1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI 38 NUCLEIC ACID VÀ GENE Thời lượng 3 tiết GIÁO ÁN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

20 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nucleic Acid và Gene
Chuyên ngành Khoa học tự nhiên
Thể loại Giáo án
Năm xuất bản 2024
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 251,3 KB

Nội dung

BÀI 38 NUCLEIC ACID VÀ GENE Thời lượng 3 tiết GIÁO ÁN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG BÀI 38 NUCLEIC ACID VÀ GENE Thời lượng 3 tiết GIÁO ÁN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG BÀI 38 NUCLEIC ACID VÀ GENE Thời lượng 3 tiết GIÁO ÁN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG BÀI 38 NUCLEIC ACID VÀ GENE Thời lượng 3 tiết GIÁO ÁN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG BÀI 38 NUCLEIC ACID VÀ GENE Thời lượng 3 tiết GIÁO ÁN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG BÀI 38 NUCLEIC ACID VÀ GENE Thời lượng 3 tiết GIÁO ÁN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Trang 1

BÀI 38 NUCLEIC ACID VÀ GENE

(Thời lượng 3 tiết)

Ngày soạn:…… /……/2024

Ngày thực hiện Lớp/TS Tiết

TKB

9A/30

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức

- Nucleic acid là những đại phân tử sinh học, cấu tạo đa phân với đơn phân là

nucleotide Nucleic acid gồm DNA và RNA

- DNA có cấu trúc xoắn kép, gồm các đơn phân là bốn loại nucleotide A, T, G, C; các nucleotide liên kết giữa hai mạch theo nguyên tắc bổ sung

- Chức năng của DNA: lưu giữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền

- Gene là một đoạn của phân tử DNA, quy định một sản phẩm xác định là phân tử RNA hoặc chuỗi polypeptide

- Chỉ từ bốn loại nucleotide nhưng tạo ra được sự đa dạng của phân tử DNA: các phân tử DNA khác nhau bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các

nucleotide Trình tự sắp xếp các nucleotide trong phân tử DNA đặc trưng cho từng loài, thậm chí từng cá thể

- DNA đặc trưng cho từng cá thể nên có thể ứng dụng phương pháp phân tích DNA trong việc xác định quan hệ huyết thống, xác định nghi phạm (truy tìm tội phạm),

- RNA có cấu trúc một mạch, đơn phân là bốn loại nucleotide A, T, G, U Dựa vào chức năng, RNA được chia thành ba loại mRNA, tRNA, rRNA

2 Năng lực

a) Năng lực khoa học tự nhiên

- Nêu được khái niệm nucleic acid Kể tên được các loại nucleic acid: DNA và RNA

- Thông qua hình ảnh, mô tả được DNA với cấu trúc xoắn kép, gồm các đơn phân

Trang 2

là bốn loại nucleotide, các nucleotide liên kết giữa hai mạch theo nguyên tắc bổ sung

– Nêu được chức năng của DNA trong việc lưu giữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền

- Nêu được khái niệm gene

- Giải thích được vì sao chỉ từ bốn loại nucleotide nhưng tạo ra được sự đa dạng của phân tử DNA

- Nêu được sơ lược về tính đặc trưng cá thể của hệ gene và một số ứng dụng của phân tích DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm,

- Trình bày được RNA có cấu trúc một mạch, chứa bốn loại nucleotide Phân biệt được các loại RNA dựa vào chức năng

b) Năng lực chung

- Tích cực tìm kiếm tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học

- Chia sẻ, hỗ trợ bạn cùng thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ học tập tìm hiểu về nucleic acid và gene

3 Phẩm chất

- Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập nhóm

- Chịu khó tìm kiếm tài liệu, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học

II THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU – SGK KHTN 9.

– Hình ảnh, video, về nucleic acid và gene

Video: https://www.youtube.com/watch?v=JQByjprj_mA (Nguồn: Amoeba Sisters)

– Phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Dành cho nhóm D1, D2, D3)

Quan sát hình 38.1, thực hiện các yêu cầu sau:

1 Mô tả cấu trúc phân tử DNA Cấu trúc đó được hình thành và ổn định nhờ yếu

tố nào?

2 Gọi tên các đơn phân cấu tạo nên phân tử DNA

ĐÁP ÁN

Trả lời:

Trang 3

- Cấu trúc phân tử DNA:

+ DNA có cấu trúc xoắn kép gồm 2 mạch polynucleotide song song, ngược chiều, xoắn quanh một trục tưởng tượng từ trái qua phải (xoắn phải)

+ Trên mỗi mạch, các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị, tạo thành chuỗi polynucleotide theo chiều từ 5’ tới 3’

+ Giữa hai mạch đơn, các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen theo nguyên tắc bổ sung (A của mạch này liên kết với T của mạch kia, G của mạch này liên kết với C của mạch kia hoặc ngược lại) tạo thành cặp nucleotide + DNA xoắn có tính chu kì, mỗi chu kì xoắn dài 34 Å tương ứng với 10 cặp nucleotide, đường kính vòng xoắn là 20 Å

- Cấu trúc của DNA được hình thành và đảm bảo nhờ liên kết cộng hóa trị giữa các nucleotide trên một mạch và liên kết hydrogen theo nguyên tắc bổ sung giữa hai mạch

2 Các đơn phân cấu tạo nên phân tử DNA bao gồm: Adenine (A), Thymine (T), Guanine (G), Cytosine (C)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (Dành cho nhóm R1, R2, R3)

Dựa vào kiến thức đã học và quan sát Hình 38.2, thực hiện các yêu cầu sau:

1 Mô tả cấu trúc của phân tử RNA

2 Dự đoán trong tế bào, RNA được tổng hợp từ cấu trúc nào?

3 Phân biệt các loại RNA dựa vào chức năng

ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP 2

1 Cấu trúc của phân tử RNA:

+ RNA có cấu tạo đa phân, đơn phân là bốn loại nucleotide: A, U, C, G

+ RNA có cấu trúc một mạch: Các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị tạo thành mạch RNA (chuỗi polypeptide)

2 RNA có cấu trúc một mạch có trình tự các nucleotide bổ sung với các nucleotide trên DNA, do đó RNA được hình thành từ DNA

3 Phân biệt các loại RNA dựa vào chức năng:

- mRNA: truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất, làm khuôn cho quá trình tổng hợp chuỗi polypeptide (dịch mã)

Trang 4

- tRNA: vận chuyển amino acid tự do đến nơi tổng hợp chuỗi polypeptide.

- rRNA: là thành phần chủ yếu cấu tạo nên ribosome - nơi tổng hợp chuỗi polypeptide

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 (Dành cho các nhóm N)

Quan sát Hình 38.1 và đọc thông tin trên để trả lời các câu hỏi sau:

1 Kích thước của mỗi cặp nucleotide là bao nhiêu Å?

2 Các nucleotide trong mỗi cặp liên kết bổ sung với nhau bằng bao nhiêu liên kết hydrogen?

3 Trình tự các nucleotide trên một đoạn của DNA như sau:

…A-T-G-C-T-G-A-T-C-A-C-G-T…

Hãy xác định trình tự các nucleotide trên mạch bổ sung với mạch đó

4 Những đặc điểm nào của phân tử DNA đảm bảo cho nó thực hiện chức năng lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền

5 Nêu chức năng của phân tử DNA Giải thích tại sao con sinh ra có nhiều đặc điểm giống bố mẹ

ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP 3

1 Kích thước của mỗi cặp nucleotide là 3,4 Å

2 Các nucleotide trong mỗi cặp liên kết bổ sung liên kết với nhau như sau:

- C liên kết với G bằng 3 liên kết hydrogen và ngược lại

- A liên kết với T bằng 2 liên kết hydrogen và ngược lại

3 Với trình tự mạch gốc là …A-T-G-C-T-G-A-T-C-A-C-G-T… thì trình tự trên mạch bổ sung của nó lần lượt là: …T-A-C-G-A-C-T-A-G-T-G-C-A…

4 Những đặc điểm giúp phân tử DNA thực hiện chức năng lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền như:

- Đặc điểm giúp DNA thực hiện chức năng lưu giữ thông tin di truyền: Trình tự các nucleotide trên DNA là thông tin di truyền chỉ dẫn cho tế bào tổng hợp protein Ngoài ra, DNA có kích thước lớn giúp mỗi phân tử DNA mang được nhiều thông tin di truyền

- Đặc điểm giúp DNA thực hiện chức năng bảo quản thông tin di truyền: Trên mỗi mạch đơn của phân tử DNA, các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị bền vững Đồng thời, các nucleotide trên hai mạch DNA liên kết với

Trang 5

nhau bằng liên kết hydrogen, tuy liên kết hydrogen không bền nhưng số lượng liên kết lại rất lớn nên đảm bảo cấu trúc của DNA được ổn định và cũng dễ dàng cắt đứt trong quá trình tái bản

- Đặc điểm giúp DNA thực hiện chức năng truyền đạt thông tin di truyền: Phân tử DNA có khả năng tự nhân đôi, nhờ đó thông tin có thể di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể, đảm bảo cho đặc tính của loài được duy trì ổn định

5 Con sinh ra có nhiều đặc điểm giống bố mẹ là nhờ chức năng truyền đạt thông tin di truyền của phân tử DNA

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu

Xác định được vấn đề học tập của bài học, từ đó có hứng thú, mong muốn khám phá nội dung kiến thức bài học

b) Tiến trình thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chiếu thông tin bài báo “Gặp lại

người con bị trao nhầm 42 năm trước ở

Hà Nội” – Theo báo Thanh niên

(25/02/2024) GV đặt vấn đề: Dựa vào

đâu các gia đình có thể tìm ra con ruột

của mình, việc dùng phương pháp này có

thể xác định được danh tính và nhận

dạng mỗi cá nhân với độ chính xác cao

hay không?

- GV tổ chức cho HS đọc tình huống mở

đầu:

Mở đầu trang 166 Bài 38 KHTN 9: Xét

nghiệm DNA cho phép xác định danh

tính và nhận dạng cá nhân với độ tin cậy

Dự đoán câu trả lời của HS:

Dựa vào đặc điểm các tính trạng di truyền để xác định danh tính và nhận dạng mỗi cá nhân

Trả lời Mở đầu trang 166 Bài 38 KHTN 9:

Một số thông tin về DNA:

- DNA (deoxyribonucleic aicd) là một trong 2 loại nucleic aicd của tế bào

- Kích thước: DNA là đại phân tử sinh học có kích thước và khối lượng lớn, có thể dài tới hàng trăm micromet, khối lượng đạt tới hàng triệu hoặc chục triệu amu

Trang 6

cao Em đã biết những gì về DNA?

- GV yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân trả lời

câu hỏi

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS chú ý theo dõi, kết hợp kiến thức của

bản thân, suy nghĩ và giải quyết vấn đề

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV cho các cá nhân trình bày ý kiến

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

nhiệm vụ

– GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của

HS

- GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào

bài học mới: Để giải thích câu hỏi này

đầy đủ và chính xác, chúng ta cùng đi

vào bài học ngày hôm nay

- Cấu tạo hóa học:

+ DNA được cấu tạo từ các nguyên

tố C, H, O, N, P

+ DNA được cấu tạo theo nguyên tắc

đa phân mà đơn phân là nucleotide gồm 4 loại A, T, G, C Trên mỗi mạch, các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị, tạo thành chuỗi polynucleotide theo chiều từ 5’ tới 3’

- Cấu trúc không gian:

+ DNA có cấu trúc xoắn kép gồm 2 mạch polynucleotide song song, ngược chiều, xoắn quanh một trục tưởng tượng từ trái qua phải (xoắn phải) Các nucleotide giữa hai mạch liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với T, G liên kết với C) + DNA xoắn có tính chu kì, mỗi chu

kì xoắn dài 34 Å tương ứng với 10 cặp nucleotide, đường kính vòng xoắn là 20 Å

- Tính đa dạng và đặc trưng: DNA rất đa dạng và đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotide

- Chức năng: DNA có chức năng lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin

Trang 7

di truyền.

- Ứng dụng:

+ So sánh, đối chiếu các mẫu DNA

để xác định quan hệ huyết thống, danh tính của những thi thể không còn nguyên vẹn, truy tìm tội phạm hay nghiên cứu phát sinh chủng loại sinh vật

+ Phân tích DNA để dự đoán nguy

cơ mắc các bệnh di truyền và điều trị

y tế

2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

2.1 Nội dung 1 Tìm hiểu khái niệm nucleic acid

a) Mục tiêu

Nêu được khái niệm nucleic acid Kể tên được các loại nucleic acid: DNA và RNA

b) Tiến trình thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, trả lời

câu hỏi: Nucleic acid là gì?

- GV chiếu hình ảnh cấu tạo các bào quan, cơ

thể sinh vật có chứa nucleic acid (nhân tế bào,

ti thể, vi khuẩn, virus), yêu cầu HS quan sát

hình, thảo luận cặp đôi xác định có những loại

nucleic acid nào

GV yêu cầu HS trả lời:

Câu hỏi trang 166 KHTN 9: Cho các đối

tượng sau: da, tóc, tiểu cầu, lục lạp, virus

HIV, ti thể Đối tượng nào có chứa nucleic

I Khái niệm nucleic acid

- Nucleic acid là những đại phân

tử sinh học được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P; nucleic acid cấu tạo đa phân với đơn phân là nucleotide

- Nucleic acid được tìm thấy trong nhân tế bào, ti thể, lạp thể

ở sinh vật nhân thực Ngoài ra, chúng còn được tìm thấy trong

tế bào của sinh vật nhân sơ và trong virus

Trang 8

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh kết hợp đọc thông tin

trong SGK trả lời câu hỏi

- GV quan sát, định hướng

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV gọi đại diện HS trình bày câu trả lời

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm

vụ

- HS nhận xét, bổ sung, đánh giá

- GV nhận xét và chốt nội dung, đặt vấn đề

vào mục II

- Nucleic acid gồm DNA và RNA

Trả lời Câu hỏi trang 166 KHTN 9:

Các đối tượng có chứa nucleic acid là: da, tiểu cầu, lục lạp, virus HIV, ti thể

2.2 Nội dung 2 Tìm hiểu đặc điểm chung, cấu tạo và chức năng của deoxyribonucleic acid và ribonucleic acid

a) Mục tiêu

- Thông qua hình ảnh, mô tả được DNA với cấu trúc xoắn kép, gồm các đơn phân

là bốn loại nucleotide, các nucleotide liên kết giữa hai mạch theo nguyên tắc bổ sung

- Nêu được chức năng của DNA trong việc lưu giữ, bảo quản, truyền đạt thông tin

di truyền

- Trình bày được RNA có cấu trúc một mạch, chứa bốn loại nucleotide

- Phân biệt được các loại RNA dựa vào chức năng

b) Tiến trình thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chia lớp thành 2 nhóm lớn (nhóm

D và R), mỗi nhóm lớn được chia thành

3 nhóm nhỏ (D1, D2, D3 và R1, R2,

R3)

II Deoxyribonucleic acid

1 Cấu trúc của phân tử DNA

- DNA là đại phân tử cấu trúc từ các đơn phân adenine (A), thymine (T), cytosine (C), guanine (G)

- Mỗi DNA dài tới hàng trăm

- GV chiếu video về DNA và RNA, yêu

Trang 9

cầu HS thảo luận nhóm, quan sát video,

Hình 38.1, 38.2 và 38.3 kết hợp đọc

thông tin trong SGK để hoàn thành phiếu

học tập số 1 và số 2

Link video: https://www.youtube.com/

watch?v=JQByjprj_mA (Nguồn:

Amoeba

Sisters)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS hoạt động nhóm, thực hiện nhiệm

vụ học tập

GV tổ chức ghép 2 học sinh nhóm D và

2 học sinh nhóm R thành nhóm mới N,

chia sẻ nội dung các phiếu học tập, sau

đó hoàn thiện phiếu học tập số 3

GV quan sát, định hướng

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV tổ chức đại diện HS trình bày nội

dung phiếu học tập số 1, 2 và 3, sau đó

chính xác kiến thức

GV tổ chức các nhóm HS đánh giá đồng

đẳng theo phiếu hướng dẫn đánh giá và

báo cáo kết quả đánh giá

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

nhiệm vụ

HS nhận xét, bổ sung, đánh giá

GV nhận xét và chốt nội dung

micromet, khối lượng đạt tới hàng triệu hoặc chục triệu amu

- DNA có cấu trúc xoắn kép, gồm hai mạch song song, ngược chiều, xoắn quanh một trục từ trái sang phải Trên mỗi mạch, các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị, tạo thành chuỗi polynucleotide theo chiều từ 5' tới 3' Giữa hai mạch đơn, các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với C

- Phân tử DNA có đường kính 20 Å, với nhiều chu kì xoắn, mỗi chu kì xoắn dài 34 Å tương ứng với 10 cặp nucleotide

2 Chức năng của phân tử DNA

- DNA là nơi lưu giữ, bảo quản thông tin di truyền

- Trình tự các nucleotide trên DNA là thông tin di truyền chỉ dẫn cho tế bào tổng hợp phân tử protein để từ đó tạo

ra những phân tử hữu cơ cần thiết, tham gia vào cấu trúc và hoạt động của tế bào, cơ thể

- Liên kết cộng hoá trị giữa các nucleotide đảm bảo cấu trúc của phân

tử DNA được duy trì ổn định

Trang 10

- Phân tử DNA có khả năng tự nhân đôi, nhờ đó thông tin di truyền được truyền đạt qua các thế hệ tế bào và cơ thể, đảm bảo đặc tính của loài được duy trì, ổn định

III Ribonucleic acid

1 Cấu trúc của phân tử RNA

- RNA có cấu tạo đa phân, đơn phân

là bốn loại nucleotide: A, U, G, C Mỗi phân tử RNA gồm hàng trăm hoặc hàng nghìn đơn phân

- Các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị tạo thành mạch RNA

- Phân tử RNA có cấu trúc 1 mạch, được tổng hợp ở nhân hoặc vùng nhân nhưng hầu hết RNA thực hiện chức năng ở tế bào chất

2 Các loại RNA trong tế bào

- Phân tử mRNA là chuỗi

polynucleotide dạng thẳng, có chức năng truyền đạt thông tin di truyền vì

nó trực tiếp làm khuôn cho quá tình tổng hợp chuỗi polypeptide

- tRNA và rRNA là chuỗi

polynucleotide có một số vùng tự bắt cặp theo nguyên tắc bổ sung giữa các nucleotide trong một mạch theo kiểu

A liên kết với U, G liên kết với C và

Ngày đăng: 24/08/2024, 13:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w