 1968 đến năm 1972, nhân dân miền Bắc vừa lao động khôi phục sản xuất, khắc phục hậu quả chiến tranh, vừa là hậu phương vững chắccho chiến trường miền Nam, và hơn thế nữa, đất nước ta cũng phải trải qua những trận chiến lịch sử, cam go, ác liệt nhất, tiêu biểu là trận đánh ở Thành cổ Quảng Trị, nơi được mệnh danh là “cối xay thịt người”
Bài tiểu luận “Chủ trương của Đảng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao những năm 1968-1973 của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và suy nghĩ của bản thân về việc giải quyết mối quan hệ này ở Việt Nam trong bối cảnh quan hệ quốc tế phức tạp hiện nay” sẽ làm rõ những chính sách của Đảng, nhà nước ta trong đường lối quân sự, ngoại giao và mối quan hệ giữa chúng trong thời gian 1968-1973, đồng thời từ đó nêu ra những bài học lịch sử có thể liên hệ tới thực tế ngày nay Bài làm của em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, mong nhận được sự góp ý của các thầy cô Em xin chân thành cảm ơn
Trang 4NỘI DUNGI Hoàn cảnh lịch sử chung của nước ta trong giai đoạn 1968-1973
Trong khoảng thời gian này, nước ta vừa thực hiện cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, vừa tiếp tục xây dựng bảo vệ miền Bắc và vừa phải giữ vững chiến lược tiến công ở miền Nam Từ đầu năm 1965, để cứu vãn nguy cơ sụp đổ của chế độ Sài Gòn, đế quốc Mỹ đưa quân vào miền Nam, tiến hành cuộc “Chiếntranh cục bộ” với quy mô lớn, đồng thời dùng không quân, hải quân tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Trước tình hình đó, Đảng đã đưa ra những chủ trương và nhiệm vụ cụ thể để có thể ứng phó trước địch Thực hiện những nghị quyết của Đảng và Lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 17/7/1966, quân và dân miền Bắc đã dấy lên cao trào chống Mỹ cứu nước, vừa sản xuất, vừachiến đấu với niềm tin và sự quyết tâm cao độ
Do bị thất bại nặng nề ở cả miền Nam và miền Bắc, vào tháng 3 năm 1968, đế quốc Mỹ tuyên bố hạn chế ném bom miền Bắc, và ngày 1/11/1968, Mỹ buộc phải chấm dứt không điều kiện đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân
Tuy nhiên, ở miền Nam, Mỹ vẫn thi hành cuộc “Chiến tranh cục bộ” – hình thức chiến tranh trong chiến lược toàn cầu mang tên “phản ứng linh hoạt” của chúng Đây là cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất, mạnh nhất, kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai với sự tham gia của quân đội Mỹ và nhiều nước chư hầu Trong tình thế đó, sau khi trải qua nhiều cuộc chiến nhằm dần dần hạ gục quân đội Mỹ, Đảng và nhà nước ta đã chủ trương tổng tiến công vào Tết Mậu Thân năm 1968 Đây chính là chủ trương táo bạo và sáng tạo của Đảng, đánh thẳng vào ý chí xâm lược của giới cầm quyền Mỹ Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 là đòn tấn công chiến lược đánh vào tận hang ổ kẻ thù Đây là thất bại chiến lược có tính chất bước ngoặt, khởi đầu quá trình đi đến thất bại hoàn toàn của Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của
Trang 5đế quốc Mỹ phá sản và buộc Mỹ phải chấp nhận đàm phán với Việt Nam từ ngày13/5/1968 tại Paris.
Trong khoảng thời gian đó, đất nước ta cũng đã phải trải qua sự mất mát to lớn đó là vào ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời Tranh thủ những thuận lợi mới do Mỹ chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, nhân dân miền Bắc đã khẩn trương bắt tay khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đã đạt được những thành tựu nhất định Những kết quả đtạ được đã làm cho tiềm lực mọi mặt của hậu phương lớn miền Bắc được tăng cường, cải thiện đời sống nhân dân, hồi sinh một bước cuộc sống bình thường, cho phép miền Bắc chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, góp phần quyết định tạo nên chiến thắng to lớn trên chiến trường miền Nam, nhất là trong cuộc tập kích chiến lược xuân hè 1972 và đặc biệt là chiến thắng oanh liệt của Quân giải phóng ở Thành cổ Quảng Trị trong suốt 81 ngày đêm từ ngày 28/6 đến ngày 16/9/1972
Từ ngày 4/1972, để ngăn chặn cuộc tiến công chiến lược của quân dân ta ở miền Nam, đế quốc Mỹ đã cho máy bay, tàu chiến tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai hết sức ác liệt Trước hành động chiến tranh điên cuồng của địch, quân và dân miền Bắc đã chiến đấu anh dũng quyết tâm, kiên quyết chiến đấu bảo vệ miền Bắc, tiếp tục chi viện cho miền Nam Kết quả trong9 tháng chiến đấu, quân và dân miền Bắc đã đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranhphá hoại của Mỹ, buộc Mỹ phải tuyên bố ngừng mọi hoạt động phá hoại miền Bắc và trở lại bàn đàm phán ở Paris
Trong những năm 1970-1971, cách mạng miền Nam từng bước vượt qua khó khăn gian khổ, kiên trì xây dựng và phát triển lực lượng, tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược, gây tổn thất to lớn cho địch trong “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” Tuy nhiên, đế quốc Mỹ vẫn điên cuồng đối phó bằng cách vội vã “Mỹ hóa” trở lại cuộc chiến tranh ở miền Nam,
Trang 6đánh phá trở lại miền Bắc lần thứ hai từ đầu tháng 4 năm 1972 bằng những thủ đoạn chiến tranh hủy diệt tàn bạo, song không cứu vãn được tình thế.
Sau tất cả những thất bại đó, Mỹ buộc phải vào bàn đàm phán kí kết Hiệp định Paris Cuộc đấu tranh ngoại giao trên bàn Hội nghị Paris đã kéo dài 4 năm 8tháng 14 ngày, với 202 phiên họp công khai, 45 cuộc gặp riêng cấp cao giữa cố vẫn Lê Đức Thọ và cố vấn H.Kissinggers, 500 cuộc họp báo, 1000 cuộc phỏng vấn và kết thúc vào ngày 27/1/1973 với việc ký kết “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”
II Các chủ trương về đường lối quân sự cũng như ngoại giao được Đảng, nhà nước ta thực hiện trong giai đoạn 1968-1973
1 Những chủ trương về quân sự
Để nói về những chủ trương quân sự mang tính sáng tạo, tài ba nhất của Đảng và nhà nước ta trong thời gian này không thể không kể đến cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 Đây là một chủ trương sáng tạo, táo bạo, đã chọn đúng hướng tiến công rất hiểm là thành thị, sáng tạo trong cách đánh, rất bất ngờ và đầy hiệu lực, giành thắng lợi oanh liệt trước đế quốc Mỹ; tạođược bước ngoặt quyết định của cuộc kháng chiến chống Mỹ và bắt chúng phải chấp nhận đàm phán với Việt Nam tại hội nghị Paris
Trong giai đoạn từ năm 1969 đến tháng 1 năm 1973, Mỹ đã thực hiện chiếnlược “Việt Nam hóa chiến tranh” Chúng tập trung hầu hết lực lượng, thực hiện liên tiếp các kế hoạch bình định và mở hàng vạn cuộc hành quân càn quét vào đất nước ra Trong thời gian đó, ta đã đánh giá chưa đúng về địch, về sự đổi mới của địch trong chiến dịch của chúng khiến lực lượng ta bị hao mòn, tổn thất, phong trào cách mạng ở đồng bằng bị thất thế Nhưng từ cuối mùa xuân năm 1970, nhất là hai năm 1971 và 1972, ta đã có nhiều nhận định đúng, quyết định đúng, kịp thời và sắc bén, quân và dân ta rất kiên cường trong hành động phản công và tiến công tạo chuyển biến cục diện chiến trường và cuộc chiến tranh
Trang 7Tranh thù thời cơ khi lực lượng Mỹ ngụy sa lầy ở Campuchia và thất trận ở Đường 9 – Nam Lào, ta phục hồi dần cơ sở và đẩy mạnh đánh phá bình định ở miền Nam Đặc biệt, nhờ chuẩn bị tốt cả thế và lực, nhằm đúng thời cơ các binh đoàn chủ lực của ta đã trở về đứng chân ở miền Nam đúng năm có bầu cử tổng thống ở Mỹ, địch muốn tình hình ổn định, ta tiến hành thắng lợi cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở miền Nam và đánh bại cuộc Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai Từ đó, buộc địch phải ngồi vào bàn đàm phán và ký kết Hiệp định Paris, trả lại độc lập tự do cho Việt Nam.
2 Những chính sách về ngoại giao
Bên cạnh những chủ trương về quân sự, Đảng ta còn quan tâm, chú trọng tới vấn đề ngoại giao Trong thời điểm đó, mặt trận ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ và tạo thế tiến công quân sự, đồng thời phát huy kết quả giành được trên chiến trường để đấu tranh đạt tới những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược to lớn
Trong thời gian diễn ra cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, mặt trận ngoại giao liên tục triển khai các mũi tiến công để tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ mạnh mẽ của bạn bè và dư luận thế giới Phong trào quốc tế ủng hộ Việt Nam ngày càng cao và nó như nguồn cổ vũ, động viên vô giá đối với nhân dân ta, Đảng ta, tạo ra niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sự nghiệp chính nghĩa và thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến
Bên cạnh đó, mặt trận ngoại giao đã góp phần củng cố thắng lợi trên chiến trường Mặt trận ngoại giao đã nắm bắt kịp thời, hiệu quả thắng lợi chiến lược của đợt 1 tổng tiến công để buộc Mỹ đi vào đàm phán trên cơ sở có lợi cho ta Mặc dù đề nghị của Mỹ đáp ứng yêu cầu hoàn toàn chấm dứt ném bom miền Bắc, nhưng ta quyết định năm lấy cơ hội mở ra đàm phán trực tiếp với Mỹ Ngày3/4/1968, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa tuyên bố: sẵn sàng cử đại diện của mình tiếp xúc với đại diện Mỹ nhằm xác định với phía Mỹ việc Mỹ chấm
Trang 8dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chông nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa để bắt đầu cuộc nói chuyện
Tiếp đến, mặt trận ngoại giao đã phát huy thành quả trên chiến trường để buộc Mỹ chính thức xuống thang chiến tranh, công nhận địa vị của Mặt trận Dântộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, tạo nền tảng vững chắc để tiến tới ký kết Hiệp định Paris lịch sử tháng 1-1973 Trong suốt quá trình thương lượng từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1968, ta đã kiên trì yêu cầu Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc để tạo điều kiện xây dựng lại miền Bắc, đẩy mạnh chi viện cho miền Nam Đến ngày 1/11/1968, Mỹ tuyên bố chấp nhận ngừng ném bom miền Bắc, chấp nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tham gia đàm phánbốn bên Việc đạt được thỏa thuận về đàm phán bốn bên cũng là minh chứng chosự đúng đắn của đường lối của Đảng khi thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, có tác dụng cổ vũ, động viên to lớn đối với toàn thể đồng bào, chiến sĩ miền Nam, nhất là trong bối cảnh nước ta đang gặp nhiều khó khăn về lực lượng, thế đứng chân trong các năm 1969-1970
III Giải quyết mối quan hệ giữa quân sự và ngoại giao trong tình hình hiện nay và nhận thức của bản thân về vấn đề này.
1 Giải quyết mối quan hệ giữa quân sự và ngoại giao trong tình hình hiện nay
Hiện nay, đất nước ta đang có nền hòa bình, chính trị ổn định, đang trên đà phát triển và hội nhập với thế giới Tuy nhiên, để giữ được nền hòa bình đó lâu dài, Đảng, nhà nước ta đã, đang và sẽ phải chuẩn bị những chính sách, phương hướng, đường lối chiến lược cho những tranh chấp có thể xảy ra Đặc biệt trước tình hình trên biển Đông hiện nay diễn biến rất phức tạp, Đảng ta đã khẳng định lập trường của mình thông qua Nghị quyết Đại hội XII của Đảng: “…Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toànvẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển
Trang 9đất nước; đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội Mở rộng và đưa vào chiều sâu các quan hệ đối ngoại; tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế” Trong những năm qua, bằng chủ trường giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông thông qua biện pháp hòa bình trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả thỏa thuận quan trọng với các nước và giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc Đặc biệt, trong tình hình chính trị căng thẳng giữa Nga và Ukraine, Việt Nam vẫn giữ vững lập trường tuân thủ theo nguyên tắc 4 không: không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chông lại nước khác và không sử dụng vũ lực hoặc đe doạn sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Trong bối cảnh thế giới đang trải qua những biến động to lớn, diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo thì trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng ta diễn ra vào tháng 2/2021 đã khẳng định về đường lối đối ngoại:
Một là, “Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo
lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoàiđể phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước”
Hai là, đối ngoại phải “Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc, trên cơ
sở các nguyên tắc cơ bản Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, bìnhđẳng và cùng có lợi”
Ba là, “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, giải quyết tốt mối quan hệ
giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, linh hoạt, hiệu quả, vì lợi ích quốc gia – dân tộc, bảo đảm độc lập, tự do dân chủ,chủ quyền quốc gia”
Trang 10Bốn là, chúng ta cần cần tiếp tục đưa các mối quan hệ song phương đi vào
chiều sâu, đồng thời cần “tạo thế đan xen lợi ích” và :tăng độ tin cậy”; với đối ngoại đa phương cần chủ động tham gia, tích cực đóng góp, nâng cao vai trò của Việt Nam trong xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự chính trị - kinh tế quốc tế
Năm là, đối ngoại được giao trọng trách tham gia cùng quốc phòng, an ninh
và cả hệ thống chính trị vào việc đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định của đất nước, giữ nước từ sớm, từ xa
Sáu là văn kiện khẳng định rõ sự quan tâm và quan điểm của Đảng và Nhà
nước về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài Văn kiện nêu rõ “Hỗ trợ để người Việt Nam ở nước ngoài có địa vị pháp lý vững chắc, phát triển kinh tế và đời sống, hội nhập xã hội ở nước sở tại,…”
Bảy là, văn kiện nêu “Xây dựng nền ngoại giao toàn diện với ba trụ cột là
đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân”
Tám là, “Nâng cao bản lĩnh, phẩm chất, năng lực, tính chuyên nghiệp, hiện
đại đổi mới sáng tạo của đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại và hội nhập quốctế; chủ động thích ứng trước chuyển biến của tình hình”
Song song với việc phát triển vấn đề đối ngoại của đất nước, Nhà nước ta đã có những chính sách, chủ trương để đẩy mạnh phát triển kinh tế đi đôi với tăng cường năng lực quốc phòng Văn kiện Đại hội XIII đã chỉ rõ: “Chiến lược phát triển tổng thể của dất nước ta là đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc Đổimới, phát triển nhanh và bền vững đất nước; đảm bảo gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó: “Phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng – an ninh là trọng yếu, thường xuyên” Về quốc phòng, Đạihội XIII của Đảng đã xác định: Phat huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị kết hợp với sức mạnh thời đại, tranh thủ tối đa