1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

bao dung hồ chí minh nxb lao động 1995 nguyễn văn khoan 85 trang

82 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bao Dung Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Văn Khoan
Trường học Đại Học Vinh
Chuyên ngành Binh Pháp
Thể loại Sách
Năm xuất bản 1995
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 4,96 MB

Nội dung

Một năm ba tháng sau khi cuốn sách trên được in ra, ngày 17 tháng 5 năm 1946, theo Biên niên tiểu sử Hồ Chí Minh tập 3, tr.201, bài viết đâu tiên của một loạt 15 bài về "Binh pháp Tôn Tử

Trang 1

ĐẠI HỌC VINH T H Ư VIỆN335.527 1

NG-K/95DC.005048

ỈN VẢN KHOAN

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG

Trang 3

NGUYỄN VĂN KHOAN

BAO DUNG

Hồ CHÍ MINH

NHÀ XUẤT BẢN ư\0 ĐỘNG

Hà Nôi - 1995

Trang 4

'THƯ PHỤC LÒNG N G Ư Ờ r MỘT KẾ SÁCH GIỮ NUỨC VÀ cúu NUÚC

-CỦA HỒ CHÍ MINH

'T^háng 12 năm 1945, tại khu giải phồng, Mặt trậ n Việt minh xuất bản cuốn "Phép dùng binh của ông Tôn Tử" có ghi chú là "viết năm 1943" Bảo tàng Cách mạng, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng hiện có bản sao, đánh máy lại và ghi rõ tác giả là Hô Chí Minh

T rang 8 của sách này, trong chương II "Đánh bằng mưu" có câu; "Cho nên dùng binh giỏi nhất là đánh bằng mưu Thứ hai là đánh bằng ngoại giao l ’hứ ba mới đánh bằng binh Vây thành mà đánh là kém nhất" Trang 13, tác giả dẫn lời Khổng Minh rằng: "ông Khổng Minh nói: Trước hết cốt lấy lòng dân, th ứ hai mới cốt lấy thành trì của địch", ở đây hẳn có liên quan đến câu chuyện Khổng Minh 7 lần bắt và cũng 7 lần tha Mạnh Hoạch để thu phục lòng người Trang cuối cùng của sách có đoạn viết: "Ngày thường do thám quân sự và chính trị nưức ngoài, hoặc cổ động nhân dân các nước đó phản đối chính sách của chính phủ họ"

Trang 5

Một năm ba tháng sau khi cuốn sách trên được in ra, ngày 17 tháng 5 năm 1946, theo Biên niên tiểu sử Hồ Chí Minh tập 3, tr.201, bài viết đâu tiên của một loạt 15 bài về "Binh pháp Tôn Tử" của Hồ Chí Minh đã được đăng lần lượt trên báo Cứu Quốc, ký bút danh là Q.Th, bài cuối cùng kết thúc vào ngày 13-12-1946, 6 ngày trưởc khi thực dân Pháp gây lại cuộc chiến tranh Pháp - Việt.

Nhứng bài này đã phát triển nhứng ý cơ bản trong cuốn: "Phép dùng binh của ông Tôn Tử" viết năm 1943, đồng thời bổ sung thêm những thông tin mới, gợi ý những vấn đề mới cho cán bộ quân sự Việt Nam, trong điều kiện thực tế của Việt Nam trước nguy cơ của một cuộc chiến tranh sẽ xẩy ra Có thể coi đây là một "cẩm nang", "một kim chỉ nam" Không phải chuẩn bị riêng cho cán bộ quân sự, mà là cho tấ t cả các cán bộ, cho chiến sĩ, cho toàn dân ta, là một vũ khí về lý luận chiến tranh, về chiến lược, chiến thuật mà Hồ Chủ tịch trao cho toàn quân, toàn dân ta, trước khi Người sang Pháp

Trong bài "Muốn biết người phải làm th ế nào?" đăng trên báo Cứu Quốc số thứ sáu ngày 24-5-1946, ngày Hồ Chủ tịch dự cuộc họp của Hội đồng Chính phủ nghe báo cáo về việc Đoàn Quốc hội nước ta

đang làm việc ở Pháp, Người đá chỉ ra rằng "lúc

bình thời, phải xem xét tình hình chính trị, quân sự của nước địch, xúi giục dân chúng nước địch phản đối chính trị hoặc nếu có thể, nổi dậy bạo động, dánh

Trang 6

đổ chính phủ, làm cho nội bộ địch bị phá vỡ" Chứ "người" trong bài này không chỉ nói một người mà bao hàm ý rộng hơn là đối phương, là kẻ thù, không phải là ta.

Ngày 31 tháng 5, một ngày sau khi Hồ Chủ tịch đi Pháp, Báo Cứu Quốc số 254 đăng tiếp bài "Binh pháp Tôn Tử"

Cuối bài này, FÎÔ Chủ tịch dẫn lời Tôn Tử: "Tôn Tử nói rằng: "Muốn biết tình hình bên địch, không gì hiểu rõ nhân vật của bên địch, từ người tưđng cầm quân cho tđi người phu ngựa Phải dò xét tên tuổi, tính cách và mối quan hệ của những người ấy th ế nào, tìm cách giao thiệp thân mật vứi họ"

Trong bài tiếp theo "Đặt kê' hoạch tác chiến" (Báo Cứu Quốc ngày 7-6-1946, số 60) Hồ Chủ tịch viết: việc dụng binh là việc nhân nghĩa để cứu nước Phải "dùng mọi phương pháp để làm rối loạn nước địch hay bộ đội của địch "

Dưới tiêu đề "Hình thức chiến tranh ngày nay"

ò mục chiến tranh "về chính trị tức là về ngoại giao"

(Cứu Quốc số 351, ngày 20-9-1946) Hồ Chủ tịch viết: Phải nêu cao chính nghĩa và kêu gọi dư luận tán đồng lập trường của mình "tránh" đừng để nước thứ 3 đi về "phe với địch", trên trường quốc tế "không bị cô lập mà vẫn giữ được ưu thế" Tiếp đó, Người lại nhắc: "phải dò xét tình hình bên địch về mặt chính trị, kinh tế,quân sự, xúi giục nhứng phần tử

Trang 7

bất bình ở nước địch nối dậy phản kháng hay

gây chuyện, ngăn cản cuộc động viên của bên địch, gây nhứng cuộc băi công của thợ thuyền hay bạo động của nông dân (ở nước địch) đưa ngoại giao của bên địch đến chỗ bế tắc, gây phong trào cách

m ạng ở nước địch".

Trong bài "Chiến tran h tư tưởng" (Cứu Quốc số 372, ngày 11-10-1946) Người đã nhấn mạnh đến loại hình chiến tranh này một cách rất rõ ràng như sau: "Chiến tranh ngày nay không riêng gì về mặt quân sự, mà cả về chính trị, kinh tế, văn hóa nữa Chiến tranh về mặt văn hóa hay tư tưởng so với nhứng mặt khác cúng không kém quan trọng Mục đích của nó là làm ly gián quân địch, làm nhụt ý chí chiến đấu của bên địch", về công tác tuyên truyền ở nước đối phương, Người viết: "Phải tuyên truyền cho dân chúng hoang mang, rối loạn, mất hẳn nhuệ khí, không tin lưởng ở sự thắng trận Đối với địch, tuyên truyền thành cồng có thỂ không phải đánh mà vẫn khuất phục được ầọ"

Giải thích về "Chiến lược của quân ta và quân Pháp", trong bài đăng trên báo Cứu Quốc số 434 ngày 13-12-1946, Hồ Chủ tịch khẳng định: "Một cuộc chiến tranh xâm lược nhất định không được dư luận thế giới và nhất là dư luận dân chúng Pháp đồng tình Hơn nứa binh sĩ Pháp đã chịu đau khổ vì chiến tranh, rất chán ghét chiến tran h không dại gì lại để choquân cưdp nưđc hưởng lợi Không thể cậy vú khí

Trang 8

mà cổ thể quyết định được thắng lợi Phải xem những người cầm vũ khí có phải là nhứng chiến sĩ hăng hái đánh trận không?".

Bài báo cuối cùng được đến với cán bộ và chiến sĩ ta cúng đúng lúc không khí chiến tranh đã căng thẳng, giặc Pháp đã sẵn sàng tấn công

Những lời dạy bảo của Hồ Chủ tịch vê "công thành là hạ sách", một lần nữa, trước loạt bài này, vào ngày 22 tháng 2 năm 1946, trong "Lời hiệu triệu dồng bào toàn quốc" đã được Người viết: "Người xưa có nói rằng "Đánh vào lòng là hơn hễt, đánh vào thành trì là thứ hai" (Biên niên tập 3, tr.l47) Phải chăng những ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh về "công tâm là thượng sách" bắt nguồn từ tri thức quân sự của dân tộc ta trong các cuộc đấu tranh cứu nước, giữ nước, cùng với những kinh nghiệm quân sự hiện đại của các nước châu Âu được đâ'i chiếu với tư tưởng của một nhà quân sự phương Đông vĩ đại nhất là Tôn Tử? Như chúng ta đã biê't, thư sô' 35 trong "Quân trung từ mệnh tập" của Nguyễn Trãi, ông đã "đánh vào lòng người" khi viết cho quân quan nhà Minh thấy rằng "nay ở các thành trì, đô, ty trở xuông đều căm giận bọn các người lừa dối họ Kẻ ở trong thành vượt lũy trốn ra ngỏ ý muốn (cùng ta) đánh thành " "ở Trung Quốc hiện nay có mối lo của các xứ Tầm Châu, Giang Tả các người giứ mình đã không xong huông chi còn mưu toan cưđp nước khác?"

Trang 9

Nhứng ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh về "đánh vào lòng người" trong thời đại ngày nay, với điều kiện cụ thể của Việt Nam, qua tư duy của bản thân Người, có nhiều điểm mđi, có thể tập trung vào mấy vấn đề chínb dưới đây:

1 Phải tìm hiểu tình hình mọi mặt của nước đối phương, chính trị, kinh tế, quân sự Phải tìm hiểu tình hình của tướng tá, binh sĩ đối phương

2 Phải tuyên truyền rộng rái mục tiêu chiến đấu chính nghĩa của ta trong nhân dân binh lính đối phương

3 Phải tạo điều kiện cho nhân dân, binh lính, đối phương gây trở ngại cho chính những người cầm quyền của nưdc bọ, gây trở ngại cho việc động binh

Lịch sử đấu tranh chính trị, ngoại giao chính phủ, ngoại giao nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước đã khẳng định tính chính xác cũng như thắng lợi rất vẻ vang của 3 muc tiêu trên

Chỉ xin nêu một vài chứng minh nhỏ.Để tìm hiểu đối phương, năm 1911, anh Nguyễn Tất Thành đã không đi sang phía Đông, đến vđi các quốc gia "đồng văn đồng chủng" mà đi sang châu Âu, sang các nưdc "trùm thực dân", đến chính nưởc Pháp là nước có chính phủ đang đô hộ Tổ quốc Việt Nam, đã cưđp nưđc Việt Nam Đanien Emêri, trong cuốn "Phan Bội Châu và thời đại của ông",- đã rất

Trang 10

có lý khi nhận xét rằng "Nguyễn Tất Thành sang Pháp để chống lại nước Pháp" Cho nên, đối vđi Nguyễn Ái Quốc, Hò Chí Minh, nưđc Pháp ấy với mọi mối quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa, với tấ t cả nhứng gì là cao đẹp, là tự do, bình đẳng, bác ái, cùng với tấ t cả những gì là bất công, bạo lực, bóc lột đều được in rất đậm nét, rất rõ trong nhận thức của Người Người đã là bạn bè thân thiết vđi rất nhiều chính khách, nhà báo, nhà văn, nhà thơ, nhà hoạt động chính trị, công nhân, nông dân của chính nước Pháp đối phương từ Tổng thống, Thủ tướng đến một công nhân xe hỏa, nhà in Riêng đối vđi các nhà quân sự, chỉ riêng một chuyến đi 4 tháng sang Pháp năm 1946, hiện nay Bảo tàng Cách mạng Việt Nam còn lưu giứ trên dưới một trăm danh thiếp của các thống chế, đô đốc, tướng tá Pháp mời Người đi chơi dự tiệc, thăm viếng gia đình, cả những người trưđc đó, sau này đá và sẽ cầm quân chống lại nước Việt Nam Đó là những tưđng Raun Salan, Pơti, Gioăng, Đờlát đờ Tátxinhi, Lơ Bri, các đô đốc Đácgiăngliơ, Mêdốp, Ghêgoa, Bácgiô, nguyên soái Giăngtilom, Rơ ve cùng vđi sự giao thiệp rộng rãi với hầu như tất cả các bộ trưởng Pháp của Đảng Cộng sản, Xã hội phe tả, phái hữu Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu biết rất rõ về họ, hiểu biết nhứng mặt yếu, mạnh, những mối quan hệ giứa họ với nhau - ví dụ như mối quan hệ xấu giữa Đại tướng Lơ Cléc và đô đốc Đácgiăngliơ - mà Người còn tuyên truyền giải thích

Trang 11

một cách rất tế nhị, rất ngoại giao, rất lịch sự - vàn hóa, tuyên truyền mà không ra vẻ tuyên truyền - về cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân ta, về tình hữu nghị đoàn kết giứa hai dân tộc Việt - Pháp, về lòng mong mỏi chân thành thiết tha hòa bình để tránh cho hai nước một cuộc chiến tranh đẫm máu Bằng trí tuệ và ứng xử tuyệt vời, bằng tấm lòng nhân nghĩa của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm hai việc đồng thời: hiểu rõ được đối phương và đánh vào lòng người của đối phương, gây nên trong họ sự dắn đo, suy tính, sự dè dặt đứng trước vấn dè của Việt Nam đến mức, nản lòng, hoặc trung lập, hay đứng về phía Việt Nam.

Như một nhà nghiên cứu lịch sử nước ngoài đá phân tích "ông Hồ đâ lấy văn hóa tiến bộ của nước đối phương để chiến thắng"^^\

Trăm lời tuyên truyền không bằng một hành động cụ thể Nhứng chính sách của Chính phủ ta, thái đô ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nhà chức trách Pháp trong cuộc chiến tranh, với các tù binh, hàng binh, đả là nhứng bài tuyên truyền phong phú, sinh động nhất Được thức dậy tinh thần của Cách mạng Pháp, Cách mạng Mỹ với truyền thống yêu chuộng dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái, trước

(1) Nguyên vãn câu nói của Đavid Halberstam, nhà báo Mỹ "ông Mồ đă dùng tới lìên văn hóa và tâm hồn của kè dịch của ông", Ho, Random House, New York, 1970.

Trang 12

sự th ật về cuộc chiến tranh bẩn thỉu" và sau này là chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, qua các bằng chứng sống, các phương tiện thông tin đại chúng, nhân dân Pháp, nhân dân Mỹ đã "nổi dậy" "gây nhứng cuộc bãi công của thợ thuyền, của nông

dân" thực sự là một "phong trào cách mạng ở nước

địch" như Hồ Chí Minh đâ tiên đoán Không thể kể hết những công dân "nưức địch" đã nằm trên đường sắt, giữ các đoàn xe không cho đi xầm lược Việt Nam, những người đâ tự thiêu để phản đối chiến tranh, bàng trăm ngàn người xuống đường, hàng ngàn thanh niên bỏ hàng ngú "quân mình", đốt thẻ quân dịch, hàng trăm nhà báo, nhà văn, chính khách, mục sư,

nhà truyền giáo, luật gia, bác học ở "nước địch"

đã đứng về phía ta chông lại chính nhứng người cầm quyền của nước họ, đòi triệt thoái quân viễn chinh xâm lược, đòi thương lượng hòa bình với Việt Nam Chính sách "đánh vào lòng người" của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được hàng triệu triệu người dân yêu chuộng hòa bình trên thế giđi ủng hộ, được nhiều chính phủ đồng tình, hạn chế "các nước thứ 3 đi vđi địch", thật sự đá gây được một phong trào rộng Iđn có chiều sâu "ủng hộ Việt Nam" Điểm cao nhất của chính sách "tâm công" này là ngay nhứng người

ở nưđc địch, vì nhận ra sự thật, chân lý, để giữ

vẹn tròn phẩm cách cua mình, đâ không ngần ngại đứng hẳn sang hàng ngũ của Việt Nam chống lại ngay quân địch của chính nưđc họ Nếu như xưa

Trang 13

kia, khi Lý Thường Kiệt vào Ung Châu, được nhân dân địa phương ủng hộ, không gây khó khăn nhiíng cũng chưa tham gia trong cùng đội ngũ quân Việt, nếu như thời Nguyễn Trãi có một Thái Phúc đã ngả về phía ta thì trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ nhất là trong kháng chiến chống Pháp - đã có nhiều người trong quân đội địch cầm súng chiến đấu dưới lá cờ "tâm công" của Chủ tịch Hồ Chí Minh vì, nên độc lập của Việt Nam vì hạnh phúc của nhân dân Việt Nam, vì bản thân họ, vì tình hữu nghị của cả hai dân tộc đang bị rơi vào một cuộc chiến tranh đáng lẽ không nên để xẩy ra.

Xét rộng ra trong lịch sử chiến tranh, trong nhứng cuộc xâm lược cướp nước, trong đấu tranh C IÍU nưđc,

giứ nước, có lẽ chưa ở đâu, như ở Việt Nam, dưới

ánh sáng tư tưởng về quân sự của Hồ Chí Minh, chính sách "đánh vào lòng người" lại được vận dụng sáng tạo, đầy nhân - nghĩa như thế, đạt được hiệu quả lớn lao như thế Sức thuyết phục của phượng pháp cách mạng "đánh vào lòng người" ấy cho đến ngày nay vẫn còn được sáng tỏ qua nhứng hành động hữu nghị với Việt Nam của các chính phủ - một thời do điều kiện lịch sử quy định là thù địch với Việt Nam - đang "khép lại quá khứ" với hàng trăm, hàng ngàn những con em của họ, ngay cả bản thân

họ - đă trở về với Việt Nam trong một tinh thần

bạn bè, tin cậy, cùng chung sống hòa bình, dân chủ,th ịn h vượng

Trang 14

ở một góc độ khác, có thể nói "đánh vào lòng người" để họ hiểu ta, tin ta, chiến thắng kẻ thù chung lấy lại tình đoàn kết, hứu nghị, còn là một thành phần của tư tưởng vĩ đại trong thời đại hiện nay của Hồ Chí Minh là "Đại đoàn kết, Đại hòa hợp", một dạng "đánh vào lòng người" để khỏi phải "đánh" vào ai nứa.

Trong phạm vi của kế sách giữ nước, C IÍU nước lâu dài, bài học "đánh vào lòng người", về tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh cần được nghiên cứu một cách khoa học

Trang 15

KHƠI DẬY VÀ PHÁT HUY ĐIỀU THIỆN ở MỖI CON NGƯỜI -

MỘT ỨNG xử NGOẠI GIAO Hồ CHÍ MINH

^ h ú n g ta nghĩ rằng nếu ngoại giao là công việc giao thiệp, ứng xử của những con người, những tổ chức, những chính phủ với một đô'i tượng khác thì cổ thể nói Nguyễn Ái Quốc đã thực sự làm "ngoại giao" rấ t sớm cho đến ngày cuối cùng của đời mình

Nguyễn Ái Quốc đã làm "ngoại giao" ở nhiều nước với nhứng tư cách, cương vị rất khác nhau của mình, từ người dân nô lệ, vô sản đến Chủ tịch nước, giao thiệp với những đối tượng cũng khác nhau, từ người mù chứ đến nhà bác học, từ cai ngục, tướng cướp đến thủ tướng, tổng thống, từ anh lính binh nhì đến đại tưđng, thống chế

Nhưng bất cứ với ai, dù ở hoàn cảnh nào, Người

cũng quan niệm rằng "mỗi người đều có cái thiện và ác ở trong lòng, ta phải biết làm sao cho phần tốt ở trong mỗi người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng" (xin Ixíu ý: không phải chỉ làm cho "phần tố t nảy nở", mà còn "nảy nở như hoa mùa xuân" N.V.K)

Trang 16

Đối với đồng bào ta, có tội với dân với nước như Nguyễn Hải Thần, Người vẫn kêu gọi lòng yêu nước, giao việc - mà là giao nhứng việc quan trọng vứi chức vụ lớn Khi bộ mặt hại dân, hại nước đã quá rõ ràng, y bị chính phủ nưức bạn giam giữ, Người

còn yêu cầu chính phủ cấp cho gạo, tiền hàng tháng

để sinh sống, để ăn năn hối ỉỗi Khi vụ Châu Phà

ở Kỳ Sơn kết thúc, cán bộ địa phương định xử tử,

giam tù bọn thổ phỉ, Người đã chỉ thị: "Tuyệt đối khômg được đánh đập, không được bắt đi cải tạo, đi tù Tuyệt đối không được xử tử Phải giáo dục, cảm hóa, giải thích cho bà con hiểu"

Năm 1946, khi trên dưới 20 vạn "Hoa quân nhập Việt", Người đã phải ứng phó cả bốn mặt:

- Với đồng bào, ra sức giáo dục tinh thần cảnh

giác:, nhẫn nại, kiên trì "chính sách Câu Tiễn" tránh

khiêu khích địch - tức là không cho hay hạn chế mânn ác của chúng phát triển, tránh những xung đột bạo động quá khích gây hỏng việc Iđn

- Với bọn Việt quốc, Việt cách, phần thì chủ độn,g cảm hóa, liên kết, phần thì giao chức, giao quyền hạn chế tới mức tối đa không để chúng rảnh tay cùn,g với quan thầy thưc hiện kế hoạch "diệt cộng, cầrm Hồ"

- Với quân Tưởng, dùng uy tín cá nhân, dùng đại nghĩa th u y ết phục, không có những hành động tháii quá để "trêu tức" chúng, để 'chúng có cớ gây

sự, cố cớ phát huy cái ác.

Trang 17

- Vđi Pháp, giao thiệp với nhiều người, tranh thủ, phân hóa từng người, ngăn ngừa nhứng cơn giận

dữ "đánh chuột vỡ lọ quý" của nhân dân ta Vđi Lơ Cléc, Người viết thư chúc mừng năm mới viên đại tưđng thực dân này, "một nhà ái quốc" "một quân nhân lừng danh chiến công, nhưng nay đang^tự làm tổn thương đến uy danh và tư cách của mình" Vđi Salãng, Người**đá tặng một tấm ảnh ghi ngày 7-4-1945 vđi dòng chứ "tình bạn tốt đẹp" nhứng dòng chữ thật dễ hiểu và cũng thật khó nghĩ là Người có thể viết nên như thế Còn khi Pônmuýt, kẻ truyền đạt thư miệng của Bôlae đòi bộ đội Việt Nam nộp vú khí, Người đã hỏi lại Pônmuýt: "Tôi biết ông đã tham gia kháng chiến của nhân dân Pháp chống Hít-le vậy liệu ở địa vị ông, ông có thể nhận nhứng điêu kiện đó khỏng? " Pônmuýt bị lúng túng Kẻ đi thuyết giáo đă bị thuyết phục không chỉ vì sự tiếp đón chu đáo đúng mức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà còn vì chính nghĩa của cả một dân tộc

Trong hai cuộc chiến tranh chống Mỹ và Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đâ nhiều lần kêu gọi các nhà cầm quỳền Pháp, Mỹ ngừng cuộc chiến tranh vì "máu của thanh niên hai nưức đả đổ vô ích" Người luôn cố gắng tới mức cao nhất giứ cái "thiện" trong con người đối phương vđi phương châm "còn nước còn tát" Vì vậy cho đến khi chỉ còn vài giờ trưđc khi rời nước Pháp, Người vẫn còn ký vđi Mutê Tạm ước

14 tháng 9

Ngay cả khi ở trên đất nưđc anh em, vào các giai đoạn phức tạp, Người đã phải nhiều lần kiên

Trang 18

trì, khéo léo để vTjfỢt qua nhứng nghi kỵ, vượt lên lo việc lớn.

Trước đó 5 - 6 năm, trong sách "Cách huấn luyện quân sự của Khổng Minh", Người đã viết "Cương nhưng không thể bị gãy, nhu nhưng không thể uốn cong, hoàn toàn nhu nhược, hoàn toàn cương mạnh đêu bị th ấ t bại"

Đó là "khoan mà không nhu nhược", "nhẫn nhục nhưng không khuất phục" Đó còn là "dĩ bất biến, ứng vạn biến" trong điều kiện cụ thể của một tình thế cụ thể

Phải chăng đó là kế thừa chính sách "tâm công" đánh vào lòng người, "lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo", truyền thống của dân tộc ta đã đúc kết từ nhiều th ế kỷ

Có phải đó là cách nhìn nhận, mong muốn đòi hỏi "khách không mời mà mang vú khí đến" chỉ phảicút đi (Mỹ cút) và tay sai chỉ phải rời bỏ quyền lực (ngụy nhào) chứ không buộc bị tiêu diệt hết và sẵn sàng ' "rải thảm đỏ" cho họ ra về đoàn tụ với gia đình như xưa kia ông cha ta đâ cấp thuyền, sắm ngi.ía, chở gạo, dọn đường cho quân ngoại xâm v'ê nưđc, xóa bỏ, ngăn chặn sự hận thù, không tạo cho điều ác ở đối phương trỗi 4 |ổja ẩỵ ^

và cả lâu dài để hai nước thoật khổi câôV4iia, ỊỊ "tắt muôn đời chiến tranh"? ị ■

ỉ • - 1 ' t ' » ■* 1 » ^ \ > 4 1 '- 1 í

Trang 19

sắc từ kinh tế, lịch sử, vãn hóa và ngôn ngữ, đứng vững trên quyền lợi lâu dài của đất nước, dân tộc trong cái chung của nhân loại, có tầm nhìn xa, trông rộng, biết vận dụng khôn khéo các sách lược, phương pháp đấu tranh phân hóa kẻ thù Nhưng cái đòi hỏi trước hết là cái "tâm", cái "nhân" Đối thoại với nhau, tìm cái tốt, cái thiện của nhau và tác động theo chiều hưđng tích cực để chúng "nảy nở như hoa mùa xuân" hạn chế tđi mức cao nhất "điều ác của mỗi con ngtíời" Đây là điều Chủ tịch líô Chí Minh không chỉ yèu cầu riêng đối với mọi người cộng sản mà có ý đòi hỏi người cách mạng Việt Naixi làm gương trước, đi trước một bước, chủ động trước một bước đối vđi đối tượng.

Tất cả những điều trên có thể đóng góp vào một khoa học mới, đó là "khoa học của ứng xử", khoa học lấy điều thiện để đôì tâm vđi nhau?

Hoặc có thể đây không chỉ là một quan niệm v'ê*n^oại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà còn có một cái gì Iđn hơn: một nghệ thuật, một chiến lược, một nguyên tắc hay một "trường phái ứng xử" nhân đạo nh ất? Hay chỉ là một món quà mà Bác

tặng chung nhân dân các nước, tặng riêng một số

nước đang đối đầu nhau khi loài người sắp bước vào th ế kỷ XXI, th ế kỷ mong muốn hòa dịu, hòa bình, thương yêu nhau, ít đi điều ác, nhiều hơn điều thiện đang nảy nở.như hoa của một mùa xuân chan chứa tình người? ‘

Trang 20

TẤM LÒNG CỤ HỒ

rp ru n g úy Sao, một phi công Mỹ bị hạ ở Cao Bằng, được nhân dân Việt Nam che chở, được gặp Cụ Hồ, nói tiếng Anh, ăn cơm bằng đúa với Cụ, cùng vđi Cụ đi bộ về Côn Minh, viết: "đấy là một ông tiên trong thần thoại châu Á" Còn Saplen, báo vụ vô tuyê'n điện được tưđng Mỹ Sênôn cử đến với Cụ Hồ, làm liên lạc trung gian giứa Cụ Hồ với Đồng Minh tại Tân Trào năm 1945, lại cho biết đấy là "một ông già.phúc hậu" Khi Saplen nhận được bức thư và quà tặng của Cụ Ho gửi anh - một chai sâm-banh Pháp - nhân sinh nhật vợ mình, giứa núi rừng Việt Bắc - điều mà anh lính Mỹ này không thể ngờ tới, đấy là "một người cộng sản" Có thể là vì các phương

tiện thông tin đại chúng ở phương Tây đã tuyên truyền

một cách méo mổ, xuyên tạc về hình ảnh người cộng sản nên khiến anh nghi ngờ, cân nhắc Và khi cần có ý kiến quyết định, Saplen đã nói: "Nếu Cụ Hồ là cộng sản, sự th ật còn hơn nứa, là một lãnh tụ cộng sản, thì trên hành tin h này có một người cộng sản phương Đông, một người cộng sản Việt Nam"

Ông già "tri thức, nho nhã" vđi chòm râu phơ phất, mặc quần áo nhuộm chàm ấy đã nhờ Saplen điện về Tổng hành dinh yêu cầu thả xuống bái ruộng

Trang 21

khô ở Nà Lừa (Tân Trào) một bản "Tuyên n,gôn dân quyền" của Mỹ Saplen có biết đâu rằng chỉ vài tháng sau, vào hồi 11 giờ 30 phút ngày 28 tb á n g 8 năm 1945, đại úy P atti, một ngtíời Mỹ đã th â y "ông già” ấy gầy và xanh hơn vì sốt rét so với lần gặp trưởc - mời anh ta xem bản "Tuyên ngôn độc lập" của nước Việt Nam - Nhà nước công - nông đầu

tiên ở châu Á.

cầm bản tuyên ngôn trên tay, suy nighĩ vì nhận thấy Cụ Hồ dă chuyển đổi chỗ cặp từ "qư.yền sống, tự do" trong bản tuyên ngôn Mỹ hai trăm năm trước trong bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Mam thành "Tự do, quyền sống "

Cụ Hồ dã nói vđi Patti:- Đúng, không thể có tự do mà không có quíỳên sống, cũng như không thể có hạnh phúc mà khtông

có tự do.«

Cụ Hồ đã từng nói rằng, bản tuyên ngôn âV là kết quả của bản thỉnh cầu mà Cụ đã viết từ năm 1919 trình bày tại hội nghị Vécxay, là tinh hoa của nhiều bản tuyên ngôn của ông Thủ khoa Huân, p hun Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu tin h hoa của cuộc Đại Cách mạng Pháp năm 1789, của các cuộc nổi dậy của nhân dân Anh, Hunggari, Mỹ, Đức Nhà báo Mỹ Đavit Hanbecstam, năm 1971 trong

‘(1) Năm 1990, A.Patti đến Hà Nội dự Hội nghị khoa học (quốc tế kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch ỉíô Chí Minh (N.W.K).

Trang 22

cuốn sách "Hồ" do nhà xuất bản Răngdơn Haodơ, New York ấn hành, đã viết: "Lúc sinh thời, Cụ Hồ không nhứng đă giải phóng đất nước của Cụ và đã

thay đổi chiều hướng chế độ thuộc địa ở cả châu

Phi, lẫn châu Á, mà Cụ còn làm được một điều còn đáng chú ý hơn: Cụ đá dùng tới nền văn hóa và tâm hồn của kẻ địch của Cụ Đối với Hô Chí Minh, đó là một cuộc đời đầy đủ nhất"

Rất đáng tiếc là inôì tình thân thiện với nước Mỹ mà Cụ Hồ đã cổ từ khi biết "Bản tuyên ngôn dân quyền Mỹ", khi tiếp xúc vđi nền văn hóa tiến bộ Mỹ, ngưỡng mộ Oasinhtơn, thông cảm sàu sắc với nhửng cõng nhân ứ cảng Bốtstôn, khu Háclem, đã bị từ chô'i.,, NgLíời Mỹ mà đại diện là phổ đại sứ Xulivan ngày 7 tháng 12 năm 1946 đá đến thăm Cụ Hồ khi Cụ đang ốm cứng đã thẳng thừng khuyên Đắegiănglơ năm 1946 rằng "đừng đụng vào Việt Nam" nhưng rồi ngvíời Mỹ lại theo vết xe đâ đổ của thực dân Pháp

Xưa, Lê Lợi đã cho sửa đường, cấp gạo, ngựa cho quân Minh xâm lược kéo nhau về phương Bắc; Trần Hưng Đạo cấp thuyền cho quân Nguyên ra biển Đông; Quang Trung đả lập đàn, đọc ván tế chiêu hôn cho những người lính dại dột nghe theo Tôn Sĩ Nghị bị chết oan trong trận Đống Đa

Cụ Hồ đâ băng bó, nuôi dưỡng các phi công Mỹ vđi cơm ăn, áo mặc, báo đọc, trong khi có nhiều người Việt Nam còn thiếu thốn đói rách Cụ Hồ đã đối

Trang 23

xử với những phi công Mỹ với cả tấm lòng nhân hậu, với nhứng con người vì cả tin và bị biíng bít thông tin, chỉ mới mấy phút trước đã rải thảm bom xóa sạch cả một bản, một làng, một dây phố Nhưng Cụ cũng đã "rải thảm đỏ" để các quân nhân Mỹ trở về với gia đình họ.

Con người Cụ Hồ ấy, như giđi báo chí phương Tây thường miêu tả "là bát cơm nhịn ăn trong năm đói kém, là quả táo của em bé thành Patti, là tấm

áo khoác cho một tù binh sĩ quan Pháp ở biên giứi"

Điều đó chứng minh thêm cho nghị quyết rất xác

đáng của ứ y ban hòa bính thế giới khi đặt ra "Giải

thưởng hòa bình Hồ Chí Minh", tặng nhứng phong trào đấu tran h cho quyền sống tự do và hạnh phúc của con người

Nhiều người còn có ý nghĩ hài hước rằng môn đệ của chủ nghĩa Mác là nhứng người có trái tim đá! Nhưng Giăng Lacutuya, thư ký báo chí của đại tướng Lơ Cléc, một trong nhứng nhà nghiên cứu và

viết tiểu sử Hồ Chí Minh xuất sắc ỗ nước ngoài,

lại nhận thấy Cụ Hồ là một con người "đa cảm" Trong

sách "Hồ Chí Minh" do nhà xuất bản Sơi in năm

1967, Lacutuya kể chuyện anh thanh niên Nguyễn Ái Quốc đã khóc nức nở trước cái chết của các lãnh tụ phong trào giải phóng thuộc địa, đâ ôm chầm ông

Babuýt một người Pháp mới ở Việt Nam vê, vì bênh

vực người Việt Nam mà bị nạn, "nước mắt đầm vai áo bạn"

Trang 24

Nhiều nhà báo bắt gặp Cụ Hô ngồi lặng yên nhìn sâu thẳm vào những cánh rừng khi cưn mưa Việt Bắc trú t nước xuống Cụ nghĩ đến nhứng ai: những con cháu yêu thương, học trò của Cụ ở chiến trường hay bạn bè xưa ở các cảng xa xôi ngàn dặm; nhứng người nô lệ da đen, nhứng nông dân Trung Quốc, Thái Lan, An Độ, Mađagátxca vđi nhứng số phận thật kliáe nhau Và những đêm trăng sáng, Cụ iTô lại lặng ngồi nghĩ đến những thủy thủ đồng hành năm xưa ti-ước đảo Tênêrípphơ, trên một dòng sông Cônggô xiic động t.rầni tư.,.

Cái ' tàm" của Cụ ỉíô đá giục các bác sĩ Mỹ, những lính Mỹ trước đả "đến" Việt Nam, năm nay lại "đến" mang lại "nụ cười cho trẻ thơ" Cái "tâm" của Cụ Hồ đã viết nên những trang thư của sĩ quan Pháp ư Điện Biên Phủ, 35 năm sau đả coi Điện Biên Phủ nliư một động lực của hai xả hội, một thắng lợi của hai dân tộc' để trở thành bạn bè của hai màu quàn phục Cái "tám" của Cụ trỏ đá in đậm trên mười ngàn tâm huy hiệu của tổ chức "Hòa giải Hoa Kỳ - Đông Dương" ỏ' Mỹ, ơ nhđng con người đang coi ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ugày vui chung của nhiều gia đình hai nưđc, của nhân dần nhiều nước

Trang 25

QUAN NIỆM VÈ CÁCH MẠNG

CỦA BÁC HỒ

9 một sô' nước châu Âu, từ cách mạng có gốc chữ la-tinh Révolutio vđi nghĩa ban đầu là "quay lại" Tiếng Pháp chuyển sang Révolution, tiếng Nga

■Ị^uitẬOA^HDUU^ , tiếng Anh: Revolution, nhập sang

Tây Ban Nha là Revolucion Nhiều từ điển phương Tây đều dịch nghĩa thứ nhất theo Révolution "là vòng quay, sự quay vòng, chu kỳ quay vòng như vòng quay của hành tinh" Nghĩa thứ hai là "biến đổi bất ngờ và táo bạo trong cơ cấu kinh tế, xã hội" đồng nghĩa với "khởi nghĩa", "nổi dậy", "nổi loạn" (Pháp) hoặc "bưđc ngoặt cơ bản, bước nhảy vọt bất ngờ từ một tình trạng chất lượng này sang một chất lượng khác, một biểu hiện biện chứng của sự phát triển vật chất, xã hội, tư tưởng" (Liên Xô) "Sổ tay từ Hán-Việt", nhà xuất bản Giáo dục 1989, trang 33 viết: (Cách mạng là) "cuộc biến đổi lớn và căn bản trong quan hệ xã hội, chính trị, thực hiện thông qua đấu tranh giai cấp Cuộc đấu tranh nhằm thực hiện hoặc biến đổi về căn bản Quá trình thay đổi lớn về căn bản theo hướng tiến bộ"

Trang 26

Một thời gian dài trong đời sống chính trị ở nưđc ta có nơi quan niệm "Cách mạng" là một biến đổi triệt để, phá hoàn toàn cái Cỉ2, xây hoàn toàn cái

mới, nếu không như vậy là "cải lương”, là "nửa vời" Trong một số văn bản, bài viết, đó đây còn nhấn mạnh "triệt để cách mạng" Năm 1945, lúc khởi nghĩa nhiều thanh niên phá đình, lấy bia đá ra lát đường, hạ câu đối, hoành phi xuống làm bàn, ghế Nhứng việc ấy đèu được coi là "Cách mạng", xóa bỏ "phong kiến" Nhiều anh chị em muốn xóa sạch những cái "cũ", áp dụng những cái "mđi" Nhưng sự lúng túng biểu hiện trong cách đối xử chưa rành mạch giứa "cũ", "mđi" Do đó đã có tình trạng học cái "mới" thì nhố nhăng; bỏ cái "cú" thì lại "bỏ cả cái cũ nhưng tô't đẹp và trở thành truyền thông"

Đôi với Bác Hồ, khái niệm "Cách mạng" rất rõ ràng Ngay từ năm 1946, khi nêu lên khẩu hiệu "ơân, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công, Vô tư", một số cán bộ đã góp ý với Người là "nghe nó cũ quá" Bác đá giải thích đại ý "không phải cái gì cú cũng bỏ"

Năm 1947, ở chiến khu Việt Bắc, Bác viết cuốn

"Đời sô'ng mới" với tên ký là Tân Sinh (có nghĩa là mới sinh ra), xuất bản lần đầu tiên ngay trong năm đó

Trong trang đầu tiên đê cập tới "Đời sống mđi" tác giả viết: "Không phải cái gì cũ cúng bỏ hết, không phải cái gì cúng làm mới Cái gì cũ mà xấu, thì phải

bỏ Thí dụ: ta phải bỏ hết tính lười biếng, tham lam Cái gì cũ mà không xấu (chú ý: Bác không dùng

Trang 27

chữ "tốt" N.V.K) nhưng phiên phức (in nghiêngltrong

bản gốc) thì phải sửa đổi ỉại cho hợp lý T|iắ dụ: đơm cúng, cưđi hỏi quá xa xỉ, ta phải giảm bớt đi

"Cái gì đũ (in nghiêng) mà tốt (in nghiêng) tM phải

phát triển thêm Thắ dụ ta phải tương thân, tương ái, tận trung với nước, tận hiếu vđi dân hcfn khi

trước Cái gì mới (in nghiêng) mà hay (ill nghiêng) thì ta phải làm Thắ dụ: ăn ở cho hợp vệ sinh, làm

việc cho có ngăn cắp"^^’ Năm 1958, khi đông chắ Giang Đức Tuệ, Bắ thư Tỉnh ủy Thái Bình đến gặp Bác tại Văn phòng Phủ Chủ tịch ngày 20 tháng 10, Bác dặn: "Cách mạng chỉ xóa bỏ cái xấu, cái dỏ và giữ lại cái tô't, cái hay"^^'

Văn phòng Hội cfông Bộ trưởng có lưu trứ một bài nói chuyện của Bác nhan đề "Thực hành tiết kiệm, chống tham ô láng phắ, chống bệnh quan liêiX' Bác nói: "Cách mạng là tièu diệt những cái gì xấu, xâydưng nhứng cái gì tốt"

Trong công việc "Cách mạng" (theo quanữ niệm của Bác) Bác thực sự đã cho ta một tấm gươnệ sáng về lời- nói và cả về hành động

Bác đã nghiên cứu, đối chiếu, gạn lọc, xóa bôtất cả những cái "xấu" rigay trong lòng xá hội mớihiện đại văn minh nhất đương thời, đồng, thời đã phát hiện và giữ lại tấ t cả những cái gì hay, tốt, đẹp của lịch sử phát triển các dân tộc trên thế giới,

(1) ưô Chắ Minh, Toàn tập, tập 4, NXB ST, HN, 19S4, U.323.(2) Thái Bình 5 lan đón Bác, Thái Bình, 1970, tr.43.

Trang 28

cổ, kim, đông, tây Người đá thấy được cái hay, cái tốt trong Phật giáo, Thiên chúa giáo, trong Khổng học để vận dụng vào cuộc cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng nhứng điều hay, điều tốt của chủ nghĩa Mác - Lênin

Bác cũng thấy được trong từng con người, từng cộng đồng người tuy "cú", tuy "xấu", nhưng vẫn còn cái "tốt" để phục vụ cách mạng, mà cái tốt trên hết "là lòng vêu Tổ quốc, yêu nước thương nòi" Cho nên, đã có những người trước làm quan to cho Pháp, cho Triều đình Huế, đá du học và kiếm được nhiều tiền trên đất nưđc "tư bản", những nhà "tư sản", những "điền chủ", những vùng dân sông lâu, sông sâu vđi kẻ địch, nhưng họ vẫn thấy được cái điều "cách mạng

Chủ tịch fỉồ Chí Minh", tin và đi theo "Cụ Hồ",

Trong kinh tế, Người cúng không cứng nhắc là

Việt Nam tư bản và công nhân phải "đấu tranh giai cấp" cực đoan như nơi khác Từ năm 1954, Người cho rằng "công, tư đêu được chiếu cố, chủ và thợ cfêu có Người đã đến viếng và thắp hương

đen Hai Bà Trưng tại Thanh Hóa, thích các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh, Việt Nam, Pháp, Ý Khi nói và viết đêu dùng lời lẽ, chứ nghĩa giản dị, khi cần thiết củng đã nêu ỉên những ý hay của Tổng thống Hoa Kỳ, sự dí dỏm củạ người Anh, sự sâu sắc của Khổng tử Tất cả nhứng điều ấy và biết bao đfêu khác nửa đâu có thể nói Bác là "cú"!

(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, NXB ST, HN, 1987, tr.47-48.

Trang 29

Lúc sinh thời Bác cũng đã từng nói "Một đoàn thể mạnh thì cái tốt ngày càng phát triển, cái dở ngày càng bứt đi Một điều tốt phải đưa rá cho tất cả mọi người cùng học, một điều xấu phải đưa ra cho tất cả mọi người cùng biết mà tránh" Người cũng đã dạy rằng xóa điều xấu, làm điều tốt không thế gấp gáp được "Vì nếu có nấu cơm cũng 15 phút mới chín, huống chi là ,sửa chữa cả một nước đã 80 năm nô lệ, người tô't có, người xấu có, mỗi đám ruộng có lúa lại có cỏ, muốn nhổ cỏ thì cúng vài ba giờ mới xong"^^\

Trong tình hình đổi mới của nước ta hiện nay, khái niệm "cái xâ'u, cái tốt" thiết nghĩ cũng cần cho chúng ta suy nghĩ Mở cửa, hòa nhập với cộng đồng quốc tế không phải "nhập" cả những cái "mới", "hiện đại" nhưng lại xấu xa, đồi bại, mà chính họ cũng ghét bỏ, tởm lợm hoặc những điều không phù hỢp với bản sắc văn hóa dân tộc ta Càng không phải một cuộc loại bỏ "nhứng cái cú" - tốt đẹp truyền thống của dân tộc ta Và cũng không nên câu nệ, hẹp hòi, cho rằng "cái này" tuy "tô't" (hay) nhưng là của nước này, chê' độ nọ mà đóng cửa, "cấm cung"

Mấy năm gần đây, bên cạnh nhứng việc du nhập những điều hay, tốt đẹp của thế giới nhiều chiều đóng góp vào công cuộc đổi mới, chúng ta không thể không chú ý đến những việc làm mà cái "cú" đẹp dần mất đi, cái "mới" chưa tót lại đang được 0 bế,

(1) Hô Chl Minh Toàn tập, tập 4, NXB ST, HN, 1984, tr.2«3

Trang 30

đang trên đường "sinh sôi, nảy nd'' Điều này làm cho nhứng ai đó, râ't cực đoan - muốn trở lại hai đầu "cũ, cũ hết, mới, mới hết; cũ xấu hết, mđi tốt hết", Đó là một thái độ không khoa học.

Phải "thế nào" mđi biết thừa kế và mđi giữ được cái tinh hoa trong "cũ", biết cái chưa hay trong "mới" Cũng phải "thế nào" mới vận dụng sáng tạo được nguyên lý đổi mới để tiến lên

Câu trả lời là: bản lĩnh của người cách mạng, những ngi.fời cách mạng Hồ Chí Minh

Trang 31

sự THẬT « LỊCH sứ

đến những năm đầu của thập kỷ 80, còn một số người do nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn đổ lỗi cho Chính phủ Việt Nam và người đứng đầu Chính phủ Việt Nam - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp gây nên cuộc chiến tranh Việt - Pháp^^\ Rất nhiều tài liệu, sách báo, đã công bố, nhưng chưa đủ sức thuyết phục nên vấn đê này vẫn chưa có một kết luận chung cuối cùng, chính xác

Mấy năm gần đây, do việc mở cửa các kho lưu trữ của Pháp - tuy vẫn còn hạn chế - các nhà sử học Pháp đã "vén bức màn bí mật" và khẳng định: cuộc chiến tranh Pháp - Việt xảy ra không thuộc trách nhiệm của Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đó là một khẳng định phù hợp sự th ậ t lịch sử.Khi Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đâ kiên trì giứ thái độ hiểu biết, thông cảm, mềm dẻo vđi Chính phủ Pháp Những lần gặp gỡ vđi các

(1) Người ta có dụng ý đưa từ "Việt" lên trước dể nhấn mạnh rằng Việt Nam chủ đông gây nên cuộc chiến tranh này.

Trang 32

chính khách, các nhà báo Pháp, Mỹ bao giờ Người cũng biêu thị một sự chân thành hợp tác với điều kiện duy nhất là phía Pháp phải tôn trọng nền độc lập, thống nhất của Việt Nam Người cũng đã từng tuyên bố Việt Nam có thể là một nước thành viên trong khối Liên hiệp Pháp, chấp nhận sự "bảo trợ" của Pháp trong một thời gian, sau đó Việt Nam sẽ tiến hành tổng tuyển cử tự quyết định vận mệnh của niình.

Trong thư l,rả lời bà Sốtxi, ngày 22-9-1946, khi đang trên đường về Việt Nam, trên chiến hạm Đuymông Đuyếcvin Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Người Việt Nam ohúng tôi cũng yêu mên nước Pháp Theo tinh thần 'l3ốn bể đều là anh em", tôi yêu mến thanh niên Pháp cũng như yêu mến thanh niên Việt Nam" Trong lời kêu gọi gửi Quốc hội và Chính phủ Pháp ngày 7-12-1946, Chủ tich Hồ Chí Minh lai nhắc lai: "Tôi yêu Tô quốc và^đồng bào tôi, tôi cũng yêu nước Pháp và nhân dân Pháp" Thật hiếm có một người đứng đầu nhà nước nào đó lại có thể nói được những câu như vậy với một nước đs và đang là nưđc thù địch với nưđc mình

Khi Hiệp định sơ bộ 6-3 và Tạm ưđc 14-9 bị phía pháp ngày càng cô" tình vi phạm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm mọi cách loại trừ cuộc xung đột hhặc ít nhất cũng kéo dài thái độ bình tĩn h của h^i bên dể tìm kiếm một giải pháp hòa binhj thích^hợp

Trang 33

Theo các nhà sử học Pháp^^^ thì trong nhứng ngày cuối năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã liên tiếp kêu gọi Chính phủ Pháp không nên "phí sức gây một cuộc chiến tranh khốc hại và nếu phải kiến thiết trên đống hoang tàn thì thật là một điều tai

Ngày 7-12, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi một bức điện cho V.Ôriôn yêu cầu góp phần làm dịu tình hình Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố với Bécna Đrănbe - nhà báo Pháp cuối cùng gặp Người trong năm 1946, rằng: "Đồng bào tôi thành thực muốn hòa bình Chúng tôi không muốn chiến tranh Tôi biết là nhân dân Pháp không muốn chiến tranh"

Theo P.Đơvile, trong cuốn Pari - Sài Gòn - Hà Nội, ngày 11-12, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự một phiên họp của Hội đồng Chính phủ để nghiên cứu vấn dề quan hệ với nước Pháp, nghe đồng chí Võ Nguyên

(1) Như J.Misen Hettrich: P.ĐỜvile, H.Azô, S.Phuốcniô

(2) Hô Chí Minh: Toàn tập, T.4, NXB ST, HN, 1984, tr.201.

Trang 34

Giáp, Hoàng Minh Giám báo cáo về nhứng cuộc trao đổi với Xanhtơni và Người đã quyết định gửi một thư kêu gọi Chính phủ Pháp tìm mọi cách giứ hòa bình.

Ngày 15-12, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu Xanhtơni chuyển một bức điện quan trọng cho Chính phủ Pháp, đề nghị cụ thể: "Phía Việt Nam, phía Pháp cả hai phía thực hiện ngay nhứng điều khoản của Tạm ưđc đình chỉ ngay mọi sự tuyên truỳên thiếu thiện cảm bạn bè trên đài phát thanh và trên báo chí Pháp và Việt Nam"*^*

Ngày 19-12, vào buổi trưa, Xanhtơni nhận được thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh Trong thư, Ngườiviết:

"Kính gửi Ngài Cao ủyBạn thân mến,

Không khí đã trở nên rất càng thẳng trong những ngày gần đây Thật là đáng tiếc Trong khi chờ đợi quyết định của Pari, tôi trông chờ vào Ngài để cùng với ông Hoàng Minh Giám tìm kiếm một giải pháp

nhằm cải thiện không khí

Xin Ngài nhận cho những tình cảm bạn bè thán thiết của tôi và nhờ Ngài chuyển tới phu nhân Xanhtơni lời chào kính trọng của tôi

Hô Chí Minh"^^’

(1) P.Đơvile: Lích sứ Việt Nam, Nhà XB Sơi, Pari, 1952, tr.351.

(2) Sđd, tr.354.

Trang 35

Nhưng mọi cố gắng của Chủ tịch Hò Chí Minh về một cuộc thương lượng hòa bình đêu không được phía Pháp - đúng hơn những người đại diện cho Chính phủ Pháp ở Việt Nam bấy giờ - chấp nhận.

Chiến tranh th ậ t sự do Pháp chủ động gây ra Tất nhiên là phía Việt Nam có quỳền chủ động để dề phòng Và "mặc cfâu đã đề phòng, Việt Nam vẫn mất Hải Phòng và 3 tuần sau đó rơi vào cái bẫy của người Pháp đố giăng ra Người Pháp đã không làm được cuộc đảo chính và chiến tranh bắt đầu, Hồ Chí Minh, cũng như tấ t cả Chính phủ Pari đều mắc bẫy"^^\

Vậy, những biện pháp của những kẻ giăng bẫy là gì ?

Bộ ba đại diện cho Chính phủ Pháp lúc bấy giờ

ở Đông Dương ỉà "nhà tu khoác áo đính lon Đacgiăngliơ

(tên mật trong công điện là Néptu3ni), L.Pinhông, tướng Valuy - cũng là đại biểu quyền lợi của Đảng Cộng hòa bình dẳn, của bọn tư bản Pháp muốn quay trở lại Đông Dương Bộ ba này đá khéo léo tìm cách thuyên chuyển hoặc bắt trở vê Pháp nhđng người có thiện cảm với Chính phủ Việt Nam, ngăn chặn những cuộc tiếp xúc, hành động hòa bình của các

(1) P.Đơvile; Tham luận tại Hội nghị khoa học lOO năm ngày sinh Chủ tịch ỉíô Chí Minh tại trường Đại học Pátxao, CHLB Đức, 14-6-1990 Bản tiếng Pháp Ixíu tại Viện Hò ChíMỉhh.

Trang 36

tướng lĩnh, nhà báo Pháp (như trường hợp tướng Lơcléc, Xanhtơni, M.Hetrich) để độc quyền hành động, độc quyền đưa tin về Việt Nam.

P.Đơvile đâ viết từ năm 1952 rằng: "Dư luận Pháp

không bao giờ có được những tin tức xác thực (P.Đơvile

nhấn mạnh) của vấn dề" (chiến tranh ở Việt Nam)

Ma thuật thứ hai của "bộ ba" là chỉ chuyển sớm, nhanh về Pháp nhứng thư, điện của Chính phủ Hồ Chí Minh có nội dung không phương hại gì đến âm mưu của họ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy gan ruột của họ Trong lời kêu gọi gửi Quô'c hội và Chính phủ Pháp ngày 7-12-1946, Người viết: "Họ lợi dụng độc quyền thông tin trong tay đế báo cáo sai sự thật, đế làm cho Quốc hội Pháp, Chính phủ Pháp và nhân dân Pháp không rõ tình hình Việt Nam"^^\

Theo dõi các bức điện, thư của Chính phủ ta nhờ Cao ủy Pháp chuyển về Pari chúng ta sẽ thấy rõ; Điện khẩn ngày 15-12 gửi L.Blum mãi đến ngày 18 cùng tháng mđi được chuyển từ Sài Gòn về Pari Điện nhận ở Pari có ký hiệu 2062F, 18-12-1946, lOh 30 (kho ANSOM) mà mái đến ngày 27-12, đài AFP mới được phép công

Trang 37

ủ n g hộ, làm hậu thuẫn cho "Néptuyn" còn có các nghị sĩ, quan chức cộng hòa bình dân ở ngay trên đất Pháp Khi Chính phủ Ramađiê thay Chính phủ Lêông Blum Ramađiê tuyên bố sẩn sàng công nhận nền độc lập và thống nhất của Việt Nam nhưng

đa số trong Đảng Cộng hòa bình dân bị bộ ba ở Đông

Dương mê hoặc về sự "phản bội" ngày 19-12 nên không

tán thành thương lượng Ngày 22-12-1946, tờ Thời

báo New York đã bình luận: "Nước Pháp là nưđc duy

n hất ở châu Âu định duy trì các thuộc địa của mình

ở châu Á bằng bạo lực" Ngày 2-1-1947, Đácgiăngliơ

ngoan cố cho rằng "không thể thương lượng được với Hồ Chí Minh" Cố vấn chính trị Pinhông cũng họa theo "không thể nối lại cuộc thương lượng với Hồ Chí Minh" Khi Mutê được Chính phủ Pháp cử sang Đông Dương để tìm cách tiếp xúc với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng hòa bình dân lại lệnh cho Mutê là "không được thương lượng" (theo lời dẫn của Mác Ảngđrê)^^\ Mutê đã bị "bộ ba diều háu" thả màn khói, bố trí "kịch bản" Hà Nội không an toàn, nên vừa đặt chân đến Thăng Long, nghe vài loạt đạn cối, đại bác vu vơ do họ dàn dựng, không kịp trả lời điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi ngày 3-1-1947, Bộ trưởng Mutê đã "cắp cặp chuồn thẳng về Pháp"

Tại phiên họp của Hội đồng Đông Dương ngày 7-1-1947, Cốtplôrê, người của phái cộng hòa bình dân còn tuyên bố: "Sự từ chối không thương lượng với

(1) P.Đơvile: Lịch sử Việt Nartif Sđd, tr.353.

Trang 38

Hồ Chí Minh đã được càn cứ khồng phải là vào các sự kiện 19-12-1946 mà căn cứ vào nhứng môl liên lạc của Việt Nam với Mátxcơva" Thật là một lời vu cáo trắng trợn và bỉ ổi Vì từ ngày 22-12-1944, Chính phủ Pháp đã ký với Chính phủ Liên Xô một hiệp ưđc có giá trị 20 năm, trong đó, điều 5 quy định "hai bên cam kết không liên minh và tham gia vào bất cứ khối liên minh nào nhằm chống lại một trong hai bên"^^* (Ngay trong năm 1945, ở Hà Nội đã có mặt một sĩ quan Liên Xô nhưng không có sự tiếp xúc của hai phía Việt Nam và Liên Xô Điều này Chính phủ Pháp biết rất rõ) Nhưng, nhân dân Pháp đá dần dần tìm ra sự thật Ngay từ những ngày trưđc cuộc chiến tranh, nhà báo Pháp Giăng Misen Hetrich,

trong cuốn "Độc lập hay là chết" phát hành tại Pháp

trưđc khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nưđc Pháp năm 1946'^^ đá viết: "Người Việt Nam yêu thích văn hóa Pháp Việt Minh đang đại diện cho tâm hồn hiện tại của Việt Nam Họ chẳng bao giờ để rơi vào sự "bảo hộ" của Pháp lần nứa Nưdc Pháp, như Xanhtơni và Lơcléc đã làm, chấp nhận sự hợp tác thành thật bằng cách tôn trọng lý tưởng của họ thì khối Liên hiệp Pháp và Việt Nam có thể đem lại nhứng kết quả tốt đẹp"

(1) luri Bôritxốp; 60 năm quan hệ Pháp • bản tiếng Pháp, M.1984, tr.299.

(2) G.M.Hetrich: Độc lập hay ỉà chết, Nxb Vinhô, p 1946.

Trang 39

Năm 1952, P.Đơvile đã lên án rằng "đường lối chính trị tiến hành bởi một nhóm người "trong bóng tối và trong bí mật" không thể được đánh giá là đường lối chính trị của nước Pháp Vấn dề là rấ t nghiêm trọng, ơân phải nhanh chóng đề cập và kết luận nếu như người ta không muốn đất nước Pháp lại bị xô đẩy vào những cuộc phiêu lưu đẫm máu nứa"^^\ Đến năm 1988, sau mấy chục năm tìm kiếm, xác minh, tùy viên báo chí Bộ tham mưu của đại tướng Lơcléc, P.Đơvile viết tiếp cuốn "Pari - Sài Gòn - Hà Nội" Ngay ở trang đầu tác giả cho biết "30 năm sau, nhứng cái lưỡi "bại liệt", những tư liệu lưu trữ đã mở ra phơi trần và chứng giải tại sao lại nổ ra cuộc chiến tranh ở Đông Dương Đấy không phải là một "tai nạn" mà là một sai sót, một tính toán sai lầm của một nhóm người giả dô'i, thiển cận".

P.Đơvile khẳng định; "30 năm sau, người ta mới biết rằng Đácgiăngliơ và tập đoàn của ông ta đă thiếu năng động, đá th ất bại" Ngày nay, "màn bí mật to lớn nặng nề của lịch sử mới được vén lên"

Theo P.Đơvile, "Việt Nam là một trong nhứng thảm kịch lớn của th ế kỷ XX" và "nước Pháp phải chịu trách nhiệm về những "tên lính đánh thuê" mạo xưng thanh danh của nưđc Pháp hòng cứu nguy cho nền đế chế Pháp"

Sự th ật đã rô ràng Háy nhìn thẳng vào quá khứ để xử lý hiện tại Ngày hôm nay, chúng ta cần đến

(.1) P.Đơvile: Lịch sứ Việt Nam, Sđd, tr.473.

Trang 40

nhau "Cả hai nước chúng ta đều có quyền lợi chung, có mối tinh cảm chung, có một nền văn hóa và luân lý giống nhau và có chung một nguyện vọng tha thiết: tự do"°^.

Giá như "Chúng ta mong muốn và chúng ta cùng nhau dàn xếp", "Sự thành thực và tin cậy lẫn nhau sẽ san phẳng được hết thảy những trở ngại"*^^

Nhưng đáng tiếc là sự thật lịch sử lại không diễn ra như thế!

(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.4, tr 145-146.

(2) Sđd, tr.l43

Ngày đăng: 01/09/2024, 22:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w