1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN: PHƯƠNG PHÁP HỌC GẦN KHÔNG GIÁM SÁT ĐỂ TRÍCH CHỌN THỰC THỂ TÊN TỔ CHỨC doc

45 281 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 558,46 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Vũ Quốc Đạt PHƯƠNG PHÁP HỌC GẦN KHÔNG GIÁM SÁT ĐỂ TRÍCH CHỌN THỰC THỂ TÊN TỔ CHỨC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY Ngành: Công nghệ thông tin HÀ NỘI - 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Vũ Quốc Đạt PHƯƠNG PHÁP HỌC GẦN KHÔNG GIÁM SÁT ĐỂ TRÍCH CHỌN THỰC THỂ TÊN TỔ CHỨC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY Ngành: Công nghệ thông tin Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Trí Thành HÀ NỘI – 2009 Lời cảm ơn Trước tiên em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo, TS. Nguyễn Trí Thành, người đã giúp em chọn đề tài, đưa ra những nhận xét quý giá và trực tiếp hướng dẫn giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa CNTT- Trường Đại học Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. Trong suốt thờ i gian làm khóa luận, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, động viên từ gia đình, thầy cô và bạn bè. Em xin gửi lời cảm ơn tới những người bạn của em, luôn bên cạnh em để chia sẽ những kiến thức, kinh nghiệm học tập cũng như trong cuộc sống. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình của mình, nguồn động viên và cổ vũ l ớn lao, và là động lực giúp em thành công trong công việc và trong cuộc sống. Sinh viên Vũ Quốc Đạt Tóm tắt nội dung Trích chọn thông tin là lĩnh vực quan trọng trong khai phá dữ liệu, trong đó trích chọn thực thể là một bài toán con, cơ bản nhưng đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó có thể được sử dụng để hỗ trợ cho phương pháp tìm kiếm mới – tìm kiếm hướng thực thể, và góp phần quan trọng cho việc xây dựng web ngữ nghĩa. Có nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau cho bài toán trích chọn thực thể như phương pháp h ọc máy HMM, … Trong khóa luận này em trình bày một phương pháp để trích chọn thực thể tên tổ chức tiếng Việt trong văn bản tiếng Việt trên môi trường Web. Phương pháp này dựa trên ý tưởng của Sergey Brin mà cụ thể hơn là thuật toán DIPRE trong việc trích chọn cặp quan hệ tên sách và tác giả của những cuốn sách tiếng Anh trên môi trường Web. Ưu điểm của phương pháp này là cần ít sự can thiệp của con người, không cần sự h ỗ trợ của các ứng dụng phụ như xác định từ loại (POS – tag). Kết quả thực nghiệm trên các văn bản tiếng Việt cho thấy phương pháp này tương đối khả quan. Mục lục Lời cảm ơn 3 Tóm tắt nội dung 4 Bảng từ viết tắt 0 Mở đầu 1 CHƯƠNG 1. SƠ LƯỢC BÀI TOÁN TRÍCH CHỌN THỰC THỂ TÊN TỔ CHỨC 3 1.1. Tổng quan về trích chọn thông tin 3 1.2. Bài toán rút trích thực thể tên tổ chức 4 1.3. Ý nghĩa của bài toán rút trích thực thể tên tổ chức 5 CHƯƠNG 2. HƯỚNG TIẾP CẬN BÀI TOÁN TRÍCH CHỌN THỰC THỂ 6 2.1. Rút trích cặp quan hệ (title, author) của cuốn sách trong tài liệu web 6 2.1.1. Occurrences của sách 6 2.1.2. Patterns của sách 7 2.1.3. Quy trình rút trích 7 2.1.4. Thuật toán sinh Patterns 8 2.2. Thu thập tên và miền tương ứng từ tập tài liệu web 9 2.3. Hệ thống Snowball 13 2.3.1. Sinh patterns 13 2.3.2. Sinh cặp quan hệ 15 2.4. Tổng kết chương 16 CHƯƠNG 3 17 3.1. Mô hình tổng quát 17 3.2. Mô hình chi tiết 19 3.2.1. Find_IndexsOfPrefixPattern 20 3.2.2. Extract_CandidateStrings 21 3.2.3. Trim 22 3.2.4. Filter_Entities 22 3.2.5. Find_PrefixStrings 23 3.2.6. Generate_NewPrefixPattern 23 3.3. Biểu diễn PrefixString và quy tắc cho PrefixPattern 24 3.3.1. Biểu diễn PrefixString 24 3.3.2. Thuật toán sinh PrefixPattern 25 3.4. Quy tắc cắt tỉa 27 3.4.1. Extract_By_Capitalize_Rule 29 3.4.2. Extract_By_Left_Rule 29 3.4.3. Extract_Standard_Name 30 3.4.4. Compare_Discard_Name 30 3.4.5. Các trường hợp cắt tỉa khác 30 CHƯƠNG 4. THỰC NGHIỆM 31 4.1. Chuẩn bị đầu vào 31 4.1.1. Thu thập dữ liệu 31 4.1.2. Xây dựng PrefixPattern (Initial) 31 4.1.3. Xây dựng các Luật (Rule) 32 4.2. Môi trường thực nghiệm 32 4.2.1. Phần cứng 32 4.2.2. Phần mềm 33 4.3. Kết quả thực nghiệm 33 4.4. Nhận xét 35 Kết Luận 35 Tài liệu tham khảo: 38 Bảng từ viết tắt Từ hoặc cụm từ Viết tắt Dual Iterative Pattern Relation Expansion DIPRE Mô hình Markov ẩn HMM 1 Mở đầu Trích chọn thực thể là bài toán đơn giản nhất trong các bài toán trích chọn thông tin. Tuy cơ bản nhưng lại đóng vai trò khá quan trọng, như hỗ trợ các hệ thống tóm tắt văn bản tự động, ứng dụng cho máy tìm kiếm hướng thực thể … Bài toán trích chọn thực thể tên tiếng Việt đã được nghiên cứu vài năm gần đây, có nhiều phương pháp giải quyết được đưa ra với những kế t quả thu được tương đối khả quan. Trong khóa luận này, em đưa ra một phương pháp mới “học gần không giám sát” để áp dụng cho bài toán trên. Tuy nhiên, trong phạm vi của khóa luận này em chỉ thực hiện rút trích một loại thực thể đó là thực thể tên tổ chức. Luận văn được chia thành 4 chương: ¾ Chương 1 Giới thiệu qua về trích chọn thông tin và bài toán trích chọn thực thể tên tổ chức cũng như ý nghĩa của nó. ¾ Chương 2 trình bày hướng tiếp cận để giải quyết bài toán. Chương đưa ra 3 bài toán rút trích các cặp quan hệ hệ khác nhau trên tập tài liệu (quan hệ <author, title>, <category, named entity>, <organization, location> ). Ý tưởng chính của các bài toàn này là dựa vào thông tin ngữ cảnh của đối tượng cần rút trích để biểu diễn chúng dưới dạng mẫu (pattern), từ mẫu này rút trích ra đối tượng. Bài toán cơ bản nhất là của Brin – rút trích cặp quan hệ <author, title>. Kỹ thuật quay vòng đượ c áp dụng để rút trích thực thể, dựa vào thuật toán DIPRE. Vòng lặp sau sử dụng kết quả của vòng lặp trước làm đầu vào. Các thực thể lần lượt được rút trích ở mỗi vòng, kết thúc vòng lặp khi thỏa mãn điều kiện dừng đã cho. Mỗi bài toán đưa ra đều có cách biểu diễn mẫu riêng, phù hợp với ngữ cảnh của từng quan hệ cần rút trích.Từ bài toán của Pasca nãy ra ý nghĩ về một ph ương pháp học gần không giám sát để áp dụng cho bài toán trong khóa luận này. Hệ thống Snowball độc đáo với cách biểu diễn pattern và phương thức đánh giá chất lượng của thực thể thu được. ¾ Chương 3 trình bày mô hình tổng quát và các bước chi tiết của bài toán rút trích thực thể tên tổ chức. Mô hình tổng quát dựa trên bài toán của Brin về rút trích cặp quan hệ <author, title>, đặc biệt là kỹ thuật DIPRE. Tuy nhiên, điểm xuất phát ban đầu giống với bài toán c ủa Pasca – xuất phát là patterns. Với cách xuất phát này thì có thể giảm được số vòng lặp thực hiện. Chi tiết các bước thực hiện là: Ban đầu cho một mẫu (pattern) để đoán nhận tiền tố tên tổ chức; ước lượng một xâu (được 2 kỳ vọng là có chứa tên thực thể) ngay sau tiền tố đó; cắt tỉa xâu trên thu được tên thực thể; chọn lọc những thực thể đại diện từ tập thực thể thu được; ánh xạ ngược thực thể đại diện vào dữ liệu để tìm xâu tiền tố; sinh ra các pattern mới từ tập xâu tiền tố đó; tiếp tục vòng lặp mới… Chương cũng trình bày thuậ t toán sinh pattern từ cho tiền tố của thực thể; cuối cùng là đưa một số nhập nhằng trong cách biểu diễn tên, từ đó xây dựng chiến lược cắt tỉa để thu được tên hợp lý. ¾ Chương 4 là phần thực nghiệm. Dữ liệu chuẩn bị, môi trường thực nghiệm và kết quả thực nghiệm. Chỉ đưa ra một số kết quả thực nghiệm đại diện để thể hiện tính chất của bài toán. 3 CHƯƠNG 1. SƠ LƯỢC BÀI TOÁN TRÍCH CHỌN THỰC THỂ TÊN TỔ CHỨC 1.1. Tổng quan về trích chọn thông tin Với sự bùng nổ của Internet và các phương tiện lưu trữ đã tạo ra một lượng thông tin khổng lồ. Bên cạnh đó nhu cầu về tốc độ xử lý thông tin, cũng như tính chính xác ngày càng tăng. Do đó bài toán đặt ra đối với các nhà nghiên cứu là tìm ra những phương pháp mới, hiệu quả cho việc xử lý thông tin đáp ứng nhu cầu sử dụng. Hiện nay, các máy tìm kiếm (search engine) thực hiện việc tìm những trang web phù hợp v ới yêu cầu câu hỏi người dùng. Tuy nhiên bởi vì đối tượng tác động của nó là trang Web trong hệ thống tài liệu, nên miền tri thức nó thu được đôi khi không đủ để đáp ứng yêu cầu tìm kiếm của người dùng. Vẫn còn tiềm ẩn những giá trị trong các câu, bộ phận của trang Web. Do đó khai thác được những tri thức đó sẽ mang lại nhiều thông tin bổ ích. Đó là lĩnh vực mà “trích chọn thông tin” nghiên cứu. Trích chọn thông tin là mộ t lĩnh vực quan trọng trong khai phá dữ liệu, thực hiện việc rút trích ra thông tin có cấu trúc từ tập tài liệu thô – không có cấu trúc. Không giống như hiểu toàn bộ văn bản, các hệ thống trích chọn thông tin chỉ cố gắng nhận biết một số thông tin đáng quan tâm ở một lĩnh vực nào đó. Hay nói một cách khác, cho một mẫu (template) bao gồm các trường thực thể, quan hệ thực thể …., hệ thống trích chọn thông tin có nhiệm vụ phân tích tài liệu thô để tìm ra thông tin thích hợp điền vào các trường tương ứng trong mẫu đó. Ví dụ về hệ thống trích chọn thông tin : [...]... các tổ chức Việt Nam cũng như thế giới là vấn đề đáng được quan tâm Rút trích tên tổ chức là liệt kê ra danh sách tên các tổ chức xuất hiện trong văn bản Bài toán rút trích tên thực thể (mà cụ thể ở khóa luận này là bài toán trích chọn thực thể tên các tổ chức) là bài toán cơ bản trong các bài toán trích chọn thông tin Bởi vì trước khi khai phá được các tri thức về thuộc tính, tính chất của các thực thể, ... nhiều phương pháp được áp dụng cho bài toán rút trích tên thực thể như phương pháp học máy HMM [4] … Trong khóa luận này, em sử dụng phương pháp học gần không giám sát dựa trên thuật toán DIPRE và ý tưởng rút trích cặp quan hệ (author, title) của Brin [7], kết hợp các luật hỗ trợ để rút trích thực thể tên tổ chức Tuy nhiên, có một hạn chế là thuật toán DIPRE thường áp dụng cho bài toán rút trích cặp... tiết của bài toán trích chọn Dựa trên các bài toán ở chương 2, em sử dụng phương pháp học gần không giám sát kết hợp sự hỗ trợ của các luật để giải quyết bài toán của mình Các bài toán đã trình bày ở chương 2 là rút trích các cặp quan hệ, còn mục tiêu của khóa luận này là rút trích tên các tổ chức – đơn, nên khi áp dụng tư tưởng của các bài toán đó vào bài toán trích chọn tên các tổ chức, cần có sự... quan hệ như (tên sách, tên tác giả), (tổ chức, trụ sở chính của tổ chức) …., còn nội dung khóa luận này chỉ là trích chọn thực thể đơn – tên tổ chức Nhưng lợi thế của DIPRE là tính tự động (automatic), cần ít thao tác thủ công của con người, có thể áp dụng trong miền dữ liệu lớn Hơn thế nữa tên các tổ chức thường có “quan hệ” nào đó với các “tiền tố” đứng liền nó Đấy là những tiền đề để áp dụng kỹ... giúp của hệ thống trích chọn thực thể - Hỗ trợ hệ thống tóm tắt văn bản tự động … Bài toán rút trích thực thể tên tổ chức trong khóa luận này đưa ra chỉ là bài toán cơ bản, chưa có ứng nhiều trong thực tế Mới chỉ dừng lại ở mức là làm giàu thông tin cho dữ liệu Tuy nhiên nó là cơ sở để phát triển bài toán phức tạp hơn, hữu ích hơn 5 CHƯƠNG 2 HƯỚNG TIẾP CẬN BÀI TOÁN TRÍCH CHỌN THỰC THỂ Học máy là hướng... biến nhất cho bài toán trích chọn thực thể Bài toán trong khóa luận sẽ tiếp cận theo một cách khác Chương này sẽ giới thiệu một số bài toán điển hình đã được thực nghiệm để rút trích cặp quan hệ, từ đó có thể rút ra ý tưởng áp dụng cho bài toán rút trích thực thể tên tổ chức 2.1 Rút trích cặp quan hệ (title, author) của cuốn sách trong tài liệu web Nhận thấy rằng thông tin trên WWW không phải chỉ ở dạng... trình giảm được số lần thực 17 hiện vòng lặp Chương trình dừng lại khi độ chính xác của các thực thể rút trích được thấp dưới một ngưỡng cho phép Quy trình rút trích được mô tả như hình dưới đây : Hình 5: Mô hình tổng quát Có một điểm khác biệt giữa thực thể mà Brin rút trích với kiểu thực thể của chúng ta Đó là Brin rút trích theo cặp thực thể quan hệ, cụ thể ở đây là cặp (tên sách, tên tác giả) của cuốn... Pasca hay hệ thống Snowball, có thể thấy các thực thể được rút trích và patterns sinh ra có quan hệ tương hỗ với nhau Nghĩa là “chất lượng” của cái này ảnh hưởng đến chất lượng của cái kia Không những thế còn ảnh hưởng đến chất lượng của các vòng lặp tiếp theo Bài toán rút trích thực thể tên tổ chức cũng như vậy, cụ thể ở đây là giữa PrefixPattern và thực thể tên tổ chức Do đó, sinh ra một PrefixPattern... phát bằng 5 cặp thực thể (tên sách, tên tác giả), từ cặp thực thể đó tìm ra sự xuất hiện (occurrences ) của chúng trên tài liệu Web và từ đó đưa ra quy tắc để sinh mẫu (pattern) Mỗi tập mẫu thu được lại tiếp tục tìm ra cặp thực thể (title, author) mới… Với bài toán của chúng ta, ở mức tổng quát gồm các bước: - Xuất phát là một mẫu được xây dựng thủ công; - Rút trích ra các thực thể tên tổ chức trong tập... trợ của thẻ tên thực thể (NER) nên có kết quả thu được tốt nhất Tuy nhiên chỉ học “ được ở Snowball chiến lược đánh giá pattern và cặp thực thể thu được để áp dụng vào khóa luận, còn để biểu diễn được pattern thì cần sự hỗ trợ của NER – trong khi bài toán trong khóa luận này bản chất chính là xây dựng NER 16 CHƯƠNG 3 TRÍCH CHỌN TÊN CÁC TỔ CHỨC Chương này sẽ luần lượt trình bày từ mô hình tổng quát đến . BÀI TOÁN TRÍCH CHỌN THỰC THỂ TÊN TỔ CHỨC 3 1.1. Tổng quan về trích chọn thông tin 3 1.2. Bài toán rút trích thực thể tên tổ chức 4 1.3. Ý nghĩa của bài toán rút trích thực thể tên tổ chức 5. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Vũ Quốc Đạt PHƯƠNG PHÁP HỌC GẦN KHÔNG GIÁM SÁT ĐỂ TRÍCH CHỌN THỰC THỂ TÊN TỔ CHỨC KHOÁ LUẬN. HỌC CÔNG NGHỆ Vũ Quốc Đạt PHƯƠNG PHÁP HỌC GẦN KHÔNG GIÁM SÁT ĐỂ TRÍCH CHỌN THỰC THỂ TÊN TỔ CHỨC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY Ngành: Công nghệ thông

Ngày đăng: 27/06/2014, 22:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] C.Fellbaum. WordNet: An Electronic Lexical Database and Some of its Applications.M IT Press, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: WordNet: An Electronic Lexical Database and Some of its Applications
[2] David Day, John Aberdeen, Lynette Hirschman, Robyn Kozierok, Patricia Robinson, and Marc Vilain. Mixedinitiative development of language processing systems. In Proceedings of the Fifth ACL Conference on Applied NaturalLanguage Processing, April 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Proceedings of the Fifth ACL Conference on Applied Natural Language Processing
[3] Eugene Agichtein and Luis Gravano: “Snowball: Extracting Relations from Large Plain-Text Collections”. Proc. 5 th ACM International Conference on Digital Libraries, San Antonio, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Snowball: Extracting Relations from Large Plain-Text Collections
[4] GuoDong Zhou. “Named Entity Recognition using an HMM-based Chunk Tagger”. Proceedings of the 40th Annual Meeting of the Association for Computational Linguistics Philadelphia, July 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Named Entity Recognition using an HMM-based Chunk Tagger
[6] Marius Pasca, “Acquisition of Categorized Named Entities for Web Search”. Proc. 13 th ACM Conference on Information and Knowledge Management, Washington, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Acquisition of Categorized Named Entities for Web Search
[8] William B. Frakes and Ricardo Baeza-Yates, editors. Information Retrieval: Data Structures and Algorithms. Prentice-Hall, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Information Retrieval: Data Structures and Algorithms
[5] Marcus, B.S antorini, and M. Marcinkiewicz. Building a large annotated corpus of English: The Penn Treebank. Computational Linguistics, 313–330, June 1993 Khác
[7]. S.Brin. Extracting patterns and relations from the World Wide Web.In Proceedings of the 6th International Conference on Extending Database Technology (EDBT- 98), Workshop on the Web and Databases, Valencia, Spain, 1998 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng từ viết tắt - LUẬN VĂN: PHƯƠNG PHÁP HỌC GẦN KHÔNG GIÁM SÁT ĐỂ TRÍCH CHỌN THỰC THỂ TÊN TỔ CHỨC doc
Bảng t ừ viết tắt (Trang 7)
Hình 1 : Hệ thống trích chọn thông tin - LUẬN VĂN: PHƯƠNG PHÁP HỌC GẦN KHÔNG GIÁM SÁT ĐỂ TRÍCH CHỌN THỰC THỂ TÊN TỔ CHỨC doc
Hình 1 Hệ thống trích chọn thông tin (Trang 11)
Hình 2: Quy trình rút trích  2.1.4. Thuật toán sinh Patterns - LUẬN VĂN: PHƯƠNG PHÁP HỌC GẦN KHÔNG GIÁM SÁT ĐỂ TRÍCH CHỌN THỰC THỂ TÊN TỔ CHỨC doc
Hình 2 Quy trình rút trích 2.1.4. Thuật toán sinh Patterns (Trang 15)
Hình 3: Rút trích Patterns mới - LUẬN VĂN: PHƯƠNG PHÁP HỌC GẦN KHÔNG GIÁM SÁT ĐỂ TRÍCH CHỌN THỰC THỂ TÊN TỔ CHỨC doc
Hình 3 Rút trích Patterns mới (Trang 18)
Bảng 1: Sự lựa chọn cateogries từ cateogrical facts - LUẬN VĂN: PHƯƠNG PHÁP HỌC GẦN KHÔNG GIÁM SÁT ĐỂ TRÍCH CHỌN THỰC THỂ TÊN TỔ CHỨC doc
Bảng 1 Sự lựa chọn cateogries từ cateogrical facts (Trang 18)
Bảng 2 : Phân hạng các Pattern rút trích được  LeftContext - LUẬN VĂN: PHƯƠNG PHÁP HỌC GẦN KHÔNG GIÁM SÁT ĐỂ TRÍCH CHỌN THỰC THỂ TÊN TỔ CHỨC doc
Bảng 2 Phân hạng các Pattern rút trích được LeftContext (Trang 19)
Hình 4: Hệ thống Snowball  2.3.1. Sinh patterns - LUẬN VĂN: PHƯƠNG PHÁP HỌC GẦN KHÔNG GIÁM SÁT ĐỂ TRÍCH CHỌN THỰC THỂ TÊN TỔ CHỨC doc
Hình 4 Hệ thống Snowball 2.3.1. Sinh patterns (Trang 20)
Hình 5: Mô hình tổng quát - LUẬN VĂN: PHƯƠNG PHÁP HỌC GẦN KHÔNG GIÁM SÁT ĐỂ TRÍCH CHỌN THỰC THỂ TÊN TỔ CHỨC doc
Hình 5 Mô hình tổng quát (Trang 25)
Hình 6. Mô hình bài toán - LUẬN VĂN: PHƯƠNG PHÁP HỌC GẦN KHÔNG GIÁM SÁT ĐỂ TRÍCH CHỌN THỰC THỂ TÊN TỔ CHỨC doc
Hình 6. Mô hình bài toán (Trang 26)
Hình 7: Quy tắc cắt tỉa - LUẬN VĂN: PHƯƠNG PHÁP HỌC GẦN KHÔNG GIÁM SÁT ĐỂ TRÍCH CHỌN THỰC THỂ TÊN TỔ CHỨC doc
Hình 7 Quy tắc cắt tỉa (Trang 35)
Bảng 3 : Môi trường phần cứng  Thành phần Chỉ số - LUẬN VĂN: PHƯƠNG PHÁP HỌC GẦN KHÔNG GIÁM SÁT ĐỂ TRÍCH CHỌN THỰC THỂ TÊN TỔ CHỨC doc
Bảng 3 Môi trường phần cứng Thành phần Chỉ số (Trang 39)
Bảng 4: Môi trường phần mềm  Thành phần Chỉ số - LUẬN VĂN: PHƯƠNG PHÁP HỌC GẦN KHÔNG GIÁM SÁT ĐỂ TRÍCH CHỌN THỰC THỂ TÊN TỔ CHỨC doc
Bảng 4 Môi trường phần mềm Thành phần Chỉ số (Trang 40)
Bảng 6: Kết quả lần 2 - LUẬN VĂN: PHƯƠNG PHÁP HỌC GẦN KHÔNG GIÁM SÁT ĐỂ TRÍCH CHỌN THỰC THỂ TÊN TỔ CHỨC doc
Bảng 6 Kết quả lần 2 (Trang 41)
Bảng 5: Kết quả lần 1                    Kếtquả - LUẬN VĂN: PHƯƠNG PHÁP HỌC GẦN KHÔNG GIÁM SÁT ĐỂ TRÍCH CHỌN THỰC THỂ TÊN TỔ CHỨC doc
Bảng 5 Kết quả lần 1 Kếtquả (Trang 41)
Bảng 7:  Kết quả lần 3 - LUẬN VĂN: PHƯƠNG PHÁP HỌC GẦN KHÔNG GIÁM SÁT ĐỂ TRÍCH CHỌN THỰC THỂ TÊN TỔ CHỨC doc
Bảng 7 Kết quả lần 3 (Trang 42)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w