Nhằm thực hiện mục tiêu về cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời, có chất lượng, giá cả hợp lý các loại thuốc theo cơ cấu bệnh tật tương ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và b
TỔNG QUAN
Tổng quan các quy định về đấu thầu và thực hiện danh mục thuốc trúng thầu
1.1.1 Khái niệm về đấu thầu :
Khoản 12 điều 4 luật đấu thầu số 43/2013/QH13 định nghĩa: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở đảm bảo cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế” [3] Bảng 1.1 Danh mục các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu
TT Văn bản pháp luật Nội dung liên quan
10/6/2011 [7] Điều 2: quy định chức năng của Khoa dược Theo đó khoa Dược có vai trò chủ đạo, đầu mối trong việc quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện
21/2013/TT-BYT [8] Điều 3 quy định chức năng của HĐT&ĐT: “Hội đồng có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện”
Tại chương XIII của luật, quy định về quản lý giá thuốc
Tại mục 3 chương VIII của nghị định, quy định về đấu thầu mua thuốc, đàm phàn giá thuốc và các biện pháp bình ổn giá thuốc
Tại Phụ lục I, II, III, IV, V, VI, VII của thông tư, quy định danh mục liên quan đến thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt
11/7/2019 [5] Điều 7, điều 8 quy định về phân chia gói thầu và nhóm thuốc
TT Văn bản pháp luật Nội dung liên quan Điều 37 quy định cụ thể về thực hiện kết quả đấu thầu thuốc
Danh mục thuốc đấu thầu, danh mục thuốc đấu thầu tập trung, danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá
Mục 8 điều 1: sửa đổi, bổ sung quy định về nhóm 3 và nhóm 5
Sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 15/2019/TT- BYT ngày 11/7/2019 quy định việc đấu thầu tại các cơ sở y tế công lập
Quy định về 1037 thuốc tân dược phân thành 27 nhóm tác dụng dược lý và 59 thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu nằm trong phạm vi thanh toán quỹ BHYT
➢ Phân nhóm thuốc theo tiêu chuẩn kĩ thuật trong đấu thầu và sử dụng thuốc trúng thầu
Căn cứ vào nhu cầu sử dụng thuốc, DMT được phân chia thành các gói thầu như sau:
- Gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị;
- Gói thầu thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu (không bao gồm vị thuốc cổ truyền);
- Gói thầu vị thuốc cổ truyền;
Các thuốc trong gói thầu thuốc generic, gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị tiếp tục được phân chia thành các nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật như sau [5]:
Bảng 1.2 Phân nhóm TCKT theo TT 15/2019/TT-BYT
TCKT Phân chia nhóm TCKT
- Sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU-GMP tại nước thuộc danh sách SRA hoặc EMA và được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU-GMP
- Thuốc thuộc danh mục thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu do Bộ
- Sản xuất toàn bộ các công đoạn tại Việt Nam và phải đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau đây:
+ Sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU-GMP và được cơ quan quản lý dược việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU- GMP
+ Được cơ quan quản lý dược của nước thuộc danh sách SRA hoặc EMA cấp phép lưu hành;
+ Thuốc lưu hành tại Việt Nam và thuốc được cơ quan quản lý dược của nước thuộc danh sách SRA hoặc EMA cấp phép lưu hành phải có cùng công thức bào chế, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, phương pháp kiểm nghiệm; dược chất, tá dược phải có cùng tiêu chuẩn chất lượng, cơ sở sản xuất, địa điểm sản xuất
- Sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU-GMP và được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU-GMP
TCKT Phân chia nhóm TCKT
- Sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc tại nước là thành viên PIC/s đồng thời là thành viên ICH, được cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước này cấp chứng nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn PIC/s-GMP và được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn PIC/s-GMP Nhóm 3
Các thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc được cấp giấy phép nhập khẩu để lưu hành tại Việt Nam và được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố có chứng minh tương đương sinh học
Nhóm 4 Các thuốc được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất tại Việt Nam được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP
Nhóm 5 Các thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc được cấp giấy phép nhập khẩu để lưu hành tại Việt Nam
II Gói thuốc Biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị
Các thuốc đáp ứng đồng thời 02 tiêu chí sau:
- Thuộc danh mục thuốc biệt dược gốc, thuốc tương đương điều trị với thuốc biệt dược gốc và sinh phẩm tham chiếu do Bộ Y tế công bố
- Được sản xuất toàn bộ tại các nước thuộc danh sách SRA hoặc EMA; hoặc được sản xuất một, một số công đoạn tại Việt Nam và các công đoạn còn lại được sản xuất tại các nước thuộc danh sách SRA hoặc EMA; hoặc được sản xuất toàn bộ công đoạn tại Việt Nam; hoặc được cơ quan quản lý dược các nước thuộc danh sách SRA hoặc EMA cấp phép lưu hành
Thông tư số 15/2019/TT-BYT quy định việc phân nhóm thuốc theo tiêu chuẩn kỹ thuật trong đấu thầu và sử dụng thuốc trúng thầu Trước hết là việc phân chia các nhóm thuốc tại các gói thầu theo tiêu chuẩn kỹ thuật được xây dựng chặt chẽ, minh bạch và yêu cầu cao hơn nhằm mục tiêu lựa chọn được các thuốc chất lượng, giá cả phù hợp [5] Đặc biệt, thuốc sản xuất tại Việt Nam có thể được dự thầu tất cả các nhóm cùng thuốc của các nước Châu Âu, Úc, Mỹ, Nhật… nếu đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, điều này góp phần thực hiện Đề án "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam" [15]
1.1.2 Các quy định về thực hiện kết quả đấu thầu thuốc
Nhằm quản lý, giám sát việc thực hiện kết quả đấu thầu với mục tiêu đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả của hoạt động đấu thầu, các cơ quan quản lý nhà nước cũng đưa ra các quy định về việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc Quy định về số lượng và giá trị thực hiện tối đa và tối thiểu theo kết quả trúng thầu [5]:
* Trước thời điểm ký hợp đồng, bên mời thầu có quyền tăng hoặc giảm số lượng tối đa không quá 10% so với số lượng thuốc tại kế hoạch đấu thầu với điều kiện không có bất kỳ thay đổi nào về đơn giá hay các điều kiện, điều khoản khác của hồ sơ dự thầu và hồ sơ mời thầu
Các phương pháp phân tích sử dụng thuốc tại bệnh viện
Theo tổ chức Y tế thế giới, có 3 phương pháp chính để làm rõ các vấn đề sử dụng thuốc tại bệnh viện mà Hội đồng thuốc và điều trị nên thường xuyên sử dụng, đó là:
– Thu thập thông tin ở mức độ cá thể: những dữ liệu này được thu thập từ người không kê đơn để có thể xác định được những vấn đề xung quanh liên quan đến sử dụng thuốc Đó là các phương pháp như phân tích nhóm điều trị, phân tích ABC, phân tích VEN, phân tích liều trung bình duy trì hàng ngày … Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là thường không có đủ thông tin để có thể điều chỉnh thuốc sử dụng phù hợp với chẩn đoán
– Các phương pháp định tính: như tập trung thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu vấn đề và bộ câu hỏi sẽ là những công cụ hữu ích để xác định nguyên nhân của vấn đề sử dụng thuốc
– Các phương pháp phân tích dữ liệu tổng hợp sử dụng thuốc: phương pháp này liên quan đến các dữ liệu tổng hợp mà không phải trên từng cá thể, và dữ liệu có thể thu thập dễ dàng Phương pháp xác định liều DDD, phân tích ABC và phân tích VEN…Những phương pháp này sẽ được sử dụng để xác định các vấn đề lớn liên quan đến sử dụng thuốc
Dựa vào bản chất của nghiên cứu có thể phân loại cách tiếp cận vấn đề thành hai phương pháp là định tính và định lượng, có thể sử dụng lồng ghép cả hai phương pháp để giải thích kết quả định lượng bằng phương pháp định tính
1.2.1 Các phương pháp phân tích dữ liệu tổng hợp sử dụng thuốc
1.2.1.1 Phương pháp phân tích nhóm điều trị
- Khái niệm: Phương pháp này sử dụng dữ liệu thống kê chi phí sử dụng, chi phí của từng thuốc trên tổng chi phí của bệnh viện, phân tích đánh giá tính hợp lý, mối tương quan giữa các nhóm thuốc sử dụng trong điều trị và mô hình bệnh tật tại bệnh viện Phương pháp này xây dựng trên phân tích ABC
+ Xác định những nhóm điều trị có mức tiêu thụ thuốc và chi phí nhiều nhất; + Trên cơ sở thông tin về tình hình bệnh tật, xác định những vấn đề sử dụng thuốc bất hợp lý;
+ Xác định những thuốc bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức tiêu thụ không mang tính đại diện cho những trường hợp cụ thể;
+ HĐT&ĐT lựa chọn những thuốc có chi phí hiệu quả cao nhất trong các nhóm điều trị và lựa chọn thuốc trong liệu pháp thay thế
1.2.1.2 Phương pháp phân tích VEN
- Khái niệm: là phương pháp giúp xác định ưu tiên cho hoạt động mua sắm và tồn trữ thuốc trong bệnh viện khi nguồn kinh phí không đủ để mua toàn bộ các loại thuốc như mong muốn Phân tích VEN cho phép so sánh những thuốc có hiệu lực điều trị và khả năng sử dụng khác nhau Các thuốc được chia thành các hạng mục sau:
• Thuốc V (Vital drugs): thuốc dùng trong trường hợp cấp cứu hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám chữa bệnh của bệnh viện
• Thuốc E (Essential drugs): là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh tật của bệnh viện
• Thuốc N (Non - Essential drugs): là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị chưa khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với lợi ích lâm sàng của thuốc [8] [16]
Bảng 1.3 Tiêu chuẩn phân loại thuốc trong phân tích VEN của WHO Đặc tính của thuốc Thuốc V
Thuốc N (Non - Essential drugs) Mức độ nặng của bệnh Đe dọa sự sống (+) Thỉnh thoảng Hiếm
Hiệu quả điều trị của thuốc
Dự phòng bệnh nặng (+) (-) (-) Điều trị bệnh nặng (+) (+) (-) Điều trị triệu chứng hay bệnh nhẹ có thể tự khỏi (-) (+/-) (+) Đã được chứng minh hiệu quả Luôn luôn Thường Có thể
Chứng minh không hiệu quả Không bao giờ Hiếm Có thể
- Vai trò và ý nghĩa: xác địch các chính sách ưu tiên khi tiến hành lựa chọn, mua sắm quản lý tồn kho và sử dụng thuốc
Phân tích ABC/VEN nằm trong nhiệm vụ chuyên môn của Hội đồng thuốc và điều trị đồng thời cũng nằm trong các tiêu chí đánh giá công tác dược của Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Phân tích ABC/VEN là công cụ phân tích kết hợp giữa yếu tố ngân sách (ABC) và yếu tố ưu tiên điều trị (VEN) để từ đó xác định ra trong danh mục thuốc bệnh viện các thuốc cần ưu tiên để kiểm soát/can thiệp Các phương pháp này sẽ giúp HĐT&ĐT có cơ sở để điều chỉnh danh mục thuốc, loại bỏ các thuốc non- essential (nhóm N) để tập trung nguồn lực tài chính cung ứng các thuốc vital (nhóm V), essential (nhóm E) cho bệnh nhân Từ đó, HĐT&ĐT có thể đưa ra danh mục thuốc bệnh viện hướng đến mục tiêu sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả
1.2.2 Các phương pháp định tính
Các phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng:
- Thảo luận nhóm: Đây là cách thu thập dữ liệu phổ biến trong nghiên cứu định tính Nhiều đối tượng nghiên cứu được mời cùng thảo luận dưới sự điều phối của nhà nghiên cứu (moderator) Vai trò của người điều phối rất quan trọng, quyết định chất lượng kết quả thảo luận
Một số quy tắc chọn thành viên tham gia buổi thảo luận nhóm [17]:
+ Đối tượng thảo luận càng đồng nhất càng tốt
+ Không chọn người có kinh nghiệm
+ Không chọn thành viên quen biết nhau
- Tổng hợp công văn của các nhà thầu
Tổng quan về thực trạng thực hiện kết quả trúng thầu thuốc của các cơ sở y tế tại Việt Nam
Nhằm tối ưu hóa hoạt động đấu thầu thuốc thì việc quy định tỷ lệ thực hiện kết quả trúng thầu thuốc là thực sự cần thiết Cụ thể, Thông tư 15/2019/TT-BYT quy định việc thực hiện thuốc trúng thầu phải đạt tối thiểu 80% giá trị của từng phần trong hợp đồng đã ký kết Đối với thuốc cấp cứu, thuốc giải độc, thuốc hiếm, thuốc kiểm soát đặc biệt, dịch truyền và những tình huống khác sau khi báo cáo cơ quan có thẩm quyền, cơ sở y tế bảo đảm thực hiện tối thiểu 50% giá trị của từng phần trong hợp đồng đã ký kết [5] Trong những năm gần đây, đã có một số nghiên cứu tại các cơ sở y tế trên toàn quốc đã tập trung đánh giá, phân tích tỷ lệ thực hiện kết quả đấu thầu thuốc Tuy nhiên, các nghiên cứu về việc thực hiện kết quả trúng thầu thuốc mới chỉ được nghiên cứu tại các bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố mà chưa có các nghiên cứu tương tự tại các bệnh viện tuyến trung ương
Bảng 1.4 Tỷ lệ thực hiện thuốc trúng thầu tại một số bệnh viện
TT Tên cơ sở y tế
1 Bệnh viện Quân y nhân dân miền đông - Quân khu 7 năm
TT Tên cơ sở y tế
2 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2018 77,23 [19]
3 Bệnh viện Tim Hà Nội năm 2019 82,01 [20]
4 Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang năm 2019-2020 71,8 [21]
5 Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2019 74,57 [22]
6 Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2020-2021 77 [23]
7 Bệnh viện Nhi Hải Dương năm 2020 73,82 [24]
8 Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2021 82,05 [25]
1.3.1 Tình hình thực hiện thuốc theo gói thầu
Khi Luật đấu thầu số 43 và Nghị định 63 triển khai thực hiện, hàng loạt các văn bản hướng dẫn đấu thầu thuốc phải được sửa đổi và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới, mở ra một chương mới cho đấu thầu thuốc tiến tới đạt được mục tiêu “mua thuốc chất lượng, giá cả hợp lý” [3] [4] Tỷ lệ thực hiện thuốc trong DMT trúng thầu khác nhau ở các gói thầu cũng như ở các bệnh viện khác nhau là khác nhau Cụ thể:
Bảng 1.5 Tỷ lệ thực hiện về số KM và giá trị so với trúng thầu của các gói thầu
STT Cơ sở Y tế/ Năm nghiên cứu
Gói thầu thuốc BDG hoặc TĐĐT
Gói thầu thuốc Generic TLTK
SKM Giá trị SKM Giá trị
1 Bệnh viện Tim Hà Nội năm 2019 91,13 99,08 84,19 62,68 [20]
2 Bệnh viện Quận 11- Thành phố
3 Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2019 87,67 87,22 85,12 70,41 [22]
4 Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2020-
5 Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2021 83,33 72,62 81,82 50,97 [25]
Từ kết quả nghiên cứu về tỷ lệ thực hiện về số khoản mục và giá trị theo các gói thầu cho thấy tỷ lệ thực hiện của gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị cao hơn gói thầu thuốc generic và tỷ lệ thực hiện về số khoản mục luôn cao hơn về giá trị ở mỗi gói thầu, tỷ lệ thực hiện về giá trị ở các gói thầu thuốc BDG hoặc TĐĐT tại bệnh viện Tim Hà Nội và bệnh viện Thanh Nhàn đều trên 80%, trong khi đó, tỷ lệ này ở gói generic đều dưới 80% tại cả 5 bệnh viện
1.3.2 Tình hình thực hiện thuốc theo nhóm tác dụng dược lý
Hiện nay tại Việt Nam tỷ lệ bị bệnh mãn tính không lây ngày càng cao dẫn tới các thuốc điều trị các bệnh này cũng được sử dụng ngày càng nhiều như thuốc tim mạch, thuốc đường tiêu hóa Phân tích DMT được thực hiện theo nhóm tác dụng dược lý tại các cơ sở Y tế cho thấy nhóm thuốc tim mạch, thuốc đường tiêu hóa có tỷ lệ giá trị thực hiện chưa cao
Bảng 1.6 Tỷ lệ thực hiện về số khoản mục và giá trị so với trúng thầu của nhóm thuốc tim mạch, thuốc đường tiêu hóa
STT Cơ sở Y tế/ Năm nghiên cứu
Nhóm thuốc đường tiêu hóa TLTK SKM Giá trị SKM Giá trị
1 Bệnh viện Tim Hà Nội năm 2019 92,97 92,79 83,78 57,28 [20]
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020
Bệnh viện Thanh Nhàn- thành phố Hà nội năm
Các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ thực hiện về số khoản mục của nhóm thuốc tim mạch và thuốc đường tiêu hóa hầu hết đều đạt trên 80%, trừ Bệnh viện Quận 11 – TP
Hồ Chí Minh, nhưng tỷ lệ thực hiện về giá trị tại các cơ sở y tế không đạt 80% Điều này có thể do các cơ sở y tế đang xây dựng kế hoạch dàn trải, cùng một hoạt chất, nồng độ, hàm lượng để ở nhiều nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau hoặc cơ sở y tế xây dựng kế hoạch không sát với nhu cầu sử dụng thực tế
1.3.3 Tình hình sử dụng thuốc theo nguồn gốc xuất xứ
Trải qua hơn 10 năm thực hiện đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”, cùng với sự nỗ lực và được nhà nước hỗ trợ, thuốc sản xuất tại Việt Nam ngày càng tương đối đa dạng về dạng bào chế như: Thuốc dung dịch tiêm truyền, thuốc tiêm, kháng sinh, thuốc tiêm bột đông khô và các nhóm thuốc khác được đánh giá là thuốc tương đương sinh học so với các thuốc Biệt dược gốc Thuốc sản xuất trong nước đáp ứng đầy đủ 27 nhóm tác dụng dược lý theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới Có 652 thuốc trong nước đã được công bố chứng minh tương đương sinh học so với thuốc biệt dược gốc, thuốc phát minh [27] Năng lực sản xuất thuốc trong nước hiện nay đáp ứng khoảng 50% nhu cầu phục vụ công tác chữa bệnh Thuốc sản xuất tại Việt Nam hiện nay cũng đang xuất khẩu sang một số thị trường như Bangladesh, Pakistan, Lào, Campuchia, Singapore nhưng trên thực tế hiện nay tại các cơ sở điều trị công lập và tư nhân cũng như trên thị trường thuốc sản xuất tại Việt Nam, tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam còn rất thấp Năm 2012, theo thống kê, tỷ lệ sử dụng tiền thuốc sản xuất tại Việt Nam tại các bệnh viện tuyến Trung ương chỉ đạt 11,9% , tuyến tỉnh 33,9%, tuyến huyện 61,5% trong tổng số tiền thuốc điều trị [15] Trong khi đó, năm 2018 tỷ lệ giá trị sử dụng thuốc trong nước tuyến huyện đã tăng lên 76,62%, tuyến tỉnh tăng lên 57,03%, nếu tính cả tuyến huyện và tuyến tỉnh thì tăng lên 63,53 Trên 50% các tỉnh đạt tỷ lệ từ 50% trở lên về giá trị sử dụng thuốc trong nước [27]
Tại bệnh viện Quận 11 - Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ thực hiện về số khoản mục và giá trị là tương đương nhau của thuốc nhập khẩu và thuốc sản xuất trong nước (lần lượt là 71,7% và 71,2%), nhưng tỷ lệ SD thuốc nhập khẩu theo giá trị vẫn đang chiếm ưu thế trong DMT sử dụng của bệnh viện với 57 so với thuốc sản xuất trong nước là 51,3% [26]
Tại bệnh viện Thanh Nhàn, tỷ lệ thực hiện về số khoản mục và giá trị của thuốc thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu lần lượt là 91,4% và 88,6%, nhưng tỷ lệ SD thuốc sản xuất trong nước thấp hơn thuốc nhập khẩu theo giá trị lần lượt là 73,3% và 78,8% [23]
Mặc dù, tại các cơ sở y tế, tỷ lệ sử dụng về giá trị các khoản thuốc nhập khẩu vẫn còn chiếm ưu thế hơn các thuốc sản xuất trong nước, tuy nhiên tỷ lệ này đã được cải thiện, nhưng vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu giai đoạn 2 của Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” đặt ra đến năm 2020, tỉ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước chiếm 22% ở tuyến Trung ương (tăng 1% - 3%/ năm, trừ một số BV chuyên khoa), 50% ở tuyến tỉnh và 75% ở tuyến huyện … [15] Vậy, đảm bảo nguồn cung ứng thuốc phòng chữa bệnh cho nhân dân và không lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài, HĐT&ĐT tại các cơ sở y tế cần phải tìm những biện pháp tích cực hơn, đặc biệt trong công tác xây dựng DMT phù hợp mới có thể thực hiện được mục tiêu trên.
Một số tồn tại và nguyên nhân trong thực hiện kết quả đấu thầu thuốc
1.4.1 Vấn đề thuốc trúng thầu nhưng không thực hiện hoặc thực hiện chưa đạt yêu cầu
Tại các cơ sở y tế, thuốc trúng thầu nhưng không thực hiện hoặc tỷ lệ thực hiện chưa đạt yêu cầu là khá phổ biến Tỷ lệ thực hiện các thuốc trúng thầu có sự khác nhau giữa các gói thầu, các nhóm thuốc, các nhóm tác dụng dược lý và đường dùng của thuốc
Bảng 1.7 Bảng tổng hợp một số vấn đề trong thực hiện kết quả thầu
Tỷ lệ khoản mục không thực hiện (%)
Tỷ lệ khoản mục mua dưới 80% (%)
Tỷ lệ giá trị thực hiện
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội 13,77 15,94 77,23 [19]
Bệnh viện Tim Hà Nội (Năm 2019) 13,91 47,24 82,01 [18] Bệnh viện Quận 11- Thành phố Hồ Chí
Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2020-2021 10,1 39 77 [23] Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2021 17,95 87,62 61,21 [25]
Trong nghiên cứu thực hiện tại Sở Y tế Hà Nội năm 2016, tác giả đã phân tích các nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện không đạt 80% kết quả trúng thầu Với 710 khoản được báo cáo nguyên nhân trong tổng số 1.128 khoản sử dụng dưới 80%, có 73,94% số khoản có nguyên nhân từ cơ sở y tế, 18,87% số khoản có nguyên nhân từ nhà thầu và 7,18% số khoản có nguyên nhân khác Về mặt giá trị, trong 226 tỷ chưa thực hiện theo kết quả trúng thầu có đến 80% không được báo cáo nguyên nhân, 14 nguyên nhân có báo cáo do phía cơ sở y tế, 4 do nhà thầu và chỉ 2 là nguyên nhân khác [28]
Nguyên nhân thuốc trúng thầu không thực hiện hoặc thực hiện dưới 80% giá trị trúng thầu được chia thành các nhóm gồm: nguyên nhân do cơ sở khám chữa bệnh, nguyên nhân do nhà thầu và các nguyên nhân khác Cụ thể số liệu được báo cáo ở một số địa bàn được trình bày chi tiết trong bảng sau:
Bảng 1.8 Các nguyên nhân thực hiện dưới 80% giá trị trúng thầu
Cơ sở y tế (năm) (Tỷ lệ % chưa thực hiện)
Dự trù không chính xác 8,76 17,19 26,67 11,19 0
Tồn kho hay thuốc cùng nhóm còn nhiều 0,34 30,53
Thay đổi mô hình bệnh tật 3,56 27,27
Số lượng bệnh nhân ít 0,39 42,81 48,25 100
Không đủ năng lực cung ứng 3,86 10,85
Chất lượng thuốc không ổn định 5,34
Thay đổi văn bản pháp quy 10,28
Cơ sở y tế (năm) (Tỷ lệ % chưa thực hiện)
Bảo hiểm y tế hạn chế thanh toán 0,29
Hạn dùng còn lại ngắn 0,38 Điều chuyển cho cơ sở khác 0,39
Nhìn chung, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau trong quá trình thực hiện kết quả đấu thầu, nhưng trong số các nguyên nhân được báo cáo có một tỷ lệ lớn là do phía cơ sở sử dụng thuốc Việc dự đoán mô hình bệnh tật chưa sát với thực tế cũng như các đánh giá hàng năm chưa hiệu quả dẫn đến công tác dự trù có sự chênh lệch khá lớn với nhu cầu sử dụng thực tế Ngoài ra, việc một hoạt chất có thể được phân chia ở nhiều gói thầu khác nhau dẫn đến sự trùng lặp và khó khăn cho quá trình quản lý và sử dụng cân đối giữa các khoản mục Bên cạnh đó, việc một số nhà thầu không đủ năng lực cung ứng thuốc đã trúng thầu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện kết quả đấu thầu Đây là nguyên nhân chính về phía nhà thầu và cũng cho thấy những thiếu sót trong quá trình đánh giá lựa chọn nhà thầu
Tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2020-2021, các nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện tỷ lệ dưới 80% gồm các nguyên nhân từ phía Bệnh viện (gồm 298 khoản mục, chiếm 63,6%); nguyên nhân do nhà thầu (79 khoản mục chiếm 16,9%); nguyên nhân khác (87 khoản mục chiếm 18,6%); nguyên nhân các văn bản từ phía cơ quan quản lý (04 khoản mục, chiếm 0,9%) Với 428 khoản mục sử dụng dưới 80% [23], tác giả tiến hành phân tích 02 nhóm nguyên nhân chính gồm nguyên nhân từ phía bệnh viện và từ phía nhà thầu:
Bảng 1.9 Các nguyên nhân thuốc trúng thầu thực hiện dưới 80% giá trị trúng thầu tại bệnh viện Thanh Nhàn năm 2020-2021
Các thuốc trúng thầu thực hiện