Trong các doanh nghiệp sản xuất, khoản mục chi phí nguyên vật liệu – công cụdụng cụ NVL – CCDC chiếm một tỉ trọng lớn trong toàn bộ chi phí của doanh nghiệp,chỉ cần một biến động nhỏ về
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
Xây dựng cơ bản (XDCB) là một ngành sản xuất vật chất độc lập, có chức năng táisản xuất tài sản cố định cho tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân, nó tạo nên cơ sởvật chất cho xã hội, tăng tiềm lực kinh tế và quốc phòng của đất nước Vì vậy, một bộphận lớn của quốc dân nói chung và tích lũy nói riêng cùng vốn đầu tư từ nước ngoàiđược sử dụng trong lĩnh vực đầu tư XDCB Bên cạnh đó, đầu tư XDCB luôn là một “lỗhổng” lớn làm thất thoát nguồn vốn đầu tư từ Nhà nước Vì vậy, quản lí vốn đầu tưXDCB đang là một vấn đề cấp bách trong giai đoạn hiện nay
Tổ chức hạch toán kế toán, một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công
cụ quản lí kinh tế, tài chính có vai trò quan trọg trong việc quản lí, điều hành và kiểm sátcác hoạt động kinh tế Quy mô sản xuất xã hội ngày càng phát triển thì yêu cầu và phạm
vi công tác kế toán ngày càng mở rộng, vai trò và vị trí của công tác kinh tế ngày càngcao
Với sự đổi mới cơ chế quản lí kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thịtrường, của nền kinh tế mở đã buộc các doanh nghiệp phải tìm ra con đường đúng đắn vàphương án quản lí kinh doanh tối ưu để có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường,dành lợi nhuận tối đa, cơ chế hạch toán đòi hỏi các doanh nghiệp phải trang trải được chiphí bỏ ra có lãi Mặt khác, các phương trình hiện nay đang tổ chức theo phương thức đấuthầu Do vậy, giá trị dự toán được tính toán một cách chính xác Điều này không chophép doanh nghiệp sử dụng lãng phí vốn đầu tư
Đáp ứng các yêu cầu trên, các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất phải tính toánđược các chi phí sản xuất bỏ ra một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời hạch toán chínhxác chi phí là cơ sở để tính đúng, tính đủ giá thành Từ đó giúp cho doanh nghiệp hạ thấpchi phí sản xuất tới mức tối đa, hạ thấp giá thành sản phẩm – biện pháp tốt nhất để tănglợi nhuận
Trong các doanh nghiệp sản xuất, khoản mục chi phí nguyên vật liệu – công cụdụng cụ (NVL – CCDC) chiếm một tỉ trọng lớn trong toàn bộ chi phí của doanh nghiệp,chỉ cần một biến động nhỏ về chi phí NVL – CCDC cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến giáthành sản phẩm, ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp Vì vậy bên cạnh vấn đềtrọng tâm là Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành, thì tổ chức tốt công tác kế toánNVL – CCDC cũng là một vấn đề đáng được quan tâm trong điều kiện hiện nay
Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Xây Dựng (TNHH XD) Chiến Thắng với đặcđiểm NVL – CCDC sử dụng vào các công trình lại khá lớn thì vấn đề tiết kiệm triệt để có
Trang 2thể coi là biện pháp hữu hiệu nhất để giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho công ty Do đó,điều tất yếu là công ty phải quan tâm đến vấn đề hoạch toán NVL – CCDC.
Trong thời gian thực tập tại công ty, nhận được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnhđạo, đặc biệt là các cô chú, các anh chị trong phòng kế toán, tôi đã được làm quen và tìmhiểu công tác thực tế tại công ty Tôi nhận thấy kế toán vật liệu trong công ty giữ vai tròđặc biệt và có nhiều vấn đề đáng được quan tâm Vì vậy, trong bài báo cáo này, tôi xintrình bày đề tài: “Kế toán NVL – CCDC tại công ty TNHH Xây Dựng Chiến Thắng”
Qua quá trình thực tập, tôi nhận thấy kiến thức thực tế của mình không nhiều, tất
cả những hiểu biết về đề tài tôi chọn đều là kiến thức lí thuyết, nên bài báo cáo sẽ khôngtránh khỏi những thiếu sót Kính mong sự chỉ bảo tận tình của GVHD và tập thể cán bộcông ty để tôi có thể hoàn thiện chuyên đề và bổ sung thêm kiến thức thực tế cho mình
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài báo cáo được chia làm 4 chương:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XD CHIẾN THẮNG CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NVL – CCDC TẠI DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH XD CHIẾN THẮNG
CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG CHIẾN THẮNG
Số trang nội dung được tính từ đây
Trang 3CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XD CHIẾN THẮNG
- Tên đơn vị: Công ty TNHH Xây dựng Chiến Thắng
- Tên giao dịch quốc tế: Chien Thang Construction Company Limited
- Tên viết tắt: Chien Thang Construction Co.Ltd
- Trụ sở: 79 Võ Thị Sáu, Thị Trấn Long Điền, Huyện Long Điền, Tỉnh BRVT
- Điện thoại: 0643.862044 – Fax: 0643.651513
- Mã số thuế: 3501228924
- Vốn điều lệ: 40.000.000.000 đồng Việt Nam (VND)
- Tài khoản giao dịch: 760100000874 tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển tỉnh BàRịa – Vũng và 1020.10.00077.3539 tại Ngân hàng Công Thương Vũng Tàu
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Từ năm 1984 đơn vị tiền thân là tổ hợp sản xuất cùng với công ty xây lắp ĐồngNai Đến tháng 07 năm 1993 thành lập Doanh nghiệp theo giấy phép số 34/CP.UB ngày13/07/1993 Doanh nghiệp đổi giấy phép theo quy định, giấy phép số 017831/CP/TLDN –
01 do UBND Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp ngày 26/07/1993 và bổ sung do Sở Kế Hoạch
và Đầu Tư cấp tờ số 01 ngày 07/07/2000 Tờ số 02 ngày 20/02/2001 thực hiện các hoạtđộng xây dựng từ năm 1993
Qua hơn 18 năm hình thành và phát triển, doanh nghiệp Chiến Thắng đã thi côngrất nhiều công trình đạt chất lượng cao và bàn giao đưa vào sử dụng đúng tiến độ Songsong với việc mở rộng sản xuất kinh doanh, đến nay doanh nghiệp Chiến Thắng đã đưavào hoạt động một xưởng sản xuất với diện tích 20.000 m2 để sản xuất các loại cấu kiện
bê tông đúc sẵn nhằm đáp ứng những yêu cầu đặt ra ngày càng cao về chất lượng cáccông trình xây dựng
Nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của đơn vị ngày càng cao Đến tháng 03năm 2009 Công ty TNHH Xây dựng Chiến Thắng một thành viên được chuyển đổi từ
DN Tư Nhân – Xí Nghiệp Xây Dựng Chiến Thắng
Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty TNHH mộtthành viên số 3501228924 đăng ký lần đầu ngày 10 tháng 03 năm 2009 do Phòng Đăng
ký kinh doanh, sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp Mục tiêu kinh
Trang 4doanh chủ yếu của Công ty là tổ chức sản xuất kinh doanh để tiềm kiếm công ăn việc làmcho người lao động, đóng góp nghĩa vụ vào Ngân Sách Nhà Nước, góp phần vào côngcuộc phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và cả nước.
1.2 Tình hình tài chính của công ty
Với vốn kinh doanh ban đầu: 757 triệu đồng đến tháng 2 năm 2000, vốn điều lệđăng kí là 3,989 tỉ đồng Sau 2 năm tăng vốn điều lệ kinh doanh lên được 11,11 tỉ đồng.Đến tháng 8 năm 2005, vốn điều lệ kinh doanh của doanh nghiệp tăng hơn 20 tỉ đồng.Sau hơn 16 năm hoạt độg kinh doanh, công ty TNHH XD Chiến Thắng được tăng vốnđiều lệ lên thêm 40 tỉ đồng
1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Hình thức sở hữu vốn: Công ty trách nhiệm hữu hạn
Lĩnh vực kinh doanh : Sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ
Ngành nghề kinh doanh:
+ Xây dựng các công trình: Dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, giao thông đường
bộ, giao thông đường thủy, công trình điện hạ thế, trung thế và trạm biến áp, các côngtrình cấp, thoát nước, xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp;
+ San lấp mặt bằng xây dựng;
+ Trang trí nội thất, ngoại thất; Lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng;
+ Khai thác cát, đá, sỏi, đất sét, cao lanh làm vật liệu san lấp, vật liệu xây dựng vàphụ gia sản xuất xi măng;
+ Mua bán vật liệu xây dựng;
+ Kinh doanh các loại đá ốp lát;
+ Khai thác các loại đá ốp lát;
+ Sản xuất gia công các loại đá ốp lát;
+ Vận tải hàng bằng ô tô;
+ Vận tải hàng bằng đường thủy (xà lan, tàu thủy);
* Một số công trình tiêu biểu công ty đã và đang thi công:
Trang 5 Đường Quy hoạch số 2 TT Phước Hải
Khu TĐC Châu Đức – Gói thầu 11
Hạ tầng kỹ thuật khu TĐC phục vụ KCN Châu Đức
Đường vào TT Ytế Bàu Chinh, Châu Đức
Kênh N5, N9 thuộc dự án Hồ chứa nước Sông Ray
Nền đường 1A – gói thầu 18 KCN Phú Mỹ 1
Khu TĐC Long Điền
Kè Phước Tỉnh đoạn cửa sông
Đường Hội Bài – Châu Pha – Đá Bạc – Phước Tân
Đường Hải Lâm, Bàu Trứ
1.4 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lí
1.4.1 Hình thức tổ chức bộ máy quản lí của công ty
Hiện nay công ty có 162 cán bộ công nhân viên, gồm:
Trang 6- Phân xưởng sửa chữa: 05 người;
- Tài xế: 03 người;
Trong đó có 120 người công nhân thuộc diện biên chế 03 đội thi công: đội thicông số 1, đội thi công số 2, đội thi công số 3 (bao gồm 45 người)
Hình thức tổ chức bộ máy quản lí của công ty có thể tóm tắt thành sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Hình thức tổ chức bộ máy quản lí của công ty
Trang 71.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
- Giám đốc: chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ mọi hoạt động kinh doanh của
công ty, toàn quyền quyết định về sắp xếp nhân sự cũng như tổ chức bộ máy quản trị củacông ty Giám đốc xây dựng các kế hoạch liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty, theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kế hoạch đó không ngoài mụcđích vận hành hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả
- Phó giám đốc: là người thực hiện lệnh của giám đốc, có nhiệm vụ quản lý và
điều hành công việc khi được giao một cách cụ thể về một khâu hay một chức năng Làngười theo dõi, sắp xếp, đề ra kế hoạch sao cho phù hợp với hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty đồng thời kiểm tra việc thực hiện và chịu trách nhiệm trước giám đốc
về những nhiệm vụ được giao
- Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho Giám đốc hoặc Phó giám đốc được
ủy quyền về công tác tổ chức nhân sự, tuyển dụng, đào tạo về chế độ, chính sách laođộng, tiền lương của toàn bộ CB – CNV trong công ty Thực hiện nhiệm vụ quản lý hànhchính, hồ sơ lý lịch, hợp đồng lao động CB-CNV toàn công ty, quản lý cấp phát và thuhồi sổ lao động, theo dõi tổ chức nhân sự toàn công ty, tiếp nhận, quản lý các đơn khiếunại, tố cáo…và tham mưu cho Ban giám đốc giải quyết Yêu cầu các đơn vị trực thuộcCông ty cung cấp các số liệu, hồ sơ về nhân sự phục vụ cho công tác tổ chức, hành chính,đại diện cho Công ty trong các vụ kiện dân sự trên cơ sở ủy quyền của Giám đốc
- Phòng kế toán: thực hiện các công việc của kế toán tài chính bao gồm: thu thập,
xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán theo quyđịnh của chuẩn mực và chế độ kế toán Kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính,các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hìnhthành tài sản Phân tích, cung cấp thông tin số liệu một cách đầy đủ, kịp thời, đáng tin cậygiúp cho đơn vị và người quản lý kịp thời đưa ra được những chính sách phát triển thíchhợp với sự biến động của nền kinh tế
- Phòng kế hoạch, kỹ thuật, vật tư: thực hiện nhiệm vụ thuộc về chuyên môn kỹ
thuật như hoàn thành các dự toán xây dựng, các bản vẽ, hồ sơ kỹ thuật xây dựng, thựchiện việc chỉ đạo thi công đúng kỹ thuật, hồ sơ thiết kế đã được dự thầu trúng
- Xưởng sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn: thực hiện việc sản xuất các cấu kiện bê
tông cần thiết theo thiết kế để phục vụ cho thi công, công trình của doanh nghiệp
- Xưởng sữa chữa xe máy và cơ khí hàn tiện: thực hiện việc sữa chữa các máy
móc, xe cơ giới bị hư hỏng, gia công cơ khí hàn, tiện các vật tư thay thế cho xe cơ giới vàmáy móc thiết bị của công ty dưới sự chỉ đạo của Quản đốc phân xưởng
Trang 8- Các đội thi công: thực hiện việc thi công các công trình theo sự chỉ đạo của chỉ
huy trưởng công trình đảm bảo thi công đúng, kịp thời các công trình mà công ty đượctrúng thầu hoặc chỉ định thầu Các đội thi công thực hiện theo sự chỉ đạo của cấp trênđồng thời có bổ sung hỗ trợ khi cần thiết
1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
* Vai trò nhiệm vụ của từng thành viên:
- Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức, thực hiện công tác kế toán trong công ty
theo quy định của pháp luật kế toán và các quy định của pháp luật khác có liên quan.Hướng dẫn kế toán viên thu thập, xử lý thông tin số liệu kế toán theo đối tượng và nộidung công việc kế toán theo chế độ và chuẩn mực kế toán Kiểm tra, giám sát các khoảnthu chi tài chính, các nghĩa vụ thu - nộp, thanh toán nợ với nhà nước và khách hàng củacông ty Kiểm tra, giám sát việc sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện vàngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về kế toán tài chính của công ty Cung cấp cácbáo cáo tài chính cần thiết, tham mưu cho lãnh đạo trong việc quản trị và ra các quyếtđịnh về kinh tế tài chính trong kỳ
- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ giúp kế toán trưởng thu thập, phân tích xử lý các
chứng từ, thông tin, số liệu từ các kế toán viên trong công ty cung cấp, phân loại theo cácđối tượng và nội dung, thực hiện các phần hành kế toán bổ sung để cung cấp cho kế toántrưởng hoàn thành các sổ sách, báo cáo kế toán
- Kế toán cung ứng vật tư: Chịu trách nhiệm thu thập, xử lý, ghi chép các loại vật
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁNTỔNG HỢP
Trang 9tư tăng, giảm, sử dụng chi tiết cho từng công trình, bộ phận tập hợp theo dõi tình hìnhtăng, giảm các loại sản phẩm trong công ty Tập hợp số liệu báo cáo về kế toán tổng hợp.
- Thủ kho: Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý toàn bộ các loại vật tư, hàng hóa
mua vào, xuất ra trong công ty, tập hợp số liệu theo từng đối tượng sử dụng, đối chiếu vàcung cấp số liệu cho kế toán tổng hợp và kế toán viên liên quan
- Kế toán xưởng cấu kiện bê tông đúc sẵn: Chịu trách nhiệm thu thập, xử lý các
chứng từ kế toán thuộc xưởng sản xuất, phân loại và ghi chép chi tiết các hoạt động kinh
tế phát sinh tại xưởng sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn Tập hợp số liệu và báo cáo vềcho kế toán công ty
- Kế toán xưởng sữa chữa xe cơ giới, máy thi công và cơ khí hàn – tiện: cũng
giống như kế toán xưởng cấu kiện bê tông đúc sẵn, kế toán xưởng sữa chữa xe, máy thicông và cơ khí hàn – tiện chịu trách nhiệm thu thập, xử lý, phân loại và ghi chép toàn bộcác hoạt động kinh tế phát sinh tại xưởng Tập hợp số liệu báo cáo về kế toán công ty
* Hình thức kế toán
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12hàng năm
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: là đồng Việt Nam (VND)
- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hànhtheo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng bộ tài chính
- Công ty đã áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫnChuẩn mực do nhà nước đã ban hành
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phươngpháp kê khai thường xuyên; kế toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp ghi thẻ songsong
- Phương pháp xuất kho vật tư: theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kì
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: theo phương pháp đường thẳng
- Thuế GTGT của công ty được áp dụng theo phương pháp khấu trừ
- Hình thức kế toán đang áp dụng tại đơn vị: Chứng từ ghi sổ có hỗ trợ phần mềm
kế toán trên máy vi tính
Trang 10Các loại sổ kế toán công ty sử dụng:
+ Sổ cái
+ Bảng cân đối phát sinh
+ Các sổ kế toán chi tiết
Các hình thức được cụ thể hóa qua các sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3: Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
Trang 11- Đơn vị thực hiện công tác kế toán trên phần mềm kế toán UNESCO.
Sơ đồ 1.4: Hình thức ghi sổ kế toán trên máy tính
- Trình tự ghi sổ của hình thức kế toán trên máy vi tính theo hình thức chứng từghi sổ:
+ Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập
dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán
+Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được nhập vào máy theotừng chứng từ và tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết cóliên quan
+ Cuối tháng (hoặc vào bất kỳ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thaotác khóa sổ và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chitiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã đượcnhập trong kỳ Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán vớibáo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy
+ Cuối kỳ kế toán, sổ kế toán được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện cácthủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay
1.6 Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty
1.6.1 Nguyên tắc xác định các khoản tiền
- Nguyên tắc xác định các khoản tương đương tiền: là các khoản đầu tư ngắn hạn
Trang 12không quá 03 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành tiền và không có nhiều rủi rotrong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo.
- Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụngtrong kế toán: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng ViệtNam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ Tại thời điểm cuốinăm các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo giá bình quân liên ngânhàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố vào ngày kết thúc niên độ kế toán.Chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư cáckhoản mục tiền tệ tại thời điểm cuối năm được kết chuyển vào thành doanh thu hoặc chiphí tài chính trong năm tài chính
1.6.2 Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho
- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc Trườnghợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần cóthể thực hiện được Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và cácchi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạngthái hiện tại
- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Giá trị hàng tồn kho cuối kỳđược xác định theo phương pháp bình quân gia quyền
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Đơn vị áp dụng phương pháp kê khaithường xuyên
- Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lậpvào thời điểm cuối năm là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trịthuần có thể thực hiện được của chúng
1.6.3 Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ:
- TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình được ghi nhận theo giá gốc Trong quá trình sửdụng, TSCĐ được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại
- Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: Khấu hao được tríchtheo phương pháp đường thẳng, thời gian khấu hao được ước tính như sau:
+ Máy móc, thiết bị : Từ 05- 10 năm
+ Phương tiện vận tải : Từ 06 – 10 năm
+ thiết bị văn phòng : Từ 03 – 05 năm
Trang 131.6.4 Ghi nhận các khoản phải trả thương mại và phải trả khác
- Các khoản phải trả người bán, phải trả nội bộ, phải trả khác, khoản vay tại thờiđiểm báo cáo, nếu:
+ Có thời hạn thanh toán dưới 01 năm được phân loại là Nợ ngắn hạn
+ Có thời hạn thanh toán trên 01 năm được phân loại là Nợ dài hạn
+ Tài sản thiếu chờ xử lý được phân loại là Nợ ngắn hạn
+ Thuế thu nhập hoàn lại được phân loại là Nợ dài hạn
Tham gia đấu thầu
Ký hợp đồng
Duyệt dự toán thi công chuẩn bị NVL
Tiến hành khởi công xây dựng
Nghiệm thu bàn
giao công trình
Thanh lý
hợp đồng
Trang 14KẾT LUẬN CHUƠNG
Qua một thời gian hình thành và đi vào hoạt động tuơng đối dài, hiện nay, công tyTNHH XD Chiến Thắng đã có những đóng góp lớn cho ngành xây dựng trong địa bàntỉnh Với động ngũ kĩ thuật viên có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn, cáccông trình do công ty thi công đuợc ban quản lí đánh giá rất cao Theo thời gian, công tyTNHH XD Chiến Thắng ngày càng phát triển lớn mạnh,
Sau đây là cơ sở lí luận về kế toán NVL – CCDC tại doanh nghiệp xây lắp
Trang 15CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NVL – CCDC TẠI
DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
2.1 Những vấn đề chung về vật liệu xây dựng và công cụ, dụng cụ trong công tác kế toán
2.1.1 Khái niệm NVL - CCDC
Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp ( hay còn gọi là vật liệu xây dựng) lànhững đối tượng lao động được thể hiện dưới dạng vật chất cụ thể do doanh nghiệp xâylắp mua ngoài hoặc nhận từ bên giao thầu công trình, dùng cho mục đích kinh doanh xâylắp hoặc các dịch vụ kinh doanh liên quan đến hoạt động xây lắp Vì vậy, vật liệu xâydựng là cơ sở cấu thành nên sản phẩm xây lắp hoặc lao vụ, dịch vụ xây dựng khác
Công cụ dụng cụ là những tài sản lưu động không đủ tiêu chuẩn ghi nhận tài sản
cố định (theo quy định hiện hành thì giá trị của công cụ dụng cụ nhỏ hơn 10 triệu đồng vàthời gian sử dụng từ 1năm trở xuống) Những tài sản lưu động sau đây không biệt giá trị
và thời gian sử dụng vẫn được coi là công tụ dụng cụ:
- Các loại dàn giáo, ván khuôn chuyên dùng cho hoạt động xây lắp
o Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kì kinh doanh
o Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh chúng bị tiêu hao toàn
bộ hoặc bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo thành hình thái sảnxuất vật chất của sản phẩm
o Nguyên vật liệu thuộc tài sản lưu động, giá trị nguyên vật liệu thuộc vốnlưu động dự trữ và thường chiếm tỉ trọng lớn trong chi phí sản xuấtcũng như giá thành sản phẩm
* Công cụ dụng cụ:
Trang 16o Công cụ dụng cụ tham gia vào nhiều chu kì hoạt động sản xuất kinhdoanh, trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất, vẫn giữ nguyêncho đến lúc bị hỏng.
o Trong quá trình sử dụng, giá trị công cụ dụng cụ chuyển vào từngphần,vào chi phí sản xuất kinh doanh
o Một số công cụ dụng cụ có giá trị thấp, thời gian sử dụng ngắn, cần thiếtphải dự trữ cho quá trình sản xuất kinh doanh
2.1.3 Phân loại NVL - CCDC
2.1.3.1 Phân loại nguyên vật liệu
Trong doanh nghiệp xây lắp có rất nhiều loại với nguồn gốc rất khác nhau, do đó
để đảm bảo hạch toán chặt chẽ và hiệu quả nguỵên vật liệu kế toán cần phải phân loạinguyên vật liệu một cách hợp lý theo những tiêu thức nhất định do công tác quản lý yêucầu
Theo nội dung kinh tế kết hợp với quy định của chế độ kế toán:
* Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu, vật liệu khi tham gia vào
quá trình sản xuất, nó cấu thành nên thực thể vật chất chính của sản phẩm xây lắp, sảnphẩm công nghiệp xây dựng Khái niệm nguyên liệu, vật liệu chính phụ thuộc và gắn liềnvới từng loại hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó có thể bao gồm cả bán thànhphẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục sản xuất, chế tạo các sản phẩm xây dựng cơ bản.Chẳng hạn:
- Cát xây dựng: Cát xây, cát đúc, cát tô…
- Đá xây dựng: đá hộc, đá dăm nghiền các loại…
- Các loại gạch ngói: gạch thẻ, gạch ống, ngói lợp…
- Xi măng, thép, gỗ, bê tông đúc sẵn, các loại vật liệu khác…
* Vật liệu phụ: Là những vật liệu khi tham gia vào quá trình xây dựng công trình
hoặc sản xuất các sản phẩm công nghiệp xây dựng, không cấu thành thực thể chính củasản phẩm mà nó có thể kết hợp với nguyên vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, hìnhdáng bên ngoài của sản phẩm, hoặc tạo điều kiện cho quá trình thi công công trình thựchiện được bình thường… Ví dụ như:
- Các loại kính trang trí
Trang 17* Nhiên liệu: Là những loại vật liệu dùng để cung cấp năng lượng cho quá trình thi
công công trình hoặc sản xuất các sản phẩm công nghiệp xây dựng Nhiên liệu có thể tồntại dưới dạng rắn, lỏng và khí:
- Xăng, dầu: khi chúng được sử dụng để thắp sáng hoặc chạy máy
- Than các loại: than đá, than củi, than tổ ong…
- Các chất đốt khác: ga, củi…
* Phụ tùng thay thế: Là những loại vật tư dùng để sửa chữa, thay thế máy móc
thiết bị thi công công trình, các phương tiện vận tải và các dụng cụ thi công khác
* Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những vật liệu thiết bị, công cụ, khí cụ
và vật kết cấu sử dụng để lắp đặt các công trình xây dựng cơ bản
Theo nguồn gốc xuất xứ:
* Nguyên vật liệu sản xuất trong nước: gồm nguyên vật liệu mua ngoài và nguyên
vật liệu tự chế
* Nguyên vật liệu nhập khẩu: gồm những nguyên vật liệu được nhập từ nước
ngoài và sử dụng trực tiếp trong quá trình thi công, xây lắp
Theo hình thái thể hiện:
* Vật liệu rắn: cát sạn, sắt thép…
* Vật liệu lỏng: xăng, dầu, các loại hoá chất…
* Vật liệu khí: hơi, ga….
Trang 182.1.3.2 Phân loại công cụ dụng cụ
Theo nội dung kinh tế kết hợp với quy định của chế độ kế toán:
* Công cụ dụng cụ: bao gồm các công cụ, dụng cụ sử dụng cho quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp: các đà giáo, công cụ, dụng cụ gá lắp…
* Bao bì luân chuyển: là các loại bao bì sử dụng nhiều lần cho nhiều chu kỳ sản
xuất kinh doanh hoặc nhiều công trình Giá trị của bao bì luân chuyển sẽ được trừ dầnvào chi phí sản xuất các công trình hoặc từng chu kỳ sản xuất kinh doanh
* Đồ dùng cho thuê: là các loại công cụ, dụng cụ mà doanh nghiệp xây lắp chuyên
sử dụng để cho thuê
Theo mức độ luân chuyển giá trị:
* Công cụ, dụng cụ luân chuyển một lần: thường là những loại công cụ, dụng cụ
giá trị khá nhỏ nên không nhất thiết phải phân bổ nhiều lần, hoặc chỉ xuất dùng một lầncho một chu kỳ sản xuất kinh doanh Đối với loại công cụ , dụng cụ này, toàn bộ giá trịxuất dùng được tính vào cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh
* Công cụ, dụng cụ phân bổ hai lần: do tính chất về thời gian sử dụng và giá trị
của một số công cụ, dụng cụ mà chúng thường được kế toán phân bổ hai lần Nghĩa là,giá trị xuất dùng của chúng được chia đều làm hai và tính vào hai chu kỳ sản xuất kinhdoanh nối tiếp nhau
* Công cụ, dụng cụ phân bổ nhiều lần: là những công cụ, dụng cụ có giá trị quá
lớn và phục vụ cho nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh Giá trị xuất dùng của chúng đượcchia thành nhiều phần tương ứng với số chu kỳ sản xuất kinh doanh tham gia phục vụ vàđược tính dần từng phần vào từng chu kỳ sản xuất kinh doanh
2.1.4 Yêu cầu về quản lý và công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu, công
cụ, dụng cụ.
Xuất phát từ vị trí, vai trò của vật liệu và công cụ dụng cụ trong hoạt động sảnxuất kinh doanh xây dựng cơ bản đã nảy sinh ra những yêu cầu về quản lý và hạch toán
kế toán đối với vật liệu cũng như công cụ dụng cụ
2.1.4.1 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ từng loại, theo từng địa điểm.
Phải thực hiện kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo từng địa điểm
dự trữ, từng loại, từng nhóm chi tiết để dễ dàng kiểm tra đối chiếu, phát chênh lệch, tăng
Trang 19cường quản lý, bảo vệ an toàn, hạn chế thất thoát các loại vật liệu và công cụ dụng cụ.
Theo yêu cầu của nguyên tắc kế toán chi tiết, từng loại vật liệu và công cụ dụng cụcần được quy ước mã hiệu, quy cách, đơn vị tính một cách cụ thể Trong khi quản lý vậtliệu, công cụ, dụng cụ nhất thiết phải phân loại chúng theo những tiêu thức khoa học, phùhợp với tình hình thực tế và yêu cầu quản lý của đơn vị
Nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho sản xuất kinh doanh xây lắp phảiđược theo dõi về hiện vật và giá trị trên sổ kế toán chi tiết theo nơi sử dụng, từng côngtrình, từng hạn mục công trình, theo đối tượng thuê và người chịu trách nhiệm vật chất đểthuận lợi cho việc theo dõi và hạch toán chi phí sản xuất, định giá sản phẩm công trình.Đới với các loại công cụ dụng cụ có giá trị lớn, quý hiếm phải có hình thức kế toán vàbảo quản đặc biệt
2.1.4.2 Giá ghi hạch toán kế toán của nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ phải tuân theo các nguyên tác tính giá.
* Giá vật liệu thực tế nhập kho theo từng nguồn nhập
Trong các doanh nghiệp vật liệu được nhập từ nhiều nguồn nhập mà giá thực tếcủa chúng trong từng lần nhập được xác định cụ thể như sau:
- Đối với vật liệu mua ngoài:
-Cáckhoảngiảm giá(nếu có)
Trong đó:
Chi phí mua thực tế bao gồm chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, bảo hiểm…Giá mua ghi trên hóa đơn nếu tình thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì bằnggiá chưa thuế, nếu tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì bằng giá có thuế
- Đối với vật liệu doanh nghiệp tự gia công chế biến:
Trị giá vốn thực tế
nhập kho
= Giá thực tế của vật liệu – công
cụ dụng cụ xuất đem gia công
+ Chi phí gia công chếbiến, vận chuyển, bốc
Trang 20- Trường hợp vật tư được cấp:
- Phế liệu thu hồi nhập kho:
Trị giá vốn thực tế
Giá thực tế ước tính
có thể bán được + Chi phí phát sinh (nếu có)
* Giá thực tế của nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất kho được xác định theomột trong các phương pháp sau:
Có 4 phương pháp xuất kho thường dược áp dụng tại các doanh nghiệp:
Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO):
Trang 21Đặc điểm của phương pháp này là vật liệu xuất ra được tính theo thứ tự giá nhậpvào trước và sau đó lần lượt đến giá của các lần nhập tiếp theo Do đó đơn giá củavật liệu trong kho cuối kì sẽ là đơn giá vật liệu nhập ở những lần cuối cùng Sửdụng phương pháp này, nếu giá trị vật liệu mua ngày càng tăng thì vật liệu tồn kho
sẽ có giá trị lớn, chi phí vật liệu trong giá thành sản phẩm thấp và lãi gộp sẽ tănglên
Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO):
Theo phương pháp này, giá của vật liệu xuất ra được tính theo thứ tự giá nhập vàomới nhất trước khi xuất và sau đó lần lượt đến giá của các lô hàng mới nhất còn lạitiếp theo Do đó mà đơn giá của vật liệu trong kho cuối kì sẽ là đơn giá của lầnnhập đầu tiên hoặc là đơn giá của vật liệu nhập kho đầu kì
Phương pháp bình quân gia quyền
Có thể tính theo giá bình quân cuối tháng hoặc bình quân mỗi lần nhập.
Giá thực tế xuất kho = Đơn giá thực tế x Sản lượng xuất kho trong kì
Phương pháp giá thực tế đích danh:
Phương pháp này áp dụng cho từng trường hợp cụ thể , nhận diện được từng loạimặt hàng theo từng hóa đơn và đối với đơn vị có ít mặt hàng và có giá trị lớn Theophương pháp này, giá thực tế của vật liệu xuất kho thuộc lô hàng nào thì tính theo đơn giánhập thực tế của lô hàng đó
2.2 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ
Trong nội dung này, thì nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ đều có tính chất kếtoán như nhau: đều là hàng tồn kho, dự trữ cho quá trình sản xuất kinh doanh, cho nên kếtoán chi tiết vật liệu và công cụ, dụng cụ đều tương tự nhau Sau đây chỉ trình bày cụ thể
kế toán chi tiết nguyên vật liệu, từ đó có thể vận dụng cho kế toán chi tiết công cụ, dụngcụ
2.2.1 Chứng từ sử dụng.
Theo chế độ chứng từ kế toán quy định ban hành theo Quyết định số BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng bộ tài chính., các chứng từ kế toán về vật liệu, công
Trang 2215/2006/QĐ-cụ dụng 15/2006/QĐ-cụ bao gồm:
- Phiếu nhập kho (01 – VT)
- Phiếu xuất kho (02 – VT)
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (03 PXK-3LL)
- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa (05 –VT)
- Hóa đơn GTGT (01 GTKT-3LL)
- Hóa đơn bán hàng thông thường (02 GTGT-3LL)
Ngoài các chứng từ bắt buộc sử dụng thấp nhất theo Quy định của Nhà nước cácdoanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ kế toán hướng dẫn như: Biên bản kiểmnghiệm vật tư (03–VT), phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (04 – VT) Tuỳ thuộc vào đặcđiểm tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực hoạt động thành phầnkinh tế, tình hình sở hữu khác nhau
Đối với các chứng từ thống nhất bắc buộc phải kịp thời, đầy đủ theo đúng quyđịnh về mẫu biểu, nội dung phương pháp lập Người lập chứng từ phải chịu trách nhiệm
về tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ về các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh
Mọi chứng từ kế toán về vật liệu, công cụ, dụng cụ phải được tổ chức luânchuyển theo trình tự và thời gian hợp lý, do đó kế toán trưởng quy định phục vụ cho việcphản ánh, ghi chép và tổng hợp số liệu kịp thời của các bộ phận, cá nhân có liên quan
2.2.2 Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ.
Vật liệu trong doanh nghiệp xây dựng cơ bản có khá nhiều chủng loại với côngdụng khác biệt nhau, mỗi chủng loại lại bao gồm nhiều thương hiệu, mẫu mã và giá cả đadạng phong phú Đối với mỗi công trình xây dựng cơ bản thì loại vật liệu chính hay phụđều có vị trí, vai trò hết sức quan trọng không thể thiếu được Chính vì vậy, kế toánnguyên vật liệu phải đảm bảo theo dõi chi tiết tình hình biến động tăng giảm của từngloại nguyên vật liệu cả về giá trị lẫn hiện vật theo từng kho dự trữ; từng địa điểm; từngcông trình sử dụng; từng đối tượng chịu trách nhiệm vật chất Hiện nay kế toán nguyênvật liệu thường áp dụng một trong ba phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu sau:
- Phương pháp ghi thẻ song song
- Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
- Phương pháp sổ số dư
Sau đây là một phương pháp ví du cụ thể: “Phương pháp ghi thẻ song song”
Kế toán chi tiết nguyên vật liệu và các loaị hàng tồn kho theo phương pháp thẻsong song khá đơn giản và được áp dụng khá phổ biến ở nước ta từ trước đến nay
Trang 23Nội dung công việc cụ thể của phương pháp này như sau:
* Tại kho:
Thủ kho mở sổ kho hoặc thẻ kho để ghi chép số lượng nhập, xuất, tồn từng loạivật tư, hàng hóa Thẻ kho được mở riêng cho từng danh điểm vật tư, hàng hóa và chỉdùng để theo dõi về hiện vật (lượng)
Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ nhập kho, xuất kho thủ kho ghi số lượng thựcnhập, thực xuất vào các thẻ kho liên quan và cuối mỗi ngày phải tính ra số tồn trên từngthẻ kho Mỗi chứng từ ghi một dòng vào thẻ kho Thủ kho phải thường xuyên đối chiếu
số tồn trên thẻ kho với số lượng thực tế trong kho để đảm bảo khớp đúng giữa số liệu trên
sổ kế toán với thực tế hiện vật Hằng ngày hoặc định kỳ (3 đến 5 ngày) sau khi ghi xongthẻ kho, thủ kho phải chuyển toàn bộ chứng từ nhập, xuất kho về phòng kế toán Cuốitháng, thủ kho cần phải tính tổng cộng số nhập, xuất và tồn kho về mặt lượng theo từngdanh điểm vật tư, hàng hóa
* Tại phòng kế toán:
Kế toán vật tư, hàng hóa mở thẻ kế toán chi tiết cho từng danh điểm vật tư, hànghóa tương ứng với các thẻ kho được mở tại kho, chỉ khác là nó theo dõi cả về hiện vật(lượng) lẫn giá trị Hằng ngày hoặc định kỳ (3 đến 5 ngày) nhận được chứng từ nhập,xuất kho do thủ kho chuyển đến, kế toán vật tư phải kiểm tra, đối chiếu chứng từ nhập,xuất kho với các chứng từ có liên quan (như: hóa đơn mua hàng, hợp đồng vận chuyển,phiếu mua hàng….) và ghi đơn giá hạch toán và tính ra thành tiền trên từng chứng từ.Căn cứ vào các chứng từ đã tính thành tiền, kế toán ghi lần lượt từng nghiệp vụ nhập,xuất vào các thẻ kế toán chi tiết vật tư, hàng hóa như thẻ kho của thủ kho
Cuối tháng kế toán tiến hành cộng thẻ kế toán chi tiết, tính ra tổng nhập, xuất vàtồn của từng danh điểm vật tư, đối chiếu với thẻ kho của thủ kho Tiếp theo căn cứ vàothẻ kế toán chi tiết để lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn về mặt giá trị của từng loại vật
tư Số liệu của bảng này được đối chiếu với số liệu của kế toán tổng hợp nhập, xuất, tồn
* Nhận xét:
Phương pháp thẻ song song đơn giản, dễ kiểm tra đối chiếu nhưng việc ghi chépcòn nhiều trùng lặp vì thế chỉ thích hợp với doanh nghiệp có quy mô nhỏ, số lượngnghiệp vụ ít, nhân viên kế toán có chuyên môn chưa cao
Sơ đồ hạch toán chi tiết:
Thẻ kho
Sổ (thẻ) kế toán chi tiết
Trang 24Ghi chú:
Ghi hằng ngàyGhi cuối ngàyĐối chiếu kiểm tra
Sơ đồ 2.1: Hạch toán chi tiết phương pháp ghi thẻ song song
2.3 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ
Kế toán nguyên vật liệu thường được áp dụng bao gồm 2 phương pháp: Phươngpháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kì Ở đây, tôi chỉ đưa ra một phương phápđược đại đa số các doanh nghiệp sử dụng, đó là phương pháp kê khai thường xuyên
- Phát sinh đối với tài khoản 152:
Khi mua nguyên liệu, vật liệu về nhập kho đơn vị, căn cứ hoá đơn, phiếunhập kho và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị nguyên liệu, vật liệunhập kho:
- Đối với nguyên liệu, vật liệu mua vào dùng để sản xuất, kinh doanh hànghoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Trang 25Có TK 111, 112, 141, 331, (Tổng giá thanh toán).
- Đối với nguyên liệu, vật liệu mua vào dùng để sản xuất, kinh doanh hànghoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng đểsản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuếGTGT hoặc phục vụ cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi, dự án, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Tổng giá thanh toán)
Có các TK 111, 112, 141, 311, 331, (tổng giá thanh toán)
Trường hợp mua nguyên liệu, vật liệu được hưởng chiết khấu thương mạithì phải ghi giảm giá gốc nguyên liệu, vật liệu đã mua đối với khoản chiếtkhấu thương mại thực tế được hưởng, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 331,
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)
Trường hợp nguyên liệu, vật liệu mua về nhập kho nhưng đơn vị phát hiệnkhông đúng quy cách, phẩm chất theo hợp đồng ký kết phải trả lại ngườibán hoặc được giảm giá, kế toán phản ánh giá trị hàng mua xuất kho trả lạihoặc được giảm giá, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 331,
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)
Trường hợp doanh nghiệp đã nhận được hoá đơn mua hàng nhưng nguyênliệu, vật liệu chưa về nhập kho đơn vị thì kế toán lưu hoá đơn vào một tập
hồ sơ riêng “Hàng mua đang đi đường”
- Nếu trong tháng hàng về thì căn cứ vào hoá đơn, phiếu nhập kho để ghivào Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”
- Nếu đến cuối tháng nguyên liệu, vật liệu vẫn chưa về thì căn cứ vào hoáđơn (Trường hợp nguyên liệu, vật liệu dùng vào sản xuất, kinh doanh hànghoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ), kế toán ghi:
Nợ TK 151 - Hàng mua đang đi đường
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán; hoặc
Có các TK 111, 112, 141,
Trang 26Sang tháng sau, khi nguyên liệu, vật liệu về nhập kho, căn cứ vào hoá đơn
và phiếu nhập kho, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 151 - Hàng mua đang đi đường
Khi trả tiền kho người bán, nếu được hưởng chiết khấu thanh toán, thìkhoản chiết khấu thanh toán thực tế được hưởng được ghi nhận vào doanhthu hoạt động tài chính, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Chiết khấu thanh toán)
Đối với nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu:
- Nếu nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu về dùng cho hoạt động sản xuất, kinhdoanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ,
kế toán phản ánh vào giá gốc nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu theo giá cóthể nhập khẩu, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá có thuế nhập khẩu)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập khẩu)
Đồng thời phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ,ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312- Thuế GTGT hàng nhậpkhẩu)
- Đối với nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu về để dùng cho hoạt động sảnxuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháptrực tiếp hoặc dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịuthuế GTGT hoặc dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án (kế toán phản ánhgiá gốc nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu theo giá có thuế nhập khẩu và thuếGTGT hàng nhập khẩu), ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá có thuế nhập khẩu và thuế GTGThàng nhập khẩu)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập khẩu)
Trang 27Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312).
- Nếu nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì sốthuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp được phản ánh vào giá gốc nguyên liệu, vậtliệu nhập khẩu, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá có thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhậpkhẩu)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt
Các chi phí về thu mua, bốc xếp, vận chuyển nguyên liệu, vật liệu từ nơimua về kho doanh nghiệp, trường hợp nguyên liệu, vật liệu mua về dùngvào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuếGTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có các TK 111, 112, 141, 331,
Đối với nguyên liệu, vật liệu nhập kho do thuê ngoài gia công, chế biến:
- Khi xuất nguyên liệu, vật liệu đưa đi gia công, chế biến, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
- Khi phát sinh chi phí thuê ngoài gia công, chế biến, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)
Có các TK 111, 112, 131, 141,
- Khi nhập lại kho số nguyên liệu, vật liệu thuê ngoài gia công, chế biếnxong, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang
Đối với nguyên liệu, vật liệu nhập kho do tự chế:
Khi xuất kho nguyên liệu, vật liệu để tự chế, ghi:
Trang 28Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
- Khi nhập kho nguyên liệu, vật liệu đã tự chế, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang
Đối với nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê đã xác định đượcnguyên nhân thì căn cứ nguyên nhân thừa để ghi sổ, nếu chưa xác địnhđược nguyên nhân thì căn cứ vào giá trị nguyên liệu, vật liệu thừa, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381 - Tài sản thừa chờ giảiquyết)
- Khi có quyết định xử lý nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện trong kiểm
kê, căn cứ vào quyết định xử lý, ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381)
Có các TK liên quan
- Nếu xác định ngay khi kiểm kê số nguyên liệu, vật liệu thừa là của cácđơn vị khác khi nhập kho chưa ghi tăng TK 152 thì không ghi vào bên CóTài khoản 338 (3381) mà ghi vào bên Nợ Tài khoản 002 “Vật tư, hàng hoánhận giữ hộ, nhận gia công” Khi trả lại nguyên liệu, vật liệu cho đơn vịkhác ghi vào bên Có Tài khoản 002 (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kếtoán)
Khi xuất kho nguyên liệu, vật liệu sử dụng vào sản xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Nợ các TK 623, 627, 641, 642,
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản hoặc sửachữa lớn TSCĐ, ghi:
Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dỡ dang
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Đối với nguyên liệu, vật liệu đưa đi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồngkiểm soát:
Trang 29a khi xuất nguyên liệu, vật liệu đưa đi góp vốn liên doanh, ghi:
Nợ TK 222 - Vốn góp liên doanh (Theo giá đánh giá lại)
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trịghi sổ)
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Theo giá trị ghi sổ)
Có TK 711 - Thu nhập khác (Chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơngiá trị ghi sổ của nguyên liệu, vật liệu tương ứng với phần lợi ích của cácbên khác trong liên doanh)
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Chênh lệch giữa giá đánh giálại lớn hơn giá trị ghi sổ của nguyên liệu, vật liệu tương ứng với phần lợiích của mình trong liên doanh)
b Khi cở sở kinh doanh đồng kiểm soát đã bán thành phẩm sản xuất bằngnguyên liệu, vật liệu nhận góp vốn, hoặc bán số nguyên liệu, vật liệu đó chobên thứ ba độc lập, bên góp vốn liên doanh kết chuyển doanh thu chưa thựchiện vào thu nhập khác trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 711 - Thu nhập khác
Khi xuất nguyên liệu, vật liệu đưa đi góp vốn vào công ty liên kết, ghi:
Nợ TK 223 - Đầu tư vào công ty liên kết (Theo giá đánh giá lại)
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trịghi sổ)
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 711 - Thu nhập khác (Chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơngiá trị ghi sổ)
Đối với nguyên liệu, vật liệu thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê:
Mọi trường hợp thiếu hụt nguyên liệu, vật liệu trong kho hoặc tại nơi quản
lý, bảo quản phát hiện khi kiểm kê phải lập biên bản và truy tìm nguyênnhân, xác định người phạm lỗi Căn cứ vào biên bản kiểm kê và quyết định
xử lý của cấp có thẩm quyền để ghi sổ kế toán:
- Nếu do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ phải tiến hành ghi sổ bổ sung hoặcđiều chỉnh lại số liệu trên sổ kế toán;
- Nếu giá trị nguyên liệu, vật liệu hao hụt nằm trong phạm vi hao hụt chophép (Hao hụt vật liệu trong định mức), ghi:
Trang 30Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
- Nếu số hao hụt chưa xác định rõ nguyên nhân phải chờ xử lý, căn cứ vàogiá trị hao hụt, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý)
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào quyết định, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (Người phạm lỗi nộp tiền bồi thường)
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388) (Phải thu tiền bồi thường của ngườiphạm lỗi)
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (Nếu trừ vào tiền lương của ngườiphạm lỗi)
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Phần giá trị hao hụt, mất mát nguyên liệu,vật liệu còn lại phải tính vào giá vốn hàng bán)
Có TK 138 - Phải thu khác (1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý)
Trang 31Sơ đồ 2.2: Kế toán biến động tăng – giảm nguyên vật liệu
Tăng do mua ngoài
Khoản chênh lệch
do đánh giá giảm Khoản chênh lệch
liên doanh, liên kết, …
TK 411
TK 154 Xuất thuê ngoài
gia công chế biến
TK 632, 3381
TK 632, 1381, … Vật liệu thiếu phát hiện