1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vận dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học chủ đề hệ thức lượng trong tam giác vuông theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 9

130 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO VẬN DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VUÔNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO

VẬN DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VUÔNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH

LỚP 9

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM TOÁN HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

BỘ MÔN TOÁN HỌC Mã số: 8140209.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Việt Cường

HÀ NỘI – 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan rằng các kết quả trình bày trong luận văn này không bị trùng lặp với các luận văn trước đây Nguồn tài liệu sử dụng cho việc hoàn thành luận văn là các nguồn tài liệu mở Các thông tin, tài liệu trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc

Xác nhận của người hướng dẫn khoa học

PGS TS Trần Việt Cường

Tác giả luận văn

Trần Thị Phương Thảo

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực và cố gắng hết mình nghiên cứu, tìm tòi của bản thân, tác giả còn nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo, khích lệ và tạo điều kiện của thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, ban giám hiệu trường THCS Đại Kim và người thân Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong suốt khoảng thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại trường

Bằng tất cả chân thành, trân trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới PGS TS Trần Việt Cường đã trực tiếp hướng dẫn, nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Xin cảm ơn gia đình, nhà trường, thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và các em học sinh trường THCS Đại Kim (quận Hoàng Mai – thành phố Hà Nội) đã luôn ủng hộ, đồng hành, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Mặc dù đã có nhiều cố gắng song luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và những bạn quan tâm tới vấn đề này để luận văn được hoàn thiện tốt hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm

Tác giả luận văn

Trần Thị Phương Thảo

Trang 5

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Sự khác nhau giữa lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược Bảng 2.1 Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh trong tiết dạy theo mô hình lớp học đảo ngược

Bảng 2.2 Tiêu chí và chỉ báo mức độ đánh giá năng lực tự học Bảng 3.1 Bảng thống kê ý kiến của học sinh

Bảng 3.2 Kết quả trước thực nghiệm Bảng 3.3 Kết quả sau khi thực nghiệm Bảng 3.4 Bảng phân bố tần số điểm của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Mô hình dạy học lớp học truyền thống Hình 1.2 So sánh cấp độ tư duy của HS theo thang đo của Bloom Hình 1.3 Sự khác nhau giữa lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược Hình 1.4 Tiến trình tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược Hình 1.5: Tám năng lực toán học đặc trưng theo OECD/PISA

Hình 2.1 Hình ảnh học sinh thảo luận trước tiết học trên lớp Hình 2.2 Hình ảnh giáo viên theo dõi phần trình bày kết quả hoạt động nhóm Hình 2.3 Tiến trình dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược

Hình 2.4 Hình ảnh học sinh trình bày sản phẩm nhóm tại lớp tiết luyện tập Hình 2.5 Hình ảnh giáo viên giới thiệu đề thi đề thi vào 10 có vận dụng chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác vuông”

Trang 8

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1 1 Nhận định về mô hình lớp học đảo ngược Biểu đồ 1 2 Lợi ích của lớp học đảo ngược với học sinh Biểu đồ 1 3 Sự cần thiết của mô hình lớp học đảo ngược Biểu đồ 1 4 Mức độ vận dụng mô hình đảo ngược của thầy cô Biểu đồ 1 5 Mức độ quan trọng của việc phát triển năng lực tự học cho học sinh

Biểu đồ 1 6 Tầm quan trọng của năng lực tự học trong môn Toán Biểu đồ 1 7 Mô hình của lớp học đảo ngược được sử dụng

Biểu đồ 1 8 Các chủ đề áp dụng lớp học đảo ngược Biểu đồ 1 9 Khó khăn khi áp dụng mô hình lớp học đảo ngược vào dạy học Biểu đồ 1.10 Học sinh thích học môn Toán

Biểu đồ 1.11 Mức độ quan trọng của môn Toán Biểu đồ 1.12 Số lượng học sinh hỏi lại giáo viên những nội dung chưa hiểu trong buổi học tiếp theo khi được giao bài

Biểu đồ 1.13 Vai trò của tự học Biểu đồ 1 14 Học sinh đánh giá khả năng tự học Biểu đồ 1.15 Thời gian dành ra học sinh tự học Biểu đồ 3.1 Điểm số của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau khi tiến hành tổ chức dạy học thực nghiệm

Biểu đồ 3.2 Biểu đồ phân bố điểm của nhóm thực nghiệm và đối chứng Biểu đồ 3.3 Biểu đồ phân bố tần suất của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm

Biểu đồ 3.4 Kết quả thực nghiệm: trước và sau khi tiến hành thực nghiệm Biểu đồ 3.5 Kết quả lớp đối chứng: trước và sau thực nghiệm

Trang 9

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4

5 Giả thuyết khoa học 4

6 Phương pháp nghiên cứu 4

6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận 4

6.2 Phương pháp điều tra, quan sát 5

6.3 Thực nghiệm sư phạm 5

6.4 Phương pháp thống kê toán học 5

7 Đóng góp của luận văn 5

8 Cấu trúc của luận văn 5

CHƯƠNG 1 7

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 7

1.1 Tổng quan nghiên cứu 7

1.1.1 Tổng quan nghiên cứu trong nước 7

1.1.2 Tổng quan nghiên cứu ở nước ngoài 8

1.1.3 Một số nhận định được rút ra 11

1.2 Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược 11

1.2.1 Mô hình dạy học lớp học đảo ngược 11

1.2.2 Ưu, nhược điểm của mô hình lớp học đảo ngược 14

1.2.3 Sự khác nhau giữa mô hình dạy học lớp học đảo ngược và mô hình dạy học truyền thống 15

1.2.4 Tiến trình tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược 19

Trang 10

1.3 Dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học của học sinh 23

1.3.1 Tự học và vai trò của tự học 23

1.3.2 Năng lực và năng lực toán học 24

1.3.3 Năng lực tự học 27

1.3.4 Dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học của học sinh 29

1.3.5 Cơ hội phát triển năng lực tự học cho học sinh qua mô hình lớp học đảo ngược 30

1.4 Chương trình hệ thức lượng trong tam giác vuông ở trường phổ thông 36

1.4.1 Những yêu cầu cần đạt khi dạy học hệ thức lượng trong tam giác vuông trong chương trình môn Toán lớp 9 36

1.4.2 Mục đích, yêu cầu trong dạy học hệ thức lượng ở trường phổ thông 39

1.5 Khảo sát thực trạng vận dụng mô hình lớp học đảo ngược vào dạy học chủ đề hệ thức lượng trong tam giác vuông theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 9 39

2.1 Định hướng các biện pháp vận dụng mô hình lớp học đảo ngược vào dạ học chủ đề hệ thức lượng trong tam giác vuông nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 9 51

2.1.1 Định hướng 1: Tạo hứng thú học tập cho học sinh 51

2.1.2 Định hướng 2: Thích ứng với đối tượng và điều kiện thực tiễn 52

2.1.3 Định hướng 3: Tương tác thường xuyên giữa giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh 52

2.1.4 Định hướng 4: Tính mục đích của học tập 53

2.2 Một số biện pháp vận dụng mô hình lớp học đảo ngược vào dạy học chủ đề hệ thức lượng trong tam giác vuông nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 9 54

2.2.1 Biện pháp 1: Hướng dẫn học sinh lớp 9 tự học trong quá trình dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược trong và ngoài lớp học 54 2.2.2 Biện pháp 2: Bồi dưỡng cho học sinh khả năng huy động kiến thức

Trang 11

nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh trong mô hình lớp học đảo

3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 97

3.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 97

3.3.1 Thời gian, đối tượng, địa điểm thực nghiệm 97

3.3.2 Nội dung thực nghiệm sư phạm 98

3.3.3 Nội dung kiểm tra đánh giá 98

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới

căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (2013) có nêu rõ: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”; “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” Trên cơ sở đó, nước

ta đã dần có những bước đổi mới trong giáo dục, chuyển dần từ cách dạy – học truyền thống thụ động sang cách dạy – học hiện đại, tích cực [12]

Theo định hướng phát triển giáo dục, học sinh phải là trung tâm trong quá trình dạy và học, qua đó phát triển các năng lực của bản thân Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, học sinh rất dễ tiếp cận các nguồn kiến thức mới (Internet, sách báo, truyền thông, ), không chỉ gói gọn trong sách giáo khoa Điều đó đặt ra một yêu cầu cấp thiết là cần có một phương pháp dạy học mới đáp ứng các yêu cầu trên, phát huy được năng lực của học sinh, việc dạy học không chỉ gói gọn trong phạm vi lớp học [1], [3], [10], [17], [18]

Quán triệt nội dung trên của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, cũng như chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ năm học 2022 –

2023: “Tiếp tục nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ,

Trang 13

công chức, viên chức, học sinh, sinh viên; triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo công nghệ thông tin trong giáo dục đại học và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, các

trường học ngày càng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học, hỗ trợ đắc lực công tác đổi mới giáo dục Việc kết hợp công nghệ thông tin với phương thức dạy học truyền thống ngày càng được phổ biến trên thế giới [12]

Lớp học đảo ngược là một phương thức thiết kế dạy học theo mô hình kết hợp đã và đang phát triển tại nhiều quốc gia Dạy học theo mô hình Lớp học đảo ngược (LHĐN) là một trong những phương pháp dạy học hiện đại và đáp ứng được những yêu cầu nêu trên Thay vì giảng bài như thường lệ, giáo viên lại là người hướng dẫn; ngược lại, người học thay vì tiếp thu kiến thức một cách thụ động từ giáo viên, các em sẽ phải tự tiếp cận kiến thức ở nhà, tự mình trải nghiệm, khám phá, tìm tòi các thông tin liên quan về bài học Mô hình này giúp học sinh phát huy và rèn luyện ý thức tự học, tính chủ động làm chủ quá trình học tập của chính bản thân mà không còn bị động, phụ thuộc trong quá trình khám phá tri thức [5]

Flipped Classroom (FC) – Lớp học đảo ngược là một trong những mô hình dạy học áp dụng hình thức kết hợp này khá phổ biến và thành công, đặc biệt là ở những nước tiên tiến như Mỹ, Úc Với mô hình dạy học này, người dạy và người học có thể tương tác với nhau nhiều hơn, đồng thời thúc đẩy quá trình học tập ở bên ngoài lớp học [17] Người dạy có nhiều cơ hội để quan sát, tiếp xúc, hướng dẫn, đánh giá từng người học; người học có thể chủ động hơn trong việc tiếp nhận kiến thức, hợp tác với bạn bè, đánh giá kết quả học tập của bản thân Qua đó, chất lượng giáo dục được cải thiện, góp phần nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cho người dạy, và bồi dưỡng năng lực cho người học [1], [14] Môn Toán ở trường phổ thông góp phần hình thành

Trang 14

và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung, năng lực toán học cho học sinh; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng toán học giữa toán học với thực tiễn; tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với thực tiễn, giữa Toán học với các môn học và hoạt động giáo dục khác

Hiện nay ở Việt Nam, đã có rất nhiều cơ sở giáo dục áp dụng mô hình FC vào quá trình dạy – học, tuy nhiên phần lớn là tập trung ở các trường đại học, trường quốc tế Các trường trung học công lập, đặc biệt là bậc phổ thông vẫn rất ít áp dụng mô hình này vào dạy – học vì nhiều nguyên nhân từ điều kiện cơ sở vật chất, thời gian, áp lực thi cử Điều đó khiến cho tiến độ đổi mới giáo dục nói chung và tiến độ đổi mới phương pháp dạy – học nói riêng bị chậm lại [14]

Trong chương trình Toán lớp 9, chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác vuông” là một chương có nhiều kiến thức thực tiễn gắn liền với cuộc sống, đồng thời học sinh cũng đã được tìm hiểu định tính ở bậc trung học cơ sở, nên giáo viên có thể áp dụng những phương pháp dạy học mới để giúp học sinh tiếp cận kiến thức mà không bị nhàm chán, mặt khác có thể phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh

Từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học chủ đề hệ thức lượng trong tam giác vuông theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 9” cho luận văn của mình

2 Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là nghiên cứu và đề xuất được một số biện pháp sư phạm vận dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học chủ đề hệ thức lượng trong tam giác vuông theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 9

Trang 15

3 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về mô hình lớp học đảo ngược, năng lực tự học của học sinh

- Nghiên cứu thực trạng vận dụng mô hình lớp học đảo ngược vào dạy học chủ đề hệ thức lượng trong tam giác vuông nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 9

- Đề xuất được một số biện pháp sư phạm nhằm vận dụng mô hình lớp học đảo ngược vào dạy học chủ đề hệ thức lượng trong tam giác vuông theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 9

- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài 4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp sư phạm nhằm phát triển mô hình

lớp học đảo ngược vào dạy học chủ đề hệ thức lượng trong tam giác vuông nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 9

4.2 Khách thể nghiên cứu:

Học sinh lớp 9 trường THCS Đại Kim

4.3 Phạm vi nghiên cứu: Trong dạy học chủ đề hệ thức lượng trong tam giác

vuông nhằm phát triển năng lực tự học cho HS lớp 9 5 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được và vận dụng một cách hiệu quả các biện pháp sư phạm nhằm vận dụng mô hình lớp học đảo ngược vào dạy học chủ đề hệ thức lượng trong tam giác vuông theo hướng năng lực tự học cho học sinh lớp 9 thì sẽ góp phần phát triển khả năng năng lực tự học cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

Nghiên cứu một số văn bản, tài liệu liên quan đến phương pháp dạy học; các tài liệu triết học, tâm lý học, giáo dục học và lý luận dạy học bộ môn Toán có

Trang 16

liên quan đến đề tài

6.2 Phương pháp điều tra, quan sát

Điều tra về tình hình tự học của học sinh trước và sau khi thực nghiệm sư phạm Điều tra về tình hình vận dụng mô hình lớp học đảo ngược vào dạy học của giáo viên Lập các phiếu điều tra và tiến hành điều tra về tình hình dạy - học của giáo viên, học sinh về dạy học lớp học đảo ngược trong dạy học môn Toán ở trường trung học cơ sở

6.3 Thực nghiệm sư phạm

Tổ chức dạy học thực nghiệm tại trường THCS Đại Kim – Q Hoàng Mai – Tp Hà Nội để kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của đề tài

6.4 Phương pháp thống kê toán học

Phân tích và xử lý các số liệu sau khi điều tra Dùng phương pháp thống kê toán học để xử lý và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm với sự hỗ trợ của phần mềm thống kê

7 Đóng góp của luận văn

- Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm một số vấn đề về mô hình lớp học đảo ngược, năng lực tự học và dạy học mô hình lớp học đảo ngược theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh

- Đề xuất một số biện phát sư phạm để dạy học nội dung “Hệ thức lượng trong tam giác vuông” vận dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 9

8 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, các danh mục và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn Chương 2: Một số biện pháp sư phạm vận dụng mô hình lớp học đảo ngược vào dạy học chủ đề hệ thức lượng trong tam giác vuông theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 9

Trang 17

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 18

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1 Tổng quan nghiên cứu

1.1.1 Tổng quan nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, những năm trước mô hình “flipped classroom” vẫn chưa được Bộ GD&ĐT “chính thức thừa nhận” Rất ít những thông tin, bài viết trên các báo giáo dục, một vài giáo viên áp dụng mô hình này một cách tự phát, rời rạc, không có sự kết nối, không có môi trường để lan tỏa Nhưng do tác động của dịch COVID-19 thì từ năm 2019 đến nay việc dạy và học trực tuyến trở lên rất phổ biến, mô hình lớp học đảo ngược ngày càng được nhiều người làm giáo dục quan tâm

Mô hình FC chỉ mới được biết đến trong vài năm gần đây Tuy vậy, nó lại được đánh giá là mô hình hỗ trợ hiệu quả cho hướng dạy học lấy người học làm trung tâm, cải thiện tính thụ động của học sinh trong học tập, giúp bồi dưỡng các năng lực cho học sinh Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu xã hội Theo tác giả Hoàng Giang Quỳnh Anh, có 3 bước để đảo ngược lớp học bao gồm: tạo 1 video, chia sẻ với học sinh và sử dụng thời gian học tập khác nhau Tác giả Phạm Anh Đới thì cho rằng mô hình FC gồm 4 giai đoạn cơ bản là trải nghiệm cuốn hút, khám phá khái niệm, tạo ra ý nghĩa, trình diễn và áp dụng [1], [3], [5]

Ngày 17/12/2019, trung tâm hỗ trợ giảng dạy, viện đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức tọa đàm “Lớp học đảo ngược – Kích hoạt sáng tạo thế hệ Z” Đây là tọa đàm số 5 nằm trong chuỗi tọa đàm về đổi mới 7 phương pháp giảng dạy đại học do trung tâm hỗ trợ giảng dạy tổ chức nhằm triển khai thực hiện kế hoạch đổi mới hoạt động giảng dạy tại Đại học Quốc gia Hà Nội giai đoạn 2019 – 2025

Tham gia chia sẻ tại tọa đàm là các giảng viên từ các đơn vị của Đại học Quốc gia Hà Nội: Trường ĐH Kinh Tế, Trường ĐH Ngoại Ngữ và trung tâm

Trang 19

giáo dục thể chất và thể thao.Tại tọa đàm, nhóm diễn giả đã chia sẻ các nội dung ứng dụng Microsoft Office trong giảng dạy lớp học đảo ngược; phạm vi và điều kiện áp dụng và vai trò của giảng viên trong lớp học đảo ngược; tích hợp lớp học đảo ngược trong Google classroom

1.1.2 Tổng quan nghiên cứu ở nước ngoài

Năm 1993, Alison King xuất bản cuốn “From Sage on the Stage đến Guide on the Side”, trong đó cô tập trung vào tầm quan trọng của việc sử dụng thời gian trên lớp để xây dựng ý nghĩa hơn là truyền tải thông tin Mặc dù không trực tiếp minh họa khái niệm “đảo ngược” một lớp học, công trình của King được coi là động lực cho một sự đảo ngược để tạo ra không gian giáo dục cho việc học tập tích cực

Giáo sư Harvard, Eric Mazur, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các khái niệm ảnh hưởng đến việc giảng dạy thông qua việc phát triển một chiến lược giảng dạy mà ông gọi là hướng dẫn ngang hàng Mazur đã xuất bản một cuốn sách vào năm 1997 phác thảo chiến lược, có tựa đề “Hướng dẫn ngang hàng: Hướng dẫn sử dụng” Ông nhận thấy rằng cách tiếp cận của mình, giúp chuyển thông tin ra khỏi lớp học và đồng hóa thông tin vào lớp học, cho phép ông huấn luyện HS cách học của họ thay vì giảng bài Lage, Platt và Treglia [26] đã xuất bản một bài báo có tựa đề “Đảo ngược lớp học: Cánh cổng để tạo ra một môi trường học tập hòa nhập” (2000), thảo luận về nghiên cứu của họ về lớp học đảo ngược ở cấp đại học Trong nghiên cứu của họ tập trung vào hai khóa học kinh tế đại học, Lage, Platt và Treglia khẳng định rằng người ta có thể tận dụng thời gian trên lớp từ việc đảo ngược lớp học (chuyển việc trình bày thông tin qua bài giảng ra khỏi lớp học sang các phương tiện như máy tính hoặc VCR) để đáp ứng nhu cầu của sinh viên với nhiều phong cách học tập đa dạng Đại học Wisconsin-Madison đã triển khai phần mềm để thay thế các bài giảng trong khóa học khoa học máy tính dựa trên bài giảng lớn bằng video trực tuyến của giảng viên và các slide phối

Trang 20

hợp Vào cuối những năm 1990, J Wesley Baker đang thử nghiệm những ý tưởng tương tự này tại Đại học Cedarville Ông đã trình bày một bài báo thảo luận về cái mà ông gọi là “lớp học đảo ngược” tại một hội nghị giáo dục vào năm 2000, trong đó có thể là lần đầu tiên được xuất bản đề cập đến từ “đảo ngược” gắn với mô hình dạy và học này

Có lẽ người đóng góp nhiều nhất cho lớp học đảo ngược là Salman Khan Năm 2004, Khan bắt đầu quay video theo yêu cầu của một người em họ mà anh ấy đang dạy kèm vì cô ấy cảm thấy rằng các bài học được ghi âm sẽ giúp cô ấy bỏ qua những phân đoạn mà cô ấy đã nắm vững và phát lại những phần khiến cô ấy khó chịu Salman Khan thành lập Học viện Khan dựa trên mô hình này Đối với một số người, Học viện Khan đã trở thành đồng nghĩa với lớp học đảo ngược, tuy nhiên những video này chỉ là một dạng của chiến lược lớp học đảo ngược Cơ quan hợp tác Wisconsin về học tập nâng cao đã xây dựng hai trung tâm để tập trung vào học tập đảo ngược và kết hợp Cấu trúc lớp học chứa đựng công nghệ và không gian học tập thân thiện với cộng tác, đồng thời chú trọng đến những người tham gia vào chương trình là học tập cá nhân hóa thông qua các chiến lược giảng dạy phi truyền thống như lớp học đảo ngược

Trong thực tế các GV hóa học Jonathan Bergmann và Aaron Sams của trường trung học Woodland Park bắt đầu thực hành việc dạy “Đảo ngược” ở cấp trung học khi vào năm 2007, họ ghi lại bài giảng của mình và đăng lên mạng để đáp ứng những HS nghỉ học Họ lưu ý rằng không thể ghi nhận một người là người đã phát minh ra lớp học đảo ngược và khẳng định rằng không có cách nào 'đúng' để đảo một lớp học vì các phương pháp tiếp cận và phong cách giảng dạy rất đa dạng, cũng như nhu cầu của các trường học Họ tiếp tục phát triển mô hình “Flipped-Mastery” và viết nhiều về nó trong cuốn sách

Flip Your Classroom của họ

Năm 2011, trường THCS Clintondale ở Michigan đã đảo lộn toàn bộ lớp

Trang 21

học, hiệu trưởng Greg Green đã đăng lên Youtube các video về phương pháp chơi bóng chày cho đội bóng của con trai thầy Thầy hiệu trưởng sau đó làm việc với một GV khoa học xã hội, Andy Scheel, để tổ chức 2 lớp học với tài liệu và bài tập hoàn toàn giống nhau, một lớp theo truyền thống và một lớp đảo ngược Trong lớp học đảo ngược có nhiều học sinh đã trượt khóa học, thậm chí có vài học sinh còn trượt nhiều lần Sau 20 tuần, các học sinh ở lớp học đảo ngược hoàn thành xuất sắc và vượt trên học sinh lớp học truyền thống Kì học trước có 13% trượt, nhưng đến kì này không có học sinh nào ở lớp học đảo lộn có điểm dưới C+ Ở lớp học truyền thống không có sự thay đổi nào

Đại học MEF, một trường đại học tư thục phi lợi nhuận nằm ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố là trường đại học đầu tiên trên thế giới áp dụng mô hình giáo dục “lớp học đảo ngược” trong toàn trường đại học Các giáo sư tại Đại học Graz đã thực hiện một nghiên cứu trong đó các bài giảng được ghi lại bằng video theo cách mà sinh viên có thể tiếp cận chúng trong suốt học kỳ của một khóa học dựa trên bài giảng về tâm lý giáo dục Các giáo sư đã khảo sát cách sinh viên sử dụng các công cụ giáo dục của họ: Tham dự các bài giảng và xem hoặc xem lại video Sau đó, học sinh đánh giá (trên thang điểm từ 1 = không có đến 6 = gần như tất cả) mức độ thường xuyên sử dụng các tài liệu này Phần lớn sinh viên (68,1%) dựa vào việc xem podcast nhưng có tỷ lệ đi học thấp so với việc sử dụng podcast của họ Phần còn lại của sinh viên hoặc hiếm khi xem podcast (19,6%) hoặc ít sử dụng podcast (12,3%), nhưng cả hai đều có tỷ lệ tham dự bài giảng tương tự Những sinh viên đã xem video nhiều hơn so với các bạn học của họ có kết quả tốt hơn những sinh viên chọn cách khác

Vào ngày 27 tháng 6 năm 2016, Jonathan Bergmann, một trong những người khởi xướng học tập đảo ngược, đã khởi động sáng kiến toàn cầu về học tập đảo ngược, do Errol St.Clair Smith đứng đầu Vào ngày 26 tháng 1 năm

Trang 22

2018, Flipped Learning Global Initiative đã giới thiệu Khoa Quốc Tế của mình, được tạo ra để cung cấp một tiêu chuẩn đào tạo nhất quán và hỗ trợ liên tục cho các trường học và hệ thống trường học trên toàn thế giới

1.1.3 Một số nhận định được rút ra

Trong kết quả nghiên cứu về khả năng ứng dụng mô hình FC trong dạy học chuyên đề kĩ thuật số: hai tác giả Nguyễn Quốc Vũ và Lê Thị Minh Thanh đã

kết luận “Lớp học đảo ngược” có thể được xem như một mô hình tổ chức lớp

học trong dạy học kết hợp, không chỉ tạo hứng thú học tập, nâng cao kết quả học tập của sinh viên mà còn giúp sinh viên phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực phát hiện - giải quyết vấn đề và năng lực sử dụng công nghệ thông tinvà truyền thông [23]

Tuy nhiên, hầu hết các đề tài chỉ tập trung nghiên cứu áp dụng lớp học đảo ngược trong giảng dạy đại học, rất ít các đề tài nghiên cứu phương pháp này trong giảng dạy hình học ở bậc THCS

1.2 Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược

1.2.1 Mô hình dạy học lớp học đảo ngược

1.2.1.1 Quan niệm về lớp học đảo ngược

Theo phương pháp truyền thống, thời lượng của một tiết học tập trung vào việc giáo viên giảng giải kiến thức cho học sinh, còn việc vận dụng các kiến thức của học sinh lại trở thành phần công việc về nhà Mô hình lớp học đảo

ngược đưa ra một giải pháp – Hãy đảo ngược quá trình dạy học truyền thống

Theo [12], Nguyễn Hoài Nam, Vũ Thái Giang có viết mô hình lớp học đảo ngược (Flipped Classroom) là một trong những dạng thức của học tập kết hợp, được quan trâm trong những năm gần đây

Theo Lage, M J –Platt, G.J-Treglia [26]: Đảo ngược lớp học có nghĩa là các sự kiện truyền thống diễn ra bên trong lớp học bây giờ diễn ra bên ngoài lớp học và ngược lại Nghĩa là các hoạt động dạy học lý thuyết, bài mới, Các ví dụ, nhận biết, thông hiểu được thực hiện bên ngoài lớp học trước khi lên

Trang 23

lớp và di chuyển các hoạt động tổng hợp, luyện tập, nâng cao, mở rộng vào trong giờ học

Theo Baker (2000) [24]: “Flipped Classroom”: Giáo viên sẽ đảo ngược lớp học bằng cách cung cấp trước tài liệu học tập online (gồm các video, power point, file âm thanh) để học sinh tự nghiên cứu, giờ học trên lớp sẽ chủ yếu dùng để thảo luận và giải đáp các câu hỏi Trong quá trình này, giáo viên cũng sẽ tiến hành nhiều bài kiểm tra online, để đánh giá quá trình tự nghiên cứu và học tập của học sinh

Theo Bishop – Verleger [25]: Mô hình lớp học đảo ngược như là một kỹ thuật giáo dục bao gồm 2 phần: các hoạt động học tập nhóm tương tác bên trong lớp học và hướng dẫn cá nhân trên máy tính bên ngoài lớp học

Mô hình lớp học đảo ngược là mô hình học tập mà trong đó đa phần người học xem bài giảng (hầu hết là các đoạn video thu lại bài giảng của người dạy) và nghiên cứu tài liệu do người dạy cung cấp để hiểu nội dung bài học trước khi đến lớp Thời gian học tập tại lớp sẽ được sử dụng cho các hoạt động thảo luận, giải quyết vấn đề, thực hành và nâng cao kiến thức về nội dung bài học [23]

Ở mô hình lớp học đảo ngược, người học ở vị thế hoàn toàn chủ động, tự tìm hiểu phẩi, học tập, phân tích, tổng hợp, đánh giá và vận dụng các kiến thức đã học được vào thực tế Thay vì chỉ lắng nghe rồi ghi nhớ, thông hiểu, sau đó vận dụng Cách học chủ động sẽ giúp học sinh tiếp thu phải tận dụng kiến thức học tập một cách hiệu quả hơn so với cách học truyền thống thụ động

1.2.1.2 Đặc điểm mô hình lớp học đảo ngược

Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 cũng như sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cho việc đổi mới cách dạy – học truyền thống, thụ động sang cách dạy – học hiện đại, tích cực Flipped classroom – Lớp học đảo ngược là một trong những mô hình giáo dục tiên tiến dựa trên sự phát triển

Trang 24

của công nghệ - E – Learning; là một mô hình dạy học kết hợp, được áp dụng khá phổ biến và phát triển tại nhiều quốc gia Theo định nghĩa của Flipped Learning Network, các chữ cái đầu trong thuật ngữ F-L-I-P là những yếu tố hình thành nên mô hình FC – lớp học đảo ngược (Flipped Learning Network (FLN), 2014), bao gồm:

- F - FLEXIBLE ENVIRONMENT (môi trường linh hoạt): Giáo viên đưa bài

giảng lên mạng, học sinh có thể chủ động chọn thời gian và địa điểm phù hợp để học Mặt khác, GV có thể tận dụng thời gian ở trên lớp để tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm hoặc nghiên cứu các chủ đề chuyên sâu hơn

- L - LEARNING CULTURE (văn hóa học tập): Ở mô hình dạy học truyền

thống, GV là trung tâm của mọi nguồn thông tin Ngược lại, mô hình FC lại lấy người học làm trung tâm Học sinh có thể tích cực, chủ động trong việc tìm kiếm, xây dựng tri thức Từ đó, học sinh hiểu sâu hơn, rộng hơn về các kiến thức mà bài học đề cập

- I - INTENTIONAL CONTENT (nội dung có chủ ý): Giáo viên tự quyết định,

lựa chọn học liệu phù hợp cho các đối tượng HS của mình Qua đó, giáo viên có thể tối ưu hóa thời gian trên lớp học để phát huy ưu việt nhất tính tích cực, chủ động của học sinh theo đúng phương châm lấy người học làm trung tâm

- P - PROFESSIONAL EDUCATOR (chuyên gia giáo dục): Giáo viên đóng

vai trò rất quan trọng trong mô hình FC Họ phải liên tục quan sát, đánh giá, hỗ trợ, phản hồi kịp thời trong suốt quá trình học tập trên lớp Giáo viên phải tạo được kết nối với từng cá nhân học sinh, bao quát và kiểm soát được mọi hoạt động trong lớp học theo chủ đích của mình Ở mô hình này, mặc dù giáo viên ít nổi bật hơn học sinh, song vẫn đóng trò thiết yếu để mô hình được vận hành một cách tốt nhất

Như vậy, ở mô hình FC, hoạt động dạy – học được chia làm hai phần chính: Ngoài lớp học và trong lớp học, học sinh xem các bài giảng, hoàn thành phiếu

Trang 25

hướng dẫn tự học ở nhà Giờ học ở lớp không diễn ra một chiều theo kiểu truyền thống “thầy giảng – trò nghe”, mà sẽ có sự tương tác hai chiều giữa thầy và trò Học sinh tham gia các hoạt động nhóm, thực hiện các nhiệm vụ, dự án mà giáo viên đề ra giúp củng cố, mở rộng các kiến thức đã tìm hiểu ở nhà Đồng thời, giúp bồi dưỡng, rèn luyện, phát triển các năng lực quan trọng như năng lực tự học, năng lực hợp tác Mặt khác, giáo viên có thời gian tìm hiểu tiến độ học tập của từng cá nhân học sinh mà kịp thời trao đổi, giải đáp thắc mắc, sửa chữa sai lầm, hỗ trợ và giúp đỡ học sinh nắm vững kiến thức theo khả năng tiếp thu riêng

1.2.2 Ưu, nhược điểm của mô hình lớp học đảo ngược

* Ưu điểm: - Học sinh hoàn toàn chủ động trong việc học, có thể học bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu, có thể tạm dừng, xem lại nhiều lần những phần kiến thức chưa hiểu

- Học sinh có nhiều thời gian hơn để trao đổi, thảo luận, tham gia các hoạt động trên lớp cùng với bạn bè, thầy cô

- Học sinh có nhiều cơ hội học tập hơn, nguồn học liệu phong phú hơn (từ sách báo, mạng Internet, bạn bè, giáo viên…)

- Tăng sự tương tác giữa học sinh với bạn bè, giáo viên - Học sinh có ý thức, trách nhiệm hơn với việc học của mình - Những học sinh vắng mặt trên lớp, hoặc những học sinh tiếp thu chậm được hỗ trợ tối đa nhờ nguồn học liệu được lưu trữ trực tuyến

- Giáo viên có thời gian tìm hiểu tiến độ học tập của từng học sinh để hỗ trợ kịp thời

* Nhược điểm - Mỗi học sinh có điều kiện vật chất khác nhau, không phải học sinh nào cũng có máy tính kết nối mạng để học trực tuyến

- Học sinh phải có trình độ nhất định về công nghệ thông tin (CNTT) để có

Trang 26

thể tham gia lớp học trực tuyến - Giáo viên tốn rất nhiều thời gian để chuẩn bị một bài giảng điện tử, chuẩn bị phiếu hướng dẫn học tập

- Giáo viên phải có trình độ nhất định về CNTT để soạn thảo bài giảng

1.2.3 Sự khác nhau giữa mô hình dạy học lớp học đảo ngược và mô hình dạy học truyền thống

1.2.3.1 Mô hình dạy học truyển thống Mô hình dạy học truyển thống là lớp học sử dụng phương pháp giảng dạy

truyền thống Phương pháp dạy truyền thống là phương pháp lấy hoạt động của người dạy làm trung tâm

Theo Frire – nhà giáo dục học nổi tiếng người Brazin đã gọi PPDH này là

“Hệ thống ban phát kiến thức”, quá trình truyền tải thông tin từ người dạy

sang người học Người dạy là người thuyết trình, diễn giảng; người học là người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo PPDH truyền thống, giáo viên là chủ thể, là tâm điểm, học sinh là khách thể, là quỹ đạo

Theo Trần Thị Thơm [19], phương pháp dạy học truyền thống là những cách thức dạy học quen thuộc được duy trì qua nhiều thế hệ, bao gồm ba nhóm phương pháp: nhóm các phương pháp dùng lời (phương pháp thuyết trình, phương pháp vấn đáp, ), nhóm các phương pháp trực quan (phương pháp quan sát, phương pháp minh họa, ), nhóm các phương pháp thực hành (phương pháp luyện tập, phương pháp thực hành thí nghiệm, )

Hình 1.1 Mô hình lớp học truyền thống

Trang 27

Về cơ bản, mô hình dạy học truyền thống với phương pháp dạy học truyền thống là mô hình với phương pháp “lấy hoạt động của người dạy làm trung tâm”, là quá trình truyền tải thông tin từ người dạy sang người học Song, “do lấy người dạy làm trung tâm” nên phương pháp này có nhược điểm đó là không phát huy được tính tích cực, chủ động, năng lực tư duy sáng tạo của người học, làm cho giờ học dễ đơn điệu, buồn tẻ, nặng về lí luận, ít chú ý đến việc hình thành năng lực cho người học

1.2.3.2 Sự khác nhau giữa mô hình dạy học lớp học đảo ngược và mô hình dạy học truyền thống

Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới là học sinh phải phát huy được năng lực, phẩm chất của bản thân, vì thế việc giảng dạy thay vì truyền thụ kiến thức một chiều thì giờ đây, học sinh phải là trung tâm của quá trình này Ở lớp học truyền thống, theo thang tư duy Bloom (Pohl, 2000) thì nhiệm vụ này chỉ ở những bậc thấp (tức là “Nhớ” và “Hiểu”) Còn nhiệm vụ làm bài tập vận dụng, thực hiện các hoạt động nhóm thuộc những bậc cao của thang tư duy (bao gồm “Vận dụng”, “Phân tích”, “Đánh giá” và “Sáng tạo”) lại được học sinh làm ở nhà, và không có sự hỗ trợ của giáo viên

Hình 1.2 So sánh cấp độ tư duy của HS theo thang đo của Bloom

Trang 28

Với lớp học đảo ngược, việc tìm hiểu kiến thức được định hướng bởi người thầy (thông qua những giáo trình E-Learning đã được giáo viên chuẩn bị trước cùng thông tin do học sinh tự tìm kiếm), nhiệm vụ của học sinh là tự học kiến thức mới này và làm bài tập mức thấp ở nhà Khi ở lớp các em được giá viên tổ chức các hoạt động để tương tác và chia sẻ lẫn nhau Các bài tập bậc cao cũng được thực hiện tại lớp dưới sự hỗ trợ của giáo viên và các bạn cùng nhóm Cách học này đòi hỏi học sinh phải dùng nhiều đến hoạt động trí não nên được gọi là “High thinking” (tư duy bậc cao) Như vậy những nhiệm vụ bậc cao trong thang tư duy được thực hiện bởi cả thầy và trò (Lê Thị Phượng & Bùi Phương Anh, 2017)

Hình 1.3 Sự khác nhau giữa lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược

- Có thể tóm tắt sự khác nhau giữa lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược như sau:

Các tiêu chí so

sánh

Dạy học truyền thống (Người dạy là trung tâm)

Dạy học – Tự học (Người học là trung tâm)

Mục tiêu - Truyền đạt đầy đủ kiến thức

trong SGK theo đúng khung chương trình

- Đặt nặng vấn đề thi cử, học sinh đạt điểm cao gắn liến với lợi

- Chuẩn bị đầy đủ hành trang cho học sinh vào cuộc sống

- Tôn trọng nhu cầu, sở thích, hứng thú học tập và khả năng

Trang 29

ích của học sinh của học sinh

- Mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục là đào tạo học sinh phát triển toàn diện Nội dung - Chương trình học được thiết kế

theo logic của SGK

- Giáo án được soạn trước, không có sự hay đổi theo từng khóa mà được áp dụng máy móc qua nhiều năm

- Chú trọng các kiến thức lí thuyết về khái niệm, định nghĩa Không đầu tư tìm hiểu phần thực hành

- Chương trình học tập được thay đổi, cập nhật thường xuyên theo năng lực và tư duy học tập của học sinh - Giáo án được thay đổi thường xuyên, theo tháng, theo kì để phù hợp với từng đối tượng học sinh

- Chú trọng các kĩ năng thực hành, vận dụng các kiến thức thực tiễn và năng lực giải quyết vấn đề

Phương pháp

- Chủ yếu là phương pháp thuyết trình, giảng bài

- Người học tiếp thu một cách thụ động các kiến thức

- Giáo viên tập trung trình bày các nội dung bài học, trình bày các kinh nghiệm vốn hiểu biết của mình

- Hoạt động của học sinh là hoạt động chính trong quá trình học tập

- Sử dụng linh động các PPDH tích cực, cho học sinh hoạt động theo nhóm hoặc hoạt động độc lập theo hướng phát hiện và giải quyết vấn đề

Hình thức học

- Học sinh ngồi theo sơ đồ lớp, học tập còn máy móc, tiếp thu

- Tự chủ trong phương pháp học tập, chỗ ngồi HS thay

Trang 30

tập kiến thức còn thụ động

- Hạn chế sử dụng các PPDH tích cực (thường chỉ được sử dụng trọng các giờ dự giờ, chuyên đề, …)

đổi linh động theo PPDH Kĩ thuật dạy học thích hợp với hình thức học tập

- Sử dụng tối đa và thường xuyên các phương tiện, kĩ thuật dạy học tích cực

Sản phẩm học tập

- Tri thức có sẵn - Khả năng nhận thức của học sinh thấp mặc dù đã có hệ thống - Giáo viên sẽ là người đánh giá kết quả học tập chính cho học sinh

- Học sinh ghi nhớ và tái hiện mọi thông tin giáo viên đã cung cấp

- Tri thức muốn có được phải tự tìm tòi

- Đạt trình độ cao hơn về phát triển nhận thức, tình cảm và hành vi

- Tự tin và có óc sáng tạo - Học sinh được tham giá đánh giá, tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau

Bảng 1.1 Sự khác nhau giữa lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược

1.2.4 Tiến trình tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược

Khi triển khai mô hình lớp học đảo ngược tại trung tâm FPT Aptech, tác giả Phạm Anh Đới đã chia tiến trình dạy – học thành 4 giai đoạn cơ bản Phạm Anh Đới, 2014 [5]:

- Giai đoạn 1 – Trải nghiệm cuốn hút: Giảng viên cho sinh viên xem để suy

nghĩ về một vài tính năng nào đó của các ứng dụng thực tế và bài tập lớn của họ Từ đó gây sự tò mò, hứng thú cho SV đối với bài học mới

- Giai đoạn 2 – Khám phá khái niệm: Sinh viên khám phá khái niệm mới dựa

vào học liệu do GV cung cấp, chủ yếu là những video ngắn, tự tìm trên Internet cũng như tham khảo với các bạn học và giảng viên thông qua các kênh liên lạc như email, facebook

- Giai đoạn 3 – Tạo ra ý nghĩa: Khi đã khám phá được các khái niệm, sinh

Trang 31

viên làm các bài kiểm tra (quiz) để củng cố những điều mới học được Sau cùng sinh viên phản hồi lại việc học thông qua việc viết blog

- Giai đoạn 4 – Trình diễn và áp dụng: Sinh viên bắt đầu áp dụng vào bài tập

lớn của mình, chia sẻ và trình diễn trên lớp Lúc này, công việc chủ yếu của giảng viên là hỗ trợ sinh viên

Trong bài báo khoa học về “Xây dựng mô hình “Lớp học đảo ngược” ở trường đại học”, Lê Thị Minh Thanh đã chia tiến trình dạy học thành 3 bước:

Bước 1 - Trước giờ học trên lớp

+ Giáo viên: Tạo video bài giảng/chuẩn bị phiếu học tập giao nhiệm vụ học tập cho học sinh

+ Học sinh: Chủ động nghiên cứu các đoạn video bài giảng, nghiên cứu bài học theo hướng dẫn của giáo viên để hình thành những ý kiến riêng, các câu hỏi xung quanh nội dung, và trước khi đến lớp đã có những hiểu biết xung quanh khái niệm liên quan

Bước 2 – Trong giờ học trên lớp

Giáo viên trao đổi, thảo luận, kiểm tra đánh giá học sinh tại lớp Giáo viên chủ yếu hướng dẫn các học sinh làm bài tập, tìm hiểu các kiến thức học sinh chưa hiểu, tìm ra những cách thức làm bài hay nhất, tối ưu nhất cho học sinh

Bước 3 - Sau giờ học trên lớp

Kết thúc giờ học trên lớp, nếu những nội dung trao đổi trên lớp chưa hoàn thiện, giáo viên sẽ hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc của học sinh Học sinh kiểm tra lại kiến thức đã học trong giờ học và tự tìm hiểu mở rộng thêm Học sinh có thể cập nhật những gì họ đã học được hoặc cần phải tập trung tiếp theo

Trang 32

Hình 1.4 Tiến trình tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược

Sau bước 3, giáo viên chuyển sang bước 1 để tạo video bài giảng mới hoặc bổ sung video bài giảng cũ sao cho phù hợp với trình độ tiếp thu của học sinh Học sinh tự rút kinh nghiệm từ bài học trước, đồng thời cũng chuyển về bước 1 để nghiên cứu video bài giảng mới của giáo viên [18]

Sau khi tham khảo những nghiên cứu trên, tôi nhận thấy tiến trình dạy học theo Lê Thị Minh Thanh cũng phù hợp với đối tượng là học sinh trung học cơ sở:

❖ Giai đoạn 1: Học tập tại nhà

Bước 1: Xác định nhiệm vụ học tập

Giúp cho quá trình học của học sinh có định hướng, học sinh tập trung vào các kiến thức cần đạt

Bước 2: Học sinh nghiên cứu bài học tại nhà theo hướng dẫn của giáo viên

Hoạt động khởi động giúp học sinh hình thành động cơ học tập, hứng thú tìm hiểu nội dung bài học Tài liệu nghiên cứu được giáo viên đưa ra cần theo logic SGK, thông qua quan sát, hướng dẫn học sinh trả lời được các câu hỏi tương tác trong bài để tìm ra kiến thức mới

Bước 3: Trao đổi và hoàn thành nhiệm vụ học tập

Nhằm hoàn thiện kiến thức: Học sinh hoàn thành bài tập yêu cầu trước khi

Trang 33

đến lớp, trao đối với nhau hoặc với giáo viên trong tiết tự học giúp khắc sâu kiến thức mới, hiểu rõ một số ứng dụng trong thực tế

Bước 4: Tự kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức bài học, đánh giá được hiệu quả của quá trình học

Bước 5: Giáo viên kiểm tra việc hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh

Kiểm tra việc hoàn thiện thông qua điểm, phổ điểm và kiểm tra bài nộp của học sinh

❖ Giai đoạn 2: Học tập trên lớp

Bước 1: Hoạt động khởi động

Kiểm tra thông qua phần bài tập đã yêu cầu thực hiện trong yêu cầu đã giao về nhà từ đó học sinh nêu được một phần các nội dung trong SGK, đồng thời nhằm đánh giá sự chuẩn bị, khả năng tự học của học sinh

Bước 2: Tổ chức thảo luận các nội dung trọng tâm

HS đưa ra các nội dung khó, câu hỏi chưa trả lời được: Giáo viên có thể phân chia hoạt động nhóm theo bàn, theo tổ, thông qua trao đổi với nhau và với giáo viên để hoàn thành các phiếu học tập, câu hỏi (vốn là các bài tập về nhà trong phần học tập tại nhà)

Bước 3: Kết luận, chính xác hóa kiến thức

Giáo viên chính xác hóa kiến thức mới theo các phiếu học tập, đáp án bài tập

Bước 4: Kiểm tra, đánh giá

Giáo viên nhận xét tiết học, sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp học học sinh Giáo viên có học sinh đánh giá và nhận xét nhau Làm bài kiểm tra 15 phút

❖ Giai đoạn 3: Sau giờ học trên lớp

Hướng dẫn HS học bài kế tiếp: Giáo viên cung cấp tài liệu, đưa ra các gợi ý

liên quan đến bài học mới, giao nhiệm vụ, gây hứng thú cho học sinh và yêu

cầu học sinh hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị tiết học sau

Trang 34

1.3 Dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học của học sinh

1.3.1 Tự học và vai trò của tự học

Trong quá trình dạy học, giáo viên luôn giữ một vai trò quan trọng, không thể thiếu, đó là tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động học tập của học sinh Nhưng dù giáo viên có kiến thức uyên thâm đến đâu, phương pháp giảng dạy hay đến mấy nhưng học sinh không chịu đầu tư thời gian, không có sự lao động của cá nhân, không có niềm khao khát với tri thức, không có sự say mê học tập, không có kế hoạch và phương pháp học tập hợp lý, không tự giác tích cực trong học tập thì việc học tập không đạt kết quả cao được Theo Nunan, nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh có sự khác biệt lớn giữa kiến thức mà người dạy muốn người học đạt được và kiến thức mà người học thực sự có nhu cầu tìm hiểu Trong khi người dạy tập trung giảng dạy một mảng kiến thức nào đó, người học lại quan tâm đến các vấn đề khác Sự khác biệt như vậy có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập Việc học tập sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi người học được cung cấp cơ hội để hình thành và phát triển khả năng tự học

Khi bàn về vai trò của tự học, nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười đã phát biểu:

Tự học, tự đào tạo là con đường phát triển suốt cuộc đời của mỗi người, trong điều kiện kinh tế – xã hội nước ta hiện nay và cả mai sau đó cũng là truyền thống quý báu của người Việt Nam và dân tộc Việt Nam Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng cao khi tạo ra được năng lực sáng tạo của người học, khi biến được quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục (Đỗ

Mười, 1998) Học ở THCS, đòi hỏi học sinh phải tiếp thu một lượng kiến thức lớn và khó, cho nên ngoài thời gian học trên lớp học sinh phải tự học, tự nghiên cứu ngoài giờ lên lớp để mở rộng và đào sâu tri thức Đặc biệt, học sinh khối lớp 9 chuẩn bị kho kiến thức lớn để đạt kết quả cao trong kì thi tuyển sinh lên lớp 10 Cụ thể:

Trang 35

- Thứ nhất, tự học giúp học sinh nắm vững tri thức, kỹ năng kỹ xảo và nghề

nghiệp trong tương lai Chính trong quá trình tự học, học sinh đã từng bước biến vốn kinh nghiệm của loài người thành vốn tri thức riêng của bản thân Hoạt động tự học đã tạo điều kiện cho học sinh hiểu sâu tri thức, mở rộng kiến thức, củng cố ghi nhớ vững chắc tri thức, biết vận dụng tri thức vào giải quyết các nhiệm vụ học tập mới

- Thứ hai, tự học không những giúp học sinh không ngừng nâng cao chất

lượng và hiệu quả học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà còn giúp họ có được hứng thú, thói quen và phương pháp tự học để làm phong phú thêm, hoàn thiện thêm vốn hiểu biết của mình Giúp họ tránh được sự lạc hậu trước sự biến đổi không ngừng của khoa học và công nghệ trong thời đại ngày nay

- Thứ ba, tự học thường xuyên, tích cực, tự giác, độc lập không chỉ giúp học

sinh mở rộng đào sâu kiến thức mà còn giúp học sinh hình thành được những phẩm chất trí tuệ và rèn luyện nhân cách của mình Tạo cho họ có nếp sống và làm việc khoa học, rèn luyện ý chí phấn đấu, đức tính kiên trì, khả năng phê phán, hứng thú học tập và lòng say mê nghiên cứu khoa học

- Thứ tư, trong quá trình học tập ở trường THCS, nếu bồi dưỡng được ý chí và

năng lực tự học cần thiết thì sẽ khơi dậy được ở học sinh tiềm năng to lớn vốn có của họ, tạo nên động lực nội sinh của quá trình học tập, vượt lên trên mọi khó khăn, trở ngại bên ngoài Khả năng tự học chính là nhân tố nội lực, nhân tố quyết định chất lượng đào tạo

Vì vậy, có thể khẳng định vai trò của hoạt động tự học luôn giữ một vị trí rất quan trọng trong quá trình học tập của người học Tự học là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả của hoạt động học tập

1.3.2 Năng lực và năng lực toán học

1.3.2.1 Khái niệm năng lực

Có nhiều định nghĩa và cách tiếp cận khác nhau khi nói vể khái niệm năng

lực Theo từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê): Năng lực: 1 Khả năng, điều kiện

Trang 36

chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó 2 Phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao [13]

Trong từ điển Hán Việt của tác giả Nguyễn Lân: Năng lực được cho là “khả năng đảm nhiệm công việc và thực hiện tốt công việc đó nhờ phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn [8]

Theo F.E Weinert, F.E (OECD, 2001) định nghĩa: Năng lực là những khả năng và kỹ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhẳm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt [28]

Dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng các định nghĩa trên đều có điểm chung là xem năng lực là một phẩm chất tâm sinh lý, là một hệ thống tổ hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ, động cơ, của cá nhân, được thể hiện ra bên ngoài khi cá nhận vận dụng linh hoạt hệ thống này giải quyết các vấn đề trong một tình huống cụ thể một cách có hiệu quả và có phẩm chất đạo đức Trong chương trình giáo dục phổ thông nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực chủ yếu sau (3 năng lực chung và 7 năng lực riêng):

1 Năng lực tự chủ và tự học; 2 Năng lực giao tiếp và hợp tác; 3 Năng lực sáng tạo và giải quyết vấn đề; 4 Năng lực ngôn ngữ;

5 Năng lực tính toán; 6 Năng lực tin học; 7 Năng lực thẩm mỹ 8 Năng lực thể chất 9 Năng lực tìm hiểu tự nhiên 10 Năng lực công nghệ [2]

Trang 37

Tổ chức OECD (1999) cho rằng: Năng lực toán học là khả năng của cá nhân biết lập công thức (formalate), vận dụng (employ) và giải thích các khải niệm, phương pháp, và dự đoán các hiện tượng Nó giúp con người nhận ra vai trò của toán học trên thế giới và đưa ra phán đoán, quyết định của công dân biết góp ý, tham gia và suy ngẫm

Hình 1.5: Tám năng lực toán học đặc trưng theo OECD/PISA

Trong lĩnh vực toán học, năng lực toán học là khả năng hiểu, áp dụng và sử dụng các khái niệm và quy tắc của toán học để giải quyết vấn đề và phân tích thông tin Năng lực toán học đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực

Trang 38

khác nhau như khoa học, kỹ thuật, kinh tế và công nghệ thông tin Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018): Khẳng định môn toán góp phần hình thành và phát triển cho học sinh năng lực toán học (biểu hiện tập trung nhất của năng lực tính toán) bao gồm các thành phần cốt lõi sau:

- Năng lực tư duy và lập luận toán học - Năng lực mô hình hóa toán học - Năng lực giải quyết vấn đề toán học - Năng lực giao tiếp toán học

- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học Tóm lại, năng lực toán học không chỉ đơn thuần là khả năng tính toán, mà còn bao gồm khả năng tư duy logic, phân tích, tạo mô hình và giải quyết vấn đề Nó cũng liên quan đến khả năng diễn đạt ý tưởng toán học một cách chính xác và hiệu quả, cũng như khả năng áp dụng các phương pháp và quy tắc toán học vào thực tế

1.3.3 Năng lực tự học

1.3.3.1 Khái niệm năng lực tự học

Để học sinh có thể tự học và học tập suốt đời thì cần phải hình thành và phát triển ở người học năng lực tự học Khi có năng lực tự học người học tự mình tiến hành học tập một cách có tự chủ, độc lập, sáng tạo trước yêu cầu của giáo dục hiện nay

Tự học là quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng, theo từ điển Giáo dục học [6]

Tự học là không ai bắt buộc mà tự mình tìm tòi, học hỏi để hiểu biết thêm Người tự học hoàn toàn làm chủ mình, muốn học môn nào tuỳ ý, muốn học lúc nào cũng được: đó mới là điều kiện quan trọng, theo Nguyễn Hiến Lê [9] Theo Shama G.D [17]: Một phương pháp dạy học hiệu quả giúp cá nhân lĩnh hội được những tri thức và kỹ năng khác nhau một cách thỏa đáng được

Trang 39

gọi là phương pháp tự học Tác giả nhìn nhận tự học như một phương pháp

dạy học diễn ra dưới dự hướng dẫn và tổ chức của giáo viên trong quá trình dạy học

Theo N.A.Rubakin [16]: Tự học là quá trình lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội, bằng cách thiết lập các mỗi quan hệ, cải tiến kinh nghiệm ban đầu, đối chiếu với các mô hình phản ánh thực tại, biến tri thức của loài người thành vốn tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo của bản thân chủ thể Tác

giả đã coi tự học là một hoạt động nhận thức độc lập của cá nhân để tự tìm lấy tri thức

Theo Lưu Xuân Mới [8]: Tự học là hình thức hoạt động nhận thức của cá nhận, nhằm nắm vững hệ thống tri thứuc và kỹ năng do chính bản thân mình tiến hành ở trên trong cà ngoài lớp theo hoặc không theo chương trình và SGK đã được quy định

Theo Nguyễn Cảnh Toàn [20][21]: Tự học là mình tự động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ và có khi cả các cơ bắp, cùng các phẩm chất của mình rồi cả động cơ, tình cảm, cá nhận sinh quan, thế giới qan để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó Theo tác giả, tự học bao gồm nhiều thao tác,

hành động tích cực, tự chủ và có ý thức cao của bản thân người học, tự học là hoạt động diễn ra trong giờ học hoặc ngoài giờ học trên lớp và ở đó không có sự giúp đỡ của người thầy

Theo Lê Công Triêm [22]: Tự học là khả năng tự mình tìm tòi, nhận thức và vận dụng kiến thúc vào tình huống mới hoặc tương tự với chất lượng cao

Như vậy năng lực tự học là khả năng tự mình sử dụng các năng lực trí tuệ và có khi cả hành động cùng các động cơ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan để lĩnh hội một lĩnh vực hiểu biết nào đó mà không cần sự hướng dẫn, chỉ bảo của người khác Khi đó chúng ta sẽ làm chủ quá trình tiếp thu kiến thức; bao gồm cả thời lượng học, khối lượng kiến thức phải nạp cùng phương pháp học Việc phát triển năng lực tự học giúp người học trở nên độc lập và tự

Trang 40

tin trong việc nắm bắt kiến thức mới và giải quyết vấn đề Năng lực này cũng giúp người học phát triển khả năng sáng tạo, tư duy logic và kiến thức chuyên môn

1.3.3.2 Cấu trúc năng lực tự học

Hình 1.5 Các thành tố của năng lực tự học

1.3.4 Dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học của học sinh

Theo chương trình giáo dục phổ thông mới nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra những yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực cho học sinh như sau (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018):

- Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

- Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh lớp 9 năng lực cốt lõi sau:

+ Ba năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục là năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

+ Bảy năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số

Ngày đăng: 04/09/2024, 15:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2. So sánh cấp độ tư duy của HS theo thang đo của Bloom - vận dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học chủ đề hệ thức lượng trong tam giác vuông theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 9
Hình 1.2. So sánh cấp độ tư duy của HS theo thang đo của Bloom (Trang 27)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN