Với mong muốn tìm hiểu về mức độ ảnh hưởng của truyền thông nói chung và các phương tiện truyền thông nói riêng đến quyết định sử dụng dịch vụ xe đạp công cộng TNGọo, từ đó đưa ra kết lu
Trang 1
HOC VIEN NGOAI GIAO
ĐÈ TÀI: NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ ẢNH HƯỚNG CỦA PHƯƠNG
TIEN TRUYEN THONG DEN QUYET ĐỊNH SỬ DỤNG DICH VU
XE DAP CONG CONG TNGO CUA NGUOI DAN TREN DIA BAN
Phạm Ngọc Minh Châu - TTQT49C11560
Nguyễn Thị Khánh Linh - NNA48A10664
Nguyễn Chí Đức - TTQT49C11585 Vương Kiều Linh - TTQT49C11719
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2024
TS Vũ Tuấn Anh — ThS Nguyễn Lương Diệu An
Trang 2MUC LUC
LOI CAM DOAN
LOI CAM ON
DANH MUC BANG
DANH MUC HINH
DANH MUC BIEU ĐÔ
2/7708 (0-08 EESa Ả ÔỒÔ.Ồ.ỒỎ 1
1 Ly do chon 18 1
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu + s1 1E 211211 11 1 121 ng rreg 2
3 Mục đích nghiên cứu - - 11122211211 101121111110111111 1111101 12H11 key 18
4 Đôi tượng, khách thé, phạm vị nghiên cứỨu 25: c5: 2232 c‡ccs+2 18
5 Khung lý thuyẾt - SSE2221211 1 HH HH ngà HH HH gu g 19
6 Phương pháp nghiÊn CỨU c0 2222211223 1211223 112 112511111213 kxe 20
7 Cầu trúc bài nghiên cứu - - tt 110101 1 1 ng ng rau 26
NỘI DŨNG BÀI NGHIÊN CỨU 55 22121212221 re 28 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN se 28 1.1 Cơ sở lý thuyẾt 5á: 22 2221122112 11122211021112211221012 21a 28 1.2 Thực tiễn - 2 2n 2222112222122 21a 35 CHƯƠNG II: NHUNG TAC BONG VA MUC BO ANH HUONG CUA TRUYEN THONG DEN NHAN THUC VA HANH VI SU DUNG DICH
VU XE DAP CONG CONG TNGO CUA NGUOI DAN Ở NỘI THÀNH
2.1 Những tác động và mức độ ảnh hưởng đối với đối tượng chưa biết, chưa hiểu về dịch vụ S11 115111111 511111151 11111111151 81H Hee 55
Trang 32.2 Những tác động và mức độ ảnh hưởng đối với đối tượng biết đến dịch
vụ nhưng chưa sử dụng - L1 2211211221121 122110111101 21111181 1211111 ke 57 2.3 Những tác động và mức độ ảnh hưởng đổi với đối tượng biết đến và đã
sử dụng dịch vụ c1 2112011211101 151121118112111 212121111 12H xxx Hyk 69 2.4 So sánh mức độ mức độ ảnh hưởng 5 2 222212: 2221 12xxxses 78
2.5 Tiểu kết chương ác SE 121121 1H H12221 1 HH tre 82
CHUONG III: MOT SO KHUYEN NGHI TRONG QUA TRINH TRIEN KHAI VA NANG CAO HIEU QUA TRUYEN THONG CHO DICH VU
XE ĐẠP CÔNG CỘNG TNGO Q0 2022022221122 reo 84
3.1 Giải pháp truyền thông hướng tới đối tượng chưa biết đến dịch vụ xe đạp công cộng TNGo L0 012 220119 22111011212 811 11211011 H11 ke 84 3.2 Giải pháp truyền thông hướng tới đối tượng “đã biết nhưng chưa sử dụng” dịch vụ xe đạp công cộng TNGo Q0 2 2 na 88 3.3 Giải pháp truyền thông hướng tới đối tượng “đã biết và đã sử dụng” dịch vụ xe đạp công cộng TÌNGo L2 1211211 re 97
KẾT LUẬN - nh HH HH HH HH HH ng g ng gu na 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
ĐÁNH GIÁ LÀM VIỆC NHÓM
Trang 4LOI CAM DOAN
Chúng em xin cam đoan, bài nghiên cứu là sản phâm do chứng em thực hiện tuân thủ đây đủ các nguyên tắc, kết cầu của bài nghiên cứu Các kết quả, số liệu được trình bày trong bài nghiên cứu là trung thực, có nguồn gốc rõ rang, không bịa đặt thông tin để trích dẫn
Chúng em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực về thông tin được sử dụng trong quả trình thực hiện bài nghiên cứu này
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2023 Nhóm sinh viên
Nhóm 8
Trang 5LOI CAM ON
Để hoàn thành bài nghiên cứu chúng em xin được bày tỏ lòng biết ơn đến giảng viên khoa Truyền thông và Văn hoá đối ngoại cùng toàn thê giảng viên Học viện Ngoại giao đã cung cấp cho chúng tôi nền tảng kiến thức lý luận, kỹ năng thực tiễn cần thiết trong quá trình triển khai và hoàn thiện bài nghiên cứu Đặc biệt, chúng em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy Vũ Tuấn Anh và cô Nguyễn Lương Diệu An đã quan tâm, hướng dẫn và nhiệt tỉnh
hỗ trợ chúng em trong quá trỉnh thu thập và xử lý thông tin, số liệu
Chúng em đã rất cô gắng nhưng do trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu còn gặp nhiều khó khăn và không tránh khỏi những sai sót Vì vậy chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía quý thây cô để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2023
Nhóm sinh viên
Nhóm 8
Trang 6DANH MUC BANG
Bang 1 1 Giai phap cho mỗi giai đoạn thay đôi hành vi của đối tượng truyền
Bang 2 1 Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết đến dịch vụ xe đạp công cộng TNGo thông qua các phương tiện truyện thông 57
Bảng 2 2 Tỷ lệ đôi tượng đã biết và chưa trải nghiệm dịch vụ xe đạp công cộng TNGo đánh giá về mức độ hiệu quả của các yếu tô truyền thông 65 Bảng 2 3 Tỷ lệ đối tượng đã biết và đã trải nghiệm dịch vụ xe đạp công cộng TNGo đánh giá về mức độ hiệu quả của các yếu tô truyền thông 71 Bảng 2 4 Bảng mô tả mức độ trung bỉnh sử dụng dịch vụ xe đạp công cộng Bảng 2 5 Bảng mô tả mức độ hài lòng trung bình về dịch vụ xe đạp công cộng TNGo của đối tượng khảo sát L c1 12v v2 11H nh nh HH Hy Hye 77
Trang 7DANH MUC HiNH
Hình 1 1 Cơ chế tác động của truyền thông đại chting cece: Hình I 2 Mô hình chỉ tiết cơ chế tác động của truyền thông đại chúng
Hình I 3 Mô hình các giai đoạn thay đổi hành vi
Trang 8DANH MUC BIEU DO
Biéu dé 2 1 Déi tượng có biết đến và không biết đến dịch vụ xe đạp công cộng
Biểu đỗ 2 5 Độ tuôi của đối tượng khảo sát cho dé tài nghiên cứu 69 Biểu đồ 2 6 Tần suất sử dụng dịch vụ của đối tượng đã biết và đã sử dụng dịch
vụ xe đạp công cộng TÌNGo L0 vn ng HH1 HH HH Ha TH HH 75 Biểu đỗ 2 7 Mức độ hài lòng của đối tượng khảo sát về dịch dịch vụ xe đạp công cộng TÌNG L1 10211011101 n1 11111111111 111111111511 Hx tr Hài 76
Trang 9PHAN MO DAU
1 L¥ do chon dé tai
Là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn từ thiên tai và biến đổi khí hậu, Việt Nam xác định tăng trưởng xanh là một chiến lược quan trọng nhằm hướng tới sự phát triển bền vững, tăng trưởng xanh; hướng tới nền kinh tế xanh Do đó, việc khuyến khích và phát triển sử dụng các phương tiện công cộng, phương tiện giao thông bên vững là một trong những phương án hàng đầu tại Việt Nam
Với Hà Nội - thủ đô của đất nước và cũng là một trong những thành phố có chất lượng không khí ô nhiễm đáng quan ngại, nguyên nhân chính của vấn đề này đến từ lượng khí thải không lỗ của phương tiện giao thông Theo Sở giao thông vận tải Hà Nội, số lượng phương tiện cả nhân tại Hà Nội liên tục tăng, kéo theo tinh trang ùn tắc giao thông gia tăng, là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tăng lượng khí phát thải, tăng ô nhiễm không khí Đề quản lý phát thải các phương tiện giao thông nhằm giảm ô nhiễm môi trường, phát triển giao thông bền vững, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã đưa ra giải pháp phát triển giao thông vận tải thủ đô theo hướng sử dụng vận tải công cộng là chính, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân
Dịch vụ xe đạp công cộng của TNGo ra đời là giải pháp giải quyết cho các van dé da kê trên Dịch vụ này đã được triển khai trên 6 tỉnh và thành phố như:
Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Vũng Tàu, Hồ Chí Minh, cùng hơn
3500 xe đạp trên toàn quốc, dịch vụ xe đạp công cộng đang ngày càng được mở rộng, đến gần hơn với công chúng, đặc biệt là giới trẻ
Tuy nhiên, một trong những vấn đề đang đặt ra là làm thế nào để dịch vụ này được đông đảo người dân nói chung và người dân trong khu vực Nội thành
Hà Nội có thê tiếp cận đến dịch vụ này với tân suất thường xuyên hơn Và đề có được đáp án cho vấn để này, chúng ta không thể không nhắc đến “'cánh tay phải đắc lực” là các phương tiện truyền thông Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi
sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan về tỉnh hình và mức độ ảnh hưởng của các phương
1
Trang 10tiện truyền thông đến với người trải nghiệm dịch vụ ở hiện tại và có những định hướng để các phương tiện này có thê phát huy hết tiềm năng và mang lại hiệu quả cao trong quá trình triển khai dịch vụ
Hiện tại, truyền thông tại Việt Nam đang phát triển năng động và sẽ là
“mảnh đất màu mỡ” để các nhà nghiên cứu chiến lược truyền thông có thể tập trung và khai thác tôi đa tiềm năng mà truyền thông mang lại cho doanh nghiệp Với mong muốn tìm hiểu về mức độ ảnh hưởng của truyền thông nói chung
và các phương tiện truyền thông nói riêng đến quyết định sử dụng dịch vụ xe đạp công cộng TNGọo, từ đó đưa ra kết luận và giải pháp cho chính phủ và doanh nghiệp về việc phát triển truyền thông cũng như nâng cấp, cải thiện dịch vụ giao thông công cộng mới, nhóm tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng truyền thông đến quyết định sử dụng dịch vụ xe đạp công cộng TNGo của người
dân trên địa bàn Nội thành Hà Nội” cho nghiên cứu lan này
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng truyền thông đến quyết định sử dụng dịch
vụ xe đạp công cộng TNGo của người dân trên địa bàn nội thành thành phố Hà Nội” là một để tài nghiên cứu những tác động của truyền thông đến người dân thành phố Hà Nội trong việc lựa chọn sử dụng phương tiện xe đạp công cộng
Đã có một số nghiên cứu tiếp cận đến lĩnh vực về mô hình xe đạp công cộng, tuy nhiên lại ở nhiều góc độ khác nhau
Hướng thứ nhất, các nghiên cứu tập trung vào việc nêu lên sự cân thiết, tiềm năng và những gợi ý về chính sách để xây dựng, phát triển và mở rộng mô hình giao thông này Theo đó, các nghiên cứu sẽ tập trung vào việc khai thắc các
dữ liệu về đặc điểm của một số đô thị cụ thê ở Việt Nam, cho thay sự đáp ứng
và nhu cầu của người dân với loại hình giao thông xanh, bền vững và hướng đến bảo vệ môi trường
Nghiên cứu về để tài hệ thống xe đạp công cộng, đã có ký yếu Tọa đàm
gồm I2 bài nghiên cứu tham luận, nghiên cứu đa dạng, phong phú nhiều vấn đề Trong đó chủ yếu có 2 phần: “Sự cần thiết để phát triển hệ thống xe đạp công
2
Trang 11cộng tại đô thị” và “Kinh nghiệm phát triển hệ thông xe đạp công cộng trên thé
giới - Liên hệ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh” Các nghiên cứu đã đưa ra
những vấn đề cơ sở, lý luận về sự cần thiết của việc phát triển một hệ thông giao thông xe đạp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển giao thông thân thiện với môi trường, trong bối cảnh vấn đề môi trường đang ngày càng được quan tâm hơn Bên cạnh đó, các nghiên cứu tham luận cũng đưa ra dữ liệu về đặc điểm, tiềm năng của việc phát triển mô hình giao thông này tại đất nước ta; đồng thời cũng đưa ra các kimh nghiệm, liên hệ từ các mô hình thực tiễn đã được thực hiện trước
đó ở khắp nơi trên thế gidl nhằm đúc kết những bài học để Việt Nam có thê học tập và triển khai tốt hơn
Nguyễn Tiến Thái (Ban QLDA phát triên GTNT thành phố Đà Nẵng),
Phan Cao Thọ (Trường Cao đẳng Công nghệ — Đại học Da Nẵng), Trần Thị Phương Anh (Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng) (2017), “Nghiên
theo hướng giao thông xanh và bền vững.” Mục tiêu của mm cứu nhằm đề xuất 5 nhóm giải pháp gồm: giải pháp quy hoạch hạ tầng, giải pháp kỹ thuật và kết cấu, giải pháp tổ chức giao thông, giải pháp kết nối và giải pháp thê chế, chính sách để đóng góp vào việc phát triển hệ thống giao thông xe đạp và bộ hành, hướng tới sự phát triển giao thông xanh, sạch, bền vững cho các đô thị Việt Nam Các giải pháp được để xuất nhằm mục đích phát triển hệ thống giao thông xe đạp và bộ hành, thu hút người dân sử dụng loại hình này trong đô thị, tang thi phan sử dụng giao thông công cộng, cải thiện hiệu qua tinh trang tm tac giao thông Từ đó, tạo ra cơ cấu hợp lý giữa các phương thức vận tải của đô thị, hướng tới phát triển giao thông xanh, bền vững trong đô thị Nghiên cứu được thực hiện và áp dụng cụ thê cho khu trung tâm thành phổ Đà Nẵng Trong đó, nghiên cứu đã chỉ ra được nhu cầu sử dụng xe đạp tương đối lớn của người dân thành phố Đà Nẵng, thể hiện qua kết quả điều tra khảo sát 193 phiếu thăm dò
online trong khoảng thời gian từ 30/3/2017 đến 03/05/2017 Điêm nỗi bật của
nghiên cứu là việc nghiên cứu cu thé và sâu sắc về vấn đề giải pháp, để ra những gợi ý thiết thực cho chính sách của thành phô
3
Trang 12Lê Nguyễn Ngọc Hải (2021), Luận án Thạc sỹ “Chiến lược phát triên giao
thông xe đạp huyện Nhà Bè” Mục tiêu chung của luận văn là xây dựng “Chiến lược phát triển giao thông xe đạp huyện Nhà Bè” nhằm đáp ứng bối cảnh khu vực thông qua việc đề xuất mô hình quản lý, xây dựng chính sách hướng đến phát triển bền vững, tạo nên một hệ thông giao thông xe đạp tích hợp trong tông thê giao thông toàn huyện, đảm bảo tính an toàn, thuận lợi, hiện đại, hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu đi lại cho hiện tại và tương lai Về mục tiêu cụ thê, nghiên cứu đánh giá khả năng tô chức giao thông xe đạp trong mạng lưới giao thông đường
bộ huyện nhà Bè; đề xuất một mô hỉnh quản lý giao thông xe đạp huyện Nhà Bè
và xây dựng chính sách phát triển giao thông xe đạp huyện Nhà Bè hướng đến
phát triển bên vững Nghiên cứu được triển khai trong giai đoạn 2020 — 2025,
trong ranh giới hành chính huyện Nhà Bè Nghiên cứu vận dụng các phương pháp điền đã; phương pháp thu thập thông tin; phương pháp quan sát khoa học; phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp dự báo; phương pháp bản đồ và phương pháp nghiên cứu điên hình Kết quả nghiên cứu cung cấp giải pháp cho công tác quản lý để phát triển giao thông xe đạp huyện Nhà Bè hướng đến phát triển bên vững: Với kết quả, mục tiêu “Khả năng tô chức giao thông xe đạp huyện Nhà Bè”, đã khẳng định có đủ cơ sở để tổ chức giao thông xe đạp cho huyện Nhà Bè, và cân đề xuất mô hỉnh và xây dựng chính sách đề quản ly, phát triển giao thông xe đạp Với mục tiêu “Đề xuất mô hình quản lý giao thông xe đạp huyện Nhà Bè”, kết quả đã đề xuất một mô hỉnh quán lý chung về giao thông xe đạp huyện Nhà Bè Mô hình như là một “bản thiết kế tông thể” hướng dẫn thực hiện từ lúc bắt đầu đến mục tiêu đầu ra, trên hai phương diện về quản
lý hành chính và quản lý kỹ thuật (hai bộ phận cấu thành quản lý đô thị) cho công tác quản lý giao thông xe đạp Với mục tiêu “Xây dựng chính sách phát triên giao thông xe đạp huyện Nhà Bè hướng đến phát triển bền vững”, kết quả
đã hoạch định các chính sách cơ bản cần thiết cho việc phát triển giao thông xe đạp tại địa phương Các chính sách phát triển cung cấp các biện pháp can thiệp tác động vào đối tượng cơ sở hạ tầng xe đạp — người sử dụng — phương tiện để thúc đây sử dụng xe đạp, và làm cơ sở tham khảo cho các nhà quản lý Đề đánh
4
Trang 13giá mức độ hoàn thành của chiến lược, cần căn cứ vào Bộ chỉ số đo lường có ý nehïa như được sử dụng đề giám sắt tiến độ hoàn thành mục tiêu của chiến lược
Vì vậy, chính quyền sẽ theo dõi các chỉ số đo lường để có sự can thiệp điều chỉnh kế hoạch hành động (chính sách) nhằm hoàn thành mục tiêu của chiến lược Ngoài ra, mô hình quản lý đề xuất sẽ đảm bảo cho chiến lược được giám sát và điều chỉnh kịp thời
Hướng thứ hai, các nghiên cứu sẽ tập trung vào việc phân tích, lý giải những yếu tổ ảnh hưởng đến tâm lý và lựa chọn của người dân trong việc sử dụng phương tiện giao thông dựa trên các khung lý thuyết về tâm lý hay xác suất
về sự chọn lựa Các nghiên cứu này cũng tập trung thu thập dữ liệu ở một số đô thị cụ thê tại Việt Nam
Trần Thị Phương Anh (Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng), Nguyễn Phước Quý Duy (Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng), Phan
Cao Thọ (Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng), Fumihiko
Nakamura (Trường Đại học Quốc gia Yokohama, Nhật Bản) (2020), “Các yếu
tô ảnh hưởng đến việc chọn phương thức đi lại của người dân thành phố Đà Nẵng” Mục tiêu của dự án nhằm xác định các yếu tổ ảnh hưởng đến việc chọn phương tiện đi lại của người dân trong các đô thị có tỷ lệ xe máy chiếm ưu thé
Sử dụng mô hình logit đa thức (MLM) với số liệu khảo sát từ 848 người dân thành phố Đà Nẵng, khảo sát bằng bảng hỏi được thực hiện ở 40 khu vực trên địa bàn thành phố Đà Nẵng vào thời điểm tháng 4 và tháng 5/2019 Với tổng số câu trả lời là 848/1460, kết quả nghiên cứu cho thay, đặc điểm cá nhân như tuôi, thu nhập có tác động đến quyết định chọn phương thức đi lại của người dân đô thị Mục đích đón con, giải trí, tính phức tạp của hành trình và yếu tổ sở hữu xe máy có tác động tích cực đến việc chọn phương tiện xe máy Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy, khoảng cách đi lại của chuyến đi ảnh hưởng tỷ lệ thuận với quyết định sử dụng xe buýt Kết quả nghiên cứu phân tích mô hình logït đa thức (MLM) bằng R cho thấy: Các yếu tổ tác động như mục đích chuyến đi, tần suất chuyến đi, thời điểm xuất phát, số điểm dừng tạm thời, sự có mặt của trạm dừng
xe buýt trong khu vực bán kính 300m nơi xuất phát chuyến đi, khoảng cách, chỉ
5
Trang 14phí chuyến đi, giới tính, tuôi, tông thu nhập hàng tháng của gia đình và sở hữu phương tiện (xe máy, xe ô tô) là những yếu tổ có tác động đến quyết định chọn phương thức đi lại của người dân thành phố Yếu tổ thời tiết, khu trung tâm, phân làn đường, điều kiện thông thoáng của via hè, cuối tuần, nghề nghiệp, sở hữu bằng lái, và yếu tổ số lượng phương tiện sở hữu của gia đình không ảnh hưởng đến việc chọn phương thức đi lại của người dân Tính phức tạp của hành trình (được thê hiện thông qua số điểm dừng tạm thời trong chuyến đi càng lớn), mục đích chuyến đi ngoài công việc và nhóm người xuất thân trong các gia đỉnh
có thu nhập càng cao có khuynh hướng chọn phương tiện giao thông cá nhân Tuy nhiên, số lượng trẻ em dưới I0 tuôi trong gia đình lại không có ý nghĩa thống kê đối với việc chọn phương thức ởi lại Mặc dù, đây có thé xem la 1 trong nhiều nguyên nhân chính cho các điêm dừng tạm thời trong các chuyến đi của người sử dụng Kết quá nghiên cứu có ý nghĩa là cơ sở, định hướng cho các hoạch định về chính sách và giải pháp về chuyên đổi phương thức đi lại, quản lý nhu câu đi lại theo từng nhóm phương tiện giao thông, từng bước phát triển hệ thống GTCC, góp phần giảm tỉnh trạng ủn tắc giao thông do sự gia tăng mất kiêm soát đối với các loại phương tiện giao thông cá nhân Ngoài ra, định hướng nghiên cứu tương lai như xem xét tác động của các nhân tố mới (chăm sóc con cái hay sự an toàn cho trẻ em) trong quyết định chọn phương tiện đi lại của bố
mẹ cũng được kiến nghi Điểm nỗi bật của nghiên cứu nằm ở việc xác định được
rõ ràng, chỉ tiết các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương tiện giao thông của người dân trong các đô thị thiên về xu hướng sử dụng xe máy
Nhóm sinh viên ngành Marketing, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn
thông Đỗ Hạnh Trang, Nguyễn Thế Phúc, Bủi Lê Nhật Hà, Trần Thị Uyên,
Giảng viên Bộ môn Marketing, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Lê
phương tiện giao thông bền vững” Mục tiêu của nghiên cứu nhằm nghiên cứu
các nhân tổ tác động đến ý định sử dụng các phương tiện giao thông bền vững
Nghiên cứu được xây dựng dựa trên nên tảng là sự kết hợp của Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model hay TAM) và lý thuyết Giá trị -
6
Trang 15Niém tin - Chuan muc dao ditc (Value - Belief - Norm) Diém néi bat cua nghiên cứu nằm ở việc nghiên cứu đã chỉ ra được những khung lý thuyết lý giải những nhân tổ tác động đến ý định sử dụng các phương tiện giao thông bền vững của người dân Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đưa ra những cỡ mẫu hay phạm vi không gian, thời gian cụ thể, dẫn đến việc nghiên cứu còn có phần chung chung, chưa đi sâu vào những số liệu, dữ liệu cụ thê
PGS.Ts Nguyễn Trọng Hoài, Ths Hồ Quốc Tuần (2015), “Phân tích hành
1 lựa chọn phương tiện giao thông của người dân đô thị Việt Nam: Nghiên cứn
7
Trang 16cao khả năng đi bộ và sử dụng xe đạp, đồng thời các cá nhân cũng sẽ phản ứng với chính sách hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân theo hướng tăng sử dụng xe đạp Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng nêu lên một số gợi ý cho việc phát triển chính sách từ những kết luận và dữ liệu đã thu thập được Điểm nỗi bật của nghiên cứu là xem xét ảnh hưởng của các yếu tổ thái độ và hành vi liên quan đối VỚI mỖI trường đến việc lựa chọn phương tiện giao thông Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế do những điểm đặc thù của đối tượng nghiên cứu
Dữ liệu thu thập được không cho phép xem xét phương án sử dụng ô tô và xe buýt, và đồng thời bỏ qua các mục đích khác khi sử dụng phương tiện giao thông Một trong những hạn chế khác là quy mô khảo sát Các nghiên cứu tương lai có thể được thực hiện theo một số hướng mở rộng quy mô khảo sát để xem xét lựa chọn phương tiện ô tô cá nhân và xe buýt, mở rộng phạm vi bảng hỏi để
mở rộng thêm thông tin nhằm phân tích lựa chọn phương tiện cho những mục đích đa dạng khác
Ts Ngô Thị Thanh Hương, Ts Trương Thị Mỹ Thanh, Ths Phan Huy Thục (2019), “Nghiên cứu đặc điệm đi lại và đề xuất giải pháp phát triên xe đạp công công tại các đô thị ở Việt Nam”, Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân tích đặc điểm đi lại của người dân tại một số đô thị ở Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp khuyến khích phát triển giao thông xe đạp và xe đạp công cộng Nghiên cứu được thực hiện vào năm 2016 và 2018 với 3 cuộc phỏng vẫn tại 3
TP lớn (Hà Nội, Huế, Tp HCM) với 890 người được phỏng vấn về thói quen đi lại và 4 khảo sát khác nhau về cơ sở hạ tầng, hành vi đi lại của người sử dụng phương tiện cá nhân, hành vị tìm kiếm chỗ đỗ xe, khoảng cách đi bộ của đối tượng khảo sát Kết quả cho thấy thói quen sử dụng xe máy đã ảnh hưởng lớn tới đặc điểm hành vi đi lại của người dân tại các đô thị tại Việt Nam Bài nghiên cứu đã chỉ ra một số giải pháp khuyến khích phát triển xe đạp công cộng và các giải pháp phát triển hạ tầng kết hợp với cung cấp và quản lý phương tiện hiện đại, tuy nhiên thì những giải pháp này vẫn còn chung chung, chưa thực sự áp dụng được trong bối cảnh giao thông đô thị tại Việt Nam
Trang 17Nguyễn Văn Hiếu và Vũ Thành Hưởng (2022), “Phat trién giao théng
đường bộ đô thị thành phố Hà Nội theo hướng bền vững” Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá phát triển giao thông đường bộ đô thị Thành phố Hà Nội theo hướng bền vững Bài nghiên cứu xây dựng mô hinh, gia thuyết nghiên cứu
và khảo sát ý kiến của những người trực tiếp quản lý trong lĩnh vực giao thông vận tải Từ dữ liệu sơ cấp thu thập được, nhóm nghiên cứu phân tích các nhân tổ ảnh hưởng đến phát triển giao thông đường bộ đô thị Thành phố Hà Nội theo hướng bên vững với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS Số liệu kiểm định được tái khẳng định bằng phương pháp phỏng vấn sâu Kết quả nghiên cứu cho thay
Thành phô Hà Nội đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn từ
giao thông đường bộ, bao gồm: Giao thông bị quá tải, hệ thống giao thông đường bộ bị xuống cấp nhanh chóng Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp cho Hà Nội trong phát triển giao thông đường bộ đô thị theo hướng bền vững trong thời gian tới: nâng cao chất lượng quy hoạch đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị, quy hoạch giao thông tích hợp sử dụng đất, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở ha tang giao thông đô thị, bảo vệ môi trường trong quá trỉnh đầu
tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị, phát triển giao thông công cộng, tô chức quản lý hoạt động thu phí
Nguyễn Thanh Tú (2020), “Nghiên cứu như câu sử dụng xe đạp công cộng «
ai Ha Noi va mot so dé xua phát triên xe đạp công cộng tại đô thị Việ TÀI
Nam” Mục đích của nghiên cứu này là xem xét tính khả thi của dự án phát triển
xe đạp công cộng tại thành phố Hà Nội và một số thành phố khác Nghiên cứu
đã được thực hiện dựa trên 3 nhóm đối tượng: Khách du lịch nước ngoài, khách
du lịch trong nước và người dân địa phương Bên cạnh đó, tác giả xây dựng mô hinh logit dé tìm ra các yếu tổ ảnh hưởng đến sự lựa chọn xe đạp công cộng Kết quả cho thấy thói quen sử dụng xe đạp, loại phương tiện được sử dụng khi đi du lịch, thời gian lưu trú và địa điểm cư trú (của du khách nước ngoài) rất có ý nghĩa với sự lựa chọn Kết quả ngụ ý rằng những du khách đi theo nhóm - sẽ ít
sử dụng xe đạp công cộng hơn Đây sẽ là một gợi ý cho các nhà đầu tư để thiết
9
Trang 18lập các trạm xe đạp ở những khu vực có nhiều du khách (không thuộc nhóm) miễn phí và tại các địa điểm thu hút khách du lịch chính Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng còn một số hạn chế đó là chưa xem xét đến ảnh hưởng của thời tiết (nắng, mưa, ngập lụt ) cũng như điều kiện sức khóe của hành khách đến khả năng lựa chọn xe đạp công cộng
Hướng thứ ba, các nghiên cứu dần hướng vào việc phân tích các yếu tổ ảnh hưởng đến việc sử dụng mô hình xe đạp công cộng, tuy nhiên vẫn không nhắm trực tiếp vào khía cạnh truyền thông như một chủ thê chính yếu, mà sử dụng nó như một không gian thê hiện, khảo sát những yếu tô ảnh hưởng khác và để tìm hiểu về không gian ấy
Ainhoa Serna (Computer Science and Artificial Intelligence Department, University of the Basque Country UPV/EHU, 20018 Donostia-San Sebastian, Spain), Tomas Ruiz (Transport Department, School of Civil Engineering, Universitat Politécnica de Valencia, Camino de Vera s/n, 46022, Valencia, Spain), Jon Kepa Gerrikagoitia IDEKO, ICT and Automation Research Group, Arriaga 2, 20870 Elgoibar, Spain) va Rosa Arroyo (Transport Department, School of Civil Engineering, Universitat Politécnica de Valencia, Camino de Vera s/n, 46022, Valencia, Spain) (2019), “Identification of Enablers and
Media and Statistical Models” (Tam dịch: “Xác định những yếu tổ thuận lợi và
bất lợi đối với việc áp dụng hệ thống xe đạp công cộng thông qua khảo sát, nghiên cứu mạng xã hội và sử dụng mô hình thống kê”) Mục tiêu nghiên cứu của bài viết là áp dụng các kỹ thuật phân tích tâm lý vào những gì thu thập được
từ ý kiến của người dùng qua các cuộc khảo sát trên mạng xã hội (Facebook, Twitter va TripAdvisor) để xác định những yếu tổ là thuận lợi và rào cản đối với
mô hỉnh xe đạp công cộng Phân tích này cung cấp một tập hợp các biến giải thích được kết hợp với dữ liệu từ thống kê chính thức và quan sát ở Tây Ban Nha Nghiên cứu đã sử dụng mô hình thống kê để đánh giá mối liên kết giữa việc sử dụng mô hỉnh xe đạp này và một số đặc điểm cụ thê của các hệ thông xe
10
Trang 19đạp công cộng, trong do sử dụng dữ liệu xã hội về dân số, khí hậu, ý kiến tích cực và tiêu cực được trích xuất từ mạng xã hội mà đã được tông hợp xử lý Những kết quả từ nghiên cứu có thê góp phân giúp các nhà quản lý chính sách giao thông hiểu thêm về các yếu tổ chính liên quan đến việc áp dụng và sử dụng
hệ thống xe đạp công cộng, nhất là phát triển và xác định rõ ràng hơn về tính bền vững trong vấn đề giao thông đô thị Nghiên cứu này cũng kết luận rằng phân tích cảm xúc trên mạng xã hội có thể được áp dụng để cái thiện các kỹ thuật truyền thông, bằng cách nghiên cứu hành vi đi lại và có được cái nhìn tổng thé va nang cao hơn về quy hoạch giao thông đô thị Hơn nữa, nhờ có sự cập nhật thông tin liên tục từ các phương tiện truyền thông xã hội mà sự dự đoán nhu cầu người dùng và kiểm soát chất lượng dịch vụ hệ thông xe đạp công cộng trở nên chuẩn xác Điều quan trọng cần lưu ý là phương pháp này có thể được áp dụng cho một số phương thức di chuyển khác ngoài dịch vụ chia sẻ xe đạp tại Tây Ban Nha, nhất là trong việc khắc phục những thiếu sót trong việc thu thập thông tin bằng khảo sát
Francesco Manca, Aruna Sivakumar, John W Polak (Urban Systems Laboratory, Centre for Transport Studies, Faculty of Civil and Environmental
Engineering, Imperial College London, UK) (2019), “The effect of social
bike sharing in a student population” (Tam dich: “Anh hưởng của ảnh hưởng xã
hội và tương tác xã hội đến việc áp dụng công nghệ mới: Việc sử dụng dịch vụ
xe đạp công cộng trong cộng đồng sinh viên”) Mục tiêu nghiên cứu là điều tra xem những ảnh hưởng xã hội và tương tác xã hội có thể tác động như thế nào đến việc áp dụng mô hỉnh công nghệ mới, sử dụng dữ liệu khảo sát đã nêu kết hợp về tương tác xã hội giữa những người được hỏi Cụ thể, nhóm nghiên cứu
đã phân tích ý định sử dụng phương thức giao thông thân thiện với môi trường (xe đạp công cộng) của các học sinh tại Vương quốc Anh Trong bài viết này, bên cạnh tác động của các chuẩn mực xã hội giả định, nhóm nghiên cứu sẽ khảo sát tác động của các tương tác xã hội trực tiếp/thực tế Cụ thể, những người được phỏng vấn được phân làm hai biến (SPI và SP2), trong đó hai nhóm này được
11
Trang 20phép trao đổi, nói chuyện với nhau Thí nghiệm này liên quan đến các cơ chế nhận thức và liên cá nhân khác nhau, chang hạn như trao đổi thông tin chức năng về lợi ích và hạn chế của việc đi xe đạp và chia sẻ xe đạp Nghiên cứu sử dụng mô hình logit hỗn hợp (ML) SP1/SP2 đã được ước tính để khám phá sự lựa chọn hành vi của các cá nhân và cho phép kết hợp quán tính/xu hướng thay đổi hành vi giữa hai biến này Từ đó, cho thấy tác động của những ảnh hưởng xã hội này đến các biến số về mức độ phủ hợp của mô hình xe đạp công cộng và
mô phỏng lựa chọn của người tham gia để dự đoán Nhóm nghiên cứu cũng đưa
ra kết luận về giá trị của các mô hình lựa chọn nâng cao như vậy trong việc hiểu
và dự đoán các tác động của tương tác xã hội đến hành vi lựa chọn trong bối cảnh thời đại với các xu hướng giao thông, vận tải mới mẻ Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng có một số hạn chế cần được nghiên cứu thêm và có thê là gợi ý trọng tâm cho các nghiên cứu khác trong tương lai Kho khan trong việc tìm kiểm dữ liệu thích hợp thường là trở ngại chính trong việc thực hiện những phân tích này Hơn nữa, sự phụ thuộc vào bối cảnh và những hạn chế của mẫu được chọn cũng gây cản trở cho việc khái quát hóa kết quả cho các trường hợp khác Phân tích các kết nối trực tiếp bên ngoài mạng xã hội của nhóm sinh viên có thê giảm thiêu hiệu ứng này và đưa ra cái nhìn sâu sắc thú vị hơn về các tác động ảnh hưởng xã hội (ví dụ: ảnh hưởng từ gia đỉnh, bạn bè, v.v.) Tuy nhiên, thí nghiệm này đã mang đến một cơ hội đặc biệt để phát triển một khuôn khổ phân tích có khả năng quan sát các khía cạnh khác nhau về đặc trưng cho ảnh hưởng
xã hội
Lin Jia (School of Management and Economics, Beijing Institute of Technology, China va Sustainable Development Research Institute for Economy and Society of Beijing), Xim Liu va Yaqian Liu (School of Management and
Economics, Beijing Institute of Technology, China) (2018), “Impact of Different
Bike-Sharing” (Tạm dịch: “Ảnh hưởng của những yếu tổ khác nhau lên quyết định sử dụng hệ thống xe đạp công cộng của người dân đô thị”) Mục tiêu nghiên cứu là phân biệt bốn bên liên quan đến ngành công nghiệp xe đạp công
12
Trang 21cộng; đó là các công ty kinh doanh mô hình xe đạp này, cộng đồng, phương tiện truyền thông và chính phủ Mô hỉnh nghiên cứu được đề xuất dựa trên mô hinh
lý thuyết SOR: Stimulus (Kích thích) - Organism (Chủ thể) - Response (Phản ứng) để khám phá ảnh hưởng của bốn bên liên quan này đối với ý định sử dụng
xe đạp công cộng của người dùng Mô hình đã được kiểm tra bằng cách sử dụng
250 bảng câu hỏi thu thập từ khảo sát trực tuyến Kết quả cho thấy sự quan trọng của thiết kế giao diện người dùng (U]), ảnh hưởng xã hội và phương tiện truyền thông mới trong việc ảnh hưởng đến nhận thức và thái độ của người dùng đối với các hành vị vô văn hóa trong việc sử dụng xe đạp công cộng, từ đó cải thiện
ý định và ý thức của họ về việc sử dụng một cách văn minh Nghiên cứu cũng làm rõ hiệu ứng điều chỉnh của quản lý doanh nghiệp và chính phủ đối với mối quan hệ giữa các biến số khác nhau trong mô hình Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu vẫn có một số hạn chế Đầu tiên, nghiên cứu chỉ tập trung vào hệ thống xe đạp công cộng tại Bắc Kinh, có thể làm giảm khả năng tông quát hóa kết luận Thứ hai, nghiên cứu chỉ tập trung vào việc sử dụng xe đạp công cộng, một khía cạnh của hệ thống giao thông công cộng, do đó, việc tổng quát hóa cũng bị hạn chế tương tự
Xiaonan Zhang, Jianjun Wang, Xueqin Long, Weiyia Li (College of Transportation Engineering, Chang’an University, Xi’an, Shaanxi, China) (2021), “Under: ing the intention Ike-sharin;
Xian, China” (Tam dich: “Phan tích ý định sử dụng mô hình xe đạp công cộng: trường hợp tại Tây An, Trung Quốc”) Trước kia, các nghiên cứu tiên phong đều chủ yếu tập trung vào việc khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định ban đầu của người sử dụng khi bắt đầu sử dụng xe đạp công cộng Tuy nhiên, các nghiên cứu này đều ít đề cập đến khả năng tiếp tục sử dụng trong tương lai Từ đó, nghiên cứu này đề xuất một mô hình cấu trúc với sự liên quan đến quyết định sử dụng xe đạp công cộng là biến độc lập, ý định sử dụng xe đạp công cộng là biến phụ thuộc, sự tham gia của người đi và giá trị cảm nhận của người đi là các biến trung gian, bằng cách giới thiệu các khái niệm về sự liên quan đến quyết định mua, sự tham gia của khách hàng và giả trị cảm nhận trong tâm lý và hành vi
13
Trang 22của người tiêu dùng Một cuộc khảo sát trực tuyến và ngoại tuyến với người sử dụng xe đạp công cộng tại Tây An đã được tiến hành, thu được 622 phán hôi
Mô hình nghiên cứu đã được kiểm tra bằng phần mềm Amos 24.0 và kết qua thực nghiệm cho thấy rằng tất cả các yếu tổ ảnh hưởng bao gồm sự liên quan đến quyết định sử dụng xe đạp công cộng, sự tham gia của người đi và giá trị cảm nhận của người đi đều có mối liên quan với nhau và ý nghĩa với ý chí sử dung; gia tri cam nhận của người sử dụng xe đạp đóng vai trò trung gian chuỗi giữa sự liên quan đến quyết định sử dụng xe đạp công cộng và ý chí sử dụng trong tương lai của họ; sự liên quan đến quyết định sử dụng này có ảnh hưởng gián tiếp đến giá trị cảm nhận của người đi thông qua sự tham gia của chính họ Như vậy, kết quả của nghiên cứu này làm phong phú thêm cho các nghiên cứu hiện tại trong lĩnh vực nên kinh tế giao thông công cộng trong việc định hỉnh, phat trién, gợi ý cách để các doanh nghiệp hiểu được tâm lý khách hàng và duy trì được lượng người sử dụng Ôn định
Ayelet Gal-Tzura (Technion - Israel Institute of Technology - Technion City - Haifa 32000, Israel), Susan M Grant-Mullerb (University of Leeds - Woodhouse Ln, Leeds LS1 3HE, United Kingdom), Einat Minkove (University
of Haifa - Mount Carmel - Haifa 31905, Israel), va Silvio Nocera (UAV University of Venice — Santa Croce 191 — I-30135 Venice, Italy) (2014), “The Impact of Social Media Usage on Transport Policy: Issues, Challenges and Recommendations” (Tam dich: “Anh hưởng của truyền thông lên chính sách giao thông: các vấn để, thách thức và gợi mở”) Nghiên cứu này khám phá hai khía cạnh của sự tương tác với truyền thông xã hội Đầu tiên, là các ứng dụng tiềm năng của truyền thông xã hội mà các nhà cung cấp dịch vụ giao thông có thê áp dụng Thứ hai, là giá trị tiềm năng của việc phát triển chính sách thông tin liên quan đến giao thông mà công dân chia sẻ Từ đó, bài nghiên cứu trình bày kết quả sơ bộ của việc thu thập thông tin giao thông trực tuyến miễn phí từ cộng đồng người sử dụng hệ thống giao thông công cộng, chứng minh rằng thông tin liên quan đến chính sách giao thông có thể được thu thập từ nguồn truyền thông
xã hội trực tuyến
14
Trang 23Hong Tan Van (Department of Civil Engineering, Ho Chi Minh City University of Technology, 268 Ly Thuong Kiet District 10, Ho Chi Minh City, Vietnam), Kasem Choocharukul (Department of Civil Engineering, Chulalongkorn University, Phayathat Road, Pathumwan, Bangkok 10330, Thailand), Satoshi Fuju (Department of Urban Management, Kyoto University, C1-2, Katsura Campus, Kyoto, Japan) (2014), “The effect of attitudes toward
m lic tr ion on behavioral intention in commuting m choice—A comparison across six Asian countries” (Tam dich: "Tac déng cua thái độ khi sử dụng xe hơi và phương tiện giao thông công cộng trong hành vi lựa chon phương tiện di chuyên hàng ngày — Một so sánh qua sáu quốc gia châu Á") Bài nghiên cứu này điều tra sự ảnh hưởng của yếu tố tâm lý đến việc lựa chọn phương tiện công cộng ở 6 quốc gia Châu Á là: Nhật Bán, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, và Phi-lip-pin, dựa trên 118 đối tượng tham gia nghiên cứu Bài nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu công chúng, tập trung vào những nhân tổ ảnh hưởng đến quyết định sử dụng xe công cộng như: tính biểu tượng, ảnh hưởng và yếu tổ cảm xúc Bài nghiên cứu còn đặt ra sự so sánh
về việc sử dụng phương tiện công cộng ở các nước Châu Âu và Châu á, ở các nước phát triển và các nước đang phát triển để thấy được sự khác biệt trong tư duy, nhận thức, hành động, đến cơ sở hạ tầng, hệ thông các phương tiện công cộng, sự tiện lợi và hiện đại của chúng Nghiên cứu sử dụng mô hình logit đa thức, được thực hiện bằng cách sử dụng các mẫu từ sáu quốc gia riêng lẻ và tổng hợp lại, từ đó rút được các kết luận chính Các nghiên cứu trước đây thường được thực hiện ở châu u, và nghiên cứu này để mở rộng thêm phạm vi tại Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia và Philippines để xác nhận các yếu tổ đã được rút ra từ các nghiên cứu trước và ghi nhận thêm một số yếu
tô mới Bài viết này là một phân tiếp theo của các nghiên cứu trước đó, trong đó các yếu tổ tình cảm, chức năng và sự sắp xếp xã hội được sử dụng để giải thích
ý định hành vi chọn phương tiện đi lại hàng ngày Nghiên cứu này nhằm đánh giá các chiều thái độ để hiểu rõ hơn về tương lai lựa chọn phương tiện di chuyển
và có thể ảnh hưởng đến các chính sách can thiệp trong tương lai, đặc biệt là về
15
Trang 24các điều chỉnh liên quan đến phương pháp tâm lý trong việc quản lý di chuyển hàng ngày
Yasuo Asakura, Ein" Hato, bài nghiên cứu trên Journal of advanced transportation, Volume 35, P289-304,19/1/2010 “Behavioral monitoring of public transport users through a mobile communication system” (Tam dich:
“Giám sát hành vi của người sử dụng giao thông công cộng thông qua hệ thống truyền thông di động”) Bài nghiên cứu trình bày về việc giám sát hành vi của người dùng phương tiện công cộng thông qua hệ thống thông tin di động.Có một vài hoạt động diễn ra trên ITS nghiên cứu và phát triển Nhật Bản Công nghệ thông tin và truyền thông tiên tiến đã được áp dụng để cải thiện hệ thống giao thông công cộng cũng như hệ thống đường cao tốc tự động Trong phần đầu tiên của bài viết này, nhóm tác giả trình bày ba ví dụ về hệ thống giao thông công cộng được phát triển gần đây trong môi trường ITS Các hệ thống giao thông này được vận hành tại các thành phố và thị trấn địa phương ở Nhật Bản: hệ thống thông tin du lịch dành cho người sử dụng xe điện ở Hiroshima, hệ thông
xe buýt đáp ứng nhu cầu ở Nakamura và việc hợp tác sử dụng xe điện ở Ebina Trong phần thứ hai của bài viết, nhóm tác giả giải thích cách họ giám sát từng hành khách trên phương tiện giao thông công cộng bằng cách sử dụng điện thoại
di động để định vị vị trí Công nghệ định vị vị trí cho đối tượng di động là cần thiết cho việc vận hành và quản lý các hệ thống giao thông công cộng được hỗ trợ ITS Hơn nữa, dữ liệu định vị chỉ tiết và chính xác như vậy có thể được sử dụng
để phân tích hành vi di chuyên trong mô hỉnh nhu cầu Thiết bị di động và hệ thống giám sát được trình bày trong bài viết này có thể được kết hợp với bất kỳ nghiên cứu điển hinh nào về ứng dụng ITS vào hệ thống giao thông công cộng Giacomo Manetti, Marco Bellucci va Luca Bagnoli, bai nghiên cứu trên Sage Journals, Volume 47, Issue 8 (2013), “ holder En:
oformation Through Social Media: A Stu anadian a 1 Transportation Agencies” (Tam dich: “Tuong tac voi bén lién quan va thông tin công cộng qua truyền thông xã hội: Một nghiên cứu về các cơ quan giao thông công cộng ở Canada và Hoa Kỳ”) Nghiên cứu này sử dụng các lý thuyết về kế
16
Trang 25toán đối thoại để đánh giá liệu tương tác trực tuyến thông qua phương tiện truyền thông xã hội có được sử dụng như một cơ chế thông tim đại chúng và sự tham gia của các bên liên quan của các cơ quan vận tải công cộng Canada và Mỹ hay không Nghiên cứu áp dụng phương pháp định lượng trong đó phân tích nội dung được thực hiện trên tài khoản Facebook và Twttter của 35 nhà khai thác vận tải ở Canada và Hoa Kỷ, từ đó phân loại nội dung cua 1.222 bai dang trên Facebook va 2.615 bai tweet, danh gia mức độ và loại tương tac nao đã đạt được hiệu quả cho mọi danh mục, theo dõi xem các dai ly có trả lời nhận xét về bài đăng của họ hay không và cách thức cũng như đánh giá nguyên tắc chung của cuộc thảo luận Kết quả thu được cho thấy các cơ quan vận tải công cộng thường tận dụng sự hiện diện của họ trên mạng xã hội đề cung cấp cho công chúng thông tin về dịch vụ và thực hiện các hoạt động truyền thông nhằm thu hút công chúng Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy một số khác biệt đáng kế trong việc sử dụng mạng xã hội của các cơ quan giao thông công cộng Twitter thường được sử dụng nhiều nhật cho các tin nhắn thông tin công khai, trong khi Facebook dường như được sử dụng nhiều hơn để xuất bản nội dung dưới góc độ đổi thoại nhằm tạo ra các cuộc trò chuyện hợp tác hai chiều với người dùng Về mặt ý nghĩa thực tiễn, nghiên cứu cho thây rằng cam kết rộng rãi và liên tục hơn
về tương tác giữa người dùng và các phương tiện truyền thông xã hội sẽ tạo ra những cơ hội mới để cải thiện chất lượng dịch vụ của các hệ thông giao thông công cộng
Như vậy, vấn dé về xây dựng và phát triển hệ thông giao thông xanh, hướng sử dụng xe đạp là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu về sự ảnh hưởng trực tiếp của truyền thông đến sự phát triển của mô hình lại chưa có nhiều sự quan tâm Hơn nữa, ở Việt Nam, đặc biệt
là trong khu vực địa bàn Hà Nội, vẫn chưa có nghiên cứu chuyên biệt về lĩnh vực này Với năng lực còn hạn chế, chúng tôi tin rằng với nghiên cứu về những ảnh hưởng, tác động của truyền thông đến quyết định lựa chọn sử dụng phương tiện xe đạp công cộng của người dân thành phố Hà Nội sẽ mang lại những đóng
17
Trang 26gop thiết thực, nhất định cho lĩnh vực hãy còn mới mẻ, chưa được nghiên cứu và
khai thác phô biến này ở Việt Nam
3 Mục đích nghiên cứu
œ Mục đích nghiên cứu của bài luận
Từ việc phân tích mức độ ảnh hưởng, tác động của truyền thông nói chung và các phương tiện truyền thông đại chúng nói riêng đến quyết định lựa chọn và sử dụng mô hình xe đạp công cộng của người dân sống trong nội thành thành phổ Hà Nội, bài nghiên cứu hướng đến mục đích cải thiện, nâng cao chất lượng truyền thông và thu hút sự quan tâm của nhiễu đối tượng hơn mô hỉnh xe đạp công cộng TNGo của công ty cỗ phần dịch vụ vận tải số Trí Nam Đồng thời, đề xuất những giải pháp, những hướng đi mới hơn cho các chiến dịch truyền thông trong tương lai của công ty
b Nhiệm vụ nghiÊn cứu
Thứ nhất, hệ thông hoá cơ sở lý luận liên quan đến tác động của truyền thông đối với nhận thức của mỗi cá nhân
Thứ hai, trình bày mức độ ảnh hưởng của truyền thông đến quyết định sử dụng dịch vụ xe đạp công cộng TNGo của người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội của công ty cô phân dịch vụ vận tải số Trí Nam
Thư ba, xác định và phân tích mức độ ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đến nhận thức và hành vi sử dụng dịch vụ của người dân khu vực
nội thành thành phổ Hà Nôi
Từ những kết quả phân tích, đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm
nâng cao hiệu quả truyền thông thông qua việc tận dụng tối đa tiềm năng của các phương tiện truyền thông cho công ty cô phần dịch vụ vận tải số Trí Nam, tăng
số lượt người sử dụng dịch vụ xe đạp công cộng TNGo do công ty phát hành, nâng cao ý thức trách nhiệm của người trẻ với môi trường sống xung quanh
4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Múc độ ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông mà công ty cô phần dịch vụ vận tải số Trí Nam đang triển khai đến
18
Trang 27quyét định sử dụng dịch vụ xe đạp công cộng TNGo của người dân trên địa ban
1000 xe, tập trung phần lớn ở các quận: Ba Đỉnh, Tây Hồ, Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng
Phạm vì về mặt thời gian: Bài nghiên cứu được nhóm tác giả triển khai từ đầu tháng 10/ 2023 đến tháng đầu tháng 1/2024 Thời gian này công ty cỗ phần dịch vụ giao thông vận tải số Trí Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu của quá trình triển khai dịch vụ giao thông công cộng TNGo Vì vậy, rất cân thiết để có một cái nhìn tổng quát về hiệu quả của việc triển khai các chiến dịch, cũng như hiệu quả mà các phương tiện truyền thông mang lại cho công ty Trí Nam để có những chiến lược phát triển dịch vụ cả về chiều rộng và chiều sâu Chiều rộng ở đây là mật độ tiếp cận dịch vụ, còn chiều sâu là trải nghiệm dịch vụ mang đến
cho khách hàng
Phạm vì về mặt nội dung Dé tai tập trung nghiên cứu các nội dung sau: số lượng người biết đến và tham gia vào chiến dịch truyền thông từ TNGo, xu hướng thay đổi trong nhận thức và hành vi của giới trẻ, mức độ ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông
Trang 286 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp định lượng
Nghiên cứu định lượng là nghiên cứu sử dụng các phương pháp khác nhau (chủ yếu là thống kê) để lượng hóa, đo lường, phản ánh và diễn giải các mối quan hệ giữa các nhân tổ (các biến) với nhau Nghiên cứu định lượng thường được sử dụng đề đưa ra ước tính về sự phô biến kiến thức, thái độ, quan điểm, hành vi, và các đặc điểm khác của một nhóm công chúng xác định Đặc điểm nghiên cứu định lượng là các câu hỏi đóng, các phân tích và báo cáo thống
kê dưới dạng tóm tắt
Trước hết việc thu thập dữ liệu định lượng bắt đầu với việc đếm đơn vị đơn giản hoặc đo lường số lượng Ví dụ: Giả định về cuộc khảo sát với 300 người dân thành phố Hà Nội tham gia sử dụng mô hinh xe đạp công cộng TNGo Con số này chứa đựng rất ít thông tin và không cho biết lí do tại sao họ tham gia chiến dịch này hoặc những gỉ họ hài lòng hay chưa hài lòng về chiến dịch Vì vậy việc tìm kiếm sự liên quan và ý nghĩa của thu thập dữ liệu cần bắt đầu với sự mô tả dữ liệu, sau đó mới đưa ra suy luận
Sau khi xác định sự mô tả dữ liệu, tiếp theo là đi sâu hơn vào việc hiểu mỗi quan hệ giữa các dữ liệu
Các dữ liệu được phân tích dẫn tới: thứ nhất, báo cáo định lượng của dữ liệu thường ở dạng bảng hay biểu đổ; thứ hai, những so sánh, thống kê của hai tập hợp dữ liệu (có thê nhiều hon hai); thứ ba, báo cáo những ý nghĩa thống kê
về mọi khía cạnh của dữ liệu, bao gồm cả những suy luận rút ra từ dữ liệu; thứ
4, đo lường thống kê mức độ, số lượng của lỗi và sự đáng tin của suy luận rút ra
từ dữ liệu
Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi:
Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi (trực tuyến): Đưa ra câu hỏi với người sử dụng dịch vụ xe đạp công cộng TNGo Người phỏng vấn có thể rất am hiểu, ít hoặc không biết về dịch vụ xe đạp công cộng và về tác động truyền thông đến việc quyết định sử dụng xe đạp công cộng Họ có thể cho ý kiến về nhiều khía cạnh khác nhau Sau khi chọn được ngwol đối thoại, cần phân tích
20
Trang 29tâm lí đối tác Trước mỗi đổi tác, người phỏng vấn cần có cách tiếp cận tâm lý khác nhau:
- Theo mục đích phỏng vấn: Phỏng vấn để phát hiện như phát hiện thái độ
và hành vi của mọi người về dịch vụ xe đạp công cộng Phỏng vấn sâu để khai thác chi tiết hơn về chủ đề Trong phỏng vấn này, người trả lời được hỏi các khía cạnh niềm tin, thái độ, cảm nghĩ về chủ đề nghiên cứu
- Theo mức độ chuân bị: Phỏng vấn không chuân bị trước là tình huéng bất chợt gặp một đối tác am hiểu nội dung mà người nghiên cứu cần phỏng vấn
- Theo tính trực tiếp: Phỏng vấn trực tiếp là tiếp xúc trực tiếp để phỏng vấn, tạo quan hệ gần gũi giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn, người phỏng vấn có cơ hội quan sát phản ứng của người được phỏng vấn và những cách ứng phó nâng cao hiệu quả phỏng vấn
Phương pháp điều tra bảng hỏi: phương pháp hiệu quả và được áp dụng nhiều nhất Về mặt kỹ thuật có 3 loại kỹ thuật cần quan tâm: Chọn mẫu, thiết kế bảng hỏi, xử lý kết quả điều tra
a Chọn mẫu:
Vừa mang tính ngẫu nhiên, và mang tính đại diện, tránh theo ý chủ quan của người nghiên cứu Có hai phương pháp chọn mau: chon mau ngấu nhiên và phi ngấu nhiên Nhưng ở đây, tác gia chi sử dụng phương pháp chọn mẫu ngấu nhiên Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hay còn gọi là chọn mẫu xác suất, là phương pháp chọn mẫu giúp cho khả năng được chọn của tất cả đơn vị tong thê là như nhau Phương pháp này có thê chọn ra mẫu, thích hợp khi phân tích lượng lớn
dữ liệu, có thê tính được sai số Một số phương pháp chợn mẫu ngẫu nhiên: Chon mau ngau nhién hé théng (systematic sampling):
- Cac ca thé trong quan thé dugc danh sé tir 1 dén N
- Xác định kích thước mẫu n
- Xác định khoảng cách lây mẫu k=N/n
- Lua chon mẫu ngẫu nhiên trong mẫu khoảng từ 1 đến k
- Đơn vị mẫu tiếp theo: cộng k với đơn vị mẫu đầu tiên, tiếp tục cho đến khi đủ số mẫu
21
Trang 30Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản (simple random sampling): Trước tiên lập danh sách những người sử dụng dịch vụ xe đạp công cộng TNGo, sau đó đánh
số thứ tự những người được chọn trong danh sách, dùng bảng số ngẫu nhiên, hoặc dùng máy tính để chọn ra từng người trong danh sách chung vào mẫu Được áp dụng khi những người sử dụng dịch vụ xe đạp công cộng trong danh sách không phân bố quá rộng về mặt địa lí, và khá đồng đều nhau về đặc điểm nghiên cứu
Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tâng:
- Phan tang: Phan tầng những người sử dụng dịch vụ xe đạp thành các nhóm
tiêu chí đại điện như: tuôi tác (18-21 tuổi, 22-24 tuổi), giới tính (nam-nữ),
- Ngẫu nhiên: Thực hiện lấy mẫu ngẫu nhiên trong các nhóm
- Cỡ mẫu mỗi tầng có thê: Bằng nhau (chọn mẫu phân tầng không tỷ lệ với kích cỡ quân thê), Không bằng nhau: tỷ lệ với số cá thể của mỗi tầng (chọn mau phan tang tý lệ với kích cỡ quân thê)
Chọn mẫu cả khối (cluster sampling): Thường áp dụng khi không có danh sách đầy đủ các đơn vị trong tổng thê cân nghiên cứu Lập danh sách tông thê chung theo từng khối Sau đó ta chọn ngẫu nhiên số khối và điều tra tất cả các đơn vị trong số khối đã chọn
Chọn mẫu nhiều giai đoạn (multi-stage sampling): Phương pháp áp dụng khi tông thể có quy mô quá lớn và địa bàn nghiên cứu quá rộng Như dịch vụ cho thuê xe đạp công cộng được triển khai tại nội thành Hà Nội với 79 trạm, với
1000 xe trên 6 quận nội thành là : Ba Đỉnh, Tây Hỗ, Đống Đa, Thanh Xuân, Hai
Ba Trưng, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy Phân chia tổng thê chung thành các đơn vị cấp I rồi chọn các đơn vị mẫu cấp I Tiếp đến phân chia mỗi đơn vị mẫu cấp I thành các đơn vị cấp II, rỗi chọn các đơn vị mẫu II
b Thiết kế bảng hỏi:
Thiết kế mẫu bảng hỏi có hai vấn đề gồm: các loại câu hỏi, trỉnh tự logic các loại câu hỏi phải được đảm bảo khai thác cao nhất ý kiến cá nhân của từng người được hỏi và liên quan đến cá nhân, cần đặt câu hỏi gián tiếp nếu đụng chạm đến van dé nhạy cảm
22
Trang 31Các loại câu hỏi:
- Câu hỏi “mở” cho phép người trả lời bày tỏ quan điểm của mình một cách tự do và không bị hạn chế bởi các lựa chọn Các câu hỏi mở có giá trị trong việc thu thập dữ liệu định tính và có thể cung cấp góc nhìn nhà nghiên cứu của
đề cập tới
- Câu hỏi “đóng” cung cấp các lựa chọn cho người trả lời và yêu câu họ chọn một hoặc một danh sách đáp án Người trả lời có thể để dàng lựa chọn đáp
an phù hợp một cách nhanh chóng Một số dạng câu hỏi “đóng”:
- Câu hỏi trắc nghiệm cung cấp một số đáp án có sẵn cho người trả lời và
họ cân lựa chọn đáp án phù hợp nhất cho mình Các đáp án được cho sẵn dựa trên hiểu biết và phỏng đoán của người hỏi về người trả lời
c Xứ lý thông tín:
Phương pháp xử lý thông tin có 2 dạng:
-_ Đối với thông tin định lượng: Xử lý toán học bằng phương pháp thông
kê toán để xác định xu hướng, diễn biến của tập hợp số liệu thu thập được Tùy thuộc vào tính hệ thống và khả năng thu thập thông tin, số liệu có thê được trỉnh bày dưới nhiều dạng từ thấp đến cao như: con số rời rạc, bảng số liệu, biểu dé,
Các chiến lược để rút ra ý nghĩa của nghiên cứu định lượng: ehi lại bồi cảnh, tìm ra sự hợp lý, đặt ra các ân dụ, xếp các chỉ tiết cụ thể vào mục chung,
Tóm lại những phân tích định tính sẽ dẫn đến :
23
Trang 321 Những mô ta định lượng của dữ liệu, hoặc rời rạc, hoặc dưới dạng hiển thị
dữ liệu
2 Những suy luận logic dưới dạng những giải thích về số liệu
3 Đưa ra sự so sánh cả bằng mô tả và suy luận của của cả hai hoặc nhiều hơn hai nhóm đữ liệu
4 Lời giải thích cho việc tại sao những mô tả và suy luận này có thể áp dụng, mở rộng vượt ra khỏi những trường hợp đang được phân tích
Phương pháp phòng vẫn sân:
a Chu dé:
Nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông đến quyết định sử dụng dịch vụ
xe công cộng TNGo của người dân trên địa bàn nội thành thành phố Hà Nội
b Mục đích:
Từ việc phân tích và chỉ ra những tác động của truyền thông đến quyết định lựa chọn và sử dụng mô hình xe đạp công cộng của người dân sống trong nội thành thành phố Hà Nội, bài nghiên cứu hướng đến mục đích cải thiện, nâng cao chất lượng truyền thông và thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng hơn mô hỉnh xe đạp công cộng TNGo của công ty cô phân dịch vụ vận tải số Trí Nam Đồng thời, đề xuất những giải pháp, những hướng đi mới hơn cho các chiến dịch truyền thông trong tương lai của công ty
c Đối tượng phỏng vấn:
Phỏng vấn sâu những người đã từng sử dụng dịch vụ xe đạp công cộng TNGo từ 3 lần/ tuân trở lên
đ Ưu điểm và nhược điểm:
Phương pháp phỏng vấn sâu có một số ưu điểm và nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
- Thu thập thông tin chỉ tiết: Phương pháp này cho phép thu thập thông tin chỉ tiết và đây đủ từ người được phỏng vấn Nhờ đó, nghiên cứu có thê hiểu rõ hơn về quan điểm, trải nghiệm và ý kiến của người sử dụng dịch vụ xe đạp công cộng TNGo về ảnh hưởng của truyền thông của dịch vụ
24
Trang 33- Tương tác trực tiếp: Phỏng vẫn sâu cho phép tương tác trực tiếp giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn Điều này tạo điều kiện thuận lợi để khám phá sâu hơn về suy nghĩ, cảm xúc và quan điểm của người tham gia về truyền thông và quyết định sử dụng dịch vụ
- Đa dạng thông tin: Phương pháp này giúp thu thập thông tin da dạng từ nhiều khía cạnh khác nhau Người được phỏng vấn có thê đưa ra những ý kiến, trải nghiệm và quan điểm cá nhân của mình, tạo ra sự phong phú và đa chiều trong dữ liệu thu thập
- Hiểu sâu về ngữ cảnh: Phòng vẫn sâu cho phép nghiên cứu hiểu rõ hơn
về ngữ cảnh và bối cảnh mà người sử dụng dịch vụ xe đạp công cộng TNGo đang đối mặt Điều này giúp nghiên cứu có cái nhìn tổng quan và chỉ tiết về các yếu tô ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ
Nhược điểm:
- Thời gian và công sức: Phỏng vẫn sâu yêu câu thời gian và công sức đáng kế để tiến hành Cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng, tiếp cận người được phỏng vấn, thực hiện cuộc phỏng vấn và phân tích dữ liệu Điều nay đòi hỏi sự cam kết
và tài nguyên đáng kể từ phía nghiên cứu
- Mẫu ngấu nhiên hạn chế: Phỏng vẫn sâu thường không sử dụng mẫu ngấu nhiên, mà thường tập trung vào một số người được chọn một cách chủ quan Điều này có thê dẫn đến hạn chế trong việc tổng quát hóa kết quả cho toàn
bộ nhóm người sử dụng dịch vụ
- Ảnh hưởng của người phỏng vấn: Người phỏng vẫn có thê có ảnh hưởng đến câu trả lời của người được phỏng vấn Cách hỏi câu hỏi, thái độ và giao tiếp của người phỏng vấn có thể ảnh hưởng đến những phản hồi và thông tin thu được
- Độ tin cậy của kết quả: Do phỏng vẫn sâu dựa vào ý kiến và trải nghiệm
cá nhân của từng người được phỏng vấn, việc tổng hợp và đánh giá kết quả có thê gặp khó khăn trong việc đảm bảo tính tin cậy
Phương pháp quan sút
q Mục đích:
25
Trang 34Sau khi thực hiện các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phỏng van sâu, thực hiện thêm thao tác quan sát (không tham dự) sẽ giúp bài nghiên cứu có thêm chiều sâu về độ hiểu những hành vi của người dùng đối với dịch vụ xe đạp công cộng TNGo nói chung và tại các trạm xe đạp TNGo nói riêng
b Đối tượng quan sát:
Mọi đối tượng tại trạm xe đạp công cộng TNGo hoặc những người sử dụng xe đạp công cộng TNGo quanh địa bàn nội thành thành phố Hà Nội
c Lu và nhược điểm của phương pháp:
Ưu điểm:
- Có thê tự do nghiên cứu các thông tin về đối tượng mà không nhất thiết phải lo lắng về vẫn để kiêm soát, vì nguồn thông tin lúc này có thê được tiếp cận
dễ dàng hơn, trở nên dài và rộng hơn;
- Tránh khả năng bị cuốn vào các van đề khác mà quên đi mục đích ban đầu của nghiên cứu
Nhược điểm:
- Cần cân trọng trong thu thập dữ liệu và trong quá trình phân tích và giải thích, vì một khi sử dụng phương pháp quan sát, mọi thứ sẽ không thể chia thành các giai đoạn tuần tự mà dường như xảy ra cùng một lúc;
- Mối quan hệ giữa nhà nghiên cứu và cơ quan chủ quản (hoặc cá nhân bên trong nó) trở nên mờ nhạt, từ đó dẫn đến vẫn đề trong việc hoàn thiện nghiên cứu hoặc trong việc trình bày báo cáo, thậm chí dẫn đến nguy hiểm cho nhà nghiên cứu;
- Việc phi chép lịch trình khác nhau, ít có hệ thống khiến việc so sánh theo thời gian trở nên khó khăn;
- Sau khoảng thời gian tối ưu của việc quan sát, việc ứng dụng phương pháp sẽ trở nên mệt mỏi hơn và dễ bị mất tập trung
7 Cấu trúc bài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn;
26
Trang 35Chương 2: Những tác động và mức độ ảnh hưởng của truyền thông đến nhận thức và hành vi sử dụng dịch vụ xe đạp công cộng của người dân tại nội
Trang 36NOI DUNG BAI NGHIEN CUU
CHUONG I: CO SO LY THUYET VA THUC TIEN
1.1 Cơ sở lý thuyết
1.1.1 Khái niệm truyền thông
Truyền thông là hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời, phát triển cùng VỚI Sự phát triển của xã hội loài người, tác động và liên quan đến mọi cá nhân cũng như các nhóm và cộng đồng xã hội nói chung Truyền thông bắt nguồn từ tiếng La Tinh “communicate”, nghĩa là biến nó thành cái thông thường, chia sẻ, truyền tải thông tin Truyền thông là quá trình trao đối, tương tác thông tin với nhau về các vấn đề của đời sống cá nhân / nhóm / xã hội, từ đó, tăng vốn hiểu chung, hình thành hoặc thay đổi nhận thức, thái độ, chuyên đổi hành vi của cá nhân
hoặc nhóm đối tượng đó.'
Có rất nhiều định nghĩa về truyền thông khác nhau:
Theo Dean C Barnlund (1964), truyền thông là quá trình liên tục nhằm giảm độ không rõ ràng để có hành vi hiệu quả hơn
Theo từ điển Oxford, truyền thông là một hoạt động hoặc một quá trình nhằm trao đổi ý tưởng và cảm xúc hoặc trao đổi thông tin cho một ai đó
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững (2012), truyền thông là quá trình liên tục trao đôi thông tin, tư tưởng, tỉnh cảm chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đôi nhận thức và tiễn tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu câu phát triển của cá nhân / nhóm, cộng đồng, xã hội
Truyền thông là một quá trình - có nghĩa nó không phái là một việc làm nhất thời hay xảy ra trong một khuôn khổ thời gian hẹp mà là một việc diễn ra trong một khoảng thời gian dài Quá trình này mang tính liên tục thì nó không thê kết thúc ngay sau khi ta chuyên tải nội dung cần thiết, mà tiếp diễn sau đó
' Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng (2012), Truyền thông — Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb
Chính trị quốc gia
28
Trang 37Đó là quá trình trao đổi va chia sẻ, có có nghĩa là ít nhất phải có hai thực tế và không chỉ có một bên cho vào một bên nhận, mà cả hai bên đều cho và nhận” Truyền thông phải dẫn đến sự hiểu biết lẫn nhau, yêu tổ này cực kỳ quan trọng đối với mục đích, hiệu quả của truyền thông Và cuối cùng, truyền thông, đem lại sự thay đôi trong nhận thức và hành vi, nếu không mỗi việc làm trong quá trình truyền thông sẽ trở nên vô nghĩa
Trong quả trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở nước
ta hiện nay, truyền thông ngày cảng có vai trò quan trọng trong việc giáo dục, động viên nâng cao tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm của xã hội, nâng cao kiến thức, nhận thức, thái độ về mọi mặt hoạt động của nhân dân Hoạt động truyền thông bao gồm nhiều cấp độ, từ truyền thông nội cá nhân đến việc giao tiếp liên cá nhân và cao nhất trong các hoạt động truyền thông là truyền thông đại chúng Truyền thông cũng được sử dụng nhiều trong quá trình phát triển bền vững của cộng đồng Khi thực hiện các hoạt động giao các hoạt động truyền thông, cần hiểu biết một cách hệ thông các lý thuyết và kỹ năng chuyên nghiệp, cho dù ở cấp độ nào thì truyền thông gạch ngang giao tiếp cũng góp phan rat quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách của cá nhân cũng như hình thành diện mạo văn hóa của mỗi người và của cộng đồng quốc gia.”
1.1.2 Khái niệm truyền thông đại chúng
Truyền thông đại chúng, theo Jame R.Wilson và Stan R.Wilson (1998), là một quy trỉnh mà những nhà truyền thông chuyên nghiệp sử dụng những phương tiện kỹ thuật dé chia sẻ thông tin vượt qua khoảng cách về không gian nhằm gây ảnh hưởng đến quảng đại quần chúng - khán thính giả
Do tác động và chỉ phối đến chỗ đông nên truyền thông đại chúng cũng được hiểu theo nhiều quan niệm tất khác nhau tùy theo sự cảm nhận và góc độ tiếp cận vấn đề Trong cuốn sách truyền thông gạch ngang lý thuyết và kỹ năng cơ bản, PGS.TS Nguyễn Văn Dững đã nêu định nghĩa truyền thông đại chúng như
? Vũ Tuấn Anh (2020), Giáo trình Phương pháp nghiên cứu truyền thông, Nxb Khoa học xã
Na Tain Anh (2020), Giáo mình Phương pháp nghiên cứu truyền thông, Nxb Khoa học xã hội,Tr 16-17
29
Trang 38sau: Nhìn từ bình diện giao tiếp, người ta cho rằng, truyền thông đại chúng là kinh giao tiếp đại chúng với đặc trưng bản chất là nhiều người tham gia về những chủ đề mà họ quan tâm, với tần suất ngày càng gia tăng
Dưới góc độ tiếp cận các phương tiện kĩ thuật, người ta cho rằng truyền thông đại chúng là tổ hợp các thanh truyền thông truyền tải thông điệp tới đông đảo quần chúng nhân dân
Nhưng nhắn mạnh khía cạnh tương tác thì truyền thông là quá trình trao đôi thông điệp giữa các thành viên hay nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau, từ đó chia sẻ ý tưởng hay hành động vì một mục đích nhất định Truyền thông đại chúng là một quá trình hoạt động chuyên giao các thông tin có tính phô biến trong xã hội một cách rộng rãi, công khai thông qua các phương tiện như báo, tạp chí, truyền hình, phát thanh, báo điện tử, mternet đến đông đảo công chúng
Truyền thông đại chúng còn được hiểu là hoạt động truyền thông-giao tiếp xã hội trên phạm vị rộng lớn được thực hiện thông qua các phương tiện kỹ thuật và công nghệ truyền thông Với sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật và công nghệ
số, truyền thông đa phương tiện được xem là một trong những xu hướng chính
của truyền thông đại chúng trong thời đại công nghệ 4.0 '
1.1.3 Phương tiện truyền thông đại chúng
Phương tiện truyền thông đại chúng là các “con đường” truyễn tin cụ thé, các phương tiện truyền thông này được con người áp dụng nhằm lan tỏa thông tin đến với đối tượng tiếp nhận thông tin Phương tiện truyền thông đại chúng có thê là bất kỳ nguồn nào gửi thông tin đến công chúng, bao gồm: Internet, mạng
xã hội, tivi, báo đài, Trên thực tế, radio và tivi chỉ trở thành phương tiện truyền thông đại chúng khi chúng được kết nối đề truy cập thông tin
Phương tiện truyền thông đại chúng có vai trò như “cánh tay phải đắc lực”
hỗ trợ công tác truyền thông cho một tổ chức, một công ty, hay một doanh
+ Vũ Tuấn Anh (2020), Giáo trình Phương pháp nghiên cứu truyền thông, Nxb Khoa học xã hội,Tr L7
30
Trang 39nghiệp, giúp họ đạt được những mục tiêu truyền thông, có thể là mục tiêu về nâng cao nhận thức, mục tiêu về danh tiếng, mục tiêu về tài chính
1.1.4 Khung lý thuyết
a Cơ chế tác động của truyền thông đại chúng của PGS.TS Ta Ngoc Tuấn Theo PGS TS.Ta Ngoc Tan truyén thong đại chúng tác động vào xã hội bằng thông tin thông qua cơ chế sau:
Thông > Ý thức | Hànhvi | „ | Hiệu quả
Trên cơ sở phân tích và tiếp thu những ưu điểm nỗi trội của các mô hỉnh truyền thông của các tác giả đi trước, các tác giả Nguyễn Văn Dững và Đỗ Thị Thu Hằng đã phác thảo chỉ tiết hơn mô hình cơ chế tác động của truyền thông
kién, van > > > qui độ
tông hợp ft
Hiệu lực
Hinh 1 2 M6 hinh chi tiét cơ chế tác động của truyền thông dai ching!
* Trần Bá Dung (2007), Nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chỉ của công chúng Hà Nội, Luận án tiễn sĩ Đảo chỉ học, Học viện báo chỉ và Tuyên truyền, Hà Nội, trã3
° Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Hằng, Giáo trình Cơ sở lý luận và các loại hình bdo chi truyén thông — Học viện công nghệ Bưu chính Viên thông, Nxb Chính trị quốc gia
31
Trang 40Mô hình này chỉ rõ, từ những sự kiện và vấn đề của cuộc sống, từ nhu cầu, nguyện vọng của công chúng và mục đích truyền thông, nhà truyền thông thiết kế thông điệp Thông điệp và các sản phẩm truyền thông được mã hóa, chuyên tải qua các kênh truyền thông, tác động vào ý thức quần chúng, công chúng xã hội Khi thông điệp tác động vào ý thức quân chúng — du luận xã hội, tạo nên hiệu lực tác động — tạo ra hiệu ứng xã hội, là khả năng thực tế gây nên
những chắn động xã hội
b Khung lý thuyết về thay đỗi hành vi (SBCC)
Mô hình các bước thay đổi hành vi dưới đây là mô hỉnh được áp dụng nhiều trong thực tiễn truyền thông Nó được xây dựng dựa trên cơ sở quan diém cho rằng, từ nhận thức đến thay đổi hành vi bên vững, đối tượng phải trải qua năm giai đoạn, năm giai đoạn đó theo thứ tự từ thấp đến cao là: Chưa hiểu biết, hiểu biết kiến thức, chấp nhận sự tổn tại của đối tượng, có ý định sử dụng/ trải nghiệm, duy trì thực hiện và tuyên truyền vận động những người xung quanh (người thân, bạn bẻ, đồng nghiệp, ) cùng thực hiện một hành vị mà bản thân thực hiện Mô hình thay đôi hành vi này được cụ thê hoá theo sơ đồ dưới đây:
Tuyên truyền vận động Duy trì thực hiện
Có ý định
Giai đoạn 5 „ Chấp nhận Giai đoạn 4 = >
Hiệu biệt,
kiến thức Giai đoạn 3 _
Giai đoạn l
>
Hình 1 3 Mô hình các giai đoạn thay đổi hành vi
Mô hình trên cho thấy quá trình thay déi hành vi diễn ra theo trình tự sau: Giai đoạn I: Từ chỗ chưa hiểu biết, chưa có ý thức về vấn đề đến có ý thức nhưng chưa chấp nhận
Giai đoạn 2: Từ có ý thức về vấn đề đến tìm hiệu, chấp nhận vấn đề và học các kỹ năng
32