Tài sản nhà nước trong các cơ quan nhà nước là nguồn lực tài chính tiềm năng cho đầu tư phát triển; là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất cũng như quản lý xã hội; là phương tiện vật chất không thể thiếu để đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước. Tài sản nhà nước trong các cơ quan nhà nước bao gồm trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất; quyền sử dụng đất, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và các tài sản khác do pháp luật quy định. Những TSNN này chủ yếu có nguồn tốc từ NSNN.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tài sản nhà nước trong các cơ quan nhà nước là nguồn lực tài chính tiềmnăng cho đầu tư phát triển; là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất cũng như quản lý
xã hội; là phương tiện vật chất không thể thiếu để đảm bảo cho sự hoạt động bìnhthường của các cơ quan nhà nước
Tài sản nhà nước trong các cơ quan nhà nước bao gồm trụ sở làm việc và tàisản khác gắn liền với đất; quyền sử dụng đất, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải
và các tài sản khác do pháp luật quy định Những TSNN này chủ yếu có nguồn tốc
từ NSNN
Với điều kiện NSNN của Lào hiện nay vẫn còn rất hạn chế Để khai thác tối
đa các nguồn lực tiềm năng đòi hỏi phải có công tác quản lý TSNN phù hợp nhằm
sử dụng có hiệu quả các tài sản, chống lãng phí, thất thoát… Mặc khác, thực tế củaLào hiện nay là quản lý TSNN vẫn mang nặng tính hành chính bao cấp, thiếu chặtchẽ dẫn đến tình trạng sử dụng tài sản sai mục đích, bên cạnh đó các văn bản phápquy trong quản lý TSNN còn chưa đồng bộ và chậm được đổi mới…
Với những lý do nêu trên, NCS đã chọn đề tài: “Quản lý tài sản nhà nước trong các cơ quan nhà nước ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” làm đề tài
nghiên cứu cho luận án tiến sỹ kinh tế của mình
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
2.1 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Từ năm 1995 đến nay, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về công tác quản lýTSNN ở Việt Nam dưới nhiều khía cạnh khác nhau:
Trong đề tài: “Chiến lược đổi mới cơ chế quản lý tài sản công giai đoạn 2001-2010”, năm 2000, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Tài chính, PGS.TS
Nguyễn Văn Xa đã đánh giá thực trạng tình hình quản lý, sử dụng toàn bộ TSC(trong đó có TSC trong khu vực HCSN ở Việt Nam) từ năm 1995 đến năm 2000, từ
đó đề ra những giải pháp nhằm đổi mới cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực
Trang 2hành chính sự nghiệp đến năm 2010 Tuy vậy, do yếu tố thời gian, hệ thống số liệucủa đề tài đã trở nên lạc hậu.
Trong đề tài: “Hoàn thiện cơ chế quản lý TSNN tại đơn vị sự nghiệp”, năm
2002, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Tài chính, TS Phạm Đức Phong đã tậptrung chủ yếu nghiên cứu về cơ chế quản lý TSNN đối với các tài sản phục vụ trựctiếp cho hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ, y tế,văn hóa thể thao, là khâu đột phá của công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.Song, trong công trình này, tác giả cũng chưa quan tâm đánh giá hiệu quả, hiệu lựccủa cơ chế quản lý TSNN tại đơn vị sự nghiệp
Luận văn thạc sĩ kinh tế:
+ Hai công trình luận văn thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Mạnh Hùng về “TSC
và sử dụng TSC ở Việt Nam hiện nay”, năm 2005 và tác giả La Văn Thịnh về “Sử dụng TSC trong khu vực hành chính sự nghiệp ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp”, năm 2006 Với hệ thống số liệu khá phong phú, các tác giả đánh giá tình
hình quản lý TSC trong khu vực hành chính sự nghiệp ở Việt Nam từ năm 1995 đến
2005, từ đó đề ra những giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả, tiết kiệm TSC trongkhu vực hành chính sự nghiệp đến năm 2010 Nhưng hiện nay việc quản lý nhànước về TSNN trong các cơ quan nhà nước nhằm khai thác hết tiềm lực cho đầu tưphát triển, cải cách thủ tục hành chính, phát huy tính tự chủ, sử dụng đúng mụcđích, tiết kiệm đang đặt ra như một vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu sâu thêm
+ Hai công trình nghiên cứu luận văn thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Thị Lan
Phương về “Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý, sử dụng trụ sở làm việc của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp ở Việt Nam”, 2006 và của tác giả Trần Diệu An về “Quản lý, sử dụng trụ sở làm việc của cơ quan hành chính ở Việt Nam”, 2006 Hai luận văn này đã đi sâu phân tích những vấn đề lý luận cơ bản đối
với một loại tài sản cụ thể trong khu vực HCSN đó là TSLV và từ thực trạng quản
lý đã đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý TSLV trong khuvực HCSN ở Việt Nam
2.2 Tình hình nghiên cứu ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Trang 3Công tác quản lý TSNN trong các cơ quan nhà nước ở Lào hiện nay được ápdụng theo Luật về TSNN số 09/QUAN HỆ, ngày12/10/2002 nhưng tính đến nayLuật đã được ban hành nhiều năm, có nhiều điểm cần được bổ sung Vấn đề hết sứckhó khăn đối với người quản lý, người trực tiếp sử dụng TSNN được giao là phâncấp quản lý chưa rõ ràng, thậm chí việc đăng ký, báo cáo cũng chưa đầy đủ, chưakịp thời gây khó khăn cho việc lập kế hoạch mua sắm mới, việc quản lý phân bổ,điều chuyển, bố trí, thanh lý… Trước tình hình này, Đảng và Nhà nước Lào, cácnhà khoa học, nhà quản lý cần nghiên cứu để công tác quản lý TSNN trong các cơquan nhà nước tại CHDCND Lào đạt hiệu quả tốt nhất tiến tới xây dựng một bộ luậtriêng về quản lý TSNN trong các cơ quan nhà nước ở CHDCND Lào như ở cácnước phát triển Tuy nhiên, ở CHDCND Lào chưa có công trình nghiên cứu chuyênsâu nào trong lĩnh vực quản lý TSNN ở các cơ quan nhà nước.
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa lý luận về TSNN và quản lý TSNN trong các cơ quan nhànước
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý TSNN trong các cơ quannhà nước cả về mặt cơ chế quản lý và thực trạng quản lý ở CHDCND Lào trongthời gian qua, tìm ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân để làm cơ sở đề xuất cácgiải pháp
- Xác lập những quan điểm, định hướng và đề xuất những giải pháp nhằmtăng cường quản lý TSNN trong các cơ quan nhà nước ở CHDCND Lào trong thờigian tới
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về cơ chế, chính sách cũng như thực tiễncông tác quản lý TSNN trong các cơ quan nhà nước ở CHDCND Lào
- Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng quản lýTSNN trong các cơ quan nhà nước ở CHDCND Lào giai đoạn 2006 đến nay nhưngluận án chỉ đi sâu và tập trung vào nghiên cứu vấn đề quản lý, sử dụng trụ sở làmviệc và phương tiện đi lại, còn các nội dung khác chỉ đề cập ở mức độ Từ đó đề
Trang 4xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế và tăng cường quản lý TSNN trongcác cơ quan nhà nước ở CHDCND Lào cho những năm tới (đến năm 2015 và tầmnhìn đến năm 2020).
5 Phương pháp nghiên cứu của Luận án
Luận án sử dụng phương pháp:
- Biện chứng duy vật, kết hợp với phương pháp lịch sử và logic
- Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học của Luận án: Luận án hệ thống hóa, phân tích và bổ sung
nhận thức về vai trò, nội dung về TSNN và quản lý TSNN, các nhân tố tác động đếnviệc quản lý TSNN trong các cơ quan nhà nước
Ý nghĩa thực tiễn của Luận án: Luận án đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng
cơ chế chính sách và thực trạng quản lý TSNN trong các cơ quan nhà nước ởCHDCND Lào để tìm ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế
và rút ra bài học kinh nghiệm Từ đó, xác lập các quan điểm và đề xuất những giảipháp cụ thể nhằm tăng cường quản lý TSNN trong các cơ quan nhà nước ởCHDCND Lào
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án đượcchia thành 3 chương (132 trang)
Chương 1: Tài sản nhà nước và quản lý tài sản nhà nước trong các cơ quan
nhà nước (38 trang)
Chương 2: Thực trạng quản lý tài sản nhà nước trong các cơ quan nhà nước
tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2006 đến nay (58 trang)
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý tài sản nhà nước trong các cơ quan
nhà nước tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn từ nay đến năm 2015 vàtầm nhìn đền năm 2020 (37 trang)
Trang 5Chương 1 TÀI SẢN NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TRONG CÁC
CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 1.1 Những vấn đề cơ bản về cơ quan nn
1.1.1 Hệ thống cơ quan nhà nước
Hệ thống các cơ quan nhà nước được hợp thành từ những cơ quan, tổ chứcnhà nước đông đảo về số lượng, đa dạng về tổ chức – cơ cấu, trải khắp từ Trungương đến địa phương Mỗi cơ quan có vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ riêngnhưng chúng hợp thành một hệ thống thống nhất, tổ chức và hoạt động theo nhữngnguyên tắc chung, cùng thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước Hệ thốngcác cơ quan nhà nước bao gồm: Cơ quan lập pháp, Cơ quan hành pháp (cơ quanchấp hành pháp luật), Cơ quan tư pháp
1.1.2 Đặc điểm của cơ quan nhà nước
Một là, Cơ quan nhà nước hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, được tổ
chức và hoạt động trên nguyên tắc tập trung dân chủ
Hai là, mỗi cơ quan nhà nước đều hoạt động dựa trên những quy định của
pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền nhất định và có những mối quan hệphối hợp trong thực thi công việc được giao
Ba là, Cơ quan nhà nước được quyền đơn phương ban hành văn bản quy
phạm pháp luật hành chính và văn bản đó có hiệu lực bắt buộc đối với các đối tượng
có liên quan; cơ quan nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối vớicác đối tượng chịu sự tác động, quản lý của cơ quan nhà nước
1.1.3 Phân loại cơ quan nhà nước
- Phân loại theo thủ tục thành lập: có cơ quan do Quốc hội hoặc Hội đồngnhân dân thành lập, có cơ quan do Chính phủ, các Bộ, các UBND thành lập
- Phân loại theo cấp hành chính: có cơ quan Trung ương (Chính phủ và cácBộ), cơ quan địa phương (UBND và cơ quan chuyên môn)
Trang 6- Phân loại theo thẩm quyền: có cơ quan có thẩm quyền chung (Chính phủ,UBND), cơ quan có thẩm quyền riêng chỉ có chức năng và thẩm quyền quản lýthuộc phạm vi đối với ngành hoặc lĩnh vực nhất định như bộ, sở.
- Phân loại theo hoạt động: có cơ quan quản lý ngành và cơ quan quản lýlĩnh vực công tác
1.2 Tài sản nhà nước trong các cơ quan nhà nước
1.2.1 Khái niệm tài sản nhà nước trong các cơ quan nhà nước
Tài sản nhà nước trong các cơ quan nhà nước là một bộ phận tài sản quốcgia, là cơ sở vật chất cần thiết được đầu tư, mua sắm từ nguồn NSNN, được các tổchức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, đóng góp, biếu, tặng cho Nhà nước; tàisản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước theo quy định của pháp luật; tài sản củacác chương trình, dự án kết thúc chuyển giao cho Nhà nước phân bổ cho từng đơn
vị trực tiếp quản lý, sử dụng để phục vụ hoạt động của từng cơ quan, đơn vị, theochức năng nhiệm vụ được nhà nước giao
1.2.2 Đặc điểm của tài sản nhà nước trong các cơ quan nhà nước
- TSNN trong các cơ quan nhà nước đều được đầu tư xây dựng, mua sắm bằng kinh phí NSNN hoặc có nguồn gốc từ NSNN.
- TSNN trong các cơ quan nhà nước được sử dụng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước.
- Vốn đầu tư xây dựng và mua sắm TSNN trong các cơ quan nhà nước không thu hồi được trong quá trình sử dụng tài sản.
1.2.3 Phân loại tài sản nhà nước trong các cơ quan nhà nước
- Phân loại theo cấp quản lý:
+ TSNN do Chính phủ quản lý
+ TSNN do các cấp chính quyền địa phương (UBND các cấp) quản lý
- Phân loại theo đối tượng sử dụng TSNN:
+ TSNN dùng cho hoạt động của các cơ quan nhà nước
Trang 7+ TSNN dùng cho hoạt động của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xãhội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp…
+ TSNN mà nhà nước chưa giao cho ai quản lý, sử dụng
- Phân loại theo đặc điểm, tính chất, giá trị, thời gian hoạt động của tài sản:
+ Tài sản cố định và tài sản khác
+ Bất động sản và động sản
- Phân loại theo đặc điểm công dụng của TSNN:
+ Trụ sở làm việc
+ Phương tiện vận tải
+ Máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc và các tài sản khác
1.2.4 Nguồn hình thành tài sản nhà nước trong các cơ quan nhà nước
- Nhà nước giao tài sản bằng hiện vật, quyền sử dụng đất
- Nhà nước giao ngân sách để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản
- Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm bằng tiền có nguồn gốc từ NSNN
1.2.5 Vai trò của tài sản nhà nước trong các cơ quan nhà nước
1.2.5.1 Tài sản nhà nước trong các cơ quan nhà nước là một bộ phận nền tảng vật chất quan trọng đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Nhà nước.
1.2.5.2 Tài sản nhà nước trong các cơ quan nhà nước là yếu tố cấu thành của quá trình sản xuất xã hội.
1.3 Quản lý tài sản nhà nước trong các cơ quan nhà nước
1.3.1 Khái niệm về quản lý TSNN trong các cơ quan nhà nước
Quản lý TSNN trong các cơ quan nhà nước là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của bộ máy nhà nước đối với TSNN trong các cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo tài sản được đầu tư, xây dựng mới, mua sắm, quản lý, sử dụng và thanh lý một cách hiệu quả, tiết kiệm.
1.3.2 Mục tiêu quản lý TSNN trong các cơ quan nhà nước
Trang 8- TSNN được quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn, định mức chế độ Nhà nước quy định.
- Đảm bảo sử dụng tiết kiệm, khai thác có hiệu quả, chống lãng phí.
- Đáp ứng được yêu cầu công vụ của cơ quan nhà nước
1.3.3 Nguyên tắc cơ bản trong quản lý tài sản nhà nước trong các cơ quan nhà nước
- Mọi tài sản nhà nước đều được nhà nước giao cho các cơ quan, đơn vị quản
lý sử dụng
- TSNN trong các cơ quan nhà nước phải được quản lý thống nhất, có sựphân công, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan,đơn vị
- TSNN trong các cơ quan nhà nước phải được đầu tư, trang bị và sử dụngđúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, bảo đẩm công bằng, hiệu quả, tiếtkiệm
- TSNN trong các cơ quan nhà nước phải được hạch toán đầy đủ về hiện vật
và giá trị theo quy định của pháp luật
- TSNN trong các cơ quan nhà nước phải được bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệtheo chế độ quy định
- Việc quản lý, sử dụng TSNN trong các cơ quan nhà nước phải được thựchiện công khai, minh bạch; mọi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng TSNN phải được
xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật
1.3.4 Công cụ quản lý tài sản nhà nước trong các cơ quan nhà nước
1.3.4.1 Công cụ tổ chức hành chính
1.3.4.2 Công cụ kinh tế
1.3.4.3 Công cụ kỹ thuật nghiệp vụ
1.3.4.4 Công cụ thông tin, tuyên truyền, giáo dục
1.3.5 Nội dung quản lý tài sản nhà nước trong các cơ quan nhà nước
Trang 9Nội dung quản lý TSNN trong các cơ quan nhà nước là việc thực hiện quản
lý quá trình hình thành, khai thác, sử dụng và kết thúc TSNN trong các cơ quan nhànước Nếu xét theo công dụng của TSNN, nội dung quản lý bao gồm: quản lý đấtđai, quản lý TSLV, quản lý phương tiện đi lại và quản lý trang thiết bị làm việc…
1.3.6 Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý TSNN trong các cơ quan nhà nước
1.3.6.1 Nhóm các nhân tố từ hệ thống cơ chế quản lý TSNN trong các cơ quan nhà nước
1.3.6.2 Nhóm các nhân tố từ đối tượng quản lý TSNN trong các cơ quan nhà nước
1.3.6.3 Nhóm các nhân tố khách quan nằm ngoài hai nhóm nhân tố nêu trên
1.4 Kinh nghiệm quản lý tài sản nhà nước trong các cơ quan nhà nước của một số nước trên thế giới, bài học và khả năng vận dụng tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm quản lý TSNN trong các cơ quan nhà nướccủa một số nước như: Trung Quốc và Việt Nam, có thể rút ra một số bài học vận
dụng tại CHDCND Lào như sau: Một là, cải cách (hoàn thiện) cơ chế quản lý TSNN trong các cơ quan nhà nước Hai là, vận dụng quan điểm thị trường khi hoàn thiện cơ chế quản lý TSNN trong các cơ quan nhà nước Ba là, nguyên tắc hiệu quả, công khai, minh bạch trong quản lý TSNN trong các cơ quan nhà nước Bốn
là, mô hình tổ chức quản lý TSNN trong các cơ quan nhà nước.
Trang 10Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TẠI CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN
2006 ĐẾN NAY 2.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2006 đến nay
2.1.1 Khái quát về vị trí địa lý
CHDCND Lào là một nước nằm ở Đông Nam Á, ở bán đảo Đông Dương, cóđường biên giới chung với các nước láng giềng như: Việt Nam dài 2.069 km, TrungQuốc 505 km, Thái Lan 1.835 km, Campuchia 435 km và Myanma 236 km Tổngdiện tích là 236.800 km2, dân só là 6.127.910 người (2009), trong đó: Nữ 3.070.013người, với mật độ dân số trung bình là 25 người/km2, có 49 dân tộc có tiếng nói vàphong tục tập quán khác nhau
Khí hậu của Lào là khí hậu nhiệt đới của khu vực gió mùa với hai mù rõ rệttrong một năm, đó là: mùa mưa và mùa khô Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng
11, tiếp theo đó là mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Thủ đo của nướcCHDCND Lào là Thủ đo Viêng Chăn, các thành phố lớn khác là: LoungPraBang,Savannakhet và Chămpasack
2.1.2 Điều kiện kinh tế của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Sau khi nước CHDCND Lào dỡ bỏ chế độ kế hoạch hóa tập trung quan liêubao cấp và tăng cường phát triển kinh tế nhiều thành phần đã giúp cho nền kinh tếphát triển từ một nước có điểm xuất phát thấp nhưng có tỷ lệ tăng trưởng trung bình
từ 6,5-7%/năm trong giai đoạn 1988-2000 và đạt 7-8%/năm trong giai đoạn
2001-2009, trừ một khoảng thời gian tụt xuống do cuộc khủng hoảng tài chính Châu Ánăm 1997 và năm 2009 Đặc biệt giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng trưởng kinh tếquốc dân tăng liên tục, bình quân 5 năm là 7,9%, trong đó: Nông-Lâm nghiệp 4,1%,Công nghiệp 12,5% và Dịch vụ 8,4%; Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 5,69 tỷ đôla
Mỹ, tổng kim ngạch nhập khẩu 6,61 tỷ đôla Mỹ, thâm hụt 0,92 tỷ đôla Mỹ bằng3,8% của GDP so với giai đoạn năm 2001-2005 là 10,79% của GDP; GDP bình
Trang 11quân trên đầu người năm 2006 là 573 đôla Mỹ, 687 đôla Mỹ (2007), 818 đôla Mỹ(2008), 906 đôla Mỹ (2009) và 1.069 đôla Mỹ (2010); Mức độ đói nghèo giảm từ33.5% (2003) xuống còn 25.6% (2009-2010); Tỷ lệ lạm phát có thể kiểm soát theochỉ tiêu phấn đấu (dưới 10%).
2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
* Những thuận lợi
- CHDCND Lào nằm giữa các nước láng giềng có nền kinh tế phát triển hơn
Vì vậy trong tương lai nếu hoàn thành mạng lưới giao thông vận tải thì Lào có khảnăng trở thành nơi giao lưu buôn bán hàng hóa giữa các nước trong khu vực, nhất làphát triển ngành thương nghiệp quá cảnh…
- Với địa lý, khí hậu của Lào, là một môi trường thuận lợi chơ sự sinh trưởngcủa nhiều loại động vật quý hiếm, nổi bật nhất là hổ, voi, bò tót…, là đất nước củamàu xanh với núi rừng trùng điệp chiếm hơn 72% diện tích (phần lớn nằm ở phíaBắc và phía Đông), có nhiều loại gỗ quý, có trên 4 triệu ha là đất nông nghiệp dànhcho trồng trọt và chăn nuôi
- Lào có sự ổn định về chính trị và an ninh trật tự xã hội tạo cơ sở cho việcphát triển kinh tế đất nước
- Lào có mối quan hệ hợp tác tốt với quốc tế, nhất là hội nhập kinh tế vớiASEAN Các nước bạn chiến lược có nền kinh tế phát triển tiếp tục ủng hộ giúp đỡLào nhiều hơn
* Những khó khăn
- Lào nằm ở một vị trí địa lý bất lợi về giao lưu quốc tế bởi vì CHDCND Lào
là nước duy nhất ở Đông Nam Á không có biển Khoảng 80% diện tích lãnh thổ lànúi cao và cao nguyên, đồng bằng chỉ chiếm 1/5 diện tích lãnh thổ nằm ở phía tây,
là nơi tập trung tới 75% tổng dân số cả nước CHDCND Lào không có biển, việctrao đổi buôn bán với nước ngoài phải thông qua các bến cảng biển của Việt Nam,Thái Lan và Campuchia nhưng các cảng này ở rất xa làm cho cước phí vận tảicao…
Trang 12- Hệ thống đường bộ vẫn còn khó khăn, bị chia cắt do xen kẽ với núi đồi, hệthống thông tin liên lạc viễn thông trong nước và quốc tế cũng hạn chế, điện sinhhoạt và nước sạch mới chỉ có ở các thành phố và ở các tỉnh, còn ở các huyện vùngsâu vùng xa thì chưa có…
- Nền kinh tế của Lào còn nghèo, công nghiệp chủ yếu là ngành thủy điện vàkhai thác chế biến gỗ nhưng là nền công nghiệp nhỏ bé, công nghệ - kỹ thuật lạchậu, năng suất thấp và chưa đủ để sản xuất chế biến và xuất khẩu
- Cơ cấu kinh tế theo vùng và lãnh thổ mất cân đối, sự phát triển ở vùng nôngthôn diễn ra chậm, nguồn vốn trong nước rất hạn chế, năng lực sản xuất thấp kéotheo tích lũy thấp vì 90% tổng sản phẩm xã hội được đưa vào tiêu dùng
- Hệ thống thị trường, đặc biệt là thị trường hàng hóa phát triển không đồngđều, thị trường tiền tệ và thị trường lao động mới hình thành và phát triển với tốc độchậm, bị bó hẹp ở những thành phố và không ổn định gây biến động lớn về kinh tế -
- Tỷ lệ của người cao tuổi có xu hướng tăng đòi hỏi phải có chế độ chínhsách và biện pháp phù hợp để đảm bảo chính sách xã hội
2.2 Thực trạng quản lý tài sản nhà nước trong các cơ quan nhà nước tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2006 đến nay
2.2.1 Khái quát về hệ thống cơ quan nhà nước ở CHDCND Lào
Theo Hiến pháp hiện hành của nước CHDCND Lào (bổ sung năm 2003), hệthống cơ quan nhà nước bao gồm: Cơ quan lập pháp (Quốc hội), Cơ quan hànhchính nhà nước, Cơ quan tư pháp
Trang 132.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý và cơ chế quản lý tài sản nhà nước trong các cơ quan nhà nước ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Mô hình tổ chức quản lý TSNN trong các cơ quan nhà nước ở CHDCNDLào được tổ chức theo hệ thống phân cấp quản lý hành chính nhà nước, gồm 3 cấpnhư: Ở Trung ương, Chính phủ đã giao nhiệm vụ quản lý TSNN cho Bộ Tài chính(Vụ Quản lý công sản) thống nhất quản lý TSNN trên phạm vi cả nước Ở địaphương có Phòng Quản lý công sản thuộc sở Tài chính và Tổ Quản lý công sảnthuộc Phòng Tài chính huyện đại diện cho chính quyền địa phương đồng cấp thựchiện quản lý TSNN trong các cơ quan nhà nước ở địa phương
2.2.3 Thực trạng quản lý tài sản nhà nước trong các cơ quan nhà nước ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2006 đến nay
2.2.3.1 Cơ chế chính sách quản lý TSNN ở CHDCND Lào
Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý TSNNnhư: Luật NSNN, Luật đất đai, Luật phòng chống tham nhũng… làm cơ sở pháp lý
để thực hiện thống nhất về quản lý TSNN nhằm sử dụng TSNN có hiệu quả, tiếtkiệm, đúng mục đích Trước yêu cầu trên, ngày 12/10/2002, Quốc hội đã thông quaLuật về TSNN, là cơ sở pháp lý cao nhất cho việc quản lý TSNN ở nước CHDCNDLào Sau đó Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 154/TTg, ngày 30/09/2003
và thông tư hướng dẫn của BTC số 2085/BTC, ngày 01/10/2004 về tổ chức thựchiện Luật về TSNN; Nghị định 03/TTg, ngày 09/01/2004 về việc đấu thầu mua sắm,xây dựng và dịch vụ bằng vốn của Nhà nước và BTC ban hành văn bản số0063/BTC, ngày 12/03/2004 về quy tắc thực hiện Nghị định số 03/TTg nói trên.Nhưng cho đến nay, CHDCND Lào vẫn chưa có Luật riêng về quản lý, sử dụngTSNN trong các cơ quan nhà nước và chưa có văn bản quy định cụ thể về tiêuchuẩn, định mức sử dụng TSNN trong các cơ quan nhà nước
2.2.3.2 Thực trạng quản lý TSNN trong các cơ quan nhà nước tại CHDCND Lào giai đoạn 2006 đến nay
2.2.3.2.1 Quản lý quá trình đầu tư, xây dựng, mua sắm TSNN trong các cơ quan nhà nước.