1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ôn tập Đhkk giữa kì

4 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ÔN TẬP ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍCâu 1: Không khí ẩm

Không khí có chứa hơi nước gọi là KKA

a) Không khí ẩm chưa bão hòa: là trang thái mà hơi nước còn có thể bay hơi thêm vào được trong không khí, nghĩa là không khí vẫn còn có thể nhận thêm hơi nước

b) Không khí ẩm bão hòa: là trạng thái mà hơi nước trong không khí đã đạt tối đa và không thể bay hơi thêm vào đó Nếu tiếp tục cho bay hơi nước vào không khí đó thì có bao nhiêu nước bay hơi vào không khí sẽ có bấy nhiêu hơi ẩm ngưng tụ lại

c) Không khí ẩm quá bão hòa: là không khí bão hòa và còn chứa thêm một lượng hơi nước nhất định Trạng thái quá bao hòa là trạng thái không ổn định và có xu hướng biến đổi đến trạng thái bão hòa do lượng hơi nước dư bị tách dần ra khỏi không khí

Các phương trình cơ bản của KKA:Phương trình cân bằng khối lượng:

G = Gk + GhG, Gk, Gh : lần lượt là khối lượng không khí ẩm, không khí khô và hơi nước trong không khí, kg

Phương trình định luật Danton của hỗn hợp:

B = Pk + PhB, Pk, Ph: áp suất không khí, phân áp suất không khí khô, phân áp suất hơi nước trong không khí, N/m2

Phương trình tính toán cho phần không khí khô:

Pk.V = Gk.Rk.T V: thể tích KKA, m3

 Gk: Khối lượng không khí khô trong thể tích của KKA, kg Rk: hằng số chất khí của không khí khô, Rk = 8314/28,966 J/kg.K T: Nhiệt độ T = t oC + 273,15 (K)

Tương tự, với Tính toán cho phần hơi ẩm trong không khí

Ph.V = Gh.Rh.T Gh: Khối lượng không hơi nước trong thể tích của KKA, kg Rh: hằng số chất khí của hoi nước, Rk = 8314/18,015 J/kg.K

Câu 2: Các thông số của không khí ẩm (áp suất, nhiệt độ, độ ẩm, khối lượng riêng, dung ẩmvà entanpi)

Áp suất:Nhiệt độ:

Trang 2

Là đại lượng biểu thị cho mức độ nóng, lạnh, thường sử dụng 2 thang nhiệt độ là oc và F.Là thông số quan trong nhất trong ĐHKK

Chương 3:Câu 1: Các dòng nhiệt tỏa ra từ phòng?

a) Nhiệt do máy móc, thiết bị điện tỏa ra Q1

Máy móc và thiết bị điện gồm 2 dạng khác nhau

Chương 4:Câu 1: Phương pháp làm lạnh không khí và thiết bị

a) Làm lạnh bằng dàn ống có cánhThiết bị trao đổi nhiệt kiểu bề mặt để làm lạnh không khíVề cấu tạo: Phổ biến nhất là dàn trao đổi nhiệt kiểu ống đồng cánh nhôm Không khí chuyển động bên ngoài dàn trao đổi nhiệt Bên trong có thể là nước lạnh (chất tải lạnh) hoặc chính môi chất lạnh bay hơi

Không khí khi chuyển động qua dàn lạnh vừa được làm lạnh vừa có thể được làm khô Vì thế trên đồ thị I-d quá trình biến đổi trạng thái của không khí sẽ theo quá trình A1(quá trình làm lạnhkhô) hoặc A2(làm lạnh đẳng dung ẩm) tùy thuộc nhiệt độ bề mặt

b) Làm lạnh bằng nước phun đã được xử líThiết bị TĐN kiểu hỗn hợp( hay thiết bị buồng phun)Có thể làm lạnh không khí bằng nước phun đã qua xử lý lạnh vào không khí để làm lạnh Tuy nhiên cần lưu ý là khi sử dụng nước phun, trạng thái không khí đầu ra có thể di chuyển trên diện rộng tùy thuộc nhiệt độ nước

Không khí khi chuyển động qua buồng phun vừa được làm lạnh vừa có thể được làm khô Vì thế trên đồ thị I-d quá trình biến đổi trạng thái theo A1, A2 hoặc có thể A3 tùy thuộc nhiệt độ nước lạnh

c) Làm lạnh bằng nước tự nhiênSử dụng nước lạnh khá tốn kém+) Dùng nước phun trực tiếp vào không gian cần điều hòa: khi yêu cầu về nhiệt độ không thấp, có thể sử dụng nước phun tự nhiên, chưa qua xử lí, chưa qua làm lạnh Mức độ làm lạnh không khí phụ thuộc vào độ ẩm của nó và nhiệt độ của nước

Trang 3

+) Cho nước bay hơi vào không khí khi chuyển động qua quạt: nước được 1 bơm nhỏ bơm lên phía trên và cho chảy qua lớp xốp mao dẫn không khí chuyển động qua lớp xốp được thấm ướt, nước sẽ bay hơi đoạn nhiệt vào trong kk làm nhiệt độ kk giảm xuống ( quá trình A4).

d) Làm lạnh bằng máy nén – giãn khíDùng làm lạnh KK trên máy bay

KK được nén và là mát trung gian 2 lần trước khi đưa vào máy giãn nở để giảm nhiệt độ.Quá trình: KK nạp bên ngoài được máy nén tuabin, một mặt đưa đến buồng đốt để đốt nhiên liệucho động cơ máy bay, một phần còn lại được đưa đến thiết bị làm mát cấp 1, khí nén được làm mát bằng KK ngoài trời Rồi được đưa đến máy nén ly tâm để nén cáp 2 đến áp suất cao hơn, rồi vào thiết bị làm mát cấp 2 Sau khi làm mát đưa đến tuabin, thực hiện giãn nở đoạn nhiệt ( áp suất và nhiệt độ giảm xuống KK lạnh được đưa vào cabin

Câu 2: Gia nhiệt không khí và thiết bịa) Gia nhiệt bằng dàn ống có cánh sử dụng nước nóngKhông khí chuyển động cưỡng bức bên ngoài ngang qua dàn ống, nước hoặc hơi nước chuyển động bên trong

Ở châu âu: thường trang bị bộ gia nhiệt kiểu bề mặt sử dụng hơi nước dẫn từ các trung tâm nhiệt điện đến

Ở các nước ít lạnh hơn như Việt Nam thì chỉ sưởi ấm các công trình đặc biệt bằng hơi (nước nóng) lấy từ các nguồn cung cấp cục bộ nước nóng được cấp từ lò cấp nước nóng cục bộ của công trình Trạng thái không khí biến đổi theo quá trình A8 ( tăng nhiệt đẳng dung ẩm)

b) Sử dụng khí nóng (sản phẩm cháy)

Có thể dùng bộ đốt, đốt gas để gia nhiệt cho không khí: + Gia nhiệt trực tiếp cho không khí và thổi vào phòng; + Gián tiếp gia nhiệt cho nước, và nước nóng gia nhiệt cho không khíc) Sử dụng máy lạnh hai chiều (heat pump) với gas nóng

Sử dụng máy lạnh 2 chiều (heat pump) là một giải pháp hữu hiệu để gia nhiệt không khí sưởi ấm mùa Đông

Nguyên tắc làm việc là sử dụng hệ thống van đảo chiều để hoán đổi chức năng IU (Indoor Unit) và OU (outdoor Unit) về mùa Đông

Không khí khi chuyển động qua dàn lạnh sẽ được gia nhiệt và thay đổi theo đường A8Đây là phương án phù hợp điều kiện Việt Nam nhất và rất hiệu quả và kinh tế

d) Gia nhiệt bằng thanh điện trở

Trang 4

Sử dụng điện trở thông thường chỉ áp dụng cho khu vực nhỏ vì chi phí vận hành lớn, tốn kém.

Có nhiều cách lắp đặt các thanh điện trở sấy: - Lắp đặt bên trong các IU

- Lắp đặt trên ống gióKhông khí khi chuyển động qua dàn lạnh sẽ được gia nhiệt và thay đổi theo đường A8(gia nhiệt đẳng dung ẩm)

Chi phí đầu tư thấp, gọn nhẹ nhưng chi phí vận hành khá lớn và dễ gây cháy, chập điện.Câu 3: Phương pháp và thiết bị tăng ẩm cho không khí

a) Tăng ẩm bằng thiết bị buồng phunBuồng phun thường được sử dụng để tăng ẩm cho KK trong công nghiệp vì lưu lượng đòi hỏi lớn

Tăng ẩm bằng buồng phun là kiểu tăng ẩm gián tiếp, không khí được tăng ẩm bên ngoài sau đó mới được thổi vào phòng

Khi sử dụng buồng phun trao đổi nhiệt ẩm với không khí, để đảm bảo dung ẩm tăng, đòi hỏi nhiệt độ nước phun phải lớn hơn nhiệt độ đọng sương của không khí

Ưu điểm của việc sử dụng buồng phun là nước khuếch tán đều trong không khí và không có hiệntượng đọng sương trong khu vực điều hòa

Tuy nhiên đây là phương án đầu tư khá tốn kém nên chỉ sử dụng với qui mô lớn trong công nghiệp và chủ yếu ở nhà máy dệt

Ngày đăng: 27/08/2024, 09:13

w