1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án tốt nghiệp: Cải tạo hệ thống thoát nước đường Thống Nhất (Từ đường Quang Trung đến cầu Bến Phân)

118 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cải Tạo Hệ Thống Thoát Nước Đường Thống Nhất (Từ Đường Quang Trung Đến Cầu Bến Phân)
Tác giả Phan Lê Anh Văn
Người hướng dẫn Th.S Phạm Thị Lệ Thu
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Chuyên ngành Kỹ Thuật Xây Dựng
Thể loại Đồ Án Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 41 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG (5)
    • 1. Thông tin về công trình (5)
    • 2. Nguồn tài liệu tham khảo (5)
    • 3. Tiêu chuẩn tham khảo (5)
  • CHƯƠNG II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN (7)
    • II.3 Đặc điểm nền mặt đường hiện trạng (7)
    • II.4 Khí tượng, thủy văn (7)
  • CHƯƠNG III: XÁC ĐỊNH CẤP HẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ KỸ THUẬT CỦA TUYẾN (9)
    • III.1 Loại & cấp công trình (9)
    • III.2 Quy mô kỹ thuật công trình (9)
  • CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ TUYẾN TRÊN BÌNH ĐỒ (12)
    • IV.1 Quy mô thiết kế (12)
    • IV.2 Bình đồ tuyến (12)
    • IV.3 Trắc dọc tuyến (12)
    • IV.4 Trắc ngang tuyến (12)
    • IV.5 Xác định độ dốc dọc theo điều kiện cần để xe chuyển động (13)
    • IV.6 Chiều dài đổi dốc (13)
    • IV.7 Xác định tầm nhìn xe chạy (13)
    • IV.8 Xác định độ dốc siêu cao (14)
    • IV.9 Bán kính đường cong nằm (14)
    • IV.10 Xác định bán kính cong đứng tối thiểu (15)
    • IV.11 Bảng tống hợp các thông số kĩ thuật trên tuyến (15)
  • CHƯƠNG V: THIẾT KẾ MẶT ĐƯỜNG GIAO THÔNG (16)
    • V.1 Mô đun đàn hồi yêu cầu thiết kế (16)
    • V.2 Kết cấu áo đường (16)
    • V.3 Kiểm toán áo đường (17)
      • 1. Loại tầng mặt kết cấu áo đường (17)
      • 2. Modun đàn hồi yêu cầu chung của mặt đường (17)
      • 3. KIỂM TOÁN KẾT CẤU ÁO ĐƯỜNG MỀM ĐÃ LỰA CHỌN (18)
        • 3.1 Thiết kế kết cấu áo đường phui đào cống (18)
          • 3.1.1 Giả thiết các số liệu đầu vào đối với áo đường làm mới, mở rộng (19)
          • 3.1.2 Kiểm tra tiêu chuẩn độ võng đàn hồi đối với kết cấu áo đường (19)
          • 3.1.3 Kiểm tra cường độ theo tiêu chuẩn chịu cắt trượt trong nền đất và các lớp vật liệu dính kết (20)
        • 3.2 Thiết kế kết cấu áo đường tăng cường loại 1 (22)
          • 3.2.1 Kiểm tra tiêu chuẩn độ võng đàn hồi đối với kết cấu áo đường (22)
          • 3.2.3 Kiểm tra cường độ theo tiêu chuẩn chịu cắt trượt trong nền đất và các lớp vật liệu dính kết (23)
    • VI.1 TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG (24)
    • VI.2 THIẾT KẾ BÓ VỈA, BÓ VỈA HÈ (24)
    • VIII.1 Lưu vực thoát nước (25)
    • VIII.2 Bình đồ thoát nước (25)
    • VIII.3 Trắc dọc thoát nước (25)
    • VIII.4 Đặc điểm kết cấu (25)
    • VIII.7 Phương pháp tính toán khẩu độ cống (27)
    • VIII.8 Tính toán lưu lượng nước mưa trên lưu vực tính toán (27)
  • CHƯƠNG IX THIẾT KẾ VẠCH KẺ DƯỜNG (30)
    • IX.1. TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG (30)
    • IX.2. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VẠCH KẺ ĐƯỜNG (30)
    • IX.3. THIẾT KẾ VẠCH KẺ DƯỜNG (30)
  • CHƯƠNG X THIẾT KẾ BIỂN BÁO, ĐÈN TÍN HIỆU, TRẠM DỪNG XE BUÝT, CÔNG TRÌNH PHỤ KHÁC (32)
    • X.1. BIỂN BÁO (32)
      • X.1.1. TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG (32)
      • X.1.2. THIẾT KẾ BIỂN BÁO (32)
    • X.2. ĐÈN TÍN HIỆU (33)
      • X.2.1. TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG (33)
      • X.2.2. THIẾT KẾ ĐÈN TÍN HIỆU (33)
    • X.3. TRẠM DỪNG XE BUÝT (34)
      • X.3.2. THIẾT KẾ TRẠM DỪNG XE BUÝT (34)
  • CHƯƠNG XI TỔ CHỨC THI CÔNG (35)
  • CHƯƠNG XII YÊU CẦU KỸ THUẬT THI CÔNG (38)
  • CHƯƠNG XIII THÍ NGHIỆM ĐO ĐẠC, KIỂM TRA ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH 36 (38)
    • XIII.5.1 NGHIỆM THU NỀN DƯỜNG (39)
    • XIII.5.2 KIỂM TRA NGHIỆM THU MONG CẤP PHỐI DA DAM (0)
    • XIII.5.3 KIỂM TRA NGHIỆM THU MẶT DƯỜNG BE TONG NHỰA (0)
    • XIII.5.4 KIỂM TRA NGHIỆM THU CỐNG (39)
  • CHƯƠNG XIV: BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG, AN TOÀN GIAO THÔNG, CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ, AN TOÀN ĐIỆN (40)
    • XIV.1 ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG (40)
    • XIV.2 ĐẢM BẢO GIAO THÔNG TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG (40)
    • XIV.3 CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ AN TOÀN ĐIỆN (40)
      • XIV.3.1 CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ (40)
      • XIV.3.2 AN TOÀN VỀ ĐIỆN (40)

Nội dung

Tuyến đường thiết kế có vận tốc thiết kế là 40km/h nên không bố trí đường cong chuyển tiếp chỉ bố trí đoạn nối siêu cao IV.3 Trắc dọc tuyến  Cao độ thiết kế: Căn cứ quy mô, tính chất c

GIỚI THIỆU CHUNG

Thông tin về công trình

 Tên công trình: Cải tạo hệ thống thoát nước đường Thống Nhất (từ đường Quang

Trung đến cầu Bến Phân)

 Địa điểm xây dựng: Quận Gò Vấp TPHCM

 Phạm vi dự án: Điểm đầu dự án: Đường Quang Trung Điểm cuối dự án: Cầu Bến Phân Chiều dài : 2387 m

Nguồn tài liệu tham khảo

 Tham khảo hồ sơ Mở rộng, nâng cấp đường Lê Đức Thọ (đoạn từ đường Lê Văn

Thọ đến đường Nguyễn Oanh) do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông làm Chủ đầu tư (Quyết định số 6608/QĐ-UBND ngày 27/12/2017 về giao kế hoạch đầu tư công năm 2018 (đợt 1) nguồn vốn ngân sách thành phố, nguồn vốn xổ số kiến thiết và nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA))

 Tham khảo số liệu khí tượng thủy văn trạm Tân Sơn Nhất, Phú An.

Tiêu chuẩn tham khảo

STT TÊN TIÊU CHUẨN MÃ HIỆU

1 Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỉ lệ 1/500 ÷ 1/5000 96-TCN 43-90

2 Công tác trắc địa trong xây dựng - Yêu cầu chung TCVN 9398:2012

3 Qui trình khảo sát đường ôtô 22TCN 263-2000

4 Áo đường mềm - Xác định mô đun đàn hồi chung của kết cấu bằng cần đo võng Benkelman TCVN 8867:2011

5 Khoan thăm dò địa chất công trình TCVN 9437:2012

6 Quy trình lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu TCVN 2683-1991

7 Quy trình thống kê chỉnh lý số liệu TCVN 9153:2012

STT TÊN TIÊU CHUẨN MÃ HIỆU

1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01:2008/BXD

2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị QCVN 07:2016/BXD

3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT

4 Đường đô thị – Yêu cầu thiết kế TCXDVN 104-2007

5 Tiêu chuẩn thiết kế đường ôtô TCVN 4054-05

6 Áo đường mềm – Các chỉ dẫn và yêu cầu thiết kế 22TCN 211-06

7 Thoát nước mạng lưới bên ngoài và công trình TCVN 7957:2008

8 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5574:2012

9 Sản phẩm bó vỉa bê tông đúc sẵn TCVN 10797:2015

10 Kết cấu mẫu hầm ga, cống, móng cống của Sở GTCC QĐ 1344/QĐ-GT

11 Kết cấu mẫu bó vỉa, vỉa hè của Sở GTVT QĐ 1762/QĐ-SGTVT

12 Ống bê tông cốt thép thoát nươc TCVN 9113:2012

Về vật liệu, thi công và nghiệm thu

STT TÊN TIÊU CHUẨN MÃ HIỆU

1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng QCVN 16:2014/BXD

2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép làm cốt bê tông QCVN 7:2011/BKHCN

3 Mặt đường bê tông nhựa nóng - Yêu cầu thi công và nghiệm thu TCVN 8819:2011

4 Lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ô tô - Vật liệu, thi công và nghiệm thu TCVN 8859:2011

5 Nhũ tương nhựa đường a xít – Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật TCVN 8817-1:2011

6 Màn phản quang dùng cho báo hiệu đường bộ TCVN 7887:2008

7 Sơn tín hiệu giao thông - Vật liệu kẻ đường phản quang nhiệt dẻo - Yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử, thi công và nghiệm thu TCVN 8791:2011

8 Cốt liệu cho bêtông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật TCVN 7570:2006

9 Cốt liệu cho bêtông và vữa - Phương pháp thử TCVN 7572:2006

10 Ximăng Pooclăng - Yêu cầu kỹ thuật TCVN 2682:2009

11 Ximăng Pooclăng hỗn hợp - Yêu cầu kỹ thuật TCVN 6260:2009

12 Nước cho bêtông và vữa Yêu cầu kỹ thuật TCVN 4506:2012

13 Phụ gia hóa học cho bê tông TCVN 8826:2011

14 Hỗn hợp bê tông trộn sẵn - Yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng và nghiệm thu TCVN 9340:2012

15 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4453-1995

16 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép – Thi công và nghiệm thu TCVN 9115:2012

17 Nền đường ô tô - Thi công và nghiệm thu TCVN 9436:2012

18 Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công

Quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4252:2012

19 Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu TCVN 9377:2012

20 Công tác đất – Thi công và nghiệm thu TCVN 4447:2012

21 Công tác nền móng – Thi công và nghiệm thu TCVN 9361:2012

22 Kết cấu gạch đá – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu TCVN 4085:2011

23 Áo đường mềm - Xác định mô đun đàn hồi chung của kết cấu bằng cần đo võng Benkelman TCVN 8867:2011

24 Mặt đường ô tô - Xác định độ nhám mặt đường bằng phương pháp rắc cát - Thử nghiệm TCVN 8866:2011

25 Quy trình thí nghiệm xác định chỉ số CBR của đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm 22 TCN 332-06

26 Xác định độ chặt nền, móng đường bằng phểu rót cát 22 TCN 346-06

27 Quy trình đầm nén đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm 22 TCN 333-06

28 Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công

Quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4252:2012

29 Quy định về quản lý chất lượng vật liệu nhựa đường sử dụng trong xây dựng công trình giao thông Thông tư 27/2014/TT -

Về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ

STT TÊN TIÊU CHUẨN MÃ HIỆU

1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn trong xây dựng QCVN 18:2014/BXD

2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện QCVN 01:2008/BCT

3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với máy hàn điện và công việc hàn điện

4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động với thiết bị nâng

5 Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng – Yêu cầu chung TCVN 5308-1991

6 An toàn điện trong xây dựng TCVN 4036-1985

7 An toàn cháy – Yêu cầu chung TCVN 3254-1989

8 An toàn nổ – Yêu cầu chung TCVN 3255- 986

9 An toàn lưới điện trong xây dựng TCVN 4086-1985

10 Quy định về bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy 137/CATP

Về bảo vệ môi trường

STT TÊN TIÊU CHUẨN MÃ HIỆU

1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn QCVN 26:2010/BTNMT

2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung QCVN 27:2010/BTNMT

3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại QCVN 07:2009/BTNMT

4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải đối với bụi và các chất vô cơ QCVN 19:2009/BTNMT

5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải đối với một số chất hữu cơ QCVN 20:2009/BTNMT

6 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải QCVN 24:2009/BTNMT

7 Quy trình đánh giá tác động môi trường 22 TCN 242-1998

8 Quy chế bảo vệ môi trường trong ngành giao thông vận tải ban hành theo Quyết định số 2242-QĐ/KHKT-BC ngày 12/09/1997 của Bộ Giao thông vận tải

Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, qui trình, qui phạm hiện hành có liên quan khác của Việt Nam.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Đặc điểm nền mặt đường hiện trạng

Mô đun mặt đường hiện hữu

Mô đun đàn hồi mặt đường hiện hữu

 Đo mô đun mặt đường hiện hữu với tổng số điểm đo là 20 điểm (trên 2 làn) Bố trí các điểm đo so le nhau về 2 bên tuyến

 Kết quả chi tiết xem thêm hồ sơ báo cáo kết quả khảo sát nền – mặt đường hiện hữu

Mô đun đàn hồi của mặt đường hiện hữu là 154.78MPa.

Khí tượng, thủy văn

Thành phố Hồ Chí Minh rất nhiều nắng Số giờ nắng toàn năm trung bình lên tới 2488,9 giờ, vào loại nhiều trên toàn quốc Suốt 4 tháng mùa khô, từ tháng 1 đến tháng 4, số giờ nắng vượt quá 240 giờ mỗi tháng Tháng nhiều nhất là tháng 3, thường có tới 272 giờ Thời kỳ tương đối ít nắng là các tháng mưa nhưng số giờ nắng mỗi tháng cũng trên 162 giờ

Bảng 1 Số giờ nắng trung bình tại trạm khí tượng Tân Sơn Nhất

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Số giờ 244 246 272 239 195 171 180 172 162 182 200 223 2489 1.2 Chế độ ẩm

Mùa ẩm tại TP Hồ Chí Minh thường kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11, trùng với thời điểm mưa nhiều, với độ ẩm trung bình vượt mức 80% Trái lại, mùa khô trùng với thời gian ít mưa và độ ẩm giảm đáng kể Ngoại trừ tháng 5 và tháng 12 vẫn tương đối ẩm, từ tháng 1 đến tháng 4, độ ẩm trung bình chỉ còn 70-72%.

Bảng 2 Độ ẩm tương đối (%) tháng và năm trạm KT Tân Sơn Nhất

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

1.3 Chế độ nhiệt độ không khí

Nhiệt đới gió mùa điển hình có đặc điểm là nhiệt độ cao và ổn định quanh năm, với nhiệt độ trung bình hàng năm thường trong khoảng 27-28 độ C Nhiệt độ cao nhất thường vào tháng 4 (khoảng 35 độ C), trong khi nhiệt độ thấp nhất thường vào tháng 12 (khoảng 22 độ C) Mặc dù nhiệt độ thay đổi ít trong năm (chỉ khoảng 4-5 độ C), sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm thường khá lớn.

 Thời kỳ nóng nhất trong năm là đầu mùa mưa: Tháng 3, 4 và 5

 Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối đã ghi được là 40 o C (4/1912)

 Tháng khí thấp nhất tuyệt đối đã ghi được là 13,8 o C (01/ 1937)

Bảng 3 Nhiệt độ không khí (C) tháng và năm tại trạm khí tượng Tân Sơn Nhất

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm T.bình 25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7 27,1 Max 36,4 38,7 39,4 40,0 39,0 37,5 35,2 35,0 35,3 34,9 35,0 36,3 40,0 Min 13,8 16,0 17,4 20,0 20,0 19,0 16,2 20,0 16,3 16,5 15,9 13,9 13,8

 Lượng mưa từ tháng 12 tới tháng 3 năm sau: Lượng mưa trong thời kỳ này khá thấp, trung bình tháng lớn nhất trong thời kỳ này cũng chỉ đạt gần 40 mm

 Lượng mưa trong tháng 4 và tháng 11: Lượng mưa trong tháng 4 chủ yếu là do sự bộc phát của gió mùa Tây Nam; tháng 11 lượng mưa thu được do nhiều nguyên nhân như gió mùa tây nam, sóng đông, dải ICZ , gió mùa Đông Bắc

 Phân bố mưa từ tháng 5 đến tháng 10: Tập trung khoảng 93% đến 96% lượng mưa năm Vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 thường xảy các đợt khô hạn kéo dài

Hình 1: Lượng mưa trung bình tháng trên khu vực TP.HCM

Hình 2: Bản đồ phân bố lượng mưa trung bình năm (mm) Bảng 4 Lượng mưa (mm) và số ngày mưa trạm khí tượng Tân Sơn Nhất

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm T.bình 14 4 10 50 218 312 294 270 327 267 116 48 1931 S.ngày 2,4 1,0 1,9 5,4 17,8 22,2 22,9 22,4 23,1 20,9 12,1 6,7 158,8

Bảng 5 Lượng mưa ngày lớn nhất (mm) theo các tần suất thiết kế

Trạm Tần suất thiết kế (%)

Lưu vực chịu ảnh hưởng của hai loại gió chủ yếu: Tây - Tây Nam thịnh hành vào mùa mưa và gió Bắc - Đông Bắc thịnh hành vào mùa khô

Bảng 6 Các đặc trưng gió khu vực TP.HCM

Tháng Hướng gió khống chế

Tốc độ gió trung bình 1,7m/s Tốc độ gió trung bình giảm dần từ biển (huyện Cần Giờ, Nhà Bè) vào đất liền: Thành phố Hồ Chí Minh 2,4m/s, Tây Ninh 1,6m/s, đến Thủ Dầu Một là 0,5m/s

Nhà Bè Tân Sơn Hòa Cần Giờ Cát Lái Hóc Môn

Lê Minh Xuân Long Sơn

An Phú Tam Thôn Hiệp

XM Hà TiênBình Chánh Đài KTTV KVNBThuận An

Mùa lũ thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11, trong đó tập trung nhất là các tháng 8,

Nhìn chung vùng sông Sài Gòn và Vàm Cỏ khó có khả năng gây lũ lớn, do mưa cường độ thấp và độ dốc lưu vực nhỏ Lũ lên xuống chậm, từ vài ngày đến vài tuần Module đỉnh lũ trung bình từ (0,05÷0,20)m 3 /s.km 2 và module đỉnh lũ lịch sử từ

2.3.Mực nước tần suất thiết kế

 Trong phạm vi dự án và khu vực lân cận có một số trạm thủy văn chính đã quan trắc độ cao mực nước từng giờ từ nhiều năm nay như: trạm Phú An, trạm Nhà Bè

Số liệu cao độ mực nước quan trắc tại trạm Phú An (cập nhật đến năm 2016) Đặc trưng Tần suất (%)

 Theo điều 10.6 TCVN 4054-2005 - Bảng 30 Tần suất tính toán thủy văn các công trình trên đường Ô tô

Tên công trình Cấp thiết kế của đường

Cao tốc I, II III đến VI

Nền đường, kè Theo tần suất tính toán cầu hoặc cống

Tần suất tính toán thiết kế áp dụng cho công trình cấp IV là H4%=+1,67m.

XÁC ĐỊNH CẤP HẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ KỸ THUẬT CỦA TUYẾN

Loại & cấp công trình

- Căn cứ vào lưu lượng tổng cộng các loại xe ở năm thứ 15 tính toán trong tương lai

- Căn cứ vào chức năng giao thông của khu vực: phục vụ giao thông liên khu vực, nối liền khu dân cư tập trung với trung tâm hành chính, các vùng kinh tế khu vực.

Quy mô kỹ thuật công trình

1.Dự báo về lưu lượng xe

Bảng 1: Lưu lượng các phương tiện tham gia trên tuyến

Loại xe Thành phần Lưu lượng xe N i

(xe/ ngày đêm) Hệ số quy đổi a i

Số xe con quy đổi

- Lưu lượng xe ở cuối thời kì tính toán:

= × (1 + ) = 2355 × (1 + 0.07) = 6073 (xcqđ/ng.đêm) Trong đó:

+ p: lượng xe tăng hằng năm = 7 %

+ t: thời gian khai thác sử dụng đường t = 15 năm

+ Lưu lượng xe tính toán N0= 2355 ( xe/ngđ)

Hệ số ai tham khảo bảng 2 TCXDVN 104-2007 có giá trị nhự sau:

Bảng 2 Hệ số quy đổi các loại xe ra xe con

Loại xe Tốc độ thiết kế, km/h

Xe tải 2 trục và xe buýt dưới 25 chỗ

Xe tải có từ 3 trục trở lên và xe buýt lớn

Xe kéo moóc và xe buýt có khớp nối

Tốc dộ thiết kế được lựa chọn theo TCXDVN 104-2007, điều 6.2, bảng 6 với địa hình đồng bằng, loại đô thị là đường phố gom, chọn = 40 (km/h)

Bảng 6 – TCXDVN 104-2007: Lựa chọn cấp kỹ thuật theo loại đường, loại đô thị, điều kiện địa hình và điều kiện xây dựng

Loại đô thị Đô thị đặc biệt,

I Đô thị loại II, III Đô thị loại IV Đô thị loại V Địa hình (*) Đồng bằng Núi Đồng bằng Núi Đồng bằng Núi Đồng bằng Núi Đường cao tốc đô thị

- - - - Đường phố chính đô thị

Thứ yếu 70,60 60,50 70,60 60,50 70,60 60,50 - - Đường phố gom 60,50 50,40 60,50 50,40 60,50 50,40 60,50 50,40 Đường nội bộ 40,30,20 30,20 40,30,20 30,20 40,30,20 30,20 40,30,20 30,20

Tổng số xe con quy đổi: = ∑ × = 2355 (xcqđ/ng.đêm)

2.Dự báo về tăng trưởng xe

- Năm tính toán: được xem xét là năm thứ 15 kể từ thời điểm khảo sát thiết kế, vì công trình thuộc đường làm mới (điều 5.2.2 TCXDVN 104-2007)

- Suất tăng trưởng được lựa chọn trên cơ sở sự phát triển kinh tế của TP.HCM và được kiến nghị chọn suất tăng trưởng 7%

3.Lưu lượng xe tính toán và số làn xe 3.1.Lưu lượng xe tính toán

- Lưu lượng xe thiết kế:

- Lưu lượng xe giờ cao điểm: = (0.12 ÷ 0.14) × (điều 5.2.3b TCXDVN 104- 2007)

- Công thức xác định số làn xe:

- Nyc là lưu lượng xe thiết kế giờ cao điểm như đã tính toán ở trên

- Z là hệ số sử dụng khả năng thông hành Khi chất lượng dòng xe càng cao tức là yêu cầu tốc độ xe chạy càng lớn, hệ số Z càng nhỏ Ngược lại, khi Z tăng dần thì tốc độ xe trung bình của dòng xe giảm dần và đến một giá trị nhất định sẽ gây tắc xe (Z~1) Căn cứ vào bảng 4 (điều 6.1.1) TCXDVN 104-2007: Theo chức năng giao thông là phục vụ giao thông liên khu vực có tốc độ khá lớn; nối liền các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có quy mô liên khu vực nên đây là loại đường phố chính đô thị (đường phố chính thứ yếu) Với tính chất dòng giao thông không gián đoạn (trừ nút giao thông có bố trí tín hiệu giao thông điều khiển) và tốc độ xe chạy là cao và trung bình nên mức phục vụ là C, có nghĩa là dòng ổn định nhưng người lái chịu ảnh hưởng khi muốn tự do chọn tốc độ mong muốn, hệ số sử dụng khả năng thông hành Z=(0.50~0.75) Kết hợp bảng 7 (điều 6.2.3) TCXDVN 104-2007: chọn Z = 0.80

Ptt la khả năng thông hành tính toán của một làn xe, nó được định nghĩa là khả năng thông hành được xác định dưới điều kiện phổ biến của đường được thiết kế Khả năng thông hành tính toán được xác định bằng cách chiết giảm khả năng thông hành lớn nhất theo hệ số hiệu chỉnh phổ biến kể tới các thông số thiết kế không đạt như điều kiện lý tưởng Các hệ số hiệu chỉnh chủ yếu được xét đến là bề rộng một làn xe; mức độ trở ngại hai bên đường, thành phần dòng xe Khi tính toán sơ bộ, có thể lấy Ptt = (0.70~0.90) x Pln Giá trị

Pln tham khảo bảng 3 (điểu 5.4.1) TCXDVN 104-2007 như bảng sau:

Bảng 3: Trị số KNTH lớn nhất (đơn vị tính: xe con/h)

Loại đường đô thị Đơn vị tính KNTH Trị số KNTH lớn nhất Đường 2 làn, 2 chiều Xcqđ/h.2làn 1800 Đường 3 làn, 2 chiều Xcqđ/h.3làn 4000 - 4400 Đường nhiều làn không có phân cách Xcqđ/h.làn 1600 Đường nhiều làn có phân cách Xcqđ/h.làn 1800

- Căn cứ vào bảng trên, ta xác định được Ptt = 0.8 × 1800 = 1440 (xcqđ/h.làn)

- Vậy số làn xe tính toán:

- Căn cứ vào kết quả tính toán số làn xe tối thiểu như đã nêu trên

- Căn cứ vào TCXDVN 104-2007: Đường phố gom: số làn xe tối thiểu là 2 làn theo bảng

- Vậy kiến nghị chọn số làn xe là 2 làn Số làn xe này phù hợp với tình hình giao thông và điều kiện quy hoạch phát triển của địa phương

4.Chiều rộng 1 làn xe, chiều rộng mặt đường, nền đường:

- c: cự ly giữa 2 bánh xe (m)

- x: khoảng cách từ mép thùng xe đến làn xe bên cạnh (m)

- y: khoảng cách từ giữa vệt bánh xe đến mép phần xe chạy (m) + Với xe con ta có: b = 2,1 m; c = 1,5 m

+ Các trị số x, y được tính theo công thức kinh ngiệm sau: x = y = 0,5 + 0,005V (m) Với V = 40 km/h, ta có: x = y = 0.5 + 0.005 × 40 = 0.70 (m)

+ Bề rộng của 1 làn xe chạy là:

Theo bảng 10, điều 8.2.3 – TCXDVN 104 -07, đối với đường phố gom tốc độ thiết kế 40 Km/h thì bề rộng tối thiểu một làn xe là 3,25m và hai làn

→ Kiến nghị chọn bề rộng một làn xe là 3.5m y c x

THIẾT KẾ TUYẾN TRÊN BÌNH ĐỒ

Quy mô thiết kế

 Địa điểm xây dựng: Quận Gò Vấp – Tp Hồ Chí Minh

▶ Điểm đầu dự án: Đường Quang Trung

▶ Điểm cuối dự án: Cầu Bến Phân

 Chiều rộng vỉa hè: theo hiện trạng

 Kết cấu mặt đường: Bê tông nhựa nóng

 Kết cấu hè đường: Bê tông xi măng

 Tổ chức giao thông, bố trí vạch sơn, biển báo phù hợp theo các quy định hiện hành và hiện trạng khai thác của tuyến đường

 Cải tạo hệ thống hầm ga và cống hiện trạng và xây dựng mới hệ thống cống dọc dưới lòng đường và cống ngang thu nước thoát ra cửa xả xây mới trên sông Vàm Thuật

 Phần cây xanh, chiếu sáng: giữ nguyên theo hiện trạng.

Bình đồ tuyến

Bình đồ tuyến thiết kế trên cơ sở bám theo tim đường Thống Nhất hiện trạng, hạn chế đến mức thấp nhất để không phải di dời hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện hữu (không di dời trụ điện; hạn chế lấn chiếm phạm vi tường nhà dân, tường rào, ) và đảm bảo các yếu tố hình học cơ bản cho phép Nguyên tắc cơ bản như sau:

 Bình đồ tuyến thiết kế bám theo hiện trạng và giữ nguyên các yếu tố hình học của tuyến hiện hữu; xem xét phần mở rộng mặt đường tương đối đều cả 2 bên tuyến

 Hướng tuyến đường bám theo đường hiện hữu từ đường Quang Trung đến cầu Bến

Bố trí siêu cao, đường cong chuyển tiếp

 Bố trí siêu cao: Bố trí siêu cao phù hợp theo TCXDVN 104:2007, Mục 10.5 – Siêu cao, đoạn nối siêu cao và đường cong chuyển tiếp

 Đường cong chuyển tiếp: Đường cong chuyển tiếp: Theo TCXDVN 104:2007, Mục

10.5 – Siêu cao, đoạn nối siêu cao và đường cong chuyển tiếp: chỉ bố trí đường cong chuyển tiếp đường có vận tốc thiết kế Vtk ≥ 40Km/giờ Tuyến đường thiết kế có vận tốc thiết kế là 40km/h nên không bố trí đường cong chuyển tiếp chỉ bố trí đoạn nối siêu cao

Trắc dọc tuyến

 Cao độ thiết kế: Căn cứ quy mô, tính chất công trình là cải tạo hệ thống thoát nước, tái lập mặt đường, đảm bảo giao thông và nguồn kinh phí đầu tư, kiến nghị phương án thiết kế cao độ là bám theo mặt đường hiện trạng, hạn chế việc nâng cao độ mặt đường quá lớn gây ảnh hưởng đến nhà dân 2 bên (cao độ hiện trạng tương đối cao khoảng từ +2,98m ~ +11,60m);

 Mặt khác, việc nâng cao độ mặt đường, tăng kết cấu và mô đun đàn hồi yêu cầu cũng đảm bảo cho đoạn tuyến thiết kế đạt được trọng tải đồng bộ với các đường khác trong khu vực;

 Thiết kế trắc dọc tuyến đảm bảo chiều dài đoạn đổi dốc tối thiểu theo quy định (đối với cấp đường đang xem xét là 40m) Thực hiện vuốt nối êm thuận (vuốt nối về cao độ hiện trạng ) ở đầu tuyến, cuối tuyến;

 Độ dốc dọc tuyến đảm bảo độ dốc tối thiểu 3‰ Tuy nhiên, trong một số đoạn có độ dốc dọc tương đối bằng phẳng thì bố trí rãnh răng cưa 3‰ tại các đoạn tuyến có độ dốc dọc Ntk = 91 (trục xe tiêu chuẩn / ngày đêm.2 chiều) Tính số trục xe tính toán tiêu chuẩn trên 1 làn xe Ntt:

Vì đường có 2 làn xe và không có giải phân cách giữa nên theo 3.3.2 tiêu chuẩn thiết kế áo đường

Tính số trục xe tích lũy trong thời hạn tính toán:

3 Kiểm toán kết cấu áo đường mềm đã lựa chọn

- Theo Bảng 2-2, 22TCN 211-06 với số trục xe tiêu chuẩn tích lũy trong thời hạn tính toán là 1.78×10 5 > 0.1.10 6 , nên chọn bề dày tối thiểu tầng mặt cấp cao A1 là 12cm, nhưng không được nhỏ hơn bề dày lớp móng nửa cứng 5cm theo thứ tự từ dưới lên

- Chọn loại mặt đường là mặt đường chính khu vực

Vật liệu cấu tạo tầng mặt là bê tông nhựa hạt mịn làm lớp mặt trên, hạt vừa, lớp cấp phối loại 1 và cấp phối loại 2

3.1 Thiết kế kết cấu áo đường phui đào cống

3.1.1 Gi ả thi ế t các s ố li ệ u đầ u vào đố i v ớ i áo đườ ng làm m ớ i, m ở r ộ ng

- Đối tượng tính toán : Áo đường mở rộng

- Loại tầng mặt thiết kế : Cấp cao A1

- Độ tin cậy thiết kế : 0.9

- Thời hạn thiết kế : 15 năm

- Số trục xe tính toán Ntt : 50 trục/làn.ngày đêm

- Tỷ lệ tăng trưởng xe trung bình năm q=7%

- Đất đắp nền đường : Đất cát trung

- Tải trọng trục tác dụng là : cụm bánh đôi

- Tải trọng trục tính toán tiêu chuẩn P (kN) :100

- Áp lực tính toán lên mặt đường p (Mpa) : 0.6

- Đường kính vệt bánh xe D(cm) : 33

Xác định Module đàn hồi yêu cầu Eyc:

- Tra bảng 3-4 với Ptt = 100 kN; mặt đường cấp cao A1 ; và số trục xe tính toán Ntt = 89 ta được :

- Tra bảng 3-5 với đường đô thị : Đường chính khu vực ; mặt đường cấp cao A1 ta được module đàn hồi tối thiểu:

- Module đàn hồi dùng để tính toán :

Eyc = max(Eyc ; Eycm) = 155 (Mpa)

Dự kiến kết cấu áo đường: Theo quy định chiều dày tối thiểu trong 22TCN 211-06

3.1.2 Kiểm tra tiêu chuẩn độ võng đàn hồi đối với kết cấu áo đường: a Quy đổi về hệ 2 lớp:

Việc quy đổi về hệ 2 lớp một từ dưới lên được thực hiện theo công thức sau:

Kết quả tính đổi thể hiện ở bảng sau:

Lớp kết cấu Ei (MPa) t = E 2 /E 1 h i (cm) k= h 2 /h 1 H tb

Tỉ số giữa bề dày kết cấu áo đường và kích thước vệt bánh xe:

= = 1.424 < 2 Tra bảng 3-6, hệ số điều chỉnh :  =1.165

Từ bảng kết quả tính đổi trên, ta có:

E'tb = 299.27 (MPa) Module đàn hồi trung bình điều chỉnh dùng để tính toán:

Vậy kết cấu nhiều lớp được đưa về hệ 2 lớp, với lớp trên:

Chiều dày: H = 47 (cm) Module đàn hồi trung bình: = 348.73 (Mpa) c Tính của kết cấu:

Tính E ch của cả kết cấu: Theo toán đồ 3.1 / 22TCN 211-06

Các lớp kết cấu Bề dày lớp Moduyn đàn hồi E

(MPa) Cường độ kéo uốn Lực dính C

Góc masat trong (tính từ dưới lên) (cm) Tính độ võng Tính trượt Tính k.uốn Rku

 Ech = 172.97 MPa d Kiểm tra điều kiện về độ võng đàn hồi: Độ tin cậy thiết kế = 0.9

Tra bảng 3-2 được hệ số cường độ về độ võng: đ đ = 1.1 đ đ × Eyc = 1.1 × 155 = 170.5 (Mpa)

K ế t lu ậ n: K ế t c ấ u đả m b ả o tiêu chu ẩ n v ề độ võng đ àn h ồ i

3.1.3 Ki ể m tra c ườ ng độ theo tiêu chu ẩ n ch ị u c ắ t tr ượ t trong n ề n đấ t và các l ớ p v ậ t li ệ u dính k ế t

Tính E tb của tất cả các lớp kết cấu:

Việc tính đổi các lớp về hệ 2 lớp được thực hiện như bảng sau, và theo công thức:

Lớp kết cấu Ei (MPa) t = E2/E1 hi (cm) k= h2/h1 Htb (cm) Etb' (MPa)

Tỉ số giữa bề dày kết cấu áo đường và kích thước vệt bánh xe:

Tra bảng 3-6, hệ số điều chỉnh :  = 1.165

Từ bảng kết quả tính đổi trên, ta có:

E'tb = 273.52 (MPa) Module đàn hồi trung bình điều chỉnh dùng để tính toán:

Sử dụng toán đồ hình 3-3, với các thông số sau:

  Tra toán đồ 3-2, ta được:

 = 0.015 p = 0.6 (Mpa) Ứng suất cắt hoạt động do tải trọng bánh xe tính toán gây ra:

Sử dụng toán đồ hình 3-4, với các thông số:

H = 47 (cm) ; φ = 35 (độ) Tra được ứng suất cắt hoạt động do trọng lượng bản thân các lớp kết cấu gây ra:

av = - 0.00259 (Mpa) Tính lực dính tính toán của đất nền Ctt : Ctt = C × K1 × K2 × K3 Trong đó: C = 0.05 (Mpa)

K1 = 0.6 : Kết cấu áo đường Ntt = 50 (trục/làn.ngày đêm) K2 = 1.00 (Tra bảng 3-8) K3 = 6.0 ( đất đắp nền là đất cát trung) Vậy: Ctt = 0.05x0.6x1x6 = 0.18 (Mpa) Độ tin cậy thiết kế = 0.9 Tra bảng 3-7 được hệ số cường độ về cắt trượt: đ = 0.94 tr cd tt av ax K

Kiểm tra điều kiện về cắt trượt:

K ế t lu ậ n: Đấ t n ề n đả m b ả o đ i ề u ki ệ n cân b ằ ng tr ượ t

3.1.4 Ki ể m tra tiêu chu ẩ n ch ị u kéo u ố n trong các l ớ p v ậ t li ệ u li ề n kh ố i:

Rtt ku = k1 x k2 x Rku a Kiểm tra lớp 1: BTN chặt C12.5 :

Xác định Echm ở trên mặt lớp BTN chặt 19 :

Tính đổi lớp phía dưới về một lớp thể hiện ở bảng sau :

Tỉ số giữa bề dày kết cấu áo đường và kích thước vệt bánh xe:

Tra bảng 3-6, hệ số điều chỉnh :  = 1.14

Từ bảng kết quả tính đổi trên, ta có:

Module đàn hồi trung bình điều chỉnh dùng để tính toán:

Tra toán đồ hình 3-1, với 2 tỷ số trên ta xác định được:

Môđun đàn hồi chung của kết cấu:

=0.441x400.07= 176.43 (Mpa) Tra toán đồ hình 3-5 , với các thông số sau:

Tra (toán đồ 3-5 ) được ứng suất kéo uốn đơn vị:

[ ku ] = 2.371 Tải trọng tác dụng là : Cụm bánh đôi (tải trọng trục tiêu chuẩn) kb = 0.85 Ứng suất kéo uốn lớn nhất phát sinh ở đáy lớp BTN 12.5:

Số trục xe tiêu chuẩn tích luỹ trong suốt thời hạn thiết kế

Vật liệu kiểm tra là BTN 12.5, vậy có hệ số k1: k1 = = 0.768 k2 = 0.8

= 2.4 (Do BTN 12.5) Cường độ chịu kéo uốn tính toán của BTN 12.5:

= k1 × k2 × = 0.768 × 2.4 × 0.8= 1.47 (Mpa) Độ tin cậy thiết kế = 0.9 Tra bảng 3-7, hệ số cường độ về chịu kéo uốn: = 0.94 đ =

K ế t lu ậ n: K ế t c ấ u đả m b ả o tiêu chu ẩ n ch ị u kéo u ố n b Kiểm tra lớp 1: BTN chặt C19 : b ku p k

 ku cd ku tt ku K

Tính đổi lớp 3-4 về một lớp thể hiện ở bảng sau :

Tỉ số giữa bề dày kết cấu áo đường và kích thước vệt bánh xe:

Tra bảng 3-6, hệ số điều chỉnh :  = 1.14

Từ bảng kết quả tính đổi trên, ta có:

Module đàn hồi trung bình điều chỉnh dùng để tính toán:

Tra toán đồ hình 3-1, với 2 tỷ số trên ta xác định được:

Môđun đàn hồi chung của kết cấu:

Tra toán đồ hình 3-5 , với các thông số sau:

Tra được ứng suất kéo uốn đơn vị:

Tải trọng tác dụng là : Cụm bánh đôi (tải trọng trục tiêu chuẩn) kb = 0.85 Ứng suất kéo uốn lớn nhất phát sinh ở đáy lớp BTN 12.5:

Số trục xe tiêu chuẩn tích luỹ trong suốt thời hạn thiết kế

Vật liệu kiểm tra là BTN 12.5, vậy có hệ số k1: k1 = = 0.768 k2 = 0.8

Cường độ chịu kéo uốn tính toán của BTN 12.5:

= k1 × k2 × = 0.768 × 1.6 × 0.8= 0.98 (Mpa) Độ tin cậy thiết kế = 0.9 Tra bảng 3-7, hệ số cường độ về chịu kéo uốn: = 0.94 đ =

K ế t lu ậ n: K ế t c ấ u đả m b ả o tiêu chu ẩ n ch ị u kéo u ố n

3.2 Thiết kế kết cấu áo đường tăng cường loại 1

3.2.1 Kiểm tra tiêu chuẩn độ võng đàn hồi đối với kết cấu áo đường:

Dự kiến kết cấu áo đường: Theo quy định chiều dày tối thiểu trong 22TCN 211-06

(tính từ dưới lên) (cm) Tính độ võng Tính trượt

Tính k.uốn Rku (MPa) (MPa) phi (độ)

BTN chặt 12.5 5 420 350 1800 2.4 a Quy đổi về hệ 2 lớp:

Việc quy đổi về hệ 2 lớp một từ dưới lên được thực hiện theo công thức sau:

Kết quả tính đổi thể hiện ở bảng sau:

Lớp kết cấu Ei (MPa) t = E 2 /E 1 h i (cm) k= h 2 /h 1 H tb

Tỉ số giữa bề dày kết cấu áo đường và kích thước vệt bánh xe:

Tra bảng 3-6, hệ số điều chỉnh :  =0.987

Từ bảng kết quả tính đổi trên, ta có:

Module đàn hồi trung bình điều chỉnh dùng để tính toán:

Vậy kết cấu nhiều lớp được đưa về hệ 2 lớp, với lớp trên:

Module đàn hồi trung bình: = 373 (Mpa) c Tính của kết cấu:

Tính E ch của cả kết cấu: Theo toán đồ 3.1 / 22TCN 211-06

 Ech = 224 MPa d Kiểm tra điều kiện về độ võng đàn hồi: Độ tin cậy thiết kế = 0.9 Tra bảng 3-2 được hệ số cường độ về độ võng: đ đ = 1.1 đ đ × Eyc = 1.1 × 155 = 170.5 (Mpa) Ech = 224 > đ đ × Eyc = 170.5 (Mpa)

K ế t lu ậ n: K ế t c ấ u đả m b ả o tiêu chu ẩ n v ề độ võng đ àn h ồ i

3.2.3 Ki ể m tra c ườ ng độ theo tiêu chu ẩ n ch ị u c ắ t tr ượ t trong n ề n đấ t và các l ớ p v ậ t li ệ u dính k ế t

Tính E tb của tất cả các lớp kết cấu:

Việc tính đổi các lớp về hệ 2 lớp được thực hiện như bảng sau, và theo công thức:

Lớp kết cấu Ei (MPa) t = E2/E1 hi (cm) k= h2/h1 Htb (cm) Etb' (MPa)

Tỉ số giữa bề dày kết cấu áo đường và kích thước vệt bánh xe:

= =0.36 Tra bảng 3-6, hệ số điều chỉnh :  = 0.987

Từ bảng kết quả tính đổi trên, ta có: tr cd tt av ax K

Module đàn hồi trung bình điều chỉnh dùng để tính toán:

Sử dụng toán đồ hình 3-3, với các thông số sau:

Tra toán đồ 3-2, ta được:

 = 0.035 p = 0.6 (Mpa) Ứng suất cắt hoạt động do tải trọng bánh xe tính toán gây ra:

Tra được ứng suất cắt hoạt động do trọng lượng bản thân các lớp kết cấu gây ra:

Tính lực dính tính toán của đất nền Ctt :

Ntt = 50 (trục/làn.ngày đêm)

Vậy: Ctt = 0.032x0.6x1x1.5 = 0.023 (Mpa) Độ tin cậy thiết kế = 0.9

Tra bảng 3-7 được hệ số cường độ về cắt trượt: đ = 0.94

Kiểm tra điều kiện về cắt trượt:

K ế t lu ậ n: Đấ t n ề n đả m b ả o đ i ề u ki ệ n cân b ằ ng tr ượ t

CHƯƠNG VI: THIẾT KẾ BÓ VỈA

TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG

- Kết cấu bó vỉa, bó nền và vỉa hè theo bản vẽ thiết kế mẫu của sở Giao Thông Vận Tải ban hành kèm theo Quyết định số 1762/QĐ-SGTVT ngày 18 tháng 6 năm 2009

- Tham khảo TCVN 10797:2015 Sản phẩm bó vỉa bê tông đúc sẵn.

THIẾT KẾ BÓ VỈA, BÓ VỈA HÈ

Vì tuyến thiết kế phục vụ nhu cầu cho khu dân cư hai bên đường và để đảm bảo chất lượng, mỹ quan, ta chọn loại bó vỉa hè:

Kết cấu bó vỉa loại 6 -Bó vỉa loại 6 sử dụng khu vực có nhiều nhà dân ở hai bên đường

Kết cấu bó lề -Sử dụng để tại các nhà dân bị thụt lại so với vỉa hè sau khi nâng cao mặt đường , vỉa hè.

Lưu vực thoát nước

 Theo quy mô và tính chất công trình là sửa chữa, nâng cấp đường đảm bảo giao thông do đó kiến nghị lưu vực thoát nước mưa trong giai đoạn này được phân chia trên cơ sở đảm bảo khả năng thoát nước mặt đường, vỉa hè và một phần lưu vực dọc 2 bên tuyến Tổng lưu vực thoát nước từ đầu tuyến đến cửa xả là 115.56 ha

Cống theo quy hoạch sẽ được đầu tư ở giai đoạn sau cùng với mở rộng mặt đường theo quy hoạch

 Các thông số tính toán thiết kế cơ bản của hệ thống cống dọc trong giai đoạn này được lựa chọn như sau:

Theo quyết định số 752/QĐ-TTg ngày 19/6/2001 về phê duyệt Qui hoạch tổng thể hệ thống thoát nước thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020

 Tuyến cống cấp 3, 4 chu kỳ ngập lụt là 2 năm;

 Tuyến cống cấp 2 chu kỳ ngập lụt là 3 năm;

 Kênh rạch chu kỳ ngập lụt là 5 năm;

Theo quyết định số 3680/QĐ-UBND ngày 21/08/2010 của UBND thành phố về phê duyệt đồ án điều chỉnh qui hoạch chung xây dựng huyện Hóc Môn đến năm

2020, tỉ lệ 1/5.000 Cống thoát nước mặt quy hoạch bố trí dọc các trục đường giao thông trong khu vực, kích thước cống tính theo chu kỳ tràn cống:

 Tuyến cống cấp 3, 4 chu kỳ tràn cống là 2 năm;

 Tuyến cống cấp 2 chu kỳ tràn cống là 3 năm

Theo TCVN 7957:2008 “Thoát nước, mạng lưới và dự án bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế” Chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán P đối với khu vực đô thị như sau:

Tính chất đô thị Qui mô công trình

Kênh, mương Cống chính Công nhánh khu vực Thành phố lớn, loại I Đô thị loại II, III

2-1 1- 0,5 0,5-0,33 Với dự án này, tuyến cống thoát nước cho đường giao thông nông thôn, chọn chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán P=2(năm)

Tải trọng tính toán: cống chủ yếu nằm dưới lòng đường, tải trọng thiết kế H30-XB80.

Bình đồ thoát nước

Sông Vàm Thuật là nhánh của sông Sài Gòn, có chiều rộng lớn nhất khoảng 40m Nguồn của sông Vàm Thuật bắt đầu từ khúc sông Sài Gòn chảy qua Thủ Đức và quận 12, tạo thành ranh giới giữa Gò Vấp và quận 12 về phía đông bắc Sông chảy dài về phía Quốc lộ 1A rồi chia làm 2 nhánh: một nhánh chảy lên tỉnh Bình Dương đổ vào sông Sài Gòn, nhánh còn lại chảy qua các quận Tân Bình, Tân Phú, Bình Chánh và đổ vào sông Sài Gòn tại phà Phú Định, quận 8 Đoạn sông tạo ranh giới giữa quận 12 và Gò Vấp là khúc sông rộng nhất của Vàm Thuật.

 Từ phân tích trên cho thấy sông Vàm Thuật đảm bảo cho việc tiêu thoát nước cho khu vực quận Gò Vấp nói chung và tuyến đường Thống Nhất nói riêng.

Trắc dọc thoát nước

 Trắc dọc thoát nước mưa được thiết kế theo các nguyên tắc sau:

Thiết kế độ dốc dọc phù hợp theo hướng thoát nước mưa tổng thể, hướng dốc của địa hình tự nhiên, đảm bảo khả năng thoát nước cho lưu vực tính toán và vận tốc dòng chảy tối thiểu theo quy định

Cao độ thiết kế phù hợp với cao độ tim đường, mép đường, vỉa hè hoàn thiện; đảm bảo chiều cao đắp trên lưng cống theo quy định và đủ chiều cao để cấu tạo các bộ phận liên quan (phụ thuộc kích thước vào kích thước hầm ga,….); dự trù đấu nối cho một số tuyến cống nhánh trong tương lai (dự kiến tại các vị trị đường ngang giao cắt)

 Cơ sở lựa chọn chiều cao đắp trên lưng cống (độ sâu chôn cống):

Chiều cao đắp trên lưng cống tối thiểu theo QCVN 07-2:2016/BXD là 0,5m Đủ bố trí bề dày cấu tạo các các bộ phận của hầm ga, miệng thu, tối thiểu là 0,75m

 Khẩu độ cống thoát nước mưa thiết kế đảm bảo khả năng thoát nước theo tính toán

Đặc điểm kết cấu

Hầm ga thoát nước mưa theo định hình của Sở GTCC TP.HCM phê duyệt theo quyết định số 1344/QĐ-GT ngày 24/04/2003 Kết cấu như sau:

Hầm ga thoát nước mưa được chia thành hai phần: phần đúc sẵn và phần đổ tại chỗ Phần cổ hầm được đổ tại chỗ Móng của hầm là bê tông đá 1x2 B12,5 dày 20cm, nằm trên lớp cát dày 20cm.

 Nắp giếng thu bằng gang theo mẫu của Sở GTVT

 Khuôn hầm ga bằng BTCT đúc sẵn đá 1x2 B22,5, để gia cường chống sứt mẻ khi mở nắp hầm ga nạo vét, gờ khuôn được gia cường bằng thép góc L50x50x5mm mạ kẽm bọc 4 cạnh

 Bậc thang lên xuống đặt ở thành hầm ga và được làm bằng thép Ф16 mạ kẽm với bước thang khoảng 40cm

 Hộp gắn van ngăn mùi bằng bê tông đá 1x2 B15, cánh van ngăn mùi bằng composit kết hợp với bản lề xoay bằng inox

Cống thoát nước mưa theo định hình của Viện khoa học và công nghệ giao thông vận tải đồng thời phù hợp với quy định của TCVN 9113:2012 Kết cấu cống, cụ thể như sau:

 Ống cống sử dụng loại cống được chế tạo đúc sẵn trong nhà máy và chở đến công trường lắp ghép

 Ống cống tròn bằng BTCT đá 1x2 B22,5 đúc sẵn theo phương pháp ly tâm kết hợp rung, đốt cống dài từ (1÷4)m, đốt cống điển hình dài 4m; sử dụng loại cống miệng ngàm âm dương

 Ống cống hộp bằng BTCT đá 1x2 B22,5 đúc sẵn theo phương pháp va rung, đốt cống dài 1,2m, sử dụng loại cống miệng ngàm âm dương

 Tải trọng thiết kế cống là hoạt tải H30 với chiều cao đắp trên lưng cống lớn hơn

 Mối nối cống tròn tại đầu ngàm âm dương được chèn bằng joint cao su, bên ngoài được trát bằng vữa XM M100

Móng cống tròn được thiết kế với gối cống đúc sẵn bằng bê tông cốt thép mác B15 kích thước 1x2m, đặt 2 gối tại mỗi đốt cống điển hình Bê tông đá mác B12,5 được sử dụng để chèn giữ gối cống và ống cống Bên dưới gối cống là lớp bê tông đá mác B12,5 dày 8-10cm, tùy theo đường kính cống Cuối cùng là lớp cát đệm dày 5cm.

 Móng cống hộp: Sử dụng lớp bê tông đá 1x2 B12,5 dày 20cm, phía dưới là lớp cát đệm dày 20cm (Xem chi tiết bảng tính kết cấu móng cống)

(3) Kết cấu miệng thu nước

Sử dụng miệng thu nước, ngăn mùi hầm ga kiểu mới áp dụng thì điểm theo thông báo số 345/TB-VP ngày 06/06/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc “nội dung kết luận của phó chủ tịch UBND thành phố Trần Vĩnh Tuyến tại cuộc họp nghe báo cáo kết quả thí điểm và đánh giá các mẫu thiết kế cửa thu hiện nay trên địa bàn Thành phố Hồ

 Thu nước: kết hợp cả hai dạng thu nước (thu nước dạng nằm và thu nước đứng) thông qua lưới chắn rác và khung lưới

▶ Lưới chắn rác, khung lưới bằng gang xám, cấp tải trọng H30, bề mặt tạo vân chống trượt

▶ Lưới chắn rác (lưới nằm) kích thước 1170x235x50mm liên kết khung lưới bằng các bulong

▶ Khung lưới (thu nước đứng) kích thước 1200x200x350mm

▶ Hố thu bằng bê tông cốt thép đá 1x2 B15, đúc sẵn có kích thước 1100x450x400mm, thực hiện chức năng dẫn nước không lưu nước để ngăn mùi, chức năng ngăn mùi là van 1 chiều vật liệu bằng composite

▶ Nắp van 1 chiều bằng composite có kích thước 720x223mm liên kết với khung van bằng bản lề

▶ Khung van được làm bằng bê tông cốt thép đá 1x2 B15 đúc sẵn, kích thước 800x350mm dày 50mm

 Kết cấu cửa xả bằng bê tông cốt thép đá 1x2 B15 đúc tại chỗ, đặt trên lớp bê tông lót B12,5 dày 10cm Phía dưới là lớp cát dày 10cm

 Thảm đá hộc kích thước 2x1x0,5m sân tiêu năng cửa xả

 Để đảm bảo thoát nước thực hiện nạo vét rạch hiện hữu để khơi thông dòng chảy

(5) Đào đắp hố móng và và các công tác liên quan

 Để đảm bảo an toàn, hạn chế tình trạng sụt lún gây hư hỏng công trình, sử dụng biện pháp gia cố cừ ván thép đóng liền nhau để tăng cường khả năng ổn định hố đào tại các vị trí sát nhà dân và cột điện Đối với khu vực thi công gần sát nhà dân, để hạn chế lún nứt, hư hỏng nhà dân trong quá trình thi công, đơn vị thi công cần có biện pháp giảm chấn hay dùng phương pháp ép tĩnh để hạ ván cọc thép

 Kết cấu tái lập lằn phui cống, hầm ga:

▶ Đắp cát lằn phui đến kết cấu áo đường, K ≥ 0,95

▶ Bên trên là các lớp kết cấu áo đường

(6) Cải tạo hệ thống cống hiện hữu, bố trí hố ga, cống ngang thu nước

 Hiện trạng các hầm ga trên 2 tuyến cống hiện hữu đều đã xuống cấp, do đó thiết kế cải tạo mới các hầm ga này (nâng hầm, cải tạo miệng thu nước, đà hầm, nắp hầm, ) và lắp đặt các cống ngang đấu nối vào hầm ga xây mới của hệ thống cống chính, riêng các hầm ga hiện hữu đoạn từ đường Phan Văn Trị đến đường Nguyễn Văn Lượng do đang được thi công xây dựng cải tạo miệng thu, đà hầm, nắp hầm sẽ được cập nhật theo hồ sơ thiết kế của dự án Sửa chữa lớn đường Thống Nhất (từ đường Phan

Văn Trị đến đường Nguyễn Văn Lượng)

 Cỏc cống ngang cú đường kớnh ỉ400- ỉ600 tuỳ từng vị trớ kết nối với cỏc tuyến cống hiện hữu có tiết diện tương ứng

VIII.5 Cống thoát nước mưa

Cống thoát nước mưa theo định hình của Sở GTCC TP.HCM phê duyệt theo quyết định số 1344/QĐ-GT ngày 24/04/2003 đồng thời phù hợp với quy định của TCVN 9113:2012

Kết cấu cống cụ thể như sau:

 Ống cống sử dụng loại cống được chế tạo đúc sẵn trong nhà máy và chở đến công trường lắp ghép

Ống cống tròn bằng bê tông cốt thép đá 1x2 M300 được đúc sẵn bằng phương pháp ly tâm kết hợp rung Quá trình đúc tạo ra các đốt cống dài từ 1 đến 4 mét, với đốt cống điển hình có chiều dài 4 mét Ống cống sử dụng khớp nối ngàm âm dương để lắp ghép các đốt cống với nhau.

 Tải trọng thiết kế cống là hoạt tải H30-XB80 với chiều cao đắp trên lưng cống lớn hơn 0,5m

 Mối nối cống tròn tại đầu ngàm âm dương được chèn bằng joint cao su, bên ngoài được trát bằng vữa XM M100

 Móng cống tròn: Sử dụng gối cống đúc sẵn BTCT đá 1x2 M200, cứ mỗi đốt cống điển hình thì đặt 2 gối Dùng bê tông đá 1x2 M150 chèn giữ gối cống và ống cống, bên dưới là lớp bê tông đá 1x2 M150 dày 8cm đến 10cm (tùy theo đường kính cống), sau cùng là lớp cát đệm dày 5cm Do móng cống thuộc dạng móng nông đặt trên nền địa chất tương đối tốt nên theo kết quả tính toán nền móng không cần có biện pháp gia cố

VIII.6 Đào đắp hố móng và và các công tác liên quan

 Về tổng thể, do địa chất công trình khu vực tương đối tốt và chiều sâu các hố đào

(tính từ cao độ mặt đất tự nhiên) không lớn lắm nên ta dùng mái đào 4:1

 Kết cấu tái lập lằn phui cống, hầm ga: Đắp cát phui cống, K ≥ 0,95 đến giữa cống Đắp đất phui cống, K ≥ 0,95

Bên trên là các lớp kết cấu áo đường Đất đào nền đường được vận chuyển đổ đi trong phạm vi tạm tính 1.0 km, cự ly và vị trí đổ sẽ được xác định cụ thể trong khi thi công Công tác nạo vét cống trước lúc đưa vào khai thác sử dụng.

Phương pháp tính toán khẩu độ cống

Trong tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước mưa thường có 2 cách:

- Theo lưu lượng đã biết và độ dốc địa hình để xác định độ dốc đặt cống, đường kính, độ đầy và vận tốc dòng chảy

- Theo đường ống có sẵn, tức là đã biết đường kính, độ dốc và cho biết độ đầy trong ống để xác định lưu lượng và vận tốc

Trong tính toán thủy lực, để thuận tiện và nhanh chóng, người ta thường sử dụng các bảng đã lập sẵn với nhiều đường kính khác nhau dựa trên công thức do viện sĩ M.N Paolovski đề xuất.

Tính toán lưu lượng nước mưa trên lưu vực tính toán

- Tính toán ví dụ cho đoạn cống G69 đến Cửa xả , các đoạn còn lại tính toán tương tự

1 Xác định hệ số dòng chảy C

- Mái nhà và vỉa hè: 36%F

+ Độ dốc nhỏ 1-2%: 14%F + Độ dốc trung bình 2-7%: 6%F + Độ dốc lớn: 4%F

STT Loại mặt phủ Hệ số dòng chảy

2 Mái nhà, mặt phủ bêtông 0.75

3 Mặt cỏ, vườn, công viên (cỏ chiếm dưới 50%) Độ dốc nhỏ 1-2% 0.32 Độ dốc trung bình 2-7% 0.37 Độ dốc lớn 0.40

- Do bề mặt không thấm nước lớn hơn 30% diện tích toàn khu vực nên = :

2 Thời gian dòng chảy mưa đến điểm tính toán t (phút)

= + + = 10 + 39.07 + 31.62 = 80.69 ( ℎú ) to -Thời gian nước mưa chảy trên bề mặt đến rãnh đường Chọn t0= 10 phút t1: Thời gian nước mữa chảy theo rãnh đường t1 (phút) xác định theo công thức:

1,3 = 39.07 ( ℎú ) t2: Thời gian nước chảy trong cống từ giếng thu đến tiết diện tính toán (phút):

Với: Lr là chiều dài rãnh, vr là vận tốc chảy trong rãnh

Với a, c, bo, n,: tham số, phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, xác định theo các số liệu thống kê đối với vùng thiết kế TPHCM ( TCVN 7957-2008)

P : chu kỳ tràn thiết kế t = 2 năm

3 Chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán

4 Tính toán lưu lượng nước mưa

F : là diện tích tụ nước mưa mà đoạn cống phải thoát

Theo bản đồ quy hoạch thoát nước thì Tổng lưu vực thoát nước từ đầu tuyến đến cửa xả là

5 Xác định khả năng thoát nước lớn nhất của cống

Chú ý vận tốc tối thiểu cống tròn (Phụ thuộc vào vật liệu làm cống, đường kính cống) theo quy định QCVN 07-2:2016/BXD :

- Khả năng thoát nước lớn nhất của cống:

+ v: vận tốc dòng chảy trung bình (m/s) -Vận tốc nước chảy trong cống: tuân theo bảng 1 điều 2.2.2 QCVN 07-2-2016/BXD Đường kính cống (mm)

-Vận tốc tối đa Đối với cống bê tông cốt thép vmax = 7 (m/s) -Vận tốc tính toán

Giá trị vận tốc tính toán phải đảm bảo vmin ≤ v ≤ vmax

- Vận tốc dòng chảy trung bình:

+ i: độ dốc dọc của cống, i= 0.28 %

+ =  là bán kính thủy lực = = 0.55

+ : chu vi mặt cắt ướt (m)

+ = × : là hệ số lưu tốc – n là hệ số nhám = × 0.55 = 69.63

Cống bê tông cốt thép 0.013 Ống gang 0.012 Ống thép 0.012 Ống nhựa 0.011

Mương mái bê tông và đáy bê tông 0.015

Chu vi ướt, diện tích ướt của tiết diện hình hộp chảy ngập (độ đầy bằng 1)

+ Chu vi ướt:  =( B+H)*2= 2∗(2.5 + 2.0)∗2 = 18.0 + Diện tích ướt ω= ∗ = 2∗2.5∗2.0 = 10

- Ta thấy Qmax > Q (27300 > 11551.669) nên chọn đoạn cống là cống hai hộp 2x[2.5x2.0], i= 0.28%

- Tính cho tương tự các đoạn còn lại.

THIẾT KẾ VẠCH KẺ DƯỜNG

TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG

 Bố trí vạch sơn, giao thông phù hợp theo quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ

Bố trí vạch sơn số 1.1 tại tim đường phân chia hai dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau

Tại các vị trí giao cắt với đường nhánh bố trí vạch sơn 7.3 đảm bảo an toàn cho người đi bộ qua đường

 Lưu ý: Sau khi hoàn thành công tác lu lèn mặt đường bê tông nhựa cần thực hiện bố trí biển báo và vạch sơn đường theo đúng các quy định nêu trong QCVN

41:2016/BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ban hành

 Thiết kế vạch sơn, biển báo cụ thể xem bản vẽ bình đồ tổ chức giao thông và chi tiết kèm theo.

YÊU CẦU ĐỐI VỚI VẠCH KẺ ĐƯỜNG

- Vạch kẻ đường phải đảm bảo cho xe chạy trên đường êm thuận, đảm bảo độ bám giữa lốp xe và mặt đường, không bị trơn trượt, không cao quá mặt đường 6mm

- Khi sử dụng, lựa chọn vạch kẻ đường phải đảm bảo hợp lý về tổ chức giao thông đối với từng tuyến đường và căn cứ vào chiều rộng mặt đường phần xe chạy, tốc độ xe chạy, lưu lượng, phương tiện và người đi bộ tham gia giao thông để quyết định Vạch kẻ đường phải có ý nghĩa báo hiệu thống nhất và bổ trợ cho đèn tín hiệu và biển báo

Đối với các tuyến đường có tốc độ thiết kế lớn hơn hoặc bằng 60 km/h và đường có tốc độ V85 từ 80 km/h trở lên thì phải sử dụng vật kẻ đường bằng vật liệu phản quang Đối với các loại đường khác, có thể căn cứ vào tình hình tài chính và các yêu cầu cụ thể để sử dụng vật liệu phản quang hay không.

THIẾT KẾ VẠCH KẺ DƯỜNG

Vạch kẻ đường sử dụng trên toàn tuyến gồm các vạch sau :

- Vạch 1.1 : vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), dạng vạch đơn, nét liền

+ Áp dụng : dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều nhau ở những đoạn đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa Xe được phép cắt qua để sử dụng làm ngược chiều từ cả hai phía

+ Quy cách : vạch 1.1 là vạch đơn, đứt nét, màu vàng Bề rộng nét vẽ bcm, chiều dài đoạn nét liền L1=(1-3)m, chiều dài đoạn nét đứt L2=(2-6)m, tỉ lện L1/L2=1/2

+ Tốc độ vận hành càng cao, chọn chiều dài đoạn nét liền L1 và chiều dài đoạn nét đứt L2 càng lớn Chọn giá trị chiều dài đoạn nét liền L1 và đoạn nét đứt L2 nhỏ trong các trường hợp cần tăng tính dẫn hướng xe chạy (ví dụ trong phạm vi đường cong nằm bán kính nhỏ)

- Vạch 1.2 vạch giới hạn mép ngoài phần đường xe chạy hoặc vạch phân cách làn xe cơ giới và làn xe thô sơ

+ Áp dụng : để xác định mép ngoài phần đường xe chạy hoặc phân cách làn xe cơ giới và xe thô sơ

Đối với đường thông thường, khi dùng vạch 1.2 để xác định mép ngoài phần xe chạy (với phần lề gia cố có cấu tạo tương đương mặt đường được coi là phần xe chạy), mép ngoài cùng của vạch cách mép ngoài cùng phần xe chạy từ 15cm đến 30cm Còn đối với đường ô tô cao tốc, mép ngoài cùng của vạch sát với làn dừng khẩn cấp Vạch 1.2 được áp dụng trên các tuyến đường cao tốc, đường có phần đường xe chạy rộng từ 7,0m trở lên và các trường hợp cần thiết khác.

Việc kẻ vạch phân cách giữa làn xe cơ giới và xe thô sơ chỉ thực hiện khi phần đường dành cho xe thô sơ rộng ít nhất 1,5m Nếu không đủ diện tích, hai loại xe này sẽ chạy chung Với làn xe thô sơ nhỏ hơn 2,5m, không cần kẻ vạch mép ngoài Chỉ bố trí làn riêng cho xe thô sơ khi mật độ xe cao hoặc trường hợp cần thiết Khi tách riêng làn xe cơ giới và xe thô sơ, cần dùng biển báo hoặc sơn chữ “XE ĐẠP” trên làn xe thô sơ Xe cơ giới có thể vượt vạch khi cần thiết nhưng phải nhường đường cho xe thô sơ.

+ Trường hợp tổ chức giao thông cho xe máy chạy chung với làn xe thô sơ thì phải sử dụng biển bỏo hoặc kết hợp sơn chữ ô XE MÁY ằ, ô XE ĐẠP ằ trờn làn này Xe chạy được phép đè lên vạch khi cần thiết và phải nhường đường cho xe thô sơ

+ Quy cách vạch như sau :

 Vạch 1.2a là vạch đơn, liền nét, bề rộng vạch bcm-20cm

 Vạch 1.2b là vạch đơn, nét đứt, bề rộng vạch bcm-20cm ; khoảng cách nét liền

L1=0.6m ; khoảng cách nét đứt L2=0.6m Tỷ lệ L1/L2=1:1

Vạch 7.3: Vạch đi bộ qua đường Áp dụng: Vạch đi bộ qua đường xác định phạm vi phần đường dành cho người đi bộ cắt qua đường

Bố trí vạch đi bộ qua đường ở những nơi có người đi bộ qua đường, khoảng cách bố trí hai vạch đi bộ qua đường trên cùng một đoạn đường nên cách nhau lớn hơn 150 m

Chiều rộng nhỏ nhất dành cho bố trí vạch đi bộ qua đường không đƣợc nhỏ hơn 3 m, tuỳ theo lượng người đi qua để nâng thêm chiều rộng, mỗi cấp nâng lên là 1 m

Trên những đoạn đường không bình thường (tầm nhìn bị hạn chế, dốc dọc lớn, góc ngoặt lớn hoặc đường cong nằm bán kính nhỏ hoặc có các nguy hiểm khó lường hoặc ở những đoạn đường có bề rộng làn xe bị thu hẹp dần) thì không bố trí vạch đi bộ qua đường

-Vạch 7.6: Vạch chỉ dẫn sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường Áp dụng: Vạch 7.6 sử dụng để báo hiệu sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua Đường; đặc biệt đối với các chỗ bố trí vạch đi bộ qua đường ở giữa đoạn đường nối hai nút để cảnh báo người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ qua đường

THIẾT KẾ BIỂN BÁO, ĐÈN TÍN HIỆU, TRẠM DỪNG XE BUÝT, CÔNG TRÌNH PHỤ KHÁC

BIỂN BÁO

QCVN 41-2016/ BGTVT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ

 Biển báo hiện hữu: tận dụng lại chỉ làm mới phần móng

 Biển báo mới : biển báo tên đường tại các vị trí đường giao nhau

+ Để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiờn theo quy định, phải đặt biển số P.102 ôcấm đi ngược chiều ằ Người đi bộ được phép đi trên vỉa hè hoặc lề đường

+ Chiều đi ngược lại với chiều đặt biển P.102 là lối đi thuận chiều, các loại xe được phép đi do đó phải đặt biển chỉ dẫn số I.407a

+ Dựng để nhắc lỏi xe giảm tốc độ đi chậm, phải đặt biển số W.245a ô Đi chậm ằ Biển đặt ở vị trí thích hợp trước khi đến đoạn đường yêu cầu đi chậm

+ Đối với các tuyến đường đối ngoại, bắt buộc dùng biển số W.245b

- Biển số W.201(a, b) “Chỗ ngoặt nguy hiểm” Để báo trước sắp đến một chỗ ngoặt nguy hiểm phải đặt biển số W.201(a, b):

+ Biển số W.201a chỗ ngoặt nguy hiểm vòng bên trái

+ Biển số W.201b chỗ ngoặt nguy hiểm vòng bên phải

Chỗ ngoặt nguy hiểm là vị trí đường cong như sau:

+ Ở vùng đồng bằng, đường cong có góc chuyển hướng lớn hơn hay bằng 45 o hoặc có bán kính nhỏ hơn hay bằng 100m

+ Ở vùng núi, đường cong có góc chuyển hướng lớn hơn hay bằng 45 o hoặc có bán kính nhỏ hơn hay bằng 40m

+ Ở những vùng mà việc quan sát của người tham gia giao thông gặp khó khăn như vùng cây rậm rạp, vùng thường có sương mù thì các vị trí đường cong không phân biệt độ lớn góc ở tâm hoặc bán kính đều coi là chỗ ngoặt nguy hiểm

+ Sau đoạn thẳng dài từ 1km trở lên thì đường cong đầu tiên không phân biệt độ lớn góc ở tâm hoặc bán kính đều coi là chỗ ngoặt nguy hiểm

- Biển số I.434a “Bến xe buýt”

Để chỉ dẫn vị trí đỗ xe buýt cho khách lên xuống, cần phải sử dụng biển báo số I.434a "Bến xe buýt" Biển báo này thường kết hợp với biển phụ để cung cấp thông tin về số hiệu tuyến, tên tuyến, điểm đầu, điểm cuối và lộ trình của xe buýt Các biển phụ có thể được đặt cạnh biển số I.434a hoặc bên trong khu vực đón trả khách.

+ Trong trường hợp chỗ dừng đỗ xe buýt không phải là bến xe theo các quy định hiện hành thì thay chữ “Bến xe buýt” thành chữ “Điểm đón trả khách tuyến cố định” và bỏ chữ “BUS STOP” trên biển

- Biển số R.302 (a, b) “Hướng phải đi vòng chướng ngại vật”

+ Để báo các loại xe (cơ giới và thô sơ) hướng đi để qua một chướng ngại vật, phải đặt biển số R.302 (a, b) “Hướng phải đi vòng chướng ngại vật”

+ Biển được đặt trước chướng ngại vật và tuỳ theo hướng đi: chỉ được vòng sang phải; chỉ được vòng sang trái; hay phải vòng sang trái hoặc sang phải mà lựa chọn kiểu biển cho phù hợp

+ Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe phải đi vòng chướng ngại vật theo hướng mũi tên chỉ

- Biển số I.426 “Trạm cấp cứu”

+ Để chỉ dẫn nơi có trạm cấp cứu y tế ở gần đường, phải đặt biển số I.426 “Trạm cấp cứu”

- Biển số P.131a “Cấm đỗ xe”

+ Để báo nơi cấm đỗ xe trừ các xe được ưu tiên theo quy định, phải đặt biển số P.131a

+ Biển số P.131a có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới đỗ ở phía đường có đặt biển báo

+ Trong phạm vi có hiệu lực của biển, nếu có chỗ mở dải phân cách cho phép xe quay đầu thì cần đặt thêm biển nhắc lại

- Biển số W.207 (a, b, c): “Giao nhau với đường cùng mức”

+ Để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường cùng mức tiên phải đặt biển số W.205

(a, b, c) Tùy theo hình dạng nơi giao nhau để chọn kiểu biển cho thích hợp Tại chỗ đường giao với các ngõ, ngách, hẻm hoặc tương tự, tùy theo điều kiện giao thông có thể xem xét sử dụng biển số W.205 khi cần thiết

Theo luật giao thông, xe lưu thông trên đường có biển báo "W.205 (a, b, c)" được ưu tiên đi qua giao lộ ngoài phạm vi nội thành hoặc nội thị Xe này chỉ phải nhường đường cho các loại phương tiện được luật định có quyền ưu tiên.

- Biển P127: Tốc độ tối đa cho phép

+Để báo cho các loại xe đi lại trên đoạn đường với tốc độ cho phép tối đa

+Biển P.127 (50) được đặt trước đầu tuyến

+Biển P.127 (20) được đặt trước các đường cong nằm có bán kính cong nằm nhỏ hơn so với bán kính tối thiểu cho phép.

ĐÈN TÍN HIỆU

Phụ lục A, QCVN 41-2016/ BGTVT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ

X.2.2.Thiết kế đèn tín hiệu

Tại các vị trí nút giao, trong giai đoạn đầu mới đưa vào khai thác sử dụng sẽ để nút tự điều chỉnh theo hệ thống biển báo, sơn phân làn được bố trí trên tuyến Sau đó, dựa vào lưu lượng xe cụ thể tại từng nút giao và từng hướng trên nút giao khi tuyến đã đưa vào khai thác ổn định sẽ bố trí hoàn chỉnh hệ thống tín hiệu tổ chức giao thông tại từng vị trí nút giao thông cụ thể a Lựa chọn dạng đèn tín hiệu

Đèn tín hiệu giao thông gồm hai loại chính: đèn chính (loại 1) và đèn phụ báo hiệu (loại 2) Đèn chính thường có ba đèn tín hiệu xanh, vàng và đỏ với đường kính bóng đèn từ 200mm đến 300mm Trong đó, đèn đỏ bắt buộc phải có đường kính 300mm Ngoài đèn chính, còn có đèn phụ báo hiệu cho phép xe rẽ phải khi đèn đỏ đang bật.

+ Dạng đèn 1 phải lắp đặt theo chiều thẳng đứng Nguyên tắc là bóng đỏ ngoài cùng và bóng xanh trong cùng

+ Ngoài các dạng đèn đã nêu, có thể bố trí các đèn tín hiệu khác nhau (xanh, đỏ, vàng) trên cùng một bóng đèn nhưng phải đảm bảo một tín hiệu màu duy nhất, rõ ràng trên mặt đèn ở từng thời điểm trong chu kì của đèn Đèn tín hiệu có thể lắp đặt trên cột đứng, cột cần vươn hay giá long môn

+ Tuy nhiên, phải căn cứ vào lưu lượng xe cụ thể tại các nút giao khi tuyến đường đưa vào khai thác sử dụng mà phương án bố trí đèn tín hiệu trên giá long môn sẽ được tiến hành b Yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt đèn tín hiệu

+ Đèn tín hiệu được treo ở ngoài mép mặt đường không ít hơn 0.5m (theo chiều ngang) Đối với đường có 3 làn xe trở lên thì đèn tín hiệu treo ở phía trên theo chiều xe chạy

+ Thời gian đèn xanh tối thiểu cho một hướng giao thông ít nhất là 15s

+ Đèn dành cho người đi bộ có chu kì dài ít nhất là 7s Khi lưu lượng người đi bộ thấp và bề rộng đường hẹp 2 làn xe và không là đường ưu tiên thì có thể giảm bớt chu kì đèn ngắn hơn nhưng không ít hơn 4s Chú ý, tốc độ của người đi bộ sang đường tính bằng 1.2m/s, nếu nơi bố trí dành cho người khuyết tật qua đường sẽ phải tính tốc độ của người sang đường thấp hơn 1.2m/s và căn cứ vào thị sát để đặt chu kì đèn cho phù hợp

+ Để trợ giúp người đi bộ sang đường nhất là người khiếm thị, khiếm thính hoặc khuyết tật người ta còn sử dụng thiết bị cảm biến thụ động hoặc nút ấn Thiết bị nút ấn dành cho người đi bộ sang đường bao gồm nút ấn, đèn nhấp nháy đặt chung trên một cột ở vị trí thuận lợi trên vỉa hè ngay vị trí bắt đầu dành cho người đi bộ sang đường Thiết bị nút ấn còn trang bị bộ phận phát âm thanh để báo nơi đặt thiết bị nút ấn, âm thanh dễ nhận biết có chu kì 0.15s và lặp lại sau 1s, âm thanh có thể nghe thấy từ cự ly 1.8m đến 3.7m và âm lượng không thấp hơn 5dB nhưng không cao hơn 89dB và sẽ bị vô hiệu hóa khi chu kì đèn nhấp nháy kết thúc Khi đặt thiết bị nút ấn phải khảo sát thực địa để bố trí phù hợp

+ Sử dụng đèn tín hiệu có đường kính 300mm ở những đường có tốc độ V85 từ 60km/h trở lên và ở nơi thường xuyên có người điều khiển giao thông, nơi có nhiều người già tham gia giao thông

+ Đèn tín hiệu phải nhìn thấy từ xa và không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng

(km/h) Khoảng cách nhìn thấy nhỏ nhất (m)

TRẠM DỪNG XE BUÝT

- QCVN 41-2016/ BGTVT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ

- QCVN 07-4: 2016/ BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình giao thông

X.3.2.Thiết kế trạm dừng xe buýt

- Phải có chiều rộng tối thiểu là 3m

Cấm bố trí các biển báo trên các đoạn đường cong có bán kính nhỏ hơn bán kính đường cong tối thiểu thông thường cũng như trên các đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn hiệu quả.

- Chỗ dừng xe buýt của hướng giao thông đối diện phải bố trí so le với hướng ngược chiều ít nhất 10m

Theo quy định, trạm dừng xe buýt trên đường cao tốc phải được bố trí ngoài phạm vi phần xe chạy của đường cao tốc và gần các đường rẽ ra vào đường cao tốc để đảm bảo an toàn cho hành khách và phương tiện lưu thông trên đường cao tốc.

- Trạm dừng xe buýt phải có mái che, ghế ngồi cho hành khách và sơ đồ các tuyến xe buýt đối với từng số xe

- Căn cứ vào kết quả khảo sát thực tế cho thấy đoạn từ đầu tuyến đến cuối tuyến có các tuyến xe buýt đi qua Do vậy, kiến nghị tiến hành bố trí 2 trạm dừng xe buýt trên tuyến nhằm đảm bảo xe lưu thông xuyên suốt tuyến.

TỔ CHỨC THI CÔNG

 Căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được duyệt, nhà thầu phải trình cho kỹ sư tư vấn giám sát (TVGS) phương án tổ chức thi công, chứng chỉ vật liệu (xuất xứ, hợp chuẩn, hợp quy,…) và kế hoạch công tác kiểm tra chất lượng từng hạng mục công trình Ngoài ra nhà thầu trình gửi TVGS các mẫu vật liệu cho từng loại để kiểm tra xem xét cho phép sử dụng

 Công tác tổ chức thi công bao gồm: Chuẩn bị xây lắp, tổ chức cung ứng vật tư kỹ thuật và vận tải cơ giới hóa, tổ chức lao động, lập kế hoạch tác nghiệp, điều độ sản xuất và tổ chức kiểm tra chất lượng xây lắp

 Sau khi thi công xong các hạng mục (nếu có) cần được đánh giá nghiệm thu của Hội đồng nghiệm thu cơ sở (bên A, bên B, bên TVTK) rồi mới thi công các hạng mục tiếp theo Nếu có các vướng mắc về kỹ thuật, cần có sự đồng ý của đơn vị thiết kế, giám sát công trình để có giải pháp kỹ thuật điều chỉnh thích hợp

 Trước khi thi công, nhà thầu phải cung cấp các số liệu về vật liệu công trình cho chủ đầu tư và đơn vị thiết kế biết, để chọn lựa loại vật liệu địa phương thích hợp, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nhằm cố gắng tận dụng vật liệu địa phương để giảm kinh phí đầu tư và bảo đảm tính thực thi của hồ sơ thiết kế, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định

 Trong quá trình thi công phải thực hiện đúng theo bản vẽ thiết kế được duyệt Những thay đổi trong quá trình thi công phải được thỏa thuận của cơ quan giao thầu, thiết kế, giám sát và phải theo đúng qui định về việc lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế và dự toán các công trình xây dựng

Công tác định vị công trình là một khâu quan trọng, đòi hỏi độ chính xác cao Nó phải được thực hiện theo đúng chỉ dẫn trong hồ sơ thiết kế Trước khi tiến hành thi công, cần tiến hành đo đạc, cắm mốc, kiểm tra và nghiệm thu để đảm bảo công trình được xây dựng đúng vị trí, đáp ứng các yêu cầu về thiết kế và thi công.

 Trong quá trình thi công phải thực hiện giám sát, kiểm tra, nghiệm thu chặt chẽ theo qui định, nếu có sai số phải trong phạm vi cho phép

 Cần tuân thủ an toàn lao động trong xây, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ theo các quy định hiện hành

 Chú ý các yêu cầu về bảo đảm giao thông khu vực và an toàn khi thi công, bố trí biển báo, rào chắn, phân luồng, các biện pháp điều hành quản lý giao thông

 Yêu cầu đảm bảo chất lượng công trình nói chung cần tuân thủ nghiêm túc các quy trình thi công và nghiệm thu công trình hiện hành, tăng cường công tác giám sát của các cơ quan chức năng theo quy định

 Công tác kiểm tra chất lượng phải tiến hành theo bản vẽ thiết kế và các qui định hiện hành về kiểm tra chất lượng và nghiệm thu các công trình xây dựng

XI.2 Tiến trình thi công và các vấn đề liên quan

1.Trình tự thi công tổng thể

Trong giai đoạn thiết kế, đơn vị tư vấn chỉ đưa ra trình tự thi công chủ đạo một số hạng mục công tác chính Trong quá trình triển khai thi công thực tế, tuỳ thuộc vào yêu cầu tiến độ cũng như khả năng nhân lực, thiết bị của mình mà đơn vị thi công sẽ lập trình tự cũng như tiến độ thi công chi tiết từng hạng mục công việc trình Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư phê duyệt Trình tự thi công các hạng mục chính như sau:

 Công tác chuẩn bị, bố trí mặt bằng, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật (nếu có)

 Thi công cống thoát nước dọc, ngang và hầm ga, kết hợp thoát nước thải sinh hoạt

 Thi công nền đường (đào nền mở rộng, đắp nền)

 Thi công các lớp kết cấu áo đường (cấp phối đá dăm)

 Thi công mặt đường bê tông nhựa

 Sơn đường, cắm biển báo

 Dọn dẹp vệ sinh, hoàn thiện

Thời gian thi công: Dự kiến 120 ngày (kể từ ngày khởi công)

Các công tác chuẩn bị bao gồm những công việc chính như sau:

 Chuẩn bị các bãi tập kết vật liệu, xe máy

 Khảo sát vật liệu, trạm trộn bê tông nhựa

 Rào chắn khu vực công trường, lắp đặt các biển báo hiệu theo hồ sơ thiết kế

 Khôi phục cọc mốc, xác định các nguồn và phương thức cung cấp vật liệu, chuẩn bị phương tiện và nhân lực thi công, cung cấp điện, nước,…

 Tổ chức vận chuyển, tập kết vật liệu đến công trường

- Xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ cho công trường như: Văn phòng điều hành cho chủ đầu tư, lán trại, nhà làm việc cho nhà thầu và nhà làm việc cho các đơn vị tư vấn giám sát (nếu có) để đảm bảo công trường hoạt động ổn định.

 Tim tuyến, cống, … được khống chế bởi hệ thống cọc mốc đã có trên thực địa do đơn vị tư vấn thiết kế thực hiện và đã bàn giao cho đơn vị thi công Đơn vị thi công phải bảo quản hệ thống cọc mốc cẩn thận, tránh hư hỏng do xe cộ, thiết bị thi công

Có thể lập thêm các mốc phụ phục vụ đo đạc thi công Trong 07 ngày kể từ ngày bàn giao cọc mốc ở hiện trường, đơn vị thi công bằng thiết bị của mình cần kiểm tra đo đạc lại các mốc tọa độ, cao độ trước khi thi công, nếu có sai khác cần thông báo cho các bên biết để có biện pháp hiệu chỉnh nếu cần thiết và ngược lại, đơn vị thi công tự bỏ chi phí để khôi phục

 Công tác định vị phải đảm bảo độ chính xác, yêu cầu nhà thầu cần phải có kỹ sư chuyên ngành có kinh nghiệm đảm trách từ đầu cho đến khi bàn giao công trình

4.Xác định vị trí bãi đổ bùn, đất cho dự án:

 Vị trí đổ bùn, đất và các loại đất đào trong quá trình thi công được xác định theo quyết định số 44/2015/QĐ-UBND ngày 09/09/2015 của UBND Thành Phố về ban hành qui định quản lý bùn thải trên địa bàn Tp.HCM:

YÊU CẦU KỸ THUẬT THI CÔNG

Mọi công tác thi công và nghiệm thu các hạng mục công trình đều phải tuân thủ theo các

Qui trình thi công và nghiệm thu hiện hành Việc lựa chọn vật liệu xây dựng cần phải trên cơ sở thỏa mãn các yêu cầu chung trong các quy trình hiện hành, đặc biệt lưu ý các yêu cầu đối với các loại vật liệu sau:

- Đối với cấp phối đá dăm làm mặt đường: Theo quy trình thi công và nghiệm thu lớp cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ô tô 22 TCN-334-06

- Đối với nhựa dính bám: Dùng nhựa pha dầu hoặc nhựa nhũ tương

- Cát đắp thân nền đường và cát đắp lớp K0.98 phải có các đặc tính phù hợp với các yêu cầu sau:

+ Đối với thân nền đường:

CBR: Giá trị CBR ngâm nước tối thiểu 4% phù hợp với 22 TCN 332-06 ở độ chặt 0.95 của dung trọng khô tối đa theo 22 TCN 332-06

+ Đối với lớp đỉnh nền (lớp K0.98):

CBR: Giá trị CBR ngâm nước tối thiểu 6% phù hợp với 22 TCN 332 – 06 ở độ chặt

0.98 của dung trọng khô tối đa theo 22 TCN 332 – 06

Sử dụng vải địa kỹ thuật không dệt để ngăn cách giữa các lớp vật liệu trong kết cấu đường Vải địa kỹ thuật có kích thước lỗ hữu hiệu nhỏ hơn 0,125 mm, đảm bảo khả năng ngăn chặn các hạt mịn lọt qua Hệ số thấm của vải địa kỹ thuật đáp ứng áp lực 1 kg/cm², giúp kiểm soát quá trình thoát nước và ổn định kết cấu đường.

1.4 10-4 (m/s), cường độ chống đâm thủng  1500N, cường độ chịu kéo đứt 12 KN/m

- Đá dăm, cát đổ bê tông phù hợp với TCVN 7570-2006

- Xi măng dùng loại PC40 phù hợp với TCVN 2682-1992

- Gạch Terrazzo dùng loại đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quyết định số 1762/QĐ –

Để đảm bảo chất lượng lát gạch, Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh (SGTVT) đã ban hành thông tư số 18/06/2009 quy định chi tiết về các tiêu chuẩn kỹ thuật của gạch ốp lát Theo đó, gạch sử dụng phải đạt các chỉ tiêu cơ bản về độ cứng, độ sáng, đảm bảo các yêu cầu về cường độ chịu nén, độ mài mòn và độ hút nước theo quy chuẩn TCVN 6415 – 1998.

- Cừ tràm dùng loại có đường kính ngọn > 4cm, đường kính gốc 8cm-10cm, thân cừ thẳng, lõi cừ còn tươi, không mục và không bóc vỏ ngoài

- Thép các loại: dùng thép sản xuất trong hoặc ngoài nước của các nhà máy đã được cấp chứng chỉ sản xuất theo qui mô công nghiệp, phù hợp với yêu cầu của TCVN 4453-87

Thép tròn trơn loại A-I mác CT3, thép tròn gai loại A-II mác CT5

- Nước phục vụ thi công phải đáp ứng được tiêu chuẩn nước dùng cho bê tông theo đúng qui định của qui trình hiện hành

- Về độ chặt nền, mặt đường: đắp cát thân nền đường đảm bảo độ chặt K 0.95, riêng 30 cm trên cùng đảm bảo độ chặt K 0.98; Các lớp cấp phối đá dăm đảm bảo độ chặt K 

- Sơn mặt đường: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử của sơn tín hiệu giao thông, sơn vạch đường nhiệt dẻo phải theo tiêu chuẩn 22TCN 282-2002 Sơn dùng loại sơn lạnh, có phản quang.

THÍ NGHIỆM ĐO ĐẠC, KIỂM TRA ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH 36

NGHIỆM THU NỀN DƯỜNG

- Độ dốc ngang Sai số không quá ±0.5 % của độ dốc ngang

- Bề rộng mặt cắt ngang: ±10 cm

- Cao độ nền đường : Sai số ± 20mm

- Độ chặt nền đường : 500–800m2 kiểm tra nghiệm thu một điểm, độ chặt phải đạt độ chặt thiết kế

XIII.5.2 Kiểm tra nghiệm thu móng cấp phối đá dăm:

- Kiểm tra độ chặt: cứ 700m2 kiểm tra 3 điểm ngẫu nhiên

- Cứ 150m3 khối rời kiểm tra về thành phần hạt, tỷ lệ dẹt, chỉ số dẻo

- Bề rộng sai số cho phép so với thiết kế ±10cm

- Dộ dốc ngang sai số cho phép so với thiết kế ± 0.2%

- Cao độ sai số cho phép so với thiết kế ±1 cm đối với lớp móng dưới là ±5 mm đối với lớp trên

- Độ bằng phẳng kiểm tra bằng thước 3m theo TCN 16-79, khe hở không quá 10mm đối với lớp móng dưới và 5 mm đối với lớp trên, khối lượng kiểm tra 3 mặt cắt trên 1 Km

- Cường độ móng đường trên mặt lớp cấp phối sau khi hoàn thiện, phải đạt yêu cầu thiết kế kiểm tra độ chặt yêu cầu đạt > 0.98

- Sau khi làm xong lớp cấp phối đá dăm tiến hành lớp nhựa dính bám ngay bằng xe tưới với định mức dùng nhựa 1 kg/m2

XIII.5.3 Kiểm tra nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa:

- Bề rộng sai số cho phép so với thiết kế: + 10cm

- Bề dày sai số cho phép: +10%

- Cao độ sai số cho phép so với thiết kế: ± 5 mm

- Kiểm tra độ bằng phẳng: bằng thước 3m: khe hở < 3mm đạt trên 85% điểm đo, khe hở không được quá 7mm

- Kiểm tra độ chặt và bề dày: 200m2 lấy 3 mẫu thử tại hiện trường kiểm tra theo quy trình

22 TCN 62-84 theo phương pháp Marshall

XIII.5.4 Kiểm tra nghiệm thu cống:

- Khi thi công xong hố móng: Kiểm tra nghiệm thu hạng mục hố móng yêu cầu đúng kích thước cao độ đáy hố móng

- Kiểm tra nghiệm thu các hạng mục như ván khuôn trước khi đổ bê tông

- Nghiệm thu đốt cống tại hiện trường yêu cầu khi cống được lắp đặt phải có kích thước thiết kế đề ra, không được phép rạn vỡ

- Lắp đặt đốt cống phải đảm bảo độ dốc dặt cống: Kiểm tra cao độ đốt đầu và đốt cuối của cống

Khi thi công lắp đặt cống hộp bê tông, cần đảm bảo độ so le giữa các đốt cống không vượt quá 10mm Đồng thời, kiểm tra kỹ lưỡng các mối nối giữa các ống cống để đảm bảo chúng được lắp đúng theo thiết kế Sau khi kiểm tra cẩn thận, mới tiến hành đắp đất thân cống để hoàn thiện công trình.

- Kiểm tra cao độ đáy và đỉnh hố ga, sai số cho phép không vượt quá ±20 mm

- Kiểm tra độ lệch tim cống so với tim thiết kế trong trắc dọc không quá ±10cm.

KIỂM TRA NGHIỆM THU CỐNG

- Khi thi công xong hố móng: Kiểm tra nghiệm thu hạng mục hố móng yêu cầu đúng kích thước cao độ đáy hố móng

- Kiểm tra nghiệm thu các hạng mục như ván khuôn trước khi đổ bê tông

- Nghiệm thu đốt cống tại hiện trường yêu cầu khi cống được lắp đặt phải có kích thước thiết kế đề ra, không được phép rạn vỡ

- Lắp đặt đốt cống phải đảm bảo độ dốc dặt cống: Kiểm tra cao độ đốt đầu và đốt cuối của cống

- Kiểm tra độ so le của đốt cống không quá 10mm, kiểm tra các mối nối ống cống đúng như thiết kế đề ra mới tiến hành đắp đất thân cống

- Kiểm tra cao độ đáy và đỉnh hố ga, sai số cho phép không vượt quá ±20 mm

- Kiểm tra độ lệch tim cống so với tim thiết kế trong trắc dọc không quá ±10cm.

BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG, AN TOÀN GIAO THÔNG, CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ, AN TOÀN ĐIỆN

ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG

- Công tác đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động và vệ sinh môi trường tuân thủ theo các qui định sau:

+ QCVN 18:2014/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - An toàn trong xây dựng

+ QCVN 06:2010/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình

+ TCVN 5308 – 1991: Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng

+ TCVN 4036 – 1985: An toàn điện trong xây dựng

+ TCVN 3254 – 1989: An toàn cháy – Yêu cầu chung

+ TCVN 3255 – 1986: An toàn nổ – Yêu cầu chung

- Để đảm bảo đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động và vệ sinh môi trường, công trình cần thực hiện các điểm sau:

+ Đơn vị thi công phải tổ chức các biện pháp đảm bảo an toàn lao động khi thi công theo đúng qui phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng TCVN 5308 – 1991 Một số công tác chính cần triển khai

+ Tổ chức tập huấn công tác an toàn lao động cho toàn thể cán bộ công trường

+ Thường xuyên nhắc nhở công nhân phòng chống tai nạn trên công trường

+ Cung cấp đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động cụ thể: quần, áo, mũ, nón bảo hộ, giày, găng tay

+ Tổ chức một tổ chuyên trách.về an toàn lao động

+ Công trình được thi công trong vùng đông dân cư, do vậy vấn đề vệ sinh môi đường phải được quan tâm đặc biệt

Vật liệu thừa trong quá trình thi công phải được dọn dẹp thường xuyên để đảm bảo an toàn thi công, bao gồm việc loại bỏ vật liệu thừa đúng cách ở từng vị trí thi công Việc dọn dẹp này không chỉ giúp ngăn ngừa tai nạn do vấp ngã hoặc trơn trượt mà còn đảm bảo vệ sinh môi trường, tránh ô nhiễm đất và nước.

+ Khi vận chuyển đất, bánh xe phải được rửa sạch trước khi rời khỏi công trường để bùn không vương vãi ra đường, phải có bạt che đậy thùng xe

+ Vận chuyển đất đổ bỏ đúng nơi quy định, không để rơi vãi trên đường vận chuyển

Để đảm bảo an toàn cho con người và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, các chất liệu có mùi gây ô nhiễm phải được sử dụng có biện pháp bảo hộ phòng chống độc hại Biện pháp này bao gồm các quy định về trang bị bảo hộ cá nhân, thông gió và đào tạo cho người lao động về các nguy cơ liên quan đến sử dụng chất liệu gây ô nhiễm.

+ Thu dọn, xếp gọn các thiết bị, vật tư sau mỗi ngày làm việc Khi thi công tại khu vực công trường, các vật tư, nhiên liệu phế thải tuyệt đối không thải bỏ trên đường

+ Rào chắn kín khu vực công trường thi công Thường xuyên vệ sinh đường hiện hữu khu vực công trường để làm sạch các bụi bẩn do xe chở vật liệu xây dựng gây ra

- Công tác đào và vận chuyển đất đào, thi công cấp phối đá dăm sẽ gây nhiều bụi bẩn, gây ô nhiễm môi trường…, do đó quá trình thi công Đơn vị thi công cần thường xuyên tưới nước mặt cấp phối, đảm bảo duy trì độ ẩm để hạn chế bụi bẩn, đồng thời làm vệ sinh các vật liệu, phế thải rơi vãi trên đường trong quá trình vận chuyển … hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng đến dân sinh trong khu vực Nước tưới dùng nước sinh hoạt, không được sử dụng nước trong lòng cống

- Các biện pháp khắc phục, giảm nhẹ tác động xấu đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường vật lý, sinh thái, kinh tế – xã hội nhằm mục đích đảm bảo sự phát triển bền vững của khu vực tiếp nhận dự án.

ĐẢM BẢO GIAO THÔNG TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG

Để đảm bảo an toàn trong quá trình thi công và tránh ùn tắc giao thông, đặc biệt là tại các đường ngang và nút giao, các giải pháp sau được đề xuất:

+ Tổ chức thi công theo từng phân đoạn tối đa 100m và các phân đoạn cách nhau tối thiểu 100m để giảm mật độ ùn tắt giao thông

+ Phối hợp cảnh sát giao thông điều khiển, phân luồng giao thông vào các giờ cao điểm, các đoạn đông dân cư như chợ, xí nghiệp, trường học, bệnh viện …

- Trong quá trình thi công, phần đường xe chạy thường xuyên xuất hiện những hư hỏng, đọng nước, ổ gà….Do đó, cần thực hiện bù phụ những hư hỏng này bằng cấp phối đá dăm để đảm bảo an toàn giao thông Khối lượng xử lý những vị trí này được xác định thực tế ngoài hiện trường được Tư vấn giám sát xác nhận.

CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ AN TOÀN ĐIỆN

- Công tác đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ phải tuân thủ theo các qui định sau: Qui định 137/CATP - Qui định về bảo đảm an toàn PCCC

- Các thiết bị thi công được thường xuyên kiểm tra hằng ngày, nhất là phần điện để đề phòng cháy

- Treo các bảng quy định phòng cháy tại khu vực láng trại Cô lập các vật dụng có thể gây ra cháy nổ và kiểm tra độ an toàn của chúng trước khi sử dụng

- Tập huấn cho cán bộ công nhân công trường về công tác cháy nổ Toàn bộ công tác an toàn chống cháy phải tuân theo TCVN 2622 – 1995 Phòng cháy chống cháy cho nhà và các kiến trúc khác

- Đảm bảo an toàn cần thiết đối với các công trình ngầm như điện, điện thoại và các công trình kiến trúc xung quanh

XIV.3.2 An toàn về điện

- Tất cả các vị trí làm việc đều có dây tiếp đất và được lắp Automat tự động

- Các trục đường điện thi công chính từ trạm ra vị trí thi công đều dùng bằng cáp mềm bố trí có khả năng chuyền tải điện năng cho thiết bị đang sử dụng điện

- Các đường dây phục vụ sinh hoạt và các thiết bị lẻ đều dùng cáp bọc và bố trí cao cách mặt đất ít nhất là 6m

- Bố trí các đường điện tại những nơi ít bị ảnh hưởng của các thiết bị thi công đi lại

- Các mối nối của cáp điện sẽ sử dụng mối nối hàn thiếc sau đó bọc bằng vật liệu cách điện không thấm nước

- Khi thi công ban đêm phải bố trí hệ thống chiếu sáng sao cho lái cẩu có thể nhìn thấy rõ các đường điện

Khu vực đoạn tuyến thi công có hệ thống điện cao thế cắt ngang, trong quá trình thi công cần tuân thủ công tác an toàn điện theo Nghị định 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật điện lực về an toàn lưới điện cao áp Ngoài ra, cần phối hợp với cơ quan chủ quản hệ thống điện cao thế để được hướng dẫn chi tiết công tác an toàn điện và phối hợp giữa đơn vị thi công với đơn vị quản lý ngành điện để xác định lịch cắt điện (nếu cần) nhằm đảm bảo an toàn điện trong quá trình thi công

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N ) ĐỒ ÁN T Ố T NGHI ỆP

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ ĐỒ ÁN T Ố T NGHI ỆP

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ ĐỒ ÁN T Ố T NGHI ỆP

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ ĐỒ ÁN T Ố T NGHI ỆP

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ ĐỒ ÁN T Ố T NGHI ỆP

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ ĐỒ ÁN T Ố T NGHI ỆP

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ ĐỒ ÁN T Ố T NGHI ỆP

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ ĐỒ ÁN T Ố T NGHI ỆP

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ ĐỒ ÁN T Ố T NGHI ỆP

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ ĐỒ ÁN T Ố T NGHI ỆP

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ ĐỒ ÁN T Ố T NGHI ỆP

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ ĐỒ ÁN T Ố T NGHI ỆP

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ ĐỒ ÁN T Ố T NGHI ỆP

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ ĐỒ ÁN T Ố T NGHI ỆP

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ

MẶT CẮT NGANG HIỆN TRẠNG Đ Ư Ờ N G H IỆN H Ữ U

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ

BỀ RỘNG VỈA HÈ THEO HIỆN TRẠNG

BỀ RỘNG VỈA HÈ THEO HIỆN TRẠNG

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

BÊ TÔNG NHỰA CHẶT BTNC 19 DÀY 7CM

NHŨ TƯƠNG DÍNH BÁM CSS-1H, 0.5KG/M2

BÊ TÔNG NHỰA CHẶT BTNC 12.5 DÀY 5CM

BÙ VÊNH BTNC 12.5 NHŨ TƯƠNG DÍNH BÁM CSS-1H, 0.5KG/M2

BÊ TÔNG NHỰA CHẶT BTNC 12.5 DÀY 5CM

NHŨ TƯƠNG DÍNH BÁM CSS-1H, 0.5KG/M2

NHŨ TƯƠNG DÍNH BÁM CSS-1H, 0.5KG/M2

NHŨ TƯƠNG DÍNH BÁM CSS-1H, 0.5KG/M2 (ÁP DỤNG CHO ĐOẠN CÓ : 0.12=1.02

NỀN ĐẤT LU LÈN, K>=0.93 ĐỒ ÁN T Ố T NGHI ỆP

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ

BÊ TÔNG B22.5, S=0.27m2 KẾT CẤU BÓ VỈA

GẠCH THẺ XÂY VỮA XI MĂNG M10

MẶT ĐƯỜNG VÀ PHẦN VỈA HÈ RANH GIỚI QUY ƯỚC GIỮA

BÙ VÊNH CPĐD LOẠI 1 CPĐD LOẠI 1 DÀY 10CM, K>=0,95 BÊTÔNG ĐÁ 1X2, B15 DÀY 10CM

KẾT CẤU VỈA HÈ ĐỒ ÁN T Ố T NGHI ỆP

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ

TƯ Ớ I N HỰ A M C -7 0 T H Ấ M B Á M T IÊ U C H U Ẩ N 1 0 K G /M 2 ĐỒ ÁN T Ố T NGHI ỆP

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ

CẤU TẠO CỐNG D1000 ĐỒ ÁN T Ố T NGHI ỆP

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ

CẤU TẠO CỐNG D1200 ĐỒ ÁN T Ố T NGHI ỆP

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ

CẤU TẠO CỐNG D1500 ĐỒ ÁN T Ố T NGHI ỆP

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

H IỆN T R B I ỂN B Á O P 1 3 1 A Ạ N G TẬ N DỤ N G ĐỒ ÁN T Ố T NGHI ỆP

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ

5 TN ĐỒ ÁN T Ố T NGHI ỆP

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ

7 B TX M A H Ự N 5 11 H Ẻ M 9 N T ĐỒ ÁN T Ố T NGHI ỆP

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ

B IỂ N B Á O P 131A ĐỒ ÁN T Ố T NGHI ỆP

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ

H IỆN T R B I B I ỂN B Á O W 2 4 5 A ỂN B Á O P 1 3 0 Ạ N G TẬ N DỤ N G ĐỒ ÁN T Ố T NGHI ỆP

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ

H IỆ N T R B IỂ N B Á O P 1 0 3 B ẠN G TẬ N D Ụ N G ĐỒ ÁN T Ố T NGHI ỆP

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ

BẢNG KHỐI LƯỢNG VẠCH SƠN

- CHI TIẾT, CÁCH BỐ TRÍ VẠCH SƠN BỐ TRÍ THEO ĐÚNG QCVN 41:2019/BGTVT.

- KÍCH THƯỚC TRONG BẢN VẼ LÀ CENTIMET (CM), TRỪ TRƯỜNG HỢP GHI RÕ. ĐỒ ÁN T Ố T NGHI ỆP TÊN ĐỒ ÁN

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ ĐƯỜNG

BIỂN BÁO W.224 BIỂN BÁO P.115 BIỂN BÁO P.103c

BIỂN BÁO W.221b BIỂN BÁO W.245a BIỂN BÁO W.225

2 - KÍCH THƯỚC BIỂN BÁO DÙNG CHO ĐƯỜNG ĐÔ THỊ.

1 - KÍCH THƯỚC TRONG BẢN VẼ DÙNG ĐƠN VỊ CM.

4 - BIỂN BÁO TUÂN THEO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ BÁO HIỆU

3 - BIỂN BÁO LÀM BẰNG TOLE TRÁNG KẼM DÀY 1.5 MM, CÓ DÁN MÀNG PHẢN QUANG ĐƯỜNG BỘ QCVN 41:2019/BGTVT.

BẢNG THỐNG KÊ KHỐI LƯỢNG

T ÍN H C H O 1 M Ó N G T R Ụ ĐỒ ÁN T Ố T NGHI ỆP TÊN ĐỒ ÁN

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ ỐNG THÉP MẠ KẼM NHÚNG NÓNG, CỘT BIỂN BÁO ĐƯỢC CHẾ TẠO BẰ

50 60 ĐƯỜNG KÍNH NGOÀI 90MM, DÀY 2M

KHỐI LƯỢNG VẬT LIỆU ĐƠN VỊ

(TÍNH CHO 1 CỘT CAO 3M) BẢNG KHỐI LƯỢNG

BU LÔNG D10, LCM CÁI 2 (TÍNH CHO 1 CỘT CAO 4M)

BU LÔNG D10 DÀI 12CM CHỤP NHỰA

BU LÔNG D10 DÀI 12CM CHỤP NHỰA CHẶN NƯỚC

BU LÔNG M10x25mm KHỐI LƯỢNG

CỘT BIỂN BÁO CỘT BIỂN BÁO

2 - KÍCH THƯỚC BIỂN BÁO DÙNG CHO ĐƯỜNG ĐÔ THỊ.

1 - KÍCH THƯỚC TRONG BẢN VẼ DÙNG ĐƠN VỊ CM.

4 - BIỂN BÁO TUÂN THEO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

3 - BIỂN BÁO LÀM BẰNG TOLE TRÁNG KẼM DÀY 1.5 MM, CÓ ĐƯỜNG BỘ QCVN 41:2019/BGTVT.

29 0 24 0 25 0 ỐNG THÉP MẠ KẼM NHÚNG NÓNG, CỘT BIỂN BÁO ĐƯỢC CHẾ TẠO BẰNG ĐƯỜNG KÍNH NGOÀI 90MM, DÀY 2MM. ĐỒ ÁN T Ố T NGHI ỆP TÊN ĐỒ ÁN

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ

VỀ SỰ BẤT TIỆN NÀY SORRY FOR THIS INCONVENIECNCE

VỀ SỰ BẤT TIỆN NÀY SORRY FOR THIS INCONVENIECNCE

H À N G R À O CẢ N H B Á O T H I C Ô N G BIỂN THÔNG TIN CÔNG TRÌNH

BIỂN THÔNG TIN CÔNG TRÌNH

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ

M É P Đ Ư Ờ N G H IỆ N HỮ U Đ È N B Á O H IỆU Đ IỀ U T IẾ T G IA O T H Ô N G

VỀ SỰ BẤT TIỆN NÀY SORRY FOR THIS INCONVENIECNCE

VỀ SỰ BẤT TIỆN NÀY SORRY FOR THIS INCONVENIECNCE

C Ọ C T IÊ U C H Ó P N Ó N BIỂN THÔNG TIN CÔNG TRÌNH

BIỂN THÔNG TIN CÔNG TRÌNH

PHÍA TRƯỚC AHEAD CÔNG TRƯỜNG

PHÍA TRƯỚC AHEAD CÔNG TRƯỜNG

PHÍA TRƯỚC AHEAD CÔNG TRƯỜNG

C Ọ C T IÊ U C H Ó P N Ó N ĐỒ ÁN T Ố T NGHI ỆP

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ

- Nhiệt độ bắt đầu lu >120 độ C và kết thúc > 80 độ C

- Lu tĩnh 2 lượt/1 điểm 6-8T vận tốc 2-2.5km/h

- Lu tĩnh 4 lượt/1 điểm 10-12T vận tốc 2-2.5km/h

- Lu bánh lốp 10-12T 16-20 lượt/1 điểm vận tốc 2-2.5km/h

- Tại các vị trí nhỏ hẹp có thể dùng các thiết bị cầm tay để thay thế

- Hệ số lu lèn, số lượt/điểm, tốc đọ lu được xác định qua công tác thí điểm trước khi áp dụng đại trà

- Nhiệt độ bắt đầu lu >120 độ C và kết thúc > 80 độ C

- Tại các vị trí nhỏ hẹp có thể dùng các thiết bị cầm tay để thay thế

6 - 8 STON STATIC ROLLER/ LU TĨNH 6-8T

10 - 12 STON STATIC ROLLER/ LU TĨNH 10-12T

10 - 12 STON TIRE ROLLER/ LU BÁNH LỐP 10-12T

SƠ ĐỒ LU CHO LU TĨNH 10-12T

SƠ ĐỒ LU CHO LU HOÀN THIỆN 10-12T

6 - 8 STON STATIC ROLLER, SPEED 2-3.5KM/h

LU TĨNH 6-8T VẬN TỐC 2-3.5KM/h

6 - 8 STON STATIC ROLLER, SPEED 2-3.5KM/h

SƠ Đ Ồ LU MẶT ĐƯỜNG BTN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH O Á T NƯ Ớ C Đ Ư Ờ N G T H Ố NG N H Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q UA N G T RU N G Đ Ế N CẦ U B Ế N PH Â N )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM TÊN BẢN VẼ

CHÚNG TÔI XIN LỖI VÌ ĐÃ LÀM ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA BÀ CON

Lô-gô đơn vị thi công

MẶT BẰNG MẶT ĐỨNG CHI TIẾT CHÂN ĐẾ

BẢNG KHỐI LƯỢNG CHÂN ĐẾ BẢNG KHỐI LƯỢNG HÀNG RÀO (MODUL 3M)

- K ÍC H T H Ư Ớ C T R O N G BẢ N V Ẽ D Ù N G Đ Ơ N V Ị M M ĐỒ ÁN T Ố T NGHI ỆP

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ

CHÚNG TÔI XIN LỖI VÌ ĐÃ LÀM ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA BÀ CON ĐỒ ÁN T Ố T NGHI ỆP

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ

BẢNG THỐNG KÊ KHỐI LƯỢNG: CỪ LARSEN, THÉP HÌNH THI CÔNG HỐ MÓNG CỐNG HỘP TÍNH CHO 1 MO ĐUN 6M ĐỒ ÁN T Ố T NGHI ỆP TÊN ĐỒ ÁN

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ

BE À R Ộ NG L ẰN P HU I ĐA ỉO = L1

C Ả I T Ạ O H Ệ TH Ố N G TH OÁ T N Ư Ớ C Đ Ư Ờ N G TH Ố N G NH Ấ T (T Ừ Đ Ư Ờ N G Q U A N G TR U N G Đ Ế N C Ầ U B ẾN PH Â N )

TRƯ Ờ N G ĐẠ I H Ọ C S Ư PH Ạ M K Ỹ TH UẬ T TP.H CM TÊN B Ả N V Ẽ

Ngày đăng: 23/08/2024, 16:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w