Trong thời kỳ lịch sử hiện đại, trải qua các cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược hay chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc, nhiều tấm gương
Trang 12016 | PDF | 188 Pages buihuuhanh@gmail.com
Trang 3HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN
LÊ THỊ KIM OANHNGUYỄN THANH TÙNGPHẠM HÀ XUYÊNNGUYỄN THẨM THU HÀ
HỒ SỸ LẬP
SA THỊ THANH NGA
Trang 5HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN
LÊ THỊ KIM OANHNGUYỄN THANH TÙNGPHẠM HÀ XUYÊNNGUYỄN THẨM THU HÀ
HỒ SỸ LẬP
SA THỊ THANH NGA
Trang 6LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Thế kỷ XX, đất nước ta đã phải trải qua các cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm
lược, chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh biên
giới phía Bắc để bảo vệ Tổ quốc Trong các cuộc chiến
tranh ấy, đồng bào các dân tộc thiểu số đã có những
đóng góp vô cùng to lớn Bất chấp hiểm nguy, đồng bào
các dân tộc thiểu số đã hòa mình vào công cuộc kháng
chiến kiến quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Hàng vạn
thanh niên các dân tộc thiểu số đã lên đường nhập
ngũ, tham gia lực lượng dân quân tự vệ Trong các bản
làng, bà con nuôi giấu và bảo vệ cán bộ, bộ đội; tham
gia tiễu phỉ, trừ gian, bố phòng chiến đấu, chống càn,
phục vụ hậu cần cho chiến trận Từ đó, đã xuất hiện
nhiều tấm gương trung kiên, tiêu biểu sẵn sàng xả
thân vì lý tưởng cách mạng, mãi mãi là niềm tự hào
của dân tộc Nhiều chiến sĩ là người dân tộc thiểu số đã
được phong tặng, truy tặng danh hiệu cao quý Anh
hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Trong lao động, sản xuất cũng xuất hiện những
Anh hùng Lao động ở các nhà máy, xí nghiệp, hợp tác
xã, công trường nông - lâm nghiệp, là con em của
ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 2 6
đồng bào dân tộc thiểu số Họ tích cực tăng gia sản xuất, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, cải thiện cuộc sống trên quê hương, đóng góp nghĩa vụ với nhà nước, cổ vũ, khích lệ bà con dân tộc miền núi cùng nhau đoàn kết vươn lên
Trân trọng công lao, đóng góp của các Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động đối với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản bộ sách Anh
hùng người dân tộc thiểu số gồm 3 tập, do
PGS.TS Nguyễn Ngọc Thanh - Trung tâm Thông tin văn hóa các dân tộc làm chủ biên
Nội dung cuốn sách không chỉ là sự tri ân đối với các anh hùng dân tộc thiểu số mà còn có ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng và lao động sản xuất đối với thế hệ trẻ ngày nay
Để bạn đọc thuận tiện theo dõi, tên các nhân vật được sắp xếp theo vần chữ cái tiếng Việt Tập 1 gồm tên các nhân vật từ chữ cái A đến chữ cái K; tập 2 gồm tên các nhân vật từ chữ cái L đến chữ cái S; tập 3 gồm tên các nhân vật từ chữ cái T đến chữ cái Y
Xin giới thiệu bộ sách cùng bạn đọc
Tháng 7 năm 2016
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
Trang 7LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Thế kỷ XX, đất nước ta đã phải trải qua các cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm
lược, chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh biên
giới phía Bắc để bảo vệ Tổ quốc Trong các cuộc chiến
tranh ấy, đồng bào các dân tộc thiểu số đã có những
đóng góp vô cùng to lớn Bất chấp hiểm nguy, đồng bào
các dân tộc thiểu số đã hòa mình vào công cuộc kháng
chiến kiến quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Hàng vạn
thanh niên các dân tộc thiểu số đã lên đường nhập
ngũ, tham gia lực lượng dân quân tự vệ Trong các bản
làng, bà con nuôi giấu và bảo vệ cán bộ, bộ đội; tham
gia tiễu phỉ, trừ gian, bố phòng chiến đấu, chống càn,
phục vụ hậu cần cho chiến trận Từ đó, đã xuất hiện
nhiều tấm gương trung kiên, tiêu biểu sẵn sàng xả
thân vì lý tưởng cách mạng, mãi mãi là niềm tự hào
của dân tộc Nhiều chiến sĩ là người dân tộc thiểu số đã
được phong tặng, truy tặng danh hiệu cao quý Anh
hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Trong lao động, sản xuất cũng xuất hiện những
Anh hùng Lao động ở các nhà máy, xí nghiệp, hợp tác
xã, công trường nông - lâm nghiệp, là con em của
ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 2 6
đồng bào dân tộc thiểu số Họ tích cực tăng gia sản xuất, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, cải thiện cuộc sống trên quê hương, đóng góp nghĩa vụ với nhà nước, cổ vũ, khích lệ bà con dân tộc miền núi cùng nhau đoàn kết vươn lên
Trân trọng công lao, đóng góp của các Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động đối với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản bộ sách Anh
hùng người dân tộc thiểu số gồm 3 tập, do
PGS.TS Nguyễn Ngọc Thanh - Trung tâm Thông tin văn hóa các dân tộc làm chủ biên
Nội dung cuốn sách không chỉ là sự tri ân đối với các anh hùng dân tộc thiểu số mà còn có ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng và lao động sản xuất đối với thế hệ trẻ ngày nay
Để bạn đọc thuận tiện theo dõi, tên các nhân vật được sắp xếp theo vần chữ cái tiếng Việt Tập 1 gồm tên các nhân vật từ chữ cái A đến chữ cái K; tập 2 gồm tên các nhân vật từ chữ cái L đến chữ cái S; tập 3 gồm tên các nhân vật từ chữ cái T đến chữ cái Y
Xin giới thiệu bộ sách cùng bạn đọc
Tháng 7 năm 2016
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
Trang 8LỜI NÓI ĐẦU
Là một đất nước có diện tích không lớn, song
Việt Nam luôn phải hứng chịu những cuộc chiến
tranh khốc liệt trong suốt chiều dài lịch sử hàng
ngàn năm dựng nước và giữ nước Để có nền hòa
bình, độc lập ngày nay, biết bao xương máu của
thế hệ người con các dân tộc trên đất nước Việt
Nam đã phải đổ xuống Trải qua các cuộc chiến
tranh, tinh thần yêu nước, ý chí quật cường luôn
được thắp sáng trong mỗi người con đất Việt,
không kể vùng miền, thành phần dân tộc Cũng
từ những cuộc chiến tranh đó, nhiều người con đã
trở thành những anh hùng, những tấm gương
sáng cho các thế hệ con em mai sau
Trong thời kỳ lịch sử hiện đại, trải qua các
cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, đế quốc
Mỹ xâm lược hay chiến tranh biên giới Tây Nam,
chiến tranh biên giới phía Bắc, nhiều tấm gương
anh dũng của các chiến sĩ trên khắp các mặt trận
đã được ghi nhận, trong số đó có nhiều chiến sĩ
là những người con của đồng bào các dân tộc
thiểu số Trong mỗi cuộc chiến, ở các địa phương,
ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 2 8
lực lượng dân quân tự vệ là người dân tộc thiểu số
đã phát triển nhanh Hàng vạn thanh niên các dân tộc lên đường nhập ngũ Các chiến sĩ dân tộc thiểu số đã hòa vào dòng người “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đã vượt lên mất mát, hy sinh, tham gia kháng chiến với nhiều hình thức phong phú, cả trực tiếp và gián tiếp, cả ở vùng căn cứ, vùng tự do cũng như vùng địch hậu; tham gia trừ gian, bố phòng chiến đấu, chống càn, phục vụ hậu cần cho chiến trận Trong chiến đấu, đồng bào các dân tộc thiểu số luôn ngoan cường, lập nhiều chiến công oanh liệt Nhiều người đã hiến dâng cả xương máu vì độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc Cũng từ trong cuộc chiến đấu ấy, đã xuất hiện nhiều tấm gương trung kiên, tiêu biểu, mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam như các anh hùng La Văn Cầu, Bế Văn Đàn, Nông Văn Dền cùng hàng vạn liệt sĩ đã anh dũng hy sinh Nhiều chiến sĩ là người dân tộc thiểu số đã được phong tặng danh hiệu “Anh hùng quân đội”,
“Dũng sĩ diệt Mỹ”
Trong các cuộc chiến tranh vĩ đại chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc, đồng bào các dân tộc thiểu số và vùng miền núi luôn tự hào bởi những điều thật đặc biệt: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng được
Trang 9LỜI NÓI ĐẦU
Là một đất nước có diện tích không lớn, song
Việt Nam luôn phải hứng chịu những cuộc chiến
tranh khốc liệt trong suốt chiều dài lịch sử hàng
ngàn năm dựng nước và giữ nước Để có nền hòa
bình, độc lập ngày nay, biết bao xương máu của
thế hệ người con các dân tộc trên đất nước Việt
Nam đã phải đổ xuống Trải qua các cuộc chiến
tranh, tinh thần yêu nước, ý chí quật cường luôn
được thắp sáng trong mỗi người con đất Việt,
không kể vùng miền, thành phần dân tộc Cũng
từ những cuộc chiến tranh đó, nhiều người con đã
trở thành những anh hùng, những tấm gương
sáng cho các thế hệ con em mai sau
Trong thời kỳ lịch sử hiện đại, trải qua các
cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, đế quốc
Mỹ xâm lược hay chiến tranh biên giới Tây Nam,
chiến tranh biên giới phía Bắc, nhiều tấm gương
anh dũng của các chiến sĩ trên khắp các mặt trận
đã được ghi nhận, trong số đó có nhiều chiến sĩ
là những người con của đồng bào các dân tộc
thiểu số Trong mỗi cuộc chiến, ở các địa phương,
ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 2 8
lực lượng dân quân tự vệ là người dân tộc thiểu số
đã phát triển nhanh Hàng vạn thanh niên các dân tộc lên đường nhập ngũ Các chiến sĩ dân tộc thiểu số đã hòa vào dòng người “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đã vượt lên mất mát, hy sinh, tham gia kháng chiến với nhiều hình thức phong phú, cả trực tiếp và gián tiếp, cả ở vùng căn cứ, vùng tự do cũng như vùng địch hậu; tham gia trừ gian, bố phòng chiến đấu, chống càn, phục vụ hậu cần cho chiến trận Trong chiến đấu, đồng bào các dân tộc thiểu số luôn ngoan cường, lập nhiều chiến công oanh liệt Nhiều người đã hiến dâng cả xương máu vì độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc Cũng từ trong cuộc chiến đấu ấy, đã xuất hiện nhiều tấm gương trung kiên, tiêu biểu, mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam như các anh hùng La Văn Cầu, Bế Văn Đàn, Nông Văn Dền cùng hàng vạn liệt sĩ đã anh dũng hy sinh Nhiều chiến sĩ là người dân tộc thiểu số đã được phong tặng danh hiệu “Anh hùng quân đội”,
“Dũng sĩ diệt Mỹ”
Trong các cuộc chiến tranh vĩ đại chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc, đồng bào các dân tộc thiểu số và vùng miền núi luôn tự hào bởi những điều thật đặc biệt: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng được
Trang 10LỜI NÓI ĐẦU 9
thành lập giữa vùng miền núi Cao Bằng, với các
thành viên đa số là đồng bào các dân tộc thiểu
số Anh hùng Lực lượng vũ trang đầu tiên của
Quân đội nhân dân Việt Nam là một người dân
tộc Tày - đồng chí La Văn Cầu Chiến thắng
Điện Biên Phủ - chiến thắng quan trọng nhất và
là chiến thắng cuối cùng quyết định đánh bại
thực dân Pháp đã diễn ra ở vùng miền núi
Chiến thắng Buôn Ma Thuột năm 1975 - chiến
thắng đầu tiên nhưng tạo điều kiện để Đảng ta
quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh giải
phóng miền Nam cũng xuất phát ở vùng đồng
bào các dân tộc Tây Nguyên Những minh chứng
đó khẳng định công lao và cống hiến của quân
dân đồng bào dân tộc thiểu số và địa bàn vùng
dân tộc miền núi - căn cứ địa cách mạng kháng
chiến của dân tộc đã đóng góp vô cùng to lớn vào
cuộc chiến đấu chung; là sự chia sẻ, gánh vác
trách nhiệm chung và đã góp phần vào thắng lợi
vẻ vang trước thử thách sống còn của đất nước
Việt Nam anh hùng
Giờ đây, sau hơn 40 năm miền Nam giải phóng,
thống nhất đất nước, đồng bào các dân tộc thiểu số
đang chung tay cùng với đồng bào cả nước trong
công cuộc xây dựng đất nước trên mọi phương diện
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh,
vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội
ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 2 10
Bộ sách Anh hùng người dân tộc thiểu số
gồm 3 tập sẽ đem đến cho bạn đọc những thông tin cụ thể về những người con ưu tú đại diện cho tinh thần, ý chí chiến đấu bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước của đồng bào các dân tộc thiểu
số Biên soạn bộ sách này, chúng tôi hy vọng sẽ đem đến cho bạn đọc những hiểu biết nhất định
về thân thế cũng như thành tích của các anh hùng người dân tộc thiểu số Qua đó, sẽ giúp cho bạn đọc, nhất là thế hệ trẻ thêm yêu Tổ quốc, sống và cống hiến hết mình cho sự nghiệp phồn vinh của đất nước
Trong bộ sách này, chúng tôi sắp xếp tên các anh hùng dân tộc thiểu số theo vần A, B, C, để tiện cho việc tra cứu thông tin của bạn đọc
Mặc dù chúng tôi đã có nhiều cố gắng trong thu thập các nguồn tư liệu, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót Ban biên soạn mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc
để bộ sách được hoàn thiện và đầy đủ hơn trong lần xuất bản sau
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
BAN BIÊN SOẠN
Trang 11LỜI NÓI ĐẦU 9
thành lập giữa vùng miền núi Cao Bằng, với các
thành viên đa số là đồng bào các dân tộc thiểu
số Anh hùng Lực lượng vũ trang đầu tiên của
Quân đội nhân dân Việt Nam là một người dân
tộc Tày - đồng chí La Văn Cầu Chiến thắng
Điện Biên Phủ - chiến thắng quan trọng nhất và
là chiến thắng cuối cùng quyết định đánh bại
thực dân Pháp đã diễn ra ở vùng miền núi
Chiến thắng Buôn Ma Thuột năm 1975 - chiến
thắng đầu tiên nhưng tạo điều kiện để Đảng ta
quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh giải
phóng miền Nam cũng xuất phát ở vùng đồng
bào các dân tộc Tây Nguyên Những minh chứng
đó khẳng định công lao và cống hiến của quân
dân đồng bào dân tộc thiểu số và địa bàn vùng
dân tộc miền núi - căn cứ địa cách mạng kháng
chiến của dân tộc đã đóng góp vô cùng to lớn vào
cuộc chiến đấu chung; là sự chia sẻ, gánh vác
trách nhiệm chung và đã góp phần vào thắng lợi
vẻ vang trước thử thách sống còn của đất nước
Việt Nam anh hùng
Giờ đây, sau hơn 40 năm miền Nam giải phóng,
thống nhất đất nước, đồng bào các dân tộc thiểu số
đang chung tay cùng với đồng bào cả nước trong
công cuộc xây dựng đất nước trên mọi phương diện
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh,
vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội
ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 2 10
Bộ sách Anh hùng người dân tộc thiểu số
gồm 3 tập sẽ đem đến cho bạn đọc những thông tin cụ thể về những người con ưu tú đại diện cho tinh thần, ý chí chiến đấu bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước của đồng bào các dân tộc thiểu
số Biên soạn bộ sách này, chúng tôi hy vọng sẽ đem đến cho bạn đọc những hiểu biết nhất định
về thân thế cũng như thành tích của các anh hùng người dân tộc thiểu số Qua đó, sẽ giúp cho bạn đọc, nhất là thế hệ trẻ thêm yêu Tổ quốc, sống và cống hiến hết mình cho sự nghiệp phồn vinh của đất nước
Trong bộ sách này, chúng tôi sắp xếp tên các anh hùng dân tộc thiểu số theo vần A, B, C, để tiện cho việc tra cứu thông tin của bạn đọc
Mặc dù chúng tôi đã có nhiều cố gắng trong thu thập các nguồn tư liệu, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót Ban biên soạn mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc
để bộ sách được hoàn thiện và đầy đủ hơn trong lần xuất bản sau
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
BAN BIÊN SOẠN
Trang 12HỒ THANH LÂM
Anh hùng Hồ Thanh Lâm sinh năm 1941, là
người dân tộc Co, quê ở xã Trà Giáp, huyện Trà
My, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (nay thuộc
huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam), nhập ngũ
tháng 11-1966 (năm 25 tuổi) Khi được tuyên
dương Anh hùng, đồng chí là Trung úy, Đại đội
trưởng Đại đội 73 bộ binh, bộ đội địa phương
huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đảng
viên Đảng Cộng sản Việt Nam
Từ năm 1966 đến tháng 4-1975, Hồ Thanh
Lâm tham gia chiến đấu trên địa bàn huyện Trà
My Trong các trận đánh chống quân Mỹ và tay
sai, Hồ Thanh Lâm đã chỉ huy đơn vị diệt 330 tên
địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh
Riêng đồng chí đã diệt 55 tên, bắn rơi 2 máy bay
lên thẳng
Ngày 16-8-1969, địch đánh phá làng Dầm
Trong trận địa chốt chặn địch này, tuy bị bom
pháo địch bắn phá ác liệt, đơn vị bị thương vong
phần lớn, chỉ còn lại một mình, nhưng Hồ Thanh
Lâm vẫn bám giữ trận địa, bình tĩnh chiến đấu,
ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 2 12
liên tiếp bắn rơi 2 máy bay lên thẳng chở lính Mỹ bằng súng tiểu liên
Ngày 20-4-1974, trong trận đánh đồn Nước Viu, Hồ Thanh Lâm dùng B40 bắn sập lô cốt đầu cầu án ngữ lối vào đồn, rồi nhanh chóng dẫn đầu đơn vị đánh thẳng vào trung tâm địch Trận đánh này đơn vị tiêu diệt 30 tên lính Mỹ và tay sai, giải phóng được 57 đồng bào bị giam giữ, đưa họ trở về nơi sinh sống
Trận đánh đồn Phước Sơn diễn ra ngày
27-4-1974, khi đơn vị Hồ Thanh Lâm triển khai vượt rào tiến vào vị trí địch chiếm đóng thì bị địch phát hiện Chúng bắn trả dữ dội nhằm đẩy lùi quân ta
Hồ Thanh Lâm với kinh nghiệm tham gia chiến đấu qua nhiều trận địa, đã bắn 2 quả B40, diệt 7 tên lính, làm bị thương nhiều tên khác, quân địch phải rút chạy khỏi cứ điểm này Hồ Thanh Lâm
đã dẫn đơn vị xông lên chặn đường rút của địch Như vậy, đơn vị đã chuyển từ thế bị động lật ngược thành thế chủ động, làm tiêu hao nhiều sinh lực địch, tiêu diệt gần 30 tên Khi rút lui, Hồ Thanh Lâm bị thương ở chân, không đi được phải
bò và bị lạc hướng đơn vị Anh đã ẩn mình trong rừng 11 ngày trong điều kiện không có đồ ăn, nước uống và thuốc điều trị, phải tự tìm cây củ trong rừng làm thức ăn, lấy lá cây rừng đắp trị vết thương, cho đến khi được đơn vị tìm thấy và đưa về quân y chữa trị
Trang 13HỒ THANH LÂM
Anh hùng Hồ Thanh Lâm sinh năm 1941, là
người dân tộc Co, quê ở xã Trà Giáp, huyện Trà
My, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (nay thuộc
huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam), nhập ngũ
tháng 11-1966 (năm 25 tuổi) Khi được tuyên
dương Anh hùng, đồng chí là Trung úy, Đại đội
trưởng Đại đội 73 bộ binh, bộ đội địa phương
huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đảng
viên Đảng Cộng sản Việt Nam
Từ năm 1966 đến tháng 4-1975, Hồ Thanh
Lâm tham gia chiến đấu trên địa bàn huyện Trà
My Trong các trận đánh chống quân Mỹ và tay
sai, Hồ Thanh Lâm đã chỉ huy đơn vị diệt 330 tên
địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh
Riêng đồng chí đã diệt 55 tên, bắn rơi 2 máy bay
lên thẳng
Ngày 16-8-1969, địch đánh phá làng Dầm
Trong trận địa chốt chặn địch này, tuy bị bom
pháo địch bắn phá ác liệt, đơn vị bị thương vong
phần lớn, chỉ còn lại một mình, nhưng Hồ Thanh
Lâm vẫn bám giữ trận địa, bình tĩnh chiến đấu,
ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 2 12
liên tiếp bắn rơi 2 máy bay lên thẳng chở lính Mỹ bằng súng tiểu liên
Ngày 20-4-1974, trong trận đánh đồn Nước Viu, Hồ Thanh Lâm dùng B40 bắn sập lô cốt đầu cầu án ngữ lối vào đồn, rồi nhanh chóng dẫn đầu đơn vị đánh thẳng vào trung tâm địch Trận đánh này đơn vị tiêu diệt 30 tên lính Mỹ và tay sai, giải phóng được 57 đồng bào bị giam giữ, đưa họ trở về nơi sinh sống
Trận đánh đồn Phước Sơn diễn ra ngày
27-4-1974, khi đơn vị Hồ Thanh Lâm triển khai vượt rào tiến vào vị trí địch chiếm đóng thì bị địch phát hiện Chúng bắn trả dữ dội nhằm đẩy lùi quân ta
Hồ Thanh Lâm với kinh nghiệm tham gia chiến đấu qua nhiều trận địa, đã bắn 2 quả B40, diệt 7 tên lính, làm bị thương nhiều tên khác, quân địch phải rút chạy khỏi cứ điểm này Hồ Thanh Lâm
đã dẫn đơn vị xông lên chặn đường rút của địch Như vậy, đơn vị đã chuyển từ thế bị động lật ngược thành thế chủ động, làm tiêu hao nhiều sinh lực địch, tiêu diệt gần 30 tên Khi rút lui, Hồ Thanh Lâm bị thương ở chân, không đi được phải
bò và bị lạc hướng đơn vị Anh đã ẩn mình trong rừng 11 ngày trong điều kiện không có đồ ăn, nước uống và thuốc điều trị, phải tự tìm cây củ trong rừng làm thức ăn, lấy lá cây rừng đắp trị vết thương, cho đến khi được đơn vị tìm thấy và đưa về quân y chữa trị
Trang 14HỒ THANH LÂM 13
Hồ Thanh Lâm đã được tặng thưởng Huân
chương Chiến công giải phóng hạng Nhất, 3 Huân
chương Chiến công giải phóng hạng Ba, 5 bằng
khen và giấy khen, 4 lần nhận danh hiệu Chiến sĩ
thi đua, 4 lần nhận danh hiệu Dũng sĩ
Ngày 6-11-1978, Hồ Thanh Lâm được Chủ
tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang
nhân dân1
_
1 Xem Phạm Gia Đức, Lê Hải Triều, Phạm Lam,
Lê Đại Hiệp (Biên soạn): Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân (Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam), Nxb Văn
hóa dân tộc, Hà Nội, 1996, tr.340-342
14
LÂM VĂN LÍCH
Anh hùng Lâm Văn Lích sinh năm 1932, là người dân tộc Hoa, quê ở xã Định Thành, huyện Giá Rai, tỉnh Minh Hải (nay là xã Tắc Vân, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau) Lâm Văn Lích gia nhập Trung đoàn 921, Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân, là một trong những phi công đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam
Khi mới 13 tuổi, Lâm Văn Lích đã tham gia hoạt động trinh sát cho đội du kích xã Sau đó, anh được cử đi học chuyên tu, nâng cao trình độ
và kỹ năng bay chiến đấu Từ năm 1958 đến năm
1964, Lâm Văn Lích tham gia khóa huấn luyện lái máy bay phản lực tại Liêu Ninh, Trung Quốc - khóa huấn luyện phi công đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam Trong thời gian học tập, đồng chí liên tiếp được bầu chọn là cá nhân xuất sắc của trường huấn luyện
Trang 15HỒ THANH LÂM 13
Hồ Thanh Lâm đã được tặng thưởng Huân
chương Chiến công giải phóng hạng Nhất, 3 Huân
chương Chiến công giải phóng hạng Ba, 5 bằng
khen và giấy khen, 4 lần nhận danh hiệu Chiến sĩ
thi đua, 4 lần nhận danh hiệu Dũng sĩ
Ngày 6-11-1978, Hồ Thanh Lâm được Chủ
tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang
nhân dân1
_
1 Xem Phạm Gia Đức, Lê Hải Triều, Phạm Lam,
Lê Đại Hiệp (Biên soạn): Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân (Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam), Nxb Văn
hóa dân tộc, Hà Nội, 1996, tr.340-342
14
LÂM VĂN LÍCH
Anh hùng Lâm Văn Lích sinh năm 1932, là người dân tộc Hoa, quê ở xã Định Thành, huyện Giá Rai, tỉnh Minh Hải (nay là xã Tắc Vân, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau) Lâm Văn Lích gia nhập Trung đoàn 921, Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân, là một trong những phi công đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam
Khi mới 13 tuổi, Lâm Văn Lích đã tham gia hoạt động trinh sát cho đội du kích xã Sau đó, anh được cử đi học chuyên tu, nâng cao trình độ
và kỹ năng bay chiến đấu Từ năm 1958 đến năm
1964, Lâm Văn Lích tham gia khóa huấn luyện lái máy bay phản lực tại Liêu Ninh, Trung Quốc - khóa huấn luyện phi công đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam Trong thời gian học tập, đồng chí liên tiếp được bầu chọn là cá nhân xuất sắc của trường huấn luyện
Trang 16LÂM VĂN LÍCH 15
Tháng 8-1964, tốt nghiệp về đơn vị, Lâm Văn
Lích đã tích cực, mạnh dạn tập luyện và thử
nghiệm thành công chuyến bay đêm đầu tiên, mở
đầu phong trào học tập bay đêm và bay chiến đấu
của đơn vị
Ngày 4-4-1965, Lâm Văn Lích cùng đơn vị
bắn rơi 1 máy bay địch mà không để xảy ra
thương vong nào
Trận đánh ngày 17-6-1965, Lâm Văn Lích chỉ
huy bắn rơi 2 máy bay địch (riêng anh bắn rơi 1
chiếc), bắn hỏng 2 chiếc máy bay khác
Trận đánh đêm 3-2-1966, Lâm Văn Lích lái
chiếc MiG-17 đã dũng cảm, mưu trí tranh thủ
thời cơ, bất ngờ tiếp cận máy bay địch, bắn rơi 2
chiếc AD6 của hải quân Mỹ và hạ cánh an toàn
Trận đánh đêm 3-2-1966 đã ghi danh chiến công
của chiến sĩ Lâm Văn Lích: phi công đầu tiên của
lực lượng không quân Việt Nam chỉ bằng máy bay
MiG-17 đã bắn hạ máy bay hiện đại của không
quân Mỹ
Với những chiến công cùng đồng đội và những
thành tích cá nhân đã đạt được, Lâm Văn Lích
được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công
hạng Nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng Nhì,
28 bằng khen và giấy khen
Ngày 1-1-1967, Lâm Văn Lích được Chủ tịch
Hồ Chí Minh ký quyết định phong tặng danh hiệu
ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 2 16
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là Thượng úy lái máy bay thuộc Trung đoàn 921, Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân; đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam1
_
1 Xem Phạm Gia Đức, Lê Hải Triều, Phạm Lam,
Lê Đại Hiệp (Biên soạn): Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân (Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam), Sđd,
tr.212-214
Trang 17LÂM VĂN LÍCH 15
Tháng 8-1964, tốt nghiệp về đơn vị, Lâm Văn
Lích đã tích cực, mạnh dạn tập luyện và thử
nghiệm thành công chuyến bay đêm đầu tiên, mở
đầu phong trào học tập bay đêm và bay chiến đấu
của đơn vị
Ngày 4-4-1965, Lâm Văn Lích cùng đơn vị
bắn rơi 1 máy bay địch mà không để xảy ra
thương vong nào
Trận đánh ngày 17-6-1965, Lâm Văn Lích chỉ
huy bắn rơi 2 máy bay địch (riêng anh bắn rơi 1
chiếc), bắn hỏng 2 chiếc máy bay khác
Trận đánh đêm 3-2-1966, Lâm Văn Lích lái
chiếc MiG-17 đã dũng cảm, mưu trí tranh thủ
thời cơ, bất ngờ tiếp cận máy bay địch, bắn rơi 2
chiếc AD6 của hải quân Mỹ và hạ cánh an toàn
Trận đánh đêm 3-2-1966 đã ghi danh chiến công
của chiến sĩ Lâm Văn Lích: phi công đầu tiên của
lực lượng không quân Việt Nam chỉ bằng máy bay
MiG-17 đã bắn hạ máy bay hiện đại của không
quân Mỹ
Với những chiến công cùng đồng đội và những
thành tích cá nhân đã đạt được, Lâm Văn Lích
được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công
hạng Nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng Nhì,
28 bằng khen và giấy khen
Ngày 1-1-1967, Lâm Văn Lích được Chủ tịch
Hồ Chí Minh ký quyết định phong tặng danh hiệu
ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 2 16
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là Thượng úy lái máy bay thuộc Trung đoàn 921, Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân; đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam1
_
1 Xem Phạm Gia Đức, Lê Hải Triều, Phạm Lam,
Lê Đại Hiệp (Biên soạn): Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân (Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam), Sđd,
tr.212-214
Trang 18KAN LỊCH
Nữ Anh hùng Kan Lịch sinh năm 1943, là
người dân tộc Pacô, quê ở bản A Lê Nốc (nay
thuộc thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa
Thiên Huế) Như nhiều người dân Pacô - Vân
Kiều ủng hộ Việt Minh, từ năm 1946, bà mang họ
Hồ để tỏ lòng kính trọng lãnh tụ Hồ Chí Minh
Hồ Kan Lịch là một trong những nữ anh hùng
lực lượng vũ trang đầu tiên trên mảnh đất ven
dải Trường Sơn Khi được tuyên dương Anh
hùng, Kan Lịch là Chính trị viên phó huyện đội
vùng B, tỉnh Thừa Thiên, đảng viên Đảng Cộng
sản Việt Nam
Thời gian đầu tham gia cách mạng, do còn
nhỏ tuổi, Kan Lịch được phân công làm liên lạc
với nhiệm vụ chuyển công văn, thư từ cho cán bộ,
du kích trong xã Năm 1961, chị thoát ly, tham
gia đội du kích xã Hồng Bắc (thuộc huyện A Lưới)
với vai trò chỉ huy đội du kích này Kan Lịch đã
lãnh đạo đội du kích Hồng Bắc gồm 160 người
Năm 1963, trong một trận đánh, mặc dù chân bị thương, Kan Lịch vẫn kiên cường xin được tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ Đồng chí cùng tổ du kích lọt vào bốt địch giữa lúc chúng đang ngủ, làm quân địch hốt hoảng Tổ du kích
đã nổ súng tiêu diệt được 4 tên lính, riêng Kan Lịch bắn chết 1 tên Hai ngày sau khi địch càn lên khu căn cứ, Kan Lịch cùng tổ bí mật tiến vào nơi địch đóng quân để cắm chông, gài lựu đạn, khiến một số lính bị thương vong; đồng thời nổ súng diệt tại chỗ 2 tên và tiếp tục đánh lui các đợt tiến công của địch
Đặc biệt, tháng 5-1964, đội du kích Hồng Bắc
do Kan Lịch chỉ huy đã lập chiến công bắn rơi máy bay Mỹ Trong trận phục kích này, Kan Lịch cùng bốn chiến sĩ trong đội du kích Hồng Bắc đã mai phục sát sân bay A Lưới suốt ba ngày liên tiếp, sau đó dùng súng trường bắn trúng két xăng khiến máy bay bốc cháy cách nơi xuất phát khoảng 1km, làm chết 60 lính và 1 đại tá Mỹ trên máy bay
Tháng 3-1965, sau một đêm tiến sâu vào sân bay A Lưới, khi trở ra, tổ du kích Hồng Bắc bị giặc phục kích bất ngờ Kan Lịch đã mưu trí tổ chức
Trang 19KAN LỊCH
Nữ Anh hùng Kan Lịch sinh năm 1943, là
người dân tộc Pacô, quê ở bản A Lê Nốc (nay
thuộc thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa
Thiên Huế) Như nhiều người dân Pacô - Vân
Kiều ủng hộ Việt Minh, từ năm 1946, bà mang họ
Hồ để tỏ lòng kính trọng lãnh tụ Hồ Chí Minh
Hồ Kan Lịch là một trong những nữ anh hùng
lực lượng vũ trang đầu tiên trên mảnh đất ven
dải Trường Sơn Khi được tuyên dương Anh
hùng, Kan Lịch là Chính trị viên phó huyện đội
vùng B, tỉnh Thừa Thiên, đảng viên Đảng Cộng
sản Việt Nam
Thời gian đầu tham gia cách mạng, do còn
nhỏ tuổi, Kan Lịch được phân công làm liên lạc
với nhiệm vụ chuyển công văn, thư từ cho cán bộ,
du kích trong xã Năm 1961, chị thoát ly, tham
gia đội du kích xã Hồng Bắc (thuộc huyện A Lưới)
với vai trò chỉ huy đội du kích này Kan Lịch đã
lãnh đạo đội du kích Hồng Bắc gồm 160 người
Năm 1963, trong một trận đánh, mặc dù chân bị thương, Kan Lịch vẫn kiên cường xin được tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ Đồng chí cùng tổ du kích lọt vào bốt địch giữa lúc chúng đang ngủ, làm quân địch hốt hoảng Tổ du kích
đã nổ súng tiêu diệt được 4 tên lính, riêng Kan Lịch bắn chết 1 tên Hai ngày sau khi địch càn lên khu căn cứ, Kan Lịch cùng tổ bí mật tiến vào nơi địch đóng quân để cắm chông, gài lựu đạn, khiến một số lính bị thương vong; đồng thời nổ súng diệt tại chỗ 2 tên và tiếp tục đánh lui các đợt tiến công của địch
Đặc biệt, tháng 5-1964, đội du kích Hồng Bắc
do Kan Lịch chỉ huy đã lập chiến công bắn rơi máy bay Mỹ Trong trận phục kích này, Kan Lịch cùng bốn chiến sĩ trong đội du kích Hồng Bắc đã mai phục sát sân bay A Lưới suốt ba ngày liên tiếp, sau đó dùng súng trường bắn trúng két xăng khiến máy bay bốc cháy cách nơi xuất phát khoảng 1km, làm chết 60 lính và 1 đại tá Mỹ trên máy bay
Tháng 3-1965, sau một đêm tiến sâu vào sân bay A Lưới, khi trở ra, tổ du kích Hồng Bắc bị giặc phục kích bất ngờ Kan Lịch đã mưu trí tổ chức
Trang 20KAN LỊCH 19
chiến đấu giành lại thế chủ động, giết chết 3 tên
địch, đưa cả tổ trở về hậu cứ an toàn
Từ tháng 5 đến tháng 9-1965, Kan Lịch được
giao nhiệm vụ chỉ huy cụm du kích các xã Hồng
Bắc, Hồng Nam, Hồng Trung và một trung đội bộ
đội địa phương bao vây đồn A Lưới, liên tục vây
hãm địch, gây cho chúng nhiều thiệt hại, khiến
quân địch không dám ra khỏi chỗ đóng quân
Trong trận đánh lô cốt Tà Rê, do nắm chắc
được tình hình quân địch và tổ chức phối hợp chặt
chẽ, Kan Lịch đã chỉ huy tổ du kích đồng loạt nổ
súng tiến công đúng lúc bọn địch tập trung giữa
sân ăn cơm, diệt gọn một trung đội địch Bị thua
trận, địch xây lại lô cốt kiên cố và canh gác
nghiêm ngặt hơn Sau khi nghiên cứu kỹ tình
hình địch, Kan Lịch dẫn tổ du kích đi đánh lô cốt
Tà Rê lần hai, diệt thêm hàng chục tên, buộc địch
phải bỏ chạy khỏi lô cốt này
Cùng với chiến công bắn rơi máy bay địch, từ
năm 1961 đến năm 1965, Kan Lịch đã trực tiếp
tiêu diệt 150 lính Mỹ và tay sai, thu giữ nhiều
phương tiện chiến tranh của đối phương
Tháng 5-1968, Quân khu Trị Thiên đã cử
Kan Lịch ra Hà Nội dự Đại hội Anh hùng Chiến
sĩ thi đua toàn quốc và gặp Bác Hồ Trong thời
gian ở Hà Nội, Kan Lịch đã 7 lần được gặp Bác
Hồ, trong đó có 4 lần được dùng cơm tại Phủ
là gia đình cách mạng tiêu biểu nhất tại A Lưới với ba danh hiệu Anh hùng được phong tặng Ngoài Kan Lịch và người chú ruột Hồ Đức Vai, người em ruột của chị là Hồ A Nun cũng được phong danh hiệu Anh hùng
Trang 21KAN LỊCH 19
chiến đấu giành lại thế chủ động, giết chết 3 tên
địch, đưa cả tổ trở về hậu cứ an toàn
Từ tháng 5 đến tháng 9-1965, Kan Lịch được
giao nhiệm vụ chỉ huy cụm du kích các xã Hồng
Bắc, Hồng Nam, Hồng Trung và một trung đội bộ
đội địa phương bao vây đồn A Lưới, liên tục vây
hãm địch, gây cho chúng nhiều thiệt hại, khiến
quân địch không dám ra khỏi chỗ đóng quân
Trong trận đánh lô cốt Tà Rê, do nắm chắc
được tình hình quân địch và tổ chức phối hợp chặt
chẽ, Kan Lịch đã chỉ huy tổ du kích đồng loạt nổ
súng tiến công đúng lúc bọn địch tập trung giữa
sân ăn cơm, diệt gọn một trung đội địch Bị thua
trận, địch xây lại lô cốt kiên cố và canh gác
nghiêm ngặt hơn Sau khi nghiên cứu kỹ tình
hình địch, Kan Lịch dẫn tổ du kích đi đánh lô cốt
Tà Rê lần hai, diệt thêm hàng chục tên, buộc địch
phải bỏ chạy khỏi lô cốt này
Cùng với chiến công bắn rơi máy bay địch, từ
năm 1961 đến năm 1965, Kan Lịch đã trực tiếp
tiêu diệt 150 lính Mỹ và tay sai, thu giữ nhiều
phương tiện chiến tranh của đối phương
Tháng 5-1968, Quân khu Trị Thiên đã cử
Kan Lịch ra Hà Nội dự Đại hội Anh hùng Chiến
sĩ thi đua toàn quốc và gặp Bác Hồ Trong thời
gian ở Hà Nội, Kan Lịch đã 7 lần được gặp Bác
Hồ, trong đó có 4 lần được dùng cơm tại Phủ
là gia đình cách mạng tiêu biểu nhất tại A Lưới với ba danh hiệu Anh hùng được phong tặng Ngoài Kan Lịch và người chú ruột Hồ Đức Vai, người em ruột của chị là Hồ A Nun cũng được phong danh hiệu Anh hùng
Trang 22TRIỆU PHÚC LỊCH
Anh hùng Triệu Phúc Lịch sinh năm 1916,
là người dân tộc Dao, quê ở xóm Phủ, xã Toàn
Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình Khi hy sinh,
đồng chí là Trung đội trưởng đội du kích xã
Toàn Sơn
Triệu Phúc Lịch sớm giác ngộ cách mạng và
trở thành đội viên tự vệ cứu quốc, từng tham gia
lớp huấn luyện quân sự đầu tiên do Ban Cán sự
Đảng tỉnh tổ chức tại khu căn cứ cách mạng
Giằng - Xèo (thuộc Tu Lý)
Ngày 2-6-1946, Đội du kích Động Dao với lực
lượng khoảng một tiểu đội đã phát triển thành
Đội du kích xã Toàn Sơn với lực lượng một trung
đội (gồm 30 đội viên người dân tộc Dao) do Triệu
Phúc Lịch làm Trung đội trưởng Tháng 5-1947,
dưới sự chỉ huy của Trung đội trưởng Triệu Phúc
Lịch, Đội du kích xã Toàn Sơn đã đánh thắng
nhiều trận ở bến Chương, dốc Ké, dốc Trầm, dốc
Tam, Đặc biệt, tháng 6-1947, Triệu Phúc Lịch
tổ chức hai trận đánh phục kích ở suối Đao, suối
Sâu, diệt 3 lính Pháp và 7 lính dõng, thu 4 khẩu
ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 2 22
súng trường Riêng Triệu Phúc Lịch diệt 1 lính Pháp, 2 lính dõng, thu 1 khẩu súng Trong trận đánh đồn xóm Máy và đánh địch ở dốc Cun, Triệu Phúc Lịch diệt 2 tên địch, bắt sống 3 tên Tháng 8-1947, trung đội du kích xã Toàn Sơn do Triệu Phúc Lịch chỉ huy đánh 3 trận phục kích, diệt 13 tên địch, thu 3 khẩu súng
Tháng 9-1947, được tin giặc Pháp ở đồn xóm Cháu (thuộc xã Tu Lý) huy động một trung đội lính lê dương gồm trên 20 tên và lính dõng đi càn quét ở khu vực xã Toàn Sơn, Đội du kích xã Toàn Sơn do Triệu Phúc Lịch chỉ huy gồm 30 người đã nhanh chóng triển khai phương án mai phục đánh địch Vũ khí chủ yếu của đội du kích là nỏ, cung tên tẩm thuốc độc, bẫy đá, cần bật bằng bương tre, bàn chông tre, và súng trường, lựu đạn cướp được của giặc Đến gần trưa thì bọn địch
ồ ạt kéo đến Chờ cho chúng lọt vào trận địa phục kích, Triệu Phúc Lịch hạ lệnh tiến công Tiếng súng, tiếng lựu đạn nổ giòn giã, hàng loạt mũi tên tẩm thuốc độc bay tới tấp vào quân thù, bẫy đá từ lưng chừng núi đổ xuống đội hình giặc làm cho chúng hốt hoảng, chạy tán loạn Trong trận này, Đội du kích xã Toàn Sơn đã tiêu diệt 14 tên địch, bắt sống 4 tên, thu 7 súng,
Bị đánh bất ngờ, tiến không xong, rút lui thì
bị chặn, địch tìm cách tháo chạy theo đường mòn qua suối Sâu để rút về Tu Lý Biết được ý đồ của giặc, Triệu Phúc Lịch cho quân truy đuổi với
Trang 23TRIỆU PHÚC LỊCH
Anh hùng Triệu Phúc Lịch sinh năm 1916,
là người dân tộc Dao, quê ở xóm Phủ, xã Toàn
Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình Khi hy sinh,
đồng chí là Trung đội trưởng đội du kích xã
Toàn Sơn
Triệu Phúc Lịch sớm giác ngộ cách mạng và
trở thành đội viên tự vệ cứu quốc, từng tham gia
lớp huấn luyện quân sự đầu tiên do Ban Cán sự
Đảng tỉnh tổ chức tại khu căn cứ cách mạng
Giằng - Xèo (thuộc Tu Lý)
Ngày 2-6-1946, Đội du kích Động Dao với lực
lượng khoảng một tiểu đội đã phát triển thành
Đội du kích xã Toàn Sơn với lực lượng một trung
đội (gồm 30 đội viên người dân tộc Dao) do Triệu
Phúc Lịch làm Trung đội trưởng Tháng 5-1947,
dưới sự chỉ huy của Trung đội trưởng Triệu Phúc
Lịch, Đội du kích xã Toàn Sơn đã đánh thắng
nhiều trận ở bến Chương, dốc Ké, dốc Trầm, dốc
Tam, Đặc biệt, tháng 6-1947, Triệu Phúc Lịch
tổ chức hai trận đánh phục kích ở suối Đao, suối
Sâu, diệt 3 lính Pháp và 7 lính dõng, thu 4 khẩu
ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 2 22
súng trường Riêng Triệu Phúc Lịch diệt 1 lính Pháp, 2 lính dõng, thu 1 khẩu súng Trong trận đánh đồn xóm Máy và đánh địch ở dốc Cun, Triệu Phúc Lịch diệt 2 tên địch, bắt sống 3 tên Tháng 8-1947, trung đội du kích xã Toàn Sơn do Triệu Phúc Lịch chỉ huy đánh 3 trận phục kích, diệt 13 tên địch, thu 3 khẩu súng
Tháng 9-1947, được tin giặc Pháp ở đồn xóm Cháu (thuộc xã Tu Lý) huy động một trung đội lính lê dương gồm trên 20 tên và lính dõng đi càn quét ở khu vực xã Toàn Sơn, Đội du kích xã Toàn Sơn do Triệu Phúc Lịch chỉ huy gồm 30 người đã nhanh chóng triển khai phương án mai phục đánh địch Vũ khí chủ yếu của đội du kích là nỏ, cung tên tẩm thuốc độc, bẫy đá, cần bật bằng bương tre, bàn chông tre, và súng trường, lựu đạn cướp được của giặc Đến gần trưa thì bọn địch
ồ ạt kéo đến Chờ cho chúng lọt vào trận địa phục kích, Triệu Phúc Lịch hạ lệnh tiến công Tiếng súng, tiếng lựu đạn nổ giòn giã, hàng loạt mũi tên tẩm thuốc độc bay tới tấp vào quân thù, bẫy đá từ lưng chừng núi đổ xuống đội hình giặc làm cho chúng hốt hoảng, chạy tán loạn Trong trận này, Đội du kích xã Toàn Sơn đã tiêu diệt 14 tên địch, bắt sống 4 tên, thu 7 súng,
Bị đánh bất ngờ, tiến không xong, rút lui thì
bị chặn, địch tìm cách tháo chạy theo đường mòn qua suối Sâu để rút về Tu Lý Biết được ý đồ của giặc, Triệu Phúc Lịch cho quân truy đuổi với
Trang 24TRIỆU PHÚC LỊCH 23
quyết tâm tiêu diệt toàn bộ địch Triệu Phúc Lịch
rượt đuổi theo tên chỉ huy giặc rồi xông vào vật
nhau, quật ngã tên lính lê dương ấy và nhanh
chóng cướp được khẩu tiểu liên trên tay hắn Liền
sau đó, anh phát hiện hướng rút lui của địch
chính là khu căn cứ của ta Để bảo đảm bí mật
cho khu căn cứ, anh đã đánh lạc hướng bằng cách
chạy ngược lên nương lúa Bọn giặc phát hiện liền
đuổi theo và bắn anh bị thương nặng Mặc dù vậy
Triệu Phúc Lịch vẫn cố sức rút dao găm đâm tên
lính đứng sát mình Điên cuồng trước hành động
anh dũng của Triệu Phúc Lịch, bọn giặc đã xả cả
băng đạn vào người anh khi còn cách trận địa vài
chục mét
Với những chiến công đặc biệt xuất sắc trong
kháng chiến chống Pháp, Triệu Phúc Lịch đã được
truy tặng Huy chương Kháng chiến chống Pháp
hạng Nhất Ngày 11-6-1999, Triệu Phúc Lịch được
Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực
lượng vũ trang nhân dân1
HOÀNG VĂN LIÊN
Anh hùng Hoàng Văn Liên sinh năm 1959, là người dân tộc Nùng, quê ở xã Thiên Long, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn
Nhập ngũ năm 1978, sau khi tốt nghiệp Trường Công an Cao Lạng, tháng 1-1979, Hoàng Văn Liên được điều động về Đại đội 1, Tiểu đoàn cảnh sát bảo vệ cơ động Công an tỉnh Lạng Sơn Trong chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, Hoàng Văn Liên đã trực tiếp diệt 37 tên địch, bắn cháy 4 xe ô tô chở đạn, xe kéo pháo, thu 1 súng CKC
và nhiều đạn dược của địch1 Sáng sớm ngày 17-2-1979, cuộc chiến đấu bảo
vệ chủ quyền biên giới diễn ra ác liệt Điểm đóng quân của đơn vị Hoàng Văn Liên là một mục tiêu đánh phá trọng điểm của địch Anh cùng đồng đội chống trả và bảo vệ người dân, nhưng sau đó đơn _
1 Xem Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Hội
đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương: Chân dung anh
hùng thời đại Hồ Chí Minh, Nxb Lao động, Nxb Quân
đội nhân dân, Hà Nội, 2000, t.I
Trang 25TRIỆU PHÚC LỊCH 23
quyết tâm tiêu diệt toàn bộ địch Triệu Phúc Lịch
rượt đuổi theo tên chỉ huy giặc rồi xông vào vật
nhau, quật ngã tên lính lê dương ấy và nhanh
chóng cướp được khẩu tiểu liên trên tay hắn Liền
sau đó, anh phát hiện hướng rút lui của địch
chính là khu căn cứ của ta Để bảo đảm bí mật
cho khu căn cứ, anh đã đánh lạc hướng bằng cách
chạy ngược lên nương lúa Bọn giặc phát hiện liền
đuổi theo và bắn anh bị thương nặng Mặc dù vậy
Triệu Phúc Lịch vẫn cố sức rút dao găm đâm tên
lính đứng sát mình Điên cuồng trước hành động
anh dũng của Triệu Phúc Lịch, bọn giặc đã xả cả
băng đạn vào người anh khi còn cách trận địa vài
chục mét
Với những chiến công đặc biệt xuất sắc trong
kháng chiến chống Pháp, Triệu Phúc Lịch đã được
truy tặng Huy chương Kháng chiến chống Pháp
hạng Nhất Ngày 11-6-1999, Triệu Phúc Lịch được
Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực
lượng vũ trang nhân dân1
HOÀNG VĂN LIÊN
Anh hùng Hoàng Văn Liên sinh năm 1959, là người dân tộc Nùng, quê ở xã Thiên Long, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn
Nhập ngũ năm 1978, sau khi tốt nghiệp Trường Công an Cao Lạng, tháng 1-1979, Hoàng Văn Liên được điều động về Đại đội 1, Tiểu đoàn cảnh sát bảo vệ cơ động Công an tỉnh Lạng Sơn Trong chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, Hoàng Văn Liên đã trực tiếp diệt 37 tên địch, bắn cháy 4 xe ô tô chở đạn, xe kéo pháo, thu 1 súng CKC
và nhiều đạn dược của địch1 Sáng sớm ngày 17-2-1979, cuộc chiến đấu bảo
vệ chủ quyền biên giới diễn ra ác liệt Điểm đóng quân của đơn vị Hoàng Văn Liên là một mục tiêu đánh phá trọng điểm của địch Anh cùng đồng đội chống trả và bảo vệ người dân, nhưng sau đó đơn _
1 Xem Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Hội
đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương: Chân dung anh
hùng thời đại Hồ Chí Minh, Nxb Lao động, Nxb Quân
đội nhân dân, Hà Nội, 2000, t.I
Trang 26HOÀNG VĂN LIÊN 25
vị của anh hy sinh gần hết, anh cùng ba người
khác rút lên pháo đài Đồng Đăng, nơi có một đại
đội biên phòng Việt Nam đang chiến đấu và gần
300 người dân đang trú ẩn trong hầm Sau ba
ngày chiến đấu, bộ đội tại vị trí này đã hy sinh
gần hết Những người còn lại rút vào cố thủ trong
pháo đài và bắn qua lỗ châu mai Sau đó, Hoàng
Văn Liên và một đồng đội khác lợi dụng đêm tối
đã lên khỏi hang rút đi Trong đợt chiến đấu này,
Hoàng Văn Liên cùng đồng đội đã tiêu diệt 37 tên
địch, bắn cháy 4 ô tô chở đạn kéo pháo, thu nhiều
súng đạn của địch Cuộc chiến đấu diễn ra ngày
càng quyết liệt trên phạm vi toàn thị trấn Đồng
Đăng Lợi dụng giữa hai đợt pháo kích của giặc,
Hoàng Văn Liên đã chủ động phân công anh em
đưa nhân dân sơ tán về tuyến sau an toàn, còn
mình ở lại cùng đồng đội phối hợp với bộ đội đoàn
Tây Sơn và lực lượng công an nhân dân vũ trang
trên hướng Đồng Đăng hiệp đồng tác chiến ngăn
chặn các đợt tấn công của bộ binh địch
Ngày 19-2, tại điểm chốt của ta, Hoàng Văn
Liên cùng đồng đội kiên cường chiến đấu tiêu diệt
nhiều tên địch và 1 xe tăng, 2 xe còn lại vội tháo
chạy Riêng Hoàng Văn Liên đã diệt tại chỗ 8 tên,
bắn cháy 1 xe chở đạn của địch
Ngày 23-2-1979, anh trực tiếp chiến đấu tại
mũi phía tây pháo đài Đây là mũi bị địch tập
trung đánh phá ác liệt nhất, chúng bao vây pháo
ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 2 26
đài, dùng chất độc hóa học và đốt xăng hòng tiêu diệt lực lượng của ta
Hoàng Văn Liên và nhiều đồng đội khác bị thương nặng, ngất đi, tỉnh lại nhiều lần, nhưng vẫn kiên quyết chống trả lại địch, đồng thời dùng lưỡi lê và tay không đào hầm, bí mật thoát ra ngoài Khi toàn bộ lực lượng ta đã thoát ra ngoài, phát hiện một đồng chí bị thương nằm lại trong pháo đài, mặc dù địch bắn phá ác liệt, Hoàng Văn Liên vẫn dũng cảm quay trở lại dìu đồng đội ra ngoài an toàn
Với những chiến công xuất sắc, Hoàng Văn Liên được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì Ngày 13-8-1980, anh được Chủ tịch nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Khi được tuyên dương Anh hùng, anh là Tiểu đội trưởng, Tiểu đoàn cảnh sát bảo vệ
cơ động Công an tỉnh Lạng Sơn
Trang 27HOÀNG VĂN LIÊN 25
vị của anh hy sinh gần hết, anh cùng ba người
khác rút lên pháo đài Đồng Đăng, nơi có một đại
đội biên phòng Việt Nam đang chiến đấu và gần
300 người dân đang trú ẩn trong hầm Sau ba
ngày chiến đấu, bộ đội tại vị trí này đã hy sinh
gần hết Những người còn lại rút vào cố thủ trong
pháo đài và bắn qua lỗ châu mai Sau đó, Hoàng
Văn Liên và một đồng đội khác lợi dụng đêm tối
đã lên khỏi hang rút đi Trong đợt chiến đấu này,
Hoàng Văn Liên cùng đồng đội đã tiêu diệt 37 tên
địch, bắn cháy 4 ô tô chở đạn kéo pháo, thu nhiều
súng đạn của địch Cuộc chiến đấu diễn ra ngày
càng quyết liệt trên phạm vi toàn thị trấn Đồng
Đăng Lợi dụng giữa hai đợt pháo kích của giặc,
Hoàng Văn Liên đã chủ động phân công anh em
đưa nhân dân sơ tán về tuyến sau an toàn, còn
mình ở lại cùng đồng đội phối hợp với bộ đội đoàn
Tây Sơn và lực lượng công an nhân dân vũ trang
trên hướng Đồng Đăng hiệp đồng tác chiến ngăn
chặn các đợt tấn công của bộ binh địch
Ngày 19-2, tại điểm chốt của ta, Hoàng Văn
Liên cùng đồng đội kiên cường chiến đấu tiêu diệt
nhiều tên địch và 1 xe tăng, 2 xe còn lại vội tháo
chạy Riêng Hoàng Văn Liên đã diệt tại chỗ 8 tên,
bắn cháy 1 xe chở đạn của địch
Ngày 23-2-1979, anh trực tiếp chiến đấu tại
mũi phía tây pháo đài Đây là mũi bị địch tập
trung đánh phá ác liệt nhất, chúng bao vây pháo
ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 2 26
đài, dùng chất độc hóa học và đốt xăng hòng tiêu diệt lực lượng của ta
Hoàng Văn Liên và nhiều đồng đội khác bị thương nặng, ngất đi, tỉnh lại nhiều lần, nhưng vẫn kiên quyết chống trả lại địch, đồng thời dùng lưỡi lê và tay không đào hầm, bí mật thoát ra ngoài Khi toàn bộ lực lượng ta đã thoát ra ngoài, phát hiện một đồng chí bị thương nằm lại trong pháo đài, mặc dù địch bắn phá ác liệt, Hoàng Văn Liên vẫn dũng cảm quay trở lại dìu đồng đội ra ngoài an toàn
Với những chiến công xuất sắc, Hoàng Văn Liên được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì Ngày 13-8-1980, anh được Chủ tịch nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Khi được tuyên dương Anh hùng, anh là Tiểu đội trưởng, Tiểu đoàn cảnh sát bảo vệ
cơ động Công an tỉnh Lạng Sơn
Trang 28QUÀNG VĂN LIẾN
Anh hùng Quàng Văn Liến sinh năm 1938, là
người dân tộc Khơ mú, quê ở xã Đoàn Kết, huyện
Điện Biên, tỉnh Lai Châu (nay thuộc tỉnh Điện
Biên), nhập ngũ tháng 2-1961 Khi được tuyên
dương Anh hùng, đồng chí là Thượng sĩ, Đội phó
đội công tác cơ sở thuộc Đồn biên phòng 17, Công
an nhân dân vũ trang tỉnh Lai Châu, đảng viên
Đảng Cộng sản Việt Nam
Đầu năm 1965, Quàng Văn Liến được cử làm
công tác vận động quần chúng ở vùng Lô Cao
(khu vực Bắc Lào) Vùng này tuy đã được giải
phóng từ năm 1960 nhưng vẫn bị địch quấy phá
Vùng Lô Cao chỉ có một xã, với 5 bản phân bố rải
rác khắp một vùng rừng núi khá rộng, hiểm trở,
đi lại khó khăn Cả xã có 49 hộ với 248 nhân
khẩu, đa số là người Mẹo
Khi mới sang chưa biết tiếng địa phương,
người dân không dám tiếp đón, không có cơ sở
cách mạng, Quàng Văn Liến và các đồng đội trong
tổ công tác phải chịu cảnh thiếu lương thực và
ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 2 28
sống trong rừng Dần dần đơn vị đã tiếp xúc và gặp gỡ với nhân dân địa phương
Trong quá trình công tác vận động quần chúng tại nước bạn, Quàng Văn Liến tích cực tự học tiếng Lào và tiếng Mẹo Sau gần hai năm công tác, tiếng địa phương của anh ngày càng được nâng cao, thuận lợi cho việc tuyên truyền, giáo dục và giúp đỡ nhân dân địa phương
Công tác tại nước bạn Lào trong 5 năm,
“Hoạt động ở một địa bàn vùng cao, hết sức gian khổ, có nhiều khó khăn phức tạp, vẫn kiên định vững vàng, an tâm phấn khởi công tác, đồng cam cộng khổ với nhân dân, nhường cơm sẻ áo cho cụ già, em nhỏ, dành tiền phụ cấp mua từng cái kim, cuộn chỉ giúp người nghèo Có thành tích xuất sắc trong việc vận động đồng bào Mèo xuống thấp cấy lúa, xây dựng tổ đổi công, từng bước xóa bỏ nạn đói kinh niên và những tập quán lạc hậu Dũng cảm mưu trí, một mình bắt sống một tên gián điệp biệt kích và vận động 3 tên phỉ mang súng về hàng”1
Quàng Văn Liến đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng Nhì, 3 năm liên tục là _
1 Xem “Thành tích tóm tắt 42 Anh hùng lực lượng
vũ trang nhân dân vừa được tuyên dương”, Báo Quân
đội nhân dân, số 3333, ngày 29-8-1970, tr.2
Trang 29QUÀNG VĂN LIẾN
Anh hùng Quàng Văn Liến sinh năm 1938, là
người dân tộc Khơ mú, quê ở xã Đoàn Kết, huyện
Điện Biên, tỉnh Lai Châu (nay thuộc tỉnh Điện
Biên), nhập ngũ tháng 2-1961 Khi được tuyên
dương Anh hùng, đồng chí là Thượng sĩ, Đội phó
đội công tác cơ sở thuộc Đồn biên phòng 17, Công
an nhân dân vũ trang tỉnh Lai Châu, đảng viên
Đảng Cộng sản Việt Nam
Đầu năm 1965, Quàng Văn Liến được cử làm
công tác vận động quần chúng ở vùng Lô Cao
(khu vực Bắc Lào) Vùng này tuy đã được giải
phóng từ năm 1960 nhưng vẫn bị địch quấy phá
Vùng Lô Cao chỉ có một xã, với 5 bản phân bố rải
rác khắp một vùng rừng núi khá rộng, hiểm trở,
đi lại khó khăn Cả xã có 49 hộ với 248 nhân
khẩu, đa số là người Mẹo
Khi mới sang chưa biết tiếng địa phương,
người dân không dám tiếp đón, không có cơ sở
cách mạng, Quàng Văn Liến và các đồng đội trong
tổ công tác phải chịu cảnh thiếu lương thực và
ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 2 28
sống trong rừng Dần dần đơn vị đã tiếp xúc và gặp gỡ với nhân dân địa phương
Trong quá trình công tác vận động quần chúng tại nước bạn, Quàng Văn Liến tích cực tự học tiếng Lào và tiếng Mẹo Sau gần hai năm công tác, tiếng địa phương của anh ngày càng được nâng cao, thuận lợi cho việc tuyên truyền, giáo dục và giúp đỡ nhân dân địa phương
Công tác tại nước bạn Lào trong 5 năm,
“Hoạt động ở một địa bàn vùng cao, hết sức gian khổ, có nhiều khó khăn phức tạp, vẫn kiên định vững vàng, an tâm phấn khởi công tác, đồng cam cộng khổ với nhân dân, nhường cơm sẻ áo cho cụ già, em nhỏ, dành tiền phụ cấp mua từng cái kim, cuộn chỉ giúp người nghèo Có thành tích xuất sắc trong việc vận động đồng bào Mèo xuống thấp cấy lúa, xây dựng tổ đổi công, từng bước xóa bỏ nạn đói kinh niên và những tập quán lạc hậu Dũng cảm mưu trí, một mình bắt sống một tên gián điệp biệt kích và vận động 3 tên phỉ mang súng về hàng”1
Quàng Văn Liến đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng Nhì, 3 năm liên tục là _
1 Xem “Thành tích tóm tắt 42 Anh hùng lực lượng
vũ trang nhân dân vừa được tuyên dương”, Báo Quân
đội nhân dân, số 3333, ngày 29-8-1970, tr.2
Trang 30QUÀNG VĂN LIẾN 29
Chiến sĩ thi đua, Chiến sĩ quyết thắng (trong các
năm 1967, 1968, 1969), được tặng nhiều bằng
khen và giấy khen Ngày 25-8-1970, Quàng Văn
Liến được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng
vũ trang nhân dân
sĩ, Tiểu đội phó thông tin, Đại đội 18, Trung đoàn 1,
Sư đoàn 324, Quân khu Trị Thiên, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
Từ năm 1969 đến năm 1972, Đặng Văn Lợi tham gia chiến đấu tại chiến trường Trị Thiên Trong điều kiện bom đạn ác liệt, đồng chí đã chỉ huy và dẫn đầu tổ thông tin dũng cảm, mưu trí vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt Riêng Đặng Văn Lợi
đã gần 1.000 lần đi nối dây trong lúc địch đang đánh phá, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ chiến đấu
Tháng 7-1969, trong chiến dịch điểm cao A Bia (miền tây Thừa Thiên), địch dùng phi pháo
Trang 31QUÀNG VĂN LIẾN 29
Chiến sĩ thi đua, Chiến sĩ quyết thắng (trong các
năm 1967, 1968, 1969), được tặng nhiều bằng
khen và giấy khen Ngày 25-8-1970, Quàng Văn
Liến được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng
vũ trang nhân dân
sĩ, Tiểu đội phó thông tin, Đại đội 18, Trung đoàn 1,
Sư đoàn 324, Quân khu Trị Thiên, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
Từ năm 1969 đến năm 1972, Đặng Văn Lợi tham gia chiến đấu tại chiến trường Trị Thiên Trong điều kiện bom đạn ác liệt, đồng chí đã chỉ huy và dẫn đầu tổ thông tin dũng cảm, mưu trí vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt Riêng Đặng Văn Lợi
đã gần 1.000 lần đi nối dây trong lúc địch đang đánh phá, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ chiến đấu
Tháng 7-1969, trong chiến dịch điểm cao A Bia (miền tây Thừa Thiên), địch dùng phi pháo
Trang 32ĐẶNG VĂN LỢI 31
đánh hàng trăm lần vào đoạn đường dây và 6 lần
bộ binh địch cắt đường dây liên lạc của ta, lần
nào Đặng Văn Lợi cũng xung phong dẫn đầu tổ
đi nối chữa, bảo đảm thông tin liên lạc được
thông suốt
Tháng 7-1970, phục vụ cho trận đánh điểm
cao 935 (Cốc Bai), Đặng Văn Lợi đảm nhiệm giữ
an toàn cho đoạn đường dây hơn 2km Địch đánh
phá rất ác liệt, trung bình mỗi ngày đường dây bị
đứt 10 đến 12 lần, có ngày đứt 27 lần Suốt 23
ngày đêm liên tục bám trọng điểm, Đặng Văn Lợi
đã vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm, giữ vững
đường dây thông suốt Đặc biệt, ngày 12-7, trong
khi làm nhiệm vụ, bị sức ép do bom nổ gần, không
đi được, anh dùng hết sức lực bò đi tìm hai đầu
dây đứt nối lại Nhờ đó, thông tin liên lạc giữa
trận địa và sở chỉ huy được giữ vững
Trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (năm
1971), tuy sức khỏe giảm sút do nhiều lần bị
thương trong lúc làm nhiệm vụ trước đó, Đặng
Văn Lợi vẫn quyết tâm xung phong đi chiến đấu
Năm 1972 trong chiến dịch Trị Thiên, nhiều
đợt, trong 10 ngày liên tục anh trực chiến ngay
trên đường rải dây Hàng trăm lần máy bay địch
đánh phá ác liệt, Đặng Văn Lợi vẫn kiên cường
lao vào chỗ nguy hiểm nối dây phục vụ tốt cho
công tác chỉ huy chiến đấu
ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 2 32
Đồng chí được tặng thưởng 5 Huân chương Chiến công giải phóng hạng Ba, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua Ngày 20-12-1973, Đặng Văn Lợi được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng1
_
1 Xem Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Hội
đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương: Chân dung
anh hùng thời đại Hồ Chí Minh, Sđd, t.II, tr.621-623
Trang 33ĐẶNG VĂN LỢI 31
đánh hàng trăm lần vào đoạn đường dây và 6 lần
bộ binh địch cắt đường dây liên lạc của ta, lần
nào Đặng Văn Lợi cũng xung phong dẫn đầu tổ
đi nối chữa, bảo đảm thông tin liên lạc được
thông suốt
Tháng 7-1970, phục vụ cho trận đánh điểm
cao 935 (Cốc Bai), Đặng Văn Lợi đảm nhiệm giữ
an toàn cho đoạn đường dây hơn 2km Địch đánh
phá rất ác liệt, trung bình mỗi ngày đường dây bị
đứt 10 đến 12 lần, có ngày đứt 27 lần Suốt 23
ngày đêm liên tục bám trọng điểm, Đặng Văn Lợi
đã vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm, giữ vững
đường dây thông suốt Đặc biệt, ngày 12-7, trong
khi làm nhiệm vụ, bị sức ép do bom nổ gần, không
đi được, anh dùng hết sức lực bò đi tìm hai đầu
dây đứt nối lại Nhờ đó, thông tin liên lạc giữa
trận địa và sở chỉ huy được giữ vững
Trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (năm
1971), tuy sức khỏe giảm sút do nhiều lần bị
thương trong lúc làm nhiệm vụ trước đó, Đặng
Văn Lợi vẫn quyết tâm xung phong đi chiến đấu
Năm 1972 trong chiến dịch Trị Thiên, nhiều
đợt, trong 10 ngày liên tục anh trực chiến ngay
trên đường rải dây Hàng trăm lần máy bay địch
đánh phá ác liệt, Đặng Văn Lợi vẫn kiên cường
lao vào chỗ nguy hiểm nối dây phục vụ tốt cho
công tác chỉ huy chiến đấu
ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 2 32
Đồng chí được tặng thưởng 5 Huân chương Chiến công giải phóng hạng Ba, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua Ngày 20-12-1973, Đặng Văn Lợi được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng1
_
1 Xem Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Hội
đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương: Chân dung
anh hùng thời đại Hồ Chí Minh, Sđd, t.II, tr.621-623
Trang 34KPA KƠ LƠNG
Anh hùng liệt sĩ Kpa KLơng (hay Kpa Kơ
Lơng) sinh năm 1948, là người dân tộc Gia Rai, quê
ở xã Ia Pia, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai
Kpa Kơ Lơng tham gia kháng chiến với vai
trò là đội viên du kích từ khi mới 15 tuổi, sau đó
là một chiến sĩ trinh sát của bộ đội huyện Chư
Prông từ năm 1965, được kết nạp vào Đảng Cộng
sản Việt Nam Kpa Kơ Lơng nổi tiếng với biệt
tài có thể nổ súng giết nhiều kẻ địch chỉ với vài
viên đạn
Khi mới 13 tuổi, Kpa Kơ Lơng xin tham gia
đội du kích của Mặt trận Dân tộc giải phóng
miền Nam nhưng bị từ chối vì tuổi còn nhỏ
Không nhụt chí, Kpa Kơ Lơng tự làm nỏ, vót tên,
phục kích bắn bị thương một tên lính ngụy
Những lần tự chiến đấu một mình, Kpa Kơ Lơng
đã làm mũi tên có tẩm thuốc độc và bắn chết liên
tiếp 3 tên lính Với chiến công này, các chỉ huy
dân quân địa phương đồng ý cho anh gia nhập
dân quân Xã đội trưởng đã thử thách ý chí của
Kpa Kơ Lơng bằng cách cấp cho anh khẩu súng
ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 2 34
trường K-44 với 3 viên đạn, đưa ra điều kiện phải hạ 3 tên giặc bằng 3 viên đạn được phát Kpa Kơ Lơng đã bí mật bám sát, đợi lính địch xếp thành một hàng thẳng và bắn theo phương pháp xuyên táo Phát thứ nhất, đạn xuyên qua 3 tên lính, 2 tên chết tại chỗ Phát thứ hai cùng lúc trúng xuyên qua 5 tên địch Kpa Kơ Lơng rút về làng và nộp lại viên đạn thứ ba Với năng lực cùng bản lĩnh chiến đấu, Kpa Kơ Lơng chính thức được cấp trên tuyên dương và trở thành đội trưởng đội du kích huyện
Năm 15 tuổi, Kpa Kơ Lơng đã cùng đội du kích địa phương đánh 30 trận, 12 quả mìn, làm
hư hại 8 xe cơ giới, hạ 88 lính, trong đó có 4 lính Mỹ
Khi đủ 17 tuổi, Kpa Kơ Lơng viết đơn xin gia nhập Quân giải phóng miền Nam Anh được cấp trên chấp thuận và điều làm trinh sát của huyện đội 5, bộ đội địa phương tỉnh Gia Lai từ tháng 3-1965
Có lần, Kpa Kơ Lơng thực hiện nhiệm vụ công tác, trên đường đi gặp một đơn vị bộ đội đang giao chiến với đơn vị quân Mỹ, anh đã chủ động cùng đơn vị bạn chiến đấu, tiêu diệt 2 lính Mỹ và
2 lính ngụy
Tháng 5-1966, địch càn vào khu căn cứ, Kpa
Kơ Lơng cùng tổ trinh sát vừa bắn địch, vừa chiến đấu tiêu diệt 5 lính ngụy và 1 lính Mỹ
Trang 35KPA KƠ LƠNG
Anh hùng liệt sĩ Kpa KLơng (hay Kpa Kơ
Lơng) sinh năm 1948, là người dân tộc Gia Rai, quê
ở xã Ia Pia, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai
Kpa Kơ Lơng tham gia kháng chiến với vai
trò là đội viên du kích từ khi mới 15 tuổi, sau đó
là một chiến sĩ trinh sát của bộ đội huyện Chư
Prông từ năm 1965, được kết nạp vào Đảng Cộng
sản Việt Nam Kpa Kơ Lơng nổi tiếng với biệt
tài có thể nổ súng giết nhiều kẻ địch chỉ với vài
viên đạn
Khi mới 13 tuổi, Kpa Kơ Lơng xin tham gia
đội du kích của Mặt trận Dân tộc giải phóng
miền Nam nhưng bị từ chối vì tuổi còn nhỏ
Không nhụt chí, Kpa Kơ Lơng tự làm nỏ, vót tên,
phục kích bắn bị thương một tên lính ngụy
Những lần tự chiến đấu một mình, Kpa Kơ Lơng
đã làm mũi tên có tẩm thuốc độc và bắn chết liên
tiếp 3 tên lính Với chiến công này, các chỉ huy
dân quân địa phương đồng ý cho anh gia nhập
dân quân Xã đội trưởng đã thử thách ý chí của
Kpa Kơ Lơng bằng cách cấp cho anh khẩu súng
ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 2 34
trường K-44 với 3 viên đạn, đưa ra điều kiện phải hạ 3 tên giặc bằng 3 viên đạn được phát Kpa Kơ Lơng đã bí mật bám sát, đợi lính địch xếp thành một hàng thẳng và bắn theo phương pháp xuyên táo Phát thứ nhất, đạn xuyên qua 3 tên lính, 2 tên chết tại chỗ Phát thứ hai cùng lúc trúng xuyên qua 5 tên địch Kpa Kơ Lơng rút về làng và nộp lại viên đạn thứ ba Với năng lực cùng bản lĩnh chiến đấu, Kpa Kơ Lơng chính thức được cấp trên tuyên dương và trở thành đội trưởng đội du kích huyện
Năm 15 tuổi, Kpa Kơ Lơng đã cùng đội du kích địa phương đánh 30 trận, 12 quả mìn, làm
hư hại 8 xe cơ giới, hạ 88 lính, trong đó có 4 lính Mỹ
Khi đủ 17 tuổi, Kpa Kơ Lơng viết đơn xin gia nhập Quân giải phóng miền Nam Anh được cấp trên chấp thuận và điều làm trinh sát của huyện đội 5, bộ đội địa phương tỉnh Gia Lai từ tháng 3-1965
Có lần, Kpa Kơ Lơng thực hiện nhiệm vụ công tác, trên đường đi gặp một đơn vị bộ đội đang giao chiến với đơn vị quân Mỹ, anh đã chủ động cùng đơn vị bạn chiến đấu, tiêu diệt 2 lính Mỹ và
2 lính ngụy
Tháng 5-1966, địch càn vào khu căn cứ, Kpa
Kơ Lơng cùng tổ trinh sát vừa bắn địch, vừa chiến đấu tiêu diệt 5 lính ngụy và 1 lính Mỹ
Trang 36KPA KƠ LƠNG 35
Với tinh thần luôn xông xáo trong mọi công
tác, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đồng đội, đồng
bào, Kpa Kơ Lơng nhiều năm liền được bầu là
Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; Chiến sĩ thi đua miền
Trung Trung Bộ; 2 Huân chương Chiến công giải
phóng hạng Nhất Ngày 17-9-1967, Kpa Kơ Lơng
được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang
nhân dân Khi được phong tặng danh hiệu Anh
hùng, Kpa Kơ Lơng là Tiểu đội phó trinh sát quận 5,
Gia Lai, Quân khu 5
Từ khi tham gia chiến đấu đến khi được tuyên
dương Anh hùng, Kpa Kơ Lơng đã tham gia chiến
đấu 32 trận, diệt 124 địch (trong đó có 6 lính Mỹ),
phá hủy 7 xe quân sự Kpa Kơ Lơng là chiến sĩ
trinh sát gan dạ, bắn giỏi, đồng thời là một trong
những người diệt nhiều địch nhất trên chiến
trường Tây Nguyên “Khi 15 tuổi đã tự làm chông
bẫy, dùng tên nỏ tấn công diệt 6 tên địch để được
vào du kích Đồng chí là một chiến sĩ trinh sát và
xung kích xuất sắc, gan dạ, đánh mìn giỏi, bắn
súng tài, phục vụ chiến đấu tốt Là một chiến sĩ
trẻ tuổi trên chiến trường Tây Nguyên, tự tay diệt
hơn 100 tên Mỹ, ngụy”1
_
1 Xem “47 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
giải phóng được tuyên dương và khen thưởng”, Báo
Quân đội nhân dân, số 2291, ngày 13-10-1967, tr.3
ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 2 36
Sau khi đất nước được giải phóng năm 1975, Kpa Kơ Lơng tiếp tục là một sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, đảm nhiệm trọng trách giữ vững an ninh vùng núi rừng Tây Nguyên (Quân khu 5) Anh hy sinh ngày 28-8-1975, cấp bậc Thượng úy, chức vụ Tham mưu phó Tỉnh đội Gia Lai
Tên Kpa Kơ Lơng đã được đặt cho một trường trung học cơ sở ở xã Chư Ngọc, huyện Krông
Pa (tỉnh Gia Lai) và một đường phố, một vườn hoa ở Gia Lai Ngoài ra, tên anh còn được đặt cho một giải chạy việt dã thường niên do tỉnh Gia Lai tổ chức
Trang 37KPA KƠ LƠNG 35
Với tinh thần luôn xông xáo trong mọi công
tác, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đồng đội, đồng
bào, Kpa Kơ Lơng nhiều năm liền được bầu là
Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; Chiến sĩ thi đua miền
Trung Trung Bộ; 2 Huân chương Chiến công giải
phóng hạng Nhất Ngày 17-9-1967, Kpa Kơ Lơng
được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang
nhân dân Khi được phong tặng danh hiệu Anh
hùng, Kpa Kơ Lơng là Tiểu đội phó trinh sát quận 5,
Gia Lai, Quân khu 5
Từ khi tham gia chiến đấu đến khi được tuyên
dương Anh hùng, Kpa Kơ Lơng đã tham gia chiến
đấu 32 trận, diệt 124 địch (trong đó có 6 lính Mỹ),
phá hủy 7 xe quân sự Kpa Kơ Lơng là chiến sĩ
trinh sát gan dạ, bắn giỏi, đồng thời là một trong
những người diệt nhiều địch nhất trên chiến
trường Tây Nguyên “Khi 15 tuổi đã tự làm chông
bẫy, dùng tên nỏ tấn công diệt 6 tên địch để được
vào du kích Đồng chí là một chiến sĩ trinh sát và
xung kích xuất sắc, gan dạ, đánh mìn giỏi, bắn
súng tài, phục vụ chiến đấu tốt Là một chiến sĩ
trẻ tuổi trên chiến trường Tây Nguyên, tự tay diệt
hơn 100 tên Mỹ, ngụy”1
_
1 Xem “47 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
giải phóng được tuyên dương và khen thưởng”, Báo
Quân đội nhân dân, số 2291, ngày 13-10-1967, tr.3
ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 2 36
Sau khi đất nước được giải phóng năm 1975, Kpa Kơ Lơng tiếp tục là một sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, đảm nhiệm trọng trách giữ vững an ninh vùng núi rừng Tây Nguyên (Quân khu 5) Anh hy sinh ngày 28-8-1975, cấp bậc Thượng úy, chức vụ Tham mưu phó Tỉnh đội Gia Lai
Tên Kpa Kơ Lơng đã được đặt cho một trường trung học cơ sở ở xã Chư Ngọc, huyện Krông
Pa (tỉnh Gia Lai) và một đường phố, một vườn hoa ở Gia Lai Ngoài ra, tên anh còn được đặt cho một giải chạy việt dã thường niên do tỉnh Gia Lai tổ chức
Trang 38SÙNG DÚNG LÙ
Anh hùng Sùng Dúng Lù sinh năm 1926, là
người dân tộc Mông, quê ở xã Vần Chải, huyện
Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
Đầu năm 1947, Sùng Dúng Lù gia nhập dân
quân xã ở tuổi 21 Trong thời kỳ kháng chiến,
Sùng Dúng Lù đã đóng góp nhiều thành tích
xây dựng dân quân, tiễu phỉ trừ gian, bảo vệ địa
phương Từ năm 1959, với cương vị Xã đội
trưởng, Sùng Dúng Lù đã cùng cán bộ địa
phương lập thành tích tốt trong việc xây dựng
đội ngũ dân quân vững mạnh, từ 18 người phát
triển lên thành 47 người, được huấn luyện tốt,
sẵn sàng chiến đấu; thường xuyên hoạt động
bảo đảm an toàn tại xã và thôn xóm; góp phần
củng cố an ninh - quốc phòng vùng biên giới Đi
đầu trong việc thực hiện chủ trương kết hợp sản
xuất với huấn luyện quân sự, đồng chí Sùng
Dúng Lù đã động viên dân quân vừa sản xuất
vừa tham gia học tập chính trị, huấn luyện
ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 2 38
quân sự, đưa hoạt động này phát triển thành phong trào lan rộng
Tháng 11-1959, 38 tên phỉ kéo đến xã Vần Chải, giết người, cướp của, chiếm đóng địa bàn xã, tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước Sùng Dúng Lù chỉ huy một số dân quân theo dõi hoạt động của bọn phỉ rồi bí mật dẫn đường đưa bộ đội
về phối hợp với dân quân tiêu diệt nhóm phỉ gây rối loạn an ninh
Tháng 1-1960, cuộc tiễu phỉ bạo loạn trên cao nguyên đá Đồng Văn thắng lợi, hàng trăm tên phỉ bị tiêu diệt và đầu hàng Tuy nhiên, những tên chạy thoát đã tụ tập vào hang sâu củng cố lực lượng, chờ sự giúp đỡ của bọn phản động nước ngoài để chống phá cách mạng Việt Nam, trong đó có tên tướng phỉ độc ác khét tiếng trong vùng Vàng Vạn Ly Dưới sự chỉ đạo của cấp trên, sau 14 tháng kiên trì, thuyết phục, Sùng Dúng Lù đã thuyết phục được vợ Vàng Vạn
Ly dẫn đường vào hang, vận động Vàng Vạn Ly cùng 12 tên phỉ được trang bị vũ trang ẩn nấp trong hang ra đầu hàng
Trang 39SÙNG DÚNG LÙ
Anh hùng Sùng Dúng Lù sinh năm 1926, là
người dân tộc Mông, quê ở xã Vần Chải, huyện
Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
Đầu năm 1947, Sùng Dúng Lù gia nhập dân
quân xã ở tuổi 21 Trong thời kỳ kháng chiến,
Sùng Dúng Lù đã đóng góp nhiều thành tích
xây dựng dân quân, tiễu phỉ trừ gian, bảo vệ địa
phương Từ năm 1959, với cương vị Xã đội
trưởng, Sùng Dúng Lù đã cùng cán bộ địa
phương lập thành tích tốt trong việc xây dựng
đội ngũ dân quân vững mạnh, từ 18 người phát
triển lên thành 47 người, được huấn luyện tốt,
sẵn sàng chiến đấu; thường xuyên hoạt động
bảo đảm an toàn tại xã và thôn xóm; góp phần
củng cố an ninh - quốc phòng vùng biên giới Đi
đầu trong việc thực hiện chủ trương kết hợp sản
xuất với huấn luyện quân sự, đồng chí Sùng
Dúng Lù đã động viên dân quân vừa sản xuất
vừa tham gia học tập chính trị, huấn luyện
ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 2 38
quân sự, đưa hoạt động này phát triển thành phong trào lan rộng
Tháng 11-1959, 38 tên phỉ kéo đến xã Vần Chải, giết người, cướp của, chiếm đóng địa bàn xã, tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước Sùng Dúng Lù chỉ huy một số dân quân theo dõi hoạt động của bọn phỉ rồi bí mật dẫn đường đưa bộ đội
về phối hợp với dân quân tiêu diệt nhóm phỉ gây rối loạn an ninh
Tháng 1-1960, cuộc tiễu phỉ bạo loạn trên cao nguyên đá Đồng Văn thắng lợi, hàng trăm tên phỉ bị tiêu diệt và đầu hàng Tuy nhiên, những tên chạy thoát đã tụ tập vào hang sâu củng cố lực lượng, chờ sự giúp đỡ của bọn phản động nước ngoài để chống phá cách mạng Việt Nam, trong đó có tên tướng phỉ độc ác khét tiếng trong vùng Vàng Vạn Ly Dưới sự chỉ đạo của cấp trên, sau 14 tháng kiên trì, thuyết phục, Sùng Dúng Lù đã thuyết phục được vợ Vàng Vạn
Ly dẫn đường vào hang, vận động Vàng Vạn Ly cùng 12 tên phỉ được trang bị vũ trang ẩn nấp trong hang ra đầu hàng
Trang 40SÙNG DÚNG LÙ 39
hòa phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng
vũ trang nhân dân Khi được tuyên dương Anh
hùng, đồng chí là Xã đội trưởng xã Văn Chải,
đảng viên Đảng Lao động Việt Nam1
_
1 Xem Phạm Gia Đức, Lê Hải Triều, Phạm Lam,
Lê Đại Hiệp (Biên soạn): Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân (Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam), Sđd,
tr.208-211
40
HOÀNG VĂN LƯỢNG
Anh hùng Hoàng Văn Lượng sinh năm 1954,
là người dân tộc Mường, quê ở xã Tân Phú, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, nhập ngũ tháng 4-
1974 Từ năm 1978 đến năm 1982, Hoàng Văn Lượng đã hai lần tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia
Tháng 9-1981, Hoàng Văn Lượng được tuyển chọn từ Trung đoàn 113 về Đoàn 381 để đi chiến đấu Quá trình đi làm nhiệm vụ, anh đã tám lần
đi sâu vào vùng kiểm soát của địch, vượt qua nhiều bãi mìn, nơi địch phục kích bí mật lọt vào căn cứ của chúng, điều tra nắm tình hình, ăn đói, nhịn khát 9 đến 10 ngày đêm liền Có lần anh và
cả tổ giấu mình trong bụi cây dưới trời mưa tầm
tã hai ngày đêm liền, diệt gọn cả đoàn địch Hoàng Văn Lượng đã khéo léo đóng giả làm người dân địa phương, che mắt địch để tìm thời cơ tiêu diệt chúng Ngày 24-11-1981, Hoàng Văn Lượng dẫn tổ bí mật lọt vào căn cứ hậu cần của bộ tư lệnh tiền phương quân Pôn Pốt, ăn ở trong đó hai,
ba ngày liền để theo dõi hoạt động của chúng Khi