TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TW KHOA VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: Văn bản quản lý nhà nước về văn hóa Đề tài: Hệ thống văn bản hành chính thông thường và văn bản hành chính cá biệt
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TW
KHOA VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
-TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: Văn bản quản lý nhà nước về văn hóa
Đề tài: Hệ thống văn bản hành chính thông thường
Trang 2Phần 2: Thực hành soạn thảo một trong các loại văn ban quản lý
sau: Công văn, Thông báo Quyết định, Nghị quyết, Chi thị, về lĩnh
Trang 3Mở đầu
Văn bản hành chính là những quyết định quản lý thành văn mang tính áp dụng phápluật hoặc chứa đựng những thông tin điều hành được cơ quan hành chính hoặc cá nhân, tổchức có thẩm quyền ban hành nhằm giải quyết các công việc cụ thể, xác định các quyền vànghĩa vụ cụ thể của các cá nhân, tổ chức hoặc xác định những biện pháp trách nhiệm pháp lýđối với người vi phạm pháp luật, được ban hành trên cơ sở quyết định chung và quyết địnhquy phạm của cơ quan cấp trên hoặc của chính cơ quan ban hành
Văn bản hành chính là phương tiện không thể thiếu được trong các hoạt động tácnghiệp cụ thể của các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội Mặc dù có tầmquan trọng và giá trị pháp lý thấp hơn các văn bản quy phạm pháp luật nhưng văn bản hànhchính là cơ sở thực tiễn cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh sửa đổi hoặc banhành văn bản quy phạm pháp luật
Theo quy định tại Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chínhphủ về Công tác Văn thư thì văn bản hành chính được chia làm hai loại: Văn bản hành chính
cá biệt và văn bản hành chính thông thường
Vậy văn bản hành chính cá biệt là gì? Văn bản hành chính thông thường là gì? Chúng
có đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ và bao gồm những loại nào? Để giải đáp những câu hỏitrên, em quyết định chọn đề tài: “Hệ thống văn bản hành chính cá biệt và văn bản hành chínhthông thường” cho bài tiểu luận kết thúc học phần “Văn bản quản lý nhà nước về văn hóa”của mình Hi vọng những tìm hiểu, phân tích, đánh giá và tổng kết mà bản thân đưa ra sẽ gópphần hoàn thiện kiến thức đã được học trong học phần này
Trang 4Nội dung
Phần 1: Hệ thống văn bản hành chính thông thường và văn bản hành chính
cá biệt
1 Khái niệm
- Văn bản hành chính cá biệt
Văn bản cá biệt là những quyết định quản lý thành văn mang tính áp dụng pháp luật, do
cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định nhằmgiải quyết công việc cụ thể trong quản lý hành chính nhà nước
Văn bản cá biệt thường gặp là: quyết định nâng lương, quyết định bổ nhiệm, miễnnhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức
- Văn bản hành chính thông thường
Văn bản hành chính thông thường là những văn bản có nội dung chứa đựng các thôngtin mang tính chất điều hành hành chính trong các cơ quan nhà nước như triển khai, hướngdẫn, đôn đốc, kiểm tra, theo dõi, phản ánh tình hình, 123 đánh giá kết quả các hoạt độngtrong các cơ quan nhà nước hoặc trao đổi, giao dịch, liên kết hoạt động giữa các cơ quan, tổchức, đơn vị, cá nhân Văn bản hành chính thông thường không đưa ra các quyết định quản
lý, do đó không được dùng thay thế cho văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản cá biệt Đây là một hệ thống văn bản rất phức tạp và đa dạng, bao gồm 2 loại chính: Văn bản cótên loại: quy chế, quy định, quy hoạch, hướng dẫn, đề án, chương trình, kế hoạch, thông báo,báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, các loại giấy (giấy đi đường, giấy nghỉ phép, giấy ủynhiệm ), các loại phiếu (phiếu gửi, phiếu báo, phiếu trình )
Văn bản không có tên loại: công văn hành chính
- Tổng hợp 02 loại văn bản hành chính (văn bản cá biệt và văn bản hành chính thôngthường), theo khoản 2, điều 1 của Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP về công tácvăn thư thì văn bản hành chính gồm 32 loại sau: nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉthị (cá biệt), quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch,phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghinhớ, bản cam kết, bản thỏa thuận, giấy chứng nhận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu,giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển, thư công
2 Đặc điểm
- Đặc điểm của văn bản hành chính nói chung
Trang 5+ Văn bản tác nghiệp hành chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các loại văn bản cầnthiết phải soạn thảo, ban hành của các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội.+ Chủ thể ban hành văn bản hành chính là các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế,chính trị, xã hội với thẩm quyền và chức năng rất khác nhau trong hệ thống các cơ quan quản
lý và các tổ chức xã hội
+ Nội dung truyền đạt của văn bản hành chính chủ yếu là thông tin quản lý mang tínhhai chiều: theo chiều dọc từ trên xuống (các văn bản cấp trên chuyển xuống cấp dưới) và từdưới lên (các văn bản từ cấp dưới chuyển lên cấp trên); theo chiều ngang gồm các văn bảntrao đổi giữa các cơ quan ngang cấp, ngang quyền
+ Ngôn ngữ và văn phong trong văn bản tác nghiệp hành chính vừa mang tính chấtkhách quan, trực tiếp, cụ thể, rõ ràng; vừa mang tính ngắn gọn, chính xác, đầy đủ Việc sửdụng các thuật ngữ mang tính điển hình và tiêu chuẩn hóa cao, cách thức diễn đạt trong sáng,mạch lạc và logic thể hiện đúng mối quan hệ giữa chủ thể ban hành văn bản và đối tượng tiếpnhận văn bản
- Đặc điểm của văn bản hành chính cá biệt
+ Thuộc loại văn bản áp dụng luật, được ban hành trên cơ sở văn bản quy phạm phápluật hay văn bản cá biệt khác của cơ quan cấp trên hoặc của chính cơ quan ban hành
+ Do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành
+ Nhằm giải quyết các công việc cụ thể, cá biệt: điều chỉnh các quan hệ cụ thể, xác địnhcác quyền và nghĩa vụ cụ thể của các cá nhân, tổ chức hoặc xác định những biện pháp tráchnhiệm pháp lý đối với người vi phạm pháp luật
+ Trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp lý nhất định
+ Áp dụng một lần đối với các đối tượng cụ thể, được chỉ định rõ, trong phạm vi khônggian và thời gian nhất định
+ Có tính đơn phương và tính bắt buộc thi hành bằng cưỡng chế nhà nước: văn bản cábiệt là một bộ phận của văn bản hành chính (giải quyết các công việc cụ thể) Loại văn bảnnày chiếm số lượng lớn trong văn bản hành chính
- Đặc điểm của văn bản hành chính thông thường
+ Ra đời theo nhu cầu và tính chất công việc
+ Không quy định thẩm quyền Trên thực tế mọi cơ quan, tổ chức đều có thẩm quyềnban hành
+ Không có tính chất chế tài, đối tượng thực hiện chủ yếu bằng tính tự giác
+ Chủ yếu mang tính thông tin tác nghiệp trong điều hành hành chính
+ Có nhiều biến thể, phức tạp, đa dạng
Sau đây là sự nhận diện một số loại văn bản hành chính có tên loại:
Trang 6Quyết định cá biệt
Quyết định cá biệt là văn bản được ban hành để giải quyết các công việc cụ thể đối vớiđối tượng cụ thể Đó là những quyết định nhân sự (Quyết định tuyển dụng cán bộ, thuyênchuyển, điều động công tác, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, ), Quyết định khen thưởng, kỷluật, Quyết định phê duyệt, ban hành một văn bản mới, Quyết định thành lập một ban hoặchội đồng để chỉ đạo một hoạt động cụ thể của cơ quan
Quy định
Quy định là hình thức văn bản dùng để quy định các nguyên tắc, tiêu chuẩn, chế độ,phương pháp tiến hành đối với một lĩnh vực công tác nhất định để thực hiện trong cơ quanhoặc trong các cơ quan cùng hệ thống Để có hiệu lực thi hành, văn bản này phải được banhành bởi một văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền
Kế hoạch
Kế hoạch là hình thức văn bản dùng để xác định phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu, biệnpháp tiến hành một lĩnh vực, một nhiệm vụ công tác của Nhà nước nói chung hoặc của từngngành, cơ quan, đơn vị, địa phương nói riêng Kế hoạch thường được xây dựng cho từng thờigian nhất định theo niên hạn như: 5 năm (kế hoạch dài hạn), 2-3 năm (trung hạn), 1 năm, 6tháng, 3 tháng - quý (ngắn hạn)
Theo nguyên tắc, kế hoạch mỗi khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì nó bắtbuộc các cơ quan, đơn vị hữu quan triển khai thực hiện và hoàn thành đúng thời hạn Kế
Trang 7hoạch đề ra (hoặc được giao) có được hoàn thành tốt và đúng thời hạn hay không là căn cứchủ yếu để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của một cơ quan, đơn vị
Chương trình
Chương trình là hình thức văn bản dùng để trình bày toàn bộ những việc cần làm đốivới một lĩnh vực công tác hoặc tất cả các mặt công tác của một cơ quan, một ngành chủ quảnhay của Nhà nước nói chung theo một trình tự nhất định và trong thời gian nhất định
Đối với những chương trình quan trọng, cần có sự phê duyệt hoặc ra quyết định banhành của cơ quan có thẩm quyền Sau khi đã được phê duyệt hoặc ban hành thì các cơ quan,
tổ chức có liên quan phải tổ chức thực hiện nghiêm túc
Báo cáo tổng kết: báo cáo được viết khi công việc đã kết thúc, nhằm tổng hợp kết quả
đã đạt được, rút ra những ưu điểm, tồn tại, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm Báo cáo sơ kết: báo cáo được viết khi công việc chưa kết thúc hoặc kế hoạch đề ra chưahoàn thành, nhưng cần phải bước đầu xem xét kết quả đã đạt được đến mức nào, có những ưu,
Trang 8khuyết điểm gì, qua đó rút kinh nghiệm và đề ra biện pháp để làm tốt công việc hoặc nhiệm
vụ còn lại
Báo cáo tổng hợp: báo cáo có nội dung đề cập đến nhiều vấn đề
Báo cáo chuyên đề: báo cáo đề cập đến một sự việc, vấn đề hoặc một lĩnh vực công tác Báo cáo định kì: báo cáo được làm ra theo thời hạn quy định VD: Báo cáo sơ kết tháng,quý, năm
Báo cáo đột xuất: báo cáo được làm ra khi có những vấn đề, sự việc xảy ra đột xuất cầnphản ánh với cơ quan có thẩm quyền để đề nghị hỗ trợ hoặc chỉ đạo việc giải quyết
Báo cáo nhanh: báo cáo phản ánh tình hình được làm ra một cách nhanh chóng, kịp thờitheo yêu cầu của cấp trên
Thông báo
Thông báo là hình thức văn bản dùng để truyền đạt, phổ biến, báo tin cho các cơ quan,cán bộ, viên chức, quần chúng nhân dân về tình hình công tác, các quyết định về quản lý hoặccác vấn đề, sự việc có liên quan để thực hiện hay để biết
Thông báo cũng có loại mang tính chất mật, chỉ lưu hành hoặc phổ biến trong phạm vihẹp Mọi cơ quan nhà nước đều được quyền sử dụng hình thức văn bản này
Tờ trình
Tờ trình là hình thức văn bản của cấp dưới, gửi lên cấp trên trình bày về một chủtrương, một chế độ chính sách, một đề án công tác, một dự thảo văn bản, các tiêu chuẩn địnhmức, hoặc sửa đổi, bổ sung chế độ chính sách và đề nghị cấp trên phê duyệt
Thông thường, tờ trình được gửi kèm theo văn bản trình duyệt Tờ trình thuộc thẩmquyền ban hành của nhiều cơ quan
Giấy giới thiệu
Giấy giới thiệu là hình thức văn bản cấp cho cán bộ, viên chức cơ quan khi đi liên hệ,giao dịch với cơ quan khác để thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết việc riêng Giấy giới thiệu chỉ có giá trị trong thời hạn nhất định Hết hạn, nếu việc chưa giải quyếtxong mà cán bộ thực hiện xét thấy cần thiết, có thể xin cấp giấy giới thiệu mới
Mọi cơ quan nhà nước đều có thẩm quyền cấp giấy giới thiệu cho cán bộ mình
Giấy mời
Giấy mời là loại văn bản dùng để mời đại diện cơ quan khác hoặc cá nhân tham dự mộtcông việc nào đó hoặc tới cơ quan để giải quyết một vấn đề có liên quan
Giấy đi đường
Giấy đi đường là loại văn bản dùng để cấp cho cán bộ, viên chức khi được cử đi côngtác, dùng làm căn cứ để thanh toán tiền tàu xe và các khoản chi phí khác trong thời gian đicông tác Bởi vậy, khi đến cơ quan nào thì người được cấp giấy phải xin chữ kí và đóng dấu
Trang 9xác nhận của cơ quan đó về ngày, giờ đến và ngày giờ đi Loại văn bản này không thể dùng
để liên hệ công tác thay cho giấy giới thiệu
Công điện
Công điện là hình thức văn bản dùng để thông tin hoặc truyền đạt lệnh, quyết định của
cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền trong trường hợp cần kíp Theo quy định, nếudùng công điện để truyền đạt quyết định mới, hoặc sửa đổi, đình chỉ thi hành một quyết địnhthì sau khi gửi công điện, cơ quan gửi phải làm văn bản chính thức gửi cho cơ quan có tráchnhiệm thi hành
Tất cả các cơ quan, tổ chức nhà nước đều có thẩm quyền ban hành văn bản hành chính
4 So sánh văn bản hành chính thông thường và văn bản hành chính cá biệt
Trang 10- Điểm giống nhau:
+ Được xác lập bằng ngôn ngữ viết nhằm đảm bảo trình bày đầy đủ, mạch lạc toàn bộ ý chỉ của các chủ thể ban hành về các vấn để phát sinh trong quản lý nhà nước, giúp cho đối tượng thi hành biết, hiểu và thực hiện, đồng thời còn giúp chuyển tải, lưu trữ, khai thác thông tin phục vụ quản lý nhà nước nhanh chóng tiện lợi
+ Chủ thể: Được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền
+ Nội dung thể hiện ý chí của chủ thể ban hành nhằm đạt được mục tiêu quản lý
+ Thủ tục ban hành đơn giản nhất sovới 2 loại còn lại
Không được quy định trong vănbản pháp luật riêng mà được quyđịnh trong nhiều văn bản
+ Thủ tục ban hành đơn giản hơnrất nhiều so với thủ tục ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật
Không được quy định trong mộtvăn bản pháp luật riêng mà đượcquy định trong nhiều văn bản Thủtục ban hành đơn giản hơn rất nhiều
so với thủ tục ban hành văn bảnquy phạm pháp luật
Về nội dung Chứa đựng các quy tắc chung mang
tính pháp lý hoặc những mệnh lệnhcác biệt được ban hành để tổ chứcthực hiện các văn bản quy phạm phápluật và các văn bản áp dụng pháp luật
Mệnh lệnh cụ thể, dựa trên cơ sởcác quy phạm pháp luật để áp dụnggiải quyết công việc phát sinh
+ Hiệu lực thời gian ngắn
Trang 11DANH HƯỚNG DẪN VIÊN VĂN HÓA)
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Nghị định số 01/2023/NĐ-CP ngày 16/01/2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/09/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Thông tư 03/2022/TT-BVHTTDL ngày 7/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành Văn hoá cơ sở;
Căn cứ Kết luận của Hội đồng thẩm định Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Văn hóa cơ sở (nhóm chức danh Hướng dẫn viên văn hóa) ngày 27/12/2022;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1 Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Văn hóa cơ sở (nhóm chức danh Hướng dẫn viên văn hóa)
Điều 2 Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Trang 12Quyết định này thay thế Quyết định số 4851, 4850, 4849/QĐ- BVHTTDL ngày 08/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Hướng dẫn viên văn hoá (hạng II, III, IV).
Điều 3 Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài
chính, Cục trưởng Văn hóa cơ sở, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng;
- Cổng thông tin điện tử Bộ;
- Lưu: VT, TCCB, ĐH (200).
KT BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Tạ Quang Đông
CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP CHUYÊN NGÀNHVĂN HÓA CƠ SỞ (NHÓM CHỨC DANH HƯỚNG DẪN VIÊN VĂN HÓA)
(Kèm theo Quyết định số: 827/QĐ-BVHTTDL ngày 04 tháng 04 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
I ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
1 Viên chức chuyên môn hiện đang công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc chuyên ngành văn hoá cơ sở (nhóm chức danh Hướng dẫn viên văn hoá), có khả năng đảm nhận hoặc đang làm việc ở vị trí công tác phù hợp với chức trách và nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp Hướng dẫn viên văn hoá
2 Các cá nhân có nhu cầu bồi dưỡng, cấp chứng chỉ bồi dưỡng, theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Hướng dẫn viên văn hoá
II MỤC TIÊU BỒI DƯỠNG
Trang 13- Nắm được quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là
về lĩnh vực văn hóa cơ sở;
- Có những kiến thức cơ bản về lý luận và chuyên môn nghiệp vụ thuộc chuyên ngành văn hóa cơ sở; nắm được kiến thức về các lĩnh vực khoa học liên quan
- Có kỹ năng đào tạo, hướng dẫn, thuyết trình
b) Năng lực chuyên môn
Vận dụng có hiệu quả những kiến thức, kỹ năng về chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành đã được đào tạo vào các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chuyên ngành văn hóa cơ sở đểthực hiện nhiệm vụ phù hợp với chức danh Hướng dẫn viên văn hoá theo quy định tại Thông
tư số 03/2022/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 07 năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành văn hoá cơ sở
III YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH
1 Cấu trúc hợp lý và khoa học giữa các khối kiến thức, nội dung bám sát nhiệm vụ của chức danh văn hoá cơ sở, đảm bảo không trùng lặp với chương trình, tài liệu khác và kết cấu theo hướng mở để dễ cập nhật, bổ sung cho phù hợp;
2 Cân đối, hợp lý giữa lý thuyết và thực hành (rèn luyện kỹ năng);
3 Thiết thực để sau khi học xong, học viên có thể vận dụng vào thực tiễn công tác
IV PHƯƠNG PHÁP CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH
1 Chương trình được cấu trúc theo từng phần kiến thức: từ kiến thức chung đến kiến thức chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ về văn hóa cơ sở theo yêu cầu của chức danh Hướng dẫn viên văn hoá
2 Học viên học đủ các phần kiến thức theo quy định của chương trình sẽ được cấp chứng chỉ
V CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
1 Khối lượng kiến thức và thời gian bồi dưỡng
a) Chương trình gồm 10 chuyên đề, được bố cục thành 03 phần:
- Phần I: Kiến thức chung về nhà nước và hành chính nhà nước; quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hoá cơ sở (gồm 03 chuyên đề);
- Phần II: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp (gồm 07 chuyên đề);
- Phần III: Khảo sát thực tế và viết tiểu luận
b) Thời gian bồi dưỡng:
- Tổng thời gian là 06 tuần x 05 ngày làm việc/tuần x 08 tiết/ngày = 240 tiết
Trang 14- Phân bố thời gian:
+ Lý thuyết, thảo luận, thực hành: 184 tiết
+ Khảo sát thực tế và viết tiểu luận: 32 tiết
I
Kiến thức chung về nhà nước và hành chính nhà nước;
quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước về văn hoá cơ sở 40 30 10
1 Lý luận chung về Nhà nước và hành chính nhà nước 12 8 04
2 Hệ thống quản lý nhà nước về văn hoá cơ sở - đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn
hoá cơ sở
3 Kiến thức, kỹ năng chung về quản lý nhà nước 8 06 02
Ôn tập và kiểm tra phần I: 08 tiết
II Khối kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp theo yêu cầu chức danh chuyên
ngành văn hoá cơ sở
144 108 36
4 Những vấn đề chung về văn hoá cơ sở và hệ thống thiết chế của hệ thống văn hoá cơ sở 16 12 4
5 Kỹ năng tổ chức hoạt động văn nghệ quần chúng ở cơ sở 24 20 4
6 Tổ chức các lớp nghiệp vụ và các lớp năng khiếu 28 20 8
7 Tổ chức hoạt động truyền thông và giáo dục về văn hoá cơsở 24 20 4
8 Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động văn hoá cơ sở 16 12 4
9
Biên soạn chương trình hoạt động, tài liệu hướng dẫn
nghiệp vụ văn hoá cơ sở đối với chức danh Hướng dẫn
viên văn hoá
10 Tiêu chuẩn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp đối với viên
chức giữ chức danh chuyên ngành văn hoá cơ sở 12 8 4
Ôn tập và kiểm tra phần II: 08 tiết