1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cá nhân đề tài phương pháp học tiếng anh hiệu quả đối với sinh viên

12 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương Pháp Học Tiếng Anh Hiệu Quả Đối Với Sinh Viên
Người hướng dẫn Mó HP: BDG1006
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế-Luật
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023-2024
Thành phố TP HCM
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,58 MB

Nội dung

Khai niém Phương pháp học tập: Phương pháp học tập được định nghĩa là những phương thức hình thành một lộ trình cụ thê cho học sinh trong suốt quá trình học tập nhằm giúp học sinh đạt đư

Trang 1

TRUONG DAI HOC KINH TE-LUAT

Khoa Luật Kinh tế

TIỂU LUẬN CÁ NHÂN MÔN HỌC: TÂM LÝ HỌC ỨNG DỤNG

ĐÈ TÀI : PHƯƠNG PHÁP HỌC TIÊNG ANH HIỆU QUÁ ĐÓI VỚI SINH VIÊN

Giảng viên hướng dẫn:

Mã HP: BDG1006

Tén sinh viên:

Mã số sinh viên

Thoi gian: Hoc ki I, nam hoc 2023-2024

TP HCM, THANG 12 NAM 2023

Trang 2

PHAN I LOI MO DAU

1.1.Đặt vấn để 3

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3

1.3 Phương pháp nghiên cứu 3

PHAN II NOI DUNG

2.2 Thực trạng về việc học ngoại ngữ của sinh viên 4

2.3 Những yếu tô ảnh hưởng đên việc học ngoại ngữ của sinh viên

2.3.1 Rao can từ bên trong 5

2.3.2 Rào cán từ bên ngoài 6

3.1.Phương pháp Chủ động gợi nhớ và ghi nhớ ngắt quãng 6

3.1.1 Ưu điểm và nhược điểm 7

3.1.2 Cách áp dụng 7

3.1.3 Các lưu ý khi áp dụng 8

3.2 Áp dụng và kết quả 9

3.2.1 Áp dụng9

3.2.2 Kết quả 10

PHAN III KET LUAN

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO

5

Trang 3

1.1 Đặt vẫn đề

Xu hướng tự do hóa thương mại tiếp tục điễn ra mạnh mẽ Hội nhập kinh tế đa phương tại

Việt Nam đang được tiễn hành với sự tham gia vào hơn 63 tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn dan Hop tac A — Au (ASEM), Dién dan Hợp tác Kinh tế Châu Á — Thai Binh Duong (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á( ASEAN), Chính sự hợp tác liên quốc gia này khiến Việt Nam phải đối mặt với những thách thức mới và một trong số đó là việc nâng cao năng lực ngoại ngữ của Việt Nam Bài tiêu luận này sẽ phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đề ra phương pháp cải thiện khả năng tiếng Anh của sinh viên

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Phương pháp học tiếng Anh là đề tài đã được nhiều sinh viên quan tâm nghiên cứu trước đây Bài tiêu luận này sẽ di sâu vào hiện trạng, phân tích các yếu tô ảnh hưởng đến khả năng thành thạo ngôn ngữ và các phương pháp học tiếng Anh hiệu quả Đồng thời, cho người đọc hiểu rõ và vận dụng được các phương pháp ấy trong cuộc sống

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Kết quả của bài tiểu luận dựa trên sự tìm hiểu chọn lọc và phân tích các thông tin đã được

thu thập, tham khảo dữ liệu và thông kê, khái quát vấn đề liên quan Tìm hiểu nguyên nhân

đê đưa ra các phương pháp dự báo tác động của quá trình

PHAN II NOI DUNG

2.1 Khai niém

Phương pháp học tập: Phương pháp học tập được định nghĩa là những phương thức hình thành một lộ trình cụ thê cho học sinh trong suốt quá trình học tập nhằm giúp học sinh đạt được kết quả tốt, nắm bắt được những kiến thức hữu ích cũng như vận dụng nội dung bài học vào thực tế một cách đúng đắn

Phương pháp học tập hiệu quả là: phương pháp học tập giúp sinh viên chủ động tiếp thu, nắm rõ kiến thức một cách nhanh chóng và tông quát Giúp sinh viên có định hướng học tập

rõ ràng, phù hợp nhất với phong cách học của bản thân Từ đó sinh viên có thể vận dụng những kiến thưc được học trên giảng đường đề áp dụng vào thực tiến

Lợi ích khi sinh viên tìm ra phương pháp học hiệu quả: Đối với việc học l ngôn ngữ mới,

có một phương pháp học tập tốt sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đây nhanh quá trình tiếp thu

3

Trang 4

kiến thức, hiệu quá học tập sẽ nâng cao và tiết kiệm kha khá thời gian Khi đã biết cách học theo phương pháp hợp lý thì quá trình học ngoại ngữ không chỉ là một môn học mà còn là một cuộc phiêu lưu với thứ ngôn ngữ khác lạ Chính điều này nên sinh viên cần phải tìm ra giải pháp học tập cụ thể, phù hợp với phong cách và kiểu tiếp thu bài của bản thân, ví dụ: có

những bạn thuộc kiểu tiếp nhận thông tin Visual- kiêu tiếp nhận thông tin qua hình ảnh và chữ viết thì những bạn sẽ dễ dàng nhớ kiến thức được viết ra giấy thậm chí không cần phải

nhìn lại và họ sẽ ưu tiên học từ vựng theo kiêu dùng flashcard, học từ qua hình ảnh 2.2 Thực trạng về ngoại ngữ của sinh viên

Sau khi gia nhập WTO, ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam Đây là cơ hội vàng để nước ta phát triển kinh tế và đây cũng là thách thức không nhỏ đối với

sinh viên Theo đánh giá trình độ tiếng anh EF, Việt Nam được đánh giá là nước có trình độ

Tiếng anh ở mức trung bình, đứng thứ 60/111 nước Năm 2020, theo bảng đánh giá của tổ

chức ETS công bổ thì điểm TOEIC trung bình của Việt Nam là 491- điểm số chỉ ở mức

trung bình

Theo một bài khảo sát độ thành thạo của các kỹ năng tiếng Anh được thực hiện với 30 sinh viên, mức độ thành thạo của kỹ năng đọc và nghe chiếm lần lượt 44% và 35% với hai

kỹ năng còn lại là kỹ năng viết và nói chỉ chiêm 14% và 7% được đánh giá là kém hơn so với hai kỹ năng là nghe và đọc Qua khảo sát trên ta thấy được rằng sinh viên khả năng ngoại ngữ của sinh viên Việt Nam khá tốt nhưng vẫn còn hạn chế nhiều ở khả năng nói và viet

m Ky¥yndngnghe Kỹ năng nói Kỹ năng đọc ø Kỹ năng viết

Tình 2.2 Biểu đồ thể hiện mức dộ thành thạo +4 kỹ năng

Trong thời đại toàn cầu hóa, khi mà các doanh nghiệp nước ngoài đang tăng lên nhiều thì những đòi hỏi về nhân lực có khả năng về ngoại ngữ lại càng cao và khắt khe hơn Chính

Trang 5

điều đó, sinh viên cần phải có những phương pháp học hiệu quả đề nâng cao năng lực Tiếng anh của bán than để có thé ty tin tham gia vào thị trường nghè nghiệp

2.3 Những nguyên nhân ảnh hưởng tới khả năng học ngoại ngữ của sinh viên Học ngoại ngữ là cuộc hành trình dài, đòi hỏi ta phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức Trong giai đoạn đầu luôn là lúc gian nan nhất khi không biết phải bắt đầu từ đâu, học những

gì và học như thể nào Chính những điều đó khiến ta phải đối mặt với những rào cản xuất phát từ bản thân và bên ngoài

2.3.1 Rào cán từ bên trong:

Khó khăn về tâm lý: Từ lúc sinh ra, lớn lên, học nói, học viết bằng tiếng Việt (tiếng mẹ

đẻ) cho đến khi vào học ở phố thông, trường đại học sinh viên đã hình thành những thói

quen nói năng, giao tiếp bằng tiếng Việt Khi học bất cứ một ngoại ngữ nào đều đòi hỏi sinh viên phải có những thay đổi trong thói quen, trong kỹ xảo nói và viết, nghe và đọc theo

ngoại ngữ đó Điều đó gây không ít khó khăn và đòi hỏi sinh viênphải có sự chuẩn bị tâm lý

sẵn sàng cho việc học ngoại ngữ Khi tiếp xúc với ngôn ngữ xa lạ, chỉ được học trên sách vở,

lý thuyết không được thực hành khiến việc ứng dụng ngôn ngữ trong đời sống trở nên khó khăn, phức tạp Học các từ vựng, cấu trúc ngữ pháp trên sách vở nhưng trên thực tế, tiếng anh cũng như tiếng Việt cũng có những từ chỉ có thê đi với nhau mới có nghĩa, nghĩa của từ khác nhau trong từng trường hợp và cách sử dụng ngữ pháp trở nên linh động, độc đáo hơn Tâm lý sợ nói sai cũng khiến sinh viên sợ nói tiếng anh Có rất nhiều bạn sinh viên khi làm các bài nghe thê hiện rất xuất sắc bài nghe, đọc nhưng khi gặp người nước ngoài lại úp úng

nói được vài từ Họ sợ nói sai thì sẽ bị chê cười, chế nhạo Nhiều người đã trải qua cảm giac

ngượng ngùng khi nói mà người nước ngoài không hiểu hoặc là hiểu sai Những diễn biến tâm lý này được giải thích dựa theo “ Hiệu ứng ánh đèn sân khấu” Hiệu ứng ánh đèn sân khau (Spotlight Effect) la hién tượng phóng đại quá mức việc bị người khác chú ý đến ngoại hình hay hành vi của họ (Calderaro, 2021) Hiệu ứng này thường xuyên xuất hiện khi người học sử dụng tiếng Anh hoặc bất kỳ ngoại ngữ nào đề giao tiếp với người khác, họ cảm thấy xấu hồ và tự tỉ mỗi khi mắc lỗi, nói lắp, nập ngừng, giọng địa phương , thay vi tự tin thé hiện bản thân Dường như suy nghĩ “ nói tiếng anh là phải chuân” đã ăn sâu vào trong tiềm

thức của người Việt khi học tiếng Anh

Không xác định rõ mục tiêu: Việc không đặt mục tiêu làm ta không biết rõ điều mình

mong muốn là gì và cách thức để thực hiện điều đó như thế nảo Không đặt mục tiêu sinh

viên sẽ không xác định được đâu là thứ quan trọng cần phải chú tâm ở trình độ hiện tai, dé bị

phân tâm vào quá nhiều thứ Bên cạnh đó, sẽ phải tôn nhiều thời gian vào các kiến thức bên

lề Việc tiếp thu quá nhiều kiến thức mà không đem lại kết quả sẽ khiến sinh viên chán nản,

mat động lực

Trang 6

Không dùng ngôn ngữ thường xuyên: Việc không luyện tập ngôn ngữ thường xuyên khiến quá trình học ngoại ngữ của sinh viên bị kéo dài và kém hiệu quá Khi học một thứ mới nếu chúng ta không áp dụng kiến thức đó thì sau l giờ não chúng ta sẽ quên đi 50% kiến thức đó và sau 24 giờ 70% lượng kiến thức bị lãng quên lên đến 70% Vì thế, nếu từ vựng chúng ta nạp vào mà không được sử dụng thi sẽ bị quên lãng Bên cạnh đó, không luyện tập ngôn ngữ thường xuyên giúp giảm phản xạ đối với ngôn ngữ, não chúng ta sẽ không thẻ ghi nhớ ngôn ngữ đó lâu và mắt thời gian khi thực hiện kỹ năng nói và viết 2.3.2 Rào cán từ bên ngoài:

Sự ảnh hưởng của ngôn ngữ mẹ đẻ: Ngôn ngữ mẹ đẻ góp một phần nguyên nhân khiến cho khả năng tiếng Anh của sinh viên không được cải thiện Mặc dù cùng dung chung hệ chữ La-tinh nhưng tiếng Anh thì âm đuôi là phần quan trọng đề phân biệt các từ ngữ, còn tiếng Việt phát âm gọn, không có âm đuôi Việc này khiến cho sinh viên khi phát âm tiếng

Anh sẽ dễ bị nuốt mất âm cuối, phát âm không tròn chữ Đối với một số sinh viên đến từ khu

vực miền Trung, giọng địa phương cũng ảnh hưởng không nhỏ Đôi khi phát âm cũng sẽ lẫn giọng địa phương khiến việc giao tiếp bị cản trở, người đôi diện sẽ không hiểu được từ mình

muốn nói và đôi khi sẽ gây hiểu lầm

Khó khăn về môi trường học tập, điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho việc học ngoại ngữ: Việc học ngoại ngữ đòi hỏi phải có môi trường tiếng đề giao tiếp thường xuyên bằng ngoại ngữ, tiếp xúc trực tiếp với người nước ngoài hoặc người biết ngoại ngữ Các phương tiện, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho việc học ngoại ngữ phải có tính chuyên dụng Các hình thức học tập đa dạng (học trên lớp; học qua thực tế, thực hành; học qua các phương tiện thông tin; học qua giao lưu )

3 Các phương pháp học ngoại ngữ

3.1 Cha dong goi nhé( Active recall) và lặp lai ngat quang( Spaced repetition)

Vào cuối thế ky 19, nha tam ly hoc Hermann Ebbinghaus nhan ra rang, việc lặp lại và

nhắc lại kiến thức có thê cải thiện khả năng ghi nhớ của con người cùng với các công trình của Henry L Roediger III và Jefrey D Karpicke khám pha lợi ích của việc thực hành lấy thông tin ra khỏi bộ nhớ (retrieval practice) trong quá trình học Hai công trình nghiên cứu này là nền móng ra đời phương pháp Chủ động gợi nhớ( Active recall) Chủ động gợi nhớ dựa trên nguyên tắc đánh thức trí nhớ dài hạn — buộc não bộ phải suy nghĩ và trả lời các câu hỏi về kiến thức đã học mà không có gợi ý Điều này được thực hiện bằng cách thường xuyên khôi phục thông tin từ bộ nhớ của não, thay vì chỉ đơn thuần là đọc hoặc nghe thông

tin một cách bị động Vì khi ta đọc lại thì thông tin đang được lưu ở bộ nhớ ngắn hạn, quên

nhanh và không áp dụng được từ vựng đó vào thực tiễn khi giao tiếp

ó

Trang 7

Thông tin về phương pháp học ngắt quãng (Spaced Repetition) trong công trình nghiên cứu về đường cong lãng quên của nhà tâm lý học Hermann Ebbinghaus vào cuối thé ky 19 Đến năm 1923, sự ứng dụng nguyên lý Lặp lại ngắt quãng vào việc học được đề cập đến lần dau qua quyén "Tam ly trong viéc hoc "(Psychology of Study) ctia giao sur Cecil Alec Mace Lặp lại ngắt quãng dựa trên đường cong lãng quên và nguyên lý hoạt động của não bộ Nguyên lý của phương pháp này dựa trên lý thuyết về quá trình học tập thông qua các liên kết Khi chúng ta tiếp nhận một thông tin mới, não bộ sẽ hình thành liên kết với các nơtron

nên khi ta nhớ về thông tin đó, não bộ sẽ như một cái máy chiếu lặp đi lặp lại nhiều lần thông tin đã được hình thành liên kết với nơtron đó Nếu chúng ta không nhớ lại thì liên kết

sé bién mat và thông tin đó sẽ bị quên đi Phương pháp này còn chỉ rõ khoảng thời gian nên chủ động gợi nhớ là 3-5-7-9 ngày

Đây là cặp bài trùng trong việc học ngôn ngữ đặc biệt là học từ vựng Việc kết hợp hai phương pháp này giúp não có thời gian nghỉ ngơi, lưu thông tin vào bộ nhớ dài hạn Sau đó khi ta chủ động gợi nhớ những kiến thức đó các kiến thức sẽ lặp lại nhiều lần củng cô sự liên

kết giữa các nơtron từ đó, các kiến thức sẽ được ghi nhớ một cách lâu dài và khoa học

3.1.1 Ưu và nhược điểm

Chủ động gợi nhớ | s Linh hoạt thời gian và cách học |* Gặp nhiều khó khăn trong thời (Active recall) * Tăng năng suất học tập và ghi nhớ | gian đầu áp dụng

* Kích thích hoạt động của não * Phuong pháp cần có sự chủ

* Nâng cao khả năng ghi nhớ của | động, tự giác

Lặp lại ngất quãng | s | jên kết các kiến thức cũ và mới

(Spaced repetition) | , Việc chia nhỏ kiến thức và học

mỗi ngày giúp ghi nhớ hiệu quả và

3.2.1 Cách áp dụng

Có nhiều cách áp dụng hai phương pháp này như: Flashcard, sơ đồ tư duy, hỏi đáp

Flashcard (thẻ nhớ): Dùng một mặt của tờ giấy nhỏ hoặc thẻ nhớ rồi ghi lại những từ bạn muốn học, có thê cho ví du, giải thích, từ đồng nghĩa và mặt còn lại ghi nghĩa.Phân chia thẻ thành các nhóm ví dụ, hộp chứa thẻ theo từng chủ đề như gia đình, phim ảnh hay chia

7

Trang 8

thành ba hộp từ chưa biết, từ đã biết, từ thành thạo đề biết được bản thân cần cải thiện phần

nao

Sơ đồ tư duy (mindmap): Hệ thống, sắp xếp và liên kết các điểm ngữ pháp hoặc các từ vựng cùng chủ đề lại với nhau Quá trình này sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát và cũng dễ

hình dung hơn Để hiệu quả cao thì chúng ta phải ghi nhớ kiến thức sau đó khái quát lại dưới

dạng sơ đồ hình vẽ Sơ đồ tư duy giúp não lưu trữ dạng hình ảnh, sắp xếp các ý chính cần triên khai, hay những cụm từ bạn muốn dùng vào sơ đồ tư duy sẽ giúp bạn dễ dàng triển khai

các luận điểm một cách logic và khoa học

Đặt câu hỏi: Bạn có thê tự tạo một bộ câu hỏi về những gì vừa học hoặc bạn cũng có thê

sử dụng các câu hỏi từ tài liệu, trên mạng, sau đó chọn ngẫu nhiên một câu bất kì rồi trả lời

nó Ngoài ra, bạn có thể nhờ bạn bè đặt câu hỏi Tuy nhiên là bạn không nên biết trước câu

hỏi hay chuẩn bị câu tra lời trước Sau khi trả lời, bạn nên xem và kiểm tra lại đáp án đề biết những phần nào mình cần xem lại thêm Rồi tiếp tục kết hợp cùng phương pháp Spaced Repetiion cách quãng ngày ôn tập, che đi phần đáp an và trả lời theo những câu hỏi mình đặt ra

3.1.3 Các lưu ý khi áp dụng hai phương pháp này

Có kế hoạch rõ ràng: phương pháp đòi hỏi sự tự giác và có gắng không ngừng từ chính

bản thân sinh viên Việc này có thê khá khó khăn với những ai đã quen tiếp thu kiến thức thụ

động — hoặc người bận rộn không có nhiều thời gian ôn tập Kiên trì và thực hành lặp đi lặp lại liên tục là chìa khóa để có thể vượt qua giới hạn và thói quen cũ của bản thân và chính phục những cấp độ khó hơn của tiếng Anh trên lộ trình học tập Dựa trên Hiệu ứng ý định

thyc hign (Implementation intention effect) la mét chiến lược tự điều chỉnh bản thân dưới

dạng “kế hoạch nều-thì”, giúp ta có phương pháp khoa học để xác định hành động phù hợp vừa giúp đạt được mục tiêu vừa giúp sửa đôi thói quen và hành vi (Gollwitzer, P M., &

Oettingen, G 2011) Noi mét cách dé hiéu, hiéu ứng ý định thực hiện là một hiệu ung giup đặt mục tiêu bằng cách xác định các bước cần thiết để đạt được nó Tuy nhiên, khi đặt mục

tiêu hay phát triển một thói quen mới, mọi người thường tập trung vào kết quả thay vì các

bước cần làm để đạt được Ví dụ như, bạn đặt mục tiêu học 1000 từ vựng trong 30

ngày,nhưng ta lại trì hoãn khiến mục tiêu trở nên xa vời Đây là lúc hiệu ứng "ý định thực hiện" cần được chú ý đề tối ưu hóa và giúp người học đạt được mục tiêu của mình Học từ cơ bản tới nâng cao: Việc này đem lại hai lợi ích Đầu tiên, giúp não làm quen và thích nghi với phương pháp học mới Sau thời gian dài học tiếng anh theo phương pháp thụ động, não chúng ta sẽ cần thời gian đề thích nghỉ mới cái mới Thời gian thích nghi này dài hay ngắn phụ thuộc vào khả năng tiếp thu thông tin của mỗi sinh viên Việc học từ từ sẽ giúp

não dễ tiếp thu thông tin và không bị quá tải Việc học từ cơ bản đến nâng cao sẽ tao duoc

8

Trang 9

thói quen học tiếng anh mỗi ngày Bên cạnh đó, học từ cơ bản đến nâng cao cũng sẽ giúp cải thiện sự tự tin Học ốn và chắc từ các bước đầu sẽ tạo nền tảng vững chắc để tiếp tục học nâng cao Việc học tuần tự sẽ giúp sinh viên tiếp thu kiến thức phù hợp với năng lực của bản thân, thấy được sự cải thiện của bản thân thì sinh viên sẽ có niềm tin, sự tự tin và động lực tiếp tục cố gắng vì mình đang từng bước phát triển theo hướng tích cực

Chia nhỏ bài học, ôn tập thường xuyên: Mỗi ngày học 5-7 từ vựng sẽ tạo cảm giác dễ thở, đỡ nản vì mình đã hoàn thành được mục tiêu học tập đề ra trong ngày Chính điều này khiến ta có cảm giác thành công, tiếp thêm nhiều động lực học tập Còn việc ôn tập thường xuyên giúp ta gợi nhớ, củng có lại các liên giữa các nơtron trong não, khiến kiến thức đó tiền

vào vùng trí nhớ dài hạn và kiên thức sẽ được ghi nhớ dài lâu, dễ dàng gợi nhớ lại khi cần sử

dụng Việc học tiếng Anh mỗi ngày sẽ giúp ta tiếp xúc với tiếng Anh với tần suất nhiều hơn,

quen thuộc hơn với cách phát âm, ngữ điệu và tạo được phản xạ tốt khi sử dụng nó

3.2 Áp dụng và kết quả

3.2.1 Áp dụng

Cuộc khảo sát thực hiện với sự tham gia của 30 sinh viên đang theo học tại trường Đại học Kinh tế- Luật 30 sinh viên sẽ áp dụng kết hợp hai phương pháp Chủ động gợi nhớ và

Lặp lại ngắt quãng trong vòng I tháng bắt đầu từ ngày 20 tháng 11 năm 2023 đến ngày 20

tháng 12 năm 2023 và kết thúc các bạn sinh viên sẽ thực hiện lại khảo sát để đánh giá mức

độ hiệu quả của hai phương pháp này

3.2.2 Kết quả

Một tháng là thời gian ngắn nhưng đủ đề thấy được sự tiễn bộ trong việc sử dụng các kỹ năng tiếng Anh của 30 bạn tham gia khi áp dụng hai phương pháp Chủ động gợi nhớ và Lặp lại ngắt quãng Sự thay đôi được thê hiện qua các chỉ số

® - Kỹ năng nghe: Tăng nhẹ từ 35% đến 41%, tăng 1.17 lần

® Kỹ năng nói: Tăng mạnh từ 7% đến 18%, tăng 2.5 lần

® Kỹ năng đọc: Tăng nhẹ từ 44% đến 50%, tăng I.14 lần

® Kỹ năng viêt: Tăng mạnh từ 14% đến 29%, tăng 2.07 lần.

Trang 10

Sự thay đổi trong việc sử dụng 4 kỹ năng

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

0% Kỹ năng nghe CJ Kỹ năng nói Kỹ năng đọc Kỹ năng viết

M Ban đầu Sau 1 tháng Column1

Thông qua cuộc khảo sát sau một tháng áp dụng 2 phương pháp được nêu ở trên, 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đều tăng và có sự cải thiện theo hướng tích cực đặc biệt là nhóm kỹ

nang Noi- Viết Và nhận được sự chia sẻ của hơn 20 bạn sinh viên rằng họ sẽ tiếp tục áp

dụng hai phương pháp này trong việc học tiếng Anh và việc học thêm các ngôn ngữ khác sau này Qua đó ta thấy rằng, phương pháp Chủ động gợi nhớ và Lặp lại ngắt quãng phù hợp cho việc học tiếng Anh nói chung và ngôn ngữ nói riêng

PHAN III KET LUAN

Tom lại, trong thời đại hội nhập toàn diện như hiện nay, tiếng Anh là một ngôn ngữ pho

biến và được sử dụng rộng rãi trên thể giới trong đó có Việt Nam Ở bậc Đại học, tiếng Anh gần như trở thành điều kiện tiên quyết để sinh viên được xét tốt nghiệp Ngày cảng nhiều sinh viên có thể sử dụng tiếng Anh một cách trôi chảy nhưng vẫn còn nhiều bạn vẫn đang loay hoay và bị mất phương hướng trong quá trình học ngoại ngữ Thông qua bài tiêu luận

“Phương pháp học ngoại ngữ dành cho sinh viên” chúng ta có cái nhìn khái quát về khả năng sử dụng tiếng Anh hiện nay của sinh nói chung và sinh viên UEL nói riêng Đề lý giải cho sự chỉ ra những khó khăn, rào cản mà phần lớn sinh viên gặp phải gặp phải trong quá trình học tập và rèn luyện ngoại ngữ Bên cạnh đó, bài tiêu luận đã đề ra hai phương pháp học tiếng Anh khoa học và hiệu quả cao hơn là phương pháp Chủ động gợi nhớ (Active Recall) và Lặp lại ngắt quãng (Spaced Repetition) Qua đó, bài tiểu luận mong các bạn sinh

10

Ngày đăng: 28/08/2024, 11:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w