1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Cẩm Nang Sử Dụng Dụng Cụ Cầm Tay Cơ Khí - Nguyễn Văn Tuệ.pdf

187 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cẩm Nang Sử Dụng Dụng Cụ Cầm Tay Cơ Khí
Tác giả Nguyễn Văn Tuệ, Nguyễn Đình Triết
Trường học Đại Học Thủy Sản
Chuyên ngành Cơ Khí
Thể loại Cẩm Nang
Năm xuất bản 2004
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 187
Dung lượng 25,49 MB

Cấu trúc

  • NHẬP ĐỀ (11)
  • CÁI VẶN ỐC (13)
    • V. ỌA (14)
  • BÚA (21)
  • KỀM (24)
  • KHÓA HAI ĐẦU CÓ MIỆNG MỞ • (28)
  • CHÌA KHÓA CÓ MIỆNG MỞ ĐƯỢC NHlỀU (32)
  • CỠ (MỎ-LÊT) (32)
  • MỎ-LÊT ĐẦƯ VUÔNG (36)
  • MỎ-LẾT RĂNG (HAY MỎ-LẾT ỐNG NƯỚC) (36)
  • CHÌA KHÓA ĐẦU BỌC (37)
  • CHÌA KHÓA Đ ẦU ỐNG (40)
  • CHÌA KHÓA ỐNG ĐẶC • (48)
  • CHÌA KHÓA MÓC (S p an n ers) (49)
  • DÙNG CHÌA KHÓA NÀO? (52)
  • ĐỤC (53)
  • DÙI LỔ (60)
  • DŨA (64)
  • s ử DỤNG VÀ GÌN GIỮ DŨA (65)
  • CƯA SẮT (69)
  • THƯỚC ĐO KẼ HỞ (74)
  • NHỮNG DỤNG c ụ ĐO LƯỜNG KHÁC (76)
  • ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG GIỮA THƯỚC ANH (76)
  • VÀ THƯỚC MÉT (76)
  • THƯỚC TRÁC— VI (80)
  • ĐỒ THÁO ĐINH ỐC GÃY (82)
  • ĐỒ DÙNG THỢ MỘC (86)
  • BÚA ĐINH (86)
  • XÀ BENG NẬY (89)
  • CƯA TAY (89)
  • MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý (93)
  • NGUYÊN BẢN TIẾNG a n h ) (95)
  • CONTENT (97)
  • INTRODUCTION (101)
  • SCREWDRIVERS (103)
  • HAMMERS (112)
  • PLIERS (115)
  • OPEN-END WRENCHES (119)
  • ADJUSTABLE WRENCHES (121)
  • MONKEY WRENCHES (127)
  • PIPE WRENCHES (127)
  • SOCKET WRENCHES (129)
  • SET-SCREW WRENCHES (140)
  • SPANNER WRENCHES (140)
  • WHICH WRENCH TO USE? (141)
  • CHISELS (145)
  • PUNCHES (153)
  • FILES (155)
  • THE USE AND CARE OF FILES (158)
  • HACKSAWS (161)
  • FEELER GAGES (168)
  • OTHER MEASURING TOOLS (170)
  • ENGLISH AND METRIC UNITS (171)
  • MICROMETERS (172)
  • SCREW EXTRACTORS (177)
  • CARPENTER’S TOOLS (178)
  • THE NAIL HAMMER (179)
  • RIPPING BAR (182)
  • HAND SAWS (182)
  • POSTSCRIPT (187)

Nội dung

ẩm Nang Sử Dụng Dụng Cụ Cầm Tay Cơ Khí - Nguyễn Văn Tuệ.pdfẩm Nang Sử Dụng Dụng Cụ Cầm Tay Cơ Khí - Nguyễn Văn Tuệ.pdf

NHẬP ĐỀ

Cách dây nhiều ngàn năm, con người không có dụng cụ gì trử hai bàn tay không Hai bàn tay dùng làm đủ thứ thay cho dao, dũa, búa, kềm, gươm, giáo Hai bàn tay gắp đồ ăn, giết kẻ thù,xây dựng nhà cửa Con người chỉ có sức mạnh tay chân đ ể chống chọi với Tử thần Bởi vậy ai có đôi bàn tay khỏe nhất chính là có được những dụng cụ mạnh mẽ nhất

Không gì đáng kể ngoài sức mạnh thể chất.

Nhưng một ngày kia, có một kể dĩ nhiên không phải là người khỏe nhất trong một bộ lạc đã nhận thấy nếu dùng một cục đá buộc chặt vào đầu cây gậy là có thể đập mạnh hơn nắm tay không Anh ta có th ể đập vỡ mọi thứ, kể cả sọ người một cách dễ dàng hơn Anh lại có thể làm được nhiều việc mà ngay người khỏe nhất củng không thể làm nổi với hai bàn tay không Do đó, chiếc búa đầu tiên ra đời và làm nảy sinh ra một điều mới lạ, một tư tưởng vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay, theo nhận định đó thì con người khỏe nhất, to lớn nhất, không nhất định phải là người đứng đầu, không phải luôn luôn làm dược nhiều việc nhất hoặc lập được những công trình vĩ đại nhất; mà nhờ có các dụng cụ, bất cử ai, dù yếu hay khỏe, củng có thể làm được công việc đó.

Ngay từ lúc sơ khởi trong thời tiền sử đó, các dụng cụ đã dược phát triển, tu chỉnh, và càng ngày càng tinh xảo Ngày nay ta đã có những mảy móc dồ sộ tối tân, có chiếc cao tới hai tầng lầu, chỉ do một người điều khiển mà cũng có thể làm được những công việc trước đây hàng trăm người cũng không làm nổi bằng tay không Dụng cụ nhân sức mạnh ta tăng lên gấp bội, chăng khác nào hàng triệu bàn tay sẵn sàng giúp ta hưởng

11 mọi tiện nghi, không có dụng cụ, có lẽ ta đã không có dược nền văn minh như ta thấy bây giờ.

Nhưng, mặc dầu các máy móc phức tạp phát triển mạnh mẽ, đồ dùng bằng tay vẫn không kém phần quan trọng Nó vẫn rất cần thiết cho công việc sản xuất, và lại càng cần thiết hơn cho công tác duy trì thường nhật Vả chăng nhà nào lại chẳng có ít nhất một cái búa hay một cây vặn ốc? Biết bao sách vở đã được viết ra để giảng về dụng cụ máy móc mà riêng những người thợ được huấn luyện thông thạo được sử dụng chúng mà thôi.Còn các dụng cụ bằng tay thường bị coi như quá tầm thường đến nỗi không ai buồn chỉ bảo cho biết dùng thế nào là đúng là sai, hoặc phải gìn giữ chăm sóc như th ế nào nữa.

Bởi vậy trong những trang sau dây, chúng tôi lựa chọn một số dụng cụ thông thường nhất đ ể nếu lên những phương pháp sử dụng thích đáng và hữu hiệu nhất.

Chúng tôi sẽ dẫn chứng phương pháp nào là đúng hay sai, kèm theo vài “bí quyết nhà nghề” để có thể làm công việc một cách nhanh chóng.

Trong các hình vẽ, ta sẽ được Tý cho ta biết cậu dùng sai các dụng cụ như thế nào, và bị nhữnng phiền phức gì?

Cậu có thiện chí đấy, nhưng vl ra đời cách đây lâu năm nên không dược ai chỉ bảo cách dùng cho thích đáng.

Chúng tôi mong rằng cuốn sách nhỏ này sẽ giúp các bạn làm công việc hoàn hảo hơn và tránh hư hỏng dụng đồng thời chúng tôi củng mong cuốn sách này giúp người sử dụng cu tránh được những bực tức phiền muộn.

CÁI VẶN ỐC

ỌA

H ìn h 4 Đừng làm như thế này

Giữ thân cây vặn ốc thẳng trên đầu ốc

1 4 Đừng đập búa trên đầu Đừng dùng kìm kẹp cây vặn ốc

Nếu lưỡi của cây vặn ốc bị gãy thì cây vặn ốc dó trở nên vô dụng, cần phải nung lười lại, dập dẹp lại, và như vậy phải khéo léo, công phu lắm.

Nếu thân cây vặn ốc bị cong thì khó mà uốn lại cho nó thật thẳng Thăn không thẳng thì rất khó đặt lưỡi đúng vào giữa khe ốc Chớ nên dùng búa đập vào đầu cán, vì nó không thể dùng thay cho cải chàng, cái đục hay cải dùi được Nhưng nếu bạn phải tháo một cái đinh ốc bị rỉ sét, trước tiên bạn nên gõ nhẹ lên cán để cho tróc hết rỉ sét trong khe đinh ốc ra Bạn củng có thể dùng búa gõ lèn cây vặn ốc để đặt nó đúng vào khe ốc trước khi vặn ốc ra Nhưng bạn nến cẩn thận, trước khi gõ búa lèn cán, bạn hãy xem cây vặn ốc của bạn có phải là thứ có thân bằng thép xuyên ra đầu cán không Nếu là loại không có thân xuyên ra đầu cản nghĩa là cán cắm vào thân qua một cái vòng đai bằng kim khí thì khi bạn dùng búa đập lèn cây vặn ốc cản sẽ nứt đôi, và thế là hỏng mất cây vặn ốc Phần nhiều những cây vặn ốc tốt dùng để sủa chữa xe hơi đểu có thân xuyên ra dầu cán, để có thể đập búa lèn cản nếu cần Một vài loại vặn ốc mới có cán nhựa cũng có thể đập búa lèn được, nhưng củng có thứ không đập được, vậy bạn chớ có liều Đồ dùng mua mất tiền mà có khi khó kiếm lúc cần đến nó, vậy khi dùng rất nên thận trọng.

Ta không thể quá chú trọng về kích cỡ của cây vặn Ốc mà không để V đến bề dày lưỡi của nó có lọt vừa khe Ốc hay khỏng

Nếu lọt vừa thì không những khe ốc khỏi bị chìm cạnh, lưỡi của cây vặn Ốc khỏi bị hư; mà còn đỡ tốn sức để ấn chặt nó vào khe đinh ốc? Đầu lưỡi mài đúng phương pháp sẽ có hai mặt chạy song song Mài lưỡi như vậy thì tốn công nên phần đông các nhà sản xuất mài mặt lưỡi thuôn dần ra cho tới thân.

16 Đây là một cách mài lại: đặt lưỡi lẽn bánh đá sa-thạch (bánh đá mài) rồi mài cho phần tren lưỡi hơi thuôn vào một chút Lưỡi dược mài mặt song song như vậy sẽ dứng vững trong khe ốc khi phải dùng sức dể vặn ốc cho thật chắc Nếu dầu lưỡi thuôn dần lẽn phía trên thì khi ta vặn mạnh nó sẽ rất dễ trượt ra ngoài khe dinh ốc.

Có một loại vặn dinh ốc đặc biệt có thân vuông, có thể dùng chìa khóa (mỏ-lêt) để vặn cây vặn ốc Thân của loại này lớn và đủ khỏe để chịu được sức vặn bằng chìa khóa, và dây là loại vặn đinh ốc duy nhất mà bạn phải dùng đến chìa khóa CHỚ N Ê N DÙNG KỀM để vặn CÂY VẶN ĐINH Ốc.

Ngoài bộ vặn đinh ốc thông dụng ray còn có những loại dùng vào nghề điện hoặc cho các nghề khác Bạn từng thấy nliửng cây vặn đinh ốc nhỏ có móc để gài vào túi Bộ đồ nghề của một thợ máy sẽ không đầy đủ nếu thiếu một hai chiếc vặn ốc loại nhỏ này.

Gần đây, loại vặn ốc Phillips (loại vặn ốc bốn klúa) trở nên thông dụng vì có nhiều bộ phận xe hơi và xe cam-nhòng bắt đinh ốc Phillips, nhất là các khuôn đúc và các đồ phụ trang trên xe Đầu đinh ốc có bốn khe chéo hình chữ thập Ưu điểm của loại vặn ốc Phillips là không bị trượt ra ngoài khe ốc và làm trầy xe Tuy nhièn, dùng loại vặn ốc này ta phải tì mạnh hơn là dùng cây vặn ốc thường để giữ nó đứng chặt trong khe Ốc chữ thập Vặn ốc Phillips có ba cờ 4, 6 và 8 inches, đủ để vặn mọi loại ốc Phillips trên các xe hơi. Đôi khi người thợ máy phải dùng đến CẦY VĂN Ố c ĐAU CONG nếu không đủ chỗ vặn bằng cây vặn ốc thẳng thường thấy Loại vặn ốc này có hai lưỡi, một lưỡi chạy dài theo chiều thân N hư vậy nếu thiếu chỗ xoay trở ta có thể đổi đầu nọ sang dầu kia.

■ 0 Ả 17 Đinh ốc bốn khía và cây vặn ốc bốn cạnh

Cây vặn ốc đầu cong

H ìn h 12 Đừng dùng cây vặn ốc để thử cường độ dòng điện mạnh

\ B Cây vặn ốc không khít với khía đinh ốc sẽ làm hư cây vặn ốc và khía đinh ốc

A Cây vặn ốc phải khít với đầu đinh ốc như vậy

Mỗi bộ đồ dùng sửa xe hơi cần phải có hai cây vặn ốc kiểu dầu cong đó, một cây cỡ lớn và một cây cỡ trung bình

Cây cỡ lớn dùng vào “láp” chuyển và các đầu trục xe hơi, và bộ phận tay lái xe cam-nhông (xe chở hàng hóa lớn).

Coi chừng, chớ bao giờ dùng cây vặn ốc để kiểm soát mạch điện có cường độ cao Mạch điện có điện thế cao sẽ làm quăn hay làm chẩy lưỡi cây vặn ốc N hư vậy không có nghĩa là bạn không được dùng cây vặn ốc để dọ tìm xem nếu lửa (bu-gi) nào chết lửa làm máy không chạy Mạch điện vào các bu-gi có diện thế cao nhưng có cường độ thấp, không làm hư cây vặn ốc được.

Vấn đề này không liền quan đến việc sử dụng các dụng cụ nhưng bạn củng nên coi chừng:

Bạn chớ có đeo nhẫn khi làm việc gần những bình điện hoặc máy phát trớn, bạn có thể bị bỏng tay vì nhẫn chạm phải mạch điện.

Nếu lưỡi vặn ốc bị hư vì dùng sai, hoặc một góc bị sứt vì nậy mạnh quá, cây vặn ốc có thể sửa chữa để dùng lại được bằng cách đem mài lưỡi lèn đá sa-thạch Khi mài lưỡi bị hư, trước hết phải mài đầu lưỡi cho bằng và thẳng góc với thân Đừng bao giờ mài luôn một mạch lâu quá, và phải nhúng lưỡi vào nước luôn cho nguội Nếu không làm vậy, sức nóng do sự cọ sát' vào đá mài sẽ làm mất sức tôi và làm lưỡi mềm di.

Khi đã mài xong đầu lưỡi cho vuông vắn rồi, nên mài hai mặt lưỡi một chút, lúc mài nhớ giữ sao cho bề dày dầu lưỡi vừa vào khe ốc, và hai mặt đầu lưỡi chạy song song lèn một quăng ngắn, hoặc thuôn vào một chút lèn thân Chớ bao giờ mài hai mặt lưỡi thuôn xuống thành bờ sắc nhọn ở đầu lưỡi

BÚA

Có nhiều loại búa Búa dầu tròn là thứ thông dụng nhất trong giới thợ máy xe hơi Phần mặt phẳng đầu búa thường dùng để đập gọi là MẶT BẢNG còn phần bèn kia là ĐẦU TRON dể dọt hoặc nện, nhất là để dọt đinh tán Lỗ để cắm cản búa vào gọi là MAT BÚA.

Búa đầu tròn xếp hạng theo cân nặng của dầu búa, không kể cán, thường thường nặng từ 100 gr tới 1 kg (hay 4, 6, 8 đến 12 ounces và 1, 1 lÌ 2 đến 2 pounds) Tiện dụng nhất là một lô búa gồm có một chiếc 350 gr (12 ounces), một chiếc 700 gr (1 Ư 2 lbs) và 01 chiếc 100 gr hay 150 gr (4 hay 6 ounces) Búa nhỏ rất tiện cho việc nhẹ vì đầu búa tròn rất thích hợp cho việc đục lỗ cho đinh ốc có đầu.

Búa là vật rất thường dùng nhưng nó cũng có cách dùng sai và cách dùng đúng Người mới dùng búa thường nắm cán búa gần sát đầu búa, tức là làm nghẹn búa Nắm như vậy thì giảm mất sức đập và khó lòng giữ cho mặt búa được phang Muốn dập mạnh, phải cầm cán búa ở ngay đầu cán: chiều dài tay nâng búa dài hơn và cú đập hiệu nghiệm hơn Mặt búa phải luôn luôn đập pliẳng xuống đồ mình đập, nắm búa giơ lèn theo góc độ nào thích hợp nhất để khi búa đập xuống, mặt búa và mặt đồ bị dập khít với nhau N hư vậy sức đập sẽ được đồng đều trên khắp mặt búa và cạnh búa khỏi bị hư Cán búa phải lắp thật chặt vào đầu búa

Không bao giờ dùng bủa mà đầu búa lỏng lẻo, rất nguy hiểm vì khi dập, đầu búa có thể rời ra, gây thương tích cho người xung quanh Lỗ búa, tức là mắt búa thường đục từ trung tâm thuôn ra ở hai phía Cán búa gọt theo liình lỗ búa, lắp vào

21 dầu búa rồi phải chèm vào đầu cán một miếng nêm bằng thép: như vậy cán được nêm chặt vào đầu búa Nếu miếng nêm thép này chực sút ra thì phải lắp miếng khác ngay lập tức trước khi dùng búa Nếu không tìm dược ngay miếng nêm khác, có thể dũa một miếng thép dẹt làm nêm, hoặc lấy một cái dũa cũ chặt lấy chuôi dũa mà nêm cũng được Đuôi dũa tức là phần dũa cắm vào cán dũa Đừng bao giờ dùng một chiếc búa loại thường để đập, nếu ta nhận thấy mặt đồ hoặc chính mặt búa có thể bị hư Khi ta dùng búa để đập lên một mặt đồ đúc chẳng hạn thì phải lót mặt đồ đó bằng một miếng thau mềm, miếng clú hay một miếng gỗ rắn.

Có những loại búa đặc biệt như búa gò, mặt bằng da sống, bằng nhựa hay bàng chì,cốt dùng để tránh khỏi hư mật đồ nền búa mặt nhựa được nhiều thợ máy ưa dùng nhất.

Chớ nên dùng đầu cán búa mà gõ, tỉ như gõ ổ bi (đạn) vào chỗ,'vì làm như vậy sẽ hỏng cán búa Củng chớ nên dùng cán búa làm xà beng để nậy vì như vậy dễ làm gẫy cán búa.

Phải giữ búa cho sạch sẽ, thỉnh thoảng nến rửa búa bằng dầu 'm a-dút hoặc một loại dầu rủa khác • • •

Không nên làm thế này

H ình 19 Đầu búa nêm chặt vào cán búa cả hai phía

KỀM

Kềm có nhiều loại Thông dụng nhất trong nghề sửa xe

^ V N hơi là KEM TANG loại 15 cm (6 inches) Miệng kem tăng mở rộng thêm nhờ cái chốt mở ngàm, dùng để cặp các vật lớn hơn, kềm tăng có những cỡ 12,5 15 cm, 20 cm, và 25 cm (5, 6, 8 và 10 inches) Đó là kí thước chiều dài toàn diện của chiếc kềm Ngoài cỡ 15 cm (6 inches) ra, ta thường thấy người thợ máy có thêm một cái kềm 12,5 cm (5 inches) để việc nhẹ, và một cái 25 cm(10inches) để làm việc nặng Một vài loại kềm tăng có thêm phần cạnh sắt dể cắt dây và cắt chốt Kềm tăng hạng tốt làm bằng thép tôi luyện rất kỹ có thể dùng vào những việc nặng mà không sợ hư kềm.

Chớ nên dùng kềm để kẹp dồ cứng quá, có thể làm mòn răng kềm, và kềm không kẹp chặt được nữá.

Nhiều thợ máy tập sự, đôi khi dùng kềm để vặn hoặc tháo chân ốc, làm bác thợ máy giỏi phải ngán luôn Vặn tháo chân ốc phải dùng chia khóa ( mỏchớ không bao giờ được dùng kềm cả Nghĩa là có dụng cụ thích hợp thì không nên dùng kềm.

Một loại kềm khác rất tiện trong nghề sửa chữa xe hơi là KỀM CAT xéo Loại kềm này rất tiện để kéo chốt an toàn, nhất là các chốt ốc có khía ở cây “biên” và chóp si-n ê” Tra chốt an toàn bàng kềm này cũng tiện lắm: vừa cắt chân chốt cho đúng độ dài, lại vừa dùng kềm bửa chân chốt ra dễ dàng.

Chôt mở ngàm giúp miệng kềm mở lớn hơn

H ình 22 Đừng dùng kềm vặn chân ốc

H ình 25 Đầu và miệng mở xéo với thân 15°

Loại kềm mũi dài hoặc dẹt hoặc hình mỏ đều dùng ưào những việc tỉ mi khó khăn như gắp ra ngoài một chiếc vòng đệm hay một cái chân ốc ở một chỗ hóc hiểm khó với tới

Dùng kềm mũi dài để tháo và đặt các chốt giữ trục có lò so trong một vài loại máy rất dễ dàng.

Bác thợ mảy chữa nhiều đồ điện cũng nên có một cặp kềm loại thường có lưỡi cắt ngang hông cỡ 12 hay 15 cm (5 hay 6 inches), để cắt dây điện sơ cấp và cao thế, và đ ể thay các loại dây trong hệ thống điện.

Kềm phải được giữ cho sạch như mọi đồ dùng khác, thỉnh thoảng phải lau rửa cho sạch bụi bặm dầu mỡ, và nên nhỏ dầu nhớt vào chốt kềm Nếu dùng cẩn thận như vậy, kềm sẽ đỡ mòn và khỏi r ỉ sét, vì rỉ sét là kẻ thù địch nguy của mọi đồ dùng.

KHÓA HAI ĐẦU CÓ MIỆNG MỞ •

Khóa này hai đầu có miệng mở cố định Thường thường một bộ khóa miệng mở đầy đủ có 10 chiếc, miệng mở có cỡ từ 8 mm tới 2,5 cm (5/16 inch đến 1 Chỉ một bộ chìa khóa này là đủ vặn các cỡ chân ốc, bù-loong của các loại xe hơi, xe máy Bể rộng của miệng chìa khóa là cỡ của chìa khóa đó Chìa khóa nhỏ nhất trong bộ 10 đầu miệng mở cỡ 8 ly (5 /16 inch), đầu bên kia miệng mở cỡ 10 ly (3/8 inch)

Ta gọi nó là khóa đầu mở cỡ 8 và 10 mm (5/16 và 3/8), 8 và 10 ly là khoảng cách giữa hai cạnh chân ốc hay đầu bù-loong, chứ không phải là đường kính của dinh ốc hay bù-loong

Kích thước thật sự của bề rộng miệng chìa khóa lớn hơn cỡ chính thức ghi trên chìa khóa từ đến 1 mm, như vậy miệng chìa khóa mới có thể đặt lọt vào cạnh chân ốc và đầu bù-loong một cách dễ dàng để vặn hay tháo ra.

Bề rộng miệng chìa khóa nhỏ đi bao nhiêu bề dài chìa khóa cũng rút bớt đi bấy nhiêu, để công việc vặn hay tháo ốc được tương xứng với cỡ chân ốc hay bù-loong Cùng một độ vặn ốc, sức vặn chìa khóa ngắn nhẹ hơn là với chìa khóa dài, và sự sắp đặt bề dài chìa khóa cân đối như vậy giúp ta tránh dùng quá sức, đến nỗi làm chờn răng ốc hoặc vặn méo cả đinh ốc.Chia khóa miệng rộng có bề dài tương đối dài hơn để tăng sức vặn và cố nhiên được làm đầy hơn đ ể tăng sức chịu đựng.

Ngoài bộ chia khóa thường dùng, người thợ lành nghề thường có thêm một bộ ba hay bốn chiếc rất nhỏ để dùng vào các bộ phận đánh lửa, bộ phận lọc xăng và các đinh ốc bộ phận về điện Một bộ chìa khóa nhỏ như vậy nhiều lúc rất tiện lợi.

Chìa khóa đầu mở thường có đầu và miệng mở hơi xéo với thân, phần lớn xéo 15 độ, có thứ xéo tới 22 độ rưỡi Bạn có thể lấy làm lạ vì tại sao lại phải làm miệng xéo như vậy Nếu bạn vặn hay tháo ốc ở một CHÔ CHẬT HẸP quá thì bạn sẽ hiểu ngay Ví dụ: bạn dang tháo một chiếc đinh ốc trong một nơi hẹp, thiếu chỗ cho bạn xoay chìa khóa vặn chân ốc Bạn sẽ vặn ốc một nấc, nhấc chìa ra, xoay lộn miệng chìa lại để ăn vào hai cạnh kế tiếp của chân ốc lục lăng, và cứ xoay đầu chìa khóa mỗi lần như thế dể vặn thì dần dần sẽ vặn ốc ra được

Những hình vẽ ở trang sau chỉ rõ cách vặn ốc này Nhờ có góc xéo 15 độ và sự xoay trở đầu khía mà bạn có thể tiếp tục thảo được chiếc chân ốc lục lăng khi tầm vặn bị giới hạn trong vòng 30 độ Nếu miệng chìa khóa thẳng với thân thì chỗ vặn phải rộng gấp đôi, tức là 60 độ.

Củng có loại chia khóa đầu có miệng mở đặc biệt, miệng xéo 75 độ và có thứ khác xéo tới 90 độ.

Ngoài ra còn có những chìa khóa vặn chân ốc đặc biệt khác, thân mỏng và cán rất dài, dùng dể điều chỉnh các đầu ốc trên động cơ đang nóng đ ể khỏi bỏng tay.

Sau đây là vài qui tắc đơn giản để dùng chìa khóa có miệng mở đ ể vặn chân ốc cho đúng phép:

Chìa khóa phải lựa đúng cỡ với chân ốc hay đầu bù-loong.

Khi phải kéo mạnh chìa khóa vào, ví dụ như khi tháo một chân Ốc vặn chặt quá, hay xiết một cái chân Ốc còn lỏng lèo cho chặt lại, bạn phải xem kỹ lại xem miệng chìa khóa có nằm khít ngay vào cạnh ốc hay không Bao giờ cùng nên KÉO chìa khóa về chứ không nên Đ ÁY TỚI vì đẩy tới có khi rất nguy hiểm Ví dụ khi bạn đẩy chìa khóa 'tới để tháo một

Tháo chân ốc bằng cách đẩy khóa miệng mở rất nguy hiểm

Tháo bằng cách kéo khóa thì an toàn hơn

Bộ hình này cho thấy một khóa miệng mở, có đầu xéo với thân 15°, có thể dùng để tháo một chân ốc khi “khoảng xê xích” giới hạn ở 30°.

31 cái chân ốc vặn chặt quá, mà bất thình lình chân ốc LONG RA, bạn có thể bị đập tay vào một vật gì đó và bị trầy da, chảy máu Tuy nhiên điều này không phải bất di bất dịch vì củng có trường hợp bạn phải đẩy chìa khóa tới, thì bạn nên dùng chỗ dưới gan bàn tay mà dẩy và để ngửa bàn tay lúc dẩy; như vậy bạn sẽ đỡ bị dập ngón tay ĐAY chìa khóa tới dể bị dập ngón tay là đáng lắm Đó là do bạn cẩu thả rõ ràng không còn cớ gì để bào chữa nữa cả.

Còn vấn đề bạn đã dùng đủ sức hay quá sức chưa dể vặn chìa khóa thì phải thực hành nhiều mới thuần thục

Nhờ kinh nghiệm mà người thợ máy có thể cảm thấy là chân ốc đã được vặn chặt đúng mức hay chưa.

CỠ (MỎ-LÊT)

Mỏ-lết hình dáng gần giống chìa khóa vặn chân ốc đầu có miệng mở nhưng cỡ mở của miệng có điều chỉnh được

Mỏ-lết đầu vuông củng điều chỉnh được Tuy nhiên khi nói đến mỏ-lết, là nói đến loại dụng cụ giống chìa khóa vặn chân ốc, đầu có miệng mở, mà cỡ miệng mở có thể điều chỉnh được

Miệng mỏ-lếtxéo với cán 22 độ rưỡi Một bộ mỏ-lết thông dụng gồm 5 chiếc cỡ 10 cm, 15 cm, 20 cm, 25 cm và 30 cm 4, 6, 8, 10 và 12 inches), nhưng cũng có bộ có cả chiếc cỡ 35cm và chiếc cỡ 40 cm (18inches) nữa Mỏ-lết 40 cm rất tiện dụng cho công tác sửa chữa chăm sóc hạng năng Một sô nhà sản xuất mỏ-lết còn chế ra loại mỏ-let cả hai đầu ró miệng diều chỉnh được.

Tuy mỏ-lết đôi khi rất tiện lợi, nhưng không phải là đ ể thay thế các loại chìa khoa vặn chân ốc miệng mở, chia khóa

H ình 32 Đừng kéo mỏ lết cho tới khi đã vặn chặt vào thân ốc

34 dầu bọc hoặc dầu ống M ỏ-lết loại nhỏ rất cần dùng khi gặp phải một cái chân ốc hay bù-loong kiểu lạ, mà chẳng có một chia khóa miệng mở hay đầu ống nào vặn vừa cả.

Người thợ máy sắp đi công tác khẩn cấp có mang theo một chiếc mỏ-lết cỡ 15 cm,20 cm và 30 cm sẽ thấy rất tiện việc, vì bớt được một số chìa khóa miệng mở phải đem theo.

M ỏ-lết không phải dể dùng vào việc nặng Vậy ta nên sử dụng nhẹ nhàng Mỗi khi dùng mỏ-lết để tháo lỏng một chân ốc vặn chặt quá, hay để xiết chặt thêm một chân ốc đã vặn chặt thì cần phải nhớ hai điểm sau đây:

T h ứ nhất, khi đặt m ỏ-lết chân ốc, nhớ đặt sao cho sức kéo dồn cả vào phía hàm cô định với cán M ỏ-lết có thể chịu được sức kéo mạnh nhất khi đặt miệng mở theo phương pháp này.

T h ứ nhì, sau khi đặt m ỏ-lết lèn chân Ốc, hãy vặn răng ốc điều chỉnh cho miệng m ỏ-lết ngậm thật sát vào cạnh chân ốc.

Nếu không theo đúng hai lời dặn nói trên, m ỏ-lết sẽ dùng không được bền lâu Củng như các đồ dùng khác, m ỏ-lết phải được giữ gìn sạch sẽ Thỉnh thoảng nên lau rửa bằng dầu hôi và nhỏ dầu nhớt vào bộ phận điều chỉnh và vào những cạnh miệng chạy đi chạy lại Kiểm soát xem hàm của miệng có bị sứt mẻ hay không, vì nếu miệng bị sứt mẻ m ỏ - lết m ất công hiệu.

MỎ-LÊT ĐẦƯ VUÔNG

Mỏ-lết dầu vuông là một dồ dùng rất quen thuộc với phần dông chúng ta Trong nghề xe hơi bây giờ người ta không dùng m ỏ-lết đầu vuông nữa mà dùn§ toàn mỏ-lết dầu tròn và chìa khóa đầu ống Mỏ-lết đầu vuông hay được dùng hơn là loại cỡ nhỏ toàn bằng thép, thường dược gọi là mỏ-lết ô-tô Các phương pháp sử dụng m ỏ-lết đầu tròn củng áp dụng được cho mỏ-lết đầu vuông Nếu đẩy cán mỏ-lết mà không dồn sức vào hàm cố định đối diện với hàm xê dịch thì dễ trượt tay và có thể làm hư mỏ-lết Đừng bao giờ đập búa lên mỏ-lết trừ phi dùng một vài loại chìa khóa đặc biệ* làm riềng đề đập búa lèn đầu cán Đập búa lên mỏ-lết hoặc luồn một cái ống vào cán để dễ vặn đều làm cho m ỏ-lết chịu một sức đè quá đáng, có thể làm cong hay gãy cán mỏ-lct.

MỎ-LẾT RĂNG (HAY MỎ-LẾT ỐNG NƯỚC)

Tuy loại này dặc biệt dùng cho ráp và tháo ống nước nhưng trong xưởng sủa chữa xe hơi đôi khi cũng cần dùng đến mỏ-lết răng để vặn các vật tròn, chỉ vặn vật tròn chứ không bao giờ vặn các chân ốc vuông hay lục lăng cả Vặn bằng mỏ- lết này bao giờ củng để lại vết răng trên đồ vặn Mỏ-lết răng chi vặn được theo một chiều mà thôi, và khi vặn nên kẹp đồ vật đúng giữa hàm răng thì tay vặn “ăn” chắc han.

M ỏ-lết răng có đủ cỡ dài từ 15 cm tới 2,5 m (6 đến 48 inches) Loại 15 cm (6 inches) dùng đề vặn ống nước có cỡ từ

3 mm tới 1,5cm (1/8tới 1/2inch) Cỡ ống tức là cỡ đường kính bên trong ống Mỏ-lết răng loại 2 thước rưỡi (48 inches) dùng dể vặn ống cỡ từ 2,5 cm tới 12 phân (1 tới 5 inches)

Thinh thoảng nhỏ ít dầu nhớt vào nút diều chinh cho mỏ-ỉết được trơn chạy.

CHÌA KHÓA ĐẦU BỌC

Chìa khóa đầu bọc rất thông dụng trong giới thợ máy, vì nó có thể dùng ở những chỗ rất chật hẹp Gọi là chìa khóa dầu bọc vì nó bọc hẳn lấy đầu dinh ốc hay dầu bù-loong Đầu chìa khóa không phải 6 cạnh, mà là 12 múi răng cưa chạy vòng tròn, cho nên có khi gọi là chìa khóa 12 múi Dùng cilla khóa 12 múi này ta có thể xiết hay tháo ốc liên tục với 30 độ dịch cán mà không phải xoay dầu chìa như chìa khóa dầu mở xéo hoặc chìa khóa đầu mở thường cần tới 60 độ dịch cán 60 dộ tức là 1 /6 vòng tròn, tốn rất nhiều chỗ Một lợi ích khác của, chìa khóa đầu bọc là không bao giờ chìa trượt ra ngoài dinh ốc, hoặc chạy trơn trẽn đầu ốc.

Vòng bọc chìa khóa này vốn mỏng nến chìa khóa để đặt hay luồn vào những chỗ hẹp mà chìa khóa miệng mở thường không đặt được Chìa đầu bọc ngoài loại cán thẳng còn có loại cán chênh lên 15 độ, dể có chỗ luồn tay vặn.

Củng có loại chìa đầu bọc một hoặc hai đầu xéo nghiêng đôi với cán cho thợ máy dễ xoay trở.

Tuy nhiên, chìa khóa đầu bọc củng có cái bất tiện Nếu nó rât tiện để thảo lỏng chân ốc vặn chặt quá, hoặc để xiết chặt ốc lại, thì trái lại người thợ phải mất nhiều thì giờ xoay đầu ốc, vì cứ phải nhấc chìa lèn dặt chìa xuống nhiều lần Dĩ nhiên là nếu đủ chỗ xoay tròn được chìa thì dùng chìa khóa đầu bọc hoàn toàn tôt Khi tháo lỏng ốc ra rồi, dùng chìa khóa đầu mở thường dể vặn nhanh hơn là dùng chìa đầu bọc Bởi vậy nên nhiều thợ máy ưa dùng chìa khóa hỗn hợp, một bèn là đầu miệng mở và bẽn kia là đầu bọc Loại chìa khóa

Dùng chìa khóa đầu bọc để vặn đinh ốc nhiều cạnh

Chìa khóa đầu bọc cán xéo 15°

Chìa khóa hỗn hợp mở và bọc

Các chìa khóa đầu bọc và chìa khóa hỗn hợp

39 hỗn hợp này có người gọi là chìa “nửa nọ nửa kia” (half and half) Đầu bọc dùng để thảo lỏng hoặc xiết chặt ốc, còn đầu mở dùng để vặn ốc Nếu là chân ốc lớn và chặt thì đã có loại chìa khóa lớn cán dài để người thợ có thể dùng hết sức mà vặn.

Không bao giờ nèn dùng búa đập lèn chìa khóa trừ phi dùng một loại chìa khóa có đầu bọc đặc biệt, cán ngắn, đầu cán nặng và chắc, có cạnh riêng để đập búa vào đó Người ta gọi lỏại chìa đặc biệt này là “chìa khóa vặn bằng búa”.

CHÌA KHÓA Đ ẦU ỐNG

Chìa khóa đầu ống, thường gọi là chìa khóa “tuýp”, giúp cho công việc của thợ máy được dề dàng mau chóng hơn.

Loại chìa khóa đầu ống ngày nay khác xưa nhiều Người ta càng ngày càng chú ý đến việc cải thiện loại chìa khóa này hơn bất cứ loại dụng cụ cầm tay nào khác.

Ngày trước, chìa khóa đầu ống dùng cho nghề xe hơi có đầu chìa khóa liền với cán hình chữ “T ” hay hình chữ “L ” Mỗi cỡ ống là một cái chìa khóa riêng biệt Sau đó người ta chế m thứ cản lắp được vào những đầu ống đủ các cờ khác nhau Điều cải thiện thứ hai là chế ra loại cán có ngòm răng cưa.

Chìa khóa Ống loại củ rất nặng vì thành ống phải làm dầy thì sức vặn mới khỏe Miệng ống hình lục giác, bề ngoài trông khác hẳn chìa khóa ống tối tân ngày nay làm bằng thép hợp kim luyện cứng, thành miệng mỏng nhưng rất khỏe và miệng ống hình tròn, có răng cưa 12 múi Nhờ có 12 múi mà ta có thể lắp chìa khóa vào chân ốc vừa đúng vị trí, vừa nhanh hơn là dùng loại ống lục giác, vì chỉ cần không đầy một phần mười hai vòng xoay hay ít hơn thế là đủ lắp được

40 chia vảo ốc, so với một phần sáu vòng xoay neu dùng chìa khỏa ống lục giác.

Dùng chìa khóa đầu ống, ta hãy chọn cỡ đầu ống thích hợp, lắp vào cán có ngàm răng cưa, rồi đặt đầu ống vào ốc mà xoay Phía trong dầu cán có một ucái chôt” ăn vào một hay nhiều răng Khi đẩy cán về một phía thì íccái chốt” ăn vào rang và làm quay đầu ống Nếu đẩy cán ngược lại, cải clĩôt nhả răng ra làm cản trượt (quay) về vị trí củ mà đầu ống vẫn không quay theo VI vậy dùng' loại cán có ngàm răng cưa vặn ôc rất nhanh vì đỡ phải nhấc ra lắp vào đầu ống Cán có ngàm răng cưa đẩy trượt về một phía khi xiết ốc, và đẩy trượt ngược lại khi tháo lỏng ốc ra Có nhà sản xuất nghĩ ra một cách để dễ thay chiều dẩy cán trượt đi: họ đặt thềm tren cán một cái đòn nhỏ, hễ đẩy đòn sang tay phải thì đầu ống chạy trượt và khi quay cán ngược chiều kim đồng hồ là để xiết Ốc.

Còn khi nào muốn tháo ốc ra thì đẩy cái đòn sang tay trái, rồi quay cán theo chiều kim đồng hồ.

Bộ chìa khóa đầu ống tối tân thường rất tiện dụng trong cổng việc sửa chữa vì ngoài bộ đầu Ống và cán có ngàm răng cưa còn có nhiều đồ phụ tùng khác nữa Ví dụ: loại cán có bản lề xoay lệch di được.

Muôn tháo lỏng một chân ốc vặn chặt, có thể xoay cán cho thẳng góc với đầu ông và như vậy vặn được khỏe hơn nhiều Rồi khi Ốc đã lỏng, cán lại có thể xoay lại theo chiều dứng đ ể chỉ cần dùng ngón tay xoay củng đủ vặn được ốc cho tuột hẳn ra ngoài dễ dàng.

Có loại đình ốc một đầu có răng để vặn chăn ốc và một đáu ốc, có loại cả hai đầu đều có răng Đinh ốc hai đầu có răng được dùng trong nhiều trường hợp nhất là trong các

Chìa khóa đầu ống cán chữ T

Chìa khóa đầu ô'ng cán chữ L

Hình 46 Đầu cmg loại mới 12 múi

Hình 47 Đầu ống loại cũ 6 múi

H ìn h 48 Đầu ống của cán bản lề lệch xoay một góc vuông nên rất khỏe

Chìa khóa xê dịch trên cán

43 dộng cơ: bắt vào cạc~te, hoặc nối dầu xy-lanh, gắn chặt nắp quy-lát v.v Ôc hai đầu răng bắt vào các-te, xe hơi, một đầu răng to để bắt vào các-te, còn đầu kia răng nhỏ dể lắp chân ốc Đường răng to khỏe hơn đường răng nhỏ nhiều.

Nêu phải định nghĩa rõ rệt sự khác nhau giữa đinh bù-loong và đinh ốc đầu chóp, thì về ngành xe hơi hai danh từ thường được dùng lẫn lộn, gọi là đinh ốc hay bù-loong đều được cả.

Trở lại các phụ tùng trong bộ chìa khóa đầu ống, ta thấy còn có loại chìa khóa đầu ống có thể xè dịch được trên cán, hoặc được đặt ở dầu cán hay được đặt vào giữa cán Đầu Ống xè dịch trẽn cán và chăn ống dài có thể làm cán chìa khóa theo hình chữ “T ”.

Loại cán vặn nhanh mà ta gọi là “chìa khóa m a -n i- ven” rât tiện dụng cho nhiều việc, ví dụ như khi tháo hay xiêt ôc các-te Ta dùng loại chìa khóa này chẳng khác nào cái khoan của thợ mộc, tháo ốc xy-lanh rất nhanh sau khi đã dùng loại cán có ngàm răng cưa hoặc cán xè dịch đầu ống d ể tháo lỏng ốc.

Nhiều khi ta lại phải dùng loại cán chìa khóa có khớp nối các-đăng để lắp hay tháo ốc ở những chỗ mà chìa khóa cản thẳng không vặn được Nhờ cán có khớp nối “các-đăngv mà ta có thể quay cán chìa khóa theo một góc xéo thích hợp để vặn c/ìo dễ Nhất là ốc ở kẹt trong một góc hóc hiểm, dùng loại chìa khóa này rất tiện.

4 4 Đầu ống xê dịch và chân ống dài tạo thành cán hình T

Chìa khóa ma-ni-vert

H ình 56 Đừng gắn thêm ống để tăng sức mạnh

Bộ chìa khóa đầu Ống đầy đủ còn gồm có năm chiếc ống có nòng thật sâu để vặn bu-gi và những ốc bắt dầu vào

“bu~loong” như những bù-loong hìnlĩ chữ “U” dùng dể ráp nhíp khung vào các giàn trục xe.

Một đồ phụ tùng khác nữa: là cái cán chia khóa có đồng hồ đo sức xoay chìa Đây là loại chìa khóa “ngẫu lực xoắn”.

“Ngẫu lực xoắn” là sức xoay hoặc sức xoắn dùng để vặn đinh ốc Trên một vài loại chìa khóa “ngẫu lực xoắn” có thèm một đồng hồ chỉ số lượng sức xoắn đã ứng dụng.

Một loại chìa khóa ngẫu lực xoắn có đồng hồ khác, có th ể kiểm soát được sức vặn đinh ốc; trước khi vặn dinh ốc ta để đồng hồ chỉ ở mức xoắn muốn xiết đầu ốc Khi ta vặn đầu ốc chặt tới mức đã định sẽ có một ngọn đèn bật sáng lèn, báo hiệu cho ta biết.

Những loại đinh ốc bắt vào các đầu “xy-la n h ”, hoặc nắp “quy-lát” hay đầu “bien” (thanh chuyền) thường chỉ nên xiết chặt tới một giới hạn nào thôi Sức vặn cho những ốc đó thường được ghi rõ trong sách chỉ dẫn của nhà sản xuất Chìa khóa “ngẫu lực xoắn” giúp ta biết được là đã xiết ốc chặt tới cỡ nào rồi.

CHÌA KHÓA ỐNG ĐẶC •

Một dôi khi bạn có thể cần đến một loại chìa khóa ống đặc sáu cạnh dùng cho các đầu ốc rỗng Bởi vậy bạn nên biết qua các loại khác nhau của kiểu chìa này Loại nào củng là một cây thép dặc hình chữ “L ” Loại thông dụng nhất hình lục giác, để tra vào dầu ốc rỗng sáu cạnh.

Trèn thị trường người ta thường gọi loại chìa khóa này là (íchìa Allen \ Ngoài ra, còn có hai loại chìa đặc biệt khác, làm bằng một cây đặc tròn, mỗi đầu được xoi kliía để ăn khớp với các đường xoi của đầu ốc rỗng.

Chìa khóa đặc có nhiều cỡ khác nhau tùy theo cỡ đầu ốc

Trong thùng đồ nghề đặc biệt của thợ máy thường có thèm một bộ chìa khóa đặc Allen đựng trong một túi riêng.

CHÌA KHÓA MÓC (S p an n ers)

Người Anh thường gọi hầu hết các loại chìa khóa là

“spanner” Tuy nhiên, chìa khóa móc (spanner wrench), như chúng ta từng biết, lù một loại chìa đặc biệt, không được kể tới trong sô các đồ nghề của người thợ máy và được sử dụng riêng vào những công việc đặc biệt Chìa khóa móc có nhiều loại Loại “móc câu” dùng dể móc chân ốc hình tròn có kliía khắc lõm vào vành phía ngoài Móc chìa khóa được dặt vào một trong các khía này, cản chìa hưởng về phía thuận xoáy ốc

Một vài loại chìa móc câu có móc điều chinh dược dể vặn được cúc cỡ ốc khác nhau.

Chìa khóa móc chữ “U” có hai cái chân móc để ăn khớp với những khía răng khác lõm trên mặt chân ốc hay mặt dầu ốc.

Chìa khóa móc nhiều chân giống chìa khóa đầu ống nhưng có một loạt chân klúa ở đầu để ăn khớp với các kliía răng dinh ốc.

Chìa khóa móc đầu tròn có móc nhọn tròn ở đầu thay vì cái móc dẹt, và móc nhọn này ăn khớp với lỗ tròn ở rìa đinh ốc.

Chìa khóa móc chữ “U” đầu tròn hai chân giống chìa móc hình chữ “U” nhưng thay vì hai móc dẹt, thì có hai móc nhọn tròn.

49 aChia Allen” vọ dọu oc rửng

Chìa khóa móc chữ ư ¿1 rì H ìn h 60

Chìa khóa móc nhiều chân

Chìa khóa móc chữ ư đầu tròn

DÙNG CHÌA KHÓA NÀO?

Sau khi chúng tôi đã trình bày tất cả các loại chìa khóa thông dụng trẽn đây, có lẽ bạn vẫn băn khoăn không biết nên dùng chìa khóa nào cho thích hợp với công việc bạn đang làm

Nào là cải chìa khóa đầu miệng mở, chia khóa mỏ-lết, chìa khóa đầu ống, chìa khóa đầu bọc, chìa khóa hỗn hợp, v.v nhưng nên dùng chìa khóa nào? Lẽ dĩ nhiên sử dụng theo kinh nghiệm vẫn là tốt nhất, nhưng nếu biết qua một vài định luật đơn giản thì củng không phải là vô ích Loại công việc phải làm, vị trí và số lượng đinh ốc phải xiết chặt hay tháo là những điểu cần chú ý khi ta chọn lựa chìa khóa

Thường thường, xiết hay tháo các chân ốc thì nên dùng bộ chìa đầu ống Tháo đầu xy-lanh ở một bộ máy ra, thì trước hết dùng chìa đầu ống cán bản lề, xoay cán nghiêng 90 độ để tháo lỏng chân ốc ra đã Sau đó xoay cán thẳng lèn để vặn rời chân ốc ra Nếu chỗ rộng, sau khi tháo lỏng chân ốc bạn nẽn dùng chìa đầu ống cán m a-ni-ven mà tháo rời Ốc ra cho nhanh Đến khi thay ốc, thì lại sử dụng các dụng cụ theo thứ tự ngược lại.

Về những việc như tháo và lắp các-te dầu, hộp bánh xe trục cam, nắp hộp vi phân, nên dùng chìa khóa ống và cán m a-ni-ven là tốt nhất, vì không phải dùng nhiều sức. Đối với nhiều loại ốc trẽn các xe cộ, đặc biệt những ốc bắt vào các ống gió và ống thoát khói, nên dùng chìa khóa đầu bọc hay chìa khóa hỗn hợp đầu bọc và đầu mở.

Còn những chân ốc lắp trên các ống dẫn đầu, ống thắng dầu, bộ tay lái và ly-kết (embrayage), bộ dây thắng và các dây cáp, thì nên dùng chìa khóa đầu mở là đúng nhất.

Với đòi chút kinh nghiệm trong Xưởng máy và sau khi sử dụng mỗi loại chìa khóa, đôi ba- bận, bạn sẽ nhận thấy ràng chí cần SU Y TỈNH một chút là chọn dược loại chìa khóa thích hợp ngay Một người thợ giỏi là người biết phối hợp trí óc và bàn tay dể làm việc.

Chẳng hạn, khi đặt lại các chân ốc đầu xy-lanh, bạn sẽ thấy bạn có thể dùng cả hai tay thay vì chí dùng có mỗi một bàn tay để xong việc đó mau hơn Thật chẳng khác nào người mới học đánh máy chữ lúc dầu cliỉ dùng hai ngón tay, nhưng thạo rồi thì dùng được cả mười ngón Đó cliỉ là vấn đề thực hành nhiều thành quen mà thôi.

ĐỤC

Loại đục nguội thông dụng nhất là loại đục bằng, dùng để chặt đinh tán, cắt những lá kim khí mỏng, đục kim khí và bửa đôi đinh ốc Đục làm bằng thép tôi cứng, có pha nhiều các-bon Thường thường, thân đục hình bát giác nhưng củng có khi hình lục giác, hình tròn, hình vuông hay hình chữ nhật Bề rộng lưỡi đục ấn định cỡ của dục.

Ngoài ra còn nhiều loại dục khác, rất hữu dụng trong công việc sửa chữa. Đục khe dùng đề đục những chốt dọc, những đường rảnh hẹp, và dục các góc vuông. Đục lỗ đầu tròn dùng để đục những dường rãnh hình bán nguyệt. Đục da giác giống hình mặt kim cương, dùng dể đục những đường rãnh hình chữ T và những góc vuông.

Chế tạo dục, sau khi mài lưỡi dầu bằng cho đúng kích thước, người ta đem trui thép cho cứng rồi đem tôi Trui thép cứng để cho dục có thể cắt được kim khí Nhưng trui xong còn phải tôi lại, nếu không lưỡi đục sẽ vỡ ngay khi đem ra dùng lần đầu Dùng đục nên nhớ một vài điều quan trọng sau dây:

Nên dùng dục cỡ đủ lớn đ ể làm được công việc Búa đập phải đủ nặng đối với đục, đục càng lớn, búa càng phải nặng.

Thường thường nên giữ đục bên trái giữa ngón tay cái và ngón trỏ, cách đầu trên đục độ 2,5 cm Giữ đục cho chắc nhưng vẫn phải lỏng gân tay, như vậy, dù có đập búa trượt vào tay cũng làm tay rớt xuống và đỡ đau hơn là nắm chắc quá Nhưng d ĩ nhiên tốt hơn hế là không nền đập trượt búa bao giờ.

Khi ta đục kim khí, muốn kiểm soát độ sâu của nhát đục ta phải dặt nghiêng cán đục một chút. Đừng đục sâu quá Đục những lỗ chỉ nên đục sâu độ 2 m m thôi,còn thì để đục thèm vài nhát nhẹ nữa là đủ hoàn tất công việc.

Khi dùng đục, ta phải dể mắt vào lưỡi đục Xoay chiều búa cho dũng với chiều đục xoay Đập nhẹ trước một hai nhát búa thử xem có chắc không, rồi hãy đập mạnh sau.

Trong lúc đục ta nên đeo kính bảo hộ đ ể che mắt tránh những mảnh vụn bắn ra Nếu có người khác xung quanh, ta cũng nên xem họ có đeo kính che mắt không, nếu không phải dùng lưới chắn đ ể mảnh vụn khỏi bắn vào họ Đề phòng như vậy mới tránh khỏi nạn bị mù mắt bất ngờ Mà phải nhớ đề phòng như vậy trước khi khởi sự công vì đ ể cho có người bị nạn rồi 'mới đề phòng thì đã quá muộn.

Vặn đinh ốc bằng hai tay sẽ nhanh gấp đôi

H ình 67 Đục đa giác kim cương

H ình 69 Đục lỗ đầu tròn

Muốn chặt một đầu đinh tán lớn, trước hết đục rãnh đinh tán bằng một đục khe như hình A Rồi dùng đục bằng cắt đầu đinh tán như hình B.

Neu dục một vật nhổ, thì nên kẹp cứng vật đó vào một cái bàn kẹp, rồi đục về phía hàm chắc của bàn kẹp Nhớ phải đục hướng ra ngoài, chớ dừng đục hướng về phía mình dứng.

Muốn khỏi làm hư một đồ vật kẹp vào bàn kẹp vì hàm bàn kẹp sần sủi không nhẵn, ta nên chèm vào hai miếng lót bằng thau mỏng trước khi kẹp.

Lưỡi đục phải sắc thì mới dục được Muốn lưỡi sắc thì mai nó lèn đá sa-thạch Khi mài đục, nền cố giữ cạnh sắc cũ của lưỡi dục bằng cách mài dần dần ít một hai cạnh lưỡi đục cho đều Giữ đục trẽn đá mài lỏng tay một chút, để đục khỏi bị nóng quá, và nên luôn luôn nhúng lưỡi đục vào nước cho nguội bớt đi, nếu không lưỡi sẽ mềm và đục thành vô dụng trừ phi phải trui và tôi cho cứng Việc mài đục phải do một người thợ mài chuyên môn làm mới dược Lưỡi đục phải được mài phần giữa hơi cao hơn hai đẩu một chút.

Sau khi mài lại lưỡi đục rồi, nẽn kiểm soát lại đầu đục bẽn kia Nhiều khi vì đập búa, nhiều mà đầu này bị hư, bị umọc n ấ n ỉ\ nghĩa là bè ra như cái nấm Đập búa vào một cái đục hay cái dùi lỗ mà đầu bè như vậy rất là nguy hiểm vì mảnh vụn tóe ra có thể gây tai nạn Vậy phải mài lại đầu đục cho phẳng thì đập búa mới chắc. Đục bằng là thứ dồ dùng người thợ máy thường sử dụng nhiều nhất, nhưng những loại đục khác củng giúp họ làm dược việc khi dụng cụ chính không sẵn có trong tay.

Tỉ dụ như khi phải tháo một cái đinh ốc gẫy ra thì đã có dồ thảo ốc gẫy nhưng nếu không có sẵn dụng cụ ấy thì dùng dục củng tháo đoạn ốc gẫy ra được.

Có hai cách giải quyết gọi là “bí quyết nhà nghề”, khi xảy ra trường hợp tháo dinh ốc gẫy nói trên.

Trước và sau khi mài

Dùng đục đa giác kim cương để tháo gãy khi cấp bách

58 Đục vỡ răng ốc trong lổ khoan

Mũi dùi lỗ Dùi thông

Bạn hãy dùng cái dùi đột dâu tròn đục nhẹ một điểm ở chính giữa đầu ốc y rồi lấy khoan khoan một lỗ nhỏ vào ốc Tiếp theo dùng l y 2 mủi khoan lớn hơn dể khoan ốc cho đến khi ốc chí còn là một khoanh mỏng có răng chung quanh mà thôi Đừng dùng khoan lớn quá đến nỗi khoan mất cả răng ốc Xong, bạn dùng cái đục đa giác dục nhẹ vào lỗ đã khoan Rồi bạn lấy mỏ-lết kẹp vào cán đục mà xoay dần khoanh ốc vỡ ra ngoài.

Nếu không sẵn đục đa giác đúng cỡ, thì bạn có thể dùng cái đục lỗ tròn để đục vỡ răng ốc trong lỗ khoany rồi gắp các mảnh vỡ ra ngoài. Đục đa giác không phải dùng để tháo ốcy nhưng có nhiều trường hợp không sẵn dụng cụ thích hợp thì phải tùy tiện mà dùng củng được Thiếu dồ dùng thích hợp hay không sẵn các bộ phận thay thếy thì phải dùng sáng kiến hay tài khéo xoay xở của mình Khi ấy có sẵn thử gì dùng thứ đó.

Nhưng cốt nhất là đồ dùng thay thế phải được sứ dụng hết sức cẩn thận để tránh khỏi làm hư đồ.

DÙI LỔ

Đầu mủi dùi thường thuôn dài theo hình chóp lèn tới thân cán Mủi làm thuôn dài như vậy thì đập búa mới chắc và mạnh Dùi lỗ thường dùng để tháo đinh tán ra ngoài sau khi dã chặt đầu đinh Mủi dùi lỗ CÒ 11 dùng để đột cho ló dầu các đinh chốt thân thẳng hay hình thuôn cần thảo ra, vì nỏ có thể phải chịu những nhát búa nặng.

Sau khi đinh đã chuyển dộng và một phần đã ló ra ngoài lỗ, thì khỏi cần dùng mủi dùi lỗ nữa vì dầu dùi thuôn không đánh sâu được vào lỗ Bạn sẽ dùng cái dùi thông Dùi

60 thông đầu thẳng chứ không thuôn nên lọt được vào lỗ Nhớ dùng dùi cho vừa lỗ, đừng nhỏ quá, và nhở dừng bao giờ dừng dùi thông để đục dinh lúc đầu, vì đầu dùi thông mỏng mảnh, đập búa mạnh có thể làm dùi cằn di hoặc gãy Dùi lỗ va dùi thông thường bán từng bộ đủ các cờ, mỗi bộ có từ 3 đến 5 chiếc.

Mỗi thùng đồ nghề của người thợ máy đều nen có một cái mũi dũi nhọn đầu dài từ 30 cm tới 40 cm (12 tới 16 inches), cỡ thân dùi 5 /8 hoặc 3 /4 inch Dùi này rất tiện trong việc ráp các bộ phận lại VỚI: nhau, thọc dùi để giữ cho hai bèn lỗ ngay hàng, nhất là những khi ráp động cơ, thay các nhíp và lò xo thùng xe, sửa cải chắn bùn, bậc lèn xuống xe, v.v

Một loại dùi khác củng rất tiện dụng cho thợ máy là chiếc dùi đột đầu tròn, luôn luôn dùng để đánh dấu vị trí lỗ khoan Có đánh dấu trước thì mủi khoan mới khoan trúng lỗ

Nếu khoan lỗ mà không đánh dấu vị trí trước thì mủi khoan sẽ trật ra ngoài và chạy loanh quanh tren mặt khoan, và khi ấy người thợ máy sẽ không còn biết vị trí đúng của lỗ phải khoan ở chỗ nào nữa.

Thường thường người thợ máy cẩn thận dùng dùi đột dầu tròn đế đánh dấu trên hai hay nhiều bộ phận của một bộ máy trước khi tháo rời Làm như vậy đến khi ráp lại các bộ phận như củ rất dễ, vì đã đánh dấu các vị trí rồi. Đầu nhọn trên dùi đột dấu tròn dược mài thật chính xác, mủi đúng vào trung tâm đầu dùi, và mài thuôn lên 60 độ Cần phải có nhiều kinh nghiệm lắm mới có thể dùng tay mà mài một mủi dùi đột dấu cho cẩn thận Đừng bao giờ clung dùi này dục vào một vật bằng kim khí rắn quá đến nỗi có thể làm đầu mũi dùi bị cùn đi.

Dùng mũi dùi lỗ trước Rồi đến mũi dùi thông

Không có dấu ghi của dùi đột dầu tròn thì mũi khoan xê xích như thế này

Dấu ghi của dùi đột đầu tròn giữ mũi khoan khỏi xê dịch

62 Đầu mũi dùi giúp ráp dễ dàng hai bộ phận trở lại vị trí nguyên thủy

H ình 82 Đầu nhọn dùi đục đầu tròn

DŨA

Thùng đồ nghề thợ máy sẽ không đầy đủ nếu không có một bộ dũa Trong nghề sửa chữa xe hơi, dũa là một vật dụng thật cần thiết Có trên 20 loại dũa, mỗi loại cỡ từ 7,5 cm tới 45 cm (3 đến 18 inches) Dũa có thể có khía dơn hay kép, việc phân loại tùy theo khía thưa nhiều hay ít, và tùy theo cỡ và khoảng cách của các khía “Mặt dũa' là phần dũa có răng để dũa, còn đầu thuôn nhọn để lắp vào cán là cái

“chuối” Khoảng giữa chuôi và mặt dũa là “gót dũa” Chiểu dài một chiếc dũa là khoảng từ đầu dũa tới gót dũa, không kể chuôi, nghĩa là chiều dài tổng cộng của chiếc dũa trừ chiều dài chuôi dũa.

Chính răng dủa làm công việc dũa Răng được khía xéo trẽn mặt dũa Dủa có một hàng răng chạy song song là dũa kliía dơn (dủa thường) Răng dũa khía theo góc xéo từ 65 đến 85 độ so với đường trung tâm dũa tùy theo công dụng của dũa Dũa có một hàng răng khía chéo lẽn một hàng răng khác gọi là dũa khía kép (dũa chéo) Hàng răng thứ nhất xéo 40 đến 50 độ còn hàng răng thứ hai xéo 70 đến 80 độ Khía chéo như vậy tạo nẽn một mặt dũa có rất nhiều răng nhỏ chạy nghiêng về phía đầu dũa, mỗi răng tác dộng như mủi nhọn của một chiếc đục đa giác.

Dủa xép hạng tùy theo răng khía thưa hay mau: dũa khía thưa có răng lớn và ít, CÒ 1 Ĩ dủa khía mau có răng nhỏ và nhiều Răng càng thưa, mỗi nhát dũa càng dũa ra nhiều mùn kim khí Tùy tác dụng của dũa mà dũa được gọi như sau: dũa sơ, dũa phá, dũa thường, dũa hơi mịn mặt, dũa mịn mặt và dũa thật mịn mặt.

Dũa còn xếp hạng tùy theo hình dáng dủa, và như trẽn đã nói, có tất cả tren 20 loại dủa hình khác nhau Hình kèm theo đây chỉ là tám loại dũa thiết yếu hữu dụng nhất trong việc sửa chữa máy móc.

Chúng tôi có nói đến bề mặt “lõm” và bề mặt “lồi”, và chắc có bạn chưa hiểu rõ hai danh từ này Bề mặt cong sâu xuống là bề mặt lõm còn bề mặt cong khum lèn là bề mặt lồi.

Mặt trước kính đen pha xe hơi “lồi”, còn mặt sau “lõm”.

s ử DỤNG VÀ GÌN GIỮ DŨA

Trước khi dùng dũa nên xem cán dũa có được lắp chặt không Dùng dũa không cán rất nguy hiểm Chuôi dũa nhọn hoắt, nếu dùng dũa không cán, đang dũa thình vướng cải gì đó, dũa ngừng lại đột nhiên có thể đâm vào tay làm bạn bị thương Bạn nên nhớ rằng một người máy giỏi, khi làm việc luôn luôn cẩn thận với công việc và với đồ dùng, sẽ không bao giờ cần đến tủ thuốc cấp cứu cả Muốn lắp cản vào dũa thì trước hết phải xem cán có vừa cỡ không, và lỗ cán có vừa chuôi dũa không Lắp chuôi vào lỗ cán gõ đầu cán lên bàn hay lên mặt phẳng bàn kẹp Phải chú ý xem cán dũa lắp có thật ngay hay không.

Muốn rút cán dũa ra bạn hãy giữ cán dũa bền tay mặt, cầm thân dũa bên tay trái, rồi gõ chỗ khoen cán vào mép bàn

Khoen cán tức là cải khoanh bằng kim khí lắp vào đầu lỗ cán đề giữ cho cản khỏi bủa đôi khi tọng chuôi dũa vào lỗ cán.

Thường thường vật cần dũa nên được kẹp chặt vào bàn kẹp, và lót một miếng lót bằng đồng mỏng để cho đồ vật khỏi bị trầy vì bàn kẹp.

Khi dùng dũa ta nên nhớ là răng dũa chỉ đ ể theo một chiều mà thôi: chiều đẩy dũa về phía đằng trước Vậy lúc kéo dũa trở lại thì không nên ấn mạnh dũa nữa An m ạnh lúc kéo dũa trở lại sẽ làm mòn răng dũa Tốt nhất là nhấc dũa lẽn khi kéo dũa trở lại cẩ n thận như thế dũa sẽ bền và sắc bén luôn luôn.

Người ta thường ví người thợ máy không chịu nhấc dũa lèn lúc kéo dũa trở lại như một người lười không chịu nhấc chân lèn mà cứ kéo lê chân khi bước đi.

Tuy nhiên, định luật này không phải là bất di bất dịch

Chẳng hạn như khi vừa dũa vừa mài không cần nhấc dũa lèn nữa Dũa đẩy đi những nhát chéo nhẹ, mùn dũa rất Dũa mài như vậy cốt để làm cho thật nhẵn một bề mặt pliẳng.

Những người mới tập sự thường không biết đẩy dũa mạnh hay nhẹ thế nào cho vừa Họ chỉ được bảo “ấ n ” dũa xuống, mà không được biết rằng ấn mạnh quá hay nhẹ quá đều không tốt. Điểm cần biết là Ấ N VỪA ĐỦ MẠNH TH Ì DŨA MỚI CÓ H IẸU QUA Dùng sức ấn nặng nhẹ tùy từng loại dũa và tùy từng loại kim khí cần dũa Đừng bao giờ dùng một chiếc dũa mà răng bị “nghẹt” bởi m ùn dũa Người thợ dũa biết nghề thinh thoảng gõ đầu dũa hay đầu cán vào bàn đ ể rũ các mảnh vụn kim khí rụng ra khỏi răng dũa Gõ như vậy có khi cũng chita làm rụng hết các mảnh vụn, nên khi dũa bị nghẹt nhiều thì phải lấy bàn chải dũa mà chải Đây là một loại bàn chải lông ngắn bằng sắt rất cứng Nếu dùng bàn chải rồi mà vẫn hãy còn mảnh vụn mắc trong răng dũa thì dùng một cái móc thép dẹt móc hết ra Thường thường mỗi cái bàn chải dũa đều có thèm một cái móc như thế cột vào cán.

Dũa khít đơn Dũa khít kép

Dũa thường 12 phân Anh Dũa hơi mịn khía đơn 12 phân Anh

Dũa thường nửa tròn 12 phân

Dũa thường đầu tròn 12 phân Anh l c rũa mịn mặt 6 phân Anh Dũa hơi mịn nửa tròn 6 phân Anh

Dũa tam giác 6 phân Anh DDa tròn 6 phân Anh

Nên dùng dũa có gắn cán

Dùng dũa không cán rấ t nguy hiểm

Cách lắp cán vào dũa

Nên dùng một bàn chải dũa

Nếu ta muốn dũa mặt đổ vật cho nhẵn mà ta dùng dũa dẩy mảnh vụn dính vào răng, thì rất có th ể mặt dồ vật bị “gợn”, nhất là mặt đó lại bằng thép.

Dũa phải sắc bén thì mới tốt Đối với những loại kim khí mềm và dai như dồng và một vài hợp kim dồng, thì phải dùng dũa thật sắc.

Muốn giữ dũa cho sắc thi phải che giữ mặt dũa khi không dùng đến Ớ xưởng mảy cách giữ gìn dũa tốt nhất là treo dũa lên một cái giá riêng có nhiều khe Dũa để trong thùng đồ nghề phải được bọc lại bằng vải, bằng giấy để dũa khỏi chạm vào đồ vật khác Chớ có ném dũa bừa bãi trên bàn hay trong ngăn kéo lẫn với các đồ vật khác, vì vứt bừa như vậy dũa không thể nào giữ được sắc bén mãi Phải để dũa xa những chỗ ẩm ướt đ ể tránh xa sét. Đừng bao giờ dùng dũa làm xà beng để nậy vật gì Đầu chuôi dũa mềm và dễ cong Thân dũa cứng và dòn Ân mạnh xuống là làm gãy đôi dũa như chơi Một dặn quan trọng sau cùng: chớ có bao giờ đập búa lèn dũa, rất nguy hiểm, vì dũa có th ể gẫy, và mảnh vụn sẽ bắn ra tứ phía.

CƯA SẮT

Cưa sắt dùng đ ể cưa kim khí Cưa có hai phần: khung cưa và lưỡi cưa Hiện nay hầu hết các loại cưa sắt đểu có khung điều chỉnh rộng hẹp được đ ể lắp nhưng lưỡi cưa dài 20 cm, 25 cm và 30 cm (8, 10 đến 12 inches) Khung cưa tốt nhất có cán hình giông cán súng lục Gần đây nhiều nhà sản xuất chế khung cưa kiểu cán cầm ngược lên trên, vì họ cho

69 rằng sức đẩy cưa ra phía dằng trước sẽ thẳng một đường vơi lưỡi cưa.

Tất cả những khung cưa điều chỉnh được đều được ché tạo đ ể có thể lắp lưỡi theo chiều đứng hay chiều ngang củng được Một vài loại khung kiểu tối tân và đắt tiền có lưỡi cưa lắp được theo đủ chiều khác nhau giữa chiều đứng và chiều ngang Dùng loại cưa này rất tiện trong trường hợp phải cưa ở những chỗ chật hẹp, dùng cưa thường không đặt được lưỡi cưa ngoài chiều ngang và chiều đứng.

Lúc sắp lưỡi cưa vào khung, trước hết phải xem khung có được điều chỉnh đúng chiểu dài lưỡi, và có vừa đủ chỗ đ ể lưỡi được căng thật chặt hay không.

Lắp lưỡi cưa vào chốt, phải nhớ để cái răng cưa hướng về phía đằng trước khung, nghĩa là ra ngoài phía tay cầm Đôi khi có người lắp ngược và lấy làm ngạc nhiên không sao cưa không được Bao giờ cũng phải nhớ vặn ốc cho chặt để lưỡi cưa được căng cứng trong khung.

Khi bắt đầu cưa theo một đường vạch sẵn, phương pháp tiện nhất đối với người tập sự, là dùng ngón cái của tay trái đ ể hướng dẫn lưỡi cưa cho đúng đường cưa  n vừa đủ mạnh khi bắt đầu cưa để cưa cắn ngay vào kim khí Tác động của cưa và dũa giống nhau, nếu không ấn đủ mạnh đ ể răng cưa bập vào kim khí mà cắt đứt ngay, cọ tới cọ chỉ làm mòn răng cưa mà thôi.Lúc kéo cưa trở về, phải lỏng tay không ấn nữa, y như khi dũa vậy Không cần phải nhấc lưỡi cưa, nhưng khi kẽ cưa đã khá sâu để hướng dẫn được lưỡi cưa rồi, thì có thể nhấc nhẹ lưỡi cưa lên khỏi đáy kẽ một chút mỗi lần kéo cưa trở lại.

70 loại khung, lưỡi cưa có thê được đặt ở bất cứ hướng nào

Răng xéo giúp lười cưa khỏi kẹt

Muốn cưa có hiệu quả những loại kim khí có sức rắn trung bình, thì phải cưa từ 40 tới 50 nhát mỗi phút Nếu cưa nhanh quá sức nóng, do tác động cắt đứt của răng có thể làm thép mềm ra và lưỡi cưa bị hư Nếu cưa kim khí rắn hơn, sô nhát cưa mỗi phút phải giảm bớt đi Kim khí nào rắn quá thì không thể cưa được Muốn thử xem có cưa được hay không, trước hết hãy cưa thử bằng mấy mủi rang đầu hay răng cuối lưỡi cưa, hoặc bằng một cái đầu đũa, xem loại kim khí ấy có chịu cưa hay không Nếu cử liều mà cưa ngay, có thể gẫy hết răng cưa Khi cưa, luôn luôn mỗi nhát cưa phải được kéo suốt cả chiều dài lưỡi cưa, trừ nhát cưa cắt mạch đầu tiên Giữ cho lưỡi cưa kéo đi kéo lại thật ngay đ ể lưỡi khỏi bị quằn hay cong Và một lần nữa, nhớ phải ấn vừa mạnh để lưỡi cưa khỏi bị kẹt, vì kẹt cưa dễ làm gẫy răng cưa hay có khi gẫy cả lưỡi cưa nữa.

Nếu lưỡi cưa bị gẫy mà công việc đang dở dang phải thay lưỡi, thì nên cưa lại mạch khác bằng lưỡi mới Nếu dang cưa một vật tròn, thì ta xoay vật ấy lại, cắt một mạch cưa mới ở phía bèn kia đúng hàng với mạch bèn này Nếu đang cưa một vật hình dẹt, thì bắt đầu cưa lại từ mép bèn kia Lý do là vì lưỡi cưa mới còn nhiều răng xéo hơn lưỡi cưa mòn và thường làm ngắc cưa.

Răng xéo tức là răng cưa chạy xéo ra hai bên lưỡi cưa

Lưỡi cưa có răng xéo thi kẽ cưa mới xể rộng hơn bề dày lưỡi cưa một chút để lưỡi khỏi mác kẹt trong kẽ Cho nên ta phải hết sức cẩn thận khi dùng lưỡi cưa mới để cưa ngay vào mạch cưa cũ, nếu không sẽ bị kẹt cưa mà có khi gẫy cả lưỡi cưa.

Lưỡi cưa để lắp vào các cưa sắt dùng tay thường là lưỡi 6, 7, 1 0 và 13 răng mỗi phân mét Loại lưỡi 7 và 13 răng rất thông dụng cho công việc sửa chữa xe hơi Loại 7 răng dùng dể cưa mọi thứ, trừ kim khí mỏng như các lá sắt hay ống sắt mỏng, phải cưa bằng lưỡi 13 răng.

Nếu lá kim khí mỏng quá thì ngay lưỡi 13 răng cũng không cưa được Lúc cưa lá kim khí mỏng, nên kẹp lá đó vào bàn kẹp giữa hai miếng gỗ cho chắc hãy cưa.

Vẩn đề gìn giữ cưa, nên làm thế nào cho lưỡi cưa được che hay bọc lại nếu không dùng đến Trong xưởng, nên treo cưa lên vách Nếu trong thùng đồ dùng có cưa tay nên để cưa vào hộp riêng, đ ể các dụng cụ kim khí khác không cọ vào răng của cưa Thỉnh thoảng nên dùng vải thẩm dầu lau chùi lưỡi cưa để khỏi bị rỉ sét.

THƯỚC ĐO KẼ HỞ

Sở dĩ các động cơ chạy bằng dầu xăng có thể chạy được đều đặn phần lớn là nhờ ở sự chính xác của các công việc điều chỉnh kẽ hở những bộ phận như: cây đẩy nắp hơi súp- páp, vít đánh lửa, trấu bu-gi, v.v Các công việc điều chỉnh này cần một sự chính xác tuyệt đối Người thợ máy phải đo kẽ hở nhỏ tới phần trăm của một ly Một phần trăm của một ly tức là chừng một phần ba bề dày một sợi tóc Phần đông chúng ta có thể nghĩ rằng nếu so sánh với một sợi tóc, đo tới phần trăm của một ly đã là hết sức chính xác rồi, nhưng về máy móc có khỉ còn pliảì đo tới một phần ngàn, hay tới một phần ngàn của 1 inch nữa.

Thước đo độ hở chính là để do tới phần trăm của 1 mm

Có nhiều loại thước đo kẽ hở, nhưng tựu chung đều là khung cán Một số thước đo kẽ hở có những thanh đo ngẩn gồm 23 thanh, bắt đầu từ bản dày từ 1% của mm chạy lèn cho tới 1 mm.

Một loại khác gọi là thước đo kẽ hở có nấc, mỗi thanh đo có hai nấc bề dày khác nhau Đoạn đầu thanh đo mỏng hơn đoạn kia 5 % của 1 mm Ví dụ đoạn dầu thanh dày 10 phần trăm của 777/71, thì đoạn sau dầy hơn 5 %, tức là dày 15 % của 1 771771 Loại thước đo có nấc này rất tiện đề điều chinh kẽ hà nắp hơi súp-páp Ví dụ khoảng chạy nắp hơi là từ 15 tới 20 % của 1 /71771 Ta sẽ dùng thanh do 15 đến 20 %: điều chính khoảng chạy nắp hơi sao cho đoạn 15 % thanh do lọt qua khoảng cách, còn đoạn 20 % thì không lọt qua Như vậy tức là khoảng chạy nắp hơi đúng vào quãng giữa 15 và 20 phần trăm của 771 771 Thước đo kẽ hở có nấc vì thế được gọi là thước đo “lọt” và “không lọt”.

Loại thước dùng để đo kẽ hở giữa hàm thắng và nối thắng có những thanh đo dài và hẹp khổ\ có thể luồn được qua cáuc khe kiểm soát trong các tấm đệm thắng hay nối thắng.

Một loại thước đo kẽ hở để điều chinh khoảng cách trấu bu-gi, có những sợi dây uốn hình chữ “L ” đủ mọi cỡ dày, mỏng bắt liền vào các thanh đo Bu-gi dùng sau một thời gian thường bị lửa ăn cháy vẹt một bền trấu, dùng thước đo có dây tròn dễ đo hơn là thanh đo dẹt.

Về vấn đề gìn giữ và sử dụng thước đo kẽ hở, ta nên nhớ rằng đó là một đồ dùng chính xác, vậy cần phải gìn giữ hết sức cẩn thận Những loại thước đo hảo hạng có các thanh đo bằng thép tôi kỹ, mài đúng với chiều dày khắc rõ trên mỗi thanh Sử dụng không cẩn thận, thanh đo có thể bị oằn hoặc gẫy Khi ta dùng thước để kiểm soát những khoảng chạy của nắp hơi súp-páp hoặc khoảng cách giữa các bộ phận khác như các bề mặt đẩy tren láp trục và cút-si-nè, tlú không bao giờ nên chèm thanh đo vào những khoảng cách ấy cả Khi điều chỉnh các dấu van, nếu ta thấy thanh đo không lọt qua được

7 5 khoảng cách, nghĩa là kéo thấy chặt tay, tức là kẽ hở chưa đủ, phải điều chỉnh lại.

Dùng thước đò kẽ hở bao giờ cũng phải kéo đi cùng một mặt bằng với thanh do, nếu không làm quằn thanh đo

Người thợ máy biết giữ gìn dụng cụ luôn luôn lau chùi các thanh đo bằng vải thấm dầu để lau sạch bụi đất và giữ cho thanh đo khỏi bị rỉ sét.

NHỮNG DỤNG c ụ ĐO LƯỜNG KHÁC

Ngoài thước đo kẽ hở ra, còn có nhiều dụng cụ để đo khác mà người thợ máy phải dùng đến luôn.

VÀ THƯỚC MÉT

Ở Hoa Kỳ những đơn vị thông dụng đ ể đo chiều dài như inch, foot và yard, đều là những đơn đo lường thuộc hệ thống kích thước của Anh.

Hệ thống “m ét” (metre) hay “thước”, áp dụng ở Việt-Nam và nhiều nước Âu Châu như Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha, hoàn toàn căn cứ vào các bội sô thập phân Các đơn vị đều là những ước số hay bội số của mét.

10 mm (mi-li-mét, mm)

10 cm (cen-ti-m ét) 10 dm (de-ci-mét) 1.000 m (mét)'

1 cm (cen-ti-mét, cm) 1 dm (de-ci-m ét, dm) 1 m (mét, m)

1 km (ki-lô-m ét, km)

1 km (ki-lô-m ét) 0.6214 mile Anh

3,2808 feet Anh 1,0935 yard 1 cm (cen-ti-m ét) 0,3937 inch 1 mm (m i-li-m ét) 0,03937 inch

25,4 mm m là đơn vị duy nhất được (năm 1866) Yard Hoa Kỳ

Chính phủ Hoa Kỳ hợp thức hóa, được ấn định theo sự đối chiếu của một m.

Thước đo kẽ hở có nấc

H r - M IU IM E T E R L i - o e t ị ' i ! 11 M 111 u 1 1 ; n 111 ; I i ị I 11; I III 11 I t ! 111 : 11 1 I I I Ị i t i I ị t i 111! I i 1111111111 I II I 111 11111111 I I I i 11 II t |U 111 M 111 m

Oc răng cưa Đầu vặn

THƯỚC TRÁC— VI

Thước trắc-vi dùng để đo những cỡ nhỏ hàng trăm phần của một mm.

Các nhà sản xuất dụng cụ, các cơ khí viên đều luôn dùng đến thước trắc-vi.Thợ máy dùng nó để đo độ mòn của các bộ phận máy móc như trục pít-tông, trục van để lượng xem các bộ phận đã bị mòn nên được thay th ế hay chưa

Thiết đồ dưới đẩy với đủ tên các bộ phận cho ta biết thước trắc-vi được chế tạo như thế nào Thước trắc-vi tác động theo nguyên tắc đường chỉ xoắn ốc.Phần thanh đẩy chạy vào ống trục được kliía xoắn ốc và ăn khớp vào ốc răng cưa trong ống trục Bộ phận gọi là “tay vặn” gắn chặt với thanh đẩy Hễ xoay tay vặn theo chiều kim đồng hồ, thì thanh đẩy xoáy Ốc tiến về phía đe, và nếu xoay ngược chiều thì thanh đẩy xa đe, hoặc dốc ngược thước lên cho lọt vật đ ể đo vào giữa thanh đẩy và đe, rồi vặn'cho thanh đẩy tiến xuống sát vật đó, vừa sát chứ đừng sát quá, là có thể đọc được kích thước trên trục

N hư vậy thước vẫn phải được kéo đi kéo dễ dàng trên vật đo đ ể chứng tỏ là không có chỗ nào bị kẹp chặt cả KẸP CHẶT THƯỚC TR Ê N VẬT ĐO SẼ LÀM THƯỚC MAU HƯ.

Phần mép vát của tay vặn được vạch làm 50 khoảng đều nhau, mỗi khoảng là 1 % của một mm Xoay tay vặn đi một khoảng cách, giữa đầu thanh đẩy và đe xê dịch đi 1 % của một mm Lý lẽ tác động này rất giản dị Chỉ xoắn ốc trên thanh dẩy được cắt thành từng khía mỗi khía một ly Bắt dầu đặt thanh đẩy sát vào đe, vặn đủ hai vòng tay vặn thi thanh đẩy chạy xa đe đúng 1 rnm Như vòng tròn của tay vặn sẽ làm thanh dẩy dịch đi 1 /2 mm, tức là 50 phần trăm của 1 mm, và

8 0 chính vì vậy mà có 50 gạch xung quanh thanh đẩy, mỗi gạch là một phần trăm của 1 mm.

Ong trục củng được chia làm nliiểu gạch ngang trên thân ống Qua các đường gạch ngang này, là một gạch dọc dài theo thân ống, gọi là đường “mốc” Mỗi gạch nhỏ nhất trẽn ống trục là một ly, tức là hai vòng trọn của tay vặn Mỗi vạch ngang thứ tư đều được đánh số, chỉ 4 vòng xoay của tay vặn, tức là bốn lần 25 phần nghìn, tức 100 phần nghìn của 1 inch

Do đó, các con số ghi trên ống trục tượng trưng một phần trăm phần nghìn của 1 inch S ố 1 là một trăm phần nglùn, số 2 là 2 trăm phần nghìn V.V

Muốn dễ hiểu hơn, chúng ta hãy vặn cho thanh đẩy sát đe Vạch số không (zero) trên tay vặn chỉ ngay hàng với vạch số không tren Ống trục, như vậy là thước trắc-vi chỉ số không

Bây giờ chúng ta hãy vặn ra một gạch: thanh đẩy mở ra khỏi đe với khoảng cách là một phần trăm của 1 mm một số lượng nhỏ quá, mắt thường nhìn khó thấy trừ phi dein soi thước ra ảnh sáng Chúng ta tiếp tục vặn ra cho tới gạch chỉ số 5 trên tay vặn thẳng hàng với dường mốc trên ống trục: khoảng cách giữa thanh đẩy và đe bây giờ là 5 phần trăm của 1 mm Khi ta đã vặn đủ một vòng tay vặn, vạch số không trên tay vặn sẽ lại thẳng hàng với đường mốc trẽn ốc trục, và như vậy ta đã vặn được 1 /2 mm nếu ta vặn thèm một vòng tay vặn nữa thì mép ráp của tay vặn sẽ để hở ra gạch thứ hai của ống trục, tức là gạch phân độ thử nhất của ống trục tượng trưng cho 1 mm Bây giờ muốn thực hành đo bằng thước trắc-vi, chúng ta hãy do một thanh sắt tròn.

Gạch thứ 2 trẽn ống trục chỉ hai mm Đường gạch kế tiếp trên ống trục là 25 phần trăm nữa, cộng là 225 phần

81 trăm của một ly Vậy thanh sắt đo được 225 phần trăm, tức là 2 mm 25 phần trăm hay 2,25 mm.

Với chút kiến thức về lý thuyết và thực hành vài ba bận, chúng ta có thể đọc thước trắc vi dễ như coi giờ đồng

Loại thước trắc-vi do bển trong dùng để đo những kích thước bên trong đồ vật như đường kính bèn trong xy-lanh chẳng hạn Đọc thước loại này giống như đọc thước loại do bèn ngoài.

ĐỒ THÁO ĐINH ỐC GÃY

Đồ tháo đinh ốc gẫy dùng để tháo đinh ốc gẫy ra Khi bàn về đục, chúng tôi đã nói về những cách dùng đục đa giác và đục lỗ tròn để tháo đinh ốc gẫy ra ngoài. Đây chỉ là những phương pháp khẩn cấp nếu không có sẵn đồ tháo đinh ốc gẫy, còn nếu có sẵn thì dùng đồ tháo đinh ốc gẫy vừa dễ dàng, vừa nhanh chóng hơn nhiều.

Có nhiều loại tháo ốc gẫy có nhiều bộ đinh ốc đủ các cỡ

Có lẽ loại thông dụng nhất là loại “Ezy-O ut”, mìnli thuôn, đường xoắn ốc lớn trông như đường răng khoan, cạnh rất sắc

Dùng thứ tháo ốc gẫy này, trước hết phải khoan một lỗ chính giữa đinh ốc vỡ Đường kính lỗ khoan phải hơi bé hơn đường kính nhỏ nhất của chỉ đinh ốc để khỏi khoan xuyên vào chỉ đinh ốc và làm hư lỗ khoan Rồi lấy cái tháo ốc gẫy vừa cỡ tra vào lỗ, dùng chìa khóa kẹp lấy cán móc ốc mà xoay ngược chiều kim đồng hồ.Những cạnh sắc trên móc ốc sẽ “cắm” chặt vào các cạnh lỗ phía trong cái đinh ốc gẫy, để có thể xoáy được cả đinh ốc gẫy ra ngoài.

I Đo bằng thước trắc-vi

Sô' thập phân tương đương a = - = & = >

Thước trắc-vi đo bên trong

Một loại tháo ốc khác hình thuôn, có bốn rãnh thẳng, gờ rãnh thật sắc Loại tháo ốc này được đóng vào lỗ khoan bàng búa đ ể gờ rãnh sắc cắm chặt vào cạnh lỗ, lôi được chiếc đinh ốc gẫy ra ngoài.

Một loại tháo ốc thứ ba hoàn toàn thẳng, không thuôn, và có ba dường xoi thật sắc Loại tháo ốc này thường có thềm một m ủi khoan đúng cỡ kèm theo, có cả cái mốc để hướng dẫn m ũi khoan nữa.

Thân cây tháo ốc gẫy thường lớn hơn lỗ khoan một chút, lấy búa đóng vào lỗ khoan để đường xoi cắm chặt vào lòng ốc gẫy đ ể lôi ốc ra ngoài.

Cần phải tính toán kỹ trước khi dùng cây tháo ốc gẫy, nhất là những loại cỡ nhỏ Các loại tháo ốc gẫy đều được chế bằng thép cứng nên rất dòn Bời vậy sau khi tháo ốc gẫy đã

“cắm” lỗ rồi,phải dùng sức xoay một cách thận trọng đ ể tránh khỏi làm gẫy đồ tháo ốc gẫy.

Lúc khoan lỗ vào đinh ốc vỡ, nên khoan trước một lỗ nhỏ đ ể làm dấu cho mũi khoan lớn hơn Lỗ khoan thử phải đúng vào chính giữa đầu đinh ốc gẫy Nên kiểm soát kỹ điều này trước khi bắt đầu khoan thực sự Khoan lỗ nhỏ trước có cái lợi là lúc kiểm soát thấy lỗ không chính giữa ốc, ta có th ể khoan lại cho thật đúng giữa thì việc tháo ốc gẫy mới có hiệu quả.

Tháo đinh gãy bằng đồ tháo đinh ôc gãy

Một loại tháo đinh ốc gãy khác

ĐỒ DÙNG THỢ MỘC

Mục đích cuốn sách này không phải để bàn về những đồ dùng của thợ mộc, nhưng người thợ máy đôi khi cũng phải dùng đến một vài dụng cụ thợ mộc nên chúng tôi xin nói đến một vài thứ thông dụng nhất.

BÚA ĐINH

Búa đinh đôi khi gọi là búa móc đinh, dùng để đóng đinh hoặc để nhổ đinh ra Khi dóng đinh, tay cầm cán búa cho chắc và gần sát đầu cán búa Tùy theo nhát búa nặng nhẹ mà dùng sức cổ tay hay các bộ phận khác như khủy tay, cảnh tay hay vai Nếu đập nhẹ thì dùng sức cả cánh tay lẫn khuỷu tay, còn nếu đập thật mạnh dùng sức đủ cả cánh tay, khuỷu tay và vai. Đóng đinh trước hết phải giữ cây đinh giữa ngón cái và ngón trỏ, đặt búa lẽn đầu đinh nâng búa lèn, gõ nhẹ lẽn đầu đinh một cái dể sửa soạn cho đinh ăn vào chỗ đóng Đặt búa lên đinh trước rồi mới nâng búa lên mà gõ, để nhắm đầu đinh cho đúng.

Muốn tháo hay móc đinh ra, đầu đinh phải được lộ ra ngoài Luồn đầu móc búa dưới đầu đinh, móc bật lên cho tới khi căn búa đứng thẳng lên.

Muốn móc dinh lên dễ dàng hơn, ta nên chêm một miếng gỗ dưới đầu búa trong lúc nậy.

Dùng một mẫu gõ để dưới đầu búa tăng sức mạnh

XÀ BENG NẬY

Xà beng nậy dùng để mờ thùng, nậy những nắp ván, v.v Đầu móc xà beng nậy cong hình cổ ngỗng, có móc giống đầu móc búa đinh, và có thể dùng để nhổ đinh, phần lưng móc dùng để tì như điểm tựa Muốn đặt đầu móc dưới nắp ván thùng để nậy ván lèn, ta có thể lấy búa đập vào lưng móc xà beng.

CƯA TAY

Có hai loại cưa tay dùng để cưa gỗ, một loại cưa dọc theo chiều thớ gỗ, và một loại cưa ngang chiều gỗ Thớ gỗ bao giờ cũng chạy theo chiều dọc tấm ván.

CƯA DỌC, dùng đ ể cưa dọc theo chiều thớ gỗ, tức là chiều dọc ván gỗ, có răng sắc như lưỡi đục Cạnh răng chạy suốt chiều rộng răng và sắp thẳng góc với lưỡi đục chạy theo nhau Đặt cưa theo góc 60 độ đối với ván cưa là đủ sức cưa, khỏi cẩn phải ấn mạnh lưỡi cưa Nhát cưa phải dài và ung dung nhẹ nhàng.

Nếu cầm cưa dựng thẳng xuống góc đối với ván cưa sẽ vuông 90 độ Kéo dịch đầu cán xuống một phần ba góc vuông, sẽ giữ cưa ở đúng vị trí60 độ đ ể cưa.

CƯA NGANG dùng đ ể cưa ngang thớ gỗ tức là cưa ngang ván gỗ.

Các cạnh phía trước mỗi răng đều có mép vát d ể cho răng đâm ra như lưỡi dao.

Ráng cưa dọc Răng cưa ngang

Dụng cụ cần phải được chăm sóc

Răng cưa ngang dược xếp cái trước mép vát về một bên, cái sau mép vát về phía bên kia thành hai đường răng song song chạy tới như những mủi dao cứa vào thớ gỗ, trong lưỡi răng cắt đứt gỗ giữa hai nhát cưa ngang phải dặt cưa theo góc 45 độ đối với ván gỗ Đặt ngón tay trỏ dọc theo mặt cán đ ể hướng dẫn lưỡi cưa cho ngay Nhát cưa củng phải dài và nhẹ nhàng ung dung như cưa dọc.

Cưa phải chùi dầu luôn để khỏi sét Phải treo cưa lèn bằng cán, hoặc phải che giữ sao cho răng cưa khỏi bị cùn, lụt.

MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Đến dây là hết bảng liệt kê các dụng cụ bàn đến trong cuốn sách này Vì khuôn khổ sách nhỏ hẹp nền chúng tôi không nói đến tất cả mọi dụng cụ cầm tay.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng dã nêu lên được những đồ dùng thông dụng nhất và tiện dụng nhất cho một người thợ mảy trung bình, nhất là về ngành xe hơi Vả chăng nhiều chi tiết chỉ dẫn về một loại dụng cụ vẫn có áp dụng được cho nhiều loại dụng cụ khác.

Tiện đây chúng tôi muốn nhắc một điều cặn bản áp dụng cho tất cả mọi loại dụng cụ: DỤNG c ụ CÂN ĐƯỢC GIỮ G ÌN CẨN t h ậ n Bất luận là dụng cụ gì, nó phải được gìn giữ sao cho lúc nào cũng bén nhậy.

Tay và đồ dùng phải được chùi rửa sạch sẽ trước khi vào việc Trước khi xếp dụng cụ cất đi, củng phải rửa sạch sẽ và lau khô.

Xếp dụng cụ vào nơi nào cũng phải cẩn thận đừng để cho cọ sát vào nhau mà hư hỏng hoặc han rỉ Cẩn thận như th ế mới thấy là có lợi dù đối với một bộ dụng cụ đắt tiền hay riêng dối với một cây vặn ốc tầm thường giá chẳng đáng là bao.

Tuy nhiên, “trăm hay không bằng tay quen”, phương pháp duy nhất đ ể biết cách sử dụng đồ dùng vẫn là phải thực hành mới được Dầu sao chúng tôi củng mong mỏi rằng cuôn sách này sẽ giúp thêm vài điều mới mề cho những người đã từng quen sử dụng các dụng cụ, và sẽ cung cấp được nhiều điều căn bản cho những ai chưa cẩm đến kềm búa bao giờ.

Và chúng tôi củng mong ràng cuốn sách sẽ nêu lên được một giá trị mới cho các dụng cụ trước mắt bạn, vì dụng cụ chính là khởi điểm của kỹ nghệ Nếu không có dụng cụ cầm tay, nền văn minh và nếp sống hiện tại của chúng ta có lẽ vẫn còn là ảo mộng vọng tưởng đến tương lai xa vời mù mịt.

NGUYÊN BẢN TIẾNG a n h )

This book was prepared originally in slightly different form for use by the trainees of the United States It was supplied in large quantities to help in the training of mechanics, those men who were charged with the servicing, maintenance, and repair of th at vast supply of mechanized equipment used in modern transports The m aterial was selected primarily with this in mind.

It was thought th a t it might be equally helpful to other people - the civilian mechanic, high school student, or the amateur repair man found in most households The latter may not have the same variety of tools to select form, and consequently he may have to break some of the rules set forth in the book, but he will probably learn some things about the tools he does have which he did not know before.

It is not a theoretical textbook It is more of a lecture from a good mechanic with years of practical experience in the shop The illustrations carry much of the story It is a simple exposition of a subject which is not as simple as you may think.

CONTENT

* The use and care of flie s 158

What tool is to be selected

INTRODUCTION

Thousands of year ago Man had no tools but his bare hands They were his knife and fork, hammer and pliers, sword and club They caught his food, killed his enemies, and built his home Only his own strength stood between him and death Thus the man with the strongest hands owned the best tools, nothing counted but physical strength.

But one day somebody - and you can be sure it wasn’t the strongest man in the tribed - discovered that with a stone fastened to the end of a stick he could strike a harder blow than he could with his fist alone He could break things - including skulls - with more ease than before He could do many things which even the strongest man couldn’t do with his bare hands And so that first hammer was the start of something brand new It was the start of something which has continued ever since It was the start of the idea that the biggest, strongest man was not necessarily the leader,, that he could no always turn out the most work or perform the most amazing feats Tools give everyone a chance, regardless of stature.

From this beginning in pre-historic time Tools have been developed, enlarged, refined Today we have powerful machines, some of them two stories high, which are controlled by one man but do things that could not be done by hundreds of men without tools Tools are multipliers of our strength, and are like millions of willing hands, working for our comfort.

Without tools there would be no civilization as we know it today.

But through all this development of complicated machine tools, the hand tool has never lost its importance It is still necessary in mass production, and even more so in the repair and maintenance field And what home does not contain at least a hammer and a screwdriver? Volumes have been written on machine tools and only trained men are entrusted with them Hand tools are considered so simple that usually no one bothers to point out the right and wrong ways of using them and taking care of them.

So in the following pages we have picked out some of the most common hand tools and will try to point out how to get the best use out of them We will show right and wrong way to do the job, along with some short cuts and ‘tricks of the trade’ Primitive Pete is the unsuspecting victim who shows us the wrong way to do things and all the troubles which result from it He means well, but he was born too many years ago and didn’t have anybody to tell him about these things.

We hope this book will be of help in turning out better work and in saving wear and tear on the tools Incidentally it may save some wear and tear on the user of the tools.

SCREWDRIVERS

First, we will discuss screwdrivers Practically everyone is familiar with the standard screwdriver The portion you grip is called the handle, the steel portion extending from the handle is the SHANK, and the end which fits into the slot in the screw is called the BLADE.

A screwdriver is intended for one principal purpose - to loosen or tighten screws But the ordinary mechanic, especially the beginner, uses it for so many other purposes that it is one of the most misused tools in his kit.

The conventional screwdriver with a slim steel shank and wood or plastic handle is designed to withstand considerable twisting force in proportion to its size But it was not designed to be used as a pry or pinch bar and if much force is applied when it is so used, it will bend.

Another thing which may happen if the screwdriver is used for prying is that the blade may break The tip of the blade is hardened to keep it from wearing, and the harder it is the easier it will break if much of a bending strain is applied.

There are times when a screwdriver may be used to advantage for prying, but if you use it to pry make sure that it is large enough to stand the force that is being applied The way to avoid possible damage to your screwdrivers, of course, is not to use them for prying Pinch bars, sometimes called pry bars, should be used instead They are made purposely for prying and are strong enough to resist bending.

If you must use a screwdriver as a pry, use it with good mechanical judgment.

A broken blade means that a screwdriver becomes useless It has to be reworked and retempered and that is something which requires much skill.

If the shank of the screwdriver is once bent, it usually is difficult to get it perfectly straight again And if the shank is not straight, it is hard to keep the blade centered in the slot of the screw.

Don’t hammer on the end of a screwdriver - it’s not to be used in place of a cold chisel, a punch or a drift But here’s another contradiction: Suppose you had to remove a rusty screw and the slot was full of rust In such a case, it would be all right to tap gently on the handle of the screwdriver, holding it at an angle to clean the slot And after the slot was cleared sufficiently you might want to tap on the screwdriver with a hammer to seat it well into the slot before trying to loosen the screw But remember, be cautious and careful

Before you do any tapping on the handle, see that you have a screwdriver which has the steel shank extending through the handle Screwdrivers which do not have the shank extending through the handle have the handle pinned to the shank, usually through the ferrule which is the metal sleeve on the handle where the shank enters If you attempted to hammer on a screwdriver of this type, chances are the handle would split and the screwdriver would be ruined Most of the better screwdrivers for automotive work are made with the shank going all the way through the handle so you can tap on them if the occasion requires Some of the newer types of screwdrivers with moulded plastic handles are made to with tand tapping but others aren’t, so don’t take any chances

Tools cost money and sometime they are hard to get when you need them, so when you use tools, treat them gently.

Keep screwdriver shank vertical to screw head

Never hammer on the end of a screwdriver

Never use pliers on screwdriver

Too much emphasis cannot be placed on selecting the size of screwdriver so that the thickness of the blade makes a good fit in the screw slot This not only prevents the screw slot from becoming burred and the blade tip from being damaged, but reduces the force required to keep the screwdriver in the slot.

The tip of a correctly ground screwdriver blade should have the sides of the blade practically parallel It costs more money to grind the blade like this and most manufacturers grind the blade sides so they gradually taper out to the shank body Here is a little trick - dress the scredriver blade on an emery wheel so the faces taper in very slightly for a short distance back of the tip A screwdriver blade ground in this manner will stay down in the screw slot even when a severe twisting force is being exerted A blade which tapers out from the; tip, especially if the taper is extreme, has a tendency to raise out of the slot whenever much twisting is applied.

There is one type of heavy-duty screwdriver with a square shank It’s designed that way so you can use a wrench on it The shank is extra large - made strong enough to TAKE IT - and it’s the only type of screwdriver on which you should use a wrench DON’T USE PLIERS ON A SCREWDRIVER.

In addition to the set of general purpose screwdrivers, there are other types designed for electrical and instrument work Some of you are familiar with the small screwdrivers with a clip for fastening them to your pocket A mechanic’s kit isn’t complete without a couple of these small size screwdrivers.

PHILLIPS TYPE SCREWDRIVERS have become very popular in recent years because of the many Phillips head screws used by automobile and truck manufactures, especially

107 on mouldings and other trim The heads of these screws have two slots which cross at the center Their advantage over screws with standard slots is that the screwdriver can’t slide sideways out of the slot and mar the finish However, more downward pressure must be exerted on the Phillips screwdriver to keep it in the cross slot than to keep a correctly ground standard screwdriver in a standard screw slot Three sizes of Phillips type screwdrivers, a 4, 6 and 8- inch, will handle all Phillips and head screws used on automotive vehicles.

Now and then a mechanic has need for an OFFSET SCREWDRIVER when there isn’t sufficient space to work a standard screwdriver The offset screwdriver has one blade forged in line with the shank or handle and the other blade at right angles to the shank With such an arrangement, when the swinging space for the screwdriver is limited, the mechanic can change ends after each swing and thus work the screw in or out of the threaded hole.

One medium and one extra large offset screwdriver should be in every automative tool kit The extra large size is used on drag link and tie rod ends in automobile and truck steering mechanism.

HAMMERS

There are many types of hammers The ball peen hammer is the one used most by automotive mechanics The flat portion of the head, used for most hammering, is called the FACE and the other end the PEEN When the peen is ball-shaped, it is known as a BALL PEEN The ball peen is used principally for riveting The hole for the handle is the EYE.

Ball peen hammers are classed according to the weight of the head without the handle Usually they weigh 4,6, and 8 and 12 ounces, and 1, 1-1/2 and 2 pounds A good combination to have is a 12-ounce, & 1-1/2 and a 4 or 6- ounce A little hammer comes in very handy for light work

The small ball peen does a good job of cutting out the holes for cap—screws or studs.

Simple as the hammer is, there are right and wrong ways to use it The beginner usually has a tendency to grip the handle too close to the head This is known as CHOKING a hammer It reduces the force of the blow and makes it harder to hold the hammer head in an upright position When you want to strike a heavy blow, grip the handle close to the end This increases the length of the lever arm and makes the blow more effective Whenever possible, strike the object with the full face of the hammer Try to hold the hammer at such an angle that when it strikes the object the face of the hammer and surface of the piece being hit will be parallel

This distributes the force of the blow over the entire hammer face and avoids damaging its edge The hammer handle always

112 should be tight in the head Never work with a hammer having a lose head This is dangerous because the head may fly off and cause an injury The eye or hole in the hammer head is made with a slight taper in both directions from the center After the handle, which is tapered to fit the eye, is inserted in the head a steel wedge is driven into the end of the handle This expands it in the opposite taper in the eye and thus the handle is wedged in both directions If the wedge starts to come out it should be driven in again to tighten the handle If the wedge comes out and is lost, replace it before continuing to use the hammer If you can’t get another wedge right away, you can file one out of a piece of flat steel or cut one from a portion of the tang of a worn out file The tang is the end of the file which fits into the handle.

Never use an ordinary hammer where there is danger of damaging either the surface being struck or the face of the hammer When you have to use a hammer on a machined surface protect that surface with a piece of soft brass, copper, lead or a hardwood block.

For certain classes of work, special hammers with rawhide, plastic or lead faces are used to prevent damaging the work The plastic hammer is fast becoming a favorite with mechanics.

Don’t use the end of the hammer handle for bumping purposes, such as tapping ball bearings into place, as this will split and ruin the handle And never use the handle for prying Handles are easily broken that wry Keep your hammers clean - every now and then give them a bath in fuel oil or some other cleaning solvent.

Hammer handle should always fợt head tightly

Hammer head is wedged on handle in both direction

PLIERS

Pliers are the next tools on our list There are many types The pliers most commonly used in automotive work are the 6-inch combination slip-joint pliers usually called COMBINATION PLIERS The slip joint permits the jaws to be opened wider at the hinge pin for gripping large diameters Combination pliers come in the following sizes:

5,6,8 and 10 inches This is a measure of their overall length

In addition to the 6-inch size, you’ll usually find the well equipped mechanic has 5 inch pliers for light work, also 10- inch pliers for heavy work Some combination pliers are made with a side cutter arrangement for cutting wire and cotter pins The better grades of combination pliers are drop forged steel and withstand hard usage.

Avoid using pliers on a hardened surface as this dulls the teeth and pliers LOSE THEIR GRIP.

Beginners in this business scunetimes use pliers for loosening or tightening nuts A good mechanic loses his respect for any man he sees doing this Always use wrenches on nuts - never pliers In fact, don’t use pliers when any other tool will work.

Another type of pliers which is very useful in automotive work are the diagonal cutting pliers, usually referred to as DIAGONALS Because the cutting jaws are at an angle these pliers are ideal for pulling cotter pins, especially when the cotte pins are in castellated nuts used on connecting rod and main bearing caps When installing cotter pins diagonals also come in very handy for cutting the cotter pin to the right

1 1 5 length and for spreading the ends of the pin after it is put in the hole.

Long nose pliers, either the flat nose or duck bill type, often help a mechanic out of a tight spot such as recovering a washer or a nut which gets into a place where it’s hard to reach Long nose pliers make it easier to remove and install valve spring retainer pins used on some engines.

The mechanic who does considerable electrical work also will have a pair of 5 or 6-inch regular side cutting pliers for cutting primary and high tension ignition wire and making other wire replacements in the electrical system.

Pliers, like all other tools, should be kept clean Give them an occasional bath to wash off the dirt and grit Put a drop of oil on the joint pin These precautions cut down wear and prevent rusting, which is a vicious enemy of all tools.

The slip joint permits jaws to be opened winder

Don’t use pliers on nuts

Head and opening at 15° to th^ body

OPEN-END WRENCHES

Solid, non-adjustable wrenches with openings in each end are called open end wrenches The average set in a good tool kit numbers about 10 wrenches with openings that range from 5/16 to 1 inch in width This combination of sizes will fit most of the nuts, cap-serews and bolts used on automotive vehicles.

The size of the openings between the jaws determines the size of the wrench The smallest wrench in the ordinary set has a 5/16 inch opening in one end and a 3/8 inch opening in the other Consequently, it would be called a 5/16 by 3/8 open-end wrench These figures refer to the distance across the flats of the nut or bolt head and not to the bolt diameter The openings actually measure from five to fifteen thousandths of an inch larger than the nominal sizes marked on the wrenches so that they can easily be slipped into the nuts or bold heads.

The smaller the openings in the wrench, the shorter its overall length This proportions the lever advantage of the wrench to the size of the bolt or stud With a given amount of pull on a wrench, a short one will produce less twisting effort on the nut than a longer one This helps reduce the possibility of the mechanic applying too great a force at the nut which would either strip the threads or twist the stud or bolt in two

Wrenches with larger openings are made proportionately longer to increase the lever advantage And they are made heavier to provide the required strength.

In addition to a standard set of wrenches, the good mechanic will have a set of 3 or 4 very small wrenches for ignition and carburetor work and for machine screw nuts used

119 on electrical equipment A set of these little wrenches frequently comes in mighty handy.

Open-end wrenches have the head and opening at an angle to the body most of them are 15 degrees, others 22-1/2 degrees You may wonder why they are made that way If you think about it sometime when you are working with a wrench in very CLOSE QUARTERS, you will probable figure it out for yourself Suppose you are loosening a nut an there is very little space in which to swing the wrench By FLOPPING the wrench after each stroke-turning it over so the other face is down - the angle of the head is reserved and will fit the next two flats on the hexagon nut so you can keep on turning it off

The illustration on the next page shows how this works The 15 degree angle and the FLOPPING trick enable you to turn a hexagonal or six-sided nut continuously when the swing of the wrench is limited to 30 degrees, which is only one-haft the swing which would be required if the wrench opening were straight and not at an angle with the body of the wrench.

Special types of open-end wrenches have the angle of the opening at 75 degrees and others at 90 degrees.

There are special open-end wrenches, such as tappet wrenches, which are thin and have extra long handles that enable a mechanic to adjust valves on a hot engine without burning his hands.

There are a few simple rules for the correct use of open- end wrenches Be sure that the wrench fits the nut or bolt head.

When you have to put a hard pull on a wrench, such as when loosening a tight nut or tightening a loose nut, make

120 sure the wrench seats squarely on the sides of the nut Always PULL on a wrench - don’t PUSH Pushing on a wrench is dangerous When you push on a wrench to loosen a tight nut and the nut BREAKS LOOSE unexpectedly, you will invariably strike your knuckles against some part overlooked and knock off some HIDE This is not a hard and fast rule - there are exceptions Sometimes this is the only way you can work the wrench So if you must push on the wrench, use the base of the palm and hold your hand open This will save your knuckles.

You never get much sympathy for banging your knuckles or cutting yourself It’s usually just plain carelessness without any real excuse for it.

It takes practice to know whether you are using enough or too much force on a wrench Experience develops a sense of

‘feel’ which enables a mechanic to know whether a nut or cap-screw is tightened the right amount.

ADJUSTABLE WRENCHES

Adjustable wrenches are shaped somewhat similar to open- end wrenches but have one jaw adjustable The name is somewhat confusing because the ordinary monkey wrench is also adjustable However, whenever the term ‘adjustable wrench’ is mentioned it refers only to a wrench which is somewhat like an open-end wrench but has an adjustable jaw The angle of the opening to the handle on an adjustable wrench is 22-1/2 degrees The usual set of adjustable wrenches consists of a 4, 6, 8, 10 and 12-inch wrench, but they ’ also are made in 15 and 18-inch A large 18-inch adjustable wrench is very useful for maintenance work on

Dangerous to push on wrench

This series of illustrations shows how a wrench, with head at a 15 degree angle to the body, can be used to turn a nut when

‘swing space' is limited to 30 degrees.

123 tanks Some wrench manufacturers make double-end adjustable wrenches with an adjustable opening on each end.

Although adjustable wrenches are especially convenient at times, they are not intended to take the place of standard open-end wrenches, box wrenches or socket wrenches

Smaller adjustable wrenches are principally used when you find an old size nut or bolt that one of your open-end wrenches or socket wrenches doesn’t fit.

The mechanic who is going to handle emergency service will find that a 6, 8 and 12-inch adjustable wrench will be very handy to have in his kit They cut down on the number of open-end wrenches he will have to carry.

Adjustable wrenches aren’t intended for hard service - treat them gently Whenever you have to exert any amount of force on an adjustable wrench to ‘break loose’ a tight nut or

‘snug down’ a nut which is being tightened - there are two important points to remember First, always place the wrench on the nut so that the pulling force is applied to the stationary jaw side of the handle Adjustable wrenches can withstand the greatest force when used in this manner

Second, after placing the wrench on the nut, tighten the adjusting knurl so the wrench fits the nut snugly If these- two precautions are not observed the life of an adjustable wrench will be short Adjustable wrenches, like all other tools, should be kept clean Give them an occasional bath in fuel oil or a cleaning solvent and apply a little light oil to the knurl and the sides of the adjustable jaw where it slides in the body Inspect them for cracked knurls or jaws which may result in failures.

Don’t pull on an adjustable wrench until it has been tightened on the nut

Bad practice never do this

MONKEY WRENCHES

The monkey wrench is familiar to most of us Its use in automotive work has been replaced almost entirely by the large adjustable wrenches and special purpose box wrenches

In the smaller sizes as supplied in automobile tool kits the all steel monkey wrench is known as an auto wrench The same precautions for the use of adjustable wrenches apply to monkey wrenches If the pull is not exerted on the right side of the handle - opposite the opening - it is easy for the wrench to slip and it might be ruined Never hammer on a monkey wrench That’s something that shouldn’t be done on any wrench except a few types purposely made for such use

Hammering on a wrench or slipping a pipe over the handle in order to increase leverage puts a strain on the wrench which it isn’t designed to take If the strain is excessive, something has to bend or break.

PIPE WRENCHES

There is need on rare occasions in the automotive shop for using a pipe wrench, but only on round objects - never on hexagon or square nuts The teeth on the jaws of the pipe wrench always leave their mark on the work No instructions are necessary on which way to pull on this wrench because it works only in one direction However, the wrench works best when the “bite” is taken at about the center of the jaws.

Pipe wrenches are made in sizes ranging from 6 to 48 inches The 6-inch wrench takes pipe from 1/8 to 1/2 inch

Pipe size refers to the inside diameter.

The 48-inch pipe wrench will handle 1-inch up to 5—inch pipe A few drops of oil applied to the adjusting nut makes it easier to work.

Box wrenches are very popular among mechanics One reason for this is that they can be operated in very close quarters They are called “box” wrenches because they box or completely surround the nut or bolt head In place of a hexagon or six-sided opening, there are 12 notches arranged in a circle

A wrench with this type opening is called a 12-point wrench A 12-point wrench can be used to continuously loosen or tighten a nut with a minimum swing of the handle of only 30 degrees compared to a 60-degree swing of the standard open -end wrench, or to a 30 degree swing with the open-end wrench if it is flopped after every swing A 60-degree swing is one-sixth of a full circle Another advantage of the box wrench is that there is no chance of the wrench slipping off the nut and it can’t spread on the nut Because the sides of the opening in a box wrench are so thin, it is ideally suited for nuts which are hard to get at with an open-end wrench.

In addition to the regular box wrenches with straight handles, some have the heads se t at am angle of 15 degrees to the handle This tips the end of the wrench which is not on the nut upward and provides clearance for the mechanic’s hand Box wrenches are also made with an offset on either one or both ends Again, the purpose of these designs is to provide clearance for obstructions in the working space and for the mechanic’s hand Some mechanic call these offset box wrenches “knuckle savers” There is one disadvantage to using box wrenches While

128 they are ideal to ‘break-loose’ tight nuts or pull sight nuts tighter, the mechanic loses time because the wrench has to be lifted completely off the nut, then placed back on the nut in another position This would not be true, of course, with nuts where there is sufficient clearance to spin the wrench in a full circle After a tight nut is broken loose it can be completely backet-off or unscrewed much more quickly with an open-end wrench than with the box wrench This is why mechanics prefer combination wrenches - a box wrench on one end and an open- end wrench on the other They use the box end for ‘breaking- loose’ or ‘snugging down’ nuts and use the open-end the rest of the time This combination box and open end wrench is sometimes called a ‘half and half For very heavy duty work, large box wrenches are made to be used with long extension handles to provide great leverage and permit the mechanic to apply all of his muscular ability.

You never should hammer on a wrench, but there is one exception There’s a type of box wrench made for this purpose

These wrenches are heavy and strongly made The handle is short and has a pad on which the hammer blows are struck These box wrenches are known as ‘slugging’ or ‘stricking’ wrenches

SOCKET WRENCHES

The type of wrench which has done most to make the mechanic’s work easier and save time is the socket wrench.

The modem socket wrench kit is far different from the earlier types More attention has been given to the development and improvement of present day socket wrench sets than to any of the other commonly used hand tools.

Turn in the arrow direction

Combination box and open-end

Box wrenches and combination box and open-end

The first socket wrenches to be used on automobiles had the socket formed as part of the handle which was either “T” or

“L” shaped Each size socket was made as a separate wrench

Then someone got the idea of having one handle on which could be fitted any of the different sizes of sockets in the set The next improvement was the ratchet type handle.

The detachable sockets have been greatly improved over the earlier types The early sockets were large and heavy with thick walls They had to be made th at way to provide sufficient strength to stand the strain The opening or the nut or bolt head was hexagonal - six sided They were vastly different in appearance from the present sockets which are made out of high strength alloy steel, thin walls but very strong The openings in these sockets are formed by cutting a series of 12 notches in a circular hole It is called a 12-point socket The 12-point socket can be positioned on a nut more quickly than a hexagon shaped socket because it requires less than one-twelfth of a turn to fit it into the nut as compared with up to one-sixth of a turn for the hexagon a l socket.

To use the socket wrench you select the size of socket th at fits the nut engage it on the ratchet handle and place the socket on the nut Inside the head of the ratchet handle is a pawl or dog which engages or fits into one or more of the ratchet teeth Pulling on the hardle in one direction, the dog holds in the ratchet teeth and turns the socket Moving the handle in the other direction the dog ratchets over the teeth, permitting the handle to be backed up without moving the socket That’s why the ratchet handle can be worked so rapidly - the socket does not have to be raised off the nut to get another ‘bite’ The handle ratchets in one direction when tightening a niit and in the other direction when loosening a

132 nut A means usually is provided on the handle for changing the direction of ratcheting On some makes there is a little lever which is flipped to the right to make the head ratchet when the handle is moved in a counter-clock-wise direction

This is the way for tightening a nut When unscrewing a nut the lever is flipped to the left and the handle then ratchets in a clockwise direction.

The reason th a t a modern socket wrench set is so adaptable for repair work is that it contains numerous accessories The hinged offset handle is very convenient To loosen a tight nut the handle can be swung so as to be at a right angle to the socket and thus provide the greatest possible lever-age Then, after the nut is loosened to the point where it turns easily, the handle can be hinged into the vertical position and twisted by the fingers to completely remove the nut from the bolt or the stud.

If we cut off the head of a bolt and put threads on both ends, it would be a stud, sometimes called a stud bolt Studs are used in numerous places, particularly on engines There they are screwed into the engine casting and used to attach the cylinder head, to hold the main bearing caps in position, to attach manifolds, and for many other purposes.

In automotive practice there is no difference between the bolts and cap screws and the two term s are used interchangeable without distinction.

Getting back to the other pieces in the socket wrench set - there is a sliding offset handle The head can be positioned at the end or at the center of the handle The sliding offset and an extension bar can be made up as a “T” handle.

Socket and of hinged offset handle swung at right angle for greatest leverage

Speed handles sometimes called ‘speeders’ or ‘spinners’ are convenient for many jobs such as removing or tightening oil pan screws The speed handle is worked like a brace which the woodworker uses with a bit to bore holes A speed wrench will help you get cylinder head nuts off in a hurry after they are first broken loose with the sliding offset or the ratchet handle.

As universal joint frequently comes in very handy when working on nuts in those places where a straight wrench cannot be used The universal joint enables you to work the wrench handle at an angle with the socket Often this is a big help when working in close places.

Large socket wrench sets also contain about five extra deep sockets for use on spark plugs and on nuts which are a long way down on the bolts such as on ‘U’ bolts th a t are used to attach chassis springs to the axles.

Another accessory for the socket wrench set is a handle which measures the amount fo pull you put on the wrench

This is called a ‘torque wrench’/ Torque is the amount of turning or twisting force applied on the nut On some makes of torque wrenches a pointer indicates on a scale the amount of force being applied On others you set the dial for the amount of torque or twisting effort you wish to apply Then, when you pull on the wrench, a light flashes the instant th a t amount of force is applied.

Nuts such as those used on the cylinder head, or main or connecting rod bearing caps, should be tightened to within certain limits The amount of torque or twisting force to be applied is usually specified in the manufacturer’s service manual.

Sliding offset and extenson bar make a T - handle

Never use pipe to increase leverage

A torque wrench enables you to tell how much torque or twisting force is being applied.

The accuracy of torque-m easuring depends a lot on how accurately the threads are cut, the amount of lubrication applied to the threads and the type of lubrication Readings shown by the wrench are much more accurate when the threads are lubricated Therefore, threads in cylinder head nuts and bearing bolt or stud nuts always should be lubricated before they are replaced and tightened.

All of the well-known makes of socket wrench sets are made of high quality materials, and if not misused they can be depended upon to give long service The im portant thing to remember is th a t the sockets and the handles never should be over-stressed Keep the set clean Socket wrenches and all the other tools you use will get dirty, especially when working on transm issions, differentials and crankcases When they do, wipe off the grease and the dirt - give the sockets and occasional bath Grit, no m atter how fine it may be, is an enemy of the working pats of socket wrenches or any other mechanism Socket wrench sets are made in four sizes which are designated by the size of the square on the drive end of the handle Sets with one quarter inch drive ends are for light work For average general work 3/8, 1/16 or 1/2 inch drives are used the 7/16 inch being usually preferred for a ll- around work Heavy-duty series sockets are made for 3/4 inch, drive and for extra heavy duty work socket wrench sets are made with a 1-inch drive If possible, always use a size big enough for the job This will avoid danger of overstraining either the sockets or the handles.

SET-SCREW WRENCHES

On rare occasions, you may have need for a headless set screw wrench so you should known about the different types

All of them are L—shaped bars of tool steel The most common type is hexagonal to fit the hexagon socket in the set screw.

The trade name for this type is an Allen wrench The other two types are made from round bar stock and each end is fluted to fit the flutes or little splines in that type set screw These set screw wrenches vary in size according to the size of the socket in the set screw Where such special set screw wrenches are required, they are sometimes furnished in a special tool kit which accompanies the equipment.

SPANNER WRENCHES

The British call most any wrench a ‘spanner’ However, spanner wrenches, as we know them, are special wrenches for special jobs and do not come under the classification of tools for the mechanic’s kit They are supplied as special wrenches in the tool equipment furnished to service certain units.

There are a number of types, The “hook spanner” is for a round nut which has a series of notches cut in the outer edge The hook or lug is placed in one of the notches with the handle pointing toward the direction in which the nut is to be turned Some hook spanner wrenches are adjustable and will fit nuts of various diameters.

U -shaped spanners have two lugs on the face of the wrench to fit notches cut in the face of the nut or screw plug.

End spanners resemble a socket wrench but have a series of lugs on the end th a t fit into corresponding notches in the nut or plug.

Pin spanners have a pin in place of a lug and the pin fits into a round hole in the edge of the nut.

Face pin spanners are sim ilar to the U -shaped hook spanners except th a t they have pins instead of lugs.

WHICH WRENCH TO USE?

Now th at we have talked about all of the wrenches ordinarily used by mechanics, you may wonder how you are to find out which is the best type of wrench to use for the particular work you are doing Shall it be can open wrench, an adjustable wrench, a socket wrench, a box wrench or a combination box and open end wrench? This is something th a t is best learned by actual experience, but there are a few simple rules which will be helpful The type of job to be done, the location and number of nuts or capscrews are the things to consider when selecting the wrench Usually, if there are a number of nuts to be taken off or put on, the socket wrench set is what you should use In removing the cylinder head from an engine, for example, you would first break the nuts loose by using a socket on a hinged offset handle with the handle bent over at an angle of practically 90 degrees to

Allen wrench and set screw

143 provide the necessary leverage Then after the nuts were broken loose, the hinged handle would be held in the vertical position and twisted with the fingers to run them off If the engine is installed in a vehicle and there is plenty of room to operate a speed handle, then after breaking the nuts loose with the offset handle, transfer the socket to a speed handle and use this combination to spin the nuts off In replacing and tightening the nuts, the wrenches would be used in the reverse order.

For such jobs as removing and installing engine oil pans, timing gear cases, and differential case covers, the right size of socket on speeder handle would be the best wrench to use It can be used to loosen or tighten these capscrews because no great amount of force is required.

There are many nuts on various types of vehicles, particularly those on some intake and exhaust manifolds, where box socket or combination box socket and open-end wrenches can be used to good advantage.

For the nuts on fuel and oil lines, hydraulic brake lines, clutch and transmission control rods, brake rods and cable ends, open-end wrenches usually are the only wrenches that can be used.

With a little actual experience in a shop, and after using each type of wrench in the tool kit a few times, you will find th a t with a little THINKING it is not at all difficult to select the type best suited for the job and to pick the right size wrench A good mechanic is the man who can use his head as well as his hands - who can coordinate his brain and muscles.

For instance, in replacing cylinder head nuts you will find you can get the job done in about half the time if you use both hands simultaneously instead of just one It is something like learning to use a typewriter - the beginner starts with two fingers but the experienced typist uses all ten It is just a m atter of practice.

CHISELS

Cold chisels are used for cutting metal The one most generally used is the flat cold chisel The mechanic has need for th is tool to cut rivets, cut thin metal sheets, chip metal and t is a very necessary tool There are more than 20 types of files Sizes for each type may range from 3 to 18 inches They may be either single or double cut and are further classified according to different grades of coarseness or fineness, depending on the size and spacing of the teeth It wou.d take a long time to learn about all the various types of files The portion of the file on which the teeth are cut is called the face’ The tapered end th at fits into the handle is called the tang’ The part of the file where the tang begins is the

‘heel’ The length of a file is the distance from the point or tip to the heel and does not include the tang In other words, it is the total length of the file minus the length of the tang.

The te e th of the file do the cutting These teeth are set at an angle across the face of the file A file with a single row of parallel teeth is called a single-cut file The teeth are cut at an angle of 65 to 85 degrees to the centerline, depending on the intended use of the file.

Files which have one row of teeth crossing another row in a criss-cross pattern are called double-cut files The angle of the first set usually is 40 to 50 degrees and th at of the crossing teeth 70 to 80 degrees Criss-crossing produces a surface which has a very large number of little teeth all slanting toward the tip of the file, each little tooth like the end of a diamond-pointed cold chisel.

Use starting punch first Then pin punch f t

Without center punch mark ; ) the drill does this i § \\

Center punch mark keeps the drill from wandering

Punch marks make it easy to asemble two parts in original position

F ig u re 82 Center punch point

Coarse Bastard Second Smooth cut

Files are graded according to the tooth spacing - a coarse file has a small number of large teeth and a smooth file has a large number of fine teeth The coarser the teeth, the more metal will be removed on each stroke of the file The term s used to indicate the coarseness of fineness of a file are:

Rough, coarse, bastard, second-cut, smooth and dead-smooth

And the file may be either single-cut or double-cut.

Files further are classified according to their shapes and, as previously mentioned, there are more than 20 different shapes To keep the subject of files from becoming too complicated and talking about many files you will never see or use, we shall limit the discussion to 8 files which will be satisfactory for most filing jobs required in maintenance work.

We have been talking about concave and convex surfaces and some of you may not understand which is which A curved surface that is hollow - one which ‘caves in’ ‘is concave’ A curved surface which arches outward is convex The front face of a headlamp lens is convex, the rear face is concave.

THE USE AND CARE OF FILES

Before attem pting to use any file, it should be equipped with a tight fitting handle It is dangerous to use a file without a handle Often the end of the tang is quite sharp and if you are using a file without a handle and the file meets an obstruction and is suddenly stopped, the pressure of your hand against the end of the tang may result in a bad cut Remember the real mechanic - the m an who is careful in the way he goes about his work and uses tools — never

158 has need for a first aid kit To put a handle on a file, first make sure the handle is the right size and th a t the hole is large enough for the tang Insert the tang of the file into the hole in the handle then tap the back end of the handle on the bench or a flat surface on the vise Make sure the handle is on straight.

To remove a file handle, hold the handle in your right hand and hold th e file with your left hand and give the ferrule end of th e handle a sharp rap against the edge of the bench or the side of a vise jaw The ferrule is the m etal sleeve on the hole end of the handle to keep the handle from splitting when th e tang of the file is forced into the hole.

W henever possible, the p art to be filed should be clamped rigidly in a vise To prevent rough vise jaws from damaging finished surfaces, use copper caps or other soft m aterial In using a file, remember th a t the teeth are made to cut in one direction only - when the file is being pushed forward All pressure of the file against the work should be relieved on the back stroke Holding a file against the work on the back stroke serves only to help dull the cutting edges of the teeth The preferred method of using a file is to raise it off the work before drawing it back Files stay sharper longer w hen used th a t way.

In some shops they call a mechanic who drags a file on the back-stroke a ‘shuffler’, because he is like a man who is too lazy to pick up his feet when he walks However, there are exceptions to this rule, as there are to many others for the use of tools W hen draw-filing, for example, the file rests on the work a t all times The file is pushed across the work

1 5 9 cross-w ise and very little metal is removed Draw-filing is a finishing—up operation when filing an accurate flat surface.

Beginners frequently have difficulty in knowing how much pressure to use on a file They usually are told to ‘rear down’ on the file without being told th at using too much pressure is almost as bad as using too little pressure The point to remember is to USE ONLY SUFFICIENT PRESSURE TO KEEP THE FILE CUTTING Different m etals and different files call for a difference in the amount of pressure you should apply to the file.

Never use a file after the teeth become ‘choked’ or clogged with particles of metal The experienced filer will bump the tip of the file or the end of handle on the bench every now and when while filing to ja r loose the filings which stick in the teeth This won’t always get all the chips out though, so the thing to do when the file gets ‘loaded’ is to clean the teeth with a file card This is a brush with short, stiff wire bristles If there are any chips remaining after using the file card, these should be dug out with a pointed or flattened cleaning wire called a ‘scorer’ Usually a file card has a scorer attached to the handle.

A file which is loaded with chips is apt to roughen a surface which you are trying to file smooth, especially if the m aterial you are filing is steel.

Files must be sharpen to do their best work Metals which are soft and tough, such as copper and some of the brass alloys, require the use of very sharp files.

To keep files sharp, see th a t their surfaces are protected when not in use The best way to protect files in the shop is

1 6 0 to hang them in a rack which has a series of slots Files which are carried in a tool box should be wrapped in cloth, paper or other m aterial which will protect them from other tools Don’t throw files around on a bench or into a draw er with other tools and expect them to stay sharp Keep files away from moisture and water to prevent rusting.

Never use a file for prying The tang end is soft and bends easily The body of the file is hard and very brittle A light bending force will snap it in two.

A final and very im portant precaution is - never hammer on a file This is positively dangerous because it may shatter with chips flying in every direction.

HACKSAWS

The hacksaw is used to saw metal There are two p arts to a hacksaw the frame and the blade Practically all hacksaws now are made with an adjustable frame designed to take blades which are 8, 10, or 12 inches long The b etter frames are made with a pistol grip handle Recently, several manufactures have developed frames with the handle in an inverted position The theory of this design is th a t the force applied on the forward stroke of the saw is delivered in a direct line with the blade.

All adjustable hacksaw frames are made so the blade can be installed in a vertical or horizontal position In some of the more expensive, better designed frames, the saw blade can be positioned at various angles between the vertical and horizontal

12-inch flat bastard file 12-inch second-cut mill file

12-inch half-round bastard file 12-inch round bastord file

6-inch half-round second-cut file

6-inch triangular file 6-inch round file

Use file with a tight fitting handle

It is dangerous to use a file without handle

F ig u r e 92 Figure 91 position: Often there is an advantage in having a hacksaw of this type because it enables the mechanic to use the saw in places where there would not be sufficient clearance for the conventional saw with only two positions for the blade.

When placing a blade in a hacksaw frame, first see that the frame is correctly adjusted for the length of the blade with sufficient adjustment remaining to permit the blade to be tightly stretched.

Place the blade on the pins so that the teeth point toward the front of the frame - away from the handle

Occasionally a beginner gets a saw blade in backwards and then wonders why the saw doesn’t cut Always screw up the adjustment so th a t the blade is rigid in the frame.

In starting a cut which is being made to a marked line it usually is a good idea, especially for the apprentice, to use the thumb of the left hand to guide the blade until the cut is started at the desired location Use sufficient pressure in starting the cut so th at the saw immediately begins to bite into the metal The cutting action of a hacksaw blade and a file are similar - if you don’t use sufficient pressure so th at the teeth actually bite into and cut the metal, the rubbing action helps dull the teeth When sawing, relieve the pressure on the return stroke of the blade in the same m anner as is done when filing It is not necessary to lift the blade off the work when the saw is being started But when the kerf - th a t’s the term for the slot made by the saw - becomes deep enough to guide the blade, the saw blade can be raised slightly off the bottom of the kerf on each back stroke.

For efficient cutting in metals of average hardness the saw should be worked at the rate of 40 to 50 strokes per

1 6 4 minute If the saw is w o rk ed " too fast, th ere may be sufficient heat generated by the cutting action of the tee.th to draw the tem per and ruin the blade In cutting hard er m etals, the number of strokes per minute should be reduced T here’s a lim it to the hardness of m etal th a t can be sawed Before ruining all the teeth on a blade, te st the m etal with the very front or rear teeth or with the tip of a file to see if it can be cut.

Always use practically the entire length of the hacksaw blade on every stroke except when you are getting the saw started Keep the blade moving in a straig h t line to avoid any tw isting or binding action And again, use enough pressure to keep the blade from getting pinched or jammed as th is often breaks some of the teeth or breaks the blade.

If a blade breaks and you have to finish the operation with a new blade, always sta rt a new cut with the new blade if possible If you are sawing a ro u n d piece, rotate it and sta rt a new cut in line with the first one If you are sawing a flat piece, sta rt the cut from the other edge The reason for this is th at a new blade has more ‘set’ than a worn blade and usually will jam the saw The ‘set’ in a saw refers to how much the teeth are pushed out in opposite directions from the sides of the blade Set is necessary so th a t the saw kerf or slot will be slightly wider th an the thickness of the blade and thus provide clearance to prevent the blade from sticking in the kerf Unless extreme care is used startin g a new blade in a cut which was made by a used blade, it will jam and th at usually causes the blade to break.

Files are not pry bars

On some frames blade be set at any angle

Set of teeth provides clearance for blade

Blades for hand hacksaws are made with 14, 18, 24, and 32 teeth per inch The 18 and 32-tooth blades are suitable for all automotive maintenance work The 18-tooth blade is used for all sawing except thin metal such as sheets or tubing which is sawed with a 32-tooth blade.

Two or more saw teeth should be in contact with the work at all times On very thin sheet stock, this is not possible even with the 32-tooth blade If you have occasion to saw thin sheet metal, clamp it in a vise between two pieces of wood.

Regarding the care of a hacksaw, see that the blade is properly protected when not in use In the shop, a hacksaw should be hung up If a hacksaw is carried in a tool kit, it should be placed in the box so th at tools and other metal objects do not rub against the blade teeth Wiping a blade occasionally with an oily cloth will keep it from rusting.

FEELER GAGES

The performance of gasoline engines largely depends

•upon the accuracy of various adjustments on the engine such as valve lifter clearances, the spacing of the ignition points and the spark plug gaps These adjustments require extreme precision - the mechanic must work to the thousandths of an inch To give you an idea of how much one thousandth of an inch is, it is about one-third the thickness of the average human hair Most of you men may think, especially if you examine one of the hairs in your head, that working to the thousandths of an inch would be doing extremely accurate work, but men in the machine tool industry work to one te n - thousandth and even one one-hundred-thousandth of an inch.

The feeler gage is the tool which enables the automotive mechanic to work to thousandths of an inch There are several types of feeler or thickness gages but all have a number of blades of various thicknesses hinged in a holder

Some ‘feelers’ have short blades, as many as 23, starting with a blade one and one-half thousandths of an inch in thickness and including blades up to 35 or 40 thousandths of an inch thick ‘Stepped feelers’ have each blade made in two thicknesses About the first half inch of the tip of the blade is two thousandths of an inch thinner, than the rem ainder of the blade If, for example, the tip of a blade measures 4 thousandths of an inch thick, then the other portion would measure 2 thousandths thicker or 6 thousanths of an inch

This type feeler gage is convenient in adjusting valve clearances Suppose the clearance for intake valves was specified at 6 to 8 thousandths You would use the 6 to 8 thousandths blade and make the adjustment so th a t the 6 thousandths end of the blade would go through the clearance gap and the 8 thousandths portion would not Thus, you would know the clearance was between 6 and 8 thousandths A stepped feeler is called a ‘go’ and ‘no go’ gage.

Feeler gage for adjusting the clearances between brake shoes and brake drums are made with long, narrow blades which can be inserted through the inspection slots in the brake backing plates or brake drums.

Some feeler gages made for adjusting spark plug gaps have L -shaped wires of various diameters mounted on the blades A spark plug which has been in service for any length of time usually has a slight hollow burned into one of the electrodes by the sparks Such a plug can be set much more

1 6 9 accurately by using a round wire feeler instead of the conventional type.

Concerning the care and use of feeler gages - remember th at they are precision measuring tools, and therefore deserve the best of care In the better quality feeler gages, the blades are high quality tempered steel accurately ground to the thickness marked on the blade Unless the blade is used carefully, it may become bent, torn or broken When you usô a feeler gage to check valve clearances or the clearance between other parts such as the thrust surfaces on crankshafts and main bearings, never get the blade wedged in the clearance space When adjusting valves, if you can’t slide the feeler used to measure the minimum clearance through the space without exerting force, there is not enough clearance and th e adjustment should be changed A feeler gage should always be moved in the same plane as the blade so there is never any twisting or bending of the blade The good mechanic, the m an who values his tools, will occasionally wipe the blades of h is feeler gage with a clean oily cloth to remove any dirt and prevent the blades from rusting.

OTHER MEASURING TOOLS

In addition to the feeler gage, there are some other measuring tools often used by mechanics.

ENGLISH AND METRIC UNITS

Inches, feet and yards, the common units of linear measure used in the United States, are units of an English system of measurement.

The metric system, used in many foreign countries such as France, Germany, Italy and Spain, is based entirely on multiples of ten The units are divisions of, or multiples of, the m eter.

M ETRIC AND EN G LISH CONVERSION TABLE Linear measure

The only standard of measurement th at has been legalized by the United States Government (in 1866) is the meter The United States yard is defined by its relation to

, ^ , 3600 „ the meter One yard equals - of a meter.

MICROMETERS

The micrometer caliper, more often called a micrometer or a ‘mike’, measures in the thousandths parts of an inch

Toolmakers and machinists use micrometers almost continually

The mechanic uses them chiefly for measuring wear on engine parts such as piston pins and valve stems to determine whether the worn parts should be replaced with new ones

The cut-away illustration with the parts named shows how a micrometer is constructed It makes use of the principle of the screw thread The portion of the spindle which extends through the hub is threaded and works in the screw nut which is pressed into the hub The part called the thimble is rigidly attached to the spindle Turning the thimble clockwise screws the spindle toward the anvil Turning it counter clockwise screws the spindle away from the anvil The piece to be measured is placed between the anvil and the spindle, or the micrometer is held over and around the piece, and the spindle screwed down until it touches the piece with only the lightest of pressure The spindle is screwed down only enough

Feeler gage for brake work

Never exert force on a feeler gage

174 to take up the clearance and get an accurate reading You should be able to slide the micrometer across the piece being measured to indicate th a t there is no amount of clamping action CLAMPING A MICROMETER TIGHTLY ON THE PIECE WILL QUICKLY RUIN THE MICROMETER.

There are 25 equal spaces around the tapered edge of the thimble Each space represents one thousandth of an inch Turning the thimble one space changes the opehing between the end of the spindle and the anvil by one thousandth of an inch The reason for this is simple The screw thread on the spindle is cut with forty threads to the inch Starting with the spindle down against the anvil, 40 complete turns of the thimble would move the spindle away from the anvil exactly one inch Thus one complete turn of the thimble would move the spindle one-fortieth of an inch And one-fortieth of an inch is 25 thousandths of an inch, which is why there are 25 divisions around the spindle, each representing one thousandth of an inch.

There also are graduations on the part called the hub

Through these cross lines is a line running length-w ise of the hub called a reference or datum line The sm allest divisions on the hub graduations represent 25 thousandths of an inch which is one complete turn of the thimble Every fourth cross line is numbered and represents 4 complete turns of the thimble or 4 times 25 thousandths which is 100 thousandths

The figures on the hub therefore represent one hundred thousandths of an inch Figure 1 is one hundred thousandths, figure 2 is two hundred thousandths and so on.

To make all this more understandable, we will scerew the spindle down against the anvil very lightly There is no space between the spindle and anvil The zero line on the

175 thimble now lines up with the zero line on the hub - the micrometer reading is zero Then we unscrew the thimble one graduation mark Now the opening between the spindle and the anvil is one thousandth of an inch - an amount so small th a t it is barely visible to the eye unless the micrometer is held up to the light We continue to unscrew the thimble until the line at the figure 5 on the thimble is lined up with the reference line on the hub and the opening between the spindle and anvil now is 5 thousandths of an inch When we have unscrewed the thimble one complete turn, the zero line on the thimble is in line with the reference line on the hub and the thimble has uncovered the second graduation m ark or the first space on the hub which represents 25 thousandths of an inch.

Now for some actual measuring with the micrometer - we adjust the micrometer to this piece of round bar stock.

The figure 2 on the hub represents two hundred thousandths The next graduation line on the hub represents 25 thousandths more - th at makes 225 thousandths and to this we add the thimble reading which is 24 thousandths, making a total of 249 thousandths of an inch The piece measures 249 thousandths, one thousandth less than 250 thousandths or one-quarter-inch.

With an understanding or the principle and a little practice it is as easy to read a micrometer as it is to tell time with a watch.

The inside micrometer is used to measure inside dimensions such as cylinder bores It is read in the same manner as the micrometer used for outside measuring.

SCREW EXTRACTORS

Screw extractors are used to remove broken screws or studs and often are called stud extractors When we talked about chisels, method were described for removing a broken stud with the aid of a diamond point chisel and with a round nose chisel They were emergency methods to be used if a stud extractor were not available Using an extractor is a much easier and quicker method.

There are several types of extractors, all supplied in sets with sizes for screws of various diameters Perhaps the most commonly used type is the Ezy—Out which is tapered and has a coarse spiral, resembling a thread, with very sharp ridges

To use this tool a hole is drilled in the exact center of the broken screw or stud.

The size of the hole should be a little less than the small diam eter of the screw threads to avoid the danger of drilling into and ruining the threads in the tapped hole Then an extractor of the right size is inserted into the hole and turned with a wrench in a lefthand or counter-clockwise direction

The sharp ridges on the extractor ‘bite’ into the sides of the hole in the broken stud so that it can be screwed out.

Another type of tapered extractor is made with four straig h t flutes which have sharp edges This tool is tapped into the drilled hole with a ham m er to force these sharp edges into the sides of the hole and grip the broken stud so it can be unscrewed.

A third type of extractor is perfectly straight, without any taper, and has three sharp splines Drills are furnished with this set to drill the right size hole for each extractor, and pilots to center the drills also are included The extractor is slightly larger than the hole made by the drill The extractor is driven into the hole with a hammer and gets sufficient grip on the broken stud to permit screwing it out.

It requires mechanical judgment to use extractors, especially the smaller sizes All of them are hardened and therefore are brittle Consequently, after the extractor gets a

‘bite’ on the broken screw or stud, the force should be applied gradually to prevent breaking the extractor.

In drilling a hole in a broken stud for an extractor, it is a good idea to drill a small hole first to serve as a pilot hole for the larger drill It is important th at the first hole be drilled exactly in the center of the broken stud Check this at the start of the drilling operation.

The advantage of starting the hole with a small drill is th a t if inspection shows that the hole is not starting exactly in the center, the drill can be manipulated at the start to slightly shift the location and center the hole.

CARPENTER’S TOOLS

This book is not intended to cover carpenter’s tools

Every mechanic has to use some of them occasionally however, so we are showing here a few of the more common ones.

THE NAIL HAMMER

The nail hammer, often called a claw hammer, is used for driving and drawing or pulling nails When using it to hammer, grasp the handle firmly and near the end According to the force or the blow to be struck, force is applied through the wrist, elbow or shoulder A light force is delivered by wrist action A combination of wrist and elbow is used for more force, and wrist, elbow and shoulder action are used for a blow of maximum force.

To drive a nail, hold it between the thumb and forefinger, rest the hammer on the head of the nail, then draw the hammer back and give the nail a light tap to start it.

Resting the ham m er on the nail before drawing it back increases the accuracy of your aim.

To use the ham m er to pull or draw a nail, the head of the nail must be exposed Slip the claw of the hammer under the nail head and pull until the ham m er is almost vertical or straight up.

Then to relieve unnecessary strain on the handle and to increase lever-age and make it easier to completely draw the nail, use a block of wood under the head of the hammer.

Removing broken stud with extractor

RIPPING BAR

The wrecking bar, sometimes referred to as a ripping bar, is a useful tool for uncrating and other prying jobs The tip of the hook or goose neck end is shaped like the claw of a hammer and can be used to pull nails, the hook serving as the fulcrum of the lever To enter the claw under a board on a box and thus get a purchase to pry the board loose the back of the hook can be struck with a hammer.

HAND SAWS

There are two types of hand saws used for sawing wood

One is used to saw in the direction of the grain of the wood, the other to saw cross-wise of the grain The grain always runs with the length of the board.

The RIP SAW, used for cutting the grain or lengthwise of the board, has teeth which are shaped like chisels The cutting edge of each tooth extends the full width of the tooth and is at right angles to the saw blade When sawing, the teeth cut into the wood like a row of chisels one in back of the other The rip saw should be held at an angle of 60 degrees with the board Holding the saw at this angle provides sufficient force for the saw to cut into the board and no additional pressure in this direction should be applied Use long, easy strokes If the saw were held vertical the angle would be 90 degrees Swinging the handle back and downward through one-third of the arc puts the saw in correct position for ripping.

Pulling a mail with a nail hammer

Holding cross cut saw at 45 degrees with the board

The CROSS CUT SAW is used for cutting across the grain or crosswise of the board The front edges of the teeth are filed with a bevel so th a t the teeth actually are pointed like the end of a knife blade The bevel slopes in one direction on one tooth and in the opposite direction on the next tooth This provides two parallel lines of sharp points to cut the wood fibers like knives, and the teeth force out the wood between the two cuts The cross cut saw should be held at an angle of about 45 degrees with the board - half-w ay between horizontal and vertical Keeping the index finger along the side of the handle will help guide the blade Again, use long, easy strokes.

Saws should be kept oiled to prevent rusting They should be hung up by the handles or otherwise stored so the teeth will be protected against being dulled.

Rip saw teeth Cross cut saw teeth

Ngày đăng: 30/08/2024, 19:42

w