Mục tiêu của học phần - Kiến thức: Học phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản, các kỹ năngtính toán và lập ngân sách quỹ tiền mặt và quản trị nguồn tiền mặt sao cho có hiệu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU
VIỆN QUẢN LÝ - KINH DOANH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1 Thông tin chung
- Tên học phần: Quản trị tài chính
- Mã học phần: 0101100075
- Số tín chỉ: 3
- Học phần học trước: Tài chính doanh nghiệp
- Các yêu cầu đối với học phần: không
2 Mục tiêu của học phần
- Kiến thức: Học phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản, các kỹ năng tính toán và lập ngân sách quỹ tiền mặt và quản trị nguồn tiền mặt sao cho có hiệu quả, tính toán và đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư bằng các phương pháp cụ thể, đồng thời hoạch định tài chính dự kiến cho tương lai và đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn
- Kỹ năng: Với học phần này sẽ giúp cho sinh viên có được các kỹ năng phân tích, tổng hợp và tự nghiên cứu các vấn đề như: các tiêu chí để đo lường một dự án đầu tư có hiệu quả và đưa ra quyết định đầu tư, hiểu được và đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn; phân tích đánh giá tình hình tài chính của công ty cũng như lập kế hoạch dự toán nguồn tài chính trong tương lai của công ty Ngoài ra, môn học sẽ giúp sinh viên có những kỹ năng và kiến thức cần thiết để có thể quản trị được nguồn tài chính cá nhân và đưa ra những quyết định đầu tư tài chính cá nhân phù hợp
- Thái độ: Có ý thức đúng đắn, nghiêm túc và khách quan trong việc nhìn nhận được vai trò quan trọng của quản trị tài chính doanh nghiệp, và nghiên cứu khoa học trong các vấn
đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản trị tài chính doanh nghiệp; có định hướng tích lũy kiến thức chuyên môn cho nghề nghiệp sau này
3 Tóm tắt nội dung học phần
Quản trị tài chính là môt trong những hoạt động chức năng của hoạt dộng kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp bằng những công cụ tài chính như quản trị nguồn vốn lưu động, tính toán và lập ngân sách, hoạch định tài chính cho mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai Đồng thời trang bị một số kỹ năng, phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp cũng như phân tích tình hình tài chính để đưa ra những phương hướng kinh doanh trong tương lai
4 Nội dung chi tiết, hình thức tổ chức dạy học của học phần
Học phần lý thuyết kết hợp với thực hành:
Nội dung chi tiết
Số tiết
Mục tiêu cụ thể
Nhiệm vụ cụ thể của sinh viên
Lên lớp Lý
thuyết thảo luậnBài tập,
Chương 1: Những vấn đề cơ
bản về quản trị tài chính
doanh nghiệp
1.1 Khái niệm về quản trị tài
chính
quản trị tài chính, mục tiêu và ý nghĩa, vị trí của quản trị tài chính tại công ty
- Nghiên cứu nội dung:
+ Tài liệu (1): chương 1, trang 5
Trang 21.2 Mục tiêu của quản trị tài
chính
1.3 Vai trò của quản trị tài
chính
1.4 Vị trí của quản trị tài
chính
1.5 Quản trị tài chính và các
môn học có liên quan
1.5.1 Kế toán tài chinh
1.5.2 Kinh tế và tài chính
+ Tài liệu (2): chương 1 trang 5
Chương 2: Tỷ suất sinh lợi và
rủi ro
2.1 Tỷ suất sinh lợi và rủi ro
2.1.1 Tỷ suất sinh lợi
2.1.2 Rủi ro
2.2 Rủi ro của đầu tư đơn lẻ
2.2.1 Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng
2.2.2 Sai lệch chuẩn
2.2.3 Hệ số phương sai
2.3 Danh mục đầu tư và rủi ro
danh mục đầu tư
2.3.1 Hệ số tương quan
2.3.2 Đa dạng hóa đầu tư
2.3.3 Rủi ro của một danh
mục
2.4 Mô hình định giá tài sản
tư bản, CAMP
2.4.1 Khái niệm hệ số Beta
2.4.2 Đo lường thị trường
chứng khoán SML
2.5 Lượng giá cổ phiếu
- Giúp nhà đầu tư phân biệt được các loại rủi ro khác nhau, tính toán và đo lường chúng để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn
- Tiếp cận phương pháp tính toán lượng giá chứng khoán
- Nghiên cứu nội dung:
+ Tài liệu (1): chương 7 – trang 173 và chương 9 trang 247
+ Tài liệu (2): chương 9 trang
219 và chương
10 trang 239
- Thực hành bài tập
Chương 3: Quản trị vốn lưu
động
3.1 Khái niệm
3.2 Chính sách đầu tư vốn lưu
động
3.3 Chính sách tài trợ vốn lưu
động
3.4 Quản trị vốn lưu động
3.4.1 Quản trị tiền mặt
3.4.2 Quản trị khoản phải thu
3.4.3 Quản trị hàng tồn kho
- Nắm bắt một số nội dung cơ bản của vốn lưu động, cách quản lý vốn lưu động sao cho hiệu quả nhất như quản lý tiền mặt, quản
lý khoản phải thu, quản lý hàng tồn kho
- Nghiên cứu nội dung:
+ Tài liệu (1) chương 4- trang 91
+ Tài liệu (2) chương 5 và 6
từ trang 113
- Thực hành bài tập
Chương 4: Phân tích và hoạch
định tài chính
4.1 Phân tích tài chính
4.1.1 Đọc báo cáo tài chính
4.1.2 Phân tích các tỷ số tài
chính
4.1.2.1 Nhóm tỷ số khả năng
thanh toán
4.1.2.2 Nhóm tỷ số cơ cấu tài
chính
4.1.2.3 Nhóm tỷ số về hoạt
động
4.1.2.4 Nhóm tỷ số về doanh
các chỉ số cần thiết để đánh giá hiện trạng tài chính để có những quyết định chính xác;
đồng thời dựa vào định hướng phát triển kinh doanh của công ty để có thể
dự báo nhu cầu tài chính trong tương lai
- Nghiên cứu nội dung:
+ Tài liệu (1): chương 2, trang
26 và chương 3 trang 58
+ Tài liệu (2): chương 2 trang
27 và 4 từ trang 95
- Thực hành bai tập
Trang 34.1.3 Phương pháp phân tích
Dupont
4.1.4 Phân tích nguồn vốn và
sử dụng vốn
4.2 Hoạch định tài chính
4.2.1 Mục tiêu của hoạch định
tài chính
4.2.2 Nội dung của hoạch định
tài chính
4.2.3 Một số vấn đề trong
hoạch định tài chính
4.2.4 Phương pháp hoạch định
tài chính
4.2.5 Dự báo nhu cầu vốn bổ
sung
Chương 5: Lập ngân sách vốn
(hoạch định nguồn ngân quỹ
vốn trong đầu tư dài hạn)
5.1 Khái niệm và tầm quan
trọng của lập ngân sách vốn
5.2 Khái niệm và phân loại dự
án đầu tư
5.3 Phương pháp đánh giá dự
án
5.3.1 Phương pháp thời gian
hoàn vốn
5.3.2 Phương pháp hiện giá
thuần
5.3.3 Phương pháp tỷ suất
sinh lời nội bộ
5.3.4 Phương pháp tỷ suất
sinh lợi hiệu chỉnh
5.4 Một số vấn đề so sánh dự
án vong đời hoạt động không
bằng nhau
5.5 Ước tính dòng tiền dự án
Sử dụng các phương pháp để đánh giá hiệu quả của dự án, có sự
so sánh lợi ích của từng dự án để lựa chọn
dự án đầu tư phù hợp với nguồn vốn và có hiệu quả nhất
- Nghiên cứu nội dung:
+ Tài liệu (1) chương 8 trang 199
+ Tài liệu (2) chương 8 trang 187
- Thực hành bài tập
Chương 6 Chi phí sử dụng
vốn
6.1 Khái niệm
6.2 Chi phí các thành phần vốn
6.2.1 Nguyên tắc tính chi phí
vốn
6.2.2 Chi phí của vốn vay
6.2.3 Chi phí vốn cổ phân ưu
đãi
6.2.4 Chi phí vốn cổ phần
thường
6.3 Chi phí vốn trung bình
cộng
6.4 Chi phí vốn biên tế
- Hiểu được cơ cấu hình thành nguồn vốn của doanh nghiệp gồm những thành phần vốn gì?
- Tiếp cận với phương pháp tính chi phí vốn
- Nghiên cứu nội dung:
+ Tài liệu (1): chương 10 trang 274
+ Tài liệu (2): chương 11 trang 259
- Thực hành bài tập
Chương 7: Cơ cấu vốn và ứng
dụng của đòn bẩy
7.1 Định nghĩa cơ bản
với công suất là bao nhiêu, thời điểm nào
- Nghiên cứu nội dung:
+ Tài liệu (1):
Trang 47.2 Phân tích điểm hòa vốn
7.3 Tác động của đòn cân định
phí
7.4 Tác động của đòn bẩy tài
chính
7.5 Phối hợp đòn cân định phí
và đòn bẩy tài chính
sẽ hòa vốn Đồng thời biết được sự tác động của các chi phí đến lợi nhuận của DN như thế nào để đề ra phương
án thích hợp cho tương lai
chương 11 trang 297
Tài liệu (2): chương 3 trang 65
5 Kiểm tra đánh giá kết quả học phần
5.1 Điểm kiểm tra thường xuyên, định kỳ, chuyên cần thái độ học tập: 20% điểm học phần
5.2 Điểm thi giữa học phần: 20% điểm học phần
5.3 Điểm thi kết thúc học phần: 60% điểm học phần
6 Tài liệu học tập
6.1 Tài liệu bắt buộc:
[1] Nguyễn Quang Thu, Quản trị tài chính căn bản, NXB Thống kê, năm 2011.
6.2 Tài liệu tham khảo:
[1] Nguyễn Văn Thuận, Quản trị tài chính, NXB Thống kê, 2006.
7 Thông tin về giảng viên
- Họ tên: Phạm Ngọc Khanh
- Học vị: Thạc sỹ
- Email: khanhpn@bvu.edu.vn
- Điện thoại: 0918121577
Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày tháng năm
HIỆU TRƯỞNG HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH GIẢNG VIÊN BIÊN SOẠN
ThS Phạm Ngọc Khanh