Báo cáo tốt nghiệp: Văn bản thỏa thuận phân chia di sản theo pháp luật dân sự Việt Nam. Cung cấp nội dung về phân chia di sản thừa kế theo di chúc và theo pháp luật. Thực tập tại các văn phòng công chứng
Tính cấp thiết của đề tài
Về phương diện lý luận lẫn thực tế, thừa kế là một trong những chế định quan trọng nhất trong pháp luật dân sự Việt Nam Trong Bộ luật dân sự 2015 đã dành hẳn Phần thứ
Di chúc bao gồm 4 chương với 54 điều khoản đề cập đến chủ đề thừa kế Các nghiên cứu về thừa kế cũng đóng vai trò quan trọng trong các công trình nghiên cứu liên quan đến luật dân sự Trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự và công chứng, các vụ việc liên quan đến thừa kế thường xuyên được các cơ quan chức năng có thẩm quyền thụ lý.
Thừa kế và di sản thừa kế vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội truyền thống nhưng đồng thời cũng là vấn đề pháp lý phức tạp Di sản thừa kế là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc làm phát sinh và thực hiện quan hệ dân sự về thừa kế Điểm đến cuối cùng của tranh chấp thừa kế chính là xác định đúng khối tài sản thừa kế và phân chia di sản thừa kế hợp lý, thế nên không chỉ việc xác định là cần thiết mà việc phân chia, cụ thể là thỏa thuận phân chia di sản thừa kế cũng là vô cùng quan trọng trong công chứng cũng như giải quyết các tranh chấp, án kiện về thừa kế.
Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, việc xác định di sản thừa kế - yếu tố hàng đầu trong việc công chứng và giải quyết các tranh chấp, án kiện về thừa kế còn nhiều bất cập cả về mặt lý luận và trong thực tiễn áp dụng Cùng với đó là bối cảnh hội nhập và thực trạng tài sản thuộc quyền sở hữu cá nhân ngày trở nên đa dạng và phức tạp, thì vấn đề di sản thừa kế, xác định và phân chia di sản thừa kế cũng đặt ra nhiều hơn các vấn đề về lý luận và thực tiễn cần giải quyết Qua đó, nhìn thấy được rằng pháp luật hiện hành vẫn chưa dự trù được hết các trường hợp thực tế có thể xảy ra Các quy định pháp luật về thừa kế nói chung, về thỏa thuận phân chia thừa kế nói riêng vẫn còn mang tính chất khung, thiếu tính chi tiết, rõ ràng cũng như chưa có văn bản hướng dẫn thi hành cho từng vấn đề cụ thể.
Các tranh chấp về thừa kế vẫn đang gia tăng với độ phức tạo càng ngày càng cao.
Trong khi đó, về mặt pháp lý, các cơ quan có thẩm quyền vẫn không có sự thống nhất với nhau trong nhiều trường hợp thực tế cộng với việc hiểu biết về pháp luật còn hạn chế của các cá nhân đã làm cho tranh chấp về thừa kế, đặc biệt là các tranh chấp liên quan đến phân chia di sản thừa kế càng tăng thêm nhiều mỗi ngày và không thể giải quyết dứt điểm Từ nguyên do trên, nhiều cá nhân là người được thừa hưởng di sản đã bị ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bản thân Việc phân chia di sản nên được chú trọng để ngăn ngừa các hệ quả về sau, các thỏa thuận phân chia nếu chỉ là lời nói suông sẻ khó đảm bảo được tính hợp pháp và công bằng Từ đó, nhận thấy rằng chính việc đồng nhất và đảm bảo thỏa thuận phân chia di sản đúng cách sẽ dẫn đến việc để lại thừa kế dễ gây ra tranh chấp giữa những người được hưởng thừa kế trong thực tế, qua đó trở thành nguyên nhân gây tổn hại đến truyền thống đạo đức từ lâu đời của dân tộc.
Xuất phát từ thực trạng này, tác giả đã lựa chọn “Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam” làm đề tài chuyên đề báo cáo thực tập của mình.
Tình hình nghiên cứu
Thừa kế nói chung và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế nói riêng là một vấn đề pháp luật phức tạp, có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài thu hút nhiều sự nghiên cứu ở nhiều cấp bậc khác nhau trong lĩnh vực khoa học pháp lý Theo đó, “thỏa thuận phân chia di sản thừa kế” là một khái niệm có từ lâu và quen thuộc đối với luật pháp Việt Nam. Tuy nhiên quy định về văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế vẫn còn ít và nằm rải rác ở các văn bản khác nhau Các nhà làm luật vẫn đang sửa đổi, bổ sung các điều luật để phù hợp với nhu cầu phân chia di sản thừa kế ngày càng gia tăng tính phức tạp của xã hội.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tác giả đã tham khảo, nghiên cứu các công trình liên quan đến vấn đề nghiên cứu cụ thể như sau:
- Phùng Trung Tập (2004), Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ 1945 đến nay, NXB Tư pháp Hà Nội, Hà Nội Nội dung tập trung nghiên cứu quá trình hình thành và sự phát triển của thừa kế theo pháp luật Việt Nam từ năm 1945 thông qua các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và làm rõ những vấn đề này đã ảnh hưởng đến sự điuề chỉnh của pháp Luật Việt Nam về diện và hàng thừa kế.
- Lã Hoàng Hưng (2009), Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, Đại học quốc gia
Hà Nội, Hà Nội Luận văn này nghiên cứu và làm sáng tỏ nội dung, cơ sở lý luận và thực tiễn của các quy định về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế từ đó đề xuất hướng hoàn thiện các quy định này để việc thỏa thuận phân chia di sản giữa các người thừa kế chính xác cả về hình thức lẫn nội dung.
- Phan Văn Nghĩa (2015), Xác định và phân chia di sản thừa kế theo pháp luật Việt
Nam hiện nay, Đại học quốc gia Hà Nội Nội dung tập trung vào phần xác định và phân chia di sản, trong đó, tác giả đã nêu ra cụ thể nhiều trường hợp trong vấn đề xác định và phân chia di sản.
- Phan Thu Trang (2020), Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo pháp luật Việt
Nam, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội Tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế và thực trạng áp dụng pháp luật về thỏa thuận phân chia di sản.
Nhằm cập nhật kiến thức và nghiên cứu phù hợp với Luật Công chứng năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, tác giả sẽ tập trung phân tích văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo góc độ pháp lý Trên cơ sở tiếp thu các công trình nghiên cứu tiền nhiệm, tác giả sẽ đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm cải thiện quy định của loại văn bản này, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động công chứng và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan.
Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật về văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam Từ đó, nhằm làm rõ những vướng mắc, bất cập và tìm ra những hạn chế trong quá trình giải quyết tranh chấp trong các thỏa thuận phân chia di sản thừa kế Và đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật, trên cơ sở phân tích các quan điểm hiện hành và thực tiễn pháp lý về văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên các quy định pháp lý về văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế của Bộ luật Dân sự 2015, Luật Công chứng 2014 và văn bản hướng dẫn Nghiên cứu cũng xét đến những tồn tại và vướng mắc trong thực tiễn áp dụng quy định này nhằm đề xuất các giải pháp khắc phục.
Đối tượng nghiên cứu
Tác giả nghiên cứu những vấn đề pháp lý về Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế Cụ thể là những quy định về hình thức, nội dung giao kết hợp đồng, trách nhiệm dân sự các bên khi giao kết, những vấn đề pháp lý nảy sinh trong quá trình thực hiện văn bản thỏa thuận, những rủi ro có thể gặp và hệ thống pháp lý điều chỉnh loại văn bản này.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng 03 phương pháp nghiên cứu chủ yếu như sau:
- Phương pháp phân tích, nghiên cứu, tổng hợp để mô tả khái quát các vấn đề lý luận và thực tiễn quy định pháp luật về văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam;
- Phương pháp so sánh, phân tích các quan điểm hiện hành và thực tiễn pháp lý về văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam;
Phương pháp quan sát thực tế là công cụ thiết yếu xuyên suốt quá trình nghiên cứu nhằm thu thập hiểu biết trực quan về trình tự, thủ tục và các bất cập thực tiễn Phương pháp này giúp làm sáng tỏ các vấn đề và hướng đến mục đích nghiên cứu.
Bố cục chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài còn có 02 chương, bao gồm:
KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN THỎA THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ
Khái niệm, đặc điểm của văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế .19 1 Khái niệm về văn văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
1.1.1 Khái niệm về văn văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
1.1.1.1 Khái niệm về di sản thừa kế
Di sản thừa kế là thuật ngữ tồn tại lâu đời, biến đổi qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội Thời chiếm hữu nô lệ, chủ nô được quyền chiếm hữu tư liệu sản xuất, nô lệ Sang giai đoạn xã hội chủ nghĩa, cá nhân có quyền tài sản theo pháp luật, không phụ thuộc vào trình độ hay địa vị xã hội.
1 Phùng Trung Tập (2004), Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ 1945 đến nay, NXB Tư pháp Hà Nội,
Trong lịch sử pháp luật Việt Nam, Luật thừa kế năm 2015 đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi công nhận quyền tài sản của người được thừa kế Theo đó, quyền tài sản được định nghĩa là toàn bộ tài sản, quyền tài sản mà chủ sở hữu sở hữu trước khi qua đời Sự thay đổi này đã mang lại góc nhìn khác về khái niệm di sản, coi đó là "tài sản, quyền được thừa kế mà cá nhân có trước khi chết để lại cho thế hệ sau".
Tuy nhiên, thực tế có nhiều cách hiểu khác nhau về di sản thừa kế và chưa có một văn bản pháp luật nào giải thích cụ thể về di sản thừa kế.
Theo Từ điển Giải thích thuật ngữ Luật học, “di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho người còn sống kể từ thời điểm mở thừa kế” 3
Còn theo tác giả Phan Văn Nghĩa, khái niệm về di sản thừa kế được đúc kết theo hai phương diện sau đây:
- Đứng trên phương diện kinh tế: Di sản thừa kế là toàn bộ của cải vật chất của người chết để lại cho những người khác còn sống để dùng vào mục đích sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và tiêu dùng.
- Đứng trên phương diện khoa học luật dân sự: “Di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết để lại, là đối tượng của quan hệ dịch chuyển tài sản của người chết sang cho những người hưởng thừa kế, được Nhà nước thừa nhận và bảo đảm thực hiện.” 4
Theo Bộ luật dân sự 2015, di sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác Tuy nhiên, định nghĩa này chưa cụ thể hóa hoàn toàn khái niệm di sản thừa kế trong hệ thống pháp luật Việt Nam, mà chỉ mô tả các loại tài sản cấu thành nên di sản.
Tựu chung lại, từ nhiều ý kiến khác nhau, “di sản thừa kế có thể được hiểu là toàn bộ tài sản của người đã chết để lại cho người thừa kế sau khi thanh toán hết các nghĩa vụ của người chết để lại và các chi phí liên quan đến di sản”.
1.1.1.2 Khái niệm về phân chia di sản thừa kế
Theo nghĩa kỹ thuật, phân chia là tập hợp các hoạt động nhằm chấm dứt tình trạng có quyền chung của nhiều người trên một hoặc nhiều tài sản
2 Phan Văn Nghĩa (2015), Xác định và phân chia di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam hiện nay, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.9.
3 Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển Giải thích thuật ngữ Luật học, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr.50.
5 Điều 612, Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH2013.
Trong quan hệ thừa kế, nếu chỉ có một người thừa kế thì toàn bộ di sản thừa kế sẽ được người này thừa hưởng mà không thông qua bất kỳ hoạt động phân chia di sản nào. Trường hợp phân chia di sản thừa kế chỉ diễn ra khi có ít nhất hai người thừa kế trở lên đồng thừa kế di sản mà người chết để lại Mục đích của việc phân chia di sản thừa kế là nhằm chấm dứt tình trạng sở hữu chung theo phần của người thừa kế đối với di sản do người chết để lại
Việc phân chia di sản có thể do Tòa án thực hiện hoặc do chính những người thừa kế tự thỏa thuận phân chia với nhau Thông thường, giữa những người thừa kế sẽ có sự thỏa thuận, hòa giải bằng nhiều phương pháp như thuyết phục, nhờ người đứng đầu dòng tộc hoặc người có uy tín hiểu biết về pháp luật giúp đỡ thỏa thuận phân chia và cùng ký tên vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản Trong trường hợp không thể thỏa thuận và không còn cách nào giải quyết ổn thỏa, những người thừa kế mới đưa đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân để phân giải tranh chấp.
Như vậy, “phân chia di sản thừa kế có thể hiệu là là tập hợp các hoạt động nhằm chấm dứt tình trạng nhiều chủ thể cùng có quyền sở hữu khối di sản người chết để lại, qua đó xác lập quyền sở hữu của riêng mỗi người thừa kế đối với phần di sản được thừa hưởng”.
1.1.1.3 Khái niệm về thỏa thuận phân chia di sản
“Thỏa thuận là việc các bên chủ thể đồng ý với nhau về điều gì đó liên quan đến họ sau khi đã bàn bạc, trao đổi.” 6
Về bản chất, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là một giao dịch dân sự được quy định tại phần Thừa kế của Bộ luật dân sự 2015 Có thể hiểu đây là hợp đồng dân sự giữa các chủ thể là những người thừa kế của người để lại di sản.
Như vậy, “thỏa thuận phân chia di sản có thể hiểu là một hợp đồng dân sự giữa các chủ thể là những người thừa kế di sản về việc chấm dứt tình trạng sở hữu chung đối với khối di sản thừa kế sau khi thanh toán hết các nghĩa vụ của người chết để lại và các chi phí liên quan đến di sản”.
6 Trung tâm Từ điển học VIETLEX (2013), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr.31.
1.1.1.4 Khái niệm về văn bản thỏa thuận phân chia di sản Để phân định cách chia di sản thừa kế do người chết để lại, pháp luật có quy định hoặc là chia di sản dựa theo di chúc hoặc là chia di sản theo pháp luật Tại điều 656 Bộ luật dân sự 2015 quy định về “Họp mặt những người thừa kế”, sau thời điểm có thông báo về việc mở thừa kế, hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt, thỏa thuận những nội dung được pháp luật quy định và phải được lập thành văn bản.
Trong Luật Công chứng 2014 cũng có quy định về văn bản thỏa thuận phân chia di sản, cụ thể tại Điều 57 Luật Công chứng 2014 quy định: “Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.” 7
Pháp luật về văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
1.2.1 Đối tượng của văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế Đối tượng của văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế chính là khối di sản thuộc quyền sở hữu của người chết để lại cho những người thừa kế Trong đó, di sản được để lại có thể là tài sản riêng của người chết hoặc là tài sản của người chết nằm trong khối tài sản chung với người khác Vì thế, việc xác định quyền sở hữu tài sản khi còn sống của người để lại di sản là rất quan trọng Để xác minh vấn đề này, có thể thông qua các giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp đối với tài sản thuộc di sản thừa kế.
1.2.1.1 Di sản thừa kế là tài sản thuộc sở hữu riêng của người chết
Tài sản riêng của cá nhân là khối lượng tài sản mà người đó đã tích lũy được thông qua lao động, sản xuất, thừa hưởng và được xác nhận quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản đó Liên quan đến tài sản cá nhân, pháp luật điều chỉnh phổ biến nhất là trong việc xác định tài sản riêng của vợ, chồng dựa trên cho các cơ sở sau đây:
Một là, tài sản riêng của vợ hoặc chồng có được trước hôn nhân Về nguyên tắc tài sản tạo lập trước khi kết hôn là tài sản riêng của vợ hoặc chồng, khi xảy ra tranh chấp, người sở hữu tài sản phải chứng minh được tài sản đó được tạo lập trước hôn nhân Nếu tài sản có thay đổi sau khi kết hôn, để tránh tranh chấp về sau, người sở hữu tài sản cần cần có văn bản thỏa thuận tài sản riêng hoặc cam kết tài sản riêng của vợ hoặc chồng.
Hai là, tài sản riêng của vợ, chồng nhận được từ thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân Những người có quan hệ huyết thống, hôn nhân hoặc nuôi dưỡng có thể nhận được hưởng thừa kế phần di sản của người đã mất trong gia đình Khi đó, tài sản được thừa kế riêng là tài sản riêng của vợ hoặc chồng dù xuất hiện trong thời kỳ hôn nhân Đối với tặng cho riêng, đây là giao dịch dân sự không có đền bù nên không xét đến tính đóng góp công sức trong thời kỳ hôn nhân, nên đây là tài sản riêng vợ hoặc chồng.
Ba là, tài sản riêng của vợ hoặc chồng khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân Trong thời kỳ hôn nhân, chồng có thể tự thỏa thuận chia tài sản chung bằng văn bản hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết nếu không thể thỏa thuận dựa theo Điều 38 Luật Hôn nhân và Gia đình Việc chia tài sản này không làm thay đổi mối quan hệ pháp lý giữa vợ và chồng Thỏa thuận chia tài sản này có thể chấm dứt khi có thỏa thuận về việc chấm dứt giữa hai người, trong trường hợp chia tài sản chung theo quyết định hoặc bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì phải được sự công nhận của Tòa án.
1.2.1.2 Di sản thừa kế là tài sản của người chết nằm trong khối tài sản chung với người khác
Trong nhiều trường hợp, tài sản không chỉ có một chủ sở hữu mà có thể do nhiều cá nhân đồng thời sở hữu, pháp luật gọi đây là “sở hữu chung” Các chủ sở hữu đồng thời tài sản đều có quyền quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung theo nguyên tắc thỏa thuận, bình đẳng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Sở hữu chung gồm có sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần:
- Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà các chủ sở hữu không xác định phần quyền sở hữu của mỗi người đối với tài sản chung Nghĩa là các chủ sở hữu chung hợp nhất có các quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với phần tài sản thuộc sở hữu chung này.
Sở hữu chung theo phần quy định tại Điều 216 Bộ luật dân sự 2015 là hình thức sở hữu chung mà các chủ sở hữu xác định phần quyền sở hữu của mỗi người đối với tài sản chung Trong trường hợp này, mỗi chủ sở hữu chung theo phần sẽ có quyền và nghĩa vụ đối với khối tài sản tương ứng với phần sở hữu của mình Khi phân định di sản thừa kế trong trường hợp sở hữu chung theo phần, cần xác định phần tài sản của người để lại di sản trong khối tài sản chung, dựa trên tỷ lệ phần sở hữu của người này so với những chủ sở hữu còn lại.
1.2.1.3 Di sản thừa kế không thể thỏa thuận phân chia hoặc bị hạn chế phân chia
Di sản thờ cúng về bản chất là tài sản dùng để thờ cúng và không được phép chia thừa kế Di sản dùng cho việc thờ cúng chỉ là một phần của khối di sản do người chết lại và được người đó xác định trong di chúc là giao phần di sản đó cho một người nhất định quản lý để thực hiện việc thờ cúng Phần còn lại của khối di sản không được xác định dùng để thờ cúng thì được chia theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.
Người để lại di sản phải chỉ trong di chúc phần di sản dùng để thờ cúng và người được chỉ định để quản lý phần di sản này Nếu không có chỉ định người quản lý thì những người thừa kế cùng thỏa thuận chỉ ra người quản lý.
Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản thì không được lấy ra một phần khối di sản để dùng vào việc thờ cúng.
* Di sản bị hạn chế phân chia do thủ tục hành chính:
Dù quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản được pháp luật bảo hộ, tuy nhiên, trong một số trường hợp quyền này cũng bị hạn chế bởi các quy định của thủ tục hành chính Đơn cử như quy định về hạn mức kích thước, diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân Trong Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND ngày 01/6/2017 về việc ban hành Quy định về hạn mức giao đất; hạn mức công nhận quyền sử dụng đất; kích thước, diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành, tại Khoản 1 Điều 5 có quy định Các thửa đất được hình thành từ việc tách thửa phải đảm bảo: “Có diện tích không nhỏ hơn 30 m 2 đối với khu vực các phường, thị trấn và không nhỏ hơn 50% hạn mới giao đất ở (mức tối thiểu) quy định tại Điều 3 Quy định này đối với các xã còn lại.” 8 Vì thế, nếu diện tích thửa đất nhỏ hơn 30 m 2 , các người thừa kế khi làm thủ tục khai nhận di sản phải đứng tên đồng sở hữu di sản hoặc thỏa thuận để cho một người thừa kế đứng tên.
*Có người thừa kế di sản chưa có hoặc mất năng lực hành vi dân sự:
Người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự sẽ phải thông qua người đại diện hợp pháp để tham gia các giao dịch dân sự Tuy nhiên, Khoản 3 Điều 141 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:
“Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Đối với thỏa thuận phân chia di sản thừa kế cũng vậy, người đại diện cho một cá nhân chưa có hoặc mất năng lực hành vi dân sự không thể không thể nhân danh cá nhân được đại diện để giao dịch dân sự với mình cũng như với bên thứ ba do người này đại diện.
*Theo ý chí của người lập di chúc:
Trong trường hợp lập di chúc, người để lại di sản có thể chỉ định ràng buộc theo di chúc rằng di sản để lại không thể phân chia hoặc chỉ có thể phân chia sau một thời gian hạn định hoặc sau khi có một sự kiện hoặc điều kiện cụ thể được đáp ứng.
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ VĂN BẢN THỎA THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ
Thực trạng áp dụng pháp luật về văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
2.1.1 Thực tiễn về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế phải lập thành văn bản
Theo Khoản 2 Điều 656 Bộ luật dân sự 2015, quy định: “Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản” 30 Dựa trên quy định này, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế phải lập thành văn bản nhưng không yêu cầu bắt buộc phải công chứng, chứng thực dựa trên Điều 57 Luật Công chứng Tuy nhiên, dù đặt điều kiện về việc thỏa thuận trên phải được lập thành văn bản nhưng pháp luật Việt Nam không quy định chế tài trong trường hợp văn bản không đáp ứng đúng và đủ theo nhu cầu Trong trường hợp này, có thể xem xét các quy định về hình thức của giao dịch dân sự để giải quyết tính hợp lệ của văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
Ví dụ: Vụ án tranh chấp về việc hủy bỏ văn bản thỏa thuận phân chia di sản giữa nguyên đơn bà Huỳnh Thị D và bị Đơn ông Huỳnh Hữu H về xét tính hợp pháp của Văn bản thỏa thuận phân chia di sản số 014850 do Văn phòng công chứng H chứng nhận ngày 21/10/2016 đối với phần đất diện tích 589m2 thuộc thửa 270-1, tờ bản đồ số 1 (TL1998) xã B, huyện H theo Giấy chứng nhận số Y935128 do UBND huyện H cấp ngày 22/4/2004)
Ngày 21/10/2016 các con của ông X gồm: Huỳnh Hữu H, Huỳnh Thị D, Huỳnh Ngọc X và Huỳnh Lệ T có ký Văn bản thỏa thuận phân chia di sản số 014850 tại Văn phòng công chứng H đối với phần đất diện tích 994m2 thuộc thửa 269-1 , 270-1 , tờ bản đồ số 1 (TL 1998) Bộ địa chính xã B, huyện H sau khi thỏa thuận để ông Huỳnh Hữu
H đại diện đứng tên đăng ký đối với 02 thửa đất 269-1 , 270-1 và có trách nhiệm tiến
30 Khoản 2 Điều 656 Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH2013. hành các thủ tục liên quan việc chuyển nhượng đối với phần đất này để chia tiền cho các chị em.
Tuy nhiên, khi gia đình phát hiện ông H chuyển nhượng đất cho người khác, ông H không thực hiện đúng nội dung các chị em đã thỏa thuận trước đây Phía nguyên đơn cho rằng việc các chị em trong gia đình ký Văn bản thỏa thuận phân chia di sản số
Bà D đã khởi kiện yêu cầu tòa án hủy Văn bản thỏa thuận phân chia di sản số 014850 được lập tại Văn phòng công chứng H vào ngày 21/10/2016 do cho rằng diện tích 994m2 thuộc thửa 269-1, 270-1, tờ bản đồ số 1 (TL 1998) Bộ địa chính xã B, huyện H mà bà D nhận theo văn bản trên là do ông H lừa dối, không đúng với thực tế.
Theo Tòa án cấp sơ thẩm, hồ sơ thực hiện công chứng, chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã đáp ứng đầy đủ quy định về trình tự, thủ tục, hình thức tại Điều 40, Điều 41 Luật Công chứng 2014 và Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP.
Quan điểm của đại diện Viện kiểm sát cho rằng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế trong vụ việc trên là đúng quy định về cả nội dung và hình thức của văn bản nên đề nghị bác bỏ yêu cầu tuyên bố hủy thỏa thuận phân chia di sản thừa kế của nguyên đơn.
Từ vụ việc trên, có thể thấy dù pháp luật hiện này chỉ đòi hỏi các văn bản thỏa thuận phân chia di sản phải lập thành văn bản mà không nhất thiết phải công chứng, chứng thực văn bản trên Vì thế, vấn đề được đặt ra là trong trường hợp các người thừa kế không tuân thủ quy định phải lập văn bản hoặc việc lập văn bản không đáp ứng đủ các nội dung cần thiết thì chế tài xử lý vẫn chưa được pháp luật quy định
Thực tế việc xử lý khi các thuận phân chia di sản thừa kế vi phạm về hình thức như không lập thành văn bản hay văn bản không thỏa mãn nội dung thì tùy theo quyết định của từng Tòa án Một số Tòa cho rằng thỏa thuận phân chia di sản thừa kế vi phạm quy định về hình thức thì đương nhiên vô hiệu, nhưng cũng có ý kiến một số Tòa cho rằng trong trường hợp này cần vận dụng những quy định về xử lý giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức để áp dụng.
31 Bản án số: 885/2018/DS-ST về “Tranh chấp yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu” của Tòa án nhân dân huyện Hóc
2.1.2 Thực tiễn về thủ tục công chứng, chứng thực thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
Theo Điều 656 Bộ luật dân sự 2015 thì thỏa thuận giữa những người thừa kế phải lập thành văn bản tuy nhiên Điều 57 Luật công chứng 2014 quy định về “Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản” thì việc công chứng văn bản này chỉ là “quyền” và không bắt buộc phải công chứng cho tất cả trường hợp
Tuy nhiên, thực tế trong nhiều vụ tranh chấp về phân chia di sản, một số Tòa án cho rằng các văn bản thỏa thuận phân chia di sản nếu không được công chứng, chứng thực thì không có giá trị pháp lý Nghĩa là Tòa án bắt buộc các văn bản này phải được công chứng, chứng thực Tòa án đã chuyển “quyền” thành “nghĩa vụ” phải công chứng, chứng thực các văn bản thỏa thuận phân chia di sản dù điều này không hợp lý và đi ngược lại với quy tắc tự do cam kết, thỏa thuận.
Một thực tiễn khác về thủ tục công chứng, chứng thực thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là việc văn bản công chứng, chứng thực không hợp lệ về mặt thủ tục Ví dụ như trong Quyết định giám đốc thẩm số 459/2009/DS-GĐT ngày 25/9/2009 của Tòa Dân sự TANDTC Về nội dung vụ án: Căn nhà 24, đường 35, thuộc thửa đất số 525 tờ bản đồ số 27 do vợ chồng cụ Cón và cụ Bảy tạo lập Cụ Cón chết năm 1994 cụ Bảy chết năm
1992, đều không để lại di chúc Sau khi hai cụ chết 6 người có của cụ đã thỏa thuận cho ông Hơn là đại diện đứng ra quản lý, sử dụng và kê khai đăng ký quyền sử dụng đất và tài sản và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 32
Theo đó, Viện kiểm sát cho rằng công chứng viên đã vi phạm quy định tại Điều
Theo Luật Công chứng 2014 (Điều 35, 36), văn bản phân chia di sản cần được ký xác nhận trên từng trang, không chỉ riêng trang cuối Ngoài ra, tại trang 3 của bản công chứng thể hiện các bên đã thỏa thuận phân chia di sản từ một tháng trước và niêm yết công khai tại Ủy ban nhân dân phường Linh Xuân Tuy nhiên, đến ngày 19/10/2007, các bên mới ký vào văn bản tại Phòng công chứng, điều này trái với quy trình chứng thực, công chứng văn bản phân chia di sản thừa kế.
32 Nguyễn Bích Như, Lê Quang Hiển, “Hoàn thiện quy định pháp luật về hình thức của thỏa thuận phân chia di sản thừa kế”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, [https://tapchitoaan.vn/hoan-thien-quy-dinh-phap-luat-ve-hinh-thuc-cua-thoa-thuan-phan-chia-di- san-thua-ke5567.html], (truy cập ngày 01/6/2023).