1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

[ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC] Khởi nghiệp căn bản

4 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khởi nghiệp
Tác giả VÕ THỊ THU HỒNG
Người hướng dẫn TS. VÕ THỊ THU HỒNG
Trường học TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU
Chuyên ngành Khởi nghiệp căn bản
Thể loại ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Năm xuất bản 2019
Thành phố Bà Rịa-Vũng Tàu
Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 28,97 KB

Nội dung

Mục tiêu của học phần Kiến thức: - Môn học này trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng để sau khi học xong có thể biết cách sáng tạo ý tưởng kinh doanh, chuẩn bị dầy đủ trước

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU

VIỆN QL-KD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1 Thông tin chung

- Tên học phần: Khởi nghiệp căn bản

- Mã học phần:

- Số tín chỉ: 2

- Học phần tiên quyết/học trước: Không

- Các yêu cầu đối với học phần (nếu có): Không

2 Mục tiêu của học phần

Kiến thức:

- Môn học này trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng để sau khi học xong có thể biết cách sáng tạo ý tưởng kinh doanh, chuẩn bị dầy đủ trước khi vận hành một doanh nghiệp mới ở bất kỳ ngành nghề nào mà luật pháp cho phép Người học cũng biết cách điều hành doanh nghiệp mới tạo lập hoạt động hiệu quả, đánh giá sự phù hợp của phương

án khởi nghiệp trước những thay đổi của môi trường cạnh tranh toàn cầu đầy biến động

từ đó có phương án điều chỉnh

Kỹ năng:

Môn học tạo điều kiện cho người học rèn luyện các kỹ năng sau:

- Tư duy sáng tạo

- Lập phương án thực thi ý tưởng kinh doanh

- Phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh

- Tìm kiếm nguồn tài chính và thuyết phục nhà đầu tư

- Xây dựng đội ngũ đồng thuận

Thái độ:

- Chủ động và sáng tạo trong khuôn khổ luật pháp và các quy định của chính quyền trung ương và địa phương

Trang 2

- Trung thực và cạnh tranh lành mạnh để tìm kiếm lợi nhuận chính đáng

- Ủng hộ chiến lược tăng trưởng xanh nền kinh tế của chính phủ

3 Tóm tắt nội dung học phần: Môn học cung cấp những kiến thức nhằm giúp người học biết cách chuẩn bị những điều kiện cần và đủ để tạo lập và điều hành thành công một doanh nghiệp mới Môn học cũng đồng thời trang bị những kỹ năng để người học có thể xây dựng được một kế hoạch hành động cho ý tưởng kinh doanh, thực thi kế hoạch và điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh Ngoài ra môn học còn nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm của một doanh nhân đối với sự phát triển nền kinh tế của đất nước, đối với khách hàng mà doanh nghiệp phục vụ và với cả cộng đồng dân cư thuộc địa bàn hoạt động của doanh nghiệp Đây là môn học sử dụng kiến thức tổng hợp từ nhiều môn như Quản trị điều hành, Quản trị tài chính, Quản trị marketing do đó để có thể học môn này dễ dàng hơn người học nên học trước các môn

về Quản trị

4 Nội dung chi tiết, hình thức tổ chức dạy, học của học phần

4.1 Học phần lý thuyết hoặc lý thuyết kết hợp với thực hành:

Nội dung chi tiết

Số tiết Mục tiêu cụ thể Nhiệm vụ cụ

thể của sinh viên

Lên lớp Thí

nghiệm, thực hành, điền dã

Lý thuyết

Bài tập, thảo luận

Chương 1: Khái quát về khởi nghiệp 6 Giúp sinh viên hiểu thế

nào là khởi nghiệp, soi rọi bản thân xem có tố chất của một doanh nhân hay không, tinh thân doanh nhân là thế nào? Tìm hiểu về các hình thức khởi nghiệp

-Nghiên cứu trước:

+Tài liệu [1], [2], chương 1

1.1 Khởi nghiệp - hiện tượng kinh tế

và xã hội

1.2 Tố chất doanh nhân

1.3 Tinh thần doanh nhân

1.4 Các hình thức khởi nghiệp

Trang 3

Chương 2 Ý tưởng khởi nghiệp 6 Giúp sinh viên hiểu nội

dung của một bản kế hoạch kinh doanh , quy trình của việc lập kế hoạch kinh doanh và cách thức tổ chức triển khai việc xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh

Nghiên cứu trước:

+Tài liệu [1], [2], chương 2

2.1 Các phương pháp tìm ý tưởng khởi

nghiệp

2.2 Từ ý tưởng đến cơ hội kinh doanh

2.3 Giới thiệu ý tưởng khởi nghiệp

2.4 Tìm cộng sự

2.5 Tìm nguồn tài chính

2.6 Thăm dò thị trường

Chương 3: Phương án khởi nghiệp 10

3.1 Cấu trúc của bản kế hoạch

3.2 Phân tích kết quả nghiên cứu thị

trường

3.3 Phân tích nguồn lực

3.4 Lựa chọn hình thức khởi nghiệp

3.5 Lựa chọn kỹ thuật và công nghệ

3.6 Dự toán vốn đầu tư

3.7 Kế hoạch tổ chức vận hành

3.8 Kế hoạch phòng ngừa rủi ro

Giúp SV hiểu cơ cấu

bộ máy tổ chức là gí?

Vai trò của công tác tổ chức, các mô hình cơ cấu tổ chức, ưu, nhược điểm của từng loại cơ cấu

Chương 4: Khởi nghiệp

4.1 Lựa chọn chiến lược kinh doanh

4.2 Chiến lược marketing

4.3 Vận hành sản xuất sản phẩm/cung

ứng dịch vụ

4.4 Tổ chức bán hàng

4.5 Đánh giá kế hoạch khởi nghiệp

4.6 Điều chỉnh kế hoạch khởi nghiệp

8

5 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học phần

5.1 Điểm kiểm tra thường xuyên, định kỳ, chuyên cần thái độ học tập: 20% điểm học

phần

5.2 Điểm thi giữa học phần: 20% điểm học phần

Trang 4

5.3 Điểm thi kết thúc học phần: 60% điểm học phần.

6 Tài liệu học tập:

6.1 Tài liệu chính:

[1] TS Võ thị Thu Hồng, Bài giảng Khởi sự kinh doanh

[2] Lưu Đan Thọ, Lập kế hoạch và khởi sự kinh doanh, NXB Tài chính, 2016

6.2 Tài liệu tham khảo

[1] Eric Ries, Khởi nghiệp tinh gọn, tủ sách dân trí, 2015

7 Thông tin về giảng viên:

- Họ tên Giảng viên: VÕ THỊ THU HỒNG

- Chức vụ : Trưởng Ngành QTKD

- Ngày sinh: 06 – 01 -1955

- Học vị: TIẾN SĨ

- Tel: 0975 516 729

- Email: autumnrore_vo@yahoo.com

Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 6 tháng 01 năm 2019

HIỆU TRƯỞNG HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH GIẢNG VIÊN BIÊN SOẠN (DUYỆT)

TS VÕ THỊ THU HỒNG

Ngày đăng: 24/08/2024, 08:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w