Theo các tác giả cuốn sách này, văn hóa đối ngoại: Được hiểu là tổng hợp các hoạt động mà một quốc gia sử dụng trong chính sách, chiến lược đối ngoại của mình, trong đó yếu tố văn hóa là
Trang 1MỘT VÀI NÉT VỀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI
1 Khái niệm về Văn hóa đối ngoại
Vài năm trở lại đây, vấn đề văn hóa đối ngoại được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm Đảng và Nhà nước xác định cùng với kinh tế và chính trị, văn hóa là
ba thành tố không thể tách rời trong tổng thể chính sách đối ngoại của đất nước ta Tuy nhiên, với đặc thù và thế mạnh của mình, văn hóa đối ngoại đã tạo ra các
“kênh hoạt động” chuyên biệt để đạt tới các mục tiêu trên Xét trên khía cạnh kinh
tế - xã hội, văn hóa đối ngoại là một cách quảng bá hình ảnh quốc gia, bộ mặt kinh
tế, kèm theo đó là tiếp thị các sản phẩm của nền kinh tế, dịch vụ kinh tế, văn hóa Đối với mục tiêu cụ thể, văn hóa đối ngoại góp phần nâng cao sự hiểu biết đúng đắn và sâu sắc hơn về đất nước, con người và nền văn hóa Việt Nam
Cuốn sách Văn hóa đối ngoại Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế của các tác giả Vũ Trọng Lâm - Lê Thanh Bình do Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm
2015 đã phân tích và đưa ra khái niệm về văn hóa đối ngoại, văn hóa ngoại giao
Theo các tác giả cuốn sách này, văn hóa đối ngoại: Được hiểu là tổng hợp các hoạt động mà một quốc gia sử dụng trong chính sách, chiến lược đối ngoại của mình, trong đó yếu tố văn hóa là nòng cốt nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại, tạo hình ảnh tốt đẹp về đất nước, quảng bá văn hóa và ngôn ngữ của mình trên thế giới; thiết lập, duy trì, phát triển quan hệ với các quốc gia khác thông qua văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, các nhân tố liên quan đến văn hóa, nhân bản khác Nói cách khác văn hóa đối ngoại “là tổng thể các hoạt động đối ngoại vì văn hóa và bằng văn hóa, và là sản phẩm chung của chính sách văn hóa và chính sách ngoại giao” Các tác giả khẳng
định văn hóa đối ngoại là việc thực hiện chính sách đối ngoại để đạt được mục tiêu chính trị bằng chiến lược, thủ pháp, công cụ văn hóa, biện pháp văn hóa, trong đó các giá trị của văn hóa sẽ là thước đo, là bước đi, là quá trình tiếp xúc, bàn thảo, thương thuyết, ký kết hiệp ước trong quan hệ song phương, đa phương… của hoạt động đối ngoại; tạo thành môi trường, lý do, quyền lợi khả thi đối với các đối tác nhằm thu được kết quả cao khi triển khai các chính sách chính trị, kinh tế và văn
Trang 2hóa của quốc gia Về khía cạnh ngoại giao văn hóa, các tác giả của cuốn sách này cho rằng, ngoại giao văn hóa được hiểu là “việc sử dụng các giá trị văn hóa, hình thức văn hóa, lợi thế văn hóa để thúc đẩy quan hệ với các quốc gia khác, đồng thời
sử dụng nội dung ngoại giao, quan hệ ngoại giao để tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc; giao lưu, trao đổi để các quốc gia, các dân tộc ngày càng hiểu biết và tôn trọng các giá trị văn hóa và bản sắc của nhau”
Ngoại giao văn hóa, xét đến cùng, chính là nhân tố cốt lõi của quyền lực mềm, sức mạnh mềm, đang được các quốc gia khai thác triệt để nhằm khẳng định
vị thế, ảnh hưởng và năng lực, sở trường, thương hiệu của mình trên trường quốc
tế Ngoại giao văn hóa trên thực tế là việc sử dụng các giá trị văn hóa, hình thức văn hóa, lợi thế văn hóa để thúc đẩy quan hệ với các quốc gia khác, đồng thời sử dụng nội dung ngoại giao, quan hệ ngoại giao nhằm đề cao giá trị tinh hoa văn hóa các dân tộc; giao lưu, trao đổi để các quốc gia, dân tộc ngày càng hiểu biết và tôn trọng các giá trị văn hóa và bản sắc của nhau
Bên cạnh đó, công trình đã đánh giá kết quả đạt được về văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế từ năm 1986 đến 2014, cụ thể như sau: (i) góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động đối ngoại Việt Nam; (ii) góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam, nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế thông qua các hoạt động văn học, nghệ thuật; (iii) góp phần tăng cường giao lưu quốc tế thông qua các hoạt động văn học, nghệ thuật; (iii) góp phần tăng cường giao lưu quốc tế thông qua công tác thông tin đối ngoại, truyền thông quốc tế; (iv) các phương tiện quảng bá văn hóa đối ngoại được quan tâm đầu tư; (v) góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua các xuất bản phẩm Công trình cũng chỉ rõ những hạn chế, đó là: thiếu chiến lược lâu dài về văn hóa đối ngoại; cơ sở pháp lý cho hoạt động văn hóa đối ngoại chưa hoàn chỉnh; đội ngũ cán bộ làm ngoại giao, đối ngoại chưa được trang bị các kiến thức cần thiết về văn hóa đối ngoại; các phương tiện truyền tải, quảng bá văn hóa đối ngoại chưa đồng
bộ, thiếu sự lồng ghép, phối hợp; việc tổng kết rút kinh nghiệm, xử lý phản hồi về kết quả văn hóa đối ngoại chưa thực hiện bài bản, nghiêm túc, thường xuyên Trên tinh thần đó, công trình đã đề ra phương hướng và giải pháp chủ yếu phát triển văn hóa đối ngoại Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, đó là: (i) Xây dựng chiến
Trang 3lược về văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, trong đó tập trung vào giải quyết các nội dung: đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực cho công tác văn hóa đối ngoại; bảo đảm nguồn lực cho văn hóa đối ngoại; gắn kết các hoạt động văn hóa đối ngoại với công tác về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; gắn kết văn hóa đối ngoại với ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và các lĩnh vực, phạm vi hoạt động quan trọng, thiết yếu khác trong quan hệ quốc tế; đẩy mạnh quảng bá hình ảnh Việt 19 Nam; đa dạng hóa các loại hình vận động danh hiệu quốc tế; chủ động tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; (ii) Xây dựng các đề án về văn hóa đối ngoại theo lộ trình cụ thể gắn với hiệu quả thực tế; (iii) Tăng cường quảng bá hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế với các phương tiện phù hợp; (iv) Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan trong hoạt động văn hóa đối ngoại; (v) Đẩy mạnh xã hội hóa việc tổ chức các hoạt động, các sự kiện văn hóa; (vi) Vận dụng truyền thông quốc tế nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của văn hóa đối ngoại; (vii) Nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại; (viii) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ văn hóa đối ngoại với sức mạnh của truyền thông, văn hóa - nghệ thuật
Trong cuốn sách Giáo trình quan hệ công chúng trong văn hóa đối ngoại của các tác giả Lê Thanh Bình và Đoàn Văn Dũng do Nxb Chính trị quốc gia phát hành
năm 2011 đã chỉ rõ, hiện nay văn hóa đối ngoại không chỉ là giao lưu, trao đổi, hợp tác mà còn có những mặt cạnh tranh quyết liệt, thực ra hoạt động văn hóa đối ngoại cũng nhằm mục đích góp phần tăng khả năng cạnh tranh cho quốc gia bởi các quốc gia, các chính phủ không chỉ có quan hệ hợp tác mà còn có quan hệ cạnh tranh, đó
cũng là hiện tượng mang tính quy luật Cho nên, văn hóa đối ngoại: Có thể được coi là một phần giao lưu văn hóa Việt Nam với bên ngoài, nhằm tiếp thu văn hóa thế giới, ngày càng nâng cao giá trị, bản lĩnh nền văn hóa dân tộc, phục
vụ đắc lực sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc trước đây, cũng như đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Đảng và Nhà nước trong công cuộc hội nhập quốc tế và phát triển đất nước Bên cạnh đó, đây cũng là một bộ phận hữu cơ trong công tác đối ngoại của Nhà nước ta, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế, chính trị, đồng thời đặt dưới sự chi phối của đường lối đối ngoại bao gồm chính trị, kinh tế và văn hóa Đó được
Trang 4xem là một bộ phận của chính sách đối ngoại; còn là sự giao lưu, trao đổi với quốc
tế của một quốc gia về tất cả các lĩnh vực trong hoạt động văn hóa như văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ… với một phạm vi rất rộng, bao gồm cả hoạt động kinh
doanh, buôn bán các sản phẩm văn hóa Cũng như giao lưu văn hóa, văn hóa đối ngoại giới thiệu hình ảnh đất nước, con người và văn hóa ra bên ngoài để nâng cao vị thế, tăng cường hiểu biết và tiếp thu tinh hoa văn hóa bên ngoài
để củng cố và làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc Ngoài ra, văn hóa đối ngoại cũng hướng tới việc nâng cao ý thức dân tộc của người dân một quốc gia ở trong và ngoài nước; đây là hoạt động văn hóa mang tính chọn lọc “quảng bá, trình bày cách độc đáo, hấp dẫn của văn hóa trong nước với quốc tế”, vì thế nó
mang đặc tính của lĩnh vực đối ngoại, hướng tới người nước ngoài ở trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng như người Việt Nam ở nước ngoài
Hơn nữa, các tác giả công trình này còn cho rằng, trong sự phát triển của quan hệ quốc tế, việc sử dụng văn hóa để hướng tới mục tiêu đối ngoại của các quốc gia đã dẫn đến sự xuất hiện của văn hóa đối ngoại, điều này nhằm “nâng cao hình ảnh, sự hiểu biết cũng để tiếp thu tinh hoa văn hóa bên ngoài, làm giàu thêm văn hóa quốc gia, nâng tầm văn hóa quốc gia trước cộng đồng thế giới” Do đó, văn hóa đối ngoại thể hiện rõ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội như: (i) Văn hóa đối ngoại là một thành tố quan trọng trong chính sách ngoại giao; (ii) Văn hóa đối ngoại góp phần xây dựng hình ảnh quốc gia; (iii) Văn hóa đối ngoại quảng bá các giá trị văn hóa dân tộc; (iv) Văn hóa đối ngoại góp phần nâng cao hiệu quả về ngoại giao kinh tế, chính trị, quân sự; (v) Văn hóa đối ngoại đáp ứng nhu cầu thưởng thức của nhân dân về các giá trị văn hóa thế giới, cũng như tiếp biến, du nhập tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu, phong phú bản sắc văn hóa dân tộc mình; (vi) Văn hóa đối ngoại củng cố tinh thần hữu nghị, hợp tác, hoà bình, cùng hoà hợp để phát triển giữa các quốc gia dân tộc…
Khái niệm văn hóa đối ngoại không chỉ đơn thuần là sự lắp ghép mang tính cơ học giữa khái niệm “văn hóa” và “đối ngoại” với nhau mà là sự kết hợp giữa nghĩa từ văn hóa và nghĩa từ đối ngoại Sự kết hợp này nhằm chỉ rõ một hiện tượng, một lĩnh vực văn hóa trong quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia có chủ quyền, hướng đến việc giao lưu hợp tác và tiếp theo là quảng bá văn hóa, đồng thời tạo dựng sự
Trang 5hiểu biết, tin cậy, cảm mến, tôn trọng, hữu nghị, hợp tác, ủng hộ, giúp đỡ giữa các quốc gia Hiện nay, khái niệm văn hóa đối ngoại được tiếp cận từ nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, từ góc nhìn chính trị học và ngoại giao học, văn hóa đối ngoại là một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia Văn hóa đối ngoại là “tổng thể các hoạt động đối ngoại vì văn hóa và bằng văn hóa, và
là sản phẩm chung của chính sách văn hóa và chính sách ngoại giao” nghĩa là: Việc thực hiện chính sách đối ngoại để đạt được mục tiêu chính trị bằng chiến lược, thủ pháp, công cụ văn hóa, biện pháp văn hóa, trong đó các giá trị văn hóa sẽ
là thước đo, là bước đi, là quá trình tiếp xúc, bàn thảo, thương thuyết, ký kết hiệp ước trong quan hệ song phương, đa phương… của hoạt động đối ngoại, tạo thành môi trường, lý do, quyền lợi khả thi đối với các đối tác nhằm thu được kết quả cao khi triển khai các chính sách chính trị, kinh tế và văn hóa quốc gia trên trường quốc tế Với cách tiếp cận này, văn hóa đối ngoại được tiếp cận từ mục tiêu của chính sách đối ngoại, coi văn hóa là một trong những công cụ, phương tiện để thực hiện chính sách đối ngoại Cho nên, mục đích của văn hóa đối ngoại chú trọng đến
mục tiêu chính trị mà không chú trọng nhiều đến mục tiêu văn hóa Vì thế, theo cách tiếp cận này văn hóa đối ngoại thực chất là “một bộ phận trong đường lối, chính sách đối ngoại của một quốc gia”, bao gồm “(i) hoạt động nghiệp vụ
về văn hóa đối ngoại, và (ii) hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa đối ngoại” Từ góc nhìn văn hóa học, văn hóa đối ngoại là một lĩnh vực, hiện tượng
văn hóa của một quốc gia, với mục tiêu là giao lưu, hợp tác, trao đổi, tiếp biến văn
hóa trong quan hệ quốc tế, bao gồm “sự giao lưu, trao đổi quốc tế của tất cả các lĩnh vực hoạt động văn hóa từ văn học, nghệ thuật đến ngôn ngữ, phong tục tập quán… kể cả hoạt động kinh doanh, buôn bán, lưu thông, phân phối các sản phẩm văn hóa” Thông qua các hoạt động này, văn hóa đối ngoại góp phần
vào thực hiện mục tiêu của chính sách đối ngoại, đó là quảng bá hình ảnh đất nước, con người, bản sắc văn hóa dân tộc, từ đó tăng cường sự hiểu biết, tin cậy, cảm mến, tôn trọng, hữu nghị, hợp tác, ủng hộ, giúp đỡ giữa các quốc gia trên trường quốc tế
2 Đặc điểm, nội dung và vai trò của văn hóa đối ngoại
2.1 Đặc điểm của văn hóa đối ngoại
Trang 6Thứ nhất, văn hóa đối ngoại là bộ phận của văn hóa quốc gia Từ nội hàm của
khái niệm văn hóa đối ngoại cho thấy, văn hóa đối ngoại là một bộ phận hay lĩnh vực văn hóa của một quốc gia có chủ quyền trong quan hệ tương tác văn hóa với quốc gia khác (hay bên ngoài nói chung) nhằm phát huy, phát triển văn hóa, khoa học, kinh tế xã hội của đất nước mình Ở Việt Nam, trong Chiến lược văn hóa đối ngoại đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, Văn hóa đối ngoại được xác định là: Tổng thể các hoạt động ứng xử, giao lưu, hợp tác về văn hóa của dân tộc này với dân tộc khác, khu vực cộng đồng này với khu vực cộng đồng khác nhằm giới thiệu những tinh hoa và giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú và lan toả giá trị văn hóa quốc gia trong cộng đồng quốc tế, hỗ trợ tích cực cho các loại hình văn hóa khác (chính trị, kinh tế…) để quốc gia tăng cường hợp tác, phát triển Đây là một bộ phận, một lĩnh vực quan trọng đặc biệt của nền văn hóa quốc gia, thể hiện sức mạnh nội sinh của dân tộc, có vai trò tích cực trong việc nâng cao vị thế của đất nước, con người và văn hóa quốc gia, dân tộc trên trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc hội nhập quốc tế của đất nước, vì thế, trong Chiến lược này còn xác định rõ: Văn hóa đối ngoại được thực hiện bởi “mọi tầng lớp xã hội, trong đó Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, định hướng,
hỗ trợ về cơ chế, chính sách và xây dựng thông điệp hình ảnh quốc gia (…), biến văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín trên trường quốc tế, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước
Thứ hai, văn hóa đối ngoại có mối quan hệ chặt chẽ với ngoại giao văn hóa và văn hóa ngoại giao Từ sự phân tích trên cho thấy, văn hóa đối ngoại, ngoại giao văn hóa và văn hóa ngoại giao có mối quan hệ hữu cơ với nhau, tác động lẫn nhau, biểu hiện trong/qua nhau Từ góc nhìn chính trị học (ngoại giao học),
văn hóa đối ngoại và ngoại giao văn hóa ít nhiều có sự tương đồng với nhau, đều là lĩnh vực, quan hệ chính trị - văn hóa với bên ngoài thông qua văn hóa và bằng văn hóa Song từ góc độ văn hóa học, văn hóa đối ngoại thiên về hoạt động giao lưu, hợp tác và trao đổi văn hóa với bên ngoài, còn văn hóa ngoại giao tập trung vào cách thức, kỹ năng, năng lực văn hóa của chủ thể thực hành các nhiệm vụ ngoại giao nhằm phục vụ chính trị đối ngoại Cũng như vậy, từ góc nhìn chính trị học,
Trang 7ngoại giao văn hóa là ngoại giao trong lĩnh vực văn hóa và bằng văn hóa nhằm thực hiện đường lối chính trị ngoại giao, là một phương thức phát huy “sức mạnh mềm” của văn hóa đối với bên ngoài, còn văn hóa đối ngoại là một lĩnh vực trao đổi, hợp tác văn hóa với bên ngoài để tạo ra sản phẩm văn hóa mới và phát triển văn hóa của quốc gia Văn hóa đối ngoại được hiểu và thực hành như lĩnh vực kinh
tế đối ngoại của một quốc gia với các quốc gia khác trong giao lưu - tiếp xúc, hợp tác, trao đổi với nhau trong lĩnh vực kinh tế
Thứ ba, văn hóa đối ngoại diễn ra theo hai chiều Các hoạt động văn hóa đối ngoại của một quốc gia không chỉ được thực hiện ở các quốc gia đối tác mà còn được thực hiện ngay tại quốc gia mình Thông qua các hoạt động văn hóa đối ngoại được thực hiện ở các quốc gia đối tác, quốc gia này sẽ thu hút sự quan tâm của các đối tác thực hiện các hoạt động tài trợ, giúp đỡ, hợp tác nhằm phục vụ cho sự phát
triển văn hóa của quốc gia mình Chính vì thế, trong quá trình đánh giá các hoạt động văn hóa đối ngoại của một quốc gia, không chỉ phân tích, lượng hóa các hoạt động văn hóa đối ngoại của quốc gia đó tại các quốc gia đối tác mà cần phải đánh giá sự thu hút, tham gia, tổ chức các hoạt động văn hóa của quốc gia đối tác tại quốc gia mình; ngoài ra, văn hóa đối ngoại còn tác động đến các khía cạnh khác của phát triển kinh tế - xã hội, do vậy cũng cần nhìn nhận sự
tham gia đóng góp của các quốc gia đối tác với sự phát triển này, đây cũng là một trong những cơ sở quan trọng để đánh giá sự thành công của văn hóa đối ngoại của một quốc gia
2.2 Nội dung của VHĐN
Từ nội hàm của khái niệm văn hóa đối ngoại ở trên cho thấy, yếu tố cốt lõi của văn hóa đối ngoại là các hoạt động giao lưu, trao đổi, hợp tác quảng bá và mua bán các sản phẩm, dịch vụ văn hóa giữa quốc gia này với quốc gia khác hay với bên
ngoài nhằm phát triển và nâng cao đời sống văn hóa của mình Ở nhiều góc độ khác nhau, văn hóa đối ngoại được chia thành các cơ cấu khác nhau, như theo không gian: Văn hóa đối ngoại diễn ra ngoài lãnh thổ và trong lãnh thổ; theo chủ đề: văn hóa đối ngoại diễn ra song phương (hai nước) và đa phương (nhiều nước); theo phương thức: văn hóa đối ngoại diễn ra trực tiếp và gián tiếp; theo nội dung: có các hoạt động giao lưu - tiếp xúc, hợp tác, trao đổi…
Trang 8Giới thiệu, quảng bá hình ảnh về đất nước, con người và bản sắc văn hóa quốc gia
là một trong những nội dung quan trọng của công việc đối ngoại nói chung và văn hóa đối ngoại nói riêng Thông qua hoạt động đó, các quốc gia hướng đến việc gia tăng sự hiểu biết, cảm phục, tin cậy và hữu nghị trong giao lưu hợp tác với các quốc gia khác trên thế giới Tăng cường sự hiểu biết của những nền văn hóa với những đặc thù văn hóa, nghệ thuật riêng; có thể khẳng định sự độc đáo của mình trong môi trường, quy mô văn hóa rộng hơn, mang tính nhân loại, quốc tế Thực tế
là trong hội nhập toàn cầu và giao lưu quốc tế, việc bạn bè quốc tế có hiểu đúng hay không về đất nước, con người của mình phụ thuộc rất nhiều vào sự quảng bá văn hóa quốc gia Thời đại mới đặt ra các cơ hội và thách thức cho hoạt động quan
hệ quốc tế ở nhiều lĩnh vực, trong đó có văn hóa, nghệ thuật, vì thế trong công việc đối ngoại, các quốc gia chủ động đón nhận các cơ hội phát triển cũng như vượt qua các thử thách để giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu được tinh hoa văn hóa nhân loại… Cho nên, việc giới thiệu, quảng bá này cần được tiến hành ở cả chiều rộng lẫn chiều sâu; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng ở trong và ngoài nước… để giúp cho các đối tác, các quốc gia khác hiểu biết nhiều hơn về quốc gia mình Giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người và những bản sắc văn hóa của quốc gia dân tộc là nhu cầu, đòi hỏi tất yếu của quá trình đối ngoại hiện đại Trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập, giữ gìn
và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc là quan trọng, bởi nếu nhân cách là những phẩm chất để con người trở thành chính họ, thì văn hóa chính là cái làm cho dân tộc không là cái bóng của dân tộc khác Song giữ gìn bản sắc không phải là một hiện tượng cố hữu, bất biến, bản sắc văn hóa luôn nằm trong quá trình hiện đại hóa, nó phải trở thành sức sống hiện đại của dân tộc, mặt khác, giữ gìn bản sắc không loại trừ sự tiếp biến văn hóa; văn hóa dân tộc phải hội lưu với văn hóa nhân loại, rồi theo dòng chảy của nó mà tiếp thu những cái “chân - thiện - mỹ” của các nền văn hóa trên thế giới để bồi đắp cho văn hóa bản địa
2.3 Vai trò của VHĐN
Từ nội dung của văn hóa đối ngoại cho thấy, văn hóa đối ngoại có những vai trò sau: Thứ nhất, vai trò của văn hóa đối ngoại đối với sự phát triển văn hóa của quốc gia Văn hóa đối ngoại là một bộ phận quan trọng đặc biệt của nền văn hóa quốc
Trang 9gia, thể hiện sức mạnh nội sinh của dân tộc, thông qua hoạt động giao lưu, hợp tác
và trao đổi văn hóa, chủ thể của văn hóa đối ngoại giới thiệu hình ảnh đất nước, con người và văn hóa của mình ra bên ngoài để các quốc gia, dân tộc khác hiểu rõ
về đất nước, con người, giá trị văn hóa dân tộc, từ đó nâng cao vị thế, sự hiểu biết, tin tưởng và ủng hộ nhau trong quá trình hợp tác phát triển giữa các quốc gia trên trường quốc tế Bên cạnh đó, văn hóa đối ngoại tăng cường hiểu biết và tiếp thu tinh hóa văn hóa bên ngoài để củng cố và làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc Việc hiểu biết, tiếp xúc và tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa của các quốc gia, dân tộc khác là xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế Vì thế, để phát triển nền văn hóa dân tộc, các quốc gia phải đẩy mạnh các hoạt động văn hóa đối ngoại để tiếp nhận văn hóa nhân loại làm phong phú, đa dạng văn hóa quốc gia dân tộc mình Ngoài ra, văn hóa đối ngoại cũng hướng tới việc nâng cao ý thức dân tộc của người dân mỗi quốc gia (ở trong và ngoài nước), cần nâng cao ý thức bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình Tuy nhiên, việc bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không phải là “khép kín, đóng cửa” với thế giới bên ngoài mà đó phải có ý thức chọn lọc, phát huy, phát triển bảo vệ những tinh hoa văn hóa của dân tộc, đồng thời tiếp nhận, biến đổi những giá trị văn hóa của nhân loại cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của quốc gia dân tộc mình trong tiến trình phát triển chung của nhân loại Chính vì thế, thông qua hoạt động văn hóa đối ngoại, bản sắc văn hóa của quốc gia dân tộc không những được bảo tồn, giữ gìn mà còn tiếp tục được hun đúc, bồi đắp để phát triển phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, từ đó xây dựng nền văn hóa vừa đảm bảo tính dân tộc, tính khoa học và tính hiện đại Thứ hai, vai trò của văn hóa đối ngoại đối với chính sách đối ngoại của quốc gia Ngày nay, vai trò, vị trí quan trọng của văn hóa nói chung, văn hóa đối ngoại nói riêng đã được thừa nhận rộng rãi không chỉ trên phương diện nghiên cứu mà còn trên phương diện thực tiễn, yếu tố văn hóa đã ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả thực thi chính sách đối ngoại quốc gia Trong bối cảnh hiện nay khi “quyền lực mềm” đang trở thành “vũ khí” hữu hiệu để tận dụng ngoại lực phục vụ cho phát triển quốc gia, văn hóa đối ngoại đã, đang và sẽ là một trong những nội dung quan trọng trong hoạch định chính sách đối ngoại của mỗi nước,
“văn hóa đối ngoại không chỉ là giao lưu, trao đổi, hợp tác mà cón có những mặt
Trang 10cạnh tranh quyết liệt”, thực ra, “hoạt động văn hóa đối ngoại cũng nhằm mục đích góp phần tăng khả năng cạnh tranh cho quốc gia bởi các quốc gia, các chính phủ không chỉ có quan hệ hợp tác mà còn có quan hệ cạnh tranh, đó cũng là hiện tượng mang tính quy luật” Sức mạnh mềm của quốc gia là khả năng tạo sự lôi cuốn, cảm phục, mến mộ và khuất phục đối với các quốc gia khác không bằng sức mạnh vũ lực, quân sự, trong đó được xây dựng trên nền tảng của sức thu hút quốc tế của nguồn nhân lực văn hóa, khả năng ảnh hưởng của hoạt động ngoại giao và sự lan toả của giá trị chính trị - văn hóa của quốc gia đó trên thế giới Chính vì thế, văn hóa đối ngoại phải hướng đến tạo dựng sức mạnh mềm của quốc gia trong xu thế hợp tác, hữu nghị, hoà bình, đôi bên cùng có lợi vì lợi ích chung của cộng đồng trong khu vực và trên toàn thế giới Văn hóa đối ngoại hướng đến giới thiệu văn hóa, đất nước, con người của quốc gia ra thế giới, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết và cảm tình của nhân dân thế giới về quốc gia đó, tạo môi trường hoà bình, ổn định, hợp tác, phát triển, đồng thời góp phần thực hiện và bảo vệ đa dạng văn hóa trên thế giới theo Tuyên bố toàn cầu về Đa dạng văn hóa năm 2002 của UNESCO; đồng thời tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân văn, khoa học, tiến bộ của nền văn hóa nước ngoài, phổ biến những kinh nghiệm tốt về xây dựng và phát triển văn hóa của các nước, làm phong phú và giàu mạnh thêm nền văn hóa dân tộc; gìn giữ truyền thống, duy trì bản sắc văn hóa trong cộng đồng người dân của quốc gia đang sinh sống và học tập, lao động ở nước ngoài, duy trì sự gắn kết mật thiết với nhân dân trong nước; thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa của đất nước, đẩy mạnh xuất khẩu văn hóa phẩm của quốc gia ra thế giới; thực hiện các cam kết của quốc gia và những điều kiện ràng buộc của quốc gia đối với các hoạt động kinh doanh, đầu tư, xuất nhập khẩu văn hóa, nghệ thuật trong các hiệp định hợp tác, đầu
tư song phương và đa phương; ngăn ngừa sự thâm nhập các sản phẩm văn hóa phản động, đồi truỵ, làm phương hại tới văn hóa, thuần phong mỹ thục và đạo đức trong nước Thế giới hiện nay đầy biến động, chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, đặc biệt có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, hoà bình của khu vực và toàn cầu, vì thế việc tạo dựng sức mạnh mềm của mỗi quốc gia thông qua văn hóa đối ngoại sẽ tạo cơ chế kiềm chế, hoà hoãn và cùng hướng đến hợp tác, hữu nghị và