Ôn tập, kt giữa kì 2

28 7 0
Ôn tập, kt giữa kì 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Năng lực đặc thù: + Đọc các VB thuộc các thể loại chính của 3 bài học: truyện ngụ ngôn, truyện khoahọc viễn tưởng, VB nghị luận;+ Thực hành viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề tro

TIẾT 110, 111 ÔN TẬP GIỮA KÌ II A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT I Năng lực 1 Năng lực đặc thù: + Đọc các VB thuộc các thể loại chính của 3 bài học: truyện ngụ ngôn, truyện khoa học viễn tưởng, VB nghị luận; + Thực hành viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành hoặc phản đối); viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử 2 Năng lực chung: - Tự học: Tự giải quyết nhiệm vụ học tập, tự đánh giá được quá trình và kết quả giải quyết vấn đề học tập của bản thân - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chủ động đề ra kế hoạch học tập của cá nhân; xử lí linh hoạt sáng tạo các tình huống phát sinh khi thực hiện nhiệm vụ học tập II Phẩm chất - Biết trân trọng những bài học và trải nghiệm trong cuộc sống - Có ý thức ôn tập một cách nghiêm túc B THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 Thiết bị: Máy vi tính, máy chiếu (hoặc tivi) kết nối mạng 2 Học liệu: Ngữ liệu tác phẩm, phiếu học tập, bài tập tham khảo C TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY I KIẾN THỨC TRỌNG TÂM - GV cho HS nhắc lại các kiến thức đã được học trong 3 bài học đầu tiên của học kì 2 bằng cách điền vào bảng thông tin sau: Bài Đọc Thực hành tiếng Việt Viết Nói và nghe … … … … … 1 Nội dung các bài học Bài Đọc Thực hành Viết Nói và nghe tiếng Việt 6 - Đẽo cày giữa - Thành ngữ - Viết bài văn nghị - Kể lại một đường; - Nói quá luận về một vấn đề truyện ngụ - Ếch ngồi đáy trong đời sống (tán ngôn giếng; thành); - Con mối và con kiến; - Một số câu tục ngữ Việt Nam - Con hổ có nghĩa 7 - Cuộc chạm trán - Mạch lạc và - Viết bài văn kể lại - Thảo luận về trên đại dương liên kết; sự việc có thật liên vai trò của (trích Hai vạn dặm - Dấu chấm quan đến một nhân công nghệ đối dưới đáy biển); lửng vật lịch sử với đời sống - Đường vào trung con người tâm vũ trụ (trích Thiên Mã); - Dấu ấn Hồ Khanh; - Chiếc đũa thần (trích Tinh vân Tiên Nữ) 8 - Bản đồ dẫn - Biện pháp - Viết bài văn nghị -Trình bày ý đường; liên kết và từ luận về một vấn đề kiến về một - Hãy cầm lấy và ngữ liên kết; trong đời sống (phản vấn đề đời đọc - Thuật ngữ đối); sống - Nói với con; - Câu chuyện về con đường 2 Đọc các kiểu văn bản/thể loại chính - GV cho HS điền các thông tin theo bảng thống kê sau: Kiểu văn bản/thể loại Tên tác phẩm Cách đọc chính Truyện ngụ ngôn … … Truyện KHVT … … Văn bản nghị luận … … Gợi ý: Tên tác Cách đọc Kiểu văn phẩm Nhận biết: bản/thể - Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu của văn bản loại chính - Đẽo cày - Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong Truyện giữa đường; truyện ngụ ngôn - Ếch ngồi - Nhận diện được nhân vật, tình huống, cốt truyện, đáy giếng; không gian, thời gian trong truyện ngụ ngôn - Con mối và Thông hiểu: con kiến; - Tóm tắt được cốt truyện - Con hổ có - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi nghĩa đến người đọc - Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi Truyện - Cuộc chạm tiết tiêu biểu khoa học trán trên đại - Trình bày được tính cách nhân vật thể hiện qua cử viễn tưởng dương (trích chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể Hai vạn dặm chuyện Văn bản dưới đáy Vận dụng: nghị luận biển); - Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung, ý - Đường vào nghĩa của câu chuyện trong tác phẩm trung tâm vũ - Thể hiện được thái độ đồng tình/không đồng trụ (trích tình/đồng tình một phần với bài học được thể hiện Thiên Mã); qua tác phẩm - Chiếc đũa Nhận biết: thần (trích - Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu, những yếu Tinh vân Tiên tố mang tính “viễn tưởng” của truyện biễn tưởng Nữ) (những tưởng tượng dựa trên những thành tựu khoa học đương thời) - Một số câu - Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong tục ngữ Việt truyện; sự thay đổi ngôi kể trong một văn bản Nam - Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, - Bản đồ dẫn thời gian trong truyện viễn tưởng Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện - Nêu được chủ đề, thông điệp, những điều mơ tưởng và những dự báo về tương lai mà văn bản muốn gửi đến người đọc - Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật truyện khoa học viễn tưởng thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và/hoặc lời của các nhân vật khác Vận dụng: - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong văn bản Nhận biết: - Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận - Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về đường; một vấn đề đời sống và nghị luận phân tích một tác - Hãy cầm lấy phẩm văn học và đọc Thông hiểu: - Câu chuyện - Xác định được mục đích, nội dung chính của văn về con đường bản - Chỉ ra được mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ và bằng chứng - Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó Vận dụng: - Rút ra những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản - Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng 3 Thực hành tiếng Việt tình với vấn đề đặt ra trong văn bản - GV cho HS điền các thông tin theo bảng thống kê sau: STT Đơn vị kiến thức Khái niệm-đặc điểm Ví dụ 1 Thành ngữ … … 2 Nói quá … … 3 Mạch lạc và liên kết … … 4 Dấu chấm lửng … … 5 Thuật ngữ … … Gợi ý: 1 Thành ngữ: - Thành ngữ là một loại cụm từ cố định, có nghĩa bóng bẩy, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh Nghĩa của thành ngữ là nghĩa chung của cả cụm, không phải nghĩa của tổng số nghĩa của các từ Việc dùng thành ngữ sẽ giúp cho câu văn trở nên hàm súc, bóng bẩy, gợi nhiều liên tưởng - VD: bảy nổi ba chìm, đứng núi này trông núi nọ, cơm chẳng lành canh chẳng ngọt, bèo dạt mây trôi… 2 Nói quá: - Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại đặc điểm, mức độ, quy mô của đối tượng để tăng sức biểu cảm hoặc gây cười - VD: cười đứt cả ruột, sông rộng một gang, bắc cầu dải yếm… 3 Mạch lạc và liên kết - Mạch lạc là tính thống nhất về chủ đề giữa các câu trong đoạn văn và giữa các đoạn văn trong VB; được sắp xếp theo trình tự hợp lí nhằm thể hiện rõ chủ đề của VB - Các bộ phận trong VB (câu, đoạn) được gắn kết chặt chẽ với nhau qua các phương tiện ngôn ngữ thích hợp, được gọi là “phương tiện liên kết” Các loại phương tiện liên kết VB thường được sử dụng như: + Phép nối là dùng từ ngữ nối + Phép thế là dùng từ ngữ thay thế (thay thế bằng đại từ, từ ngữ đồng nghĩa) + Phép lặp là dùng từ ngữ được lặp lại, - VD: “Một chiếc xe buýt nọ chở học sinh dừng lại bên đường Dù đường vắng nhưng những đứa trẻ Nhật Bản vẫn nhẫn nại chờ đèn tín hiệu liên lạc và sang đường đúng vạch kẻ dành cho người đi bộ Trước đó, chúng đã bấm nút trên cột đèn tín hiệu để báo cho người lái ô tô dừng lại” Sau khi sang đường, những đứa trẻ cúi chào cả hai bên đường Chúng làm điều này để cảm ơn những người lái xe đã dừng lại để trẻ con sang đường an toàn Cuối cùng, một đứa trẻ lại cột đèn tín hiệu bấm nút để những chiếc ô tô tiếp tục di chuyển" + Phép lặp: lặp từ “đường”, + Phép thế: thay thế từ “những đứa trẻ” bằng từ “chúng” + Phép nối: dùng từ nối: “sau khi, cuối cùng” 4 Dấu chấm lửng - Còn gọi là dấu ba chấm, được sử dụng rộng rãi trong câu văn - Công dụng: + Dấu chấm lửng phối hợp với dấu phẩy ngầm cho biết nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết VD: Mẹ em đi chợ mua rất nhiều đồ như: rau, củ, quả,… + Dấu chấm lửng thể hiện lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng VD: Bạn…bạn bạn cho mình xin lỗi + Dấu chấm lửng làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện cùa một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ thường có sắc thái hài hước, châm biếm VD: Cuốn tiểu thuyết ấy được anh ta viết trên…một tờ giấy 5 Thuật ngữ - Về cấu tạo: có thể là một từ hoặc một cụm từ - Về chức năng và phạm vi sử dụng: thường được sử dụng trong các ngành khoa học hoặc các lĩnh vực chuyên môn - Về mối quan hệ giữa thuật ngữ và từ ngữ thông thường: có những đơn vị khi thì được dùng với tư cách là thuật ngữ, khi thì được dùng như từ ngữ thông thường VD: + Từ được dùng như thuật ngữ: nước cứng, nước mềm; + Từ được dùng như từ ngữ thông thường: nước dùng, nước da, nước máy 4 Các yêu cầu kĩ năng viết STT Kiểu bài Yêu cầu 1 Nghị luận về một vấn đề trong đời sống (Trình … bày ý kiến tán thành) 2 Nghị luận về một vấn đề trong đời sống (Trình … 3 bày ý kiến phản đối) Kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân … *Gợi ý: vật lịch sử STT 1 Kiểu bài Yêu cầu - Nêu được vấn đề và ý kiến cần bàn luận 2 Nghị luận về - Trình bày được sự tán thành đối với ý kiến cần bàn luận - Đưa ra được những lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng 3 một vấn đề để chứng tỏ sự tán thành là có căn cứ trong đời sống - Nêu được vấn đề, làm rõ thực chất của vấn đề - Trình bày rõ ràng ý kiến phản đối của người viết về một (Trình bày ý quan niệm, cách hiểu khác - Đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để chứng tỏ ý kiến phản kiến tán đối là hoàn toàn có cơ sở - Giới thiệu được nhân vật và sự việc có thật liên quan đến thành) nhân vật đó - Kể được sự việc theo một trình tự hợp lí; có sử dụng các Nghị luận về yếu tố miêu tả trong khi kể - Nêu được ý nghĩa của sự việc một vấn đề - Nêu được suy nghĩ, ấn tượng của người viết về sự việc được kể trong đời sống (Trình bày kiến phản đối) Kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử II THỰC HÀNH ĐỌC *Cách thức chung: - GV chiếu VB trên màn hình, hướng dẫn và cho HS đọc kĩ VB, xác định từng yêu cầu trong các câu hỏi đọc hiểu và hỗ trợ HS thực hiện từng yêu cầu; - HS trình bày, nhận xét, bổ sung - GV hoàn thiện, tuyên dương, rút kinh nghiệm ĐỀ SỐ 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: ĐẠI BÀNG VÀ GÀ Ngày xưa, có một ngọn núi lớn, bên sườn núi có một tổ chim đại bàng Trong tổ có bốn quả trứng lớn Một trận động đất xảy ra làm rung chuyển ngọn núi, một quả trứng đại bàng lăn xuống và rơi vào một trại gà dưới chân núi Một con gà mái tình nguyện ấp quả trứng lớn ấy Một ngày kia, trứng nở ra một chú đại bàng con xinh đẹp, nhưng buồn thay chú chim nhỏ được nuôi lớn như một con gà Chẳng bao lâu sau, đại bàng cũng tin nó chỉ là một con gà không hơn không kém Đại bàng yêu gia đình và ngôi nhà đang sống, nhưng tâm hồn nó vẫn khao khát một điều gì đó cao xa hơn Cho đến một ngày, trong khi đang chơi đùa trong sân, đại bàng nhìn lên trời và thấy những chú chim đại bàng đang sải cánh bay cao giữa bầu trời "Ồ - đại bàng kêu lên - Ước gì tôi có thể bay như những con chim đó" Bầy gà cười ầm lên: A" nh không thể bay với những con chim đó được Anh là một con gà và gà không biết bay cao" Đại bàng tiếp tục ngước lên trời, nó mơ ước có thể bay cao cùng những con chim đại bàng Mỗi lần đại bàng nói ra mơ ước của mình, bầy gà lại bảo nó điều đó không thể xảy ra Cuối cùng đại bàng cũng tin điều đó là thật Rồi đại bàng không mơ ước nữa và tiếp tục sống như một con gà Cuối cùng, sau một thời gian dài sống làm gà, đại bàng chết” (ST) Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản Câu 2 Đại bàng rơi vào hoàn cảnh nào? Câu 3 Vì sao chú đại bàng quyết định không mơ ước nữa và tiếp tục sống như một con gà? Câu 4 Bài học rút ra từ câu chuyện trên là gì? Gợi ý làm bài đề số 1 Câu 1 Phương thức biểu đạt chính là tự sự Câu 2 Đại bàng rơi vào hoàn cảnh: - Một trận động đất xảy ra làm rung chuyển ngọn núi, một quả trứng đại bàng lăn xuống và rơi vào một trại gà dưới chân núi Một con gà mái tình nguyện ấp quả trứng lớn ấy - Đại bàng lớn lên giữa bầy gà, nó tưởng mình là gà, không biết bay, dù rất muốn tập bay Câu 3 Chú đại bàng quyết định không mơ ước nữa và tiếp tục sống như một con gà vì bản thân: + Tin nó chỉ là con gà không hơn + Không tự tin vào sức mạnh bản thân – Do môi trường: + Không khuyến khích khơi dậy niềm tin + Áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác Câu 4 Câu chuyện mang đến cho chúng ta bài học về ước mơ và sự chinh phục ước mơ Ai trong chúng ta cũng có những ước mơ riêng của chính mình Thế rồi vì một tác động nào đó mà chúng ta không tiếp tục mơ ước và không bắt tay vào hành động để theo đuổi ước mơ nữa Cứ như vậy, chúng ta tự giết chết ước mơ của chính mình và rồi phải sống một cuộc đời vô nghĩa Để không rơi vào tình trạng này, mỗi người phải xác định ước mơ và mục đích sống của mình và theo đuổi ước mơ ấy đến cùng để không bao giờ ta phải hối tiếc về sau vì đã bỏ lỡ những điều mình mong muốn ĐỀ SỐ 2: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm bên dưới: Đeo nhạc cho mèo Tự bao giờ đến giờ, mèo cứ xơi chuột mãi, nên chuột mới đẻ ra là đã sợ mèo rồi Nhưng, con giun xéo lắm cũng quằn, chuột ta lấy thế làm giận Một hôm, mới hội cả nhau lại làm một làng chuột để chống mèo Thôi thì đủ mặt: nào anh Chù, mùi hôi đến nỗi thành câu ca; nào chú Nhắt, có tính nhí nhắt đã nên câu ví; nào lại ông Cống, rung rinh béo tốt, quan trường lại chấm cho ở trên ông Đồ; … Khi làng dài răng đã tề tựu đông đủ cả rồi, ông Cống mới lên giọng rằng: - Cái giống quái kia sở dĩ nó chụp được anh em mình chỉ vì trời phú cho nó cái tài rình mò và khéo bắt lén mà thôi Bây giờ, bà con ta nên mua một cái nhạc buộc vào cổ nó, để khi nào nó đến, nghe tiếng nhạc, ta biết đường chạy trước, thì nó còn làm gì nổi ta nữa Cả làng chuột nghe nói, dẩu mõm, quật đuôi, đều lấy làm phục cái câu chí lí của ông Cống và đồng thanh ưng thuận Khi nhạc đã kiếm được rồi, hội đồng chuột lại họp Con nào con nấy lao xao hớn hở, bảo nhau đã sắp tới ngày thoát được cái ách ông Miu ranh mãnh rồi Nhưng kịp lúc hội đồng hỏi ai dám đem nhạc đeo vào cổ mèo, thì thấy cả hội đồng im phăng phắc, không một cái tai nào nhích, một cái răng nào nhe cả Không biết cử ai nào việc đại sự ấy, bất đắc dĩ làng cắt ông Cống phải đi, vì chính ông Cống đã xướng lên cái thuyết đeo nhạc vậy Ấy mới khốn! Nhưng Cống ta trong lòng tuy nao, mà ngoài mặt làm ra bộ bệ vệ kẻ cả, nói rằng: - Tôi đây, chẳng gì nhờ tổ ấm cũng được vào bậc ông Cống, ông Nghè, ăn trên ngồi trước trong làng, có đâu làng lại cắt tôi đi làm cái việc tầm thường ấy được! Trong làng ta nào có thiếu chi người! Tôi xin cử anh Nhắt, anh ấy nhanh nhảu, chắc làm được việc Ấy mới hay! Nhưng Nhắt ta trở mặt láu, cãi lí rằng: - Làng cắt tôi đi, tôi cũng xin vâng, không dám chối từ Nhưng tôi, dù bé vậy, mà cũng còn ở chiếu trên, chưa đến nỗi nào Ông Cống không đi, phải; tôi đây không đi, cũng phải Để xin cắt anh Chù, anh ấy tuy chậm, nhưng chắc chắn, làng không lo hỏng việc Ấy mới không có gì lạ! Chù ta thật thà, không biết cãi sao, ụt ịt nói rằng: - Tôi là đầy tớ làng, làng sai tôi đi là phải lắm Nhưng tôi chỉ sợ, nếu tôi đến gần mèo mà mèo thịt tôi đi, thì rồi lấy ai thay tôi mà buộc nhạc được nữa Chuột Cống nhanh miệng bảo: - Mèo nó có vờn là vờn chúng tao, vờn cái anh Nhắt kia, chớ chú mày hôi hám như thế, thì nó bắt mà thèm vào Thôi cứ nhận đi ngay đi, không được nói lôi thôi gì nữa Chuột Chù ì ạch phải nhận, vác nhạc đi tìm mèo thật Khốn chưa trông thấy mèo, mới nghe thấy tiếng, Chù đã sợ run cả mình, không dám tiến Nhưng sợ lệ làng, sau đánh bạo, phải lại gần, thì thấy mèo quả nhiên không thèm vờn đến thật Song mèo cũng nhe nanh, giương vuốt, làm cho Chù cắm đầu, vác cái thân ì ạch chạy không chạy khổ về báo cho làng hay Cả làng nghe báo cũng sợ, bỏ chạy tán loạn, chẳng ai hỏi đến cái nhạc, nó bon đi đâu, và bon tự bao giờ không biết Thành ra từ đó, chuột vốn sợ mèo, vẫn hoàn sợ mèo mãi Theo Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc (In trong sách Ngữ văn 6, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) Câu 1 Mục đích cuộc họp của cả làng chuột là gì? A Dạy cho mèo bài học thích đáng B Cùng nhau thương lượng với mèo C Tìm cách phát hiện được mèo và cắt cử người đeo nhạc cho mèo D Đoàn kết đánh đuổi mèo, không cho đến gần làng chuột Câu 2 Nhân vật nào khởi xướng việc mua cái nhạc buộc vào cổ mèo? A Chuột Nhắt B Chuột Cống C Chuột Chù D Chuột Chũi Câu 3 Mèo có biệt tài gì làm cho cả làng chuột phải khiếp sợ? A Mèo có võ nghệ cao cường, bắt chuột không để thoát B Mèo có tài thức đêm rất hay và có đôi tai rất thính C Mèo có tài chạy rất nhanh nên chuột khó chạy thoát D Mèo có tài rinh mò và khéo bắt lén Câu 4 Cuối cùng, ai là người nhận nhiệm vụ đi đeo nhạc cho mèo? A Chuột Nhắt B Chuột Cống C Chuột Chù D Chuột Chũi Câu 5 Bài học rút ra từ truyện Đeo nhạc cho mèo là gì? A Ý tưởng phải có tính thực tiễn và tính khả thi cao B Kế hoạch đề ra thì phải có người thực hiện, nếu không thì chẳng mang lại kết quả gì C Trong cuộc họp, chỉ có một cá nhân thao túng dễ dấn đến quyết định ảo tưởng, viển vông D Tất cả A, B, C đều đúng Câu 6 Trong truyện, tính cách của chuột Cống được bộc lộ như thế nào? A Là kẻ thích huênh hoang nhưng lại hèn nhát B Là kẻ dám đương đầu với mọi khó khăn, thử thách C Là kẻ có đầy mưu trí, không sợ bất cứ điều gì D Là kẻ có quyền thế nhưng rất tâm lí, yêu thương đồng loại Câu 7 Vì sao cả làng chuột không thực hiện được việc đeo nhạc cho mèo? A Vì chuột Chù quá nhút nhát B Vì ý tưởng đề ra không mang tính khả thi C Vì chuột Cống là người đứng đầu nhưng lại thoái thác D Vì mèo hung dữ, đuổi lũ chuột chạy tán loạn Câu 8 Truyện Đeo nhạc cho mèo nhằm phê phán ai? A Kẻ đề ra những ý tưởng viển vông, ham sống sợ chết, chỉ bàn mà không dám hành động, trút công việc khó khăn, nguy hiểm cho những người khác B Kẻ yếu hèn, nhút nhát, bất tài, vô dụng, nhận nhiệm vụ gì cũng không thể hoàn thành như mong đợi của mọi người C Kẻ mưu trí, đề ra những ý tưởng xuất sắc, tất cả vì cộng đồng, cùng bàn bạc để hành động, cổ vũ mọi người tham gia công việc dù có khó khăn, nguy hiểm D Kẻ dám nói dám làm, không ham sống sợ chết, luôn bàn bạc để hành động, cùng chia sẻ công việc khó khăn, nguy hiểm với những người khác Gợi ý làm bài đề số 2 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B D C D A B A ĐỀ SỐ 3: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Phòng khách đột nhiên sáng lên Ánh sáng từ hai phía rọi vào phòng qua những ô kính hình bầu dục lớn ở tường Nước biển chan hoà ánh điện Ô cửa bằng pha lê ngăn cách chúng tôi (1) với đại dương Thoạt tiên tôi (2) rùng mình khi nghĩ đến những tấm kính mỏng manh kia có thể vỡ Nhưng khung kính vững vàng bằng đồng khiến ô cửa có độ bền không gì có thể phá vỡ nổi Biển sâu được chiếu sáng một hải lí Quang cảnh trước mắt tôi đẹp tueyetj vơi, không bút nào tả xiết Chẳng bàn tay hoạ sĩ nào vẽ được cái dịu dàng của màu sắc, của ánh sáng lung linh trong nước biển trong vắt từ đáy lên Ai cũng biết nước biển rất trong Người ta xác định rằng nước biển sạch hơn nước suối nhiều Những chất khoáng và chất hữu cơ trong nước biển chỉ làm nó trong hơn Ở một số nơi ngoài đại dương, gần quần đảo Ăng-ti, qua lớp nước sâu một trăm bốn nhăm mét có thể thấy rất rõ đáy biển phủ cát, còn tia sáng mặt trời có thể xuyên sâu tới ba trăm mét… Gợi ý trả lời đề số 5: Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận Câu 2 Theo tác giả, khi dám đối mặt với hoàn cảnh khiến bạn bất an, sợ hãi, bạn sẽ đạt được những kết quả: + Đứng vững và thực hiện được những điều bạn biết mình nên làm + Cảm thấy nỗi sợ hãi chỉ là ảo giác + Nhận được phần thưởng cho lòng can đảm: những món quà lộng lẫy – món quà của sự trưởng thành nhân cách, lòng tự tin, sự khôn ngoan Câu 3 Bằng chứng: Lời của Frank Herbert trong đoạn trích: “Tôi không được quyền sợ Sợ hãi là kẻ hủy diệt tâm trí Sợ hãi là cái chết sẽ dần dẫn ta đến chỗ hoàn toàn tiêu vong Tôi phải đối mặt nỗi sợ Tôi sẽ cho phép nó đi qua đời mình Và khi nó đi qua, tâm trí tôi sẽ quay lại nhìn chặng đường của nó Nơi nỗi sợ đi qua sẽ không có gì Chỉ mình tôi còn lại.” - Tác dụng: + Làm cho đoạn văn trở nên sinh động và giàu sức thuyết phục + Khẳng định tác hại của nỗi sợ hãi đối với con người, từ đó khuyên con người dũng cảm đối mặt với nỗi sợ để sẵn sàng bước qua nó và đi đến thành công Câu 4 Có thể trả lời theo những cách khác nhau nhưng cần đáp ứng những yêu cầu sau: - Thể hiện quan điểm, chính kiến một cách rõ ràng: Đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần - Lý giải thuyết phục *Nếu đồng tình, có thể lí giải như sau: - Chạy trốn khỏi nỗi sợ hãi khiến con người trở nên yếu đuối, hèn nhát, thụ động - Không chủ động nắm được cơ hội, không phát huy khả năng của bản thân ->Càng lùi xa sự vượt trội và thành công Câu 5 Ý nghĩa việc chiến thắng nỗi sợ hãi của con người trong cuộc sống + Rèn luyện cho con người sự mạnh mẽ và lòng dũng cảm + Giúp mỗi người có bản lĩnh vượt qua mọi khó khăn, thử thách, nghịch cảnh của cuộc sống + Giúp con người chủ động nắm bắt được cơ hội, phát huy những khả năng tiềm tàng của bản thân để thành công và toả sáng ĐỀ SỐ 6 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Một con tằm phải trải qua đau đớn để tự chui ra khỏi cái kén và trưởng thành con bướm biết bay Một hạt giống nằm sâu trong lòng đất để nảy mầm phải tự vươn thẳng lên xuyên qua tầng đất dày và trở thành cây cứng cáp Con tằm nào được người ta cắt vỏ kén chui ra mãi mãi bò quẩn quanh cái kén mà không bao giờ thành loài bướm biết bay Hạt giống nằm trên mặt đất dễ dàng nảy mầm nhưng sẽ bị bật gốc khi gặp cơn giông tố Con người không thể chọn cho mình nơi sinh ra, nhưng có thể tự chọn cho mình một cách sống; rèn luyện cho mình khả năng chịu đựng và bản lĩnh ý chí qua thử thách, khó khăn, bất hạnh và cả thất bại Thất bại, bất hạnh có thể là điều tuyệt vọng với người này nhưng có thể là may mắn với người khác- tùy vào cách chúng ta đón nhận bằng cách dũng cảm vượt qua hay tự thương thân trách phận mà gục ngã (Dẫn theo Hạt giống tâm hồn,Tập 1, Phần I) Câu 1 Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích Câu 2 Theo tác giả, để trở thành “con bướm biết bay” và “trở thành cây cứng cáp”, con tằm và hạt giống phải trải qua những thử thách gì? Câu 3 Vì sao tác giả lại cho rằng: "Con người không thể chọn cho mình nơi sinh ra, nhưng có thể tự chọn cho mình một cách sống" Câu 4 Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao? Câu 5 Theo em, làm cách nào để đối diện với thử thách của bản thân để thành công Gợi ý trả lời đề số 6: Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận Câu 2 Theo tác giả, để trở thành “con bướm biết bay” và “trở thành cây cứng cáp”, con tằm và hạt giống phải trải qua những thử thách: + Con tằm phải trải qua đau đớn để tự chui ra khỏi cái kén + Hạt giống nằm sâu trong lòng đất để nảy mầm phải tự vươn thẳng lên xuyên qua tầng đất dày Câu 3 Không ai có thể lựa chọn cho mình một số phận tốt đẹp, ta chỉ có thể lựa chọn cách sống để tạo ra những may mắn cho chính cuộc đời chúng ta Nơi ta sinh ra không có nghĩa là nơi bạn kết thúc cuộc đời – Khi ta sinh ra, ta đã được đặt trong một hoàn cảnh nhất định nhưng quá trình trưởng thành của chúng ta chính là quá trình ta sẽ tạo dựng cho mình một hoàn cảnh mới mà cuộc đời ta muốn Ta chọn mình sẽ là người như thế nào thì sẽ nỗ lực cho việc trở thành một người như vậy chứ không phải là tuân theo hoàn cảnh, trở thành con người mà môi trường mong muốn – Cái mà xã hội đánh giá và nhìn vào là cách bạn sống thế nào, nỗ lực ra sao và vươn lên giữa bùn lầy bằng cách nào Có lẽ cách sống là thứ quy định con người bạn, làm thay đổi điểm xuất phát vốn không được tốt đẹp Câu 4 Có thể diễn đạt bằng nhiều cách, nhưng làm nổi bật được thông điệp về giá trị của thử thách đối với sự thành công của mỗi con người – Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải đối mặt với không ít khó khăn thử thách, thất bại, bất hạnh – Khó khăn thử thách tôi luyện thêm tinh thần, ý chí, quyết tâm, lòng dũng cảm – Khó khăn thử thách giúp con người rút ra những bài học, những kinh nghiệm quí báu cho mình – Ý chí, quyết tâm, dũng cảm và những bài học, những kinh nghiệm là những yếu tố quyết định đến sự thành công Câu 5 “Thử thách” là những tình huống, việc làm khó khăn, gian khổ, đòi hỏi con người có nghị lực, khả năng mới có thể vượt qua – Cần phải có can đảm, để đối mặt với tất cả các loại khó khăn, thử thách bởi không có hoàn cảnh khó khăn nào mà không vượt qua được – Phải thực sự nắm bắt được cốt lõi của từng vấn đề, tìm thấy những điều quan trọng nhất đối với mình Suy nghĩ tích cực để đối mặt với những khó khăn – Sẵn sàng để chấp nhận thay đổi, bình thản đối diện với cuộc đời, Cố gắng học hỏi, làm việc chăm chỉ, sẵn sàng chịu đựng gian khổ, cuối cùng sẽ có thể để có được những thành quả của thành công III THỰC HÀNH VIẾT A VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG (TRÌNH BÀY Ý KIẾN TÁN THÀNH) - Bước 1: GV yêu cầu HS nhắc lại dàn ý chung của kiểu bài Mở bài Nêu vấn đề cần bàn và ý kiến đáng quan tâm về vấn đề đó Thân bài - Trình bày thực chất của ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận - Thể hiện thái độ tán thành ý kiến bằng các khía cạnh khác nhau (lí lẽ + bằng chứng) Kết bài Khẳng định ý kiến và nêu sự cần thiết của việc tán thành ý kiến đó - Bước 2: GV cho HS thực hành luyện tập đề ĐỀ BÀI Nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay có luôn sống theo đạo lí "Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"? *GỢI Ý DÀN BÀI: 1 Mở bài - Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: Nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn" Đây là một ý kiến rất xác đáng… 2 Thân bài - Thực chất của ý kiến: Cả hai câu tục ngữ đều là lời nhắc nhở, khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu - những người đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước về tấm lòng biết ơn - Đây là một đạo lí hết sức đúng đắn được truyền từ đời này sang đời nọ Đưa bằng chứng chứng minh: + Thời xưa: Thường tổ chức cúng kính để cảm ơn trời đất, mỗi vụ mùa đều cúng thần linh, thờ cúng tổ tiên + Thời nay: có nhiều ngày lễ lớn như thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày thầy thuốc… để tri ân người có ơn với đất nước; ghi nhớ công ơn về các anh hùng liệt sĩ ngã xuống vì dân tộc, các cuộc đền ơn đáp nghĩa… 3 Kết bài - “Uống nước nhớ nguồn” và “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là một truyền thống vô cùng quý báu cần được trân trọng, giữ gìn và phát huy Con cháu cần kính trọng ông bà và cha mẹ những người đã sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta ; Học trò cần tôn trọng thầy cô giáo, những người đã cung cấp cho ta kiến thức bổ ích, dạy dỗ chúng ta nên người BÀI VIẾT THAM KHẢO Con người Việt Nam sống trọng tình nghĩa Chính vì vậy, chúng ta từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn” Trước hết, đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn” có nghĩa là sống phải có lòng biết ơn, trân trọng mọi thứ Trong quá khứ, ông cha ta đã có tục thờ cúng tổ tiên hay tổ chức các lễ hội để tưởng nhớ công ơn các bậc anh hùng có công với đất nước như lễ hội đền Hùng, hội Gióng, hội Gò Đống Đa… Đến cả Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc - cũng hiểu rất rõ truyền thống này nên dặn dò thế hệ sau: “Các vua hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” Bác mong rằng nhân dân Việt Nam muôn đời trân trọng, biết ơn với những hi sinh của thế hệ trước, mà cụ thể là vua Hùng để từ đó, soi chiếu vào bản thân, tự hiểu trách nhiệm của mình đối với cuộc đời, dân tộc Ngày hôm nay, Đảng và Nhà nước vẫn luôn dành một sự quan tâm, động viên tới những bà mẹ Việt Nam anh hùng nhằm ghi nhận những hy sinh lớn lao của họ cho nền độc lập của nước nhà Hằng năm, chúng ta có rất nhiều ngày lễ lớn để tri ân những đối tượng, ngành nghề như 20 tháng 11; ngày Nhà giáo Việt Nam, 27 tháng 2; ngày Thầy thuốc Việt Nam, 20 tháng 10; ngày Phụ nữ Việt Nam… Vào những ngày này, mỗi người lại dành cho những con người đó lời cảm ơn, hay những bó hoa tươi thắm để bày tỏ lòng biết ơn, trân trọng đến những cống hiến, đóng góp ý nghĩa Học sinh cũng cần học tập theo đạo lí sống tốt đẹp của ông cha Lòng biết ơn thể hiện qua những hành động nhỏ bé như hiếu thảo với ông bà và cha mẹ, lễ phép thầy cô giáo, yêu mến bạn bè xung quanh… Như vậy, đạo lí sống “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” đã giúp mỗi người ý thức được trách nhiệm của bản thân trong cuộc sống ngày hôm nay B VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG (TRÌNH BÀY Ý KIẾN PHẢN ĐỐI) - Bước 1: GV yêu cầu HS nhắc lại dàn ý chung của kiểu bài Mở bài Nêu vấn đề cần bàn và bày tỏ ý kiến phản đối cách nhìn nhận về vấn đề Thân bài - Trình bày thực chất của ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận - Thể hiện thái độ phản đối ý kiến bằng các khía cạnh khác nhau (lí lẽ + bằng chứng) - Nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến, quan niệm đối với đời sống (lí lẽ + bằng chứng) Kết bài Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối - Bước 2: GV cho HS thực hành luyện tập đề ĐỀ BÀI Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn mình có thể viết, vẽ vào đó *GỢI Ý DÀN BÀI: 1 Mở bài: Nêu vấn đề: Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn mình có thể viết, vẽ vào đó Đây là cách nhìn nhận sai lệch 2 Thân bài - Thực chất của ý kiến: + Giải thích: Sách giáo khoa (SGK) là loại sách cung cấp kiến thức cơ bản chuẩn mực thuộc các chuyên ngành, được biên soạn với mục đích dạy và học tại trường học + Lợi ích của việc học sách: sách lưu lại kiến thức, bài học của người đi trước giúp ta mở rộng tầm hiểu biết, lĩnh hội kiến thức, lan tỏa thông điệp tốt đẹp, giúp con người giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi; xã hội không có sách vở, kiến thức sẽ chìm trong u tối với sự lạc hậu, những thông điệp tốt đẹp, truyền thống văn hóa không được lưu truyền từ đời nọ sang đời kia tạo nên bản sắc văn hóa riêng - Nêu ý kiến phản đối và tác hại của vấn đề viết, vẽ vào sách: + Nếu viết, vẽ nhằm mục đích học tập, ghi chú nhanh vào sách vở thì đây là một hành động phù hợp để hỗ trợ việc học + Nếu viết, vẽ những hình ảnh không liên quan đến bài học, không đúng với thuần phong mĩ tục, những câu chữ nhằm xuyên tạc nội dung sách thì đây là việc làm không nên, không được khuyến khích + Tuy sách là tài sản cá nhân, nhưng việc giữ sách sạch đẹp, phù hợp với mục đích học tập là một cách tôn trọng kiến thức, tôn trọng những nội dung được in ấn trên sách + Bằng chứng… 3 Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối: Giúp mỗi người có nhận thức đúng và có hành vi chuẩn mực, cách ứng xử phù hợp với cuốn sách BÀI VIẾT THAM KHẢO Là học sinh ai cũng gắn liền với những trang sách giáo khoa, sách tham khảo có in hình minh họa các nhân vật, bên cạnh những bạn có ý thức giữ sạch như giữ mạng sống của mình thì không ít những bạn lại có suy nghĩ: Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua thì trở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó Đây là một suy nghĩ lệch lạc cần chấn chỉnh Sách giáo khoa là loại sách cung cấp kiến thức cơ bản, chuẩn mực thuộc các ngành khoa học khác nhau, được biên soạn với mục đích dạy và học tại trường học Đối với học sinh, sách giáo khoa được phân theo từng môn học, mỗi khối cấp lại có sự nâng cao về kiến thức nhất định Sách giáo khoa đem lại rất nhiều lợi ích Mỗi con người không thể trưởng thành, mở rộng tầm hiểu biết nếu không tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, kiến thức được ghi lại, tập trung chủ yếu dưới dạng sách vở Mỗi người cũng có thể chia sẻ bài học, lan tỏa thông điệp tốt đẹp nhờ thông qua sách vở Nếu các thế hệ đi trước không lưu lại kiến thức, bài học vào sách vở thì hiện nay chúng ta sẽ không có những bài học bổ ích và xã hội sẽ không phát triển như bây giờ Xã hội không có sách vở, kiến thức sẽ chìm trong u tối với sự lạc hậu, những thông điệp tốt đẹp, truyền thống văn hóa không được lưu truyền từ đời nọ sang đời kia tạo nên bản sắc văn hóa riêng Vì vậy, hiện tượng viết, vẽ vào sách giáo khoa vẫn diễn ra và có nhiều ý kiến trái chiều Cá nhân em cảm thấy, nếu viết, vẽ nhằm mục đích học tập, ghi chú nhanh vào sách vở thì đây là một hành động phù hợp để hỗ trợ việc học Ngược lại, nếu học sinh viết, vẽ những hình ảnh không liên quan đến bài học, không đúng với thuần phong mĩ tục, những câu chữ nhằm xuyên tạc nội dung sách thì đây là việc làm không nên, không được khuyến khích Tuy sách là tài sản cá nhân, nhưng việc giữ sách sạch đẹp, phù hợp với mục đích học tập là một cách tôn trọng kiến thức, tôn trọng những nội dung được in ấn trên sách Từ xưa đến nay, sách luôn được coi là một người bạn lớn của con người bởi sách có vai trò hết sức to lớn với đời sống nhân loại Học sinh tới trường bấy lâu cũng coi sách giáo khoa làm người bạn đồng hành, vì vậy mà trong quá trình học tập dễ xảy ra những ý kiến trái chiều, một trong số đó phải kể đến ý kiến về việc viết, vẽ vào sách giáo khoa: Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó Sách là nơi cất giữ những tinh hoa, kiến thức bổ ích mà con người đã dày dặn tích luỹ được trong hàng ngàn năm qua Sách giúp con người lưu giữ và truyền đạt kiến thức tích góp được đến cho mọi người, lưu giữ những kỳ công mà tốn bao nhiêu mồ hôi công sức mới quy tụ được Vì vậy, để có thể thu gom, tích luỹ cho bản thân những kĩ năng xã hội, kiến thức thông dụng,…thì chỉ có việc đọc sách mới có thể thoả mãn được nhu cầu ấy Sách giáo khoa cũng vậy, được xuất bản cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông; là tài liệu dạy học chính thức trong các cơ sở giáo dục phổ thông, gắn liền với chương trình học của mọi học sinh các cấp Việc viết, vẽ vào sách giáo khoa từ lâu đã là một vấn đề tạo nên nhiều ý kiến trái chiều Bởi nhiều ý kiến cho rằng sách là người bạn của học trò, không nên viết chữ, vẽ tranh lên mặt sách Hơn nữa, một cuốn sách đẹp, sạch sẽ và phẳng phiu cũng thể hiện những phẩm chất giữ gìn, ngăn nắp của một người học sinh, việc viết vẽ nên sách sẽ làm mất đi vẻ đẹp vốn có của sách vở Sau cùng, nếu việc viết, vẽ nhằm mục đích học tập, cá nhân tôi nghĩ đây là quyền, suy nghĩ và lựa chọn của mỗi người Tuy nhiên, là một người học và tôn trọng tri thức, mỗi học sinh nên lựa chọn nội dung viết, ghi chú vào sách phù hợp như một cách làm nâng niu tri thức, thay vì những bức tranh chỉ mang tính giải trí, không phù hợp với môi trường học tập Sách là để học tập, mở mang kiến thức, hãy để chúng phát huy tác dụng tuyệt vời của nó Thấy được tác hại của việc viết vẽ tự do trên sách sẽ giúp mỗi người có nhận thức đúng và có hành vi chuẩn mực biết giữ gìn và ứng xử có văn hoá với mỗi cuốn sách C VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI SỰ VIỆC CÓ THẬT LIÊN QUAN ĐẾN MỘT NHÂN VẬT LỊCH SỬ Bước 1: GV yêu cầu HS nhắc lại dàn ý chung của kiểu bài Mở bài + Giới thiệu đôi nét về nhân vật + Giới thiệu sự việc liên quan đến nhân vật Thân bài + Kể diễn biến của sự việc Có sử dụng yếu tố miêu tả + Nêu ý nghĩa của sự việc Kết bài + Nêu ý nghĩa và ấn tượng của người viết về sự việc - Bước 2: GV cho HS thực hành luyện tập đề ĐỀ BÀI Kể về một sự việc có thật liên quan đến Danh tướng Trần Hưng Đạo 1 Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc (chống quân Nguyên Mông) của Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn 2 Thân bài: - Thuật lại quá trình diễn biến của sự việc theo trình tự (thời gian, không gian…) - Chỉ ra mối liên quan giữa sự việc với nhân vật lịch sử, kết hợp kể chuyện với miêu tả

Ngày đăng: 15/03/2024, 15:27

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan