1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luật hình sự mặt khách quan của tội phạmluật hình sự đề tài mặt khách quan của tội phạm

40 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mặt Khách Quan Của Tội Phạm
Tác giả Bùi Phương Mai, Đào Thanh Diệu, Vũ Thị Anh Thư, Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Thị Ngọc Phụng, Nguyễn Ngọc Bảo Châu, Trân Nguyễn Quỳnh Giao, Nguyễn Thị Tường Vân
Người hướng dẫn TS. Ngô Minh Tín
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Hình Sự
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 2,77 MB

Nội dung

Khải niệm mặt khách quan của tội phạm Theo quy định tại khoản I Điều 8 BLHS 2015: 7ö phạm là hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự

Trang 1

KHOA LUAT KINH TE

MON HOC: LUAT HINH SU

MAT KHACH QUAN CUA TOI PHAM

Nhóm thực hiện: Nhóm 4

Giảng viên hướng dẫn: TS Ngô Minh Tín

Mã lớp học phần: (ca 1 thứ 5)

Họ và Mã số sinh viên

Bùi Phương Mai

Đào Thanh Diệu

Vũ Thị Anh Thư

Nguyễn Quang Vinh Nguyễn Thị Ngọc Phụng Nguyễn Ngọc Bảo Châu Trân Nguyễn Quỳnh Giao

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm tôi xin cam đoan để tài nghiên cứu của chúng tôi: “Mặt khách của tội phạm” là một công trình nghiên cứu mang tính độc lập và những nội dung trinh bày trong nghiên cứu này hoàn toàn trung thực

Đây là sản phâm của quá trình nghiên cứu một cách trung thực và công khai dựa trên sự hướng dẫn của Giảng viên Ngô Minh Tín bộ môn Luật Hình sự Toản bộ nội dung của tiêu luận đều được trình bày dựa trên quan điểm, kiến thức tích lũy,

chọn lọc từ nhiều nguồn tai liệu có đính kèm chỉ tiết và hợp lệ Tôi xin chịu hoàn toàn

trách nhiệm nếu như có bất cứ vẫn để gì xảy ra liên quan đến tính chính xác và duy nhất của sản phẩm này

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài nảy, việc còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức là điều nhóm chúng tôi không thể tránh khỏi Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý và đánh giá từ thầy Ngô Minh Tín cũng như của các bạn để có thể hoàn thiện

và khắc phục những sai sót còn có trong bài tiêu luận này đồng thời để hoàn thiện hơn trong những lần làm tiêu luận sau Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2023

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 4

DANH MỤC VIẾT TAT

Ký hiệu t Chir

Nha ban Tién si khoa hoc Giáo sư

Bộ luật Hình sự

Ví dụ

Trang 6

ge Or» œ> ‹© ee) ce o> m5

Trang 7

PHAN MO DAU

1 Ly do chon dé tai

Trong Luật Hình sự, để cầu thành một tội phạm bất ky thi cần bốn yếu tố bao gồm khách thê, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan Trong đó, mặt khách yếu td dong vai tro quan trong khi muốn cấu thành tội phạm Việc xem xét các dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm có ý nghĩa cốt lõi trong việc định tội, định khung

hình phạt, xác định tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với ngườ

phạm tội Qua đó, ta thấy được tầm quan trọng của mặt khách quan của tội phạm trong Luật Hình sự Việt Nam Để có một cái nhìn toàn và thông nhất về vẫn đề trên, nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài: “Mặt khách quan của tội phạm”

2 Tình hình nghiên cứu đề

Các Giáo trình giảng dạy (Trường Đại học Luật Thành phó Hồ Chí Minh,

Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II, Khoa

Luật Viện đại học Mở Hà Nội, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội )

Luận văn Thạc sĩ: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về mặt khách quan của

tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, 2014, Hoàng Khánh Nam

Luận văn Thạc sĩ: Mặt khách quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm, 2011, Lê Phương Thủy

Trong sách chuyên khảo về luật hình sự, các nhà khoa học cũng đề cập đến mặt khách quan của tội phạm:

Những van dé co bản trong khoa học luật hinh su, NXB Dai hoc Quốc gia Ha

nội, 2005 của TSKH GS Lê Văn Cam

Tội phạm vả cầu thành tội phạm, NXB Công an nhân dân, 2005 của GS TS Nguyễn Ngọc Hòa

Một số bài viết trong các tạp chí nghiên cứu mặt khách quan của tội phạm thông qua cau thanh tội pham:

Lý luận về cầu thành tội phạm trong Khoa học Luật hình sự, Tạp chí Luật học,

số 2/2014 cua TSKH GS Lé Cam

Mối quan hệ giữa định tội danh vả cầu thành tội phạm, Tạp chí dân chủ và

Trang 8

pháp luật, số 6/2005 của tác giả Trương Thị Tuyết Minh;

3 Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của tiêu luận này là làm cho mặt lý luận những nội dung

cơ bản về mặt khách quan của tội phạm được tường minh và đưa ra những đánh giá

về thực tiễn xét xử của các cơ quan tư pháp, đặc biệt là tòa án trong việc đánh giá mặt khách quan trong quá trình định tội danh và quyết định hình phạt

Đối tượng nghiên cứu: Tiểu luận chủ yếu nghiên cứu những vấn đề lý luận

và đánh giá thực tiễn về mặt khách quan của tội phạm trong ngành Luật Hình sự Việt Phạm vi nghiên cứu: Tiểu luận dưới góc độ pháp lý hình sự về những vẫn

đề lý luận và thực tiễn được áp dụng trong quy định của Luật Hình sự Việt Nam Các phương pháp tiến hành nghiên cứu

Trong bài luận văn này nhóm đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp tông hợp, so sánh, phân tích Trong các phương pháp đã nêu, nhóm chủ yếu sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích, tập trung vào việc thu thập và phân tích các tài liệu và các nghiên cứu có san vé chu dé

5 Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

Về ý nghĩa khoa học Việc nghiên cứu mặt khách quan của tội phạm mang đến nhiều ý nghĩa khoa học quan trọng, nó cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về các hành vi phạm tội, nguyên nhân gây ra tội phạm, và tác động của tội phạm đối với cá nhân, cộng đồng và xã hội Nghiên cứu này cung cấp kiến thức và thông tin cần thiết đề hiểu và giải thích hiện tượng tội phạm

Về giá trị ứng dụng Luận văn này giúp phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu, có giá trị làm tài liệu tham khảo, là một nguồn tư liệu để nghiên cứu và tìm hiểu cho các đối tượng quan tâm đến lĩnh vực này đặc biệt là các ban sinh viên chuyên ngành luật học vả những người có niềm đam mê với pháp luật Đồng thời, nó cung cấp một cơ sở lý

thuyết và lý luận để nghiên cứu và phát triển các khái niệm liên quan đến lĩnh vực

Trang 10

PHAN NOI DUNG

CHUONG 1: MOT SO VAN DE CHUNG VE MAT KHACH QUAN VA

DAU HIEU HANH VI KHACH QUAN CUA TOI PHAM

Một số vẫn đề chung về mặt khách quan của tội phạm 1.1.1 Khải niệm mặt khách quan của tội phạm

Theo quy định tại khoản I Điều 8 BLHS 2015: 7ö phạm là hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố y hoặc vô y, xâm phạm độc lập, chủ quyên, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ

chính trị, chế độ kinh tế, nên văn hóa, quốc phòng, an mình, trật tự, an toàn xã hội,

quyên, lợi ích hợp pháp của tô chức, xâm phạm quyên con người, quyên, lợi ich hop pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.” Như vậy, một trong những yếu tô quan trọng trong định nghĩa “tội phạm” của pháp luật hình sự Việt Nam

là “nguyên tắc hành vi nguy hiểm cho xã hội”, hay nói cách khác tội phạm phải là hành vi của con người Hành vi nói chung hay hành vi phạm tội nói riêng thực chất thể hiện bản chất của con người, là sự tồn tại của chính con người đó trong hiện thức

Đề nhận thức về hành vi đó, cần thiết phải xem xét tông thể các yếu tô thê hiện ra bên ngoài, hay nói cách khác đó chính là mặt khách quan của tội phạm Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tôi phạm, là những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tôn tại bên ngoài thế giới khách quan, hay nói cách khác đó là sự thể hiện cách xử sự có tính chất tội phạm trong thé giới khách quan Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm bao gồm:

Hành vỉ nguy hiểm cho xã hội: tính chất nguy hiểm, do người

có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện xâm phạm đến quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ Tại khoản I Điều 8 BLHS 2015 quy định tội phạm là hành vi nguy

“Một số vấn đề ÿÿ luận và thực tiễn về mặt khách quan của tội phạm trong luật hình sự Việt Nam”, trang 50, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật ĐHQG Hà Nội

Trang 11

hiểm cho xã hội Hành vi nguy hiểm cho xã hội có thể được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động

Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: Là thiệt hại do hành vĩ nguy hiểm cho xã hội gây ra cho quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ, gồm thiệt hại vật chất và thiệt

hai tinh than Thiét hai vật chất là những thiệt hại đo đếm, xác định được mức độ nhất

định như chết người, gây thương tích với tỷ lệ phần trăm tôn hại sức khỏe, thiệt hại

tài sản được quy ra bằng tiền, 7/ệt hại tỉnh thần là những thiệt hại khác mà không

xác định được “lượng” mức độ thiệt hại như tội vu khống, tội làm nhục người khác, tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế xã hội, Hậu quả có ý nghĩa quan trọng để xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm Tội có cầu thành vật chất được coi là hoàn thành khi hành ví nguy hiểm đã gây ra hậu quả nguy hiểm Tội

có cấu thành hình thức được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hanh vi nguy hiểm cho xã hội theo quy định của điều luật cụ thể trong Bộ luật Hình sự Mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: là mỗi quan hệ giữa

vi gây nguy hiểm cho xã hội làm phát sinh hậu quả gây nguy hiểm cho xã hội

vi phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian Trong bản thân hành vi phải chứa đựng khả năng thực tế, mầm mông nội tại, nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả Nếu hậu quả xảy ra phải là thực hiện hóa khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vị Một hậu quả của tội phạm có thể do một hoặc nhiều hành vi trực tiếp gây ra Mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả là dấu hiệu luôn có trong mặt khách quan của cầu thành tội phạm vật chat Hay nói cách khác, đối với những tội phạm có cầu thành vật chất, việc xác định mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vị và hậu quả la bắt buộc để định tội

Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện tội phạm như: thời gian, địa điểm, phương tiện, công cụ phạm tội, hoàn cảnh phạm tội Dấu hiệu thời gian, địa điểm trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm chỉ ra rằng tội phạm có thật ở thời gian, địa điểm nhất định Đây là một trong những vấn đề buộc phải chứng minh trong

vụ án hình sự Những tội phạm cụ thể của Bộ Luật Hình sự có quy định thời gian, địa điểm, thì thời gian, địa điểm là dấu hiệu đặc trưng, bắt buộc phải có đề định tội như

Trang 12

tội hoạt động phỉ phải ở rừng núi hoặc vùng hẻo lánh, tội buôn lậu phải có dia điểm

là qua biên giới, tội làm chết người trong khi thí hành công vụ phải có thời gian là đang thí hành công vụ Về phương pháp, công cụ thực hiện tội phạm trong Bộ luật Hình sự có một số tội phạm quy định phương pháp, công cụ của tội phạm là dấu hiệu

đặc trưng đề định tội như điểm a, khoản 1 Điều 104: dùng hung khí nguy hiểm gây thiệt hại cho nhiều người; điểm a khoản I Điều 93 quy định giết người bằng phương

pháp có khả năng làm chết nhiều người,

.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu mặt khách quan của tội phạm Nghiên cứu các dau hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm có ý nghĩa quan

trọng sau:

Ý nghĩa trong việc định tội, thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự cho thấy nếu xác định đúng các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm sẽ giúp các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án phân biệt đúng từng tội phạm cụ thể trên cơ sở các dấu hiệu cơ bản và điển hình nhất được nhà làm luật ghi nhan voi tinh chất là các dấu hiệu bắt buộc tại điều (khoản) tương ứng trong Phần các tội phạm (Phần riêng) mà Bộ luật hinh sự quy định

Ý nghĩa trong việc định khung hình phạt: Khi các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm lả dấu hiệu quy định việc định khung hình phạt Trong phần lớn các cầu thành tội phạm được quy định trong Bộ Luật hình sự, dấu hiệu hậu quả được

quy định là dấu hiệu định khung hình phạt

Ý nghĩa quyết định hình phạt: Khi các dẫu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm được quy định là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều

51 BLHS 2015 hoặc được quy định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được

quy định tại Điều 52 BLHS 2015

Ý nghĩa trong việc xúc định các mặt chủ quan, chủ thể và khách thể của tội phạm, trước hết là xác định lỗi và mức độ lỗi của người phạm tội Đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, xác định lỗi cũng như đánh giá mức độ lỗi, mức độ

trách nhiệm hình sự của người thực hiện hảnh vị

Trang 13

1.2 Dâu hiệu hành vi khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm là dấu hiệu cơ bản nhất thuộc mặt khách quan của tội phạm Vì bản chất, tội phạm là hành vi của con người, nên tội phạm trước hết phải biểu hiện bằng chính hành vi phạm tội; hay trong khoa học pháp luật

hình sự gọi là hành vi khách quan của tội phạm Nếu không tôn tại dấu hiệu hành vi

khách quan của tội phạm thì những dẫu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm khác (như hậu quả, mối quan hệ nhân quả ), hay thậm chí là các yếu tô câu thành tội phạm còn lại (mặt chủ quan, khách thẻ, chủ thể) đều không có ý nghĩa

.2 Khái niệm, đặc điểm hành vi khách quan của tội phạm 1.2.2.1 Khải niệm hành vì khách quan của tội phạm

Hanh vi khách quan của tội phạm là những xử sự có ÿ thức và có ÿ chỉ của con người được thể hiện ra thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định, gây thiệt hụi hoặc de doa gay thiét hai quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ

Hành vi khách quan của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc phải có trong mọi cầu thành tội phạm Nói cách khác, không có hành vị khách quan của tội phạm thì không

có tội phạm bởi những gì còn tồn tại dưới dạng ý nghĩ, tư tưởng mà chưa thê hiện ra

Tldd [1]

Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trinh Tam ly hoc dai cuong

Đại học Luật TP.HCM, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam Phân chung, trang 122, NXB Hồng Đức Khoa Luật

Trang 14

dưới dạng hành vị thì chưa bị xem là phạm tội Do đó, nguyên tắc hành vi là một trong những nguyên tắc đặc thù của Luật Hình sự

1.2.2.2 Đặc điểm hành vì khách quan của tội phạm

Hành vị khách quan của tội phạm là những xử sự của con người Tuy nhiên, không phải bắt kỳ xử sự nào ra bên ngoài cũng được coi là hành vi khách quan của tội phạm Một xử sự được coi là hành vi khách quan của tội phạm khi có day du 3 đặc điểm dưới đây:

Thứ nhất, hành vi khách quan của tội phạm phải có tính nguy hiém cho

xã hội Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội thể hiện ở chỗ hành vi phạm tội phải gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được Luật Hình

sự bảo vệ (quan hệ xã hội được quy định tại khoản 1 Điều § BLHS 2015) Đây cũng

là đặc điểm cơ bản đề phân biệt hành vi phạm tội với các hành vi vi phạm pháp luật

Mặt khác, khi so sánh về mặt tính chất, mức độ, các nhà lập pháp cho rằng

ảnh vi phạm tội là có “tính nguy hiểm đáng kế”, còn những vi phạm pháp luật khác

có tính nguy hiểm cho xã hội thấp hơn “tính nguy hiểm không đáng kể” Điều này

được thê hiện tại khoản 2 Điều 8 BLHS 2015: “Những hành vì fHỷ có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kê thì không phải là tôi phạm và được xứ lý bằng các biện pháp khác " Ranh giới giữa “nguy hiểm đáng kế nguy hiểm không đáng kể” phụ thuộc vào rất nhiều yếu tổ như: tính chất, mức độ của hành vị, thái độ chủ quan của người thực hiện cũng như quan hệ xã hội bị hành

vi xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm

Thứ hai, hành vi khách quan của tội phạm phi là hoạt động có ÿ thức và

j chí của con người Biêu hiện của con người ra bên ngoài thể giới khách quan chỉ được coi là hành vi khi nó có sự kiểm soát của ý thức vả sự điều khiển của ý chỉ Những biểu hiện của con người thê hiện ra thé giới khách quan nhưng chủ thê không nhận thức và không điều khiển được thì không được coi là hành v1 khách quan trong pháp lý hình sự, thường gap là:

Tiảd [1]

Trang 15

Một là, biểu hiện của con người không có chủ định như: phản xạ không điều kiện, mộng du, phản ứng trong tỉnh trạng chớp nhoáng

Biểu hiện của con người trong tính trạng rối loạn tâm thần nghiêm

trọng làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình (Điều

biểu hiện của con người trong tình trạng bất khả kháng

Bốn là, biêu hiện của con người trong tình trạng bị cưỡng bức Ở đây, “tình trạng bị cưỡng bức” là trường hợp một người bị ép buộc phải làm hoặc không làm một việc gây thiệt hại cho xã hội khi không còn cách nào khác để tránh thiệt hại lớn hơn mà người ép buộc đe doa sé gay ra Day còn được col là trường hợp loại trừ tính

“nguy hiểm cho xã hội” của hành vi Người gây thiệt hại trong trường hợp này có thê được coi là không phạm tội do đây không phải là hành vi theo ý chí của họ, chủ

thể đó có thể được loại trừ trách nhiệm hình sự

Thứ ba, hành vị khách quan của tội phạm phải ià hành vi trai pháp luật hình

sự Hành vi khách quan của tội phạm phải là những hành vi bị BLHS cấm hoặc bị BLHS quy định buộc chủ thê phải thực hiện khi họ có khả năng thực hiện một công việc nhất định Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 BLHS 2015: “C7 người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự `

đó, chỉ có BLHS là văn bản quy phạm pháp luật duy nhất quy định hành vi nào là hành vi tội phạm Đây cũng được xem là đặc điểm quan trọng nhất của hành vi khách quan của tội phạm Đặc điểm này thể hiện rõ nguyên tắc nguyên tắc pháp chế triệt

để tuân thủ pháp luật: không có luật định thì không có tội phạm, không có hình phạt

Như vậy, một xử sự của con người gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho

xã hội chỉ được coi là hành vi khách quan của tội phạm khi có đủ 3 đặc điểm Nếu thiếu | trong 3 đặc điểm trên, xử sự của con người sẽ không bị coi là hành vị khách quan của tội phạm, không bị coi là phạm tội

Tiảd [4], trang 124

Trang 16

.3 Các hình thức thể hiện của hành vì khách quan của tội phạm Hành vi khách quan có thê hiện thông qua các hình thức sau:

Hành động phạm tội: là hình thức biểu hiện của hành vi phạm tội làm biến đối

tình trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại cho khách thể qua việc chủ thê đã làm một việc bị pháp luật cắm Hành động phạm tội có thể sử dụng công

cụ, phương tiện phạm tội, có thê không: có thể thực hiện bằng lời nói

VD: Trong khi đang tranh cãi, A (26 tuôi) đâm B (15 tuổi) bằng con dao gọt

hoa quả khiến B tử vong tại chỗ Hành vi giết người của B là hành động phạm tội

theo quy định tại Khoản L Điều 123

Không hành động phạm tôi: là hình thức biểu hiện của hành vi phạm tội, làm biến đôi tình trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể qua việc chủ thể không làm một việc mà pháp luật yêu cầu

ải làm mặc dù có đủ điều kiện dé lam

VD: B bị giật điện do rò rỉ điện từ lò vị sóng, A chứng kiến toàn bộ nhưng A không đến ngắt nguồn điện và không gọi cấp cứu mà bỏ đi, sau đó B tử vong A phạm tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng theo quy

định tại Điều 132 BLH§ 2015 , đây là hành vi phạm tội không hành động

Hai điều kiện để xác định không hành động phạm tội bao gồm:

Điều kiện I Chủ thê có nghĩa vụ pháp lý phải thực hiện một công việc nhất định Nghĩa vụ này phát sinh trên cơ sở:

Thứ nhất, do quy định của pháp luật VD: nghĩa vụ giúp người khác đang ở trong tinh trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 132 BLHS 2015), nghĩa vụ tô giác

tội phạm (Điều 390 BLHS 2015)

Thứ hai, quyết định của cơ quan có thâm quyên trên cơ sở áp dụng pháp luật

VD: tội không chấp hành án (Điều 280 BLHS 2015), tội từ chối hoặc trồn tránh nghĩa

vụ cấp dưỡng (Điều 186 BLHS 2015)

Thứ ba, quy định về chức năng nghề nghiệp VD: nghĩa vụ cứu chữa cho bệnh nhân của bác sĩ, nghĩa vụ thi hành án của chấp hành viên trong các cơ quan thi hành

án (Điều 379 BLHS 2015)

Trang 17

Thứ tư, phát sinh từ hợp đồng

Thứ năm, phát sinh từ xử sự trước đó của chủ thể

nạn giao thông phát sinh nghĩa vụ phải cấp cứu người bị thương (điểm c khoản 2 Điều

Điều kiện 2: Có đủ khả năng và điều kiện đề thực hiện nghĩa vụ đó nhưng họ

đó đã có tình không thực hiện Khả năng thực hiện công việc của chủ thể được xác định trên cơ sở độ tuôi, tình trạng thể lực, trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực thực hiện công nhất định Điều kiện thực hiện công việc được xác định trên cơ sở các điều kiện về cơ sở vật chât, điêu kiện tự nhiên

.4 Các dụng cầu trúc đặc biệt của hành vì khách quan của tội phạm Hành vi khách quan của tội phạm có thê có thể có cầu trúc phạm tội khác nhau Như hành vi phạm tội gồm một hành vi (như “tội giết người”, “tội cướp tài sản” ); hay gồm nhiều loại hành vi như “dùng vũ lực gây thương tích và cướp tài sản của người khác” thì ở đây sẽ gồm hai hành vi phạm tội là “cố ý gây thương tích” và tội

“cướp tài sản” Hành vi khách quan của tội phạm có thê xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn như tội cướp đoạt tài sản, hay diễn ra trong một khoảng thời gian dài như tội tàng trữ vũ khí trái phép Do đó, dựa vào cấu trúc đặc biệt của hành vi khách quan của tội phạm, trong pháp luật hình sự có các quy định về các tội: tội ghép, tội kéo dài, tội liên tục.)

Tội ghép: là loại tội phạm mà hành vi khách quan được hình thành từ nhiều hành vi khác nhau, xảy ra đồng thời, xâm phạm các khách thể khác nhau

VD: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được hình thành từ 2 hành vi khách quan khác nhau là: Một là, hành vi bắt cóc con tin xâm phạm quan hệ thân nhân Hai

là, hành vi chiếm đoạt tài sản xâm phạm quyền sở hữu Hai hành vi này đồng thời trực tiếp xâm phạm 2 khách thể là quyền thân nhân và quyền sở hữu

Tội liên tục: là tội phạm mà hành vị khách quan có tính liên tục, bao gồm nhiều hành vi cùng loại xảy ra kế tiếp về mặt thời gian, cùng xâm hại một quan hệ xã hội

và cùng bị chị phối bởi một ý định phạm tội cụ thể, thông nhất

VD: Hành vi mua vét hàng hóa trong tội đầu cơ (Điều 196 BLHS 2015) có thể

Trang 18

bao gồm từ nhiều hành vi mua vét hàng hóa cụ thé, xảy ra kế tiếp nhau

Cần phân biệt tội liên tục với phạm tội nhiều lần Phạm tội nhiều lần là trường

hợp thực hiện một tội phạm mà trước đó chủ thể đã phạm tội đó ít nhất một lần và

Trang 19

CHƯƠNG 2: HẬU QUÁ NGUY HIỂM CHO XÃ HOI, MOI QUAN HE NHÂN QUÁ VÀ NHỮNG BIEU HIỆN KHAC THUOC MAT KHACH QUAN

CUA TOI PHAM

2.1 Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm

2.1.1 Khái niệm và các dạng hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm 2.1.1.1 Khái niệm hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm

Hậu quả thường được hiểu là kết quả bắt lợi, có hại Do đó, hậu quả nguy hiểm cho xã hội (hay còn gọi là “hậu quả của tội phạm ”, “hậu quả phạm tội” ) là kết quả

có hại cho xã hội do tội phạm gây ra Hậu quả nguy hiểm cho xã hội được thê hiện ra ngoài thế giới khách quan, có thể nhận thấy, đánh giá được nên nó thuộc một trong các biểu hiện bên ngoài của tội phạm

Tóm lại, hậu quá nguy hiểm cho xã hội ˆ những thiệt hại đáng kế, có thé nhận thấy được, đánh giá được do hành vi phạm tội gây ra các quan hệ xã hội được Luật hình sự xác lập và bảo vệ

Trong một vài trường hợp, hậu quả nguy hiểm cho xã hội không phải là dâu hiệu bắt buộc đề cấu thành tội phạm Ví dụ, đối với các tội phạm do cô ý, dấu hiệu hậu quả chỉ được mô tả trong một số cầu thành tội phạm nhất định Bởi lẽ, bản thân

hành vi thực hiện lỗi cô ý đã thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội, vì rõ ràng chủ thể

thấy trước được hậu quả và có thái độ mong muốn để cho hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng cũng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra

Mặt khác, có những cấu thành tội phạm đòi hỏi phải có hậu quả nguy hiểm xảy ra trên thực tế thì hành vi phạm tội mới được xem là có tính nguy hiểm hoặc mới

có thê định tội danh Theo đó trường hợp này được đặt ra đối với tội vô ý, hậu qua la yếu tố bắt buộc phải có để làm căn cứ cấu thành tội phạm

Các dạng hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm Xem Võ Khánh Vinh (Chủ biên): Luật /lình sự Việt Nam Phân chung, tr.168; Nguyễn Ngọc Hòa: hình Luật Hình sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2019, tr.23

Xem Lê Văn Cảm: Những vẫn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự Phan chúng (Giáo trình Sau đại

hoc}, 2019, tr.340

Xem Trịnh Tiên Việt: Tổng quan về Luật Hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2021,

Trang 20

Tùy thuộc vào việc hành vị phạm tội tác động lên bộ phận nao cua quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ, tức là các thiệt hại đối với các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm sẽ được chia thành nhiều dạng khác nhau:

Thiệt hại về thể chất:

iét hại liên quan đến cơ thể con người, biểu hiện qua việc hành vi phạm tội gây ra sự thay đối tình trạng tồn tại bình thường, vốn có của cơ thể con người

Dạng thiệt hại này gồm thiệt hại về tính mạng và thiệt hại về sức khỏe Mức độ thiệt

hại được tính bằng số lượng người bị thiệt mạng hoặc tỷ lệ phần trăm (%) thương tật của người bị hại

Thiệt hại về vật chất:

Là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra làm biến đối tình trạng bình thường

của đối tượng vật chất cụ thê Sự biến đôi đó có thể thể về mặt vật lý, có nghĩa đối tượng vật chất bị hủy hoại, bị giảm sút giá trị gây ra bởi các hành vi như: hủy hoại,

cô ý làm hư hỏng, mất mát Hoặc sự biến đối thiệt hại cũng có thể về mặt pháp lý như: bị tước đoạt quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, gây ra bởi các hành vi phạm tội như: cướp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ, sử dụng trái phép tài sản, Trên thực tế, thiệt hại về vật chất thường là thiệt hại về tài sản và mức độ thiệt hại tài sản thường được xác định theo trỊ giá tài sản quy ra tiền

Thiệt hại phi vật chất: Thiệt hại phi vật chất gồm 3 dạng chính:

Thiệt hại chính trị: là những ảnh hưởng bất lợi đến sự tôn tại, ôn định và vững mạnh của chế độ xã hội, chính quyền nhân dân và an ninh quốc gia Dạng thiệt hại này rất khó xác định mức độ nên thường không yêu cầu bắt buộc trong cấu thành của các tội phạm về an ninh quốc gia Hơn nữa, bản thân khách thể sự tồn tại của chế

độ, an ninh quốc gia, đã là các quan hệ xã hội đặc biệt quan trọng nên đã thể hiện tính chất nguy hiểm của tội phạm Do đó, không đòi hỏi bắt buộc phải có hậu quả nguy

hiểm cho xã hội nữa

Thiệt hại về tỉnh thần: là thiệt hại về các giá trị nhân phâm, danh dự và tự do

của con người Thiệt hại vé tinh than cé thé bi gây ra bởi các hành vi phạm tội như

Ngày đăng: 24/08/2024, 11:13

w